Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Vận mệnh của học thuyết Mác về Chủ nghĩa xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.23 KB, 34 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu, sự
thoái trào của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đã từng là đề tài của những
cuốn sách, bài báo mà trong đó, các tác giả của chúng đều có một cái đích chung là
"chứng minh" về cái chết của chủ nghĩa Mác, về cái chết của chủ nghĩa cộng sản
dựa trên các học thuyết của C.Mác. Nổi bật trong số các cuốn sách loại đó phải nói
đến cuốn Sự cáo chung của lịch sử và con người cuối cùng của Francis Fukuyama
(Phranxi Phucuyama) xuất bản tại New york năm 1992.
Không ai có thể phủ nhận một sự thật là Liên Xô và khối Đông Âu xã hội
chủ nghĩa đã sụp đổ và chủ nghĩa xã hội đã bị một tổn thất hết sức nặng nề. Nhưng
từ sự sụp đổ đó mà rút ra kết luận rằng, học thuyết của C.Mác đã chết, triết học Mác
đã chết, chủ nghĩa cộng sản đã chết thì có lẽ thật là một sự vui mừng quá sớm, là
một sai lầm, nếu không muốn nói là do những động cơ không trong sáng, hay nặng
hơn, là do sự thù ghét cay độc đối với C.Mác và các học thuyết của ông. Nhưng sự
thật thì học thuyết Mác có còn phù hợp hay không? Vận mệnh của học thuyết Mác
về chủ nghĩa xã hội sẽ như thế nào? Đó là lý do nhóm chúng tôi chọn đề tài: “Vận
mệnh của học thuyết Mác về Chủ Nghĩa Xã Hội”.
2. Mục đích chọn đề tài
Nhằm làm rõ hơn về vai trò của học thuyết Mác đối với chủ nghĩa xã hội,
Vận mệnh của học thuyết Mác trong thời đại Xã hội chủ nghĩa ngày nay.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Lý luận học thuyết của Mác về chủ nghĩa xã hội, có phân tích làm rõ những
vấn đề liên quan đến chủ nghĩa tư bản.
4. Phương pháp nghiên cứu
Bao gồm các phương pháp phân tích, biện chứng duy vật, tổng hợp.
CHƯƠNG 1
1
TỔNG QUAN HỌC THUYẾT MARX VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Chủ nghĩa Mác – Lênin “là hệ thống quan điểm và học thuyết” khoa học của
Karl Max (1818 -1883, người Đức), Friedrich Engels (1820 -1895, người Đức), và


sự phát triển của Vladimir Ilich Lenin (1870 – 1924, người Nga). Được hình thành
và phát triển trên cơ sở kế thừa những giá trị tư tưởng nhân loại và tổng kết thực
tiễn thời đại; là thế giới quan, phương pháp luận phổ biến của nhận thức khoa học
và thực tiễn cách mạng; là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải
phóng nhân dân lao động khỏi áp bức bốc lột và tiến tới giải phóng con người. Nội
dung của chủ nghĩa Mác – Lênin bao quát các lĩnh vực tri thức hết sức rộng lớn
mang nhiều giá trị khoa học và thực tiễn.
Nếu nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin với tư cách là khoa học về sự nghiệp
giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi áp bức, bốc lột và
tiến tới giải phóng con người thì có thể thấy nội dung của chủ nghĩa Mác-Lênin
được cấu thành từ ba bộ phận lý luận cơ bản, có mối quan hệ thống nhất biện chứng
với nhau, bao gồm: triết học Mác-Lênin , kinh tế chính trị Mác-Lênin và chủ nghĩa
xã hội khoa học.
Trọng tâm của bài tiểu luận này chúng ta sẽ nghiên cứu vận mệnh của triết
học Mác về chủ nghĩa xã hội đối và xem xét sứ mệnh của chủ nghĩa xã hội đối với
lịch sử xã hội loài người trong việc giải phóng các dân tộc khỏi áp bức, bốc lột và
ách cai trị thực dân, những tàn dư không tốt tồn tại trước đó….
1.1 TRÊN THẾ GIỚI
Kể từ khi chủ nghĩa Mác- chủ nghĩa xã hội ra đời, lịch sử nhân loại đã có
nhiều thay đổi. Trên thế giới, điểm nhấn với thắng lợi của cuộc Cách mạng xã hội
chủ nghĩa Tháng Mười Nga thắng lợi (24/10/1917), chủ nghĩa xã hội hiện thực ra
đời, có thời kỳ đã trở thành hệ thống thế giới đối lập với chủ nghĩa tư bản. Cách
mạng tháng Mười Nga vĩ đại, chủ nghĩa xã hội từ một học thuyết trở thành một thực
thể chính trị - xã hội, chủ nghĩa Mác từ một “bóng ma ám ảnh châu Âu” đã được
hiện thực hóa trên thực tế, mở ra một thời đại mới, thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã
hội trên phạm vi toàn thế giới. Sự hình thành các nước xã hội chủ nghĩa do Liên Xô
đứng đầu đã tác động mạnh mẽ đến đến tiến trình phát triển của loài người, chỗ dựa
cho các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc đứng lên đấu tranh tự giải phóng, xóa bỏ ách
thống trị của chủ nghĩa thực dân. Chứng minh một cách sinh động nhất tính triệt để,
2

sâu sắc và tính toàn diện của cách mạng xã hội chủ nghĩa nếu so sánh với các cuộc
cách mạng xã hội trước đó.
Với tinh thần chủ nghĩa xã hội cuộc cách mạng này đã xoá bỏ hoàn toàn ách
áp bức, bóc lột của chủ nghĩa tư bản cùng với những tàn tích của chế độ chuyên chế
Nga Hoàng. Lần đầu tiên trong lịch sử nước Nga, chính quyền Xô Viết – chính
quyền của Công Nông và những người lao động mà ngay từ những ngày đầu thiết
lập đã tuyên bố những sắc lệnh nổi tiếng: Sắc lệnh về hoà bình và Sắc lệnh về ruộng
đất, đồng thời đã công bố hàng loạt chính sách ưu việt: ngày làm 8 giờ; giáo dục
không mất tiền; bảo hiểm xã hội; tự do tín ngưỡng; nam nữ bình đẳng; tách nhà
trường ra khỏi nhà thờ; xoá bỏ ngay các hiệp ước mà Nga Hoàng đã ký kết với các
nước…
Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước Nga Xô Viết xoá bỏ chế độ tư bản, tàn
tích của chế độ phong kiến, thiết lập chính quyền công nông và của những người
lao động, giành thắng lợi trong nội chiến. Bằng chế độ ưu việt, tiến bộ trên các lĩnh
vực từ nước Nga xã hội chủ nghĩa đã phát triển thành Liên bang cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Xô Viết (viết tắt là Liên Xô) vào tháng 12 năm 1922.
Với nền tản lý luận Chủ nghĩa xã hội vững chắc trong tay, Liên Xô đã phát
triển thắng lợi quá trình công nghiệp hoá, điện khí hoá, hợp tác hoá để xây dựng cơ
sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Đây cũng là thời kỳ đất nước Xô Viết
thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP), phát triển các thành phần kinh tế, sử dụng
chuyên gia tư sản để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Liên Xô cũng đã tiến hành cách
mạng về tư tưởng và văn hoá, xác lập tư tưởng mới, văn hoá mới trong xã hội.
Nhờ chính sách ưu việt của Nhà nước Xô Viết , bản chất tốt đẹp của chế độ
xã hội chủ nghĩa, đến trước Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939–1945) từ một
nước tư bản kém phát triển, Liên Xô đã trở thành một cường quốc trên tất cả các
lĩnh vực và trở thành lực lượng nòng cốt, quyết định trong việc đánh bại chủ nghĩa
phát xít, cứu nhân loại thoát khỏi thảm hoạ.
Chiến thắng chủ nghĩa phát xít thể hiện sức mạnh và chiến thắng của chủ
nghĩa xã hội hiện thực. Những thắng lợi to lớn của chủ nghĩa xã hội, làm thay đổi
bộ mặt xã hội là một minh chứng hùng hồn, chứng tỏ sức sống mãnh liệt của chủ

