Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Tăng cường bình đẳng giới trong hoạt động quản lý tại xã Nghĩa Đạo huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.91 KB, 19 trang )

Chuyên đề: Giới và Phát triển
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Thuận
Từ viết tắt:
CA: Công an
CCB: Cựu chiến binh
CT: Chủ tịch
GT: Giao thông
HĐND: Hội đồng nhân dân
KHHGĐ: Kế hoạch hóa gia đình
LĐTBXH: Lao động thương binh xã hội
MTTQ: Mặt trận tổ quốc
ND: Nông dân
NS: Ngân sách
P. CHỦ TỊCH: Phó chủ tịch
P.B.THƯ: Phó bí thư
T.Kê: Thống kê
UBND: Ủy ban nhân dân
VHTT: Văn hóa thông tin
XD: Xây dựng
Sinh viên thực hiện: Lưu Xuân Lơ – Đ6CT1
1
Chuyên đề: Giới và Phát triển
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Thuận
Lời mở đầu
hực chất của cụm từ "bình đẳng giới" chính là bình đẳng nam nữ và là một
trong những vấn đề cơ bản của quyền con người. Xã hội ngày càng phát
triển và văn minh thì bình đẳng giới càng được chú trọng và thể hiện ở
mọi lĩnh vực của đời sống - xã hội, trong đó có lĩnh vực quản lý. Bình đẳng giới
trong hoạt động quản lý không đơn giản là nam - nữ có số lượng ngang nhau tham
gia vào hoạt động quản lý; cũng không có nghĩa coi nam, nữ là giống nhau, không
tính đến yếu tố tâm sinh lý, yếu tố xã hội của từng giới trong hoạt động quản lý.


Bình đẳng giới trong hoạt động quản lý thể hiện ở chỗ nam và nữ cùng có vị thế xã
hội như nhau khi tham gia và thực hiện quản lý; sự tương đồng và khác biệt của
nam và nữ (dưới góc độ giới và giới tính) được thừa nhận và được coi trọng như
nhau để phát huy đầy đủ các tiềm năng của từng giới; cả nam và nữ đều có cơ hội,
nghĩa vụ và quyền lợi như nhau trong quá trình thực hiện hoạt động quản lý, được
hưởng các lợi ích bình đẳng như nhau theo các nguyên tắc nhất định.
T
Ở nước ta hiện nay, vẫn còn tình trạng tỷ lệ và cơ cấu giữa nam và nữ chưa
được bảo đảm trong các cơ quan nhà nước, bình đẳng hơn về giới trong lĩnh vực
chính trị và quản lý nhà nước vừa thể hiện mức độ tiến bộ của phụ nữ trong xã hội
so với nam giới đồng thời là một trong những cách hiệu quả nhất nhằm đảm bảo
sự tiến bộ liên tục. Xã Nghĩa Đạo – huyện Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh nhiều
năm qua chưa từng có một vị nữ chủ tịch nào, cũng như phó chủ tịch. Khi bước
vào trụ sở UBND xã để xin tài liệu, em cũng không bắt gặp một cán bộ phụ nữ
nào. Điều này làm em cảm thấy rất ngỡ ngàng, dù đã nhiều lần đến trụ sở UBND
xã, nhưng đây là lần đầu tiên em nhận ra điều này. Vì vậy, để ghóp phần giải quyết
vấn đề bất bình đẳng trong hoạt động quản lý tại xã nói riêng, và phụ nữ nói
chung. Em quyết định chọn đề tài nghiên cứu là: “Tăng cường bình đẳng giới
trong hoạt động quản lý tại xã Nghĩa Đạo – huyện Thuận Thành – tỉnh Bắc
Ninh”.
Em xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị
Thuận đã đóng ghóp ý kiến, chỉ bảo tận tình giúp em hoàn thành bài tiểu luận.
Trong quá trình nghiên cứu và làm bài vẫn còn nhiều thiếu sót, kính mong
cô và các bạn đóng ghóp ý kiến để bài tiểu luận của em được hoàn thiện.
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang
Sinh viên thực hiện: Lưu Xuân Lơ – Đ6CT1
2
Chuyên đề: Giới và Phát triển
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Thuận

Sinh viên thực hiện: Lưu Xuân Lơ – Đ6CT1
3
Chuyên đề: Giới và Phát triển
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Thuận
Mục lục
Mở đầu 2
Chương 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TĂNG CƯỜNG BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG QUẢN
LÝ 5
1.1. Lý luận cơ bản về giới 5
1.1.1. Các khái niệm về giới 5
1.1.2. Vai trò giới, nhu cầu giới và bình đẳng giới 5
1.2. Lý luận về bình đẳng giới trong quản lý 6
Chương 2:
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ NGHĨA ĐẠO 8
2.1. Đặc điểm tự nhiên 8
2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 9
2.3. Thuận lợi và khó khăn 10
Chương 3:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ Ở XÃ NGHĨA ĐẠO

