Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Quan niệm của C.Mác về tha hoá, giải phóng con người và ý nghĩa của nó đối với phát triển con người Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.77 KB, 46 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN.
Ths.Nguyễn Thị Thanh Huyền
QUAN NIỆM CỦA C. MÁC VỀ THA HOÁ, GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI
VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI
VIỆT NAM HIỆN NAY.


Hà nội. 2005
PHẦN MỞ ĐẦU.
1.Lý do chọn đề tài.
1. Lý luận Mác-Lê Nin về hình thái kinh tế -xã hội là lý luận khoa học đã
phản ánh chính xác, sâu sắc bản chất của chế độ tư bản chủ nghĩa, chỉ ra xu
hướng vận động của nó và dự đoán về sự ra đời của xã hội mới xã hội cộng sản
chủ nghĩa. Đó là xã hội phát triển cao hơn về chất so với các hình thái xã hội
trước đó. Trong xã hội đó con người được sống đúng bản chất của mình. được tự
do phát triển và hoàn thiện mình. Khi phân tích thực trạng xã hội tư bản chủ
nghĩa, Mác và Ăng Ghen đã vạch ra mâu thuẫn cơ bản trong xã hội là mâu
thuẫn giữa tính chất xã hội hoá của sản xuất với quan hệ sản xuất dựa trên chế
độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa đối với tư liệu sản xuất. Chính chế độ sở
hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa đối với tư liệu sản xuất đã dẫn đến bất công, áp
bức, đến sự tha hoá con người. Và triết học Mác- Lê Nin đã chỉ ra cho nhân loại
con đường thực hiện giải phóng con người khỏi mọi sự tha hoá, khỏi mọi bất
công và áp bức, phát triển toàn diện con người . Điều đó phù hợp với mong
muốn của nhân dân lao động và với mong muốn của cả loài người tiến bộ. Lý
luận Mác- Lê Nin vì vậy đã là kim chỉ nam cho các dân tộc bị áp bức trên con
đường phát triển của mình.
Từ sau sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu,
nhiều người nghi ngờ về một chế độ xã hội tốt đẹp mà học thuyết Mác đã chỉ ra.
Trong hệ thống xã hội chủ nghĩa cũ, do những yếu tố chủ quan và điều kiện
khách quan khác nhau, hiện tượng quan liêu, tha hoá của bộ máy nhà nước đã là


một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống chính trị. Đặc biệt
với những thành tựu mà xã hội tư bản hiện đại đạt được, với những điều chỉnh
trong chính sách phát triển kinh tế, xã hội, với việc tận dụng những thành tựu
mới của cách mạng khoa học và công nghệ để thích nghi, để điều hoà mâu
thuẫn, các nước tư bản chủ nghĩa đã vươn lên khá hơn. Chính vì vậy,nhiều quan
điểm cho rằng học thuyết Mác về bản chất xã hội tư bản chủ nghĩa không còn
đúng, rằng bản chất của chủ nghĩa tư bản đã thay đổi. Vì vậy học thuyết Mác về
hình thái kinh tế- xã hội không còn giá trị, rằng thời đại ngày nay không phải là
thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
2.Việt Nam đang thực hiện công cuộc đổi mới đất nước nhằm thực hiện
mục tiêu xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Sau hai mươi năm thực hiện
đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng, chúng ta đã đạt
được những thành tựu quan trọng. Nhờ đổi mới kinh tế, Việt Nam đã vượt qua
những thập niên khủng hoảng, bước vào thời kỳ mới- thời kỳ ổn định và phát
triển. Cùng với những thành tựu trên lĩnh vực kinh tế, diện mạo đất nước có
nhiều thay đổi trên mọi lĩnh vực, tạo nên bước phát triển vượt bậc được bạn bè
thế giới ghi nhận. Tuy nhiên từ thực tiễn xây dựng đất nước, đặc biệt với việc
phát triển nền kinh tế thị trường, những mặt trái của đời sống xã hội như: sự tha
hoá lối sống, đạo đức của một bộ phận cán bộ, nhân dân; hiện tượng phân hoá
giàu nghèo; hiện tượng tham nhũng, lãng phí; gây sách nhiễu phiền hà cho
dân đang là những vấn đề nổi cộm thu hút sự quan tâm của cả xã hội.
Như vậy thực tiễn xây dựng đất nước, đang đặt ra rất nhiều vấn đề mà lý
luận cần giải đáp : Nhận thức như thế nào về sự tha hoá trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội để có thái độ ứng xử đúng với biểu hiện của nó trong xã hội
Việt Nam hiện nay; Sau khi tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
chúng ta cần tiếp tục làm gì để kết thúc thời kỳ quá độ; Thoát khỏi tình trạng
một nước nghèo để tiến tới mục tiêu xã hội chủ nghĩa đã lựa chọn là một vấn đề
lớn nhất hiện nay. Song bứt phá bằng cách nào, bằng con đường nào để có sự
giàu có chung của cả cộng đồng các dân tộc Việt Nam chứ không phải sự giàu
có của một thiểu số như trong XHTB; Bằng cách nào để loại bỏ một cách cơ bản

tình trạng quan liêu, tha hoá trong một bộ phận của bộ máy Đảng và Nhà nước
3.Những vấn đề thực tiễn trên thế giới và Việt Nam trên đây, đòi hỏi
chúng ta cần nhận thức sâu sắc hơn quan điểm của các nhà kinh điển Mác xít,
đặc biệt những tư tưởng cốt lõi của chủ nghĩa nhân đạo, nhân văn của C.Mác và
Ph. Ăng Ghen để khẳng định tính đúng đắn của con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Đồng thời quan điểm của các nhà kinh
điển Mác- Lê Nin sẽ tiếp tục soi sáng để chúng ta nhận thức và giải quyết những
nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội và phát triển con người Việt Nam . Chính
vì vậy việc nhận thức và nhận thức lại tư tưởng của C.Mác vàPh. Ăng Ghen một
cách sâu sắclà vấn đề không bao giờ trở thành vấn đề đã song, đã cũ. Mà đó là
vấn đề đã đang và sẽ còn cần đuợc tiếp tục nghiên cứu. Xuất phát từ những lý do
đó, chúng tôi chọn đề tài “ Quan niệm của C.Mác về tha hoá, giải phóng con
người và ý nghĩa của nó đối với phát triển con người Việt Nam hiện nay”
PHẦN NỘI DUNG.
CHƯƠNG1.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUAN NIỆM CỦA C.MÁC
VỀ THA HOÁ
1.QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CỦA C.MÁC VỀ THA
HOÁ(TỪ 1843 ĐẾN THỜI KỲ XUẤT BẢN “TƯ BẢN”).
Vấn đề về sự tha hoá đã được Mác quan tâm từ rất sớm, ngay từ những
tác phẩm thời kỳ Mác chưa chuyển sang lập trường của chủ nghĩa duy vật ông
đã đề cập đến những hình thức biểu hiện khác nhau của hiện tượng tha hoá. Tư
tưởng về tha hoá của Mác được hoàn thiện dần cùng với sự phát triển của chủ
nghĩa Mác.
1.1.Thời kỳ trước năm 1844
Tư tưởng về tha hoá của Mác xuất hiện từ rất sớm ngay trong những bài
báo và tác phẩm ở thời kỳ trước năm 1844- thời kỳ ông chưa chuyển hẳn sang
lập trường của chủ nghĩa duy vật. Trên tờ “ Báo mới vùng Ranh” và “Những
cuộc tranh luận về luật cấm trộm gỗ rừng”, Mác đề cập đến thái độ bái vật giáo
của con người đối với các quan hệ kinh tế hiện thực và đến tính chất bái vật giáo
của tiền tệ. Tiếp theo trong tờ “Niên giám Pháp- Đức”, Mác tiến gần đến tư