nghĩa Mác – Lênin, một học thuyết khoa học và cách mạng, nền tảng tư tưởng, kim
chỉ nam cho hoạt động phong trào cộng sản quốc tế.
Ý nghĩa to lớn của chủ nghĩa xã hội nói chung và cuộc Cách mạng xã hội
chủ nghĩa Tháng Mười Nga nói riêng không chỉ đối với nước Nga mà còn đối với
3
thế giới: Nhờ thắng lợi của Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười một thời đại
mới được mở ra trong lịch sử, đánh dấu sự ra đời của một chế độ xã hội mới – chủ
nghĩa xã hội hiện thực. Mặc dù chủ nghĩa xã hội hiện thực trong từng thời gian,
trong từng quốc gia chưa biểu hiện được đầy đủ tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội.
Sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu trong những
năm cuối thế kỷ XX là một tổn thất lớn lao của phong trào cách mạng thế giới, song
không làm thay đổi tính chất của thời đại. Loài người “nhất định sẽ tiến lên chủ
nghĩa xã hội” theo quy luật tiến hóa của lịch sử.
Hiện nay trên thế giới một số quốc gia tuyên bố xây dựng chủ nghĩa xã hội
gồm có Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Cuba và Lào có các đảng cộng sản
cầm quyền và một số nước khác như Ấn Độ, Guyana, Bangladesh, Sri
Lanka, Syria, Ai Cập, Libya, Tanzania, Bồ Đào Nha, Cộng hòa Trung Hoa (Đài
Loan), và không chính thức có Venezuela, Bolivia, Nicaragoa.
Các nước Bắc Âu với nhiều năm được các đảng Dân chủ xã hội (một nhánh
của học thuyết Marx) chiếm ưu thế tuyệt đối được nhiều người gọi là các nước xã
hội chủ nghĩa nhưng nhiều người khác lại không cho là như vậy. Chế độ an sinh xã
hội được thực hiện rất thành công ở các nước này cũng được hiểu khác nhau, nó có
khi được xem như là một sự thích ứng của chủ nghĩa tư bản trong hoàn cảnh mới,
hay một yếu tố cấu thành của chủ nghĩa xã hội.
Sự tranh cãi các nước xã hội chủ nghĩa về thực chất xuất phát từ sự hiểu khác
nhau về khái niệm chủ nghĩa xã hội và nền kinh tế thực tế các nước đó. Tất cả các
nước này thể chế chính trị có sự khác nhau, kinh tế khác nhau và có khi bất đồng về
cách hiểu xã hội chủ nghĩa, và mục tiêu không hoàn toàn giống nhau. Với một số
nước không phải đảng cầm quyền nào cũng là đảng xã hội chủ nghĩa. Đối với
những người theo các hệ tư tưởng khác nhau cũng có sự lý giải khác nhau về xã hội

chủ nghĩa. Ngược lại những nước mà một số nước gọi là các nước tư bản chủ nghĩa
thì Hiến pháp họ lại không quy định như vậy. Và thực tế nền kinh tế tư bản chủ
nghĩa tại nhiều nước đã chuyển hóa sang những mô hình mới mang nhiều yếu tố
của chủ nghĩa xã hội và thường không có một đường lối rõ ràng trong tương lai.
Nhìn chung các nước xã hội chủ nghĩa thường hay được hiểu là những nước
ghi nhận trong Hiến pháp mục tiêu quốc hữu hóa, tập thể hóa tư liệu sản xuất, tuy
nhiên cách thức và quy mô khác nhau. Một số quan điểm chủ nghĩa xã hội khác cho
rằng chủ nghĩa xã hội có thể thông qua các chính sách nhà nước nhằm tạo một xã
hội công bằng hơn. Song khái niệm này được nhiều người xem khá là mơ hồ, và
4
bản thân những người không theo chủ nghĩa xã hội cũng có thể đưa ra một khái
niệm công bằng mơ hồ, mang tính chủ quan, mà thường được xem xét trên khía
cạnh công bằng tài sản hay công bằng lợi ích từ lao động.
Trong các nước xã hội chủ nghĩa hiện nay mô hình Trung Quốc là mô hình
điển hình nhất. Thời kỳ trước đổi mới, Trung Quốc chịu nhiều ảnh hưởng của chủ
nghĩa Mao trong tư duy xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nền kinh tế hầu như được tập
thể hóa và quốc hữu hóa, dưới sự điều hành tập trung của Nhà nước. Kinh tế được
điều chỉnh bằng kế hoạch, nhà nước can thiệp vào tất cả các khâu của nền kinh tế,
kể cả lao động và phân phối lợi ích. Do các cán bộ quản lý kinh tế (xí nghiệp, hợp
tác xã, ) đều do nhà nước bổ nhiệm theo ý chí chủ quan, không qua cạnh tranh thị
trường thường thấy ở kinh tế tư bản, nên không tận dụng được những người tài
năng, lương hoặc phân phối lợi ích lao động theo quy chuẩn của nhà nước mang
tính duy ý chí vừa có tính chất cào bằng vừa có tính chất tạo ra một sự phân cách
không tính thực chất năng suất lao động hoặc chất xám và công sức bỏ ra, nên tuy là
tạo ra một xã hội ít có sự phân hóa nhưng không hoàn toàn là công bằng. Tình trạng
vi phạm sở hữu tài sản cá nhân cũng hay xảy ra. Sau ngày đổi mới, Trung Quốc
khuyến khích nền kinh tế đa thành phần. Những tư duy thời bao cấp như "nghèo
mới là đáng quý" hay "đạo đức chỉ có ở những người nghèo", "đời sống tinh thần
phải được đề cao hơn đời sống vật chất", được thay thế bằng khuyến khích làm giàu
cá nhân và lối sống hưởng thụ vật chất, văn hóa hướng vào kích thích tiêu dùng và

ham muốn cá nhân ngày càng nhiều hơn. Những giá trị cũ trước được xem là tư
tưởng phong kiến, như Khổng giáo, được khôi phục lại. Nhìn chung tuy vẫn
hướng đến một xã hội xã hội chủ nghĩa, nhưng chịu ảnh hưởng nhiều hơn của trên
một số phương diện chủ nghĩa bảo thủ hơn là chủ nghĩa tự do.
Chủ nghĩa xã hội là một “tiên đề” bất hữu nhưng nhìn chung ở mỗi quốc gia
với điều kiện thể chế chính trị - kinh tế xã hội khác nhau nên có nhiều hình thức
biến tướng cho phù hợp với đặc điểm của từng quốc gia đó; có sự lai tạo và kế thừa
của chủ nghĩa tư bản và các hình thái kinh tế xã hội trước đó như thực tế là việc
thừa nhận cơ chế thị trường hoạt động hiệu quả trong chủ nghĩa xã hội…….
1.2 Ở VIỆT NAM
5
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Cách mạng Tháng Mười mở ra con
đường giải phóng cho các dân tộc và cả loài người, mở đầu một thời đại mới trong
lịch sử, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới”.
Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu và lý tưởng của toàn Đảng và toàn Dân ta. Từ khi ra
đời, Đảng Cộng Sản Việt Nam, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo toàn
Dân đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước, dựng nên nhà nước Dân Chủ
Cộng Hòa, tiến hành công cuộc Cách Mạng Xã Hội Chủ Nghĩa, nhằm thực hiện lý
tưởng cao đẹp của toàn Đảng, toàn Dân: xây dựng Việt Nam thành một nước xã hội
chủ nghĩa phồn vinh.
Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ ngày lập nước đến nay của Đảng và
nhân dân ta là quá trình không ngừng vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh trong cách mạng Việt Nam. Đó cũng là quá trình không ngừng
tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận để vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội trong hiện
thực, vừa hoàn thiện những đặc trưng xã hội xã hội chủ nghĩa về mặt lý luận của
Đảng qua mười một kỳ đại hội.
Tư tưởng về chủ nghĩa xã hội do các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác -
Lênin vạch ra đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo và có kết quả vào
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Tuy nhiên, đó cũng mới chỉ là
những nét khái quát: Xã hội không có áp bức bóc lột; con người có cuộc sống ấm

no, tự do, hạnh phúc, làm theo năng lực, phân phối theo lao động; đời sống vật chất
và tinh thần cao; con người được phát triển toàn diện; xã hội công bằng, bình đẳng;
có chế độ công hữu về tư liệu sản xuất; nhà nước của toàn dân; v.v Hơn nữa, trong
một thời gian dài, chủ nghĩa xã hội được xây dựng theo mô hình kế hoạch hóa tập
trung đã bị biến dạng và tụt hậu không chỉ ở Việt Nam mà cả ở các nước thành trì
của chủ nghĩa xã hội.
Đường lối đổi mới (từ Đại hội VI) của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đột phá
vào những quan điểm sai lầm về chủ nghĩa xã hội, như tuyệt đối hóa vai trò của chế
độ công hữu; đối lập một cách máy móc sở hữu tư nhân với chủ nghĩa xã hội; đồng
nhất chế độ phân phối bình quân với chế độ phân phối xã hội chủ nghĩa; phủ định
chủ nghĩa tư bản một cách sạch trơn; phủ định kinh tế hàng hóa trong chủ nghĩa xã
hội; đồng nhất nhà nước pháp quyền với nhà nước tư sản; v.v
Tổng kết 5 năm đổi mới, Đại hội VII của Đảng (năm 1991) đã nêu 6 đặc
trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa: “Đó là xã hội: Do nhân dân lao động làm chủ;
6
Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ
công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu; Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc; Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng
lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát
triển toàn diện cá nhân; Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ
nhau cùng tiến bộ; Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước
trên thế giới”.
Đến Đại hội X (năm 2006), Đảng ta nhận định: “lý luận về xã hội xã hội chủ
nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội đã hình thành trên những nét cơ bản”.
Đặc trưng xã hội xã hội chủ nghĩa được Đảng nêu cụ thể hơn: “là một xã hội dân
giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh
tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp
với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no,
tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình

đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; có Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới”.
“Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” (bổ
sung, phát triển năm 2011) chúng ta thấy ở đây đã điều chỉnh, chuẩn hóa một số nội
dung và cô đọng hóa một số đặc trưng: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta
xây dựng là xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân
dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và
quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;
con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện;
các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau
cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với
các nước trên thế giới”.
CHƯƠNG 2
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA HỌC THUYẾT MARX
VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
7
2.1 TÍNH TẤT YẾU CỦA HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI CỘNG SẢN CHỦ
NGHĨA
C.Mác và Ph.Ăngghen đã vận dụng quan điểm duy vật về lịch sử đề nghiên
cứu xã hội loài người. Các ông coi sự vận động phát triển và thay thế lẫn nhau của
các hình thái kinh tế-xã hội là quá trình phát triển lịch sử - tự nhiên, điều đó là do
quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất quy định.C.Mác và Ph.Ăngghen đã phân tích một cách khoa học phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và chỉ rõ mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất ngày càng xã hội hóa
cao với quan hệ sản xuất dựa trên sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản
xuất dẫn tới sự kìm hãm lực lượng sản xuất. Nhu cầu phát triển của lực lượng sản
xuất tất yếu đòi hỏi phải thay thế quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa bằng quan hệ

sản xuất mới phù hợp để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Tính mâu thuẫn gay
gắt trong lĩnh vực kinh tế được biểu hiện trên lĩnh vực chính trị xã hội là mâu thuẫn
giai cấp công nhân, nhân dân lao động với giai cấp tư sản. Sự phát triển của cuộc
đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn tới chuyên chính vô sản và sự xác lập hình thái kinh
tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa. C.Mác và Ph.Ăngghen dự báo sự ra đời của hình thái
kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa từ những nước tư bản phát triển nhưng căn cứ
vào những điều kiện thực tế cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, V.I.Lênin đã dự báo
sự xuất hiện của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa ở các nước có trình độ
phát triển trung bình và những dân tộc thuộc địa. Những điều kiện cơ bản của sự ra
đời hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa từ các nước tư bản chủ nghĩa trung
bình và các nước chưa qua chủ nghĩa tư bản phải hội tụ đủ các điều kiện sau đây:
Một là, khi chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc,các nước đế
quốc không ngừng xâm lược, khai thác thuộc địa, gây ra chiến tranh…Do đó, đã
làm xuất hiện những mâu thuẫn cơ bản và gay gắt của thời đại như: Mâu thuẫn giữa
giai cấp tư sản và giai cấp công nhân; mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc với các
dân tộc thuộc địa; mâu thuẫn giữa các nước tư bản với nhau; mâu thuẫn giữa địa
chủ và nông dân… Ở các nước nông nghiệp lạc hậu và thuộc địa mâu thuẫn cơ bản
nhất là mâu thuẫn giữa thực dân đế quốc cùng bọn phong kiến tay sai, với một bên
là cả dân tộc đang bị nô dịch, bị áp bức, bóc lột.
8
Hai là, có sự tác động toàn cầu của phong trào cộng sản và công nhân quốc
tế, hệ tư tưởng Mác-Lênin, đặc biệt là những luận điểm về chủ nghĩa đế quốc và các
dân tộc bị áp bức…, làm thức tỉnh nhiều dân tộc, dấy lên phong trào yêu nước,
giành độc lập dân tộc, trong đó có Việt Nam. Như vậy, hình thái kinh tế - xã hội
cộng sản chủ nghĩa khi ra đời ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển trung bình và
các nước chưa qua chủ nghĩa tư bản không phải là ngẫu nhiên mà dựa vào những
điều kiện lịch sử nhất định.
2.2 CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI
CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA
Dựa trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất, C.Mác và Ph.Ăngghen

không chỉ phân chia lịch sử phát triển xã hội loài người thành các hình thái kinh tế -
xã hội mà còn chia hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa thành các giai đoạn
khác nhau. Theo các ông, hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa phát triển từ
thấp đến cao, từ giai đoạn xã hội xã hội chủ nghĩa lên xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Trong tác phẩm “Chủ nghĩa Mác về vấn đề nhà nước”, trên cơ sở diễn đạt tư tưởng
của C.Mác, V.I.Lênin đã chia hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa thành ba
thời kỳ: những cơn đau đẻ kéo dài (thời kỳ quá độ); giai đoạn đầu của xã hội cộng
sản chủ nghĩa (chủ nghĩa xã hội); giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa (chủ
nghĩa cộng sản).
2.2.1 Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Tính tất yếu của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên lên chủ nghĩa xã hội
Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách
mạng sâu sắc trên toàn bộ các mặt của đời sống xã hội, tạo ra những tiền đề vật chất
và tinh thần cần thiết để hình thành một xã hội mà trong đó những nguyên tắc căn
bản của chủ nghĩa xã hội sẽ được thực hiện. Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội là do:
Một là, chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội khác nhau về bản chất, dựa trên
chế độ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất. Chủ nghĩa tư bản được xây dựng trên
cơ sở chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, dựa trên áp bức, bóc lột và
bất công. Chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản
9
xuất, không còn tình trạng áp bức, bóc lột. Muốn có xã hội như vậy cần phải có thời
kỳ lịch sử nhất định.
Hai là, chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên nền đại công nghiệp có trình độ
cao. Chủ nghĩa tư bản đã tạo ra nền đại công nghiệp nhưng nó chưa phải là cơ sở
vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Muốn có cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ
nghĩa xã hội cần phải có thời gian để tổ chức lại, sắp xếp, cải tạo nền đại công
nghiệp tư bản chủ nghĩa thành cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.
Ba là, các quan hệ xã hội của chủ nghĩa xã hội không tự phát nảy sinh từ chủ nghĩa
tư bản, mà chỉ có thể là kết quả của quá trình xây dựng và cải tạo xã hội chủ nghĩa.

Bốn là, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là công việc mới mẻ, khó khăn phức
tạp và đòi hỏi phải có thời gian.
Đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là sự tồn tại của xã hội cũ
đan xen với những nhân tố mới của chủ nghĩa xã hội trong mối quan hệ vừa thống
nhất vừa đấu tranh với nhau trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như: chính trị,
kinh tế, văn hoá, tư tưởng…và phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trên
lĩnh vực kinh tế là sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần trong hệ thống kinh tế
quốc dân thống nhất, vận động theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế có
nhiều thành phần được xác lập trên cơ sở khách quan của sự tồn tại nhiều loại hình
sở hữu về tư liệu sản xuất với những hình thức tổ chức kinh tế đa dạng, đan xen hỗn
hợp với nhau, nhiều hình thức phân phối thu nhập khác nhau. Trên lĩnh vực chính
trị: Do kết cấu kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đa dạng, phức tạp
nên kết cấu giai cấp xã hội trong thời kỳ này cũng đa dạng, phức tạp. Thời kỳ này
bao gồm: giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức, những người sản
xuất nhỏ, tầng lớp tư sản. Các gia cấp, tầng lớp này vừa hợp tác, vừa đấu tranh với
nhau. Trong một giai cấp, tầng lớp cũng có nhiều bộ phận có trình độ, ý thức khác
nhau, do đó ý thức chính trị của các bộ phận khác nhau cũng có sự khác nhau. Trên
lĩnh vực tư tưởng văn hóa - xã hội là sự tồn tại nhiều tư tưởng và văn hóa khác
nhau. Bên cạnh tư tưởng xã hội chủ nghĩa, tư tưởng Mác - Lênin giữ vai trò thống
trị vẫn tồn tại các tư tưởng tư sản, tiểu tư sản, tâm lý tiểu nông… Vậy, thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội về thực chất là thời kỳ diễn ra cuộc đấu tranh giữa giai cấp
tư sản đã bị đánh bại, không còn là giai cấp thống trị và các thế lực chống phá chủ
nghĩa xã hội với giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động. Cuộc đấu
tranh giai cấp diễn ra trong điều kiện mới là giai cấp công nhân đã cầm quyền, quản
lý tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Cuộc đấu tranh giai cấp với những nội dung,
10
hình thức mới, diễn ra trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng, bằng
tuyên truyền vận động là chủ yếu, bằng hành chính và luật pháp. Nội dung kinh tế,
chính trị và văn hóa, xã hội của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong lĩnh vực
kinh tế: Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cần phải sắp xếp, bố trí lại lực

lượng sản xuất hiện có của xã hội, cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ
sản xuất mới theo hướng tạo ra sự phát triển cân đối của nền kinh tế, đáp ứng ngày
càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân. Quá trình này phải tuân thủ những đòi hỏi
khách quan của quy luật kinh tế, nhất là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất.Đối với những nước chưa trải qua chế độ tư
bản chủ nghĩa, tất yếu phải tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa để tạo ra cơ
sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đó là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá
độ. Quá trình này đòi hỏi phải tuân thủ quy luật kinh tế khách quan và tùy thuộc
điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi nước và bối cảnh quốc tế để xác định chiến lược,
bước đi và nội dung thích hợp. Trong lĩnh vực chính trị: Nội dung cơ bản trong lĩnh
vực chính trị của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tiến hành cuộc đấu tranh
chống lại các thế lực thù địch, chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội; xây
dựng, củng cố nhà nước và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng vững mạnh,
đảm bảo quyền làm chủ trong hoạt động kinh tế - văn hóa - xã hội của nhân dân lao
động; xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội thực sự là nơi thực hiện quyền làm
chủ của nhân dân lao động; xây dựng Đảng Cộng sản trong sạch, vững mạnh ngang
tầm nhiệm vụ lịch sử. Trong lĩnh vực xã hội: Nội dung cơ bản trong lĩnh vực xã hội
của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là khắc phục tệ nạn do xã hội cũ để lại, từng
bước khắc phục sự chênh lệch phát triển giữa các vùng, miền, các tầng lớp dân cư
trong xã hội nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng xã hội; xây dựng mối quan hệ tốt
đẹp giữa người với người.
2.2.2 Xã hội xã hội chủ nghĩa
Xã hội xã hội chủ nghĩa (Chủ nghĩa xã hội) là giai đoạn thấp của chủ nghĩa
cộng sản có các đặc trưng sau: Cơ sở vật chất - kỹ thuật là nền sản xuất công nghiệp
với trình độ công nghệ hiện đại mỗi chế độ xã hội đều có cơ sở vật chất kỹ thuật
tương ứng của nó, phản ánh trình độ phát triển kinh tế - kỹ thuật của chế độ đó. Nếu
công cụ thủ công là đặc trưng cho cơ sở vật chất kỹ thuật của các xã hội tiền tư bản
chủ nghĩa thì nền đại công nghiệp cơ khí đặc trưng cho cơ sở vật chất kỹ thuật của
11
chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa xã hội với tư cách là xã hội thay thế chủ nghĩa tư bản,

