Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên Trường trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Yên Bái trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 101 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM




NGUYỄN THỊ KHÁNH HOÀ

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG
ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG
CẤP
VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT TỈNH YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ : 60.14.05

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Văn Quân



HÀ NỘI - 2007


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1


2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2
5. Giả thuyết khoa học 3
6. Phương pháp nghiên cứu 3
7. Cấu trúc luận văn 3
Chƣơng 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
4
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4
1.2. Một số khái niệm công cụ 5
1.2.1. Biện pháp quản lý 5
1.2.1.1. Quản lý 5
1.2.1.2. Biện pháp quản lý 7
1.2.2. Đội ngũ giáo viên văn hoá nghệ thuật 7
1.2.2.1. Giáo viên văn hoá nghệ thuật 7
1.2.2.2. Đội ngũ giáo viên văn hoá nghệ thuật 10
1.2.3. Chất lượng đội ngũ giáo viên 10
1.2.3.1. Chất lượng 10
1.2.3.2. Chất lượng đội ngũ 12
1.2.3.3. Chất lượng đội ngũ giáo viên 12
1.3. Những vấn đề lý luận cơ bản về đội ngũ giáo viên trong
các trƣờng Văn hoá nghệ thuật 13
1.3.1. Trường Trung cấp Văn hoá nghệ thuật trong hệ thống giáo dục
quốc dân 13
1.3.2. Đặc thù loại hình trường đào tạo văn hoá nghệ thuật 15


1.3.3. Đặc thù đội ngũ giáo viên văn hoá nghệ thuật 16
1.3.4. Các yếu tố tạo thành chất lượng đội ngũ giáo viên trường

văn hoá nghệ thuật 17
1.4. Cơ sở lý luận quản lý đội ngũ giáo viên trong nhà trƣờng 19
1.4.1. Tuyển chọn 19
1.4.2. Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên 21
1.4.3. Quản lý hoạt động của đội ngũ giáo viên 23
1.4.4. Tạo môi trường hoạt động thuận lợi cho đội ngũ giáo viên 24
Chƣơng 2.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
TRƢỜNG TRUNG CẤP VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT TỈNH YÊN BÁI
26
2.1. Khái quát về tỉnh Yên Bái, tình hình giáo dục đào tạo và hoạt động
văn hoá nghệ thuật tỉnh Yên Bái 26
2.1.1. Khái quát chung tỉnh Yên Bái 26
2.1.2. Tình hình giáo dục và đào tạo tỉnh Yên Bái 27
2.1.3. Hoạt động văn hoá nghệ thuật tỉnh Yên Bái 29
2.2. Khái quát về trƣờng Trung cấp Văn hoá nghệ thuật tỉnh Yên Bái 30
2.2.1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của trường Trung cấp
Văn hoá nghệ thuật tỉnh Yên Bái 30
2.2.2. Cơ cấu tổ chức của trường Trung cấp Văn hoá nghệ thuật
tỉnh Yên Bái 32
2.2.3. Cơ sở vật chất của trường Trung cấp Văn hoá nghệ thuật
tỉnh Yên Bái 35
2.3. Thực trạng công tác đào tạo ở trƣờng Trung cấp Văn hoá
nghệ thuật tỉnh Yên Bái 37
2.3.1. Sự phát triển của các chuyên ngành đào tạo 37
2.3.2. Hoạt động giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh 43
2.3.3. Kết quả đào tạo 45
2.4. Thực trạng đội ngũ giáo viên và quản lý đội ngũ giáo viên
trƣờng Trung cấp Văn hoá nghệ thuật tỉnh Yên Bái 46



2.4.1. Thực trạng đội ngũ giáo viên 46
2.4.1.1. Số lượng đội ngũ giáo viên 46
2.4.1.2. Chất lượng đội ngũ giáo viên 48
2.4.1.3. Cơ cấu đội ngũ giáo viên 52
2.4.2. Quản lý đội ngũ giáo viên 53
2.4.2.1. Quản lý về số lượng và cơ cấu đội ngũ 53
2.4.2.2. Quản lý về chất lượng đội ngũ 54
2.4.2.3. Các biện pháp quản lý các điều kiện để nâng cao
chất lượng đội ngũ 56
2.5. Đánh giá thực trạng 56
2.5.1. Ưu điểm 56
2.5.2. Nhược điểm 57
Chƣơng 3.
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƢỜNG TRUNG CẤP VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT
TỈNH YÊN BÁI
59
3.1. Các định hƣớng để đề xuất biện pháp 59
3.2. Các biện pháp quản lý nâng cao chất lƣợng đội ngũ
giáo viên trƣờng Trung cấp Văn hoá nghệ thuật tỉnh Yên Bái 61
3.2.1. Nhóm biện pháp tăng cường số lượng và cơ cấu đội ngũ giáo viên . 61
3.2.1.1. Quy hoạch đội ngũ giáo viên 61
3.2.1.2. Công tác tuyển chọn, sử dụng 63
3.2.1.3. Hoàn thiện về cơ cấu, loại hình, đảm bảo về số lượng đội ngũ 65
3.2.2. Nhóm biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên 66
3.2.2.1. Đào tạo đội ngũ giáo viên 66
3.2.2.2. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên 66
3.2.2.3. Quản lý việc thực hiện bồi dưỡng nâng cao trình độ
đội ngũ giáo viên 74

