Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Toán ở trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I tt.PDF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (734.69 KB, 32 trang )






ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM




PHẠM THỊ THƯ




BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY
HỌC BỘ MÔN TOÁN Ở TRƯỜNH CAO ĐẲNG KINH TẾ
– KỸ THUẬT
CÔNG NGHIỆP I


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC


Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 05










HÀ NỘI - 2007



Luận văn được hoàn thành tại
Khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội




Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN GIA QUÝ


Phản biện 1:……………………………………………………


Phản biện 2:……………………………………………………



Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ tại:
Khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vào hồi … giờ, ngày … tháng … năm 2007







Có thể tìm đọc luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Khoa Sư Phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội.




Mục lục

Trang
Mở đầu
1
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Mục đích nghiên cứu
2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
3
5. Giả thuyết khoa học
3
6. ý nghĩa khoa học
3
7. Phương pháp nghiên cứu

3
8. Giới hạn và phạm vi của đề tài
4
9. Cấu trúc luận văn
4
Chương I: Cơ sở lí luận về quản lý đổi mới phương pháp dạy học
bộ môn Toán ở một trường Cao đẳng
5
1.1. Tổng quan về việc nghiên cứu quản lý đổi mới phương pháp
dạy học môn toán ở trường cao đẳng
5
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài
6
1.2.1 Hoạt động dạy học
6
1.2.2. Phương pháp dạy học
9
1.2.3. Sự hỗ trợ công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học
toán
10
1.2.4. Đổi mới phương pháp dạy học ở trường cao đẳng
10
1.2.5. Quản lý quá trình dạy học
12
1.2.6. Quản lý đổi mới phương pháp dạy học
14
1.2.7. Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học
15
1.3. Đổi mới giáo dục và quản lý giáo dục đại học
15

1.3.1. Đổi mới giáo dục
15


1.3.2. Đường lối đổi mới giáo dục của Đảng, Nhà nước
15
1.3.3. Đường lối đổi mới quản lý giáo dục đại học
16
1.3.4 Quản lý đổi mới PPDH đại học
19
Chương 2: Thực trạng của hoạt động dạy học, quản lý hoạt động
dạy học và quản lý đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Toán ở
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I
24
2.1. Khái quát về quá trình phát triển của trường Cao đẳng Kinh tế
- Kỹ thuật Công nghiệp I
24
2.2. Đặc điểm tình hình hoạt động dạy học bộ môn Toán ở Trường
Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I
28
2.2.1. Thực trạng về hoạt động giảng dạy bộ môn Toán
28
2.2.2. Thực trạng về hoạt động học tập bộ môn Toán
30
2.3. Thực trạng về công tác quản lý hoạt động dạy học môn Toán
ở Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I
34
2.3.1. Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên
35
2.3.2. Thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên

40
2.3.3. Thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của
giảng viên và sinh viên
42
2.3.4. Thực trạng về trang thiết bị dạy học môn Toán và việc quản
lý trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học
43
2.4. Thực trạng về quản lý đổi mới phương pháp giảng dạy bộ
môn Toán ở Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I
44
2.4.1. Các chủ trương về đổi mới phương pháp dạy học trước kia
và hiện nay
44
2.4.2. Thực trạng về tổ chức và chỉ đạo đổi mới phương pháp
giảng dạy
46
2.4.3. Thực trạng về việc thực hiện đổi mới PPDH môn toán
47
2.4.4. Kết quả quản lý đổi mới phương pháp dạy học: Đánh giá
48




bốn mặt (mạnh, yếu, thời cơ, thách thức)
Chương 3: Các biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học
môn toán ở trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp I
57
3.1 Các biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học môn toán
ở Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp I

57
3.1.1. Nâng cao nhận thức về nhu cầu đổi mới phương pháp dạy
học môn Toán
57
3.1.2. Cung ứng các nguồn lực cho đổi mới phương pháp dạy học
66
3.1.3. Chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp dạy học Toán
74
3.1.4. Xây dựng các chính sách và tiêu chuẩn đánh giá GV-SV
trong quá trình thực hiện PPDH mới
85
3.1.5. Cải tiến công tác quản lý đổi mới phương pháp dạy học
97
3.1.6. Kế hoạch hoá việc thực hiện toàn bộ các biện pháp quản lý
đổi mới PPDH môn Toán
103
3.2. Kiểm chứng về tính thực tiễn và tính khả thi của các biện
pháp
104
Kết luận và khuyến nghị
112



1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX nhấn mạnh
“Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung,
phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục,

thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”. Điều 15 Luật Giáo Dục
cũng khảng định: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất
lượng giáo dục. Nhà giáo không ngừng học tập rèn luyện để nêu gương tốt
cho người học”.
Trong nhà trường hoạt động dạy học là hoạt động chủ đạo. Trong đó
hoạt động đổi mới quá trình dạy học giữ vai trò quyết định nâng cao chất
lượng giáo dục và đào tạo. Bộ môn Toán có vị trí, vai trò hết sức quan
trọng trong chương trình đào tạo của trường Cao đẳng, Đại học về Kinh tế
và Kỹ thuật. Muốn cho sinh viên học tốt các môn chuyên ngành và có khả
năng tư duy tốt thì ĐMPPDH, nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Toán là
nhu cầu cấp thiết.
Hiện nay ở các trường Cao đẳng và Đại học chủ yếu vẫn còn dạy học
theo hình thức người dạy truyền thụ kiến thức còn người học thụ động tiếp
thu kiến thức. Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục và đào tạo là nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách của
ngành giáo dục và đào tạo. Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công
nghiệp I là trường trọng điểm của Bộ Công Thương. Trường có nhiệm vụ
đào tạo cán bộ KT, KT và công nhân đa ngành nghề phục vụ nền công
nghiệp trong cả nước. Nhưng trong bước phát triển mới của nền KT-KT
của đất nước, chúng tôi tự thấy được những hạn chế trong đào tạo của nhà
trường trong đó có bộ môn Toán. Vì vậy trường chúng tôi phải đổi mới
hình thức đào tạo, nội dung chương trình, phương pháp và công nghệ dạy
học. Sự đổi mới này phải bắt đầu từ người cán bộ quản lý. Trong thực tế
các tác động quản lý làm thay đổi PPDH bộ môn Toán chưa mạnh mẽ, kiên


