PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam
cũng đang phải đối mặt với tình hình nợ xấu ngày một gia tăng, cùng với gánh
nặng từ các khoản nợ xấu còn tồn đọng trong một thời gian dài chưa xử lý được
đã và đang đặt các Ngân hàng thương mại trước nguy cơ suy giảm lợi nhuận,
chất lượng các khoản vay giảm sút, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng
vốn của ngân hàng.
Nhận thức được tầm quan trọng đó mà đề tài “Tăng cường năng lực
quản lý nợ xấu tại Agribank Hải Phòng” đã được tác giả lựa chọn làm đề tài
nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý thyết về quản lý nợ xấu của ngân hàng thương
mại, đánh giá thực trạng quản lý nợ xấu tại Agribank Hải Phòng để đề xuất giải
pháp tăng cường quản lý nợ xấu tại Agribank Hải Phòng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại
- Phạm vi nghiên cứu: Quản lý nợ xấu trong hoạt động cho vay tại
Agribank Hải Phòng
- Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn 2006 – 2010.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
- Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh, nghiên cứu tình huống
- Phương pháp lịch sử, logic.
5. Kết quả nghiên cứu
Qua nghiên cứu thực trạng quản lý nợ xấu của Agribank Hải Phòng, luận
văn đã chỉ ra được những mặt còn hạn chế và nguyên nhân từ đó đề xuất giải
pháp để tăng cường quản lý nợ xấu, nhằm nâng cao khả năng cạnh trạnh và tính
bền vững trong hoạt động cho vay của Agribank Hải Phòng trong điều kiện
hiện nay và một số năm tiếp theo.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài Phần mở đầu, mục lục, danh mục bảng biểu, Kết luận và danh mục
tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nợ xấu của Ngân
hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng quản lý nợ xấu tại Agribank Hải Phòng
Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý nợ xấu tại Agribank Hải Phòng
2
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ
QUẢN LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.Khái quát về nợ xấu của Ngân hàng thương mại
1.1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại
1.1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại
Theo Luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khoá 10 thông qua ngày 12/12/1997: Ngân hàng thương mại
là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân
hàng và các hoạt động khác có liên quan. Cũng theo luật này, “Hoạt động ngân
hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường
xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các
dịch vụ thanh toán.
1.1.1.2. Hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại
a - Hoạt động huy động vốn
+ Ngoài nguồn vốn tự có (huy động vốn chủ sở hữu), hoạt động huy động
vốn (huy động vốn nợ) có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng thương mại
trong việc tạo lập nguồn vốn để hoạt động kinh doanh.
b- Hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng là hoạt động cấu thành nên tài sản có và có ý nghĩa
quan trọng đối với khả năng tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng, hoạt động
tín dụng mang lại thu nhập chính cho NHTM
c- Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, bao gồm:
+ Dịch vụ cung ứng các phương tiện thanh toán
+ Dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng
+ Dịch vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, đá quý
+ Thực hiện dịch vụ thu hộ, chi hộ các tổ chức và cá nhân
3
+ Phát triển các sản phẩm ngân hàng điện tử
+ Các sản phẩm khác như giữ hộ tài sản, thanh toán séc...
d - Các hoạt động khác
+ Góp vốn đầu tư, mua cổ phần của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác
từ nguồn vốn tự có.
+ Tham gia thị trường tiền tệ
+ Hoạt động uỷ thác và đại lý liên quan đến hoạt động ngân hàng.
+ Các hoạt động khác như cho thuê két, dịch vụ cầm đồ ...
1.1.2. Nợ xấu của Ngân hàng thương mại
1.1.2.1 . Khái niệm nợ xấu
Nợ xấu là những khoản nợ phát sinh từ hoạt động cho vay không được
thanh toán đầy đủ cho ngân hàng hoặc được đánh giá là không có khả năng thu
hồi, bao gồm cả các khoản nợ xấu thông thường (nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5
theo Điều 7 – Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN) và các khoản nợ đã xử lý
bằng quỹ dự phòng của ngân hàng được theo dõi tại ngoại bảng.
1.1.2.2 . Phân loại nợ xấu
+ Nợ xấu thông thường.
+ Nợ xấu khó đòi.
+ Nợ xấu mất trắng.
1.2.Quản lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại
1.2.1. Khái niệm quản lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của Ngân hàng
thương mại
Quản lý nợ xấu là quá trình xây dựng và thực thi các chính sách về nợ
xấu nhằm đảm bảo mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững.
1.2.2. Nội dung quản lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của Ngân hàng
thương mại
1.2.2.1. Xây dựng chỉ tiêu về nợ xấu
Việc xây dựng chỉ tiêu về nợ xấu có vai trò quan trọng trong quản lý nợ
xấu. Chỉ tiêu về nợ xấu không chỉ giúp định hướng mà còn có tác động trực tiếp
đến công tác xử lý nợ xấu phát sinh.
