Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

ống đạo của cộng đồng giáo dân giáo xứ Sở Kiện thị trấn Kiện Khê huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam (trong bối cảnh xây dựng đời sống văn hóa mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.96 MB, 143 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN








NGUYỄN THỊ THU HẰNG





SỐNG ĐẠO CỦA CỘNG ĐỒNG GIÁO DÂN
GIÁO XỨ SỞ KIỆN THỊ TRẤN KIỆN KHÊ
HUYỆN THANH LIÊM TỈNH HÀ NAM
(TRONG BỐI CẢNH XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA MỚI)






LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Việt Nam học



















Hà Nội - 2013
2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN









NGUYỄN THỊ THU HẰNG






SỐNG ĐẠO CỦA CỘNG ĐỒNG GIÁO DÂN
GIÁO XỨ SỞ KIỆN THỊ TRẤN KIỆN KHÊ
HUYỆN THANH LIÊM TỈNH HÀ NAM
(TRONG BỐI CẢNH XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA MỚI)





Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Việt Nam học
Mã số: 60.31.60



Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Đ Quang Hưng





Hà Nội - 2013
5



MỤC LỤC
Trang
A. MỞ ĐẦU 8
1. Lý do chọn đề tài 8
2. Lịch sử nghiên cứu . 9
3. Mục tiêu, nhiê
̣
m vu
̣
. 11
4. Phạm vi nghiên cứu. 12
5. Phương pháp nghiên cứu. 12
6. Đóng góp của luận văn 12
7. Cấu trúc luận văn. 13
B. NỘI DUNG 14
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIÁO XỨ SỞ KIỆN 14
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển giáo xứ Sở Kiện 14
1.1.1. Tên gọi của giáo xứ 14
1.1.2. Cơ sở vật chất tôn giáo của giáo xứ. 15
1.1.3. Dòng tu của giáo xứ 23
1.2. Đặc điểm giáo xứ Sở Kiện 29
1.2.1. Cộng đồng giáo dân giáo xứ Sở Kiện 29
1.2.2. Đời sống đạo của cộng đồng giáo dân giáo xứ Sở Kiện 36
Chương 2: NHỮNG BIỂU HIỆN SỐNG ĐẠO CỦA CỘNG ĐỒNG GIÁO
DÂN GIÁO XỨ SỞ KIỆN 41
2.1. Giáo lý Công giáo và đời sống đạo 41
2.1.1. Bí tích Công giáo và đời sống đạo 42
2.1.2. Giới răn Công giáo và đời sống đạo . 52
2.2. Nghi lễ Công giáo và đời sống đạo 70

2.2.1. Nghi thức thánh lễ ngày chúa nhật và đời sống đạo 71
2.2.2. Nghi thức thánh lễ các ngày lễ trọng và đời sống đạo 73
2.2.3. Thánh lễ ngày lễ quan thầy và đời sống đạo . 83
6

2.3. Hội đoàn Công giáo và đời sống đạo 84
2.3.1. Hội đoàn đạo đức và đời sống đạo 85
2.3.2. Hội đoàn phục vụ lễ nghi tôn giáo và đời sống đạo 87
2.3.3. Hội đoàn bác ái xã hội và đời sống đạo 91
2.4. Phương diện kinh tế, văn hóa – xã hội, giáo dục và đời sống đạo 92
2.4.1. Khía cạnh kinh tế và đời sống đạo 92
2.4.2. Khía cạnh văn hóa – xã hội và đời sống đạo 89
2.4.3. Khía cạnh giáo dục và đời sống đạo 97
Chương 3: SỐNG ĐẠO VÀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA CỘNG ĐỒNG GIÁO
DÂN GIÁO XỨ SỞ KIỆN: GIÁ TRỊ - HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP 99
3.1. Sống đạo và những giá trị tích cực đối với công cuộc xây dựng đời sống văn
hóa mới ở các thôn làng. 99
3.1.1. Giáo lý Công giáo và những giá trị tích cực đối với công cuộc xây dựng
đời sống văn hóa mới ở các thôn làng. 99
3.1.2. Nghi lễ Công giáo và những giá trị tích cực đối với công cuộc xây dựng
đời sống văn hóa mới ở các thôn làng. 109
3.1.3. Hội đoàn Công giáo và những giá trị tích cực đối với công cuộc xây
dựng đời sống văn hóa mới ở các thôn làng. 110
3.1.4. Phương diện kinh tế, văn hóa - xã hội, giáo dục và những giá trị tích cực
đối với công cuộc xây dựng đời sống văn hóa mới ở các thôn làng. 112
3.2. Sống đạo và những hạn chế đối với công cuộc xây dựng đời sống văn hóa
mới ở các thôn làng 112
3.2.1. Giáo lý Công giáo và những hạn chế đối với công cuộc xây dựng đời
sống văn hóa mới ở các thôn làng 112
3.2.2. Nghi lễ Công giáo và những hạn chế đối với công cuộc xây dựng đời

sống văn hóa mới ở các thôn làng. 115
3.2.3. Hội đoàn Công giáo và những hạn chế đối với công cuộc xây dựng đời
sống văn hóa mới ở các thôn làng. 115
7

3.2.4. Phương diện kinh tế, văn hóa xã hội, giáo dục và những hạn chế đối với
công cuộc xây dựng đời sống văn hóa mới ở các thôn làng. 117
3.3. Một số giải pháp góp phần nâng cao đời sống đạo của cộng động giáo dân . 118
3.3.1. Giải pháp từ phía địa phương 118
3.3.2. Giải pháp từ phía giáo xứ 121
C. KẾT LUẬN 125
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
8

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, ra đời cùng với sự ra đời của xã hội
loài ngƣời, còn tồn tại và còn có ảnh hƣởng lâu dài tới xã hội loài ngƣời. Dù tôn
giáo là “bông hoa tƣởng tƣợng”, là “mặt trời hƣ ảo”, phản ánh hƣ ảo thế giới khách
quan nhƣng tôn giáo luôn có kỳ vọng đáp ứng nhu cầu của một bộ phận con ngƣời
về nhận thức thế giới tự nhiên, xã hội và chính con ngƣời. Tôn giáo còn là “liều
thuốc phiện của nhân dân” có tác dụng hiện thực: an ủi, xoa dịu những nỗi đau,
những mất mát, những lo sợ; nuôi một niềm hy vọng cho con ngƣời trong một xã
hội có sự hiện diện của sự bất công, sự bất bình đẳng, sự bất lực, sự đột ngột, bất
ngờ, ngẫu nhiên. Và với hệ thống các giá trị văn hóa vật chất hữu hình, vô hình tồn
tại qua nhiều thế kỷ qua tôn giáo còn có tác dụng đặc biệt đối với sự phát triển mọi
mặt của đời sống xã hội loài ngƣời.
Trong các tôn giáo ở Việt Nam, Công giáo là tôn giáo có số lƣợng tín đồ
lớn thứ hai sau Phật giáo. Tuy không có sự ăn sâu bám rễ và chi phối mạnh mẽ,

dai dẳng vào đời sống dân tộc nhƣ Nho giáo, không có lịch sử tồn tại lâu đời và
gần gũi với đông đảo đời sống nhân dân nhƣ Phật giáo, song Công giáo với hệ
thống văn hóa vật thể và phi vật thể mang đậm dấu ấn phƣơng Tây kết hợp với
truyền thống dân tộc đƣợc tạo dựng trong nửa thiên niên kỷ qua cũng đã tạo ra
một ảnh hƣởng sâu sắc đối với các mặt của đời sống xã hội Việt Nam truyền thống
cũng nhƣ hiện đại.
Trong hệ thống các giá trị văn hóa Công giáo, sống đạo của cộng đồng giáo
dân hiện là một trong những vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu không chỉ của giới
nghiên cứu tôn giáo mà còn của chính giáo hội Công giáo các nƣớc nói chung, Việt
Nam nói riêng. Đời sống đạo của ngƣời tín hữu giáo dân đã và đang có những biến
đổi sâu sắc. Ở Việt Nam, trƣớc những biến đổi mạnh mẽ của của đời sống xã hội,
trƣớc những cải cách của Công đồng Vatican II và đặc biệt là sau thƣ chung 1980,
ngày nay lối sống đạo của cộng đồng giáo dân Công giáo các giáo xứ giáo họ cũng
đã và đang có những biến đổi to lớn, ảnh hƣởng không nhỏ đến công cuộc đổi mới
ở Việt Nam.
9