2
quyết, chưa phá vỡ được sức ỳ của PPDH theo lối cổ truyền. Đó chính là
lý do tôi chọn đề tài “Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học bộ
môn Toán ở Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp I”

2. Mục đích nghiên cứu.
Đề xuất các biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học môn
Toán ở Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
3.1. Khách thể nghiên cứu “ Hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy
học bộ môn Toán ở Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I”.
3.2. Đối tượng nghiên cứu “ Quản lý đổi mới phương pháp dạy học bộ môn
toán” ở Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
4.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của công tác quản lý đổi mới phương pháp
dạy học bộ môn Toán ở Trường Cao đẳng và Đại học.
4.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng họat động dạy học và quản lý dạy học
bộ môn Toán ở Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I.
4.3. Đề xuất các biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học bộ môn
Toán nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Cao
đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I.
5. Giả thuyết khoa học.
Phương pháp dạy học bộ môn Toán của Trường Cao đẳng Kinh tế -
Kỹ thuật Công nghiệp I sẽ được đổi mới và đạt hiệu quả cao nếu vận dụng
một cách sáng tạo và đồng bộ các biện pháp quản lý hoạt động đổi mới
phương pháp giảng dạy do chúng tôi đề xuất. Kết quả nghiên cứu có thể áp
dụng cho các trường Cao đẳng và Đại học có ngành đào tạo tương tự.
6. Ý nghĩa khoa học của đề tài.
*Về mặt lí luận: Đề tài sẽ cung cấp cơ sở lí luận cho công tác quản lý việc
đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Toán ở trường Cao đẳng và Đại
học.


3
* Về mặt thực tiễn: Đề tài sẽ cung cấp một hệ thống biện pháp quản lí việc

đổi mới phương pháp dạy học bộ môn toán.
7. Phương pháp nghiên cứu.
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Thu thập, hệ thống hoá, phân tích, tổng hợp các văn bản, chỉ thị của
Đảng và Nhà nước về đổi mới GD và QLGD, các tài liệu lý luận về khoa
học QLGD, về giáo dục học và phương pháp dạy học môn Toán.
7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát;
Phương pháp điều tra; Phương pháp phỏng vấn; Tổ chức hội thảo khoa
học; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
7.3. Các nhóm phương pháp khác: Phương pháp thống kê toán học;
Phương pháp ứng dụng phần mềm của tin học; Phương pháp ngoại suy, so
sánh,
8. Giới hạn và phạm vi của đề tài.
Do thời gian có hạn, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng dạy
học, quản lý dạy học và quản lý đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở
Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp I trong 3 năm học gần đây
(2004 - 2007) và chỉ kiểm chứng bằng phương pháp chuyên gia.
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY
HỌC BỘ MÔN TOÁN Ở MỘT TRƯỜNG CAO ĐẲNG.
1.1. Tổng quan về việc nghiên cứu quản lý đổi mới phương pháp dạy
học môn toán ở trường cao đẳng.
Vấn đề ĐMPPDH ở các trường Cao đẳng và Đại học đã dấy lên
phong trào khá rầm rộ. Song phong trào thì mạnh nhưng thiếu kế hoạch chu
đáo nên không chỉ đạo, kiểm soát được việc thực hiện và cũng thiếu cơ chế
hỗ trợ, khuyến khích giảng viên thực hiện, thiếu cơ chế ràng buộc trách
nhiệm của giáo viên. Ở các trường đại học đã có một số đề tài thạc sỹ
nghiên cứu về vấn đề tương tự như đề tài này, như:



4
* “Những biện pháp quản lý nhằm ĐMPPDH ở các trường THPT tại quận
Bình Thạnh TP.Hồ Chí Minh” của Lê Thành Hiếu, 2006.
* “Một số biện pháp quản lý việc ứng dụng PPDH tình huống của hiệu
trưởng trường THPT Hàn Thuyên Bắc Ninh” của Nghiêm Thị Nga, 2006.
* “Biện pháp quản lý nhằm ĐMPP sử dụng phương tiện dạy học trong các
trường Tiểu học quận Hoàng Mai. Hà Nội”. Bùi Thị Thanh, 2004.
Có một số tài liệu đã viết về vấn đề đổi mới giáo dục đại học và
ĐMPPDH đại học như: “Dạy học hướng vào phát huy khả năng sáng tạo
của sinh viên đại học” của TS Trần Thị Tuyết Oanh. Đổi mới phương pháp
học tập ở đại học của Trần Minh Đức. “Đổi mới phương pháp dạy học từ
trường sư phạm” của Chu Hồng Vân; Đổi mới dạy học đại học của GS
Nguyễn Ngọc Quang… Có nhiều trường đại học nghiên cứu về vấn đề đổi
mới PPDH như đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh, trường Đại học Sư
phạm Hà Nội, Trường Đại học Quốc gia TP HCM, Đại học Quốc gia Hà
Nội.
Nhưng trong thời gian gần đây, chưa có tác giả nào chỉ ra biện pháp
quản lý ĐMPPDH bộ môn toán ở trường cao đẳng và đại học. Nên tôi chọn
đề tài: “Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Toán ở
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp I”
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài.
1.2.1 Hoạt động dạy học.
1, Dạy học: “Dạy học là một chức năng xã hội, nhằm truyền đạt và lĩnh hội
kiến thức, kinh nghiệm mà xã hội tích luỹ được, biến kiến thức, kinh
nghiệm xã hội thành phẩm chất và năng lực cá nhân” [2.9;Tr18].
- Hoạt động dạy là hoạt động truyền thụ với nghĩa là tổ chức hoạt
động học mà kết quả là học sinh lĩnh hội được các tri thức, kỹ năng kỹ xảo
và thái độ, trong đó bao gồm cả khâu kiểm tra đánh giá việc học tập và kết
quả hoạt động học của người học.



