Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

Phân tích, thiết kế và xây dựng phần mềm kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.64 MB, 115 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 4
1.1.1 Giới thiệu chung 3
1.1.2 Lĩnh vực hoạt động và các sản phẩm chủ chính của công ty 4
1.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 6
1.1.4 Sơ đồ tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban 9
1.1.5 Tổng quan về phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm 13
1.1.6 Thực trạng ứng dụng tin học trong quản lý của công ty 14
1.2 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 16
1.2.1 Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán bán hàng và công nợ phải thu trong
doanh nghiệp 16
1.2.2. Giải pháp tin học hóa công tác quản lý kế toán bán hàng và công nợ 17
1.2.3 Định hướng lựa chọn đề tài 19
1.3 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 19
1.3.1 Tên đề tài 19
1.3.2 Mục đích nghiên cứu 19
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu 22
1.3.4. Phạm vi nghiên cứu 22
1.3.5. Phương pháp nghiên cứu 22
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ VÀ
XÂY DỰNG PHẦN MỀM 24
2.1 Một số khái niệm cơ bản về phân tích thiết kế và xây dựng phần mềm 24
2.1.1 Phần mềm 24
2.1.2 Phân loại phần mềm 24
2.1.3 Các đặc trưng của phần mềm 26
2.1.5 Kỹ nghệ phần mềm 30
2.1.6 Các quy trình trong sản xuất phần mềm 31
2.2 Công cụ thực hiện đề tài 45
2.2.2 Công nghệ lập trình Visual Studio 2010 49
2.2.3 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 2008 50


2.2.3 Công cụ lập báo cáo Crystal Report 54
2.2.4 Công cụ tạo tài liệu hướng dẫn HTML Help Workshop 54
2.2.5 Một số công cụ khác 54
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ VÀ TRIỂN KHAI PHẦN MỀM KẾ
TOÁN BÁN HÀNG VÀ CÔNG NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG 55
3.1 Khái quát về bài toán 55
3.1.1 Sơ đồ tổ chức của phân hệ kế toán bán hàng và công nợ phải thu 55
3.1.2 Phân tích nghiệp vụ 56
3.1.3 Chứng từ hạch toán với người mua 58
3.2 Mô hình hóa thông tin 60
3.2.1. Mô hình hóa quy trình bán hàng và công nợ phải thu 60
3.2.2. Sơ đồ luồng thông tin 61
3.2.3. Mô hình chức năng kinh doanh 62
3.2.4. Sơ đồ ngữ cảnh 63
3.2.5. Sơ đồ DFD mức 0 64
3.2.6. Sơ đồ DFD mức 1 65
3.3. Thiết kế phần mềm 67
3.3.1. Thiết kế cơ sở dữ liệu 67
3.3.2. Thiết kế giải thuật 79
3.3.3. Thiết kế giao diện 84
3.3.4. Cài đặt và triển khai phần mềm 101
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 1.1 - Sơ đồ tổ chức công ty 11
Hình 2.2 - Mô hình thác nước biểu diễn vòng đời phát triển của phần mềm 29
Hình 2.3 - Các quy trình sản xuất phần mềm 31
Hình 2.4 - Lưu đồ quy trình xây dựng và quản lý hợp đồng phần mềm 32
Hình 2.5 - Lưu đồ quy trình xác định yêu cầu phần mềm 33
Hình 2.6 - Lưu đồ quy trình thiết kế phần mềm 37
Hình 2.7 - Lưu đồ quy trình lập trình 38
Hình 2.8 - Lưu đồ quy trình test phần mềm 40

Hình 2.9 - Lưu đồ quy trình triển khai 41
Hình 2.10 - Lưu đồ quy trình quản lý dự án phần mềm 44
Hình 3.11 - Sơ đồ tổ chức của phân hệ kế toán bán hàng và công nợ phải thu 55
Hình 3.12 - Quy trình luân chuyển chứng từ bán hàng cho khách hàng 58
Hình 3.13 - Quy trình luân chuyển chứng từ nghiệp vụ thanh toán với người mua
59
Hình 3.14 - Mô hình hóa quy trình bán hàng và công nợ phải thu 60
Hình 3.15 - Sơ đồ luồng thông tin kế toán bán hàng và công nợ phải thu 61
Hình 3.16 - Mô hình chức năng kinh doanh 62
Hình 3.17 - Sơ đồ ngữ cảnh 63
Hình 3.18 - Sơ đồ DFD mức 0 64
Hình 3.19 - Sơ đồ DFD mức 1(1.0) 65
Hình 3.20 - Sơ đồ DFD mức 1(2.0) 66
Hình 3.21 - Mô hình quan hệ thực thể 78
Hình 3.22 - Thuật toán đăng nhập 79
Hình 3.23 - Thuật toán tạo tài khoản mới 80
Hình 3.24 - Thuật toán đổi mật khẩu 81
Hình 3.25 - Thuật toán lập hóa đơn bán hàng 82
Hình 3.26 - Thuật toán thêm bản ghi 83
Hình 3.27 - Thuật toán xóa bản ghi 84
Hình 3.28 - Giao diện tương tác 86
Hình 3.29 - Form danh mục sản phẩm 90
Hình 3.30 - Form danh mục nhóm sản phẩm 90
Hình 3.31 - Form danh mục nhân viên 91
Hình 3.32 - Form danh mục khách hàng 91
Hình 3.33 - Form danh mục hệ thống tài khoản 92
Hình 3.34 - Form danh mục hợp đồng 92
Hình 3.35 - Form cập nhật hóa đơn bán hàng 93
Hình 3.36 - Form cập nhật hàng bán trả lại 93
Hình 3.37 - Form cập nhật hóa đơn dịch vụ 94

