Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Tăng cường năng lực cho Trung tâm WTO của Đà Nẵng nhằm hỗ trợ cho quá trình hội nhập tại Đà Nẵng và các tỉnh lân cận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.76 KB, 16 trang )


CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ KỸ THUẬT HẬU GIA NHẬP WTO






BÁO CÁO KẾT QUẢ
TẬP HUẤN “CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN 2015 – CƠ HỘI
VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM”


DỰ ÁN: Tăng cường năng lực cho Trung tâm WTO của Đà Nẵng
nhằm hỗ trợ cho quá trình hội nhập tại Đà Nẵng và các tỉnh lân cận
CƠ QUAN THỰC HIỆN: Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng












Đà nẵng, ngày 02 tháng 10 năm 2012
MỤC LỤC
I. THÔNG TIN CHUNG 2


1. Thông tin chung về Dự án 2
2. Mục đích lớp tập huấn 3
3. Thành phần tham gia 3
4. Thời gian thực hiện 3
6. Nội dung tập huấn, hội nghị, hội thảo 4
2. Thành phần tham gia 5
3. Nội dung phiếu thu thập ý kiến đóng góp của học viên, giảng viên, báo cáo viên, đại biểu tham dự
hội nghị, hội thảo 5
5. Ý kiến đóng góp của học viên, giảng viên, báo cáo viên, đại biểu tham dự hội nghị, hội thảo được
sử dụng 7
6. Các hoạt động sau tập huấn, hội nghị, hội thảo 7
7. Đề xuất 7
Phụ lục 1 Kế hoạch tập huấn, hội nghị, hội thảo/Điều khoản tham chiếu 9
Phụ lục 2. Phiếu thu thập ý kiến học viên, đại biểu tham dự tập huấn (đính kèm) 12
Phụ lục 3. Phiếu thu thập ý kiến giảng viên, báo cáo viên (đính kèm) 12
Phụ lục 4. Danh sách giảng viên tham gia tập huấn 12
Phụ lục 5. Danh sách học viên, đại biểu tham dự tập huấn (đính kèm) 12
Phụ lục 6 Biên bản hội thảo (Đính kèm báo cáo) 13













1

I. THÔNG TIN CHUNG
1. Thông tin chung về Dự án
- Tên dự án: “Tăng cường năng lực cho Trung tâm WTO của Đà Nẵng
nhằm hỗ trợ cho quá trình hội nhập tại Đà Nẵng và các tỉnh lân cận”.
- Cơ quan tài trợ: Ban chỉ đạo Chương trình hỗ trợ kỹ thuật hậu
gia nhập WTO (B-WTO).
- Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng.
- Cơ quan thực hiện: Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng.
- Thời gian thực hiện: 18 tháng.
- Kinh phí dự kiến: 367.500 USD
Trong đó: + Tổng vốn ODA không hoàn lại từ BWTO: 350.000 USD
+ Tổng vốn đối ứng: 17.500 USD
- Mục tiêu ngắn hạn:
(1) Nâng cao vai trò, năng lực và hiệu quả hoạt động của Trung tâm WTO
Đà Nẵng để hỗ trợ tốt hơn cho các cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp,
người dân ở Đà Nẵng và các tỉnh lân cận tận dụng tối đa các lợi ích từ hội nhập.
(2) Hỗ trợ cho tầng lớp kinh doanh kiểu truyền thống và các ngành nghề
thủ công tại Đà Nẵng và các tỉnh lân cận nhằm thích ứng và hưởng lợi từ quá
trình hội nhập.
- Kết quả dự kiến:
Cấu phần 1: Đối với Cấu phần 1, sản phẩm đầu ra gồm:
(1) Các kiến nghị và giải pháp nhằm hỗ trợ thực thi các cam kết WTO ở
cấp độ địa phương được gửi cho các cấp có thẩm quyền.
(2) Chất lượng cung cấp dịch vụ của Trung tâm WTO được nâng cao.
(3) Khung phân tích, đánh giá tác động hội nhập được xây dựng và sử
dụng trong quá trình hoạt động của Trung tâm WTO.
Cấu phần 2: Đối với Cấu phần 2, sản phẩm đầu ra gồm:
(1) Đề án “Phát triển các mô hình và chiến lược để hỗ trợ cho tầng lớp

