ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
NGUYỄN THANH TÙNG
TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SINH VIÊN
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM THỪA THIÊN - HUẾ
GIAI ĐOẠN 2008-2010
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Hà Nội - 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
NGUYỄN THANH TÙNG
TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SINH VIÊN
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM THỪA THIÊN - HUẾ
GIAI ĐOẠN 2008-2010
Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục
(Chuyên ngành đào tạo thí điểm)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN PHƯƠNG NGA
Hà Nội - 2012
8
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 11
1. Lý do chọn đề tài 11
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 13
3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 13
4. Phương pháp nghiên cứu 14
5. Phương pháp thu thập thông tin 14
5.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 14
5.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi 14
6. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 14
6.1 Câu hỏi nghiên cứu 14
6.2 Giả thuyết nghiên cứu: 15
6.3 Mô hình nghiên cứu 15
7. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu 15
8. Mẫu và phương pháp chọn mẫu 16
9. Phương pháp thu thập thông tin, phân tích thông tin 16
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN 18
1.1 Cơ sở lý luận 18
1.1.1 Một số khái niệm 19
1.1.2 Một số hình thức đánh giá HĐGD của GV 28
1.2 Tổng quan hoạt động đánh giá giảng dạy ở Việt Nam và trên TG 32
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
2.1 Tổng quan về trường CĐSP TT Huế và bối cảnh nghiên cứu 40
2.1.1 Qúa trình thành lập 40
2.1.2 Quá trình hình thành 40
2.1.3 Các giai đoạn phát triển 41
2.1.4 Sơ đồ tổ chức bộ máy: 42
9
2.1.5 Hoạt động đánh giá giảng viên ở trường CĐSP TT Huế. 43
2.2 Mẫu và phương pháp chọn mẫu 44
2.2.1 Mẫu nghiên cứu 44
2.2.2 Thu thập số liệu 45
2.2.3 Xây dựng phiếu khảo sát 47
2.2.4 Đánh giá công cụ 48
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 53
3.1 Kết quả khảo sát sinh viên (Phiếu số 1) 53
3.1.1 Thống kê theo 5 phương án trả lời của thang đo 53
3.1.2 Phân tích Nhân tố 1 ( Việc bảo đảm giờ giấc và giới thiệu đề cương chi
tiết học phần) 58
3.1.3 Phân tích Nhân tố 2 (Hoạt động giảng dạy trên lớp của GV) 60
3.1.4 Phân tích Nhân tố 3 (Hoạt động kiểm tra đánh giá) 61
3.2 Kết quả khảo sát Tự đánh giá của giảng viên (Phiếu số 2) 63
3.2.1 Phân tích theo nhân tố 1 (Việc đảm bảo giờ giấc lên lớp và giới thiệu
đề cương chi tiết học phần) 66
3.2.2 Phân tích nhân tố 2 (Hoạt động giảng dạy trên lớp của GV ) 67
3.2.3 Phân tích nhân tố 3 (Hoạt động kiểm tra đánh giá ) 69
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
PHỤ LỤC 79
PHỤ LỤC 1: PHIÊ
́
U THĂM DO
̀
M ỨC ĐỘ THAY ĐỔI TRONG HOẠT
ĐỘNG GIẢNG DẠY 79
PHỤ LỤC 2: PHIÊ
́
U THĂM DO
̀
Ý KI ẾN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ
HỌC PHẦN 81
PHỤ LỤC 3: SỐ LIỆU PHÂN TÍCH PHIẾU SỐ 1 83
PHỤ LỤC 4: SỐ LIỆU THỐNG KÊ THEO TỪNG GIẢNG VIÊN PHIẾU SỐ
1 89
PHỤ LỤC 5: SỐ LIỆU PHÂN TÍCH TỪ PHIẾU KHẢO SÁT GIẢNG VIÊN
(PHIẾU SỐ 2) 92
10
PHỤ LỤC 6 : KIỂM ĐỊNH T-TEST GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH 98
PHIẾU SỐ 1 98
PHỤ LỤC 7 : KIỂM ĐỊNH T_TEST GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH 101
PHIẾU SỐ 2 101
4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Bộ GD&ĐT
Bộ giáo dục và Đào tạo
CĐSP TT Huế
Cao đẳng sư phạm Thừa Thiên Huế
CĐ
Cao đẳng
ĐH
Đại học
GD
Giáo dục
GDĐH
Giáo dục đại học
GV
Giảng viên
HĐGD
Hoạt động giảng dạy
SV
Sinh viên
TDMHL
Thăm dò mức hài lòng
LYKPH
Lấy ý kiến phản hồi
KTĐG
Kiểm tra đánh giá
5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Bảng mô tả mẫu khảo sát sinh viên 45
Bảng 2.2: Bảng mô tả mẫu khảo sát giảng viên 47
Bảng 2.3: Thống kê độ tin cậy Cronbach’s Alpha của cả bảng hỏi 49
Bảng 2.4: Mô tả thống kê tổng thể các câu hỏi trong bảng hỏi 49
Bảng 2.5: Hệ số Cronbach’s Alpha của 3 nhân tố 50
Bảng 2.6: Hệ số tương quan của các câu hỏi theo từng nhân tố 50