Hình 3.38 - Form phiếu thu tiền 94
Hình 3.39 - Form xem sổ cái 95
Hình 3.40 - Form kết chuyển số dư sang kỳ sau 95
Hình 3.41 - Form báo cáo bảng kê hóa đơn bán hàng 96
Hình 3.42 - Form báo cáo sổ chi tiết công nợ 96
Hình 3.43 - Báo cáo danh sách sản phẩm 97
Hình 3.44 - Báo cáo danh sách khách hàng 97
Hình 3.45 - Báo cáo danh sách nhân viên 98
Hình 3.46 - Báo cáo hóa đơn bán hàng 98
Hình 3.47 - Báo cáo phiếu xuất kho 99
Hình 3.48 - Báo cáo hóa đơn dịch vụ 99
Hình 3.49 - Báo cáo phiếu thu tiền 100
Hình 3.50 - Báo cáo bảng kê hóa đơn bán hàng 100
Hình 3.51 - Báo cáo sổ chi tiết công nợ 101
Hình 3.52 - Form connect to server 102
Hình 3.53 - Form đăng nhập 103
Hình 3.54 - Form khai báo tham số hệ thống 103
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CSDL : Cơ sở dữ liệu
TNCN : Thu nhập cá nhân
BFD : Sơ đồ chức năng kinh doanh
DSD : Sơ đồ cấu trúc dữ liệu
DFD : Sơ đồ luồng dữ liệu
IFD : Sơ đồ luồng thông tin
ERM : Mô hình quan hệ thực thể
ERD : Sơ đồ quan hệ thực thể
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây công nghệ thông tin và truyền thông đạt được những
bước phát triển kỳ diệu cùng với nhiều thành tựu to lớn. Điều đó khẳng định công nghệ
thông tin đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và với công tác

quản lý của các doanh nghiệp nói riêng. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý được
xem là chìa khóa thành công của doanh nghiệp và là công cụ đắc lực thúc đẩy sự phát
triển của xã hội. Nó giúp cho tổ chức, doanh nghiệp giảm chi phí quản lý, giảm giá
thành, vượt qua thách thức về không gian và thời gian, nâng cao chất lượng sản phẩm,
từ đó mở rộng kinh doanh và tăng lợi nhuận.
Với chính sách mở cửa trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp đứng trước
một cuộc cạnh tranh gay gắt và chịu sức ép lớn từ nhiều phía trên thị trường. Trước
tình hình đó, muốn tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải tự đổi mới và tìm giải
pháp để phát triển kinh doanh, tăng doanh thu và lợi nhuận, giữ vững uy tín và chỗ
đứng trên thị trường. Biện pháp hữu hiệu đối với tổ chức, doanh nghiệp lúc này là phải
cải thiện hiệu năng làm việc, giảm thiểu chi phí doanh nghiệp, quản lý chặt chẽ hoạt
động kinh doanh, từ đó đưa ra những định hướng chiến lược phát triển hợp lý.
Qua thời gian thực tập và có điều kiện tìm hiểu thực tế tại Công ty cổ phần SIS
Việt Nam, em nhận thấy lợi ích của phần mềm kế toán đối với doanh nghiệp. Từ đó em
quyết định chọn đề tài: “Phân tích, thiết kế và xây dựng phần mềm kế toán bán hàng
và công nợ phải thu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa” với mong muốn qua chuyên đề
thực tập tốt nghiệp này có thể giải quyết những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý
doanh nghiệp.
Chuyên đề thực tập này chính là sự vận dụng những kiến thức mà em đã được học
vào thực tiễn quá trình phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý cho một công ty,
từ đó có thể tích lũy được những kinh nghiệm thực tế quý báu. Nội dung chuyên đề
gồm ba chương:
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP VÀ MỤC ĐÍCH CỦA
CHUYÊN ĐỀ
Chương đầu tiên của chuyên đề giới thiệu một cách tổng quát về Công ty cổ phần
SIS Việt Nam với những thông tin chung, cơ cấu tổ chức, lĩnh vực hoạt động sản xuất
kinh doanh cũng như chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban, đơn vị trong công ty.
Ngoài ra, chương 1 còn nêu ra tình hình ứng dụng tin học tại công ty và định hướng lựa
chọn đề tài cũng như khái quát về đề tài nghiên cứu.

