Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Đánh giá mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp nghề sản xuất gốm thô hệ trung cấp trường Cao đẳng nghề Viglacera

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 100 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC




PHAN THỊ THANH NGA




“ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG VỚI CÔNG VIỆC
CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP NGHỀ SẢN XUẤT GỐM THÔ
HỆ TRUNG CẤP TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIGLACERA”




LUẬN VĂN THẠC SỸ





Hà Nội - 2014



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC



LUẬN VĂN THẠC SỸ




“ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG VỚI CÔNG VIỆC
CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP NGHỀ SẢN XUẤT GỐM THÔ
HỆ TRUNG CẤP TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIGLACERA”

Chuyên ngành: Đo lƣờng và đánh giá trong giáo dục
(chuyên ngành đào tạo thí điểm)


Học viên: Phan Thị Thanh Nga
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS.Hoàng Bá Thịnh




Hà Nội - 2014



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện.

Các số liệu, kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn này là trung thực
và chƣa đƣợc công bố ở các nghiên cứu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Học viên



PHAN THỊ THANH NGA



















LỜI CẢM ƠN


Trƣớc hết, tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn đến PGS.TS. Hoàng Bá Thịnh đã tận
tình hƣớng dẫn, chỉ bảo để tác giả hoàn thành luận văn này tốt nhất.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Viện Đảm bảo chất lƣợng Giáo
dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, quý thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy, tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong suốt khóa học và trong việc hoàn thành luận văn.
Qua đây, tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các giảng viên, sinh viên, các anh
chị chuyên viên, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện thuận lợi, đóng
góp những ý kiến quý báu cho tác giả trong việc hoàn thành luận văn.
Đồng thời tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Nhà trƣờng; Lãnh
đạo Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long, Công ty cổ phần Gốm Đất Việt đã giúp đỡ và
tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả thực hiện nghiên cứu, viết luận văn.
Do những hạn chế nhất định nên việc thực hiện luận văn không thể tránh khỏi
những hạn chế và thiếu sót, kính mong đƣợc sự góp ý của Thầy, Cô, đồng nghiệp và
các bạn.
Hà Nội, tháng 05 năm 2014
Tác giả của luận văn




PHAN THỊ THANH NGA











MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc 5
1.1.1. Ở nƣớc ngoài 5
1.1.2. Ở Việt Nam 6
1.2. Một số khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu 10
1.2.1. Khái niệm năng lực 10
1.2.2. Năng lực của SVTN đại học 11
1.2.3. Đánh giá 15
1.2.4. Khái niệm đáp ứng và đáp ứng với công việc 16
1.2.5. Cách tiếp cận đánh giá sản phẩm giáo dục: 17
1.2.6. Khái niệm về đào tạo nghề 19
1.2.7. Mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng SVTN 19
1.3.Khung lý thuyết của đề tài 21
CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1. Giới thiệu chung về chƣơng trình đào tạo nghề SXGT hệ trung cấp 24
2.2. Giới thiệu đôi nét về cơ sở làm việc của sinh viên tốt nghiệp nghề SXGT hệ
trung cấp 24
2.2.1. CTCP Gốm Đất Việt 24
2.2.2. CTCP Viglacera Hạ Long. 25
2.3. Xây dựng bộ công cụ đo lƣờng mức độ đáp ứng với công việc 25



2.4. Nội dung khảo sát và các mức đánh giá mức độ đáp ứng công việc của SVTN
nghề SXGT hệ trung cấp. 26
2.4.1. Nội dung các phiếu khảo sát 26
2.4.2. Các mức đánh giá 27
2.5. Mẫu nghiên cứu 28
2.6. Nhập và xử lý số liệu 28
2.7. Đánh giá độ tin cậy và độ hiệu lực của bộ công cụ đo lƣờng 29
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33
3.1. Thực trạng việc làm của cựu sinh viên: 33
3.1.1. Tỷ lệ cựu sinh viên làm đúng ngành 33
3.1.2. Thu nhập 34
3.1.3. Đánh giá mức độ hài lòng của cựu sinh viên đối với mức thu nhập hiện
tại 36
3.1.4. Thời gian tập sự sau khi đƣợc tuyển dụng 36
3.1.5. Khả năng hòa nhập công việc 37
3.1.6. Đánh giá của cựu sinh viên với công việc hiện tại 37
3.2. Mức độ đáp ứng về mặt thái độ nghề nghiệp của SVTN nghề SXGT hệ
trung cấp đối với yêu cầu công việc. 38
3.2.1. Mức độ đáp ứng về mặt thái độ nghề nghiệp của SVTN nghề SXGT
hệ trung cấp đối với yêu cầu công việc. 38
3.2.2. Tìm hiểu sự khác nhau trong mức độ đáp ứng về mặt thái độ nghề
nghiệp của SVTN nghề SXGT hệ trung cấp tại hai cơ sở làm việc. 40
3.2.3. Mức độ đáp ứng về mặt thái độ nghề nghiệp của SVTN nghề SXGT hệ
trung cấp đối với yêu cầu công việc trong các khóa học 42
3.2.4. Tìm hiểu mức độ thích ứng về mặt thái độ nghề nghiệp của sinh viên
tốt nghiệp nghề sản xuất gốm thô hệ trung cấp đối với yêu cầu công việc thông
qua các tiêu chí cụ thể. 53
3.3. Mức độ đáp ứng về mặt kiến thức chuyên môn của SVTN nghề SXGT
đối với yêu cầu công việc 46