tưởng về tính chất bái vật giáo hàng hoá, Mác coi những ảo tưởng tôn giáo cũng
là một dạng tha hoá
-Trong tác phẩm “ Về vấn đề Do thái”, khái niệm tha hoá đã được Mác
phác thảo khá rõ nét. Ở đó, Mác đã đề cập đến các thứ bậc khác nhau của tha
hoá. Mác tiến hành phê phán tha hoá tôn giáo, theo đó tôn giáo là “ biểu hiện
của sự tách rời và đẩy xa nhau giữa con người”. Và gắn liền với nó là sự tha hoá
xã hội –chính trị- nền tảng “ thế tục” của tôn giáo. Theo Mác thì sự tha hoá xã
hội-chính trị, biểu hiện ra ở sự đối lập giữa con người của xã hội công dân và
con người chính trị. Sự tha hoá biểu hiện ở chính sự “rạn nứt”, sự phân đôi của
bản chất con người. Từ đó, Mác đặt vấn đề về mối quan hệ giữa giải phóng
chính trị và giải phóng con người, và đi đến tư tưởng nhân đạo về sự giải phóng
con người khỏi sự tha hoá chính trị. Trong tác phẩm này, Mác chưa đi đến tư
tưởng về tha hoá kinh tế, nhưng ở đây những hiện tượng bái vật giáo hàng hoá
đã được thể hiện như là những hiện tượng phái sinh từ những quan hệ thuần tuý
kinh tế, còn bái vật giáo hoá tiền tệ được lý giải như là “ bản chất đã tha hoá của
lao động và của tồn tại con người ra khỏi con người” thông qua các quan hệ của
sự vật “ sự tha hoá của các vật là thực tiễn của sự tha hoá của con người”.
-Tác phẩm “góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hê
Ghen”(1843), là sự tiếp tục tư tưởng tha hoá xã hội-chính trị của Mác trong tác
phẩm “ Về vấn đề Do thái”. Trong tác phẩm này vấn đề tha hoá nhà nước- biểu
hiện tập trung của tha hoá xã hội-chính trị được Mác khảo sát trên cơ sở phê
phán quan niệm nhà nước pháp quyền của Hê Ghen. Theo đó tư tưởng của Mác
thể hiện sự đối lập với quan niệm của Hê Ghen khi lý giải về nguồn gốc của nhà
nước, không phải nhà nước là nền tảng của xã hội công dân mà ngược lại xã hội
công dân mới là nền tảng của nhà nước. Và như vậy, sự tha hoá nhà nước biểu
hiện chính ở sự tách rời giữa xã hội công dân và nhà nước chính trị. Sự tách rời
đó biểu hiện ở sự rạn nứt nội tại diễn ra trong con người xuất hiện trong hai vai
trò, nhưng dưới một hình thức duy nhất và như nhau: như thành viên của “tổ
chức công dân” và như thành viên của “tổ chức nhà nước”. Tư tưởng về sự tha
hoá nhà nước gắn liền với tư tưởng về sự tiêu vong của nhà nước , với tư tưởng

về xã hội cộng sản chủ nghĩa không còn nhà nước( với tư cách bộ máy bạo lực)
của Mác sau này.
Tác phẩm này là sự mở đường cho việc xem xét tha hoá chính trị như là
kết quả của các quá trình kinh tế.
Kết luận: Trong những tác phẩm thời kỳ trước năm 1844, khái niệm tha
hoá đã được Mác phác thảo khá rõ nét, các thứ bậc của tha hoá cũng đã được
ông khảo sát, theo đó tư tưởng của Mác về tha hoá đi theo thời gian cùng với sự
chuyển biến lập trường thế giới quan của ông, từ tha hoá tôn giáo đến tha hoá xã
hội chính trị. Những nghiên cứu của Mác ở giai đoạn này mới chỉ là bắt đầu, nó
là tiền đề cho việc đi sâu nghiên cứu nền tảng của mọi dạng tha hoá - tha hoá
kinh tế ở giai đoạn sau năm 1844.
1.3.2. Thời kỳ những năm 1844-1848:
Thời kỳ này đánh dấu việc hình thành những quan niệm duy vật lịch sử
của Mác. Sự chuyển biến đó tiếp tục đưa Mác đến việc luận giải nền tảng của
tha hoá tư tưởng và tha hoá chính trị- xã hội là tha hoá kinh tế và những tiền đề
cho xoá bỏ tha hoá. Khái niệm và nội dung quan niệm tha hoá được Mác phân
tích khá rõ ràng trong tác phẩm “Bản thảo kinh tế- triết học năm 1844”, nhưng
trước đó những tư tưởng về tha hoá lao động đã được ông khảo cứu trong cuốn “
Tóm tắt quyển sách của Giêm-Xơmin “những nguyên lý của khoa kinh tế chính
trị học”. Trong đó tha hoá được thể hiện dưới hình thái của sự sùng bái tiền tệ “
sự sùng bái vị thần đó trở thành mục đích tự thân”. Đồng thời Mác cũng phê
phán quan niệm của các nhà kinh tế học tư sản khi coi sự phát triển của hệ thống
tín dụng, hệ thống ngân hàng là những nấc thang khắc phục sự tách rời của con
người với vật, của tư bản với lao động, của sở hữu tư nhân với tiền tệ, của tiền tệ
với con người, của con người với con người Mác cho rằng đó chỉ là vẻ bề
ngoài của sự khắc phục tha hoá, mà “ đó càng là sự tha hoá, sự phi nhân hoá hèn
hạ hơn và cực đoan hơn”. Ở đây Mác đã đi đến tư tưởng về mối quan hệ giữa
tha hoá và sở hữu tư nhân. Tư tưởng đó tiếp tục được ông luận giải sâu sắc hơn
trong tác phẩm “Bản thảo kinh tế triết học 1844”.
-Tác phẩm” Bản thảo kinh tế triết học 1844” có ý nghĩa lớn đối với sự