kinh doanh kiểu truyền thống và các ngành nghề thủ công tại Đà Nẵng trong quá
trình hội nhập” được xây dựng.
(2) Đề án “Phát triển mô hình siêu thị đặc sản và sản phẩm thủ công
truyền thống thành phố Đà Nẵng và khu vực miền Trung” được xây dựng.
(3) Hoạt động kinh doanh – thương mại của các làng nghề thủ công mỹ
nghệ truyền thống khu vực miền Trung – Tây Nguyên được hỗ trợ hiệu quả.
2

2. Mục đích lớp tập huấn
Cộng đồng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community – AEC) –
một trong 3 trụ cột của cộng đồng ASEAN - là khối kinh tế khu vực của các
quốc gia ASEAN dự định được thành lập vào năm 2015 nhằm thực hiện mục
tiêu cuối cùng của hội nhập kinh tế trong “Tầm nhìn ASEAN 2020”, hình thành
một khu vực kinh tế ASEAN thống nhất, ổn định, thịnh vượng, có khả năng
cạnh tranh cao và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Hiện nay, việc tuyên truyền,
phổ biến về AEC chưa được phổ biến tại Việt Nam, nhận thức của người dân,
doanh nghiệp cũng như các cơ quan quản lý Nhà nước về khối kinh tế khu vực
này chưa đầy đủ. Việc tổ chức lớp tập huấn nhằm mục đích giới thiệu đến các cơ
quan quản lý nhà nước, tổ chức, hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp trên địa
bàn thành phố về Cộng đồng kinh tế ASEAN, những cơ hội và thách thức mà nó
mang đến cho các nước trong khu vực ASEAN nói chung và Việt Nam nói
riêng, giúp họ hiểu và tham gia tích cực vào tiến trình hội nhập kinh tế của
ASEAN.
3. Thành phần tham gia
3.1 Tiêu chí lựa chọn giảng viên, báo cáo viên
- Có trình độ thạc sĩ hoặc tương đương trở lên.
- Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt
động HNKTQT.
- Ưu tiên lựa chọn các báo cáo viên có nhiều kinh nghiệm trong công tác
nghiên cứu hoặc tham gia trực tiếp quản lý Nhà nước trong vấn đề hợp tác kinh

tế khu vực.
3.2 Tiêu chí lựa chọn học viên
Đối tượng học viên tập trung vào các đối tượng chủ yếu sau:
- Các cán bộ, chuyên viên của Sở Công Thương và Trung tâm WTO Đà
Nẵng.
- Các cán bộ, chuyên viên phụ trách công tác đối ngoại và các lĩnh vực có
liên quan đến hoạt động HNKTQT tại các Sở, ban, ngành, quận, huyện trên địa
bàn thành phố.
- Đại diện các doanh nghiệp, các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn
thành phố.
- Đại diện Sở Công Thương các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên.
4. Thời gian thực hiện
Lớp tập huấn được tổ chức trong 2 ngày: 28 và 29/9/2012.


