Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Tìm hiểu và đánh giá thông tin về rối loạn tự kỷ của trẻ em và vị thành niên trên phương tiện truyền thông Internet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 121 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC







TRẦN THÙY LINH





TÌM HIỂU VÀ ĐÁNH GIÁ THÔNG TIN VỀ RỐI LOẠN TỰ KỶ
CỦA TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NIÊN TRÊN PHƯƠNG TIỆN
TRUYỀN THÔNG INTERNET


Chuyên ngành:
TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NIÊN


HÀ NỘI – 2011

1






ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC



TÌM HIỂU VÀ ĐÁNH GIÁ THÔNG TIN VỀ RỐI LOẠN TỰ KỶ
CỦA TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NIÊN TRÊN PHƯƠNG TIỆN
TRUYỀN THÔNG INTERNET


LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
Chuyên ngành:
TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NIÊN


Học viên: Trần Thùy Linh
Cao học Tâm lý học khoá I
Cán bộ hướng dẫn: PGS. TS. Bahr Weiss
NCS. Trần Văn Công


3









MỤC LỤC

Trang
Phần một – MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
2. Mục đích nghiên cứu
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Đối tƣợng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
3.2 Khách thể nghiên cứu
5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
6. Giới hạn của đề tài
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
7.2 Phương pháp nghiên cứu định tính
7.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng
7.4. Phương pháp xử lý thống kê
8. Đóng góp mới của đề tài
Phần hai – NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chƣơng 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới.

4

1.1.2. Những nghiên cứu về tự kỷ ở Việt Nam
1.2. Rối loạn tự kỷ ở trẻ em.
1.2.1. Định nghĩa
1.2.2. Dịch tễ

1.2.3. Nguyên nhân của tự kỷ
1.2.4. Phân loại tự kỷ
1.2.5. Biểu hiện lâm sàng
1.2.6. Sàng lọc, đánh giá và chẩn đoán
1.2.7. Điều trị
1.2.8. Tiến triển và tiên lượng
1.3. Phƣơng tiện truyền thông internet
1.3.1. Truyền thông internet
1.3.2. Những đặc điểm của internet
1.3.2.1. Những lợi ích của internet
1.3.2.2. Những nguy cơ và tác hại của internet
1.3.3. Tác động của các phương tiện truyền thông internet đến
tâm lý của con người
1.4. Tự kỷ trên các phƣơng tiện truyền thông
Chƣơng 2 - TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Quy trình thu thập dữ liệu
2.2. Một số đặc điểm về đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
Chƣơng 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Khái quát chung về thông tin thu đƣợc
3.2. Phân tích thông tin về triệu chứng của rối loạn tự kỷ
3.2.1. Phân tích thông tin về triệu chứng tương tác xã hội, giao
tiếp và hành vi sở thích của rối loạn tự kỷ
3.2.2. Phân tích thông tin về các dấu hiệu nhận biết rối loạn tự
kỷ
5

3.2.3. Phân tích thông tin về những vấn đề phát triển của rối
loạn tự kỷ
3.2.4. Phân tích thông tin về những khả năng đặc biệt của rối
loạn tự kỷ

3.2.5. Phân tích thông tin về vấn đề thoái lui của rối loạn tự kỷ
3.2.6. Phân tích thông tin về các vấn đề khác thuộc triệu chứng
của rối loạn tự kỷ

3.3. Phân tích thông tin về nguyên nhân của rối loạn tự kỷ
3.3.1. Phân tích thông tin về nguyên nhân sinh học của rối loạn
tự kỷ
3.3.2. Phân tích thông tin về nguyên nhân môi trường của rối
loạn tự kỷ
3.3.3. Đánh giá một số thông tin sai về nguyên nhân của rối loạn
tự kỷ
3.4. Phân tích thông tin về các phƣơng pháp điều trị rối loạn
tự kỷ
3.4.1. Phân tích thông tin về các phương pháp Y sinh học
3.4.2. Phân tích thông tin về các phương pháp tâm lý giáo dục
3.4.3. Đánh giá một số thông tin sai về phương pháp điều trị rối
loạn tự kỷ
3.5. Phân tích thông tin về dịch vụ cho trẻ có rối loạn tự kỷ
3.6. Phân tích thông tin về tự kỷ trên Youtube và Facebook
Phần ba - KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1- Kết luận
2 - Khuyến nghị
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
6

Phụ lục 1 - Bảng mã code
Phụ lục 2 - Đánh giá về các phƣơng pháp điều trị tự kỷ dựa trên
các nghiên cứu thực chứng:
Phụ lục 3 - Các nghiên cứu thực chứng về nguyên nhân của rối

loạn tự kỷ
























7

Phần một
MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài.
Tự kỷ là một rối loạn phát triển về thần kinh, đƣợc đặc trƣng bởi sự
suy yếu trong tƣơng tác xã hội, giao tiếp và hành vi. Tiêu chí để chẩn
đoán tự kỷ là những rối loạn này cần xuất hiện trƣớc khi trẻ lên ba [23].
Từ những mô tả đầu tiên về tự kỷ bởi Hans Asperger (1938) [27] và Leo
Kanner (1943) [48], những nghiên cứu về tự kỷ trên thế giới đã tiến
những bƣớc dài, từ nghiên cứu mô tả, tìm hiểu nguyên nhân, phƣơng
pháp điều trị, các vấn đề tâm lý-xã hội liên quan của tự kỷ, cho đến cơ
chế hoạt động não bộ của ngƣời tự kỷ. Các nghiên cứu về tự kỷ ở Việt
Nam cũng nở rộ trong khoảng một thập kỷ trở lại đây, chủ yếu dừng lại ở
mức mô tả triệu chứng và các đặc điểm liên quan, hoặc thái độ của gia
đình và phụ huynh, và tìm hiểu một số cách thức can thiệp, giáo dục [1],
[5]. Chúng tôi chƣa thấy có nghiên cứu nào trong hay ngoài nƣớc đánh
giá thông tin về tự kỷ trên các phƣơng tiện truyền thông ở cả nƣớc ngoài
và Việt Nam. Tuy nhiên, có một vài nghiên cứu về việc tìm kiếm thông
tin về sức khỏe tâm thần nói chung trên internet, nhƣ nghiên cứu của
Powell và Clarke (2006) trên 917 ngƣời tại Anh. Các tác giả đã tìm ra
rằng có 18% số ngƣời dùng internet tìm kiếm các thông tin về sức khỏe
tâm thần và ngƣời nào càng có vấn đề về tâm lý thì mức độ tìm kiếm càng
nhiều. Một điểm đáng chú ý là nghiên cứu này đã đƣợc thực hiện cách
đây 16 năm, khi các công cụ tìm kiếm và lƣợng thông tin trên mạng toàn
cầu không thể so sánh với sự phát triển nhƣ vũ bão hiện nay [76]. Một
nghiên cứu khác đƣợc thực hiện bởi Nemoto và các cộng sự (2007) về
chất lƣợng thông tin về sức khỏe tâm thần và rối loạn tâm thần trên 37
trang web tại Nhật Bản. Kết quả cho thấy nhìn chung chất lƣợng thông tin
thấp và mang tính thƣơng mại [69].
8