12
3.1. Hoạt động quản lý trong hộ gia đình 12
3.2. Hoạt động quả lý tại cộng đồng và chính quyền 13
Chương 4:
MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP

14
4.1. Nguyên nhân 14
4.2. Giải pháp 15

Kết luận 17
Sinh viên thực hiện: Lưu Xuân Lơ – Đ6CT1
4
Chuyên đề: Giới và Phát triển
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Thuận
Tài liệu tham khảo 18
Sinh viên thực hiện: Lưu Xuân Lơ – Đ6CT1
5
Chuyên đề: Giới và Phát triển
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Thuận
Bảng:
Bảng 1: Số học sinh Nam, Nữ trong các cấp học 9
Bảng 2: Danh sách cán bộ công chức, chuyên trách xã Nghĩa Đạo năm 2011 12
Sinh viên thực hiện: Lưu Xuân Lơ – Đ6CT1
6
Chuyên đề: Giới và Phát triển
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Thuận
Chương 1:
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TĂNG CƯỜNG BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG QUẢN LÝ
1.1. Lý luận cơ bản về giới.
1.1.1. Khái niệm giới và giới tính.
Giới là một phạm trù được sử dụng để nói về các vai trò, thái độ của giới
tính do kỳ vọng các cộng đồng, xã hội gán cho; là sự khác nhau giữa phụ nữ và
nam giới xét về mặt xã hội, mang tính xã hội, không đồng nhất, có thể thay đổi
được.
VD: - xét trong mối quan hệ hiện nay thì nam giới thường giữ các chức vụ
lãnh đạo, phụ nữ thường làm các công việc thừa hành
Giới tính: là khái niệm dùng để chỉ sự khác biệt giữa phụ nữ và
nam giới về mặt sinh học, mang tính bẩm sinh, đồng nhất và không
thể thay đổi được.

VD: - Phụ nữ có kinh, sinh con và nuôi con bằng sữa.
- Nam giới có tinh trùng.
Giới và giới tính có sự khác biệt. Đó là, giới tính thì không thể thay đổi
được nhưng giới hoàn toàn có thể thay đổi được, mặc dù sự thay đổi đó có thể xảy
ra từ từ chậm chạp. Nếu thay đổi đúng đắn tích cực giới sẽ tạo bình đẳng cho cả
hai giới tham gia hiệu quả vào các hoạt động của đời sống xã hội. Nhằm hướng tới
xây dựng một đất nước: “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội, công bằng, dân chủ, văn
minh”.
1.1.2. Vai trò giới, nhu cầu giới và bình đẳng giới.
Vai trò giới: Là các hoạt động (hay ứng xử) khác nhau mà nam và nữ thể
hiện trong thực tế. Có nhiều vai trò giới, tuy nhiên có thể nhóm các vai trò của
mỗi cá nhân thành 4 nhóm chính: vai trò sản xuất; vai trò tái sản xuất; vai trò cộng
đồng; vai trò chính trị.
Nhu cầu giới: Là nhu cầ của giới nam hoặc giới nữ, nó có thể là những thứ
nhìn thấy được, thiết thực, cụ thể, giúp con người tồn tại như cơm ăn, áo mặc, nhà
ở hoặc có thể là những thứ khó nhận thấy, trìu tượng nhằm giúp cho mỗi giới
phát triển trí tuệ, phát huy năng lực bản thân, nâng cao địa vị và vị thế trong xã hội
như thông tin, được học hành, tham gia công tác, hội họp có 2 nhóm nhu cầu là
nhu cầu thực tế và nhu cầu chiến lược.
Sinh viên thực hiện: Lưu Xuân Lơ – Đ6CT1
7
Chuyên đề: Giới và Phát triển
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Thuận
- Nhu cầu thực tế: Là những nhu cầu xuất phát từ các công việc và hoạt
động hiện tại của nữ giới hoặc nam giới. Nếu những nhu cầu này được
đáp ứng sẽ giúp họ làm tốt vai trò sẵn có của mình.
- Nhu cầu chiến lược: là những nhu cầu xuất phát từ sự chênh lệch về vị
thế xã hội của nữ giới và nam giới. Những nhu cầu chiến lược này khi
được đáp ứng sẽ làm thay đổi địa vị và vị thế của cả 2 giới theo hướng
bình đẳng hơn.