Trong hệ thống các giáo xứ ở nƣớc ta, Sở Kiện là một trong những mảnh đất
khắc ghi đậm nét dấu ấn lịch sử phát triển đạo Công giáo ở Việt Nam. Nếu lấy năm
xây dựng nhà thờ Chính tòa (1877) làm mốc thì cho đến nay giáo xứ Sở Kiện đã có
tuổi đời hơn một thế kỷ. Ngƣợc dòng lịch sử, Sở Kiện xƣa không những là thủ phủ
hành chính về mặt tôn giáo cho địa phận Tây Đàng Ngoài (khoảng hơn 60 năm), mà
còn là một trung tâm văn hóa Công giáo cho toàn Đàng Ngoài. Và hiện nay ở Việt
Nam, khi Sở Kiện đƣợc Hội đồng giám mục thế giới chỉ định là tiểu vƣơng cung
thánh đƣờng thứ ba thì tầm quan trọng về mặt tôn giáo và văn hóa của giáo xứ này
càng không thể phủ nhận. Có thể nói, ở Việt Nam Sở Kiện là một trong những
thánh địa tôn giáo có vai trò quan trọng.
Là một trong những giáo xứ có bề dày lịch sử, cũng là giáo xứ lớn của tổng
giáo phận Hà Nội, cũng nhƣ đời sống đạo của các cộng đồng xứ họ đạo trong tổng
giáo phận Hà Nội và trong cả nƣớc, ngày nay đời sống đạo của cộng đồng giáo dân

giáo xứ Sở Kiện cũng đã và đang có nhiều thay đổi. Tìm hiểu những thay đổi ấy và
những tác động của nó đến công cuộc xây dựng đời sống văn hóa mới ở địa phƣơng
là việc làm có ý nghĩa thực tiễn.
Với tất cả những lý do trên chúng tôi đã chọn đề tài là “Sống đạo của cộng
đồng giáo dân giáo xứ Sở Kiện thị trấn Kiện Khê huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam
(trong bối cảnh xây dựng đời sống văn hóa mới)”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Viết về những ảnh hƣởng của đạo Công giáo đối với các lĩnh vực của đời
sống xã hội đã có các công trình nhƣ: “Góp phần tìm hiểu tư tưởng đạo đức trong
Kinh thánh" của Trƣơng Nhƣ Vƣơng, "Khía cạnh nhân văn của giáo lý Thiên chúa
và công tác xây dựng nếp sống mới ở vùng đồng bào Thiên chúa giáo"; “Đời sống
đạo của người dân Công giáo ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh”
(Nguyễn Hồng Dƣơng)
Về vấn đề sống đạo và ảnh hƣởng qua lại giữa lối sống đạo và văn hóa
truyền thống của dân tộc, đã có nhiều công trình, bài viết đáng kể nhất là những
tham luận trong cuộc hội thảo về nếp sống đạo của Viện Nghiên cứu tôn giáo năm
2009. Quan tâm đến nếp sống đạo của tầng lớp linh mục có bài “Ý nghĩa đời sống
10

độc thân linh mục” của tác giả Lê Thị Ngọc Hạnh. Tìm hiểu về đời sống đạo của
các nữ tu có bài “Bước đầu tìm hiểu về đời sống tu trì của nữ tu Công giáo ở giáo
phận Xuân Lộc hiện nay” của tác giả Đinh Thị Xuân Trang. Và đặc biệt về nếp sống
đạo của cộng đồng giáo dân cũng đã có nhiều bài viết. Quan tâm đến nếp sống cá
nhân, nếp sống gia đình, nếp sống cộng đoàn của cộng đồng giáo dân tác giả Phạm
Huy Thông có bài “Nếp sống Công giáo – sự giao thoa giữa đức tin và văn hóa dân
tộc”. Cùng mối quan tâm về nếp sống gia đình, tác giả Trần Công có bài “Một số
nét về nếp sống gia đình Công giáo Việt Nam”. Đi sâu vào khía cạnh thờ cúng tổ
tiên trong gia đình ngƣời Việt Công giáo có bài “Người Công giáo Việt Nam với tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên” của tác giả Nguyễn Đức Lữ. Gần đây nhất có công trình
chuyên sâu về hôn nhân Công giáo trong gia đình ngƣời Việt: “Hôn nhân và nếp

sống đạo trong gia đình người Việt Công giáo ở giáo họ Nỗ Lực tỉnh Phú Thọ” của
tác giả Lê Đức Hạnh. Cùng mối quan tâm về nếp sống cộng đoàn có bài “Đời sống
cộng đồng của người Công giáo (Tản mạn qua một số xứ họ, đạo ở thủ đô Hà Nội)
của tác giả Văn Đức Thu. Năm 2011, có công trình “Tổ chức xứ họ đạo Công giáo
ở Việt Nam, lịch sử, hiện tại và những vấn đề đặt ra” của tác giả Nguyễn Hồng
Dƣơng. Ở một góc độ khác, với mối quan tâm tập trung vào những ảnh hƣởng của
văn hóa truyền thống đến nếp sống đạo của ngƣời giáo dân có bài “Những ảnh
hưởng của truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán, tín ngưỡng tôn giáo đối với
nếp sống đạo của giáo dân ở giáo xứ Tử Nê ” của tác giả Nguyễn Quang Khải,
“Dấu ấn truyền thống trong nếp sống của người Công giáo giáo phận Đà Nẵng”
của tác giả Đoàn Triệu Long. Dƣới góc nhìn đời sống đạo ở một giáo xứ cụ thể có
các bài: “Giáo xứ chính tòa Phủ Cam với nếp sống đạo của người Công giáo” của
tác giả Nguyễn Hữu Toàn, “Vài nét đơn sơ về sống đạo ở xứ Trung Lao” của tác giả
Mai Thanh Hải. Gần đây nhất, bên ngoài cuộc hội thảo có công trình “Sống đạo
trong đời sống văn hóa của đồng bào Công giáo xứ đạo Hoàng Xá, Thanh Thủy,
Phú Thọ” của tác giả Nguyễn Thị Minh Phƣơng. Nhấn mạnh về nếp sống đạo ở
cộng đồng các dân tộc thiểu số có bài: “Nếp sống đạo của người H’Mông theo đạo
Công giáo ở giáo họ Hầu Thào, Lao Chải (giáo xứ Sa Pa) hiện nay thể hiện qua
việc tham dự các phép bí tích” của tác giả Thu Giang; “Lễ tục vòng đời của người
11

Rơngao (Bana) theo đạo Công giáo” của tác giả Đặng Luận. Nhấn mạnh đến khía
cạnh giáo lý, bí tích, nghi lễ cũng có nhiều bài. Thông qua giáo lý để tìm hiểu cung
cách sống và diễn tả đức tin của ngƣời Công giáo Việt Nam đƣơng thời, tác giả
Khổng Thành Ngọc có bài “Người Công giáo Việt Nam sống tám mối phúc thật”.
Tác giả Nguyễn Hồng Dƣơng có bài “Giới trẻ Công giáo Việt Nam và việc học tập
giảng dạy giáo lý hiện nay”. Thông qua các bí tích để tìm hiểu đời sống đạo của
cộng đồng ngƣời Việt Công giáo có bài “Sống trong bí tích thánh thể của người
Công giáo Việt Nam”, “Tội – chuộc tội – giải tội”. Tìm hiểu nếp sống đạo của
ngƣời Công giáo thông qua các lễ nghi và việc thực hành các lễ nghi ngoài lễ nghi

Công giáo, có bài “Tìm hiểu nếp sống của người Công giáo Việt Nam qua hương
ước vùng đồng bằng Bắc Bộ” của tác giả Nguyễn Quế Hƣơng. Trƣớc đó năm 2001,
vấn đề này cũng đã đƣợc tác giả Nguyễn Hồng Dƣơng đề cập trong công trình
“Nghi lễ và lối sống Công giáo trong văn hóa Việt Nam”
Mỗi tác giả, với những chiều cạnh, góc độ tiếp cận khác nhau đã đặt ra và
giải quyết những vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách. Tuy nhiên viết về
ảnh hƣởng của lối sống đạo đối với công cuộc xây dựng đời sống văn hóa mới ở
cộng đồng ngƣời Công giáo mà cụ thể là ở cộng động ngƣời Công giáo giáo xứ Sở
Kiện- thị trấn Kiện Khê – huyện Thanh Liêm – tỉnh Hà Nam thì chƣa có một công
trình nào nghiên cứu.
3. Mục tiêu, nhiê
̣
m vu
̣
.
3.1. Mục tiêu.
Từ trƣớc đến nay, đạo Công giáo thƣờng đƣợc xem xét nhìn nhận nhiều ở
khía cạnh chính trị. Tuy nhiên ở góc độ văn hóa, đạo Công giáo đã có những đóng
góp về văn hóa vật thể, phi vật thể, văn hóa đời sống, văn hóa tinh thần. Thông qua
một giáo xứ cụ thể đề tài hƣớng đến mục tiêu tìm hiểu những đóng góp trong lĩnh
vực văn hóa của tôn giáo này đối với công cuộc xây dựng đời sống mới ở địa
phƣơng chủ yếu qua lối sống đạo của cộng đồng giáo dân Kiện Khê và Ninh Phú.
3.2. Nhiệm vụ.
- Tìm hiểu lịch sử hình thành và đặc điểm của giáo xứ Sở Kiện
12