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ PHÂN TÍCH THIẾT
KẾ VÀ XÂY DỰNG PHẦN MỀM
Chương này trình bày các vấn đề liên quan đến phương pháp luận cơ bản dùng để
nghiên cứu, và các công cụ để thực hiện đề tài.
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ VÀ TRIỂN KHAI PHẦN MỀM KẾ
TOÁN BÁN HÀNG VÀ CÔNG NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG
Chương 3 sẽ trình bày cụ thể các công việc mà em đã thực hiện trong suốt quá
trình khảo sát, phân tích, thiết kế hệ thống thông tin và xây dựng phần mềm.
Để xây dựng đề tài và hoàn thành Chuyên đề thực tập tốt nghiệp, em xin cảm ơn sự
hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của thầy giáo ThS. Trịnh Hoài Sơn – Giảng viên hướng
dẫn thực tập tốt nghiệp, chị Nguyễn Thị Thanh Thủy – Cán bộ hướng dẫn thực tập tại
Công ty cổ phần SIS Việt Nam.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 năm 2012
Sinh viên
Phạm Văn Tặng
2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP VÀ MỤC ĐÍCH CỦA
CHUYÊN ĐỀ
1.1 Tổng quan về công ty cổ phần SIS Việt Nam
1.1.1 Giới thiệu chung
Công ty cổ phần SIS Việt Nam được thành lập ngày 04 tháng 03 năm 2002.
Công ty chuyên sâu trong lĩnh vực cung cấp Giải pháp Phần mềm kế toán, tài chính và
quản trị Doanh nghiệp bằng Công nghệ phần mềm hiện đại nhất.
Đội ngũ chủ chốt của SIS Việt Nam là những chuyên gia có hơn 15 năm kinh
nghiệm làm việc, được đào tạo bài bản ở trong và ngoài nước. Họ là những chuyên gia
hàng đầu về Tin học, Tài chính, Đầu tư, Phần mềm kế toán và Quản trị doanh nghiệp.
Họ có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Tư vấn tài chính và Quản trị doanh nghiệp. Họ
đã tham gia nhiều dự án ứng dụng phần mềm Quản trị doanh nghiệp ERP, Kế toán tài
chính trong và ngoài nước. SIS Việt Nam là một đội ngũ trẻ, giàu đam mê và nhiệt

huyết trong công việc cùng chung vai góp sức vì mục tiêu phục vụ nhu cầu của khách
hàng và sự phát triển của công ty.
Triết lý tâm đắc và rất hiệu quả của mọi thành viên công ty:
“Well Begun is Half Done – Chuẩn bị chu đáo là một nửa thành công”
Trụ sở chính:
17/183 Đặng Tiến Đông, Đống Đa, Hà nội, Việt Nam.
Tel : +84 (4) 35117785 Fax: +84 (4) 35117787
Hotline: 04.22001100
E-mail:
Website: www.sisvn.com
HCM Office:
A917 Chung cư Cao cấp HAGL, 357 Lê Văn Lương, Q7, TP HCM.
Tel : +84 (8) 22230345 Fax: +84 (8) 22230456
3
1.1.2 Lĩnh vực hoạt động và các sản phẩm chủ chính của công ty
a. Lĩnh vực hoạt động
 Sản xuất và triển khai phần mềm kể toán doanh nghiệp.
 Sản xuất và triển khai phần mềm quản trị tổng thể doanh nghiệp.
 Sản xuất và triển khai phần mềm nhân sự tiền lương.
 Sản xuất và triển khai phần mềm kể toán hành chính sự nghiệp.
 Cung cấp các dịch vụ đào tạo và tư vấn kế toán, thuế và phần mềm kế toán.
 Cung cấp các dịch vụ bảo trì, bảo hành phần mềm tin học.
 Dịch vụ quảng cáo, quảng bá thương hiệu thông qua phần mềm tin học.
 Đầu tư tài chính, tư vấn tài chính.
 Môi giới, cho thuê bất động sản.
 Xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ.
b. Sản phẩm phần mềm
SIS Việt Nam luôn đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng kịp thời thay đổi nhu
cầu quản lý của doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó mà các dòng sản phẩm của SIS Việt Nam
liên tục được cải tiến về tính năng, tiện ích và thân thiện hơn với cán bộ kế toán và

quản trị doanh nghiệp. Các dòng sản phẩm phần mềm kế toán đều đã khẳng định được
chỗ đứng của mình trên thị trường, điều này được thể hiện qua sự đánh giá cao của hơn
1000 khách hàng trên toàn quốc.
Các dòng sản phẩm chính
 SAS INNOVA 6.8.1 Pro - Sản phẩm phần mềm kế toán quản trị doanh
nghiệp dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Phần mềm Quản trị Doanh nghiệp SAS INNOVA 6.8.1 Pro là phiên bản mới nhất
của Công ty SIS Việt Nam. Phiên bản đã được thiết kế theo quy định mới nhất của Bộ
Tài chính. Với sản phẩm này người sử dụng chỉ cần cập nhật các số liệu đầu vào phát
4
sinh chương trình sẽ tự động tính toán và đưa ra các sổ sách, báo cáo kế toán, phân tích
tài chính, sản xuất kinh doanh.
Phương châm: SAS INNOVA 6.8 - Sản phẩm cho Cộng đồng Kế toán.
Tính năng: SAS INNOVA 6.8 không những kế thừa những tính năng nổi trội của
những phiên bản phần mềm kế toán trước đây mà còn phát triển nhiều tính năng mới
xuất phát từ yêu cầu đòi hỏi của người kế toán và nhà quản trị doanh nghiệp trong xử
lý công việc thực tế hàng ngày.
 SAS ERP 6.8 .NET - Sản phẩm phần mềm quản lý tổng thể doanh nghiệp.
Giải pháp quản lý tổng thể nguồn lực doanh nghiệp SAS ERP 6.8.NET là sản phẩm
được xây dựng dựa trên tiêu chí quản lý tổng thể và nền tảng công nghệ tiên tiến nhất
hiện nay.
SAS ERP 6.8.NET được thiết kế đáp ứng yêu cầu về quản trị phục vụ việc điều
hành kinh doanh của các cấp lãnh đạo trong công ty cũng như phục vụ các báo cáo kế
toán tài chính và quản trị doanh nghiệp. Do đó, phần mềm thiết kế dựa trên các quyết
định mới nhất của bộ tài chính như Quyết định 15/2006/QD-BTC, Quyết định
48/2006/QD-BTC…
 SAS INNOVA 8.0 HRM – Giải pháp quản trị Nhận sự tiền lương.
Phần mềm thích hợp với những DN có nhiều nhân viên (khoảng 50 cán bộ trở lên),
nhân sự thay đổi thường xuyên, quy trình sản xuất và phương pháp tính lương thưởng
phức tạp kể cả những DN thương mại, dịch vụ. Khi đó, hầu hết lãnh đạo DN đều tìm