phát triển của chủ nghĩa duy vật lịch sử và phép biện chứng duy vật. Tác phẩm
cũng đánh dấu bước nhảy vọt về chất trong quan niệm tha hoá từ Hê Ghen đến
Mác. Mác đã không dừng ở sự phê phán tha hoá tôn giáo và tha hoá xã hội-
chính trị, cùng với việc hình thành quan niệm duy vật lịch sử, Mác đi đến cơ sở
của mọi dạng tha hoá- tha hoá kinh tế. Trong đó, Mác tập trung xem xét nhân tố
cơ bản của tha hoá kinh tế là tha hoá lao động. Và chỉ ra bản chất, hậu quả của
tha hoá lao động là dẫn đến tha hoá bản chất loài của con người và sự xa lạ của
con người với con người. Mác coi sự tha hoá lao động là phạm trù cơ bản để
khảo sát mối quan hệ nội tại giữa tích luỹ tư bản và bần cùng hoá công nhân.
Ông cho rằng những của cải mà nhà tư bản tích luỹ được là sự bóc lột sản phẩm
lao động của công nhân; tình trạng dốt nát và bần cùng hoá của công nhân được
“ bắt nguồn từ bản chất của chính lao động hiện tại”[38,81]. “ sự bần cùng của
công nhân tỷ lệ thuận với sức mạnh và quy mô sản phẩm của anh ta”[38,126].
Mác xem xét quá trình tha hoá lao động của người vô sản như là sự dần dần đạt
tới cực đỉnh của tha hoá lao động của người lao động nói chung, còn ranh giới
về chất giữa tha hoá trong các hình thái tư bản chủ nghĩa và tiền tư bản chủ
nghĩa mới chỉ được ông lưu tâm tới. Trên cơ sở đó, Mác luận chứng cho sứ
mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp vô sản. Điều đó cho thấy, Mác gắn liền
hữu cơ giữa giải phóng con người khỏi mọi tha hoá với sự nghiệp giải phóng
giai cấp vô sản.
Trong tác phẩm này, Mác chưa đề cập nhiều đến giá trị lao động, nhưng
ông đã chỉ ra một cách sâu sắc rằng, trong nền kinh tế dựa trên chế độ tư hữu,
các phạm trù hàng hoá, tiền tệ, chẳng qua là hình thức biểu hiện được quy định
bởi hai nhân tố cơ bản: chế độ tư hữu và sự tha hoá lao động. Quan hệ giữa các
vật tự nhiên được biểu hiện trong trao đổi hàng hoá, trên thực tế chỉ là sự phản
ánh của các quan hệ giữa những chủ tư hữu hàng hoá; quan hệ tiền tệ được hình
thành trên thực tế do “ bản chất có tính loài của con người bị biến thành một
bản chất xa lạ với con người”.
Hệ vấn đề được Mác chú ý xem xét trong “ Bản thảo kinh tế triết học
1844”, là khái niệm “tha hoá” và “bản chất tộc loài” của con người. Đây là hai

khái niệm cặp đôi, một khái niệm thể hiện mặt chính diện của bản chất con
người, còn một khái niệm thể hiện mặt phản diện của bản chất con người. Thông
qua việc sử dụng hai khái niệm này, Mác thể hiện tiến trình phát triển chung của
lịch sử nhân loại với tư cách là sự vận động của bản chất tộc loại thông qua tha
hoá và lột bỏ tha hoá.
Trong tác phẩm “ Bản thảo kinh tế triết học 1844”, Mác khi phân tích
khái niệm lao động tha hoá đã thực hiện sự phê phán quan niệm của kinh tế
chính trị học tư sản, của phép biện chứng Hê Ghen và quan niệm tha hoá của
Phoiơbắc.
Hệ vấn đề tha hoá, đối tượng hoá và vật hoá trong tác phẩm này đã được
Mác chú ý đến. Vật hoá có nghĩa là hoạt động của chủ thể, tức là hoạt động sản
xuất vật chất của loài người, lại bị coi là một sản phẩm hoặc một đối tượng nào
đó. Lao động sản xuất là hoạt động cơ bản, quan trọng hàng đầu của loài người
vì sự sinh tồn của mình, do đó là hiện tượng mà bất cứ xã hội nào cũng có.
Trong quá trình lao động con người đã thực hiện sự đối tượng hoá hoạt động của
mình. Còn tha hoá là sản phẩm sản sinh ra trong những điều kiện nhất định, là
sản phẩm của chế độ tư hữu, trong đó người lao động bị chính sản phẩm lao
động của mình, bị chính hoạt động của mình nô dịch.
-Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”(1845). Mác và Ăng Ghen vẫn duy trì
quan niệm về tha hoá như là một trong “những nhân tố chủ yếu của lịch sử nhân
loại”. ở đây các nhà kinh điển Mác xít vẫn tiếp tục quan niệm tha hoá đã được
đưa ra trong “ Bản thảo kinh tế triết học1844”. Tuy nhiên từ tác phẩm này “tha
hoá” không còn được Mác dùng như một khái niệm phản tư mà đã chuyển sang
ngôn ngữ của cuộc sống hiện thực. Quan niệm về tha hoá gắn liền với những
quan niệm duy vật lịch sử. Mác đã hiện thực hoá cách tiếp cận việc giải quyết cơ
chế các quá trình bị tha hoá. Mác vạch ra cội rễ sâu xa của tha hoá là sự phân
công lao động tiền tư bản, thậm chí tiền phân chia giai cấp. Tha hoá lao động có
cội nguồn từ sự phân công lao động đã được Mác phác thảo trong “Bản thảo
kinh tế triết học1844”, đến tác phẩm này ông đi sâu phân tích mối quan hệ giữa
phân công lao động có tính chất đối kháng trong xã hội tư bản chủ nghĩa với sở

hữu tư nhân. Theo đó “Sự phân công lao động và sở hữu tư nhân là những từ
ngữ cùng nghĩa người ta dùng từ ngữ thứ nhất để nói về mặt hoạt động và dùng
từ ngữ thứ hai để nói về mặt sản phẩm của hoạt động”.
Nếu trong “ Bản thảo kinh tế triết học 1844”, Mác mới chỉ phác hoạ ra
biện pháp cho xoá bỏ tha hoá là xoá bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, xây
dựng chủ nghĩa cộng sản, thì đến “ Hệ tư tưởng Đức”, Mác và Ăng Ghen đã chỉ
ra những tiền đề thực tiễn cho việc xoá bỏ tha hoá mà thiếu nó thì mọi tư tưởng
chỉ là ảo tưởng. Trong đó các ông đặc biệt nhấn mạnh đến tiền đề thực tiễn tuyệt
đối cần thiết để giải phóng con người khỏi tha hoá là sự phát triển vượt bậc của
lực l;ượng sản xuất. Những hình thức phái sinh của tha hoá kinh tế cũng được
Mác khảo sát trong tác phẩm đánh dấu sự hình thành những quan niệm duy vật
lịch sử này.
Trong Hệ tư tưởng Đức, Mác đi từ việc giải thích về những quan hệ khả
biến thiết lập giữa những giai cấp khác nhau và giưã những cá nhân của một giai
cấp để diễn giải sự tiến triển của sự tha hoá trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Mác
trình bày những mối quan hệ này như sau: Trước hết đó là những cá nhân tạo
thành giai cấp. Một giai cấp mới chỉ xuất hiện dưới những hình thức cá nhân độc
lập, phân tán đây đó trong lòng những giai cấp của xã hội cũ. Giai cấp mới này
chưa thể bắt các cá nhân phụ thuộc vào nó, hoặc chỉ là phụ thuộc một cách hình
thức: nó đang trong quá trình hình thành. Ở đây theo Mác chưa có giai cấp “cho
nó”, mà mới chỉ là giai cấp “tự nó”, tiềm tàng. Trong tình thế này chính là giai
cấp phụ thuộc vào các cá nhân hơn là các cá nhân phụ thuộc vào giai cấp Mác
dành quá trình này để mô tả sự hình thành giai cấp tư sản trong thời kỳ trung cổ.
Tiếp đó là thời kỳ thứ hai trong đó giai cấp được cấu thành và tự chủ hoá:
các cơ quan công cộng và chính quy hình thành. Ở thời kỳ này giai cấp trở thành
một chủ thể tự hoạt động với những thiết chế của nó. Nó bắt những cá nhân
trong xã hội là thành viên của nó phải phụ thuộc vào nó. Thời điểm thành viên
cá nhân lệ thuộc vào giai cấp cũng chính là thời điểm lệ thuộc của các giai cấp
bị trị vào các giai cấp thống trị, và của giai cấp thống trị vào các điều kiện tồn tại
khách quan, và đây là trường hợp phụ thuộc vào tư bản. Những hình thức tha