- Chỉ ra những biểu hiện sống đạo của cộng đồng giáo dân giáo xứ Sở Kiện
qua giáo lý, nghi lễ, hội đoàn và các phƣơng diện kinh tế, văn hóa xã hội, giáo dục
- Chỉ ra những giá trị tích cực và hạn chế nhất định của lối sống đạo đó đối
với công cuộc xây dựng đời sống văn hóa mới ở địa phƣơng, đề xuất một số giải

pháp góp phần nâng cao lối sống đạo ấy.
4.Phạm vi nghiên cứu.
Luận văn không đi sâu nghiên cứu nội dung giáo lý, nội dung lề luật, lễ
nghi mà chủ yếu chỉ nêu những ảnh hƣởng của nó đối với công cuộc xây dựng đời
sống văn hóa mới ở cộng đồng ngƣời Công giáo.
Giáo xứ Sở Kiện hiện có 8 cộng đồng họ đạo phân bổ rải rác ở 4 xã, thị trấn
của huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam gồm Thanh Thủy, Thanh Tân, Thanh Tuyền
và thị trấn Kiện Khê trong đó 2/3 giáo dân tập trung trên địa bàn thị trấn Kiện, cụ
thể là ở hai làng Ninh Phú và Kiện Khê - hai làng Công giáo có lịch sử lâu đời. Đề
tài tập trung ở không gian nghiên cứu tiêu biểu Ninh Phú và Kiện Khê.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài này luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cơ
bản sau:
Phƣơng pháp điền dã với các kĩ năng quan sát, miêu tả, tham dự, phỏng vấn
(phỏng vấn nhanh, phỏng vấn sâu)
- Phƣơng pháp điều tra xã hội học với bảng hỏi (gồm 14 câu, số phiếu phát ra
106, thu về 100).
- Phƣơng pháp thu thập thông tin từ sách báo, tạp chí và các nguồn tài liệu
trên internet.
6. Đóng góp của luận văn.
Viết về đời sống đạo của cộng đồng giáo dân thông qua giáo lý, nghi lễ, hội
đoàn, kinh tế, văn hóa - xã hội, giáo dục đã có sự quan tâm của nhiều tác giả. Tuy
nhiên các bài viết ở đây thƣờng khuôn ở một số khía cạnh nhất định, chƣa có công
trình nào tìm hiểu một cách hệ thống về vấn đề sống đạo của cộng đồng giáo dân ở
tất cả các khía cạnh trên.
Viết về các giáo xứ giáo họ Việt Nam hiện nay có rất ít công trình. Viết về
giáo xứ Sở Kiện – một giáo xứ lớn của tổng giáo phận Hà Nội, tiểu vƣơng cung
13

thánh đƣờng thứ ba của Việt Nam thì cũng mới chỉ có một số bài viết nhỏ lẻ đăng

tải trên các mạng xã hội, chƣa có một công trình hệ thống nào nghiên cứu về giáo
xứ này. Trong bốn tiểu vƣơng cung thánh đƣờng mang nhiều giá trị văn hóa tôn
giáo ở Việt Nam hiện nay, Sở Kiện là tiểu vƣơng cung thánh đƣờng đầu tiên đƣợc
tìm hiểu một cách hệ thống.
Cụ thể luận văn đã có những đóng góp nhƣ sau:
- Luận văn tìm hiểu khái quát về lịch sử đạo Công giáo ở giáo xứ Sở Kiện
- Nêu rõ những biểu hiện sống đạo của cộng đồng giáo dân giáo xứ Sở Kiện
trong bối cảnh xây dựng đời sống văn hóa mới qua giáo lý, nghi lễ, hội đoàn và
phƣơng diện kinh tế,văn hóa- xã hội, giáo dục.
- Chỉ ra những giá trị tích cực và hạn chế của lối sống đạo đối với công cuộc
xây dựng đời sống văn hóa mới ở địa phƣơng. Bƣớc đầu đề xuất một số giải pháp
nhằm góp phần nâng cao đời sống đạo của cộng đồng giáo dân trong quá trình xây
dựng đời sống văn hóa mới.
Những vấn đề đặt ra và giải quyết trong luận văn, hi vọng trở thành nguồn tài
liệu tham khảo hữu ích cho cán bộ văn hoá và chính quyền địa phƣơng. Đồng thời
luận văn cũng hy vọng là nguồn tài liệu hữu ích cho cộng đồng ngƣời Công giáo ở
giáo xứ Sở Kiện.
7. Cấu trúc luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn
gồm 3 chƣơng chính:
Chương 1: Khái quát chung về giáo xứ Sở Kiện
Chương 2: Những biểu hiện sống đạo của cộng đồng giáo dân giáo xứ Sở Kiện
Chương 3: Sống đạo và đời sống văn hóa của cộng đồng giáo dân giáo xứ
Sở Kiện: giá trị, hạn chế và giải pháp.
14

B. NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIÁO XỨ SỞ KIỆN


Từ Hà Nội xuôi về phía Nam dọc theo trục quốc lộ xƣơng sống 1A, qua thị
xã Phủ Lý khoảng 3 km là đến Cầu Gừng, bên tay phải là con đƣờng đê trải đá dẫn
vào lò vôi Chu Hà – cũng là con đƣờng chính để dẫn vào địa bàn thị trấn Kiện Khê
– nơi tòa lạc của giáo xứ Sở Kiện. Xƣa hai bên đƣờng là ao hồ, lau sậy, dân cƣ thƣa
thớt nay là nơi tụ cƣ đông đúc của ngƣời dân xã Thanh Tuyền. Đi hết con đƣờng
nhỏ dài khoảng 4 km này là vào vùng đất thánh. Ngoài con đƣờng ấy, hàng trăm
năm trƣớc, ngƣời ta cũng có thể đi vào giáo xứ bằng đƣờng thủy qua con sông Đáy.
Con sông Đáy chảy qua thành phố Phủ Lý rồi chảy vào địa bàn thị trấn. Ngày nay
vào giáo xứ còn có một con đƣờng lớn mới làm vắt ngang cánh đồng làng.
Giáo xứ Sở Kiện có khuôn viên nằm trên mảnh đất khoảng 9-10 ha
(
1
)
.Với
địa thế gần trục giao thông xƣơng sống, lại sát núi, gần sông, đa dạng địa hình mảnh
đất này từ thuở xa xƣa đã rất thích hợp cho các hoạt động tôn giáo.
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển giáo xứ Sở Kiện
Sở Kiện là giáo xứ có lịch sử lâu đời. Tuy nhiên cũng nhƣ nhiều giáo xứ giáo
họ khác ở Việt Nam việc tìm hiểu lịch sử giáo xứ thông qua sự hình thành các họ
đạo là việc làm khó bởi sự hạn chế của nguồn tƣ liệu. Các họ đạo ở Sở Kiện đƣợc
hình thành cụ thể nhƣ thế nào qua các thời kỳ thì đến nay cũng chƣa đƣợc rõ. Chỉ
biết rằng cho đến nay giáo xứ từng trải qua hai tên gọi một là Kẻ Sở và hai là Sở
Kiện. Cách đặt tên giáo xứ cũng nhƣ cách đặt tên của nhiều giáo xứ giáo họ khác ở
Việt Nam lấy tên làng để làm thành tên xứ.
1.1.1. Tên gọi của giáo xứ
Sở Kiện là tên gọi ngày nay của giáo xứ. Khi mà giáo xứ có 8 giáo họ (Ninh
Phú, Kiện Khê, Khắc Cần, Yên Xá, Ô Giang, Trung Thứ, Thủy Cơ, Ô Cách). Trong
các văn bản, giấy tờ hiện dùng để trao đổi giữa giáo xứ và giáo phận Hà Nội thƣờng
dùng danh xƣng này. Giáo dân hay chính quyền địa phƣơng cũng dùng tên gọi này.



