ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN PHƢƠNG LIÊN
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN TỪ LIÊM
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành : QUẢN LÍ GIÁO DỤC
Mã số : 60 14 05
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Hà Nhật Thăng
HÀ NỘI 2010
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Mục đích nghiên cứu
3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3
4. Giả thuyết khoa học
4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
4
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
4
7. Phương pháp nghiên cứu
5
8. Kế hoạch và tiến độ nghiên cứu
5
9. Kế hoạch và tiến độ nghiên cứu
6
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
TRUYỀN THỐNG TRONG GIÁO DỤC NHÀ TRƢỜNG
7
1.1. Tổng quan nghiên cứu về vấn đề quản lý giáo dục đạo đức
truyền thống
7
1.2. Một số khái niệm công cụ
9
1.2.1. Khái niệm về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường
9
1.2.2. Khái niệm về đạo đức
11
1.2.3. Khái niệm về đạo đức truyền thống
13
1.2.4. Khái niệm về quản lý giáo dục đạo đức truyền thống
14
1.3. Nội hàm của hai giá trị đạo đức truyền thống
14
1.3.1. Truyền thống “ Tôn sư trọng đạo”
14
1.3.2. Truyền thông hiếu học
15
1.3.3. Mối quan hệ của hai giá trị đạo đức trong quá trình giáo dục
đạo đức truyền thống cho học sinh.
16
1.4. Đặc thù tâm lý học sinh trung học phổ thông
16
1.5. các con đường giáo dục đạo đức truyền thống trong nhà trường
19
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc của mình, tác giả xin
bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể các Thầy giáo, Cô giáo trường Đại học Giáo
dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, cùng toàn thể các thầy cô đã tham gia giảng
dạy ở lớp học. Các Thầy Cô đã tận tình truyền đạt những kiến thức, kinh
nghiệm vốn có của mình và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong thời
gian học tại trường.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Hà Nhật Thăng,
các Thầy Cô trong Hội đồng khoa học của trường đã giành thời gian đọc và
góp ý chỉ bảo tận tình cho tác giả hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin cảm ơn sự giúp đỡ của Hội đồng khoa học, Hội đồng đào
tạo chuyên ngành Quản lý giáo dục của Trường.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và toàn thể các Thầy Cô
giáo của các trường THPT trên địa bàn huyện Từ Liêm đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi giúp tác giả có những tư liệu hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội, Ban giám hiệu,
Hội đồng giáo dục trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai đã tạo điều kiện về vật
chất cũng như động viên về tinh thần giúp tác giả hoàn thành luận văn này.
Do khả năng và thời gian có hạn, mặc dù đã cố gắng nhiều, song luận
văn chắc chắn không tránh khỏi sai. Tác giả rất mong được sự góp ý quý báu,
sự chỉ dẫn của các nhà khoa học, của các Thầy Cô giáo, các bạn đồng nghiệp
và những ai quan tâm đến những vấn đề trong luận văn này.
Hà Nội, ngày 04 tháng 12 năm 2010
TÁC GIẢ
Nguyễn Phương Liên
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU - CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG
LUẬN VĂN
STT
Chữ viết tắt
Cụm từ viết tắt
1
BGH
Ban giám hiệu
2
CBQL
Cán bộ quản lý
3
GV
Giáo viên
4
CNH - HĐH
Công nghiệp hoá - hiện đại hoá
5
GDĐĐ
Giáo dục đạo đức
6
ĐĐTT
Đạo đức truyền thồng
7
GDĐĐTT
Giáo dục đạo đức truyền thống.
8
GTVT
Giao thông vận tải
9
HĐGDNGLL
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
10
QLGD
Quản lý giáo dục
11
QLGDĐĐTT
Quản lý giáo dục đạo đức truyền thống.
12
THCS
Trung học cơ sở
13
THPT
Trung học phổ thông
14
TTHH
Truyền thống hiếu học
15
TSTĐ
Tôn sư trọng đạo
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Mục đích nghiên cứu
3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3
4. Giả thuyết khoa học
4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
4
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
4
7. Phương pháp nghiên cứu
5
8. Kế hoạch và tiến độ nghiên cứu
5
9. Kế hoạch và tiến độ nghiên cứu
6
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
TRUYỀN THỐNG TRONG GIÁO DỤC NHÀ TRƢỜNG
7
1.1. Tổng quan nghiên cứu về vấn đề quản lý giáo dục đạo đức
truyền thống
7
1.2. Một số khái niệm công cụ
9
1.2.1. Khái niệm về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường
9
1.2.2. Khái niệm về đạo đức
11
1.2.3. Khái niệm về đạo đức truyền thống
13
1.2.4. Khái niệm về quản lý giáo dục đạo đức truyền thống
14
1.3. Nội hàm của hai giá trị đạo đức truyền thống
14
1.3.1. Truyền thống “ Tôn sư trọng đạo”
14
1.3.2. Truyền thông hiếu học
15
1.3.3. Mối quan hệ của hai giá trị đạo đức trong quá trình giáo dục
đạo đức truyền thống cho học sinh.
