Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

Hoàn thiện hoạt động giám sát và đánh giá tài chính tại các trường đại học công lập ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (549.73 KB, 115 trang )

MỤC LỤC
* Yêu cầu trong lập dự toán ngân sách nhà trường: 52
b. Phương pháp, cách thức phân bổ ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học 52
* Phân bổ ngân sách nhà nước cho chi thường xuyên 53
* Phân bổ ngân sách nhà nước chi đầu tư xây dựng cơ bản 54
* Phân bổ ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học và công nghệ 55
b/ Kiểm soát chi 57
Các công cụ chủ yếu giám sát và đánh giá tài chính giáo dục đại học là: 65
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế đang đặt sức ép lớn lên các
trường đại học Việt nam nói chung và các trường đại học công lập nói riêng
trong việc nâng cao chất lượng đào tạo theo nhu cầu xã hội và đạt chuẩn quốc
tế. Tự chủ tài chính, tính trách nhiệm, minh bạch và hiệu quả cao trong huy
động và sử dụng nguồn lực tài chính là một trong những yếu tố quyết định để
các trường đại học công lập có thể đạt được những mục tiêu kể trên. Chính vì
vậy, đổi mới quản lý tài chính trong các trường đại học, tăng cường phân cấp
quản lý tài chính, phân bổ ngân sách dựa trên kết quả, đang được Bộ Giáo
dục và Đào tạo coi là những nội dung quan trọng hàng đầu của đổi mới cơ
chế quản lý tài chính giáo dục đại học. Điều này đòi hỏi phải xây dựng được
hệ thống giám sát và đánh giá tài chính dựa trên kết quả có hiệu lực, trở thành
một công cụ mạnh mẽ cho quản lý tài chính tại các trường đại học công lập;
mặt khác là cơ sở thông tin cho quản lý nhà nước để tăng cường phân cấp
quản lý tài chính.
Các trường đại học tại các nước phát triển đã có hơn 20 năm kinh
nghiệm trong giám sát và đánh giá dựa trên kết quả, trong khi ở nhiều nước
đang phát triển, kể cả Việt Nam, việc áp dụng công cụ quản lý này mới chỉ
bắt đầu. Do phải vượt qua nhiều thách thức về chính trị, tổ chức và kỹ thuật,
tại các trường đại học công lập hiện nay, giám sát và đánh giá chủ yếu vẫn là
giám sát và đánh giá thực hiện trong khi nhu cầu xây dựng hệ thống giám sát
và đánh giá dựa trên kết quả đã trở nên rất cấp bách cả từ giác độ tổ chức và


quản lý nhà nước.
Chính vì vậy, một nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng hoạt động
giám sát, đánh giá tài chính tổ chức giáo dục đại học công lập và đưa ra các
giải pháp cụ thể để hoàn thiện hoạt động giám sát và đánh giá tài chính tại
1
trường đại học công lập, thông qua đề tài "Hoàn thiện hoạt động giám sát và
đánh giá tài chính tại các trường đại học công lập ở Việt Nam" có ý nghĩa
thiết thực cả về lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài trong và ngoài nước
Các nghiên cứu của nước ngoài: Do đòi hỏi ngày càng cao về tính
trách nhiệm và phải đạt được những kết quả thực sự để đáp ứng yêu cầu của
các tổ chức, cá nhân hữu quan, hoạt động giám sát và đánh giá nói chung,
giám sát và đánh giá dựa trên kết quả nói riêng trở thành đòi hỏi bức thiết
nhằm quản lý tổ chức một cách hiệu quả. Chủ đề này đã thu hút được sự quan
tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều chuyên gia kinh tế. Đặc biệt, Ngân hàng
thế giới đã thành lập riêng một cơ quan giám sát và đánh giá - Cơ quan Đánh
giá độc lập. Các chuyên gia, các nhà nghiên cứu của cơ quan này đã tiến hành
một loạt nghiên cứu về giám sát và đánh giá đối với cả các nước phát triển và
các nước đang phát triển. Cụ thể là:
Nghiên cứu về “Giám sát và đánh giá: Một số công cụ, phương pháp
và cách tiếp cận” của Ngân hàng Thế giới năm 2004 đã giới thiệu và phân
tích các yếu tố liên quan đến giám sát và đánh giá như công cụ giám sát và
đánh giá, phương pháp và cách tiếp cận.
Công trình “Mười bước tiến tới hệ thống giám sát và đánh giá dựa trên
kết quả” của nhóm tác giả Jody Zall Kusek và Ray C.Rist năm 2005 trình bày
kinh nghiệm các nước trong xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá dựa trên
kết quả và nêu các bước nhằm xây dựng và phát triển một hệ thống giám sát
và đánh giá dựa trên kết quả.
Nghiên cứu “Thể chế hóa các hệ thống giám sát và đánh giá để cải
thiện quản lý khu vực công” của Keith Mackay năm 2006 phân tích các nhân

tố dẫn đến thành công trong việc xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá khu
vực công cũng như các xu hướng ảnh hưởng đến quá trình thể chế hóa hệ
thống giám sát và đánh giá.
2
Nghiên cứu “Xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá thế nào để hoàn
thiện công tác quản lý của nhà nước” của Keith Mackay năm 2007 phân tích
những đóng góp của giám sát và đánh giá đối với quản lý nhà nước, giới
thiệu kinh nghiệm một số quốc gia xây dựng thành công hệ thống giám sát và
đánh giá dựa trên kết quả, các bài học rút ra từ thành công và những biện
pháp củng cố hệ thống giám sát và đánh giá.
Ở trong nước hiện nay, quản lý tài chính đại học nói chung, giám sát
và đánh giá tài chính nói riêng đang thu hút được sự quan tâm của các cơ
quan quản lý giáo dục, các trường đại học, viện nghiên cứu. Bộ Giáo dục và
đào tạo đã và đang tiến hành một loạt các đề tài nghiên cứu về quản lý tài
chính đại học. Liên quan đến nội dung tài chính đại học và quản lý tài chính
đại học, đã có những công trình nghiên cứu sau:
“Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường đại học công
lập ở Việt Nam” (2005), Đề tài cấp bộ B2005.38.125 do PGS.TS. Vũ Duy
Hào chủ trì, đánh giá một cách tổng quát thực trạng và những bất cập
trong cơ chế quản lý tài chính hiện hành đối với các trường công lập, từ
đó đề xuất cơ chế quản lý tài chính mới phù hợp với xu hướng áp dụng
cơ chế tự chủ tại các trường đại học công lập ở Việt Nam.
“Điều tra thực trạng và kiến nghị giải pháp đổi mới đầu tư tài chính đối
với các trường đại học Việt Nam phù hợp với cơ chế thị trường và hội nhập
kinh tế quốc tế”, 2005, dự án do GS.TS. Mai Ngọc Cường làm chủ nhiệm đã
đánh giá được thực trạng đầu tư tài chính ở các trường đại học Việt Nam, chỉ
rõ những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong việc đầu tư tài
chính, từ đó đưa ra khuyến nghị về quan điểm phương hướng và giải pháp đổi
mới đầu tư tài chính của các trường Đại học Việt Nam trong những năm tới
phù hợp với cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế.