hoá hiện đại sinh ra và phát triển như vậy.
Trong tác phẩm “ Hệ tư tưởng Đức”, tha hoá được khái quát là sự đối lập,
xa lạ của những lực lượng xã hội với con người, những lực lượng ở bên ngoài
mà con người không thể chế ngự được, những lực lượng chẳng những độc lập
với ý chí và hành động của con người mà còn điều khiển ý chí và hành động ấy.
-Tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”(1848), đây là tác phẩm được
coi là bước đệm chính trị cho “Tư bản”, “vì ở đó Mác và Ăng Ghen đã triển khai
sự phê phán khoa học đối với chủ nghĩa tư bản, sự phê phán được tiến hành
phần nhiều nhờ các hình tượng tha hoá”[41,371]. Mác và Ăng Ghen trong tác
phẩm này đã không quên nhấn mạnh tính chất tiến bộ của chủ nghĩa tư bản. Chủ
nghĩa tư bản đã đưa nhân loại tiến lên một bước lớn lao so với tất cả các phương
thức sản xuất trước đó. Tuy nhiên nó đã không loại bỏ được những tha hoá xã
hội. Nó đã làm đậm nét những sự tha hoá đó bằng cách tăng cường bóc lột lao
động và gia tăng sự bần cùng hoá các giai cấp lao động bằng cách hạ thấp các
điều kiện sinh hoạt của các tầng lớp nghèo khổ. Và bị tước đoạt trong giai cấp tư
sản. Những sự tha hoá dồn chất lên cả về thể xác và tinh thần. Các ông đã vạch
trần bản chất của nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, làm cho phẩm giá con
người trở thành giá trị trao đổi, mọi quan hệ giữa con người đều tan biến đi
trước “ lợi ích lạnh lùng”, trước những đòi hỏi cứng rắn “ thanh toán sòng
phẳng”, bằng cách nhấn chìm mọi tình cảm “ tronglàn nước băng giá của sự tính
toán ích kỷ”. Cũng trong tác phẩm này Mác và Ăng Ghen đã tiến hành phê phán
chính trị đối với ý thức bị tha hoá của các nhà tư tưởng tư sản. Tha hoá là hiện
tượng phổ biến trong xã hội, nó không chừa một ai. Nhà tư bản lại chính là nạn
nhân đầu tiên của nó: anh ta không thể tự giải phóng mình. Người giải phóng là
nô lệ chứ không phải là ông chủ.
Kết luận: Các tác phẩm của Mác và Ăng Ghen vào thời kỳ thứ hai của quá
trình hình thành chủ nghĩa Mác( 1844-1848) là những nấc thang cho cách hiểu
về phạm trù tha hoá của Mác. Tư tưởng của các ông trong những tác phẩm này
là tiền đề triết học cho quan niệm của Mác về tha hoá trong “ Tư bản”.
1.3.3.Thời kỳ hình thành và xuất bản bộ “Tư bản”-Sự hoàn thiện quan

niệm của Mác về tha hoá.
-Các bản thảo kinh tế năm 1857-1858 là sự chuẩn bị tích cực cho Tư bản
trên bình diện kinh tế- chính trị và cả trên bình diện triết học. Trong bản thảo
này, vấn đề tha hoá lao động được Mác diễn giải dưới hình thức của sự “ sùng
bái hàng hoá”. Mác đã chỉ ra nguồn gốc lý luận và thực tiễn nảy sinh “sùng bái
hàng hoá”, “Các thứ chủ nghĩa duy vật thô thiển của những nhà kinh tế học coi
những quan hệ sản xuất xã hội cuả con người và những tính quy định mà các vật
có được khi chúng phục tùng những quan hệ ấy, là những thuộc tính tự nhiên,-
cái chủ nghĩa duy vật ấy cũng giống hệt cái chủ nghĩa duy tâm cũng thô thiển
như thế và thậm chí giống thứ bái vật giáo từng gán cho các vật những quan hệ
xã hội với tính cách là những tính quy định nội tại của chúng và qua đó thần bí
hoá những vật ấy”[41,342]. Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, sự sùng bái
hàng hoá đạt đến đỉnh thái cao nhất. Mác đi sâu vạch rõ bản chất của sự sùng bái
tư bản trong “Bản thảo kinh tế những năm 1861-1863”, sau khi đã khảo sát sự
“sùng bái hàng hoá” trong quyển thứ nhất Phê phán khoa kinh tế chính trị. Ông
cho rằng, trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa “ Sức sản xuất của lao động xã hội
và những hình thức đặc biệt của nó biểu hiện ra dưới hình thức các lực lượng
sản xuất và các hình thức của tư bản, của lao động vật hoá, của các điều kiện vật
chất của lao động; với tư cách là thành tố biệt lập như vậy, sau khi được nhân
cách hoá trong nhà tư bản, những điều kiện vật chất ấy của lao động đối lập với
lao động sống. Ở đây chúng ta lại đụng phải sự xuyên tạc những quan hệ được
biểu hiện ra ở cái mà ngay khi xem xét tiền tệ chúng tôi đã gọi là bái vật giáo”
[42,65].
Trong Bản thảo kinh tế những năm 1857-1858, lần đầu tiên Mác nêu ra
nội dung cơ bản của lý luận sức lao động. Lý luận hàng hoá sức lao động, là nền
tảng của học thuyết quan trọng vạch trần nguồn gốc giá trị thặng dư, khám phá
ra bí mật của quá trình tư sản bóc lột lao động làm thuê.
-Lý thuyết tha hoá được Mác mô tả hoàn bị trong bộ Tư bản. Trong tác
phẩm này, Mác đã vạch ra cội rễ và tiền đề sâu xa của tha hoá lao động ngay ở
chương I. Đó là sự phân đôi lao động thành lao động trừu tượng và lao động cụ

thể diễn ra khi xuất hiện nền sản xuất hàng hoá. Sau đó sự tách rời ấy có hình
thức của sự tách rời giá trị khỏi giá trị sử dụng, và tiếp theo hình thức ấy phát
triển thành mâu thuẫn giữa các hình thái giá trị, cho đến khi cuối cùng phải xuất
hiện sự tha hoá thông qua việc tiền tệ tách khỏi hàng hoá.
-Nếu ở Bản thảo kinh tế- triết học 1844, Mác mới chỉ dừng ở việc mô tả
kết quả của tha hoá lao động biểu hiện ở đối lập xa lạ, sự nô dịch của sản phẩm
lao động, của hoạt động lao động đối với người lao động thì đến Tư bản, với
những nghiên cứu kinh tế chính trị học, Mác vạch ra cội nguồn, cơ chế của sự
tha hoá đó như thế nào. Xuất phát từ tính chất hai mặt của lao động sản xuất ra
hàng hoá và hai thuộc tính của hàng hoá, Mác đã phân tích khá chi tiết sự biểu
hiện của hình thái giá trị của hàng hoá. Từ đó, Mác chỉ ra tính chất bái vật giáo
của hàng hoá và toàn bộ bí mật của nó. Theo đó bái vật giáo là hiện tượng gắn
liền với nền sản xuất hàng hoá, xuất hiện từ rất sớm trước khi xuất hiện nền sản
xuất hàng hoá phát triển hoàn thiện nhất- nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ
nghĩa. Theo đó thì tính chất bái vật giáo hàng hoá là do tính chất của chính hình
thái hàng hoá tạo nên. Tính chất thần bí của hàng hoá không phải do giá trị sử
dụng của nó quy định mà chính là ở hình thái giá trị của hàng hoá. Gía trị của
một sản phẩm hàng hoá là do lao động trừu tượng của người lao động tạo nên,
nó là lao động xã hội của con người kết tinh trong hàng hoá. Tuy nhiên “ tính
bình đẳng của các loại lao động khác nhau của con người lại mạng hình thái vật
có tính vật thể giống nhau của giá trị của những sản phẩm lao động.Thước đo
các chi phí về sức lao động của con người bằng độ dài của các chi phí ấy lại
mang hình thái đại lượng giá trị của các sản phẩm lao động; cuối cùng những
mối quan hệ của những người sản xuất trong đó những tính quy định xã hội của
lao động của họ được thực hiện, lại mang hình thái một quan hệ xã hội giữa các
sản phẩm lao động” [34,115].
Thực chất đối với hàng hoá, quan hệ giá trị giữa những sản phẩm lao động
được biểu hiện ra chỉ là một quan hệ xã hội nhất định của con người, nhưng
dưới con mắt của họ thì quan hệ ấy lại mạng cái hình thái kỳ ảo của mối quan hệ
giữa các vật. Mác ví tính chất bái vật giáo hàng hoá cũng giống như lĩnh vực tôn