(
1
) Theo Trương Công Ứng
15

Danh xƣng Sở Kiện bắt đầu có từ khoảng năm 1980 thời linh mục Nguyễn Khắc
Quế. Khi về quản xứ tại đây linh mục Quế đã đệ trình lên tổng giáo phận Hà Nội
cho chuyển tên gọi cũ Kẻ Sở thành Sở Kiện.
Còn từ khoảng năm 1980 trở về trƣớc, giáo xứ đƣợc biết đến với tên gọi Kẻ
Sở. Khi đó giáo xứ có 17 giáo họ (Ninh Phú, Kiện Khê, Khắc Cần, Yên Xá, Ô
Giang, Trung Thứ, Thủy Cơ, Ô Cách, Mậu Chử, Thƣợng Tổ, Hƣơng Kiều, Phạm,
Do Nha, Thịnh Châu, Tân Lâm, Lại Xá, Lan Mát). Tên gọi Kẻ Sở chính thức có
trong văn bản của giáo hội từ khi nào thì hiện nay cũng chƣa đƣợc biết. Chỉ biết
rằng từ sau năm 1862 khi thủ phủ của địa phận Tây Đàng Ngoài chính thức đƣợc
chuyển từ Kẻ Vĩnh (cũng gọi là Vĩnh Trị - Nam Định) về mảnh đất Sở Kiện ngày
nay thì tên gọi Kẻ Sở bắt đầu xuất hiện nhiều trên các sách kinh, sách học, bia mộ
hay các công trình kiến trúc tôn giáo. Tên gọi Kẻ Sở lấy theo tên làng Sở cũng là
làng Ninh Phú.
1.1.2. Cơ sở vật chất tôn giáo của giáo xứ.
Theo Sở thảo lƣợc sử giáo họ Kiện Khê, trong khoảng cuối thế kỷ XVIII thị
trấn Kiện ngày nay cũng nhƣ các vùng lân cận đƣợc biết đến là một vùng đất lau
sậy thƣa thớt dân cƣ, làng đã có nhƣng ngƣời chƣa đông đúc. Tuy nhiên thời kỳ này
đã có sự xuất hiện của các hoạt động tôn giáo. Theo truyền khẩu trong khoảng thời
gian này đã có một số nhà truyền giáo đến rao giảng Phúc âm bằng đƣờng sông.
Theo các thuyền buôn từ vùng biển Nam Định chở gạo, muối lên đây bán các nhà
truyền giáo đã đi lẫn trong các thuyền rồi tranh thủ khi ngƣời dân đến mua hàng
đông thì ra mặt giảng đạo. Ban đầu ngƣời dân trong vùng đến nghe theo tính hiếu
kỳ sau nhờ lời giảng đạo chân phƣơng, thấm đẫm đạo đời mà số lƣợng ngƣời dân
trong vùng đến dự đông hơn. Trong thời buổi đó, các hoạt động rao giảng đƣợc thực

hiện chủ yếu trên thuyền. Chủ thuyền đã dành cho các nhà truyền giáo một khoang
thuyền riêng để cầu nguyện và giảng đạo. Đến nửa đầu thế kỷ XIX, để tiện cho việc
rao giảng dạy dỗ bổn đạo mới ngƣời dân trong làng Kiện đã dựng lên trên đất liền
những ngôi nhà tranh tre nứa lá cho các nhà truyền giáo ở và làm nhà cầu nguyện.
“Trong quãng thời gian 1820 – 1840 mặc dù có sắc chỉ cấm đạo nhưng các đấng
vẫn thường xuyên cầu nguyện, rao giảng, rửa tội, làm các phép bí tích cho các giáo
16

dân tân tòng” [1]. Năm 1862 hòa ƣớc Nhâm Tuất làm tình hình cấm đạo tại Việt
Nam tạm thời lắng xuống, khi thủ phủ của địa phận Tây Đàng Ngoài đã bị phá bình
địa thì các giáo sĩ Hội Truyền giáo Nƣớc ngoài Paris (MEP) đã quyết định di dời
Tòa giám mục và các cơ sở đào tạo cũng nhƣ in ấn từ Vĩnh Trị lên mảnh đất Sở
Kiện ngày nay thì từ đây đời sống tôn giáo của vùng chuyển sang một giai đoạn mới.
Từ 1862 đến đầu những năm 30 của thế kỷ XX, nơi đây trở thành thủ phủ
hành chính của địa phận Tây Đàng Ngoài. Và để xứng tầm là thủ phủ hành chính về
mặt tôn giáo cho toàn địa phận Tây Đàng Ngoài và là một trung tâm văn hóa Công
giáo cho toàn Đàng Ngoài thời ấy, một hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt
động tôn giáo đã đƣợc gây dựng lên bao gồm: cơ sở in ấn, cơ sở thờ tự, cơ sở đào
tạo linh mục, cơ sở phát triển đời sống giáo dân. Có thể coi đây là giai đoạn đặt nền
móng cho sự phát triển của giáo xứ.
Nhà in Kẻ Sở có nguồn gốc là nhà in Kẻ Vĩnh chuyển qua (nhà in Kẻ Vĩnh ra
đời từ năm 1855, dƣới sự điều hành của một thừa sai ngƣời Pháp tên tiếng Việt là
Chiêu) do đó nhà in Kẻ Sở sau này đƣợc kế thừa thành tựu của nhà in cũ. Khi về Kẻ
Sở cha Phƣớc cũng đã gửi mua thêm dụng cụ in từ Pháp (máy in chữ rời, máy in
thạch, máy đóng sách). Do vậy mà nhà in Kẻ Sở đã trở thành một nhà in lớn và
tƣơng đối hiện đại.
Chức năng chính của nhà in Kẻ Sở là in sách nhà đạo. Nhiều tác phẩm nhà
đạo đã ra đời tại nhà in này hiện nay vẫn chƣa thể thống kê đƣợc hết. Tiêu biểu có
các sách nhƣ: Sách Kính tháng Lái tim Đức Chúa Giêsu, Kẻ Sở, 1883; Đạo đức
châm huấn (hay sách Selva) dịch, Kẻ Sở, 1887; Sách dẫn đàng cho đấng làm thày,

Kẻ Sở, 1889; Thiên Chúa thánh mẫu I, II, Kẻ Sở, 1890; Sách ngắm các ngày trong
năm I,II, Kẻ Sở, 1900; Lộ đức thánh mẫu, Kẻ Sở, 1892; Lộ đức thánh mẫu lượng
ký, Kẻ Sở, 1896; Yên ủi kẻ liệt cùng lễ phép tống táng kẻ đã qua đời, Kẻ Sở, 1896;
Đức Chúa Giêsu truyền sự kính thờ Lái Tim Người cho bà thánh Maria, Kẻ Sở,
1908; Những thu chung, từ 1895 đến 1901, Kẻ Sở, 1901; Sách thuật các thư chung,
Kẻ Sở, 1908; 22 đấng thánh tử vì đạo, Kẻ Sở, 1909; Sách cấm phòng cho những trẻ
em dọn mình chịu lễ lần đầu, Kẻ Sở, 1913; Tháng cầu cho các linh hồn luyện ngục,
Kẻ Sở, 1922; Phụng vụ khoa học (Rituale), Kẻ Sở, 1926
17

Ngoài chức năng in sách đạo, nhà in Kẻ Sở còn có chức năng in cả sách học,
thuộc khoa học phổ thông nhƣ nhà in Tân Định tại Sài Gòn cũng vào thời điểm này.
Theo lƣợc tính, nhà in Kẻ Sở đã xuất bản trên 100 đầu sách thuộc các loại: học tiếng
Pháp, học tiếng La-tinh, triết học, thần học, giáo sử. Các loại sách giáo khoa dùng
cho các trƣờng học liên quan đến các bộ môn nhƣ: vật lý học, văn chƣơng, văn
phạm, toán học, địa lý. Các sách tiêu biểu in tại nhà in Kẻ Sở nhƣ: Tự vị An Nam–
Latin, J.S. Theurel, Kẻ Sở, 1887, Phép địa dư, Ninh Phú đƣờng, 1881; Địa dư trung
học, năm phương địa cầu: thiên văn địa lý, địa dư hình thể, bang giao chính trị, lý
tài, Kẻ Sở, 1932 ;
Với nhà in ấy, tòa giám mục Kẻ Sở đã có một phƣơng tiện hữu hiệu để
truyền bá Tin mừng. Nhƣng đồng thời cũng quan trọng không kém là đã đem lại
cho ngƣời giáo dân nơi đây một đời sống mới. Ngƣời dân sớm đƣợc tiếp xúc với
những thành tựu kỹ thuật hiện đại của Châu Âu cũng nhƣ những tri thức quý báu
của văn minh nhân loại.
Cơ sở thờ tự đƣợc tạo dựng trong giai đoạn này quan trọng nhất là ngôi nhà
thờ ông Thánh Giu se, nhà thờ Chính tòa Kẻ Sở và nhà thờ Trại
Nhà thờ ông Thánh Giu se
Nhà thờ ông Thánh Giu se đƣợc biết đến nhƣ là ngôi nhà thờ kiên cố đầu tiên
của giáo xứ. Năm 1874 khi vua Tự Đức có phần buông lỏng việc cấm đạo thì một
ngôi nhà thờ tƣờng xây, cột gỗ, ngói đất nung lợp mái đã ra đời thay thế cho các cơ

sở bằng tranh tre nứa lá. Ngôi nhà thờ đƣợc xây trên diện tích 187 m
2
và có thánh
quan thầy là thánh cả Giu se. Có nhà thờ, có thánh quan thầy, lại đƣợc các giám
mục quan tâm đời sống tinh thần của ngƣời giáo dân thêm phần vững chắc, ngƣời
theo đạo ngày một đông hơn [1].
Để củng cố hơn nữa cơ sở thờ tự tại trung tâm truyền giáo, để đáp ứng nhu
cầu tâm linh của giáo dân ngày một đông hơn, ba năm sau trên mảnh đất làng Ninh
Phú các giáo sĩ đã tiến hành xây dựng một ngôi nhà thờ mới mang tầm vóc quy mô
lớn hơn đó chính là nhà thờ chính tòa Kẻ Sở.
Nhà thờ chính tòa Kẻ Sở
18