5
- Hoạt động học là hoạt động của người học, nhằm lĩnh hội tri thức,
kỹ năng, kỹ xảo và thái độ nhất định.
2, Quá trình dạy học: Quá trình dạy học, quá trình hoạt động thống nhất của
thày (tác nhân) và trò (chủ thể), trong đó thày giữ vai trò tổ chức, chỉ đạo,
đánh giá hoạt động của trò, tạo điều kiện cho trò tích cực, độc lập hoạt
động nhằm nắm vững được đối tượng của việc dạy học (tri thức, kỹ năng,
thái độ )
3, Bản chất quá trình dạy học: Dạy học là một bộ phận của quá trình sư
phạm tổng thể, là một trong những con đường để thực hiện mục đích giáo
dục. Quá trình dạy học được tổ chức trong nhà trường bằng phương pháp
sư phạm đặc biệt, nhằm trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức khoa học
và hình thành hệ thống kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
[2.21;Tr52]
4, Các yếu tố cấu thành của quá trình dạy học: Mục tiêu dạy học; Nội dung
dạy học; Phương pháp dạy học; Phương tiện dạy học; Lực lượng dạy học;
Hình thức tổ chức dạy học; Môi trường dạy học; Kết quả dạy học.
1.2.2. Phương pháp dạy học.
1, Phương pháp: là con đường, là cách thức mà chủ thể sử dụng để tác động
nhằm chiếm lĩnh hoặc biến đổi đối tượng đạt được những mục đích nhất
định.
2, Phương pháp dạy học: PPDH là cách thày tiến hành việc dạy đi đôi với
việc dạy cách học cho trò nhằm giúp cho trò nắm vững nội dung đang học,
đồng thời để rèn luyện cách tự học, trong đó phương pháp dạy chỉ đạo
phương pháp học [ 2.11; 319]
1.2.3. Sự hỗ trợ công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học toán.
1, Công nghệ thông tin: “CNTT là tập hợp các quan điểm và phương pháp
khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đaị – chủ yếu là kỹ
thuật máy tính và viễn thông nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu



6
quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và có tiềm năng sâu rộng
trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội” [Theo UNESCO]
2, Truyền thông: Quá trình trao đổi thông điệp giữa các thành viên hay các
nhóm người trong xã hội nhằm đạt được sự hiểu biết lẫn nhau. Hoạt động
trao đổi thông điệp có tính phổ biến giữa nguồn phát với công chúng xã hội
rộng rãi được gọi là truyền thông đại chúng. [2.20]
3, Sự hỗ trợ công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học Toán.
Sử dụng CNTT và TT như một công cụ lao động trí tuệ mới, GV và SV
phải từng bước làm chủ nó tìm cách sử dụng nó một cách hiệu quả để hỗ
trợ quá trình dạy học môn toán. CNTT và TT sẽ có vai trò thúc đẩy, điều
phối tư duy và kiến tạo kiến thức thông qua các nội dung dạy học môn toán
[2.18; Tr15].
1.2.4. Đổi mới phương pháp dạy học ở trường cao đẳng.
1, Đổi mới: là thay đổi, cải thiện một số mặt hay toàn bộ sự vật.
2, Đổi mới phương pháp dạy học: Là đổi mới một khâu trong quá trình dạy
học. Người GV sẽ lựa chọn PPDH thích hợp vào giảng dạy sao cho phát
huy được tính chủ động, sáng tạo của SV trong quá trình lĩnh hội kiến thức.
3, Đổi mới phương pháp dạy học ở Cao đẳng và Đại học: Phương pháp dạy
học cổ truyền là thầy rót kiến thức cho trò và trò thu nhận kiến thức. Thầy
giữ vai trò chủ động, quyết định còn trò thụ động tiếp thu kiến thức.
1.2.5. Quản lý quá trình dạy học.
1, Quản lý: Quản lý là hoạt động hay tác động có định hướng có chủ đích
của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản
lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích
của tổ chức. [2.11;326]
2, Chức năng quản lý: Những nội dung và phương thức hoạt động cơ bản
nhờ đó mà chủ thể quản lí tác động đến đối tượng quản lý

Có bốn chức năng quản lý cơ bản: Lập kế hoạch, Tổ chức, Chỉ đạo, Kiểm
tra.


7
3, Quản lý quá trình dạy học: Là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của
người quản lí giáo dục tới toàn bộ các yếu tố của quá trình dạy học nhằm
đạt được mục tiêu dạy học.
4, Phân cấp quản lý: là việc phân nhiệm và phân quyền tương xứng trong
cấu trúc dọc của một tổ chức.
1.2.6. Quản lý đổi mới phương pháp dạy học.
Quản lý đổi mới phương pháp dạy học: Là tạo dựng một môi trường
trong đó mỗi GV được đào tạo bồi dưỡng để biết lựa chọn PPDH thích hợp
với môn học, bài học; cung ứng đầy đủ sách và tài liệu tham khảo, bổ sung
TBDH hiện đại phục vụ cho giảng dạy sao cho phát huy được tính chủ
động, sáng tạo của SV trong quá trình học tập nhằm nâng cao chất lượng và
hiệu quả dạy và học; đổi mới cách đánh giá kết quả dạy và học.
1.2.7. Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học.
1, Biện pháp: Là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể [2.20]
2, Biện pháp quản lý: Là cách tác động có định hướng, có chủ đích phù hợp
hoàn cảnh, điều kiện thực tiễn của tổ chức đến đối tượng bị quản lý. [2.20]
3, Biện pháp quản lý ĐMPPDH: Là cách tác động có định hướng, có chủ
đích phù hợp với yêu cầu ĐMPPDH của người CB QLGD đến quá trình
DH.
1.3. Đổi mới giáo dục và quản lý giáo dục đại học.
1.3.1. Đổi mới giáo dục: là sự thay đổi căn bản và sâu sắc sự nghiệp giáo
dục của một quốc gia nhằm chuẩn bị cho quốc gia đó bước sang thời kỳ
phát triển mới.
1.3.2. Đường lối đổi mới giáo dục của Đảng, Nhà nước.
Báo cáo Chính trị tại Đại hội X của Đảng về chiến lược kinh tế