3.2.3. Nhóm biện pháp quản lý các điều kiện đảm bảo cho sự phát triển
của đội ngũ giáo viên 78


3.2.3.1. Đầu tư tài chính thích hợp và cần thiết để nâng cao chất lượng
đội ngũ giáo viên 78
3.2.3.2. Cải thiện đời sống 78
3.2.3.3. Biện pháp thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên 79
3.3. Thăm dò ý kiến các biện pháp 79
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 82
1. Kết luận 82
2. Khuyến nghị 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 1.1. Các yếu tố tạo thành chất lượng đội ngũ giáo viên 18
Sơ đồ 1.2. Quy trình tuyển chọn giáo viên 20
Sơ đồ 2.1. Bộ máy tổ chức trường Trung cấp văn hoá nghệ thuật Yên Bái 33
Bảng 2.1. Thống kê quy mô đào tạo từ năm 1997 38
Bảng 2.2. Bảng tổng hợp số lượng cán bộ giáo viên 47
Bảng 2.3. Cường độ giảng dạy của giáo viên 48
Bảng 2.4. Tình hình đội ngũ giáo viên 48
Bảng 2.5. Kết quả điều tra về phẩm chất năng lực chuyên môn
nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên 50
Bảng 2.6. Đội ngũ giáo viên chia theo ngành nghề 51
Bảng 3.1. Cơ cấu tổ chức đội ngũ giáo viên trường Trung cấp Văn hoá
nghệ thuật tỉnh Yên Bái đến năm 2012 66

Sơ đồ 3.1. Nội dung bồi dưỡng giáo viên 70
Sơ đồ 3.2. Hình thức bồi dưỡng giáo viên 74
Sơ đồ 3.3. Quản lý việc thực hiện bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ
giáo viên 77
Bảng 3.2. Tổng hợp điều tra tính khả thi của các biện pháp 80








1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay, nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng đối
với sự phát triển của đất nước. Chất lượng nguồn nhân lực phụ thuộc vào
chất lượng giáo dục- đào tạo. Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công
nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, Đảng và nhà nước ta đã thực sự quan
tâm đầu tư cho giáo dục. Đảng ta đã khẳng định: Cùng với khoa học công
nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, mục tiêu của giáo dục là
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.
Giáo dục Trung cấp chuyên nghiệp có vai trò quan trọng trong hệ
thống giáo dục quốc dân Việt Nam. Đội ngũ giáo viên giữ vai trò quyết
định chất lượng đào tạo của các trường Trung cấp chuyên nghiệp. Chủ Tịch
Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Nếu không có thầy giáo thì không có giáo
dục”. Nghị quyết Hội nghị lần thư hai Ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa VIII đã khẳng định: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của
giáo dục và được xã hội tôn vinh”.

Trường Trung cấp Văn hoá nghệ thuật tỉnh Yên Bái nằm trong mạng
lưới các trường trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng và dạy nghề của ngành
Giáo dục & Đào tạo tỉnh Yên Bái có đủ tư cách pháp nhân, đủ điều kiện để
đào tạo các chuyên ngành Văn hoá thông tin, các loại hình nghệ thuật, các
nhóm sư phạm âm nhạc- mỹ thuật ở các bậc học Trung cấp, Cao đẳng và
liên kết đào tạo Đại học, Cao đẳng cho tỉnh Yên Bái và các tỉnh phụ cận.
Đồng thời làm nhiệm vụ bồi dưỡng cán bộ nghiệp vụ Văn hoá xã hội, nghiệp
vụ sư phạm nhạc- hoạ cho sự nghiệp văn hoá, sự nghiệp giáo dục trong tỉnh.
Trong những năm qua, nhà trường đã có những chiến lược và giải
pháp nâng cao chất lượng đào tạo, chuẩn hoá và nâng cao chất lượng đội
ngũ nhà giáo nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo theo nhu cầu xã hội. Bên


2
cạnh những thành quả đã đạt được, đội ngũ giáo viên của trường còn
nhiều bất cập:
- Đội ngũ giáo viên còn thiếu so với yêu cầu, đặc biệt là giáo
viên chuyên ngành Nhạc – Hoạ, cơ cấu đội ngũ chưa đồng bộ nên khó
khăn trong công tác đào tạo, trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ
đội ngũ.
- Chất lượng đội ngũ còn hạn chế, trình độ chưa đồng đều giữa các
bộ môn, còn một bộ phận giáo viên hạn chế về năng lực chuyên môn.
- Tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực sư phạm của
đội ngũ giáo viên chưa được tổ chức một cách có hệ thống.
Xuất phát từ những bất cập nêu trên, tôi chọn đề tài “Biện pháp
quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường Trung cấp Văn
hoá nghệ thuật tỉnh Yên Bái ” làm đề tài nghiên cứu luận văn.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên trường Trung
cấp Văn hoá nghệ thuật tỉnh Yên Bái đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà

trường.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến đề tài.
- Phân tích thực trạng đội ngũ giáo viên trường Trung cấp Văn hoá
nghệ thuật tỉnh Yên Bái.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên, đáp ứng yêu
cầu phát triển của nhà trường.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Đội ngũ giáo viên và công tác quản lý đội ngũ giáo viên của trường
Trung cấp Văn hoá nghệ thuật tỉnh Yên Bái.