3.3.1. Mức độ đáp ứng về kiến thức chuyên môn của SVTN nghề SXGT đối
với yêu cầu công việc 46
3.3.2. Tìm hiểu sự khác nhau trong mức độ đáp ứng về kiến thức chuyên môn
của SVTN nghề SXGT hệ trung cấp tại hai cơ sở làm việc. 48
3.3.3. Tìm hiểu sự khác biệt về mức độ đáp ứng kiến thức chuyên môn của
SVTN nghề SXGT đối với yêu cầu của thị trƣờng lao động trong các khóa
học. 50
3.3.4. Tìm hiểu mức độ đáp ứng về mặt kiến thức chuyên môn của SVTN
nghề SXGT hệ trung cấp đối với yêu cầu công việc thông qua các tiêu chí cụ
thể. 53
3.4. Mức độ đáp ứng kỹ năng chuyên môn của SVTN nghề SXGT đối với
yêu cầu của thị trƣờng lao động 55
3.4.1. Mức độ đáp ứng về kỹ năng chuyên môn của SVTN nghề SXGT đối với
yêu cầu công việc 55
3.4.2. Tìm hiểu sự khác nhau trong mức độ đáp ứng về mặt kỹ năng chuyên
môn của SVTN nghề SXGT hệ trung cấp tại hai cơ sở làm việc. 57
3.4.3. Tìm hiểu sự khác biệt mức độ đáp ứng về mặt kỹ năng chuyên môn của
SVTN nghề SXGT đối với yêu cầu công việc trong các khóa học. 59
3.4.4. Tìm hiểu mức độ đáp ứng về kỹ năng chuyên môn của SVTN nghề
SXGT hệ trung cấp đối với yêu cầu công việc thông qua các tiêu chí cụ thể 60
3.5. Các giải pháp nâng cao mức độ đáp ứng với công việc của SVTN nghề
SXGT hệ trung cấp - Trƣờng CĐN Viglacera 63
3.5.1. Các giải pháp đối với nội dung chƣơng trình đào tạo 63
3.5.2. Các giải pháp đối với việc thực tập 65
3.5.3. Các giải pháp nhằm cải thiện công tác phục vụ học tập của sinh viên 68
KẾT LUẬN 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
PHỤ LỤC 79

i

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Phân bố của mẫu nghiên cứu 28
Bảng 2.2. Sự phân bố của các câu hỏi trong mô hình Rash 30
Bảng 2.3. Sự phân bố của các câu hỏi trong mô hình Rash 31
Bảng 3.1. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu của CTCP Viglacera Hạ Long 33
Bảng 3.2. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu của CTCP Gốm Đất Việt 33
Bảng 3.3. Bảng thống kê mô tả thu nhập của cựu sinh viên 34
Bảng 3.4. Thời gian tập sự sau khi đƣợc tuyển dụng 36
Bảng 3.5. Khả năng hòa nhập công việc 37
Bảng 3.6. Đánh giá của cựu sinh viên với công việc hiện tại 37
Bảng 3.7. Mức độ đáp ứng về thái độ nghề nghiệp của SVTN nghề SXGT hệ trung
cấp ( Ngƣời lao động tự đánh giá) 38
Bảng 3.8. Bảng phân tích thống kê mức độ đáp ứng về mặt thái độ nghề nghiệp
của SVTN nghề SXGT hệ trung cấp
đối với yêu cầu
công việc.
(Cán bộ quản lý
đánh giá)
39
Bảng 3.9. Mức độ đáp ứng về mặt thái độ nghề nghiệp của SVTN nghề SXGT hệ
trung cấp ( Cán bộ quản lý đánh giá) 39
Bảng 3.10. Mức độ đáp ứng về thái độ nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp nghề
sản xuát gốm thô đối với yêu cầu công việc tại hai cơ sở làm việc. 40
Bảng 3.11. Mức độ đáp ứng về thái độ nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp nghề
sản xuát gốm thô đối với yêu cầu công việc trong các khóa học. 42
Bảng 3.12. Giá trị trung bình mức độ đáp ứng về mặt thái độ nghề nghiệp của sinh
viên tốt nghiệp nghề sản xuát gốm thô đối với yêu cầu công việc ở từng tiêu chí cụ

thể. (Ngƣời lao động tự đánh giá) 44
Bảng 3.13. Giá trị trung bình mức độ đáp ứng về mặt thái độ nghề nghiệp của sinh viên tốt
nghiệp nghề sản xuát gốm thô đối với yêu cầu công việc ở từng tiêu chí cụ thể (Cán bộ
quản lý đánh giá) 45
Bảng 3.14. Mức độ đáp ứng về kiến thức chuyên môn của sinh viên tốt nghiệp nghề
sản xuát gốm thô đối với yêu cầu công việc
(Cán bộ quản lý đánh giá)
46
ii

Bảng 3.15. Bảng phân tích thống kê mức độ đáp ứng về kiến thức chuyên môn của
sinh viên tốt nghiệp nghề sản xuát gốm thô hệ trung cấp
đối với yêu cầu công việc
(Cán bộ quản lý đánh giá)
47
Bảng 3.16. Mức độ đáp ứng về mặt kiến thức chuyên môn của sinh viên tốt nghiệp
nghề sản xuát gốm thô đối với yêu cầu của thị trƣờng lao động (Ngƣời lao động tự
đánh giá) 47
Bảng 3.17. Mức độ đáp ứng về kiến thức chuyên môn của sinh viên tốt nghiệp nghề
sản xuát gốm thô đối với yêu cầu của thị trƣờng lao động tại hai cơ sở làm việc. 49
Bảng 3.18. Mức độ đáp ứng về kiến thức chuyên môn của sinh viên tốt nghiệp
nghề sản xuát gốm thô hệ trung cấp đối với yêu cầu của thị trƣờng lao động trong
các khóa học 51
Bảng 3.19. Giá trị trung bình về mức độ thích ứng kiến thức chuyên môn của sinh
viên tốt nghiệp nghề sản xuát gốm thô hệ trung cấp đối với yêu cầu công việc ở
từng tiêu chí cụ thể. (N
gƣời lao động tự đánh giá)
53
Bảng 3.20. Giá trị trung bình về mức độ thích ứng kiến thức chuyên môn của sinh
viên tốt nghiệp nghề sản xuát gốm thô đối với yêu cầu công việc ở từng tiêu chí cụ

thể. (Cán bộ quản lý đánh giá) 54
Bảng 3.21. Mức độ đáp ứng về mặt kỹ năng chuyên môn của sinh viên tốt nghiệp
nghề sản xuát gốm thô đối với yêu cầu công việc
(Cán bộ quản lý đánh giá)
55
Bảng 3.22. Bảng phân tích thống kê mức độ đáp ứng về mặt kỹ năng chuyên môn
của SVTN nghề SXGT hệ trung cấp
đối với yêu cầu
công việc.
(Cán bộ quản lý
đánh giá)
56
Bảng 3.23. Mức độ đáp ứng về mặt kỹ năng chuyên môn của sinh viên tốt nghiệp
nghề sản xuát gốm thô đối với yêu cầu công việc (Ngƣời lao động tự đánh giá) 56
Bảng 3.24. Mức độ đáp ứng về kỹ năng chuyên môn của sinh viên tốt nghiệp nghề
sản xuát gốm thô đối với yêu cầu công việc tại hai cơ sở làm việc. 57
Bảng 3.25. Mức độ đáp ứng về kỹ năng chuyên môn của sinh viên tốt nghiệp nghề
sản xuát gốm thô hệ trung cấp đối với yêu cầu của thị trƣờng lao động trong các
khóa học 59
iii