Ở Việt Nam, những năm gần đây, cùng với sự thay đổi mạnh mẽ về
kinh tế và sự phát triển đột biến của công nghệ thông tin và liên lạc, thông

tin về tự kỷ xuất hiện ngày càng nhiều trên các phƣơng tiện truyền thông,
đặc biệt là internet. Tuy nhiên, có nhiều thông tin chƣa thực sự rõ ràng,
mâu thuẫn nhau, thiếu tính chính xác. Sẽ không khó cho những ngƣời làm
trong lĩnh vực tự kỷ, những chuyên gia về tâm thần, y khoa hay nhi khoa
để biết đƣợc thông tin nào là đúng hay sai. Nhƣng đa số những ngƣời cần
tìm thông tin là các phụ huynh và thành viên gia đình có ngƣời bị tự kỷ,
là những ngƣời không có chuyên môn. Những thông tin sai và trái ngƣợc
nhau khiến cho họ bối rối, dẫn tới những sai lầm trong đánh giá tình trạng
và điều trị cho trẻ tự kỷ.
Qua thời gian làm việc với trẻ tự kỷ và gia đình của trẻ, chúng tôi
nhận thấy rằng hầu hết bố mẹ và các thành viên trong gia đình đều biết
đến tự kỷ thông qua các phƣơng tiện truyền thông nhƣ truyền hình, đài
phát thanh, sách, báo in, và đặc biệt là internet. Rất nhiều trong số các
thành viên của gia đình có trẻ tự kỷ tỏ ra bối rối trƣớc việc phân tích
thông tin từ nguồn internet, thể hiện qua việc họ đặt ra hàng loạt các câu
hỏi nghi vấn, mơ hồ và tự thử nghiệm các thông tin đó trên con em mình
mà không rõ có cơ sở khoa học nào ủng hộ cho thông tin đó hay không.
Từ thực tế bức xúc trên, chúng tôi nhận thấy việc tìm hiểu và đánh
giá những thông tin về hội chứng tự kỷ trên phƣơng tiện truyền thông
internet là hết sức cần thiết cho cộng đồng, đặc biệt là những gia đình có
con em mắc hội chứng tự kỷ, những ngƣời cực kỳ quan tâm đến thông tin
tự kỷ và bị ảnh hƣởng nhiều nhất bởi những thông tin thiếu kiểm nghiệm
nhƣng lại ít có cơ hội tiếp xúc với nguồn thông tin có tính khoa học.
Vì những lý do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn thế đề tài ―Tìm
hiểu và đánh giá thông tin về rối loạn tự kỷ của trẻ em và vị thành niên
trên phương tiện truyền thông internet‖ cho nghiên cứu này.

9

2. Mục đích nghiên cứu

- Tìm hiểu các thông tin về hội chứng tự kỷ trên các phƣơng tiện truyền
thông.
- Đánh giá chất lƣợng thông tin trên cơ sở khoa học nhằm giúp cộng
đồng có cách định hƣớng và sàng lọc thông tin chính xác hơn về rối loạn
tự kỷ, từ đó góp phần cải thiện đƣợc nhận thức của cộng đồng, thái độ và
hành động của họ đối với trẻ tự kỷ.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu đã nêu, nhiệm vụ nghiên cứu cụ
thể của đề tài nhƣ sau:
- Nghiên cứu các tài liệu liên quan để thiết lập cơ sở lý luận cho đề tài.
- Khảo sát nguồn thông tin trên internet về các vấn đề khái niệm tự kỷ,
triệu chứng thƣờng gặp, đánh giá mức độ tự kỷ, phƣơng pháp điều trị.
- Đánh giá các thông tin thu thập dƣợc dựa trên tiêu chuẩn DSM-IV,
ICD-10 và các nghiên cứu thực chứng.
- Đề xuất một số ý kiến giúp cộng đồng sàng lọc thông tin tự kỷ trên
internet

4. Đối tƣợng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài này là các thông tin về rối loạn tự
kỷ của trẻ em và vị thành niên trên phƣơng tiện truyền thông internet.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của đề tài này là các trang báo điện tử,
website, diễn đàn trên mạng internet với số lƣợng tổng cộng là 325 trang
thông tin. Chủ yếu thông tin về tự kỷ trên internet là về trẻ em và vị thành
niên vì đây là đối tƣợng rất đƣợc quan tâm.

10



5. Câu hỏi/giả thuyết nghiên cứu
Các thông tin về tự kỷ trên internet rất đa dạng, phong phú, tuy
nhiên có nhiều thông tin không rõ ràng, thiếu chính xác, và mâu thuẫn
nhau, thậm chí có những thông tin sai.

6. Giới hạn của đề tài
Vì bản thân internet là phƣơng tiện truyền thông cực kỳ lớn và
phức tạp trên toàn thế giới, bao gồm rất nhiều loại hình thông tin khác
nhau và có thể bao gồm tất cả những cách thức truyền thông còn lại, đề
tài chỉ tập trung nghiên cứu các thông tin trên truyền thông internet tại
Việt Nam.

7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Ngƣời nghiên cứu thu thập và phân tích các tài liệu cũng nhƣ các
công trình nghiên cứu có liên quan để làm cơ sở lý luận cho đề tài.
7.2 Phương pháp nghiên cứu định tính
Phần mềm phân tích định tính Atlas.Ti phiên bản 5.2.0 sẽ đƣợc sử
dụng để mã hóa thông tin thu thập đƣợc. Thông tin đƣợc mã hóa sẽ đƣợc
phân tích, tổng hợp dƣới dạng định tính.
7.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng
Cũng từ phần mềm Atlas.Ti, thông tin đƣợc sẽ tổng hợp và phân
tích về mặt số lƣợng.
Số lƣợng của mỗi loại thông tin đƣợc tính toán dựa trên việc so
sánh nội dung với tiêu chuẩn DSM-IV, ICD-10 và các nghiên cứu thực
chứng.


