Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Quy trình thu gom và phương pháp xử lý chất thải rắn của hợp tác xã Tiến Đạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.34 KB, 36 trang )

LỜICẢMƠN
Trong quá trình học tập tại trường em đãđược các thầy cô giáo truyền
đạt những kiến thức liên quan vàảnh hưởng đến môi trường, nhưng đó chỉ là
phần lý thuyết chưa thực tế. Để giúp cho môn học có hiệu quả hơn nhà trờng
đã tổ chức cho chúng em đi thực tập tại phòng Tài nguyên môi trường huyện
Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn trong khoảng thời gian từ gnày 3 tháng 5 đến ngày
10 tháng 7 năm 2006. Tuy đây là khoảng thời gian chưa dài nhưng vô cùng
bổích vì chúng em được thực tế tiếp xúc và làm quen với những công việc thu
gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn, nhìn thấy những hoạt động tại Hợp
tác xã Tiến Đạt và bãi đổ rác, qua đóđã giúp em hiểu hơn về môi trường và
những gì chúng em đãđược học.
Qua đây em xin chân thành cảm ơn nhà trường, các thầy cô giáo đã tạo
điều kiện giúp đỡ cho chúng em đi thực tập được cọ sát với thực tế mở mang
kiến thức để chúng em sau này đi làm đỡ bỡ ngỡ hơn.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường
huyện Lộc Bình đã giúp đỡ chúng em trong quá trình thực tập, giới thiệu
chúng em làm việc với Hợp tác xã Tiến Đạt.
Em xin cảm ơn toàn thể cán bộ công nhân viên trong Hợp tác xác Tiến
Đạt huyện Lộc Bình đã nhiệt tình giúp đỡ chúng em trong suốt thời gian thực
tập vừa qua, chúng em đãđược làm quen với công tác thu gom, vận chuyển và
xử lý chất thải rắn tại Hợp tác xã, từđó chúng em hiểu rõ hơn sựảnh hưởng
của chất thải rắn đến môi trường.
Em xin chân thành cảm ơn!
1
MỤCLỤC
L IC M NỜ Ả Ơ 1
DANHM CHÌNHV B NGBI UỤ Ẽ Ả Ể 4
L INÓI UỜ ĐẦ 5
CH NG IƯƠ 7
I UKI NT NHIÊN, KINHT - X H IV HI NTR NGĐỀ Ệ Ự Ế Ã Ộ À Ệ ƯỜ 7
MÔITR NGC AHUY N L C BÌNHƯỜ Ủ Ệ Ộ 7


I. I UKI NT NHIÊNĐỀ Ệ Ự 7
1. V trí a lýị đị 7
2. a hìnhĐị 7
3. Khí h uậ 7
II. I UKI NKINHT XÃH IĐỀ Ệ Ế Ộ 7
1. Dân số 7
2. C c u kinh t :ơ ấ ế 8
III. HI NTR NGMÔITR NGC AHUY N L C BÌNHỆ Ạ ƯỜ Ủ Ệ Ộ 9
1. N c c pướ ấ 9
2. N c th iướ ả 10
3. Khí th iả 11
4. Ch t th i r nấ ả ắ 11
IV. H NGPHÁTTRI NTRONGT NGLAIC AHUY N L C BÌNHƯỚ Ể ƯƠ Ủ Ệ Ộ 12
CH NG IIƯƠ 13
GI ITHI US L CV QU TRÌNHHO T NGỚ Ệ Ơ ƯỢ Ề Á Ạ ĐỘ 13
C A HTX TI N TỦ Ế ĐẠ 13
I. QUÁTRÌNHHÌNHTHÀNHVÀPHÁTTRI NC A HTX TI N TỂ Ủ Ế ĐẠ 13
1. N m th nh l pă à ậ 13
2. Quá trình phát tri n c a H p tác xã Ti n tể ủ ợ ế Đạ 13
II. C C UT CH C, S M TB NGC A H PTÁCXÃ TI N TƠ Ấ Ổ Ứ ƠĐỒ Ặ Ằ Ủ Ợ Ế ĐẠ 14
1. C c u t ch c c a H p tác xã Ti n tơ ấ ổ ứ ủ ợ ế Đạ 14
III.
N IQUYANTOÀNLAO NGVÀV NB NPHÁPLU TV QU NLÝMÔITRỘ ĐỘ Ă Ả Ậ Ề Ả ƯỜ
NG ANG CÁPD NGT IH PTÁCXÃ TI N TĐ ĐỰƠ Ụ Ạ Ợ Ế ĐẠ 16
1. N i quy an to n lao ngộ à độ 16
a. Quy nh chungđị 16
b. Th i gian l m vi c, th i gian ngh ng i.ờ à ệ ờ ỉ ơ 16
c. An to n lao ng v sinh lao ng t i n i l m vi cà độ ệ độ ạ ơ à ệ 16
d. Các h nh vi vi ph m v các hình th c x lý k lu t lao ng trách à ạ à ứ ử ỷ ậ độ
nhi m v t ch tệ ậ ấ 17