cách giảm nhân sự quản lý trung gian và như vậy, áp dụng công nghệ phần mềm là một
giải pháp hiệu quả đã & đang được các DN quan tâm & khai thác.
Phần mềm không ngừng được cải tiến, mong muốn đem đến một giải pháp Quản trị
Nhân sự tiền lương phù hợp với từng mô hình, loại hình, ngành nghề hoạt động của
mỗi DN.
 SAS INNOVA 8.0.GL – Giải pháp phần mềm quản trị dịch vụ giặt là.
Lần đầu tiên trên thị trường phần mềm Việt Nam, Công ty CP SIS VN đưa ra phiên
bản phần mềm SAS NNOVA 8.0.GL - Phần mềm quản lý dịch vụ giặt là. Trên cơ sở
5
nhiều năm nghiên cứu và phát triển dựa trên những yêu cầu của các DN trong lĩnh vực
đặc thù cũng như tìm hiểu các giải pháp quản lý dịch vụ bằng phần mềm của các nước
tiên tiến trên thế giới.
Đi đôi với sản phẩm đó là các sản phẩm kế toán và quản trị khác như SAS
INNOVA 8.0, SAS ERP 6.0, SAS INNOVA 2011 OPEN…. Ngoài ra công ty cung cấp
các dịch vụ gia tăng như phân tích, tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp trong lựa chọn và sử
dụng chương trình một cách có hiệu quả nhất. Đội ngũ chuyên gia của SIS Việt Nam
đến từ các công ty lớn như Oracle, PWC, FPT, CMC…được đào tạo kiến thức sâu
CNTT, phương pháp làm việc chuyên nghiệp, trực tiếp tham gia nhiều dự án quan
trọng trong và ngoài nước.
1.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
a. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty CP SIS Việt Nam là một công ty chuyên sâu trong lĩnh vực cung cấp giải
pháp Phần mềm kế toán, tài chính và quản trị doanh nghiệp bằng Công nghệ phần mềm
hiện đại nhất, là một tổ chức sản xuất kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân; là loại
hình Công ty Cổ Phần, có con dấu riêng và tài khoản ở ngân hàng.
Công ty CP SIS Việt Nam thành lập ngày 04 tháng 03 năm 2002 với tên gọi ban
đầu là Công ty TNHH Sản xuất phần mềm và tích hợp hệ thống thông minh.
Giấy CNDKKD: 0103010051
Vốn Điều lệ: 6.000.000.000 VNĐ
Tháng 4/2006 Công ty cơ cấu lại tổ chức, chuyển đổi mô hình công ty từ công ty

TNHH thành Công ty Cổ phần, với tên mới là Công ty CP SIS Việt Nam (SIS Viet
Nam JSC). Với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất phần mềm, Công ty CP
SIS Việt Nam đã nỗ lực vươn lên và đạt thành tích cao trong lĩnh vực sản xuất và cung
cấp phần mềm kế, tiêu biểu kể tới là thành tích 4 năm liền đạt giải Sao Khuê, danh hiệu
cao quí nhất, tôn vinh doanh nghiệp trong lĩnh vực Công nghệ thông tin. Đến nay Công
ty CP SIS Việt Nam đã từng bước khẳng định được mình trong thị trường phần mềm
trong nước với hơn 2000 khách hàng trải dài từ Bắc vào Nam.
6
Hiện nay, Công ty CP SIS Việt Nam có trụ sở chính tại Số 17/183 Đặng Tiến Đông,
Đống Đa, Hà Nội. Ngoài ra Công ty còn có hệ thống chi nhánh, đại lý rộng khắp, mở
tại các tỉnh lớn trong cả nước. Tiêu biểu kể tới là Chi nhánh Công ty tại TP Hồ Chí
Minh, Các văn phòng đại lý đại diện tại các tỉnh Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên,
Nam Định, Việt Trì, Thái Nguyên….
 Thành tích
• Đoạt 05 Giải Thưởng SAO KHUÊ năm 2005, 2006, 2008, 2009 & 2010
• Đoạt 02 CUP ICT năm 2005 & 2006
• Bằng khen Bộ Trưởng Bộ TT-TT: 2002-2005
• Phục vụ cho 5000 Doanh nghiệp, hơn 100 Trường Đại học Cao đẳng và hơn
30.000 sinh viên
b. Chiến lược phát triển
 Tầm nhìn
Góp phần đưa CNTT vào ứng dụng trong công tác Kế toán và Quản trị doanh
nghiệp và góp phần tăng hiệu suất sử dụng nguồn lực và giảm chi phí quản trị. Đặc biệt
góp phần tăng tính độc lập trong công việc và giảm sự phục vụ vào con người.
 Mục tiêu
Trở thành Công ty hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp Giải pháp kế toán tài chính
quản trị và Công ty có dịch vụ khách hàng tốt nhất cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Việt Nam.
Là công ty đầu tiên và thành công nhất trong chiến lược miễn phí bản quyền
phần mềm kế toán thuế.