Công bằng là sự đối xử công bằng với cả nam giới và nam giới.
Bình đẳng giới là môi trường trong đó cả nữ giới và nam giới được hưởng
vị trí như nhau, họ có các cơ hội bình đẳng để phát triển đầy đủ tiềm năng của
mình nhằm cống hiến cho sự phát triển quốc gia và được hưởng lợi từ các kết quả
đó.
1.2. Lý luận về bình đẳng giới trong quản lý.
Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm thực hiện vấn đề bình
đẳng nam nữ. Điều này đã được thể hiện trong các văn kiện của Đảng và pháp luật
của Nhà nước. Gần đây nhất là Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày
27/4/2007 về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất
nước; năm 2006 Nhà nước đã ban hành Luật Bình đẳng giới nhằm đạt mục tiêu
xoá bỏ sự phân biệt đối xử về giới. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển của đất
nước, trong hoạt động quản lý, vấn đề bình đẳng giới thường xuyên được Đảng và
Nhà nước quan tâm chỉ đạo, đã đạt nhiều kết quả to lớn. Điều đó được thể hiện ở
các nội dung như: về cơ bản các quy định về quyền và nghĩa vụ của nam và nữ là
như nhau trong hoạt động quản lý; các quy định về đánh giá, khen thưởng, kỷ luật
không phân biệt nam và nữ; tuổi dự tuyển công chức đối với cả nam và nữ hiện
nay là như nhau: nói chung là từ đủ 18 tuổi đến 40 tuổi; quy chế bổ nhiệm, bổ
nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo, tuổi bổ
nhiệm lần đầu cho các vị trí lãnh đạo từ cấp trưởng, phó phòng cấp huyện và
tương đương trở lên cho cả nam và nữ đều như nhau. Khi thực hiện miễn thi ngoại
ngữ trong các kỳ thi hoặc xét nâng ngạch công chức, viên chức thì cán bộ, công
chức nữ được giảm 5 tuổi so với nam giới. Điều kiện, tiêu chuẩn đăng ký dự tuyển
cán bộ, công chức do Nhà nước ban hành không cho phép phân biệt giới tính trong
tuyển dụng. Cơ quan nào quy định chỉ nhận hồ sơ nam hoặc chỉ nhận hồ sơ nữ,
quy định ưu tiên đối với nam giới (hoặc ưu tiên nữ giới) là trái với quy định của
Nhà nước. Chính sách tiền lương và các chế độ phụ cấp chi trả không phân biệt
nam và nữ. Trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng, Quy chế cử công chức đi đào tạo,
Sinh viên thực hiện: Lưu Xuân Lơ – Đ6CT1
8

Chuyên đề: Giới và Phát triển
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Thuận
bồi dưỡng ở nước ngoài bằng nguồn Ngân sách nhà nước đã quy định tuổi cử đi
đào tạo, bồi dưỡng của nam và nữ là bằng nhau.
Sinh viên thực hiện: Lưu Xuân Lơ – Đ6CT1
9
Chuyên đề: Giới và Phát triển
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Thuận
Chương 2:
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ NGHĨA ĐẠO
2.1. Đặc điểm tự nhiên.
2.1.1. Vị trí địa lý.
Nghĩa Đạo là một vùng đất cổ lằm trong vùng vân hoá “Luy Lâu Siêu Loại”, là
xã nông nghiệp nằm ở phía nam huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh, xã có đường
quốc lộ 38 chạy qua. Vị trí của xã rất thụân lợi cho việc giao lưu kinh tế , xã cách
thành phố Bắc Ninh 25 km về phía bắc, cách thành phố Hải Dương 30 km về phía
nam, đặc biệt chỉ cách thủ đô Hà Nội 30 km theo quốc lộ 282. Nghĩa Đạo là xã nằm
giáp danh ba tỉnh: Bắc Ninh, Hải Dương và Hưng Yên.
- Phía đông giáp huyện Lương Tài- Bắc Ninh.
- Phía tây giáp huyện Văn Lâm - Hưng Yên.
- Phía nam giáp huyện Cẩm Giàng - Hải Dương.
- Phía bắc giáp xã Ninh Xá - Thuận thành - Bắc Ninh.
Xã cách thị trấn Hồ huyện Thuận Thành 7 km, vị trí của xã rất thuận lợi
trong giao lưu về kinh tế, văn hoá với bên ngoài. Xã có điều kiện phát triển nông
nghiệp toàn diện, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ.
2.1.2. Tình hình đất đai.
Trong sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng, đất đai là cơ sở
tiến hành sản xuất, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được, vừa
là tư liệu lao động vừa là đối tượng lao động, số lượng đất đai nhiều hay ít, chất
lượng đất đai tốt hay xấu đều ảnh hưởng đến quá trình sản xuất. Do đó phải đánh