Bảng 3.26. Giá trị trung bình về mức độ đáp ứng kỹ năng chuyên môn của sinh
viên tốt nghiệp nghề sản xuát gốm thô hệ trung cấp đối với yêu cầu của thị trƣờng
lao độngở từng tiêu chí cụ thể (
Ngƣời lao động tự đánh giá
) 61
Bảng 3.27. Mức độ đáp ứng về kỹ năng chuyên môn của sinh viên tốt nghiệp nghề
sản xuát gốm thô hệ trung cấp đối với yêu cầu của thị trƣờng lao động ở từng tiêu
chí cụ thể (Cán bộ quản lý đánh giá) 61
Bảng 3.28. Khảo sát ý kiến về giải pháp tăng các giờ thực hành trong các môn học 63

Bảng 3.29. Khảo sát ý kiến về giải pháp sinh viên đƣợc thực hành trong các nhà
máy, xí nghiệp có dây chuyền sản xuất hiện đại 67


iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TT
Nội dung
Viết tắt
1
Trƣờng Cao đẳng nghề Viglacera
Trƣờng CĐN Viglacera
2
Bộ Giáo dục và đào tạo
Bộ GD&ĐT
3
Bộ Lao động thƣơng binh và xã hội
Bộ LĐ-TB&XH
4
Cán bộ quản lý
CBQL
5
Statistical Pruduct for the Social Servises
SPSS
6
Sinh viên tốt nghiệp
SVTN
7

An toàn, vệ sinh lao động
AT,VSLĐ
8
Công ty cổ phần
CTCP
9
Vật liệu xây dựng và xây dựng
VLXD&XD
10
Sản xuất gốm thô
SXGT
11
Đại học
ĐH
12
Cao đẳng




1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, chất lƣợng giáo dục đang là vấn đề nóng đƣợc
xã hội quan tâm, đánh giá. Chính phủ, Bộ giáo dục Đào tạo, các cơ sở đào tạo đã
và đang sử dụng nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng Giáo dục - đào tạo
nói chung và đào tạo nghề nói riêng nhƣ: xây dựng ISO ở các cơ sở giáo dục Đại
học, xây dựng văn hóa chất lƣợng, thành lập các Viện, Trung tâm, Phòng Đảm

bảo chất lƣợng giáo dục
Bên cạnh việc tích cực đẩy mạnh công tác kiểm tra chất lƣợng còn tập
trung nghiên cứu và đánh giá chƣơng trình đào tạo, quy trình đào tạo, trong đó
việc đánh giá chất lƣợng của sản phẩm đầu ra là các sinh viên tốt nghiệp và sự
đáp ứng của những sinh viên tốt nghiệp đối với yêu cầu của cơ sở làm việc thông
qua việc lấy lấy ý kiến phản hồi của sinh viên, cựu sinh viên, giảng viên, cán bộ
quản lý, doanh nghiệp, công ty. Qua đó, nhằm đánh giá chính xác, kịp thời về
chất lƣợng giảng dạy các môn học, chất lƣợng chƣơng trình đào tạo, quy trình tổ
chức đào tạo Đây là yêu cầu bức thiết của việc nâng cao chất lƣợng giáo dục
đào tạo.
Khoa VLXD&XD Trƣờng Cao đẳng nghề Viglacera đƣợc thành lập từ năm
2008, có 3 khóa sinh viên tốt nghiệp, Khoa VLXD&XD là một khoa rất mới về
quy trình và chƣơng trình đào tạo, hiện chƣa có nghiên cứu, đánh giá nào về quy
trình và chất lƣợng đào tạo tại Khoa. Vì vậy, việc đánh giá mức độ đáp ứng của
sinh viên tốt nghiệp đối với yêu cầu của các nhà tuyển dụng họ, có ý nghĩa vô
cùng quan trọng với khoa. Nó giúp Khoa trả lời cho câu hỏi chất lƣợng đào tạo
sinh viên hiện nay của Khoa đã đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng lao động
của các doanh nghiệp tuyển dụng hay chƣa?
Nắm bắt đƣợc vấn đề trên cùng với thực tế đào tạo ở Trƣờng Cao đẳng nghề
Viglacera, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Đánh giá mức độ đáp ứng công việc
của sinh viên tốt nghiệp nghề sản xuất gốm thô hệ Trung cấp - Trường Cao đẳng
nghề Viglacera”. Kết quả mà luận văn này muốn hƣớng tới chính là xem xét thực tế
2

hiện nay, các sinh viên tốt nghiệp nghề sản xuất gốm thô có đáp ứng đƣợc yêu cầu
của các doanh nghiệp mà họ làm việc hay không, để từ đó Nhà trƣờng có những
điều chỉnh nhằm đạt đƣợc hiệu quả cao nhất trong đào tạo, với mục đích cuối cùng
là tạo ra những sản phẩm đáp ứng tốt yêu cầu của thực tế xã hội.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là thực hiện việc tìm hiểu mức độ đáp ứng với

công việc của sinh viên tốt nghiệp nghề sản xuất gốm thô hệ trung cấp thông qua việc
nghiên cứu đánh giá thực trạng về kiến thức, kỹ năng chuyên môn và thái độ nghề
nghệp đối với công việc. Trên cơ sở phân tích, xử lý, đánh giá các kết quả thu đƣợc để
đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo tại Khoa VLXD&XD
Trƣờng Cao đẳng nghề Viglacera, đảm bảo đƣa ra đƣợc những sản phẩm nguồn nhân
lực hoàn thiện nhất đáp ứng tốt các yêu cầu của thị trƣờng lao động.
3. Giới hạn nghiên cứu
Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Đánh giá sản phẩm của đào tạo bao gồm rất nhiều mặt, trong khuôn khổ
nghiên cứu, luận văn chỉ hƣớng tới việc đánh giá tìm hiểu mức độ đáp ứng với
công việc của sinh viên tốt nghiệp nghề sản xuất gốm thô hệ trung cấp.
Giới hạn về khách thể và địa bàn nghiên cứu
Tiến hành khảo sát thu thập thông tin đối với sinh viên tốt nghiệp nghề sản
xuất gốm thô hệ trung cấp tốt nghiệp khóa 1,2,3.
Khảo sát thu thập thông tin đối với nhà tuyển dụng là các cán bộ quản lý
tại CT CP Viglacera Hạ Long và CT CP Gốm Đất Việt.
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu
1. Sinh viên tốt nghiệp nghề sản xuất gốm thô hệ trung cấp đáp ứng nhƣ thế
nào về kiến thức, kỹ năng chuyên môn và thái độ nghề nghiệp đối với yêu cầu
của thị trƣờng lao động?
3