2. Các v n b n pháp lu t v qu n lý môi tr ng c a h p tác xã Ti n t ă ả ậ ề ả ườ ủ ợ ế Đạ
ang áp d ngđ ụ 17
CH NG IIIƯƠ 18
QUYTRÌNHTHUGOMV PH NGPH PX LÝCH TTH IR NC AH PTÀ ƯƠ Á Ử Ấ Ả Ắ Ủ Ợ Á
CX TI N TÃ Ế ĐẠ 18
I. NGU NRÁCPHÁTSINH, A I M, Ồ ĐỊ ĐỂ
L NGRÁCTHUGOMVÀPH NGPHÁPTHUGOMƯỢ ƯƠ 18
1. Ngu n rác phát sinhồ 18
2. a i m thu gomĐị để 19
3. L ng rác thu gomượ 19
4. Th i gian thu gomờ 19
5. Ph ng pháp thu gom ch t th i r n c a h p tác xã Ti n tươ ấ ả ắ ủ ợ ế Đạ 20
a. Thu gom rác th i t các tuy n ng v các chả ừ ế đườ à ợ 20
2
b. Ph ng pháp thu gom t i các khu dân cươ ạ ư 20
c. Ph ng pháp thu gom c quan công sươ ở ơ ở 21
II. CÁCTHI TB S D NGTRONGQUÁTRÌNHTHUGOM, Ế Ị Ử Ụ
V NCHUY NC AH PTÁCXÃ TI N TẬ Ể Ủ Ợ Ế ĐẠ 22
1. Xe y c i ti n (xe gom rác)đẩ ả ế 22
2. Xe ô tô lo i nhạ ỏ 23
3. Xe công nông u ngangđầ 24
III. PH NGPHÁPX LÝCH TTH IR NC AH PTÁCXÃ TI N TƯƠ Ử Ấ Ả Ắ Ủ Ợ Ế ĐẠ 25
1. Ph ng pháp phân lo i rác th i t i ngu n c a h p tác xã Ti n tươ ạ ả ạ ồ ủ ợ ế Đạ 25
2. L ng rác có th tái ch , l ng rác h u c có th l m phân vi sinh ượ ể ế ượ ữ ơ ể à
l ng rác em t.ượ đ đố 25
CH NG IVƯƠ 26
B ICHÔNL PH PT CX TI N TÃ Ấ Ợ Á Ã Ế ĐẠ 26
I. C UT O, AHÌNH, Ấ Ạ ĐỊ
ACH TVÀTHU V NXUNGQUANHBÃICHÔNL PĐỊ Ấ Ỷ Ă Ấ 26
II. DI NT CHTH IGIANS D NGBÃICHÔNL PỆ Í Ờ Ử Ụ Ấ 28

III. CÔNGNGH X LÝT IBÃICHÔNL PỆ Ử Ạ Ấ 28
IV. THI TB S D NGT IBÃICHÔNL PẾ Ị Ử Ụ Ạ Ấ 29
CH NG VƯƠ 31
H NGPH TTRI NC A H PT CXƯỚ Á Ể Ủ Ợ Á Ã
TI N TTRONGT NGLAIV XU TÝKI NẾ ĐẠ ƯƠ ÀĐỀ Ấ Ế 31
I. H NGPHÁTTRI NC A H PTÁCXÃ TI N TƯỚ Ể Ủ Ợ Ế ĐẠ 31
II. XU TÝKI NĐỀ Ấ Ế 32
K TLU NẾ Ậ 34
DANHM CT ILI UTHAMKH OỤ À Ệ Ả 36
3
DANHMỤCHÌNHVẼBẢNGBIỂU
Hình 1: Cơ cấu kinh tế của huyện Lộc Bình
Hình 2: Sơđồ cơ cấu tổ chức của HTX Tiến Đạt
Hình 3: Sơđồ mặt bằng HTX Tiến Đạt
Hình 4: Sơđồ các nguồn phát sinh chất thải và phân loại chất thải.
Hình 5: Sơđồ mô tả quá trình thu gom và vận chuyển rác thải.
Hình 6: Mô hình xe đẩy cải tiến.
Hình 7: Mô hình xe ô tô loại nhỏ
Hình 8: Mô hình xe công nông đầu ngang.
Hình 9: Sơđồ bãi chôn lấp.
4
LỜINÓIĐẦU
Hiện nay vấn đềô nhiễm môi trường đang là vấn đềđáng lo ngại của
toàn cầu. Trong vài năm gần đây với thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá
toàn cầu, các ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển như vũ bão và vấn đềô
nhiễm môi trường ngày càng gia tăng.
Nhiều hội nghị quốc tếđược tiến hành họp bàn về hợp tác giữa các quốc
gia trong vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống cho con
người và trong đó rác thải sinh hoạt của con người được quan tâm nhiều nhất
vì nóảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khoẻ của con người.

Ở nước ta trong mấy chục năm gần đây nhờ sựđổi mới về chính sách
của Đảng và Nhà nước, nên nền kinh tế của nước ta ngày càng phát triển. Sự
phát triển mạnh của các ngành kinh tế, kéo theo tốc độđô thị hoá dẫn tới
lượng rác phát sinh trong sản xuất và trong sinh hoạt ngày càng gia tăng rõ
rệt.
Ngày nay trên khắp thế giới hiện tượng mưa axit ngày càng nhiều, nhiệt
độ trái đất ngày càng tăng, cộng đồng dân cư ngày càng mắc nhiều căn bệnh
khó chữa.
Vì vậy việc bảo vệ môi trường là vấn đề rất quan trọng, không chỉ là
một quốc gia, một khu vực mà là trách của toàn nhân loại trong đó có mỗi cá
nhân chúng ta.
Hiện nay đang là một sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, trong
quá trình học tập tại trường chúng em đã tiếp thu được những kiến thức cơ
bản về môn học nên lại thiếu kiến thức cơ bản về thực tế.
Vì vậy trong quá trình đi thực tập tại phòng Tài nguyên và Môi trường
huyện Lộc Bình - tỉnh Lạng Sơn, cùng với sự hướng dẫn chỉđạo sát sao của
các cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện và toàn thể cán bộ công
nhân viên trong HTX Tiến Đạt huyện Lộc Bình, chúng em đãđược tiếp xúc và
làm quen với những công việc trong quá trình thu gom, vận chuyển và xửlý
5
chất thải rắn của HTX, được khảo sát tình hình môi trường và nắm bắt được
những điều cốt yếu trong công tác bảo vệ môi trường huyện Lộc Bình.
Qua lần đi thực tập này chúng em đã thu được những kết quả nhất định
về quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn của HTX Tiến Đạt để
trang bị cho chúng em những kiến thức cơ bản phục vụ cho công tác sau này
và rút ra những kinh nghiệm cho bản thana, góp phần nhỏ bé của mình làm
cho môi trường xanh - sạch - đẹp hơn vì cuộc sống của nhân dân vì sức khoẻ
của cộng đồng.
6
CHƯƠNG I