"Quản lý theo kết quả - những khái niệm vận dụng vào hệ thống giáo
dục Việt Nam", 2007, Vũ Minh Khương, Calla Wiemer, PGS. TS. Đỗ Minh
3
Thụ, hệ thống hóa những nội dung then chốt trong xây dựng hệ thống quản lý
theo kết quả, xác định quy trình thiết lập chương trình quản lý theo kết quả
hoạt động.
“Cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ trong các
trường đại học ở Việt Nam”, 2008, luận án tiến sỹ của Hồ Thị Hải Yến đã hệ
thống hoá các vấn đề lý luận về tài chính và cơ chế tài chính đối với hoạt
động khoa học và công nghệ trong các trường đại học, phân tích thực trạng và
đề xuất phương hướng, biện pháp hoàn thiện cơ chế tài chính đối với hoạt
động khoa học và công nghệ trong các trường đại học ở Việt Nam.
Tuy nhiên cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về giám sát
và đánh giá tài chính tổ chức đại học công lập. Đề tài “Hoàn thiện hoạt động
giám sát và đánh giá tài chính tại các trường đại học công lập ở Việt Nam” sẽ
là nghiên cứu đầu tiên về giám sát và đánh giá tài chính trường đại học công
lập ở nước ta.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được thực hiện với mục tiêu hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực
tiễn về giám sát và đánh giá tài chính tại trường đại học công lập, trên cơ sở
đó đề xuất phương hướng và các giải pháp hoàn thiện hoạt động giám sát và
đánh giá tài chính cho các trường đại học công lập Việt Nam.
4. Cách tiếp cận, Phương pháp nghiên cứu, Phạm vi nghiên cứu
Cách tiếp cận của đề tài: Đề tài được tiếp cận nghiên cứu từ góc độ
ứng dụng.
Trên cơ sở nghiên cứu các mô hình giám sát và đánh giá của tổ chức
giáo dục đại học và và tìm hiểu kinh nghiệm xây dựng, phát triển hệ thống
giám sát và đánh giá dựa trên kết quả của các nước trên thế giới, đề tài sẽ rút ra
bài học cho xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá tài chính tại trường đại
học công lập Việt Nam. Tiếp theo, đề tài sẽ phân tích thực trạng giám sát và

đánh giá tài chính của một số trường đại học công lập ở Việt Nam. Nghiên cứu
4
điển hình được tiến hành đối với một số trường đại học công lập như trường
Đại học Kinh tế Quốc dân, trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia) và Học
viện tài chính. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp xây dựng hệ thống giám sát và
đánh giá tài chính dựa trên kết quả cho các trường đại học công lập.
Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phân tích, tổng hợp, so
sánh để xây dựng khung lý thuyết cho phân tích thực tế và đề xuất các giải
pháp hoàn thiện hoạt động giám sát và đánh giá tài chính tại các trường đại
học công lập.
Học hỏi kinh nghiệm các nước là phương pháp nghiên cứu quan trọng
được đề tài sử dụng nhằm tạo cơ sở thực tiễn cho các giải pháp. Việc tìm hiểu
kinh nghiệm các nước được thực hiện thông qua các phương tiện truyền
thông như sách, báo, mạng Internet v.v.
Với đặc thù là một đề tài phục vụ thực tiễn, phương pháp nghiên cứu
khảo sát sẽ được tiến hành tạo cơ sở cho phân tích thực trạng và kiến nghị các
giải pháp hoàn thiện hoạt động giám sát và đánh giá tài chính cho các trường
đại học công lập ở Việt Nam.
Đề tài sử dụng các phương pháp chuyên gia nhằm có được ý kiến đóng
góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý trong lĩnh vực quản lý tài chính đại
học, đặc biệt là trong giám sát, đánh giá tài chính tổ chức giáo dục đại học.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: tập trung vào hoạt động giám sát và
đánh giá tài chính tại một số trường đại học công lập của Việt Nam giai đoạn
2006 - 2009.
5
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH
GIÁ TÀI CHÍNH CÁC TỔ CHỨC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
1.1. Khái niệm và mục đích của hoạt động giám sát và đánh giá
1.1.1. Khái niệm giám sát và đánh giá

Giám sát và đánh giá là một trong những nội dung thuộc chức năng
kiểm soát của quy trình quản lý. Hiện nay, giám sát và đánh giá là một khái
niệm được nghiên cứu tương đối thống nhất.
“Giám sát và đánh giá là một công cụ quản lý được sử dụng trong quá
trình xem xét một cách chính thức sự thực hiện và tác động của sự thực hiện
này qua các chỉ số đo lường quá trình thực hiện so với các mục tiêu đã đặt ra.
Hệ thống giám sát bao gồm các yếu tố cần thiết cho việc thu thập, phân tích
và báo cáo dữ liệu”
1
. Theo khái niệm này, giám sát và đánh giá là một hoạt
động thống nhất nhằm cung cấp dữ liệu thực tế so với mục tiêu đã xác định.
“Giám sát là một hoạt động theo dõi và báo cáo một cách thường xuyên
những thông tin ban đầu về chương trình và những đầu ra và kết quả dự kiến
của chương trình. Đánh giá là hoạt động thu thập thông tin một cách hệ thống
về các hoạt động, những đặc điểm, những kết quả và tác động của một
chương trình nhằm xác định giá trị của chương trình đó. Những thông tin từ
hoạt động đánh giá được sử dụng để hoàn thiện, đổi mới chương trình, rút ra
những bài học kinh nghiệm và cải thiện việc phân bổ nguồn lực trong tương
lai”
2
. Khái niệm này đã phân biệt hai hoạt động giám sát và đánh giá. Trong
đó, giám sát có vai trò cung cấp những thông tin ban đầu cho phép sơ qua
thực trạng thực hiện kế hoạch so với mục tiêu đặt ra ở từng thời điểm hay
từng giai đoạn nhất định. Đánh giá có vai trò cung cấp thông tin nhằm xác
định giá trị đóng góp của chương trình và những bài học kinh nghiệm cho các
chương trình tiếp theo.
1
glossary of common terms, />2
glossary of m&e terms , Prepared by the Evaluation Technical Working Group of the Joint United Nations
Programme on HIV/AIDS (UNAIDS) Monitoring and Evaluation Reference GroupJune 2008

6
Tổ chức OECD định nghĩa hai hoạt động giám sát và đánh giá một
cách khá cụ thể.
“Giám sát là một chức năng liên tục được sử dụng để thu thập có hệ
thống dữ liệu về một số chỉ số nhất định nhằm cung cấp cho các nhà quản lý
và các bên hữu quan chủ yếu một phương thức can thiệp nào đó vào tiến trình
phát triển đang diễn ra các chỉ báo về mức độ tiến bộ, mức độ đạt được các
mục tiêu và tiến độ trong sử dụng các nguồn lực được phân bổ”
3
“ Đánh giá là việc xem xét một cách có hệ thống và khách quan về
một dự án đang tiến hành và đã hoàn thành, bao gồm cả việc thiết kế, thực
hiện và kết quả của nó” Như vậy, đánh giá là nhằm xác định tính hợp lý và
tính hiện thực của các mục tiêu, hiệu quả phát triển, tác động và tính bền
vững của dự án.
Theo các khái niệm này, giám sát và đánh giá là hai hoạt động có tính
bổ trợ cho nhau. Trong đó, hoạt động giám sát mang tính miêu tả nhằm cung
cấp thông tin về tình trạng tương đối của việc thực hiện kế hoạch ở một thời
điểm nào đó hoặc trong khoảng thời gian nhất định so với các mục tiêu và chỉ
tiêu đặt ra trong kế hoạch. Còn hoạt động đánh giá cho phép nhận định các
mục tiêu và các chỉ tiêu có đạt được hay không và vì sao thông qua các bằng
chứng nhất định. Đánh giá có vai trò làm sáng tỏ những thực trạng và xu
hướng mà hệ thống giám sát đã phát tín hiệu.
Theo UNFPA, giám sát hay theo dõi là “quá trình liên tục xem xét việc
thực hiện các hoạt động dựa theo kế hoạch đã được lập bằng cách thu thập và
phân tích các chỉ số đã được xây dựng. Theo dõi cung cấp các thông tin
thường xuyên về tiến độ nhằm đạt được kết quả (đầu ra, kết quả, mục tiêu)
thông qua hệ thống lưu trữ các tài liệu và báo cáo”.
4
Mục đích chủ yếu của
3

