Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Tiểu luận NHỮNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỀ CỦA MỸ CHỐNGKHỦNG HOẢNG TỪ NĂM 2007 ĐẾN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (483.25 KB, 31 trang )

Tiểu luận
NHỮNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỀ CỦA MỸ CHỐNG
KHỦNG HOẢNG TỪ NĂM 2007 ĐẾN NAY
Nội dung chính:
Phần 1:
THỰC TRẠNG KHỦNG HOẢNG CỦA NỀN KINH TẾ MỸ
Phần 2:
NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH QUYỀN MỸ
Phần 3:
TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHÍNH SÁCH ĐÃ ĐƯA RA
Phần 4:
NHỮNG NHẬN ĐỊNH, DỰ ĐOÁN, QUAN ĐIỂM CỦA NHÓM THỰC HIỆN
ĐỀ TÀI.
Thành viên nhóm thực hiện:
1. Phạm Khánh Hòa – A11 K46E
2. Hoàng Giang Nam – A11 K46E
3. Phạm Thị Trang – A12 K46E
4. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh – A13 K46E
5. Hoàng Thu Hiền – A13 K46E
6. Phạm Phương Thu – Nga 2 K46E
Lời mở đầu
Thế giới vẫn đang chìm sâu trong cơn khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ khủng
hoảng tài chính cuối năm 2007. Đối mặt với cơn suy thoái này, mỗi quốc gia đều
đã có những chính sách của riêng mình nhằm thúc đẩy nền kinh tế đi lên.
Trong thời kỳ mà toàn cầu hóa ngày một rõ rệt, hội nhập kinh tế thế giới ngày
càng sâu sắc thì Việt Nam không thể tránh khỏi ảnh hưởng của cơn chấn động
kinh tế này. Do đó, việc nghiên cứu rõ những chính sách nhằm khắc phục và
thoát khỏi khủng hoảng là điều hữu ích cho việc đưa ra những giải pháp cho
riêng Việt Nam.
Mỹ - cường quốc số một thế giới - là quốc gia khởi nguồn của cuộc khủng hoảng
này và là ông lớn có hệ thống tài chính – mạch máu của nền kinh tế - “nhiễm


bệnh” nặng nhất. Chính vì vậy, Mỹ có thể được coi là mẫu điển hình nhất và là
thực tế sinh động nhất cho mọi điều áp dụng từ lý thuyết.
Hiện nay, trên thế giới đang có khá nhiều nhà khoa học tranh cãi các vấn đề về
giải pháp khắc phục khủng hoảng, và đặc biệt là bàn luận đến chính sách của
Mỹ. Đây sẽ là cơ hội lớn cho những thành viên nhóm thực hiện đề tài có cơ hội
được học hỏi và nghiên cứu sâu hơn về những lý thuyết kinh tế cũng như áp
dụng nó trong thực tiễn.
Với những lý do trên, nhóm sinh viên chúng tôi quyết định chọn đề tài nghiên
cứu là “NHỮNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỀ CỦA MỸ CHỐNG KHỦNG
HOẢNG TỪ NĂM 2007 ĐẾN NAY”
Bài tiểu luận còn ở mức độ sơ sài và chứa nhiều thiếu sót, rất mong nhận được
sự chỉ bảo và đóng góp từ thầy cô. Chúng em xin trân trọng cảm ơn.
Phần 1:
THỰC TRẠNG KHỦNG HOẢNG CỦA NỀN KINH TẾ MỸ
I. TỈ LỆ THẤT NGHIỆP TĂNG CAO
Trong tháng 3/2009, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ đã đạt lên mức 8,5%, mức cao nhất
trong hơn 25 năm trở lại đây và số người thất nghiệp đã lên tới 13,2 triệu người.
Trước những con số trên, các chuyên viên phân tích kinh tế dự đoán tỉ lệ thất
nghiệp tại Mỹ có thể lên đến 10% kể từ nay đến cuối năm và tiến đến 11%, hay
thậm chí nhiều hơn vào giữa năm 2010.Bộ Lao động Mỹ công bố số lượng người
đăng ký thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc ngày 16/05 tăng thêm 12 nghìn
lên mức 631 nghìn, cao hơn dự báo của các chuyên gia. Số lượng người nhận trợ
cấp thất nghiệp lần đầu tiếp tục tăng là dấu hiệu cho thấy thị trường việc làm vẫn
tiếp tục đi xuống dù đà suy giảm của kinh tế đã chững lại.Tính đến tháng 4/2009,
tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ đã lên mức 8,9%, mức cao nhất từ năm 1983. Từ tháng
12/2007, nước Mỹ đã mất đi 5,7 triệu việc làm
Hãng sản xuất trang thiết bị cho ngành xây dựng hàng đầu của thế giới
Caterpillar, Tập đoàn Viễn thông Sprint Nextel, Hãng xe hơi General Motors,
Công ty Dược phẩm Pfizer… thi nhau cho nhân viên nghỉ việc.
Hãng chế tạo máy bay Boeing loan báo sa thải 10.000 nhân viên trong năm

