Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty TNHH Thuơng mại quà tặng Đông Duơng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.29 MB, 75 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ QUỐC TẾ
CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP CUỐI KHÓA
ĐỀ TÀI:
XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TẠI
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & QUÀ TẶNG ĐÔNG DƯƠNG
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
Sinh viên : Lưu Thị Hòa
Mã sinh viên : TC400240
Lớp : Kinh tế quốc tế - 40B
Hệ : Vừa học vừa làm
Hà Nội - 2011
LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô giáo khoa
Thương mại và Kinh tế quốc tế đã trang bị cho em kiến thức trong suốt quá
trình học tập. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới thầy
PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng, người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt
quá trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp này.
Nhân đây, em cũng xin được gửi lời cảm ơn tới toàn thể cán bộ công
nhân viên công ty TNHH thương mại & quà tặng Đông Dương đã giúp đỡ
em nhiệt tình trong việc thu thập, tìm tài liệu, cũng như cho em những lời
khuyên quý giá để chuyên đề có được những số liệu cập nhật, đầy đủ, chính
xác và hoàn thiện hơn.
Do trình độ, kinh nghiệm còn hạn chế, thời gian được tìm hiểu tại Công
ty không dài nên dù đã cố gắng song chắc chắn chuyên đề này sẽ không thể
tránh được những thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các
thầy cô giáo cũng như của các cán bộ công ty TNHH thương mại & quà tặng
Đông Dương để chuyên đề tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.


Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 10 tháng 5 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Lưu Thị Hòa
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan chuyên đề báo cáo thực tập cuối khóa: “ Xuất khẩu
hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty TNHH thương mại & quà tặng Đông
Dương” là công trình nghiên cứu của riêng em.
Những nội dung trong chuyên đề là do em thực hiện dưới dự hướng dẫn
tận tình của PGS. TS Nguyễn Thường Lạng.
Các số liệu được sử dụng trong chuyên đề là trung thực và hoàn toàn
chính xác.
Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo hay gian trá, em
xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Người cam đoan
Lưu Thị Hòa
Chuyªn ®Ò thùc tËp cuèi kho¸ - Khoa Th¬ng M¹i vµ Kinh TÕ Quèc TÕ
DANH MỤC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
1.1 Nguồn nhân lực công ty Đông Dương 11
2.1 Kim ngạch xuất khẩu TCMN 5 năm gần đây 32
2.2 Kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng XK 34
2.3 Kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu thị truờng XK 37
3.1 Biểu tổng hợp năm 2009, 2010 40
DANH MỤC HÌNH
Hình Tên hình Trang
1.1 Logo công ty Đông Duơng 4
1.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty Đông Dương 10
2.1 Lưu đồ quy trình thu mua hàng TCMN 26
2.2 Lưu đồ quy trình xuất khẩu hàng TCMN 29

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ Tên biểu đồ Trang
2.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN từ 2006 đến 2010 33
2.2 Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng từ 2006 đến 2010 35
2.3 Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường 5 năm gần đây 38
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ
Tiếng Anh Tiếng Việt
Líp: KTQT-40B
Chuyên đề thực tập cuối khoá - Khoa Thơng Mại và Kinh Tế Quốc Tế
1 C/O Certificate of Origin Chng nhn xut x hng hoỏ
2 CIF Cost insurance freight Tin hng + Bo him + cc phớ
vn chuyn
3 ụng Dung Cụng ty TNHH Thng mi &
qu tng ụng Dng
4 GDP Gross Domestic
Product
Tng sn phm quc ni
5 EU European Union Liờn minh chõu u
6 Hapro Tng cụng ty thng mi H Ni
7 KTN Kinh t i ngoi
8 LC Letter of Credit Th tớn dng
9 TCCB T chc cỏn b
10 TCMN Th cụng m ngh
11 TNHH Trỏch nhim hu hn
12 Telegraphic Tranfer
Remitance
in chuyn tin
13 Thng Long Cụng ty xut khu m ngh Thng
Long

14 XK Xut khu
15 WTO World Trade
Origanizaton
T chc thung mi Th Gii
MC LC
Lớp: KTQT-40B
LỜI MỞ ĐẦU
Tính tất yếu của đề tài
Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta chủ
trương chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN để hội nhập với nền kinh tế thế giới. Hòa nhịp
cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động thương mại trong nước, lĩnh
vực xuất nhập khẩu cũng đang là lĩnh vực phát triển khá mạnh, và rất được
nhà nước quan tâm.
Tham gia vào WTO, Việt Nam được bảo vệ và hưởng rất nhiều lợi ích
to lớn mà WTO mang đến cho các nước thành viên. Các thị trường lớn nhất
Thế giới phải mở cửa cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, tạo ra một cơ
hội phát triển lớn cho chúng ta, hoạt động xuất khẩu càng có nhiều điều kiện
phát triển mạnh hơn. Trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã thu được nhiều
thành tựu trên lĩnh vực xuất khẩu, nhất là xuất khẩu các mặt hàng như xuất
khẩu hàng nông sản, hàng dệt may, giày dép, và hàng thủ công mỹ nghệ.
Đúng vậy, xuất khẩu ngành hàng thủ công mỹ nghệ đã có sự tăng trưởng tích
cực trong những năm gần đây và vươn lên là 1 trong 10 ngành hàng xuất
khẩu đạt kim ngạch cao nhất của đất nước, giá trị thực thu xuất khẩu hàng
thủ công mỹ nghệ là rất cao. Đây là ngành hàng được nhà nước rất quan tâm
và khuyến khích phát triển. Điều đó đòi hỏi ngành hàng này cần được nghiên
cứu để tìm ra những giải pháp thúc đẩy sự phát triển xuất khẩu hàng thủ
công mỹ nghệ ra thị trường thế giới.
Xuất phát từ thực tế trên, đề tài: “ Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
tại công ty TNHH Thuơng mại & quà tặng Đông Duơng” đuợc chọn để