ĐIỀUKIỆNTỰNHIÊN, KINHTẾ - XÃHỘIVÀHIỆNTRƯỜNG
MÔITRƯỜNGCỦAHUYỆN LỘC BÌNH
I. ĐIỀUKIỆNTỰNHIÊN
1. Vị tríđịa lý
Lộc Bình nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Lạng Sơn, là một huyện miền
núi với diện tích tự nhiên là 99,834ha, chiếm 12.2% diện tích của tỉnh.
Từ thành phố Lạng Sơn đi về huyện Lộc Bình là 24km đi theo quốc lộ
4B.
Huyện Lộc Bình tiếp giáp với các huyện như sau:
+ Phía Bắc giáp với huyện Cao Lộc và nước Trung Quốc.
+ Phía Đông giáp với huyện Đình Lập
+ Phía Tây giáp huyện Chi Lăng
+ Phía Nam giáp huyện Chi Lăng và tỉnh Bắc Giang
2. Địa hình
Lộc bình là huyện có nhiều đối núi cao: Mẫu Sơn 1541m địa hình
nghiêng về từĐông Bắc xuống Tây Nam chia thành 3 vùng tương đối rõ rệt.
- Vùng đồi núi thấp
- Vùng đồi núi cao bao quanh huyện.
- Vùng thung lũng bằng
3. Khí hậu
Lộc Bình là huyện chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Nam nhiệt độ trung
bình trong năm khoảng 15-29
0
, phân biệt hai mùa rõ rệt: mùa Đông và mùa hè
nhìn chung khí hậu của huyện Lộc Bình tương đối mát mẻ thuận lợi cho các
cây trồng ngắn ngày và các cây ăn quả.
II. ĐIỀUKIỆNKINHTẾXÃHỘI
1. Dân số
7
Lạng Sơn là tỉnh miền núi phía Bắc của tổ quốc, tiếp giáp với nước

Trung Quốc có 11 huyện thị, trong đó có huyện Lộc Bình nằm về phía Đông
Nam của tỉnh kề sát với nước Trung Quốc, huyện Lộc Bình có tổng dân số là
79083 người (2005) phân bố trên 27 xã, 2 thị trấn trong đó thị trấn Lộc Bình
chiếm 7898 người, thành phần dân tộc rất đa dạng như: Tày, Nùng, Dao,
Kinh… mỗi dân tộc có phong tục tập quán khác nhau.
2. Cơ cấu kinh tế:
Do Lộc Bình là huyện miền núi, có nhiều thành phần dân tộc cư trúở
nhiều địa bàn khác nhau, trình độ cũng rất chênh lệch nhau, vì vậy điều kiện
phát triển kinh tế cũng rất khác nhau, giữa thành thị và nông thôn, nền kinh tế
chủ yếu là ngành nông nghiệp.
- Cơ cấu kinh tế của huyện Lộc Bình
+ Nông - Lâm nghiệp chiếm 52%
+ Công nghiệp - Xây dựng chiếm 16%
+ Thương mại - dịch vụ chiếm 32%
Cơ cấu kinh tế của huyện Lộc Bình được thể hiện quả sơđồ sau:
Hình 1
Lộc Bình là huyện của tỉnh Lạng Sơn có cửa khẩu thông thương với
Trung Quốc đó là cửa khẩu Chi Ma, ngoài ra Lộc Bình còn có nhiều đồi núi
và các con sông suối với lưu lượng nước tương đối lớn. Dựa vào lợi thếđó
chính quyền và nhân dân huyện Lộc Bình đã tận dụng tối đa và phát huy thế
mạnh nền kinh tế của mình. Nhờ vào sựưu đãi của Đảng và Nhà nước chính
8
quyền địa phương đã chú trọng đầu tư, quan tâm đến toàn dân trong huyện,
phát huy các làng nghề thủ công, mở rộng giao lưu buôn bán với các nước
láng giềng, tận dụng khai thác tối đa các điều kiện tự nhiên để chăn nuôi,
trồng trọt, xây dựng các điểm tham quan du lịch như khu du lịch Mẫu Sơn,
Động Tam Thanh, Nhị Thanh thu hút khách du lịch từ bốn phương đến vãn
cảnh. Hàng năm nền kinh tế của huyện Lộc Bình tốc độ tăng trưởng đáng kể,
đời sống nhân dân được nâng cao lên, an ninh ổn định.
Bên cạnh những thành tựu mà huyện đãđạt được, tuy nhiên còn một số