2009, tương đương với 6% nhân sự. Công ty phần mềm nổi tiếng thế giới
Microsoft, lần đầu tiên kể từ khi thành lập đến nay, cũng phải sa thải 5.000 nhân
viên. Dây chuyền cửa hàng cà phê Starbucks đóng cửa 300 đại lý, trong đó 2/3
số đại lý là ở ngay trên đất Mỹ. Thị trưởng New York Michael Bloomberg, cũng
cho biết đang chuẩn bị cho 20.000 nhân viên thành phố thôi việc
Như vậy, từ khi cuộc suy thoái xảy ra (12/2007), 5,1 triệu việc làm bị xóa sổ tại
Mỹ, trong đó chỉ riêng 5 tháng gần đây, 3,3 triệu việc làm đã biến mất. Tính đến
thời điểm này, số người thất nghiệp chính thức tại Mỹ đạt 13,2 triệu. 9,3 triệu
người phải làm việc bán thời gian.
Tuy nhiên, người dân hoàn toàn có thể lạc quan khi kế hoạch kích thích kinh tế
được Tổng thống Barack Obama thông qua hồi tháng 2, dự tính tạo ra hơn 3,5
triệu việc làm trong 2 năm tới.
II. SỰ SỤP ĐỔ CỦA CÁC HỆTHỐNG TÀICHÍNH
Hệ thống tài chính ngân hàng của Mỹ cuối năm 2007 và năm 2008 đột nhiên lâm
vào một trong những cuộc khủng hoảng chưa từng có. Hàng trăm tỷ USD đã tiêu
tan. Sự lây lan vẫn chưa chấm dứt, hậu quả vẫn chưa lường hết.
* Ngày 11/1/2008: Bank of America - ngân hàng lớn nhất nước Mỹ về tiền gửi
và vốn hoá thị trường - đã bỏ ra 4 tỉ USD để mua lại Countrywide Financial
sau khi ngân hàng cho vay thế chấp địa ốc này thông báo phá sản do các khoản
cho vay khó đòi quá lớn.
* 16-17/3/2008: Bear Stearns được bán cho Ngân hàng Đầu tư Mỹ JP Morgan
Chase với giá 2 đôla một cổ phiếu.
* 11/7/2008: Chính quyền liên bang Mỹ đoạt quyền kiểm soát Ngân hàng
IndyMac Bancorp. Đây là một trong những vụ đóng cửa ngân hàng lớn nhất từ
trước tới nay sau khi những người gửi tiền đã rút ra hơn 1,3 tỷ USD trong vòng
11 ngày.
* 7/9/2008: Cục Dự trữ Liên bang (Fed) và Bộ Tài chính Mỹ đoạt quyền kiểm
soát hai tập đoàn chuyên cho vay thế chấp Fannie Mae và Freddie Mac nhằm hỗ
trợ thị trường nhà đất Mỹ.
* 11/9/2008: Lehman Brothers tuyên bố đang nỗ lực tìm kiếm đối tác để bán lại

chính mình. Cổ phiếu của ngân hàng đầu tư này tụt giảm 45%.
Các nhân viên của Lehman Brothers. (Ảnh:
foxbusiness)
* 14/9/208: Bank of America cho biết sẽ mua Merrill Lynch với giá 29 USD/cp
sau khi từ chối đề nghị mua lại của Lehman Brothers.
* 15/9/2008: Lehman Brothers sụp đổ đánh dấu vụ phá sản lớn nhất tại Mỹ, sau
khi Baclays và BOA từ chối mua lại (Lehman Brothers là tập đoàn ngân hàng
lớn thứ tư của Mỹ, với doanh thu năm 2007 là 59 tỷ USD. Ngày 10/9 vừa qua,
Lehman công bố thua lỗ 3,9 tỷ USD trong quý III/2008 do sự sụt giảm giá trị tài
sản cho vay thế chấp. );
Merrill Lynch bị Bank of America Corp thâu tóm; American International
Group - tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế giới mất khả năng thanh toán do những
khoản thua lỗ liên quan tới nợ cầm cố. Cổ phiếu AIG giảm gần một nửa. Fed
công bố kế hoạch bơm 85 tỷ USD vào AIG và nắm giữ 80% cổ phần. Ngân hàng
Barclays của Anh mua lại một phần tài sản tại Bắc Mỹ của Lehman với trị giá
1,75 tỷ USD.
Cổ phiếu của AIG trong vòng 1 năm đã giảm từ 70 USD xuống còn 3 USD
(nguồn:
cnnmoney)
* 17/9/2008: Cổ phiếu của Goldman Sachs và Morgan Stanley giảm mạnh; Tập
đoàn Lloyds TSB của Anh mua lại đối thủ HBOS; Uỷ ban Chứng khoán Mỹ
kiềm chế tình trạng bán khống.
* 19/9/2008: Các thị trường chứng khoán thế giới tăng vọt sau khi Mỹ công bố
kế hoạch mua lại tài sản của các tập đoàn tài chính đang gặp khó khăn, giúp làm
thanh sạch hệ thống tài chính.
* 20-21/9/2008: Công bố các chi tiết bản kế hoạch giải cứu 700 tỷ USD. Hai
ngân hàng Goldman Sachs và Morgan Stanley được chuyển đổi thành tập đoàn
ngân hàng đa năng, đánh dấu sự kết thúc mô hình ngân hàng đầu tư tại Phố
Wall.
* 22/9/2008: Tập đoàn Nomura Holdings của Nhật trả 525 triệu USD để thâu