nghiên cứu.
Líp: KTQT-40B
1
1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Tìm hiểu về mặt hàng thủ công mỹ nghệ tại Việt Nam, đặc điểm sản
phẩm, thị trường tiêu thụ, thị truờng cạnh tranh, chính sách của nhà nuớc về
hàng thủ công mỹ nghệ.
- Nắm bắt hình thức xuất khẩu,quy trình thu mua và xuất khẩu hàng thủ
công mỹ nghệ ra nước ngoài.
- Tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng thủ công
mỹ nghệ tại doanh nghiệp xuất khẩu.
- Đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ phát triển trong những năm tiếp theo.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến
thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty TNHH Thương
mại & Quà tặng Đông Dương.
2.2 Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu về quá trình hình thành của công ty TNHH thương mại
& quà tặng Đông Dương.
- Nghiên cứu về hình thức, quy trình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
của công ty TNHH thương mại & quà tặng Đông Dương
- Phân tích,đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của
công ty TNHH thương mại & quà tặng Đông Dương
- Nêu ra những thành tựu doanh nghiệp xuất khẩu đã đạt đuợc và
những hạn chế còn tồn đọng, từ đó làm rõ nguyên nhân của thành tự cũng
như hạn chế đó ( nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan).
Líp: KTQT-40B
1

- Đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện hiện tại nhằm thúc đẩy
xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty TNHH thương mại & quà
tặng Đông Dương
3. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử của chủ nghĩa Mác – Lênin và kết hợp với các phương pháp cụ thể như
phương pháp phân tích thống kê, đánh giá tổng hợp, so sánh, phương pháp
tham khảo tài liệu… để luận giải, khái quát và phân tích theo mục đích của
đề tài.
4. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
chuyên đề được trình bày trong 3 chuơng:
Chương 1: Giới thiệu về công ty TNHH Thương mại & quà tặng Đông
Dương
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty
TNHH thương mại & quà tặng Đông Dương
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại
công ty TNHH thương mại & quà tặng Đông Dương.
Líp: KTQT-40B
1
CHUƠNG 1
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH THUƠNG MẠI & QUÀ
TẶNG ĐÔNG DUƠNG
1.1. Giới thiệu về công ty Đông Dương
Công ty TNHH Thương mại & Quà tặng Đông Dương chính thức
được thành lập ngày 14 – 02 – 2000 theo giấy phép kinh doanh số 054639
do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp, được thành lập và hoạt động
theo sự điều chỉnh của pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tên Giao dịch: IndochinaGifts co., ltd
Trụ sở chính: Số 19, phố Kim Đồng, P. Giáp Bát, Q. Hoàng Mai, HN

Điện thoại: 04. 66804383
Email:
Website: indochinagifts.com
Vốn điều lệ của công ty: 100 tỷ VNĐ
Văn phòng đại diện tại Hà Nội:
Tầng 4 – tòa nhà VCCI – số 9 Đào Duy Anh – Đống Đa – Hà Nội
Văn phòng đại diện tại tp HCM:
Lô G02, đường N5, P.13, Q.Bình Thạnh, Tp HCM
Cửa hàng lưu niệm tại sân bay Nội Bài
Cửa hàng lưu niệm tại sân bay Tân Sơn Nhất
Logo của công ty:
Nguồn: Tài liệu nội bộ công ty Đông Dương
Hình 1.1: Logo công ty Đông Dương
Ý nghĩa logo:
Indochinagifts thể hiện định hướng của công ty không chỉ hoạt động
kinh doanh tại Việt Nam mà còn vươn tới các nước bạn trên Thế giới.
Logo gồm hai màu xanh và đỏ thể hiện tính triết lý âm dương song
hành. Hai màu cơ bản và đối lập nhau này đã mang lại thành công cho rất
nhiều thuơng hiệu nổi tiếng Thế giới.
Triết lý kinh doanh:
Quy tắc thứ 1: Niềm đam mê lôi cuốn niềm đam mê
Líp: KTQT-40B
1
Niềm đam mê trong công ty Đông Duơng được lan tỏa từ lãnh đạo
cấp cao nhất tới toàn thể nhân viên, sang cả các khách hàng và đối tác kinh
doanh.
Bước hành động của công ty Đông Duơng: Hãy nỗ lực tuyển dụng
những nhân viên nhiệt thành và tốt nhất là yêu thích hoạt động kinh doanh
của bạn. Mỗi nhân viên bạn tuyển dụng có thể chưa hoàn toàn có niềm say
mê với hoạt động kinh doanh hiện tại, nhưng ít nhất họ nên có khả năng