khó kăn mà chính quyền cần phải giải quyết: giao thông đi lại còn nhiều khó
khăn, trình độ dân trí còn thấp vẫn còn nhiều hộ gia đình còn nghèo đói, cơ sở
hạ tầng còn thấp kém, năng lực lãnh đạo còn hạn chế.
Do đó chính quyền địa phương cần chú trọng hơn nữa đến những vùng
khó khăn, cải thiện từng bước đời sống nhân dân, phát triển kinh tếđồng bộ…
III. HIỆNTRẠNGMÔITRƯỜNGCỦAHUYỆN LỘC BÌNH
Hiện nay đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại
hoáđất nước, các ngành kinh tếđang phát triển đi lên, đi liền với đó các nguồn
chất thải ngày càng thải ra môi trường nhiều hơn với từng loại chất thải rắn
mang đặc thù của từng địa phương và phụ thuộc vào mức sống, văn minh của
dân cưở mỗi khu vực.
Huyện Lộc bình cũng đang trong thời kỳ phát triển kinh tế, vì vậy vấn
đềô nhiễm môi trường cũng đang xảy ra và cần được quản lý một cách chặt
chẽđể không gây ô nhiễm môi trường.
1. Nước cấp
Nước là nhân tố rất quan trọng đối với cơ thể con người, nó gắn liền với
cơ thể con người không thể tách rời nhau. Con người rất cần có nước để nuôi
cơ thể và sinh hoạt đời sống cũng như trong sản xuất.
Hiện nay huyện Lộc Bình đã có một trạm nước cấp phục vụ cho đời
sống sinh hoạt của người dân.
9
Năm 2003 trạm quản lý cấp nước sinh hoạt Lộc Bình đãđược dựán
ngành cơ sở hạ tầng nông thôn thuộc Bộ Công nghiệp và phát triển nông thôn
đầu tư nâng cấp hệ thống cấp nước sinh hoạt cho thị trấn Lộc Bình giai dodạn
2004-2010, nguồn nước khai thác từ suối Nà Mìn, xã Mẫu Sơn, huyện Lộc
Bình đến tháng 6 năm 2004 công trình đã hoàn thành vàđưa vào sử dụng với
lượng nước khai thác 38m
3
/giờ.
a) Đặc điểm của nguồn nước

Là nguồn nước tự chảy, có nhiều lá cây mục nát, hiện nay chất lượng
nước đãđáp ứng các tiêu chuẩn. Với lượng nước khai thác là 38m
3
/giờ, đây là
lượng nước chỉđã cung cấp cho riêng thị trấn Lộc Bình, còn các hộ gia đình ở
ngoài thị trấn chủ yếu dùng nước giếng khoan tự phục vụ cho sinh hoạt gia
đình, nhiều nơi còn thiếu nước sạch để sinh hoạt do thời tiết hạn hán vào mùa
khô, vì vậy vấn đề nước cấp ở huyện Lộc Bình còn gặp rất nhiều khó khăn
trong tương lai chính quyền cần quan tâm hơn nữa đến nhưũng vùng còn gặp
khó khăn về nguồn nước.
2. Nước thải
Nước thải có thểđịnh nghĩa là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử
dụng của con người và dã bị thay đổi tính chất ban đầu của nước. Thông
thường nước tải được phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra chúng. Đó cũng
chính là cơ sở cho việc lựa chọn các biện pháp hoặc công nghệ xử lý.
Hiện nay nước thải của huyện Lộc Bình chủ yếu là nước thải sinh hoạt
thường chứa nhiều tạp chất khác nhau vàđược thải trực tiếp ra môi trường
như: sông, suối, ao, hồ, mương… và hầu như chưa qua khâu xử lý, hầu hết
các nước thải đều có nồng độ các chất độc hại vượt quá mức cho phép khi xả
ra nguồn tiếp nhận, bên cạnh đó thì cơ sở hạ tầng, hệ thống thoát nước thải lại
kém chất lượng, ngày càng suy giảm, yếu kém cùng với đó là mạng lưới thoát
nước còn thiếu hợp lý trong các khu vực dân cư từđó gây tác động tiêu cực
đến môi trường.
10
Nhìn chung môi trường nước của huyện Lộc Bình còn bịô nhiễm nhẹ,
nhưng trong tương lai chính quyền các cấp cần phải có những biện pháp ngăn
chặn kịp thời đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh và các nhà máy làm cho
môi trường nước bịô nhiễm.
3. Khí thải
Lộc Bình là một huyện miền núi của tỉnh Lạng Sơn đang trong thời

kỳđổi mới nền kinh tế xã hội chủ yếu là các ngành nông nghiệp và dịch vụ
phát triển, ngành công nghiệp đang trong thời kỳ phát triển, vì vậy mức độô
nhiễm không khí của huyện Lộc Bình chủ yếu là các ống khói của các hộ dân
và những cơ sở kinh doanh nhỏ, các hoạt động giao thông đi lại thải ra. Nhìn
chung môi trường không khí huyện Lộc Bình bịô nhiễm nhẹ, song về lâu dài
chính quyền cần có biện pháp xử lý các nguồn gây ô nhiễm, cần tuyên truyền
nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của nhân dân, vì môi trường xanh - sạch -
đẹp vì sự phát triển bền vững của huyện.
4. Chất thải rắn
Hiện nay tổng lượng rác sinh hoạt thải ra hàng ngày ở các đô thị nước ta
là rất lớn, nhưng chưa thu gom được hết.
Huyện Lộc bình là huyện miền núi đang trên đà phát triển kinh tế, có
cửa khẩu Chi Ma thông thương qua Trung Quốc, vì vậy trong huyện đang
diễn ra nhiều giao lưu buôn bán hàng hoá, nên lượng rác thải thải ra hàng
ngày càng gia tăng từ nhiều địa điểm khác nhau: các nơi họp chợ, các cơ
quan, công sở với nhiều thành phần rác khác nhau: vỏ hoa quả, túi nilông,
chai, lọ… đây cũng là vấn đềô nhiễm môi trường đang được quan tâm nhất.
Hiện tại HTX Tiến Đạt làđơn vị trực tiếp chịu trách nhiệm làm công tác thu
gom, vận chuyển và xử lý rác thải, nhìn chung rác thải của huyện Lộc Bình
chưa được thu gom hết chỉđạt khoảng 75%, do các điểm buôn bán hàng rong
chưa được giải quyết triệt để, ngoài ra còn một số người dân thiếu ý thức vứt
rác bừa bãi xuống gầm cầu, cống, bụi câu… gây khó khăn cho công tác thu
11
gom, làm mất vẻđẹp cảnh quan đô thị, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người
dân.
IV. HƯỚNGPHÁTTRIỂNTRONGTƯƠNGLAICỦAHUYỆN LỘC BÌNH
Phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với việc bảo vệ tài nguyên môi trường,
cương quyết xử lý các nguồn gây ô nhiễm môi trường như: Nhà máy, xí
nghiệp…
Đầu tư thoảđáng hơn nữa kinh phí bảo vệ môi trường, khai thác