giá đúng tiềm năng và sử dụng đất đai của xã.
Tình hình đất đai.
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 725 ha,
trong đó đất nông nghiệp năm 2003 là 513 ha
Diện tích đất chuyên dùng của xã là 126 ha
Sinh viên thực hiện: Lưu Xuân Lơ – Đ6CT1
10
Chuyên đề: Giới và Phát triển
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Thuận
Đất thổ cư là 72 ha chiếm tỷ lệ 9,9%
Đất chưa sử dụng là 14 ha chiếm 1,9 %
( phòng địa chính xã Nghĩa Đạo năm 2010)
2.2. Tình hình kinh tế - xã hội.
2.2.1. Dân số và lao động.
Vấn đề về dân số và lao động xã Nghĩa Đạo đến năm 2011 dân số toàn xã là
trên 8000 người, trong đó dân số nông nghiệp là 7380 người chiếm 92.25%.
2.2.2. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và đời sống.
Cơ sở hạ tầng là rất quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội của địa
phương, là tiền đề cho việc mở rộng và phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật
chất tinh thần của người dân. Do đó việc xây dựng cơ sở hạ tầng phải đặc biệt coi
trọng nhất là trong giai đoạn hiện nay chúng ta tiến hành công cuộc công nghiệp
hoá - hiện đại hoá và nông nghiệp, nông thôn đất nước nói chung, thực hiện
chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn xã Nghĩa Đạo nói riêng.
Cơ sở vật chất phục vụ đời sống xã hội của xã khá hoàn chỉnh, xã có một
trạm y tế đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2002- 2010, với 11 giường bệnh, trạm y tế
xã là một trong tám trạm y tế trong toàn huyện được phép nhận khám và điều trị
bệnh cho nhân dân có bảo hiểm y tế. Hệ thống cơ sở vật chất cho giáo dục thường
xuyên được quan tâm xây dựng và tăng cường, hiện nay trường Tiểu học đạt
chuẩn Quốc gia mức độ II và đón nhận huân chương lao động hạng ba và Trung
học cơ sở đã cơ bản đủ số phòng học kiên cố để dạy và học tốt, trường Mầm non

đạt chuẩn quốc gia mức độ I
Hiện nay xã có 100% số hộ dùng điện lưới quốc gia, toàn xã có năm sân vận
động, thoả mãn nhu cầu vui chơi và rèn luyện sức khoẻ của nhân dân. 9/9 thôn
trong xã có nhà văn hoá thôn, là nơi hội họp và sinh hoạt, tổ chức các hoạt động
văn hoá văn nghệ của nhân dân. Xã có 9/9 thôn được công nhận đạt làng văn hoá
Trong công cuộc đổi mới, nhất là đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn, thì giao
thông nông thôn là vô cùng quan trọng. Đến nay toàn xã Nghĩa Đạo đã bê tông hoá
được 16 km, còn lại tất cả các đường trong thôn xóm đã được lát gạch.
Sinh viên thực hiện: Lưu Xuân Lơ – Đ6CT1
11
Chuyên đề: Giới và Phát triển
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Thuận
2.2.3. Trình độ dân trí.
Trình độ dân trí của nhân dân trong xã nhìn chung là còn thấp, trong những
năm gần đây phong trào giáo dục, khuyến học của xã phảt triển tương đối tốt. Cụ
thể là:
Cấp học
Năm 2009 năm 2010 Năm 2011
Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ
Mầm non 182 154 182 159
Tiểu học 327 332 333 329 344 323
Trung học 230 233 234 245 234 225
Cao đẳng 14 26 12 10 7 11
Đại học 7 11 16 17 11 21
Bảng 1. Số học sinh Nam, Nữ trong các cấp học (đơn vị: người)
Nguồn: UBND xã Nghĩa Đạo.
2.2.4. Văn hóa – xã hội.
Các hoạt động văn hoá thể thao, lễ hội truyền thống của xã đã được chú
trọng và đã được đẩy mạnh như; văn hoá văn nghệ, bóng đá, bóng chuyền, cầu
lông, thái cực trường sinh đạo hệ thống đài truyền thanh của xã hoạt động

tốt, thông tin tuyên truyền đến 100% số hộ trong xã để mọi người dân trong xã
nắm bắt được các thông tin thời sự, kinh tế, văn hoá, chính sách của Đảng và
Nhà nước được đầy đủ, kịp thời. Ngoài ra cơ bản gần 100% các hộ trong xã
có ti vi, vidio, đài để trực tiếp theo dõi tình hình kinh tế, thời sự và các chính
sách của Đảng và Nhà nước.
2.3. Thuận lợi và khó khăn.
2.3.1. Thuận lợi.
Với vị trí là một xã nằm giáp gianh ba tỉnh, điều kiện giao thông thuận lợi,
hệ thống thuỷ lợi của xã tương đối tốt, chủ động trong tưới tiêu. Thực tế trong
những năm gần đây hệ thống giao thông xã được nâng cấp rõ rệt, tạo được thế
mạnh trong sự hội nhập và phát triển kinh tế với các xã lân cận trong huyện, tỉnh
và trong vùng. Cùng với chính sách đãi ngộ và chính sách đổi mới quản lý kinh tế
của Đảng và nhà nước đã tạo ra môi trường thuận lợi cho mọi hoạt động sản xuất
và kinh doanh của xã. Cùng với chủ trương chính sách cụ thể của Đảng uỷ, sự điều
hành của uỷ ban nhân dân xã trên cơ sở chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước
Sinh viên thực hiện: Lưu Xuân Lơ – Đ6CT1
12
Chuyên đề: Giới và Phát triển
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Thuận
về chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn. Nông dân đã được sự hỗ trợ cả về khoa học
kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, giống và vốn phát triển nông nghiệp, điều này đã và
đang được nông dân trong toàn xã hết sức phấn khởi và yên tâm phát triển sản xuất.
Đây chính là động lực rất lớn tạo niềm tin cho nông dân của xã định hướng và chú
trọng phát triển sản xuất góp phần vào việc phát triển nền kinh tế - xã hội toàn diện
của xã.
2.3.2. Khó khăn.
Nhu cầu về vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng, để phát triển sản xuất là rất lớn
trong khi đó khả năng về tài chính ngân sách của xã thì có hạn cho nên một số
công trình giao thông, thuỷ lợi, công trình phúc lợi còn thiếu và đang xuống cấp
cần được sửa chữa và xây mới chưa được đáp ứng.