11



7.4 Phương pháp xử lý thống kê
Phần mềm Microsoft Excel đƣợc sử dụng các để thực hiện phép
thống kê cơ bản để xử lý số liệu định lƣợng thu đƣợc từ phần mềm
Atlas.Ti.

8. Đóng góp mới của đề tài
Đây là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam tìm hiểu và đánh giá thông
tin về tự kỷ trên internet, vì vậy đề tài sẽ đóng góp về mặt lý thuyết cho
lĩnh vực nghiên cứu tự kỷ ở Việt Nam, cũng nhƣ đóng góp về mặt thực
tiễn trong việc định hƣớng thông tin cho xã hội về một trong những dạng
rối loạn bí ẩn và thiếu sự thống nhất của một lớp ngƣời quan trọng và
đƣợc quan tâm nhiều nhất, đó là rối loạn tự kỷ ở trẻ em và vị thành niên.
12

Phần hai
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN

Để tìm hiểu cơ sở lý luận cho nghiên cứu này, chúng tôi đã xem xét
từ các nguồn tƣ liệu đáng tin cậy khác nhau nhƣ thƣ viện Quốc gia, thƣ
viện Đại học Quốc gia Hà Nội, thƣ viện khoa Giáo dục Đặc biệt – Đại
học Sƣ phạm Hà Nội. Ngoài ra chúng tôi cũng sử dụng các công cụ tìm
kiếm thông tin trực tuyến nhƣ PsyINFO
1
, các website tìm kiếm tài liêu
học thuật nhƣ , ,

, , và . Hầu nhƣ tất
cả kết quả tìm kiếm chỉ là các nghiên cứu về tự kỷ hoặc các về phƣơng
tiện truyền thông, hoặc internet, chứ không có nghiên cứu nào trƣớc đây
xem xét và đánh giá vấn đề tự kỷ trên internet một cách đầy đủ và toàn
diện. Mặc dù có một số nghiên cứu có đề cập tới cả tự kỷ và internet, ví
dụ các nghiên cứu của Green và cộng sự (2006), Fain (2010) và
Fleischmann (2004), nhƣng là điều tra về các phƣơng pháp điều trị qua
bảng hỏi online, hoặc đánh giá mức độ sử dụng internet của trẻ tự kỷ
[42], [39], [41]. Jayachandra (2005) thực hiện nghiên cứu trên 20 câu
chuyện bố mẹ có con tự kỷ ở Israel đăng tải lên mạng, và đánh giá nhận
thức và hiểu biết của bố mẹ về rối loạn, và thay đổi trong suy nghĩ và
định hƣớng điều trị của họ[45]. Đây có thể coi là nghiên cứu có nội dung
gần nhất với nghiên cứu của chúng tôi. Điều này phần nào cho thấy tính
mới mẻ và cấp thiết của đề tài, đồng thời cũng gợi ý rằng những nghiên
cứu đầu tiên nên là những nghiên cứu mang tính khai phá và định tính

1
PsyINFO là cổng tìm kiếm thông tin về tâm lý và sức khỏe tâm thần phổ biến nhất ở Mỹ, đƣợc các
trƣờng đại học sử dụng nhƣ là nguồn tra cứu thông tin đầy đủ, toàn diện và đáng tin cậy.
13

hơn là định lƣợng. Kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ xây nên những
viên gạch đầu tiên gợi ý cho các nghiên cứu sau này.

1.1. Lịch sử nghiên cứu về tự kỷ.
1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới.
Tự kỷ đƣợc phát hiện và mô tả vào những năm 40 của thế kỷ trƣớc,
nhƣng thực ra rối loạn này đã có từ rất lâu trong lịch sử loài ngƣời. Các
tác phẩm văn học phƣơng Tây cổ đại đã nhắc tới những trẻ kỳ lạ, những
đứa trẻ ―con trời‖ hay bị ―tiên đánh tráo‖. Nhiều mô tả về trẻ mà cho tới

sau này khi Leo Kanner (1894 - 1981) phát hiện, ngƣời ta mới thấy đó
chính là những trẻ bị tự kỷ. Trong cuốn sách ―Hiện tƣợng tự kỷ‖, Lorna
Wing (1978) đã tìm ra những dấu hiệu của rối loạn tự kỷ liên quan đến
nhân vật ―Sƣ huynh Juniper‖. Theo nhận định của tác giả, ngƣời này có
những biểu hiện tự kỷ nhƣ không muốn giao tiếp hay tiếp xúc, thờ ơ với
mọi ngƣời xung quanh, thích những họat động nhàm chán lặp đi lặp lại,
không hiểu và đáp lại những tình cảm. Tuy chƣa khẳng định một cách
chắc chắn ―Sƣ huynh Juniper‖ có bị tự kỷ hay không, nhƣng mô tả của
Lorna Wing cho thấy một số biểu hiện mà ngày nay chúng ta thƣờng gặp
ở ngƣời bị tự kỷ. Theo các tài liệu mô tả lâm sàng, vào thời điểm những
năm 70 của thế kỷ XVIII, bác sỹ Jean Marc Itard (1774-1838) đã tiếp
nhận một cậu bé ―hoang dã‖ tên là Victor. Những mô tả cho thấy, cậu bé
không có khả năng hiểu và biểu đạt ngôn ngữ, không có khả năng giao
tiếp hoặc nhận thức, các ứng xử xa lạ với cuộc sống của xã hội loài
ngƣời. Nói chung, Victor bị mất khả năng giao tiếp về mặt xã hội và
không có khả năng nhận thức nhƣ trẻ bình thƣờng. Ngày nay, ngƣời ta
cho rằng, Victor bị tự kỷ.
Những ví dụ trên giúp chúng ta khẳng định rằng tự kỷ đã tồn tại từ
lâu trong lịch sử loài ngƣời. Thuật ngữ Tự kỷ (Autism) đƣợc bác sỹ tâm
thần ngƣời Thụy Sỹ Engen Bleuler (1857-1940) đƣa ra năm 1919 để mô
14

tả giai đoạn bắt đầu của rối loạn thần kinh ở ngƣời lớn, đây là hiện tƣợng
mất nhận thức thực tế của ngƣời bệnh khi cách ly với đời sống thực tại
hàng ngày và nhận thức của ngƣời bệnh có xu hƣớng không thống nhất
với kinh nghiệm thông thƣờng của họ [52].
Tự kỷ thực sự đƣợc công nhận vào năm 1943 trong một bài báo
―Autism Disturbance of Effective Contract‖, đƣợc mô tả một cách rõ ràng
và khoa học bởi bác sỹ tâm thần ngƣời Mỹ là Leo Kanner [48]. Ông đã
hiểu tự kỷ theo một sắc thái khác và không giống Bleuler. Mô tả của ông