2007-2015 đã chỉ rõ: “Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy
và học. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao
chất lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường,
phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh, sinh viên” .


8
1.3.3. Đường lối đổi mới quản lý giáo dục đại học.
Nhà trường là thực thể trung tâm của bất kỳ sự biến đổi nào trong hệ
thống giáo dục, tự chủ giải quyết những vấn đề SP – KT – XH, nâng cao
trách nhiệm và tính tự quản của mỗi giáo viên. Thực hiện cải tiến quản lý
tài chính, nhân sự, nội dung và PPDH. Ứng dụng công nghệ thông tin vào
quản lý giáo dục.
1.3.4 Quản lý đổi mới PPDH đại học
Qui trình quản lý đổi mới phương pháp dạy học:
- Chuẩn bị cho sự đổi mới phương pháp dạy học
- Xây dựng kế hoạch sự ĐMPPDH
- Tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp dạy học (chỉ đạo điểm)
- Thu thập thông tin phản hồi và điều chỉnh việc chỉ đạo ĐMPPDH
- Kiểm tra, đánh giá kết quả của việc ĐMPPDH
- Kế hoạch hoá đổi mới PPDH phù hợp điều kiện thực tiễn.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC, QUẢN LÝ HOẠT
ĐỘNG DẠY HỌC VÀ QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY
HỌC BỘ MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ
THUẬT CÔNG NGHIỆP I.
2.1. Khái quát về quá trình phát triển của trường Cao đẳng Kinh tế -
Kỹ thuật Công nghiệp I.
Trường Trung cấp Kỹ thuật III thành lập từ năm 1956, đến ngày
24/07/1996 Trường được nâng cấp thành Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ

thuật Công nghiệp nhẹ. Tháng 04/1998 Trường được đổi tên thành Trường
Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Công nhiệp I. Ngày 11/09/2007 Trường được
nâng cấp thành Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp.
Về trình độ đào tạo: Đào tạo theo 3 cấp học (Đại học; Cao đẳng; Trung
cấp chuyên nghiệp; Công nhân kỹ thuật).
Về chất lượng đào tạo hệ cao đẳng:


9
Biểu 2.1: Thống kê chất lượng đào tạo hệ cao đẳng từ năm 2003 - 2006
Năm học
Tổng số
Giỏi,
khá
Tỷ
lệ %
TB
khá
Tỷ
lệ %
TB
Tỷ lệ
%
Yếu
Tỷ lệ
%
2003 - 2004
3148
828
26,3

1727
54,9
574
18,2
19
0,6
2004 - 2005
3699
1107
29,9
1984
53,6
594
16,1
14
0,4
2005 - 2006
3889
1668
42,9
1806
46,4
384
9,9
31
0,8
Các ngành nghề đào tạo:
+ Hệ cao đẳng: Công nghệ Dệt; Công nghệ Sợi; Công nghệ May; Công
nghệ Hoá nhuộm; Công nghệ sản xuất Giày; Công nghệ Thực phẩm; Công
nghệ thông tin; Kế toán; Quản trị kinh doanh; Công nghệ kỹ thuật điện; Kỹ

thuật Viễn thông; Công nghệ Cơ khí; Tài chính Ngân hàng; Cơ Điện tử;
Công nghệ Kỹ thuật Ô tô.
+ Hệ TCCN và CNKT: Công nghệ Dệt: Công nghệ Sợi; Công nghệ May;
Công nghệ Cơ khí; Công nghệ Kỹ thuật Điện; Hoạch toán kế toán; Công
nghệ thông tin.
Cơ cấu tổ chức của trường: Cơ cấu tổ chức bộ máy của QL trường CĐ
KT- KTCNI gồm có: BGH; 05 phòng chức năng; 06 khoa; 04 tổ bộ môn
và 02 Trung tâm.
Về đội ngũ giảng viên: Trường có hơn 300 giảng viên chính thức, trong đó
45% giảng viên có trình độ thạc sĩ và tiến sĩ. Ngoài ra trường còn có đội
ngũ giảng viên kiêm nhiệm là các giáo sư, tiến sĩ đầu ngành của các viện
nghiên cứu, các trường đại học, các tổng công ty tham gia giảng dạy.
Về cơ sở vật chất và trang thiết bị đào tạo: Trường có hai cơ sở tại Nam
Định và Hà Nội, với tổng diện tích đất là 23 ha; Số phòng học lý thuyết là
109 phòng ; số phòng thực hành, thí nghiệm là 95 phòng; 2 trung tâm thông
tin thư viện điện tử; Hệ thống mạng nội bộ toàn trường kết nối Internet;
Trường có 800 máy vi tính, 800 máy móc TBDH.
Về công tác nghiên cứu khoa học: Trường đã thực hiện nhiều đề tài cấp
Bộ, cấp Trường có tính thực tiễn cao, áp dụng được vào sản xuất.


