Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Báo cáo thực tập tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.45 KB, 21 trang )

Báo cáo thực tập GVHD: Ts. Nguyễn Hợp Toàn
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ VĨNH PHÚC
1. Vị trí chức năng của Sở Kế hoạch và Đầu tư tĩnh Vĩnh Phúc
Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Vĩnh Phúc là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ
ban nhân dân tỉnh có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện
quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư, gồm: tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức thực hiện và đề xuất về cơ chế, chính sách quản
lý kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh; đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài ở địa
phương; quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); đấu thầu; đăng ký
doanh nghiệp trong phạm vi địa phương; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn
đề về doanh nghiệp, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; tổ chức cung ứng các dịch vụ
công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật. Sở Kế
hoạch và Đầu tư chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Uỷ
ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về
chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Địa chỉ: 40 Nguyễn Trãi, Phường Đống Đa, Thành Phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc.
Điện thoại: (0211) 3862480
Fax: (0211) 3862480
Website: Http://www.skhdtvinhphuc.gov.vn
2. Nhiệm vụ quyền hạn của Kế hoạch và Đầu tư Tĩnh Vĩnh Phúc
2.1. Trình UBND tỉnh
a) Dự thảo quy hoạch tổng thể, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội 5 năm và hàng năm của tỉnh, bố trí kế hoạch vốn đầu tư thuộc ngân sách địa
phương; kế hoạch xúc tiến đầu tư của tỉnh; các cân đối chủ yếu về kinh tế - xã hội
SV: Bùi Mạnh Hùng Lớp: Luật kinh doanh K49
1
Báo cáo thực tập GVHD: Ts. Nguyễn Hợp Toàn
của tỉnh; trong đó có cân đối tích luỹ và tiêu dùng, cân đối vốn đầu tư phát triển,
cân đối tài chính;
b) Dự thảo chương trình hành động thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế -


xã hội theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh và chịu trách nhiệm theo dõi,
tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch tháng, quý, 6 tháng, năm để báo cáo Uỷ ban
nhân dân tỉnh điều hành, phối hợp việc thực hiện các cân đối chủ yếu về kinh tế -
xã hội của tỉnh
c) Dự thảo chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới phát triển doanh nghiệp
nhà nước do địa phương quản lý; cơ chế quản lý và chính sách hỗ trợ đối với việc
sắp xếp doanh nghiệp nhà nước và phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc
các thành phần kinh tế trên địa bàn Tỉnh
d) Dự thảo các quyết định, chỉ thị; chương trình, biện pháp tổ chức thực
hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc
phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật, phân cấp của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư;
đ) Dự thảo các văn bản về danh mục các dự án đầu tư trong nước và đầu tư
nước ngoài cho từng kỳ kế hoạch và điều chỉnh trong trường hợp cần thiết;
e) Dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể về tiêu chuẩn
chức danh đối với cấp Trưởng, cấp phó các đơn vị thuộc Sở; Trưởng, Phó phòng
Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện sau khi thống nhất
ý kiến với Sở Tài chính theo phân công của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
2.2.Trình chủ tịch UBND tỉnh
a) Dự thảo Quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban
hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực quản lý nhà nước của sở;
b) Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, giải thể
các tổ chức đơn vị thuộc sở, theo quy định của pháp luật;
c) Tiếp nhận hồ sơ các dự án đầu tư, thẩm định trình UBND tỉnh thực hiện
SV: Bùi Mạnh Hùng Lớp: Luật kinh doanh K49
2
Báo cáo thực tập GVHD: Ts. Nguyễn Hợp Toàn
đăng ký đấu tư, cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư các dự án đầu tư
thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân đân tỉnh theo phân cấp.
d) Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thông

tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư; tổ
chức thực hiện các văn bản pháp quy phạm pháp luật, các chính sách, quy hoạch,
chương trình, dự án, đề án thuộc phạm quản lý nhà nước của Sở sau khi được cấp
có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.
2.3. Về quy hoạch kế hoạch:
a) Công bố và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế- xã hội của tỉnh sau khi đã được phê duyệt theo quy định;
b) Quản lý và điều hành một số lĩnh vực về thực hiện kế hoạch được Ủy ban
nhân dân tỉnh giao;
c) Hướng dẫn các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng
quy hoạch, kế hoạch phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội
chung của tỉnh đã được phê duyệt;
d) Phối hợp vớ Sở Tài chính lập dự toán ngân sách tỉnh phân bổ ngân sách
cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong tỉnh.
2.4. Về đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính xây dựng kế hoạch và bố trí mức vốn
đầu tư phát triển cho từng chương trình, dự án thuộc nguồn ngân sách nhà nước do
tỉnh quản lý phù hợp với tổng mức đầu tư và cơ cấu đầu tư theo ngành và lĩnh vực;
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các Sở, ban, ngành có liên quan
thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển của
các chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn; giám sát đầu tư của cộng đồng theo
quy định của pháp luật;
c) Làm đầu mối tiếp nhận, kiểm tra, thanh tra, giám sát, thẩm định, thẩm tra
các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh;
SV: Bùi Mạnh Hùng Lớp: Luật kinh doanh K49
3
Báo cáo thực tập GVHD: Ts. Nguyễn Hợp Toàn
d) Quản lý hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư theo kế
hoạch đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; hướng dẫn thủ tục đầu tư theo