hợplýđạt năng suất cao nhưng đồng thời phải đảm bảo an toàn vệ sinh môi
trường, khắc phục kịp thời nạn gây ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường,
thường xuyên nâng cao nhận thức cho người dân bằng nhiều hình thức cóý
nghĩa đích thực đến công tác bảo vệ môi trường.
Đề cao việc trồng rừng làm cho khí hậu điều hoà, chống xói mòn, sạt
lởđất.
Đào tạo những cán bộ có năng lực có thểáp dụng khoa học kỹ thuật vào
việc quản lý môi trường…
12
CHƯƠNG II
GIỚITHIỆUSƠLƯỢCVỀQUÁTRÌNHHOẠTĐỘNG
CỦA HTX TIẾNĐẠT
I. QUÁTRÌNHHÌNHTHÀNHVÀPHÁTTRIỂNCỦA HTX TIẾNĐẠT
1. Năm thành lập
Bảo vệ môi trường ngày nay đã trở thành một vấn đề cấp bách và trọng
yếu của mọi quốc gia, vì nó liên quan tới vấn đề sống còn của nhân loại. Với
sự phát triển khoa học và công nghệ và cùng với sự phát triển về thế giới
xung quanh vàđộng cơ làm giàu một cách vị kỷ, nhiều quốc gia, nhiều công
ty, tập đoàn xuyên quốc gia đã tàn phá môi trường - cái nôi nuôi dưỡng họ và
con người đã nhận thức được nguy cơ này.
Đứng trước tình cảnh như vậy HTX Tiến Đạt đãđứng ra chịu trách
nhiệm làm công việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trong huyện
Lộc Bình, HTX Tiến Đạt huyện Lộc bình quyết định thành lập vào tháng 5
nưm 2002, tên gọi là HTX Tiến Đạt, địa chỉ giao dịch 24 khu Bản Kho, thị
trấn Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.
Hợp tác xã cấp sổđăng ký kinh doanh số: 0010-LB, cấp ngày 01 tháng 7
năm 2002.
HTX Tiến Đạt kinh doanh 4 ngành nghề chính:
- Dịch vụ vệ sinh môi trường
- Ươm cây cung ứng cây con lâm nghiệp

- Quản lý, bảo vệ, dịch vụ bến bãi đỗ xe
- Các dịch vụ thương mại khác.
Hiện nay HTX Tiến Đạt đang làm nghề chính là vệ sinh môi trường,
nghề phụ là làm gạch ba banh, đóng cống.
2. Quá trình phát triển của Hợp tác xã Tiến Đạt
Được thành lập năm 2002, Hợp tác xã Tiến Đạt chủ yếu làm vệ sinh
trên 3 địa bàn sau:
13
- Thị trấn Lộc Bình
- Thị trấn Na Dương
- Cửa khẩu Chi Ma
Số vốn điều lệ ban đầu là 250 triệu đồng, năm 2005 Hợp tác xã Tiến
Đạt đã thu gom, vận chuyển và xử lý 7.482,4m
3
rác thải từ các địa bàn khác,
hàng năm thu phíđạt 90-95%. Về chếđộ Hợp tác xã Tiến Đạt đối với người
lao động quan tâm như công chức Nhà nước.
II. CƠCẤUTỔCHỨC, SƠĐỒMẶTBẰNGCỦA HỢPTÁCXÃ TIẾNĐẠT
1. Cơ cấu tổ chức của Hợp tác xã Tiến Đạt
Hợp tác xã Tiến Đạt đặt dưới sự chỉđạo của Uỷ ban nhân dân huyện và
Liên minh Hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn.
Cơ cấu tổ chức của Hợp tác xã Tiến Đạt có: 1 ban quản trị bao gồm:
+ 1 chủ nhiệm
+ 1 phó chủ nhiệm
+ 1 uỷ viên ban quản trị
+ 1 kiểm soát
+ 1 kế toán
+ 1 thủ kho
+ 1 bảo vệ
Tổ chức đội gồm 3 tổ chính:

+ Tổ vệ sinh thị trấn Lộc Bình gồm 13 xã viên có 1 tại Chi Ma.
+ Tổ vệ sinh môi trường thị rấn Na Dương gồm 6 xã viên.
+ 1 Tổ bảo vệ cùng 3 lái xe, 1 thủ kho.
Hợp tác xã có 1 tổ chức công đoàn gồm 29 đoàn viên, nữ chiếm 68,9%.
Chủ nhiệm hợp tác xã là người điều hành và quyết định mọi hoạt động
của hợp tác xã.
14
Sơđồ cơ cấu tổ chức của Hợp tác xã Tiến Đạt
Hình 2
Sơđồ mặt bằng Hợp tác xã Tiến Đạt
Hình 3
15
Chủ nhiệm Phó Chủ nhiệm Uỷ viên BQT
Kế toán Kiểm soát Thủ kho
Tổ bảo vệ Các lái xe Tổ thu gom
Tổ trưởng Tổ phó
Xã viên số lượng
tuỳ theo địa bàn
Bảo
vệ
Nhà kho
Tường bao quanh
Nơi đóng ba banh và cống
Phòng làm việc
Cổng
III.
NỘIQUYANTOÀNLAOĐỘNGVÀVĂNBẢNPHÁPLUẬTVỀQUẢNLÝMÔITRƯỜN
GĐANGĐỰƠCÁPDỤNGTẠIHỢPTÁCXÃ TIẾNĐẠT
1. Nội quy an toàn lao động
Sau khi thành lập hợp tác xã Tiến Đạt đãđề ra nội quy an toàn lao động,