giáo, sản phẩm của con người thể hiện ra thành những sinh vật độc lập, có cuộc
sống riêng của chúng, có những mối quan hệ nhất định với con người và giữa
chúng với nhau. Tính chất bái vật giáo hàng hoá là sự vật hoá vào trong ý thức
những mối quan hệ của con người bị tha hoá.
Với lý luận giá trị, Mác đã chỉ ra toàn bộ bí mật của tính chất bái vật giáo
của hàng hoá và đồng thời thực hiện sự phê phán đối với quan niệm của kinh tế
học tư sản về vấn đề đó.
-Trong bộ Tư bản, Mác nghiên cứu những mặt khác nhau của tha hoá gắn
liền với cái gọi là “ sự phụ thuộc của tư bản vào lao động”. Sự phụ thuộc này thể
hiện dưới hai hình thức kế tiếp nhau theo thời gian của tư bản: hình thức tư bản
chiếm hữu giá trị thặng dư tuyệt đối và hình thức tư bản chiếm hữu giá trị thặng
dư tương đối. Ở hình thức đầu tiên thì sự phụ thuộc của lao động vào tư bản là
sự lệ thuộc hình thức. Trong thời gian đầu, sự phụ thuộc như vậy là độc lập với
quá trình cụ thể của lao động. Loại hình phụ thuộc này là loại hình thuộc thời kỳ
trong đó tư bản được hình thành về mặt lịch sử., nói chung là từ thời kỳ Trung
cổ đến thế kỷ XVII. Loại hình phụ thuộc thứ hai là sự phụ thuộc thực tế, tư bản
chiếm hữu không chỉ lao động thặng dư mà cả lực lượng sản xuất của lao động
xã hội. Bản thân tư bản tổ chức quá trình lao động, sự hợp tác, lao động tập
thể( nhà máy, xưởng máy) và chiếm hữu những lực lượng sản xuất xã hội nó
chung ( máy móc, khoa học) để gia tăng không ngừng giá trị thặng dư tương đối.
Qúa trình cụ thể của lao động như thế được thực hiện dưới sự phụ thuộc vào tư
bản Những hình thức của quá trình này xuất hiện như quá trình phát triển của
tư bản. Lực lượng sản xuất của lao động thể hiện ra như là lực lượng độc chiếm
của tư bản. Trong quá trình biến đổi này, lực lượng sản xuất trở thành lực lượng
tự chủ, thành những thế lực khách quan đối mặt với người lao động, thành
những lực lưỡng xa lạ, áp đặt điều kiện lao động. Đối với bản thân nhà tư bản cá
biệt cũng như vậy: anh ta đối mặt với tư bản xã hội như một lực lượng chống lại
anh ta.Tư bản, được vật chất hoá ở các “vật” ở bên ngoài có một quyền lực và
trở nên linh hoạt nhờ sự tự vận động hoàn toàn thoát khỏi những cá nhân riêng
biệt. Sự phụ thuộc của lao động và tất cả các quá trình xã hội vào tư bản đã trở

thành hiện thực.
Kết quả lịch sử của mọi sự phát triển tư bản chủ nghĩa là sự phục tùng
ngày càng phổ biến của lao động đối với tư bản, tư bản chỉ có một động cơ duy
nhất là tìm kiếm lợi nhuận, điều này càng làm cho con người cá nhân bị tha hoá
về mặt kinh tế. Tất cả các hình thức tha hoá khác đều từ đó mà ra Sự phục tùng
đối với quy luật của lợi nhuận, tiền tệ cho vay lãi và tín dụng, trở thành phổ
biến.
Hai hình thức tha hoá này theo Mác có cội nguồn từ sự bóc lột của nhà tư
bản với lao động dưới hai hình thức: một mặt là sự kéo dài ngày lao động và mặt
khác là sự tăng cường độ lao động.
-Những nghiên cứu của Mác về tha hoá gắn liền với ý đồ của Mác trong
“Tư bản” là phân tích toàn diện hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa, từ đó chỉ rõ
bản chất của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là bóc lột giá trị thặng dư. Hiện
tượng tha hoá trong xã hội tư bản chủ nghĩa gắn liền với hiện tượng bóc lột.
Nguyên nhân chính của sự phát triển tha hoá ở đây là sự tăng cường bóc lột giai
cấp công nhân của nhà tư bản. Những luận chứng về mặt kinh tế phạm trù tha
hoá lao động trong Tư bản của Mác trở thành học thuyết về tha hoá những người
bị áp bức, bóc lột, vì vậy đã là cơ sở kinh tế luận chứng cho học thuyết của ông
về giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng loài người khỏi mọi áp bức bất công và
mọi sự tha hoá.
Kết luận: Sự hình thành, phát triển quan niệm của Mác về tha hoá gắn liền
với những nghiên cứu của Mác trên lĩnh vực triết học, chủ nghĩa xã hội khoa
học và kinh tế chính trị học. Có thể nói hệ vấn đề về tha hoá là biểu hiện tập
trung nhất sự thống nhất của ba bộ phận hợp thành của chủ nghĩa Mác, nó là sự
luận giải sinh động cho vấn đề con người vừa là điểm xuất phát vừa là mục đích
cuối cùng của học thuyết Mác.
1.3.Tính hai mặt của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa- cơ sở thực tiễn cho
nghiên cứu của C.Mác về tha hoá
1.2.1. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa tạo ra những tiền đề cho sự phát triển
con người đồng thời làm tha hoá con người

*Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa tạo ra tiền đề cho sự phát triển con người
-Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đã tạo ra sự phát triển vượt bậc của lục lượng
sản xuất, chính sự phát triển đó của lực lượng sản xuất là tiền đề cho sự phát
triển con người.
-Cuộc cách mạng công nghiệp mà giai cấp tư sản thực hiện đã buộc
những người sản xuất nhỏ ( những người mà trước khi diễn ra cuộc cách mạng
công nghiệp diễn ra đã sống một cuộc sống thầm lặng, tách biệt với tất cả những
gì đang diễn ra, một lối sống “ không xứng đáng với một con người”), phải từ bỏ
lối sống trước đây và ý thức về, đòi hỏi về địa vị làm người của mình.Nếu gạt bỏ
mặt tiêu cực của nó thì đây có thể coi là mặt tích cực của cuộc cách mạng công
nghiệp đối với sự phát triển con người.
-Do nhu cầu phát triển sản xuất, giai cấp tư sản mở rộng thị trường ở khắp
mọi nơi tạo ra thị trường thế giới rộng lớn vì vậy mối quan hệ giữa con người
được mở rộng, giúp cho việc giao lưu và tiếp thụ thành tựu văn minh của loài
người giữa các quốc gia, dân tộc để phát triển
-Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, con người cá nhân được đề cao, tính tích
cực xã hội của con người tăng lên mạnh mẽ. Ngoại trừ mặt hạn chế của nó là tạo
nên những con người cá nhân chủ nghĩa, ích kỷ hẹp hòi thì chính việc khẳng
định tính độc lập của mỗi cá nhân lại là tiền đề tất yếu, là điểm xuất phát cho sự
phát triển của cá nhân.
-Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, giữa lợi ích cá nhân và yêu cầu chung của
xã hội không thống nhất mà mâu thuẫn với nhau. Tình trạng không thể giải
quyết mâu thuẫn ấy trở thành nguồn gốc thúc đẩy sự phát triển của cá nhân, con
người ý thức hơn về sự tồn tại của mình.
-Việc chuyên môn hoá nghề nghiệp trong xã hội tư bản chủ nghĩa hướng
các cá nhân vào các hoạt động nhất định khiến họ hiểu biết sâu sắc hơn về nghề
nghiệp của mình. Sự khác nhau về nghề nghiệp cũng như các mặt khác nhau của
cá nhân là điều kiện làm phong phú quan hệ xã hội, làm giàu thêm kinh nghiệm
sản xuất, kinh nghiệm xã hội và tinh thần và những thành tựu ấy lại mở ra khả
năng phát triển mới cho từng cá nhân.