3

5. Địa điểm thực hiện
Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai (Hoàng Anh Gia lai Plaza Hotel Đà Nẵng),
01 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng.
6. Nội dung tập huấn, hội nghị, hội thảo
6.1. Tên khóa tập huấn, hội nghị, hội thảo
“Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015 – Cơ hội và thách thức đối với Việt
Nam”.
6.2. Tên các chủ đề, bài giảng, nội dung, tên các báo cáo phục vụ tại
hội nghị, hội thảo
- Tổng quan về ASEAN;
- Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC);
- Việt Nam với Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015.
6.3. Tên tài liệu tập huấn, bài trình bày, thuyết trình

Tài liệu tập huấn: “Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015 – Cơ hội và thách
thức đối với Việt Nam”.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Nội dung tập huấn, trình bày tại hội nghị, hội thảo
- Tổng quan về ASEAN:
+ ASEAN và hợp tác khu vực ASEAN.
+ Cộng đồng ASEAN (AC) với 3 trụ cột chính (Cộng đồng an ninh
ASEAN, Cộng đồng văn hóa – xã hội ASEAN, Cộng đồng kinh tế ASEAN).
- Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC):
+ Những yếu tố cơ bản và tầm quan trọng của AEC: Hình thành một cơ sở
sản xuất và thị trường thống nhất với hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, lao động chất
lượng cao được chu chuyển tự do, vốn được chu chuyển tự do hơn; một khu vực
kinh tế cạnh tranh và phát triển công bằng; khu vực kinh tế hội nhập đầy đủ vào
nền kinh tế thế giới
+ Lộ trình thực hiện Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015.
+ Khung khổ hợp tác kinh tế hiện có giữa ASEAN với các đối tác và
Cộng đồng kinh tế ASEAN mở rộng trong tương lai (ASEAN +3, ASEAN
+6 ).
- Việt Nam với Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015:
+ Những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam.
4

+ Vai trò của sự hợp tác tham gia của các cơ quan quản lý Nhà nước, cộng
đồng doanh nghiệp và người dân Việt Nam nhằm hướng tới xây dựng Cộng
đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015.
+ Một số hướng đi và giải pháp thực hiện.
2. Thành phần tham gia
- Số lượng học viên, đại biểu: 70 người. Trong đó có 11 đại biểu đến từ
Sở Công Thương các tỉnh Miền Trung – Tây Nguyên (8 tỉnh).
- Tỷ lệ học viên, đại biểu nữ: 26 người.

- Tỷ lệ học viên, đại biểu người dân tộc thiểu số: Không.
3. Nội dung phiếu thu thập ý kiến đóng góp của học viên, giảng viên,
báo cáo viên, đại biểu tham dự hội nghị, hội thảo
* Đối với học viên, đại biểu tham dự
- Đánh giá lợi ích của khóa tập huấn đối với công việc của học viên, đại
biểu tham dự.
- Đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao các chương trình tập huấn.
- Đưa ra các dẫn chứng cụ thể về việc học viên, đại biểu tham dự sẽ sử
dụng những kỹ năng đạt được trong công tác thực tế.
* Đối với giảng viên
- Cung cấp những thông tin cơ bản về khóa tập huấn: nội dung, mục tiêu,
phương pháp tập huấn đã sử dụng.
- Đánh giá các vấn đề tổ chức và thực hiện tập huấn.
- Đánh giá các điểm hạn chế về phương pháp và tổ chức tập huấn.
- Nêu các kết quả chính đạt được và ý kiến đóng góp hỗ trợ cho việc lập
kế hoạch hoạt động tập huấn trong tương lai.
4. Ý kiến đóng góp của học viên, giảng viên, báo cáo viên, đại biểu
tham dự hội nghị, hội thảo
- Số lượng người được hỏi ý kiến: 70 người
- Số lượng người trả lời (gửi lại Phiếu hỏi ý kiến): 55 (78.6%)
- Học viên, đại biểu có những ý kiến đóng góp khác nhau tùy thuộc thành
phần, lĩnh vực công tác. Nội dung góp ý tập trung vào các vấn đề sau:
+ Vì AEC là một khái niệm chưa được phổ biến rộng rãi tại Đà Nẵng nên
nhiều học viên mong muốn chương trình tập huấn có thể kéo dài thêm hoặc đề
xuất thường xuyên tổ chức thêm những lớp tập huấn/hội thảo về hội nhập AEC
để cập nhật những tiến trình, quy định mới giúp các cơ quan, ban, ngành, doanh
nghiệp nắm bắt thông tin. Đặc biệt, nhiều học viên mong muốn Ban tổ chức tổ
5

