ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Số: 92/KH-UBND
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Cần Thơ, ngày 29 tháng 10 năm 2012
KẾ HOẠCH
Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề đạt tiêu chuẩn
ASEAN tại Malaysia năm 2012
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH:
Căn cứ Quyết định số 826/ QĐ-LĐTBXH ngày 07 tháng 7 năm 2011 của
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt nghề trọng điểm và
trường được lựa chọn nghề trọng điểm để hỗ trợ đầu tư từ Chương trình mục
tiêu quốc gia giai đoạn 2011 - 2015;
Căn cứ Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21 tháng 09 năm 2010 của
Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân
sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức;
Căn cứ công văn số 1410/LĐTBXH-KHTC ngày 07 tháng 5 năm 2012
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc Hướng dẫn kinh phí dự
kiến phân bổ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc năm 2012;
Căn cứ Công văn số 669/TCDN-KHTC ngày 07 tháng 5 năm 2012 của
Tổng cục Dạy nghề về việc hướng dẫn kế hoạch kinh phí năm 2012 các dự án
day nghề thuộc chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy nghề giao
đoạn 2012 - 2015;
Căn cứ Công văn số 777/TCDN-GV ngày 30 tháng 5 năm 2012 của
Tổng cục Dạy nghề về việc hướng dẫn tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên
dạy nghề ở nước ngoài.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH:
1. Cơ sở lý luận:
Nâng cao chất lượng và số lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề là nhu cầu
cấp thiết. Hiện nay, ngoài đội ngũ giáo viên các trường nghề trong cả nước
phải đẩy mạnh việc tự học tập trau dồi kiến thức, rèn luyện nâng cao kỹ năng
nghề nghiệp, tạo được sự tin cậy của các học viên thì sự nỗ lực hỗ trợ của các
cơ quan chức năng là rất quan trọng. Đây chính là chìa khóa để cho hoạt động
dạy nghề ở nước ta nói chung và của thành phố Cần Thơ nói riêng phát triển
bền vững.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI “...Đẩy mạnh
đào tạo nghề theo nhu cầu phát triển của xã hội; có cơ chế và chính sách thiết
lập mối quan hệ chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với cơ sở đào tạo. Xây dựng
và thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực cho ngành, lĩnh vực
mũi nhọn; đồng thời, chú trọng đào tạo nghề cho nông dân, đặc biệt đối với
người bị thu hồi đất. Ngày 29 tháng 5 năm 2012 Thủ Tướng Chính phủ đã
phê duyệt Quyết định số 630/QĐ-TTg về Chiến lượt phát triển dạy nghề thời
kỳ 2011- 2020, một trong những giải pháp phát triển dạy nghề là phát triển
đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề. Ngoài việc chuẩn hóa đội ngũ
giáo viên dạy các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia về trình độ đào tạo, kỹ
năng và sư phạm nghề thì việc chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy các nghề
trọng điểm cấp độ khu vực và cấp độ quốc tế về kỹ năng nghề và năng lực sư
phạm của các nước tiến tiến trong khu vực Asean và quốc tế là hết sức quan
trọng và cần thiết.
2. Cơ sở thực tiễn:
a) Thực trạng đội ngũ giáo viên các nghề trọng điểm:
Đội ngũ giáo viên dạy nghề hiện có của thành phố Cần Thơ tổng số là
720 giáo viên, trong đó giáo viên cơ hữu là 545 người chiếm tỷ lệ 75,69%;
giáo viên thỉnh giảng là 125 người; giáo viên kiêm nhiệm là 50 người. Số giáo
viên dạy trực tiếp các môn nghề là 528 người, chiếm tỷ lệ 73,33%, số giáo
viên vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành là 469 người.
Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, số giáo viên dạy nghề có trình độ sau
đại học là 55 người (chiếm tỷ lệ 7,63%), có trình độ đại học, cao đẳng là 463
người (chiếm tỷ lệ 64,3%), có trình độ khác là 202 người (chiếm tỷ lệ
28,05%).
* Đối với giáo viên dạy các nghề được đầu tư trọng điểm:
+ Cấp quốc gia gồm các nghề:
- Xây dựng cầu đường bộ, điều khiển phương tiện nội địa: 07 giáo viên.
Trong đó 01 thạc sỹ; 03 đại học và 03 công nhân lành nghề dạy thực hành.
- Chế biến thực phẩm, chế biến lương thực: Chưa có giáo viên.
- Nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ: 03 giáo viên, trình độ đại học.
- Kỹ thuật chế biến món ăn: 02 giáo viên, trình độ đại học.
- Hàn: 02 giáo viên, trình độ đại học.