 Kế hoạch thực hiện chiến lược
 Liên tục thay đổi linh hoạt theo thị trường
 Lấy khách hàng làm trung tâm phục vụ
 Cải tiến sản phẩm, dịch vụ, tăng giá trị gia tăng
7
 Tặng bản quyền phần mềm
 Tổ chức đào tạo miễn phí.
 Cung cấp dịch vụ miễn phí.
 Chính sách chăm sóc khách trước – trong – sau bán hàng, chính sách phát triển
thị trường, phân phối, chính sách sử dụng nhân lực…
 Xây dựng cộng đồng phần mềm SAS, hệ thống Cộng tác viên, đối tác rộng khắp
đa dạng.
 Đầu tư kinh phí cho các hoạt động vì khách hàng.
 Đào tạo, tạo động lực cho toàn bộ cỗ máy SIS.
 Kiểm soát, kiểm tra, đánh giá chất lượng.
 Sự đồng thuận từ ban giám đốc đến nhân viên.
 Các giá trị:
• Con người chăm chỉ, sáng tạo
• Sản phẩm độc đáo, khác biệt
• Dịch vụ chu đáo, thành tâm
c. Chiến lược nhân sự
Công ty SIS tuyển dụng và hợp tác với các ứng viên có thái độ làm việc nghiêm
túc, phong cách chuyên nghiệp - đặc biệt làm việc nhóm. Họ phải luôn luôn cầu tiến và
ham học hỏi, thẳng thắn trong công việc và có trách nhiệm cao, coi chất lượng của
công việc được giao là giá trị của chính bản thân họ. Mọi nhân viên được bình đẳng
trong việc phát triển bản thân và cạnh tranh lành mạnh trong Công ty.
Đội ngũ SIS Việt nam:
• Tận tuy, chu đáo với công việc
• Hài hoà trong quan hệ đối tác, đồng nghiệp
• Luôn trau dồi kiến thức

8
 Tổ chức
Nội bộ: Tinh giản biên chế, phân quyền hạn, trách nhiệm từng cá nhân phòng
ban, phát huy quyền tự chủ trong xử lý công việc. Tạo nhiều cơ hội, sự cạnh tranh,
công bằng.
Quy trình hoá: Áp dụng quy trình vào từng công việc, có cơ chế rõ ràng hấp dẫn
và trách nhiệm. Xây dựng chỉ tiêu đánh giá khoa học.
 Lãnh đạo
 Tạo sự đồng thuận cao giữa BGĐ – Nhân viên, giữa các phòng ban chức năng.
 Xử lý các phát sinh trong quản lý khoa học, kịp thời.
 Tận dụng CNTT vào quản lý DN, khai thác và kế thừa các tài nguyên sẵn có của
SIS…
 Đtạo nhân viên về các kỹ năng Giao tiếp, Xử lý CV….
 Tập trung vào hiệu quả của từng dự án, khách hàng: Hài lòng, thành công &
theo KH – mục tiêu.
 Kiểm tra
 Xây dựng và áp dụng các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho từng công việc, bộ
phận, từng phòng ban.
 Kiểm tra chéo: Chất lượng với KH, Chất lượng nhân viên, Chất lượng thực hiện
chiến lược, kế hoạch…
 Kiểm tra định kỳ theo Ngày, Tháng, Quý hoặc đột xuất.
 Thi đua – khen thưởng, kỷ luật kịp thời.
 Thay đổi kịp thời cho phù hợp với hoàn cảnh mới hoặc nhân tố mới.
1.1.4 Sơ đồ tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban
Công ty với mô hình vừa và nhỏ do đó bộ máy quản lý của Công ty gọn nhẹ, linh
hoạt hoạt động theo chức năng nhiệm vụ cụ thể dễ quản lý.
9
Bộ máy quản lý và điều hành là nơi quản lý điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty, xây dựng kế hoạch, cân đối tài chính, xây dựng cơ chế tài chính và
là cơ sở để tiến hành, điều hành nhằm đóng vai trò vừa định hướng mục tiêu xây dựng