thẩm quyền.
2.5. Về quản lý vốn ODA:
a) Vận động, thu hút, điều phối quản lý nguồn vốn ODA; hướng dẫn các
Sở, ban, ngành xây dựng danh mục và nội dung các chương trình sử dụng nguồn
vốn ODA; tổng hợp danh mục các chương trình dự án sử dụng nguồn vốn ODA
trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phe duyệt và báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
b) Đánh giá thực hiện các chương trình dự án ODA; xử lý theo thẩm quyền
hoặc kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý những vấn đề vướng mắc
trong việc bố trí vốn đối ứng, giải ngân thực hiện các dự án ODA có liên quan đến
nhiều Sở, Ban, Ngành, Cấp Huyện và Cấp Xã; định kỳ tổng hợp báo cáo về tình
hình và hiệu quả thu hút, sử dụng nguồn vốn ODA.
2.6. Về quản lý đấu thầu:
a) Thẩm định và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản trình Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân tỉnh về kế hoạch đấu thầu các dự án, gói thầu do Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân tỉnh quyết định đầu tư; thẩm định và chịu trách nhiệm về nội dung các
văn bản trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh về hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn
nhà thầu các gói thầu và dự án do Ủy ban nhân dân tỉnh làm chủ đầu tư;
b) Hướng dẫn, theo dõi, giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy
định của pháp luật về đấu thầu và tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện các dự án
đấu thầu đã được phê duyệt và tình hình thực hiện công tác đấu thầu theo quy định.
2.7. Về đăng lý doanh nghiệp
a) Thẩm định và chịu trách nhiệm về các đề án thành lập, sắp xếp, tổ chức
lại doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý; tổng hợp tình hình sắp xếp, đổi
mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước và tình hình phát triển các doanh nghiệp
thuộc các thành phần kinh tế khác. Làm đầu mối chủ trì, phối hợp với các cơ quan,
SV: Bùi Mạnh Hùng Lớp: Luật kinh doanh K49
4
Báo cáo thực tập GVHD: Ts. Nguyễn Hợp Toàn
tổ chức liên quan xây dựng các chương trình, kế hoạch trợ giúp phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh; điều phối, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện

các chương trình trợ giúp sau khi được phê duyệt;
b) Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về thủ tục đăng ký doanh nghiệp;
đăng ký tạm ngừng kinh doanh; cấp mới, bổ sung, thay đổi, cấp lại và thu hồi Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh,
văn phòng đại diện trên địa bàn thuộc thẩm quyền của Sở; phối hợp với các ngành
kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm sau
đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp tại địa phương; thu thập, lưu trữ và quản
lý thông tin về đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2.8. Về kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân:
a) Đầu mối tổng hợp, đề xuất các mô hình và cơ chế, chính sách, kế hoạch
phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn, theo dõi, tổng hợp và đánh
giá tình hình thực hiện các chương trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển
kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể và kinh
tế tư nhân trên địa bàn tỉnh;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan giải quyết các vướng mắc
về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân có tính chất liên
ngành;
c) Đầu mối phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế nghiên
cứu, tổng kết kinh nghiệm, xây dựng các chương trình, dự án trợ giúp, thu hút vốn và
các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh;
d) Định kỳ lập báo cáo theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi Uỷ
ban nhân daan tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên
quan đến tình hình phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh.
2.9. Các nhiệm vụ và quyền hạn khác
a) Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kế và đầu tư theo quy định của
pháp luật và sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh
SV: Bùi Mạnh Hùng Lớp: Luật kinh doanh K49
5
Báo cáo thực tập GVHD: Ts. Nguyễn Hợp Toàn
b) Chịu trách nhiệm hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực kế

hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của ngành kế hoạch và đầu tư đối với
Phòng Tài chính-Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện
c) Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; xây dựng hệ
thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp
vụ về lĩnh vực được giao
d) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp
luật; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi
phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước cửa Sở, phòng,
chống tham nhũng tiêu cực, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí;
e) Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của các tổ
chức, đơn vị sự nghiệp thuộc Sở; quản lý biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và chính
sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức,
viên chức thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật và phân
cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh;
f) Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân công
của Ủy ban nhân dân tỉnh;
g) Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình
thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Kế hoạch và
Đầu tư;
i) Thực hiện những nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh giao theo quy định
của pháp luật
3. Cơ cấu tổ chức
3.1. Lãnh đạo sở:
a) Sở Kế hoạch và Đầu tư có Giám đốc và các Phó Giám đốc;
b) Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân
dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động
của sở; chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban
SV: Bùi Mạnh Hùng Lớp: Luật kinh doanh K49
6
Báo cáo thực tập GVHD: Ts. Nguyễn Hợp Toàn