Bảng 2.8: Mô tả thống kê tổng thể các câu hỏi trong Phiếu số 2 52
Bảng 3.1 : Thống kê tỷ lệ sinh viên trả lời đối với từng mức trong thang đo 53
Bảng 3.2: Trung bình và độ lệch chuẩn của toàn phiếu hỏi số 1 55
Bảng 3.3: Trung bình và độ lệch chuẩn của từng câu hỏi trong phiếu số 1 55
Bảng 3.4: Kiểm định T-test của các câu hỏi trong phiếu số 1 57
Bảng 3.5 : Phân tích thống kê đối với các câu hỏi trong nhân tố 1 59
Bảng 3.6 : Kết quả phân tích T-test đối với nhân tố 1 59
Bảng 3.7 : Độ tin cậy Cronbach’s của các câu hỏi trong nhân tố 2 60
Bảng 3.8 : Phân tích thống kê đối với các câu hỏi trong nhân tố 2 60
Bảng 3.9 : Kết quả phân tích T-test đối với nhân tố 2 61
Bảng 3.10 : Độ tin cậy Cronbach’s của các câu hỏi trong nhân tố 3 61
Bảng 3.11 : Phân tích thống kê đối với các câu hỏi trong nhân tố 3 62
Bảng 3.12 : Kết quả phân tích T-test đối với nhân tố 3 62
Bảng 3.13: Trung bình và độ lệch chuẩn của toàn phiếu hỏi số 2 64
Bảng 3.14: Trung bình và độ lệch chuẩn của từng câu hỏi trong phiếu hỏi số 264
Bảng 3.15: Kiểm định T-test của các câu hỏi trong phiếu số 2 65
Bảng 3.16: Độ tin cậy Cronbach’s Alpha của nhân tố 1 trong phiếu hỏi số 2 66
Bảng 3.17: Trung bình và độ lệch chuẩn của nhân tố 1 trong phiếu hỏi số 2 67
Bảng 3.18: Kiểm định T-test các câu hỏi của nhân tố 1 trong phiếu hỏi số 2 67
6
Bảng 3.19: Kiểm định T-test các câu hỏi của nhân tố 2 trong phiếu hỏi số 2 với
giá trị kiểm tra là 3. 68
Bảng 3.20: Kiểm định T-test các câu hỏi của nhân tố 2 trong phiếu hỏi số 2 với
giá trị kiểm tra là 4. 68
11
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây nước ta đã có nhiều bước phát triển vượt bậc
trên nhiều lĩnh vực khác nhau về kinh tế, chính trị, giáo dục, y tế, khoa học kĩ
thuật, v.v Để đáp ứng nhu cầu của sự phát triển, cần phải có đội ngũ cán bộ
có đủ năng lực và trình độ chuyên môn để xây dựng đất nước. Giáo dục đại
học là công cụ hữu hiệu nhất để phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao.
Cần phải thừa nhận một thực tế rằng chất lượng giáo dục đại học của
nước ta hiện nay chưa được đánh giá cao, sản phẩm đào tạo của giáo dục đại
học chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước. Vì vậy, cần phải đổi
mới nâng cao hơn nữa chất lượng GD đại học, đó là việc làm quan trọng và
cần thiết đối với nước ta hiện nay. Chất lượng đào tạo phụ thuộc vào nhiều
yếu tố, trong đó chất lượng đội ngũ giảng viên là yếu tố quan trọng quyết
định.
Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 2 khóa VIII đã xác
định “Giảng viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục”. Vì vậy, cần có
các chủ trương, biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên. Việc
đánh giá HĐGD của GV là một yêu cầu tất yếu đối với các cơ sở đào tạo
nhằm góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Theo kết
luận tại Hội nghị toàn quốc về chất lượng giáo dục ĐH ngày 05 tháng 01 năm
2008, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân
đã nhấn mạnh: “Về giảng viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang tiếp tục
ban hành quy chế giảng viên và chuẩn giảng viên cho từng vị trí công tác. Tất
cả giảng viên ĐH đều phải có năng lực giảng dạy, nghiên cứu và phải được
đánh giá qua sinh viên và đồng nghiệp về trình độ chuyên môn, kỹ năng sư
phạm, năng lực quản lý giáo dục…”. Trong Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng
12
giáo dục trường đại học, ban hành theo QĐ số 65/2007/QĐ-BGDĐT, Điều 7,
Tiêu chuẩn 4 về Hoạt động đào tạo yêu cầu “…có kế hoạch và phương pháp
đánh giá hợp lí các HĐGD của giảng viên”; Điều 9, Tiêu chuẩn 6 về Người
học cũng quy định “…người học được tham gia đánh giá chất lượng giảng
dạy của giảng viên khi kết thúc môn học”. Việc người học được tham gia
đánh giá chất lượng giảng dạy của GV là vấn đề mới đối với nước ta cả về lý
luận và thực tiễn. Vì vậy, nhằm giúp các trường ĐH áp dụng có hiệu quả hình
thức này, ngày 20/02/2008 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công
văn số 1276/BGD ĐT/NG của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo về việc
“Hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên về HĐGD của giảng
viên”.