cao hơn chủ nghĩa tư bản thì cơ sở vật chất kỹ thuật của nó phải là nền sản xuất đại
công nghiệp có trình độ cao hơn so với trình độ của xã hội tư bản chủ nghĩa. Đối
với các nước tư bản chủ nghĩa đi lên chủ nghĩa xã hội, lực lượng sản xuất đã phát
triển cao là điều kiện thuận lợi để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã
hội. Đối với các nước đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, để
xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội tất yếu phải thực hiện công
nghiệp hoá, hiện đại hoá. Xã hội xã hội chủ nghĩa xoá bỏ chế độ chiếm hữu tư bản
chủ nghĩa, thiết lập chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội
Xã hội xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa là hai chế độ xã hội mà ở đó có sự khác
nhau về chế độ sở hữu tư liệu sản xuất chủ yếu. Ở xã hội xã hội chủ nghĩa đó là chế
độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu còn trong xã hội tư bản chủ nghĩa đó là chế
độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất.Các nhà kinh điển của chủ nghĩa
Mác-Lênin đã chỉ rõ, chủ nghĩa xã hội không xoá bỏ chế độ tư hữu nói chung mà
chủ yếu là xoá bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất chủ yếu, vì đây
chính là nguồn gốc của áp bức, bóc lột giá trị thặng dư.Theo C.Mác và Ph.Ăngghen,
giai cấp vô sản phải từng bước đoạt lấytư liệu sản xuất từ trong tay giai cấp tư sản,
tập trung những tư liệu ấy vào trong tay nhà nước để phục vụ cho toàn xã hội, xây
dựng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, sở hữu
tư liệu sản xuất tồn tại dưới hai hình thức là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể,
người lao động làm chủ các tư liệu sản xuất của xã hội. Xã hội xã hội chủ nghĩa tạo
ra cách thức tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới. Tới xã hội xã hội chủ nghĩa,
tư liệu sản xuất đã mang tính xã hội hóa,tạo điều kiện cho người lao động kết hợp
hài hòa giữa lợi ích cá nhân, lợi íchtập thể và lợi ích toàn xã hội. Trên cơ sở đó tạo
ra cách tổ chức lao động mới dựa trên tinh thần tự giác của nhân dân. Mặt khác, chủ
nghĩa xã hội được xây dựng trên cơ sở vật chất kỹ thuật là nền đại công nghiệp ở
trình độ cao, do vậy đòi hỏi kỷ luật lao động chặt chẽ. Các nhà kinh điển của chủ
nghĩa Mác cho rằng: lao động được tổ chức có kế hoạch, trên tinh thần tự giác, tự
nguyện là đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa. Đương nhiên, để có một kiểu tổ
chức lao động kỷ luật và tự giác cao đòi hỏi phải đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền
vận động, mặt khác phải đấu tranh khắc phục tư tưởng, tác phong của người sản

xuất nhỏ.
12
Xã hội xã hội chủ nghĩa thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động Trong
xã hội xã hội chủ nghĩa. Tuy sản xuất đã phát triển nhưng chưa đủ khả năng thực
hiện phân phối theo nhu cầu, do đó nguyên tắc phân phối cơ bản vẫn là phân phối
theo lao động. Nguyên tắc phân phối theo lao động là nguyên tắc phân phối dựa
trên kết quả lao động mà người lao động đã đóng góp cho xã hội. Đây là nguyên tắc
phân phối cơ bản nhất trong chủ nghĩa xã hội nhưng không phải là nguyên tắc phân
phối duy nhất. Nguyên tắc phân phối theo lao động vừa phù hợp với trình độ phát
triển kinh tế xã hội, vừa thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội, đồng thời là một
nội dung quan trọng trong thực hiện công bằng xã hội trong giai đoạn này. Nhà
nước xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp công nhân, có tính nhân dân rộng
rãi và tính dân tộc sâu sắc; thực hiện quyền lực và lợi ích của nhân dân. Nhà nước
xã hội chủ nghĩa mang bản chất giai cấp công nhân, là cơ quan quyền lực tập trung
của giai cấp công nhân, nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động; thực hiện trấn áp
các thế lực phản động, các lực lượng chống chủ nghĩa xã hội. Nhà nước xã hội chủ
nghĩa mang tính nhân dân rộng rãi. Nhà nước xã hội chủ nghĩa tập hợp đại biểu các
tầng lớp nhân dân, bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, tạo điều kiện để nhân
dân tham gia ngày càng nhiều vào công việc của nhà nước với tinh thần tự giác, tự
quản. Nhà nước ngày càng thực hiện tốt hơn quyền tự do, dân chủ của nhân dân.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa mang tính dân tộc sâu sắc. Trong thời đại ngày nay, giai
cấp công nhân là người đại diện chân chính cho dân tộc, có lợi ích cơ bản thống
nhất với lợi ích dân tộc. Nhà nước xã hội chủ nghĩa thực hiện đoàn kết các dân tộc,
tạo sự bình đẳng giữa các dân tộc, không ngừng phát huy những giá trị tốt đẹp của
dân tộc. Xã hội xã hội chủ nghĩa là chế độ xã hội mà con người giải phóng, và thoát
khỏi chế độ áp bức bóc lột; thực hiện công bằng, bình đẳng, tiến bộ xã hội tạo ra
những điều kiện cơ bản để con người phát triển toàn diện. Mục tiêu cao nhất của xã
hội xã hội chủ nghĩa là giải phóng con người, khỏi sự bóc lột về kinh tế, nô dịch về
tinh thần, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện. Cùng với việc xóa bỏ

chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa đối với tư liệu sản xuất, phát triển lực
lượng sản xuất, chủ nghĩa xã hội thực hiện xóa bỏ đối kháng giai cấp, thực hiện
công bằng, bình đẳng xã hội. Đây là một quá trình lâu dài và được thực hiện từng
bước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như: kinh tế, chính trị, văn hoá, tư
13
tưởng…Tuy nhiên, trong giai đoạn xã hội xã hội chủ nghĩa, sự bình đẳng được xác
lập trong điều điện xã hội vẫn còn giai cấp, còn nhà nước do đó, chưa thể có “bình
đẳng thực sự”.
2.2.3 Giai đoạn cao của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa
Trên cơ sở nghiên cứu quá trình phát triển của lực lượng sản xuất, C.Mác dự
báo về sự xuất hiện giai đoạn cao của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa:
Về mặt kinh tế: Lực lượng sản xuất phát triển vô cùng mạnh mẽ, của cải xã hội tuôn
ra dào dạt, ý thức con người được nâng lên, khoa học phát triển, lao động của con
người được giảm nhẹ, thực hiện phân phối theo nhu cầu. Trong tác phẩm Phê phán
Cương lĩnh Gôta, C.Mác đã viết: “Khi nào lao động trở thành không những là một
phương tiện để sinh sống mà bản thân nó còn là một nhu cầu bậc nhất của đời sống,
khi mà cùng với sự phát triển toàn diện của các cá nhân, sức sản xuất của họ ngày
càng tăng lên và tất cả các nguồn của cải xã hội đều tuôn ra dồi dào - chỉ khi đó
người ta mới có thể vượt hẳn ra khỏi giới hạn chật hẹp của pháp quyền tư sản và xã
hội mới có thể ghi lên lá cờ của mình: làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”.
Về mặt xã hội: Trình độ xã hội phát triển ngày càng cao, con người có điều
kiện phát triển năng lực của mình, tri thức con người được nâng cao, không còn sự
khác biệt giữa thành thị và nông thôn, giai cấp và nhà nước sẽ tiêu vong. Chỉ lúc đó,
một nền dân chủ thực sự hoàn bị, thực sự không hạn chế mới có thể có và được thực
hiện. Kế thừa những tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đã tiếp tục đưa
ra những luận giải về mô hình xã hội trong tương lai. Ông cho rằng, khi xã hội đạt
được trình độ phát triển cao như vậy, thì dân chủ mới thực hiện đầy đủ, dân chủ cho
mọi người, không còn đối tượng bị hạn chế dân chủ, do vậy dân chủ cũng không
còn, nhà nước luật pháp tự tiêu vong, pháp luật trở thành phong tục, tập quán, thành
quan niệm đạo đức mọi người tự giác thực hiện. Tới giai đoạn cao của hình thái

kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, con người được giải phóng hoàn toàn, chuyển
từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của tự do, có điều kiện phát triển toàn
diện năng lực và mang hết tài năng, trí tuệ cống hiến cho xã hội V.I.Lênin cho
rằng, không phải nhà nước tiêu vong ngay một lúc, mà là một quá trình: “Chúng ta
chỉ có quyền nói rằng, nhà nước tất nhiên sẽ tiêu vong đồng thời nhấn mạnh vào
tính chất lâu dài của quá trình ấy, sự phụ thuộc của quá trình ấy vào tốc độ phát
triển của giai đoạn cao của chủ nghĩa cộng sản” Qua phân tích của C.Mác,
14
Ph.Ăngghen và V.I.Lênin về giai đoạn cao của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản,
các ông đều nêu lên những điều kiện kinh tế - xã hội đảm bảo cho sự xuất hiện của
giai đoạn này. Các điều kiện đó là:
Một là, C.Mác. Ph.Ăngghen và V.I.Lênin dự báo về giai đoạn cao của hình
thái kinh tế - cộng sản chủ nghĩa khi có những điều kiện kinh tế - xã hội cho sự xuất
hiện của giai đoạn này.
Hai là, sự xuất hiện giai đoạn cao của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ
nghĩa là một quá trình lâu dài, bằng việc không ngừng phát triển lực lượng sản xuất,
cơ cấu lại tổ chức xã hội về mọi mặt, giáo dục tinh thần tự giác của con người
Ba là, quá trình xuất hiện giai đoạn cao của hình thái kinh tế - xã hội hội
cộng sản chủ nghĩa ở các nước khác nhau diễn ra với những quá trình khác nhau,
tuỳ thuộc vào sự nỗ lực phấn đấu về mọi phương diện. Khi chưa xuất hiện giai đoạn
cao thì “trong một thời gian nhất định, dưới chế độ cộng sản, không những vẫn còn
pháp quyền tư sản, mà vẫn còn cả nhà nước kiểu tư sản nhưng không có giai cấp tư
sản”. Khi chưa đạt đến giai đoạn cao của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ
nghĩa, trong điều kiện vẫn còn chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc trên thế giới thì
những vấn đề lý luận của chủ nghĩa Mác về nhà nước, về dân chủ vẫn còn nguyên
giá trị. Tính giai cấp của nhà nước, của dân chủ vẫn còn tồn tại. Các nhà kinh điển
của chủ nghĩa Mác-Lênin đưa ra các dự báo và luận giải về sự ra đời, phát triển của
hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa trên cơ sở phân tích quy luật phát triển
khách quan của xã hội, đặc biệt là quy luật kinh tế của sự vận động của xã hội tư
bản chủ nghĩa. Thế nhưng, lịch sử phát triển của xã hội luôn luôn chịu tác động của

nhiều nhân tố khách quan và chủ quan trong những điều kiện xác định, từ đó tạo
nên tính phong phú đa dạng của tiến trình lịch sử phát triển của mỗi cộng đồng
người cũng như của toàn bộ lịch sử nhân loại. Do vậy, tiến trình phát triển của lịch
sử không bao giờ là con đường thẳng, trái lại nó có thể phải trải qua những bước
thăng trầm với những con đường vòng, thậm chí phải trải qua những bước khủng
hoảng và thụt lùi tạm thời trên con đường phát triển của nó. Đó là biện chứng của
lịch sử. Từ đó, C.Mác đưa ra kết luận: “tôi coi sự phát triển của các hình thái kinh tế
- xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên”.
CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH VẬN MỆNH CỦA HỌC THUYẾT MARX
VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
15
3.1 SỰ RA ĐỜI CỦA NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ĐẦU TIÊN TRÊN
THẾ GIỚI
Trên thế giới, sau cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga thắng
lợi (1917), chủ nghĩa xã hội hiện thực ra đời, có thời kỳ đã trở thành hệ thống thế
giới đối lập với chủ nghĩa tư bản. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Cách
mạng Tháng Mười mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc và cả loài người,
mở đầu một thời đại mới trong lịch sử, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa xã hội trên toàn thế giới”.
Cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga thắng lợi đã chứng
minh một cách sinh động nhất tính triệt để, sâu sắc và tính toàn diện của cách mạng
xã hội chủ nghĩa nếu so sánh với các cuộc cách mạng xã hội trước đó.
Sau những sự kiện diễn ra ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu
vào thập niên cuối thế kỷ XX, những người mácxít đã phải đứng trước vấn đề số
phận và tương lai của học thuyết Mác về chủ nghĩa xã hội Giải quyết vấn đề nan
giải và hệ trọng này, theo chúng tôi, trước hết cần phải tiết cận với học thuyết Mác
về chủ nghĩa xã hội nói riêng đã và vẫn đang là sự biểu thị tập trung những kỳ vọng
đối với nền văn minh công nghiệp từ nền văn hóa đã được hình thành ở phương Tây
từ thời cổ đại. Theo đó, việc giải quyết nhiệm vụ này đòi hỏi chúng ta phải làm rõ ít

nhất hai vấn đề: một là, thái độ của C.Mác đối với nền văn minh công nghiệp; hai
là, quan niệm của ông về con đường vận động tiếp theo của nền văn minh công
nghiệp đó.
3.2 THÁI ĐỘ CỦA C.MÁC ĐỐI VỚI NỀN VĂN MINH CÔNG NGHIỆP
C.Mác không chỉ kế tục truyền thống của chủ nghĩa phê phán Cận hiện đại,
mà còn đi xa hơn trong việc phê phán toàn diện và sâu sắc nền văn minh công
nghiệp, luận chứng cho con đường khắc phục “vượt bỏ” nên văn minh ấy. Kiên
định và phát triển học thuyết Mác trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa
hiện nay đòi hỏi chúng ta phải tính đến ý nghĩa quan trọng này của học thuyết Mác.
Với Việt Nam chúng ta hiện nay, mục đích tối cao của sư vận động xã hội chủ
nghĩa cộng sản dược C.Mác xác định chưa trở thành nhiệm vụ trước mắt. Bước
chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp
quyền, về thực chất, không phải là các khẩu hiệu mácxít. Cho dù chúng ta có nói gì
về tính tương dung giữa chủ nghĩa xã hội và công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay
16
thì cũng không nên quyên rằng, C.Mác đã đi vào lịch sử tư tưởng với tư cách một
trong những người phê phán triệt để các kinh tế thị trường lẫn nhà nước pháp
quyền.
C.Mác chủ yếu tập trong vào việc luận chứng cho giá trị tương đối của chúng
xét từ góc độ đạt tới tự do đích thực của con người. Tư tưởng về chủ nghĩa xã hội
của C.Mác có thể đem lại cái gì ở một đát nước chưa đạt tới trình độ văn minh hiện
đại trong phát triển xã hội? Đây là vấn đề không đơn giản đối với chúng ta.
Theo C.Mác, chủ nghĩa xã hội không phải là sự phủ định sạch trơn đối với
văn minh, mà à sự phủ định nhặm khắc phục văn minh trên một nhánh phát triển xã
hội mới về chất cùng với việc giữ lại toàn bộ những thành tựu phong phú của nó.
Và do chủ nghĩa tư bản là một thể chế hình thanh văn minh phù hợp với văn minh
công nghiệp, nên việc phê phán văn minh trong học thuyết Mác có định hướng chủ
yếu là chống chủ nghĩa tư bản.
Cần phải nhấn mạnh rằng, trong lý luận của mình, C.Mác luôn tìm kiếm sự
đối lập không giản đơn với chủ nghĩa tư bản tự nó, mà với toàn bộ nên văn minh đã