chức, thiết kế thêm những lớp tập huấn chuyên đề dành riêng cho từng đối

tượng, đặc biệt là đối tượng doanh nghiệp.
+ Nhiều học viên đến từ các doanh nghiệp mong muốn chương trình tập
huấn đi sâu hơn nữa về những tác động của AEC đối với doanh nghiệp và những
tiêu chuẩn, biện pháp cụ thể nào doanh nghiệp cần thực hiện để hội nhập tốt vào
AEC.
+ Một số học viên đề xuất việc đưa những phương pháp trực quan sinh
động hơn như: phim tài liệu, phóng sự thực tế vào bài giảng nhằm tăng sự thu
hút và tính thuyết phục của bài giảng.
+ Một số học viên khuyến nghị bài giảng nên liên hệ thêm nhiều kinh
nghiệm của các nước ASEAN hơn ngoài Thái Lan để nội dung bài giảng phong
phú, thuyết phục hơn. Một số khác lại mong muốn được lắng nghe những kinh
nghiệm từ những mô hình khác trên thế giới (như EU) để rút kinh nghiệm cho
AEC.
+ Một số ý kiến đề nghị nên có phần thảo luận, thực hành theo nhóm để
đảm bảo sự tham gia của tất cả các học viên tại lớp tập huấn.
+ Đề xuất đưa thêm các nội dung phong phú hơn về tác động của AEC tới
hoạt động trên Hành lang kinh tế Đông Tây, liên kết vùng miền Trung – Tây
Nguyên, và việc vận dụng những liên kết này khi hội nhập theo lộ trình AEC.
* Tổng hợp đánh giá lợi ích của khóa tập huấn đối với cá nhân các đại
biểu dựa trên Phiếu thu thập ý kiến như sau:

TT Tiêu chí Không
hoặc
rất ít
(%)
Một
chút
(%)
Khá có
ích

(%)
Rất có
ích
(%)
1 Nội dung tập huấn, hội nghị, hội thảo 0 1.8 47.3 50.9
2 Chất lượng bài giảng, thuyết trình 0 1.8 45.5 52.7
3 Không khí học tập, hội nghị, hội thảo 0 14.5 60.0 25.5
4 Tài liệu tập huấn, hội nghị, hội thảo 0 1.8 50.9 47.3
5 Phương pháp tập huấn, thuyết trình 0 9.1 40.0 50.9
6 Trang thiết bị tập huấn, hội nghị, hội
thảo
0 7.3 58.2 34.5
6

7 Tổ chức tập huấn, hội nghị, hội thảo 0 3.6 49.1 47.3
8 Các kỹ năng đạt được 0 14.5 54.6 30.9
9
Đánh giá tổng thể 0 6.3 51.3 42.4

5. Ý kiến đóng góp của học viên, giảng viên, báo cáo viên, đại biểu
tham dự hội nghị, hội thảo được sử dụng
Đa số các ý kiến đóng góp được thu thập qua Phiếu vào cuối thời gian tập
huấn nên chưa được sử dụng ngay trong khóa tập huấn. Riêng ý kiến góp ý về
việc sử dụng thêm phương pháp trực quan sinh động để minh họa bài giảng bằng
hình ảnh, phim phóng sự, tài liệu (nêu lên trong thời gian thảo luận) đã được
giảng viên thực hiện và cung cấp ngay (thông qua dữ liệu có sẵn của giảng viên
hoặc cập nhật từ Internet). Sau ngày tập huấn thứ nhất, khi có ý kiến của một số
học viên đề nghị có hình thức thảo luận nhóm để trình bày và phản biện, trong
ngày thứ hai BTC và giảng viên đã phối hợp bố trí thời gian tổ chức hình thức
thảo luận này. Một số ý kiến thắc mắc về nội dung của lớp tập huấn đã được

