Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Báo cáo thực tập: Một số giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại công ty TNHH một thành viên Cơ khí chuyên dụng Bắc Bộ Trường Hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.52 KB, 28 trang )

Khoa Quản lý doanh nghiệp Báo cáo thực tập
LỜI MỞ ĐẦU
Trong mọi Công ty, doanh nghiệp hiện nay, vấn đề quản lý con người cũng
đang là vấn đề quan trọng nhất, nó quyết định đến hiệu quả của mọi hoạt động khác.
Một Công ty, tổ chức, doanh nghiệp nào biết sử dụng khai thác triệt để, hiệu quả
nguồn lực con người thì ở đó hoạt động sẽ đạt hiệu qủa cao. Đối với một đơn vị làm
kinh tế thì nó góp phần giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, tăng khả
năng cạnh tranh trên thị trường. Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh khắc
nghiệt, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được một cách bền vững cần
quan tâm tới tất cả các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Để làm tốt những
công việc này đòi hỏi phải tuyển chọn được những nhân viên có năng lực, đào tạo
và nâng cao trình độ lành nghề cho họ mới chỉ là những yếu tố quan ban đầu, là
điều kiện cần thiết nhưng chưa đủ để bộ máy quản trị của các đơn vị, công ty, doanh
nghiệp hoạt động có hiệu quả. Nhân viên có năng lực, điều đó chưa có nghĩa là họ
sẽ làm việc tốt. Từng cá nhân tốt không có nghĩa là hoạt động của toàn tập thể, đơn
vị chắc chắn sẽ tốt. Làm thế nào để phát huy được các khả năng tiềm tàng trong mỗi
nhân viên và tạo thành sực mạnh tổng hợp của đơn vị, tập thể; làm thế nào để các
nhân viên luôn trung thành với công ty, doanh nghiệp, làm việc tận tâm và luôn cố
gắng cải tiến hoạt động để đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả cao hơn?
Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực của một công ty nên em
đã chọn đề tài nghiên cứu: “Một số giải pháp nâng cao động lực làm việc cho
người lao động tại công ty TNHH một thành viên Cơ khí chuyên dụng Bắc Bộ
Trường Hải”, làm đề tài luận văn tốt nghiệp của em.
Phạm Thu Duyên Lớp Ql06 – K12
Khoa Quản lý doanh nghiệp Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tập gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về Công ty TNHH Một thành viên Cơ khí chuyên dụng
Bắc Bộ Trường Hải.
Chương II: Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Chương III: Đánh giá chung và định hướng đề tài tốt nghiệp.
Trong thời gian đi thực tế để viết chuyên đề tại Công ty TNHH một thành viên


Cơ khí chuyên dụng Bắc Bộ Trường Hải, em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận
tình của cô giáo Bùi Thị Thảo và sự giúp đỡ của các anh chị trong phòng nhân sự
cùng toàn thể các cán bộ nhân viên trong phòng kế toán đã giúp em hoàn thành tốt
bản báo cáo thực tập này.
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CƠ
KHÍ CHUYÊN DỤNG BẮC BỘ TRƯỜNG HẢI.
Phạm Thu Duyên Lớp Ql06 – K12
Khoa Quản lý doanh nghiệp Báo cáo thực tập
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
1.1 Thông tin về doanh nghiệp.
- Tên gọi đầy đủ của doanh nghiệp: Công ty TNHH Một thành viên
Cơ khí chuyên dụng Bắc Bộ Trường Hải.
- Tên viết tắt: THACO
- Tên giao dịch quốc tế: TRUONGHAI AUTO COPORATION
- Địa chỉ trụ sở chính: Lô D6, Khu công nghiệp Hà Nội – Đài Tư, số
386 Nguyễn Văn Linh, Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội.
Tel: (84-4) 3 8658914 Fax: (84-4) 3 8759857
E-mail:
Website: www.truonghaiauto.com.vn
Công ty được thành lập dựa vào những nguồn căn cứ pháp lý như sau:
- Quyết định số 162/2002/QĐ – TTg ngày 15/11/2002 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển ngành giao thông vận tải đường
bộ Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”.
- Quyết định số 162/2002/QĐ – TTg ngày 15/11/2002 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến
năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020”.
- Quyết định số 162/2002/QĐ – TTg ngày 15/11/2002 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến
năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020”.