tồn tại từ trước và đạt tới định cao ở văn minh tư bản chủ nghĩa. C.Mác chưa bao
giờ phủ định “vai trò văn minh hóa” của chủ nghĩa tư bản trong lịch sử. Nếu giới
hạn lịch sử loài người ở lịch sử văn minh, chúng ta sẽ không thể tìm thấy một cái gì
tốt đẹp hơn chủ nghĩa tư bản. Nhưng, ngoài lịch sử văn minh, còn có lịch sử văn
hóa mà trung tâm là sự phát triển nhân cách con người, là sự hình thành cá nhân tự
do. Chính C.Mác đã chỉ ra sự bất tương dung và xu hướng bài trừ lẫn nhau giữa hai
lịch sử này và nguyên nhân của sự bất tương dung ấy ở giai đoạn tư bản chủ nghĩa.
Theo C.Mác, lịch sử văn minh đã được khẳng định dần, nhưng là liên tục
nguyên tắc chia rẽ con người về mặt xã hội được mở rộng ra ở mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội – lao động, sở hữu, quyền lực, ý thức, dân tộc, v.v Lịch sử văn minh là
lịch sử thắng lợi của cá nhân bị chia rẽ, hay của tư nhân (chủ sở hữu tư nhân) đối
với mọi hình thức sinh hoạt tập thể khởi thủy và tự nhiên của con người, khi mà các
bộ phận chưa tách rời khỏi chính thể và còn hòa quyện với nhau trong một cộng
đồng thống nhất. Nhưng, tư nhân hoàn toàn không đồng nhất với cá nhân. Trong xã
hội còn tồn tại lợi ích riêng tư (bị chia rẽ), cá nhân là vể bề ngoài (ảo tưởng) về mặt
pháp lý của tư nhân, chứ không phải là bản chất của nó; bộ phận (tư nhân) vẫn còn
là bộ phận vì nó được duy trong trong chính thể nhờ những nguyên nhân không phụ
thuộc vào nó, nằm ngoài nó và chống lại nó bằng sức mạnh (nhà nước, cơ chế sản
xuất hàng hóa hay trao đổi thị trường, sự thống trị của đồng tiền và tư bản). Hệ quả
17
của sự chia rẽ con người thành những tư nhân là sự tâp trung lực lượng và quan hệ
xa lạ, bị tha hóa của họ ở một cực của văn minh. Toàn bộ văn minh vận động trong
sự đối lập giữa cái chung và cái riêng. Văn minh không có phương thức nào khác để
hợp nhất con người với tư cách nhưng tư nhân trừu tượng, gắn bó với nhau bởi
những quan hệ hoàn toàn không có can hệ trực tiếp với nhân cách, cá tính của họ.
C.Mác đã nhận thấy một thực tế vô nhân đạo là sở hữu, quan hệ giữa người với
người được trung gian hóa bởi vật đã trở thành phương tiện để một số ít chủ tư hữu
áp bức, nô dịch và bóc lột phần lớn xã hội. Hệ quả của nó là sự phân hóa xã hội sâu
sắc, là sự bần cùng hóa của đa số, là sự thống trị của chủ tư hữu trong mọi lĩnh vực
đời sống xã hội. Do vậy, ông kiên định chống lại tư hữu với tư cách phương tiện nô

dịch, áp bức và bóc lột và đề ra khẩu hiệu: “Sự phát triển tự do của mỗi người là
điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”. Với nghĩa đó, văn minh đối
lập với văn hóa, còn trong xã hội thì quan hệ giữa người với người là nhân cách độc
đáo, là cá tính của mỗi người, là tự do cá nhân của họ (“tự do của mỗi người”).
Không dừng lại ở đó, dưới ánh sang của khoa học đương thời, C.Mác đã cố
gắng luận chứng cho tư tưởng về một loài người thống nhất, về tiến trình lịch sử
chung nhân loại như một tiến trình có quy luật nội tại. Ông chỉ ra tính quy định của
tiền sử (vai trò quyết định của phương thức sản xuất, của lực lượng sản xuất) và coi
sự phát triển của lực lượng sản xuất là tiền đề để loài người bước vào lịch sử đích
thực, tức “vương quốc của tự do”, khi mà vật chất không còn chi phối quan hê giữa
người với người, chủ nghĩa nhân văn đích thực sẽ thống trị. Giờ đây, tư tưởng đó
vẫn giữ nguyên giá trị và trở thành tư tưởng nhân văn sâu sắc, mang tính cấp bách
đối với thời hiện đại. Và, đó cũng là lý do cho thấy sức sống của học thuyết Mác
trong dòn chảy tư tưởng hiện nay.
Trong lịch sử tư tưởng, không chỉ C.Mác phê phán nhưng mâu thuẫn sâu xa
của văn minh, những hệ quả tiêu cực (sinh thái, xã hội, tinh thần, văn hóa) của nó
đối với con người. Sự phê phán này là đề tài trung tâm của toàn bộ văn hóa châu Âu
Cân hiện đại.Việc không chấp nhận văn minh tư sản với tư cách hình thức sinh hoạt
tối ưu của con người đã đặt C.Mác đứng ngang hàng với các nhà tư tưởng kiệt xuất
đương thời, mặc ông khác với họ ở quan niệm về lối thoát ra khỏi bế tắc và nhưng
mâu thuẩn của văn minh. Mục đích nhân văn sâu xa của học thuyết Mác chính là ở
điểm này.
18
Giống như đa số các nhà tư tưởng Cận hiện đại. C.Mác cố gắng khám phá ra
nhưng cơ sở quan trọng nhất của cuộc sống con người, chứ không phải thực tại kinh
tế và chính trị của cuộc sống con người. Trong việc phê phán thực tại ấy, ông đã
xuất phát từ hệ chuẩn văn hóa được hình thành toàn bộ tiến trình phát triển của văn
hóa châu Âu. Không chấp nhận hiện thực tư bản chủ nghĩa, khi tuân thủ lý tưởng về
cá nhân tự do và có lý tính được nền văn hóa ấy tạo dựng, ông đã phát hiện ra sự bất
tương dung của nó với một xã hội mang tính duy lý và lấy hiệu quả kinh tế làm

trọng tâm. Việc đem tư do cá nhân đối lập với hiệu quả kinh tế dựa trên cơ chế thị
trường có thể còn cần phải được nghiên cứu tiếp, song điều quan trọng đối với
C.Mác là ngoại lệ, mà là sản phẩm hợp quy luật của văn hóa châu Âu, là một bước
tiến quan trọng trên con đường tự ý thức của văn mình châu Âu với khát vọng
không chỉ tự thấu hiểu mình, mà còn dự báo con đường phát triển tương lai của
mình. Do vậy có thể nói, phủ nhận C.Mác cũng có nghĩa là phủ nhận toàn bộ văn
hóa châu Âu cùng với việc tìm kiếm không mệt mỏi một cái nhìn mới về thế giới,
trong đó các nguyên tắc nhân văn, tự do cá nhân và tiến bộ xã hội sẽ được hiện thực
hóa. Học thuyết Mác, xét từ góc độ thế giới quan triết học sâu xa của nó, không chỉ
năm trong xu hướng chung đó, mà còn bổ sung và làm phong phú them xu hướng
này. Do vậy, lối tư duy theo kiểu giáo điều mà theo đó, cần phải lựa chọn: hoặc là
chủ nghĩa xã hội, hoặc là văn minh cùng với thị trường, xã hội công dân, v.v. của
nó, tức là tất cả các thể chế và chuẩn mực của xã hội văn minh, không đem lại một
điều gì hữu ích cả. Trên thực tế, việc phê phán và thậm chí, phủ định văn minh là
sản phẩm hợp quy luật của bản thân văn minh – tự phê phán, tự phụ định, thiếu
chúng thì văn minh không còn khả năng tồn tại và tiếp tục phát triển. Thậm chí, có
tể nói, nếu không có chủ nghĩa Mác thì chủ nghĩa tư bản đã không phải là nó như
hiện nay. Với tư cách một hệ thống động, văn minh bao hàm cả yếu tố tự phủ định,
tự phê phán để có được khả năng phát triển. Đây là điểm khác biệt căn bản của nó
với các hệ thống tĩnh, trong đó văn minh coi “địch thủ” của mình không phải là
chính mình, mà là các kiểu văn minh khác và do vậy, nó tự phủ định, tự phê phán
mình trong cuộc đấu tranh chống lại các kiểu văn minh khác.
Cần lưu ý rằng, C.Mác chưa bao giờ gán cho học thuyết của mình ý nghĩa
“phương thuốc vạn năng” dành cho lịch sử mọi dân tộc và không phải người
“mácxít” đều nhận được từ ông, từ học thuyết của ông sự ủng hộ và tin tưởng tuyệt
đối và do vậy, không được phép phán xét ông bằng cách dự vào hành động của
19
nhưng kẻ tự coi mình (có thể là thành tâm) là học trò của ông. Những kẻ đang đổi
lên đầu C.Mác nhưng sai lầm của lịch sử bản than cần phải suy ngẫm về trách
nhiệm của mình đối với lịch sử ấy. Việc phê phán học thuyết Mác từ phía những kẻ

hôm qua còn tuyên bố trung thành với nó, về thực chất, chỉ là những lời tuyên bố
xuất phát từ danh vọng cá nhân, từ sự tính toán rằng, phê phán như vậy là hình thức
tự minh biện tốt nhất để rũ bỏ trách nhiệm của bản than đối với lịch sử dân tộc mình
bằng lời minh biện: “Nếu C.Mác có tội về tất cả thì chúng ta hoàn toàn có tội!”.
Quy kết cho C.Mác những tai họa và sự bất hạnh của lịch sử dân tộc mình, chúng ta
chỉ cho thấy sự bất lực khi sống bằng trí tuệ của mình, khi thực hiện sử lựa chọn
riêng cho mình.
Thái độ văn minh đối với học thuyết Mác cần thiết không phải cho C.Mác,
mà cho chúng ta. C.Mác không có lỗi trong phong cách tiếp cận này. Nếu C.Mác
phê phán những cái mà ông cho là cần phải phê phán ở thời đại của ông, thì chúng
ta cần đánh giá sự phế phán đó cao hơn sự tán thành vô điều kiện mà trước kia
chúng ta đã đối xử với C.Mác như vậy.
Theo C.Mác, chủ nghĩa cộng sản là lịch sử phát triển đích thực của con
người mang tính vô hạn của nó, chứ không phải là xã hội cần phải xây dựng vì niềm
hân hoan của mọi người. Lịch sử không kết thúc cùng với chủ nghĩa cộng sản. Đó
mới chỉ là sự khởi đầu, sự trở thành lịch sử không đơn giản của thế giới các sự vật
và tư tưởng như nó đã từng là như vậy, thanh lịch sử phát triển của con người đang
tự biến mình thành mục đích duy nhất của tiến bộ xã hội.
Cần phải hiểu được điểm mấu chốt đó của học thuyết Mác. C.Mác không đặt
ra cho mình nhiệm vụ phác họa ra bức tranh về xã hội lý tưởng, trong đó con người
rốt cuột được giải phóng khỏi lịch sử, chặn đứng dòng chay thời gian. Một xã hội
như vậy không có và không thể có. Với C.Mác, chủ nghĩa công sản không đơn giản
là sự tồn tại của con người trong không gian xẫ hội được tổ chức một cách lý tưởng
no đó, mà là cuộc sống của học trong thời gian, tức là cuộc sống lịch sử không có
sự cáo chung, là sự phát triển vô hạn của bản than họ và quan hệ giữa họ với nhau.
Không phải xã hội hoàn hảo cùng với những con người hoàn hảo cần phải thay thế
cho lịch sử, mà lịch sử rốt cuộc cần phải chấm dứt mọi sự trì trệ xã hội. Sống trong
lịch sử có nghĩa là thường xuyên hoàn thiện, phát triển, - đó là sứ mệnh duy nhất
của con người, là cái đảm bảo cho sự bất tử của loài người. Xã hội hiện đã không
20