truyền tải niềm đam mê tới các khách hàng và các nhân viên khác.
Quy tắc thứ 2: Đối xử với các nhân viên như gia đình
Công ty Đông Duơng luôn nỗ lực xây dựng và phát triển những mối
quan hệ tình cảm đầy ý nghĩa với các nhân viên của họ, theo một cách thức
vượt khỏi phạm vi chuyên môn và mang tính chất cá nhân nhiều hơn.
Các nhân viên mới của Đông Duơng được đào tạo trên 240 giờ
trong năm làm việc đầu tiên của họ (trong khi chuẩn mực của ngành chỉ là
7 giờ). Các nhân viên được trả lương cao gấp hai đến ba lần so với chuẩn
mức của ngành.
Bước hành động của công ty Đông Duơng: Hãy thực thi nguyên tắc
vàng: Đối xử với các nhân viên đúng như cách thức bạn mong muốn mình
được đối xử.
Quy tắc thứ 3: Đánh giá thành công
Hầu hết các công ty đánh giá thành công thông qua những con số cụ
thể về doanh số bán hàng. Trái ngược hoàn toàn, những công ty Đông
Duơng xác định thành công bằng việc đánh giá tác động mà họ tạo ra được
lên cuộc sống của các khách hàng, thành công của các đối tác kinh doanh,
nhà cung cấp,
1.1.1. Quá trình phát triển
1.1.1.1 Giai đoạn 2000 - 2003
Đây là thời kỳ công ty mới thành lập và hội nhập vào nền kinh tế thị
trường còn khá mởi mẻ ở Việt Nam. Trước đó, một số công ty và tổng công
ty lớn của nhà nước đã tham gia vào lĩnh vực xuất khẩu hàng thủ công mỹ
Líp: KTQT-40B
1
nghệ. Vì vậy công ty Đông Dương đã rút ra được nhiều kinh nghiệm quý
báu và bắt đầu tiếp cận thị trường Châu Âu. Thì trường châu Âu vẫn còn
rất tiềm năng đối với mặt hàng TCMN. Tuy nhiên, giai đoạn này công ty
còn khá mới, đội ngũ nhân viên chưa nhiều kinh nghiệm cộng với nguồn
vốn hạn hẹp, đầu tư cơ sở vật chất tốn kém nên công ty vẫn gặp nhiều khó

khăn và chỉ trong mức hòa vốn.
1.1.1.2. Giai đoạn 2003 - 2006
Giai đoạn này, công ty Đông Dương đã có đà phát triển hơn nhờ
những chính sách cho vay vốn của các ngân hàng. Thời kỳ này nền kinh tế
thị trường ở Việt Nam cũng trên đà nở rộ. Hoạt động xuất nhập khẩu bắt
đầu nhộn nhịp hơn. Các bạn hàng trên Thế giới cũng đã biết đến Việt Nam
và các mặt hàng xuất khẩu của chúng ta. Công ty Đông Dương cũng nhờ
đó mà phát triển được nguồn khách hàng sang nhiều thị trường khác nhau,
mở mang thị trường và công ty cũng đã có một lượng khách hàng quen
thuộc tương đối đều đặn. Nguồn tài chính của công ty đi dần vào ổn định,
lợi nhuận cũng ngày càng gia tăng.
1.1.1.3. Giai đoạn 2006 đến nay
Đây là thời kỳ khởi sắc của Công ty. Hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty đã đi vào trạng thái an toàn và có lãi. Các mặt hàng xuất khẩu
truyền thống của công ty ngày càng tăng về kim ngạch xuất khẩu, dẫn đầu
là mặt hàng gốm sứ và bàn ghế, vật dụng được làm từ chất liệu mây, tre.
Những mặt hàng như sơn mài, gỗ mỹ nghệ, khăn bông, thổ cẩm, kim ngạch
cũng ngang ngửa một số công ty của nhà nước cùng ngành.
Những thị trường khó tính như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, đặc biệt là
thị trường mới như Mỹ, Canada, Braxin…đã tiếp nhận chất lượng hàng hoá
của Công ty trong 3 năm gần đây mà không có một khoản khiếu nại và từ
chối thanh toán nào. Tuy nhiên, công ty Đông Dương cũng bị ảnh hưởng
lớn từ khủng hoảng kinh tế kéo dài từ cuối năm 2007 đến 2010 nên khi
Líp: KTQT-40B
1
hiệu quả xuất khẩu của công ty vừa đạt điểm an toàn và có lãi thì lại bị sụt
giảm kim ngạch vào 2 năm gần đây.
1.1.2. Ngành nghề kinh doanh
Các hoạt động sản xuất, kinh doanh chính.
Một số mặt hàng công ty kinh doanh:

- Bán buôn, bán lẻ hàng thêu ren
- Bán buôn, bán lẻ hàng may mặc
- Sản xuất và kinh doanh hàng gốm sứ, thủ công mỹ nghệ
- Bán buôn hàng lưu niệm, hàng đan lát, hàng thủ công mỹ nghệ
trong các cửa hàng chuyên doanh ( mặt hàng chính).
- Bán buôn vali, cặp, túi, ví, hàng da và giả da khác.
- Bán buôn dụng cụ y tế.
- Sản xuất và bán buôn hàng thủy tinh.
- Bán buôn giường, tủ, bàn ghế và các đồ dùng tương tự.
- Bán buôn sách, báo, tạp chí, văn phòng phẩm.
- Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại.
- Quảng cáo ( không bao gồm quảng cáo thuốc lá).
- Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép.
- Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm.
- Xuất nhập khẩu những mặt hàng công ty kinh doanh.
1.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy
Công ty Đông Dương bao gồm Ban lãnh đạo và các phòng ban trực
thuộc, cụ thể như sau:
Ban lãnh đạo gồm 5 người.
Tổng Giám đốc là người có quyền cao nhất quyết định và chỉ đạo ở
tầm vĩ mô mọi hoạt động kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trước
pháp luật.
Bốn Giám đốc điều hành từng bộ phận: Kinh doanh, Kỹ thuật, Nhân
sự, Tài chính, trực tiếp điều hành công ty và chịu trách nhiệm báo cáo lên
Tổng Giám đốc hoạt động của Công ty.
Khối văn phòng gồm các phòng ban:
Phòng Kế toán tài chính có nhiệm vụ điều hòa, phân phối tổ chức
sử dụng vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo dõi hoạt động
kinh doanh của công ty dưới hình thái giá trị để phản ánh chi phí đầu
vào, kết quả đầu ra, đánh giá kết quả sức lao động của cán bộ công nhân