nhân dân tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định;
c) Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở, chịu trách nhiệm trước
Giám đốc Sở và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công; khi Giám đốc
Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc uỷ nhiệm điều hành các hoạt
động của Sở;
d) Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Giám đốc và Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và
Đầu tư do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do
cơ quan có thẩm quyền ban hành và theo các quy định của Nhà nước về quản lý cán
bộ, công chức. Việc điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, miễn nhiệm, cho
từ chức, nghỉ hưu và thực hiện các chế độ chính sách khác đối với Giám đốc, phó
giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện theo quy định cuả pháp luật.
3.2. Cơ cấu tô chức của sở gồm có:
a) Tổ chức hành chính
- Văn phòng;
- Thanh tra;
- Phòng Đăng ký kinh doanh;
Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ gồm:
- Phòng Tổng hợp;
- Phòng Văn Xã;
- Phòng Kinh tế ngành;
- Phòng Thẩm định;
- Phòng Xây dựng - Hạ tầng
- Phòng Kinh tế đối ngoại.
b) Đơn vị sự nghiệp trực thuộc:
- Trung tâm nghiên cứu, tư vấn và dịch vụ hỗ trợ phát triển.
3.3. Biên chế hành chính, sự nghiệp của Sở Kế hoạch và Đầu tư do Uỷ ban
nhân dân tỉnh giao kế hoạch từng năm.
SV: Bùi Mạnh Hùng Lớp: Luật kinh doanh K49
7
Báo cáo thực tập GVHD: Ts. Nguyễn Hợp Toàn

PHẦN 2
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP TẠI
SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐÀU TƯ TỈNH VĨNH PHÚC
1. Tổng quan về tình hình đăng ký doanh nghiệp Vĩnh Phúc
Năm 1997 số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có 136 doanh nghiệp (trong đó
36 doanh nghiệp Nhà nước); sau khi tái lập tỉnh được sự quan tâm chỉ đạo của
UBND tỉnh và tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế chính sách khuyến khích và tạo điều
kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển như: mặt bằng sản xuất, xây dựng
cơ sở hạ tầng, đào tạo lao động và xúc tiến thương mại ….; vì vậy doanh nghiệp
phát triển mạnh; Đặc biệt từ khi Luật doanh nghiệp (năm 2005) có hiệu lực, số
lượng doanh nghiệp được thành lập tại tỉnh Vĩnh Phúc tăng nhanh đột biến.
Đến tháng 6/2006 trên địa bàn tỉnh đã có 1520 doanh nghiệp dân doanh
1
,
với số vốn đăng ký 4.400 tỷ đồng; tăng gấp gần 12 lần về số lượng và 21 lần về
vốn đăng ký so với tổng từ năm 1999 trở về trước. Hiện tại, trong 1520 doanh
nghiệp đã đăng ký có 1.311 doanh nghiệp đã đăng ký và kê khai thuế, đạt 86,3%
và trong số này đã có 1.001 Doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh (có
doanh thu) chiếm 66% so với số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và chiếm
76,4% số Doanh ngiệp đã làm thủ tục đăng ký thuế.
Cơ cấu loại hình doanh nghiệp:
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Chiếm 61% về số lượng và 67,5%
về vốn đăng ký;
- Doanh nghiệp tư nhân: Chiếm 23,9% số lượng và 7,2% về vốn đăng ký;
- Công ty cổ phần: Chiếm 13,9% về số lượng và 32,1% về vốn đăng ký;
- Công ty TNHH 1 thành viên: Chiếm 1,2% về số lượng và 3,2% về vốn
1
Doanh nghiệp dân doanh: Bao gồm các loại hình công ty và doanh nghiệp tư nhân, các hợp tác xã, hộ
kinh doanh công thương nghiệp cá thể, trang trại, kể cả các cơ sở y tế, giáo dục tư nhân.
SV: Bùi Mạnh Hùng Lớp: Luật kinh doanh K49

8
Báo cáo thực tập GVHD: Ts. Nguyễn Hợp Toàn
đăng ký
(Biểu đồ số lượng loại hình doanh nghiệp và số vốn điều lệ đăng ký năm 2006)
Trong năm 2007, có 448 doanh nghiệp và 31 chi nhánh đăng ký kinh doanh
với số vốn đăng ký là 3496,9 tỷ đồng tăng 53% về số doanh nghiệp và 219,8% về
vốn đăng ký so với năm 2006.
Đến tháng 10 năm 2008, có 468 doanh nghiệp đăng ký thành lập doanh
nghiệp mới với số vốn 3.015 tỷ đồng và 48 chi nhánh, tăng 31,8% về số doanh
nghiệp và 9,4% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2007. Số doanh nghiệp ngoài
quốc doanh trên địa bàn tỉnh đến 30/10/2008 là 2354 doanh nghiệp và 172 chi
nhánh, với số vốn đăng ký là 10.285,5 tỷ đồng. Các doanh nghiệp dân doanh chủ
yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, số lượng 2193 doanh nghiệp có số vốn đăng
ký dưới 10 tỷ đồng, chiếm 93%; số lượng doanh nghiệp lớn có số vốn đăng ký trên
10 tỷ đồng là 161 doanh nghiệp chiếm 7% số lượng doanh nghiệp
SV: Bùi Mạnh Hùng Lớp: Luật kinh doanh K49
9
Báo cáo thực tập GVHD: Ts. Nguyễn Hợp Toàn
Tính đến tháng 6 năm 2009 tổng số doanh nghiệp dân doanh có 2.636
doanh nghiệp và 177 chi nhánh với tổng số vốn đăng ký trên 11.600 tỷ đồng.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ( FDI) là trên 100 doanh nghiệp, với số
vốn đăng ký trên 1.98 triệu USD; doanh nghiệp nhà nước do sắp xếp lại giảm từ 36
doanh nghiệp xuống còn 11 doanh nghiệp (theo chủ trương cổ phần hoá, bán,
khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước của Nhà nước). Năm 2009, số lượng
doanh nghiệp thành lập mới là 679 doanh nghiệp, vốn đăng ký là 3391 tỷ đồng;
vốn đăng ký bình quân: 5,0 tỷ đồng/1 doanh nghiệp.
Cơ cấu ngành nghề: Từ năm 2006 đến 2009 trên địa bàn tỉnh các doanh
nghiệp đăng ký với rất nhiều ngành nghề khác nhau nhưng tập trung chủ yếu ở 3
lĩnh vực chính: Nông lâm thủy sản, công nghiệp xây dựng, thương mại dịch vụ
Ngành nghề đăng ký mới trong năm 2006:

- Nông lâm thủy sản: 1,77%
- Công nghiệp xây dựng: 45,35%
- Thương mại dịch vụ: 52,88%
Ngành nghề đăng ký mới trong năm 2009 :
- Nông lâm thủy sản: 1,8%;
- Công nghiệp xây dựng: 46,4%;
- Thương mại dịch vụ: 51,8%
SV: Bùi Mạnh Hùng Lớp: Luật kinh doanh K49
10
Báo cáo thực tập GVHD: Ts. Nguyễn Hợp Toàn
(Biểu đồ phân chia ngành nghề đăng ký của doanh nghiệp năm 2009)
Qua biểu đồ ta thấy ngành nghề doanh nghiệp đăng ký không có sự thay đổi
đáng kể nào từ ngành nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp các ngành kinh
doanh chủ yếu là trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ.
Vĩnh Phúc là tỉnh có nhiều chính sách thông thoáng, khuyến khích, tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp phát triển, được là tỉnh được đánh giá là một trong những
tỉnh có môi trường đầu tư hấp dẫn với vị trí địa lý và tiềm năng sẵn có cộng với sự
tăng trưởng với tốc độ cao của tỉnh đã thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu
tư, thu hút được nhiều dự án có vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư cơ sở hạ tầng khu
công nghiệp do vậy tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp xây dựng và thương
mại dịch vụ phát triển.
Số lượng hợp tác xã tính đến năm 2009 có 376 hợp tác xã trong đó có 239
hợp tác xã nông nghiệp chiếm 64%, 137 hợp tác xã phi nông nghiệp chiếm 36%;
với số vốn đăng ký là 641,2 tỷ đồng; Số lượng hợp tác xã các năm gần đây ít biến
động các hộ kinh doanh cá thể có 31.168 hộ số vốn đăng ký là 4880 tỷ đồng
Đến hết tháng 12 năm 2010 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 4079 Doanh
nghiệp, với số Vốn đăng ký là 20.670 tỷ đồng; có 107 Doanh nghiệp nước ngoài,
vốn đăng ký 2,073 tỷ USD trong đó 99% là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đối với
doanh nghiệp dân doanh những năm gần đây bình quân mỗi năm tăng từ 15 –
17%; Số lượng bình quân mỗi năm từ 550 đến 600 doanh nghiệp.

SV: Bùi Mạnh Hùng Lớp: Luật kinh doanh K49
11
Báo cáo thực tập GVHD: Ts. Nguyễn Hợp Toàn
Từ năm 2006 đến năm 2010 số lượng doanh nghiệp giải thể là: 127 doanh
nghiệp, mỗi năm bình quân số lượng doanh nghiệp giải thể là 25 Doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp nhà nước địa phương năm 2009 còn 9 doanh nghiệp;
Đến thời điểm tháng 6 năm 2010 địa phương đã thực hiện sắp xếp xong doanh
nghiệp nhà nước, chuyển sang công ty cổ phần hoặc công ty TNHH một thành
viên do nhà nước là chủ sở hữu.
2. Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp trong những năm gần đây tại
Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc.
Mục đích lớn nhất của cải cách hành chính là rút ngắn thời gian giải quyết
các công việc mang tính hành chính. Do đó trong suốt thời gian qua, mỗi văn bản
pháp luật ra đời là một bước phát triển của việc rút ngắn thời gian, thủ tục hành
chính, nhằm mang lại những tiện lợi cho người thành lập doanh nghiệp.
2.1. Từ năm 2005 đến tháng 9/2007:
Sở Kế hoạch và Đầu tư đã thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành
chính thực hiện cơ chế một cửa trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh; Bộ phận một
cửa liên thông của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc nằm ngay bên trong trụ
sở của Sở KH&ĐT, rất thuận tiện để doanh nghiệp tìm hiểu thông tin, nộp hồ sơ và
nhận kết quả. Văn phòng được bài trí dễ nhìn với các bảng thông tin hướng dẫn rõ
ràng, dễ hiểu. Theo phương thức này thì cán bộ Phòng Đăng ký kinh doanh và - Sở
Kế hoạch và Đầu tư sẽ là những người làm việc tại văn phòng một cửa, trực tiếp
hướng dẫn, nhận hồ sơ, thụ lý hồ sơ theo khuôn khổ trách nhiệm quyền hạn của
mình và phối hợp với cơ quan Thuế, cơ quan Công an và cơ sở khắc dấu để hoàn
thành các thủ tục cần thiết cho người thành lập doanh nghiệp.
Cơ quan Công an tham gia trả kết quả cùng hoặc uỷ quyền cho cán bộ Văn
phòng một cửa trả Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu và con dấu cho doanh
nghiệp. Riêng việc trả con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu do cán bộ
công an phụ trách, vì vậy để trả đầy đủ kết quả một lần cho người thành lập doanh