tóm hoạt động của Lehman tại châu Á. Sau đó, Nomura cũng mua lại Lehman tại
châu Âu và Trung Đông. Mitsubishi UFJ Financial đồng ý mua 20% cổ phần
Morgan Stanley.
* 25/9/2008: Washington Mutual Inc. (WaMu), một trong những ngân hàng lớn
nhất Mỹ đã sụp đổ cũng do đã đánh cược rất lớn vào thị trường cho vay thế chấp.
Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ (FDIC) đã đoạt quyền kiểm soát
WaMu và sau đó bán các tài sản của ngân hàng tiết kiệm lớn nhất Mỹ cho
JPMorgan Chase & Co. với giá 1,9 tỷ USD. Với 307 tỷ USD tổng tài sản, WaMu
đã trở thành ngân hàng bị phá sản lớn nhất trong lịch sử Mỹ.
WaMu - một trong những ngân hàng lớn nhất Mỹ đã
sụp đổ cũng do đã đánh cược rất lớn vào thị trường
cho vay thế chấp. (Ảnh: Foxbusiness)
* 29/9/2008: Hạ viện bất ngờ không thông qua kế hoạch giải cứu thị trường tài
chính Mỹ. Phản ứng ngay lập tức với quyết định trên, chỉ số công nghiệp Dow
Jones tụt giảm gần 780 điểm, tương đương với 7% - mức giảm trong một ngày
mạnh nhất từ trước tới nay.
* Ngày 8/10/2008: Trong một nỗ lực phối hợp chưa từng có tiền lệ, Cục dự trữ
liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và 4 ngân hàng
trung ương các nước khác đã đồng loạt cắt giảm lãi suất nhằm giảm ảnh hưởng
nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái
năm 1930.
1/ Washington Mutual (2008)
Washington Mutual là ngân hàng lớn thứ sáu nước Mỹ. Ngân hàng này cũng sở
hữu Washington Mutual Saving Bank, tổ chức cho vay và tiết kiệm hàng đầu
quốc gia.Nguyên nhân đẩy Washington Mutual đến bờ phá sản cũng bắt nguồn
từ cuộc khủng hoảng tại thị trường tín dụng và bất động sản. Thiệt hại kéo dài đã
khiến hãng phải đóng nhiều chi nhánh và cắt giảm nhân công. Giá cổ phiếu của
Washington Mutual từ đó đi xuống thê thảm, từ 30 đôla, vào tháng 9/2007, thậm
chí 45 đôla trong năm 2006, xuống chỉ còn 2 đôla vào tháng 2/2008.au nhiều nỗ
lực cải tổ bằng cách sa thải ban giám đốc hoặc tìm đối tác mua lại cổ phần nhưng

không thành công, ngân hàng trên lại bị giáng một đòn nặng khi chỉ trong 10
ngày các khách hàng đã đua nhau rút ra một khoản tiền kỷ lục lên tới 16,7 tỷ
đôla. Vào ngày 26/9, Washington Mutual Bank đệ đơn xin phá sản. Đây là vụ
sụp đổ ngân hàng lớn nhất trong lịch sử với số tài sản "bốc hơi" lên tới 307 tỷ
đôla.
2/ Lehman Brothers
Định chế tài chính 158 năm tuổi vừa phá sản ngày 15/9/2008 khi mới chỉ 1 năm
trước còn là ngân hàng lớn thứ tư nước Mỹ với số nhân viên lên tới hơn 26
nghìn. Thiệt hại mà ngân hàng này phải gánh chịu là kết quả của việc biến các
khoản cho vay mua bất động sản thành các gói trái phiếu có gốc bất động sản
đầy rủi ro cung cấp cho thị trường. Khi nền kinh tế đi xuống, người vay tiền mua
nhà không trả được các khoản vay mua nhà thì rủi ro tín dụng được chuyển sang
các gói trái phiếu có các danh mục tín dụng bất động sản làm tài sản đảm bảo.
Khủng hoảng càng gia tăng khiến việc phát mãi tài sản càng tăng làm giá bất
động sản càng giảm. Điều này có nghĩa giá trị tài sản đảm bảo của trái phiếu
càng giảm và rủi ro tín dụng càng tăng.Vòng xoáy khủng hoảng cứ tiếp tục như
vậy, làm cho giá chứng khoán sụt giảm mạnh. Hậu quả là hàng loạt ngân hàng
đầu tư, trong đó có Lehman Brothers, lần lượt báo cáo các khoản lỗ kinh doanh.
Giá trị vốn hóa đỉnh điểm khoảng 45 tỷ USD vào cuối năm 2007 của Lehman
Brothers đã về số 0 chỉ sau gần 10 tháng, tạo nên một trong những vụ sụp đổ
ngân hàng chóng vánh nhất.
3/ Bear Stearns
Ngày 11/3/2008, từ nhà đầu tư, người cho vay, và khách hàng đều cố rút ra khỏi
Bear Stearn, ngân hàng danh tiếng trên phố Wall. Bear Stearn ban đầu không
phải là ngân hàng thương mại mà chủ yếu hoạt động thông qua các khoản đầu tư
vào việc bán khống trái phiếu sắp đáo hạn, một hình thức kinh doanh đầy rủi ro.
Những biến động bất thường của khối tài chính khiến hãng thua lỗ và gặp nhiều
khó khăn. Mọi chuyện càng tồi tệ hơn khi Giám đốc tín dụng của một ngân hàng
khác cho rằng Bear Stearn sẽ không thể đạt được lợi nhuận như đã công bố trước
đó.Hệ quả là, chỉ trong hai ngày, vốn cổ phần của ngân hàng này từ 17 tỷ đôla