4
1.2.2.2. Xác định nợ xấu
a - Dấu hiệu phi tài chính
Hành vi của khách hàng
Khả năng quản lý
Hoạt động kinh doanh
b - Dấu hiệu tài chính
Kết quả kinh doanh
Tài sản cố định
Cơ cấu tài chính và quản lý nợ vay
Các khoản phải thu và phải trả
Hàng tồn kho
Bảng 1.1 – Phân loại khách hàng, phân loại nợ
Tổng số điểm
Xếp hạng Phân loại nợ
Từ Đến
91 100 AAA Đủ tiêu chuẩn
81 90 AA Đủ tiêu chuẩn
71 80 A Đủ tiêu chuẩn
66 70 BBB Cần chú ý
61 65 BB Cần chú ý
56 60 B Dưới tiêu chuẩn
51 55 CCC Dưới tiêu chuẩn
46 50 CC Nghi ngờ
41 45 C Nghi ngờ
0 40 D Có khả năng mất vốn
1.2.2.3. Xử lý nợ xấu
*/ Đôn đốc thu hồi nợ
*/ Tái cơ cấu các khoản nợ, tái cấu trúc doanh nghiệp
5
*/ Xử lý tài sản bảo đảm, yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo
lãnh
*/ Bán các khoản nợ
*/ Sử dụng công cụ pháp lý để đòi nợ
*/ Xử lý bằng vốn Ngân sách
1.3. Nhân tố ảnh hưởng tới Quản lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của Ngân
hàng thương mại
1.3.1. Nhân tố chủ quan
- Chính sách quản lý rủi ro
- Quy trình cho vay
- Năng lực, trình độ phân tích, đánh giá, lựa chọn khách hàng, dự án vay vốn
của nhân viên ngân hàng
- Mô hình tổ chức và quản trị điều hành
- Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay
- Sự ứng dụng công nghệ tin học ngân hàng
1.3.2. Nhân tố khách quan
- Sự tăng trưởng của nền kinh tế
- Điều hành Chính sách tiền tệ
- Hệ thống pháp luật, quy định của Nhà nước
- Thị trường mua bán nợ
- Quy định về chế độ công bố thông tin
- Nhân tố thuộc về khách hàng
Phân loại khách hàng tốt sẽ giúp ngân hàng dễ dàng hơn trong việc đưa ra
các chính sách tín dụng nói chung và biện pháp quản lý nợ xấu có hiệu quả.
1.4. Quy trình và cơ sở pháp lý trong việc xử lý nợ xấu.
1.4.1 Quy trình xử lý nợ xấu: 4 bước.
1.4.2 Cơ sở pháp lý xử lý nợ xấu
Cơ sở pháp lý để xử lý là Hợp đồng tín dụng được ký kết giữa Ngân hàng với
khách hàng cho khoản vay.
6
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI AGRIBANK HẢI PHÒNG
2.1. Khái quát về Agribank Hải Phòng
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Agribank Hải Phòng
*/ Sự hình thành và phát triển
Agribank Hải Phòng được thành lập theo Giấy phép thành lập số 54B/NH-QĐ do
Chi nhánh Ngân hàng nhà nước Hải Phòng cấp ngày 12/4/1988. Trụ sở chính hiện
đặt tại số 283 Lạch Tray – Ngô Quyền – Hải Phòng.
*/ Bộ máy tổ chức và mạng lưới
-Bộ máy tổ chức của Agribank Hải Phòng hiện nay gồm 08
phòng nghiệp vụ, 22 chi nhánh loại 3 trực thuộc, 16 phòng
giao dịch trải rộng trên khắp thành phố Hải Phòng.
2.1.2. Hoạt động chủ yếu của Agribank Hải Phòng
2.1.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh đến 31/12/2010.
- Công tác huy động vốn: Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2010 đạt
4.495 tỷ đồng, tăng 886 tỷ so đầu năm, tỷ lệ tăng 24,6%, đạt 100% kế hoạch
giao, chiếm 10,42% thị phần.
- Công tác đầu tư tín dụng: Tổng dư nợ tín dụng đến 31/12/2010: đạt 4.565 tỷ
đồng, tăng 20,5% so đầu năm, đạt 98,3% kế hoạch, chiếm 8,3% thị phần.
- Nợ xấu: 74 tỷ đồng, giảm 47 tỷ so đầu năm, chiếm tỷ lệ 1,6% trên tổng dư
nợ.
- Kết quả tài chính:
+ Tổng thu: 716 tỷ đồng
+ Tổng chi: 641 tỷ đồng
+ Chênh lệch thu chi: 75 tỷ đồng
7