Tải bản đầy đủ (.pdf) (244 trang)

Xây dựng mô hình đào tạo liên thông giáo viên dạy nghề từ công nhân kỹ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.43 MB, 244 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM





NGUYỄN XUÂN MAI





Xây dựng mô hình đào tạo liên thông giáo viên
dạy nghề từ công nhân kỹ thuật



luËn ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC








Hµ néi - 2006







ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM




NGUYỄN XUÂN MAI




Xây dựng mô hình đào tạo liên thông giáo viên
dạy nghề từ công nhân kỹ thuật


Mã số : 62.14.05.01

luËn ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC



Người hướng dẫn khoa học: GS. TSKH. Nguyễn Minh Đường
PGS. TS. Phan Văn Kha






Hµ néi - 2006





2
MỤC LỤC
Trang
Mục lục 02
Danh mục các chữ viết tắt 06
Danh mục các bảng 07
Danh mục các hình vẽ 09
MỞ ĐẦU 10
Chương I
CỞ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG
GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ TỪ CÔNG NHÂN KỸ THUẬT

1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 16
1.1.1. Ngoài nước 16
1.1.2. Trong nước 19
1.2. Một số khái niệm 24
1.2.1. Đào tạo nghề 24
1.2.2. Đào tạo liên thông 25
1.2.3. Giáo viên dạy nghề 26
1.2.4. Công nhân kỹ thuật 27
1.2.5. Mô hình 28

1.2.6. Quản lý và quản lý đào tạo ……………………………………… 32
1.3. Mô hình đào tạo 33
1.3.1. Các thành tố của mô hình đào tạo 35
1.3.2. Một số vấn đề lý luận về xây dựng chương trình đào tạo 46
1.4. Đào tạo liên thông 53
1.4.1. Đào tạo liên thông trước yêu cầu mới của ngành GD - ĐT 53
1.4.2. Đào tạo liên thông với triết lý học thường xuyên, học suốt đời 54
1.4.3. Cơ sở khoa học của đào tạo liên thông: tính mềm dẻo, linh hoạt
và kế thừa trong đào tạo……………………………………….55
1.4.4. Liên thông trong đào tạo GVDN từ CNKT 57


3
1.5. Mô hình tổng quát đào tạo liên thông 64
1.5.1. Đầu vào và đầu ra của mô hình đào tạo liên thông 64
1.5.2. Phương thức đào tạo liên thông 64
1.5.3. Chương trình đào tạo liên thông 65
1.5.4. Hình thức tổ chức đào tạo liên thông 66
1.5.5. Quản lý đào tạo liên thông 66
Chương II
THỰC TRẠNG VỀ GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ, ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN
DẠY NGHỀ Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

2.1. Thực trạng đội ngũ giáo viên dạy nghề 68
2.1.1. Các nguồn hình thành đội ngũ GVDN Việt nam 68
2.1.2. Số lượng và cơ cấu ngành nghề 69
2.1.3. Chất lượng đội ngũ GVDN 73
2.2. Thực trạng đào tạo GVDN ở Việt nam 89
2.2.1. Thực trạng đào tạo GVDN 89
2.2.2. Thực trạng đào tạo liên thông GVDN 97

2.2.3. Thực trạng quản lý đào tạo, bồi dưỡng GVDN 98
2.3. Đào tạo GVDN ở một số nước 100
2.3.1. Đào tạo GVDN ở Mỹ 101
2.3.2. Đào tạo GVDN ở cộng hoà liên bang Đức 105
2.3.3. Đào tạo GVDN ở Australia 105
Chương III
XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG
GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ TỪ CÔNG NHÂN KỸ THUẬT

3.1. Các nguyên tắc xây dựng mô hình đào tạo liên thông GVDN
trình độ cao đẳng từ CNKT 109
3.1.1. Phải tuân thủ luật giáo dục và các văn bản pháp qui dưới luật 109
3.1.2. Phải đảm bảo tính mềm dẻo, linh hoạt và liên thông với
chương trình dài hạn đào tạo CNKT các trình độ hiện hành 109


4
3.1.3. Các cơ sở tham gia đào tạo liên thông phải đủ điều kiện
đảm bảo chất lượng……………………………………………….110
3.1.4. Các trường SPKT với chức năng và nhiệm vụ đào tạo GVDN
phải là các đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức,
triển khai thực hiện đào tạo liên thông GVDN……………………111
3.2. Một số yêu cầu của mô hình đào tạo GVDN liên thông từ CNKT 112
3.2.1. Yêu cầu về mục tiêu đào tạo 112
3.2.2. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục nghề nghiệp 113
3.3. Xây dựng mô hình và xác định các thành tố của mô hình
đào tạo liên thông GVDN từ CNKT 113
3.3.1. Đầu vào và đầu ra của mô hình ĐT liên thông GVDN từ CNKT 114
3.3.2. Phương thức đào tạo liên thông GVDN từ CNKT 115
3.3.3. Chương trình đào tạo liên thông GVDN từ CNKT 115

3.3.4. Hình thức tổ chức đào tạo liên thông GVDN từ CNKT 118
3.3.5. Quản lý đào tạo liên thông GVDN từ CNKT 118
3.4. Xây dựng chương trình khung đào tạo GVDN trình độ cao đẳng 122
3.4.1. Xác định cấu trúc nội dung chương trình đào tạo 122
3.4.2. Xác định thời lượng chương trình khung đào tạo GVDN
trình độ cao đẳng 129
3.5. Xây dựng chương trình khung đào tạo GVDN liên thông
từ CNKT 138
3.5.1. Nguyên tắc xây dựng chương trình liên thông 138
3.5.2. Xây dựng cấu trúc chương trình liên thông GVDN từ CNKT 139
3.5.3. Xây dựng chương trình đào tạo liên thông GVDN hàn
trình độ cao đẳng từ CNKT hàn 142
3.5.4. Một số yêu cầu để thực hiện ĐTLT 164
3.6. Thí điểm mô hình đào tạo liên thông GVDN hàn
từ CNKT nghề hàn 166
3.6.1. Mục đích thí điểm 166