viên. Phân tích kết quả kinh doanh của từng hợp đồng, từng quý, năm.
Líp: KTQT-40B
1
Thực hiện đầy đủ đối với ngân sách Nhà nước, phân phối nguồn thu
nhập, thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm
Phòng Tổ chức hành chính chịu trách nhiệm quản lý tình hình nhân
sự, đảm nhận nhiệm vụ tiếp khách, đôn đốc mọi người thực hiện đúng nội
quy, quy chế của công ty, lo về quyền lợi của cán bộ công nhân viên.
Phòng Nhân sự chịu trách nhiệm tuyển dụng, sắp xếp lao động, quản
lý tình hình nhân sự, đào tạo tay nghề, nghiệp vụ của cán bộ công nhân
viên, xây dựng chính sách, chế độ đãi ngộ cán bộ công nhân viên.
Phòng Kế hoạch phụ trách lên kế hoạch chi tiết về tình hình nhập
xuất hàng để kịp thời nắm bắt thị trường trong nước cũng như nước ngoài,
điều tiết nguồn hàng thu mua vào và xuất bán ra của công ty. Phòng kế
hoạch chịu trách nhiệm báo cáo công việc trực tiếp cho giám đốc tài chính
để có những chỉ thị sáng suốt và kịp thời từ ban lãnh đạo.
Khối kinh doanh gồm các phòng ban:
Phòng Thu mua chịu trách nhiệm quản lý,đặt hàng, thu mua đầu vào
hàng hóa cụ thể là các mặt hàng may tre đan như bàn ghế, tủ, kệ, vật phẩm
trang trí, sản phẩm bằng cói như: Dép đi trong nhà, bình, lọ, túi xách,
mũ…., sản phẩm bằng gốm, sứ, thủy tinh như lọ hoa, bình, bộ ấm chén,
tranh sứ….do làng nghề hoặc nghệ nhân Việt Nam sản xuất …để cung cấp
đầu ra cho các cửa hàng, phòng kinh doanh nội địa và phòng xuất khẩu tiêu
thụ ra nước ngoài.
Phòng Nghiệp vụ xuất khẩu chịu trách nhiệm tìm hiểu nhu cầu thị
truờng, tìm kiếm các đối tác nước ngoài bằng các phuơng tiện Internet,
điện thoại, giao dịch, đàm phán, ký kết, theo dõi hợp đồng thủ công mỹ
nghệ xuất khẩu các đối tác nước ngoài để đáp ứng nhu cầu kịp thời trên thị
trường. Phòng xuất khẩu cũng là đầu mối đưa ra các ý tuởng sáng tạo về
sản phẩm để phù hợp với văn hoá nuớc nhập khẩu sản phẩm và phù hợp

với thị hiếu của khách hàng.
Phòng Kinh doanh nội địa chịu trách nhiệm doanh số bán buôn nội
địa tại công ty. Khách hàng của phòng này chủ yếu là các doanh nghiệp
trong nước tổ chức lễ kỷ niệm thành lập năm chẵn hoặc tổ chức hội nghị,
hội thảo khách hàng, quà khuyến mại của các ngân hàng cho khách gửi tiết
Líp: KTQT-40B
1
kiệm, quà khuyến mại cho khách hàng nhân dịp khai trương, chi ân khách
hàng. ngoài ra khâu bán lẻ qua các cửa hàng chuyên doanh cũng góp phần
đem lại doanh số không nhỏ vào tổng doanh số bán ra của công ty.
Hai cửa hàng (Cửa hàng số 1 và số 2 tại sân bay Tân Sơn Nhất và
sân bay Nội Bài): phụ trách doanh số bán lẻ nội địa của công ty. Đối tượng
khách hàng chủ yếu là các khách du lịch đến Việt Nam mua quà tặng lưu
niệm trong khi chờ đợi ở sân bay. Khâu bán lẻ qua các cửa hàng chuyên
doanh này đã góp phần đem lại doanh số không nhỏ vào tổng doanh số bán
ra của công ty và chiếm 50% doanh thu bán hàng nội địa.
Bộ máy của công ty Đông Duơng đuợc thể hiện cụ thể trong hình 1.2
duới đây:
Líp: KTQT-40B
1
Nguồn: Tài liệu nội bộ của công ty Đông Dương
Hình: 1.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty Đông Dương
BAN LÃNH ĐẠO
PHÒNG
THU
MUA
PHÒNG
XUẤT
KHẨU
PHÒNG

KINH
DOANH
NỘI ĐỊA
CÁC CỬA
HÀNG
PHÒNG
KẾ TOÁN
TÀI
CHÍNH
PHÒNG
TỔ CHỨC
HÀNH
CHÍNH
PHÒNG
NHÂN SỰ
PHÒNG
KẾ
HOẠCH
TỔNG GIÁM ĐỐC
Giám đốc
kinh doanh
Giám đốc kỹ
thuật
Giám đốc
nhân sự
Giám đốc tài
chính
KHỐI KINH DOANH KHỐI VĂN PHÒNG
1.1.4. Nguồn nhân lực
Tổng số cán bộ công nhân viên của công ty có 195 người.