2. Cần phải cải tiến chƣơng trình đào tạo của Khoa VLXD&XD Trƣờng
Cao đẳng nghề Viglacera nhƣ thế nào để của sinh viên tốt nghiệp nghề sản xuất
gốm thô đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng lao động hiện nay?
Giả thuyết nghiên cứu
1. Mức độ đáp ứng về mặt kiến thức chuyên môn và thái độ nghề nghiệp
là tốt song về mặt kỹ năng là chƣa tốt.
2. Việc cải tiến chƣơng trình, phƣơng pháp đào tạo theo hƣớng tăng cƣờng

nhiều khối lƣợng thực hành nhằm phát triển kỹ năng của sinh viên là giải pháp
hữu hiệu để tăng khả năng đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng lao động.
5. Khách thể, đối tƣợng và thời gian nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu đánh giá kiến thức, kỹ năng chuyên môn và thái độ nghề
nghiệp của sinh viên tốt nghiệp nghề sản xuất gốm thô với mức độ đáp ứng công
việc tại doanh nghiệp sử dụng lao động CTCP Viglacera Hạ Long và CTCP Gốm
Đất Việt.
Khách thể nghiên cứu
Khảo sát 314 sinh viên nghề SXGT hệ trung cấp tốt nghiệp khóa 1, 2, 3
đang làm việc tại CTCP Viglacera Hạ Long và CTCP Gốm Đất Việt
Khảo sát 123 Cán bộ quản lý là các nhà tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp
nghề sản xuất gốm thô hệ trung cấp đang công tác tại CTCP Viglacera Hạ Long
và CTCP Gốm Đất Việt.
Thời gian triển khai nghiên cứu: Nghiên cứu đƣợc tiến hành từ tháng 12
năm 2011 đến tháng 6 năm 2013.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1.Phương pháp thu thập thông tin
- Thu thập thông tin bằng phƣơng pháp định tính:
+ Nghiên cứu tài liệu (Nghiên cứu các cơ sở lý thuyết, các bài báo, công
trình nghiên cứu.
4

+ Phỏng vấn sâu bán cấu trúc
- Thu thập thông tin bằng phƣơng pháp định lƣợng: Tiến hành điều tra,
khảo sát thông qua việc phát và thu bảng hỏi, thống kê và xử lý số liệu bằng
phần mềm SPSS
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
7.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài nghiên cứu thành công sẽ góp phần vào việc hệ thống hóa các tài

liệu, các công trình nghiên cứu về vấn đề đáp ứng công việc của sinh viên nghề
sản xuất gốm thô, qua đó, làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu này. Mặt
khác, đề tài góp phần vào việc xây dựng hệ thống các chỉ số để đánh giá mức độ
đáp ứng công việc của sinh viên.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở khảo sát mức độ đáp ứng công việc của sinh viên tốt nghiệp
nghề sản xuất gốm thô hệ trung cấp Trƣờng Cao đẳng nghề Viglacera, đƣa ra các
chỉ số đánh giá cụ thể, rõ ràng để làm rõ thực trạng của vấn đề này. Từ đó, tìm ra
những nguyên nhân, hạn chế và đề xuất các giải pháp phù hợp nhanh chóng hòa
nhập với công việc sau khi ra trƣờng, đáp ứng với yêu cầu của cơ sở tuyển dụng
và xã hội.






5

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
1.1.1. Ở nước ngoài
Các nghiên cứu về lý thuyết đo lƣờng trong giáo dục đƣợc thực hiện
tƣơng đối nhiều, phát triển mạnh nhất ở Mỹ và Anh. Các ấn phẩm liên quan đến
Đo lƣờng trong giáo dục đƣợc thực hiện bài bản, phát hành rộng rãi và đƣợc
chỉnh sửa hàng năm. Chủ yếu những nghiên cứu này là của các trƣờng đại học.
Ngoài ra, hƣớng nghiên cứu lần theo dấu vết cũng đƣợc đẩy mạnh, chủ yếu là để
đánh giá và xếp loại các trƣờng đại học theo chuyên ngành đào tạo, đồng thời các
trƣờng đại học có căn cứ để điều chỉnh chƣơng trình đào tạo. Các nghiên cứu này
có thể do các trƣờng đại học tự thực hiện và cũng có thể do các tổ chức đánh giá

chất lƣợng đào tạo, các tổ chức nghề nghiệp thực hiện. Các nghiên cứu này có
một ƣu điểm rất lớn là sự áp dụng các lý thuyết đo lƣờng trong các kỹ thuật đo
lƣờng cụ thể và có thể cung cấp cho các nhà nghiên cứu về sau những bài học tốt
về kỹ thuật, phƣơng pháp đo lƣờng và triển khai xây dựng các tiêu chí đo lƣờng
trong các vấn đề cụ thể.
Những nghiên cứu theo hƣớng này có thể kể đến cuộc điều tra 3000 cựu
sinh viên do Trƣờng đại học Melbourne của Úc thực hiện năm 1999, cuộc điều
tra 6000 cựu sinh viên do Trƣờng đại học Michigan thực hiện năm 2001. Trong
hai cuộc điều tra này, các nhà nghiên cứu đã so sánh các tiêu chí về kiến thức, kỹ
năng mà cựu sinh viên thấy cần đƣợc đào tạo và các tiêu chí kiến thức, kỹ năng
chuyên môn các trƣờng đại học đã đào tạo cho sinh viên để đánh giá khoảng cách
giữa đào tạo và sử dụng thực tế các sản phẩm đào tạo đại học.
Trong một nghiên cứu có tiêu đề Outocmes Approach to Higher Education
Quality Aessment, tác giả đã đề cập đến xu hƣớng tập trung mạnh mẽ hơn vào đánh
giá kết quả đầu ra thay vì đánh giá đầu vào trong giáo dục nhƣ trƣớc đây. Xu hƣớng
này đƣợc thể hiện rõ ở các trƣờng đại học ở Châu Âu (Anh, Nauy) và Mỹ. Trong số
các kết quả đầu ra đƣợc đo lƣờng mà tác giả đề cập tới là các kỹ năng nghề nghiệp
bao gồm: kiến thức, kỹ năng liên quan đến nghề và các kỹ năng tại nơi làm việc [3]
6

Công trình nghiên cứu của các tác giả G,Gallavara, E, Hreinsson và các cộng
sự thuộc Hiệp hội đảm bảo chất lƣợng giáo dục đại học Châu Âu trong cuốn sách
nhAn đề Learning outcome: Common framework – different approachas to
evaluation of learning outcome in the Nordic countries G,Gallavara, 2008, Cuốn
sách trình bày những kinh nghiệm cụ thể của việc đánh giá kết quả học tập đƣợc
thực hiện tại các quốc gia này. Đó là các kinh nghiệm về: sử dụng khảo sát và phỏng
vấn sinh viên tốt nghiệp; sử dụng khảo sát và phỏng vấn ngƣời tuyển dụng nhằm
khai thác mức độ đạt các mục tiêu giáo dục. Từ đó, tác giả còn đƣa ra kiến nghị về
việc áp dụng đánh giá kết quả học tập trong tƣơng lai nhƣ sử dụng trong kiểm toán
chất lƣợng giáo dục[2] .