16
1.4. Đặc thù tâm lý học sinh trung học phổ thông
16
1.5. các con đường giáo dục đạo đức truyền thống trong nhà trường
19
1.6. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức truyền thống
20
1.6.1. Nội dung quản lý
20
1.6.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý giáo dục đạo đức
truyền thống
21
Tiểu kết chương 1
25
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO
ĐỨC TRUYỀN THỐNG Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG HUYỆN TỪ LIÊM – HÀ NỘI
26
2.1. Một vài đặc điểm về địa bàn nghiên cứu
26
2.2. Giới thiệu về tổ chức khảo sát thực trạng
31
2.3. Kết quả khảo sát thực trạng
33
2.3.1. Nhận thức của các đối tượng về giáo dục đạo đức truyền
thống
33
2.3.2. Nhận thức và tầm quan trọng của quản lý giáo dục đạo đức
truyền thống
50
2.3.3. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức truyền thống cho
học sinh ở trường THPT Huyện Từ Liêm
51
Tiểu kết chương 2
55
Chƣơng 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO
ĐỨC TRUYỀN THỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG HUYỆN TỪ LIÊM
56
3.1. Nguyên tắc xây dựng hệ thống biện pháp quản lý giáo dục đạo
đức truyền thống
56
3.2. Một số biện pháp quản lý giáo dục đạo đức truyền thống cho
học sinh trung học phổ thông Huyện Từ Liêm
57
3.2.1. Xây dựng chương trình, kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục
đạo đức truyền thống cho học sinh phù hợp với đặc điểm, chức
năng của các lực lượng xã hội trong cả năm học.
57
3.2.2. Chuẩn hoá nội dung giáo dục đạo đức truyền thống phù hợp
với hoàn cảnh xã hội hiện nay
61
3.2.3. Xây dựng tổ chức quản lý và xây dựng cơ chế phối hợp giữa
nhà trường với gia đình và xã hội trong công tác giáo dục đạo đức
truyền thống học sinh trung học phổ thông địa bàn Từ Liêm
65
3.2.4. Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho các chủ thể tham
gia hoạt động giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh
66
3.2.5. Chỉ đạo tổ chức xây dựng, tạo dư luận xã hội lành mạnh
thông qua các phong trào thi đua học tập, xây dựng điển hình
69
3.2.6. Sử dụng hợp lý và tăng cường cơ sở vật chất, kinh phí cho
những hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục đạo đức
truyền thống.
71
3.3. Khảo nghiệm tính hợp lý và khả thi của biện pháp quản lý giáo
dục đạo đức truyền thống.
73
Tiểu kết chương 3
75
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
76
1. Kết luận
76
2. Khuyến nghị
77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
80
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
Trang
Bảng 2.1: Thực trạng học sinh, tỉ lệ lên lớp và tỉ lệ HS TN THPT của
các trường THPT năm học 2007 – 2008 đến 2009 – 2010
28
Bảng 2.2: Thực trạng xếp loại học lực của học sinh THPT huyện
Từ Liêm năm học 2007 – 2008 đến 2009 – 2010.
29
Bảng 2.3: Thực trạng xếp loại hạnh kiểm của học sinh THPT
huyện Từ Liêm năm học 2007 – 2008 đến 2009 – 2010
30
Bảng 2.4: Nhận thức về tầm quan trọng của GDĐĐTT cho học
sinh THPT
34
Biểu đồ 2.1 : Nhận thức về tầm quan trọng của GDĐĐTT
cho học sinh THPT
35
Bảng 2.5: Đánh giá mức độ nhận thức của học sinh về tầm quan
trọng của GDĐĐTT cho học sinh THPT
36
Biểu đồ 2.2: Đánh giá mức độ nhận thức của học sinh về tầm
quan trọng của GDĐĐTT cho học sinh THPT
36
Bảng 2.6 : Nhận thức về tầm quan trọng của nội dung giáo dục
truyền thống hiếu học cho học sinh THPT………………
38
Bảng 2.7 : Nhận thức về tầm quan trọng của nội dung giáo dục
truyền thống tôn sư trọng đạo cho học sinh THPT………
41
Bảng 2.8 : Nhận thức về trách nhiệm tham gia GDĐĐTT cho
học sinh
44
Biểu đồ 2.3: Nhận thức về trách nhiệm tham gia GDĐĐTT cho
học sinh
44
Bảng 2.9 : Đánh giá của giáo viên về thực trạng tổ chức các hình
thức GDĐĐTT cho học sinh THPT
46
Bảng 2.10 : Nhận thức về tầm quan trọng của QLGDĐĐTT
50
Biểu đồ 2.4 : Nhận thức về tầm quan trọng của QLGDĐĐTT
50
Bảng 2.11: Thực trạng kết quả hoạt động QLGDĐĐTT cho học
sinh THPT huyện Từ Liêm
51
Biểu đồ 2.5: Kết quả hoạt động QLGDĐĐTT cho học sinh
52
Bảng 2.12 : Thực trạng quản lý biện pháp hoạt động GDĐĐTT
cho học sinh THPT huyện Từ Liêm
53
Bảng 3.1: Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý – giáo viên về các
biện pháp quản lý giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh
THPT
73
Bảng 3.2: Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về
mức độ hợp lý và khả thi của các biện pháp QLGDĐĐTT được
đề xuất
74
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Xuất phát cơ sở lý luận
Đạo đức truyền thống là tài sản tinh thần của một dân tộc, do nhiều thế
hệ kế tiếp nhau làm nên và trao lại cho nhau, như truyền thống trong lao động,
trong đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mỗi một lĩnh vực hoạt động,
mỗi đối tượng xã hội có những truyền thống chung của dân tộc và có những
truyền thống riêng…Tất cả tạo ra những giá trị tinh thần thể hiện đặc điểm,
sức mạnh của cả dân tộc, của mỗi cộng đồng và cá nhân.
