ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ THANH TÂM
CÁC BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO
Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI
TRƯỜNG HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 05
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN LỘC
HÀ NỘI – 2008
136
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là kết quả của quá trình học tập tại Khoa Sư phạm - Đại
học Quốc gia Hà Nội và quá trình công tác của tác giả ở Trường Cao đẳng
Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
Tác giả xin chân thành cảm ơn:
Hội đồng đào tạo, Hội đồng khoa học Khoa Sư phạm - Đại học Quốc
gia Hà Nội, các thầy giáo, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tác giả
trong suốt khóa học.
Ban Giám hiệu, cán bộ, giảng viên và học sinh – sinh viên Trường
Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều
kiện để tác giả hoàn thành nhiệm vụ.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo,
Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Lộc đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn trong suốt
quá trình hình thành và hoàn chỉnh luận văn.
Tuy nhiên, do khả năng và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học của tác
giả có hạn nên chắc rằng luận văn còn nhiều thiếu sót. Tác giả rất mong nhận
được ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để
luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2008
Tác giả
Nguyễn Thị Thanh Tâm
137
MC LC
TRAN
G
Li cm n
1
Mc lc
2
Bng chỳ gii cỏc ch vit tt
5
Danh mc cỏc bng
6
M U
7
1. Lý do chn ti
7
2. Mc ớch nghiờn cu
8
3. Khỏch th nghiờn cu v i tng nghiờn cu
8
4. Phm vi nghiờn cu
9
5. Nhim v nghiờn cu
9
6. Phng phỏp nghiờn cu
9
7. Gi thuyt khoa hc
9
8. Cu trỳc lun vn
9
Chng 1: cơ sở lý luận về quản lý đào tạo trong
tr-ờng cao đẳng
10
1.1. Tng quan v lch s vn nghiờn cu
10
1.2. C s lý lun v qun lý o to
10
1.2.1. Qun lý
10
1.2.2. Qun lý giỏo dc
18
1.2.3. Qun lý nh trng
22
1.2.4. Qun lý o to
23
1.3. C s lý lun v o to trong trng Cao ng
41
1.3.1. Nhng ũi hi ca s phỏt trin kinh t-xó hi i vi ngun nhõn
lc do cỏc trng cao ng - i hc o to ra
41
1.3.2. Tớnh cp thit ca yờu cu nõng cao cht lng o to ngun
nhõn lc
43
1.3.3. c im ca quỏ trỡnh o to trng Cao ng
44
138
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
46
Chƣơng 2: thùc tr¹ng c«ng t¸c qu¶n lý ®µo t¹o ë
tr-êng cao ®¼ng tµi nguyªn vµ m«I tr-êng
hµ néi
47
2.1. Vài nét về trƣờng Cao đẳng Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội
47
2.1.1. Quá trình thành lập
47
2.1.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của trường Cao đẳng Tài nguyên và
Môi trường Hà Nội
48
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của nhà trường
49
2.1.4. Ngành nghề và quy mô đào tạo
50
2.1.5. Định hướng phát triển của trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi
trường Hà Nội đến năm 2010
51
2.2. Công tác quản lý đào tạo ở trƣờng Cao đẳng Tài nguyên và Môi
trƣờng Hà Nội
52
2.2.1. Thực trạng công tác quản lý đào tạo ở trường Cao đẳng Tài
nguyên và Môi trường Hà Nội
71
2.2.2. Kết quả khảo sát về chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng Tài
nguyên và Môi trường Hà Nội
84
2.2.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý đào tạo ở trường Cao đẳng
Tài nguyên và Môi trường Hà Nội trong thời gian qua
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
85
Chƣơng 3: CÁC BIỆN PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ ĐÀO
TẠO Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG
HÀ NỘI
87
3.1. Căn cứ đề xuất các biện pháp
87
3.2. Các biện pháp tăng cƣờng quản lý đào tạo ở trƣờng Cao đẳng
Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội
89
3.2.1. Tăng cường chỉ đạo việc xây dung, chỉnh lí và biên soạn chương
trình, giáo trình
89
3.2.2. Tăng cường quản lý hoạt động dạy học của giảng viên và hoạt
139
động học tập của học sinh-sinh viên trong và ngoài nhà trường
91
3.2.3. Tăng cường quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả , xác nhận
trình độ và cấp văn bằng chứng chỉ
94
3.2.4. Tăng cường công tác quản lý nhân sự và phát triển đội ngũ cán bộ
quản lý và giảng viên
96
3.2.5. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
100
3.2.6. Tăng cường tổ chức điều phối hoạt động của các tổ chức sư phạm
của nhà trường
102