Năm 1877, trên một mảnh đầm của làng Ninh Phú, cha Phƣớc đã cho nạo vét
toàn bộ đầm lầy rồi cho chôn dƣới đó hàng ngàn phiến gỗ lim để xây dựng nhà thờ.
Vật liệu xây cất nhà thờ đƣợc sử dụng là gạch nung đỏ và vôi trộn với cát, mật mía.
Tƣơng truyền khi chọn điểm để đặt ngôi nhà thờ này, giám mục Phƣớc một ngƣời
nƣớc ngoài nhƣng rất quan tâm đến phong thủy, địa lý phƣơng Đông đã xem rất kỹ
thế đất và hƣớng quay của nhà thờ. Theo truyện kể của ngƣời già trong làng thì nơi
đặt nhà thờ trong lịch sử ngƣời Tàu đã có ý định lấy làm nơi cất giấu vàng. Về
hƣớng quay của nhà thờ, để mong thuận lợi cho đời sống giáo dân sau này, giám
mục Phƣớc đã cố ý thiết kế hậu của nhà thờ về đằng đông. Còn mặt tiền của nhà thờ
nhìn ra sông Đáy, chếch về phía Tây Bắc. Tƣơng truyền hƣớng này thẳng với
hƣớng của quả núi có hình rồng chầu mặt nguyệt. Tính theo đƣờng chim bay, nhà
thờ cách núi con rồng chƣa đầy 2 km. Đỡ lƣng cho núi con rồng, nằm ngay phía sau
là núi đồng cân với hai quả đồ sộ vững chãi nhƣ hai trụ cột.
Cũng theo lời ngƣời già kể lại, khi xây ngôi nhà thờ này đã phải huy động sự
đóng góp của rất nhiều nơi. Giáo phận Thanh Hóa chuyên cung cấp gỗ lim, giáo dân
sở tại chuyên nung vôi, đóng gạch, nhìn chung khi ấy ngƣời ta đã phải huy động
toàn thể sức ngƣời và của của cộng đồng dân chúa: “Từ các nơi, người ta đổ tới góp

công, lấy đá, lấy gỗ bên kia sông đem về, nung gạch, nung ngói, bắc giàn, đóng
móng, nghĩa là làm hết các việc kể cả đẽo, đục, khắc, dưới sự điều khiển của Đức
Cha”.
(
2
)
. Ngoài ra nhà thờ còn có sự giúp đỡ tiền của của hội truyền giáo Ba lê (Pa -
ri) [1]. Tuy nhiên, cũng theo ông Trƣơng Công Ứng thì còn một nguồn của cải quan
trọng nữa để xây nhà thờ khi ấy là kho vàng của một ngƣời Tàu:“Năm ấy, trong
một chuyến tàu đi Hồng Kông đức cha Phước đã có cuộc gặp gỡ với một người Tàu
không gia đình đang trong cơn hấp hối. Biết đây là người có khả năng cứu rỗi linh
hồn mình người Tàu đã cầu xin cha giúp cho được chết an lành và sau khi lên đất
liền thì an táng hộ. Đổi lại người Tàu trao cho cha bí mật về một kho vàng còn chôn
giấu ở nước ta.
Sau khi trở lại Việt Nam, cha Phước đi tìm kho báu đó. Tương truyền kho báu
ấy được chôn ở Thung Trứng hay còn gọi là Bàn Phết thuộc địa phận huyện Kim


(
2
)Hồng Nhuệ - Nguyễn Khắc Xuyên, Lược sử Địa phận Hà Nội 1626 – 1954, 1994, trg. 410
19

Bảng (huyện nằm ở phía Tây huyện Thanh Liêm ngày nay). Chuyến đi thứ nhất cha
đã lấy được một thuyền vàng. Chuyến thứ hai trong lúc về gần đến nơi thì thuyền bị
đắm ở thửa ruộng ngay sau nhà thờ bây giờ do thời điểm đó đang là mùa bão lũ. Sau
đó, có một người dân trong làng khi đi cày đã đụng vào những tráp vàng này và về
dâng lên cha. Cha có ý biếu tiền lão nông này nhưng ông không nhận mà chỉ có một
mong mỏi là sau khi ông và vợ ông mất thì xin cha lo liệu hậu sự cho. Về sau khi các
ông trùm (trong đó có ông Trương Công Ứng) đi đo lại đất nhà thờ rồi dọn cỏ, trồng

cây có động phải 2 cái tiều nằm trong đất của nhà thờ, người ta cho rằng đó là tiểu
của hai ông bà ngày xưa từng dâng vàng cho cha Phước.
Sau khi cha Phước mất, cha Đông tiếp tục lần theo bí mật của người Tàu đi
vào Thung Trứng lấy vàng. Đi với cha là một ông bộ phòng. (Câu chuyện về sau là
do người bộ phòng này kể lại. Ông Trương Công Ứng biết được là do nghe một
người già trong làng hay qua chơi kể lại, khi đó ông đã ở tuổi có trí khôn). Mặc dù
đã bị cấm không được theo vào trong cùng cha nhưng do tò mò mà người bộ phòng
vẫn lẻn đi theo sau. Kho vàng của người Tàu được kí gửi ở Thung Trứng theo
phương thức thần giữ của. Cha phải đi qua ba thử thách. Cửa đầu tiên được trông
giữ bởi một con trăn, cha quăng xuống một con gà trống. Qua được cửa này cha
đến cửa thứ hai. Cửa này được canh giữ bởi một con hùm cha quăng xuống một cái
xỏ lợn. Đến với thử thách thứ ba, đòi chín người đàn bà chửa, cha chần chừ không
biết đối phó ra sao thì cửa bắt đầu sập xuống. Cha và người bộ phòng vội vã lao ra
ngoài. Về sau khi tìm hiểu lại ở cuối cuốn sách cha mới phát hiện 9 người đàn bà
chửa thực ra là chín cái đòng đòng. Sau này kho vàng ấy vẫn bị người Trung Quốc
núp danh đến khai thác vật tư và đã mang đi hết”
Năm 1882, nhà thờ Chính tòa Kẻ Sở cơ bản đƣợc hoàn thành. Năm 1883
chính thức đƣợc khánh thành và mang tƣớc hiệu Đức Mẹ Vô Nhiễm. Nhà thờ đƣợc
đánh giá là huy hoàng nhất tại Đông Dƣơng lúc ấy.
Về cơ bản nhà thờ có kiến trúc theo kiểu Gô-tíc giống nhƣ nhà thờ Đức Bà
tại Pari. Nguyên tắc cấu trúc nhà thờ vẫn đảm bảo quy định của giáo hội đối với nhà
thờ Công giáo có tiền sảnh, gác chuông, lòng nhà thờ, cung thánh, gian mặc áo lễ.
20

So với nhà thờ Lớn xây sau đó 4 năm, về hình dáng nhà thờ Kẻ Sở tƣơng đối
giống nhà thờ Lớn, vì cùng một tác giả là giám mục Phƣớc. Hai nhà thờ có tháp
chuông trông nhƣ nhau, đều có 5 tầng, tháp gắn liền với nhà thờ, chỉ khác nhau đôi
chút về độ cao và họa tiết trang trí. Hai tháp chuông của nhà thờ Kẻ Sở cao 27 m
còn nhà thờ Lớn cao 31,5 m [47]. Tháp chuông của nhà thờ Kẻ Sở treo 4 quả
chuông. Quả nặng nhất là 2461kg kế đó là các quả nặng 1281kg, 717kg và 318kg.

