Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NQD Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.35 KB, 29 trang )

THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP NQD Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Khái quát về hoạt động của khu vực kinh tế NQD:
2.1.1. Quan điểm và đường lối chỉ đạo của đảng và nhà nước về sự phát triển
của khu vực kinh tế NQD:
Trước những năm 1980, ở nước ta kinh tế tư nhân không được khuyến khích
phát triển và là đối tượng cải tạo xã hội chủ nghĩa theo kiểu mệnh lệnh hành chính.
Trong thời gian này, nền kinh tế nước ta chỉ có hai hình thức kinh tế chính là: kinh
tế nhà nước và kinh tế tập thể, kinh tế gia đình và kinh tế tiểu chủ tồn tại chủ yếu
dưới dạng phụ thuộc vào kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước, còn kinh tế tư bản tư
nhân hoặc đã chuyển thành kinh tế tập thể, kinh tế nhà nước hay công ty hợp
doanh.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng
12-1986) đã đánh một dấu mốc quan trọng trong công cuộc đổi mới đất nước,
trước hết là đổi mới kinh tế. Thông qua các chính sách kinh tế mới của đảng và nhà
nước, khu vực kinh tế tư nhân được hồi sinh và phát triển trong một nền kinh tế
hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của
nhà nước.
Các Đại hội lần thứ VII và lần thứ VIII của Đảng sau đó đã khẳng định lại
đường lối đổi mới được khởi xướng tại Đại hội VI và đưa ra các định hướng lớn
trong chính sách phát triển kinh tế ở Việt Nam. Theo đó, sự phát triển khu vực kinh
tế tư nhân được khẳng định như sau:
Thứ nhất, kinh tế cá thể có phạm vi tương đối rộng lớn, được phát triển trong
cả nước, thành thị và nông thôn, tại mọi ngành nghề, không hạn chế việc mở rộng
kinh doanh, có thể tồn tại độc lập, có thể tham gia các loại hình hợp tác hoặc liên
kết với các doanh nghiệp lớn bằng nhiều hình thức.
Thứ hai, kinh tế tư bản tư nhân được kinh doanh trong những ngành có lợi
cho quốc kế dân sinh được pháp luật quy định.
Đường lối đổi mới cơ bản đó của Đảng đã được thể chế hoá bằng các văn
bản pháp lý. Trước hết là trong Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam có 15 điều quy định về chế độ kinh tế, theo đó nền kinh tế


Việt Nam là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hiến pháp
1992 quy định : kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân được chọn hình thức tổ chức
sản xuất kinh doanh, được thành lập không bị hạn chế về quy mô, hoạt động trong
nhiều ngành nghề có lợi cho quốc kế dân sinh.
Tháng 1-1991 Chủ tịch Hội đồng nhà nước đã kí sắc lệnh ban hành Luật
doanh nghiệp tư nhân và luật Công ty, tiếp theo là các Nghị định của Hội đồng Bộ
trưởng ban hành cụ thể hoá các điều luật của Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật
Công ty cho phép công dân Việt Nam đủ 18 tuổi có quyền thành lập doanh nghiệp
tư nhân hoặc công ty. Ngoài ra, đối với các cá nhân, nhóm kinh doanh có vốn kinh
doanh thấp hơn vốn pháp định theo quy định đối với các doanh nghiệp, công ty tư
nhân thì được thành lập hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tiểu chủ hoặc nhóm hộ kinh
doanh đuợc đăng kí theo nghị định số 66/HĐBT ban hành tháng 12-1992 của Hội
đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ)
Đại hội lần thứ IX của Đảng cũng khẳng định: “ Kinh tế cá thể, tiểu chủ cả ở
nông thôn và thành thị có vị trí quan trọng lâu dài. Nhà nước tạo điều kiện và giúp
đỡ để phát triển; khuyến khích các hình thức tổ chức hợp tác tự nguyện, làm vệ
tinh cho các doanh nghiệp hoặc phát triển lớn hơn.
Khuyến khích phát triển kinh tế tư bản tư nhân rộng rãi trong các ngành
nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm. Tạo môi trường kinh doanh
thuận lợi về chính sách, pháp lý để kinh tế tư bản tư nhân phát triển trên những
định hướng ưu tiên của Nhà nước, kể cả đầu tư ra nước ngoài…
Như vậy, đường lối chính sách và cơ sở pháp lý đã tạo đủ các điều kiện cho
các hình thức kinh tế thuộc khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Trên thực tế trong
giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế vừa qua, khu vực kinh tế tư nhân phát triển đã
góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước, tạo thêm
nhiều việc làm, tăng nguồn thu cho ngân sách quốc gia. Thực tế đã chứng minh
rằng đường lối đổi mới thông qua các chính sách kinh tế mới do Đảng khởi xướng
là hoàn toàn đúng đắn. Vấn đề đặt ra hiện nay là cần làm rõ thêm về quan điểm,
chính sách và nhất là tìm các giải pháp phát triển khu vực kinh tế tư nhân vì mục

