BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÊ THỊ LOAN
XÁC ĐỊNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CẦN THIẾT CỦA CÁN BỘ QUẢN
LÝ CẤP QUẬN
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ : 60.34.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS TRẦN THỊ KIM DUNG
TP.HỒ CHÍ MINH – Năm 2006
Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận
2
MỤC LỤC CHI TIẾT
---------
PHẦN MỞ ĐẦU
– Sự cần thiết của đề tài trang 1
– Mục tiêu của đề tài nghiên cứu trang 6
– Nội dung nghiên cứu trang 6
– Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu trang 7
– Phương pháp nghiên cứu trang 7
– Kết cấu của đề tài trang 8
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CÁN BỘ QUẢN
LÝ CẤP QUẬN
1.1 – Giới thiệu hệ thống chức danh CBQL c
ấp Quận trang 9
1.2 - Tóm tắt tiêu chuẩn kiến thức và năng lực CBQL theo quy định hiện
nay trang 12
1.2.1 – Tiêu chuẩn chung trang 12
1.2.2 - Tiêu chuẩn kiến thức, năng lực của một vài chức danh CBQL cấp
Quận trang 13
1.3 – Các nghiên cứu về kiến thức, kỹ năng cán bộ quản lý trang 20
1.3.1 – Nghiên cứu về kiến thức CBQL trang 20
1.2.2 – Nghiên cứu về kỹ năng trang 22
1.4 – Một số ý kiến nhận xét các nghiên cứu trước đây về kiế
n thức, kỹ
năng CBQL trang 28
Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận
3
CHƯƠNG II – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ XỬ LÝ DỮ
LIỆU
2.1 - Thiết kế quy trình nghiên cứu trang 30
2.2 – Nghiên cứu định tính trang 34
2.2.1 – Các nhóm kiến thức cần thiết của CBQL cấp Quận trang 34
2.2.2 – Các nhóm kỹ năng cần thiết của CBQL cấp Quận trang 38
2.2.3 – Mô hình các kiến thức, kỹ năng cần thiết của CBQL cấp Quận trang 40
2.3 – Nghiên cứu định lượng trang 44
2.3.1 – Xây dựng thang đo trang 44
2.3.2 – Thông tin mẫu nghiên cứu trang 46
2.3.3 – Phương pháp x
ử lý số liệu trang 47
2.4 – Kết quả xử lý dữ liệu trang 48
2.4.1 – Kiểm tra mức độ quan trọng các yếu tố trang 48
2.4.2 –So sánh sự khác biệt trong đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố
kiến thức, kỹ năng người CBQL cấp Quận trang 51
2.4.3 – Sự khác biệt về giới tính khi đánh giá tầm quan trọng của các kỹ năng
cần thiết của CBQL cấp Quận trang 54
2.4.4 – Sự khác biệt về
trình độ chuyên môn khi đánh giá tầm quan trọng của
các kỹ năng cần thiết của CBQL cấp Quận trang 56
2.4.5 - Sự khác biệt về cấp quản lý khi đánh giá tầm quan trọng của các kỹ
năng cần thiết của CBQL cấp Quận trang 58
2.4.6 - Sự khác biệt về mức độ làm việc với CBQL khi đánh giá tầm quan
trọng của các kỹ năng cần thiết của CBQL cấp Quận trang 59
2.4.7 - Sự khác bi
ệt về độ tuổi khi đánh giá tầm quan trọng của các kỹ năng
cần thiết của CBQL cấp Quận trang 61
Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận
4
CHƯƠNG III : THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 – Thảo luận kết quả nghiên cứu trang 63
3.2 – Cơ sở thực hiện việc đào tạo cho đội ngũ CBQL cấp Quận trang 64
3.3 – Một số ý kiến đề nghị liên quan việc đào tạo kiến thức, kỹ năng cần
thiết cho đội ngũ cán bộ quản lý cấp Quận trang 65
3.3.1 – Xác định đối tượng cần
đào tạo trang 65
3.3.2 – Một số ý kiến về nội dung và cách thức đào tạo trang 67
KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận
5
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
1 – CBQL : Cán bộ quản lý
2 – CC : Công chức
3 – HĐND : Hội đồng nhân dân
4 – UBND : Uỷ Ban Nhân dân
Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận
6
CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ TRONG ĐỀ TÀI
Sơ đồ , hình vẽ :
1 – Hình 2.1 : Quy trình nghiên cứu của đề tài
2 – Hình 2.2 : Mô hình kiến thức, kỹ năng CBQL cấp Quận
Bảng biểu :
STT Bảng Nội dung
1 Bảng 1.1 Các chức danh CBQL cấp Quận
2 Bảng 1.2 Các chức danh CBQL cấp Quận
3 Bảng 2.1 Xếp hạng các kiến thức cần thiết của CBQL cấp Quận
4 Bảng 2.2 Xếp hạng các kỹ năng cầ
n thiết của CBQL cấp Quận
5 Bảng 2.3
Tóm tắt các biến tiềm ẩn và kết quả tính hệ số tin cậy