- Quyết định số 20/2003/QĐ – BKHCN ngày 31/07/2003 về việc ban hành
quy định phân loại sản xuất và lắp ráp ô tô.
- Căn cứ vào Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty Trách nhiệm
hữu hạn một thành viên số 0104004002 đăng ký lần 01 ngày 03 tháng 09 năm 2007.
Phạm Thu Duyên Lớp Ql06 – K12
Khoa Quản lý doanh nghiệp Báo cáo thực tập
1.2 Lịch sử phát triển của công ty.
Năm 1997 - Thành lập Công ty TNHH Ô tô Trường Hải. Kể từ năm 1986, Đại
hội lần thứ VI đã mở ra nền tảng cho sự đổi mới mạnh mẽ và toàn diện về kinh tế,
chính trị, văn hoá. Đặc biệt là đổi mới về kinh tế, giao quyền chủ động cho cơ sở
trong sản xuất kinh doanh. Sau chủ trương đổi mới nền kinh tế đất nước ngày càng
phát triển, ông Trần Bá Dương đã nhận thức được con đường đi của mình qua Nghị
quyết trên, nên đã đứng ra thành lập công ty riêng. Trường Hải Ô tô được ra đời
trong bối cảnh đó.
Năm 1998 - Công ty quyết định thành lập Văn phòng Đại diện tại TP.Hồ Chí
Minh, nơi được xem là thị trường lớn nhất của cả nước về ô tô nhằm mở rộng thị
phần. Ngày 26 tháng 11 năm 1998, công ty được phép xuất nhập khẩu trực tiếp.
Năm 1999 - Công ty tiến hành mở rộng thị trường ra khu vực phía Bắc.
Năm 2001 - Ngày 21/6 Công ty quyết định thành lập Công ty TNHH Ô tô
Trường Hải I. Sau đổi tên thành Công ty lắp ráp Ô tô Tranximexco đặt tại số 5A,
đường 17A, KCN Biên Hòa 2, Đồng Nai. Công ty là doanh nghiệp đầu tiên ở Việt
Nam đã mạnh dạn đầu tư xây dựng một nhà máy lắp ráp ô tô với diện tích 4 ha,
tổng vốn 70 tỷ đồng tại Khu công nghiệp Biên Hòa 2 để mua linh kiện của Hàn
Quốc về lắp ráp các loại xe tải nhẹ.
Tháng 9/2001 - Sản phẩm đầu tiên của dòng xe tải nhẹ được xuất xưởng
mang tên Trường Hải và đã được thị trường chấp nhận.
Năm 2002 - Để mở rộng thị trường tiêu thụ xe tại các tỉnh, thành miền Trung
và Tây Nguyên, Công ty quyết định thành lập Chi nhánh Miền Trung tại Đà Nẵng
vào ngày 22/01/2002.
- Trong 2 năm 2002 và 2003, công ty đã đầu tư xây dựng hệ thống

các chi nhánh, đại lý phân phối khắp các miền trong cả nước và bước đầu khẳng
Phạm Thu Duyên Lớp Ql06 – K12
Khoa Quản lý doanh nghiệp Báo cáo thực tập
định vị trí của công ty trên thị trường ô tô trong nước, đưa doanh số tăng lên một
ngàn tỷ đồng /năm.
Năm 2003 - Khởi công xây dựng Khu Liên Hợp sản xuất và lắp ráp ô tô Chu
Lai -Trường Hải tháng 3/2003.
Năm 2004 - Nhằm kịp thời, tăng cường vận chuyển vật tư, thiết bị từ nước
ngoài nhập về để sản xuất và lắp ráp ô tô nhanh nhất và chủ động nhất , lãnh đạo
Công ty đã quyết định táo bạo thành lập Công ty tàu biển Chu Lai-Trường Hải với 2
chiếc tàu Truong Hai Star I và II.
Năm 2005 - Công ty đã quyết định đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai để mở
thêm các nhà máy như: Liên doanh cùng với Công ty sản xuất keo Việt-Gemphil và
Công ty VCNA để thành lập hai nhà máy ghế, nhà máy khung gầm, đồng thời đầu
tư xây dựng nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô bus với vốn đầu tư là 850 tỷ đồng. Trong
các năm từ 2005 – 2007, Công ty tiếp tục cho ra đời nhiều cửa hàng, showroom
khắp trên toàn quốc để trưng bày và mua bán sản phẩm đến người tiêu dùng.
Năm 2007 - Đất nước ngày càng phát triển, hệ thống giao thông ngày càng
được củng cố và mở rộng, đời sống nhân dân nâng cao kèm theo nhu cầu đi lại rất
lớn. Từ đó, Công ty quyết định đầu tư vào việc sản xuất và lắp ráp các loại xe du
lịch KIA (Hàn Quốc) tại khu kinh tế mở Chu Lai qua việc xây dựng nhà máy sản
xuất lắp ráp ô tô Thaco-Kia, chức năng sản xuất và lắp ráp xe du lịch.
- Sau 10 năm hoạt động sản xuất kinh doanh, Trường Hải đã
trưởng thành vượt bậc, có tầm nhìn xa hơn trong tương lai. Trường Hải đã quyết
định chuyển đổi từ Công ty TNHH thành Công ty Cổ phần, hoạt động theo Luật
doanh nghiệp, Luật Công ty của Nhà nước.
- Thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cơ khí
chuyên dụng Bắc Bộ Trường Hải.
1.3 Những thành tích đạt được
CÁC GIẢI THƯỞNG SẢN PHẨM VÀ THƯƠNG HIỆU:

Phạm Thu Duyên Lớp Ql06 – K12
Khoa Quản lý doanh nghiệp Báo cáo thực tập
• Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt năm 2006 do Trung Ương Hội Doanh
Nghiệp Trẻ Việt Nam trao tặng.
• Cúp vàng Thương Hiệu Việt uy tín chất lượng ngành Ô tô Xe máy do
Hội Sở Hữu Trí Tuệ bình chọn.
• Cúp vàng sản phẩm uy tín chất lượng cho sản phẩm xe tải hiệu KIA-
2700 II-1.25 tấn do Hội Sở hữu trí tuệ bình chọn.
• Top ten thương hiệu ngành ô tô xe máy dho Hội Sở hữu Công nghiệp
Việt Nam bình chọnHuy chương vì sự nghiệp giáo dục do Hội khuyến
học Việt Nam tặng.
2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty.
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty.
- Mua bán ô tô và xe có động cơ khác.
- Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác.
- Mua bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác.
- Kiểm tra và phân tích kỹ thuật.
- Dạy nghề sửa chữa xe.
- Sản xuất các loại xe chuyên dụng: xe cứu thương, xe cứu hỏa, xe bồn, xe ép
rác, xe phun nước rửa đường, xe chở tiền, xe tự đổ, xe cần cẩu và thùng xe
chuyên dụng các loại.
- Thiết kế và sản xuất, đóng mới thùng xe và phương tiện giao thông đường bộ
- Mua bán máy san ủi, trải nhựa, rải đường, máy trộn bê tông, máy kéo xích,
máy đào đất, giàn giáo di động, thiết bị đốn gỗ, cần cẩu trong xây dựng.
Phạm Thu Duyên Lớp Ql06 – K12
Khoa Quản lý doanh nghiệp Báo cáo thực tập
- Thi công xây dựng các công trình giao thông từ cấp 4 trở xuống, xây dựng
dân dụng và bao che công nghiệp và san lấp mặt bằng các công trình hạ tầng.
3. Cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất của Công ty TNHH Một thành viên
Cơ khí chuyên dụng Bắc Bộ Trường Hải.