giảng viên giải đáp ngay tại tập huấn.
6. Các hoạt động sau tập huấn, hội nghị, hội thảo
Trao đổi ý kiến giữa giảng viên và BTC, giữa giảng viên và các học viên,
giữa các học viên với nhau để bổ sung thêm kiến thức, đúc kết những kinh
nghiệm nhằm thực hiện lộ trình chuẩn bị tiến tới Cộng đồng kinh tế ASEAN vào
năm 2015; trao đổi địa chỉ liên hệ để thiết lập quan hệ hợp tác về sau, xin thêm ý
kiến tư vấn của giảng viên đối với những trường hợp cụ thể tại các địa phương,
các ngành hoặc doanh nghiệp.
7. Đề xuất
Đề xuất Văn phòng Ban Chỉ đạo quan tâm xem xét hỗ trợ Sở Công
Thương và Trung tâm WTO tổ chức thêm những lớp tập huấn/hội thảo khác để
hỗ trợ hiệu quả hơn cho các cơ quan, ban, ngành, đơn vị và doanh nghiệp trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên trong quá
trình hội nhập.
8. Kinh phí thực hiện
- Kinh phí cho hoạt động tổ chức 01 lớp tập huấn về HNKTQT theo dự
toán ngân sách là: 7.360 USD.
- Kinh phí thực hiện thực tế: 6.303 USD
- Tổng kinh phí thực hiện chênh lệch so với dự toán là do:
7

+ BQLDA tiết kiệm được một phần khoản chi phí thuê giảng viên biên
soạn tài liệu và giảng bài (không thanh toán theo giờ như đã dự toán mà thanh
toán bằng hình thức khoán theo ngày).
+ Một số chi phí khác (chi phí tổ chức, chi phí mời đại biểu ngoại tỉnh)
thực hiện thấp hơn không đáng kể so với dự toán.

Nơi nhận:
- Văn phòng BCĐ;
- Giám đốc SCT ĐN;

- Lưu: BQLDA.
GIÁM ĐỐC DỰ ÁN





PHÓ GIÁM ĐỐC SỞ CÔNG THƯƠNG TP ĐN
Lữ Bằng
8

Phụ lục 1
Kế hoạch tập huấn, hội nghị, hội thảo/Điều khoản tham chiếu

1. Mục đích
Cộng đồng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community – AEC) –
một trong 3 trụ cột của cộng đồng ASEAN - là khối kinh tế khu vực của các
quốc gia ASEAN dự định được thành lập vào năm 2015 nhằm thực hiện mục
tiêu cuối cùng của hội nhập kinh tế trong “Tầm nhìn ASEAN 2020”, hình thành
một khu vực kinh tế ASEAN thống nhất, ổn định, thịnh vượng, có khả năng
cạnh tranh cao và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Hiện nay, việc tuyên truyền,
phổ biến về AEC chưa được phổ biến tại Việt Nam, nhận thức của người dân,
doanh nghiệp cũng như các cơ quan quản lý Nhà nước về khối kinh tế khu vực
này chưa đầy đủ. Việc tổ chức lớp tập huấn nhằm mục đích giới thiệu đến các cơ
quan quản lý nhà nước, tổ chức, hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp trên địa
bàn thành phố về Cộng đồng kinh tế ASEAN, những cơ hội và thách thức mà nó
mang đến cho các nước trong khu vực ASEAN nói chung và Việt Nam nói
riêng, giúp họ hiểu và tham gia tích cực vào tiến trình hội nhập kinh tế của
ASEAN.
2. Thành phần tham gia