Các ngành sản xuất hiệu quả kinh tế còn chưa cao, còn gặp nhiều khó khăn
trong tiêu thụ sản phẩm, quản lý kinh tế hợp lý hoá quá trình sản xuất và đặc biệt
vốn đầu tư còn rất hạn hẹp.
Những tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng còn chậm, chưa phát huy
được hết tác dụng, sự tiếp thu khoa học công nghệ mới còn nhiều hạn chế đặc
biệt là một số hộ nông dân vẫn mang nặng tính kinh nghiệm và tập quán sản
xuất cũ, sản xuất còn manh mún chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất hiện
tại.
Đây là một số khó khăn cơ bản cần được giải quyết để đẩy mạnh và phát
triển sản xuất, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân
Sinh viên thực hiện: Lưu Xuân Lơ – Đ6CT1
13
Chuyên đề: Giới và Phát triển
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Thuận
Chương 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ Ở XÃ NGHĨA ĐẠO
3.1. Hoạt động quản lý trong hộ gia đình.
“Gia đình ngày nay có nhiều tiến bộ hơn so với gia đình truyền thống trước
kia.” - đó là lời nhận định của chú Nguyễn Văn Chuyển – cán bộ văn hóa thông
tin xã. Theo chú cho biết, hiện tại số gia đình hai thế hệ trong xã chiếm đông hơn
số gia đình ba thế hệ; vị trí của phụ nữ trong gia đình ngày càng được tôn trọng thể
hiện ở điểm đã có một số hộ gia đình có phụ nữ đứng tên trong sổ chứng nhận
quyền sử dụng đất (tên thường gọi là Sổ Đỏ); trong gia đình, yếu tố đoàn kết, nhất
trí kiểu “thuận vợ, thuận chồng” đã được đẩy mạnh. Các đặc điểm này hoàn toàn
khác với kiểu gia đình truyền thống trước kia: có nhiều thế hệ sống chung một
nhà, coi trọng quan hệ đằng nội
Tuy nhiên, trong những gia đình của xã vẫn còn tồn tại rất nhiều điểm bất
cập trong lĩnh vực quản lý và kinh tế, nổi trội là các vấn đề:
- Người đứng tên các giấy tờ quan trọng (như giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất canh tác, nhà ở, quyền sở hữu xe ) chủ yếu vẫn là nam giới.

- Cả phụ nữ và nam giới cùng tham gia hoạt động tạo thu nhập, phụ nữ
đóng ghóp công sức nhiều hơn, nhưng đóng ghóp bằng tiền mặt lại thấp
hơn nam giới. Nên quyền quyết định các khoản chi lớn trong gia đình
vẫn thuộc về nam giới.
Ví dụ: gia đình chú Nguyễn Văn Bon làm nghề chạy xe công nông,
chú thì lái xe, còn vợ chú thì xếp gạch, xúc đá, xúc cát lên xe. Tiền
công cũng chú là người nhận.
- Phụ nữ là người đảm nhiệm chính các công việc nội trợ trong gia đình,
giáo dục con, ngay đến việc thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia
đình cũng phụ nữ thực hiện là chính. Nhưng quyền quyết định có mấy
con, con lớn lên sau này sẽ học nghành gì lại do nam giới quyết định.
Những vấn đề trên là tiền đề dẫn tới nạn bạo lực trong các gia đình, mà ở đó
phụ nữ là nạn nhân.
3.2. Hoạt động quản lý tại cộng đồng và chính quyền.
Sinh viên thực hiện: Lưu Xuân Lơ – Đ6CT1
14
Chuyên đề: Giới và Phát triển
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Thuận
Như đã nói ở phần mở đầu, xã Nghĩa Đạo nói riêng và các xã trên cả nước
nói chung, tỷ lệ phụ nữ tham gia chính quyền rất thấp. Cụ thể ở xã Nghĩa Đạo như
sau:
Bảng 2: DANH SÁCH
CÁN BỘ CÔNG CHỨC, CHUYÊN TRÁCH XÃ NGHĨA ĐẠO NĂM 2011
STT HỌ TÊN CHỨC DANH
1 ĐINH QUANG THƠ BÍ THƯ ĐẢNG BỘ
2 NGUYỄN VĂN THI P.B.THƯ – CT. HĐND
3 NGUYỄN ĐÌNH PHÚC P.B.T. CT. UBND
4 NGUYỄN VĂN LỊCH P. CHỦ TỊCH HDND
5 HOÀNG VĂN HỢP P. CHỦ TỊCH UBND
6 NGUYỄN THANH TÙNG P. CHỦ TỊCH UBND