nhƣ sau: ―trẻ tự kỷ thiếu quan hệ tiếp xúc về mặt tình cảm với người khác,
cách chọn lựa các thói quen hàng ngày rất giống nhau về tính tỉ mỉ và
tính kỳ dị, không có ngôn ngữ hoặc ngôn ngữ thể hiện sự bất thường rõ
rệt, rất thích xoay tròn các đồ vật và thao tác rất khéo, có khả năng cao
trong quan sát không gian và trí nhớ “như con vẹt”, khó khăn trong học
tập ở những lĩnh vực khác nhau, vẻ bề ngoài, những trẻ này xinh đẹp,
nhanh nhẹn, thông minh, thích độc thoại trong thế giới tự kỷ, thất bại
trong việc hiểu hành vi giả vờ và hành vi đoán trước, chỉ hiểu nghĩa đen
của câu nói, thích tiếng động và vận động lặp đi lặp lại đơn điệu, giới
hạn đa dạng các hoạt động tự phát”. Công trình nghiên cứu của Kanner
ban đầu ít đƣợc chú ý, sau đó đƣợc phổ biến nhanh chóng và ngày nay là
cơ sở của nhiều công trình nghiên cứu tại nhiều nƣớc trên thế giới (Wing,
1989).
Cũng liên quan đến thuật ngữ tự kỷ, năm 1944, một bác sỹ tâm
thần ngƣời Áo là Hans Asperger (1906-1980) sử dụng thuật ngữ Autism
trong khi mô tả những vấn đề xã hội trong nhóm trẻ trai mà ông làm việc:
ngôn ngữ của trẻ phát triển bình thường, tuy nhiên trong cách diễn tả và
phát âm nhiều cung điệu lên xuống không thích hợp với hoàn cảnh, có
những rối loạn trong cách sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất “tôi”
lẫn lộn với ngôi thứ hai và ba; trẻ vẫn có những tiếp xúc về mặt xã hội
nhưng có xu hướng thích cô đơn, đơn độc; rối loạn đặc biệt nhất trong
15

hội chứng này là cách suy luận rườm rà, phức tạp, không thích ứng với
những điều kiện, hoàn cảnh xã hội; những người mang hội chứng có
những sở thích đặc biệt về mặt kỹ thuật và toán học, đồng thời họ có khả
năng nhớ tốt một cách lạ thường. [27]
Cho đến bây giờ, những mô tả của Leo Kanner và Hans Asperger
cơ bản không có gì thay đổi. Những mô tả của hai ông vẫn là những điểm
chính trong bảng phân loại bệnh quốc tế ngày nay về rối loạn tự kỷ.

Trong những thập niên nửa cuối của thế kỷ 20, nhiều cuộc tranh cãi đã
diễn ra xung quanh việc định nghĩa tự kỷ. Theo Lorna Wing và Judith
Gould (1979), các hội chứng mà Kanner và Asperger mô tả thuộc về
nhóm nhỏ nằm trong một dãy các dạng rối loạn gây ảnh hƣởng xấu tới
quan hệ tƣơng tác và giao tiếp xã hội, các rối loạn này có thể có ở các trẻ
với bất kỳ mức độ trí tuệ nào và gắn với những vấn đề thể chất nào đó
hoặc với khuyết tật khác về phát triển. Từ đó Lorna Wing đƣa ra khái
niệm Rối loạn phổ Tự kỷ (Autism Spectrum Disorder, viết tắt là ASD) để
khái quát hiện tƣợng phức tạp này [94], [95].
Trong suốt quá trình phát hiện và nghiên cứu tự kỷ, các nhà khoa
học đã đƣa ra các tiêu chuẩn chẩn đoán đƣợc khái quát đầy đủ trong hai
bảng phân loại bệnh là DSM-IV
1
và ICD-10
2
. Đây là hai bảng phân loại
bệnh tật có uy tín nhất vào thời điểm hiện nay trên thế giới.
1.1.2. Những nghiên cứu về tự kỷ ở Việt Nam
Ở Việt Nam, tự kỷ mới đƣợc quan tâm khoảng hơn một thập kỷ trở
lại đây. Nhìn chung các nghiên cứu vẫn ở mức độ khám phá, đánh giá về
đặc điểm của tự kỷ, vấn đề chẩn đoán, và hiệu quả của việc ứng dụng các
phƣơng pháp điều trị nƣớc ngoài.

1
Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders 4th edition – Sổ tay thống kê và chẩn đoán các
rối loạn tâm thần Hoa Kỳ, phiên bản 4
2
International Classification of Diseases and Related Health Problems (10th edition) – Phân loại bệnh
tật và các vấn đề liên quan đến sức khỏe quốc tế, phiên bản 10.
16


Nơi tiến hành trị liệu và quan tâm đến tự kỷ đầu tiên ở Việt Nam là
trung tâm N –T của cố bác sĩ Nguyễn Khắc Viện. Tại đây vào những năm
90 của thế kỷ trƣớc đã có nhiều cuộc hội thảo liên quan đến tự kỷ, và
bƣớc đầu tiến hành trị liệu cho trẻ theo phƣơng pháp Phân tâm dƣới sự
truyền đạt kinh nghiệm của các bác sĩ tâm thần và các nhà tâm lý trị liệu
Pháp. [8]
Tiếp sau đó, do nhu cầu của các bố mẹ có con tự kỷ, một số cuốn
sách về tự kỷ đƣợc xuất bản ở Việt Nam nhƣ ―Nuôi con tự kỷ‖, ―Để hiểu
chứng tự kỷ‖, và ―Tự kỷ và trị liệu‖ của tác giả Võ Nguyễn Tinh Vân,
ngƣời Úc gốc Việt. Cuốn ―Để hiểu chứng tự kỷ‖ xuất bản năm 2002, đề
cập đến các vấn đề nhƣ khái niệm tự kỷ, các khiếm khuyết chính của tự
kỷ, giúp chẩn đoán bệnh, ảnh hƣởng của bệnh đến mối quan hệ trong gia
đình, phƣơng pháp điều trị,… Cuốn ―Nuôi con bị tự kỷ‖, xuất bản năm
2002 tìm hiểu về chứng tự kỷ, hỗ trợ gia đình có con tự kỷ, việc học và
phát triển của trẻ, một số thông tin về ngƣời tự kỷ trƣởng thành. Trong
cuốn ―Tự kỷ và trị liệu‖ (2006), tác giả bàn sâu hơn về các triệu chứng tự
kỷ, những ảnh hƣởng của não bộ, các phƣơng pháp cụ thể trong việc trị
bệnh và cách đối phó với tình trạng tự kỷ của trẻ. Đây đƣợc coi là những
cuốn sách Tiếng Việt đầu tiên mô tả khá chi tiết về tình trạng tự kỷ ở trẻ
em, nó đã giúp ích rất nhiều cho các nhà chuyên môn cũng nhƣ các bậc
phụ huynh khi tiếp cận vấn đề này. Tuy vậy, trên đây chỉ là những cuốn
sách mà tác giả tổng hợp đƣợc từ những kiến thức ở nƣớc ngoài, chƣa
phải là công trình nghiên cứu khoa học. [8]
Về mặt nghiên cứu, công trình ―Cách tiếp cận trẻ có rối loạn phổ
tự kỷ dựa trên cộng đồng tại Bệnh viện Nhi đồng 1, thành phố Hồ Chí
Minh (TP HCM)‖ do bác sỹ Phạm Ngọc Thanh, bệnh viện Nhi Đồng 1
thực hiện, cho thấy một phần thực trạng của trẻ em bị tự kỷ và bƣớc đầu
hƣớng dẫn can thiệp trị liệu cho phụ huynh. Nghiên cứu tiếp theo là ―Tìm
hiểu một số yếu tố gia đình và hành vi của trẻ tự kỷ tại Khoa Tâm thần