Cronbach Alpha của các nhóm kiến thức
6 Bảng 2.3
Tóm tắt các biến tiềm ẩn và kết quả tính hệ số tin cậy
Cronbach Alpha của các nhóm kỹ năng
7 Bảng 2.4 Tóm tắt kết quả kiểm định T - Test
8 Bảng 2.5
Tóm tắt kết quả phân tích phương sai giữa trình độ
chuyên môn và 06 nhóm kỹ năng
9 Bảng 2.6
Tóm tắt kết quả phân tích phương sai giữa cấp quản lý
và 06 nhóm kỹ năng
10 Bảng 2.7
Tóm tắt kết quả phân tích phương sai giữa mức độ làm
việc và 06 nhóm kỹ năng
11 Bảng 2.8
Tóm tắt kết quả phân tích phương sai giữa độ tuổi và
06 nhóm kỹ năng
Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận
7
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC TRONG ĐỀ TÀI
-----------
STT Phụ lục Nội dung
1 Phụ lục 1
Kết quả nghiên cứu định tính lần 1 tại Lớp Quản trị kinh
doanh (Văn bằng 2), Trường Đại học Kinh tế TPHCM và
chương trình bồi dưỡng kỹ năng quản lý, điều hành theo
chức danh Chủ tịch – Phó Chủ tịch UBND phường, xã,
thị trấn của Trường Cán bộ Thành phố H
ồ Chí Minh
2
Phụ lục 2
Danh sách khách mời và kết quả nghiên cứu định tính lần
2 tại Quận ủy Quận 5
3
Phụ lục
3 Bảng câu hỏi điều tra
4
Phụ lục 4
Kết quả tính hệ số tin cậy Cronbach Alpha của các nhóm
yếu tố
5
Phụ lục
5 Kết quả kiểm định T- Test
6
Phụ lục
6 Kết quả phân tích phương sai Anova
Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận
8
PHẦN MỞ ĐẦU
-----------
- Sự cần thiết của đề tài
Trong điều kiện hiện nay, dưới áp lực của hội nhập, toàn cầu hóa, quốc tế
hóa tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội phải chuyển biến mạnh mẽ để thích
ứng và phát triển. Đối với lao động Việt Nam hiện nay chỉ có 25% trong số 42
triệu lao động qua đào tạ
o, khoảng 80% thanh niên khi tham gia vào thị trường
lao động chưa qua đào tạo khiến dư thừa lao động phổ thông, thiếu lao động kỹ
thuật lành nghề, thiếu chuyên gia, doanh nhân, nhà quản lý có năng lực, cán bộ
hành chính, quản lý chất lượng cao. Trong khi đó nguồn nhân lực chất lượng
cao là yếu tố tối cần thiết cho sự hưng thịnh của một tổ chức nói chung, là
nguồn lực quan trọng tạo ra lợi thế
cạnh tranh cho doanh nghiệp nói riêng. Bộ
máy hành chính Nhà nước cũng vậy, cũng cần có những nhà quản lý đủ kiến
thức, kỹ năng để đảm đương trọng trách. Tuy nhiên, với trình độ, năng lực
CBQL hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.
Trong bài phát biểu trước kỳ họp Quốc hội khóa IX ngày 16/6/2006, nhìn
lại suốt thời gian là người đứng đầu Chính phủ, bên cạnh những thành tự
u nhất
định, nguyên Thủ trướng Phan Văn Khải đã phân tích một trong những nguyên
nhân chủ yếu làm hạn chế thành tựu phát triển kinh tế xã hội đất nước, đó là
“yếu kém của công tác tổ chức cán bộ”.
Chính từ những yếu kém này mà đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL) không đủ
“tâm” và “tầm” vì lý do nào đó được bổ nhiệm vào những cương vị quan trọng
trong bộ máy Nhà nước đã gây ra vấn nạn tham nhũ
ng, lãng phí, gây bất bình
trong nhân dân như sự kiện đường dây chạy quota tại Bộ Thương mại, sự kiện
Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận
9
PMU18 và Bộ Giao thông vận tải, và hàng loạt các vụ tham nhũng, tiêu cực của
cán bộ cấp cao trong vụ án Năm Cam… Tất cả những sự kiện đó đã được Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ X nghiêm túc nhìn nhận : “Những yếu kém của bộ
máy quản lý nhà nước và công tác cán bộ chậm được khắc phục”
1
,“Năng lực,
phẩm chất của nhiều cán bộ công chức còn yếu… Một bộ phận không nhỏ cán
bộ, đảng viên, kể cả một số cán bộ chủ chốt các cấp, yếu kém cả về phẩm chất
và năng lực…”
2
.
Đây là một thực trạng cần chấn chỉnh ngay để xây dựng một Nhà nước
trong sạch, vững mạnh, đội ngũ CBQL đủ kiến thức, kỹ năng để đảm đương
nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Để làm được việc này cần sự phối hợp
của tất cả các cấp chính quyền, đảng, đoàn thể từ trung
ương đến địa phương
phải mạnh dạn đổi mới trong công tác nhân sự, công tác tổ chức cán bộ.