Giáo dục đạo đức truyền thống có một ý nghĩa rất lớn đối với việc giáo
dục lòng yêu nước, giáo dục lòng nhân nghĩa, xây dựng quan hệ thầy trò,
quan hệ bạn bè nói riêng, quan hệ xã hội nói chung. GDĐĐTT còn giúp cho
học sinh xây dựng được động cơ thái độ đúng đắn trong học tập và hoạt động
xã hội. GDĐĐTT là góp phần duy trì, phát triển nội lực của chiến lược phát
triển giáo dục, khai thác nguồn lực con người của thời kỳ công nghiệp hoá,
hiện đại hoá.
Quản lý giáo dục có nhiều cấp độ, mỗi cấp độ có ý nghĩa nhất định tới
hoạt động giáo dục. Song, quản lý của Hiệu trưởng là người trực tiếp điều hành
cấp cơ sở của QLGD. Có thể nói Hiệu trưởng có năng lực quản lý tốt thì mọi
mục tiêu tốt đẹp của đổi mới giáo dục mới trở thành hiện thực. Lý luận cũng như
thực tế cho thấy người Hiệu trưởng ( Ban giám hiệu ) của nhà trường là người tổ
chức điều hành hoạt động của một trường, biến chủ trương, đường lối giáo dục
thành hiệu quả. Vì vậy ngoài những phẩm chất, kiến thức khoa học, còn đòi hỏi
người quản lý ( Hiệu trưởng ) nắm vững đạo đức truyền thống, hiểu được biện
pháp, qui trình thực hiện GDĐĐ nói chung , GDĐĐTT nói riêng.
1.2. Xuất phát từ đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn
Những năm gần đây, do yêu cầu của sự phát triển khoa học kỹ thuật,
của sự phát triển kinh tế xã hội, của trào lưu thi cử vào đại học… cả xã hội và
2
quản lý nhà trường quá coi nặng việc dạy học kiến thức văn hoá, chưa chú ý
đúng mức tới giáo dục đạo đức nói chung và GDĐĐTT nói riêng cho học sinh
và sinh viên. Trong cuốn “ Về phát triển văn hoá và xây dựng con người
thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ” tác giả Phạm Minh Hạc - Nguyễn
Khoa Điềm đã viết “ Thế hệ trẻ phân hoá về đạo đức, nếp sống khá rõ nét.
Một bộ phận tiên tiến tu chí học hành để chuẩn bị lập thân, lập nghiệp. Nhưng
một số không ít thanh niên trong bộ phận này hầu như ít quan tâm tới vấn đề
chính trị, tư tưởng và thiếu hoài bão phục vụ sự nghiệp chung của đất nước và
nhân dân. Bộ phận đông nhất trong thanh niên chưa có định hướng rõ về nghề
nghiệp, lo lắng về tiền đồ và có xu hướng học để chờ đợi. Một bộ phận thanh
niên, chủ yếu là con em các gia đình có điều kiện kinh tế khá giả hoặc có địa
vị xã hội thì sống đua đòi theo “mốt” ”.
Sau gần 25 năm đổi mới đất nước, cơ chế thị trường đang phát huy
những tác dụng tích cực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đời sống của người lao
động ngày càng được nâng cao, góp phần đẩy mạnh quá trình CNH – HĐH
đất nước. Tuy nhiên nó cũng bộc lộ không ít những mặt trái gây ảnh hưởng
tới đời sống tinh thần, sự cảm thụ văn hoá nghệ thuật cũng như tâm lý của các
tầng lớp dân cư trong xã hội, nhất là thế hệ trẻ - lực lượng có vai trò quan
trong cho sự phát triển của đất nước. Các phương tiện thông tin đại chúng
hiện nay đang nói rất nhiều đến sự gia tăng tội phạm, bạo lực học đường, việc
mang thai ở tuổi vị thành niên và các vấn đề khác như tự tử, ma tuý…Sự giao
lưu, hội nhập về văn hoá thời mở cửa giữa các quốc gia, bên cạnh những mặt
tích cực thì còn mang đến nhiều những tác hại, góp phần làm xuống cấp đạo
đức ở lứa tuổi học trò. Việc sử dụng Internet, không biết lựa chọn những
thông tin mạng cung cấp mà chủ yếu sử dụng để chát với nhau, truy cập
những trang Web có nội dung không lành mạnh dẫn đến bê trễ việc học hành
và vướng vào các tệ nạn xã hội. Đó là chưa kể đến lối sống buông thả phóng
túng, thích ăn diện đua đòi, sống không có lý tưởng, không mục đích, không
3
niềm tin, ngại khó khăn, ngại cống hiến. Không những thế chưa bao giờ
truyền thống “ Tôn sư trọng đạo ” lại bị xói mòn và xúc phạm đến thế. Hiện
tượng học sinh vô lễ với giáo viên, thậm chí hành hung, tạt axit…ngày càng
gia tăng và gây nên một làn sóng bức xúc của toàn xã hội.