17

Bệnh viện Nhi Trung ương‖ do bác sỹ Quách Thúy Minh và các cộng sự
tại bệnh viện Nhi Trung ƣơng thực hiện. Nghiên cứu đƣợc tiến hành trên
45 trẻ tự kỷ bằng cách thực hiện quan sát lâm sàng, làm các trắc nghiệm
tâm lý nhƣ thang đánh giá mức độ tự kỷ, trắc nghiệm Denver và tiến hành
điều trị tâm vận động và sử dụng hóa dƣợc cho trẻ. Kết quả trị liệu cho
thấy có 55,5% trẻ tăng khả năng giao tiếp bằng mắt, 64,1% giảm tăng
động và 77,8% giảm xung động. Trong luận án tiến sĩ của mình, tác giả
Ngô Xuân Điệp có nghiên cứu về ―Nghiên cứu nhận thức của trẻ tự kỷ tại
Thành phố Hồ Chí Minh‖ (2009), đi sâu vào nghiên cứu nhận thức của trẻ
tự kỷ về sự vật và hiện tƣợng liên quan đến sự vật hàng ngày, từ đó đƣa
ra các biện pháp can thiệp phù hợp [8].
Về chẩn đoán tự kỷ, hai tác giả Trần Văn Công và Vũ Thị Minh
Hƣơng tiến hành nghiên cứu ―Xung quanh vấn đề chẩn đoán trẻ tự kỷ
hiện nay‖ (2011). Nghiên cứu này xem xét tính chính xác của chẩn đoán
trên 20 trẻ đã đƣợc chẩn đoán là tự kỷ ở các phòng khám và bệnh viện.
Các tác giả đã chỉ ra một loạt nguy cơ chẩn đoán sai gây hậu quả nghiêm
trọng cho trẻ và các bậc phụ huynh. Cuối cùng nghiên cứu đƣa ra một số
kiến nghị trong chẩn đoán tự kỷ [6].
Về can thiệp và điều trị cho tự kỷ, tác giả Nguyễn Thị Diệu Anh và
cộng sự tại bệnh viện Nhi Đồng 1TP HCM thực hiện nghiên cứu ―Ứng
dụng việc chăm sóc tại nhà cho trẻ có rối loạn tự kỷ‖. Nghiên cứu tiến
hành trên 10 trẻ tự kỷ đƣợc tiến hành can thiệp bằng phƣơng pháp
TEACCH tại gia đình với sự tham gia can thiệp của 10 giáo dục viên đặc
biệt. Trƣớc và sau một năm can thiệp trẻ đƣợc đánh giá bằng trắc nghiệm
tâm lý – giáo dục PEP (Psychology Education Profile). Kết quả nghiên
cứu cho thấy, cả 10 trẻ đều có tiến bộ rõ rệt. Trong nghiên cứu này, tác
giả đã cho thấy tính hiệu quả của phƣơng pháp TEACCH trong điều trị tự
kỷ ở Việt Nam. Ngoài ra còn một số công trình nghiên cứu nhƣ: ―Đánh

giá và quản lý trẻ tự kỷ tại mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng
18

đồng – Phòng khám TuNa‖ do TS. Lã Thị Bƣởi và cộng sự thực hiện;
―Đặc điểm lâm sàng của rối loạn phổ tự kỷ tại Đơn vị Tâm lý, Bệnh viện
Nhi đồng 1‖ do bác sỹ Hoàng Vũ Quỳnh Trang và Phạm Ngọc Thanh Trà
thực hiện; ―Hội chứng tự kỷ - chẩn đoán và can thiệp‖ do bác sỹ Đỗ Thúy
Lan, bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hƣơng, Hà Nội thực hiện; ―Can
thiệp sớm trẻ tự kỷ‖ do Trần Phƣơng Dung, Khoa Giáo dục đặc biệt,
Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Mẫu giáo Trung ƣơng 3 thực hiện; hoặc khóa
luận tốt nghiệp ―Nghiên cứu thái độ của cha mẹ đối với con có chứng tự
kỷ‖ do Nguyễn Thị Thanh Liên thực hiện (2009); ―Nghiên cứu thực
trạng, nguyên nhân các biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ ở
nước ta hiện nay‖ (TS Nguyễn Thị Mai Lan chủ nhiệm đề tài); ―Nghiên
cứu biện pháp can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ ở nước
ta hiện nay và trong giai đoạn 2011 -2020‖ thực hiện bởi PGS.TS
Nguyễn Thị Hoàng Yến và các cộng sự.
Hầu hết các nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ, ngắn
hạn và thiên về tính chất mô tả, nhƣng đã phản ánh phần nào tình hình
phát triển của nghiên cứu về tự kỷ ở Việt Nam. Tuy nhiên chƣa có nghiên
cứu nào đề cập đến các vấn đề số lƣợng và chất lƣợng các thông tin về tự
kỷ trong xã hội Việt Nam nói chung, trên các phƣơng tiện thông tin đại
chúng nói riêng. Trong khi các thông tin này có ảnh hƣởng lớn đến nhận
thức và hành động của cộng đồng đối với trẻ tự kỷ và gia đình trẻ tự kỷ.
Chính vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn đề tài tìm hiểu và đánh giá thông tin
về rối loạn tự kỷ của trẻ em và vị thành niên trên phƣơng tiện truyền
thông internet.