tiêu phát triển mạnh mẽ nền kinh tế đất nước trong giai đoạn mới-giai đoạn công
nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Trước hết cần quán triệt một số quan điểm trong việc phát triển khu vực kinh
tế tư nhân trong giai đoạn sắp tới:
1. Sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân là nhu cầu tất yếu khách quan và lâu
dài của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang trong thời kỳ quá độ sang kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ở đó tồn tại nhiều hình thức sở hữu, nhiều
trình độ phát triển thuộc nhiều phương thức sản xuất khác nhau đan xen, tạo nên sự
đa dạng trong cơ cấu các hình thức kinh tế thời kỳ quá độ. Trong đó các hình thức
kinh tế tư nhân đã và sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế. Lịch
sử phát triển hàng trăm năm của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa cũng như hơn 70
năm của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đã chứng minh điều đó. Sau mấy trăm năm
phát triển, nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa phát triển vẫn chủ yếu là nền kinh
tế tư nhân; còn sau hơn 70 năm thử xây dựng một nền kinh tế gồm hai thành phần
chi phối là nhà nước và tập thể, phần lớn các nước xã hội chủ nghĩa trước đây phải
trở lại với nền kinh tế tư nhân. Trong công cuộc đổi mới kinh tế vừa qua ở Việt
Nam, trong khi chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa đã coi trọng sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân và điều đó đã đem lại
những thành công ngoạn mục. Ví dụ, chỉ với nghị quyết 10 của Bộ chính trị về
khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong chính sách đổi mới quản lý sản
xuất nông nghiệp, trao lại quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh cho kinh tế hộ nông
dân đã đủ sức gây nên sự đột biến kì diệu mà ít người hình dung nổi là Việt Nam
từ một nước thiếu lương thực luôn phải nhập khẩu đã trở thành một trong những
nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
Tuy nhiên, chủ trương khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển vẫn còn nhiều
tồn tại và vướng mắc. Trong các cấp lãnh đạo Đảng và quản lý nhà nước vẫn còn
băn khoăn nghi ngại về sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân nên giữa chủ
trương, chính sách và tổ chức thực hiện trong thực tế còn có khoảng cách, nhiều
chính sách và quy định cụ thể còn thể hiện sự phân biệt đối xử rõ rệt, dành lợi thế

cho khu vực kinh tế nhà nước, gây phiền hà cho khu vực kinh tế tư nhân (cơ chế
xin-cho, vay vốn, chính sách thuế, chính sách cho thuê mặt bằng sản xuất (đất đai),
chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động…)
Những hạn chế nói trên đôi khi gây ra nhiều hậu quả, sự hoài nghi về tính
nhất quán của chủ trương, đường lối, chính sách với việc tổ chức thực hiện, giữa
lời nói và việc làm; chưa tạo được lòng tin vững chắc cho doanh nghiệp và sự đồng
thuận xã hội đối với đường lối, chủ trương của đảng; chưa tạo được dư luận xã hội
rộng rãi thật sự tôn vinh, coi trọng và đánh giá đúng vai trò, vị trí của kinh tế tư
nhân trong giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá. Vì vậy, đã đến lúc cần khẳng
định dứt khoát quan điểm: hỗ trợ và khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân trong
mọi lĩnh vực mà luật pháp không cấm là chủ trương, chính sách nhất quán lâu dài
trong đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta, coi đó là quan điểm
chỉ đạo việc phát triển khu vực kinh tế tư nhân trong giai đoạn mới; đồng thời phải
thể chế hoá chủ trương này thành luật pháp, chính sách cụ thể sát với thực tế loại
bỏ những chính sách, quy định không còn phù hợp, tạo môi trường pháp lý và môi
trường kinh tế xã hội lành mạnh cho các hình thức kinh tế phát triển bình đẳng.
2. Khi đã thừa nhận sự tồn tại và phát triển của khu vực kinh tế tư nhân là tất
yếu khách quan, lâu dài trong cơ cấu nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa thì cũng có nghĩa là phải đặt các khu vực kinh tế nhà nước, tư nhân, hỗn hợp
có vị trí bình đẳng trước pháp luật. Đây là điều kiện rất quan trọng để huy động hết
sức mạnh tiềm ẩn về vốn, lao động, công nghệ của các khu vực kinh tế đặc biệt là
khu vực kinh tế tư nhân.
Về mặt pháp lý, doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư bản tư nhân
đều là các pháp nhân, chịu trách nhiệm như nhau trước pháp luật; trong sản xuất
kinh doanh chúng là những đơn vị kinh tế độc lập, cùng cạnh tranh với nhau trên
thị trường và cùng chịu sự chi phối của các quy luật thị trường, do đó chúng cần
được đối xử bình đẳng với nhau trên mọi phương diện. Mọi sự ưu tiên dành thuận
lợi cho khu vực này, gây trở ngại cho khu vực kia là trái với yêu cầu của các quy
luật kinh tế khách quan, rốt cuộc sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế.
Theo quan điểm này, các chính sách đầu tư (vốn, đất đai, tín dụng, thị