5
3.6.2. Công tác chuẩn bị 166
3.6.3. Lập kế hoạch đào tạo 168
3.6.4. Triển khai đào tạo thí điểm 168
3.6.5. Kết quả đào tạo thí điểm 171
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 175
Danh mục các công trình của tác giả 178
Tài liệu tham khảo 179
Phụ lục 186






6
Danh mục các chữ viết tắt

BDSP Bồi dưỡng sư phạm
CĐKT Cao đẳng kỹ thuật
CMKT Chuyên môn kỹ thuật
CNH - HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
CNKT Công nhân kỹ thuật
CNKT
TĐC
Công nhân kỹ thuật trình độ cao
CNKT
LN
Công nhân kỹ thuật lành nghề
CNKT
LN(HT)
Công nhân kỹ thuật lành nghề hiện tại
CNKT
BLN
Công nhân kỹ thuật bán lành nghề
CNTT Công nghệ thông tin
CT Chương trình
DN Dạy nghề
ĐHKT Đại học kỹ thuật
ĐT Đào tạo
ĐTLT Đào tạo liên thông
GDKT&DN Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề
GV Giáo viên

GVDN Giáo viên dạy nghề
GVKT Giáo viên kỹ thuật
HS Học sinh
KH - KT Khoa học, kỹ thuật
KT - XH Kinh tế - xã hội
LĐKT Lao động kỹ thuật
LT Liên thông
NVSP Nghiệp vụ sư phạm
PPDH Phương pháp dạy học
SPKT Sư phạm kỹ thuật
THCN Trung học chuyên nghiệp
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông


7
Danh mục các bảng
Trang

Bảng 1.1 - Nguyện vọng của CNKT và học sinh học nghề. 60
Bảng 2.1 - Số lượng và cơ cấu trình độ GVDN Việt Nam 70
Bảng 2.2 - Cơ cấu GVDN và GV viên khác trong các trường dạy nghề 72
Bảng 2.3 - Trình độ và cơ sở đào tạo GVDN 73
Bảng 2.4 - Cơ cấu trình độ GV nói chung và GVDN trong các cơ sở DN 75
Bảng 2.5 - Khối lượng kiến thức và thực hành được ĐT ở một số trường 77
Bảng 2.6 - Năng lực dạy học của GVDN 79
Bảng 2.7 - Năng lực giáo dục của GVDN 83
Bảng 2.8 - Trình độ ngoại ngữ của GVDN 85
Bảng 2.9 - Trình độ tin học của GVDN 87
Bảng 2.10 - Chỉ tiêu và ngành nghề đào tạo của các trường SPKT 89

Bảng 2.11 - Chương trình đào tạo giáo viên kết hợp 4 năm 104
Bảng 2.12 - Chương trình đào tạo giáo viên (4+1) 5 năm 104
Bảng 3.1 - Nhiệm vụ và công việc của người GVDN 124
Bảng 3.2 - Danh mục các học phần thuộc khối kiến thức
giáo dục đại cương 130
Bảng 3.3 - Các học phần thuộc khối kiến thức sư phạm 133
Bảng 3.4 - Các học phần thuộc khối kiến thức quản lý 134
Bảng 3.5 - Kiến thức cơ sở ngành và ngành 135
Bảng 3.6 - Cấu trúc chương trình đào tạo GVDN cao đẳng
Ban hành theo quyết định số 302/QĐ-CĐSPKTV-ĐT 135
Bảng 3.7 - Thời lượng đào tạo kỹ năng nghề được xây dựng theo
Dự án "Nâng cao năng lực GDKT&DN" 136
Bảng 3.8 - Cấu trúc các khối kiến thức chương trình đào tạo GVDN
trình độ cao đẳng 137


8
Bảng 3.9 - Khung chương trình đào tạo GVDN 142
Bảng 3.10 - Mối liên hệ giữa nhiệm vụ và công việc với
các mô đun/môn học của chương trình đào tạo CNKT
TC
148
Bảng 3.11 - Mối liên hệ giữa các nhiệm vụ và công việc với
các mô đun/môn học của chương trình liên thông
từ CNKT
TC
Hàn lên CĐ Hàn 149
Bảng 3.12 - Chương trình đào tạo CNKT trình độ cao đẳng nghề hàn 150
Bảng 3.13 - Các học phần kiến thức cơ sở của ngành cơ khí 153
Bảng 3.14 - Các học phần kiến thức kỹ thuật chuyên ngành 154

Bảng 3.15 - Các học phần kiến thức sư phạm 154
Bảng 3.16 - Các học phần thuộc kiến thức quản lý 155
Bảng 3.17 - Các Mô đun thực hành 155
Bảng 3.18 - Cấu trúc chương trình đào tạo GVDN hàn từ những người
tốt nghiệp THPT (chưa được đào tạo nghề) 156
Bảng 3.19 - So sánh và hiệu chỉnh chương trình đào tạo CNKT hàn trình
độ CĐ theo Dự án với chương trình đào tạo GVDN hàn 157
Bảng 3.20 - Chương trình chuyển tiếp (
1
) đào tạo liên thông
GVDN hàn trình độ cao đẳng từ CNKT cao đẳng hàn 160
Bảng 3.21 - So sánh chương trình đào tạo CNKT 3/7 theo quyết định
1822/TH-DN và chương trình trung cấp nghề 162
Bảng 3.22 - Chương trình ĐT chuyển tiếp (
3
) từ CNKT hàn lành nghề
hiện tại đạt trình độ CNKT hàn lành nghề “Dự án” 164
Bảng 3.23 - Kết quả đào tạo thí điểm 172
Bảng 3.24 - So sánh kết quả học tập của lớp thí điểm và lớp đối chứng
đào tạo theo mô hình hiện hành 173