3
4.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên trường Trung cấp Văn hoá
nghệ thuật tỉnh Yên Bái.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu tìm ra biện pháp khoa học và thích hợp trong việc quản lý và bồi
dưỡng giáo viên Văn hoá- nghệ thuật, thì sẽ giúp nâng cao chất lượng đội
ngũ giáo viên trường Trung cấp Văn hoá nghệ thuật tỉnh Yên Bái, góp phần
cải thiện chất lượng giáo dục.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu các Nghị quyết, văn kiện, tài liệu có liên quan đến đề tài.
- Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá để xây
dựng các khái niệm công cụ và khung lý thuyết cho đề tài.
6.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bảng hỏi.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.

- Phương pháp chuyên gia.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn được trình bày trong 3 chương:
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
- Chƣơng 2: Thực trạng công tác quản lý đội ngũ giáo viên trường
Trung cấp Văn hoá nghệ thuật tỉnh Yên Bái.
- Chƣơng 3: Các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ
giáo viên trường Trung cấp Văn hoá nghệ thuật tỉnh Yên Bái.


4
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Với quan điểm con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự
phát triển, Đảng và Nhà nước ta chủ trương coi giáo dục là quốc sách hàng
đầu trong chính sách phát triển đất nước. Trên cơ sở nhận thức đó, trong
vòng hai thập kỷ qua (kể từ Hội nghị Trung ương bốn khoá VII) Đảng và
Nhà nước ta đã có nhiều Nghị quyết, Chỉ thị về phát triển giáo dục. Trong
đó để nâng cao chất lượng giáo dục, Đảng đã hết sức coi trọng việc bồi
dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.
Trong chiến lược phát triển giáo dục 2000- 2010 Chính phủ đã chỉ
rõ: phải “đổi mới quản lý giáo dục” coi việc “đào tạo và bồi dưỡng thường
xuyên cán bộ quản lý giáo dục các cấp về kiến thức, kỹ năng quản lý” là
khâu then chốt để thực hiện mục tiêu giáo dục.
Các học giả nghiên cứu về lý luận quản lý cũng như các nhà quản lý
hiện đại trên thế giới đều cho rằng chất xám là nguồn lực quan trọng nhất
quyết định sự thành bại của các tổ chức trong việc thực hiện các mục tiêu

chung.
Gần đây, có một số luận văn nghiên cứu vấn đề đội ngũ giáo viên và
đề xuất một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên,
nhưng mới chỉ đề cập một cách chung chung, chưa đi sâu nghiên cứu về
đội ngũ giáo viên văn hoá nghệ thuật. Ở tỉnh Yên Bái, vấn đề quản lý nâng
cao chất lượng đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ giáo viên văn hoá
nghệ thuật nói riêng được Hiệu trưởng các trường quan tâm, song nó chỉ
tồn tại như những kinh nghiệm rải rác trên các sáng kiến kinh nghiệm hoặc
báo cáo tổng kết của các nhà trường, chưa có công trình nào đề cập một
cách đầy đủ và hệ thống.


5
Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi muốn đi sâu hơn để xác
định cơ sở lý luận, khảo sát thực tiễn và trên cơ sở đó đề xuất một số biện
pháp quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường Trung cấp Văn
hoá nghệ thuật tỉnh Yên Bái cho phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục.
1.2. Một số khái niệm công cụ
1.2.1. Biện pháp quản lý
1.2.1.1. Quản lý
Hoạt động quản lý xuất hiện từ rất sớm, khi con người biết hợp sức
lại với nhau nhằm thực hiện những mục tiêu chung. Xã hội ngày càng phát
triển, quản lý ngày càng có vai trò quan trọng trong việc điều khiển các
hoạt động của xã hội.
Theo từ điển Tiếng Việt thông dụng, thuật ngữ quản lý được định
nghĩa là: “Tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất
định” [ 10, tr. 396]
Quản lý là một hoạt động có chủ đích, được tiến hành bởi một chủ
thể quản lý nhằm tác động lên khách thể quản lý để thực hiện các mục tiêu
xác định của công tác quản lý. Trong mỗi chu trình quản lý chủ thể tiến

hành những hoạt động theo các chức năng quản lý như xác định mục tiêu,
các chủ trương, chính sách; hoạch định kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo thực
hiện, điều hoà, phối hợp, kiểm tra và huy động, sử dụng các nguồn lực cơ
bản như tài lực, vật lực, nhân lực…để thực hiện các mục tiêu, mục đích
mong muốn trong bối cảnh và thời gian nhất định.
Trong tác phẩm “Lý luận quản lý nhà nước” của Mai Hữu Khuê,
xuất bản năm 2003 có định nghĩa về quản lý như sau: Quản lý là một phạm
trù có liên quan mật thiết với hiệp tác và phân công lao động, nó là một
thuộc tính tự nhiên của mọi lao động hiệp tác. Từ khi xuất hiện những hoạt
động quần thể của loài người thì đã xuất hiện sự quản lý. Sự quản lý đã có
trong cả xã hội nguyên thuỷ, ở đó con người phải tập hợp với nhau để đấu