3.2.7. Đổi mới công tác tuyển sinh
103
3.3. Khảo nghiệm các biện pháp về tính cấp thiết và khả thi
103
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
107
1. Kết luận
107
2. Khuyến nghị
108
TÀI LIỆU THAM KHẢO
110
PHỤ LỤC
140
Bảng chú giải các chữ viết tắt
Các chữ viết tắt
Nghĩa của chữ viết tắt
BD
Bồi dưỡng
CBGV
Cán bộ giảng viên
CBQL
Cán bộ quản lý
CĐ
Cao đẳng
CSVC
Cơ sở vật chất
ĐH
Đại học
GD&ĐT
Giáo dục và Đào tạo
GV
Giảng viên
HS-SV
Học sinh, sinh viên
KT-XH
Kinh tế xã hội
QL
Quản lý
QTDH
Quá trình dạy – học
QLĐT
Quản lý đào tạo
QLGD
Quản lý giáo dục
SV
Sinh viên
UBND
Uỷ ban nhân dân
141
Danh mc cỏc bng
Bng 2.1: Qui mụ o to ca trng Cao ng Ti nguyờn v Mụi
trng H Ni
51
Bng 2.2: Thc trng trỡnh ca i ng cỏn b qun lý v ging
viờn ca trng Cao ng Ti nguyờn v Mụi trng H Ni
56
Bng 2.3: Thc trng thõm niờn cụng tỏc ca i ng cỏn b qun lý
v ging viờn trng Cao ng Ti nguyờn v Mụi trng H Ni
56
Bng 2.4: ý kin ỏnh giỏ ca ging viờn v i ng cỏn b qun lý
57
Bng 2.5: Tng hp ý kin ỏnh giỏ ca cỏn b qun lý v cụng tỏc
ging dy ca ging viờn
59
Bng 2.6: ỏnh giỏ thc trng qun lý hot ng hc tp ca hc
sinh, sinh viờn
63
Bng 2.7: Kt qu hc tp ca hc sinh, sinh viờn
66
Bng 2.8: Kt qu rốn luyn ca hc sinh, sinh viờn
66
Bng 2.9: Thng kờ hc sinh, sinh viờn vi phm k lut
67
Bng 2.10: Kt qu iu tra thc trng v thi, kim tra ca nh trng
hin nay
70
Bng 2.11: T l hc sinh, sinh viờn ó ra trng trong 3 nm gn õy
tr li phiu iu tra
74
Bng 2.12: Thnh phn hc sinh, sinh viờn ó ra trng trong 3 nm
gn õy tr li phiu iu tra
74
Bng 2.13: ỏnh giỏ cht lng hc sinh, sinh viờn tt nghip v cỏc mt
75
Bng 2.14: Nhu cu bi dng v t bi dng ca hc sinh, sinh
viờn sau tt nghip
76
Bng 2.15: ỏnh giỏ ca hc sinh, sinh viờn v cỏn b qun lý ca
trng v cỏc yu t nh hng nht n cht lng o to
77
Bng 2.16: ỏnh giỏ v i ng ging viờn
78
Bng 2.17: ý kin ỏnh giỏ ca cỏn b trng v hc sinh, sinh viờn
tt nghip v chng trỡnh o to ca trng
80
Bảng 2.18: Đánh giá về trang thiết bị, cơ sở vật chất của tr-ờng
82
Bảng 2.19: Mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo và cơ quan sử dụng sản
phẩm đào tạo
83
142
Bảng 3.1: Mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp
104
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Truyền thống hiếu học và nền giáo dục Việt Nam đã tồn tại và phát
triển cùng với sự tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam. Trong mỗi thời
kỳ lịch sử, nền giáo dục Việt Nam đã có những đóng góp to lớn vào sự
nghiệp trồng người, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ngày nay, trong sự phát triển của thế giới đương đại cũng như của các quốc
gia, giáo dục và đào tạo ngày càng trở nên quan trọng. Nhận thức rõ điều đó, Đảng
và Nhà nước ta xác định giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu và đầu tư cho
giáo dục - đào tạo là đầu tư cho phát triển. Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng
cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, trong những năm qua, nền giáo dục
Việt Nam đã có những bước phát triển mới, góp phần chuẩn bị tiền đề cho những
bước phát triển mạnh mẽ và vững chắc hơn của sự nghiệp giáo dục trong thế kỷ
XXI. Sự nghiệp giáo dục ở nước ta trong hơn nửa thế kỷ qua đã phát triển và
trưởng thành vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, tạo ra một hệ thống giáo dục
quốc dân hoàn chỉnh, có đủ tất cả các bậc học, từ bậc mầm non đến đại học và sau
đại học. Nhà trường Việt Nam đã đào tạo hàng triệu thanh, thiếu niên trở thành
những người lao động sáng tạo, tham gia vào quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước ta đang tiến hành quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam cũng phải hiện đại
hoá, tiến lên mạnh mẽ hơn nữa nhằm góp phần xây dựng một xã hội học tập, đưa
nước ta tiến vào kỷ nguyên kinh tế tri thức. Điều 2 của Luật Giáo dục năm 2005 đã
khẳng định : “Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt nam phát triển toàn
diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý
tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách,
phẩm chất, năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Để
đạt được mục tiêu đó, nhiệm vụ của ngành giáo dục cần phải có những bước đi
2
thích hợp. Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 đã chỉ ra các giải pháp, trong
đó có giải pháp về quản lý được coi là đột phá.