tiền mặt chỉ còn lại 2 tỷ đôla. Trước tình hình trên, Bear Stearn không có lựa
chọn nào khác ngoài tuyên bố phá sản.
5. Fannie Mae và Freddie Mac
Mới đây, Chính phủ nước này cũng đã phải bỏ ra 200 tỷ USD để tiếp quản hai
hãng cho vay thế chấp lớn nhất là Fannie Mae và Freddie Mac. Hai ngân hàng
này là trụ cột của thị trường cho vay thế chấp để mua nhà trả hết các hãng cho
vay đều phải dựa vào họ để có tiền cho khách hàng vay mượn mua nhà. Là nhà
bảo lãnh tài sản nhà thế chấp, hai ngân hàng này phải móc hầu bao khi chủ sở
hữu nhà mất khả năng thanh toán nợ. Thị trường địa ốc trên toàn nước Mỹ ế ẩm
khiến nguồn tài chính của hai ngân hàng bị ảnh hưởng nặng nề
Trong năm 2009, vừa qua,các nhà chức trách Mỹ vừa làm thủ tục phá sản cho
ngân hàng Bank of Lincolnwood ở bang Illinois, nâng số ngân hàng phá sản từ
đầu năm nay lên 37 ngân hàng.
Bản báo cáo của Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang đánh giá rằng trong giai đoạn
2009 - 2010, nếu tình hình kinh tế tiếp tục tồi tệ, thì các ngân hàng của Mỹ sẽ bị
mất khoảng 600 tỷ đô la. Dựa trên những nguồn vốn có sẵn hiện nay, các ngân
hàng cần phải bổ xung 185 tỷ đô la. Trong số này, 110,4 tỷ đã được huy động
trong thời gian qua, do vậy, chỉ cần bổ xung thêm 74,6 tỷ.
Phần 2:
NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH QUYỀN MỸ
I. Lãi suất
Lãi suất cơ bản là lãi suất thấp nhất được các ngân hàng thương mại chủ lực áp
dụng đối với các khoản vay dành cho các doanh nghiệp là khách hàng lớn. Lãi
suất này được quyết định bởi FED và được FED sử đụng như một công cụ chính
để thực hiện chính sách tiền tệ từ 1980 đến nay. Dù các ngân hàng không nhất
thiết thu lãi đúng như mức công bố, thường thì thu cao hơn và đôi khi thấp hơn,
lãi suất cơ bản được xem là cơ sở để các mức lãi khác tham khảo áp dụng hoặc
dựa vào đó để điều chỉnh. Lãi suất cơ bản được xem là lãi suất chính, bởi vì các
khoản vay dành cho các khách hàng nhỏ hơn cũng sẽ phải dựa theo lãi suất này.
Ví dụ, một công ty Blue Chip có thể vay tại lãi suất 5%, nhưng một công ty nhỏ

hơn có thể phải vay với lãi suất tăng thêm 2%, tức là 7% tại cùng ngân hàng đó.
Nhiều khoản vay tiêu dùng khác cũng phụ thuộc vào lãi suất cơ bản.
Mục đích của giảm lãi suất:
-tăng đầu tư -> tăng tổng chi tiêu
-tăng đầu tư -> tăng sản lượng -> tăng thu nhập - >kích thích tiêu dùng
Trong thời điểm hiện nay, sau khi áp dụng các biện pháp với mục đích làm tăng
lượng cung tiền, thì trường tiền tệ sẽ có xu hướng cân bằng tại mức lãi suất thấp
hơn. Khi FED có động thái giảm lãi suất cơ bản, ngay lập tức các NHTM của
Mỹ cũng đưa lãi suất cho vay hạ xuống, gần với mức lãi suất cân bằng thực tế.
Các doanh nghiệp được vay vốn với lãi suất thấp hơn, đây là nhân tố chính
khiến cho đầu tư tăng, giúp tăng tổng chi tiêu và phục hồi nền kinh tế.
Ngoài ra, sự biến động của lãi suất cơ bản thường ngược chiều với sự biến động
của thị trường chứng khoán. Trước tiên, lãi suất này là yếu tố quyết định mức lãi
mà nhà đầu tư phải trả nếu giả định họ phải mua chứng khoán bằng tiền đi vay.
Khi lãi suất cơ bản tăng, lãi suất áp dụng trên tiền huy động sẽ tăng theo, do vậy
chi phí mua giữ chứng khoán hoặc duy trì một vị thế đầu tư trong thị trường
chứng khoán sẽ cao, người đầu tư dễ gặp phải rủi ro. Ngược lại, một sự cắt giảm
lãi suất cơ bản sẽ làm giảm chi phí mua giữ chứng khoán đối với các khoản tiền
huy động, điều này lại khuyến khích người đầu tư mua nhiều chứng khoán hơn,
làm lượng cầu tăng, và hẳn là giá chứng khoán cũng tăng. Khi FED tăng lãi suất
cơ bản, đó luôn là tin buồn đối với thị trường trái phiếu, và cũng thường là tin
buồn đối với cả thị trường chứng khoán. Ngược lại, khi FED giảm lãi suất cơ bản
như hiện nay sẽ khiến phục hồi thị trường này.
Có thể thấy rõ qua lần giảm lãi suất gần nhất vào tháng 12/2008, FED đã
táo bạo giảm lãi suất cơ bản từ mức 1% về mức thấp chưa từng có là 0 -
0,25%, chứng khoán Mỹ đã tăng mạnh mẽ ngay lập tức, khi kỳ vọng được đáp
ứng ở mức cao. Cụ thể, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 359,61 điểm, tức
4,2%, lên mức 8.924,14 điểm. Trong lúc đó,chỉ số Standard & Poor’s 500
tăng 44,61 điểm, tức 5,14%, lên mức 913,18 điểm. Chỉ số Nasdaq dành cho các
công ty công nghệ cao tăng 81,55 điểm, tức 5,41%, lên mức 1.589,89 điểm.