Năm học 2008 – 2009, phong trào xây dựng “Trường học thân thiện,
học sinh tích cực ” được phát động trong toàn ngành giáo dục. Tuy mới ra đời
nhưng phong trào thi đua này đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt của đội
ngũ thầy cô giáo, học sinh và mọi lực lượng xã hội. Ngoài việc giảng dạy văn
hoá, để xây dựng môi trường thân thiện trong nhà trường, học sinh còn phải
được trang bị về kỹ năng sống. Kỹ năng sống được thể hiện qua kỹ năng giao
tiếp, ứng xử; kỹ năng làm việc nhóm, rèn luyện và bảo vệ sức khoẻ; tôn trọng
thầy cô, đoàn kết thương yêu bạn bè. Là một cán bộ quản lý phụ trách giáo
dục đạo đức, tác giả nhận thấy phong trào này thực sự thiết thực góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Với tất cả những lý do của lý luận và thực tiễn trên đây, tôi chọn đề tài
“Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh trung học
phổ thông huyện Từ Liêm trong giai đoạn hiện nay ”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất biện pháp quản lý giáo dục đạo
đức truyền thống ở trường THPT trong giai đoạn hiện nay.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý của Hiệu trưởng về giáo dục đạo đức truyền thống trong
trường trung học phổ thông hiện nay.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức truyền thống của Hiệu trưởng
trường trung học phổ thông .
4
4. Giả thuyết khoa học
Quản lý giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh THPT đã đạt được
những cố gắng nhất định song việc tổ chức quản lý vẫn còn có những hạn chế.
Nếu xác định đúng những giá trị đạo đức truyền thống , có những biện pháp
quản lý khoa học hơn thì sẽ góp phần không nhỏ trong việc hạn chế những
hiện tượng lệch chuẩn đạo đức trong học sinh hiện nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định những vấn đề lý luận về quản lý giáo dục đạo đức truyền
thống.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng về quản lý giáo dục đạo đức truyền thống
ở một số trường THPT ở huyện Từ Liêm hiện nay
- Đề xuất một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởng trong hoạt động giáo
dục đạo đức truyền thống nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo
đức ở trường THPT.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về nội dung
- Giáo dục đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam bao gồm nhiều nội
dung thuộc nhiều lĩnh vực của đời sống đạo đức. Đề tài chỉ tập trung
nghiên cứu lý luận và thực tiễn về vấn đề giáo dục đạo đức truyền thống
tốt đẹp của dân tộc Việt Nam trong quan hệ nhà trường đó là :
Truyền thống tôn sư trọng đạo
Truyền thống hiếu học
- Đề xuất các biện pháp quản lý nhằm giáo dục ở học sinh nhận thức, tình
cảm và hành vi ứng xử tương ứng với những chuẩn mực của các truyền
thống đó.
6.2. Giới hạn về không gian, thời gian, đối tượng khảo sát
- Các trường THPT công lập huyện Từ Liêm
- Đối tượng khảo sát:
5
Học sinh từ lớp 10 – 12
Một số cán bộ quản lý, giáo viên của các trường
Phụ huynh học sinh
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng ba nhóm phương pháp nghiên cứu
chủ yếu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Tổng hợp các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
- Phân loại, hệ thống hoá, khái quát hoá các nội dung về lý luận giáo dục
truyền thống giáo dục ở trường THPT.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: Tiếp cận các hoạt động thực tế của Nhà trường,
của tập thể lớp, của tổ chức Đoàn thanh niên, của các tổ chức chính trị - xã
hội, của HĐGDNGLL trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Phương pháp điều tra khảo sát bằng hệ thống câu hỏi
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
- Xin ý kiến chuyên gia
- Toạ đàm ( Xemina )
7.3. Nhóm phương pháp xử lý thông tin
- Phân tích, so sánh, tổng hợp
- Sử dụng toán thống kê
- Sử dụng phần mềm tin học
- Sơ đồ hoá
8. Kế hoạch và tiến độ nghiên cứu
Đề tài dự kiến tiến hành nghiên cứu trong một năm, thời gian cụ thể:
- Từ tháng 3 năm 2010 đến tháng 7 năm 2010: Thực hiện nghiên cứu
các vấn đề cơ sở lý luận về giáo dục đạo đức và các vấn đề liên
quan.
6
- Từ tháng 8 năm 2010 đến tháng 11 năm 2010: Hoàn thiện luận văn.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm có 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận quản lý giáo dục đạo đức truyền thống trong
giáo dục nhà trường
Chƣơng 2: Thực trạng của quản lý giáo dục đạo đức truyền thống ở
các trường THPT huyện Từ Liêm – Hà Nội
Chƣơng 3 : Các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức truyền thống cho
học sinh trung học phổ thông Huyện Từ Liêm - Hà Nội.