và phát triển lựa chọn thị trường, phân công chuyên môn hoá.
Công ty đã tạo cho mình một đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh giỏi về chuyên
môn, nghiệp vụ, đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề để phù hợp và đáp ứng tốt
nhất trong nền kinh tế thị trường, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả
kinh tế cao.
Bộ máy quản lý của Công ty cũng giống như bộ máy quản lý của các doanh nghiệp
khác. Đứng đầu là ban giám đốc Công ty, tiếp đến là các phòng ban chức năng giúp
việc cho ban giám đốc và sau cùng là các thành viên chi tiết hay là các cán bộ nhân
viên trong công ty.
Các phòng ban của Công ty có mối liên hệ chặt chẽ, phối hợp nhịp nhàng với nhau,
bổ trợ cho nhau để thực hiện mục đích chung là hoàn thành tốt nhiệm vụ Ban giám
đốc Công ty giao phó.
Phân hệ hoạt động của công ty
• SIS-ACC: Thiết kế và triển khai phần mềm kế toán, thuế, tài chính dành cho
các công ty vừa và nhỏ. Đáp ứng yêu cầu đặt ra của nội bộ doanh nghiệp và cơ
quan thuế.
• SIS-ERP: Thiết kế và triển khai phần mềm quản trị tổng thể doanh nghiệp dành
cho các doanh nghiệp vừa và lớn. Đáp ứng yêu cầu về quản trị và điều hành
doanh nghiệp hiện đại trên phần mềm.
• SIS-HRM: Thiết kế và triển khai phần mềm quản trị nhân sự, tiền lương cho
các doanh nghiệp có số lượng công nhân lớn, cách tính lương phức tạp.
• SIS-FIN: Cung cấp các dịch vụ đào tạo, tư vấn kế toán, thuế và tài chính cho
các doanh nghiệp.
10
Hình 1.1 - Sơ đồ tổ chức công ty
Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban
 Ban giám đốc: 1 thành viên - Giám đốc Lương Xuân Vinh
Là người đại diện theo pháp luật của công ty. Giám đốc quản lý điều hành mọi
hoạt động sản xuất và quyết định kế hoạch, dự án sản xuất kinh doanh của công ty.
 Phòng Kinh doanh & Marketing

Công việc chính của phòng kinh doanh là:
 Khảo sát, nghiên cứu và phân tích thị trường.
 Marketing và quảng bá thương hiệu công ty, sản phẩm.
 Lập kế hoạch kinh doanh và thực hiện hàng tháng, quý, năm.
11
 Cung cấp sản phẩm dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
 Chăm sóc khách hàng, đối tác thường xuyên.
 Hoàn thành kế hoạch kinh doanh hàng tháng, úy, năm
Quy trình hoạt động của phòng kinh doanh: gồm các quy trình sau:
 Quy trình nội bộ phòng kinh doanh.
 Quy trình phân phối đầu mối kinh doanh.
 Quy trình phân chia doanh số kinh doanh.
 Quy trình kinh doanh.
 Quy trình luân chuyển thông tin giữa phòng kinh doanh với các phòng.
 Quy trình kinh doanh chi tiết SAS INOVA.
 Phòng Triển khai & Đào tạo
Nhiệm vụ chính của phòng triển khai:
 Tư vấn và chuyển giao công nghệ phần mềm cho khách hàng.
 Hướng dẫn khách hàng sử dụng phần mềm.
Quy trình hoạt động của phòng triển khai:
 Quy trình chức năng triển khai có Customize.
 Quy trình triển khai không có Customize.
 Quy trình nội bộ phòng triển khai.
 Quy trình luân chuyển thông tin với các phòng khác.
 Phòng Hành chính quản trị
Chức năng, nhiệm vụ chính:
 Phục vụ tất cả các dịch vụ cần thiết trong công ty cho các phòng ban: kế
toán, văn phòng, mạng, công đoàn
 Phòng Dịch vụ khách hàng
12

Chức năng nhiệm vụ chính:
 Bảo trì phần mềm cho khách hàng.
 Xử lý các lỗi phát sinh cho khách hàng.
 Nâng cấp phần mềm cho khách hàng.
Quy trình hoạt động của phòng bảo hành:
 Qui trình bảo trì phần mềm cho khách hàng .
 Qui trình xử lý lỗi.
 Qui trình tiếp nhận hợp đồng bảo trì, nâng cấp.
 Qui trình luân chuyển thông tin phòng bảo hành với các
phòng.
1.1.5 Tổng quan về phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm
a. Nhân sự
Phòng gồm 6 người:
1 Trưởng phòng: Phạm Trọng Chiều
5 Nhân viên: Phạm Văn Lâm
Nguyễn Thị Thanh Thủy
Phạm Văn Cương
Hoàng Thanh Bình
Nguyễn Thị Thu Hoài
b. Chức năng, nhiệm vụ
 Tiếp nhận yêu cầu lập trình phần mềm cho khách hàng.
 Phân tích và lập trình.
 Bàn giao phầm mềm cho phòng triển khai
 Cung cấp giải pháp cho phòng kinh doanh & marketing
c. Quy trình hoạt động của phòng lập trình
 Quy trình đánh giá yêu cầu.
 Quy trình phân tích, thiết kế yêu cầu
13
 Quy trình customize sản phẩm.
 Quy trình nội bộ.