Động thái giảm lãi suất cơ bản đã thúc đẩy đầu tư; đặc biệt ở các lĩnh vực chứng
khoán. Tuy nhiên đối với thị trường nhà đất, dường như nhu cầu nhà đất đã giảm
quá mạnh nên trong quý I/2009, đầu tư nhà đất của Mỹ giảm 38% và đầu tư kinh
doanh trong các lĩnh vực khác giảm 37,9%. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu
của Mỹ trong ba tháng đầu năm cũng giảm tới 30% và đầu tư của chính phủ
giảm 4%.
Thâm hụt thương mại hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ trong tháng tư vừa qua
tiếp tục tăng tháng thứ hai liên tiếp, tăng 0,7 tỷ USD lên đến 29.2 tỷ USD. Xuất
khẩu lại giảm 2,8 tỷ USD đạt 121 tỷ USD. Nhập khẩu cũng giảm nhẹ 2,2 tỷ
USD, đạt 150 tỷ USD. So với cùng kỳ năm trước, thâm hụt thương mại hàng hóa
và dịch vụ giảm 33 tỷ USD, giảm 28%; trong đó, nhập khẩu giảm 66,7 tỷ USD
(giảm 30,7%) giảm gần gấp hai lần so với tốc độ giảm của xuất khẩu là 33,7 tỷ
USD (giảm 21,8%).
Khi thực hiện động thái giảm lãi suất, Mỹ cũng kỳ vọng sẽ kích thích được
tiêu dung, nhưng những số liệu gần đây cho thấy dù kinh tế Mỹ đã có một số tín
hiệu ổn định ban đầu như lòng tin người tiêu dùng tăng, thị trường việc làm và
nhà đất có biến động tích cực, nhưng người Mỹ ngày một tiết kiệm, họ cắt giảm
chi tiêu, chuyển từ hàng cao cấp sang dùng hàng hạ giá, tập trung chi tiêu chủ
yếu vào thực phẩm và các danh mục hàng hóa thiết yếu khác.
Ví dụ điển hình như Wal-Mart đã không công bố doanh số bán hàng tháng. Thị
trường hiện nay tập trung sự chú ý chủ yếu vào các hãng bán lẻ nhỏ hơn như
Costco hay Target, cả hai hãng này đều công bố doanh số không đạt dự báo.
Theo số liệu của Thomson Reuters, doanh số bán lẻ tháng 5/2009 hạ 4,8% so
với tháng 5/2008. Mức hạ này tệ hơn mức 4,5% vào đầu năm.
II. LOLR đối với các định chế tài chính khác:
1. Công cụ thị trường mở (OMO)
Thứ tư ngày 18/03/2009 cục dự trữ liên bang Mỹ FED tuyên bố mua 300 tỉ
USD trái phiếu dài hạn của kho bạc Mỹ TBill và kế hoạch mua 1200 tỉ AMS
(Adjustable rate Mortgage backed Securities). Đây là phương thức đầu tiên mà
FED áp dụng sau 60 năm. Trong hoạt động mụa lại này, FED đã mua 13 loại

trong 19 loại trái phiếu chính phủ, thời hạn của trái phiếu Chính phủ từ tháng
2/2016 đến 2/2019. Đây là bước đầu đi tiên trong hoạt động mua lại trái phiếu
chính phủ của FED với trị giá là 300 tỷ USD trong 6 tháng tới.Theo kế hoạch,
FED dự tính trong 9 ngày tới sẽ mua trái phiếu thời hạn tháng 3/2011 đến tháng
2/2039.
Trong vòng gần ba thập kỷ, từ những năm 1970 đến nay, nước Mỹ đã chuyển
dần từ một nền kinh tế dựa trên sản xuất hàng công nghiệp sang một nền kinh tế
chủ yếu dựa trên tiêu dùng khi mà lĩnh vực dịch vụ (đặc biệt là dịch vụ tài
chính) chiếm tới 70% GDP. Người Mỹ đã chi tiêu trên khả năng cho phép của
bản thân trong suốt thời gian này bằng việc vay và sử dụng tiền tiết kiệm từ các
quốc gia khác. Quá trình này thông qua việc bán trái phiếu dài hạn của kho bạc
Mỹ cho các quốc gia xuất siêu như Nhật Bản, Trung Quốc, các nước Trung
Đông và Nga. Những quốc gia này trong một thời gian dài đã giữ giá đồng nội tệ
của mình thấp hơn so với USD để làm cho hàng hóa xuất khẩu đến Mỹ rẻ hơn
trong mắt người Mỹ. Hàng hóa nhập vào Mỹ vời giá rẻ khiến lĩnh vực sản xuất
hàng tiêu dùng của Mỹ không đủ khả năng cạnh tranh nên buộc phải đóng cửa
hoặc chuyển cơ sở sản xuất sang các quốc gia có giá nhân công rẻ hơn (out
sourcing). Các quốc gia thặng dư thương mại với Mỹ sau đó tiếp tục sử dụng
lượng tiền xuất siêu tái đầu tư vào thị trường tiêu dùng Mỹ thông qua việc mua
trái phiếu dài hạn của kho bạc Mỹ (longterm TBill) thông qua các thỏa thuận
giữa chính phủ Mỹ và các quốc gia này. Chúng ta có thể lấy ví dụ điển hình của
chu trình trên thông qua luồng tiền PetroDollar. PetroDollar là luồng tiền chảy
vào Mỹ từ các nước xuất khẩu dầu mỏ khi các quốc gia này (OPEC, Nga…) sử
dụng lượng tiền lãi từ bán dầu cho Mỹ để mua TBill. Mặt khác, nợ tiêu dùng của
Mỹ tiếp tục bị đẩy lên những đỉnh cao mới với chính sách tín dụng dễ dãi của
cục dự trữ liên bang Mỹ FED. Kết quả là tại thời điểm hiện nay bong bóng nợ
của Mỹ bao gồm cả bảo hiểm xã hội và hưu trí đã lên tới trên 50 ngàn tỉ USD tức
gần 400%.
Với việc kinh tế thế giới phát triển chậm lại trong 2007 và chính thức đi vào
suy thoái trong 2008 khiến việc tái đầu tư vào thị trường tiêu dùng Mỹ từ bên