6
tranh với thế giới tự nhiên, muốn sinh tồn con người phải tổ chức sản xuất,
tổ chức phân phối. Khái niệm quản lý có ngoại diên rất rộng, từ việc ăn
uống đến sinh bệnh lão tử, từ cá nhân đến gia đình, từ quốc gia đến thế
giới, từ vật chất đến tinh thần, nơi nào có sự hiện diện của con người thì
đều cần đến quản lý. C.Mác đã coi việc xuất hiện quản lý như là kết quả tất
nhiên của sự chuyển nhiều quá trình lao động cá biệt, tản mạt, độc lập với
nhau thành một quá trình xã hội được phối hợp lại. C.Mac đã viết: “Tất cả
mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy
mô tương đối lớn, thì ít nhiều đều cần đến một sự chỉ đạo điều hành những
hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận
động của toàn bộ cơ thể, khác với sự vận động của các khí quan độc lập với
nó. Một người độc tấu vĩ cầm thì tự điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc
thì cần phải có nhạc trưởng”. [ 2, tr. 23]
Về khái niệm quản lý còn có rất nhiều định nghĩa khác nhau:
- F. W. Taylor cho rằng: “Quản lý là biết chính xác điều bạn muốn
người khác làm và sau đó thấy rằng họ đã hoàn thành công việc một cách

tốt nhất và rẻ nhất”
- Còn H. Koontz thì lại khẳng định: “Quản lý là một hoạt động thiết
yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực hoạt động các nhân nhằm đạt được
các mục đích của nhóm (tổ chức). Mục tiêu của quản lý là hình thành một
môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm
với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất”
- Theo các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ lộc, khái
niệm về quản lý được định nghĩa như sau: “Quản lý là tác động có định
hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản
lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và
đạt được mục đích của tổ chức” [ 13, tr. 62]
- Tác giả Nguyễn Ngọc Quang lại định nghĩa: “Quản lý là hoạt động
có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao


7
động nói chung là khách thể quản lý nhằm thực hiện được những mục tiêu
dự kiến” [ 22, tr. 25]
Từ những quan niệm của các học giả đã nêu, chúng ta có thể rút ra
nhận xét sau: Tuy cách diễn đạt khác nhau nhưng những định nghĩa trên
đều thể hiện được bản chất của hoạt động quản lý đó là hoạt động quản lý
nhằm làm cho hệ thống vận động theo mục tiêu đã đặt ra, tiến đến trạng
thái có chất lượng mới.
Trong quản lý có hai bộ phận khăng khít, đó là chủ thể quản lý và
khách thể quản lý. Chủ thể quản lý có thể là cá nhân hay một nhóm
người có chức năng quản lý hay điều khiển tổ chức , làm cho tổ chức vận
hành và đạt tới mục tiêu. Khách thể quản lý bao gồm những người thừa
hành nhiệm vụ trong tổ chức, chịu sự tác động, chỉ đạo của chủ thể quản
lý nhằm đạt mục tiêu chung. Chủ thể quản lý làm nảy sinh các tác động
quản lý, còn khách thể quản lý sản sinh ra vật chất và tinh thần có giá trị

sử dụng, trực tiếp đáp ứng nhu cầu con người, đáp ứng mục đích của chủ
thể quản lý.
Tóm lại, chúng ta có thể khái quát: Quản lý là hoạt động có ý thức
của con người nhằm phối hợp hành động của một nhóm người hay một
cộng đồng người để đạt được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất.
1.2.1.2. Biện pháp quản lý
Biện pháp là cách làm, cách thức tiến hành, cách giải quyết một vấn
đề cụ thể. Theo đó, biện pháp quản lý là cách thức chủ thể quản lý sử dụng
các công cụ quản lý tác động vào việc thực hiện từng khâu của chức năng
quản lý trong mỗi quá trình quản lý nhằm tạo nên sức mạnh, tạo ra năng
lực thực hiện mục tiêu quản lý.
1.2.2. Đội ngũ giáo viên văn hoá nghệ thuật
1.2.2.1. Giáo viên và giáo viên văn hoá nghệ thuật


8
a) Nhà giáo và nhiệm vụ của nhà giáo
Luật Giáo dục đã ghi: “ Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy,
giáo dục trong nhà trường hoặc các cơ sở giáo dục khác” nhằm thực hiện
mục tiêu của giáo dục là truyền thụ tri thức, hình thành kỹ năng kỹ xảo và
xây dựng nhân cách cho người học.
Giáo viên: là nhà giáo thực hiện hoạt động dạy học và giáo dục ở các
cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục nghề nghiệp.
Tiêu chuẩn chung của nhà giáo trong luật giáo dục đã ghi:
“Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây:
a- Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt.
b- Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ.
c- Đủ sức khoẻ theo yêu cầu nghề nghiệp.
d- Lý lịch bản thân rõ ràng.” [ 7, tr. 43]
Điều lệ trường Trung cấp chuyên nghiệp đã quy định tiêu chuẩn giáo

viên.
“Giáo viên trường Trung cấp chuyên nghiệp phải đạt các tiêu chuẩn
sau đây:
1- Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt.
2- Có bằng tốt nghiệp đại học.
3- Có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm (trừ giáo viên tốt nghiệp ở
trường, khoa sư phạm)
4- Có đủ sức khoẻ để giảng dạy.’’ [6, tr. 26]
Về nhiệm vụ lại được quy định.
“Giáo viên trường Trung cấp chuyên nghiệp có những nhiệm vụ sau
đây:


9
1- Giảng dạy môn học được phân công theo kế hoạch giảng dạy,
chương trình và mục tiêu đào tạo của trường. Nhận xét, đánh giá kết quả
học tập, rèn luyện của học sinh.
2- Tham gia thực nghiệm, nghiên cứu khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ,
áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào việc cải tiến nội dung bài giảng
và phương pháp giảng dạy, giáo dục học sinh.
3- Thực hiện các quy định của pháp luật, điều lệ trường, quy chế về
đào tạo; tôn trọng, giúp đỡ và bảo vệ quyền lợi chính đáng của học sinh.
4- Rèn luyện đạo đức, học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên
môn, năng lực sư phạm, giữ gìn phẩm chất, uy tín và danh dự của giáo
viên.
5- Tham gia các hoạt động văn hoá - xã hội, thực hiện nghĩa vụ công
dân và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.” [ 6, tr. 27]
b) Giáo viên văn hoá nghệ thuật
Giáo viên văn hoá nghệ thuật cũng có những điểm giống giáo viên
khác, nhưng do tính chất nghề nghiệp nên có một số đặc điểm khác như sau:

- Nắm vững đường lối Văn hoá của Đảng được thể hiện ở Nghị
quyết hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Việt nam khoá VIII phải làm sao: “Xây dựng và phát triển văn hoá là sự
nghiệp của toàn dân, do Đảng lãnh đạo, trong đó có đội ngũ tri thức đóng
vai trò quan trọng” [ 8, tr. 29]
- Có sự hiểu biết một loại hình nghệ thuật cụ thể, phải thành thạo cả
hai khâu của môn học đó là lý thuyết và thực hành, có tố chất và năng
khiếu chuyên biệt.
- Có năng khiếu nghệ thuật và được đào tạo chuyên ngành giảng dạy.


10
- Nắm vững nghiệp vụ văn hoá, tổ chức hoạt động văn hoá cơ sở với
tấm lòng yêu nghệ thuật, biết rèn luyện mình theo hướng vươn tới cái đẹp
và khắc phục cái xấu trong mỗi người.
- Đối với giáo viên âm nhạc cần có độ thính về âm thanh, nhịp điệu
của giai điệu và phức điệu.
- Đối với giáo viên mỹ thuật cần có óc sáng tạo và tưởng tượng
phong phú, am hiểu về màu sắc và đường nét hình khối
- Đối với giáo viên sân khấu phải dùng chính hành động con người để
diễn tả cuộc sống con người, phải hiểu diễn viên vì đó là con người bằng
xương bằng thịt để người giáo viên làm nên tính chất kỳ diệu của nghệ thuật.
1.2.2.2. Đội ngũ giáo viên và đội ngũ giáo viên văn hoá nghệ thuật
a) Khái niệm đội ngũ
Từ điển Tiếng Việt có ghi: “Đội ngũ là khối đông người cùng chức
năng nghề nghiệp được tập hợp và tổ chức thành một lực lượng” [ 10]
Khái niệm đội ngũ dùng cho các tổ chức trong xã hội như đội ngũ tri
thức, đội ngũ công chức viên chức …
Khái niệm đội ngũ tuy có khác nhau nhưng thực chất đó là một
nhóm người được tổ chức và tập hợp thành một lực lượng để thực hiện một

hay nhiều chức năng, có thể có cùng nghề nghiệp hoặc không cùng nghề
nghiệp nhưng có lý tưởng, có mục đích chung hoạt động trong một tổ chức.
b) Đội ngũ giáo viên
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về đội ngũ giáo viên. Theo Virgil
Rowland cho rằng: Đội ngũ giáo viên là những chuyên gia trong lĩnh vực
giáo dục, họ nắm vững tri thức và hiểu biết dạy học và giáo dục như thế
nào và có khả năng cống hiến toàn bộ tài năng và sức lực của họ cho giáo
dục.


11
Đội ngũ giáo viên là một tập hợp những giáo viên được tổ chức
thành một lực lượng, cùng chung nhiệm vụ là thực hiện các mục tiêu giáo
dục đã đặt ra cho tổ chức đó.
c) Đội ngũ giáo viên văn hoá nghệ thuật
Được cụ thể hoá từ khái niệm trên, đội ngũ giáo viên văn hoá nghệ
thuật là một tập thể giáo viên cùng thực hiện nhiệm vụ giảng dạy chuyên
ngành văn hoá nghệ thuật nhằm mục đích đào tạo ra những văn nghệ sỹ,
những cán bộ văn hoá.
1.2.3. Chất lượng đội ngũ giáo viên
1.2.3.1. Khái niệm về chất lượng
Theo quan điểm triết học “Chất lượng là phạm trù triết học biểu thị
những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương
đối của sự vật. Chất lượng biểu hiện ra bên ngoài qua các thuộc tính, nó là
cái liên kết các thuộc tính của sự vật lại làm một, gắn bó với sự vật như một
tổng thể, bao quát toàn bộ sự vật và không tách khỏi sự vật. Sự vật trong
khi vẫn còn là bản thân nó thì không thể mất chất lượng của nó, sự thay đổi
chất lượng kéo theo sự thay đổi của sự vật về căn bản. Chất lượng của sự
vật bao giờ cũng gắn liền với tính quy định về số lượng của nó và không
thể tồn tại ngoài tính quy định ấy, mỗi sự vật bao giờ cũng là sự thống nhất

của chất lượng và số lượng” [ 9, tr. 137]
Theo Sallis chất lượng có thể hiểu theo hai nghĩa đó là nghĩa tuyệt
đối và nghĩa tương đối.
- Theo nghĩa tuyệt đối hay còn gọi là chất lượng tuyệt hảo hàm chứa
những chuẩn mực cao nhất với nghĩa chất lượng cao. Chất lượng tuyệt đối
ít có ý nghĩa thực tiễn.