7
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
TRUYỀN THỐNG TRONG GIÁO DỤC NHÀ TRƢỜNG
1.1. Tổng quan nghiên cứu về vấn đề quản lý giáo dục đạo đức truyền thống
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, được hình thành, phát triển
cùng với lịch sử xã hội loài người và luôn được mọi tầng lớp, mọi giai cấp,
mọi thời đại quan tâm, xem nó là động lực tinh thần để hoàn thiện nhân cách
con người trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.
Theo chiều dài của lịch sử, vấn đề đạo đức và GDĐĐ là vấn đề được
nhiều người quan tâm. Trong lịch sử Trung Hoa, dưới thời Xuân Thu, Khổng
Tử (551 – 479. TCN), nhà giáo dục lớn đầu tiên của Trung Quốc đã dốc hết
tâm huyết vào việc làm cho xã hội Trung Quốc ổn định. Biện pháp của ông là
khôi phục đường lối đức trị và lễ trị. Ông cho rằng, cơ sở của đường lối đức
trị là lòng Nhân, lòng thương người.
I.A.Kômenxki (1592 – 1670) đã đúc kết “Một số qui tắc trong ứng xử”
để giảng dạy cho thanh thiếu niên học sinh. Ông đặc biệt quan tâm đến
phương pháp nêu gương cho học sinh, đặc biệt là sự gương mẫu của các thầy
giáo, cha mẹ và những người thân.
Trong thế kỷ XX, nhiều nhà tâm lý giáo dục nổi tiếng thế giới đã đề
cập đến vấn đề GDĐĐ cho thanh niên, học sinh. Đặc biệt nhà tâm lý giáo dục
nổi tiếng A.X.Macarenco đã từng khẳng định “Tôn trọng, yêu cầu cao là một
trong những nguyên tắc giáo dục XHCN ” [24].
Ở nước ta trong suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, các
chuẩn mực, giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp trong quan hệ gia đình, cộng
đồng đã hình thành và truyền lại cho thế hệ sau bằng nhiều con đường. Là
người Việt Nam không ai không nhớ đến lời nhắc nhở “Tiên học lễ, hậu học
văn” hay “Tôn sư trọng đạo”… lại càng không thể không biết đến tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh và tư tưởng của Người về đạo đức cách mạng. Với mỗi
8
người, Hồ Chí Minh ví đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người,
như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông suối. Người viết: “Cũng như sông
thì phải có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có
gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có
đạo đức thì tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” [14].
Người còn dạy: “Ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong ” và
trên tất cả là cuộc đời và sự nghiệp vì nước vì dân của Người, đó là tấm
gương đạo đức sáng nhất, cao cả nhất để thế hệ sau noi theo.
Đạo đức xuất hiện từ buổi bình minh của lịch sử loài người, phát triển song
hành cùng với xã hội, giúp xã hội loài người tiến cao hơn. Nhiều công trình
nghiên cứu về GDĐĐ của nhiều tác giả trong và ngoài nước được công bố.
Trong cuốn “Đạo đức học” – tác giả Phạm Khắc Chương và Hà Nhật
Thăng đã đề cập đến các vấn đề giáo dục đạo đức để trang bị cho giáo viên
sau này làm cơ sở để dạy học cho học sinh. Các tác giả đã đề cập đến các vấn
đề GDĐĐ ở phạm trù như đạo đức trong gia đình, đạo đức trong tình bạn, đạo
đức trong tình yêu, đạo đức trong học tập, đạo đức trong giao tiếp, đạo đức
trong truyền thống của dân tộc. Trong các phạm trù đó mỗi vấn đề đạo đức từ
cổ xưa đến những vấn đề bức xúc hiện nay đã được đề cập nhằm cung cấp
những vốn kiến thức cho giáo viên làm cơ sở cho việc giảng dạy và GDĐĐ
cho học sinh.
Trong những năm gần đây, một số đề tài xoay quanh vấn đề GDĐĐ như
“Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức của Hiệu trưởng trường THPT Quận
Thanh xuân - Hà Nội” của Phan Thị Thanh Thảo; “Biện pháp quản lý giáo
dục đạo đức của Hiệu trường trường THPT Kim Liên – Hà Nội” của tác giả
Sơn. Tuy nhiên nghiên cứu QLGDĐĐTT cho học sinh trong nhà trường
THPT chưa được chú ý, vẫn còn bỏ ngỏ.
Chúng tôi hi vọng rằng, đề tài “Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức
truyền thống cho học sinh trung học phổ thông huyện Từ Liêm trong giai
9
đoạn hiện nay ” sẽ giúp Hiệu trưởng các trường THPT làm tốt chức năng
QLGDĐĐTT cho học sinh.
1.2. Một số khái niệm công cụ
1.2.1. Khái niệm về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường
1.2.1.1. Quản lý
Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý:
- Theo các tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ : “ Quản lý là một quá
trình định hướng, quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt được những mục
tiêu nhất định, những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống
mà người quản lý mong muốn ” [20].
- Theo tài liệu của Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo “Quản
lý là những tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối
tượng bị quản lý trong tổ chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt mục đích nhất
định ” [34, Tr.130].