3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất
3.2 Chức năng, nhiệm vụ mỗi phòng ban.
3.2.1 Chức năng và nhiệm vụ của Giám đốc:
a. Chức năng:
♦ Quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nhân sự tại Khu vực
Bắc Bộ theo chủ trương chiến lược của Tổng Công ty.
Phạm Thu Duyên Lớp Ql06 – K12
Chỉ đạo trực tiếp
Chỉ đạo gián tiếp
Ghi chú:
Xưởng dịch vụ Xưởng sảnxuất
Tổ máy,
gầm,
điện lạnh
Tổ đồng,
sơn, dịch
vụ
Tổ thùng
xe chuyên
dụng
Tổ thùng
tiêu chuẩn
Tổ sơn Tổ cơ
điện
BP. Bảo hành, bảodưỡng
BP. Lái xe
BP.Dịch vụ xe
BP.Kế hoạch sản xuất
BP.Thiết kế kỹ thuật
BP.Vật tư

BP. Kho
BP. Hành chính bán hàng
BP.Kinh doanh xe
BP.Kinh doanh thùng
BP. Chăm sóc khách hàng
BP. Tài chính – Kế toán
BP.Hành chính-Nhân sự
P.Dịch vụ P.KH-KT P. Kinh doanh P.Nghiệp vụ
GĐ Công ty
P.GĐ SX P.GĐ Kinh doanh
Khoa Quản lý doanh nghiệp Báo cáo thực tập
♦ Tham mưu cho Ban Lãnh đạo THACO về các chính sách liên quan tới hoạt
động của các đơn vị tại Khu vực nhằm hoàn thiện, ổn định và phát triển hệ thống
THACO tại Khu vực Bắc Bộ.
♦ Thay mặt Ban lãnh đạo THACO giải quyết các vấn đề với Cơ quan chức năng
Nhà nước, các Tổ chức, Khách hàng, đối tác liên quan tới các hoạt động của
THACO tại Khu vực Bắ Bộ theo tính chất công việc và sự chỉ đạo của Ban Tổng
Giám Đốc THACO.
b. Nhiệm vụ:
♦ Quản lý hoạt động hệ thống showroom bán hàng, các công ty, đơn vị trực thuộc
Thaco Group tại khu vực.
♦ Tham mưu cho BTGĐ Thaco về chính sách, nhân sự, quản trị các đơn vị trực
thuộc khu vực Bắc Bộ.
♦ Quản lý, kiểm soát hoạt động (bao gồm kinh doanh, dịch vụ, phụ tùng ) của
các đơn vị trực thuộc (bao gồm showroom và các công ty).
♦ Phát triển hệ thống showroom của THACO.
♦ Quản lý hành chính, nhân sự và tư vấn đào tạo.
♦ Quản lý tài sản trực thuộc Thaco.
♦ Quản lý kiểm soát các dự án và XDCB tại đơn vị trực thuộc.
♦ Quản trị tài chính kế toán trong khu vực.

3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của Phó giám đốc sản xuất
a. Chức năng:
♦ Hỗ trợ giám đốc điều hành công việc sản xuất tại đơn vị.
♦ Đảm bảo điều hành và quản lý công việc được giao theo chỉ đạo của giám đốc,
đúng chủ trương, chiến lược của Tổng công ty và Khu vực, đem lại hiệu quả sản
xuất cao.
b. Nhiệm vụ:
♦ Chịu trách nhiệm về công tác điều hành sản xuất tại đơn vị trước Giám đốc.
♦ Chịu trách nhiệm về pháp lý của đơn vị trước Phấp luật và theo uỷ quyền của
Tổng công ty.
♦ Chịu trách nhiệm trực tiếp việc quản lý xuởng sản xuất.
3.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của Phó giám đốc kinh doanh.
b. Chức năng:
♦ Hỗ trợ giám đốc điều hành công việc sản xuất tại đơn vị.
Phạm Thu Duyên Lớp Ql06 – K12
Khoa Quản lý doanh nghiệp Báo cáo thực tập
♦ Đảm bảo điều hành và quản lý công việc được giao theo chỉ đạo của giám đốc,
đúng chủ trương, chiến lược của Tổng công ty và Khu vực, đem lại hiệu quả sản
xuất cao.
b. Nhiệm vụ:
♦ Chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh tại đơn vị trước Giám đốc.
♦ Chịu trách nhiệm về pháp lý của đơn vị trước Pháp luật và theo uỷ quyền của
Tổng công ty.
3.2.4 Chức năng và nhiệm vụ của phòng Dịch vụ.
a. Chức năng:
♦ Thực hiện các hoạt động Marketing cho các dòng sản phẩm chiến lược và cho
thương hiệu của công ty đối với hệ thống khách hàng, hệ thống người tiêu dùng tại
Khu vực Bắc Bộ.
b. Nhiệm vụ:
♦ Chịu trách nhiệm việc bảo hành, bảo dưỡng và cung cấp các dịch vụ cho khách