10
Chiến lược phát triển nhà trường: Nâng cấp trường thành trường Đại
học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp, đào tạo các trình độ: Sau đại học, đại
học, Cao đẳng,TCCN.
2.2. Đặc điểm tình hình hoạt động dạy học bộ môn Toán ở Trường Cao
đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I.
2.2.1. Thực trạng về hoạt động giảng dạy bộ môn Toán.
Biểu 2.3. Khảo sát về hoạt động giảng dạy bộ môn toán
TT

Nội dung
Hoạt động giảng dạy bộ môn Toán
Tốt
Trung
bình
Chưa
tốt
Điểm
TB
Thứ
bậc
1
Thực hiện chương trình giảng dạy
39
2
0
2.9
3
2
Việc lập kế hoạch công tác của GV
39
2
0
2.9
3
3
Việc soạn bài chuẩn bị lên lớp
39
2
0

2.9
3
4
Nền nếp lên lớp của GV
42
0
0
3.0
1
5
Việc vận dụng cải tiến PPDH
0
6
11
0.4
7
6
Hoạt động tự học, tự bồi dưỡng
36
4
0
2.9
6
7
Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập
42
0
0
3.0
1

Việc thực hiện chương trình GD và LKH công tác giáo viên cụ thể,
phù hợp với kế hoạch chung của nhà trường. Việc KT đánh giá kết quả học
tập của SV nghiêm túc. GV soạn bài chuẩn bị lên lớp đầy đủ nhưng chưa
thể hiện được ý tưởng cải tiến PPDH trong bài soạn. Hoạt động tự học, tự
bồi dưỡng để cải tiến PPDH chưa tốt. Việc vận dụng cải tiến PPDH còn
yếu. Giờ giảng theo hướng đổi mới PPDH chỉ diễn ra ở các tiết hội giảng.
2.2.2. Thực trạng về hoạt động học tập bộ môn Toán.
Biểu 2.2: Thống kê chất lượng dạy học bộ môn Toán từ năm 2004 -
2007

Năm học

Phân môn
Chất lượng giảng dạy cao đẳng
Tổng
số
Giỏi,
khá
Tỷlệ
%
TB
khá
Tỷlệ
%
TB
Tỷlệ
%
Yếu
Tỷlệ
%



11
Chất lượng dạy học bộ môn toán trong 3 năm học từ 2004 – 2007:
Chất lượng trung bình tương đối đảm bảo, tỉ lệ giỏi và khá chưa cao, tỉ lệ
yếu kém vẫn còn cao, đặc biệt là các môn toán chuyên ngành.
Biểu 2.3. Thực trạng nền nếp tự học môn Toán của sinh viên trường
Cao đẳng KT-KT CN.
Khoá
học
Tổng số
Thời gian tự học trung bình trong ngày
Trên 5 giờ
Từ 4 - 5 giờ
3-4 giờ
1-2 giờ
Ít hơn 1
giờ
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
K14
100

3
3%
23
23%
46
46%
26
26%
2
2%
K15
100
3
3%
24
24%
43
43%
27
27%
3
3%
K16
100
5
5%
26
26%
52
53%

15
15%
2
2%
2004-
2005
Giải tích I
3148
661
21%
1291
41%
881
28%
315
10%
Giải tích II
2008
341
17%
803
40%
403
23%
401
20%
Xác suất
1140
205
18%

490
43%
274
24%
171
15%
Toán kinh tế
115
18
16%
45
39%
32
28%
20
17%
Phương
pháp tính
120
24
20%
30
25%
44
37%
22
18%
2005-
2006
Giải tích I

3699
925
25%
1295
35%
925
25%
554
15%
Giải tích II
2179
436
20%
827
38%
458
21%
458
21%
Xác suất
1520
304
20%
608
40%
334
22%
274
18%
Toán kinh tế

110
20
18%
38
35%
32
29%
20
18%
Phương
pháp tính
110
20
18%
30
28%
38
34%
22
20%
2006-
2007
Giải tích I
3889
894
23%
1400
36%
972
25%

623
16%
Giải tích II
2409
458
19%
891
37%
554
23%
506
21%
Xác suất
1480
311
21%
533
36%
355
24%
281
19%
Toán kinh tế
125
25
20%
50
40%
21
17%

29
23%
Phương
pháp tính
214
48
22%
52
24%
78
37%
36
17%


12
Thực trạng hoạt động tự học của SV rất yếu, thời gian tự học của SV
trên 5 giờ chỉ chiếm từ 3% - 5%, từ 4-5 giờ từ 23% - 26%, phần nhiều các
em mới chỉ tự học mỗi ngày từ 3-4 giờ, từ 1-2 giờ và ít hơn 1 giờ là7%-
30%
2.3. Thực trạng về công tác quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I.
Biểu 2.4. Khảo sát công tác quản lý hoạt động dạy học môn Toán
TT
Nội dung
Công tác quản lý
Tốt
Trung
bình
Chưa

tốt
Điểm
TB
Thứ
bậc
1
Quản lý hoạt động dạy của GV
132
12
30
2.9
1
2
Quản lý hoạt động học của SV
0
70
15
1.7
5
3
QL việc sử dụng, ĐT và bồi dưỡng GV
120
20
0
2.8
2
4
Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học
105
20

53
2.6
3
5
Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
90
34
3
2.5
4
Công tác quản lý hoạt động dạy học của GV là tốt nhất. Công tác đào
tạo và bồi dưỡng GV tương đối tốt. Công tác quản lý hoạt động học của SV
là còn yếu, trường mới quản lý hoạt động chính khoá của SV trên lớp.
Công tác quản lý cơ sở vật chất chưa thật tốt còn để hư hỏng và lãng phí
nhiều.
2.3.1. Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên.
Biểu 2.6. Khảo sát về phương pháp giảng dạy giảng viên Toán thường
sử dụng hiện nay.
TT
Cách thức GV thường sử dụng khi GD
Thường
xuyên
Thi
thoảng
Không
1
Luôn có hệ thống câu hỏi làm cho SV nhập cuộc
tìm hiểu vấn đề
57%
43%