Cơ cấu nhân sự:
Bảng 1.1: Nguồn nhân lực của công ty Đông Dương

Chỉ tiêu Số công nhân viên Năm 2011

Tổng số 152 195

Tổng số nam 106 144

Tổng số nữ 46 51
Đại học và trên đại học

Kỹ sư tin học 12 14
Kỹ sư điện tử 16 20

Kỹ sư điện 12 15

Kỹ sư cơ khí chế tạo 15 19

Cử nhân kinh tế 36 46

Cử nhân luật 5 6
Cao đẳng, trung cấp và công nhân kỹ thuật

Cao đẳng 23 28
Trung cấp kinh tế 6 9

Công nhân kỹ thuật 25 35
Lao động phổ thông


Lao động phổ thông 2 3
Thu nhập bình quân
Cao nhất 6.000.000 11.000.000
Thấp nhất 1.500.000 1.700.000
Nguồn: Tài liệu nội bộ của công ty Đông Dương
Kinh nghiÖm
Kinh nghiệm ngành lâu năm: 70% thành viên công ty đã có kinh
nghiệm nhiều năm trong ngành ( Từ 3 năm đến 14 năm trong ngành thủ
công mỹ nghệ).
Kiến thức ngành đa dạng: Đa phần các thành viên công ty có kinh
nghiệm về tất cả các mảng công việc trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ.
Tác phong làm việc
Chuyên nghiệp: Rất bài bản, có kế hoạch và chu đáo, thủ tục hồ sơ đầy đủ
Linh động: Giải quyết vấn đề có cơ sở, nền tảng nhưng linh động, mềm dẻo
Hiệu quả: Giải quyết dứt điểm công việc, không kéo dài, chậm trễ.
1.2. Đặc điểm về hàng thủ công mỹ nghệ và thị truờng xuất khẩu
1.2.1. Đặc điểm về sản phẩm
Nghề thủ công mỹ nghệ là một nghề truyền thống của Việt Nam có lịch
sử lâu đời và phong phú với nhiều mặt hàng nổi tiếng cả trong và ngoài nước,
nghề đã tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho nhiều lao động, tạo ra nguồn
thu ngoại tệ, đóng góp lớn cho xuất khẩu như nghề làm gốm, dệt lụa, sơn mài,
đan lát mây tre, đan nón, đúc đồng, làm đồ gỗ, kim khí, đá mỹ nghệ,…
Đặc điểm của các làng nghề làm hàng thủ công mỹ nghệ là làng nghề
gắn với nông thôn, mang tính chất “gia truyền”, sản phẩm là sự kết tinh, sự
bảo lưu và phát triển các giá trị văn hóa, văn minh của dân tộc. Vì vậy, sản
phẩm mang đậm sắc thái văn hóa, vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá trị thẩm
mỹ cao.
Ở Việt Nam có nhiều nơi làm nghề thủ công mỹ nghệ. Tính đến năm
2008, Việt Nam đã có hơn 2000 làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ,
phân bố chủ yếu ở Đồng bằng Sông Hồng, Đồng bằng Bắc Bộ và Đồng bằng

sông Cửu Long; và một số địa điểm sản xuất tiêu biểu như Bắc Giang, Bắc
Ninh, Nam Sách, Đồng Tháp, Bát Tràng của Hà Nội, làng Vạn Phúc ( Hà
Đông), Nam Định, Hà Tây…
Công ty TNHH thương mại & quà tặng Đông Dương là một trong số
những doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ lớn nhất ở Việt Nam,
các mặt hàng thủ công mỹ nghệ được xuất khẩu bao gồm: Hàng mây tre,gốm
sứ, tre cuốn, sơn mài, tôn, nến, gạch men, sắt mỹ nghệ, tạp phẩm, sản phẩm
công nghiệp nhẹ, thủy tinh, sản phẩm cơ khí, hàng may mặc, hàng thêu ren,
túi, mũ…
Trong đó, các mặt hàng này được chia thành 5 nhóm như sau:
Nhóm 1 (Hàng mây tre, cói): Gồm có tất cả các mặt hàng làm thủ công
bằng mây tre, cói như bàn ghế, tủ, kệ, khay, đĩa, cháp, các giỏ đựng đồ (giỏ
rượu lục bình đan xương cá, giỏ hoa, giỏ đựng quần áo, giỏ đựng hoa quả, ),
các loại bàn ghế, móc treo quần áo, mành tre bằng mây tre; các loại thảm,
đệm, giỏ bằng cói,…
Nhóm 2 (Hàng gốm sứ): Gồm có các loại khay, tráp, các loại lục bình,
đĩa, bát, các loại thìa, dĩa, tranh,tượng các con vật làm bằng gốm sứ.
Nhóm 3 (Hàng sơn mài): Gồm có tranh sơn mài, bình, lọ hoa, đĩa, khay,
tráp, hộp đựng đồ trang điểm, vật phẩm trang trí… làm bằng sơn mài.
Nhóm 4 (hàng dệt may): túi, mũ ( mũ vải, mũ cối, mũ len, …), áo phông,
áo gió, túi du lịch , khăn mặt, bít tất….
Nhóm 5 (Hàng thêu ren): Hàng thêu ren (các loại thảm trải bàn, khăn tay,
vỏ gối, khăn trải giường với nhiều đường nét, hoa văn được thêu khác nhau),
Các sản phẩm xuất khẩu của Công ty luôn là các sản phẩm chất lượng
tốt, mẫu mã đẹp, đa dạng, hấp dẫn thu hút khách hàng nên lượng khách hàng
tiêu thụ mặt hàng thủ công mỹ nghệ của công ty luôn có xu hướng tăng lên.
1.2.2. Đặc điểm về thị trường xuất khẩu
1.2.2.1. Đặc điểm về thị truờng
Là mặt hàng có mức độ tăng trưởng khá cao trong những năm qua,bình
quân khoảng 20% trên 1 năm, với kim ngạch xuất khẩu 300 triệu USD trong