hàng khi được yêu cầu.
3.2.5 Chức năng và nhiệm vụ của phòng KH-KT (Kế hoạch -
Kỹ thuật).
a. Chức năng: là cơ quan tham mưu giúp giám đốc xây dựng kế hoạch
và tổ chức điều hành thực hiện kế hoạch sản xuất của công ty, theo dõi tổng hợp,
phân tích và đánh giá tình hình thực hiện trong từng kế hoạch, đề xuất phương
hướng chủ trương biện pháp chỉ đạo công tác thực hiện kế hoạch. Tiến hành công
tác điều độ sản xuất.
b. Nhiệm vụ:
♦ Chủ trì xây dựng và bảo vệ các kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm của
công ty.
♦ Phối hợp cùng các bộ phận, lập và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư mở rộng
sản xuất, phát triển công ty.
♦ Chủ trì lập và tổ chức bảo vệ trước cấp trên định mức kinh tế-kỹ thuật và
phương án giá sản phẩm hàng năm do công ty sản xuất.
3.2.6 Chức năng và nhiệm vụ của phòng Kinh doanh
a. Chức năng:
♦ Thực hiện hoạt động tiêu thụ các sản phẩm do công ty sản xuất hoặc phân phối
trên thị trường nội địa, kiểm soát việc thực hiện và điều chỉnh các hoạt động sản
xuất kinh doanh.
b. Nhiệm vụ:
Phạm Thu Duyên Lớp Ql06 – K12
Khoa Quản lý doanh nghiệp Báo cáo thực tập
♦ Tham mưu, giúp việc cho ban giám đốc xây dựng chiến lược, kế hoạch bán
hàng dài hạn, trung hạn và ngắn hạn và từng chương trình bán hàng cụ thể dựa trên
chiến lược kinh doanh của công ty và tình hình thị trường quá khứ, hiện tại và công
tác dự báo thị trường.
♦ Tổ chức việc thống kê kết quả bán hàng từ quá khứ đến hiện tại từ đó tổng hợp
số liệu làm cơ sở cho việc đánh giá, dự báo thị trường để xây dựng kế hoạch bán
hàng sát với tình hình thị trường và phù hợp với kế hoạch kinh doanh của công ty.

3.2.7 Chức năng và nhiệm vụ của phòng nghiệp vụ
a. Chức năng:
 Quản lý các vấn đề liên quan đến hành chính và nhân sự, giúp Giám đốc xây
dựng kế hoạch và quản lý các nguồn tài chính cũng như lao động trong đơn vị.
b. Nhiệm vụ:
 Nghiên cứu hoàn thiện và ban hành các văn bản quy định về tiền lương, tiền
thưởng thực hiện hàng năm của công ty.
 Nghiên cứu bố trí tổ chức, sắp xếp biên chế lao động các phòng ban, phân
xưởng, nghiên cứu tổ chức lao động khoa học.
 Đôn đốc xây dựng hoàn chỉnh chức trách nhiệm vụ các chức danh của phòng,
ban, phân xưởng.
 Lập kế hoạch huấn luyện tại chức, đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật, nghiệp vụ cho
cán bộ, công nhân viên. Tổ chức thi nâng bậc, thi thợ giỏi.
3.3 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
3.3.1 Quy trình quản lý chất lượng trong sản xuất lắp ráp
Chất lượng của sản phẩm sản xuất được kiểm tra theo quy trình chặt chẽ,
kiểm tra từng công đoạn sản xuất, sản phẩm đạt chất lượng ở công đoạn trước mới
tiếp tục công đoạn tiếp theo. Các công đoạn kiểm tra chất lượng sản phẩm chính:
- Kiểm tra công đoạn chế tạo mảng, lắp ráp mảng.
- Kiểm tra công đoạn sơn.
- Kiểm tra công đoạn lắp đặt thùng lên xe.
Hình 1: Quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng tại công ty.
Phạm Thu Duyên Lớp Ql06 – K12
Triển khai sản xuất
Lập KHSX, lệnh SX, phiếu sản xuất,
phiếu cấp vật tư
phát sinh
Kho Vật

Sản xuất cơ khí

Kho phôi
Nhập kho
Cấp phát
Chế tạo mảng
Thùng phi tiêu chuẩn, chuyên
dùng
Dựng khung
Kiểm tra, nhập
kho
TEST
(+)
Lợp vách
TEST
(+)
Sơn thùng
TEST
(+)
Hòan thiện
TEST
(+)
TEST
Khoa Quản lý doanh nghiệp Báo cáo thực tập

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật)
3.3.2 Quy trình kiểm tra chất lượng xuất xưởng
Sản phẩm xuất xưởng được thực hiện theo quy trình sau:
- Kiểm tra chất lượng lắp ráp, các chi tiết và hoạt động của các cụm.
- Kiểm tra các chỉ tiêu tổng hợp liên quan đến chất lượng, an toàn kỹ thuật và
bảo vệ môi trường.
Phạm Thu Duyên Lớp Ql06 – K12