Bài viết của hai tác giả Lori L.Arcand, Julie Neumann, “Nursing Competency
Across the Continuum of Care”. Bài viết này cung cấp một cái nhìn tổng quan về
năng lực cần thiét của chƣơng trình đánh giá năng lực thƣờng cho công việc điều
dƣỡng và việc đánh giá này đƣợc thực hiện để hỗ trợ đánh giá năng lực liên tục là
điều kiện bắt buộc để nhằm huấn luyện cho nhân viên bệnh viên, trung tâm cấp cứu
để nâng cao vai trò thực hành của nhân viên điều dƣỡng thông qua việc chăm sóc
bệnh nhân tại trung tâm y tế lớn miền Trung Tây – Arizona, Florida”[4].
Một vài nghiên cứu nữa cũng rất gần với nghiên cứu của đề tài là khảo sát
của tạp chí Update (Nhật Bản) thực hiện năm 1996, của Viện Giáo dục Hàn Quốc
(KEIDI) thực hiện năm 2003 và của khảo sát của Viện Quản lý Đào tạo nhân lực
(NIAM) của Hà Lan đối với các doanh nghiệp sử dụng lao động. Nội dung của cuộc
khảo sát là tìm ra các tiêu chí mà các doanh nghiệp đánh giá cao ở ngƣời lao động
trong quá trình tuyển dụng.
1.1.2. Ở Việt Nam
Các nghiên cứu trong thời gian gần đây liên quan đến nội dung nghiên
cứu của đề tài chia làm hai mảng tƣơng đối rõ rệt: 1/ Phân tích, đánh giá, bình
luận về chất lƣợng giáo dục đại học và các tiêu chí đo lƣờng, đánh giá chất lƣợng
đại học, trong đó ngƣời lao động đƣợc đề cập đến nhƣ là sản phẩm của giáo dục
đại học và 2/ Nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng nguồn
nhân lực, trong đó, tập trung nhiều vào phân tích sự đáp ứng của sản phẩm giáo
7

dục đại học với các yêu cầu của thị trƣờng lao động. Đối tƣợng nghiên cứu của
đề tài - mức độ đáp ứng với công việc của SVTN đại học - nằm ở vị trí giao nhau
của hai mảng nghiên cứu trên. Vì thế, các nghiên cứu liên quan đến tƣơng đối
nhiều.
Đầu tiên phải kể đến các nghiên cứu liên quan đến đánh giá chất lƣợng
giáo dục đại học và các tiêu chí đo lƣờng, đánh giá chất lƣợng đào tạo đại học.
Điển hình cho hƣớng nghiên cứu này là GS.TS Phạm Phụ với rất nhiều nghiên
cứu của ông đã đăng trên các báo, tạp chí và kỷ yếu hội thảo đƣợc tập hợp lại

trong tác phẩm "Về khuôn mặt mới của giáo dục đại học Việt Nam"[21], TS.
Phạm Xuân Thanh với các nghiên cứu trong cuốn "Giáo dục đại học: Chất lƣợng
và đánh giá"[22] , Đỗ Thiết Thạch với bài viết "Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất
lƣợng EFQM và sử dụng vào việc nâng cao chất lƣợng trƣờng TCCN-DN, cao
đẳng và đại học[24] và TS Lê Đức Ngọc với bài viết "Bàn về nội hàm của chất
lƣợng đào tạo đại học và sau đại học" [17] . Các nghiên cứu này chủ yếu đánh giá
chất lƣợng giáo dục hiện nay và các tiêu chí đánh giá chất lƣợng đào tạo của
trƣờng đại học. Trong đó, mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên khi ra
trƣờng đƣợc liệt kê trong danh sách các tiêu chí đánh giá chất lƣợng đào tạo của
trƣờng đại học. Chất lƣợng giáo dục đại học chủ yếu đƣợc phân tích qua số sinh
viên thất nghiệp, số sinh viên có đƣợc việc làm sau 6 tháng hoặc 1 năm chứ ít đề
cập đến mức độ đáp ứng với công việc.
Mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên khi ra trƣờng cũng đƣợc liệt
kê nhƣ là một tiêu chí dùng để đánh giá chất lƣợng trƣờng đại học trong một loạt
các nghiên cứu về đảm bảo chất lƣợng trƣờng đại học của Nguyễn Đức Chính,
Phạm Thành Nghị và Nguyễn Quốc Chí. Đồng thời, mức độ đáp ứng với công
việc của sinh viên khi ra trƣờng cũng đƣợc coi là một trong những tiêu chí quan
trọng trong các nghiên cứu về "Chất lƣợng giáo dục - Những vấn đề lý luận và
thực tiễn” của GS.TS. Nguyễn Hữu Châu[2] hay cuốn "Quan niệm chất lƣợng
giáo dục và đánh giá" của tác giả Đặng Thành Hƣng [13] .
Một loạt các nghiên cứu trình bày tại các hội thảo Nâng cao chất lƣợng
giáo dục đại học và Đảm bảo chất lƣợng giáo dục đại học đƣợc tổ chức định kỳ
8

hàng năm kể từ năm 2000 trở lại đây là một nguồn tài liệu tham khảo quý báu.
Trong đó, các tác giả đã phân tích, bàn luận về nội hàm của chất lƣợng giáo dục
đại học, đánh giá chất lƣợng giáo dục đại học thông qua sản phẩm là những
SVTN. Các tác giả phân tích về những năng lực mà sinh viên đƣợc trang bị trong
quá trình đào tạo tại trƣờng đại học. Đây là những thông tin rất quan trọng để xây
dựng tiêu chí đánh giá mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên sau khi ra