năm 2004 và đạt hơn 750 triệu USD vào năm 2007, dự kiến sẽ đạt 1 tỷ USD
vào năm 2008. Thị trường xuất khẩu TCMN của nước ta ngoài các nước chủ
yếu như Mỹ, Nga, Nhật Bản, Anh , Pháp, Đức, Hàn Quốc, Đài Loan Hiện
đã có mặt tại 163 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, cũng là mặt hàng
có tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu rất lớn.
Mặc dù ngành thủ công mỹ nghệ có kim ngạch xuất khẩu không cao so
sánh nhiều mặt hàng xuất khẩu khác, nhưng hàng mỹ nghệ lại mang về cho
đất nước thực thu ngoại tệ có một tỷ trọng rất cao trong kim ngạch xuất khẩu
của mình. So với một số mặt hàng khác như may mặc, gỗ và giày da do
nguyên liệu đều phải nhập khẩu từ nước ngoài giá trị gia tăng của các ngành
này chủ yếu là chi phí gia công và khấu hao máy móc thiết bị, cho nên giá trị
thực thu ngoại tệ mang về cho đất nước chỉ chiếm một tỷ trọng từ 5-20%
trong tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu.
Thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam cũng như của
công ty Đông Dương đang rất phát triển, trong đó các thị trường lớn nhập
khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty đó là Mỹ, Châu Âu (chủ yếu là EU,
Bắc Âu), Nga, Bắc Phi, Nhật Bản các nước Đông Nam Á, các nước Trung
Đông, Hàn Quốc, và một số nước ASEAN khác vẫn đang được duy trì tốt.
Với thị trường Nhật Bản, công ty đang phải chịu sức ép cạnh tranh lớn
với hàng của Trung Quốc nhưng công ty vẫn giành được nhiều đơn đặt hàng
từ thị trường này và đây vẫn là một thị trường lớn của Công ty. Nhóm hàng
thủ công mỹ nghệ có sức tiêu thụ mạnh ở thị trường Nhật Bản là nhóm hàng
gỗ và hàng gốm sứ, hàng mây tre.
Thị trường Mỹ là một thị trường lớn của công ty. Các mặt hàng thủ
công mỹ nghệ mà thị trường Mỹ đang có nhu cầu lớn và giá trị nhập khẩu từ
Việt Nam đang tăng là: các mặt hàng gốm ngoài vườn và gốm trang trí trong
nhà như các chậu trồng cây, tượng, hình các con vật, đài phun nước, vỏ đồng
hồ… Đây là các mặt hàng mà công ty có khả năng đáp ứng tốt hơn so với
các doanh nghiệp khác trong nước cũng xuất khẩu mặt hàng này và có khả
năng cạnh tranh tốt tại thị trường Mỹ.

Thị trường EU, là thị trường gồm hầu hết các nước Châu Âu với hơn 4
triệu km
2
, dân số 456 triệu dân có thu nhập cao. GDP gần 11.000 tỷ USD
chiếm khoảng 27% GDP thế giới. Thị trường EU là một thị trường mở, mang
tính cạnh tranh rất cao đồng thời yêu cầu cao về chất lượng hàng, vệ sinh
môi trường, nhãn mác, bao bì,…Nhận biết được các chính sách thương mại,
các định chế, quy định của thị trường EU, đã từng bước xâm nhập vào thị
trường EU và hiện nay EU là một thị trường lớn của công ty Đông Dương,
đặc biệt là mặt hàng thủ công mỹ nghệ (hàng gốm sứ, hàng mây tre và hàng
tre cuốn) của Đông Dương đang rất được ưa thích tại thị trường này.
Tuy hàng thủ công mỹ nghệ là mặt hàng chưa mang lại kim ngạch xuất
khẩu lớn nhưng đã có vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế
nông thôn, thu hút lượng lớn lao động và góp phần vào xóa đói giảm nghèo ở
các địa phương. Bởi vậy đây cũng là một trong những ngành hàng được
coi là mũi nhọn để tập trung phát triển xuất khẩu trong giai đoạn 2008-
2010 với mục tiêu đạt kim ngạch hơn 1 tỉ USD vào năm 2010. Theo như
thống kê của phòng phát triển thị trường của công ty thì sản phẩm hàng
thủ công mỹ nghệ của công ty đã có mặt tại 60 quốc gia và vùng lãnh thổ
và nhất là đang phát triển thêm thị trường mới là Urugoay, với nhip độ
tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trên 20% mỗi năm.
1.2.2.2. Đặc điểm về cạnh tranh
Cùng với sự phát triển kinh tế, thị trường hàng thủ công mỹ nghệ
đã được hình thành từ năm 1990. Sau 21 năm phát triển, hiện nay thị
trường hàng thủ công mỹ nghệ đã trưởng thành hơn với 1000 công ty
trong cả nước tham gia vào thị trường xuất khẩu hàng TCMN. Với đặc
điểm là những công ty vừa và nhỏ chiếm số lượng lớn, công ty Đông
Dương đang đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt với các công ty trong
nước. Tương tự những thị trường khác, “cạnh tranh” giữa các công ty
xuất khẩu hàng TCMN đang là một vấn đề được bàn thảo nhiều trong