Trong một nhà trường với bất kỳ quy mô nào và ở bất kỳ cấp học nào,
nhiệm vụ chính trị và quan trọng nhất luôn là quá trình đào tạo. Các công
việc quản lý đào tạo nhà trường bao gồm chương trình đào tạo, tuyển sinh,
quản lý sinh viên, học tập của sinh viên và giảng dạy của giáo viên đều
quan trọng, đòi hỏi tính khoa học rất cao. Công tác quản lý có đóng góp rất
lớn tới sự tồn tại và phát triển của một nhà trường. Hiện nay số lượng và chất
lượng sinh viên hệ chính quy tại Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường
Hà Nội đã được nâng lên đáng kể, nhưng đứng trước yêu cầu của xã hội
trong giai đoạn hội nhập, toàn cầu hoá, thì việc nâng cao hơn nữa chất lượng
đào tạo cho sinh viên nói chung và sinh viên hệ chính quy nói riêng là điều
trăn trở của các cấp quản lý ở Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường
Hà Nội.
Tuy nhiên, công tác quản lý đào tạo ở trường Cao đẳng Tài nguyên và
Môi trường hiện nay đang còn nhiều hạn chế dẫn đến hiệu quả công việc
không cao ảnh hưởng tới sự phát triển chung của nhà trường. Để nâng cao
chất lượng quản lý đào tạo tại Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường
Hà Nội, theo tác giả việc quản lý quá trình đào tạo là một vấn đề then chốt,
nó có ảnh hưởng quyết định tới chất lượng của sản phẩm - nguồn nhân lực
mà Nhà trường tạo ra. Đây chính là lý do tác giả chọn đề tài “Các biện pháp
tăng cường quản lý đào tạo ở trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Hà
Nội” cho luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý đào tạo nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, đáp
ứng yêu cầu đổi mới công tác đào tạo trong giai đoạn hiện nay.
3. Khách thể nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu : Quản lý đào tạo ở trường cao đẳng.
3
- Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp tăng cường quản lý đào tạo ở
trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
4. Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian hạn chế, nên đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu công tác
quản lý đào tạo ở Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Hà Nội từ
năm học 2004 - 2005 đến nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý đào tạo.
- Đánh giá thực trạng quản lý đào tạo ở trường Cao đẳng Tài nguyên
và Môi trường Hà Nội nhằm chỉ ra các nguyên nhân và rút ra những kinh
nghiệm cần thiết.
- Đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý đào tạo ở trường Cao đẳng
Tài nguyên và Môi trường Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn (quan sát, đàm thoại, điều
tra, tổng kết kinh nghiệm, thử nghiệm)
- Những phương pháp hỗ trợ khác (thống kê toán học)
7. Giả thuyết khoa học
Nếu có được những biện pháp quản lý đồng bộ, hợp lý và khả thi đối
với công tác đào tạo thì những biện pháp này sẽ góp phần nâng cao chất
lượng hoạt động của trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo, các phụ lục, các bảng số liệu và phiếu hỏi, nội dung luận văn được
trình bày trong 3 chương:
Chƣơng I: Cơ sở lý luận về quản lý đào tạo trong trường cao đẳng
4
Chƣơng II: Thực trạng công tác quản lý đào tạo tại trường Cao đẳng
Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Chƣơng III: Các biện pháp tăng cường quản lý đào tạo tại trường
Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
5
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO
TRONG TRƢỜNG CAO ĐẲNG
1.1. Tổng quan về lịch sử vấn đề nghiên cứu
Để đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết
định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần
tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo.
Các giải pháp tăng cường quản lý đào tạo nhằm nâng cao chất lượng
đào tạo đã được đề cập rất nhiều trong các công trình nghiên cứu khoa học
như: Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục của Vũ Dương Dũng - trường Múa
Việt Nam, Nguyễn Quang Hải - Học viện Kỹ thuật Quân sự, Nguyễn Hoàng
Giang - trường Kỹ thuật nghiệp vụ Giao thông vận tải Hà Nội, … Song các đề
tài nay mang tính đặc thù, cụ thể tại một đơn vị nhất định hoặc là các vấn đề
chung của các trường đại học, cao đẳng hiện nay. Riêng trường Cao đẳng Tài
nguyên và Môi trường Hà Nội đã có có một số đề tài nghiên cứu cấp Trường
về quản lý nền nếp dạy và học, quản lý quá trình dạy học môn tiếng Anh, biện
pháp quản lý sinh viên nội – ngoại trú …Nhưng các đề tài này cũng chưa
nghiên cứu một cách có hệ thống về quản lý quá trình đào tạo gắn với việc
nâng cao chất lượng đào tạo. Vì vậy, việc nghiên cứu các biện pháp tăng
cường quản lý đào tạo tại trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
là vấn đề rất cấp thiết trong điều kiện hiện nay của nhà trường.