trƣờng.
Một hƣớng nghiên cứu khác có liên quan mà đề tài đã tiếp cận là những
nghiên cứu về mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực. Các nghiên
cứu trình bày trong hội thảo quốc gia "Đào tạo theo nhu cầu xã hội" do Bộ Giáo
dục và Đào tạo tổ chức vào các năm 2005 và 2007 cho thấy vấn đề đáp ứng với
công việc của sinh viên sau khi ra trƣờng đã đƣợc rất nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm. Diễn đàn này là nơi các nhà nghiên cứu trình bày mối quan tâm của mình về
khả năng đáp ứng với yêu cầu thực tế của SVTN. Tuy nhiên, các bài trình bày
trong hội thảo chủ yếu tập trung vào: 1/ Khả năng đáp ứng thị trƣờng lao động
của nguồn nhân lực hiện có về số lƣợng và cơ cấu; 2/ Cơ chế và giải pháp rút
ngắn khoảng cách giữa chƣơng trình đào tạo và nhu cầu sử dụng nhân lực thực
tế. Các nhà nghiên cứu và các trƣờng đại học tham gia hội thảo đã trình bày
những đánh giá chất lƣợng giáo dục đại học thông qua nhãn quan của họ và
không có nghiên cứu nào đề cập đến quan điểm đánh giá của các nhà sử dụng
lao động. Có một vài nghiên cứu đánh giá năng lực đáp ứng với công việc của
sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học nhƣng hƣớng tiếp cận là từ phía cựu sinh
viên và thƣờng do các trƣờng đại học thực hiện. Cách tiếp cận này rất hiệu quả
để các trƣờng đại học nhận đƣợc những phản hồi trực tiếp về những kỹ năng
chuyên mônvà kiến thức chuyên môn cần thiết trong thực tế công việc nhằm
điều chỉnh chƣơng trình giảng dạy.[1]
Cùng với những nghiên cứu đánh giá chất lƣợng đào tạo từ hƣớng tiếp cận
cựu sinh viên nhằm đánh giá tình hình việc làm của họ sau khi tốt nghiệp và
thông qua đó, đề xuất một số khuyến nghị để nâng cao chất lƣợng đào tạo ở
trƣờng. Đó là khảo sát sinh viên tốt nghiệp trƣờng Học viên ngoại giao [11] ,
khảo sát sinh viên tốt nghiệp trƣờng Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh [7]
9

,khảo sát sinh viên tốt nghiệp trƣờng Học viện tài chính [12] ; Khảo sát tình hình
việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp trƣờng Đại học Hùng Vƣơng thành phố
Hồ Chí Minh[6]; Khảo sát cựu sinh viên Đại học Đà Lạt [5] . Tuy các nghiên cứu

này đều láy cự sinh viên làm đối tƣợng khảo sát nhƣng chủ yếu nhằm đánh giá tỉ
lệ sinh viên có đƣợc việc làm và có việc làm đúng ngành nghề đào tạo, lĩnh vực
công tác, chức vụ, thu nhập…. của họ sau khi tốt nghiệp.
Ngoài ra, việc đo lƣờng chất lƣợng sản phẩm đào tạo trên cơ sở đánh giá
từ phía ngƣời sử dụng lao động đã đƣợc một số đơn vị đào tạo thực hiện. Đó là
khảo sát của Trƣờng Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh [3] . Nghiên
cứu này chủ yếu nhằm thu thập ý kiến đánh giá của ngƣời đƣợc hỏi về sự đáp
ứng của sinh viên tốt nghiệp đối với yêu cầu công việc đồng thời xác định yêu
cầu thực tế của các cơ quan, doanh nghiệp, thông qua đó nhằm đìều chỉnh
chƣơng trình đào tạo. Ngoài ra, còn có nghiên cứu của Trƣờng Đại học Nha
Trang [8] nhằm đánh giá chất lƣợng sinh viên tốt nghiệp và sự thích ứng của họ
với yêu cầu của doanh gnhiệp. Tuy nhiên, một phần quan trọng khác của nghiên
cứu này là để xác định nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp nên các tiêu chí
đánh giá chất lƣợng sinh viên tốt nghiệp tuy có đƣợc đƣa ra nhƣng còn chƣa
đƣợc quan tâm nhiều.
Ngoài ra cũng có một số nghiên cứu đƣợc thực hiện trên đối tƣợng sinh
viên mới ra trƣờng để tìm hiểu mức độ đáp ứng nghề nghiệp của họ đồng thƣòi
nhằm đề xuất một số giải pháp giúp sinh viên có khả năng đáp ứng cao hơn
ngành học, nghề nghiệp tƣơng lai của mình, đề tài: Nghiên cứu đánh giá mức độ
đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế giai đoạn 2000-
2005 thông qua ý kiến người sử dụng lao động của một số doanh nghiệp trên địa
bàn Hà Nội của học viên Ngô Thị Thanh Tùng, Viện ĐBCL giáo dục thực hiện
năm 2009 [26] ; đề tài: “Đánh giá mức độ đáp ứng về kiến thức chuyên môn , kỹ
năng chuyên mônvà thái độ nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp khoa Giáo dục
đặc biệt, trường Đại học sư phạm Hà Nội đối với yêu cầu của thị trường lao
động” của học viên Đỗ Nghiêm Thanh Phương 2009 [22].
10

Tóm lại, các công trình nghiên cứu trên đƣợc thực hiện trực tiếp với đối
tƣợng sinh viên đã ra trƣờng và với ngƣời sử dụng lao động nhƣng mục đích

khác nhau: hoặc để tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng sinh viên ở các ngành, cơ sở đào
tạo cụ thể; hoặc để xác định sự đáp ứng của họ với thị trƣờng lao động, với yêu
cầu của công việc nhằm tìm ra các giải pháp giúp sinh viên có khả năng đáp ứng
cao hơn với ngành họ, nghề nghiệp tƣơng lai của mình
Việc đo lƣờng mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp nói
chung và sinh viên tốt nghiệp nghề nói riêng, thông qua ý kiến của CBQL gần nhƣ
chƣa đƣợc thực hiện có bài bản, tức là phải có sự tổng hợp về lý thuyết đo lƣờng,
xây dựng bộ tiêu chí dựa trên lý thuyết đo lƣờng và sử dụng bộ tiêu chí để đo
lƣờng mức độ đáp ứng. Đây chính là điểm mới và ý nghĩa thực tiễn cũng nhƣ lý
luận mà đề tài muốn đóng góp vào kho tàng các nghiên cứu về chất lƣợng đào tạo.
1.2. Một số khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Khái niệm năng lực
Khái niệm năng lực đƣợc hiểu dƣới nhiều cách tiếp cận khác nhau.
Theo cách tiếp cận truyền thống (tiếp cận hành vi), năng lực là khả năng đơn lẻ
của cá nhân, đƣợc hình thành dựa trên sự kết hợp giữa kiến thức chuyên môn và
kỹ năng chuyên môncụ thể. Năng lực đƣợc đánh giá thông qua kết quả có thể
quan sát đƣợc.
Nhiều thập kỷ gần đây, năng lực đƣợc nhìn nhận dƣới tiếp cận tích hợp.
Theo Nguyễn Quang Uẩn và Trần Trọng Thuỷ :