12
- Theo nghĩa tương đối thì một sản phẩm hay một dịch vụ được coi
là có chất lượng khi chúng đạt được những tiêu chuẩn đã được xác định từ
trước và đáp ứng nhu cầu những nhóm người nhất định.
Chất lượng tương đối có hai khía cạnh: khía cạnh thứ nhất là đạt
được mục đích (phù hợp với tiêu chuẩn); khía cạnh thứ hai chất lượng được
xem là sự thoả mãn tốt nhất những nhu cầu của người tiêu dùng, ở khía
cạnh này chất lượng được xem là “điều được chấp nhận của người tiêu
dùng” . Hai khía cạnh này của chất lượng phải dung hoà lẫn nhau, song
khía cạnh thứ hai luôn đóng vai trò chủ đạo bởi lẽ đó chính là lý do phấn
đấu của các nhà sản xuất để cung cấp dịch vụ ngày càng tốt hơn.
Từ những quan điểm trên, để hiểu một cách đầy đủ, chất lượng là
đặc tính khách quan của sự vật, được thể hiện ra bên ngoài qua các thuộc
tính. Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của của một khối đông
người cùng chức năng nghề nghiệp.
Chất lượng của sự vật bao giờ cũng gắn liền với tính quy định về số
lượng của nó và không thể tồn tại ngoài tính quy định ấy. Mỗi sự vật bao
giờ cũng là sự thống nhất của chất lượng và số lượng, có thể coi đây là
chất lượng nói chung. Trong cuốn “quản lý chất lượng theo ISO 9000” thì
“chất lượng là đặc trưng của thực thể mà nó đáp ứng được nhu cầu của
người tiêu dùng”.
Chất lượng giáo dục khác với chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản

phẩm chỉ được tiến hành kiểm tra công dụng có đáp ứng được nhu cầu của
khách hàng về sản phẩm đó hay không. Chất lượng giáo dục chính là đặc
tính mà nhà trường và xã hội đánh giá là có giá trị và phải đạt tới.
Chất lượng giáo dục là trình độ và khả năng thực hiện mục tiêu giáo
dục đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người học và sự phát triển toàn
diện của xã hội. Chất lượng giáo dục phải chăng chính là mức độ chuyển
tải những tri thức kỹ năng so với những gì mà nhà sư phạm đã thực hiện.


13
1.2.3.2. Chất lượng đội ngũ
Chất lượng đội ngũ là những phẩm chất, giá trị của một nhóm người
được tổ chức và tập hợp thành một lực lượng để thực hiện một hay nhiều
chức năng, có thể có cùng nghề nghiệp hoặc không cùng nghề nghiệp
nhưng có lý tưởng, có mục đích chung hoạt động trong một tổ chức. Chất
lượng còn là sự kết hợp hài hoà các yếu tố về quy mô, cơ cấu và sự đồng
thuận của đội ngũ.
1.2.3.3. Chất lượng đội ngũ giáo viên
Chất lượng đội ngũ giáo viên là những phẩm chất, giá trị của những
chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, thực hiện các mục tiêu giáo dục nhằm
thoả mãn nhu cầu xã hội, hay nói khác đi đó là sản phẩm của giáo dục phải
đáp ứng được yêu cầu của xã hội, của thị trường lao động.
Chất lượng đội ngũ giáo viên quyết định chất lượng đào tạo, được
biểu hiện tập trung nhất ở nhân cách của học sinh- những người được giáo
dục đào tạo. Đó là trình độ hiện thực hoá hay trình độ đạt được mục tiêu
đào tạo, thể hiện ở mức độ phát triển nhân cách của học sinh, sinh viên sau
khi kết thúc quá trình đào tạo.
1.3. Những vấn đề lý luận cơ bản về đội ngũ giáo viên trong các trƣờng
Trung cấp văn hoá nghệ thuật
1.3.1. Trường Trung cấp văn hoá nghệ thuật trong hệ thống giáo dục

quốc dân
Theo Luật Giáo dục nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số
11/1998/ QH 10 Ngày 2/ 12/ 1998, tại điều 38 có quy định Trường Trung
cấp chuyên nghiệp là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục của nhà nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trường Trung cấp chuyên nghiệp đào tạo trình độ trung cấp giúp học
sinh có kiến thức chuyên môn và kỹ thuật thực hành cơ bản về ngành nghề,