9
Danh mục các hình vẽ
Trang
Hình 1.1 - Phân loại mô hình 30
Hình 1.2 - Một số phương pháp xây dựng mô hình 31
Hình 1.3 - Mô hình đào tạo 34
Hình 1.4 - Mô hình đào tạo tổng quát 34
Hình 1.5 - Mối liên hệ giữa các mô hình hoạt động, nhân cách và NDCT 48

Hình 1.6 - Nhiệm vụ, công việc của người GVDN 49
Hình 1.7 - Mô hình khái quát nhân cách người GVDN 50
Hình 1.8 - Mô hình nội dung đào tạo GVDN trình độ cao đẳng 51
Hình 1.9 - Mô hình đào tạo liên thông 67
Hình 2.1 - Mô hình đào tạo GVDN giai đoạn 1971 - 1974 90
Hình 2.2 - Mô hình đào tạo GVDN giai đoạn 1974 - 1979 91
Hình 2.3 - Mô hình đào tạo GVDN giai đoạn 1979 - 1982 92
Hình 2.4 - Mô hình đào tạo GVDN giai đoạn 1982 - 1988 93
Hình 2.5 - Mô hình đào tạo GVDN giai đoạn 1988 - 1992 94
Hình 2.6 - Mô hình đào tạo GVDN giai đoạn 1992 đến nay 97
Hình 3.1 - Mô hình đào tạo liên thông GVDN từ CNKT 114
Hình 3.2 - Mô hình chương trình ĐT liên thông GVDN từ CNKT 116
Hình 3.3 - Mô hình tổ chức đào tạo liên thông 120
Hình 3.4 - Cấu trúc chương trình liên thông GVDN từ CNKT 141
Hình 3.5 - Sơ đồ phân tích nghề CNKT hàn 147





10
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.
Phát triển nguồn nhân lực là mối quan tâm hàng đầu và là chiến lược ưu
tiên của mọi quốc gia trong quá trình đẩy mạnh sự tăng trưởng KT - XH. Việt
Nam trong chiến lược phát triển kinh tế với chủ trương nhanh chóng đẩy
mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá, hướng tới nền kinh tế tri thức và hội
nhập quốc tế đã xác định nhân tố quyết định cho thắng lợi là nguồn nhân lực
chất lượng cao. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt

Nam lần thứ IX đã chỉ rõ “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những
động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều
kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội,
tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. “Coi trọng đào tạo đội ngũ công
nhân tay nghề cao, kỹ sư thực hành và nhà kinh doanh giỏi" [20, tr.64]. Mục
tiêu chiến lược đã được đề ra là nâng tỉ lệ lao động được đào tạo lên khoảng
40% vào năm 2010, như vậy tỉ lệ lao động được qua đào tạo nghề sẽ tăng hơn
2 lần so với số hiện có. Để thực hiện được mục tiêu nêu trên, có rất nhiều yếu
tố cần được đổi mới, nhưng đội ngũ giáo viên, những người thực thi công
cuộc đổi mới trong giáo dục- đào tạo giữ vị trí quan trọng hàng đầu. Nghị
quyết 37 của Quốc hội đã nêu: "Phải xây dựng một đội ngũ GV có chất lượng,
đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu ngành nghề và trình độ."
Tuy nhiên, với mô hình đào tạo hiện nay: Tuyển HS tốt nghiệp THPT
vào đào tạo trong 3 năm để trở thành GVDN trình độ cao đẳng với mục tiêu
đào tạo là CNKT bậc 4/7 (cao hơn CNKT lành nghề một bậc), lại vừa là nhà
Sư phạm, vừa là nhà kỹ thuật trình độ Cao đẳng là không thể bảo đảm được
chất lượng đào tạo.


11
Về mặt số lượng, theo số liệu của Tổng cục Dạy nghề năm học 2003-
2004, tỉ lệ GV/HS là 1/28, chỉ mới đạt 1/2 chuẩn quy định (1GV/15HS).
Như vậy, nếu mở rộng quy mô đào tạo để đạt chỉ tiêu nêu trên thì GVDN
đang thiếu nghiêm trọng, trong khi quy mô đào tạo của các trường SPKT hiện
nay đang rất nhỏ bé.
Về cơ cấu ngành nghề, hiện nay hệ thống dạy nghề đang đào tạo 186 nghề
khác nhau (phụ lục 2) thuộc nhiều lĩnh vực kinh tế của đất nước, trong khi đó
các trường Sư phạm kỹ thuật của nước ta, chỉ mới có khả năng đào tạo được
GV cho 21 nghề (phụ lục1), phần lớn thuộc lĩnh vực cơ khí, điện, điện tử, công
nghệ thông tin , còn GV cho 165 nghề còn lại thì chưa có một cơ sở nào đào

tạo. Bên cạnh đó, ngày nay với sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công
nghệ, của sản xuất trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, đã và đang
xuất hiện nhiều ngành nghề mới với công nghệ cao cũng chưa có nơi nào đào
tạo GV.
Đào tạo giáo viên dạy nghề đang đứng trước một thách thức to lớn trước
yêu cầu phát triển đào tạo nghề trong thời gian tới. Do vậy, nghiên cứu, tìm
kiếm những giải pháp mới, mô hình mới để nâng cao chất lượng, tăng nhanh số
lượng, mở rộng quy mô và ngành nghề đào tạo GVDN đáp ứng nhu cầu phát
triển nhanh chóng hệ thống dạy nghề trong thời gian tới đang là vấn đề hết sức
cấp bách hiện nay.
Một trong những mô hình đào tạo có thể đáp ứng được các yêu cầu trên
là đào tạo liên thông GVDN từ CNKT. Do vậy, tác giả đã chọn đề tài "Xây
dựng mô hình đào tạo liên thông GVDN từ CNKT" làm đề tài nghiên cứu của
luận án.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, xây dựng mô hình đào tạo
liên thông GVDN từ CNKT và đề xuất một số biện pháp cần thiết để triển