ngoài nước Mỹ ngày càng trở lên khó khăn dẫn đến sự đảo chiều luồng tín dụng
tại Mỹ từ chỗ dễ dàng trở lên ngày một khó khăn. Chỉ cần lướt qua một vài số
liệu liên quan đến các chủ nợ của Mỹ cũng đủ để cho chúng ta thấy bức tranh
tổng quan trở lên rõ ràng hơn. Xuất khẩu của Nhật Bản giảm 46% trong tháng
1/2009, Trung Quốc thắt chặt đầu tư vào Mỹ đồng thời chuyển hướng luồng tiền
dự trữ vào thị trường nội địa, trong vòng 5 tháng khi giá dầu mỏ rơi từ 147
USD/thùng xuống dưới 50 USD/thùng khiến thu nhập của các quốc gia sản xuất
dầu mỏ và OPEC bốc hơi 2500 tỉ USD. Các “đối tác” truyền thống đã không
còn đủ khả năng bơm căng hơn bong bóng tín dụng tiêu dùng Mỹ thông qua
việc mua TBill, chỉ còn lại một người hùng duy nhất là FED – cục dụ trữ
liên bang Mỹ. Nhưng bản thân FED cũng đang nợ ngập đầu ngập cổ với việc
cán cân thanh khoản bị “âm” tới 2500 tỉ USD thì lấy tiền đâu êể mua TBill nhằm
giúp kho bạn Mỹ có tiền đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng tại Mỹ? Câu trả lời
vô cùng đơn giản : FED in USD và sử dụng lượng USD này mua TBill. Kho bạc
Mỹ nhận lượng USD “vừa được in thêm còn nóng hổi” để đầu tư vào thị trường
Mỹ .
Lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ đảo chiều
Lãi suất TBill thời hạn 1 năm
Lãi suất TBill thời hạn 5 năm
Lãi suất TBill thời hạn 10 năm

.
2. Chính sách chiết khấu / tái cấpvốn
Ngày 16/1, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) công bố bản báo cáo, thừa nhận
kinh tế Mỹ đã bị mất đà khi bước sang năm 2008. Trước hậu quả tiêu cực của
cuộc khủng hoảng thị trường tín dụng, FED đã rót thêm 30 tỷ USD cho các ngân
hàng với lãi suất ưu đãi; hai tập đoàn ngân hàng, đầu tư khổng lồ của Mỹ đã phải
nhận hàng chục tỷ USD vốn cứu trợ khẩn cấp của nước ngoài.
Ngày 13/ 11/ 2008, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Henry Paulson tuyên bố kế
hoạch cứu trợ 700 tỷ USD dành cho khu vực ngân hàng đã giúp bình ổn hệ thống

tài chính tại Mỹ và giới chức tài chính Mỹ sẽ thay đổi trọng tâm của kế hoạch
giải cứu thị trường tài chính.Ông Paulson nhấn mạnh thay vì mua các khoản nợ
xấu của ngân hàng, như ban đầu đã tuyên bố, gói cứu trợ của liên bang sẽ tiếp
tục được dùng để mua cổ phiếu từ các ngân hàng nhằm tăng thêm vốn cho họ.
Phần 3:
TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHÍNH SÁCH ĐÃ ĐƯA RA
III. TÁC ĐỘNG CỦA NHỮNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NỀN
KINH TẾ MỸ:
Thực tế cho thấy chính sách kip thời của chính phủ Mỹ và FED bắt đầu đem lại
những dấu hiệu phục hồi khả quan cho nền kinh tế, có thể xem như một liều
thuốc giảm đau hiệu quả đỗi với một “ con bệnh cường tráng”, cơ bản đưa nền
kinh tế Mỹ ra khỏi nguy cơ bùng nổ khủng hoảng lịch sử. Tuy nhiên, xét một
cách toàn diện bên cạnh tác động tiêu cực, một số biện pháp nhất thời đẩy kinh tế
Mỹ đi vào những khó khăn khác không kém phân nghiêm trọng.
3.1 Tác động của chính sách cắt giảm lãi suất:
3.1.1 Tác động tích cực:
* Kích cầu tiêu dùng nội địa làm đòn bẩy thúc đẩy nền kinh tế đang lao đao.
Chỉ số niềm tin tiêu dùng của Hội đồng hội nghị thường niên (Conference
Board) đã tăng vọt từ 40,8 hồi tháng trước lên mức 54,9 trong tháng 5, trên cả
mức dự báo trung bình với chỉ 42,3 của các nhà kinh tế.
* Giảm bớt chi phí vay, bao gồm các khoản cho vay doanh nghiệp và tiêu dùng.
Trong một số trường hợp, quyết định này còn hướng tới việc điều chỉnh các khế
ước cầm cố có lãi suất điều chỉnh (ARMs) sẽ "đụng chạm" tới hàng triệu chủ sở
hữu nhà đất ở Mỹ. Hầu hết các ngân hàng thương mại đã cắt giảm lãi suất cho
vay ưu đãi đối với đối tượng vay là doanh nghiệp xuống còn 7,75% sau quyết
định giảm lãi suất của Fed.
* Thị trường chứng khoán xuất hiện những dấu hiệu khả quan với nhiều phiên
tăng điểm ấn tượng. Tại Mỹ, tiếp nối những phiên tăng điểm trước đó phiên giao
dịch 12/3 chỉ số Dow Jones tăng 239,66 điểm (3,46%) đóng cửa ở mức 7170,06
điểm.