(-)
(-)
(-)
(-)
Khoa Quản lý doanh nghiệp Báo cáo thực tập
- Kiểm tra chất lượng lớp sơn ngoài cùng, sơn gầm xe.
- Kiểm tra chất các thông số thiết kế của ô tô hoàn chỉnh.
- Chạy thử.
- Thử kín toàn xe.
Hình 2: Sơ đồ quy trình kiểm tra xe xuất xưởng
(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật)
Phạm Thu Duyên Lớp Ql06 – K12
SỬA CHỮA,
ĐIỀU CHỈNH
SỬA CHỮA,
ĐIỀU CHỈNH
SỬA CHỮA,
ĐIỀU CHỈNH
SỬA CHỮA,
ĐIỀU CHỈNH
Khoa Quản lý doanh nghiệp Báo cáo thực tập
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CƠ
KHÍ CHUYÊN DỤNG BẮC BỘ TRƯỜNG HẢI
1. Hoạt động Marketing sản phẩm của công ty.
Nhằm xây dựng hình ảnh, thương hiệu Thaco trong tiềm thức khách hàng tiềm
năng và khách hàng tươn lai. Công ty đã marketing theo dòng sản phẩm có định
hướng khách hàng mục tiêu và chuyên sâu.
TT Dòng xe Mục đích GIẢI PHÁP

1
Dòng xe
Forland
• Khách hàng
tiềm năng biết
đến thương
hiệu Thaco
Forland.
• Cho khách
hàng cảm nhận
sự khác biệt
thương hiệu và
thay đổi thói
quen.
• Thông qua các kênh truyền
thông đưa thương hiệu, hình
ảnh Thaco Forland đến khách
hàng (tận dụng ưu thế kênh
truyền thanh tuyến xã, huyện,
còn tồn tại khá phổ biến tại Bắc
Bộ).
• Tổ chức các chương trình mang
tính xã hội cao, hỗ trợ trực tiếp
cho người dân tại các huyện.
• Giới thiệu sản phẩm tận nơi để
họ phân biệt được thương hiệu
và sản phẩm bằng các hỗ trợ tài
chính.
2
Dòng

trung
cấp
• Cho khách
hàng cảm nhận
sự khác biệt về
sản phẩm và
hiệu quả đầu
tư.
• Khẳng định
đẳng cấp
thương hiệu
dòng Trung
cấp, Thaco
Ollin, Thaco
Aumark,
Thaco Auman.
• Chăm sóc khách hàng cũ đã sử
dụng xe Foton thông qua hình
thức thăm hỏi, tặng quà, hội
nghị khách hàng.
• Quảng bá sản phẩm trên các
kênh truyền thông.
• Tổ chức triển lãm, giới thiệu
sản phẩm tại các trung tâm, tỉnh
lớn.
Phạm Thu Duyên Lớp Ql06 – K12
13
Khoa Quản lý doanh nghiệp Báo cáo thực tập
3
Dòng xe

cao cấp
(Kia-
Hyundai
)
Nâng tầm thương hiệu :
Thaco Kia, Thaco
Hyundai tạo thói quen
tiêu dùng cho khách
hàng khi đầu tư phương
tiện.
• Chính sách thương hiệu sản
phẩm Thaco Hyundai trên các
phương tiện truyền thông.
• Chăm sóc khách hàng cũ.
• Tổ chức hội nghị khách hàng
cũ.
• Tổ chức hội nghị khách hàng
Thaco-Kia.
• Quà tặng đặc biệt cho các
khách hàng truyền thống.
4
Dòng xe
Bus
Khách hàng cảm nhận
được đẳng cấp thương
Thaco Bus, hài lòng với
sự lựa chọn thương hiệu
Thaco Bus.
• Chăm sóc đặc biệt khách hàng
cũ thông qua các hội nghị và

quà tặng có giá trị.
• Quảng bá sản phẩm mới trên
phương tiện truyền thông và
bến xe.
• Chăm sóc dịch vụ tại các bến
đầu mối và tại nhà các doanh
nghiệp mua lô.
• Kho phụ tùng và xưởng chuyên
biệt tại 1 số bến xe lớn.
2. Đặc điểm về đội ngũ lao động trong Công ty TNHH Một thành viên Cơ
khí chuyên dụng Bắc Bộ Trường Hải
Muốn sản xuất của cải vật chất thì ba yếu tố không thể thiếu là: lực lượng lao
động, tư liệu lao động và đối tượng lao động trong đó lực lượng lao động là yếu tố
đóng vai trò quan trọng nhất. Nếu sản xuất mà không có lao động thì hoạt động sản
xuất sẽ bị ngừng trệ, không thể tiến hành liên tục được. Do vậy, để từng bước nâng
cao chất lượng sản phẩm cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, công ty
đã và đang dần ổn định đội ngũ cán bộ quản lý và công nghệ kỹ thuật trong các dây
chuyền sản xuất sao cho phù hợp nhất. Bên cạnh đó, công ty cũng không ngừng bồi
dưỡng, đào tạo chất lượng đội ngũ công nhân sản xuất trực tiếp đáp ứng tốt hơn nhu
cầu công việc.
Công ty hiện đang sử dụng lượng lao động là 186 người làm việc theo giờ hành
chính (2 ca/ngày). Nhưng khi vào vụ chính công ty có thể tăng số ca làm việc lên 3 ca/
ngày.
Phạm Thu Duyên Lớp Ql06 – K12
14
Khoa Quản lý doanh nghiệp Báo cáo thực tập
Bảng 1: Cơ cấu nhân lực của Công ty qua 3 năm 2008-2010
Đơn vị: Người