1.2. Rối loạn tự kỷ ở trẻ em.
1.2.1. Định nghĩa

Tự kỷ là một rối loạn phát triển lan tỏa ở mức độ từ nhẹ đến nặng,
khởi phát sớm từ khi trẻ còn nhỏ (thƣờng là trƣớc 3 tuổi) và diễn biến kéo
19

dài. Biểu hiện chung của rối loạn tự kỷ là những khiếm khuyết về tƣơng
tác xã hội, giao tiếp và những hành vi định hình cùng với ý thích bị thu
hẹp. Bên cạnh đó, trẻ thƣờng có những rối loạn cảm giác và tăng động.
[2]
1.2.2 Dịch tễ
Tỉ lệ chẩn đoán trẻ mắc tự kỷ trong những năm gần đây có xu
hƣớng tăng lên, trong đó tự kỷ điển hình, hay còn gọi là tự kỷ Kanner,
chiếm 16,8%, còn lại là những thể khác. Trẻ trai mắc tự kỷ nhiều hơn trẻ
gái từ 4 đến 6 lần. Theo những số liệu mới nhất, cứ một trong 88 trẻ em
Mỹ bị tự kỷ (theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh dịch Hoa Kỳ, 2012)
1
.
1.2. 3. Nguyên nhân của tự kỷ
Cho đến nay ngƣời ta chƣa tìm ra nguyên nhân chính xác của tự
kỷ, ngoại trừ việc có vẻ nhƣ nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra những
loại tự kỷ khác nhau. Những nguyên nhân này có thể bắt nguồn từ môi
trƣờng, sinh học và gen di truyền. Cho đến nay, các nghiên cứu cho thấy
gen di truyền là một trong các yếu tố có thể gây tự kỷ. Nghiên cứu cho
thấy trong những trẻ sinh đôi cùng trứng, khi một trẻ bị tự kỷ thì từ 36
đến 95% trẻ còn lại cũng bị tự kỷ. Ở trẻ sinh đôi không cùng trứng, khi
một trẻ bị tự kỷ, trẻ kia cũng bị từ 0 đến 31% số lần.
Các nghiên cứu cũng cho thấy, bố mẹ nào đã có một con bị tự kỷ
thì cũng có khả năng đứa con còn lại bị tự kỷ từ 2 đến 18%. Tự kỷ cũng
xuất hiện nhiều hơn ở những ngƣời bị một bệnh khác. Khoảng 10% trẻ tự
kỷ cũng bị một bệnh về gen, thần kinh, chuyển hóa/trao đổi chất nhƣ: Hội
chứng Nhiễm sắc thể X dễ vỡ, bệnh xơ cứng, hội chứng Down, và các rối

loạn nhiễm sắc thể khác. Ngoài ra, trong quá trình mang thai, việc dùng
các thuốc nhƣ Valporic và Thalidomide cũng có mối liên hệ với nguy cơ
tự kỷ tăng cao.

1

20

Trƣớc đây các nhà khoa học cho rằng tự kỷ xuất hiện trƣớc khi
sinh. Nhƣng những nghi ngại về vắc-xin và nhiễm khuẩn đã khiến các
nhà khoa học phải xem xét cả giai đoạn trƣớc và sau khi sinh. Một số
lƣợng nhỏ trẻ đƣợc sinh non và có thiếu cân có nguy cơ tự kỷ cao hơn.
Một vài giả thuyết về nguyên nhân tự kỷ nhƣ do việc nuôi nấng
(mẹ thiếu quan tâm chăm sóc / ngƣời mẹ băng giá) đã đƣợc chứng minh
là sai. Nhiều nghiên cứu đã xem xét xem có mối liên hệ giữa vắc-xin và
tự kỷ không, và cho đến nay, các nghiên cứu đều cho thấy không có mối
liên hệ này. Tuy nhiên vẫn rất nhiều phụ huynh lo lắng về điều này.
1

Đánh giá về bằng chứng khoa học của các nguyên nhân của tự kỷ đƣợc
trình bày ở Phụ lục 3.

1.2.4. Phân loại tự kỷ
1.2.4.1. Phân loại theo thể lâm sàng: có 5 thể đƣợc nêu ra trong phân
loại rối loạn tự kỷ (phổ tự kỷ):
• Tự kỷ điển hình (tự kỷ Kanner): bao gồm các dấu hiệu bất thƣờng
trong những lĩnh vực: tƣơng tác xã hội, chậm hoặc rối loạn ngôn ngữ
giao tiếp, hành vi định hình cùng với những mối quan tâm bị thu hẹp,
khởi phát trƣớc 3 tuổi.
• Hội chứng Asperger (tự kỷ chức năng cao): có các dấu hiệu kém

tƣơng tác xã hội nhƣng vẫn có quan hệ với ngƣời thân, có khả năng nói
đƣợc nhƣng cách giao tiếp bất thƣờng, không chậm phát triển nhận thức.
Các dấu hiệu bất thƣờng xuất hiện sau 3 tuổi.
• Hội chứng Rett: hầu nhƣ chỉ có trẻ gái bị mắc, sự thoái triển các
kỹ năng ngôn ngữ, giao tiếp, tƣơng tác, vận động xảy ra khi trẻ ở lứa tuổi
6 – 18 tháng, có những động tác định hình ở tay, vẹo cột sống, chậm phát
triển trí tuệ mức nặng.

1

21

• Rối loạn phân rã tuổi ấu thơ: sự thoái lùi phát triển đáng kể xảy
ra trƣớc 10 tuổi về các kỹ năng: ngôn ngữ, xã hội, kiểm soát đại tiểu tiện,
kỹ năng chơi và vận động.
• Rối loạn phát triển lan tỏa không đặc hiệu: có những dấu hiệu bất
thƣờng thuộc một trong 3 lĩnh vực của tự kỷ điển hình nhƣng không đủ
để chẩn đoán tự kỷ điển hình. Dạng này thƣờng là tự kỷ mức độ nhẹ, tự
kỷ không điển hình.
1.2.4.2. Phân loại theo khả năng trí tuệ và phát triển ngôn ngữ, bao
gồm tự kỷ có trí tuệ cao và nói đƣợc; tự kỷ có trí tuệ cao nhƣng không nói
đƣợc; tự kỷ có trí tuệ thấp và nói đƣợc; tự kỷ có trí tuệ thấp và không nói
đƣợc.
1.2.4.3. Phân loại theo khả năng giao tiếp, bao gồm loại không
phản ứng: hoàn toàn từ chối giao tiếp; giao tiếp thụ động: chấp nhận giao
tiếp nhƣng không chủ động; giao tiếp chủ động nhƣng bất thƣờng.
1.2.5. Biểu hiện lâm sàng
1.2.5.1. Thiếu hụt những kỹ năng tương tác xã hội là vấn đề cơ bản
của tự kỷ. Những biểu hiện sớm của khiếm khuyết này bao gồm kém
hoặc không giao tiếp bằng mắt, ít đáp ứng khi gọi tên, không dùng những