Thực hiện tinh thần của công văn số 1276/BGDĐT-NG, nhiều trường
đại học trên cả nước đã và đang tiến hành đánh giá GV qua kênh SV. Chủ
trương lấy ý kiến “khách hàng” để thay đổi cho phù hợp được đồng tình từ
phía các trường, giảng viên lẫn người học. Nhưng làm thế nào để việc đánh
giá được khách quan, nói thẳng, nói thật mà không ảnh hưởng đến tâm lý và
vị thế của người thầy trong xã hội vẫn làm nhiều trường lúng túng.
Năm học 2009 – 2010, năm học với chủ đề “Năm học đổi mới quản lý
và nâng cao chất lượng giáo dục”, vừa qua Bộ GD&ĐT đã ra quyết định năm
học 2009-2010 là năm lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng
dạy của GV, đây là việc làm quan trọng và cần thiết để các trường đẩy mạnh
thực hiện công việc lấy ý kiến phản hồi từ người học.
Đối với trường CĐSP Thừa Thiên Huế, việc lấy ý kiến phản hồi từ
người học đã được thực hiện từ học kỳ II năm học 2008-2009 cho đến nay,
vào cuối mỗi học kỳ các khoa tổ chức phát phiếu thăm dò để thu thập ý kiến
phản hồi của sinh viên theo kế hoạch do Ban chủ nhiệm khoa đưa ra. Việc thu
thập ý kiến phản hồi từ người học giúp cho lãnh đạo Nhà trường, các Khoa,
13
các Tổ bộ môn kịp thời nắm bắt được tình hình giảng dạy của các GV và đưa
ra các giải pháp khắc phục. Tuy nhiên, việc đưa ra các ý kiến nhận xét, đánh
giá được thực hiện thủ công, mang tính chủ quan, Cho đến nay vẫn chưa có
một nghiên cứu nào tiến hành phân tích và xử lý số liệu thu thập được theo
một quy trình khoa học để cho ra các nhận định đảm bảo độ tin cậy, có giá trị
khoa học.
Từ những vấn đề đã nếu ở trên, tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài:
“Tác động của việc sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên
trường Cao Đẳng Sư Phạm Thừa Thiên – Huế”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là nghiên cứu các tác động của việc
nhà trường tổ chức thăm dò mức hài lòng của sinh viên về học phần đến hoạt
động giảng dạy của giảng viên.
Từ những kết quả nghiên cứu đạt được tác giả sẽ đề xuất các giải pháp
cải tiến hoạt động thăm dò kiến phản hồi của SV về HĐGD của GV, góp phần
nâng cao chất lượng hoạt động giảng dạy của giảng viên trường Cao đẳng Sư
phạm Thừa Thiên Huế.
3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu tác động của việc thăm dò mức hài lòng
của người học về học phần đến “hoạt động giảng dạy” của giảng viên tại 6
khoa của trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế.
Khi tiến hành đánh giá giảng viên thông thường người ta tiến hành
đánh giá trên nhiều mặt khác nhau, căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể của một người
giảng viên như: hoạt động giảng dạy, hoạt động nghiên cứu khoa học, các
hoạt động cộng đồng khác. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của đề tài này, tác giả
chỉ đi sâu nghiên cứu tác động của việc sinh viên đánh giá hoạt động giảng
dạy của giảng viên đến việc điều chỉnh hoạt động giảng dạy của giảng viên.
14
Đề tài tập trung xem xét các khía cạnh liên quan đến hoạt động giảng
dạy trên lớp giảng viên, bao gồm:
+ Việc bảo đảm giờ giấc lên lớp và giới thiệu đề cương chi tiết học
phần.
+ Các hoạt động giảng dạy ở trên lớp của giảng viên
+ Phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Thông qua khảo
sát tình hình thực tế ở trường CĐSP TT Huế, nghiên cứu này tiến hành khảo
sát kiến phản hồi của sinh viên và giảng viên thông qua phiếu hỏi số 1 và số
2 để đánh giá tác động của việc sinh viên đánh giá HĐGD đến hoạt động
giảng dạy của GV.
5. Phƣơng pháp thu thập thông tin
5.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Sử dụng phương pháp hồi cứu tài liệu liên quan đến đề tài: các bài báo,
các đề tài nghiên cứu và các tài liệu khác có liên quan. Thông qua phân tích
tổng hợp lý thuyết, phân loại hệ thống hoá và khái quát hoá lý thuyết là cơ sở
lý luận cho đề tài.
5.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Bên cạnh phiếu khảo sát của nhà trường, trong nghiên cứu này tác giả
thiết kế thêm 2 loại phiếu hỏi khác để khảo sát ý kiến sinh viên (phiếu số 1)
và khảo sát ý kiến giảng viên (phiếu số 2) về mức độ tác động của hoạt động
SV đánh giá HĐGD đến oạt động giảng dạy của GV.
6. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu
6.1 Câu hỏi nghiên cứu
15
Việc thăm dò mức hài lòng của sinh viên về học phần được triển khai ở
trường CĐSP TT Huế đã tác động như thế nào đến hoạt động giảng dạy của
giảng viên?
6.2 Giả thuyết nghiên cứu:
Giả thuyết 1: Giảng viên thực hiện giờ giấc lên lớp và giới thiệu đề
cương chi tiết học phần tốt hơn trước đây.
Giả thuyết 2: Hoạt động giảng dạy trên lớp của giảng viên đã
có sự thay đổi theo hướng tích cực hơn sau khi nhà trường tổ chức
thăm dò ý kiến sinh viên.