2
Hướng dẫn SV phương pháp học tập bộ môn
54%
46%

3
Kiểm tra đánh giá việc tự học của SV
37%
61%

4
Tổ chức Xêmina về những vấn đề khó cần sự hợp

17%
83%


13
lực của tập thể và trao đổi kinh nghiệm học tập.
5
Kiểm tra, đánh giá việc tự học của SV thông qua
các câu hỏi và bài tập về nhà.
58%
42%

6
Kiểm tra, cho điểm khuyến khích các hoạt động tự
học của SV
38%

32%
30%
7
GV ít đọc câu hỏi mà hay thuyết trình
15%
67%
18%
8
GV ít đặt câu hỏi vì hầu hết SV không trả lời
được, làm mất nhiều thời gian.
32%
44%
24%
9
GV sử dụng phương tiện hiện đại trong giảng dạy

25%
75%
10
GV sử dụng linh hoạt các PPDH tuỳ đối tượng
63%
27%

GV chưa chú trọng đến ĐMPPGD, chưa quan tâm đến PP dạy tự
học, hệ thống câu hỏi và BT cho SV tự nghiên cứu chưa được chú trọng.
2.3.2. Thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên.
SV đã nhận thức được ý nghĩa tầm quan trọng của việc học nhưng
động cơ học tập chưa cao. Đa số SV chưa có PP học tập phù hợp, chủ yếu
SV vẫn học tập theo thói quen cũ. Nhà trường chỉ QL hoạt động học tập
của SV trên lớp, chưa có BPQL hoạt động tự học của SV, nhiệm vụ NCKH

của SV còn bị xem nhẹ.
2.3.3. Thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên
và sinh viên.
Công tác NCKH của trường hiện tại còn yếu số đề tài NCKH cấp
nhà nước và cấp bộ còn ít ỏi. Chủ yếu là các đề tài NCKH cấp trường và
cấp khoa, phạm vi ứng dụng nhỏ. Công tác NCKH của sinh viên còn rất
yếu, mới chỉ dừng ở mức độ đánh giá thực chất việc sử dụng máy móc
trong SV sản xuất, kinh doanh trong các công ty.
2.3.4. Thực trạng về trang thiết bị dạy học môn Toán và việc quản
lý trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học.
Thực trạng TB thực hành cho các khoa tương đối nhiều, có xưởng
thực hành và phòng máy vi tính, có thư viện điện tử, có phòng họp ảo với
đường truyền ADSL. Nhưng một số loại máy đã cũ, công nghệ lạc hậu.


14
Thiếu máy công nghệ mới, thư viện còn ít đầu sách. Đặc biệt với bộ môn
toán thì trang thiết bị còn quá thiếu thốn, chưa có phòng học bộ môn.
2.4. Thực trạng về quản lý đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn
Toán ở Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I.
2.4.1. Thực trạng về tổ chức và chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy.
Biểu 2.10. Khảo sát về quản lý đổi mới PPDH môn Toán
TT
Nội dung
Mức độ thực hiện
Tốt
Trung
bình
Chưa
tốt

Điểm
TB
Thứ
bậc
1
Qui định chế độ dự giờ đối với GV
18
16
0
2.43
1
2
Tổ chức tổ bộ môn dự giờ thường xuyên
12
12
4
2.00
6
3
Dự giờ đột xuất giảng viên
0
16
6
1.57
9
4
Tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá sau dự giờ
12
12
4

2.00
6
5
Nâng cao nhận thức ĐMPPDH
15
18
0
2.36
2
6
Bồi dưỡng và nâng cao PPDH cho GV
6
24
0
2.14
4
7
Tổ chức hội thảo vận dụng ĐMPPDH
0
26
4
2.14
4
8
Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng PTHĐ trong dạy
học
0
28
0
2.00

6
9
Tổ chức thao giảng về đổi mới PPDH
9
22
0
2.21
3
10
Tổ chức đối thoại với SV về ĐMPPDH
0
0
14
1.00
10
Đối với nội dung quản lý việc vận dụng PPDH mới, trường đã nâng
cao nhận thức về nhiệm vụ dổi mới PPDH và tổ chức thao giảng về đổi mới
PPDH. Ban giám hiệu đã rất quan tâm tới hoạt động dự giờ của GV, xây
dựng và qui định cụ thể về chế độ dự giờ của mỗi GV, đã tổ chức dự giờ
rút kinh nghiệm về nội dung và PPDH, đã tổ chức hướng dẫn giảng viên kỹ
năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại, tổ chức hội thảo và bồi
dưỡng nâng cao PPDH cho GV.
2.4.3. Thực trạng về việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy môn
toán.
- Việc đổi mới về PPDH mới chỉ diễn ra trong các tiết hội giảng.


15
- Chưa xây dựng kế hoạch thực hiện việc đổi mới PPDH.
- Chưa chỉ đạo sát sao đổi mới PPDH.