nghiệp bao gồm Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký
SV: Bùi Mạnh Hùng Lớp: Luật kinh doanh K49
12
Báo cáo thực tập GVHD: Ts. Nguyễn Hợp Toàn
thuế, Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu và con dấu thì cần phải có sự hiện diện của
cán bộ công an hoặc có sự uỷ quyền của cơ quan Công an cho Văn phòng một cửa.
Hướng dẫn và nhận hồ sơ: Người thành lập doanh nghiệp tìm hiểu thủ tục
Đăng ký kinh doanh đăng ký dấu, đăng ký thuế và nộp hồ sơ tại Văn phòng một cửa.
Hồ sơ, trình tự thủ tục, thời gian trả kết quả, các loại phí (phí khắc dấu), lệ
phí (lệ phí Đăng ký kinh doanh, lệ phí cấp Giấy phép khắc dấu) được niêm yết đầy
đủ, công khai, dễ đọc, dễ nhìn tại Văn phòng một cửa.
Cán bộ Văn phòng một cửa trực tiếp hướng dẫn nội dung và cách kê khai
hồ sơ nếu người thành lập yêu cầu, tiếp nhận hồ sơ Đăng ký kinh doanh, hồ sơ
đăng ký mã số thuế và hồ sơ đăng ký dấu từ người thành lập doanh nghiệp. Cán bộ
Văn phòng một cửa phải xem xét sơ bộ tính hợp lệ của hồ sơ ngày khi nhận. Cán
bộ Văn phòng một cửa cần hướng dẫn người thành lập doanh nghiệp cách chọn tên
doanh nghiệp ngay từ bước này bằng cách thực hiện tra cứu để tránh trùng tên.
Đối với hồ sơ đăng ký dấu, người thành lập doanh nghiệp sẽ được hướng
dẫn điền vào “phiếu yêu cầu khắc dấu”, trong đó có thông tin về loại dấu, cơ sở
khắc dấu và lệ phí khắc dấu.
Cán bộ Văn phòng một cửa thu lệ phí hành chính cho thủ tục cấp Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh, thủ tục đăng ký mẫu dấu và phí khắc dấu thay
cho cơ sở khắc dấu.
Doanh nghiệp được hẹn ngày đến để nhận kết quả bao gồm Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký thuế, con dấu và Giấy chứng
nhận đăng ký mẫu dấu. Doanh nghiệp đến nộp hồ sơ và nhận kết quả đăng ký kinh
doanh tại Văn phòng một cửa; Công tác cấp đăng ký kinh doanh cho các doanh
nghiệp đều giảm so với thời gian quy định; Cụ thể: Theo quy định của Luật doanh
nghiệp 2005 cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp thành lập
mới là 10 ngày, thực tế thực hiện giảm xuống chỉ còn 4-5 ngày; Cấp thay đổi đăng

ký kinh doanh theo luật là 7 ngày, thực tế thực hiện giảm xuống còn 3-4 ngày.
SV: Bùi Mạnh Hùng Lớp: Luật kinh doanh K49
13
Báo cáo thực tập GVHD: Ts. Nguyễn Hợp Toàn
Sau khi tổ chức, công dân được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
phải tiếp tục đi khắc dấu tại cơ quan Công an và xin cấp mã số thuế tại cơ quan
thuế cho doanh nghiệp; Tổng cộng thời gian mất 15- 17 ngày mới có thể hoàn
thành đối với 2 thủ tục này.
2.2. Từ tháng 9/2007 đến tháng 7/ 2008:
Thực hiện Thông tư liên tịch 02/2007/TTLT-BKH-BTC-BCA ngày 27
tháng 02 năm 2007 hướng dẫn cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giải quyết đăng
ký kinh doanh, đăng ký thuế và cấp giấy phép khắc dấu đối với doanh nghiệp
thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 2005, và quyết định của UBND
tỉnh; Đầu tháng 9/2007, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã thành lập phòng một cửa liên
thông nộp hồ sơ và nhận kết quả gồm: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy
phép khắc dấu, mã số thuế, người thành lập doanh nghiệp không phải đến ba cơ
quan như trước đây. Thay vì phải đến ba cơ quan người thành lập doanh nghiệp chỉ
phải đến cơ quan đăng ký kinh doanh và chỉ mất 10 ngày đã có thể nhận được giấy
chứng nhận kinh doanh, giấy phép khắc dấu và mã số thuế.
Hướng dẫn và nhận hồ sơ: Người thành lập doanh nghiệp cần tìm hiểu thủ
tục đăng ký kinh doanh, đăng ký mẫu dấu, đăng ký thuế và nộp hồ sơ tại Văn
phòng một cửa.
Hồ sơ, trình tự thủ tục, thời gian trả kết quả, các loại phí (phí khắc dấu), lệ
phí (lệ phí đăng ký kinh doanh, lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu)
được niêm yết đầy đủ, công khai, rõ ràng, dễ đọc, dễ nhìn tại Văn phòng một cửa.
Cán bộ Văn phòng một cửa sẽ trực tiếp hướng dẫn, nhận hồ sơ đăng ký kinh
doanh, hồ sơ đăng ký thuế, hồ sơ đăng ký dấu từ người thành lập doanh nghiệp. Hồ
sơ được xem xét sơ bộ tính hợp lệ ngay khi nộp.
Thực tế cho thấy, hồ sơ đăng ký thuế và đăng ký mẫu dấu tương đối đơn
giản nên cán bộ Văn phòng một cửa có thể xem xét tính hợp lệ ngay khi người