cản trở, mà thúc đẩy sự phát triển; nó thúc đẩy sự phát triển đó ở chừng mực no thì
có thể nó đến sự khởi đầu của chủ nghĩa cộng sản ở chừng mực đó.
Như đã rõ, nhiều nền văn hóa dân tộc đã hình thành ở phương Tây trong giai
đoạn lịch sử này. Nhưng, tất cả chúng đều có chung một mục đích là hướng tới con
người như “thước đó của vạn vật”. Định hướng nhân văn này của văn hóa phương
Tây cũng đã trở thành cội nguồn cho sự phát triển tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Do
vậy, có thể nói, C.Mác hoàn toàn có lý khi gọi chủ nghĩa cộng sản là “chủ nghĩa
nhân đâọ hoàn bị”, là sự kế tục và kết thúc truyền thống nhân văn của văn hóa châu
Âu.
3.3 QUAN NIỆM CỦA C.MÁC VỀ CON ĐƯỜNG VẬN ĐỘNG TIẾP THEO CỦA
NỀN VĂN MINH CÔNG NGHIỆP
Bây giờ, chúng ta chuyển sang vấn đề thứ hai – quan niệm của C.Mác về con
đường vận động tiếp theo của văn minh. Đây là vấn đề về số phận, tương lai của
học thuyết Mác về chủ nghĩa xã hội. Việc lý giải vấn đề nan giải và hệ trọng này đòi
hỏi chúng ta phải nhìn nhận, tiếp cận với học thuyết về chủ nghĩa xã hội như một
sản phẩm của văn hóa phương Tây thời đại công nghiệp. Với tư cách một trào lưu
tư tưởng tưởng, học thuyết ấy đã và vẫn đang biểu thị những kỳ vọng đối với nền
văn minh công nghiệp từ phía văn hóa đã hình thành ở phương Tây kể từ thời cổ
đại. Với cách tiếp cận như vậy, chúng ta thấy, tư do và bình đẳng là những giá trị
căn bản đối với nền văn minh nhân loại tới mức mà dường như, tất cả các học
thuyết xã hội đều xoay quanh chúng. Học thuyết Mác về chủ nghĩa xã hội không
phải là một ngoại lệ. Thâm chí có thể nói giải quyết vấn đề này một cách thỏa đáng,
tức là thực sự theo tinh thần của học thuyết Mác, đòi hỏi phải hiểu đúng thực chất
của học thuyết Mác, qua đó và từ đó mới có thể giải quyết được vấn đề vận mệnh,
tương lai của chủ nghĩa xã hội.
Như đã rõ, nhiều nền văn hóa dân tộc đã hình thành ở phương Tây trong giai đoạn
lịch sử này. Nhưng, tất cả chúng đều có chung một mục đích là hướng tới con người
như “thước đó của vạn vật”. Định hướng nhân văn này của văn hóa phương Tây
cũng đã trở thành cội nguồn cho sự phát triển tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Do vậy, có
thể nói, C.Mác hoàn toàn có lý khi gọi chủ nghĩa cộng sản là “chủ nghĩa nhân đâọ

hoàn bị”, là sự kế tục và kết thúc truyền thống nhân văn của văn hóa châu Âu.
Như đã rõ, trung tâm điểm đối với chủ nghĩa xã hội là sở hữu xã hội. Có thẻ
gắn chủ nghĩa xã hội với nhiều đặc trưng, như chủ nghĩa nhân văn, công bang xã
21
hội, v.v., nhưng đó chỉ là lời nói, nếu không làm sáng tỏ sở huxu xã hội là gì. Thật
ngạc nhiên khi chúng ta thường bắt gặp quan điểm cho rằng, sở hữu xã hội xuất
hiện khi tất cả là của chung! Tập trung phương mọi phương tiện sản xuất vào tay đa
số hay vào tay tất cả là đủ để coi sở hữu như vậy là sở hữu xã hội! Vậy điều gì cản
trở sự tập trung như vậy trên mọi giai đoạn của lịch sử? Tại sao lại cấm xã hội hóa
tất cả mọi thứ (thí dụ như vật dụng cá nhân)?
Câu trả lời quen thuộc cho câu hỏi trên là: xã hội hóa tư liệu sản xuất trong
điều kiện phân công lao động xã hội là có thể về mặt pháp lý, nhưng bất hợp lý về
mặt kinh tế, vì nhưng phương tiện đó không được mọi người, mà được các nhóm
người riêng biệt sử dụng. Tư tưởng này là xác đáng, song từ nó lại suy ra rằng,
không phải mọi tư liệu sản xuất diều có thể và cần phải trở thành đối tượng xã hội
hóa. Bước chuyển sang sở hữu xã hội đòi hỏi một trình độ phát triển nhất định của
lực lượng sản xuất, nghĩa là cần phải cải biến không hẳn là chủ thế, mà là chủ yếu là
khách thể của sở hữu. Không phải tất cả mọi thứ đề có thể trở thành đối tượng xã
hội hóa – đó là thực chất của học thuyết về sở hữu xã hội. Chỉ thay thế chủ thể tư
nhân bằng chủ thể tập thể hoàn toàn không làm thay đổi bản chất của sở hữu.
Chủ thể tập thể cũng có thể là chủ thể tư hữu, như các hình thức đa dạng của
công ty cổ phẩn. Tư hữu được đặc trưng không phải bởi số lượng chủ thể, mà bởi
tính chất riêng tư của của cải nằm trong quyền sử dụng của nó, bởi ranh giới giữa
cái của mình và cái của người khác. Cơ sở của tư hữu (cá thể hay nhóm) là sự phân
chia tài sản xã hội ra thành các bộ phận. Phân chia là bản chất đích thực của tư hữu.
Nó làm nảy sinh mơ ước về sự phân chia bình đẳng trong lĩnh vực phân phối của
cải vật chất và dịch vụ. Mơ ước này đã trở thành nguyên nhân làm xuất hiện các học
thuyết về chủ nghĩa xã hội không tưởng. Khi tất cả mọi thứ đều trở thành của
chung, thì mỗi người đều có thể hy vọng nhận được một phần của cải xã hội như
nhau. Nguyên tắc phân chia vẫn được giữ lại ở đây, nhưng nó, một mặt, được lý giải

như nguyên tắc phân chia bình quân; mặt khác, được chuyển từ lĩnh vực sản xuất
vào lĩnh vực thu nhập và tiêu dùng cá nhân. Bình đẳng trong sung túc là mục đích
và mơ ước cao cả nhất của chủ nghĩa xã hội như vậy. Cũng có thể gọi nó là bình
đẳng trong no ấm. Mơ ước về nó là một điều hoàn toàn tự nhiên. Chúng ta không
thể nói đó là sự hão huyền của mơ ước này? Mọi hình thức phân chia bình đẳng đều
không dẫn tới bình đẳng đích thực, vì ở mỗi người luôn có sự khác nhau. Và bản
than khả năng phân chia bình đẳng cũng rất đáng nghi ngờ (do bản tính của những
22
người gánh vác công việc phân chia). Thậm chí, phân phối “theo lao động” từng
được coi là hình thức tối cao của công bằng xã hội cũng vẫn là “tàn dư” của “quyền
bất bình đẳng” được chủ nghĩa tự do bảo vệ, của quyền cho phép mỗi người chỉ sở
hữu những gì tự mình làm ra bằng lao động của mình. Nhưng, không thể cào bằng
lao động của người này với lao động của người khác cả về lượng lẫn về chất. Vậy
bình đẳng ở đây là gì?
Phân phối “theo nhu cầu” cũng không giải quyết được vấn đề bình đẳng,
thậm chi cả trong điều kiện dư thừa của cải vậy chất. Sống theo nguyên tắt “lấy gì
mình thích” chỉ có thể có trong truyện cổ tích; và không phải ai cũng có thể làm
được như vậy cả trong truyển cổ tích. Nhu cầu của con người có giới hạn hay không
và khi nào xã hội có thể đáp ứng được tất cả mọi nhu cầu? Trạng thái “hoàn toàn
thỏa mãn” là trạng thái không thể tồn tại. Mọi nhu cầu vật chất của con người đều
đòi hỏi phải có sự phân chia, mà bất kỳ sự phân chia no cũng bao hàm yếu tố bất
bình đẳng.
Vậy, phải chăng mơ ước về bình đẳng là hy vọng hão huyền? Nghĩ như vậy
là đơn giản nhất, nhưng nó lại ẩn chứa hàng loạt hệ quả, mà một trong số đó là chối
bỏ tự do, vì không có tự do thiếu bình đẳng. Nếu vậy, nền văn hóa châu Âu cùng
với việc tìm kiếm tự do cá nhân – tự do của mỗi nguowiflaf tự do của mọi người –
còn giá trị gì nữa.
Ở đây, vấn đề là ở chỗ, không phải sự chối bỏ bình đằng, mà nhận thức khác
về nó mới là giải pháp thỏa đáng. Và, chính nó đã được C.Mác đưa ra trong quan
niệm của ông về chủ nghĩa xã hội. Không nên hiểu bình đẳng là bình đẳng của mọi