Tóm lại: C.Mác nhấn mạnh những mặt tiêu cực của nền sản xuất tư bản
chủ nghĩa như thế nào, thì ông cũng chứng minh một cách rõ ràng như thế rằng
hình thái đó là cần thiết để phát triển các lực lượng sản xuất của xã hội tới một
trình độ cao đến mức nó sẽ làm cho tất cả mọi thành viên trong xã hội có thể đạt
tới một sự phát triển ngang nhau, một sự phát triển xứng đáng với con người.
*Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa làm con người phát triển phiến diện và bị
tha hoá.
-Trước hết là tác động tiêu cực của tiến bộ kỹ thuật đối với sự phát triển
con người. Việc sử dung máy móc trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa làm cho
con người bị kiệt quệ, con người trở thành lệ thuộc vào máy móc, sự lệ thuộc đó
làm cho lao động trở thành cực hình đối với người lao động.
-Sự phân công lao động trong xã hội tư bản chủ nghĩa làm cho người lao
động bị phát triển phiến diện, họ bị biến thành “ một bộ phận phụ tùng của cái
máy”. Người lao động phát triển không cân đối cả về thể lực và trí lực, làm mất
đi năng khiếu và bẩm sinh sáng tạo của họ.
- Việc sử dụng máy móc trong xã hội tư bản chủ nghĩa đã “cướp giật” nốt
các phần hoạt động độc lập của người lao động làm cho họ không còn thời gian
để phát triển nhân cách cũng như phát triển thể chất, họ chỉ còn giống như cái
máy.
-Những tác động tiêu cực của các thành tựu kỹ thuật đối với con người là
biểu hiện của lao động bị tha hoá. Sự tha hoá đó là kết quả của sự phân công lao
động có tính chất đối kháng trong xã hội tư bản chủ nghĩa.
-Sự tha hoá lao động dẫn đến sự tha hoá con người, nó biến người lao
động thành những con người cùng khổ, biến giai cấp tư sản và các tầng lớp khác
trở thành những cá nhân ích kỷ hẹp hòi., tìm cách khống chế đánh bại lẫn nhau
vì lợi ích riêng của mình. Trong xã hội tư bản không phải chỉ có người công
nhân mà cả giai cấp tư sản và các tầng lớp khác cũng bị tha hoá.
1.2.2. Nguyên nhân của tha hoá
+Nguyên nhân của sự tha hoá :- Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất là
nguyên nhân của tha hoá lao động- nền tảng của tha hoá chính trị-xã hội và tha

hoá ý thức, tư tưởng. Theo Mác nếu từ sự phân tích khái niệm tha hoá thì thấy
sở hữu tư nhân biểu hiện ra là hậu quả của lao động tha hoá, nhưng đến giai
đoạn phát triển cao nhất của sở hữu tư nhân( xã hội tư bản chủ nghĩa), thì lao
động tha hoá lại biểu hiện ra là kết quả của sở hữu tư nhân. Vì vậy để xoá bỏ tha
hoá thì phải xoá bỏ chế độ tư hữu tư sản, để giải phóng triệt để và toàn diện con
người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
-Phân công lao động có tính chất đối kháng trong chủ nghĩa tư bản, làm
cho con người bị lệ thuộc, bị nô dịch bởi điều liện lao động và trở nên những
con người bị phát triển phiến diện.
- Sự tự phát của phát triển xã hội. Điều này đã đến con người không tự
kiểm soát được hoạt động của mình.
+Bản chất, hậu quả của sự tha hoá: Tha hoá là quá trình ,trong đó các kết
quả hoạt động của con người, bản thân hoạt động ấy cũng như những khả năng,
sức lực duy trì hoạt động ấy bị tách khỏi con người. Sản phẩm của sự tách rời ấy
vượt ra khỏi tầm kiểm soát của con người và sau đó thống trị trên những lực
lượng con người đã sinh ra chúng.
Kết quả của sự tha hoá dẫn đến tha hoá con người, làm con người trở nên
xa lạ với con người
Tóm lại: Xuất phát từ thực tiễn của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, Mác
chỉ rõ thành tựu của chủ nghĩa tư bản là tạo ra tiền đề thực tiễn cho sự phát triển
con người, mặt khác cũng chỉ rõ mặt trái của nó là dẫn đến sự tha hoá của con
người. Từ đó, Mác chỉ ra nguồn gốc kinh tế, xã hội của hiện tượng đó. Những
nghiên cứu đó của Mác là cơ sở thực tiễn cho luận giải của ông về xoá bỏ tha
hoá, giải phóng con người.
Kết luận chương1: Quan niệm của Mác về tha hoá là kết quả của quá trình
nghiên cứu lâu dài cùng với sự hình thành, phát triển cuả chủ nghĩa Mác. Theo
thời gian, những tư tưởng của Mác về tha hoá gắn liền với những giai đoạn hình
thành, phát triển quan niệm duy vật lịch sử và được hoàn thiện ở bộ “Tư bản”.
Quan niệm của Mác về tha hoá thể hiện sự khác biệt về chất so với quan niệm
tha hoá của Hê Ghen và Phoiơbắc. Sự khác biệt đó được thể hiện qua sự phân