Việc cổ phiếu Mỹ tăng mạnh tạo cho các chỉ số chứng khoán nước này có phiên
tăng điểm thứ 3 liên tiếp là do các cổ phiếu của khối ngân hàng tăng điểm mạnh
và tín hiệu khả quan từ việc kinh doanh tài chính của khối này. Trong đó tăng
mạnh nhất phải kể đến cổ phiếu của Bank of America tăng gần 19% lên 5,85
USD/1cp, cổ phiếu JPMorgan tăng 13,7% lên 23,2 USD/1cp, cổ phiếu Citigroup
tăng 8,4% lên 1,67USD/1cp
Như vậy Fed đã tung ra một liều thuốc tài chính hữu ích đối với nền kinh tế và
thị trường nhà đất. Đây sẽ được coi là động thái tích cực của Fed nhằm tránh sự
suy thoái kinh tế.
3.1.2 Tác động tiêu cực:
* Nhiều doanh nhân trên thị trường trái phiếu đã đẩy lợi nhuận dài hạn lên mức
cao hơn do lo ngại sức ép lạm phát gia tăng. Những loại lãi suất này có thể được
áp dụng để xác định các loại lãi suất thế chấp. Phản ứng của thị trường trái phiếu
Mỹ là chưa rõ ràng, do một số loại lợi tức dài hạn thậm chí còn tăng. Điều này sẽ
không có lợi cho thị trường thế chấp".
* Gia tăng nguy cơ lạm phát do đồng đô la Mỹ mất giá trước đồng tiền của hầu
hết các cường quốc khác
3.2 Tác động của chính sách thị trường mở:
3.2.1 Tác động tích cực:
* Ngày 18/03/2009, FED công bố mua thêm 300 tỷ USD trái phiếu Bộ Tài chính
trong khoảng thời gian từ tháng 3/2009 cho đến tháng 9/2009, mua 200 tỷ USD
trái phiếu phát hành bởi Fannie Mae và Freddie Mac – hai công ty cho vay thế
chấp bất động sản hàng đầu của Mỹ, ngoài ra FED sẽ mua khoảng 1,25 nghìn tỷ
USD chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp. Mục tiêu của một loạt chính sách trên
là hạ tỷ lệ lãi suất dài hạn và thực tế ban đầu các chính sách trên đã phát huy tác
dụng.
* Fed cách mua các tài sản của ngân hàng. hành động này đã không gây ra lạm
phát khi lượng dự trữ của các ngân hàng tăng cao mà nguồn cung tiền trong nền
kinh tế thì không như thế. Lượng dự trữ quá mức trong hệ thống ngân hàng,
thông thường ít hơn 2 tỷ USD và hiện giờ là 600 tỷ USD.

* Khi Fed mua tài sản trong thị trường, Fed sẽ đẩy giá lên cao, trong trường hợp
của các chứng khoán món nợ, lợi nhuận sẽ đi xuống thấp. Điều này sẽ thể hiện là
tin tốt khi chi phí vay được giữ ở mức thấp cho những ai bị tác động bởi chương
trình mua này
3.3 Chiết khấu và tái cấp vốn
Chính sách này cho phép các ngân hàng đầu tư lớn của Mỹ được phép cung cấp
vốn với mức lãi suất chiết khấu là 2,5%. Đây là loại lãi suất mà FED áp dụng
cho các khoản vay của tổ chức này đối với các tổ chức tài chính. Ông Bernanke
cho thấy nhiều khả năng FED sẽ chấm dứt cuộc khủng hoảng đang nhấn chìm
các ngân hàng đầu tư.
Bên cạnh đó, ông Bernanke cũng cho rằng Quốc hội cần cân nhắc các công cụ tài
chính mới cần thiết để rót vốn cho các ngân hàng đầu tư đang trên bờ vực phá
sản, như trường hợp ngân hàng Bear Stearns, đã được FED hỗ trợ 29 tỷ USD.
Citigroup nhận 45 tỷ USD hỗ trợ của Chính phủ Mỹ và được bảo đảm cho hơn
300 tỷ USD nợ khó đòi
FED đưa ra quyết định này ngay sau khi tập đoàn JP Morgan Chase đồng ý mua lại đối thủ
đã “tơi tả” vì khủng hoảng tín dụng “dưới chuẩn” Bear Stearns với giá 236,2 triệu USD, một
mức giá rẻ chưa đầy 1/10 so với giá trị thị trường của tập đoàn này tính đến thời điểm tuần
trước. Chỉ trong ngày thứ 6 ngày13/3, cổ phiếu của Bear Stearns đã mất giá gần 50%. Để
giúp JP Morgan Chase thực hiện vụ mua lại này, FED đã đồng ý cấp một khoản vay 30 tỷ
USD.
Mất niềm tin sâu sắc vào đồng USD và thị trường chứng khoán, giới đầu tư đang
ồ ạt tháo chạy sang thị trường hàng hóa để “trú bão”, đẩy giá vàng và dầu thô
tăng vọt.
Giá vàng công ty SJC: Cập nhật ngày 16/6/2009
Thành phố Loại Giá Mua Giá Bán
Tp. Hồ Chí Minh SJC10c 20,830 20,890
Tp. Hồ Chí Minh 24K 20,290 20,890
Tp. Hồ Chí Minh 18K 15,020 15,820
Tp. Hồ Chí Minh 14K 11,530 12,330