7 NGUYỄN ĐỨC ÁNH CHỦ TỊCH MTTQ
8 NGUYỄN THỊ MƠ CT. HỘI PHỤ NỮ
9 NGUYỄN VĂN CHUYỂN CÁN BỘ VHTT
10 VƯNG VĂN VỮNG KẾ TOÁN NS
11 NGUYỄN TỬ VŨ TƯ PHÁP , HỘ TỊCH
12 NGUYỄN VĂN TƯƠI CÁN BỘ LĐTBXH
13 PHẠM VĂN HƯNG VĂN PHÒNG – T, KÊ
14 ĐINH QUANG LUYỆN BÍ THƯ ĐOÀN
15 ĐỖ VĂN CẨN CHỦ TỊCH HỘI CCB
16 NGUYỄN VĂN VIÊN CHỦ TỊCH HỘI ND
17 LÊ VĂN THÁI ĐỊA CHÍNH, XD
18 VŨ MINH TÚ VĂN PHÒNG UBND
19 NGUYỄN ĐỨC TUYẾN ĐÀI TRUYỀN THANH
20 NGUYỄN ĐỨC DU GT – THUỶ LỢI
21 LÊ XUÂN THÀNH TƯ PHÁP , HỘ TỊCH
22 LƯU CHÍ TUYẾN TƯ PHÁP , HỘ TỊCH
23 NGUYỄN VĂN TỘ TRƯỞNG CA
Sinh viên thực hiện: Lưu Xuân Lơ – Đ6CT1
15
Chuyên đề: Giới và Phát triển
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Thuận
Chương 4
NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP
4.1. Nguyên nhân.
 Nguyên nhân dẫn tới bất bình đẳng giới trong hoạt động quản lý gia đình là:
- Vẫn còn ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến gia trưởng cùng sự biến đổi
chậm chạp của ý thức xã hội, các thiên kiến về giới bám rễ lâu đời trong
một số tầng lớp nhân dân.
- Vẫn tồn tại việc xem trọng gia đình của người phụ nữ và hầu như nam
giới chưa thay đổi quan niệm trụ cột của mình với gia đình. Chính họ đã

tự đặt cho mình trọng trách lớn, bên cạnh đó thì phụ nữ còn tự ti luôn
nghĩ mình là người hỗ trợ cho vai trò trụ cột của chồng.
- Trình độ học vấn cũng góp phần quan trọng trong việc tạo quyền quyết
định cho nam hay nữ. Nếu trong gia đình cả hai vợ chồng có học vấn cao
thì sự bàn bạc, thỏa thuận chiếm tỷ lệ lớn, ngược lại người vợ có trình độ
thấp thì quyền quyết định mọi mặt chủ yếu vẫn là chồng.
 Những nguyên nhân dẫn tới bất bình đẳng trong hoạt động quản lý trong
cộng đồng và chính quyền của xã Nghĩa Đạo nói riêng, cả nước nói chung:
- Về phía phụ nữ: Bản thân phụ nữ cũng chưa thực sự nỗ lực trong công
tác, hoặc phải lo cuộc sống gia đình và sao nhãng nhiệm vụ chuyên môn;
tâm lý an phận vẫn còn trong một số cán bộ nữ.
- Về phía xã hội: Phụ nữ gặp phải trở ngại liên quan đến các giá trị và thái
độ từ những người có vị trí cao, từ những người làm việc cùng với họ và
từ công chúng nói chung – cũng như những giá trị và thái độ của chính
họ. Nhiều nam giới vẫn chưa đánh giá cao đối tác nữ.
- Về phía chính sách: Vấn đề bình đẳng giới chưa được thể hiện cụ thể,
minh bạch và đầy đủ trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật do
còn thiều kiến thức thực tế về các luật này, nhất là ở các cấp thực hiện và
một phần là do tình trạng thiếu năng lực của người chịu trách nhiệm thực
hiện.
Ví dụ:
 một số cơ quan ở Bộ, ngành hoặc địa phương khi quy định ở
các văn bản quy phạm pháp luật hoặc khi thực hiện việc tuyển
Sinh viên thực hiện: Lưu Xuân Lơ – Đ6CT1
16
Chuyên đề: Giới và Phát triển
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Thuận
dụng công chức vẫn đưa thêm tiêu chuẩn về giới tính vào các
tiêu chuẩn đăng ký dự tuyển (chỉ nhận nam hoặc chỉ nhận nữ).
 Một số cơ quan khi thực hiện việc khen thưởng cán bộ, công