cử chỉ điệu bộ để giao tiếp nhƣ không biết chỉ tay, không biết chìa tay xin
thứ cần, không biết khoe, cần thứ gì trẻ thƣờng kéo tay ngƣời khác lấy
giúp, không chú ý nhìn theo khi ngƣời khác chỉ cho trẻ biết. Trẻ không
chơi tƣơng tác với trẻ cùng tuổi, không mỉm cƣời đáp lại ngƣời khác. Sự
thiếu hụt trong phát triển cảm xúc và xã hội thƣờng phát hiện khi trẻ mới
đƣợc 1 tuổi. Trẻ không để ý đến thái độ và tâm tƣ của ngƣời khác, không
hiểu ngƣời khác, không biết chia sẻ tình cảm với ngƣời khác.
1.2.5.2. Những biểu hiện bất thường về ngôn ngữ và giao tiếp,
thƣờng gặp là chậm nói. Một số trẻ đã nói đƣợc vài từ sau 1 tuổi, nhƣng
đến 18 – 24 tháng trẻ không nói nữa, thay vào đó trẻ phát âm vô nghĩa.
Một số trẻ có thể nói đƣợc nhƣng nói nhại lời ngƣời khác, nói theo quảng
22

cáo, hát thuộc lòng, đếm số, đọc chữ cái, hát nối từ cuối câu, đọc thuộc
lòng bài thơ, chỉ nói khi có nhu cầu thiết yếu nhƣ đòi ăn, đòi đi chơi…
Ngôn ngữ nói bị động, chỉ trả lời khi có ai hỏi và thƣờng trả lời ngắn.
Một số trẻ nói đƣợc lại không biết kể chuyện, không biết khởi đầu và duy
trì hội thoại, không biết bình phẩm. Giọng nói ngữ điệu khác thƣờng nhƣ
nói cao giọng hoặc đều đều, thiếu diễn cảm, nói nhanh, nói ríu lời…Trẻ
không biết chơi tƣởng tƣợng, chơi giả vờ.
Phát triển giao tiếp của trẻ tự kỷ đƣợc chia ra làm 4 giai đoạn dựa
vào 4 đặc điểm: khả năng tƣơng tác với ngƣời khác, cách giao tiếp, lý do
giao tiếp và sự hiểu biết của trẻ.
• Giai đoạn giao tiếp tự phát: tƣơng tác rất ngắn với ngƣời thân,
không tƣơng tác với trẻ khác, muốn tự mình làm, nhìn hoặc với tay tới
thứ trẻ muốn, gây tiếng động để tự trấn an, phản kháng bằng hét hoặc
khóc, gần nhƣ không hiểu từ nào.
• Giai đoạn giao tiếp yêu cầu: chỉ giao tiếp khi cần thứ gì bằng
cách kéo tay ngƣời khác, có tiếp xúc mắt hoặc cƣời hoặc cử động cơ thể
hoặc âm thanh khi muốn ngƣời khác tiếp tục một trò chơi, đôi khi dõi

theo khi ngƣời thân chỉ vào thứ quen thuộc, hiểu các bƣớc trong việc làm
thƣờng qui.
• Giai đoạn giao tiếp sớm: tƣơng tác với ngƣời thân trong tình
huống quen thuộc, chơi luân phiên trong trò chơi có ngƣời; biết yêu cầu
ngƣời thân tiếp tục trò chơi bằng cách dùng những âm thanh, từ hoặc
hành động; lặp lời hoặc nhại lời khi ngƣời khác yêu cầu; bắt đầu biết
phản kháng hoặc từ chối; đôi khi dùng cử động cơ thể, âm thanh hoặc từ
ngữ để gây chú ý tới ngƣời khác; hiểu câu đơn giản quen thuộc, hiểu tên
của đồ vật và ngƣời quen mà không cần gợi ý bằng mắt.
• Giai đoạn đối tác: tham gia lâu hơn vào sự tƣơng tác chơi với trẻ
khác trong những trò chơi quen thuộc, biết dùng từ để yêu cầu / phản
23

kháng/chào hỏi / gây chú ý / trả lời câu hỏi, nói đƣợc câu ngắn, bắt đầu
dùng từ để bày tỏ tình cảm, hiểu ý nghĩa của nhiều từ khác nhau
1.2.5.3. Những biểu hiện bất thường về hành vi định hình, thƣờng
gặp trẻ hay đi kiễng gót chân, quay tròn ngƣời, giơ tay ra nhìn, cử động
các ngón tay bất thƣờng, nghiêng đầu liếc mắt nhìn, lắc lƣ thân mình, đƣa
tay vào miệng, nhảy chân sáo, chạy đi chạy lại, nhẩy lên nhảy
xuống…Những thói quen rập khuôn thƣờng gặp là: quay bánh xe, quay
tròn đồ chơi, gõ đập đồ chơi tạo âm thanh, đi về theo đúng con đƣờng
quen thuộc, ngồi đúng một chỗ trong lớp, nằm đúng một vị trí, đóng mở
cửa nhiều lần, giở sách xem tranh xem chữ, bóc nhãn hiệu từ một đồ
hàng, thích bật công tắc điện, bấm máy vi tính, bấm điện thoại, tỉ mỉ tháo
rời những chi tiết của đồ vật, xếp các thứ thành hàng…Những ý thích của
trẻ bị thu hẹp thể hiện nhƣ: cuốn hút trong nhiều giờ để xem ti vi quảng
cáo hoặc chỉ xem một số chƣơng trình yêu thích, luôn cầm nắm một đồ
vật trong tay nhƣ bút, que , tăm, giấy, chai lọ, một số đồ chơi có mầu ƣa
thích hoặc có độ cứng mềm khác nhau.
Nhìn chung, trẻ tự kỷ tìm kiếm sự an toàn trong môi trƣờng ít biến