bối cảnh phần lớn công ty xuất khẩu hàng TCMN hiện nay là các công
ty vừa và nhỏ và bức tranh kinh tế vĩ mô, kinh tế ngành ảm đạm đòi hỏi
tái cơ cấu thị trường. Thêm vào đó, sự cạnh tranh ngành hàng này với
các bạn hàng các nước như Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ…đang đặt
ra thách thức rất lớn đối với công ty Đông Dương.
Trong cuộc cạnh tranh này, hàng thủ công mỹ nghệ của công ty
Đông Duơng nói riêng cũng như hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam nói
chung đang có dấu hiệu hụt hơi. "So với mặt hàng tương tự của các đối
thủ cạnh tranh nhất là Trung Quốc, chúng ta đang yếu thế về chất
lượng sản phẩm cũng như giá thành. Nếu không có sự thay đổi từ
chính các công đoạn sản xuất, từ giá thành sản phẩm thì sản phẩm của
công ty khó cạnh tranh.
1.3.Đặc điểm về công nghệ
1.3.1. Đặc điểm máy móc
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ được làm hoàn tay bằng tay, bằng các
công cụ thô sơ và từ chính sức lao động và sức sáng tạo nghệ thuật của
người thợ. Sự trợ giúp của máy móc và công nghệ khoa học chỉ là một
phần nhỏ ở một số công đoạn như cắt xẻ, pha chế, khai thác nguyên vật
liệu…Vì vậy các sản phẩm TCMN mang đặc tính là được sản xuất trên qui
mô hẹp và phân tán, tận dụng nguồn lao động nông nhàn và gắn liền với
các làng nghề truyền thống.
Hàng thủ công mỹ nghệ do sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước đặc
biệt là các nguồn nguyên vật liệu, được thu lượm từ phế liệu và thứ liệu của
nông lâm sản, chẳng những mang lại hiệu quả từ thực thu giá trị ngoại tệ rất
cao, có những mặt hàng TCMN hầu như đạt 100% giá trị xuất khẩu, còn lại
cũng đạt trên 80% giá trị kim ngạch xuất khẩu, đồng thời xuất khẩu hàng
TCMN đã giúp xã hội thu hồi một bộ phận chất thải nông nghiệp sau chế
biến và thu hoạch, đã biến phế liệu trở thành những sản phẩm xuất khẩu, góp
phần tích cực cho việc bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế đất nước.
1.3.2. Đặc điểm bí quyết

Sản phẩm thủ công mỹ nghệ hầu hết phụ thuộc vào bí quyết của mỗi
vùng miền khác nhau hay chính giữa các gia đình gia truyền làm nghề này
lâu năm. Ví dụ cũng là mặt hàng bàn ghế, tủ mây nhưng các tỉnh phía Nam
như Bến Tre, Long An sản phẩm không bền đẹp và có độ sáng bóng như
các tỉnh có làng nghề làm mây tre đan phía bắc như Hà Tây, Bắc Ninh.
Cũng là mặt hàng gốm sứ nhưng gốm Chu Đậu, Bát Tràng, Hải Duơng đều
có những phong cách đặc trưng khác nhau từ đuờng nét hoa văn đến màu
men, cách phối màu sắc….Điều này tạo cho sản phẩm hàng thủ công mỹ
nghệ có được sự đa dạng, phong phú vô cùng và là lĩnh vực luôn đòi hỏi
tính sáng tạo không ngừng. Có thể nói, lĩnh vực này đã đuợc ví von như
một môn nghệ thuật và nó còn thể hiện cả đặc trưng cho cả những nền văn
minh của dân tộc.
1.3.3. Đặc điểm con người
Nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam vốn có truyền thống quý báu từ
lâu đời. Truyền thống đó gắn liền với tên những làng nghề, phố nghề và
được biểu hiện bằng những sản phẩm thủ công truyền thống, với những nét
độc đáo, tinh xảo, hoàn mỹ. Vì vậy người làm ra những sản phẩm ấy hầu
hết phải rất tâm huyết và gắn bó với nghề. Họ thường là những nghệ nhân
theo học nghề của gia đình từ khi còn bé đến khi già 70, 80 tuổi vẫn tận
tâm với nghề và truyền lại nghề của cha ông, tổ tiên cho con cháu. Nhưng
giới trẻ theo nghề hiện nay không nhiều như trước nên nghệ nhân của các
làng nghề thủ công mỹ nghệ cũng dần bị mai một. Điều này đang là mối lo
ngại của nhiều làng nghề và cũng là mối lo ngại chung của ngành thủ công
mỹ nghệ ở Việt Nam.
1.4. Chính sách của nhà nước để hỗ trợ xuất khẩu hàng TCMN
Để khuyến khích xúc tiến thương mại tại chỗ, Bộ Công Thương đã
xây dựng cơ chế khách nước ngoài đến tham dự hội chợ trong nước được hỗ
trợ vé máy bay và chi phí ăn ở.
Nhà nước có các chương trình hỗ trợ xúc tiến thương mại cho ngành
thủ công mỹ nghệ thường xuyên trong và ngoài nước để mở rộng thị trường