- Theo tác giả Nguyễn Bá Sơn: “Quản lý là tác động có mục đích đến tập
thể những con người để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình
lao động ” [29, Tr.15].
- Theo PGS. TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Quản lý là quá trình đạt đến mục
tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hoá,
tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra.” [21, Tr.1].
1.2.1.2. Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là nhân tố tổ chức, chỉ đạo để giáo dục thực hiện được
vai trò, mục đích tồn tại của minh. Hay nói một cách khác, lịch sử hình thành
và phát triển của QLGD có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ hữu cơ với lcịh sử
hình thành và phát triển của giáo dục.
Có nhiều quan niệm khác nhau về QLGD:
- Theo tác giả Phạm Minh Hạc “Quản lý giáo dục là quản lý trường học,
thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình
10
tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu
giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng
học sinh ”. [14].
- Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý giáo dục thực chất là những tác động
của chủ thể quản lý vào quá trình giáo dục (được tiến hành bởi tập thể giáo
viên và học sinh với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm hình
thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của
nhà trường” [20, Tr.18].
- Trong Giáo trình Quản lý giáo dục, tác giả Bùi Văn Quân lại cho rằng:
“Quản lý giáo dục là một dạng của quản lý xã hội trong đó diễn ra các hoạt
động khai thác, lựa chọn, tổ chức và thực hiện các nguồn lực, các tác động
của chủ thể quản lý theo kế hoạch chủ động để gây ảnh hưởng tới đối tượng
quản lý được thực hiện trong lĩnh vực giáo dục, nhằm thay đổi hay tạo ra hiệu
quả cần thiết vì sự ổn định và phát triển của giáo dục trong việc đáp ứng các
yêu cầu mà xã hội đặt ra với giáo dục”.
Như vậy, QLGD vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật. Đó là
khoa học và nghệ thuật của việc điều khiển, phối hợp các bộ phận, các phần
tử của hệ thống giáo dục để đưa hệ thống giáo dục đạt được những trạng thái
phát triển mới theo yêu cầu của xã hội.
1.2.1.3. Quản lý nhà trường
Nhận định vai trò của quản lý nhà trường, PGS. TS. Đặng Quốc Bảo
viết: “Quản lý kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá lấy tiêu điểm là quản lý giáo
dục thì quản lý giáo dục phải lấy nhà trường làm căn bản”. [5, Tr.95].
Quản lý nhà trường là hoạt động của chủ thể quản lý nhằm tập hợp và tổ
chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác,
cũng như huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất lượng giáo
dục và đạo tạo trong nhà trường.
11
Quản lý nhà trường thực chất là quản lý giáo dục trên tất cả các mặt, các
khía cạnh liên quan đến hoạt động giáo dục.
Mục đích của quản lý nhà trường là đưa nhà trường từ trạng thái hiện tại
lên một trạng thái phát triển mới bằng cách xây dựng và phát triển các nguồn
lực giáo dục và hướng các nguồn lực đó vào phục vụ cho việc tăng cường
chất lượng giáo dục.
Từ các ý kiến trên “Quản lý nhà trường thực chất là tác động có định
hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý lên tất cả các nguồn lực nhằm đẩy
mạnh hoạt động của nhà trường theo nguyên lý giáo dục tiến tới mục tiêu giáo
dục mà trọng tâm của nó là đưa hoạt động dạy và học tiến lên trạng thái mới
về chất”.
1.2.2. Khái niệm về đạo đức, giáo dục đạo đức
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, xuất hiện từ buổi bình minh của
lịch sử loài người. Nó được hoàn thiện, phát triển trên cơ sở các chế độ kinh
tế - xã hội nối tiếp nhau từ thấp đến cao, đỉnh cao của nó là đạo đức mới - đạo
đức cộng sản mà xã hội ta đang xây dựng.
Ở nước ta, những nguyên tắc, qui tắc, chuẩn mực, phẩm chất đạo đức
cá nhân và đạo đức xã hội hiện thực đang tác động mạnh mẽ, thường xuyên
đến các quan hệ ứng xử giữa người với người, cá nhân và xã hội, nhằm hướng
con người tới cái chân, cái thiện, cái mỹ; chống cái ác, cái xấu, cái giả; đưa xã
hội ta đạt mục tiêu cao cả: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh.
- Dưới góc độ Triết học: “Đạo đức là một trong những hình thái sớm
nhất của ý thức xã hội, bao gồm những nguyên lý, quy tắc, chuẩn mực, điều
tiết hành vi của con người trong quan hệ với người khác và với cộng
đồng…”[ 26,Tr.45].
- Theo Mác và Ănghen : “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội phản
ánh một lĩnh vực riêng biệt trong tồn tại xã hội của con người” [15, Tr.9].
12
- Dưới góc độ Đạo đức học: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hôị đặc
biệt, bao gồm một hệ thống các quan điểm, quan niệm, những quy tắc, nguyên
tắc, chuẩn mực xã hội” [19,Tr.12].