đổi và thƣờng chống đối lại với sự thay đổi bằng ném phá các thứ, cáu
gắt, bực tức, nằm lăn ra kêu khóc, tƣ đập đầu, cắn hoặc đánh ngƣời khác.
Nhiều trẻ tự kỷ có biểu hiện tăng hoạt động, chạy không biết mệt, nghịch
luôn chân tay, không phản ứng phòng vệ với nguy hiểm. Ngƣợc lại, có
một số trẻ lại sợ hãi lo lắng quá mức trong những tình huống không có gì
nguy hiểm hoặc đáng sợ. Nhiều trẻ ăn uống khó khăn nhƣ ăn không nhai,
chỉ ăn một số thức ăn nhất định. Nhiều trẻ có rối loạn cảm giác do nhận
cảm thế giới xung quanh dƣới ngƣỡng hoặc trên ngƣỡng. Những biểu
hiện của sự quá nhậy cảm thƣờng gặp nhƣ: bịt tai khi nghe tiếng động,
che mắt hoặc chui vào góc ngồi do sợ ánh sáng, sợ một số mùi vị, thính
tai với âm thanh của nhạc quảng cáo, xúc giác nhạy cảm nên sợ cắt tóc,
sợ gội đầu, không thích ai sờ vào ngƣời, đi kiễng gót… Những biểu hiện
24

của sự kém nhậy cảm nhƣ: hay sờ bề mặt của một vật, thích đƣợc ôm giữ
chặt, giảm cảm giác đau, quay tròn ngƣời, gõ hoặc ném các thứ tạo ra
tiếng động, thích nhìn vật chuyển động hoặc vật có mầu sắc…
Một số trẻ có trí nhớ thị giác không gian và trí nhớ máy móc rất tốt
nhƣ nhớ số điện thoại, nhớ các chủng loại xe ô tô, nhớ vị trí nơi chốn đã
từng qua, thuộc lòng nhiều bài hát, làm toán cộng rất nhanh…trong khi
đó lại có nhiều bất thƣờng về hành vi và ngôn ngữ giao tiếp.
1.2.5.4. Các dấu hiệu chỉ báo nguy cơ tự kỷ
Có 5 dấu hiệu chỉ báo nguy cơ của tự kỷ là (1) Khi 12 tháng tuổi,
trẻ không nói bập bẹ; (2) Khi 12 tháng tuổi, trẻ vẫn chƣa biết chỉ ngón tay
hoặc không có những cử chỉ điệu bộ giao tiếp phù hợp; (3) Khi 16 tháng
tuổi, trẻ chƣa nói đƣợc từ đơn; (4) Khi 24 tháng trẻ chƣa nói đƣợc câu 2
từ hoặc nói chƣa rõ; (5) Trẻ bị mất đi kỹ năng ngôn ngữ hoặc kỹ năng xã
hội đã có ở bất kỳ lứa tuổi nào.
Có khoảng 10% trẻ tự kỷ có liên quan đến hội chứng bệnh lý khác
hoặc một số bệnh thực thể khác. Có khoảng 70% trẻ tự kỷ có kèm theo

chậm phát triển trí tuệ và tăng hoạt động, 25% có nguy cơ động kinh. Một
số trẻ lớn có tình trạng trầm cảm, lo âu và kích động.
1.2.6. Sàng lọc, đánh giá và chẩn đoán
Để sàng lọc phát hiện sớm trẻ tự kỷ ở lứa tuổi 16- 24 tháng tuổi áp
dụng bảng hỏi M-CHAT (Modified Checklist for Autism in Toddlers)
gồm 23 câu hỏi khác nhau. Sử dụng thang đo mức độ tự kỷ CARS
(Chilhood Autism Rating Scale) để phân loại mức độ tự kỷ nhƣ nhẹ,
trung bình và nặng. Thang đo này đánh giá biểu hiện của tự kỷ ở 15 mục
khác nhau và cho điểm mỗi mục từ 1 đến 4 điểm tùy theo mức độ nặng
của các dấu hiệu. Nếu điểm của CARS từ 31 đến 35 điểm là tự kỷ nhẹ và
trung bình, nếu từ 36 đến 60 điểm là tự kỷ nặng.
Ở các cơ sở y tế Việt Nam, trẻ nghi ngờ bị tự kỷ thƣờng đƣợc đánh
giá sự phát triển tâm vận động cho trẻ dƣới 6 tuổi có thể sử dụng trắc
25

nghiệm Denver II và Bayley. Đối với trẻ lớn trên 6 tuổi có thể làm test trí
tuệ nhƣ Raven, Gille, WISC. Trẻ tự kỷ thƣờng có biểu hiện tăng hoạt
động nên có thể thang liệt kê hành vi trẻ em CBCL (Child Behavior
Check List).
Hiện nay chƣa có xét nghiệm sinh học nào mang tính đặc hiệu để
chẩn đoán tự kỷ. Một số xét nghiệm nhƣ chụp cắt lớp vi tính, MRI, kiểm
tra thính, thị giác… đƣợc chỉ định khi nghi ngờ trẻ có những bệnh lý thực
thể kèm theo.
1.2.6.1. Chẩn đoán xác định
Việc chẩn đoán trẻ bị tự kỷ nên thận trọng vì nếu chẩn đoán quá
mức sẽ gây ra những lo lắng cho gia đình, nhƣng nếu bỏ sót sẽ làm mất
cơ hội can thiệp sớm cho trẻ.
Bước 1 là chẩn đoán sàng lọc: dựa vào hỏi tiền sử, bệnh sử kết hợp
với quan sát trẻ trong một số hoàn cảnh khác nhau để đƣa ra những nhận
định ban đầu. Trẻ cần đƣợc khám nội khoa, thần kinh toàn diện. Tiếp theo

đó là hỏi gia đình và quan sát trẻ dựa theo bảng hỏi M- CHAT để sàng lọc
tự kỷ.
Bước 2 là chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt: bác sĩ nhi
khoa, bác sĩ chuyên khoa tâm bệnh và cán bộ tâm lý kết hợp cùng quan
sát trẻ và thảo luận nhằm thống nhất về nhận định các dấu hiệu và chẩn
đoán. Có thể không chỉ gặp gia đình và quan sát trẻ một lần đã đƣa ra
chẩn đoán mà phải theo dõi diễn biến tình trạng của trẻ trong một thời
gian nhất định, quan sát đánh giá trẻ nhiều lần, mới chẩn đoán xác định.
Chẩn đoán tự kỷ phải dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD – 10 hoặc
DSM-IV nhƣ sau:
(A) Suy giảm chất lượng tương tác xã hội thể hiện ít nhất là 2 trong số
những biểu hiện sau:

×