2.1. Giảng viên, báo cáo viên (dự kiến 01 người)
- Có trình độ thạc sĩ hoặc tương đương trở lên.
- Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt
động HNKTQT.
- Ưu tiên lựa chọn các báo cáo viên có nhiều kinh nghiệm trong công tác
nghiên cứu hoặc tham gia trực tiếp quản lý Nhà nước trong vấn đề hợp tác kinh
tế khu vực.
2.2. Học viên (dự kiến khoảng 50 người)
Đối tượng học viên tập trung vào các đối tượng chủ yếu sau:
- Các cán bộ, chuyên viên của Sở Công Thương và Trung tâm WTO Đà
Nẵng.
- Các cán bộ, chuyên viên phụ trách công tác đối ngoại và các lĩnh vực có
liên quan đến hoạt động HNKTQT tại các Sở, ban, ngành, quận, huyện trên địa
bàn thành phố.
9

- Đại diện các doanh nghiệp, các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn
thành phố.
- Đại diện Sở Công Thương các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên.
3. Thời gian thực hiện
Lớp tập huấn dự kiến diễn ra vào cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10/2012.
4. Địa điểm thực hiện
Thành phố Đà Nẵng (dự kiến thuê hội trường khách sạn 3 sao).
5. Nội dung tập huấn
5.1. Tên lớp tập huấn: Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015 – Cơ hội và
thách thức đối với Việt Nam.
5.2. Dự kiến các chủ đề, bài giảng, nội dung lớp tập huấn
- Tổng quan về ASEAN:
+ ASEAN và hợp tác khu vực ASEAN.
+ Cộng đồng ASEAN (AC) với 3 trụ cột chính (Cộng đồng an ninh

ASEAN, Cộng đồng văn hóa – xã hội ASEAN, Cộng đồng kinh tế ASEAN).
- Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC):
+ Những yếu tố cơ bản và tầm quan trọng của AEC: Hình thành một cơ sở
sản xuất và thị trường thống nhất với hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, lao động chất
lượng cao được chu chuyển tự do, vốn được chu chuyển tự do hơn; một khu vực
kinh tế cạnh tranh và phát triển công bằng; khu vực kinh tế hội nhập đầy đủ vào
nền kinh tế thế giới
+ Lộ trình thực hiện Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015.
+ Khung khổ hợp tác kinh tế hiện có giữa ASEAN với các đối tác và
Cộng đồng kinh tế ASEAN mở rộng trong tương lai (ASEAN +3, ASEAN
+6 ).
- Việt Nam với Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015:
+ Những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam.
+ Vai trò của sự hợp tác tham gia của các cơ quan quản lý Nhà nước, cộng
đồng doanh nghiệp và người dân Việt Nam nhằm hướng tới xây dựng Cộng
đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015.
+ Một số hướng đi và giải pháp thực hiện.
10

5.3. Tên tài liệu tập huấn, bài trình bày, thuyết trình
Các tài liệu phục vụ cho lớp tập huấn sẽ do các báo cáo viên tìm kiếm và
biên soạn, xoay quanh các chủ đề bài giảng của tập huấn (mục 5.2). Theo đó, nội
dung tài liệu tập huấn sẽ gồm có 03 phần chính, đó là:
- Tổng quan về ASEAN, Cộng đồng ASEAN và hợp tác trong khu vực
ASEAN.
- Cộng đồng kinh tế ASEAN.
- Việt Nam với Cộng đồng kinh tế ASEAN.
Bên cạnh các tài liệu do báo cáo viên biên soạn, lớp tập huấn sẽ cung cấp
và phục vụ thêm cho học viên một số tài liệu có liên quan về các vấn đề hội
nhập kinh tế trong khu vực ASEAN do BQL Dự án sưu tầm và tổng hợp.

6. Dự toán kinh phí
Dự toán kinh phí cho hoạt động này theo dự toán ngân sách là: 7.360
USD.
7. Tổ chức thực hiện
BQL Dự án WTO – II Đà Nẵng và Trung tâm WTO xây dựng kế hoạch tổ chức
tập huấn (chương trình, nội dung, khách mời, dự trù kinh phí, thiết kế backdrop,
địa điểm tổ chức…); mời báo cáo viên, cung cấp tài liệu cho buổi Tập huấn; liên
hệ Văn phòng Ban chỉ đạo B-WTO về kế hoạch tổ chức; tổ chức thực hiện Kế
hoạch.