trường, v.v) khuyến khích phát triển phải được thực hiện theo lĩnh vực, đối tượng
đầu tư chứ không phải là chủ thể đầu tư là ai, nhà nước hay tư nhân, trong nước
hay nước ngoài.
3. Khuyến khích hỗ trợ, tạo môi trường pháp lý, kinh tế - xã hội thúc đẩy
khu vực kinh tế tư nhân, trước hết là hình thức kinh tế tư bản tư nhân, tăng cường
đầu tư vốn, tài sản vào sản xuất kinh doanh quy mô lớn đủ sức cạnh tranh với các
doanh nghiệp, công ty lớn của các nước trong khu vực trên thị trường khu vực và
quốc tế.
2.1.2 Sự hình thành và phát triển của khu vực kinh tế NQD ở nước ta trong
những năm qua:
1. Sự phát triển về số lượng của các doanh nghiệp NQD
Trước đổi mới (năm 1986), khu vực kinh tế NQD hầu như không phát triển,
không được thừa nhận, khuyến khích và bảo vệ. Nhưng vì khu vực kinh tế quốc
doanh và tập thể không đủ thỏa mãn nhu cầu mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội
của đất nước, nên khu vực kinh tế tư nhân còn cần thiết cho nền kinh tế, vì vậy vẫn
âm thầm tồn tại dưới dạng kinh tế phụ gia đình (của các cán bộ công nhân viên nhà
nước và hộ xã viên hợp tác xã), các tổ hợp tác, tổ hợp sản xuất núp bóng doanh
nghiệp nhà nước hoặc hợp tác xã (thực chất là những loại hình kinh tế tư nhân khác
nhau). Tuy mức độ và phạm vi hoạt động còn hạn chế nhưng các hình thức kinh tế
tư nhân cũng đã thực sự góp phần tăng thu nhập, cải thiện đáng kể đời sống cho
một bộ phận lớn cán bộ, công nhân viên nhà nước, xã viên hợp tác, giảm bớt căng
thẳng cho nền kinh tế lúc bấy giờ.
Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12-1986) và nhất là từ khi
ban hành Luật doanh nghiệp tư nhân (1990) và Nghị định số 221/HĐBT (ngày
23/7/1991) về “Cá nhân và nhóm kinh doanh” cùng nhiều Chỉ thị, Nghị quyết,
Chính sách khuyến khích khác của Đảng và Nhà nước, khu vực kinh tế tư nhân đã
có bước ngoặt trong sự hồi sinh và phát triển (xem bảng 1). Năm 1990 mới có
khoảng 800.000 cơ sở kinh tế cá thể, tiểu chủ, thì đến năm 1992 – sau một năm
thực hiện Nghị định số 221/HĐBT, đã có 1.498.600 hộ cá thể, tiểu chủ đăng ký
kinh doanh. Hai năm sau, năm 1994, đã lên tới 1.533.100 cơ sở, tăng thêm 34.500

cơ sở; năm 1995 có 2.050.200 cơ sở, tăng thêm 51.100 cơ sở; năm 1996 có
2.215.000 cơ sở, tăng thêm 164.900 cơ sở (so với năm 1995). Bình quân giai đoạn
1990 – 1996, mỗi năm tăng 533.775 cơ sở, và tốc độ tăng hàng năm hơn 20%.
Bảng 1: Số cơ cở kinh tế tư nhân giai đoạn 1991-1998
Loại hình 1991
*
1992** 199
3
1994 1995 1996 1997 1998
DNTBT
N
414 5198 680
8
10881 15276 18894 2500
2
2602
1
% so năm
trước
1255,5 59,8 40,4 23,7 32,4 4,1
DNTN 270 3676 581
2
7794 10916 12464 1750
0
1875
0
% so năm
trước
1361,4 50,4 40,1 14,2 40,4 7,1
CTTNH