Giả thuyết 3: Phương pháp kiểm tra đánh giá của giảng viên đã có
sự thay đổi theo hướng tích cực hơn sau khi nhà trường tổ chức thăm
dò ý kiến sinh viên.
6.3 Mô hình nghiên cứu
7. Đối tƣợng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu
a. Khách thể nghiên cứu:
Người học: SV các khoá K31, K32 đang học tại trường.
Các giảng viên trực tiếp giảng dạy các học phần được đánh giá
CÔNG TÁC
ĐÁNH GIÁ GV
HOẠT ĐỘNG
GIẢNG DẠY
Việc đảm bảo giờ giấc và
giới thiệu đề cương chi tiết
Hoạt động giảng dạy trên lớp
Hoạt động kiểm tra đánh giá
16
Tổ trưởng chuyên môn, Ban chủ nhiệm khoa.
b. Đối tượng nghiên cứu:
Tác động của việc sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng
viên trường CĐSP TT Huế.
8. Mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu
Số liệu khảo sát được lấy từ SV các khóa K31, K32 tại trường CĐSP
TT-Huế; Giảng viên cơ hữu của nhà trường có tham gia giảng dạy trong
khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2010.
Đối với mẫu sinh viên: mẫu được chọn là sinh viên các lớp mà giảng viên
đang dạy họ là những giảng viên mà trước đây đã từng dạy họ ở các học kỳ
trước đó. Số lớp được chọn để đánh giá chia đều trong 6 khoa, mỗi khoa chọn
ngẫu nhiên ra khoảng 5 lớp do đó có khoảng 30 lớp sinh viên được thăm dò.
Đối với mẫu là giảng viên: nghiên cứu này sẽ tiến hành khảo sát đối với
tất cả giảng viên có tham gia giảng dạy. Đối với các giảng viên đang bận công
tác khác và giảng viên thỉnh giảng sẽ không được khảo sát.
Hiện nay, cơ cấu tổ chức của trường CĐSP TT Huế gồm có 6 khoa:
- Khoa Ngoại ngữ - Tin học,
- Khoa Tự nhiên – Kinh thế,
- Khoa Quản trị - Nghiệp vụ,
- Khoa Xã hội,
- Khoa Giáo dục Mầm non,
- Khoa Nghệ thuật.
Mẫu được chọn để nghiên cứu phân bố đều trong các khoa, với cách
chọn mẫu như vậy để có thể đại diện cho tất cả sinh viên và giảng viên trong
nhà trường.
9. Phƣơng pháp thu thập thông tin, phân tích thông tin
a. Phương pháp thu thập thông tin
17
Sử dụng phiếu hỏi (phiếu hỏi số 1) để thu thập ý kiến phản hồi của sinh
viên về sự thay đổi trong hoạt động giảng dạy của giảng viên sau khi hoạt
động thăm dò ý kiến phản hồi của sinh viên về hoạt động của giảng viên được
tổ chức. Ngoài ra, đối với giảng viên đề tài sử dụng phiếu số 2 để khảo sát ý
kiến tự đánh giá của giảng viên về sự thay đổi trong chất lượng hoạt động
giảng dạy của giảng viên nhà trường. Bên cạnh đó, nghiên cứu sẽ tiến hành
lấy ý kiến từ các tổ trưởng chuyên môn và các giảng viên đã tham gia đánh
giá bằng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc.
b. Phương pháp phân tích thông tin
Kết quả khảo sát sẽ được xử lý và phân tích bằng phần mềm phân tích
và thống kê dữ liệu SPSS.
KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Kết luận và khuyến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
18
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN
1.1 Cơ sở lý luận
Căn cứ kết luận của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị toàn quốc về chất lượng giáo dục đại học
ngày 05 tháng 01 năm 2008, “Về giảng viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và
đang tiếp tục ban hành quy chế giảng viên và chuẩn giảng viên cho từng vị trí
công tác. Tất cả giảng viên đại học đều phải có năng lực giảng dạy, nghiên
cứu và phải được đánh giá qua sinh viên và đồng nghiệp về trình độ chuyên
môn, kĩ năng sư phạm, năng lực quản lí giáo dục.
Thực hiện yêu cầu của công văn số 1276 của Bộ GD&ĐT về việc
hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy
của giảng viên. Nhiều trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc đã lần lượt tiến
hành hoạt động LYKPH từ người học. Đối với trường CĐSP TT Huế được sự
thống nhất của lãnh đạo nhà trường, từ học kỳ II năm học 2008-2009 các khoa
đã tổ chức LYKPH từ người học về HĐGD của giảng viên. Có thể nói so với
các trường khác trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trường CĐSP TT Huế là
một trong những trường tiên phong trong việc thực hiện hoạt động LYKPH từ
người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên.