 Quy trình xử lý lỗi phần mềm.
 Quy trình luân chuyển thông tin với các phòng ban khác.
1.1.6 Thực trạng ứng dụng tin học trong quản lý của công ty
a. Hiện trạng về phần cứng
Là một doanh nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động mười năm nay cộng
với việc hoạt động trong lĩnh vực giải pháp phần mềm nên việc ứng dụng tin học hóa
vào công ty là khá hoàn thiện.
Hiện nay, tại trụ sở chính của công ty có 35 máy PC, 15 Laptop. Cấu hình máy
tương đối so với mặt bằng chung, phần cứng chip Pentium IV 2.0 - 3.2 GHz, Ram
512Mb - 1G, HDD 80 - 320GB.
Hệ thống máy tính đều được nối mạng LAN, mạng Internet đang dùng là mạng
cáp quang gói 30MB của FPT sử dụng rất tốt, chất lượng hỗ trợ cao và nhanh. Hệ
thống mạng với 3 Server nội bộ, 2 server ảo, 2 wifi, 8 swith. Các thiết bị văn phòng: 1
tổng đài, 12 line điện thoại nội bộ, 8 line điện thoại ngoài, 10 homephone, 1 máy chấm
công, 1 máy fax, 3 máy in trắng đen, 1 máy in màu, 2 camera,….
b. Hiện trạng về phần mềm
Hiện tại công ty chủ yếu đang sử dụng các phần mềm như:
 Công nghệ lập trình:
Visual Foxpro: Đây là ngôn ngữ chủ yếu được công ty chọn để phát triển sản
phẩm, ký hiệu vắn tắt là VFP, là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu trực quan. Ngoài
ta nó còn là một ngôn ngữ lập trình có triển vọng, nó có thể được dùng để viết
cả các ứng dụng web. Những nét đặc trưng cơ bản:
• Công cụ quản lý ứng dụng - Project manager đem lại một cách nhìn tổng
quan, hiệu quả trong việc phát triển một ứng dụng nào đó.
• Công cụ trực quan cho phép thiết kế giao diện được nhanh chóng, đẹp.
14
• Công cụ Report Designer tiện dụng, cho phép tạo ra nhiều report đa dạng.
Crystal report: Đây là công cụ được công ty sử dụng để tích hợp vào phần
mềm tạo ra báo cáo đầu ra cho sản phẩm phần mềm của công ty. Những nét đặc
trưng cơ bản:

• Là công cụ hỗ trợ lập báo biểu từ đơn giản đến phức tạp
• Là một công cụ có thể thực hiện việc lập báo biểu độc lập hoặc được tích
hợp vào một số ngôn ngữ lập trình hiện nay.
Cơ sở dữ liệu SQL Server: Hiện nay công ty chuyển dẫn sang lập trình với cơ
sở dữ liệu SQL Server do khả năng lưu trữ và bảo mật dữ liệu của nó tốt hơn
nhiều so với cơ sở dữ liệu Foxpro.
Kiến trúc lập trình: Client/ Server, 3 tiers: Kết hợp với SQL Server, công ty
sử dụng kiến trúc này cho công ty, doanh nghiệp lớn có server riêng, hay có
nhiều chi nhánh.
 Phần mềm kế toán: Sử dụng phần mềm quản trị do công ty sản xuất SAS
INNOVA 6.8.1Pro
 Phầm mềm quản lý nhân sự: SAS INNOVA 8.0 HRM
 Lotus Note: Trao đổi thông tin nội bộ giữa mọi người trong công ty bằng cách
gửi thư
 Skype: Trao đổi thông tin nội bộ và với khách hàng. Chương trình này rất hữu
ích vì nó cho chất lượng âm thanh rất tốt có thể trao đổi trực tuyến rất tốt ngoài
ra nó còn cho phép send file với tốc độ cao.
 Bộ phần mềm văn phòng Microsoft Office, Unikey, Chương trình diệt virus…
Với các cán bộ chuyên môn đều được trang bị các phần mềm kế toán và phần mềm
lập trình hỗ trợ trong công việc.
15
1.2 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.2.1 Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán bán hàng và công nợ phải thu
trong doanh nghiệp
a. Giới thiệu chung
Bán hàng là khâu cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, là quá trình
thực hiện giá trị sản phẩm, hàng hóa. Hay nói cách khác bán hàng là việc chuyển giao
sản phẩm, hàng hóa cho khách hàng và khách hàng chấp thuận trả tiền cho doanh
nghiệp.
Trong quá trình bán hàng sẽ phát sinh khoản theo dõi công nợ phải thu của