11

Phụ lục 2. Phiếu thu thập ý kiến học viên, đại biểu tham dự tập huấn (đính
kèm)
Phụ lục 3. Phiếu thu thập ý kiến giảng viên, báo cáo viên (đính kèm)
Phụ lục 4. Danh sách giảng viên tham gia tập huấn
TT Họ và tên Giới
tính
Dân
tộc
Chức danh và
cơ quan công

tác
Trách nhiệm
1
Nguyễn
Thành Hưng
Nam Kinh Phó Vụ trưởng -
Vụ Quan hệ
quốc tế, Văn
phòng Chính
phủ
Thực hiện đúng các nội
dung thỏa thuận giữa BQL
Dự án (bên tổ chức lớp tập
huấn) và giảng viên tại
Hợp đồng dịch vụ tư vấn
số 07/HĐ/TVCN-BQLDA
ngày 14/9/2012.

Phụ lục 5. Danh sách học viên, đại biểu tham dự tập huấn (đính kèm)



12

Phụ lục 6
Biên bản hội thảo (Đính kèm báo cáo)

Tập huấn: “Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015 – Cơ hội và thách thức
đối với Việt Nam”
I. Thông tin cơ bản

1. Thời gian: Ngày 28 và 29/9/2012
2. Địa điểm: Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai (Hoàng Anh Gia lai Plaza
Hotel Đà Nẵng), 01 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng.
3. Thành phần:
- Lãnh đạo Sở Công Thương: Ông Lữ Bằng – PGĐ Sở Công Thương,
Giám đốc Ban quản lý Dự án WTO – II Đà Nẵng
- Giảng viên: Ông Nguyễn Thành Hưng – Phó Vụ trưởng Vụ Quan hệ
quốc tế, Văn phòng Chính phủ.
- Học viên, đại biểu:
+ Cán bộ, CC, VC Sở Công Thương Đà Nẵng.
+ Đại biểu của Sở Công Thương các tỉnh Miền Trung – Tây Nguyên
(Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên,
Ninh Thuận, Đắk Nông).
+ Cán bộ các Sở, ban, ngành, Phòng Kinh tế các quận, Phòng Công
thương huyện trên địa bàn TP Đà Nẵng.
+ Đại diện các tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp, các trường đại học, các
doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
II. Nội dung
* Buổi 1 - Ngày thứ nhất (28/9/2012)
7h45 – 8h15: Đăng ký đại biểu.
8h15 – 8h20: Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
8h20 – 8h30: Ông Lữ Bằng – PGĐ Sở Công Thương, Giám đốc Ban quản
lý Dự án WTO – II Đà Nẵng phát biểu khai mạc.
8h30 – 9h30: Ông Nguyễn Thành Hưng – Phó Vụ trưởng Vụ Quan hệ
quốc tế, Văn phòng Chính phủ trình bày các nội dung:
- Tổng quan về ASEAN và hợp tác khu vực ASEAN;
- Cộng đồng ASEAN (ASEAN Community);
- Giới thiệu chung về Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC).
13