14
có khả năng giải quyết những vấn đề thông thường phù hợp với chuyên
ngành đào tạo. Trường Trung cấp phải tập trung đào tạo năng lực hành
nghề, coi trọng giáo dục đạo đức, rèn luyện sức khoẻ, rèn luyện kỹ năng
theo yêu cầu đào tạo của từng nghề, nâng cao trình độ học vấn theo yêu cầu
đào tạo. giáo dục phải phù hợp giữa kỹ năng thực hành với lý thuyết giúp
người học có khả năng hành nghề. “Học sinh học hết chương trình trung
cấp chuyên nghiệp, có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục & Đào tạo thì được dự thi và nếu đạt yêu cầu thì được Hiệu trưởng nhà
trường cấp bằng Trung cấp chuyên nghiệp” [ 7 ]
Trường Trung cấp Văn hoá nghệ thuật có vai trò quan trọng trong
mắt xích hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam với chức năng, nhiệm vụ
là: Đào tạo cán bộ quản lý nghiệp vụ văn hoá thông tin cơ sở, hướng dẫn
viên du lịch, giáo viên sư phạm Nhạc – hoạ, đào tạo cán bộ khoa học xã
hội- nhân văn theo nhu cầu khu vực. Sản phẩm đào tạo giỏi về chuyên
môn; trong sáng, trung thực về tư cách đạo đức; có tác phong làm việc; có
nghị lực phấn đấu khổ luyện thành danh; có sức khoẻ và khả năng thao tác
công nghệ thông tin… phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội
của đất nước.
Nhiệm vụ và quyền hạn của trường Trung cấp Văn hoá nghệ thuật
được thực hiện theo điều lệ trường Trung cấp chuyên nghiệp.

- Tổ chức quá trình đào tạo và các hoạt động giáo dục khác theo mục
tiêu, chương trình đào tạo các ngành, nghề được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cho phép.
- Xây dựng chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy trên cơ sở
chương trình khung do Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành
- Tổ chức biên soạn và duyệt giáo trình của ngành nghề được phép
đào tạo trên cơ sở thẩm định của Hội đồng thẩm định do Hiệu trưởng
thành lập.


15
- Thực hiện các hoạt động thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, ứng
dụng và phát triển công nghệ, tham gia giải quyết những vấn đề phát triển
kinh tế- xã hội của địa phương và đất nước.
- Thực hiện các dịch vụ khoa học, công nghệ sản xuất kinh doanh
phù hợp với ngành nghề đào tạo và các nhiệm vụ khác theo quy định của
pháp luật.
- Quản lý giáo viên, cán bộ và nhân viên.
- Tuyển sinh và quản lý học sinh.
- Phối hợp với gia đình học sinh, các tổ chức, cá nhân trong hoạt
động giáo dục - đào tạo.
- Tổ chức cho giáo viên, cán bộ, nhân viên và học sinh tham gia các
hoạt động xã hội.
- Quản lý, sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theo
quy định của pháp luật.
- Liên kết với các tổ chức kinh tế, văn hoá, xã hội, các cơ sở đào tạo
nhằm phát triển công tác đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo
với việc làm , phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, bổ sung nguồn tài chính
cho trường.
- Sử dụng nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp, từ hoạt động kinh tế

để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của trường, mở rộng sản xuất, kinh
doanh theo ngành, nghề và chi cho các hoạt động giáo dục, đào tạo theo
quy định của pháp luật.
- Hợp tác về đào tạo, nghiên cứu khoa học với nước ngoài theo quy
định của chính phủ.
- Được nhà nước giao đất, được thuê đất, được miễm giảm thuế và
vay tín dụng theo quy định của pháp luật
- Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.


16
1.3.2. Đặc thù của loại hình trường đào tạo văn hoá nghệ thuật
Trường Văn hoá nghệ thuật chính là nơi ươm mầm và nuôi trồng
những tài năng nghệ thuật, nơi phát hiện bồi dưỡng thế hệ trẻ (với một số
lượng không lớn) để trở thành những nhân tài về lĩnh vực nghệ thuật ( nhạc
sỹ, ca sỹ, nhạc công, hoạ sỹ, nhà điêu khắc, diễn viên múa, nhà biên soạn,
nhà đạo diễn, diễn viên sân khấu, nhà quản lý văn hoá cơ sở…). Do vậy,
trường văn hoá nghệ thuật có những nét riêng mang tính đặc thù mà ở các
loại hình trường phổ thông, trường chuyên nghiệp không có. Đó là:
- Tổ chức đào tạo gồm ba loại hình: năng khiếu, chính quy, tại chức.
Khác biệt nhất là đào tạo học sinh năng khiếu gồm các chuyên ngành: Âm
nhạc, mỹ thuật, múa. Các em bắt đầu dự tuyển từ 14 tuổi, thời gian học là 4
năm hoặc 7 năm . Học sinh vẫn học văn hoá ở trường phổ thông, song song
với học nghệ thuật ở trường văn hoá nghệ thuật.
- Sự lựa chọn năng khiếu đầu vào hết sức nghiêm ngặt. Năng khiếu
là yếu tố số 1 trong tuyển sinh ( phải có tố chất chuyên biệt)
- Số lượng đào tạo không thể quá đông, nếu không muốn nói rằng số
lượng học sinh tham gia học tập mỗi khoá mỗi năm rất hạn chế.
- Hình thức giảng dạy, học tập hoàn toàn khác với các hình thức
giảng dạy, học tập thông thường khác. Có khi có bộ môn mỗi giáo viên chỉ

dạy 1- 2 học sinh.
- Phương pháp giảng dạy mang tính chuyên biệt, số giờ thực hành
lớn hơn rất nhiều so với số giờ lý thuyết.
- Sự đầu tư về trang thiết bị rất lớn và phải đến từng học sinh
- Việc tổ chức thi tốt nghiệp cũng khá khác biệt, một số bộ môn học
sinh phải báo cáo tốt nghiệp bằng những tác phẩm, những vai diễn, những
nhạc phẩm của mình.
- Chất lượng và kiểm tra chất lượng trong từng lớp, từng cấp luôn có
hiện tượng chênh lệch với khoảng cách rộng. Việc xác định chuẩn rất khó, ở