người trong phân chia của cải vậy chất, quyền sử hữu theo lao động, theo nhu
cầu,v.v., mà phải hiểu nó là quyền của con người trở thành cái mà bản tính người
làm cho nó trở thành như vậy. Nếu không phải sự dư thừa, thì một sự đẩy đủ nhất
định, đương nhiên, là cần thiết cho bất kỳ người nào. Nhưng, không một sự đầy đủ
nào tự nó có thể đảm bảo bình đẳng, tư do hoàn toàn. Ngược lại, chạy theo sự đầy
đủ, con người thường phải hy sinh cả bình đẳng lẫn tự do. Mọi người chỉ trở nên tự
do và bình đẳng khi bắt đầu sống theo thước đo của cá tính mà, như đã biết, không
ngang bằng với bộ phận, mà ngang bằng với chỉnh thể. Khi mỗi người ngang bằng
với chỉnh thể, thì tất cả mọi người đều bình đẳng.
Quan niệm như vậy về bình đẳng đã cho thấy trước một thái độ khác đối với
sở hữu. Với tư cách tư nhân, con người luôn cần đển phần của cải xã hội mà nó biến
thành khách thể sử dụng riêng tư; còn với tư cách cá nhân tự do, con người cần đến
23
toàn bộ của cải và trước hết là những gì được loài người tạo ra trên bình diện văn
hóa. Và, đây có thể coi là công thức về sở hữu xã hội; nó đòi hỏi không phải sự
phân chia của cải ra thành các bộ phận thuộc về những người khác nhau, mà đòi hỏi
quyền của mỗi người được sở hữu toàn bộ của cải đó. Không một sự phân chia nào
dẫn đến bình đẳng; bình đăng chỉ có thể là những người sử dụng một cách cá thể
toàn bộ của cải đã được tạo ra. Con đường dẫn đến bình đăng thực sự đi qua sở hữu
xã hội, song sở hữu này được hiểu không phải là sở hữu của mọi người về một cái
gì đó, mà là sở hữu của mỗi người về tất cả. Giữa hai quan niệm này có một sự khác
biệt mang tính nguyên tắc. Nếu tự do của mỗi người là điều kiện cho tự do của mọi
người, thì sở hữu của mỗi người ( đối với toàn bộ của cải) là điều kiện cho sử hữu
của mọi người, cho sở hữu xã hội. Sở hữu xã hội không phải là sở hữu không có
trách nhiệm cá nhân, không phải ngay lập tức thuộc về mỗi người và do vậy, không
thuộc về mọi người. Khác với chủ nghĩa tư do là chủ nghĩa tuyên bố bình đằng của
mọi người chỉ có trong quyền sỡ hữu (do vậy, phân chia họ tùy theo mức độ sở hữu
thực tế), chủ nghĩa xã hội đặt ra vấn đề bình đằng của họ đối với bản thân sở hữu,
khi mà mỗi người đều là chủ sở hữu toàn bộ của cải.
Nhưng, liệu của cải có thể hoàn toàn thuộc về mỗi người mà không làm

phương hại đến người khác, không bị giảm bớt do mỗi người đều sử dụng và do
vậy, với tư cách khách thể sở hữu, không đòi hỏi phân chia ra thành cách bộ phận?
Thứ của cải như vậy đương nhiên, chỉ có thể là điều kiện và tư liệu lao động mà, xét
về bản chất, là “của chung”, là cái mà mỗi người đều có quyền sử dụng như nhau và
đều cần đến chúng. Khách thể được xã hội hóa không thể là tư liệu lao động bị phân
chi, được sử dụng trong các ngành sản xuất khác nhau, mặc dù có thể xã hội hóa
chúng về mặt pháp lý. Sở hữu xã hội không phải là ở đó, Sở hữu xã hội chỉ là sở
hữu chung những gì mà thiếu chúng, lao động của mỗi người là không thể. Điều
kiện chung như vậ cho lao động trong sản xuất hiện đại là khoa học, là tri thức khoa
học, ĐÚng là không thể tư hữu hóa khoa học, biến nó thành khách thể chiếm hữu tư
nhân, chia ra thành các bộ phận. Về thực chất, khoa học (và văn hóa nói chung) có
thể trở thành tài sản cá nhân của mỗi người mà không xâm phạm đến quyền sở hữu
nó của mọi người. Do vậy, chỉ có khoa học mới trở thành khách thể được xã hội
hóa.
Thế nhưng, bản thân sự tồn tại của khoa học vẫn chưa đủ để sở hữu xã hội
xuất hiện. Sự xuất hiện này chỉ trở nên có thể khi khoa học thực sự có được chức
24
nawnglaf lực lượng sản xuất cơ bản, trực tiếp của xã hội, còn việc hợp nhất con
người với tri thức trở thành nhân tố chủ yếu của quá trình sản xuất. Sản xuất mà
trong đó, khoa học giữ vai trò quyết định, được C.Mác gọi là sản xuất “khoa học”,
khi ông (phân biệt nó với sản xuất phân xưởng – nhà máy), còn giờ đây, chúng ta
gọi là sản xuất hậu công nghiệp, sản xuất thông tin, v.v Theo C.Mác, chỉ ở đâu mà
khoa học, hay như ông nói, “tri thức xã hội phổ biến” trở thành “lục lượng sản xuất
trực tiếp” góp phần làm giảm tối đa lao động trực tiếp của công nhân, biến nó thành
nhân tố thứ yếu so với lao động phổ biến, thì ở đó mới xuất hiện khả năng hiện
thực đẻ chuyển sang sở hữu xã hội, tức là sở hữu của mỗi người về toàn bộ của cải
xã hội do lao dộng khoa học tạo ra, hơn nữa, bản thân khoa học là thứ của cải chủ
yếu đó.
Theo nghĩa rộng hơn, cần phải hiểu sở hữu xã hội là sở hữu về toàn bộ văn
hóa, nó bao gồm tất cả những gì phục vụ cho sản xuất không những ra của cải vật

chất dưới hình thức tự nhiên và tiền tệ, mà còn sản xuất ra bản thân con người với
tư cách “tư bản cơ bản”. Bên cạnh khoa học và nghệ thuật, khách thể của sở hữu xã
hội còn là giáo dục, là các hệ thống thông tin, các hình thức hoạt động trí tuệ và
sang tạo, các hình thức giao tiếp. Sở hữu chúng biến con người thành thực thể giàu
có không phải về mặt vật chất hay tiền của, mà về mặt tinh thần; và của cải của
cong người sẽ là sự phát triển nhân cách riêng của minh. Xét từ góc độ này, sở hữu
xã hội không hẳn là phạm trù kinh tế, mà chủ yếu là phạm trù văn hóa; nó biểu thị
quan hệ của con người với các điều kiện tồn tại cá thể, chứ không phải tồn tại tư
nhân. Tư tưởng về sở hữu như vậy biểu thị xu hướng chuyển tiếp lịch sử không phải
sang kinh tế tự do (thị trường), trong đso cá thể riêng biệt là chủ nhân công việc, là
tư bản hay đơn giản, là sức lao động riêng tư của mình, mà chuyển san tự do khỏi
kinh tế, tự docho phép mọi cá thể phát triển một cách tự do, không phụ thuộc vào
các chức năng và vai trò kinh tế của mình.
Chúng ta một lần nữa lại nhận thấy sự khác biệt căn bản giữa chủ nghĩa xã
hội và chủ nghĩa tự do ở đây. Bảo vệ chế độ tư hữu, chủ nghĩa tự do góp phần thúc
đẩy hiện đại hóa nhanh chóng xã hội phương Tây, sự thịnh vượng kinh tế của nó, sự
gia tăng phúc lợi của đa số xã hội. Song, dẫu sao nó vẫn không thể giải quyết đến
cùng vấn đề bình đẳng của mọi người, tức là tự do của họ. Tự do trong điều kiện
thống trị của chế độ tư hữu cũng được phân chia theo tỷ lệ giống như tư bản. Con
người ở đây tự do tùy theo số lượng của cải của mình và không tự do tùy theo mức
25

×