WB, 2005, Mười bước tiến tới hệ thống giám sát và đánh giá dựa trên kết quả, tr 16
4
UNFPA, 2007, Bộ công cụ về lập kế hoạch, theo dõi và đánh giá dành cho cán bộ quản lý chương trình,
tr.16
7
giám sát là cung cấp cho các nhà quản lý và các đối tác những thông tin phản
hồi một cách thường xuyên, các dấu hiệu sớm của kết quả hay những kết quả
dự kiến chưa đạt được. Hoạt động giám sát sẽ theo sát thực tế thực hiện các
công việc dựa trên chuẩn mực hay kế hoạch đã được lập. “Đánh gía là hoạt
động có giới hạn về mặt thời gian dùng để lượng giá một cách có hệ thống và
khách quan tính phù hợp, việc thực hiện công việc và những thành công, thất
bại trong các chương trình đang và đã hoàn thành. Đánh giá được thực hiện
một cách chọn lọc để trả lời câu hỏi nhằm hướng dẫn việc ra quyết định của
các nhà quản lý ” . Đánh gía cung cấp thông tin về giá trị của các hoạt động,
sự tiến triển hay không tiến triển của các hoạt động và lý do. Đánh giá là sự
phân tích sâu và định kỳ quá trình hoạt động của tổ chức. Đánh giá phụ thuộc
vào số liệu được cung cấp từ hoạt động giám sát và các nguồn số liệu khác từ
điều tra, phỏng vấn, nghiên cứu, khảo sát.
Từ những khái niệm trên, chúng ta có thể thấy rằng giám sát và đánh
giá là những hoạt động nhằm cung cấp các thông tin phản hồi cho các nhà
quản lý và các bên liên quan.
Giám sát là một hoạt động của quản lý bao gồm việc thu thập, phân tích
liên tục và thường xuyên các dữ liệu liên quan đến việc thực hiện nhằm sơ bộ
xác định thực trạng và tiến độ thực hiện so với chỉ tiêu và mục tiêu đặt ra.
Đánh giá là một hoạt động chuyển đổi những thông tin của hoạt động
giám sát thành thông tin có ích cho các nhà quản lý trong điều chỉnh, hoàn
thiện, và đổi mới các hoạt động hoặc rút ra những bài học kinh nghiệm cho
việc ra quyết định của các nhà quản lý.
Mặc dầu được định nghĩa một cách tách biệt, nhưng giám sát và đánh
giá là hai hoạt động bổ trợ cho nhau. Sự khác biệt và bổ trợ cho nhau của hai

hoạt động này được thể hiện trong bảng 1.
Bảng 1: So sánh hoạt động giám sát và đánh giá
8
Giám sát Đánh giá
1. Mục đích Cung cấp thông tin ban đầu
về thực trạng thực hiện các
dự án, chương trình hay các
kế hoạch so với các chỉ tiêu
và mục tiêu; báo trước cho
các nhà quản lý các vấn đề
khó khăn và cung cấp cho họ
các lựa chọn cho việc điều
chỉnh
Cung cấp thông tin phân tích vì
sao các kết quả, mong muốn đạt
được hay không đạt được; cung
cấp cho các nhà quản lý các lựa
chọn chiến lược và chính sách
2. Nhiệm vụ Thường xuyên thu thập các
số liệu để tính toán các chỉ số
và mức độ đạt được so với
chỉ tiêu đề ra:
- theo dõi
- phân tích
- ghi nhận tiến độ
Khảo sát quá trình thực hiện;
đánh giá kết quả đạt được và
không đạt được; phát hiện kết
quả không lường trước; phân
tích sâu nguyên nhân chủ quan

và khách quan
3. Thời gian Thường xuyên Định kỳ hoặc khi cần thiết,
thường là giữa kỳ, giai đoạn
cuối hoặc tổng kết
4. Các nội dung Chú trọng đến đầu vào, các
hoạt động, quá trình, đầu ra
và tính phù hợp liên tục:
-giám sát đầu vào (nhân lực,
vật lực, tài lực, thông tin)
-giám sát quá trình (những
hoạt động hay những công
việc được triển khai)
-giám sát đầu ra (các sản
phẩm hay dịch vụ)
Chú trọng đến mối quan hệ giữa
đầu vào và đầu ra, kết qủ với
chi phí; tính phù hợp; tác động
và sự bền vững:
- Tính hiệu lực: mục tiêu liệu có
đạt được không, vì sao?
- Tính hiệu quả: kế hoạch đang
được thực hiện ở mức độ nào
trong mối quan hệ với chi phí
thực hiện?
- Tác động: Kế hoạch mang lại
những kết quả gì? Kết quả đó có
thể có ảnh hưởng tích cực và
tiêu cực, theo dự kiến và ngoài
dự kiến.
- Tính bền vững: Lợi ích mà

hoạt động mang lại có thể tồn
tại lâu dài sau khi hoạt động đó
kết thúc không?
5. Chủ thể
nhận thông tin
của hoạt động
giám sát và
đánh giá
Những người tiến hành hoạt
động đánh giá và các nhà
quản lý
Các nhà quản lý, các lực lượng
có liên quan đến lợi ích của tổ
chức
9
1.1.2.Mục đích của hoạt động giám sát và đánh giá
Giám sát và đánh giá cung cấp các thông tin phản hồi về các hoạt động
của tổ chức nhằm các mục đích sau:
- Xác định tính hợp lý của các mục tiêu đã đặt ra, từ đó có sự điều chỉnh
kịp thời các mục tiêu đặt ra cho phù hợp với các mục đích của tổ chức và phù
hợp với khả năng thực tế của tổ chức
- Giám sát và đánh giá nhằm phát hiện và điều chỉnh những sai lệch xảy
ra trong quá trình hoạt động của tổ chức, để đạt được mục tiêu của tổ chức
một cách có kết quả và hiệu quả
- Giám sát và đánh giá nhằm xác định tính hiệu lực, hiệu quả, tác động
và tính bền vững của các hoạt động tổ chức từ đó rút ra những bài học kinh
nghiệm cho quá trình ra quyết định trong tương lai như các quyết định phân
bổ nguồn lực, quyết định các dịch vụ cung cấp
- Hiểu về thực trạng và xu thế biến động của tổ chức nhằm đổi mới các
hoạt động của tổ chức trong tương lai