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

So sánh tăng,
giảm 2009/2008
So sánh tăng, giảm
2010/2009
Số
lượng
Tỷ
trọng
(%)
Số
lượng
Tỷ
trọng
(%)
Số
lượng
Tỷ
trọng
(%)
Số tuyệt
đối
%
Số tuyệt
đối
%
Tổng số lao động
120 100 148 100 186 100 28 123,3 38 125,67
Phân công lao động:
- Lao động trực
tiếp

92 76,67 117 79,05 139 74,73 25 127,2 22 118,8
- Lao động gián
tiếp
28 23,33 31 20,95 47 25,27 3 110,7 16 151,6
Phân theo giới tính:
- Nam
114 95 138 93,24 163 87,63 24 121,05 25 118,1
- Nữ
6 5 10 6,76 23 12,37 4 166,7 13 230
Phân theo trình độ:
- Đại học và
trên đại học
10 8,33 21 14,2 33 17,74 11 210 12 157,1
- Cao đẳng và
trung cấp
15 12,5 16 10,81 14 7,53 1 106,7 -2 87,5
Phạm Thu Duyên Lớp Ql06 – K12
15
Khoa Quản lý doanh nghiệp Báo cáo thực tập
- Bằng nghề 3/7
25 20,84 38 25,67 114 61,3 13 152 76 300
- Trình độ khác
70 58,33 73 49,32 25 13,43 3 14,2 -48 34,24
Hợp đồng lao động:
- Thời vụ
- - - - - - - - - -
- 12 tháng
36 30 44 29,73 64 34,41 8 20 145,4
- 24 tháng
0 0 0 0 7 3,77 0 7 0

- 36 tháng 30 25 36 24,33 55 29,57 6 19 152,7
- Không xác
định thời hạn
18 15 24 16,21 35 18,81 6 11 145,8
- Nhân sự chưa
ký HĐLĐ
36 30 44 29,73 25 13,44 8 -19 56,8
(Nguồn: Phòng nhân sự )
Phạm Thu Duyên Lớp Ql06 – K12
16
Khoa Quản lý doanh nghiệp Báo cáo thực tập
Qua bảng số liệu trên, ta thấy được tình trạng lao động của công ty qua các chỉ tiêu
khác nhau. Cụ thể:
- Xét về đối tượng lao động:
• Lao động trực tiếp: chiếm gần 80% tổng số lao động qua các năm.
Năm 2008 số lao động trực tiếp của công ty là 92, chiếm 76,76% và
đến năm 2009 tăng lên 117 lao động, chiếm 79,05%. Năm 2010 có
139 lao động trực tiếp, chiếm 74,73%.
• Lao động gián tiếp: chiếm rất ít trong tổng số lao động. Qua các năm
thì lao động gián tiếp có tỷ lệ lao động dao động từ 20% đến 25% do
đặc điểm chủ yếu của công ty là sản xuất và lắp ráp.
- Xét về giới tính: trong tổng số lao động trong công ty thì số lao động nam
chiếm gần như là đa số khoảng 90% trong khi đó số lao động nữ chỉ chiếm khoảng
10%, do đặc điểm chủ yếu của công ty là sản xuất và lắp ráp ô tô nên cần sự vững
chắc và khoẻ mạnh của nam giới.
- Xét về trình độ: với công tác bồi dưỡng và đào tạo của công ty trình độ của
đội ngũ công nhân viên ngày càng được nâng cao, đáp ứng được tốt hơn nhu cầu
của công việc.
3. Cơ sở vật chất
Sản phẩm của công ty được sản xuất trên dây chuyền công nghệ của Hàn

Quốc và được cải tiến phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Nhà xưởng được trang
bị đầy đủ các loại máy như máy cắt, máy chấn, máy dập,…Các loại máy móc, thiết
bị được mua từ các nhà cung cấp nhập khẩu từ Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc và
trong nước. Đối với các loại máy móc, dây truyền công nghệ hiện đại, công ty luôn
Phạm Thu Duyên Lớp Ql06 – K12
17
Khoa Quản lý doanh nghiệp Báo cáo thực tập
có bộ phận kiểm tra chất lượng chặt chẽ. Hiện tại công ty được đầu tư thêm dây
chuyền sơn công nghiệp theo công nghệ Malaysia nhằm nâng cao công nghệ sản
xuất và sửa chữa dịch vụ sau bán hàng.
Việc bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị sản xuất được thực hiện định kỳ
theo quy định của nhà sản xuất. Các dụng cụ cầm tay sử dụng khí nén, cờ lê lực,
thiết bị đo lường, thiết bị kiểm tra, đồ gá gia công được kiểm tra định kỳ và đột
xuất để hiệu chuẩn. Dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại, có thể sản xuất các
loại sản phẩm thùng tải đa dạng, đáp ứng mọi yêu cầu chuyên chở hàng hóa.
Bảng 2: Một số máy móc thiết bị được sử dụng tại Công ty TNHH
CKCD BB Trường Hải
STT Tên TSCĐ Nước sản xuất Ghi chú
1 Máy hàn Mig OK350 Hàn Quốc
2 Máy hàn NBC 270 Trung Quốc
3 Máy khoan MAKITA Nhật Bản
4 Máy mài MAKITA Nhật Bản
5 Máy Hàn Hồ Quang Việt Nam
6 Máy Đột AIDA 100 Tấn Trung Quốc
7
Máy Chấn Tôn 4 mét Nhật Bản
8 Máy cắt tôn 4 mét Nhật Bản
9 Máy chấn tôn 2 mét Nhật bản
10 Máy khoan bàn tự động Nhật Bản
(Nguồn : Phòng công nghệ - Thiết bị Công ty)