12
khai đào tạo theo mô hình này nhằm nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô và
ngành nghề đào tạo GVDN đáp ứng cho nhu cầu phát triển đào tạo nghề trong
thời gian tới.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Đào tạo GVDN.
- Đối tượng nghiên cứu: Mô hình đào tạo liên thông GVDN từ CNKT.
4. Giới hạn đề tài
- GVDN có nhiều hình loại khác nhau: GVDN chỉ dạy lý thuyết, GVDN
chỉ dạy thực hành và GVDN vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành. Tuy nhiên,
Dự án Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề đã và đang triển khai xây dựng các chương

trình đào tạo một số nghề theo mô đun tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Để
triển khai đào tạo các chương trình này, đòi hỏi GVDN phải dạy được cả lý
thuyết và thực hành. Bởi vậy, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu đào tạo GVDN vừa
dạy cả lý thuyết lẫn thực hành.
- GVDN có nhiều trình độ khác nhau: Trung cấp, cao đẳng và đại học.
Trong đề tài này tác giả chỉ tập trung nghiên cứu đào tạo GVDN trình độ cao
đẳng là loại GVDN phổ biến và đang có nhu cầu lớn ở nước ta.
- Với thời gian có hạn, đề tài cũng chỉ tiến hành xây dựng chương trình và
đào tạo thí điểm một lớp GVDN hàn trình độ cao đẳng, liên thông từ CNKT
nghề hàn, có trình độ văn hoá THPT.
5. Giả thuyết khoa học
Hiện nay các trường SPKT ở nước ta chỉ mới đào tạo được GVDN cho
21 nghề, còn lại 165 nghề chưa có một cơ sở nào đào tạo, đó là một trở ngại
lớn cho việc mở rộng quy mô và ngành nghề đào tạo GVDN đáp ứng nhu cầu
phát triển nhanh chóng đào tạo nghề trong quá trình CNH - HĐH đất nước.
Mặt khác, thời gian đào tạo 3 năm đối với học sinh tốt nghiệp THPT không
bảo đảm được chất lượng đào tạo GVDN theo chuẩn quy định.


13
Nếu thực hiện đào tạo GVDN theo mô hình liên thông từ CNKT được đề
xuất sẽ góp phần phát triển quy mô, mở rộng ngành nghề cũng như nâng cao
được chất lượng đào tạo GVDN, đáp ứng nhu cầu phát triển dạy nghề trong
thời gian tới.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Đề tài có các nhiệm vụ sau đây:
- Xây dựng cơ sở lý luận về mô hình đào tạo liên thông GVDN từ
CNKT.
- Đánh giá thực trạng về đội ngũ GVDN và đào tạo GVDN hiện nay.
- Xây dựng mô hình đào tạo GVDN liên thông từ CNKT.

- Xây dựng chương trình đào tạo liên thông GVDN hàn từ CNKT nghề
hàn và tiến hành đào tạo thí điểm.
7. Những luận điểm để nghiên cứu đề tài
Đề tài được nghiên cứu trên các luận điểm sau đây:
- Người GVDN trước hết phải là người có phẩm chất và năng lực của
người CNKT. Người GVDN sẽ không thể hoàn thành nhiệm vụ nếu họ không
có đầy đủ những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết của người CNKT.
- Đào tạo liên thông GVDN từ CNKT là giải pháp tối ưu và là điều kiện
tiên quyết để có thể nhanh chóng đào tạo một đội ngũ GVDN đông đảo, có
chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu ngành nghề và trình độ.
- Đào tạo liên thông là tiền đề cần thiết để đổi mới triết lý học một lần
sang triết lý học suốt đời, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động có thể
không ngừng nâng cao trình độ cũng như chuyển đổi nghề khi cần thiết.
8. Những điểm mới của luận án
- Đề tài đã phát triển lý luận về đào tạo theo mô đun và đào tạo liên
thông, trên cơ sở đó đã xây dựng được mô hình đào tạo liên thông GVDN từ
CNKT đáp ứng cho việc mở rộng ngành, nghề và quy mô cũng như nâng cao


14
chất lượng đào tạo GVDN phục vụ nhu cầu phát triển đào tạo nghề ở nước ta
trong thời gian tới.
- Xây dựng được cấu trúc khung chương trình đào tạo liên thông GVDN
từ CNKT và chương trình chi tiết đào tạo liên thông GVDN hàn trình độ cao
đẳng từ CNKT hàn.
- Đề xuất được mô hình quản lý và một số chính sách, cơ chế cần thiết
để thực hiện đào tạo liên thông GVDN từ CNKT.
9. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu đề tài
* Phương pháp tiếp cận
Tác giả đã sử dụng các phương pháp tiếp cận sau để nghiên cứu đề tài:

- Tiếp cận hệ thống
Sư phạm kỹ thuật lại là một bộ phận của hệ thống Giáo dục và Đào tạo.
Do vậy, để nghiên cứu đào tạo GVDN cần đặt hệ thống SPKT trong mối quan
hệ với các thành tố của hệ thống Giáo dục và Đào tạo như Giáo dục phổ
thông, Giáo dục nghề nghiệp, Giáo dục đại học, Giáo dục thường xuyên. Giáo
dục phổ thông là đầu vào của hệ thống đào tạo; do vậy, chương trình đào tạo
GVDN phải kế thừa chương trình giáo dục phổ thông. Mặt khác, đầu ra của
hệ thống SPKT sẽ phục vụ cho hệ thống DN, do vậy phải lấy yêu cầu của hệ
thống DN làm đích, làm mục tiêu đào tạo GVDN. Bên cạnh đó, SPKT là một
bộ phận của Giáo dục đại học, nên hệ SPKT phải tuân thủ những nguyên tắc,
quy chế của giáo dục đại học. Mặt khác, Giáo dục và đào tạo là một bộ phận
của hệ thống kinh tế -xã hội do vậy, nghiên cứu đào tạo GVDN phải tính đến
ảnh hưởng của các thành tố như sản xuất/ dịch vụ, khoa học - công nghệ,
chính trị - xã hội
- Tiếp cận thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống Giáo dục - đào tạo nói chung và
đào tạo GVDN nói riêng, tham gia vào một thị trường đặc biệt được gọi là thị
trường lao động và phải tuân thủ những quy luật cơ bản của thị trường là quy


15
luật giá trị, quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh. Vì thế , trong quá trình
nghiên cứu về đào tạo GVDN cần tính đến các quy luật của thị trường, cần
quan tâm tới chất lượng, quy mô và cơ cấu đào tạo, hướng tới thoả mãn nhu
cầu của thị trường lao động về GVDN trong thời gian tới.
* Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau đây:
+ Phương pháp nghiên cứu lý luận: phân tích, đánh giá, tổng hợp các
thông tin, tư liệu phục vụ cho việc xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.

+ Phương pháp mô hình hoá để xây dựng mô hình đào tạo liên thông
GVDN từ CNKT.
+ Phương pháp khảo sát và phương pháp chuyên gia để thu thập ý kiến
đánh giá thực trạng và về tính hợp lý, tính khả thi của mô hình đào tạo và các
kiến nghị được đề xuất.
+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng sự đúng đắn và tính
khả thi của mô hình đề xuất.
+ Phương pháp toán học để gia công các số liệu thực nghiệm.
10. Cấu trúc luận án
Luận án gồm 3 phần: Mở đầu, nội dung, kết luận và kiến nghị.
Nội dung có 3 chương:
Chương I - Cơ sở lý luận xây dựng mô hình đào tạo liên thông giáo
viên dạy nghề từ công nhân kỹ thuật.
Chương II - Thực trạng về giáo viên dạy nghề, đào tạo giáo viên dạy
nghề ở Việt nam và một số nước trên thế giới.
Chương III - Xây dựng mô hình đào tạo liên thông giáo viên dạy nghề
từ công nhân kỹ thuật.
Nội dung luận án được trình bày trong 231 trang, trong đó:
- Nội dung luận án: 167 trang


16
- Các nội dung khác (Mục lục, tài liệu tham khảo, phụ lục ): 64 trang



17
Chương I
CỞ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG
GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ TỪ CÔNG NHÂN KỸ THUẬT


1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
1.1.1. Ngoài nước.
Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang nhìn nhận GD là nhân
tố đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, với sự hưng thịnh
của đất nước. Do vậy, trong một vài thập kỷ gần đây, họ đã và đang thực hiện
những công cuộc cải tổ về giáo dục để chuẩn bị cho cho thế hệ trẻ nói riêng
và cho đất nước nói chung bước sang thế kỷ 21, thế kỷ được mệnh danh là thế
kỷ của công nghệ thông tin, thế kỷ của kinh tế tri thức, thế kỷ mà nền văn
minh hậu công nghiệp sẽ tạo nên những biến đổi có tính cách mạng trong sản
xuất cũng như trong đời sống xã hội. Một cuộc chạy đua gay gắt đang diễn ra:
các nước phát triển thì đang nỗ lực để có thể chiếm lĩnh vị trí hàng đầu thế
giới kinh tế, các nước đang phát triển thì phấn đấu để khỏi tụt hậu. Trong
cuộc chạy đua và cạnh tranh gay gắt điều tất yếu dẫn đến nhu cầu cải tổ hệ
thống giáo dục, trong đó có đội ngũ giáo viên, đặc biệt là đội ngũ GVKT
(GVDN) những người “giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng
giáo dục”[46, tr.15], đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển đang được
nhiều quốc gia hết sức quan tâm, nghiên cứu.
* Về mô hình đào tạo
Có một nhận xét chung là mô hình đào tạo GVDN được tiến hành ở các
nước trên thế giới hết sức đa dạng, mỗi nước đang tiến hành đào tạo GVDN
theo cách riêng, phù hợp với truyền thống, nhu cầu và điều kiện cụ thể của
nước mình. Ví dụ ở CHLB Đức GVDN được đào tạo chính qui theo một
chương trình thống nhất trong toàn liên bang ở trình độ đại học tại các khoa
SPKT. Điều bắt buộc đối với người tham gia các khoá học đào tạo GVDN


18
phải là những người đã được đào tạo nghề và sau khi học xong chương trình
phải có 2 năm làm việc với nghề được đào tạo mới được cấp bằng GVDN.