H
122 1444 160
7
2968 4242 6303 7350 7100
% so năm
trước
1183,6 84,7 42,9 48,6 16,7 -3,4
CTCP 22 78 19 119 118 127 152 171
% so năm
trước
354,5 526,3 -0,8 7,6 19,7 12,5
Số cơ sở
kinh tế cá
thể***
149860
0
153310
0
2050200
(1882798
)
221500
0
% so năm
trước
102,3 133,7 108
(*) Theo số liệu báo cáo kinh tế của Ban kinh tế Trung ương:"Về kinh tế tư bản nhà
nước, kinh tế tư nhân...", Lê Đăng Doanh, Tổng cục Thống kê, Hà Nội,5-1999
(**) Theo số liệu của Tổng cục Thống kê trong cuốn "Kinh tế xã hội Việt Nam - thực
trạng xu thế và giải pháp", Nxb.Thống kê, Hà Nội, 1996, tr 225

(***) Theo số liệu báo cáo của Ban kinh tế Trung ương:"Một số chỉ tiêu cơ bản của
5 thành phần kinh tế", Lê Đăng Doanh, Tổng cục Thống kê, Hà Nội, 5-1999
Nguồn: Số liệu thống kê trong báo cáo: Vai trò doanh nghiệp vừa và nhỏ trong phát
triển kinh tế tư nhân và định hướng doanh nghiệp nhỏ và vừa đến năm 2010, Hà
Nội,3-1999.
Cùng với kinh tế cá thể, tiểu chủ, các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách
nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần cũng có bước phát triển vượt bậc về số lượng
(Biểu đồ 2). Nếu năm 1991 tổng số các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm
hữu hạn và công ty cổ phần là 414 doanh nghiệp thì đến năm 1992 là 5.198 doanh
nghiệp (tăng 1.155%); tương tự các năm 1993, 1994, 1995,1996,1997 là: 6.808
doanh nghiệp (tăng 31%) 10.881 doanh nghiệp (tăng 60%), 15.276 doanh nghiệp
(tăng 40%), 18.894 doanh nghiệp (tăng 24 %), 25.002 doanh nghiệp (tăng 32%) và
năm 1998 đã tăng lên đến 26.021 gấp 62 lần so với số doanh nghiệp năm 1994.
Tính bình quân giai đoạn 1991-1998, mỗi năm tăng thêm 3.252 doanh nghiệp, tức
là khoảng 32% và gấp 1,5% lần mức tăng của các cơ sở kinh tế cá thể, tiểu chủ
trong cùng thời gian, trong đó, năm 1992 các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách
nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có tốc độ tăng về số lượng rất cao (1.225%).
Năm 1999, Luật Doanh nghiệp đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực
thi hành trong cả nước kể từ tháng 1-2000. Tính đến tháng 12-2000, sau 12 tháng
thực hiện luật Doanh nghiệp trên cả nước, số lượng doanh nghiệp đăng ký lên đến
13.500 doanh nghiệp (tăng gấp 5 lần số doanh nghiệp được thành lập trong năm
1999), trong đó có 3.736 công ty trách nhiệm hữu hạn, 3.559 doanh nghiệp tư
nhân, đưa tổng số doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân trong cả nước trên
40.000 doanh nghiệp (tính đến cuối năm 2000).
Biểu đồ 2:Số lượng các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân giai
đoạn 1991-1998
Số doanh nghiệp
Mức tăng về số lượng của mỗi loại hình doanh nghiệp tư nhân, công ty trách
nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần cũng khác nhau. Cụ thể là:
- Loại hình doanh nghiệp tư nhân: Nếu năm 1991 cả nước mới có 270 cơ sở