1.1.3. Hệ thống giám sát và đánh giá
Hệ thống giám sát và đánh giá tổ chức bao gồm (1) chủ thể giám sát và
đánh giá; (2) các công cụ giám sát và đánh giá; (3) các chỉ số giám sát và
đánh giá; (4) các phương pháp giám sát và đánh giá; (5) quy trình giám sát và
đánh giá
a. Chủ thể giám sát và đánh giá
Giám sát và đánh giá là mối quan tâm của các chủ thể bên trong tổ chức
và các chủ thể bên ngoài tổ chức. Các chủ thể bên trong tổ chức bao gồm các
chủ sở hữu, những người đứng đầu tổ chức, các nhà quản lý, kiểm soát nội bộ,
bộ máy kiểm tra chất lượng, người làm công. Các chủ thể bên ngoài tổ chức
bao gồm các cơ quan quản lý trực tiếp các lĩnh vực mà tổ chức đang hoạt
động, các cơ quan quản lý nhà nước khác có liên quan, các cơ quan thanh tra,
kiểm toán, kiểm sát, toà án, các nhà đầu tư, các tổ chức xã hội và khách hàng.
10
Mỗi chủ thể quan tâm đến những mục tiêu và nội dung giám sát đánh giá
khác nhau phụ thuộc vào lợi ích liên quan của họ đến tổ chức. Ngày nay, số
lượng các chủ thể giám sát và đánh giá có xu hướng gia tăng về số lượng.
Trong quản lý nhà nước, giám sát và đánh giá các hoạt động của đối tượng
quản lý có xu hướng được chuyển cho các tổ chức độc lập, làm dịch vụ giám
sát và đánh giá.
b. Các công cụ giám sát và đánh giá
Các công cụ được sử dụng cho hoạt động giám sát và đánh giá bao gồm:
các công cụ toán kinh tế; các báo cáo tài chính; các công cụ kỹ thuật
c. Các chỉ số giám sát và đánh giá
Các chỉ số giám sát và đánh giá là những phương tiện để đo lường đầu
vào, quá trình, đầu ra, kết quả hoạt động của một tổ chức và những tác động
của nó đến các khía cạnh cần quan tâm. Chúng ta sử dụng các chỉ số này
trong (1) xác định các mục tiêu và các chỉ tiêu, ước tính tiến trình thực hiện so
với các mục tiêu, chỉ tiêu; (2) xác định các vấn đề xảy ra đối với tổ chức
thông qua một hệ thống cảnh báo sớm từ đó có những giải pháp điều chỉnh

kịp thời; (3) quyết định liệu có cần một hình thức đánh giá sâu rộng hơn tiếp
theo hay không
5
.
Tuy nhiên, muốn giám sát và đánh gía tốt hoạt động của một tổ chức,
chúng ta cần xây dựng được một hệ thống các chỉ số giám sát và đánh giá tốt.
Điều kiện của một hệ thống chỉ số tốt là (1) đủ đo lường các nội dung giám
sát và đánh giá, không nên quá nhiều chỉ số; (2) có thể dễ dàng thu thập thông
tin để tính các chỉ số; (3) các chỉ số phải phản ánh được mục đích và mục tiêu
của giám sát và đánh giá của các cơ quan quản lý
d. Các phương pháp giám sát và đánh giá
Các phương pháp giám sát và đánh giá có thể được phân loại theo nhiều
tiêu chí khác nhau. Nếu phân loại theo mục đích của hoạt động giám sát và
5
WB, Monitoring and evaluation: some tools, methods and approaches, trang 6
11
đánh giá thì có hai phương pháp (1) giám sát và đánh giá sự thực hiện và (2)
giám sát và đánh giá dựa trên kết quả. Sự phân biệt 2 phương pháp này sẽ
được trình bày ở mục sau.
e. Quy trình giám sát và đánh giá
Về truyền thống, giám sát và đánh giá nói chung được thiết kế theo một
quy trình tương đối thống nhất bao gồm (1) Xác định mục tiêu, nội dung và
các tiêu chuẩn giám sát và đánh giá; (2) Xác định chủ thể giám sát và đánh
giá; (3) Xác định phương pháp, các công cụ và kỹ thuật giám sát đánh giá; (4)
Thu thập và phân tích dữ liệu; và (5) Báo cáo kết quả giám sát và đánh giá
1.2. Giám sát, đánh giá thực hiện và giám sát, đánh giá dựa trên kết quả
1.2.1. Giám sát và đánh giá sự thực hiện
Giám sát và đánh giá sự thực hiện là một quá trình liên tục thu thập
thông tin, phân tích số liệu về các chỉ số thực hiện công việc để so sánh liệu
các kế hoạch, các chính sách các chương trình hay các dự án đang được thực

hiện tốt như thế nào so với kết quả mong đợi.
Là một phương pháp truyền thống, giám sát và đánh giá sự thực hiện
chủ yếu tập trung vào những câu hỏi về sự tuân thủ như “đã thực hiện điều đó
chưa?”, “đã huy động các đầu vào cần thiết chưa?”, “đã thực hiện và đã hoàn
thành các hoạt động đã thống nhất chưa?”, “đã cung cấp các đầu ra như đã
định chưa?”
Giám sát và đánh giá sự thực hiện liên quan trực tiếp đến các hoạt động
đang diễn ra, vị trí, chất lượng, số lượng của các kết quả trực tiếp của các hoạt
động này, cũng như các nguồn lực được phân bổ, được giao để tiến hành các
hoạt động. Như vậy đặc trưng của giám sát và đánh giá sự thực hiện là (1) mô
tả vấn đề hoặc tình huống đang thực hiện; (2) định sẵn mẫu chuẩn so sánh các
hoạt động và đầu ra trước mắt”; (3) thu thập dữ liệu về đầu vào, các hoạt động
và đầu ra trước mắt; (4) báo cáo một cách hệ thống về việc cung cấp đầu vào;
(5) liên hệ trực tiếp với từng can thiệp linh hoạt; (6)cung cấp thông tin về các
12
vấn đề hành chính, thực hiện và quản lý mà không đề cập đến các vấn đề rộng
hơn như hiệu lực và sự phát triển của tổ chức.
6
Sự khác nhau giữa giám sát và
đánh giá sự thực hiện và giám sát và đánh giá dựa trên kết quả được thể hiện
ở “chuỗi kết quả” (hình 1).
Hình 1: Chuỗi kết quả
1.2.2. Giám sát và đánh giá dựa trên kết quả
Giám sát và đánh giá dựa trên kết quả (RBME- Results based
management) là một giai đoạn không thể thiếu trong quá trình quản lý dựa
trên kết quả (RBM- Results based management). RBM hoạt động nhằm cải
thiệu hiệu quả quản lý và trách nhiệm giải trình bằng việc (1) xác định rõ các
kết quả mong đợi; (2) giám sát tiến độ và quá trình đạt đến kết quả mong đợi;
(3) sử dụng các kết quả này cho quá trình ra quyết định quản lý và (4) báo cáo
tình hình thực hiện.