chức vẫn chưa xem xét các trường hợp công chức nữ có thời
gian nghỉ sinh con trong năm công tác. Nên thời gian tăng
chức, tâng bậc của phụ nữ chậm hơn so với nam giới, dẫn tới
cơ hội vào cac vị trí lãnh đạo, quản lý của phụ nữ thấp hơn so
với nam giới.
4.2. Giải pháp.
 Một số giải pháp để thực hiện bình đẳng giới trong cuộc sống gia đình.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền làm chuyển biến nhận thức và nâng cao
ý thức thực hiện về bình đẳng giới cho cả hai giới nhằm xây dựng gia
đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Với vai trò là người bà, người
mẹ, người vợ, người chị, người em gái trong gia đình, phụ nữ cần tạo
điều kiện cho các thành viên nâng cao nhận thức, hiểu biết và tham gia
các họat động về bình đẳng giới; phân công hợp lý; hướng dẫn và động
viên các thành viên nam trong gia đình chia sẻ công việc gia đình; đối xử
công bằng đối với các thành viên nam, nữ.
- Với vai trò là công dân, phụ nữ và hội viên phụ nữ cần xóa bỏ tâm lý tự
ti, an phận, cam chịu và định kiến giới; có ý chí tự cường, tự lập, tự nâng
cao trình độ văn hóa, chuyên môn, kỹ thuật, nâng cao nhận thức, hiểu
biết về bình đẳng giới; tích cực tham gia các họat động vì bình đẳng giới
của các cấp Hội phụ nữ, Ban vì sự tiến bộ phụ nữ và các cơ quan, tổ
chức, tuyên truyền, phổ biến kiến thức và hướng dẫn thực hiện những
hành vi đúng về bình đẳng giới; lên án, ngăn chặn những hành vi phân
biệt đối xử về giới; giám sát việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới
của cộng đồng, của các cơ quan, tổ chức và công dân.
- Tăng cường đầu tư phát triển kinh tế hộ gia đình - tiền đề quan trọng
nâng cao vai trò kinh tế của phụ nữ và nam giới trong gia đình.
- Động viên phụ nữ phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.
 Một số giải pháp để thực hiện bình đẳng giới trong chính quyền.
Luật Bình đẳng giới đã được Nhà nước ban hành và có hiệu lực từ năm
2006, vấn đề bình đẳng giới trong cải cách hoạt động quản lý cần được quan

tâm đúng mức và tuân thủ pháp luật về bình đẳng giới. Điều này cần được
thực hiện dưới hai góc độ
- Thứ nhất, lồng ghép các quy định về bình đẳng giới vào các nội dung
quản lý nhà nước.
- Thứ hai, quy định một số biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong
quản lý nhà nước.
Sinh viên thực hiện: Lưu Xuân Lơ – Đ6CT1
17
Chuyên đề: Giới và Phát triển
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Thuận
Muốn thực hiện được những giải pháp trên, trước hết chúng ta cần phải thay
đổi nhận thức và có tư duy khoa học về vấn đề giới và thực hiện những điều
sau:
- Cần xác định và bổ sung nguyên tắc bảo đảm bình đẳng giới trong các
nguyên tắc quản lý nhà nước. Các quyền của cán bộ trong thực thi công
vụ như quyền được bảo đảm điều kiện thực thi công vụ; quyền hưởng
lương, chế độ đãi ngộ và khen thưởng; quyền được hưởng chế độ nghỉ
ngơi; quyền được bảo đảm về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các
quyền khác được áp dụng chung cho mọi cán bộ, công chức không kể là
nam hay nữ.
- Không phân biệt đối xử nam và nữ trong tuyển dụng, sử dụng, đề bạt, bổ
nhiệm, đánh giá và quản lý cán bộ, công chức.
- Phụ nữ được bảo đảm các chính sách dành cho người mẹ và các biện
pháp thúc đẩy bình đẳng giới quy định trong pháp luật lao động, pháp
luật hình sự, pháp luật bình đẳng giới và các văn bản pháp luật khác.
- Độ tuổi tham gia và nghỉ hưu của cán bộ nam và nữ cũng cần được
nghiên cứu gắn với các tiêu chí sau:
 a) bảo đảm phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của từng giới.
 b) bảo đảm sự cân bằng giữa tuổi nghỉ hưu với các vấn đề khác như
tuổi tuyển dụng, tuổi bổ nhiệm, tuổi đào tạo, bồi dưỡng.