tích của ông về bản chất và những hình thức biểu hiện của tha hoá dưới đây.
CHƯƠNG2. QUAN NIỆM CỦA C.MÁC VỀ CÁC HÌNH THỨC THA
HOÁ VÀ VẤN ĐỀ KHẮC PHỤC THA HOÁ, PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI.
2.1.Quan niệm của C.Mác về các hình thức tha hoá
1.2.1.Tha hoá tôn giáo và tha hoá xã hội- chính trị
*Tha hoá tôn giáo- biểu hiện của tha hoá ý thức,tư tưởng: C.Mác nghiên cứu
về tha hoá tôn giáo khi ông còn ở phái Hê Ghen trẻ., do việc ông chịu ảnh hưởng
của tư tưởng của Phoi-ơ-bắc về đấu tranh chống sự tha hoá tôn giáo. Mặt khác,
đây là vấn đề lớn của thời đại lúc đó, C.Mác cũng không thể không say mê với
các vấn đề của thời đại ông và của phái Hê Ghen trẻ. Sự phê phán tôn giáo dẫn
đến luận điểm: Không phải chúa trời đã tạo ra con người mà con người tạo ra
chúa dựa theo hình ảnh của mình. Chúa trời- một thực thể siêu nhiên, chính là
biểu tượng tôn giáo do con người sáng tạo ra, là sự tuyệt đối hoá những đặc
điểm và những tính chất của con người dưới một hình thức lý tưởng hoá, nghĩa
là dưới hình thức một điển hình lý tưởng.Như vậy tha hoá tôn giáo biểu hiện con
người đã tự làm mình nghèo đi, bởi vì con người đã tước bỏ những đặc điểm
riêng của mình để chiếu hình của chúng vào trí tuệ mình. Sản phẩm đó mang
hình thức một tín ngưỡng xã hội, nó tự “trí hoá” sự tồn tại của nó đối với chính
kẻ sáng tạo ra nó, biểu hiện ra với con người như một lực lượng xa lạ, nhiều khi
đối địch và bắt đầu thống trị con người. Một khi đã được tạo ra và được khách
quan hoá để mang tính xã hội, những tín ngưỡng tôn giáo trở nên không những
xa lạ với con người, nhiều khi đối địch và bắt đầu thống trị con người.
Nội dung nhân đạo của việc chống tha hoá tôn giáo cũng được trình bày
rõ ràng ở Ăng Ghen, điều này cho thấy sự tương đồng trong tư tưởng của hai
ông ngay khi còn trẻ.
*Tha hoá xã hội-chính trị:
+Quan niệm của C.Mác về sự tha hoá này xuất phát từ chính quan niệm
của ông về sự “rạn nứt” nội tại diễn ra trong con người xuất hiện trong hai vai
trò, nhưng dưới một hình thức duy nhất và như nhau: như thành viên của “tổ
chức công dân” và như thành viên của “tổ chức nhà nước”. Trong tổ chức thứ

nhất thì đối với người công dân, nhà nước thể hiện ra là mặt đối lập hình thức;
trong tổ chức thứ hai thì đối với nhà nước, bản thân người công dân thể hiện ra
là mặt đối lập vật chất. Sự phân đôi những vai trò của con người dẫn tới sự xung
đột nội tại và tới cái tâm trạng khốn khổ chứng tỏ rằng ngay trong thế giới của
những sản phẩm bị tha hoá của con người, con người cũng cảm thấy xa lạ bởi vì
con người bị tha hoá đối với “thực thể” của mình.
C.Mác không tự giới hạn vào việc ghi nhận “sự phân đôi” của con người
xuất phát từ hiện tượng tha hoá, mà ông còn rút từ đấy ra những kết luận cấu
thành nền tảng của cương lĩnh hành động của ông vào thời đó, và đã đưa ông
tiếp sau đó, tới chủ nghĩa cộng sản, “Sự giải phóng nhân loại chỉ được thực hiện
lúc mà con người đã nhận ra và đã tổ chức những lực lượng xã hội và vì vậy
không còn tách lực lượng xã hội dưới dạng những lực lượng chính trị ra khopỉ
bản thân mình” [20,558].
+Sự tha hoá xã hội-chính trị biểu hiện tập trung nhất là ở sự tha hoá nhà
nước. Theo một ý nghĩa nào đó nhà nước tương ứng với một đội vũ trang( quân
sự, cảnh sát ), cơ quan hành chính , quyền lực của nó càng lớn thì sự tha hoá
của nó càng nguy hiểm, nó càng với tư cách một lực lượng tự trị , thoát khỏi sự
kiểm soát của con người.Nhà nước, với tư cách là một bộ máy cưỡng bức có khả
năng thống trị mọi cá nhân “ nổi loạn”, và càng ngày càng là hiện thực của bộ
máy tha hoá cai quản những sự vật không tách rời khỏi sự cai trị con người.
Khi nói đến sự tha hoá nhà nước, Mác đặc biệt chú ý phân tích sự tha hoá
của “ giới quan chức”- “xã hội công dân của nhà nước”. Ông coi giới quan chức
tạo thành một xã hội đóng kín trong nhà nước. Nhà nước chỉ còn tồn tại dưới
hình dạng những lực lượng quan chức cụ thể khác nhau và đối với mỗi quan
chức cụ thể thì mục đích của nhà nước biến thành mục đích của cá nhân y.
Mác cho rằng sự tha hoá nhà nước là biểu hiện tập trung của tất cả các
vấn đề tha hoá xã hôi- chính trị, bởi vì nhà nước gắn liền với vấn đề giai cấp và
đấu tranh giai cấp và việc phân chia giai cấp gắn liền với nền sản xuất, với kinh
tế.
Cuộc đấu tranh của Mác và Ăng Ghen chống sự tha hoá trong chủ nghĩa

tư bản gắn liền với quan điểm về việc xoá bỏ nhà nước tư sản- xoá bỏ sự thjống
trị chính trị, đồng thời gắn liền với sự “tiêu vong” của nhà nước trong chủ nghĩa
xã hội.
2.1.2.Tha hoá lao động- biểu hiện tập trung của tha hoá kinh tế:
Khi lý giải về sự tha hoá nhà nước, Mác nhìn thấy mối liên hệ giữa nhà
nước và xã hội công dân. Theo ông không phải nhà nước chi phối xã hội mà trái
lại chính xã hội công dân chi phối nhà nước.Quan niệm duy vât đó hướng Mác
tới nền kinh tế: nền tảng của sự tha hoá trong xã hội tư bản là sự tha hoá kinh tế.
Chính tha hoá kinh tế là cơ sở của tha hoá xã hôi-chính trị, chính nó quy định sự
tha hoá ý thức tư tưởng. Trong tha hoá kinh tế Mác tập trung lý giải nhân tố cơ
bản nhất của nó là lao động. Mác đưa ra quan niệm của mình về tha hoá lao
động trên những bình diện sau:
2.1.2.1. Sự tha hoá của người công nhân đối với sản phẩm lao động của
mình.
-Sự tha hoá thể hiện ở chỗ, người công nhân quan hệ với sản phẩm lao
động của mình như một vật xa lạ. Sản phẩm lao động đứng đối lập với lao động
như một tồn tại xa lạ, như một lực lượng không phụ thuộc vào người sản xuất
-Sự tha hoá biểu hiện ở sự thống trị của sản phẩm lao động đối với người
sản xuất. Từ chỗ là chủ thể của sản phẩm lao động, con người trở thành phụ
thuộc vào sản phẩm, phục tùng các quy luật riêng của nó, thậm chí uy hiếp sự
tồn tại của con người.
2.1.2.2.Tha hoá của người công nhân biểu hiện trong hành vi lao động
của mình.
-Với quan niệm coi lao động là bản chất của con người, lao động của con
người là lao động sáng tạo, Mác cho rằng trong điều kiện của xã hội tư bản chủ
nghĩa, lao động vốn là hoạt động bản chất của con người đã không ở trong con
người mà là cái ở bên ngoài người lao động. Lao động trở thành gánh nặng đè
lên thể xác và cả tinh thần của người lao động, làm cho họ kiệt quệ, què quặt.
-Lao động không còn là nhu cầu, là bản chất con người mà trở thành một
lực lượng xa lạ, đối lập và nô dịch con người, nó chỉ còn là phương tiện để thoả