- Một trong những người nghiên cứu xây dựng đạo đức mới là Chủ Tịch
Hồ Chí Minh, Người gọi là đạo đức cách mạng. Khi nói về vai trò của đạo
đức cách mạng, Người coi đạo đức là nền tảng “ Người cách mạng phải có
đạo đức cáhc mạng làm nền tảng”, đạo đức là thước đo lòng cao thượng “ lo
trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”. Những phẩm chất đạo đức trong thời đại
ngày nay theo Người là “ Trung với nước, hiếu với dân”, “ Cần, kiệm, liêm,
chính, chí công vô tư”, “ thương yêu con người, quần chúng lao khổ, là khiêm
tốn, cầu tiến bộ, chăm lo đến việc chung. Khi bàn về phương pháp rèn luyện
đạo đức cách mạng, Người luôn dạy phải lấy tự phê và phê bình, phải thành
khẩn, phải thường xuyên “ Ngọc càng mài càng sáng”, nói đi đôi với làm,
phải làm gương, xây phải đi đôi với chống, phải tạo được phong trào, dư luận
rộng rãi.
Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng luôn
luôn là thước đo, là chuẩn mực cho chúng ta rèn luyện, chính vì vậy 4 năm
trước đay, Bộ Chính trị đã phát động cuộc vận động “ Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Ngày nay đạo đức được định nghĩa như sau: “ Đạo đức là một hình
thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, qui tắc, chuẩn mực xã hội,
nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ
với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá
nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội”. [16,Tr.8].
“Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, nhờ đó con người tự giác
điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc và làm giàu tính
người trong các quan hệ xã hội, kể cả trong quan hệ lợi ích”.[14, Tr.248].
13
Như vậy ngày nay đạo đức được thể hiện trong 5 quan hệ:
+ Với bản thân
+ Với người khác ở mọi môi trường
+ Với công việc
+ Với môn sinh
+ Với lý tưởng của dân tộc
1.2.3. Khái niệm về đạo đức truyền thống trong nhà trường
- Về khái niệm đạo đức truyền thống
Theo giáo sư Phan Huy Lê : “Truyền thống là tập hợp những tư tưởng
tình cảm, những thói quen trong tư duy, lối sống và ứng xử của một cộng
đồng người nhất định, được hình thành trong lịch sử và trở nên ổn định, được
lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác”.
ĐĐTT là cái tốt, cái tiến bộ có tính phổ biến, được lưu giữ từ đời này
qua đời khác nhằm định hướng, điều chỉnh nhận thức, hành vi của con người.
ĐĐTT có tác dụng tham gia định hướng cho sự phát triển tiến bộ của
dân tộc.
ĐĐTT là nhân tố tích cực tạo nên bản sắc và bản lĩnh của một dân tộc.
ĐĐTT góp phần phát triển nhân cách con người, thiết lập các quan hệ
trong một cộng đồng, điều chỉnh lối sống của cộng đồng hướng tới sự phát
triển, hướng tới tương lai không phải bằng luật pháp mà bằng sức mạnh nội
sinh được kết tinh từ tinh hoa của nhiều đời thể hiện ở tư tưởng, tình cảm, tập
quán, thói quen của cộng đồng.
- Đạo đức truyền thống trong nhà trường
ĐĐTT trong nhà trường là những chuẩn mực, những quy định, quy
ước trong hoạt động giáo dục nhà trường (một môi trường, một hoạt động xã
hội đặc biệt) của các chủ thể tham gia hoạt động dạy học, giáo dục đó là quan
hệ thầy trò, quan hệ bạn học, thể hiện ý thức trách nhiệm, bổn phận của thầy
trò trong quá trình dạy học và giáo dục.
14
1.2.4. Khái niệm về quản lý giáo dục đạo đức truyền thống trong nhà trường
Từ khái niệm quản lý và ĐĐTT trong nhà trường, ta có thể hiểu
QLGDĐĐTT trong nhà trường thực chất là những tác động của chủ thể quản
lý vào quá trình GDĐĐTT (được tiến hành bởi tập thể giáo viên và học sinh
với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm hình thành và phát triển
toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường.
Về bản chất, QLGDĐĐTT trong nhà trường là quá trình tác động có
hướng đích của chủ thể quản lý lên các thành tố tham gia vào quá trình hoạt
động GDĐĐTT nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu GDĐĐ. Như vậy,
QLGDĐĐTT trong nhà trường là hoạt động điều hành công tác GDĐĐTT để
ĐĐTT vừa là yêu cầu vừa là mục tiêu của nền giáo dục.
1.3. Nội hàm của hai giá trị đạo đức truyền thống
1.3.1. Truyền thống “Tôn sư trọng đạo”
Truyền thống “Tôn sư trọng đạo ” ở nước ta là những tư tưởng và tình
cảm, thói quen trong tư duy và ứng xử của cộng đồng người Việt trong tiến
trình lịch sử của nền giáo dục.
“Tôn sư trọng đạo” là tôn trọng, quí mến người thầy dạy mình và coi
trọng các đạo làm thầy. [8].