Năng lực là tổng hợp những
thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của mọt
hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh
v

c
hoạ
t động ấy. [28]
Còn nhà tâm lý học ngƣời Pháp – Denyse Tremblay


thì quan niệm
rằng năng lực


khả
năng hành động, đạt được thành công và chứng minh sự
tiến bộ nhờ vào khả năng huy động và sử
dụng
hiệu quả nhiều nguồn lực tích
hợp của cá nhân khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống[1].
Năm 2002, Tổ chức các nƣớc kinh tế Phát triển (OECD) đã thực hiện
11

một nghiên cứu lớn về những năng lực cần đạt của ngƣời lao động trong thời
kỳ kinh tế tri thức. Nghiên cứu này xác định năng lực là khả năng cá nhân
đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong một
bối cảnh cụ thể”.

Trong nghiên cứu này, năng lực đƣợc quan niệm là khả năng cá nhân
đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công công việc của mình.
Nói cách khác năng lực là tổ hợp nhiều khả năng và giá trị đƣợc cá nhân thể
hiện thông qua các hoạt động có hiệu quả. Khi mô tả năng lực cá nhân ngƣời ta
hay dùng các động từ chỉ hành động nhƣ: hiểu, biết, phân tích, khám phá, sử
dụng, xây dựng, vận hành, Muốn đánh giá năng lực cá nhân phải xem xét
chúng trong hoạt động. Năng lực của ngƣời lao động đáp ứng với yêu cầu của
công việc là sự tổng hợp toàn bộ thái độ, kiến thức chuyên môn , kỹ năng,
kinh nghiệm và cơ hội đƣợc tích luỹ trong quá trình học tập tại trƣờng đại học
và trong thời gian làm việc thực tế đƣợc biểu hiện qua mức độ hoàn thành công
việc của họ.
Năng lực đƣợc thể hiện thông qua hoạt động có kết quả. Năng lực dƣới

dạng tổng thể giúp cá nhân nắm bắt và giải quyết các vấn đề thực tiễn. Cấu trúc
các thành tố của năng lực linh hoạt, dễ chuyển hoá khi môi trƣờng và yêu cầu hoạt
động thay đổi. Năng lực đƣợc đánh giá thông qua việc theo dõi toàn bộ tiến trình
hoạt động của cá nhân ở nhiều thời điểm khác nhau. Đây chính là cách mà các nhà
quản lý nhân
sự
dùng để đánh giá năng lực nhân viên của mình.
1.2.2. Năng lực của SVTN đại học
Năng lực của SVTN đại học là những năng lực mà cá nhân ngƣời tốt nghiệp
đại học có đƣợc sau khi hoàn thành chƣơng trình giáo dục đào tạo đại học. Nhƣ đã
đề cập ở khái niệm năng lực
,
năng lực của ngƣời tốt nghiệp đại học cũng là một
năng lực tổng hợp, bao gồm nhiều thành tố và có nhiều quan điểm khác nhau về
những thành tố cấu thành năng lực của ngƣời tốt nghiệp đại học.
1.2.2.1.
Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu giáo dục
Trong giới nghiên cứu giáo dục cũng có nhiều quan điểm khác nhau về
12

các thành tố của năng lực mà ngƣời tốt nghiệp đại học phải có. Tuy nhiên, về
cơ bản, năng lực của ngƣời tốt nghiệp đại học bao gồm 4 thành tố [18]: 1/
Khối lƣợng, nội dung và trình độ kiến thức chuyên môn đƣợc đào tạo; 2/ Năng
lực vận hành (kỹ năng chuyên mônkỹ xảo thực hành) đƣợc đào tạo; 3/ Năng
lực nhận thức và năng lực tƣ duy đƣợc đào tạo và 4/ Năng lực xã hội (phẩm
chất nhân văn) đƣợc đào tạo. Đây là những thành tố cơ bản mà từ đó mỗi nhà
nghiên cứu lại chia nhỏ hơn thành các kỹ năng chuyên mônhoặc các cấp độ
năng lực đo đếm đƣợc.
Chẳng hạn, chất lƣợng đào tạo đại học đƣợc phân loại theo năng lực,
với các mức nhƣ sau [25]:

+ Kỹ năng, kỹ xảo: Bắt chƣớc→Thao tác→Chuẩn hoá→Phối hợp→
Tự
động hoá
+ Năng lực nhận thức: Biết

Hiểu

Vận dụng

Phân tích

Tổng
hợp

Đánh giá

Chuyển giao

Sáng tạo
+ Năng lực tƣ duy: Tƣ duy logic

Tƣ duy trừu tƣợng

Tƣ duy phê
phán

Tƣ duy sáng tạo
+ Phẩm chất nhân văn: Khả năng hợp tác

Khả năng thuyết phục


Khả năng quản lý.
Một cách phân chia khác về năng lực của ngƣời tốt nghiệp đại học là căn cứ
vào mục tiêu của giáo dục đại học toàn diện, theo đó, năng lực của
ngƣời tốt nghiệp
đại học bao gồm bốn nội dung: 1/ Phẩm chất công dân, lý
tƣởng và kỹ năng chuyên
mônsống; 2/ Tri thức (chuyên môn, xã hội, ngoại ngữ, tin học) và khả năng thƣờng
xuyên
c
ập
nhật kiến thức chuyên môn ; 3/ Khả năng giao tiếp, hợp tác, năng lực đáp
ứng với những thay đổi; 4/ Khả năng thực hành, tổ chức và thực hiện công việc, khả
năng tìm việc làm và tự tạo ra việc làm có ích cho bản thân và ngƣời khác [19].
Một nhà nghiên cứu khác lại cho rằng ngƣời tốt nghiệp đại học có ba
năng lực nổi trội và đánh giá ba năng lực này là có thể đánh giá đƣợc mức độ
thành công trong công việc của họ: 1/ Có khả năng tìm đƣợc việc làm, tạo
đƣợc việc làm trong một thị trƣờng lao động đầy biến động; 2/ Có khả năng
tự học, tự đào tạo, thƣờng xuyên cập nhập kiến thức chuyên môn của mình
13