Ở Mỹ mô hình đào tạo, bồi dưỡng GVDN đa dạng hơn, đầu vào cho các
khoá đào tạo GVDN chủ yếu là những người tốt nghiệp các trường Cao đẳng
cộng đồng, các trường Kỹ thuật, các trường Đại học kỹ thuật Sau đó đào tạo
tiếp phần sư phạm học để trở thành GVDN.
Còn ở một số nước Châu Á - Thái Bình Dương mô hình đào tạo cũng
hết sức đa dạng. Ở Australia, bên cạnh những GVDN được đào tạo một cách
chính quy, bài bản được thực hiện rộng rãi theo nhiều mô hình đa dạng ở các
khoa sư phạm kỹ thuật của các Trường Đại học như: Monash; Newcastle;
Melbourne; Sydney thì một phần lớn GVDN giảng dạy ở các trường KT -
Nghề nghiệp được lấy từ các lĩnh vực công nghiệp, với lý do họ là những
người có trình độ tay nghề và kinh nghiệm sản xuất. Những đối tượng này
đều phải học tại chức một khoá đào tạo GVDN để chuẩn hoá trình độ. Thông
thường khoá học đó kéo dài 2 năm, nhưng nếu học tập trung trong thời gian
tương đương 22 giờ mỗi tuần thì khoá học sẽ kéo dài chỉ trong 1 năm.
Ở Malaysia, Bộ Giáo dục thông qua vụ Giáo viên, tổ chức và quản lý
các khoá đào tạo GVDN ở các trường Cao đẳng. Các khoá đào tạo giáo viên
với sự phân bổ thời gian là 40% cho học lý thuyết và 60% cho thực hành,
trong đó có 17 tuần thực tập tại xí nghiệp, 14 tuần thực tập giảng dạy.
Ở Philipine, thông thường GVKT được đào tạo ban đầu/tiền nhiệm
trong 4 năm ở trường đại học SPKT hoặc 5 năm ở trường đại học kỹ thuật.
Giáo viên thực hành được đào tạo trong 3 năm. Những người được chọn làm
giáo viên xuất thân từ các trường kỹ thuật thì phải học tiếp một số khoá sư
phạm học.
Nói tóm lại mô hình đào tạo, bồi dưỡng GVDN hiện nay ở các nước hết
sức đa dạng, không có một mô hình thống nhất mà phụ thuộc vào điều kiện cụ
thể và truyền thống của từng Quốc gia để đào tạo GVDN. Điểm chung nhất


19
có thể thấy, mô hình đào tạo GVDN được thực hiện chủ yếu theo hai hình

thức liên tục và nối tiếp (liên thông) nhưng điểm chung của các mô hình này
là bắt buộc người vào học phải có nghề, nếu không trong thời gian học phải
học dưới bất kỳ hình thức nào để đạt trình độ CNKT trước khi trở thành
GVDN.
* Về mục tiêu đào tạo GVDN
“Thế kỷ 21 là thế kỷ của một nền văn minh dựa vào quyền lực của tri
thức. Giáo dục vừa phải cung cấp tri thức, vừa phải dạy công nghệ (cách làm),
làm sao trong dòng thông tin ngày càng đầy ắp mà mỗi con người, từng cộng
đồng vẫn phát triển, đủ sức định hướng được trong đó, xã hội trở thành một
xã hội học tập”[35, tr.92]. Báo cáo "Học tập: của cải nội sinh” của UNESCO
đã nêu lên 4 trụ cột của giáo dục thế kỷ 21, đó là: Học để biết; học để làm;
học để cùng chung sống và học để tự khẳng định mình. Để phục vụ cho mục
tiêu trên, GV được nhìn nhận là một nhân tố hết sức quan trọng. “Giáo viên
luôn là điều kiện quyết định của sự nghiệp giáo dục và phát triển giáo
dục”[35, tr.166]. Điều này đã được UNESCO đề cập trong khuyến cáo 21
điểm về chiến lược phát triển giáo dục của thế kỷ 21.
Lynch (1997) [71] đã đưa ra mục tiêu đào tạo GVDN và coi đó là các
nguyên tắc để xây dựng chương trình đào tạo các khoá học. Cụ thể là:
+ Giáo viên phải là người tạo cơ hội cho học sinh phát triển nghề nghiệp
của họ như là những người học suốt đời.
+ Giáo viên phải sử dụng chương trình đào tạo và các phương pháp dạy
học tích hợp lý thuyết và thực hành.
+ Giáo viên phải có hiểu biết về triết lý và thực hiện có hiệu qủa việc
chuẩn bị và phát triển nhân lực.
+ Giáo viên phải biết vận dụng kỹ năng sư phạm năng động dựa trên lý
luận và thực tiễn học tập.


20
+ Giáo viên là đối tác trong cộng đồng học tập thông qua đó mà tạo nên

sự hợp tác và các quá trình dân chủ cho sinh viên.

* Về chất lượng đào tạo
Sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ đã trực tiếp tác
động đến công việc, vai trò, vị trí của người GVDN. Vì thế, nhiều công trình
nghiên cứu trên thế giới đã đề cập tới vấn đề này. Tozer và Nelson (1988) đòi
hỏi các nhà đào tạo GVKT tạo cho sinh viên có những kỹ năng cao để đáp
ứng được những thay đổi của công việc dưới tác động của công nghệ mới.
Sharp (1996) đưa ra ý kiến cho rằng sự thay đổi những khác biệt truyền
thống giữa các ngành nghề có tính chất trí tuệ và các ngành nghề thủ công,
giữa giáo dục hàn lâm và GD nghề nghiệp dẫn tới sự cần thiết phải thay đổi
việc đào tạo giáo viên sao cho GV tương lai có thể xây dựng được một lực
lượng lao động có những kỹ năng kỹ thuật và các kỹ năng quan hệ người -
người tốt hơn, đáp ứng được những yêu cầu của chỗ làm việc mới.
Miller (1996) nhấn mạnh rằng sứ mạng của đào tạo GVKT phải được
dựa trên các nguyên tắc của quan niệm "cấu trúc - thiết kế". Quan niệm đó là
một cách tiếp cận nhận thức nhấn mạnh kiến thức “cấu trúc - thiết kế” thông
qua quá trình giải quyết vấn đề nhằm tạo ra “những người học với tư cách là
những người giải quyết vấn đề, học suốt đời, những người hợp tác, thay đổi
những ai có khả năng thay đổi và là những người thực tiễn của các quá trình
dân chủ”[71, tr.54].
Từ những nghiên cứu trên cho thấy, vấn đề đào tạo GVKT trong đó có
GVDN đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm trên nhiều phương diện,
từ những tác động tâm - sinh lý đến qui mô, chất lượng, cơ cấu ngành nghề và
những ảnh hưởng của nó đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.
1.1.2. Trong nước