Thời phong kiến, nước ta chịu ảnh hưởng rất nhiều nền văn hoá Trung
Quốc. Đạo học lấy chữ Nho làm trọng, lấy đạo lý Khổng Mạnh làm kim chỉ
nam; lấy Tứ thư, Ngũ kinh làm kinh điển. Xã hội phong kiến luôn dành cho
người thầy một vị trí xứng đáng. Trong ba điều kính trọng trước hết của một
con người thì người thầy ở vị trí thứ hai “Quân – sư - phụ ” - chỉ đứng sau
vua. Đó là trong khuôn phép lễ nghĩa, còn trong dân gian hình ảnh người thầy
được sánh ngang hàng với cha mẹ “Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy” hay trong ba
ngày tết thì “Mồng một thăm cha, mồng hai thăm mẹ, mồng ba thăm thầy”.
15
Truyền thống TSTĐ ở nước ta đã được truyền qua nhiều giai đoạn lịch
sử khác nhau. Song phải thừa nhận rằng đạo học thời phong kiến đã ăn sâu
vào tiềm thức người Việt Nam tác động, chi phối mạnh mẽ đạo học ngày nay.
1.3.2. Truyền thông hiếu học
Từ lâu nay chúng ta vẫn hiểu nôm na hiếu học là ham học hỏi, ham
hiểu biết.
Trong từ điển tiếng Việt do Viện Ngôn ngữ học biên soạn có giải thích
từ hiếu học là có thái độ ham học hỏi.
Nếu tách từ ghép hiếu học thành từ hiếu và học để xem xét ta có: Học
được hiểu là việc tiếp thu kinh nghiệm, tiếp thu giá trị của thế hệ sau từ thế hệ
đi trước, của người chưa biết chữ từ người biết chữ. Để tiếp thu kinh nghiệm,
tiếp thu giá trị, người ta có thể học ở nhà trường, có thể học mà không cần
trường lớp, có thể học có thầy, cung có thể học mà không có thầy, có khi lại
học từ chính thực tiễn cuộc sống. Hiếu có nghĩa là ham thích coi trọng…Như
vậy hiếu học có thể được hiểu là sự quan tâm, coi trọng việc học của cộng
đồng và sự nỗ lực học tập của người đi học.
Theo hai tác giả Phạm Khắc Chương và Hà Nhật Thăng: “Hiếu học là
thích học, chăm học, là cần cù, vượt khó trong học tập, muốn hiểu biết mọi
mặt để thành người” [12, Tr.16].
Với cách hiểu như trên, có thể định nghĩa truyền thống hiếu học như
sau: TTHH là tập hợp những quan niệm, thái độ, tập quán, thói quen lâu đời
về sự quan tâm, coi trọng việc học tập, sự nỗ lực học tập cũng như các biểu
hiện về mục tiêu học tập tạo động lực cho sự quan tâm và nỗ lực này của một
cộng đồng, đã hình thành trong lịch sử, trở nên tương đối ổn định, được
truyền từ đời này sang đời khác và được thể hiện trong tâm lý, lối sống của
cộng đồng. [6].
16
1.3.3. Mối quan hệ của hai giá trị đạo đức trong quá trình giáo dục đạo đức
truyền thống cho học sinh
Trong lịch sử, TTHH đã góp phần quan trọng, hun đúc nên nhiều hiền
tài và lớp người có học - lực lượng giữ vai trò quyết định trong sự nghiệp tạo
dựng nền văn hiến nước nhà.
Với TTHH đó, nhiều thuần phong mĩ tục đã hình thành, đó là tinh thần
TSTĐ. TSTĐ là một nét đẹp văn hoá của người Việt đã tồn tại từ ngàn xưa
cho đến tận ngày nay. Nét đẹp ấy được thế hệ này nối tiếp thế hệ khác tiếp tục
xây dựng và phát huy bằng nhiều hình thức khác nhau. Dù chỉ học một chữ
hay nữa chữ cũng mang ơn người dạy. "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư " người
xưa thường nói. Mang ơn thầy là bổn phận của người học bởi "không thầy đố
mầy làm nên". Nhưng bổn phận này không phải chỉ là sản phẩm của lý trí
thuần túy mà còn xuất phát từ một tấm lòng, một tình cảm thật sâu xa bền bĩ:
sự thương mến kính trọng thầy. Bởi người làm thầy phải là người biết thương
mến, lo lắng cho trò mình, biết cách dạy dỗ, hướng dẫn cho trò mình phát
triển, tiến bộ, trỡ nên người tốt ở trên đời. Thầy có sứ mạng cao cả của thầy,
phải ý thức được sứ mạng cao cả đó, để làm hết phận sự của thầy, làm cho thế
hệ trẻ nên người. Có vậy học trò và người đời mới thương mến kính trọng
thầy. Tinh thần tôn sư nói lên lòng tôn kính người thầy.
Với tinh thần TSTĐ, việc học tập ngày càng được coi trọng và trở nên
thiêng liêng trong tâm thức mọi người.
TTHH và TSTĐ là một trong những giá trị cốt lõi trong nhà trường và
của dân tộc, đòi hỏi chúng ta cần phát huy và gìn giữ.
1.4. Đặc thù tâm lý học sinh trung học phổ thông:
Học sinh THPT (từ 15 đến 19 tuổi) là lứa tuổi đầu tuổi thanh niên. Ở lứa
tuổi này, học sinh đã trưởng thành về thể chất, tinh thần và tư tưởng đủ để
sống độc lập, tự quyết định, tham gia tích cực vào cuộc sống xã hội. Lứa tuổi