Trọng tâm của RBM là “chuỗi kết quả” – đó là chuỗi quan hệ nhân quả
cần thiết nhằm đạt được các mục tiêu mong đợi – bắt đầu từ đầu vào, qua các
hoạt động, tạo nên đầu ra và dẫn đến các kết quả và tác động (hay còn gọi là
6
WB, 2005, Mười bước tiến tới hệ thống giám sát và đánh giá dựa trên kết quả, tr 21
Tác động (mục
tiêu tổng thể)
Các kết quả
(kết cục)
Các đầu vào
Các đầu ra
Các hoạt động
Các nguồn vật chất, tài chính và nhân lực cần thiết để tiến
hành các hoạt động
Các hoạt động và công việc cần thiết nhằm sử dụng các
nguồn lực để sản xuất các đầu ra cụ thể
Các kết quả trung hạn (được tạo ra từ các đầu ra)
Các sản phẩm, các dịch vụ tạo ra
Các ảnh hưởng dài hạn dự tính hay không dự tính, tiêu cực
hoặc tích cực (ảnh hưởng đến tổ chức, đến các bên liên quan
và đến xã hội, cộng đồng
Các
kết
quả
Sự
thực
hiện
13
mục tiêu tổng thể). Chuỗi kết quả là cơ sở để xây dựng các chỉ số giám sát và
đánh giá.

RBM tập trung vào mở rộng phạm vi giám sát và đánh giá theo chuỗi
kết quả. Đồng thời, các kế hoạch theo RBM cần bao gồm các kết quả trung
hạn và các ảnh hưởng nhằm đo lường tiến độ và sự thực hiện để đạt được các
kết quả trung hạn và các ảnh hưởng này.
RBME là một quá trình liên tục thu thập và phân tích số liệu để so sánh
với kết quả dự định xem các kế hoạch, các quyết định của tổ chức được thực
tốt đến mức độ nào.
Những vấn đề mà RBME quan tâm chính là sự tác động và sự ảnh
hưởng. Trọng tâm của RBME là “các hoạt động đã được hoàn thành, rồi sao
nữa”; “các đầu ra đã được tạo ra, rồi sao nữa”. Những câu hỏi cần trả lời của
RBME bao gồm:
-Các mục đích và mục tiêu của tổ chức là gì?
-Các mục đích và mục tiêu này có đạt được không?
-Kết quả thực hiện có thể được chứng minh bằng cách nào?
Đặc trưng của RBME là sử dụng các dữ liệu gốc để mô tả hoạt động,
tình huống trước khi có sự điều chỉnh, can thiệp; tính toán các chỉ số kết quả;
thu thập các dữ liệu đầu ra và xác định liệu đầu ra này có đóng góp vào việc
đạt kết quả không; báo cáo một cách hệ thống về tiến độ đạt tới các kết quả;
phản ánh sự thành công hay thất bại của kế hoạch, các quyết định; có các bên
đối tác và liên quan tham gia.
RBME là phương pháp giám sát và đánh giá để đảm bảo các nguồn lực
được huy động, sử dụng, các hoạt động được tiến hành và các đầu ra dự kiến
sẽ hướng tới đạt được những kết quả, những tác động mong muốn. Chính vì
vậy RBME có vai trò ngày càng quan trọng trong việc khắc phục những hạn
chế của PME và tiến tới xây dựng một hệ thống giám sát và đánh giá hiệu lực
và hiệu quả hơn.
-RBME rất cần thiết cho mục đích GSĐG của các cơ quan quản lý nhà
14
nước, GSĐG trong nội bộ tổ chức và GSĐG của các bên liên quan. Thông tin
từ RBME được sử dụng để báo cáo tốt hơn cho các nhà lãnh đạo chủ chốt,

cho các cơ quan quản lý và các bên liên quan.
-Trái với giám sát và đánh giá quá trình (PME), RBME chú ý vào việc
đạt được những kết quả và những tác động quan trọng đối với tổ chức cũng
như các bên liên quan và trong nội bộ tổ chức. RBME hỗ trợ cho việc làm rõ
các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của tổ chức. Các cơ quan quản lý nhà nước
và các bên liên quan có thể sử dụng từ RBME cho những lập luận về ngân
sách cho các tổ chức.
-RBME giúp phát hiện những kế hoạch, những quyết định có tiềm năng
qua phát hiện những kết quả không dự kiến. RBME cũng giúp phát hiện
những điểm yếu của các kế hoạch và các quyết định và điều chỉnh các điểm
yếu này.
-RBME hỗ trợ tăng cường tính minh bạch và tính trách nhiệm trong tổ
chức, và trách nhiệm của tổ chức đối với môi trường. Xã hội thông tin ngày
càng phát triển đòi hỏi tổ chức cần phải xây dựng một hệ thống GSĐG để
chứng minh được các kết quả ngày càng tích cực của tổ chức.
1.3. Giám sát và đánh giá tài chính các trường đại học công lập dựa trên
kết quả
1.3.1. Tài chính đại học công lập
a. Tài chính đại học công lập
Tài chính đại học công lập (hay tài chính các trường đại học) là tổng hợp các
quan hệ kinh tế được biểu hiện bằng tiền tệ, gắn liền với việc hình thành và sử
dụng các quĩ tiền tệ của các trường đại học để phục vụ cho mục đích đào tạo,
giảng dạy, nghiên cứu và ứng dụng của các trường.
Đặc trưng cơ bản của tài chính đại học là bao gồm những quan hệ tài chính
theo cơ chế hướng đến mục tiêu phúc lợi xã hội và sau đó mới là mục tiêu lợi
nhuận. Ở các trường đại học, nhờ quá trình thu hút vốn, phân bổ vốn cho hoạt
15
động đào tạo và nghiên cứu mà các trường có được nguồn tài chính phục vụ
những mục đích về đào tạo của các trường.
Các quan hệ tài chính của các trường đại học công lập bao gồm

(1) quan hệ tài chính của trường với cơ quan quản lý nhà nước:
(2) quan hệ tài chính của trường với các tổ chức và cá nhân đầu tư vốn;
(3) quan hệ tài chính của trường với người học
(4) quan hệ tài chính của trường với các trung gian tài chính;
(5) quan hệ tài chính của trường với thị trường lao động;
(6) quan hệ tài chính của trường với thị trường đầu vào;
(7) quan hệ tài chính bên trong của các trường.
Các quan hệ tài chính bên trong trường bao gồm (1) các quan hệ trong phân
bổ các nguồn vốn tạo nên tài sản, cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo và giảng dạy;
(2) các quan hệ trong sử dụng các nguồn vốn; (3) các quan hệ trong hình thành
các quỹ; (4) các quan hệ trong phân phối thu nhập cho cán bộ, giáo viên
b. Các nguồn tài chính của các trường đại học công lập
Nguồn tài chính của các trường đại học trong giai đoạn hiện nay càng phát
triển theo hướng đa dạng hóa, bao gồm các nguồn cơ bản:
- Nguồn ngân sách nhà nước cấp
- Nguồn thu từ tập đoàn (nếu trường là tổ chức thuộc sự quản lý của các tập
đoàn hay các tổng công ty)
- Nguồn thu từ chương trình dự án
- Nguồn tài trợ, viện trợ, quà biếu của các tổ chức và cá nhân trong và
ngoài nước
- Nguồn tài chính đóng góp của các cổ đông và cán bộ nhân viên
- Nguồn đầu tư của các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân
- Nguồn thu sự nghiệp của nhà trường, bao gồm nguồn thu từ học phí,
các loại phí và lệ phí; nguồn thu từ các hợp đồng liên kết đào tạo trong và
ngoài nước; nguồn thu từ các đơn vị có thu; nguồn thu từ các hoạt động sản
16
xuất kinh doanh; nguồn thu từ các hợp đồng nghiên cứu khoa học; các hoạt
động dịch vụ, khai thác cơ sở vật chất; lãi ngân hàng, lãi từ các hoạt động liên
kết sản xuất kinh doanh
c. Các hoạt động tài chính của các trường đại học côn lập