17
đây có cả vấn đề học vượt cấp, vượt năm đối với những em có năng khiếu nổi
trội.
Bên cạnh việc đào tạo các chuyên ngành nghệ thuật đặc thù là năng
khiếu, nhà trường còn đào tạo các chuyên ngành như: Nghiệp vụ văn hoá,
hướng dẫn viên du lịch, thư viện (thi tuyển môn văn, sử, nghiệp vụ), giáo
viên sư phạm Nhạc- hoạ (thi tuyển môn văn, sử, năng khiếu).
Trong một trường văn hoá nghệ thuật tổng hợp nhiều loại hình nghệ
thuật thì lao động nghệ thuật của mỗi ngành lại có những đặc điểm riêng.
Xuất phát từ những vấn đề cơ bản mang tính đặc thù nghệ thuật trên, đòi
hỏi người quản lý phải am hiểu về chuyên môn, nắm vững khoa học giáo
dục và trong thực tế cần có một sự vận dụng khéo léo, tinh tế để nâng cao
chất lượng đội ngũ giáo viên của trường văn hoá nghệ thuật.
1.3.3. Đặc thù đội ngũ giáo viên văn hoá nghệ thuật
Cũng như các loại hình giáo viên khác, giáo viên văn hoá nghệ
thuật phải có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn và nghiệp
vụ vững vàng. Ngoài ra giáo viên văn hoá nghệ thuật có những đặc thù
riêng sau đây:
- Trình độ nghệ thuật và nghiệp vụ sư phạm của giáo viên phải cao

để có khả năng phát hiện và vun trồng năng khiếu nghệ thuật ở từng học
sinh.
- Sự hình thành các nhóm trong đội ngũ cũng thể hiện khá rõ, mỗi
nhóm mang những đặc thù riêng theo phong cách nghề nghiệp, tạo thành
tính đa dạng của đội ngũ giáo viên trường văn hoá nghệ thuật.
- Có sự kết hợp hài hoà và tinh tế giữa lao động sư phạm với lao
động nghệ thuật thì mới tạo được chất lượng trong lao động của giáo viên
văn hoá nghệ thuật


18
- Tính sáng tạo của giáo viên trong nghệ thuật cũng như trong đào
tạo là một đặc trưng nổi bật và quan trọng của đội ngũ giáo viên một
trường nghệ thuật.
Chất lượng đội ngũ giáo viên có tính quyết định sự thành bại của nhà
trường, muốn phát triển giáo dục - đào tạo trong một nhà trường, trước hết
phải có đội ngũ thầy giáo giỏi. Người giáo viên văn hoá nghệ thuật phải có
năng lực thực hiện những nhiệm vụ của nhà trường trên lĩnh vực chuyên
môn của mình.
Một đặc điểm nổi bật khác nữa của người giáo viên văn hoá nghệ
thuật là phải góp phần phát triển và bảo tồn văn hoá dân tộc. Trong giảng
dạy, người giáo viên phải làm cho học sinh thấy được giá trị đích thực về
bản sắc văn hoá của dân tộc mình để từ đó các em biết trân trọng, giữ gìn
và phát huy tinh hoa văn hoá của dân tộc.
1.3.4. Các yếu tố tạo thành chất lượng đội ngũ giáo viên trường văn hoá
nghệ thuật
Tiêu chuẩn cán bộ trong thời kỳ đổi mới đã được nêu trong Nghị
quyết Trung ương ba khoá VIII của Đảng như sau:
“- Một là: Có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân,
kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện

có kết quả đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước.
- Hai là: Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Không tham nhũng và
kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Có ý thức tổ chức kỷ luật. Trung
thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.
- Ba là: Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm đường
lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước; có trình độ văn hoá,
chuyên môn, đủ năng lực và sức khoẻ để làm việc có hiệu quả, đáp ứng
được yêu cầu nhiệm vụ được giao.” [ 5, tr. 79]


19
Như vậy, các tiêu chuẩn của nhà giáo và các tiêu chuẩn của cán bộ trong
thời kỳ mới đều bao gồm hai thành tố cơ bản là phẩm chất và năng lực. Hai
thành tố này tạo nên chất lượng của cán bộ nói chung và giáo viên nói riêng.
Chất lượng đội ngũ được tạo nên từ sự tổng hợp các chất lượng của
mỗi thành viên. Chất lượng đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ giáo viên
trường văn hoá nghệ thuật nói riêng có thể được tạo nên bởi các yếu tố sau:
- Số lượng giáo viên
- Chất lượng giáo viên
- Cơ cấu đội ngũ giáo viên
Các yếu tố đó có quan hệ với nhau để tạo thành chất lượng đội ngũ
giáo viên được thể hiện bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1. Các yếu tố tạo thành chất lƣợng đội ngũ giáo viên










Về chất lượng giáo viên bao gồm:
- Phẩm chất chính trị, đạo đức
- Trình độ chuyên môn
- Nghiệp vụ sư phạm
Chất
lượng GV
Số lượng
GV
Chất
lƣợng
đội ngũ
GV
Cơ cấu
đội ngũ





×