thì đến năm 1998 có 18750 cơ sở, tăng gần 70 lần, trong đó năm 1992 có tốc
độ tăng đột biến tới 1.361%, các năm 1994 và 1995 tăng trên 45%; từ năm
1996 và nhất là năm 1998 tốc độ phát triển đã chậm lại.
- Loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn: Năm 1991 có 122 công ty, năm 1998
có 7100 công ty, tăng lên 58 lần, trong đó năm 1992 tăng đột biến về số
lượng lên tới 1.183%, nhưng năm 1997 tốc độ tăng chậm lại, và năm 1998
chỉ còn 3%.
- Công ty cổ phần: Năm 1991 có 22 công ty, đến năm 1998 tăng lên 171 công
ty – tăng 7,7 lần năm 1992 có tốc độ tăng số lượng cao nhất là 526%, nhưng
các năm 1993, năm 1995 và 1996 tốc độ tăng chậm lại, năm 1997 cũng có
tăng nhưng năm 1998 lại giảm còn 12%.
Nhìn chung, các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân tăng
nhanh về số lượng trong giai đoạn 1992-1994, nguyên nhân sâu xa là sự khuyến
khích của các chính sách vĩ mô - đặc biệt là Luật doanh nghiệp tư nhân (1991) và
sau này là luật doanh nghiệp (1999). Sự suy giảm về số lượng doanh nghiệp giai
đoạn 1997-1998 là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó có tác
động của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, sự phát triển chậm lại của nền kinh
tế nước ta nói chung và những yếu kém của bản thân các doanh nghiệp, cùng với
những hạn chế của chính sách, giải pháp vĩ mô chưa theo kịp với tình hình v.v
Nhìn chung từ năm 1991 đến năm 1998, số lượng ba loại hình doanh nghiệp nêu
trên đã tăng tới 62 lần, tốc độ phát triển bình quân trong 5 năm (1993-1997) là
38%.
Trong tổng số 26.021 doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh
thống kê đến thời điểm năm 1998 thì: Doanh nghiệp tư nhân có 18.750 cơ sở,
chiếm 72%; tiếp theo là loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn gồm 7.100 cơ sở,
chiếm 27,3% và sau cùng là công ty cổ phần gồm 171 cơ sở, chiếm 0,65%. Như
vậy, loại hình doanh nghiệp tư nhân là phổ biến nhất trong các loại hình kinh tế của
khu vực kinh tế tư nhân. (Biểu đồ 3)
Biểu đồ 3:Cơ cấu các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân năm
1998(%)

2. Sự phát triển của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh theo ngành nghề
sản xuất kinh doanh:
Theo các số liệu thống kê, cũng như kết quả của các cuộc khảo sát điều tra
cho thấy: đa số các cơ sở kinh tế thuộc khu vực kinh tế NQD đều tập trung vào lĩnh
vực thương mại, dịch vụ, kế đó mới đến sản xuất công nghiệp và sau cùng là sản
xuất nông nghiệp.
Xu hướng tập trung đầu tư vào lĩnh vực thương mại dịch vụ của khu vực
kinh tế tư nhân không chỉ thể hiện về mặt số lượng, cơ cấu các loại hình doanh
nghiệp, hộ cá thể tiểu chủ như đã thấy ở trên, mà còn thể hiện qua cơ cấu vốn đầu
tư và số lượng lao động sử dụng, doanh thu, nộp thuế v.v.. Số liệu điều tra của
Viện quản lý kinh tế Trung Ương năm 1996 cho thấy: trong số 170.495 tỷ đồng
vốn kinh doanh huy dộng được của khu vực kinh tế tư nhân thì 38,3% là của ngành
thương nghiệp, sửa chữa xe máy; gần 27% là của ngành công nghiệp chế biến; hơn
9% cho lĩnh vực vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc; cá lĩnh vực còn lại chiếm
khoảng 26%.
Tính vượt trội của ngành thương nghiệp, sửa chữa xe máy và công nghiệp
chế biến còn thể hiện ở số lượng lao động làm việc trong hai ngành này. Cụ thể là,
trong tổng số 5.057.242 lao động làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân, thì lĩnh
vực công nghiệp chế biến chiếm gần 32%, thương nghiệp, sửa chữa xe máy hơn
31%- hai ngành này chiếm trên 60% lực lượng lao động của cả khu vực kinh tế tư
nhân, lĩnh vực khách sạn nhà hàng chiếm khoảng 10%, còn lại hơn 20% là thuộc
các ngành nghề khác . Thương nghiệp, sửa chữa xe máy và công nghiệp chế biến là

×