Xét theo sự vận động của các nguồn tài chính, hoạt động tài chính của
các trường đại học có thể được phân loại thành các hoạt động:
- Hoạt động thu hút và huy động các nguồn tài chính: đây là nhóm các
hoạt động đảm bảo các nguồn tài chính cho nghiên cứu và đào tạo của các
trường đại học
- Hoạt động phân bổ các nguồn tài chính: đây là nhóm các hoạt động
đảm bảo các khoản mục chi tiêu đã được dự toán sẽ có được các nguồn tài
chính để hoạt động
- Hoạt động sử dụng các nguồn tài chính: đây là nhóm hoạt động có tính
chất chuyển tài chính sang các dạng vật chất khác để đảm bảo cho hoạt động
nghiên cứu và đào tạo của các trường đại học
- Hoạt động cân đối thu chi và trích lập các quỹ trong các trường đại
học: đây là các hoạt động đảm bảo các quỹ cần thiết để tái đầu tư và đổi mới
cơ sở vật chất cho các trường đại học
d. Mối quan hệ giữa tài chính đại học công lập và các mục đích của các
trường đại học
Tài chính đại học liên quan, quyết định và bị chi phối bởi ba mục tiêu
của một trường đại học, đó là mục tiêu chất lượng, tiếp cận và hiệu quả
7
.
- Mục tiêu chất lượng: nguồn tài chính cho các trường đại học bị ảnh
hưởng rõ rệt bởi chất lượng đào tạo của các trường và ngược lại
- Mục tiêu tiếp cận: giải quyết công bằng xã hội, ai là người được hưởng
lợi từ giáo dục đại học và ai là người phải chi trả cho giáo dục đại học
- Mục tiêu hiệu quả: giải quyết mối quan hệ giữa các khoản chi phí của
7
Jonestone, D.B, 2009, financing higher education: who pays and other issues, trang 1
17
nhà nước, của sinh viên, người học, của các gia đình và những người đóng
thuế (chính là thu nhập của các trường) với đầu ra của các trường (số lượng

sinh viên được tuyển vào trường; số sinh viên tốt nghiệp; các kết quả hoạt
động chuyên môn của các khoa, các đơn vị trong trường)
Chính vì vậy, tài chính đại học trả lời các câu hỏi cơ bản sau:
- Các khoản học phí mà sinh viên phải đóng có thể thấp hơn đến mức
độ nào mà không ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, tiếp cận giáo dục và
tham gia ?
- Tỷ lệ sinh viên/khoa đào tạo, tỷ lệ sinh viên/giáo viên, tỷ lệ sinh
viên/nhân viên hành chính như thế nào là hợp lý? Năng lực, khả năng đào tạo
của một trường đại học?
- Các nguồn tài trợ cho các cơ sở giáo dục đại học được sử dụng như thế
nào để hoặc là đạt mục tiêu thu hút những sinh viên có chất lượng, những sinh
viên có những thuộc tính mà trường quan tâm hoặc là mục tiêu tối đa hoá thu
nhập từ học phí của sinh viên?
- Những khoản phân bổ ngân sách của khu vực công cho các trường đại
học được sử dụng để giữ mức học phí thấp cho sinh viên hay những khoản
ngân sách này được phân bổ theo nhu cầu?
- Các nguồn tài trợ công nên chăng dựa trên những cam kết về học thuật,
chất lượng đào tạo cũng như nhu cầu tài chính của gia đình người học?
1.3.2. Giám sát và đánh giá tài chính các trường đại học dựa trên kết quả
1.3.2.1. Đặc điểm giám sát và đánh giá tài chính các trường đại học dựa trên
kết quả
Giám sát đánh giá tài chính theo định hướng kết là một giai đoạn không
thể thiếu của quản lý tài chính đại học theo định hướng kết quả. Đó là một
quá trình liên tục thu thập và phân tích số liệu tài chính, số liệu về đầu ra, kết
quả và những tác động có tính tài chính đối với việc đạt mục đích của trường
đại học nhằm xem xét các mục tiêu dự định, các kế hoạch và các quyết định
18
tài chính được thực hiện tốt đến mức độ nào, những tác động và những ảnh
hưởng của chúng ra sao trong tương lai. Các thông tin từ giám sát đánh giá tài
chính đại học là cơ sở cho các quyết định quản lý của nhà nước đối với tài

chính các trường đại học
Từ "kết quả" thể hiện rằng giám sát đánh giá tài chính đại học tập trung
vào các kết quả/các ảnh hưởng của các hoạt động tài chính mà không tập
trung vào bản thân các hoạt động tài chính như phạm vi của giám sát và đánh
giá tài chính đại học truyền thống
8
.
Vì vậy giám sát tài chính đại học theo định hướng kết quả là một hoạt
động theo dõi và báo cáo một cách thường xuyên những thông tin về tài chính
của các trường đại học bao gồm: thông tin về nguồn tài chính, các hoạt động
thu hút, phân bổ, sử dụng các nguồn tài chính, những đầu ra và những kết quả
dự kiến của các hoạt động tài chính của các trường. Còn đánh giá tài chính đại
học theo định hướng kết quả là hoạt động thu thập và phân tích thông tin một
cách hệ thống về các hoạt động tài chính, những đặc điểm, những kết quả và
tác động của các hoạt động tài chính nhằm xác định giá trị của các hoạt động
tài chính ở các trường đại học. Những thông tin từ hoạt động đánh giá tài
chính đại học được sử dụng để hoàn thiện, đổi mới các chính sách của các cơ
quan nhà nước đối với tài chính giáo dục đại học.
Hệ thống giám sát đánh giá tài chính dựa trên kết quả là một tập hợp
các yếu tố bao gồm các mục tiêu và các tiêu chuẩn giám sát đánh giá tài
chính, các chỉ số giám sát và đánh giá tài chính, quá trình, các công cụ, các
phương pháp và hệ thống thông tin giám sát đánh giá giám sát và đánh giá tài
chính, các kế hoạch giám sát và đánh giá, bộ máy tổ chức, các mối quan hệ
quyền hạn, trách nhiệm và phối hợp nhằm đảm bảo cho các tổ chức, các cơ
quan nhà nước hoàn thành chức năng giám sát và đánh giá tài chính một cách
một cách hiệu lực và hiệu quả nhất.
1.3.2.2. Vai trò của giám sát và đánh giá tài chính các trường đại học dựa
8
Results Based Monitoring and Evaluation, Toolkit, 2nd Edition 2009
19