nội quy an toàn lao động của hợp tác xã Tiến Đạt được xây dựng trên cơ sở
các điều khoản của Bộ Luật lao động của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam gồm có 6 chương 33 điều quy định chi tiết trong mỗi quan hệ lao
động.
a. Quy định chung
Đối tượng phạm vi được áp dụng các quy định về nội quy an toàn lao
động. Bao gồm toàn thể cán bộ công nhân viên trong hợp tác xã Tiến Đạt.
b. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi.
* Thời gian làm việc
Đảm bảo 8h trong ngày, 40 giờ trong 1 tuần và 22 ngày công trong 1
tháng.
* Thời gian nghỉ ngơi
Được nghỉ vào những ngày thứ 7 và chủ nhật hàng tuần tuỳ theo công
việc của mỗi người.
Ngoài ra ngoài lao động được nghỉ làm việc vàđược hưởng nguyên
lương trong những ngày lễ, tết, nghri phép, nghỉ chếđộốm đau, kết hôn…
c. An toàn lao động vệ sinh lao động tại nơi làm việc
Tất cả công nhân trong hợp tác xã Tiến Đạt phải được học tập, nội quy ,
quy chế , phạm vi an toàn lao động. Phải nghiêm chỉnh thực hiện nội quy đó.
Người lao động vận hành máy móc thiết bị phải được đào tạo, kiểm tra.
Người lao động làm việc ở bộ phận nào thì phải giữ vệ sinh công cộng
ở khu vực đó. Người lao động phải bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh của
hợp tác xã.
16
d. Các hành vi vi phạm và các hình thức xử lý kỷ luật lao động trách
nhiệm vật chất
• Hành vi vi phạm
Tựý bỏ việc không xin phép, đi làm muộn, không hoàn thành nhiệm vụ,
không chấp nhận nội quy, quy chếđể lộ bí mật, gây ra tai nạn người lao động
có hành vi vi phạm gây thiệt hại đến tài sản, làm hư hỏng thiết bị phải bồi

thường thiệt hại.
2. Các văn bản pháp luật về quản lý môi trường của hợp tác xã
Tiến Đạt đang áp dụng
Để quản lý môi trường có hiệu quả hơn, hiện nay tổ chức môi trường
của Liên hợp quốc và nhiều quốc gia đã thường xuyên ban hành các quy ước
quốc tế về môi trường, các quyết nghiêm cấm tức thời và lâu dài… nhân loại
đã thấy rằng, vấn đề về môi trường là vấn đề của toàn cầu.
Ý thức đựơc tầm quan trọng của vấn đề này nước ta đã chính thức gia
các công ước quốc tế về môi trường.
Trong vài năm gần đây huyện Lộc Bình đã vàđang áp dụng các văn bản
pháp luật như: Nghịđịnh 26/NĐ-CP về "xử phạt hành chính trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường".
Hiện nay hợp tác xã Tiến Đạt đang áp dụng văn bản pháp luật:
Nghịđịnh 175/NĐ-CP về "hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường" nhằm
tạo cho công tác quản lý môi trường có hiệu quả hơn.
17
CHƯƠNG III
QUYTRÌNHTHUGOMVÀPHƯƠNGPHÁPXỬLÝCHẤTTHẢIRẮNCỦ
AHỢPTÁCXÃTIẾNĐẠT
I. NGUỒNRÁCPHÁTSINH, ĐỊAĐIỂM,
LƯỢNGRÁCTHUGOMVÀPHƯƠNGPHÁPTHUGOM
1. Nguồn rác phát sinh
Do nhiều hoạt động kinh tế - xã hội ngày càng diễn ra sôi động, trao đổi
buôn bán hàng hoá, thể thao, giao thông đi lại… vì vậy nguồn rác phát sinh ra
cũng nhiều địa điểm khác nhau: các nơi họp chợ khu vui chơi, giải trí các hộ
dân các nhà máy, xí nghiệp, cơ quan , công sở… và thành phần rác cũng rất
đa dạng: hữu cơ, vô cơ…
Sơđồ các nguồn phát sinh chất thải và phân loại chất thải.
Hình 4
18

Các hoạt động kinh tế
xã hội của con người
Các quá trình
sản xuất
Các quá trình
phi sản xuất
Hoạt động sống
và tái sinh của
con người
Các hoạt
động quản lý
Các hoạt động
giao tiếp vàđối
ngoại
Chất thải
Dạng lỏng Dạng khí Dạng rắn
Bùn ga
cống
Chất lỏng
dầu mỡ
Chất
TSH
CT công
nghiệp
Các loại
khác
Hơi độc
hại
2. Địa điểm thu gom
Do nguồn rác phát sinh từ nhiều địa điểm khác nhau, vì vậy địa điểm