Phạm Thu Duyên Lớp Ql06 – K12
18
Khoa Quản lý doanh nghiệp Báo cáo thực tập
4. Phân tích tài chính của công ty.
4.1. Đặc điểm tài chính của Công ty TNHH Một thành viên Cơ khí
chuyên dụng Bắc Bộ Trường Hải.
Hiện nay, Công ty phát triển nguồn vốn của mình bằng hai nguồn chủ yếu là:
− Nguồn vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh: đây là nguồn vốn tự cấp
được lấy ra từ lợi nhuận, quỹ khuyến khích phát triển sản xuất và khoản tiền khấu
hao để lại Công ty phục vụ cho sự tăng trưởng và tái đầu tư vào tài sản cố định.
− Nguồn vốn bên ngoài: nguồn này được thực hiện qua vay vốn từ Ngân hàng,
từ các hãng và các tổ chức tín dụng khác…thông qua việc liên doanh, liên kết, hợp
tác kinh tế cũng như nguồn vốn tự huy động từ đội ngũ CBCNV trong Công ty.
Bảng 3: Cơ cấu vốn của Công ty qua 3 năm 2008-2010
Đơn vị: Triệu đồng
Stt Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
I Các chỉ tiêu tài sản
1
Tiền và các khoản tương
đương tiền
556 567 612
2 Nợ phải thu 14,801 15,103 16,311
3 Hàng tồn kho 2,098 2,141 2,312
4 Tài sản ngắn hạn khác 110 112 121
5 Tài sản cố định 47,026 47,986 51,825
6 Tài sản dài hạn khác 21,554 21,994 23,754
Tổng tài sản 86,145 87,903 94,935
7 Nợ phải trả 13,444 13,718 14,815
8 Vốn chủ sở hữu 72,701 74,185 80,120
II Tổng nguồn vốn 86,145 87,903 94,935

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Qua bảng cơ cấu vốn của công ty qua 3 năm ta có thể thấy:
- Tài sàn ngắn hạn trong năm 2009 tăng 102% so với năm 2008, năm 2010
tăng so với năm 2009 với tỷ lệ là 107,93% nguyên nhân chủ yếu là do tăng các
Phạm Thu Duyên Lớp Ql06 – K12
19
Khoa Quản lý doanh nghiệp Báo cáo thực tập
khoản nợ phải thu ngắn hạn với tủ lệ là 102,04%, hang tồn kho tăng 102,05%, tiền
và các khoản tương đương tiền táng 105,09%, tài sản ngấn hạn khác tăng 101,8%.
- Tài sản dài hạn năm 2009 tăng so với năm 2008 là 102,04%, đến năm 2010
công ty đầu tư thêm tài sản cố định và đầu tư tài chính tăng lên hơn năm 2009.
- Nợ phải trả trong năm 2009 tăng so với năm 2008 là 102,03%, đến năm 2010
nợ phải trả tăng 108% so với năm 2009.
- Nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên từ 1,758 triệu đồng từ năm 2008 đến năm
2009 và tiếp tục tăng mạnh lên 7,032 triệu đồng từ năm 2009 đến năm 2010.
4.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Một
thành viên Cơ khí chuyên dụng Bắc Bộ Trường Hải.
Mặc dù mới bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh từ cuối năm 2007 nhưng
công ty đã đạt được một số thành tích trong hoạt động sản xuất kinh doanh và điều
này được thể hiện qua các chỉ tiêu tài chính cơ bản như sau:
Phạm Thu Duyên Lớp Ql06 – K12
20
Khoa Quản lý doanh nghiệp Báo cáo thực tập
Biểu 3: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2008-2010
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu Mã số Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ 01
61,793,680,137 84,722,539,033 105,903,173,791
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 - 1,191,213 1,489,016

- Chiết khấu thương mại 04 - - -
- Giảm giá hàng bán 05 - - -
- Hàng bán bị trả lại 06 - 1,191,213 1,489,016
- Thuế tiêu thụ ĐB, thuế xuất khẩu
phải nộp 07 - - -
3. Doanh thu thuần (10 = 01 - 02) 10 61,793,680,137 84,721,347,820 105,901,684,775
4. Giá vốn hàng bán 11 57,216,012,338 76,181,004,591 95,226,255,739
5. LợI nhuận gộp (20 = 10 - 11) 20 4,577,667,799 8,540,343,229 10,675,429,036
6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 14,551,423 36,409,013 45,511,266
7. Chi phí tài chính 22 - -
- Trong đó: Chi phí lãi vay 23 - -
8. Chi phí bán hàng 24 396,209,167 629,690,283 787,112,854
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 1,609,284,126 2,349,065,275 2,936,331,594
Phạm Thu Duyên Lớp Ql06 – K12
21
Khoa Quản lý doanh nghiệp Báo cáo thực tập
10. LợI nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh 30 2,586,725,929 5,597,996,684 6,997,495,855
[ 30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25) ] - -
11. Thu nhập khác 31 1,253,109,503 2,883,357,477 3,604,196,846
12. Chi phí khác 32 1,029,311,143 1,337,348,793 1,671,685,991
13. LợI nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 223,798,360 1,546,008,684 1,932,510,855
* Phần lãi/lỗ trong công ty liên
doanh, liên kết 45 - -
14. Tổng lợI nhuận kế toán trước
thuế 50 2,810,524,289 7,144,005,368 8,930,006,710
(50 = 30 + 40 + 45) - -
15. Chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp hiện hành 51
289,321,847 670,992,371 838,740,464

16. Chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp hoãn lạI 52 - -
17. LợI nhuận sau thuế TNDN (60 =
50 - 51 - 52) 60
2,521,202,442 6,473,012,997 8,091,266,246
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Phạm Thu Duyên Lớp Ql06 – K12
22
Khoa Quản lý doanh nghiệp Báo cáo thực tập
Nhận xét chung:
- Về doanh thu: Doanh thu thuần năm 2009 tăng lên 2.292.766.769 đồng so
với năm 2008 với tỷ lệ là 137,1%; năm 2010 doanh thu thuần tăng 2.118.033.688
đồng với tỷ lệ là 125% so với năm 2009. Doanh thu hoạt động tài chính năm 2009
tăng 21 triệu đồng tương ứng 257,1% so với năm 2008; năm 2010 tăng lên 9 triệu
tương ứng 125% so với năm 2009.
- Lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh đạt 186,6% tương ứng với 3967 triệu
đồng năm 2009 so với năm 2008 và năm 2010 đạt 125% tương ứng với 2,13 tỷ
đồng. Tổng lợi nhuận sau thuế công ty đạt được năm 2009 so với năm 2008 là
3951 triệu đồng, năm 2010 đạt lợi nhuận là 1618 triệu đồng.
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2009 tăng lên 159%
và 146% tương ứng 233 triệu đồng và 1tỷ đồng so với năm 2008; đến năm 2010 so
với năm 2009 chi phí tăng lên 157 triệu đồng và 587 triệu đồng tương ứng 125,1%
và 120,3%.
Phạm Thu Duyên Lớp Ql06 – K12
23
Khoa Quản lý doanh nghiệp Báo cáo thực tập
CHƯƠNG III
ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH
VIÊN CƠ KHÍ CHUYÊN DỤNG BẮC BỘ TRƯỜNG HẢI VÀ
HƯỚNG LỰA CHỌN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP

1. Đánh giá chung về công ty TNHH Một thành viên cơ khí chuyên dụng
Bắc Bộ Trường Hải.
a. Điểm mạnh:
Công ty TNHH Một thành viên cơ khí chuyên dụng Bắc Bộ Trường Hải là một
đơn vị kinh doanh sản xuất và lắp ráp ô tô đầy tiềm năng, hoạt động trên lĩnh vực
mà Việt Nam có nhiều lợi thế. Vì vậy công ty được nhà nước dành cho nhiều chính
sách ưu tiên, hỗ trợ, tạo môi trường thuận lợi giúp cho công ty phát huy hết sức
mạnh của mình.
- Sản phẩm tốt, phong phú, đa dạng, đủ chủng loại.
- Hệ thống phân phối rộng với 17 showrooms trực thuộc và trên 24 đại lý khắp
cả nước.
- Tính trẻ trung và năng động trong sản phẩm.
b. Điểm yếu:
- Ngành kinh doanh xe du lịch còn mới, cần nhiều thời gian tìm hiểu.
- Thiếu chuyên gia, quản lý bán hàng, sản xuất, dịch vụ chuyên cho xe du lịch.
Phạm Thu Duyên Lớp Ql06 – K12
24
Khoa Quản lý doanh nghiệp Báo cáo thực tập
- Thương hiệu Thaco - Kia chỉ mạnh tại một số phân khúc trung bình và trên trung
bình, thua đối thủ ở các phân khúc cao, thương hiệu chưa mạnh so với đối thủ tại
Việt Nam. Marketing của Thaco chưa hiệu quả cho dòng sản phẩm xe du lịch.
- Công ty chưa phải là nhà sản xuất ô tô, chủ yếu là lắp ráp và phân phối, sản phẩm
phụ thuộc nhà cung cấp nước ngoài.
c. Cơ hội:
- Dung lượng thị trường càng lớn, nhiều tiềm năng bùng nổ, đặc biệt dòng xe nhỏ
và xe tải.
- Cơ hội kinh doanh liên kết mở rộng sản xuất, xuất khẩu sang các nước trong khu
vực AFTA, gia nhập vào chuỗi sản xuất, cung ứng ô tô trong khu vực.
- Cơ hội mở rộng, phong phú chủng loại ô tô, liên kết với các đối tác khác.
d. Đe dọa:

- Chính sách thuế không ổn định, thị trường biến động theo chính sách.
- Các hẵng ô tô nước ngoài có cơ sở sản xuất, phân phối mạnh tại Việt Nam.
- Các nhà phân phối nước ngoài khác có cơ hội vào Việt Nam theo lộ trình gia
nhập WTO.
- Các nhà phân phôi nội địa nhiều, cạnh tranh quyết liệt tại nhiều phân khúc.
- Kinh tế trong nước suy giảm, kinh tế thế giới khủng hoảng trong năm 2008-
2010.
2. Hướng lựa chọn đề tài tốt nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường, công ty TNHH Một thành viên Cơ khí chuyên dụng
Bắc Bộ Trường Hải vẫn đang đứng vững và trên đà phát triển. Qua thực tiễn nhiều
năm hoạt động kinh doanh trên thị trường nhất là trong các năm gần đây, công ty đã
Phạm Thu Duyên Lớp Ql06 – K12
25

×