thành lập doanh nghiệp nộp hồ sơ. Riêng hồ sơ Đăng ký kinh doanh, do có nhiều
nội dung phức tạp như: mô hình doanh nghiệp, điều lệ công ty… nên cán bộ nhận
SV: Bùi Mạnh Hùng Lớp: Luật kinh doanh K49
14
Báo cáo thực tập GVHD: Ts. Nguyễn Hợp Toàn
hồ sơ Đăng ký kinh doanh thường khó có đủ thời gian và phương tiện để kiểm tra
chi tiết tính hợp lệ. Vì vậy đối với hồ sơ Đăng ký kinh doanh cán bộ Văn phòng
một cửa chỉ kiểm tra sơ bộ tính hợp lệ của hồ sơ. Tuy nhiên, nếu số lượng hồ sơ
đăng ký mỗi ngày không nhiều thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ có thể đảm nhiệm trách
nhiệm thụ lý để tiết kiệm thời gian và nhân lực.
Đối với hồ sơ đăng ký dấu, người thành lập doanh nghiệp sẽ được hướng
dẫn điền vào “Phiếu yêu cầu khắc dấu”, trong đó có thông tin về loại dấu, cơ sở
khắc dấu và lệ phí khắc dấu.
Cán bộ văn phòng một cửa thu lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh, và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu, đồng thời thu phí khắc dấu thay cho
cơ sở khắc dấu. Người thành lập doanh nghiệp được cấp giấy hẹn ngày nhận kết
quả gồm giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký thuế, con
dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu. Và chỉ mất 10 ngày đã có thể nhận
được giấy chứng nhận kinh doanh, giấy phép khắc dấu và giấy chứng nhận đăng
ký thuế.
2.3. Từ tháng 8/2008 đến nay:
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức triển khai thực hiện Thông
tư liên Bộ số 05/2008/TTLB-BKH-BTC-BCA, ngày 29/7/2008 Bộ kế hoạch và
Đầu tư - Bộ Tài chính – Bộ Công An hướng dẫn cơ chế phối hợp giữa các cơ quan
giải quyết đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thuế và đăng ký con dấu đối với doanh
nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp; Bãi bỏ giấy phép khắc dấu
cho doanh nghiệp; Bãi bỏ mã số thuế chuyển thành mã số doanh nghiệp được ghi
trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp (sau khi Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 có hiệu
lực). Quy trình cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Sở kế hoạch và Đầu

tư tỉnh Vĩnh Phúc được thực hiện theo từng bước sau:
SV: Bùi Mạnh Hùng Lớp: Luật kinh doanh K49
15
Báo cáo thực tập GVHD: Ts. Nguyễn Hợp Toàn
Trách nhiệm Nội dung Tài liệu liên quan
Bước 1: Trưởng phòng
chuyên viên
Bước 2: Trưởng phòng
Bước 3: Chuyên viên thẩm
định
Bước 4: Chuyên viên và
lãnh đạo phòng
Bước 5: Chuyên viên và
Trưởng phòng
Bước 6: Lãnh đạo Sở
Bước 7: Trưởng phòng
Bước 8: Bộ phận một cửa
liên thông, doanh nghiệp
Bước 9: Chuyên viên
Tiếp nhận hồ sơ
Soát xét hồ sơ, trả lời hồ

Tổng hợp hồ sơ, soạn
thảo Giấy chứng nhận
Đăng ký doanh nghiệp và
trình duyệt
Ký giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp
Doanh nghiệp nộp lệ phí và nhận
giấy chứng nhận đăng ký doanh

nghiệp
Lưu hồ sơ, cung cấp thông tin
Phiếu tiếp nhận hồ

Phiếu giao thẩm
định hồ sơ
Phiếu thẩm định
Hồ sơ
Giấy chứng nhận
Bộ hồ sơ
Giấy chứng nhận
Phiếu thu lệ phí,
Giấy chứng nhận
đăng ký doanh
nghiệp
Hồ sơ, bản sao Giấy
chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp
SV: Bùi Mạnh Hùng Lớp: Luật kinh doanh K49
16
Phê duyệt
Phân công xử lý hồ sơ
Thẩm định hồ sơ
Báo cáo thực tập GVHD: Ts. Nguyễn Hợp Toàn
Theo quy trình này doanh nghiệp chỉ cần đến phòng một cửa liên thông
nhận giấy chứng nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế hoặc
giấy đăng ký Doanh nghiệp (sau khi Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4
năm 2010 có hiệu lực) trong thời hạn tối đa 5 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;
so với quy định trước là 10 ngày giảm 5 ngày. Quy trình cấp giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc đã được Tổng cục