- Trong giờ học thường ngày việc đổi mới PPDH mới chỉ có thay đổi
một phần rất nhỏ trong các tiết dạy.
2.4.4. Kết quả quản lý đổi mới phương pháp dạy học: Đánh giá bốn mặt
(mạnh, yếu, thời cơ, thách thức)
2.4.4.1. Mặt mạnh:
- Đảng bộ, BGH kịp thời đề ra chủ trương, biện pháp ĐM PPDH.
- Nhà trường XDKH giảng dạy một cách khoa học.
- Tổ chức, chỉ đạo thống nhất từ BGH tới các khoa.
- Công tác KT, ĐG kết quả GD và học tập của GV và SV nghiêm
túc.
- Chỉ đạo tốt việc thực hiện qui chế chuyên môn.
- Bảo đảm chế độ dân chủ hoá trong nhà trường.
- Trình độ chuyên môn của cán bộ GV ngày càng được nâng cao.
- GV, CB và công nhân viên có phẩm chất đạo đức tốt, đoàn kết một
lòng xây dựng được niềm tin đối với HS-SV, PHHS và nhân dân.
- CSVC từng bước được nâng cấp, TBDH đang và sẽ được đầu tư
thêm.
2.4.4.2. Mặt yếu:
- Còn thiếu GV cấp cao, NCKH và sử dụng TBDH của GV còn yếu.
- Chưa có phòng kiểm định chất lượng
- Phong trào ĐMPPDH chưa sâu rộng, hiệu quả chưa cao.
- Thiết bị DH môn toán thiếu nhiều.
- Năng lực tự học, tự nghiên cứu của sinh viên còn yếu.
- Khả năng tự quản, tự học của SV còn yếu so với yêu cầu thực tiễn.
2.4.4.3. Thuận lợi:
- Đảng và NN, trường đã có chủ trương ĐMPPDH.
- Chủ trương XHH GD đã tạo ĐK XD, PT đội ngũ GV, CSVC.


16

- Cơ hội để GV đi học tập nâng cao trình độ ngày càng mở rộng.
- Chế độ chính sách đối với GV đi học được quan tâm nhiều hơn.
- Sự phát triển của khoa học CNTT và KHGD đã tạo nhu cầu, động
lực để cán bộ giáo viên cập nhật kiến thức nâng cao chuyên môn và nghiệp
vụ.
- Đội ngũ GV có phẩm chất chính trị vững vàng.
- Trường có 2 cơ sở đặt tại Nam Định và Hà Nội nên rất có điều kiện
giao lưu với các trung tâm kinh tế – văn hoá, các nhà khoa học, các trường
đại học, cao đẳng trong cả nước và nước ngoài.
- Tiềm năng nội lực của nhà trường tương đối lớn.
2.4.4.4. Khó khăn:
- Đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo mới.
- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học chưa đáp ứng được nhu cầu DH
- Chế độ thâm nhập thực tế, trao đổi học thuật, tham gia hội thảo còn
quá thấp, qui định khối lượng (giờ giảng/1 tuần) còn nhiều, qui định số
SV/GV còn cao, chưa có văn bản qui định giờ giảng theo PPDH mới và
chế độ kèm theo…
2.4.4.5. Nguyên nhân của mặt yếu và khó khăn
- Chế độ, chính sách, cơ chế đối với cán bộ GV còn thấp và chưa có
qui định cụ thể về chế độ chính sách theo học vị và sự cống hiến.
- Kinh phí đầu tư cho TBDH chưa đáp ứng các yêu cầu chuẩn hoá
các ĐK DH. Quá trình tổ chức, quản lý, khai thác và sử dụng TBDH chưa
tốt.
- Trang thiết bị DH môn toán còn quá nghèo nàn, Giáo trình, tài liệu
tham khảo còn thiếu rất nhiều.
- Việc rèn luyện nâng cao năng lực tự học, TNC của SV chưa cao.
- Việc NCKH của SV chưa được chú trọng và còn xem nhẹ.
- GV và SV chưa sẵn sàng thay đổi thói quen giảng dạy và học tập.
- Qui định khối lượng giờ giảng của GV còn quá cao.



17
CHƯƠNG III
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT
CÔNG NGHIỆP I.
3.1 Các biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở
Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp I.
3.1.1. Nâng cao nhận thức về nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học
môn Toán.
3.1.1.1Mục tiêu: Làm thay đổi nhận thức của CBQL, GV và SV về tính cấp
thiết của việc ĐM PPDH bộ môn Toán.
3.1.1.2 Nội dung và cách thực hiện:
1, Nghiên cứu, học tập nghị quyết của Đảng và hệ thống văn bản pháp qui
của Nhà nước về đổi mới giáo dục.
2, Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho giảng viên và sinh viên về sự cần
thiết phải đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng đào tạo.
3, Hội thảo về những thành tựu và những hạn chế của PPDH.
4, Tổ chức tham quan, dự giờ trong trường và các trường bạn các tiết dạy
của các giáo viên đã thực hiện thành công giờ dạy theo phương pháp mới.
5, Tổ chức hội thảo, viết chuyên đề về vấn đề ĐMPPDH, trao đổi về
phương hướng ĐMPPDH và lựa chọn phương pháp mới để thực hiện.
3.1.2. Cung ứng các nguồn lực cho đổi mới phương pháp dạy học.
3.1.2.1. Mục tiêu: Cung ứng đúng, đủ, kịp thời nguồn lực phục vụ cho
việc triển khai thực hiện áp dụng phương pháp dạy học mới.
3.1.2.2 Nội dung và cách thực hiện:
1, Hoàn thiện cơ cấu đội ngũ GV Toán
2, Xây dựng chính sách phát triển đội ngũ và tạo động lực cho giảng viên
giảng dạy và sinh viên học tập
3, Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn,

nghiệp vụ cho đội ngũ GV Toán:


18
4, Xây dựng văn hoá tổ chức.
5, Cải thiện đời sống vật chất và tinh thần.
6, Đầu tư trang thiết bị, kỹ thuật phục vụ hoạt động dạy học.
3.1.3. Chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp dạy học Toán.
3.1.3.1. Mục tiêu: Lãnh đạo nhà trường xây dựng được phương án chỉ đạo
triển khai ĐMPPDH và Lãnh đạo bộ môn Toán tổ chức tốt việc nghiên
cứu, học tập, ứng dụng PPDH.
3.1.3.2.Nội dung và cách thực hiện:
1. BGH xây dựng phương án chỉ đạo triển khai ĐMPPDH môn Toán.
a, Xác định mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học.
* Đối với giảng viên.
- Chuyển từ cách dạy nặng về truyền thụ kiến thức sang cách dạy học
kết hợp truyền thụ kiến thức then chốt với dạy cách học cho SV.
- Cần cải tiến cách thức tổ chức một giờ dạy nhằm phát huy hơn nữa
tính tích cực, độc lập, sáng tạo và tinh thần hợp tác của SV trong giờ học.
* Đối với sinh viên: Cần phát huy cao độ nội lực của người học. Cần
chuyển từ cách học vì động cơ bên ngoài, học để tái hiện tri thức sang cách
học tiếp cận sâu, học chất lượng, học vì động cơ bên trong, học để khám
phá nguồn tri thức và học cả phương pháp và thái độ.
* Cần thay đổi một cách cơ bản cách KT, đánh giá nhằm khuyến khích SV
cải tiến phương pháp học tập.
* Xác định trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá ĐMPPDH các bộ môn.
- BGH hướng dẫn lộ trình ĐMPPDH, QĐ trách nhiệm, cơ chế QL.
- Bộ môn tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ ĐMPPDH.
2. Lãnh đạo bộ môn Toán lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp với
việc dạy và học môn toán ở trường trong giai đoạn hiện nay.

- Phương pháp giảng dạy: Tuỳ mục tiêu, nội dung, đối tượng SV và
phương tiện mà GV lựa chọn phương pháp thích hợp. Trong ĐK thực tế cơ
sở vật chất còn thiếu nhiều, GV nên lấy phương pháp nêu vấn đề - đối thoại


19
làm then chốt, kết hợp với các phương pháp nhóm nhỏ là: Sêmina; Thảo
luận nhóm; Bài tập tình huống; Mô phỏng; Hội thảo; Phương pháp giải
quyết vấn đề, với sự hỗ trợ của thiết bị giảng dạy hiện đại. Đồng thời phải
cải tiến nội dung dạy học phù hợp với mục tiêu dạy học và phương pháp.
- Nhóm phương pháp tự học của SV: Thực tập (SV tự giải bài tập, tự
tìm ra sự liên kết giữa lý thuyết và thực tế); Học tập có trợ giúp của máy
tính; Học tập dựa theo mô tả riêng (học theo mục tiêu riêng của từng
chương, từng chuyên đề); Học tập từ xa (SV tự học không có hướng dẫn
của GV)
3.1.3.3. Cách thức thực hiện.
- Biên soạn lại chương trình khung, biên soạn lại giáo trình của
Toán.
- Chỉ đạo giảng viên cải tiến nội dung bài giảng, giáo án.
- Hướng dẫn GV và SV sử dụng sự hỗ trợ của CNTT, các phần mềm
STATA, SPSS; EVIEWS; MFIT, MATHEMATICA, MATLAB vào dạy
học.
- Chỉ đạo dạy thí điểm, kết hợp hướng dẫn đổi mới PP học tập của
SV.
- Triển khai ra diện rộng: Sau khi dự một số giờ dạy thí điểm,
trưởng bộ môn có thể làm báo cáo giám hiệu và xin ý kiến triển khi ra diện
rộng.
3.1.4. Xây dựng các chính sách và tiêu chuẩn đánh giá GV-SV trong
quá trình thực hiện PPDH mới
3.1.4.1 Mục tiêu: Xây dựng các chính sách nhằm khuyến khích GV, SV

tham gia đổi mới PPDH, các tiêu chuẩn đánh giá GV và SV thực hiện
PPDH mới nhằm động viên và đánh giá kết quả giảng dạy của GV và kết
quả học tập của SV khi vận dụng phương pháp dạy học mới.
3.1.4.2 Nội dung và cách thực hiện:
1. Xây dựng chính sách đổi mới phương pháp dạy học:


20
2. Đổi mới việc đánh giá giảng viên.
- Lực lượng đánh giá trong: là cán bộ quản lý trường, giảng viên
trong bộ môn, Tự đánh giá; GV khoa khác, nhân viên phục vụ; Sinh viên
đang học tập tại trường; Các GV khoa khác, nhân viên phục vụ.
- Lực lượng đánh giá ngoài: Đánh giá của các đoàn thanh tra GD của
bộ GD; SV đã tốt nghiệp và SV cuối khoá; đồng nghiệp ngoài trường
2. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của sinh viên.
* Đánh giá trong: Việc đánh giá bằng điểm cho các loại bài làm của
SV với đặc tính tiêu chuẩn hóa điểm số.
* Đánh giá ngoài: Ý kiến của SV đã tốt nghiệp về vai trò của môn
Toán trong thực tiễn; Tập hợp ý kiến của các đơn vị sử dụng nguồn lao
động; Kiểm định chất lượng của Bộ Giáo dục - Đào tạo.
3.1.5. Cải tiến công tác quản lý đổi mới phương pháp dạy học.
3.1.5.1. Mục tiêu:
- Hướng trọng tâm công tác QL trường học vào QL dạy và học.
- Trước mắt quản lý tốt việc đổi mới PPDH môn toán để tổng kết
kinh nghiệm chỉ đạo ĐMPPDH ra các bộ môn khác trong toàn trường.
3.1.5.2. Nội dung và cách thực hiện:
1, Cải tiến tổ chức bộ máy quản lý dạy học.
2, Đề cao vai trò chủ động sáng tạo của giảng viên và sinh viên.
3, Phối hợp chặt chẽ giữa BGH và trưởng bộ môn trong việc
ĐMPPDH

4, Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý việc dạy và học
3.1.6. Kế hoạch hoá việc thực hiện toàn bộ các biện pháp quản lý đổi mới
PPDH môn Toán.
Mục tiêu: Đưa tất cả các biện pháp quản lý đổi mới PPDH vào kế hoạch
thực hiện trong từng giai đoạn cụ thể nhằm đảm bảo thực hiện đầy đủ và có
kết quả tốt cho từng biện pháp.
Nội dung:

×