khách hàng. Đó là việc kế toán kiểm tra chi tiết công nợ khách hàng theo từng chứng từ
phát sinh công nợ, hạn hạch toán, số tiền đã quá hạn.
Bán hàng và công nợ phải thu là hai khâu đi liền nhau. Việc quản lý tốt khâu kế
toán này sẽ đảm bảo cho số liệu kế toán chính xác, cung cấp các thông tin cần thiết cho
việc lập báo cáo tài chính và cho quá trình ra quyết định của nhà quản lý.
b. Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và công nợ phải thu
Kế toán với chức năng kiểm tra giám sát các hoạt động tài chính trong doanh
nghiệp nói chung và khâu bán hàng nói riêng phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
 Ghi chép đầy đủ, kịp thời khối lượng hàng hóa, dịch vụ bán ra và tiêu thụ
nội bộ, tính toán đúng đắn giá trị giá vốn của hàng bán.
 Cung cấp các thông tin chính xác, trung thực và đầy đủ về tình hình bán
hàng, tình hình thanh toán của khách hàng phục vụ cho việc lập báo cáo tài
chính và quản lý doanh nghiệp.
 Kiểm tra giám sát tiến độ thực hiện kế hoạch bán hàng, kỷ luật thanh toán,
và thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.
Như vậy, việc tổ chức bán hàng và theo dõi công nợ phải thu trong doanh
nghiệp là hết sức quan trọng. Nó giúp doanh nghiệp nhận biết được tình hình tiêu thụ
của từng mặt hàng, khả năng thanh toán của khách hàng, để từ đó doanh nghiệp đề ra
những giải pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong thời gian tới.
16
c. Vai trò kế toán bán hàng và công nợ phải thu
Trong nền kinh tế, các doanh nghiệp luôn cố gắng đáp ứng và thỏa mãn tốt nhất
có thể nhu cầu tiêu dùng của xã hội, nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận ngày càng cao.
Muốn vậy thành phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp phải được đưa đến tay người tiêu
dùng thông qua quá trình bán hàng.
Mặt khác, doanh nghiệp luôn nằm trong mối quan hệ với các khách thể khác, có
thể đó là các cơ quan, tổ chức, cá nhân… Mối quan hệ bên trong và bên ngoài tổ chức
tồn tại khách quan trong xu thế tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Quá trình bán
hàng sẽ nảy sinh mối quan hệ giữa doanh nhiệp với khách hang, các cơ quan quản lý
nhà nước. Theo dõi các khoản phải thu có vai trò quan trọng, vừa hỗ trợ cho vai trò bán

hàng nói riêng và công tác kế toán nói chung đạt được những mục tiêu đã định.
Bên cạnh đó, thông qua quá trình bán hàng và công nợ phải thu, doanh nghiệp
có thể nhìn thấy nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của từng khách hàng, từng khu vực, từng
sản phẩm hàng hóa để từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý, có những biện
pháp tích cực để đẩy mạng quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Như vậy, quá trình bán hàng và công nợ phải thu có ý nghĩa vai trò đặc biệt
quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, giữa chúng có mối quan
hệ mật thiết với nhau.
1.2.2. Giải pháp tin học hóa công tác quản lý kế toán bán hàng và công nợ
Trước thực tế về tầm quan trọng của công tác kế toán bán hàng và công nợ của
các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay tại Việt Nam. Cần có các giải pháp đưa ra để
giải quyết vấn đề trên.
Ngày nay, sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin và công cụ lập
trình, theo đó việc thực hiện công tác kế toán bằng sổ sách, thủ công không còn đáp
ứng được công việc của doanh nghiệp. Xu thế tất yếu của các doanh nghiệp là sử dụng
phần mềm ứng dụng trong quản lý hoạt động kinh doanh.
Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam có khá nhiều phần mềm ứng dụng
trong quản lý trong đó có phần mềm kế toán. Tuy nhiên những phần mềm này vẫn còn
hạn chế hoặc chi phí quá cao cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
17
Phần mềm kế toán do nước ngoài sản xuất
 Giá thành phần mềm này quá cao, nó vượt quá ngân sách của các doanh
nghiệp Việt Nam.
 Đặc tính của các phần mềm nước ngoài là có tính chuyên nghiệp cao vì nó
được xây dựng dựa trên các công cụ phát triển hiện đại theo các quy trình sản
xuất công nghiệp. Tuy nhiên, giao diện và toàn bộ tài liệu hướng dẫn sử dụng
đều bằng tiếng Anh. Những bỡ ngỡ vì tiếp xúc lần đầu với phần mềm quốc tế
cộng thêm việc phải tự tìm hiểu tư liệu bằng tiếng nước ngoài dẫn đến khai
thác sử dụng chương trình không được như mong muốn. Ý tưởng chuyển đổi
phần mềm sang tiếng việt còn gặp nhiều khó khăn và làm mất tính chính xác

của phần mềm.
 Hệ thống kế toán của Việt Nam vẫn chưa có những quy định rõ ràng. Hệ
thống kế toán của ta không áp dụng 100% các quy định của bất cứ hệ thống
kế toán nào trên thế giới. Trong khi đó, phần mềm lại được xây dựng theo hệ
thống kế toán của Mỹ vì thế nên các thông tin không được phù hợp. Việc thay
đổi các phần mềm để đáp ứng được với tình trạng chung của kế toán Việt
nam yêu cầu một thời gian dài tiếp theo.
Phần mềm kế toán trong nước sản xuất
 Phần mềm trong nước khắc phục gần hết nhược điểm phần mềm nước ngoài,
bên cạnh đó cũng còn tồn tại nhiều bất cập. Đối với các doanh nghiệp áp
dụng hai hệ thống kế toán; Việt Nam và hệ thống khác như US GAAP, IASB
thì không tránh khỏi gặp những lung túng khi hoàn thành sổ sách theo hệ
thống kế toán nước ngoài. Giữa phần mềm kế toán Việt Nam và quốc tế là cả
một khoảng cách khác nhau lớn về cấu trúc và công nghệ. Thêm vào đấy,
người làm kế toán chỉ quen làm với giao diện tiếng việt cũng như không khai
thác tài liệu bằng tiếng nước ngoài làm hạn chế và kìm hãm sự trau dồi kiến
thức.
 Do các doanh nghiệp trong nước ngày càng tiếp xúc nhiều hơn với các
phương thức quản lý hiện đại, người sử dụng phần mềm kế toán ngày càng
18

×