Từ trước đến nay, quy trình bổ nhiệm cán bộ ở nước ta rất khép kín. Khái
niệm cơ cấu cán bộ đã hạn chế việc tuyển chọn cán bộ từ nhiều đầu vào khác
nhau để thu hút được người “có tài, có đức”. Tuy gần đây, Quận Gò Vấp –
Thành phố Hồ Chí Minh có đổi mới trong vi
ệc công khai thi tuyển công chức
cấp phường, một trong những khâu quan trọng của quy trình bổ nhiệm, đào tạo
cán bộ nhưng những trường hợp như thế ở nước ta hiện nay rất hạn hữu. Phần
lớn nguồn cán bộ vẫn từ bộ máy phường, xã, lên quận huyện rồi vào tỉnh và cao
nhất là Trung ương tương đương với 04 cấp quản lý hành chính. Theo bài viết
“Nhân sự và trách nhiệm”, Th
ời báo Kinh tế Sài Gòn, số 15/2006, phát hành
ngày 06/4/2006 nhận định quy trình bổ nhiệm như vừa nêu có những ưu, nhược
điểm như sau :
1
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, trang 174, 175.
2
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, trang 263.
Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận
10
- Vì đội ngũ CBQL kinh qua các chức vụ chủ chốt từ cơ sở - cấp quản lý
hành chính gần dân nhất nên tạo được lớp cán bộ thừa hành tốt, có tác phong
quần chúng, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, tạo điều kiện xây
dựng tốt “Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân”, đồng thời nắm bắt
được những kiến thức về bộ máy Nhà nước, quản lý hành chính, hiể
u rõ những
đặc điểm riêng của công tác chính trị, ….
- Tuy nhiên, cách thức tuyển dụng như trên khó tạo môi trường đào tạo ra
những CBQL xuất sắc, vì đòi hỏi rất cao “tính chấp hành”, không khuyến khích
người cán bộ đề ra những biện pháp mang tính “đột phá, sáng tạo”. Việc bổ
nhiệm cán bộ qua nhiều tầng nấc để tìm sự đồng thuận trong việc đề bạt có thể
tạo nên tình trạng “bè phái, cục bộ
”,
“chạy chức, chạy quyền”.
Ngoài ra, với cơ chế bổ nhiệm cán bộ thiếu công khai, minh bạch, phải
thông qua ý kiến tổ chức Đảng, người lãnh đạo trực tiếp ít có quyền quyết định
chọn cán bộ cho mình có thể dẫn đến tình trạng chủ quan trong đánh giá cán bộ,
vì tổ chức Đảng chưa chắc nắm rõ năng lực, phẩm chất cán bộ bằng người quản
lý tr
ực tiếp; nếu có sai phạm xảy ra dễ dẫn đến việc đùn đẩy trách nhiệm, đổ lỗi
cho nhau vì họ thản nhiên đổ lỗi cho những người đã có ý kiến quyết định trong
việc bổ nhiệm cán bộ.
Ngày 22/9/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định 107 – NĐ/CP về việc
xử lý trách nhiệm người đứng đầu nếu có sai phạm về tham nhũng, lãng phí tại
đơn vị mình phụ trách như
ng nghị định này có thật sự phát huy hiệu quả vẫn
còn là một câu hỏi?
Có rất nhiều hạn chế trong cách thức bổ nhiệm cán bộ như vừa nêu nên
việc tìm kiếm, tuyển chọn, bổ nhiệm được cán bộ quản lý “đúng người, đúng
việc” là điều không dễ.
Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận
11
Căn cứ Nghị quyết 42 – NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị về
công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, Kế hoạch số 05 – KH/TU ngày 12/7/2006, Chỉ thị
02 – CT/TU ngày 12/7/2006 về quy hoạch đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý giai
đoạn 2006 – 2015, Quyết định 199 – QĐ/TU ngày 21/7/2006 của Thành ủy
Thành phố Hồ Chí Minh về việc ban hành tiêu chuẩn các chức danh cán bộ,
Quyế
t định số 40/2006/QĐ-TTg ngày 15/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006-
2010 đã cho thấy quyết tâm đổi mới công tác cán bộ, cụ thể hóa tiêu chuẩn về
phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, phong cách lãnh đạo, quản lý, và đặc
biệt là kiến thức và năng lực đối với từng chức danh cán b
ộ.
Tuy nhiên, các văn bản nêu trên chưa cụ thể hóa được các tiêu chuẩn về
kiến thức, năng lực đối với từng chức danh CBQL.
Thực tế cho thấy công tác cán bộ bộc lộ những yếu kém, từ khâu tuyển
dụng, đến đào tạo, luân chuyển, điều động, quy hoạch cán bộ đôi khi khá chủ
quan, chưa có khung chuẩn rõ ràng cho từng chức danh, công việc cụ thể, đa
phầ
n khi bố trí CBQL các cấp đều dựa trên bằng cấp.
Bên cạnh đó, tình trạng đào tạo CBQL hiện nay theo quy trình ngược là
khá phổ biến : các cơ quan, đơn vị tuyển dụng trước rồi đào tạo sau, có những
trường hợp tuyển dụng khi chưa đúng chuẩn về trình độ, năng lực, sau đó mới
đưa đi đào tạo, hoặc bổ nhiệm trước rồi đào tạ
o sau, … trong khi ở các nước
như Hồng Kông, Anh, Mỹ, … đều thực hiện đào tạo trước khi tuyển dụng chính
thức, hoặc bổ nhiệm. Vì vậy, việc xác định một khung chuẩn ngoài những kiến
thức được đào tạo trong các chương trình cử nhân, cao đẳng, … là điều cần
thiết.
Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận
12
Ngoài ra, ở nước ta hiện nay việc đào tạo CBQL các cấp do các Học viện
Hành chính Quốc gia, Trường Cán bộ Thành phố, Học viện Chính trị, Học viện
Báo chí thực hiện, chương trình đào tạo kỹ năng quản lý bước đầu áp dụng cho
chức danh CBQL Bí thư – Chủ tịch Phường, các chức danh còn lại chỉ là các
chương trình bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành ngắn hạn từ 02 – 04 tháng. Có
thể minh họa chươ
ng trình bồi dưỡng kỹ năng quản lý điều hành theo chức danh
Chủ tịch UBND phường, xã thị trấn nêu ở Phụ lục 1.1
Qua chương trình đào tạo, quá trình tham gia nghiên cứu, học tập tại
Trường Cán bộ Thành phố, có thể nhận thấy :
- Chương trình đào tạo trong hệ thống các trường này chưa mang tính bao
quát, chỉ dừng lại ở một vài chức danh.
- Nội dung đào tạo nêu được những k
ỹ năng hành chính cần có, tuy chưa
bao quát được thực tế công việc, vì ngoài những kỹ năng nêu trên CBQL cần có
kiến thức, kỹ năng về nhân sự, kỹ năng động viên nhân viên, kỹ năng nắm bắt
tâm lý, hướng dẫn dư luận, … những kỹ năng mang tính cơ bản, cần thiết của
người quản lý.
- Cách thức đào tạo như hiện nay chỉ dừng lại ở các v
ấn đề lý luận, hình
thức đào tạo theo chuyên đề, xử lý tình huống thực tế chưa được chú trọng.
Cách thức truyền đạt còn theo kiểu truyền thống, trao đổi thông tin một chiều là
chủ yếu, chưa thật sự phát huy tính tích cực của người học, chưa tạo cơ chế trao
đổi thông tin hai chiều giữa giảng viên và học viên.
- Nội dung đào tạo trong hệ thống các trường chính trị, trườ
ng đào tạo
CBQL chậm được đổi mới, cải tiến, các môn học không được cập nhật thường
xuyên, chưa đưa vào giảng dạy các môn học mới, các văn bản pháp quy mới
phát sinh theo yêu cầu của thực tiễn. Thực tế các chương trình đào tạo thường
đi sau các văn bản pháp luật liên quan lĩnh vực công tác, quy trình làm luật của
Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận
13
nước ta còn thiếu đồng bộ, CBCC Việt Nam có thói quen Luật đã ban hành
nhưng chưa áp dụng vì còn chờ nghị định, thông tư, quyết định, …hướng dẫn
thi hành. Tất cả những điều đó gây nhiều khó khăn cho CBQL trong quá trình
tác nghiệp.
Vì vậy, sau khi hoàn thành các chương trình đào tạo CBQL vẫn còn nhiều
lúng túng trong xử lý công việc, chưa thật sự phát huy hiệu quả từ những gì
được đào tạo.
Từ những lu
ận giải nêu trên, giữa thực tế và đào tạo vẫn còn những hạn
chế nhất định, việc đào tạo chưa trang bị cho CBQL những kiến thức, kỹ năng
cần thiết; quy trình bổ nhiệm cán bộ vẫn dựa trên bằng cấp, dựa trên nhận định
đôi khi khá chủ quan của những nhà làm công tác tổ chức, dù đã có quy định
tiêu chuẩn cho từng chức danh nhưng còn rất chung chung, chưa nêu
được kiến
thức, kỹ năng cụ thể, cần có của CBQL theo từng chức danh.
Hiện nay, với quy trình bổ nhiệm cán bộ khép kín ở nước ta, đa phần đều
bắt đầu từ cán bộ cấp phường, Quận, nên muốn đổi mới công tác cán bộ, muốn
có đội ngũ cán bộ có kiến thức, năng lực đáp ứng yêu cầu thực tiễn phải bắt đầu
t
ừ cấp này, và vấn đề cụ thể đầu tiên là xác định những kiến thức và kỹ năng
cần có của đội ngũ CBQL cấp Quận.
Qua tham khảo cá nhân nhận thấy, nghiên cứu của các chuyên gia đều
xoay quanh các kiến thức, kỹ năng của các nhà quản lý - lãnh đạo doanh
nghiệp, hầu như chưa có một nghiên cứu cụ thể nào đề cập đến những kiến thức
và kỹ năng c
ần thiết của đội ngũ CBQL làm việc trong hệ thống chính trị, các
cơ quan khác của Nhà nước, đặc biệt là ở cấp Quận.
Do vậy, đề tài : “Xác định một số kiến thức, kỹ năng của đội ngũ cán bộ
quản lý cấp Quận” được chọn làm đề tài nghiên cứu. Với mong muốn kết quả
nghiên cứu sẽ giúp những người làm công tác nhân sự cấp Quận xác
định được
Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận
14
khung chuẩn kiến thức và năng lực cần thiết cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo và
quản lý chủ chốt, từ đó có những biện pháp cần thiết để đào tạo, huấn luyện
nhân lực tổ chức mình, đồng thời giúp những cán bộ công chức đang công tác
trong các đơn vị trực thuộc cấp Quận xác định được những kiến thức, kỹ năng
cần có
để hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công, thực hiện việc tự đào tạo
một cách khoa học và hợp lý.
– Mục tiêu của đề tài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm : Xác định những kiến thức, kỹ
năng cần thiết của đội ngũ CBQL cấp Quận.
Hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu tốt cho những nhà làm công tác
nhân sự củ
a Quận (Ban Tổ chức Quận ủy – về phía Đảng, Phòng Nội vụ - về
phía Chính quyền) có thể thiết lập các kế hoạch đào tạo, huấn luyện, quy hoạch
đội ngũ CBQL cấp Quận; đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo cho việc xác
định kiến thức, kỹ năng CBQL cấp khác.
– Nội dung nghiên cứu
Trên cơ sở các nghiên cứu về kỹ năng lãnh đạo, quản lý, đề
tài tiến hành
chọn lọc một số kỹ năng áp dụng vào trường hợp của đề tài.
Bằng phương pháp định tính và định lượng đề tài xác định những kiến
thức, kỹ năng cần có của đội ngũ CBQL cấp Quận, đó là những kỹ năng hầu
như chưa được đào tạo trong các chương trình đào tạo cử nhân, thạc sĩ, … đặc
biệ
t là những kỹ năng lãnh đạo (kỹ năng ra quyết định, kỹ năng làm việc theo
nhóm, kỹ năng khơi gợi lòng say mê công việc của nhân viên, kỹ năng giao
việc…).
– Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đề tài mong muốn xác định được những kiến thức, kỹ năng của đội ngũ
CBQL cấp quận tại 24 quận huyện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh để
Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận
15
mang được tính khái quát cao nhưng với thời gian nghiên cứu và kinh phí hạn
hẹp, vốn kiến thức và kinh nghiệm thực tế không nhiều, nên trong phạm vi đề
tài chỉ xin được khảo sát, phỏng vấn trực tiếp những CBQL tại Quận 5.
Câu hỏi nghiên cứu : Những kiến thức, kỹ năng nào được đánh giá là
cần thiết nhất của đội ngũ CBQL cấp Quận ?
– Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu
được thực hiện thông qua 02 bước : nghiên cứu sơ bộ và
nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp định tính. Kỹ
thuật thảo luận tay đôi được sử dụng trong nghiên cứu và được dùng để khám
phá bổ sung mô hình. Đề tài thực hiện nghiên cứu sơ bộ dưới hình thức thảo
luận nhóm kết hợp phương pháp Brain Storming như sau :
Lần 1 : được tổ chức thả
o luận tại lớp Quản trị kinh doanh – Văn bằng 2
Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh gồm 120 sinh viên, với câu
hỏi “Nhà quản lý hiện nay cần có những kiến thức, kỹ năng nào?”
Lần 2 : với sự hỗ trợ của Quận ủy - Ủy Ban nhân dân Quận 5, nhóm đã
thảo luận với 08 đồng chí lãnh đạo cơ quan Quận ủy, Ủy ban Nhân dân Quận và
tìm ra được mộ
t số biến kiến thức, kỹ năng cần thiết khác, điều chỉnh, bổ sung
vào bảng câu hỏi điều tra
Trên cơ sở lý thuyết đã trình bày ở trên và kết quả 02 lần thảo luận nghiên
cứu định tính, đề tài đã thiết lập bảng câu hỏi điều tra với một số thang đo về
mức độ quan trọng của các yếu tố cho phù hợp v
ới yêu cầu của luận văn nghiên
cứu.
Bước kế tiếp là thực hiện nghiên cứu chính thức.
Được sự hỗ trợ của Ban Tổ chức Quận ủy Quận 5, đề tài thực hiện nghiên
cứu chính thức thông qua phương pháp định lượng, dùng kỹ thuật thu thập
Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận
16
thông tin bằng cách phỏng vấn trực tiếp các CBQL cấp Quận đang công tác tại
Quận 5.
Mục đích của nghiên cứu này vừa sàng lọc các biến quan sát, vừa kiểm
định thang đo và mô hình lý thuyết cùng các giả thuyết đề ra bằng hệ số tin cậy
Cronbach Alpha, kiểm định T – Test, phân tích phương sai Anova dựa trên kết
quả xử lý số liệu thống kê SPSS 13.0 để tìm ra các nhóm kiến thức, kỹ năng cần
thiết của CBQL cấ
p Quận, đồng thời tìm kiếm sự khác biệt về giới tính, tuổi
tác, trình độ, mức độ làm việc với CBQL có ảnh hưởng đến việc đánh giá mức
độ quan trọng của các yếu tố này.
– Kết cấu của đề tài : Đề tài được kết cấu làm 03 (ba) chương :
Phần mở đầu : Trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, nội dung
nghiên cứu, giới hạn về đố
i tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên
cứu và kết cấu của đề tài.
Chương I : : Tổng quan về kiến thức, kỹ năng CBQL : Trong chương này
giới thiệu hệ thống các chức danh CBQL cấp Quận, các nghiên cứu về kiến
thức, kỹ năng CBQL làm cơ sở cho đề tài, thực trạng công tác đào tạo, bổ
nhiệm cán bộ.
Chương II : Xử lý số liệu và phân tích kết quả.
Chươ
ng III : Thảo luận kết quả và kiến nghị.