 c) phát huy được yếu tố nhân tài trong giới nữ.
 d) không làm mất đi vai trò của giới nữ đối với gia đình.
- Cụ thể, một số vấn đề sau nên được thể chế hóa bằng pháp luật để thực
hiện vấn đề bình đẳng giới trong hoạt động quản lý nói chung:
 Thực hiện bắt buộc đăng ký tên cả vợ và chồng trong giấy sử dụng
ruộng đất nhằm bảo đảm quyền lợi cho ngườì vợ.
 Phụ nữ nghỉ sinh con theo quy định của pháp luật thì phải được bảo
đảm quyền lợi về nâng lương, nâng ngạch, quy hoạch đào tạo, bồi
dưỡng.
 Không được sử dụng phụ nữ có thai từ tháng thứ bảy hoặc đang nuôi
con nhỏ dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
 Không cản trở việc tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm nam hoặc nữ vào vị
trí lãnh đạo, quản lý hoặc các vị trí, chức danh chuyên môn vì định kiến
giới.
 Không thực hiện biệt phái hoặc giải quyết thôi việc đối với nữ trong thời
gian đang mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi.
 Đối với độ tuổi nghỉ hưu của nữ nên có chính sách nâng độ tuổi nghỉ
hưu lên bằng như nam giới đối với một số trường hợp có đủ sức khoẻ,
Sinh viên thực hiện: Lưu Xuân Lơ – Đ6CT1
18
Chuyên đề: Giới và Phát triển
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Thuận
tự nguyện và là chuyên viên cao cấp, chuyên gia, phó giáo sư, giáo sư,
tiến sĩ, một số các chức danh lãnh đạo cụ thể ở cấp tỉnh, cấp bộ.
Sinh viên thực hiện: Lưu Xuân Lơ – Đ6CT1
19
Chuyên đề: Giới và Phát triển
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Thuận
KẾT LUẬN
hực hiện và triển khai vấn đề bình đẳng giới là một xu hướng của thời

đại ngày nay, thể hiện tính văn hóa cao của một xã hội. Qua nghiên
cứu đề tài: “Tăng cường bình đẳng giới trong hoạt động quản lý tại xã
Nghĩa Đạo – Thuận Thành – Bắc Ninh”, chúng ta có thể nhận thấy rằng ở nơi đây
vẫn còn có nhiều bất cập về vấn đề bình đẳng giới. Mặc dù luật bình đẳng giới đã
quy định: “Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quả lý nhà nước, tham gia hoạt động
xã hội”, nhưng phụ nữ vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi tham gia hoạt động quản lý
nói chung. Hiện nay, ở xã Nghĩa Đạo do tỷ lệ nam, nữ trong bộ máy chính quyền
là quá chênh lệch, và đa số người dân cũng còn chưa có nhận thức về bình đẳng
giới, nên việc thực hiện các dự án nâng cao nhận thức của người dân về bình đẳng
giới ở đây là rất cần thiết, cũng như việc triển khai các chương trình hành động vì
sự tiến bộ của phụ nữ nói chung. Qua bảng 1, chúng ta có thể hy vọng về một thế
hệ phụ nữ có trình độ học vấn cao, ngang bằng nam giới sẽ đem lại sự bình đẳng
cho phụ nữ trong xã, cũng như toàn xã hội, thực hiện xây dựng một đất nước
không cáo áp bức, bất công, một xã hội “dân giàu nước mạnh, công bằng, dân chủ
và văn minh.”
T
Sinh viên thực hiện: Lưu Xuân Lơ – Đ6CT1
20
Chuyên đề: Giới và Phát triển
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Thuận
Tài liệu tham khảo
1. Tiến sĩ Nguyễn Thị Thuận “Giáo trình Giới và Phát triển”
2. Tiến sĩ Trần Anh Tuấn “vấn đề bình đẳng giới trong quá trình tiếp tục cải
cách chế độ công vụ, công chức”
3. Lê Thị Linh “Tìm hiểu pháp luật về bình đẳng giới năm 2011”
4. Thạc sĩ Nguyễn Thanh Thụy, “nghiên cứu vấn đề bình đẳng giới trong tổ
chức cuộc sống gia đình”
5. UBND xã Nghĩa Đạo “Giới thiệu tổng quan về xã Nghĩa Đạo năm 2011”
và bản thống kê “số lượng học sinh nam, nữ vài năm gần đây”
6. Trịnh Thị Kiều Trang “Tăng cường bình đẳng giới trong các tác xóa đói

giảm nghèo ở huyện Mường Lát – tỉnh Thanh Hóa”.
Ngoài ra, tiểu luận còn sử dụng nhiều tài liệu khác trên trang web và tạp chí
xã hội.
Sinh viên thực hiện: Lưu Xuân Lơ – Đ6CT1
21

×