Tp. Hồ Chí Minh SJC1c 20,830 20,920
Hà Nội SJC 20,830 20,910
Đà Nẵng SJC 20,840 20,890
Nha Trang SJC 20,830 20,890
Cần Thơ SJC 20,830 20,890
Nguồn: SJC
Cập nhật lúc: 16/06/2009 10:28
Giá tham khảo - Đơn vị tính: ngàn đồng/lượng
Đà leo thang của giá dầu thế giới tiếp tục kéo dài, đưa giá nhiên liệu này lên sát
mức 73 USD/thùng. Trong báo cáo hàng tháng công bố ngày 11/6/2009, Cơ
quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã nâng dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu thô của thế
giới năm nay thêm 120.000 thùng/ngày so với báo cáo trước, lên mức 83,3 triệu
thùng/ngày. Đây là lần đầu tiên IEA nâng dự báo nhu cầu dầu thế giới năm 2009
từ tháng 8 năm ngoái tới nay. Theo IEA, chính những tín hiệu phục hồi đang
phát đi của kinh tế toàn cầu là lý do dẫn tới sự điều chỉnh này. Điều này trong
ngắn hạn có tác dụng như một liều thuốc kích thích nền kinh tế phát triển.
3.4. Tỷ giá hối đoái
3.4.1 Tích cực
Ngoài ra, việc đồng USD giảm giá trước đó đã khiến cho kim ngạch xuất khẩu
của Mỹ tăng 10%, điều này cũng là một trong những động lực thúc đẩy kinh tế
Mỹ tăng trưởng. Nhìn tổng thể, kinh tế Mỹ không những không bị rơi vào nguy
cơ suy thoái như nhiều người từng dự đoán, mà còn xuất hiện những dấu hiệu
chuyển biến tích cực. Thế nhưng, đúng trong lúc này, Chính phủ Mỹ lại cản trở
đồng USD phục hồi bằng cách giảm lãi suất tín dụng, làm cho đồng USD mất
giá them
Đồng USD mất giá dẫn đến sức mua của các nước nhập khẩu lương thực giảm
xuống. Suy cho cùng, đồng USD mất giá chính là cuộc "chiến tranh tiền tệ" đối
ngoại do Mỹ phát động. Khi đồng USD mạnh, Mỹ đã mua từ thị trường quốc tế
một lượng lớn hàng hóa, giờ đây đồng USD đã mất giá, dự trữ ngoại hối của
các nước nắm giữ một lượng lớn đồng USD và trái phiếu của Mỹ phải gánh

chịu tổn thất nghiêm trọng, nhưng đối với Mỹ lại là điều tốt lành: gánh nặng nợ
nước ngoài đã giảm nhẹ, số lượng du khách nhập cảnh đã gia tăng, động lực
kinh tế tự nhiên được tăng cường. Do vậy có thể nói rằng nhìn tổng thể, đồng
USD mất giá là một biện pháp để Chính phủ Mỹ gán khủng hoảng kinh tế cho
nước khác.
3.4.2 Tiêu cực
Việc Chính phủ Mỹ thực hiện chính sách đồng USD yếu và tuyên bố "chấn
hưng kinh tế nước Mỹ" chẳng khác gì việc dựa vào việc gây rối loạn trật tự
đồng tiền thế giới để gán khủng hoảng cho nước khác. Nhưng các chuyên gia
lại cho rằng hành động này của Mỹ chẳng khác gì "uống thuốc độc để giải
khát", không chỉ gây tổn thất cho nước khác và cho chính bản thân nước Mỹ,
thậm chí còn có thể hại chính nước Mỹ. Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào,
toàn bộ nguồn vốn không thể là chỉ dựa vào đi vay tín dụng. Đối với các doanh
nghiệp Mỹ, việc giảm lãi suất tín dụng có thể giảm bớt gánh nặng, nhưng có
được lợi nhuận ổn định còn quan trọng hơn nhiều so với giảm lãi suất. Hiện
nay, tại Mỹ đã có quá nhiều mặt hàng và hàng tiêu dùng cần thiết không còn
sản xuất trong nước, Mỹ chỉ có thể dựa vào nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu
trong nước, chính sách đồng USD yếu, tất sẽ gây tổn hại cho bản thân các
doanh nghiệp nhập khẩu của Mỹ. Một số học giả kinh tế quốc tế đã chỉ thẳng ra
rằng nhìn về tương lai, nếu chính sách đồng USD yếu không thay đổi, 20 năm
sau, Mỹ sẽ mất đi địa vị cường quốc kinh tế số một trên thế giới.
Những tín hiệu khả quan
- Quỹ tiền tệ quốc tế dự báo kinh tế Mỹ năm 2009 sẽ tăng trưởng âm 2,5%
sau đó tăng trưởng 0,75% trong năm 2010. IMF cho rằng USD sẽ vẫn là
đồng tiền dự trữ chính của thế giới.
- Bộ Lao động Mỹ thông báo, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần
đầu trong tuần kết thúc vào ngày 6/6/2009 đã giảm 24.000 xuống 601.000
người - mức thấp nhất kể từ ngày 24/1. Bộ Thương mại Mỹ cho hay, tổng
doanh thu bán lẻ trong tháng 5/2009 đã tăng 0,5%, sau khi giảm 0,2%
trong tháng 4.

- Viện Nghiên cứu Chu kỳ Kinh tế (Economic Cycle Research Institute -
ECRI) tại New York cho biết, suy thoái kinh tế Mỹ có thể kết thúc trong
mùa hè 2009. Theo ECRI, chỉ số đo lường tăng trưởng tương lai của kinh
tế Mỹ trong tuần kết thúc ngày 1/5 vừa qua tiếp tục tăng mạnh so với tuần
liền trước. Trong khi đó, mức tăng trưởng của chỉ số này so với cùng kỳ
năm trước tiếp tục phục hồi.
ECRI cho biết, chỉ số Weekly Leading Index đã leo lên mức cao nhất trong 17
tuần qua là 109,3 điểm.
- Chứng khoán Mỹ hôm 24/2 gặt hái phiên tăng điểm ấn tượng sau khi nhận
2 "liều thuốc tăng lực" từ Chủ tịch FED Ben Bernanke. Ông nhận định suy
thoái kinh tế kết thúc vào cuối năm nay và cam kết không quốc hữu hóa hệ
thống ngân hàng.
- Giám đốc ngân sách của chính quyền Obama hôm chủ Nhật (17/5) khẳng
định có nhiều dấu hiệu cho thấy tình trạng rơi tự do của nền kinh tế Mỹ
dường như đã bắt đầu dừng lại.

×