Kết luận
Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận
17
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CỦA CÁN BỘ
QUẢN LÝ
----------------
1.1 – Giới thiệu về hệ thống chức danh cán bộ quản lý cấp Quận
Hiện nay, trong hệ thống quản lý ở Việt Nam thuật ngữ cán bộ lãnh đạo và
quản lý dùng để chỉ những cán bộ giữ các chức danh chủ chốt làm việc trong hệ
thống cơ quan nhà nước từ trung ương
đến địa phương. Theo tác giả Dương Vũ,
cán bộ lãnh đạo và quản lý thường có những dấu hiệu sau :
- Được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm chính thức.
- Được luật pháp trao quyền hạn và nghĩa vụ nhất định theo chức vụ người
đó đảm nhận và phải chịu trách nhiệm trước luật pháp về tình hình thực hiện
nhiệm vụ của tập thể mình.
- Một h
ệ thống quyền hạn được thiết lập một cách chính thức để tác động
đến người dưới quyền.
- Là người đại diện cho nhóm hay tổ chức trong quan hệ với tổ chức khác
để giải quyết vấn đề liên quan
1
.
Trong phạm vi đề tài, thuật ngữ cán bộ quản lý được dùng để chỉ các chức
danh cán bộ lãnh đạo và quản lý cấp Quận vì cấp Quận là cấp trung gian vừa tác
nghiệp, vừa định hướng cho cấp phường, nhưng phần tác nghiệp chiếm đa số
khối lượng công việc, đặc điểm, tính chất công việc của cán bộ cấp Quận đều
hướng về đặc đ
iểm của quản lý nhiều hơn như : thực hiện những điều cho phép,
tập trung điều hành quản lý, vạch ra những kế hoạch ngắn hạn, tập trung duy trì
trật tự, thứ bậc, kỷ cương hiệu quả….
1
Dương Vũ, Nâng cao chất lượng cán bộ lãnh đạo và quản lý, Tạp chí Cộng sản số 19, tháng
10/2004, trang 24.
Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận
18
Để xác định hệ thống chức danh CBQL cấp Quận, đề tài đã nghiên cứu hệ
thống chức danh CBQL đang công tác tại Quận 5. Đây là trung tâm của vùng
Chợ Lớn xưa và nay là trung tâm thương mại - dịch vụ lớn của Thành phố Hồ
Chí Minh, với diện tích tự nhiên 4,14 km
2
, chỉ chiếm 0,25% diện tích toàn
thành phố, có hình thể gần giống hình chữ nhật với chiều dài 4 km và chiều
rộng hơn 1 km, phía Đông giáp Quận 1 với đường ranh là đường Nguyễn Văn
Cừ, phía Tây giáp Quận 6 với đường ranh là đường Nguyễn Thị Nhỏ và Ngô
Nhân Tịnh, phía Nam giáp Quận 8 với đường ranh là kênh Tàu Hủ, và phía Bắc
giáp Quận 10, Quận 11 với đường ranh là đường Nguyễn Chí Thanh và Hùng
Vương. Quận 5 cũng như các quận huyện khác trên
địa bàn thành phố, bộ máy
hành chính gồm các chức danh cơ bản sau :
Bảng 1.1 – Hệ thống các chức danh CBQL cấp Quận
STT
Khối cơ
quan
Chức danh cụ thể
1 Đảng
Bí thư
Quận ủy
Phó Bí thư Thường trực Quận ủy
Trưởng - Phó Ban Tổ chức Quận ủy
Trưởng - Phó Ban Tuyên giáo Quận ủy
Trưởng - Phó Ban Dân vận Quận ủy
Chủ nhiệm - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm
tra
Quận ủy
Chánh - Phó Chánh Văn phòng
Quận ủy
2 Chính quyền
Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận
19
Chủ tịch - Phó Chủ tịch HĐND Quận
Chủ tịch - Phó Chủ tịch UBND Quận
Chánh - Phó Chánh Văn phòng HĐND - UBND
Trưởng - Phó các phòng ban chuyên môn
3
Đoàn thể
Trưởng - Phó và Ủy viên Ban Thường vụ các Đoàn thể gồm :
Mặt trận tổ quốc
Liên đoàn Lao động
Hội Liên hiệp Phụ nữ
Hội Cựu chiến binh
Quận Đoàn
Giám đốc - Phó Giám đốc
Trung tâm Y tế
4 Sự nghiệp
Giám đốc - Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa
Giám đốc - Phó Giám đốc Trung tâm TDTT
Giám đốc - Phó Giám đốc Trung tâm thương mại An Đông
Hiệu trưởng - Phó Hiệu trưởng Trường Kỹ thuật Công nghệ
Hùng Vương
Ban Quản lý các Chợ
Giám đốc - Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Kinh tế
Giám đốc - Phó Giám đốc Qũy Tín dụng nhân dân Chợ Lớn
Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận
20
5
Nội chính
Trưởng - Phó Công an
Quận
Trưởng - Phó BCH Quân sự Quận
Chánh án - Phó Chánh án TAND Quận
Viện trưởng - Phó Viện trưởng Viện Kiểm
sát nhân dân
Quận
6
Doanh
nghiệp
Giám đốc - Phó Giám đốc - Kế toán trưởng
7
Phường
Bí thư - Phó Bí thư Đảng ủy
Phường
Chủ tịch - Phó Chủ tịch
UBND – HĐND
Phường
1.2 – Giới thiệu tóm tắt tiêu chuẩn kiến thức và năng lực CBQL theo yêu
cầu hiện nay
Theo Quyết định 199 – QĐ/TU ngày 21/7/2006 của Thành ủy Thành phố Hồ
Chí Minh, tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo và quản lý như sau :
1.2.1 – Tiêu chuẩn chung
1
- Nắm vững quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước và phương hướng, nhiệm vụ về ngành, lĩnh vực phụ trách. Có khả năng
truyền đạt Nghị quyết của cấp trên trong cấp ủy, cán bộ, đảng viên.