Quả lớn nhất đƣợc ngƣời dân nơi đây gọi là chuông "Bồng" (phiên âm từ tiếng
Pháp: Bourdon) [48]. Chuông đƣợc giám mục Đông đƣa từ nƣớc ngoài về bằng
đƣờng thủy dẫn vào nhà thờ bằng tời vào năm 1898.
Cũng giống nhƣ nhà thờ Lớn và nhiều nhờ thờ Công giáo khác, nhà thờ Kẻ
Sở có cấu trúc theo chiều dọc với lối đi chính diện rộng lớn. Ngay phía trên lối đi
chính giữa có tƣợng đức mẹ và dƣới tƣợng đức mẹ là một chiếc đồng hồ lớn. Phía
trên của lối đi hai bên cũng có hai chiếc đồng hồ nhỏ hơn đăng đối. (Nhà thờ Lớn
sau này cũng có hai đồng hồ. Ở vào vị trí giữa của hai đồng hồ là tƣợng thánh cả
Giuse). Toàn bộ phần mái của nhà thờ đƣợc lợp bằng ngói mũi hài màu đỏ ối. Nhìn
từ bên hông nhà thờ trông giống nhƣ một cái lò gạch. Đó có thể coi là một điểm độc
đáo của nhà thờ. Với sắc gạch đỏ ối ấy, qua thời gian càng làm cho nhà thờ thêm
phần cổ kính.
Bên trong nhà thờ là một không gian rộng lớn, thoáng đãng với lòng dài 67,2
m, rộng 31,2m, cao 23,2 m, 4 hàng cột, 9 gian. (So với nhà thờ Lớn xây sau này thì
nhà thờ Lớn có quy mô nhỏ hơn lòng nhà thờ dài 64,5m, rộng 20,5m [47, 48]). Với
kích thƣớc đó nhà thờ có sức chứa từ 4 đến 5 nghìn ngƣời, không có ghế. Cũng
giống nhƣ hầu hết các kiến trúc nhà thờ tây phƣơng, nhà thờ cũng có các ô cửa kính
màu vẽ các thánh hoặc các sự kiện trong Kinh Thánh.
Đi hết lòng nhà thờ là đến gian cung thánh. Gian cung thánh này từ khi nhà
thờ mới xây xong cho đến những năm 30 của thế kỷ XX là nơi an táng của 4 cha
ngƣời Pháp. Cha Liêu mất năm 1858, cha Chiêu mất năm 1868, cha Phƣớc mất năm
1892 và cha Đông mất năm 1935. Các cha Tây đƣợc an táng theo hình thức ƣớp
thuốc. Các bộ phận bên trong đƣợc lấy ra và đem đi chôn (chôn ở đâu thì không ai
biết đƣợc). Phía trong đƣợc xếp một lớp than đảm bảo qua thời gian cũng không có
21

mùi hƣ hoại
(
3
)

. Chính diện cung thành là bàn thờ. Về cơ bản, bàn thờ chính giữa của
nhà thờ Kẻ Sở khá giống với nhà thờ Lớn sau này. Bàn thờ cũng đƣợc sơn son thiếp
vàng. Vách quanh bàn thờ đƣợc làm bằng gỗ vàng tâm đƣợc chạm trổ rất tỉ mỉ.
Trong nhà thờ còn có một cây đại phong cầm rất quý hiếm và đƣợc xem là
độc nhất trên toàn cõi Đông Dƣơng thời ấy. Cây đại phong cầm đƣợc hội giáo
truyền Ba lê tặng cho nhà thờ khi nhà thờ mới làm xong. Điểm đặc biệt của cây đại
phong cầm này là ở những ống kim loại. Những ống kim loại giống nhƣ một bộ
chuông khổng lồ có thể phát ra những âm thanh vang dội, réo rắt theo hòa âm “Đố -
son- mi- đồ” vang lừng khắp miền [1].
Cùng với sự ra đời của ngôi nhà thờ Chính tòa, là sự xuất hiện của hai dãy
nhà giáo lý nằm hai bên nhà thờ và ngay phía sau nhà thờ là trung tâm mục vụ và
hang đá.
Sự ra đời của ngôi nhà thờ chính tòa Kẻ Sở đã có tác động không nhỏ đến sự
phát triển của vùng đất. Từ khi có nhà thờ nơi này càng trở nên sầm uất đông đúc
nhộn nhịp. Đời sống đạo của cộng đồng giáo dân nhờ đó cũng đƣợc củng cố, phát
triển. Giữa thập niên 20 thế kỷ XX, do sự gia tăng số lƣợng giáo dân, giáo xứ đã
cho xây dựng thêm ngôi nhà thờ Trại trên đất của làng Kiện
Nhà thờ Trại
Nhà thờ Trại đƣợc xây trong khuôn viên của nhà dân, với diện tích 189 m
2
,
cách nhà thờ Chính tòa chƣa đầy 1 km. Về cơ bản kiến trúc nhà thờ Trại không có
gì khác so với các nhà thờ Công giáo khác. Tuy nhiên, ở khía cạnh tâm linh, sự ra
đời của ngôi nhà thờ này đã phần nào thỏa mãn đƣợc nhu cầu sống đạo của cộng
đồng giáo dân thời kỳ ấy.Nhắc đến nhà thờ Trại cũng không thể không nhắc đến ý
nghĩa xã hội của nhà thờ này. Vào những thập niên đầu thế kỷ XX, khi nạn đói,
chiến tranh, bệnh tật hoành hành khắp đất nƣớc dân các nơi đã phiêu bạt về đây
trông nhờ sự cƣu mang của nhà đạo, nhà thờ đã trở thành nơi cƣ ngụ của những con



(
3
) Theo lời ông Trương Công Ứng, thực ra dưới lòng cung thánh có 5 huyệt, huyệt thứ 5 hiện vẫn còn để trống,
xưa kia định dành cho một linh mục người Pháp tên Việt là Thịnh nhưng rồi do linh mục này ốm và mất ở Hà Nội nên
không đưa về đây nữa. Sau này khi Hồng y tiên khởi Trịnh Như Khuê mất cũng định đưa về Sở Kiện nhưng vì một lý do
nào đó cũng đã không đưa được về đây.

22

ngƣời đói khổ, không nơi nƣơng tựa. (chính vì thế nhà thờ còn có tên gọi là nhà thờ
Kẻ Khó). Chính lớp ngƣời này sau này đã trở thành ngƣời dân làng Kiện.
Khi cơ sở in ấn đã đi vào hoạt động và cơ sở thờ tự đã vững chãi, các giáo
sỹ tập trung vào xây dựng cơ sở để đạo tào linh mục. Cùng với sự ra đời của trƣờng
lý đoán là nhà nguyện chủng viện và các gian nhà phục vụ cho ngƣời học. Quan
trọng nhất là nhà lý đoán
Nhà lý đoán đƣợc xây dựng vào năm 1897. Từ một ngôi nhà mái tranh vách
đất, trƣờng lý đoán Kẻ Sở đƣợc sửa chữa, kiến thiết thành một đại chủng viện bề thế
cho toàn giáo phận Tây Đàng Ngoài, thay thế cho chủng viện Vĩnh Trị.
Khi đƣợc xây xong, trƣờng lý đoán Kẻ Sở trở lại việc tuyển chọn chủng sinh
để đào tạo. Chủng sinh đƣợc chọn là những ngƣời có ơn gọi của Chúa, xuất thân
trong một gia đình chăm chỉ đạo đức, không có ngăn trở mắc vào điều giáo hội cấm.
Có nhân đức: tin, cậy, mến, vâng lời. Có trí thông minh, có sức khỏe tốt, sẵn lòng từ
bỏ tất cả để hiến thân cho Chúa và giáo hội. Các chủng sinh đƣợc đào tạo đầy đủ
các mặt nhân bản, tri thức, đạo đức và mục vụ. Thời gian đào tạo từ 6 đến 8 năm.
Để đào tạo chủng sinh, trƣờng lý đoán Kẻ Sở đã mời gọi rất nhiều giáo sƣ
danh tiếng về đây giảng dạy. Trong khoảng một thời gian ngắn trƣờng lý đoán Kẻ
Sở đã là nơi tụ họp của rất nhiều con ngƣời tâm huyết với việc đạo. Các giáo sƣ
không chỉ dạy học mà còn soạn thảo bằng tiếng việt rất nhiều sách thần học, triết
học, luân lý, giáo luật, tu đức, lịch sử giáo hội. Cố chính Linh (Albert Schlicklin)
viết: Thần học tín lý, Thần học luân lý (1908-1911); Công giáo luân lý khoa (1919);