9h30 – 9h45: Nghỉ giải lao.
9h45 – 11h30: Ông Nguyễn Thành Hưng tiếp tục trình bày các nội dung:
- Con đường hình thành ý tưởng về AEC.
- Những đặc điểm và tầm quan trọng của AEC.
11h30: Kết thúc buổi 1 của khóa tập huấn; đại biểu nghỉ, dùng cơm trưa
tại Khách sạn.
* Buổi 2 - Ngày thứ nhất (28/9/2012)
14h00 - 15h15: Ông Nguyễn Thành Hưng tiếp tục trình bày nội dung:
Những mục tiêu quan trọng và tác động của AEC đối với nền kinh tế các nước
ASEAN.
15h15 – 15h30: Nghỉ giải lao.
15h30 - 16h45: Ông Nguyễn Thành Hưng trình bày nội dung:
- Hiện thực hóa những mục tiêu của AEC.
- Lộ trình thực hiện những mục tiêu của AEC.
16h45 – 17h30: Đại biểu trao đổi, thảo luận nội dung ngày thứ nhất.
17h30: Kết thúc ngày thứ nhất của khóa tập huấn
* Buổi 1 - Ngày thứ hai (29/9/2012)
8h00 – 9h30: Ông Nguyễn Thành Hưng trình bày nội dung:
+ Khung khổ hợp tác kinh tế giữa ASEAN và các nước đối thoại.
+ Cộng đồng kinh tế ASEAN mở rộng trong tương lai (ASEAN +).
9h30 – 9h45: Nghỉ giải lao.
9h45 – 11h30: Ông Nguyễn Thành Hưng trình bày nội dung về AEC với
Việt Nam:
- Quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN.
- Tác động của AEC đối với các ngành kinh tế và hệ thống pháp luật Việt
Nam – Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam.
11h30: Kết thúc buổi thứ 1 – Ngày thứ 2; đại biểu nghỉ, dùng cơm trưa tại
Khách sạn.
* Buổi 2 - Ngày thứ 2 (29/9/2012)
14h00 – 15h15: Ông Nguyễn Thành Hưng tiếp tục trình bày những nội

dung về AEC với Việt Nam:
- Thực tế triển khai AEC và kinh nghiệm ở các nước.
- Một số hướng đi và giải pháp thực hiện hướng tới AEC 2015.
14

15h15 – 15h30: Nghỉ giải lao.
15h30 – 17h15: Lớp tập huấn được chia thành các nhóm thảo luận để
trình bày ý kiến và phản biện.
- Lần lượt các nhóm phát biểu ý kiến, trao đổi thảo luận dưới sự hướng
dẫn, gợi ý của giảng viên. Cụ thể như các vấn đề:
+ Những tiêu chí mà doanh nghiệp trong từng lĩnh vực cần có để hội nhập
AEC.
+ Sự khác biệt giữa AEC và AFTA, cơ chế ASEAN +.
+ Cách thức kết nối giúp các dòng hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn, lao
động có tay nghề được lưu chuyển tự do/tự do hơn khi tiến đến AEC trong khi
hiện nay theo một số nhận định thì ASEAN mới chỉ tự do thương mại được phần
nào trong các lĩnh vực như hàng hóa, dịch vụ, dòng vốn, nhưng chưa tự do trong
lĩnh vực lao động, luật cạnh tranh cũng như một đồng tiền chung và một chính
sách tài khóa chung. So sánh với NAFTA, EU…
+ Sự khác biệt giữa các quốc gia ASEAN khi hội nhập AEC trong khi
trong số 10 quốc gia thành viên, các nước giàu có hơn như Singapore, Brunei,
tiếp đến là Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippine, trong khi ở nhóm cuối là
Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar. Bên cạnh đó, ASEAN là tập hợp các
quốc gia với những thể chế chính trị, ngôn ngữ, chủng tộc khác nhau và sẽ rất
khó khăn để có được một ý chí chung cho một thị trường chung thực sự.
+ Những vấn đề còn tồn tại như hệ thống pháp luật, các thỏa thuận về
pháp lý và thực thi của từng nước.
- Ông Nguyễn Thành Hưng tổng kết các nội dung đã được trình bày và
thảo luận trong 2 ngày tập huấn.
17h15 - 17h30: Ông Lữ Bằng phát biểu tổng kết và bế mạc tập huấn.

17h30 ngày 29/9/2012: Kết thúc lớp tập huấn.

Người ghi Biên bản



Nguyễn Hà Thanh Nhàn
15

×