thu gom cũng từ những nguồn phát sinh ra chất thải: nơi họp chợ, cơ quan,
công sở, các hộ nhà dân, lễđường.
Hiện nay hợp tác xã Tiến Đạt thu gom trên 3 địa bàn chính:
+ Thị trấn Lộc Bình
+ Thị trấn Na Dương
+ Cửa khẩu Chi ma
Trong đó có nhiều cơ quan, công sở, các hộ gia đình và có nhiều tuyến
đường.
3. Lượng rác thu gom
Nằm sát với biên giới Việt - Trung, Lộc Bình là một huyện miền núi
của tỉnh Lạng Sơn, cơ cấu kinh tế chủ yếu là ngành Nông nghiệp và dịch vụ
phát triển, dân số tương đối đông, với hai trung tâm thị trấn là nơi họp chợ
của các xã tụ tập vềđây, cùng với các khu chợ cóc, bán hàng rong hoa quả. Vì
vậy lượng rác sinh ra trong một ngày đêm là tương đối lớn khoảng 33,4m
3
,
thu gom và xử lýđạt khoảng 75% tức là khoản đến 25m
3
/1 ngày đêm. Thành
phần rác rất đa dạng, số còn lại chưa do còn một số người dân thiếu ý thức
vứt rác bừa bãi không đúng nơi quy định: vứt xuống gầm cầu, cống, bụi
cây… gây khó khăn cho công tác thu gom rác thải, từđóđã làm mất cảnh quan
đô thị gây ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng.
4. Thời gian thu gom
Để thuận tiện cho việc thu gom có hiệu quả hơn, không gây ảnh hưởng
đế giao thông đi lại. Hợp tác xã Tiến Đạt đãđề ra thời gian thu gom rác thải
như sau:
+ Đối với các tuyến đường chính thu gom và quét dọn song trước 7h
sáng.
+ Đối với khu dân cư

Buổi sáng: từ 7 giờđến 9 giờ
19
Buổi chiều từ 3 giờđến 7 giờ.
5. Phương pháp thu gom chất thải rắn của hợp tác xã Tiến Đạt
Thu gom chất thải là quá trình thu nhặt từ các hộ dân, các công Sở hay
từ những điểm thu gom, chất chúng lên xe chởđến địa điểm xử lý. Để thuận
tiện cho việc thu gom hợp tác xã Tiến Đạt đã sử dụng các thiết bị và dụng cụ
thu gom chủ yếu là xe đẩy cải tiến, chổi (tre, cọ) xẻng phục vụ cho công tác
thu gom.
Các phương pháp thu gom chất thải rắn của hợp tác xã Tiến Đạt
a. Thu gom rác thải từ các tuyến đường và các chợ
Công nhân khi đi thu gom rác phải dùng thiết bị xe đẩy cải tiến và dụng
cụ chổi (cọ, tre) và xẻng. Xe đẩy cải tiến do công nhân điều khiển trực tiếp
đến tất cả các tuyến đường phố, ngõ hẻm trên địa bàn hoạt động của hợp tác
xã Tiến Đạt, song cần phải tuân theo các bước sau:
Mọi công nhân trước khi đi làm việc trên địa bàn của mình phải đến
trước giờ làm 5 phút để trang bị bảo hộ lao động và dụng cụ lao động như:
đeo khẩu trang, găng tay, chổi, xẻng và xe đẩy cải tiến. Chổi che dùng để quét
các địa bàn gồ ghề, chổi cọ dùng để quét địa bàn bằng phẳng, ít rác, chổi tiếp
xúc với mặt đường lớn. Khi hót chổi dùng để chặn rác làm cho rác khỏi phải
rơi vãi ra ngoài. Khi thu gom người công nhân phải quét trên vỉa hè trước sau
đó gom xuống dưới đường thành đống và hót lên xe đẩy cải tiến khi quét phải
quét phải quét trước xe đẩy cải tiến 50m như vậy sẽ làm việc đựơc liên tục và
rút ngắn thời gian xe đẩy cải tiến: sau khi thu gom lên xe song người công
nhân đẩy xe về bãi tập kết khi đẩy xe, phải tuân thủ quy định về an toàn giao
thông, tránh va chạm cho người đi đường nếu xe đẩy cải tiến bị hư hỏng thì
phải đẩy đến xưởng để sửa chữa, tuyệt đối không được đẩy đi làm, không
được chất lên xe qáđầy che mất tầm nhìn.
b. Phương pháp thu gom tại các khu dân cư
Thông thường tại các khu dân cư, mỗi hộ gia đình đều các thùng, xô,

chậu hoặc những túi đựng rác đặt tại góc sân vườn,,… khi có tín hiệu rung
20
chuông của công nhân thì họđưa rác ra đổ vào xe đẩy cải tiến, còn một số hộ
dân đãđể sẵn những thùng ở ngay cạnh đường khi người công nhân đẩy xe
qua thìđổ vào thùng xe. Phương pháp này rất thuận lợi cho việc thu gom,
người công nhân chỉ cần đổ những thùng, xô chậu vào thùng xe rồi để lại vào
chỗ cũ, tránh được lượng rác vứt bừa bãi, không mất thời gian quét dọn.
c. Phương pháp thu gom ở cơ quan công sở
Tại các cơ quan, công sở, trường học… có rất đông người qua lại, để
giảm lượng rác thải vứt ra bừa bãi, hợp tác xã Tiến Đạt đã vàđang đầu tưđặt
tại những nơi công cộng các thùng đểđựng rác tạo thuận lợi cho việc thu gom,
người công nhân khi đẩy xe đẩy cải tiến đến những thùng đãđặt sẵn ởđó chỉ
việc đổ những thùng đựng rác đó lên xe, rồi lại đặt vào chỗ cũ, còn những rác
rơi vãi ra ngoài người công nhân sẽ dùng chổi đã quét và hót lên xe.
Khi xe rác đãđầy người công nhân đẩy xe về bãi tập kết rác, chờô tô
hoặc công nông đến chởđi về bãi chôn lấp rác.
Hiện nay hợp tác xã Tiến Đạt vẫn chưa có xe ép rác, vì vậy người công
nhân phải đổ rác từ xe đẩy cải tiến ra đường rồi dùng xẻng hót lên xe, như vậy
là mất rất nhiều thời gian cho công nhân.
21
Sơđồ: Mô tả quá trình thu gom và vận chuyển rác thải
Hình 5
II. CÁCTHIẾTBỊSỬDỤNGTRONGQUÁTRÌNHTHUGOM,
VẬNCHUYỂNCỦAHỢPTÁCXÃ TIẾNĐẠT
Hiện nay hợp tác xã Tiến Đạt có các thiết bị thu gom như sau:
1. Xe đẩy cải tiến (xe gom rác)
Đây là loại xe có cấu tạo rất đơn giản, có 3 bánh, 2 bánh trước to hơn, 1
bánh sau nhỏ, có giáđỡ thùng đựng rác, loại xe này rất thông dụng, vận hành
rất đơn giản chỉ cần đẩy đi, đi được vào các ngõ ngách, thùng của xe này chữa
22