trên kết quả
Giám sát và đánh giá tài chính đại học dựa trên kết quả có vai trò ngày
càng quan trọng trong việc khắc phục những hạn chế của giám sát đánh giá
truyền thống và tiến tới xây dựng một hệ thống giám sát và đánh giá tài chính
đại học hiệu lực và hiệu quả hơn:
-Giám sát và đánh giá tài chính đại học dựa trên kết quả là công cụ quản
lý hữu hiệu trong lập kế hoạch và lập dự toán của các cơ quan quản lý nhà
nước nhằm cải thiện các can thiệp đối với tài chính đại học và đạt được những
kết quả mong muốn. Giám sát và đánh giá tài chính đại học giúp chứng minh
các thành tích đạt được và cảnh báo những điều chỉnh cần thiết trong các dự
án, chương trình hoặc chính sách hiện tại của nhà nước đối với tài chính đại
học. Giám sát và đánh giá tài chính đại học giúp phát hiện những kế hoạch,
những quyết định có tiềm năng của các cơ quan nhà nước thông qua phát hiện
được những kết quả tích cực không dự kiến từ các hoạt động tài chính của các
trường đại học.
-Giám sát và đánh giá tài chính đại học dựa trên kết quả giúp đánh giá
những thành công của các trường đại học, là cơ sở để các cơ quan nhà nước,
các tổ chức tài trợ, cộng đồng xã hội đóng góp các khoản đầu tư, các nguồn
viên trợ, các nguồn học phí cho các trường đại học nhằm cải thiện chất lượng,
công bằng và hiệu quả giáo dục đại học trong tương lai. Giám sát và đánh giá
tài chính đại học dựa trên kết quả chú ý vào việc đạt được những kết quả và
những tác động quan trọng đối với các trường đại học, tác động đối với người
học, với gia đình người học và với các bên liên quan. Các cơ quan quản lý
nhà nước, người học, gia đình họ có thể sử dụng từ RBME cho những lập
luận về ngân sách cho các trường đại học.
- Giám sát và đánh giá tài chính đại học dựa trên kết quả hỗ trợ tăng
20
cường tính minh bạch và tính trách nhiệm trong các cơ quan nhà nước, và
trách nhiệm của các cơ quan nhà nước đối với môi trường trong việc quản lý
tài chính các trường đại học. Xã hội thông tin ngày càng phát triển đòi hỏi cơ

quan nhà nước cần phải xây dựng một hệ thống giám sát và đánh giá để
chứng minh được các kết quả ngày càng tích cực của các can thiệp của nhà
nước, đó là cơ sở để tăng cường sự ủng hộ của cộng đồng xã hội đối với quản
lý tài chính đối với các trường đại học.
-Những thông tin công bố công khai, minh bạch của nhà nước về tài
chính của các trường đại học và những ảnh hưởng của chúng đối với chất
lượng, công bằng và hiệu quả của giáo dục đại học có vai trò chứng minh uy
tín, vị thế của các trường. Sự công nhận này như là một "hộ chiếu" để các
trường đại học nhận được sự ủng hộ của người học và có thể thâm nhập sâu
hơn vào "thị trường người học", từ đó tăng cường tiềm lực tài chính của các
trường trong tương lai.
1.3.2.3. Mục tiêu của giám sát và đánh giá tài chính đại học dựa trên kết quả
Mục tiêu của giám sát và đánh giá tài chính đại học là đảm bảo các
nguồn lực tài chính được huy động, được sử dụng, các hoạt động tài chính
được tiến hành và các đầu ra dự kiến sẽ hướng tới đạt được những kết quả,
những tác động mong muốn về chất lượng, công bằng và hiệu quả trong giáo
dục đại học.
1.3.2.4 Chủ thể giám sát và đánh giá tài chính các trường đại học
Giám sát và đánh giá tài chính đại học là một trong những nội dung của
quản lý của nhà nước đối với tài chính các trường đại học vì vậy chủ thể
giám sát chủ yếu là các cơ quan quản lý nhà nước đối với tài chính các
trường đại học.
- Các cơ quan quản lý trực tiếp các trường đại học: các trường đại học
21
công lập có sử dụng một phần vốn ngân sách nhà nước cho hoạt động đào
tạo và nghiên cứu. Vì vậy các cơ quan quản lý nhà nước đối với các trường
sẽ giám sát và đánh giá các hoạt động huy động, phân bổ và sử dụng nguồn
tài chính này nhằm đạt được các mục tiêu của giáo dục đại học. Các cơ
quan quản lý trực tiếp về tài chính đại học công lập có thể là Bộ quản lý về
giáo dục, Bộ quản lý ngành (nếu trường đại học thuộc ngành), Chính phủ

(nếu trường thuộc Chính phủ); Ủy ban nhân dân (nếu các trường đại học
thuộc địa phương).
- Các cơ quan có thẩm quyền chung về quản lý tài chính ở trung ương và
địa phương: đây là những cơ quan không chỉ quản lý tài chính giáo dục đại
học mà quản lý chung về vốn ngân sách nhà nước
- Giám sát và đánh giá có sự tham gia của các chủ thể liên quan: các chủ
thể có liên quan đến tài chính các trường đại học sẽ trở thành các chủ thể
giám sát và đánh giá khi cơ chế khuyến khích sự tham gia trong giám sát và
đánh giá phát triển. Các chủ thể liên quan bao gồm người học, gia đình của
người học, các tổ chức tài trợ, các nhà đầu tư, và cộng đồng xã hội
- Giám sát và đánh giá của các tổ chức độc lập: để đảm bảo tính minh
bạch về tài chính, đảm bảo những kết quả tích cực của hoạt động tài chính đại
học và đảm bảo tính khách quan và độc lập của các kết quả đánh giá, các cơ
quan nhà nước chuyển sang xu hướng sử dụng các tổ chức tư vấn thực hiện
công tác giám sát và đánh giá các trường đại học. Việc sử dụng này cũng khắc
phục được những hạn chế chuyên môn trong công tác giám sát và đánh giá tài
chính đại học.
1.3.2.5. Nội dung giám sát và đánh giá tài chính đại học công lập dựa trên
22
kết quả
a. Chuỗi kết quả của tài chính đại học
Bảng 2: Chuỗi kết quả của tài chính đại học
23
Các
đầu vào:
- Nhân
lực tài
chính
- Thông
tin tài

chính
- Chi phí
cho hoạt
động tài
chính
- Cơ sở
vật chất
cho hoạt
động tài
chính
- Công
nghệ
hoạt
động tài
chính
Các
hoạt
động tài
chính cơ
bản:
- Huy
động các
nguồn
tài
chính?
- Phân
bổ các
nguồn
tài chính
- Sử

dụng các
nguồn
tài
chính?
Các đầu ra:
- Các nguồn được
huy động? Cơ cấu?
Số lượng? Thời
gian? Mục đích
chi?
- Kết quả chi cho
các khoản mục chi
thường xuyên (chi
lương, chi chuyên
môn nghiệp vụ)?
- Kết quả chi không
thường xuyên (cho
đầu tư, chi cho
nghiên cứu khoa
học)
- Khả năng chi trả
và cân đối thu chi
của các trường đại
học?
- Cơ cấu nợ của các
trường?
- Quỹ để tái đầu tư?
- Việc tuân thủ
những quy đinh nhà
nước đối với các

khoản thu và chi?
- Sự minh bạch tài
chính của các
trường đại học?
Các kết quả
- Chất lượng giáo
dục:
+ Tỷ lệ sinh viên tốt
nghiệp bằng khá trở
lên?
+ Tỷ lệ sinh viên tốt
nghiệp đúng hoặc
sớm hơn thời hạn?
+ Trình độ chuyên
môn của giáo viên?
+ Cơ sở vật chất,
học liệu cho dạy và
học?
- Công bằng giáo
dục
+ Cơ cấu sinh viên
trúng tuyển?
+ Cơ cấu sinh viên
tốt nghiệp theo
vùng miền?
+ Mức học phí và
trợ cấp cho các đối
tượng khác nhau?
- Hiệu quả:
+ Chi phi xã