tiêu chuẩn đo lường chất lượng – Bộ khoa học và công nghệ cấp giấy chứng nhận
Hệ thống quản lý chất lượng đã đánh giá phù hợp với tiêu chuẩn TCVN ISO 9001-
2000. Việc cấp giấy đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp giảm so với thời gian
quy định đã tạo thuận lợi rất lớn cho doanh nghiệp nhanh chóng tham gia thị
trường, cơ hội kinh doanh, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và đóng góp vào sự
phát triển kinh tế xã hội.
3. Tình hình hoạt động và phát triển doanh nghiệp tại Vĩnh Phúc
3.1. Một số ưu điểm
Tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều chính sách thông thoáng khuyến khích, tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp phát triển, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính,
tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh nhanh chóng
để tham gia thị trường, có các chính sách ưu đãi để phát triển doanh nghiệp như
ưu đãi về thuế, tiền thuê đất và chuyển quyền sử dụng đất. Tĩnh Vĩnh Phúc còn
quan tâm đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp, kết cấu hạ tầng, xây dựng
làng nghề truyền thống thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh.
Có chính sách đào tạo nguồn nhân lực, nhất là lao động khu vực nông nghiệp
nông thôn, lao động tại các xã thu hồi đất làm khu công nghiệp-dịch vụ và lao
động kỹ thuật cao nhằm cung cấp nhân lực cho các doanh nghiệp. Tạo điều
kiện, hỗ trợ các doanh nghiệp quản bá, giới thiệu sản phẩm ra thị trường trong
và ngoài nước, ngoài ra Tỉnh còn cấp kinh phí mở các lớp khởi sự doanh
nghiệp nhằm nâng cao kiến thức cho các đối tượng là các doanh nhân, các chủ
danh nghiệp mới lập nghiệp
Theo quy định của pháp luật, Doanh nghiệp sau khi thành lập hoạt động
SV: Bùi Mạnh Hùng Lớp: Luật kinh doanh K49
17
Báo cáo thực tập GVHD: Ts. Nguyễn Hợp Toàn
theo sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp và các Luật chuyên ngành khác, các Sở,
ngành địa phương căn cứ vào chức năng nhiệm vụ theo quy định của Luật chuyên
ngành đã thường xuyên kiểm tra việc thực hiện của các doanh nghiệp Ví dụ như:
Sở Công thương kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề có điều

kiện trong kĩnh vực thương mại (kinh doanh xăng dầu, thuốc lá, rượu ); Sở Y tế
kiểm tra các cơ sở khám chữa bệnh; Sở Công an kiểm tra các ngành nghề có liên
quan đến bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn cháy nổ ; Sở Tài nguyên và môi trường
kiểm tra trong việc doanh nghiệp sử dụng đất, thực hiện về môi trường; Cơ quan
thuế quản lý và kiểm tra tình hình nộp thuế của doanh nghiệp; v.v
Như vậy, theo quy định của pháp luật việc kiểm tra doanh nghiệp sau khi
thành lập là các Sở quản lý chuyên ngành. Những sai phạm sau khi kiểm tra phát
hiện hoặc những vướng mắc của doanh nghiệp do doanh nghiệp kiến nghị giải
quyết có liên quan đến nhiều ngành, UBND tỉnh đã trực tiếp chỉ đạo cáo ngành đề
xuất báo cáo UBND tỉnh xử lý theo quy định của pháp luật.
Hiện nay, tại địa phương chưa có cơ chế hậu kiểm, phối hợp quản ký doanh
nghiệp, vì số lượng doanh nghiệp không nhiều trên 4000 doanh nghiệp; Cơ quan
Thuế được tổ chức từ tỉnh, xuống huyện và các đội quản ký thuế theo sát doanh
nghiệp, nắm được tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn, đối với
doanh nghiệp không còn hoạt động hoặc không hoạt động tại trụ sở đăng ký, cơ
quan thuế đã thông báo kịp thời cho Sở Kế hoạch và Đầu tư xử lý theo quy định
của Luật doanh nghiệp.
3.2. Một số khiếm khuyết và kiến nghị
Trong thực tế hiện nay trên địa bàn tỉnh các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
chủ yếu la các doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn đầu tư ít, các doanh nghiệp đăng ký
kinh doanh trên lĩnh vực không đồng đều chủ yếu kinh doanh trên lĩnh vực xây
dựng và thương mại. Một số doanh nghiệp thành lập không có mặt bằng sản xuất
sau khi không thuê được đất phải làm thủ tục giải thế, trình độ của hầu hết của các
chủ doanh nghiệp còn hạn chế, việc am hiểu pháp luật và thông tin thị thị trường
SV: Bùi Mạnh Hùng Lớp: Luật kinh doanh K49
18
Báo cáo thực tập GVHD: Ts. Nguyễn Hợp Toàn
trong và ngoài nước còn kém, khả năng cạnh tranh không cao. Việc vay vốn từ các
tổ chức tín dụng còn gặp nhiều khó khăn nhất là trong điều kiện lạm phát và nhà
nước thắt chặt chính sách tiền tệ như hiện nay. Đối với các doanh nghiệp có nhu