1
Quyết định 199 – QĐ/TU ngày 21/7/2006 của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh v/v ban hành tiêu
chuẩn các chức danh cán bộ, trang 4
Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận
21
- Có năng lực cụ thể hóa Nghị quyết của cấp trên và Thành ủy thành mục
tiêu, kế hoạch và biện pháp thực hiện trong ngành và địa phương.
- Có tinh thần chủ động, sáng tạo, có năng lực và sức khỏe để tổ chức, quản
lý và điều hành công việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
- Có năng lực kiểm tra, sơ kết, tổng kết kinh nghiệm và th
ực tiễn.
- Có khả năng xây dựng tổ chức bộ máy tinh gọn, có hiệu lực, có năng lực
đoàn kết, quy tụ cán bộ, phát huy sức mạnh tập thể và sử dụng cán bộ, nhân viên
dưới quyền làm việc có hiệu quả.
1.2.2 – Giới thiệu tiêu chuẩn kiến thức, năng lực của một vài chức danh
CBQL cấp Quận
Thành ủy cũng quy định tiêu chuẩn một vài chức danh CBQL cấp Qu
ận như
sau :
a - Chức danh Bí thư, Phó Bí thư Quận – Huyện ủy
1
- Nắm vững quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Hiểu biết cơ bản về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh
quốc phòng của Thành phố; am hiểu tình hình địa phương, công tác xây dựng
Đảng, công tác cán bộ và công tác vận động quần chúng.
- Có kiến thức khoa học lãnh đạo, quản lý.
- Có năng lực cụ thể hóa và vận dụng sáng tạo các Nghị quyết của cấp trên
và Nghị
quyết của Đại hội Đảng bộ Quận – Huyện thành chương trình hành
động, kế hoạch công tác và tổ chức chỉ đạo thực hiện có hiệu quả.
- Nhạy bén, chủ động nắm tình hình, kịp thời đề xuất, trao đổi trương
Thường trực, Ban Thường vụ cấp ủy những vấn đề quan trọng để Ban chấp hành
1
Quyết định 199 – QĐ/TU ngày 21/7/2006 của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh v/v ban hành tiêu
chuẩn các chức danh cán bộ, trang 14, 15.
Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận
22
thảo luận, quyết định. Trong từng thời gian xác định được nhiệm vụ trọng tâm và
các khâu then chốt cần tập trung chỉ đạo thực hiện.
- Chỉ đạo sâu, có hiệu quả công tác xây dựng Đảng, công tác vận động quần
chúng, nhất là công tác tổ chức và cán bộ .
- Có năng lực tổng kết thực tiễn để đúc kết kinh nghiệm, chỉ đạo nhân rộng
các điển hình tiên tiến.
- Có n
ăng lực truyền đạt Nghị quyết của cấp trên trong cấp ủy và đảng viên.
Tổng hợp, kết luận các vấn đề trong hội nghị cấp ủy. Chỉ đạo xây dựng Nghị
quyết chuyên đề và lãnh đạo tổ chức thực hiện Nghị quyết có hiệu quả
- Một số yêu cầu về bằng cấp và kinh nghiệm :
• Đã kinh qua chức vụ chủ chốt c
ấp dưới nhất là Bí thư Đảng ủy, phường
xã.
• Tốt nghiệp Đại học và có trình độ lý luận chính trị cao cấp.
• Được đào tạo có hệ thống tại các Trường Đảng, hoặc bồi dưỡng về quản lý
kinh tế, quản lý Nhà nước.
• Sử dụng được 01 ngoại ngữ thông dụng (tối thiểu bằng B) và tin học văn
phòng (tối thiểu bằng A).
b - Chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND Quận – Huyện
1
- Nắm vững quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của
Nhà nước.
- Hiểu biết cơ bản về tình hình kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của Thành
phố; am hiểu sâu tình hình các mặt của quận – huyện mình phụ trách.
1
Quyết định 199 – QĐ/TU ngày 21/7/2006 của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh v/v ban hành tiêu
chuẩn các chức danh cán bộ, trang 16, 17
Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận
23
- Có kiến thức toàn diện về quản lý Nhà nước. Có hiểu biết và kinh nghiệm
nhất định về công tác xây dựng Đảng, công tác tổ chức và cán bộ, công tác vận
động quần chúng.
- Có năng lực thể chế hóa và tổ chức thực hiện các Nghị quyết của Đại hội
Đảng bộ Quận – Huyện ủy và cấp trên thành chương trình, kế hoạch, quy hoạch
của chính quyền phù hợp tình hình địa phương và lu
ật pháp Nhà nước.
- Có năng lực điều hành và xây dựng tổ chức bộ máy chính quyền tinh gọn,
hiệu quả; đoàn kết, quy tụ được đội ngũ cán bộ, chăm lo quy hoạch đào tạo cán
bộ kế cận theo phân cấp đảm bảo tính liên tục kế thừa.