xuất khẩu trực tiếp đến nhà phân phối.
Với mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu để thúc đẩy sản xuất trong nước,
nhất là nghề thủ công mỹ nghệ, chính phủ hỗ trợ 4% lãi suất vay ngân hàng
cho doanh nghiệp, với mức hỗ trợ này là hơi thấp và công ty có đề nghị với
Hà Nội kiến nghị chính phủ hỗ trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu ở mức cao
hơn, là 6% hoặc 8%.
Bộ Công Thương đã đề nghị hỗ trợ cho 1USD xuất khẩu được 20
đồng cho lao động trong xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Ngoài ra, thủ
tướng đã cấp quyết định, cấp C/O (giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa) cho
doanh nghiệp xuất khẩu không tính phí, và đang kiến nghị cho vay không lãi
để hỗ trợ xuất khẩu.
Nắm bắt nội dung các cam kết gia nhập tổ chức thương mại Thế giới
của đất nước ta, lộ trình giảm thuế, lộ trình mở cửa các lĩnh vực dịch vụ,
phân phối để có kế hoạch và chiến thuật trong đầu tư.
Ngoài ra, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật để tạo
hành lang pháp lý giúp cho công ty hoạt động thuận lợi trong môi trường
cạnh tranh bình đẳng.
Nhà nước đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực và hiệu
quả của bộ máy quản lý Nhà nước với các Doanh nghiệp. Cần phải từng
bước tách dần các chức năng hiện còn lẫn lộn, đó là chức năng quản lý nhà
nước về kinh tế với chức năng quản lý sản xuất kinh doanh, chức năng hành
chính với chức năng dịch vụ.
Thường xuyên cung cấp thông tin dự báo về diễn biến thị trường, giá cả và
các thay đổi quy định của pháp luật nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của các
nước, để tránh rủi ro cho doanh nghiệp hoặc định hướng mở rộng thị trường.
1.5 Hình thức xuất khẩu
Để tiến hành hoạt động xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài,
Công ty đã sử dụng hai phương pháp chủ yếu là xuất khẩu trực tiếp và xuất
khẩu uỷ thác.
1.5.1. Hình thức xuất khẩu trực tiếp

Hình thức xuất khẩu trực tiếp là phương thức trong đó công ty bán
trực tiếp sản phẩm của mình cho khách hàng nước ngoài thông qua các tổ
chức của mình. Phương thức này giúp công ty biết được nhu cầu của khách
hàng và tình hình bán hàng ở thị trường nước ngoài. Trên cơ sở đó, công ty
thay đổi sản phẩm và những điều kiện bán hàng trong những trường hợp
cần thiết nhằm đáp ứng tốt nhất nu cầu của khác hàng. Nhưng nhược điểm
của phương thức này là công ty có thể gặp rủi ro cao trong kinh doanh,
nghiệp vụ của cán bộ xuất nhập khẩu phải chắc. Trong giai đoạn 2008-
2011, Công ty chủ yếu áp dụng hình thức xuất khẩu này với mức độ áp
dụng khoảng 80% doanh thu xuất khẩu của công ty và phương thức này
cũng sẽ tiếp tục được phát triển trong những năm tới.
1.5.2. Hình thức xuất khẩu uỷ thác
Hình thức xuất khẩu uỷ thác là hình thức trong đó công ty Đông
Dương đóng vai trò là người trung gian thay cho đơn vị sản xuất khác ký
kết hợp đồng mua bán ngoại thương, tiến hành các thủ tục cần thiết để xuất
khẩu hàng thủ công mỹ nghệ cho đơn vị đó, qua đó Công ty được hưởng
một khoản tiền nhất định (thường theo tỷ lệ giá trị lô hàng đó). Kim ngạch
xuất khẩu thu từ hình thức này chiếm khoảng 16-17% tổng kim ngạch xuất
khẩu của Công ty.
1.6 Kinh nghiệm hiệu quả xuất khẩu hàng TCMN của một số công ty
1.6.1 Công ty xuất nhập khẩu mỹ nghệ Thăng Long.
1.6.1.1 Giới thiệu về công ty xuất nhập khẩu mỹ nghệ Thăng Long.
Tên gọi chính: Công ty Xuất nhập khẩu Mỹ nghệ Thăng Long.
Tên giao dịch: ARTEX Thăng Long.
Trụ sở chính: 164 Tôn Đức Thắng – Hà Nội.
E-mail:
Tiền thân của công ty là xí nghiệp thủ công mỹ nghệ xuất nhập khẩu
và dịch vụ, ra đời ngày 04/07/1989 theo quyết định số 382/KTĐN – TCCB
cuả Bộ trưởng Bộ kinh tế đối ngoại (Tên viết tắt là ARTEXSEN). Theo
phân cấp quản lý lúc đó thì ARTEXSEN trực thuộc tổng công ty Xuất nhập

khẩu Mỹ nghệ ARTEXPORT.
Công ty Xuất nhập khẩu Mỹ nghệ Thăng Long là một doanh nghiệp
Nhà nước thuộc Bộ Thương mại và tính cho tới nay công ty đã hoạt động
được gần 15 năm. Nếu xét về qui mô thì công ty thuộc loại qui mô vừa , ra
đời với chức năng xuất nhập khẩu đồ thủ công mỹ nghệ và một số mặt
hàng phục vụ sản xuất kinh doanh trong nước.
1.6.1.2. Kiểu dáng, mẫu mã sả phẩm
Công ty Thăng Long chủ yếu xuất khẩu mặt hàng bàn, ghế, tủ, kệ được
làm từ chất liệu mây tre, cói, dừa và đồ gỗ chạm khảm như tranh gỗ, vật
phẩm trang trí
Sản phẩm của công ty Thăng Long khá tinh xảo và được sản xuất hầu
hết từ các thợ có tay nghề cao và các nghệ nhân. Những sản phẩm này mang
đậm đà nét dân tộc Việt Nam như: tranh tứ bình tùng, cúc, trúc, mai, tranh
mục đồng, tranh phong cảnh làng quê Việt Nam với dòng sông, bến nước,
con đò Những sản phẩm này rất được du khách nước ngoài đặc biệt là
khách châu Âu ưa thích.
Ngoài ra công ty Thăng Long còn có sản phẩm làm từ thổ cẩm mang
đậm đà bản sắc dân tộc miền núi như túi, khăn quàng cổ, khăn trải bàn mang
hoạ tiết thổ cẩm rất độc đáo và sáng tạo, lạ mắt đối với cả du khách trong
nước và du khách nước ngoài.
1.6.1.3. Tìm kiếm thông tin khách hàng

×