cầu sản xuất kinh doanh thực sự còn thiếu mặt bằng sản xuất thủ tục thuê đất còn
rườm rà. Tài liệu và chương trình đào tạo, tập huấn cho các doanh nghiệp vừa và
nhỏ còn chậm đổi mới để theo kịp với thị trường, chưa thực sự thu hút, lôi cuốn
các doanh nghiệp tham gia học tập.
Lao động có trình độ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn ít, người lao
động còn tâm lý chưa thực sự yên tâm khi làm việc cho các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh, một số doanh nghiệp kinh doanh không ổn định, không lành mạnh
chưa thực hiện tốt chế độ tiền lương và bảo hiểm xã hội cho người lao động nên
chưa thu hút đực lao động giỏi, có tay nghề cao. Đa số các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh vốn đầu tư còn hạn hẹp khó có điều kiện áp dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật hiện đại, máy móc thiết bị còn lạc hậu giá thành sản phẩm cao kém cạnh
tranh.
Hiện nay việc báo cáo tài chính hàng năm các doanh nghiệp cho Sở Kế
hoạch và Đầu tư theo quy định của Luật doanh nghiệp là không thực hiện được,
thực tế hàng năm chỉ có khoảng 2% doanh nghiệp có báo cáo tài chính, vì vậy Sở
Kế hoạch và Đầu tư không thể nắm được tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Biên chế của phòng đăng ký kinh doanh chỉ đủ đáp ứng công tác cấp giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp cho các doanh nghiệp, không đủ khả năng nắm được
tình hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp sau đăng ký thành lập.
Việc hoạt động của doanh nghiệp đã có hệ thống pháp luật điều chỉnh, còn
việc xử lý doanh nghiệp không hoạt động hoặc không hoạt động tại trụ sở đăng ký
cần có một cơ chế phối hợp giữa cơ quan thuế và Sở Kế hoạch và Đầu tư. Hiện
nay đã có thông tư liên Bộ số 05/2008 giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính
– Bộ Công an, bỏ mã số đăng ký kinh doanh và bỏ giấy chứng nhận đăng ký thuế,
và chỉ có duy nhất mã số doanh nghiệp được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký
SV: Bùi Mạnh Hùng Lớp: Luật kinh doanh K49
19
Báo cáo thực tập GVHD: Ts. Nguyễn Hợp Toàn
doanh nghiệp do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp, là cơ chế phối hợp rất có hiệu
quả để xử lý doanh nghiệp không hoạt động và doanh nghiệp không hoạt động tại

trụ sở đã đăng ký, vì vậy đối với doanh nghiệp không hoạt động hoặc hoạt động
không đúng với trụ sở đã đăng ký cơ quan thuế chỉ cần quyết định đóng cửa mã số
doanh nghiệp, nhưng hiện nay nhà nước chưa có chế tài xử lý về tư cách pháp
nhân đối với doanh nghiệp cơ quan thuế đã quyết định đóng cửa mã số doanh
nghiệp. Vì vậy nhà nước cần có chế tài để xử lý theo hướng đối với doanh nghiệp
cơ quan thuế đã đóng cửa mã số doanh nghiệp thì cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ
thông báo thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp buộc doanh nghiệp phải
thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp, có cơ chế phối hợp như vậy sẽ loại bỏ
được các doanh nghiệp không hoạt động hoặc không hoạt động tại trụ sở đã đăng
ký. Vì vậy cần phải có những giải pháp để khắc phục nhưng khó khăn trên như:
- Thường xuyên đổi mới chương trình đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao trình
độ cho các doanh nghiệp để họ thuận lợi trong việc tham gia thị trường
- Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc giám sát, kiểm tra
các doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh, giải quyết kịp thời những khó khăn
vướng mắc của doanh nghiệp, sớm phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp sai
phạm trong quản lý kinh tế
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật của nhà
nước tới các doanh nghiệp giúp các nghiệp nắm bắt kịp thời và nghiêm chỉnh chấp
hành
- Nhà nước và các tổ chức tín dụng cần có những biện pháp tích cực cùng với
doanh nghiệp tháo gỡ, khắc phục khó khăn về vốn sản xuất kinh doanh
- Bố trí kinh phí mở các lớp bồi dưỡng kiến thức về quản trị doanh nghiệp, về
khoa học công nghệ và thị trường cho các doanh nghiệp nhằm nâng cao trình độ
quản trị và tăng cường khả năng kinh doanh cho đội ngũ doanh nhân và các nhà
quản lý doanh nghiệp.
SV: Bùi Mạnh Hùng Lớp: Luật kinh doanh K49
20
Báo cáo thực tập GVHD: Ts. Nguyễn Hợp Toàn
MỤC LỤC
SV: Bùi Mạnh Hùng Lớp: Luật kinh doanh K49

×