Trong Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học, ban
hành theo QĐ số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01/11/2007, Điều 7, Tiêu chuẩn
4 về Hoạt động đào tạo cũng quy định việc “…có kế hoạch và phương pháp
đánh giá hợp lí các hoạt động giảng dạy của giảng viên” và “…người học
được tham gia đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên khi kết thúc môn
học” (Điều 9, Tiêu chuẩn 6 về Người học ) [28]. Như vậy việc đánh giá hoạt
động giảng dạy của giảng viên hay có thể gọi là đánh giá giảng dạy (teaching
19
evaluation) là một yêu cầu không thể thiếu được đối với một cơ sở đào tạo
nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục. [25]
1.1.1 Một số khái niệm
Khái niệm về Đánh giá
Trong lĩnh vực giáo dục thuật ngữ đánh giá (evaluation) được sử dụng
rất phổ biến, đã có nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ đánh giá, có thể
kể đến một số cách định nghĩa như sau:
Theo Black và William (1998) đánh giá được hiểu theo nghĩa rộng là
bao gồm tất cả các hoạt động mà giảng viên và sinh viên đã thực hiện để thu
thập thông tin. Các thông tin này có thể được sử dụng theo nghĩa chẩn đoán
để điều chỉnh quá trình giảng dạy và học tập (trích bản dịch của tác giả Lê Thị
Thu Liễu (2007) [22].
Theo TS. Nguyễn Kim Dung (2008) đánh giá là một hình thức chẩn
đoán của việc xem xét chất lượng và đánh giá việc giảng dạy, học tập và
chương trình đào tạo dựa vào việc kiểm tra chi tiết các chương trình học,
cơ cấu và hiệu quả của một cơ sở đào tạo, xem xét bên trong và các cơ chế
kiểm soát chất lượng của cơ sở đó [23].
GS. TS. Lâm Quang Thiệp (2009) đưa ra khái niệm: đánh giá là
việc nhận định sự xứng đáng của một cái gì đó, chẳng hạn việc đánh
giá một chương trình, một nhà trường, một chính sách. Đánh giá có thể là
định lượng (quantitative) dựa vào các con số hoặc định tính (qualitative) dựa
vào các ý kiến và giá trị [24].
Đánh giá là việc thu thập thông tin một cách có hệ thống và đưa ra
những nhận định dựa trên cơ sở các thông tin thu được.
Đánh giá là 1 hoạt động định kỳ của chu trình quản lý, nhằm thu thập
và phân tích các thông tin, tính toán các chỉ số, để đối chiếu xem chương
trình/ hoạt động có đạt được mục tiêu, kết quả tương xứng với nguồn lực (chi
20
phí) bỏ ra hay không. Thông thường, đánh giá nhằm phân tích sự phù hợp,
hiệu lực, hiệu quả, tác động và tính bền vững của chương trình.
Đánh giá là một khâu rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn đối với hiệu quả
của 1 chương trình. Đánh giá càng kỹ và làm càng đúng thì kết quả sẽ càng
tốt, càng cao. Đánh giá cần được làm trước, trong và sau khi triển khai
chương trình, phải tiến hành thường xuyên và có hệ thống.
Trong hơn chục năm trở lại đây, cùng với sự vươn lên mạnh mẽ về kinh
tế, chất lượng và hiệu quả đào tạo trong các trường đại học và cao đẳng đã có
những chuyển biến tích cực để hội nhập với nền giáo dục đại học trong khu
vực và thế giới. Đặc biệt trong những năm gần đây, giáo dục dục luôn là đề tài
được quan tâm của công luận trên báo trí, trên nhiều diễn đàn, các kỳ họp
Quốc hội. Chất lượng giáo dục luôn được coi là vấn đề quan trọng. Các nhà
quản lý giáo dục, đội ngũ giảng viên và các nhà nghiên cứu giáo dục với vai
trò, trách nhiệm của mình đã có nhiều nỗ lực nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục đại học. Nhưng nhìn chung thì chất lượng và hiệu quả của giáo dục đại
học còn thấp chưa đáp ứng được đòi hỏi của xã hội. Chất lượng của giáo dục
đại học thấp dẫn đến “sản phẩm đầu ra” của giáo dục đại học còn yếu, điều
này xảy ra cũng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể kể đến một số
nguyên nhân chính đó là, nội dung và chương trình đào tạo đại học đã quá cũ
và lạc hậu không theo kịp sự phát triển của xã hội; Cơ sở vật chất phục vụ
công tác dạy học còn thiếu chưa xứng tầm với sự phát triển; Phương pháp
giảng dạy chưa có nhiều đổi mới, chưa phát huy hết tiềm năng, năng lực thực
sự của người học. Chính vì vậy, cần phải đẩy mạnh việc đổi mới nền giáo dục
đại học, bắt đầu từ đổi mới nội dung, chương trình đào tạo đến đổi mới
phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá.
Trong thời gian qua, nhiều trường đại học và cao đẳng đã công bố thực
hiện đổi mới về nội dung và chương trình đào tạo tuy nhiên việc thực hiện
21
chưa được như tuyên bố đã đề ra, nội dung chương trình đào tạo vẫn còn nặng
về lý thuyết, chưa phát huy được tính tích cực của người học, họ chưa thực sự
tham gia tích cực vào quá trình nhận thức của bản thân về môn học. Bên cạnh
đó chúng ta chưa có sự quan tâm đúng mức đến việc phát triển đội ngũ giảng
viên, chúng ta thiếu chiến lược khuyến khích giảng viên nâng cao trình
chuyên môn, nghiệp vụ, hợp tác cùng đồng nghiệp trong và ngoài nước để
chia sẻ những vấn đề cần quan tâm trong giảng dạy và nghiên cứu. Vì thế, để
nâng cao chất lượng giáo dục thì phải quan tâm đến việc phát triển đội ngũ
giảng viên thông qua việc đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên.
Đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên là một sự rà soát, thẩm
định trình độ chuyên môn, khả năng sư phạm và ảnh hưởng của giảng viên
với sinh viên, với nhà trường và cộng đồng.
Khi đánh giá hoạt động giảng dạy, người ta thường hỏi ý kiến sinh
viên, nói cách khác là lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về việc giảng dạy của
giảng viên. Đây là một trong những biện pháp hữu hiệu để giám sát và điều
chỉnh hoạt động giảng dạy nhằm cải tiến nâng cao chất lượng.
Đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên là một khâu quan trọng
trong giáo dục đào tạo. Nó tạo động cơ, sự theo dõi và điều chỉnh quá trình,
cho biết kết quả đào tạo và sự kiểm nghiệm của thực tế. Nghiên cứu giáo dục
đại học cho rằng, đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên là chất xúc tác
để tạo ra sự thay đổi của chính bản thân người học và người dạy với đầy đủ ý
nghĩa của nó.
Việc đánh giá giảng viên được thực hiện thông qua nhiều nguồn đánh
giá khác nhau (nguồn cung cấp thông tin đánh giá), thông thường người ta sử
dụng các nguồn đánh giá như: sinh viên đánh giá, đồng nghiệp đánh giá, Ban
chủ nhiệm khoa đánh giá và giảng viên tự đánh giá. Trong luận văn này tác
giả chủ yếu đi sâu phân tích nguồn đánh giá từ sinh viên và giảng viên.
22
Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh kết quả sinh
viên đánh giá hiệu quả môn học khá khách quan; các thông tin thu được từ
sinh viên không chỉ giúp giảng viên tự điều chỉnh phương pháp giảng dạy mà
còn giúp nhà trường xem xét lại nội dung và chương trình đào tạo.
Sinh viên thường cung cấp các bằng chứng về chất lượng hoạt động
giảng dạy của giảng viên. So với các nguồn đánh giá khác, nguồn sinh viên
đánh giá giảng viên chiếm ưu thế hơn [36, 98]. Sinh viên là những người trực
tiếp thụ hưởng kiến thức từ hoạt động giảng dạy của giảng viên, sinh viên là
người tiếp xúc và quan sát giáo viên trong một khoảng thời gian dài, vì vậy
sinh viên sẽ đánh giá chính xác nhất các ảnh hưởng của hoạt động giảng dạy
của giảng viên đối với họ. Thông qua kết quả đánh giá, có thể giúp cho giảng
viên biết việc giảng dạy của mình có hiệu quả hay không, biết được các
khiếm khuyết trong hoạt động giảng dạy của mình để từ đó củng cố, hoàn
thiện kiến thức, đảm bảo chất lượng cho quá trình dạy học.
Việc SV đánh giá HĐGD của giảng viên được thực hiện thông qua
hoạt động lấy ý kiến phản hồi của SV về HĐGD của GV. Đây là một kênh
thông tin phản hồi về chất lượng HĐGD của SV đối với GV. Việc lấy LYKPH
của SV về bản chất thể hiện mức độ hài lòng của SV về giờ giảng của GV, là
cơ hội để SV góp ý kiến đối với GV. Tất nhiên mục đích cuối cùng của hoạt
động này là nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
Như vậy, dù cụm từ được sử dụng là “SV đánh giá GV”, “SV đánh giá
hiệu quả giảng dạy” hay “lấy ý kiến SV về HĐGD”… đều có cùng một ý
nghĩa là LYKPH từ SV về HĐGD. Hoạt động LYKPH của SV về HĐGD (hay
hoạt động TDMHL của SV về HĐGD) là các hoạt động mà các đơn vị đào tạo
sử dụng nhằm thu thập ý kiến của người học về hoạt động giảng dạy của
giảng viên. Việc thu thập này có thể được tiến hành dưới nhiều hình thức khác
nhau như: phỏng vấn trực tiếp, khảo sát qua mạng, khảo sát bằng phiếu thăm
23
dò Trong đó, hình thức phát phiếu thăm dò (sử dụng bảng hỏi) được sử
dụng phổ biến. Bảng hỏi có thể được phát cho mỗi SV hay nhóm SV theo
phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hay mẫu có chọn lọc.
Hoạt động giảng dạy của giảng viên
Qua bài viết đăng trên Kỷ yếu Hội thảo “Đảm bảo chất lượng Giáo
dục đại học” Đại học Quốc gia Hà Nội 2006 tác giả Phạm Xuân Thanh cho
rằng: khi đánh giá môn học, người ta thường hỏi ý kiến SV, nói cách khác là
lấy ý kiến phản hồi của SV về việc giảng dạy của GV. Đây là một trong
những biện pháp hữu hiệu để giám sát và điều chỉnh hoạt động giảng dạy
nhằm cải tiến nâng cao chất lượng giảng dạy. Cũng theo TS. Phạm Xuân
Thanh (2004) một số tiêu chí đánh
giá
môn học có thể được sử dụng như
sau:
- Mục đích, yêu cầu môn học rõ ràng đối với SV;
- Môn học được giảng dạy tốt;
- Nội dung môn học bổ ích đối với SV;
- Tư liệu học tập cho môn học được cung cấp đầy đủ;
- Khối lượng chương trình học tập phù hợp với SV;
- SV được động viên, khuyến khích học tốt;
- SV nhận được những thông tin bổ ích về sự tiến bộ của mình trong
quá trình học tập;
- GV quan tâm đến nhu cầu nâng cao kiến thức và kĩ năng của SV;
- Quá trình kiểm tra đánh giá công bằng và khách quan [21].