hội/sinh viên tốt
nghiệp
+Chi phí của người
học/sinh viên tốt
nghiệp
+ Chi phí của
trường đại học/sv
+ Thời gian đào tạo
trung bình?
Các ảnh
hưởng
- Việc làm
cho sinh
viêKiểm
toán nhà
nước
bình sau khi
tốt nghiệp
khoảng 3
năm
- Khả năng
nâng cao
bằng cấp
(học thạc sĩ)
và các khóa
học khác?
- Uy tín của
trường?
- Sự tín
nhiệm của

cộng đồng,
người học
và gia đình
họ?
- Khả năng
thu hút tài
chính dài
hạn?
Thực
trạng:
Tài
chính
của các
trường
đã đảm
bảo tạo
ra được
những
đầu ra,
kết quả

những
ảnh
hưởng
mong
muốn?
Các đầu
vào:
- Nhân
lực tài

chính
- Thông
tin tài
chính
- Chi phí
cho hoạt
động tài
chính
- Cơ sở
vật chất
cho hoạt
động tài
chính
- Công
nghệ hoạt
động tài
chính
Các hoạt
động tài
chính cơ
bản:
- Huy
động các
nguồn tài
chính?
- Phân bổ
các
nguồn tài
chính
- Sử dụng

các
nguồn tài
chính?
Các đầu ra:
- Các nguồn được
huy động? Cơ cấu?
Số lượng? Thời
gian? Mục đích chi?
- Kết quả chi cho các
khoản mục chi
thường xuyên (chi
lương, chi chuyên
môn nghiệp vụ)?
- Kết quả chi không
thường xuyên (cho
đầu tư, chi cho
nghiên cứu khoa
học)
- Khả năng chi trả và
cân đối thu chi của
các trường đại học?
- Cơ cấu nợ của các
trường?
- Quỹ để tái đầu tư?
- Việc tuân thủ
những quy đinh nhà
nước đối với các
khoản thu và chi?
- Sự minh bạch tài
chính của các trường

đại học?
Các kết quả
-Chất lượng giáo dục
+Tỷ lệ SV tốt nghiệp
bằng khá trở lên
+ Tỷ lệ sinh viên tốt
nghiệp đúng hoặc
sớm hơn thời hạn?
+ Trình độ chuyên
môn của giáo viên?
+ Cơ sở vật chất, học
liệu cho dạy và học?
- Công bằng giáodục
+ Cơ cấu sinh viên
trúng tuyển?
+ Cơ cấu SV tốt
nghiệp theo vùng
miền?
+ Mức học phí và trợ
cấp cho các đối
tượng khác nhau?
- Hiệu quả:
+ Chi phi xã hội/sinh
viên tốt nghiệp
+Chi phí của người
học/SV tốt nghiệp
+ Chi phí của trường
đại học/sv
+ Thời gian đào tạo
trung bình?

Các ảnh
hưởng
- Việc làm
cho sinh
viên
- Thu nhập
trung bình
sau khi tốt
nghiệp
khoảng 3
năm
- Khả năng
nâng cao
bằng cấp
(học thạc
sĩ) và các
khóa học
khác?
- Uy tín của
trường?
- Sự tín
nhiệm của
cộng đồng,
người học
và gia đình
họ?
- Khả năng
thu hút tài
chính dài
hạn?

c. Nội dung giám sát và đánh giá tài chính đại học theo chuỗi kết quả
Bảng 3: Nội dung của giám sát và đánh giá tài chính đại học (khung giám sát
và đánh giá)
Khung
lôgic
Các vấn đề giám sát Các vấn đề đánh giá
Các
ảnh
hưởng
Sự bền
vững: Liệu
các trường
đại học có
thể đảm
bảo được
những ảnh
hưởng tích
cực trong
dài hạn
này hay
không?
Sự ảnh hưởng:
Việc làm, thu
nhập của sinh
viên sau khi tốt
nghiệp đã thay
đổi như thế nào?
Uy tín, vị thế của
trường đại học?
Tiềm lực tài

chính của các
trường đã thay
đổi ra sao? Có
những thay đổi
nào đã xảy ra
ngoài kế hoạch?
Các kết
quả
- Các trường đang và
sẽ đạt được các kết
quả về chất lượng,
công bằng và hiệu
quả trong giáo dục
đại học?
- Trường đã đảm bảo
được sự minh bạch,
công khai về tài
chính?
- Khả năng cân đối
tài chính của trường
đã đạt được và theo
hướng đảm bảo chất
lượng, công bằng và
hiệu quả trong giáo
dục đại học ?
- Nguyên nhân
nào dẫn đến
không đạt được
hoặc chậm đạt
được những kết

quả về chất
lượng, công
bằng và hiệu quả
trong giáo dục
đại học?
Sự phù hợp
Các mục tiêu đã đạt về chất
lượng, công bằng và hiệu quả
của các trường đại học được
có phù hợp với nhu cầu của
các bên liên quan và phù hợp
với chính sách của chính phủ?
Tính hiệu lực
- Các mục tiêu chất lượng,
công bằng và hiệu quả của các
trường đại học đã đạt được
theo kế hoạch?
- Đầu ra của hoạt động tài
chính ở các trường đại học đã
đưa đến kết quả mong đợi về
chất lượng, công bằng và hiệu
quả trong giáo dục đại học?
Các
đầu ra
24
Các đầu ra:
- Các nguồn được
huy động? Cơ cấu?
Số lượng? Thời
gian? Mục đích

chi?
- Kết quả chi cho
các khoản mục chi
thường xuyên (chi
lương, chi chuyên
môn nghiệp vụ)?
- Kết quả chi không
thường xuyên (cho
đầu tư, chi cho
nghiên cứu khoa
học)
- Khả năng chi trả
và cân đối thu chi
của các trường đại
học?
- Cơ cấu nợ của các
trường?
- Quỹ để tái đầu tư?
- Việc tuân thủ
những quy đinh nhà
nước đối với các
khoản thu và chi?
- Sự minh bạch tài
chính của các
trường đại học?
Các kết quả
- Chất lượng giáo
dục:
+ Tỷ lệ sinh viên tốt
nghiệp bằng khá trở

lên?
+ Tỷ lệ sinh viên tốt
nghiệp đúng hoặc
sớm hơn thời hạn?
+ Trình độ chuyên
môn của giáo viên?
+ Cơ sở vật chất,
học liệu cho dạy và
học?
- Công bằng giáo
dục
+ Cơ cấu sinh viên
trúng tuyển?
+ Cơ cấu sinh viên
tốt nghiệp theo
vùng miền?
+ Mức học phí và
trợ cấp cho các đối
tượng khác nhau?
- Hiệu quả:
+ Chi phi xã
hội/sinh viên tốt
nghiệp
+Chi phí của người
học/sinh viên tốt
nghiệp
+ Chi phí của
trường đại học/sv
+ Thời gian đào tạo
trung bình?

Các ảnh
hưởng
- Việc làm
cho sinh
viêKiểm
toán nhà
nước
bình sau khi
tốt nghiệp
khoảng 3
năm
- Khả năng
nâng cao
bằng cấp
(học thạc sĩ)
và các khóa
học khác?
- Uy tín của
trường?
- Sự tín
nhiệm của
cộng đồng,
người học
và gia đình
họ?
- Khả năng
thu hút tài
chính dài
hạn?

×