+ Cấp khu vực gồm các nghề:
- Cắt gọt kim loại: 09 giáo viên, trong đó 02 thạc sỹ, 06 đại học và 01
trình độ cao đẳng nghề.
- Quản trị mạng máy tính: 08 giáo viên trình độ đại học.
+ Cấp quốc tế gồm các nghề:
- Công nghệ Ôtô: 08 giáo viên, trong đó 07 trình độ đại học và 01 trình
độ cao đẳng nghề.
- Điện tử công nghiệp: 16 giáo viên, trong đó 02 thạc sỹ, 11 đại học và
03 trình độ cao đẳng nghề.
- Công nghệ thông tin (ứng dụng phần mềm): 08 giáo viên trình độ đại
học.
b) Chuẩn sư phạm nghề:
Các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề trên địa bàn thành phố cơ bản
mới đạt sư phạm bậc 1 hoặc bậc 2; số giáo viên đã học bổ sung kiến thức để
chuyển đổi thành giáo viên dạy nghề để đạt chuẩn sư phạm nghề theo quy
định ở hầu hết các cơ sở dạy nghề trên địa bàn chưa cao.
c) Chuẩn kỹ năng nghề:
2
- Tại các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, các trường chuyên
nghiệp tham gia dạy nghề, giáo viên dạy thực hành cơ bản có bậc thợ cao hơn
bậc đào tạo từ 1- 2 bậc; giáo viên dạy lý thuyết chưa đạt bậc thợ theo quy
định (đạt bậc 4 trở lên dạy trình độ trung cấp nghề, bậc 5 trở lên dạy trình độ
cao dẳng nghề). Chính vì vậy việc đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề cho đối
tượng này là rất cần thiết.
- Tại các trường, các cơ sở đào tạo nghề khác chỉ có một số cán bộ, giáo
viên có chuyên môn sâu như: kỹ sư, nghệ nhân, thợ bậc cao đã có kinh
nghiệm trong sản xuất có thể đảm bảo được kỹ năng nghề để dạy nghề, phần
lớn còn lại bậc kỹ năng chưa cao, chưa có kỹ năng sư phạm nghề.
d) Định hướng, yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng:
Tùy theo từng cấp độ, giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng đều phải đạt
yêu cầu về kỹ năng nghề, kỹ năng sư phạm và chứng nhận ngoại ngữ. Bên
cạnh các kỹ năng cứng còn được bồi dưỡng các kỹ năng mềm để chuẩn bị
nghề nghiệp sau này, khả năng vận dụng xây dựng chương trình, giáo trình
theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế để đào tạo tại Việt Nam.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ:
a) Mục tiêu:
- Nâng cao kỹ năng nghề cho giáo viên dạy nghề, đạt chuẩn theo tiêu
chuẩn kỹ năng nghề của các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN.
- Nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh cho giáoviên dạy nghề.
- Tiếp cận và ứng dụng các kỹ năng mềm trong quản lý quá trình đào tạo.
- Tạo ra được đội ngũ giáo viên đầu đàn trong lĩnh vực dạy nghề nhờ
được đào tạo, bồi dưỡng những nội dung mới với phương pháp chuẩn mực.
b. Đối tượng giáo viên tham gia bồi dưỡng, đào tạo ở nước ngoài:
* Đối tượng:
- Giáo viên các trường công lập đang dạy các nghề được lựa chọn đầu tư
cấp độ quốc tế và khu vực ASEAN theo Quyết định số 826/QĐ-LĐTBXH
ngày 07 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội phê duyệt nghề trọng điểm và trường được lựa chọn nghề trọng điểm để
hỗ trợ đầu tư từ Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2011 - 2015, đó là
Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ.
- Giáo viên dạy giỏi đạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ Hội giảng giáo
viên dạy nghề cấp tỉnh từ năm 2010 đến nay (không phân biệt trường công lập
và ngoài công lập) đang dạy các nghề trong danh mục 121 nghề theo Quyết
định số 826/QĐ-LĐTBXH.
* Điều kiện:
- Có trình độ đại học chuyên ngành tương ứng.
- Tuổi đời từ 25 - 45 tuổi với nam và 25 - 40 tuổi với nữ.
- Có trình độ tiếng Anh từ B trở lên.
- Cam kết phục vụ lâu dài trong ngành nghề.
- Ưu tiên những giáo viên chưa đạt chuẩn về kỹ năng nghề để dạy thích
hợp chương trình Cao đẳng nghề. Đối với những giáo viên đã đạt chuẩn trình
độ kỹ năng nghề thì bồi dưỡng cao hơn một bậc so với trình độ hiện có.