Căn cứ vào tình hình thực tế ở trường CĐSP TT Huế, nghiên cứu này đưa
ra phiếu đánh giá hoạt động giảng dạy gồm 3 nhóm tiêu chí chủ yếu đó là: nhóm
tiêu chí 1( hay nhân tố 1) đánh về việc đảm bảo giờ giấc và việc giới thiệu đề
cương chi tiết học phần; nhóm tiêu chí 2 về phương pháp giảng dạy (hay nhân tố
2); nhóm tiêu chí 3 (hay nhân tố 3) về hoạt động kiểm tra đánh giá.
24
Qua nghiên cứu một số phiếu đánh giá đã được áp dụng ở một số trường
đại học trong nước, tác giả thấy rằng hầu hết các trường đều đưa tiêu chí đánh
giá về việc xây dựng đề cương chi tiết học phần vào phiếu đánh giá. Tuy
nhiên ở trường CĐSP TT Huế đề cương chi tiết học phần được tổ chuyên môn
thảo luận và phân công xây dựng sẵn. Đối với GV khi lên lớp thì đề cương chi
tiết của học phần đó có thể do chính GV tự biên soạn hoặc cũng có thể do GV
khác cùng tổ bộ môn biên soạn. Nhiệm vụ của GV khi lên lớp là phải giới
thiệu rõ về các nội dung trong bản đề cương chi tiết đến với SV để họ nắm bắt
được nội dung, yêu cầu, mục tiêu, tài liệu tham khảo, và các vấn đề liên quan
khác của học phần. Vì vậy, khi đánh giá HĐGD về tiêu chí này chỉ đánh giá
xem là GV có “giới thiệu” đề cương chi tiết hay không, chứ không đánh giá
đến việc xây dựng đề cương chi tiết.
Việc đảm bảo giờ giấc và cung cấp thông tin về đề cương chi tiết học
phần.
Việc đảm bảo giờ giấc lên lớp được xem xét đánh giá dưới góc độ GV có
vào lớp đúng giờ theo quy định của nhà trường hay không và GV thực hiện kế
hoạch giảng dạy của học phần như thế nào. Giờ giấc lên lớp của GV là một
trong những yếu tố đánh giá về sự nghiêm túc trong hoạt động giảng dạy, thầy
giáo lên lớp đúng giờ thì sẽ hình thành nề nếp dạy học tốt từ đó tạo ra môi
trường dạy học tốt, thời gian học tập của SV được đảm bảo góp phần nâng cao
chất lượng giảng dạy.
Đối với mỗi GV khi tham gia giảng dạy, trên cơ sở đề cương chi tiết và
kế hoạch năm học của nhà trường thì họ phải soạn cho mình một kế hoạch
giảng dạy của học phần. Trong bản kế hoạch này GV phải đưa ra được các công
việc, các nội dung bài giảng cụ thể để làm sao hoàn thành hết được nội dung
môn học theo thời gian của học kỳ. Một khi đã có bản kế hoạch giảng dạy, GV
căn cứ vào đó và thực hiện nhiệm vụ của mình, việc giảng viên thực hiện không
25
đúng kế hoạch giảng dạy có thể ảnh hưởng đến hoạt động chung của nhà
trường, của bản thân sinh viên cho nên đây là một trong những tiêu chí để đánh
giá hiệu quả giảng dạy của GV.
Đề cương môn học là tài liệu cung cấp cho người học khi bắt đầu giảng
dạy học phần, trong bản đề cương chi tiết có các nội dung chủ yếu sau đây:
Thông tin về GV, thông tin chung về môn học, mục tiêu của môn học, tóm tắt
nội dung môn học, nội dung chi tiết môn học, học liệu, hình thức tổ chức dạy
học, chính sách đối với môn học và phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá
kết quả học tập môn học. Đề cương môn học cung cấp cho SV thông tin về mục
đích, nội dung môn học và yêu cầu học tập như về cách thi, kiểm tra, trọng số
các cột điểm thành phần…. Việc SV được giải thích rõ về đề cương môn học
có ảnh hưởng lớn đến thái độ và phương pháp học tập của SV. Khi biết trước
thông tin về mục đích, nội dung môn học và yêu cầu học tập, SV sẽ chủ động
tìm đọc các nguồn tài liệu liên quan đến môn học, có kế hoạch học tập và mục
tiêu phấn đấu rõ ràng. Đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay
việc tìm kiếm nguồn tài liệu bổ sung cho môn học là rất dễ dàng với SV. Vì vậy,
việc chuẩn bị đề cương môn học của GV giúp SV có định hướng, chủ động, có
kế hoạch học tập và mục tiêu phấn đấu cho môn học. Điều này có ảnh hưởng tới
chất lượng học tập của SV và PPGD của GV.
Phương pháp giảng dạy
Phương pháp dạy học là một thành tố hết sức quan trọng của quá trình dạy
học. Khi đã xác định được mục đích, nội dung chương trình dạy học, thì phương
pháp dạy và học của thầy và trò sẽ quyết định chất lượng quá trình dạy học.