dịch toàn bộ Kinh Thánh theo bản Vulgata (1910); Triết học khoa, Phép mộ sự
khôn ngoan (1917). Chƣa rõ soạn giả : Công giáo luân lý học khoa (Kẻ Sở, 1929),
bộ sách đồ sộ hơn 1.000 trang. Linh mục Khánh (P. Ravier) : Sử ký Hội Thánh (ba
tập, 1892-1895). Linh mục Huy (P. Vuillard) : Giáo luật hệ trợ (hai quyển, Hà Nội,
1934). Cố chính Trung (M. Sérard) : Sách dạy tập đi đàng nhân đức trọn lành (Kẻ
Sở, 1897, 1900). Với sự lớn mạnh không ngừng, trƣờng Lý đoán Kẻ Sở đã đào tạo
đƣợc rất nhiều lớp linh mục, góp phần giải quyết nhu cầu thiếu linh mục trong thời
gian đó. Trƣớc khi toà giám mục chuyển lên Hà Nội thì tại đây, theo sử liệu vào
23

ngày 31 tháng 3 năm 1935, còn truyền chức cho 6 linh mục, 1 thầy phó tế, 7 phụ
phó tế, 20 chức nhỏ và 4 chức cắt tóc.
Để góp phần làm thay đổi đời sống giáo dân từ đầu thế kỷ XX các giáo sĩ
cũng đã tập trung vào các công trình mang tính xã hội. Các cơ sở chăm sóc sức
khỏe, nâng cao trình độ dân trí, phát triển đời sống kinh tế, văn hóa cho giáo dân đã
đƣợc gây dựng lên trên đất của hai làng Kiện Khê và Ninh Phú
Về văn hóa tinh thần, trong năm 1905, 1925 ở làng Kiện Khê và Ninh Phú đã
có một ngôi nhà (sau này là đình làng Ninh Phú, Kiện Khê), chủ yếu phục vụ cho
các nhu cầu rƣớc xách thời kỳ đó. Ngôi đình của làng Kiện đƣợc xây dựng năm
1905. Về cơ bản ngôi đình này trông cũng giống nhƣ bao ngôi đình ở các làng quê
khác song lại mang phong cách riêng của đạo Công giáo. Nói cách khác ngôi đình
là sự kết hợp hài hòa của kiến trúc văn hóa dân gian Việt pha màu phƣơng Tây.
Đình có 5 gian, tƣờng gạch, cột lim, mái lợp ngói mũi hài. Hai bên tả hữu là cặp
chữ Hán: Bắc Nam xa lộ/ Đông Tây thuyền bè cộng. Chính diện là tƣợng Chúa Giê
su. Trên tƣợng Chúa Giê su là một cuốn nhỏ, trên cuốn nhỏ có hình thánh giá biểu
tƣợng cho đạo Thiên Chúa. Còn đình của làng Ninh Phú đƣợc xây dựng vào năm
1925. Về kiến trúc không có gì đặc biệt nhƣng mang ý nghĩa tinh thần lớn lao với
ngƣời dân làng Sở ngày ấy. Thực chất ngôi đình của làng Ninh Phú chỉ là một ngôi
nhà ở của ngƣời dân. Thời ấy do ngƣời dân trong vùng rất sợ ngôi nhà này (vì cho
rằng đây là một ngôi nhà ma - vốn trƣớc đây đã từng có ngƣời thắt cổ tự vẫn) nên

để xua tan nỗi sợ ấy trong giáo dân, cha chính xứ Chính Ngôn khi ấy đã bỏ tiền ra
mua lại ngôi nhà rồi cho sửa sang làm nơi sinh hoạt cho ngƣời dân Ninh Phú.
Về đời sống ăn ở của ngƣời dân. Trong khoảng thời gian từ 1926-1928 nhà
xứ đã đứng ra tổ chức quy hoạch lại nơi chôn cất ngƣời chết cho cộng đồng giáo
dân Ninh Phú, Kiện Khê. Qua nhiều lần vận động giáo dân, năm 1926 nhà chung đã
bỏ một phần chi phí chuyển toàn bộ mồ mả ở chợ Kiện (ngày nay) và đầm lũy về
chôn cất theo thứ tự tại vƣờn thánh mới của làng Kiện. Những ngôi mộ không có
ngƣời nhận nhà chung cũng đứng ra lo liệu. Năm 1928 số mộ tại khu nhà thờ Trại
cũng đƣợc chuyển hết ra vƣờn thánh. Làng Sở cũng di dời các mồ mả gần nhà dân
24

ra khu vực vƣờn thánh. Kể từ đây, làng Kiện, làng Sở không còn cảnh ngƣời sống ở
lẫn với ngƣời chết, việc mai táng chôn cất ngƣời quá cố từ đây cũng đi vào nề nếp.
Từ khi nghĩa địa làng Kiện đƣợc quy tập về vƣờn thánh các khu đất trống
đƣợc dƣ ra, do kỵ đất ngƣời chết nên không ai muốn làm nhà ở. Khoảng năm 1928,
nhà chung đã quyết định bỏ tiền ra thuê ngƣời gánh đất san lấp tôn cao nền để mở
chợ cho dân sinh hoạt. Cuối năm 1928 trên nền đất tha ma, chợ Kiện đã ra đời với 5
dãy quán tƣờng xây lợp ngói khang trang (trong chợ hiện còn tấm bia khắc tên các
linh mục đã có công xây dựng chợ - đã bị mờ). Từ khi có chợ nhân dân trong vùng
kéo đến trao đổi buôn bán hàng hóa rồi sinh sống.
Từ năm 1929, các hoạt động xã hội đƣợc hƣớng vào các cơ sở giáo dục, y tế.
Về cơ sở giáo dục, quan trọng nhất là sự ra đời của trƣờng Lê Bảo Tịnh với sự đốc
thúc trực tiếp của linh mục phó xứ Hoàng Mai Rĩnh. Lịch sử họ đạo Kiện chép:
Trƣờng có ba phòng thoáng mát, cao ráo. Mỗi phòng tiếp nhận đƣợc từ 35 đến 50
học sinh từ lớp nhất đến lớp ba. Giáo viên là các thầy kẻ giảng, thầy già có thu dụng
một số giáo viên ngoài đời vào dạy các môn văn hóa xã hội. Trƣờng nổi tiếng khắp
vùng về đạo đức và chất lƣợng, thu hút 80% con em giáo dân trong làng. Trong gần
20 năm tồn tại trƣờng đã tiếp nhận và đào tạo gần 1000 học sinh góp phần làm thay
đổi diện mạo đời sống giáo dân trong vùng. Về cơ sở y tế, năm 1929 nhà thƣơng
của giáo xứ cũng đã ra đời. Thời kỳ này nhà thƣơng có hơn 30 giƣờng bệnh với

hàng chục các nhà sơ là ngƣời Pháp phục vụ. Trong kí ức của những ngƣời già
trong làng, khi ấy nhà thƣơng giống nhƣ là một bệnh viện lớn chuyên giúp đỡ
những ngƣời nghèo khổ bệnh tật.
Nhƣ vậy có thể nói trong khoảng thời gian từ 1862 đến những năm 30 của
thế kỷ XX là thời kỳ đặt nền móng cho sự ra đời của giáo xứ Sở Kiện. Với sự quản
lý trực tiếp của các cha ngƣời Tây (Phƣớc, Đông) và các cha ta (Chính Ngôn, Mai
Rĩnh) cùng sự hợp lực của toàn thể cộng đồng dân chúa mà một hệ thống đồ sộ cơ
sở vật chất tôn giáo của giáo xứ đã ra đời trên mảnh đất của hai làng Kiện Khê và
Ninh Phú tạo tiền đề cho sự phát triển đời sống đạo của cộng đồng giáo dân trong
toàn vùng.
25

Cuối những năm 1930, thủ phủ hành chính tôn giáo đƣợc quyết định chuyển
toàn bộ về Hà Nội, Sở Kiện không còn là trung tâm tôn giáo nữa mà chỉ còn là giáo
xứ. Nhà thờ Chính toà Kẻ Sở trở thành nhà thờ xứ.
Từ 1930 đến năm 1975 là thời kỳ khó khăn và biến động của giáo xứ. Cùng
với sự khắc nghiệt của hai cuộc chiến tranh, cộng với sự tàn phá của thời gian và
những bƣớc chuyển đổi cải cách ở miền Bắc đã làm bộ mặt giáo xứ mang nhiều sắc
màu. Các cơ sở thờ tự giai đoạn này đều bị ảnh hƣởng của bom đạn chiến tranh.
Ngôi nhà thờ đầu tiên bị trúng bom vào khoảng năm 1953. Chiếc đồng hồ ở chính
diện nhà thờ Lớn cũng bị hỏng. Thời gian sau nữa do ảnh hƣởng của các hoạt động
khai thác và sự ăn mòn của thời gian mà hai biểu tƣợng tâm linh - núi con rồng và
núi đồng cân đối diện với nhà thờ xƣa kia cũng biến mất. Núi đồng cân có hai quả,
một quả đã bị khai thác. Một quả do chƣa có đƣờng cho xe vào nên may vẫn còn.
(Do chất đá của núi con rồng phù hợp với việc sản xuất mì chính mà khoảng những
năm 70 ngành địa chất đã tham gia vào khai thác núi này. Cộng với sự khai thác của
ngƣời dân nơi đây (phần lớn là của ngƣời dân Lan Mát) núi con rồng đã biến mất.
Hàm rồng ngày xƣa ăn ra tận giữa sông nay cũng không còn).
Cơ sở in ấn do đã chuyển hết về Hà Nội nên hoạt động in thời gian này
dƣờng nhƣ cũng không còn.