21
Vấn đề đào tạo GVDN mới được đề cập đến từ những năm 1970 - 1980.

Từ đó tới nay đã có nhiều công trình nghiên cứu của tập thể và cá nhân như:
Các công trình nghiên cứu của các tác giả ở Viện nghiên cứu Khoa học Dạy
nghề và các trường Sư phạm kỹ thuật: Nguyễn Hùng Sinh, Trần Ngọc
Chuyên, Hoàng Xuân Quý (1983 - 1984), Nguyễn Đức Trí (1989 - 1990);
Nguyễn Minh Đường (1990 - 1993); Võ Thanh Bình, Đinh Công Thuyến,
Hoàng Ngọc Phi (1997 - 1998). Những tác giả này đã nghiên cứu về mô hình
nhân cách, mô hình hoạt động, mô hình đào tạo, phẩm chất, năng lực người
GVDN.
Cuối những năm 80 của thập kỷ trước đã có những đề tài nghiên cứu cấp
Bộ và cấp Nhà nước thuộc lĩnh vực giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp và đào tạo
GVKT như: "Góp phần nghiên cứu về các kỹ năng lao động chung và việc
hình thành chúng trong luyện tập thực hành nghề" (đề tài cấp Bộ, mã số
52VB - 10.01) năm 1988; "Phương pháp dạy thực hành" (đề tài cấp Bộ, mã số
52VB - 10.01) năm 1989; "Xây dựng mô hình giảng viên kỹ thuật ở trình độ
Đại học cho các trường THCN - DN (mã số B99 - 52 - 36) năm 2000" [71];
Nghiên cứu cải tiến mục tiêu, nội dung giáo dục và đào tạo của các cấp học,
bậc học trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội (đề tài cấp Nhà nước - mã
số 52 - VNN - 03) [27]; Phát triển chương trình Giáo dục kỹ thuật và Dạy
nghề (Dự án ADB - VIE - TA 3063) [30] , các Luận án tiến sĩ của Đỗ Huân
(1994) [36], Bùi Văn Quân (2001) [52], Trần Hùng Lượng (2002) [48], Phan
Chính Thức (2003) [62] Nội dung của các công trình này đều tập trung
nhằm tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng và mở rộng quy mô đào
tạo GVDN và CNKT trong các trường SPKT và các cơ sở đào tạo nghề.
Trần Khánh Đức, tác giả cuốn sách “Sư phạm kỹ thuật” (2002) [24] cũng
đã đề cập một cách tổng thể và có hệ thống về lĩnh vực sư phạm kỹ thuật từ
cơ sở lý luận, xây dựng mục tiêu, nội dung, phương pháp, cho đến quản lý
chất lượng và tổ chức quản lý trong đào tạo sư phạm kỹ thuật.


22

Về xây dựng mô hình đào tạo GVKT, phải kể đến một số công trình
nghiên cứu của Viện nghiên cứu và phát triển giáo dục, trong đó có công trình
nghiên cứu “Xây dựng mô hình đào tạo giáo viên kỹ thuật trình độ đại học
cho các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề”, mã số: B99 - 52 - 36
do Nguyễn Đức Trí làm chủ nhiệm. Nội dung đề tài đã đề cập đến nhiều vấn
đề lý luận cũng như thực tiễn: thực trạng đội ngũ giáo viên kỹ thuật (số lượng,
chất lượng; đào tạo và sử dụng) trong các trường trung học chuyên nghiệp ở
nước ta. Đặc biệt đề tài đã khảo sát, đánh giá về chất lượng, chứng minh mức
độ thiếu hụt về số lượng giáo viên kỹ thuật trong cả nước, trên cơ sở đó đề
xuất một số mô hình đào tạo giáo viên kỹ thuật trình độ đại học cho các
trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Tuy nhiên, do hạn chế về thời
gian và kinh phí nên đề tài cũng chỉ mới nêu lên được các mô hình khái quát,
chưa đề xuất được quy trình xây dựng chương trình đào tạo giáo viên kỹ thuật
áp dụng cho từng mô hình để hiện thực hoá mô hình đã nghiên cứu; do vậy,
đề xuất trên chưa được kiểm nghiệm.
Về xây dựng nội dung chương trình đào tạo liên thông, có công trình
nghiên cứu "Phát triển chương trình Giáo dục kỹ thuật và Dạy nghề" (Dự án
ADB - VIE - TA 3063) [30] của Nguyễn Minh Đường. Công trình nghiên cứu
đã giới thiệu phương pháp luận cũng như qui trình phát triển chương trình
GDKT nghề nghiệp với phương pháp tiếp cận hệ thống và tiếp cận thị trường
theo phương pháp DACUM, một phương pháp đang được nhiều nước trên thế
giới áp dụng trong hệ thống Giáo dục kỹ thuật - nghề nghiệp.
Bên cạnh các công trình nghiên cứu như đã trình bày ở trên, thì một số
hội thảo khoa học mang tính chuyên đề về đào tạo GVDN đã được tổ chức
trong những năm gần đây, trong đó có một số hội thảo được đánh giá cao về
mặt khoa học như: Nâng cao năng lực đội ngũ GV hệ thống GDKT & DN
giai đoạn 2001 - 2010 (Bắc Giang 1/2001); Phát triển chương trình đào tạo
SPKT cho GVDN (Nghệ An 9/2002); Nghiên cứu khoa học gắn với đào tạo