Hoạt động dạy học là hoạt động phối hợp của hai chủ thể đó là giảng viên
và học sinh. Trong thực tiễn, phương pháp dạy học thường được hiểu là cách
thức tiến hành các hoạt động của người dạy và người học nhằm thực hiện một
nội dung dạy học đã được xác định. Định nghĩa về phương pháp dạy học được
26
diễn đạt theo những cách khác nhau theo mỗi tác giả. Tác giả Phan Trọng Ngọ
(2005) đã định nghĩa phương pháp dạy học một cách ngắn gọn như sau: Định
nghĩa chung nhất về PPGD là những con đường, cách thức tiến hành hoạt động
dạy học [18, 145]. Tác giả Phạm Viết Vượng (2000) đã đưa ra định nghĩa một
cách chi tiết và cụ thể: Theo nghĩa chung nhất phương pháp là con đường, là
cách thức mà chủ thể sử dụng để tác động nhằm chiếm lĩnh hoặc biến đổi đối
tượng theo mục đích đã định. Tóm lại, phương pháp dạy học là tổng hợp các
cách thức hoạt động phối hợp của giảng viên và học sinh, trong đó phương pháp
dạy chỉ đạo phương pháp học, nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh hệ thống kiến
thức khoa học và hình thành hệ thống kỹ năng, kỹ xảo thực hành sáng tạo
[30, 93]. Như vậy, dù được diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, từ những định
nghĩa trên có thể rút ra những đặc trưng chung của phương pháp dạy học như
sau: (1) Phương pháp dạy học là những con đường, cách thức hoạt động phối
hợp của giảng viên và học sinh; (2) Nhằm thực hiện một nội dung dạy học đã
được xác định; (3) Chủ thể của hoạt động dạy là giáo viên, người tổ chức mọi
hoạt động học tập của học sinh. Chủ thể của hoạt động học là học sinh, chủ thể
tích cực trong nhận thức, rèn luyện và tu dưỡng bản thân.
Hoạt động kiểm tra đánh giá
Đối với bất kỳ chương trình giáo dục đào tạo nào thì kiểm tra đánh giá
cũng là một phần quan trọng không thể thiếu. Hoạt động kiểm tra đánh giá là
một phần không thể tách rời của hoạt động dạy – học. Trong quá trình đào tạo,
chỉ thông qua các hình thức kiểm tra đánh giá mới biết kết quả quá trình giảng
dạy đã tác động đến người học như thế nào. Do vậy, việc kiểm tra đánh giá là
công việc thường xuyên mà bất kỳ giảng viên nào cũng phải thực hiện. PPKT-
ĐG gồm hai thành phần là phương pháp kiểm tra và phương pháp đánh giá.
Đánh giá là bước tiếp theo của kiểm tra và thi [30, tr107]. Tuy nhiên trong thực
tiễn, hai thành phần này ít khi được tách bạch, mà được gọi chung là PPKT-ĐG
.
27
- Phương pháp kiểm tra
Phương pháp kiểm tra là phương pháp xem xét thường xuyên quá trình
học tập của học sinh. Mục đích của kiểm tra là tích cực hóa hoạt động nhận thức
của học sinh tăng cường chất lượng học tập. Kiểm tra còn là một khâu quan
trọng của quá trình dạy học nhằm đánh giá kết quả học tập. Kiểm tra, thi cử
được tổ chức nghiêm túc có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giáo dục và đào tạo
[30, tr104]. Kiểm tra có nhiều loại: kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ,
kiểm tra miệng, kiểm tra viết, kiểm tra lý thuyết, kiểm tra thực hành, kiểm tra
trong giờ học, kiểm tra bằng một giờ học riêng, mức độ cao nhất là thi [30,
tr105]. Các hình thức làm bài kiểm tra phổ biến hiện nay là: kiểm tra vấn đáp; tự
luận và trắc nghiệm [18, tr411].
- Phƣơng pháp đánh giá
Phương pháp đánh giá kết quả học tập là xác định giá trị khách quan kết
quả học tập của học sinh, bằng cách so sánh nó với một chuẩn (có thể là mục
tiêu môn học hay mục tiêu của đơn vị kiến thức, thường diễn đạt bằng thang
điểm) và gán cho nó một điểm hoặc một lời nhận xét. Đánh giá là bước tiếp
theo của kiểm tra và thi. Kiểm tra là cầu nối giữa dạy và đánh giá, tạo thành quá
trình dạy học. Cũng như kiểm tra đánh giá có chức năng giáo dục. Cho nên phải
tiến hành tốt việc đánh giá học sinh [30, tr107].
Kiểm tra đánh giá là một biện pháp để tạo ra thông tin ngược, kết quả kiểm
tra đánh giá cho ta thấy những chỗ mạnh, chỗ yếu, cái đạt được, điều chưa đạt
được trong quá trình dạy học nói chung và trong mỗi giờ học riêng. Kết quả
kiểm tra đánh giá có tác dụng to lớn đối với người học, người dạy và các cấp
quản lý.
Như vậy, kiểm tra đánh giá là một phần không thể tách rời của hoạt động
dạy – học. Kiểm tra đánh giá không chỉ cho biết kết quả của hoạt động dạy -
học mà còn là động lực thúc đẩy người học tự điều chỉnh phương pháp học,