mãn nhu cầu tồn tại thể xác của con người. Vì vậy lao động của người công
nhân trở thành lao động cưỡng bức, và bản thân người lao động cũng né tránh
lao động. Người lao động chỉ cảm thấy tự do khi ở ngoài quá trình lao động.
-Lao động tha hoá còn biểu hiện ở chõ: Lao động đó không thuộc về bản
thân người lao động mà thuộc về người khác, và bản thân anh ta trong quá trình
lao động , không thuộc về anh ta mà thuộc về người khác. Vì vậy hoạt động lao
động của người lao động là hoạt động tự đánh mất bản thân mình. Đó là quá
trình tự tha hoá.
2.1.3.Tha hoá bản chất con người và tha hoá con người với con người
-Lao động bị tha hoá dẫn tới giới tự nhiên chỉ còn là phương tiện để duy
trì sự tồn tại thân xác cuả con người. Lao động bị tha hoá làm cho lao động trở
thành đối lập với giới tự nhiên, lao động không còn là hoạt động cải tạo tự
nhiên, chiếm lĩnh tự nhiên phục vụ cho đời sống con người và thông qua đó mà
còn người hoàn thiện chính mình nữa.Lao động tha hoá, khiến cho con người vì
là một sinh vật có ý thức, chỉ biến chính hoạt động sinh sống của mình, bản chất
của mình thành phương tiện để duy trì sự tồn tại thân xác của con người, mọi
hoạt động tinh thần khác bị loại khỏi đời sống con người. Như vậy lao động tha
hoá đã biến cái thế hơn của con người so với con vật thành cái tiêu cực đối vơí
con người.
-Sự tha hoá lao động dẫn tới kết quả “ Bản chất có tính loài của con
người- giới tự nhiên cũng như tài sản tinh thần có tính loài của con người- bị
biến thành một bản chất xa lạ với con người, thành phương tiện duy trì sự tồn tại
của cá nhân con người. Lao động bị tha hoá làm cho thân thể của bản thân con
người, cũng như giới tự nhiên ở bên ngoài con người, cũng như bản chất tinh
thần của con người, bản chất nhân loại của con người, trở thành xa lạ với con
người” [38,138].
-Kết quả trực tiếp của việc con người bị tha hoá với sản phẩm lao động
của mình, với hoạt động sinh sống của mình, là sự tha hoá của con người với
con người.
Như vậy chính lao động bị tha hoá dẫn đến tha hoá bản chất con người,

biến cái vốn có của con người thành cái bị tách khỏi con người, đứng đối lập với
con người như một cái xa lạ. Đồng thời sự tha hoá lao động cũng dẫn tới tha hoá
của mỗi người với người khác.
Kết luận: Tha hoá là hiện tượng phổ biến trong xã hội tư bản, nó là một
quá trình khách quan và biểu hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Mác đã đi từ quan hệ trực tiếp của lao động với sản phẩm của nó, tức là của
người công nhân với sản phẩm của mình để tìm ra bản chất của lao động bị tha
hoá. Sự luận giải của Mác về lao động tha hoá- biểu hiện tập trung của tha hoá
kinh tế, xem là nền tảng của tha hoá xã hội-chính trị và tha hoá tư tưởng.
2.2. Quan niệm của C.Mác về tồn tại người và con đường khắc phục
tha hoá,phát triển toàn diện con người.
2.2.1. Quan niệm của C.Mác về tồn tại người- cơ sở lý luận để đặt ra vấn
đề giải phóng con người
-C.Mác đứng trên lập trường duy vật phê phán quan niệm duy tâm của Hê
Ghen và quan niệm siêu hình của Phoi-ơ-bắc về con người và khẳng định tiền đề
xuất phát trong việc nghiên cứu con người đó là những “tiền đề hiện thực”. Vì
vậy con người mà ông đề cập đến là những con người hiện thực “ con người
không phải là một sinh vật trừu tượng, ẩn náu đâu đó ở ngoài thế giới. Con
người chính là thế giới con người, là nhà nước là xã hội” [20,569].
-Khi xuất phát từ tồn tại hiện thực của con người, C.Mác cho rằng tồn tại
người trước hết là tồn tại của những cá nhân con người sống “ những cá nhân
mang tính kinh nghiệm, có thể xác”. Với tư cách là “cá nhân con người sống”,
con người trước hết có mối quan hệ với tự nhiên. Con người muốn tồn tại phải
ở lại trong quá trình thường xuyên giao tiếp với tự nhiên, bởi vì “ con người là
một bộ phận của giới tự nhiên”
-Sự tồn tại của con người là sự tồn tại mang tính chất tự nhiên, vật chất-
cảm tính, Mác khẳng định con người là thực thể tự nhiên đặc thù, “ một thực thể
tự nhiên sống”. Vì vậy một mặt con người được phú cho những “lực lượng tự
nhiên”, những lực lượng tồn tại dưới hình thức thiên bẩm và năng lực, mặt khác
là một thực thể tự nhiên con người chịu sự quy định của giới tự nhiên bên ngoài.

-Tồn tại hiện thực của con người, không chỉ là tồn tại tự nhiên mà còn tồn
tại trong xã hội con người, bởi tính quy định của sự tồn tại của con người với tư
cách là loài ở chỗ, con người không phải là một thực thể tách biệt, khép kín,
“những tiền đề ấy là những con người, không phải những con người ở trong một
tình trạng biệt lập và cố định tưởng tượng mà là những con người trong quá
trình phát triển,- quá trình phát triển hiện thực và có thể thấy được bằng kinh
nghiệm-của họ dưới những điều kiện nhất định” [40,77].
-Khẳng định tồn tại xã hội của con người, Mác nhấn mạnh đến bản chất
xã hội của con người “ trong tính hiện thực của nó bản chất con người là tổng
hoà của các mối quan hệ xã hội”, và mối quan hệ giữa cá nhân với xã hội, bởi lẽ
theo Mác “ lịch sử của một cá nhân riêng lẻ tuyệt nhiên không thể tách rời với
lịch sử của những cá nhân trưóc kia hoặc cùng thời với mình, mà là do lịch sử ấy
quyết định” [40,794].
-Tóm lại tồn tại người được hiểu là sự thống nhất giữa con người với tư
cách là một thực thể tự nhiên và con người với tư cách là một thực thể xã hội và
con người với tư cách là một cá thể với con người với tư cách là thực thể cá
nhân
-Khẳng định tồn tại hiện thực của con người, Mác cho rằng tiền đề đầu
tiên của mọi sự tồn tại của con người và do đó cũng là tiền đề đầu tiên của nhân
loại là con người phải có khả năng sống rồi mới có thể làm chính trị, khoa học,
nghệ thuật Để tồn tại, con người trước hết phải sản xuất ra những tư liệu sinh
hoạt cần thiết cho mình thông qua hoạt động sản xuất, vì vậy “ hành vi lịch sử
đầu tiên là việc sản xuất ra những tư liệu để thoả mãn những nhu cầu ấy, việc
sản xuất ra chính bản thân đời sống vật chất” [22,4].
-Nhờ hoạt động lao động mà con người mới có thể tồn tại, đồng thời
thông qua hoạt động đó mà con người tác động vào tự nhiên, lao động là môi
giới cho sự trao đổi chất giữa con người với tự nhiên. Thông qua hoạt động lao
động mà tạo lập nên những mối quan hệ xã hội giữa con người với con người.
Như vậy lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người,
lao động đã sáng tạo ra chính bản thân con người

-Chính hoạt động lao động của con người cải biến gioí tự nhiên là cái để
phân biệt sự khác nhau giữa con người với con vật “ loài vật chỉ lợi dụng giới tự
nhiên bên ngoài và gây ra những biến đổi trong giới tự nhiên, chỉ đơn thuần do
sự có mặt của nó thôi, còn con người thì do đã tạo ra những biến đổi đó, mà bắt
giới tự nhiên phải phục vụ những mục đích của mình, mà thống trị giới tự nhiên.
Và chính đó là sự khác nhau chủ yếu cuối cùng giữa con người và các loài vật

×