- Một số yêu cầu về bằng cấp và kinh nghiệm :
• Đã kinh qua chức vụ chủ chốt cấp dướ
i nhất là Bí thư Đảng ủy, Chủ
tịch phường xã.
• Tốt nghiệp Đại học và có trình độ lý luận chính trị cao cấp.
• Nếu có trình độ đại học kinh tế hoặc một chuyên ngành khác thì cần
được đào tạo hoặc bồi dưỡng trình độ đại học hoặc tương đương về quản lý
hành chính Nhà nước.
• Được đào tạo có hệ thống tại các Trường
Đảng, hoặc bồi dưỡng về
quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước.
• Sử dụng được 01 ngoại ngữ thông dụng (tối thiểu bằng B) và tin học
văn phòng (tối thiểu bằng A).
- Một số yêu cầu đặc thù của chức danh Chủ tịch – Phó Chủ tịch UBND
Quận – Huyện :
Tổ chức và quản lý hành chính Nhà nước thống nhất, chặt chẽ mọi họat động
của các thành phần kinh tế - xã hội trên địa bàn quận – huyện; có năng lực xây
dựng, xét duyệt các đề án kinh tế xã hội theo thẩm quyền được phân cấp.
Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận
24
• Chủ động tổ chức phối hợp với Mặt trận và các đoàn thể quận – huyện
và các ngành Thành phố có liên quan, đảm bảo kinh tế - xã hội phát triển tốt,
quốc phòng an ninh giữ vững, kỷ cương phép nước được thực hiện tốt.
• Tổ chức kiểm tra có hiệu quả các họat động của các thành phần kinh tế
- xã hội trên địa bàn; kịp thời phát hiện được nh
ững vấn đề mới để xây dựng
thành chủ trương, chính sách phù hợp điều kiện, đặc điểm của địa phương. Biết
phát huy sức mạnh tập thể cấp ủy, tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ, tập
thể lãnh đạo, kết hợp cá nhân phụ trách, có tính quyết đoán và có tinh thần dám
làm, dám chịu trách nhiệm.
• Coi trọng công tác vận động quần chúng trong tổ chức triển khai các
quyết định hành chính, làm cho hiệu lực các quyết định của chính quyền tăng
lên, tính tự giác của quần chúng khi thực hiện được đề cao. Các quyết định cần
phù hợp thực tiễn, phù hợp tâm tư, nguyện vọng của quần chúng và quy định
chung, tránh hành chính, độc đoán, chuyên quyền.
c - Chức danh Trưởng ban Đảng, Mặt trận, Đoàn thể quận – huyện
1
- Nắm vững quan điểm, đường lối chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng
và Nhà nước, nhất là cấp mình và cấp trên trực tiếp.
- Hiểu biết cơ bản về tình hình kinh tế -xã hội của Thành phố và của quận –
huyện mình, nắm vững nguyên tắc, quy định về công tác xây dựng Đảng, công
tác cán bộ, công tác vận động quần chúng, am hiểu về quản lý Nhà nước.
- Có năng lự
c tham mưu, đề xuất và trước hết là đóng góp vào sự lãnh đạo
chung của quận – huyện ủy trên lĩnh vực công tác được phân công; xây dựng và
tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch, chương trình công tác xây dựng Đảng,
công tác cán bộ, công tác vận động quần chúng.
1
Quyết định 199 – QĐ/TU ngày 21/7/2006 của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh v/v ban hành tiêu
chuẩn các chức danh cán bộ, trang 19, 20.
Đề tài : Xác định một số kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý cấp Quận
25
- Có năng lực kiểm tra, sơ kết, tổng kết, tổ chức nghiên cứu các chuyên đề.
- Một số yêu cầu về bằng cấp và kinh nghiệm :
• Đã kinh qua chức vụ chủ chốt cấp dưới nhất là Bí thư Đảng ủy phường
xã.
• Tốt nghiệp Đại học và có trình độ lý luận chính trị cao cấp.
• Được đào tạo có hệ thống ở các trường
Đảng và bồi dưỡng chuyên môn
về lĩnh vực công tác được phân công (tổ chức, tuyên huấn, kiểm tra, dân
vận…).
• Sử dụng được 01 ngoại ngữ (tối thiểu bằng B) và tin học văn phòng (tối
thiểu bằng A).
+ Bảng mô tả công việc chức danh Trưởng Ban Tổ chức Quận ủy phụ
trách :
Lĩnh vực công tác
Công việc cụ thể
1 - Công tác cán bộ
- Tuyển dụng cán bộ công chức
- Đào tạo cán bộ công chức
- Quy hoạch cán bộ
- Bổ nhiệm/miễn nhiệm cán bộ
- Điều động, luân chuyển cán bộ
- Quản lý, đánh giá cán bộ
2 – Công tác tổ
chức
- Công tác tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị do Quận
quản lý.
- Công tác tổ chức các cơ sở Đảng.
3 – Công tác bảo vệ
chính trị nội bộ
- Thẩm tra, xác minh lịch sử chính trị và chính trị hiện của
cán bộ, đảng viên trước khi bổ nhiệm, quy hoạch, đào tạo và
phát triển Đảng.
4 – Công tác quản
- Lập và theo dõi, cập nhật hồ sơ đảng viên