Nhà đại chủng viện, nhà nguyện chủng viện cùng gian nhà các cha cái thì bị
tàn phá cái thì bị xuống cấp. Khu nhà 18 gian đƣợc chính quyền địa phƣơng mƣợn
làm trƣờng cấp 2.
Các cơ sở phục vụ sinh hoạt của giáo xứ nhƣ nhà cơm của nhà chung đến
thời điểm này chỉ còn nền móng.
Vƣờn thánh các cha và các nữ tu bị bỏ hoang, mồ mả sụt lún
Trƣờng học Lê Bảo Tịnh do không duy trì đƣợc nên đã đóng cửa năm 1954.
Nhà thƣơng sau khi các nhà sơ rút đi hết không còn hoạt động, khoảng năm
1960 chính quyền huyện Thanh Liệm mƣợn làm bệnh viện huyện.
Ngôi đình hai làng Ninh Phú, Kiện Khê trở thành nơi phơi phóng của giáo
dân vào những ngày mùa, không còn các sinh hoạt đông vui nhƣ xƣa nữa.
26

Cùng với sự biến đổi của các cơ sở vật chất đời sống đạo ở đây cũng có
nhiều thay đổi. Sau sự kiện nửa làng Kiện Khê và Ninh Phú bỏ làng theo Chúa vào
Nam thì theo ngƣời già trong làng nhịp sống đạo ở đây đã bớt sôi động hẳn. Mặc dù
thời gian này giáo xứ vẫn luôn có linh mục cai quản (cha Nguyễn Kim Bảng (1947 -
1954), cha Đỗ Năng Tích (1954 - 1975), cha Bùi Ngọc Liên (1975 - 1978), nhƣng
về cơ bản các sinh hoạt đạo không rầm rộ nữa. Vai trò của các ông trùm tiếp tục
đƣợc phát huy. Họ Kiện từ năm 1950 đến tháng 2 năm 1954 có cụ trùm Dƣơng Văn
Phúc. Từ tháng 10 năm 1954 đến tháng 2 năm 1955 có cụ trùm Bùi Văn Cƣơng.
Sau cụ Cƣơng là cụ Trƣơng Văn Hợi ngƣời Ninh Phú quản cả hai họ. Thời gian sau
không ổn định về các ông trùm. Có những năm còn không có ông trùm nào [1].
Từ 1978 đến nay khi linh mục Nguyễn Khắc Quế bắt đầu về nhiệm sở thì bộ
mặt giáo xứ có những chuyển mình lớn lao. Tinh thần Vatican II bắt đầu thâm nhập
mạnh mẽ vào đời sống của cộng đồng giáo dân. Về phía nhà xứ những công trình
xuống cấp đƣợc tu bổ, sửa chữa, nâng cấp. Những công trình mới đƣợc hình thành.
Những cơ sở cho nhà nƣớc mƣợn đƣợc trả lại. Những tƣớc hiệu quý giá mới đƣợc
mang tên. Năm 1990 là đợt trùng tu trên quy mô lớn đầu tiên của giáo xứ. Năm 2008
là đợt trùng tu lớn thứ hai. Nhà thờ Sở Kiện sau khi đƣợc Tổng giám mục Ngô Quang

Kiệt nâng lên hàng đền thánh tử đạo đƣợc trùng tu giai đoạn 1 gồm: Trần nhà thờ và
tƣờng bên trong nhà thờ (đƣợc trát và quét sơn màu sáng), các bức họa bằng gỗ và
bàn thờ chính (đƣợc sơn son thiếp vàng), các cửa kính (đƣợc thay bằng kính màu),
bàn thờ tế lễ (đƣợc làm bằng đá với bức phù điêu "Chúa Giêsu và hai môn đệ
Emmaus" bằng đồng đƣợc đặt giữa cung thánh), nền nhà thờ (đƣợc lát lại). Cũng
trong năm này đến thánh tử đạo ra đời (trên nền của nhà mắm), nhà để các thánh tích
cũng đƣợc xây dựng. Vƣờn thánh các cha, các nữ tu cũng đƣợc chỉnh đốn lại. Các
phần mộ đƣợc sắp xếp lại ngay hàng thẳng lối. Đặc biệt vào ngày 8 tháng 11 năm
2011 nhà thờ chính thức đƣợc nhận tƣớc hiệu cao quý là tiểu vƣơng cung thánh
đƣờng thứ 3 của Việt Nam. Tƣớc hiệu này không phải nhà thờ nào cũng có đƣợc.
Đây là một danh hiệu tôn vinh đặc biệt mà Giáo hoàng dành cho một số nhà thờ xét
theo tính cách cổ kính, tầm quan trọng trong lịch sử và ý nghĩa tâm linh đối với Giáo
hội Công giáo Rôma. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2008, trên toàn thế giới có
27

1565 địa điểm đƣợc tôn phong Vƣơng cung Thánh đƣờng. Trong đó ở nƣớc ta, tới
năm 2012 có 4 Vƣơng cung Thánh đƣờng là Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, Nhà thờ La
Vang (Quảng Trị), Nhà thờ Phú Nhai (Nam Định) và Nhà thờ Sở Kiện (Hà Nam)
(
4
)
.
Cùng với những bƣớc chuyển mình của hệ thống cơ sở vật chất thì từ sau
năm 1978 đời sống đạo ở đây trở nên sôi động và mang hơi thở, sức sống mới. Từ
đầu thập niên 80 đến năm 2007 đã có sự hoạt động của hội đồng giáo xứ. Tuy nhiên
sang đến đời cha Giacobe Tập thì hội đồng giáo xứ không đƣợc duy trì đều đặn.
Đến nay, dƣới thời quản xứ của linh mục Mai Xuân Lâm hội đồng giáo xứ cũng
chƣa đƣợc hoạt động ổn định, cha chính xứ tiếp tục cai quản và điều hành mọi việc
dƣới sự trợ giúp của một thƣ ký và các hội trƣởng các hội đoàn.
1.1.3. Dòng tu của giáo xứ

Để hạt giống Tin mừng đƣợc dễ dàng nảy mầm ở khắp mọi nơi, để các họ
đạo, giáo xứ không ngừng lớn mạnh (về số lƣợng giáo dân, về cơ sở vật chất, về
sinh hoạt đạo ), ngoài vai trò chủ chốt của những đấng chăn chiên (các linh mục,
giám mục ), còn phải nhờ đến sự hỗ trợ đắc lực của các dòng tu.
Có vai trò không nhỏ trong cuộc cuộc rao giảng tin mừng thời kỳ đầu ở Việt
Nam là dòng tu nữ mang thuần nét Á đông – Dòng Mến Thánh giá. Đối với Hội
thánh tại Việt Nam Dòng Mến Thánh giá đƣợc coi là món quà quý báu mà Thiên
chúa đã ban tặng, là một cánh tay hữu hình của Chúa Ki tô bởi chính hội dòng nữ
này là đối tƣợng cộng tác đắc lực nhất với hội Thầy giảng, hàng giáo sĩ bản quốc.
Năm 1670 tại Kiên Lao, dòng Mến Thánh giá ở Việt Nam chính thức ra đời
và lãnh nhận sứ mệnh quan yếu: giáo dục giới trẻ về văn hóa và đức tin, phục vụ
bệnh nhân, bảo vệ trẻ thơ, góp phần thăng tiến nữ giới bằng giáo dục và hƣớng
nghiệp. Năm 1854 Dòng Mến Thánh đã rất lớn mạnh: “Dòng có 72 nhà, 1600 chị
em, và đã rửa tội hơn 51.000 trẻ em hấp hối”. ” [39; tr.12].
Từ năm 1862 khi trung tâm Công giáo của địa phận Tây Đàng ngoài chuyển
từ Kẻ Vĩnh về Kẻ Sở, Dòng Mến Thánh đã có mặt ở đây và tiếp tục thực thi sứ
mệnh của dòng. Về thời gian ra đời chính xác của Dòng Mến Thánh giá Kẻ Sở theo
tài liệu chính thức của giáo xứ thì hiện vẫn chƣa tiếp cận đƣợc, tuy nhiên theo bia


(
4
) wikipedia.org

×