23
trong hệ thống SPKT (Hà Nội 12/2004). Hơn 100 báo cáo khoa học của các
chuyên gia có nhiều kinh nghiệm như: Nguyễn Minh Đường; Đỗ Minh
Cương; Đặng Danh Ánh; Nguyễn Viết Sự; Nguyễn Đức Trí; Đặng Quốc Bảo
và từ các trường SPKT như: Nguyễn Văn Khôi; Võ Thanh Bình; Nguyễn
Xuân Mai; Đỗ Mạnh Cường được trình bày và đăng tải trong các hội thảo
đã nói lên tính bức thiết cũng như những vấn đề bất cập và các phương hướng
cần được giải quyết xung quanh vấn đề đào tạo, bồi dưỡng GVDN hiện nay.
Ngoài ra cùng với quá trình hợp tác và hội nhập, một số hội thảo của các
tổ chức Quốc tế về đào tạo GVDN cũng đã được tổ chức như: Giới thiệu
chương trình đào tạo, bồi dưỡng GVKT trên trang Web (MOET phối hợp với
GTZ tổ chức - 3/2004); Bồi dưỡng tại chức cho GVKT và DN tại các nước
đang phát triển (GTZ - 3/2004); Phát triển chương trình đào tạo theo mô đun
(Invent - 12/2002). Trong các Hội thảo này đã đề cập đến các vấn có liên quan
đến thực trạng đội ngũ GVDN, đào tạo và sử dụng GVDN hiện nay ở Việt
Nam và đề ra các giải pháp mang tính chiến lược trong đào tạo, bồi dưỡng
GVDN đáp ứng cho sự phát triển trước mắt và ổn định lâu dài mang tính khoa
học cao.
Về đào tạo liên thông - Đào tạo liên thông ở Việt Nam đang được nhìn
nhận như là một vấn đề mới, nhưng suy cho cùng thì nó chỉ mới đối với lĩnh
vực GDKT nghề nghiệp, còn đối với giáo dục phổ thông tuy không được nói
nhiều về “liên thông” nhưng từ việc xây dựng nội dung, chương trình, tổ chức
quá trình giáo dục theo lớp, cấp học thì thực chất đã là liên thông mà từ trước
tới nay chúng ta đã và đang thực hiện. Còn GDKT nghề nghiệp do tính đa dạng
của ngành nghề, bậc học nên việc tổ chức đào tạo liên thông gặp rất nhiều khó
khăn. Điểm lại việc nghiên cứu và triển khai về đào tạo liên thông trong GDKT
nghề nghiệp cho thấy rất ít đề tài đi sâu nghiên cứu về vấn đề này. Năm 1997
với đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ bàn về sự khác biệt và liên thông ở hai
trình độ đào tạo đại học và cao đẳng, nhưng ở đề tài này khái niệm liên thông



24
còn mờ nhạt, chưa được làm rõ. Khi nghiên cứu về sự liên thông, ở đây đang
dừng lại ở khía cạnh so sánh hai trình độ đại học và cao đẳng là chính, chưa
khái quát được một cách tổng thể các khía cạnh của một mô hình đào tạo liên
thông. Về mặt chương trình, đề tài chỉ đưa ra chương trình đào tạo liên thông
cao đẳng sư phạm lên đại học sư phạm các ngành cơ bản: Toán, Vật lý, Hoá
học, Văn học, Lịch sử Vì vậy ý nghĩa thực tiễn chưa nhiều.
Tháng 10 năm 2001, Bộ GD & ĐT đã tổ chức hội thảo khoa học về đào
tạo liên thông. Trong hội thảo đã có nhiều bài tham luận của các tác giả:
Nguyễn Đại Thành; Hồ Ngọc Vinh; Bùi Văn Ga; Tạ Xuân Tề; Hồ Thanh
Phương; Đinh Xuân Phú, các tác giả này đã đề cập đến tính cấp bách của
ĐTLT, kinh nghiệm về ĐTLT ở một số nước và thông qua đó đã thể hiện sự
đồng tình của mình trong việc triển khai ĐTLT. Hội thảo đã xây dựng được
một bức tranh tổng thể về liên thông dọc đối với các bậc đào tạo từ THCN -
CĐ - ĐH với những ngành nghề nhất định, còn đối với liên thông ngang, để
chuyển đổi ngành nghề thì chưa được đề cập trong hội thảo này.
Tháng 12 năm 2002, Bộ GD&ĐT ban hành quyết định 49/2002/QĐ-
BGD&ĐT, “Qui định tạm thời về đào tạo liên thông Dạy nghề, Trung học
chuyên nghiệp, Cao đẳng và Đại học”. Tuy nhiên, nội dung quyết định này
chỉ mới qui định nhiệm vụ và quyền hạn của các trường, các cấp tham gia đào
tạo liên thông và sự cam kết giữa các cơ sở đào tạo về chương trình, chất
lượng và chuyển giao người học theo hình thức liên thông dọc một cách hệ
thống, mà chưa đề cập đến các loại hình liên thông khác như liên thông
chuyển đổi nghề, liên thông chuyển đổi và nâng cao, v.v Bộ GD&ĐT đã
giao cho một số Trường triển khai thí điểm ĐTLT từ trình độ Trung cấp lên
Cao đẳng, tuy nhiên, cho đến nay việc thí điểm này chưa được tổng kết.
Dự án ADB - VIE - TA 3063 “Nâng cao năng lực GDKT & DN” đã
triển khai xây dựng chương trình đào tạo CNKT với 3 cấp trình độ: Bán lành
nghề, lành nghề và trình độ cao. Các chương trình này được xây dựng theo cấu

×