Nguồn phát sinh
(ở cơ quan, công sở…)
Thu gom rác
(xe đẩy cải tiến)
Bãi tập kết
Vận chuyển
(xe chở rác)
Ủ sinh dụcThiêu đốt Các kỹ thuật
mới khác
Tiêu huỷ
tại bãi chôn lấp
Xử lý chất thải
Nếu không
được xử lý
được khoảng 0,8m
3
thuận lợi cho việc thu gom ở các cụm dân cư vàđường
phố.
Mô hình của xe đẩy cải tiến
Hình 6
2. Xe ô tô loại nhỏ
Là loại xe có 6 bánh, có thùng chứa được 4,2m
3
, có thểđổ ben được vì
vậy khi đổ rác rất thuận lợi loại xe này có chức năng chuyên chở rác từ các
điểm tập kết rác về bãi đổ rác, vận hành cũng đơn giản.
Khi xe chuẩn bị hoạt động thì người lái xe phải kiểm lại xe xem có an
toàn hay không, nên thấy không an toàn tuyệt đối không được đem đi sử
dụng, khi xe đến điểm tập kết rác phải để sát vào lềđường tránh gây ách tắc
giao thông, không được chở quá tải sẽ dễ gây ra tai nạn giao thông, khi xe

đãđẩy rác người lái xe cho xe chạy về bãi đổ rác, khi vào bãi đổ rác phải quan
sát kỹ rồi cho xe lùi vào bãi và kéo cần để xe ben thùng lên đổ rác xuống bãi.
Người lái xe phải luôn luôn chấp hành luật lệ giao thông.
23
Mô hình xe ô tô loại nhỏ
Hình 7
3. Xe công nông đầu ngang
Loại xe này giống nhưô tô loại nhỏ có 4 bánh và có thùng chứa được
4,2m
3
là loại xe rất thông dụng dùng để chuyên trở rác đến bãi đổ rác, vận
hành cũng đơn giản có thểđổ ben được, hiện nay hợp tác xã Tiến Đạt có 2 loại
xe này chuyên dùng để chở rác từ các bãi tập kết rác trên các địa bàn khác
nhau về bãi đổ rác.
Hiện nay hợp tác xã Tiến Đạt có 1 xe ô tô loại nhỏ, 1 xe công nông đầu
ngang và 25 xe đẩy cải tiến phục vụ cho công tác thu gom và vận chuyển rác
thải.
Mô hình xe công nông đầu ngang
24
Hình 8
III. PHƯƠNGPHÁPXỬLÝCHẤTTHẢIRẮNCỦAHỢPTÁCXÃ TIẾNĐẠT
Mục tiêu xử lý chất thải rắn là làm giảm hoặc loại bỏ những thành phần
không mong muốn trong chất thải như các chất độc hại, không hợp vệ sinh…
để xử lýđúng khoa học kỹ thuật thì phải có phương pháp phân loại từng thành
phần của rác thải.
1. Phương pháp phân loại rác thải tại nguồn của hợp tác xã Tiến
Đạt
Do kinh phí còn hạn hẹp, vì vậy hiện tại hợp tác xã Tiến Đạt chưa có
phương pháp nào để phân loại rác một cách hợp lý chỉ có những người công
nhân trong quá trình thu gom họ nhặt lại những vật liệu có thể tái chếđược

như: vỏ chai, phế liệu…. đểđem đi bán lại ngoài ra còn có những người đồng
nát nhặt những phế liệu ở bãi đổ rác, hiện nay hợp tác xã Tiến Đạt thuê 3
người dân đẩy rác xuống khi và họđã tận dụng nhặt những vật liệu có thể tái
chếđể bán cho những người thu mua do vậy lượng rác được phân loại do
những người nhặt để bán đi là không đáng kể. Số rác còn lại gồm nhiều thành
phần: giấy vụn, rẻ rách, nhựa, cao su, da, cây gỗ mà không có khả năng tái
chếđều được đổ chung xuống bãi rác vàđem đốt đi.
2. Lượng rác có thể tái chế, lượng rác hữu cơ có thể làm phân vi
sinh lượng rác đem đốt.
Do chưa có phương pháp phân loại rác, nên chưa thể tính chính xác các
lượng rác có thể tái chế và lượng rác có thể làm phân vi sinh.
Nhưng trong lần đi thực tập này có thểước lượng như sau:
Lượng rác có thể tái chế chiếm khoảng 8-10%
Lượng rác có thể làm phân vi sinh khoảng 60%
Lượng rác đem đốt khoảng 20-30%
25

×