3
* Giáo viên các nghề được tham gia bồi dưỡng:
Căn cứ vào danh mục các nghề trọng điểm được quy định trong Quyết
định số 826/QĐ-LĐTBXH ngày 07 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội, căn cứ vào nhu cầu thực tế về nguồn nhân lực
trong các nghề và thực trạng đội ngũ giáo viên, năm 2012 sẽ tổ chức cho các
giáo viên dạy nghề trong các nghề sau được bồi dưỡng và đào tạo ở nước
ngoài:
- Nghề công nghệ ô tô.
- Nghề điện công nghiệp.
- Nghề cắt gọt kim loại.
4. Hình thức tổ chức khoá học:
Ký hợp đồng với đơn vị có chức năng đưa giáo viên đi đào tạo, bồi
dưỡng ở Malaysia theo nghề trọng điểm cấp độ ASEAN.
5. Chương trình đào tạo: (Do công ty cổ phần tiến bộ quốc tế Miền Nam
cung cấp).
a) Chương trình: được thiết kế theo yêu cầu của Việt Nam để sau khi
hoàn thành khóa học, học viên đạt được trình độ kỹ năng nghề bậc 3/5 là bậc
tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia Malaysia.
b) Nội dung chương trình: 480 tiết/giờ cho từng nghề.
c) Bằng cấp chứng chỉ:
Kết thúc khóa học, học viên được kiểm định và cấp chứng chỉ Kỹ năng
nghề quốc gia Malaysia bậc 3/5 của nghề học tương ứng.
d) Địa điểm và thời gian đào tạo:
- Đào tạo, bồi dưỡng tại cơ sở đào tạo thuộc Tập đoàn giáo dục SEGi
Malaysia.
- Thời gian khóa học: 4 tháng.
đ) Điều kiện ăn ở:
Ở và sinh hoạt tại ký túc xá của Trường Đại học SEGI với điều kiện tốt:
2 người/1 phòng, mỗi người 1 giường, có khu vệ sinh đảm bảo, đủ điều kiện
về ánh sáng, môi trường, an ninh.
6. Kinh phí thực hiện kế hoạch: (Dự kiến theo báo giá của Công ty Cổ
phần Tiến bộ quốc tế Miền Nam cung cấp).
Tổng kinh phí thực hiện (Dự kiến): 4.333.400.000 đồng (Bốn tỷ ba trăm
ba mươi ba triệu bốn trăm nghìn đồng). Trong đó:
a) Kinh phí đào tạo giáo viên:
STT Tên nghề Số người
số tiền/người
(triệu đồng/người)
Thành tiền
(Triệu đồng)
1 Công nghệ Ôtô 4 274,47 1.097,88
2 Điện tử công nghiệp 5 272,79 1.363,95
3
Cắt gọt kim loại 3 276,99 830,97
4
Công nghệ thông tin và 3 276,99 830,97
4
quản trị mạng máy tính.
Tổng 16 === 4.123,77
b) Chi phí quản lý thực hiện kế hoạch: ( dự kiến).
STT Nội dung chi Thành tiền (triệu đồng)
01 Khảo sát, lập kế hoạch, trình phê duyệt kế hoạch 10,00
02 Khảo sát, đàm phán, xây dựng chương trình học
tập với các cơ sở đào tạo ở nước ngoài
189,63
03 Tổ chức đánh giá sau khi lớp học kết thúc 10,00
Tổng cộng 209,63
+ Nguồn kinh phí thực hiện:
- Chương trình mục tiêu: 5.000.000.000 đ (Năm tỷ đồng).
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Phối hợp với Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ lựa chọn giáo viên cử đi
đào tạo theo tiêu chuẩn qui định.
- Ký kết hợp đồng đào tạo và thanh quyết toán kinh phí với công ty dịch
vụ theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp kết quả triển khai thực hiện Kế
hoạch và báo cáo kết quả thực hiện với Ủy ban nhân dân thành phố.
2. Trường Cao đẳng nghề:
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chọn cử giáo viên
tham dự khóa học đạt tiêu chuẩn và đảm bảo chất lượng, hiệu quả theo quy
định.
Trên đây là Kế hoạch Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề đạt tiêu
chuẩn ASEAN tại Malaysia năm 2012, đề nghị các ngành và đơn vị có liên
quan tổ chức thực hiện./.
Nơi nhận:
- TT.TU, TT.HĐND, UBND TP (1A,B);
- Sở Tài chính;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ;
- VP.UBND TP (2A,G; 3B,C);
- Lưu VT,TP
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
(đã ký)
Lê Hùng Dũng
5