và 3/ Có khả năng chuyển đổi ngành nghề, chiếm lĩnh đƣợc những trình độ
chuyên môn mới, đó chính là yếu tố của năng lực đáp ứng với sự thay đổi nhanh
chóng [2]
Gần với quan điểm này nhất là quan điểm về tiêu chí đánh giá chất
lƣợng đào tạo đại học, theo đó, đối với từng ngành đào tạo, ngƣời tốt nghiệp
phải có đƣợc các năng lực sau: 1/ Phẩm chất xã hội - nghề nghiệp (đạo đức, ý
thức, trách nhiệm và uy tín, ); 2/ Các chỉ số về sức khoẻ, tâm lý, sinh học; 3/
Trình độ kiến thức chuyên môn , kỹ năng chuyên mônchuyên môn; 4/ Năng lực
hành nghề (cơ bản và thực tiễn); 5/ Khả năng đáp ứng

vớ
i
thị
trƣờng lao động;
6/ Năng lực nghiên cứu và tiềm năng phát triển nghề nghiệp[10]
1.2.2.2.
Theo quan điểm của các trường đại hoc
Các trƣờng đại học có quan điểm gần với các nhà nghiên cứu giáo dục về
năng lực của ngƣời lao động tốt nghiệp đại học. Tuy nhiên, họ quan tâm nhiều
hơn đến các tiêu chí cụ thể để đo lƣờng khả năng đáp ứng với yêu cầu thực tế
công việc của ngƣời lao động. Các thành tố của năng lực theo quan điểm của
trƣờng đại học có vẻ ít hàm lâm hơn của các nhà nghiên cứu giáo dục.
Hiệp hội các trƣờng đại học trên thế giới có các tiêu chí rất rõ ràng để
đo lƣờng năng lực của ngƣời lao động tốt nghiệp đại học, bao gồm 9 tiêu chí[5]:
1/ Có sự sáng tạo và đáp ứng cao trong mọi hoàn cảnh, chứ không chỉ
học để đảm bảo tính chuẩn mực; 2/ Có khả năng đáp ứng với công việc mới;
3/ Biết đặt những câu hỏi đúng; 4/ Có kỹ năng chuyên mônlàm việc theo
nhóm; 5/ Có hoài bão để trở thành những nhà khoa học lớn; 6/ Có năng lực tìm
kiếm và sử dụng thông tin; 7/ Biết kết luận, phân tích đánh giá; 8/ Chấp nhận
sự đa dạng; 9/ Biết phát triển, chứ không đơn thuần là chuyển giao; 10/ Biết vận
dụng những tƣ tƣởng mới.
Trong khi đó, Hiệp hội các trƣờng đại học châu Á lại có những tiêu chí
về năng lực khá tổng quát và toàn diện. Theo họ, sản phẩm đào tạo của các
trƣờng đại học phải có những năng lực sau [20]: 1/ Chỉ số thông minh (IQ);
2/ Chỉ số sáng tạo (CQ); 3/ Chỉ số xúc cảm (EQ); 4/ Chỉ số đạo đức (MQ); 5/
14

Chỉ số say mê (PQ); 6/ Chỉ số số hoá (DQ) (chính là hiểu biết và khả năng sử
dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong công tác); 7/ Chỉ số quốc tế hoá
(InQ) (bao gồm hiểu biết về ngôn ngữ, dân tộc, văn hoá, các nền văn minh thế

giới, bản chất và xu thế toàn cầu hoá, khả năng giao lƣu, hợp tác).
Các trƣờng đại học của Việt Nam không có những tiêu chí chung về
năng lực của ngƣời tốt nghiệp đại học, nói cách khác là không đặt mục tiêu cụ
thể về những năng lực cần phải có của sinh viên khi tốt nghiệp. Tuy nhiên,

một số cuộc khảo sát do các trƣờng đại học thực hiện với các cựu sinh viên có đề
cập đến những năng lực của họ. Chẳng hạn, trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân
trong cuộc khảo sát thực hiện năm 2005 đã đề cập đến những tiêu chí sau của
ngƣời SVTN từ trƣờng mình, bao gồm: 1/Kiến thức chuyên môn cơ bản về
chuyên môn; 2/Khả năng ra quyết định; 3/Khả năng đáp nghi; 4/Khả năng làm
việc độc lập; 5/Khả năng làm việc theo nhóm; 6/Khả năng sử dụng ngoại ngữ;
7/Khả năng sử dụng vi tinh; 8/Khả năng giao tiếp và 9/Kỹ thuật lao động.
Trƣờng Đại học Bách khoa Tp.Hồ Chí Minh cụ thể hoá năng lực của
sinh viên sau khi tốt nghiệp thành 16 tiêu chí. Các tiêu chí này đƣợc sử dụng
trong cuộc điều tra qui mô nhỏ về cựu sinh viên chứ không phải tiêu chí chính
thức mà sinh viên của trƣờng cần phải đạt. Theo đó, SVTN trƣờng Đại học
Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh có đƣợc những năng lực sau[3]:
1/Có lợi thế cạnh tranh trong công việc; 2/Nâng cao khả năng tự học;
3/Chịu áp lực công việc cao; 4/Tƣ duy độc lập, năng lực sáng tạo; 5/Đáp ứng
với môi trƣờng mới; 6/Kỹ năng phân tích, đánh giá và giải quyết vấn đề; 7/Kỹ
năng chuyên môn tốt; 8/Ứng dụng kiến thức vào công việc thực tiễn; 9/Kiến
thức và kỹ năng về quản lý/tổ chức công việc; 10/Thăng tiến nhanh trong
tƣơng lai; 11/Làm việc trong môi trƣờng đa văn hóa; 12/Sử dụng tin học tốt;
13/Tính chuyên
nghiệp;

14/
Làm việc nhóm; 15/Sử dụng ngoại ngữ
tốt và
16/Kỹ năng giao tiếp tốt.


1.2.2.3.
Theo tiêu chí đánh giá của cán bộ quản lý
Đây là cách phân tích các thành tố của năng lực mà nghiên cứu này
quan tâm nhất. CBQL không phải lúc nào cũng có những tiêu chí/ tiêu chuẩn

×