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý đào tạo
1.2.1. Quản lý
1.2.1.1. Khái niệm
Con người ngày nay muốn sinh tồn đều phải biết chấp nhận sự phân công
công tác trong lao động. Mỗi cá nhân lao động theo sự phân công của xã hội.
Trong quá trình chấp nhận sự phân công lao động này, cá nhân phải biết hợp tác
lao động với người khác trong một tập thể, một đội công tác. Có vậy mới có năng
6
suất lao động. Một cá nhân nào đó chỉ biết chấp nhận sự phân công mà không biết
hợp tác lao động thì lao động không có sự sáng tạo. Ngược lại có tinh thần hợp tác
lao động nhưng bản thân lại không có năng lực tối thiểu trong công việc thì năng
suất lao động cũng không cao. Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp
tác lao động này. Chính sự phân công hợp tác lao động nhằm đến hiệu quả nhiều
hơn, năng suất cao hơn trong công việc đòi hỏi phải có sự chỉ huy phối hợp, điều
hành, kiểm tra, chỉnh lý phải có người đứng đầu. Đây là hoạt động để người thủ
trưởng phối hợp nỗ lực các thành viên trong nhóm, trong cộng đồng, trong tổ chức
đạt được mục tiêu đề ra. Nói tóm lại, quản lý gắn liền với cuộc sống, với hoạt động
của con người vì thế nó rất đa dạng và phức tạp. Nhận thức của con người về quản
lý vì thế cũng rất phong phú. Cho đến nay có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về
quản lý như: Quan điểm tiếp cận lịch sử, tiếp cận phân tích tổng hợp, tiếp cận mục
tiêu, tiếp cận hệ thống…
Các tác giả đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về quản lý, ví dụ như:
Konlova OV cho rằng: “Quản lý là tính toán sử dụng các nguồn lực
(nhân lực, vật lực, tài chính) nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ với kết quả tối
ưu về kinh tế – xã hội”[16,tr.9].
Theo Phan Văn Kha: “Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo
và kiểm tra công việc của các thành viên thuộc một hệ thống đơn vị và việc sử
dụng các hệ thống nguồn lực phù hợp để đạt được các mục đích đã
định”[14,tr.4].
Xét quản lý với tư cách là một hành động, Vũ Ngọc Hải cho rằng:
“Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối
tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra”[10,tr.2].
Xét theo chức năng quản lý, hoạt động quản lý thường được định
nghĩa: Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng
các hoạt động (chức năng) kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra [1,tr.1].
Tiếp cận trên phương diện hoạt động của một tổ chức, tác giả Mạc Văn
Trang viết: “Quản lý là một quá trình chủ thể (quản lý) tác động đến đối
7
tượng (quản lý) một cách có chủ đích, có tổ chức, dựa trên các nguồn lực và
những điều kiện có thể có nhằm đạt được mục đích đã xác định” [26,tr.9].
Về vấn đề này, Mác - Ăngghen khẳng định: " Bất kỳ một lao động xã
hội của một cộng đồng nào được tiến hành trên quy mô tương đối lớn cũng
đều cần có sự quản lý, nó xác lập hài hoà các mối quan hệ giữa các công việc
riêng rẽ và thực hiện những chức năng chung nhất, xuất phát từ sự vận động
của toàn bộ cơ cấu sản xuất (khác với sự vận động của từng bộ phận độc lập
của nền sản xuất ấy). Một nghệ sỹ chơi đàn chỉ phải điều khiển chính mình
nhưng một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng"(Mác - Ăngghen toàn tập,
tập 23, trang 342). Như vậy, có thể hiểu: Quản lý là sự tác động có ý thức để
chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của
con người để đạt tới mục đích, đúng ý chí của người quản lý và phù hợp với
quy luật khách quan.
Từ những quan niệm khác nhau trên về quản lý, có thể nói:
Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý
(người quản lý) tới khách thể quản lý (người bị quản lý), trong một tổ chức
chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội bằng một hệ thống các luật lệ, chính
sách, nguyên tắc, các phương pháp và biện pháp cụ thể nhằm làm cho tổ
chức vận hành và đạt mục tiêu của tổ chức.
Có thể khái quát nội dung cơ bản của quản lý được đề cập đến trong
các quan niệm trên là:
- Quản lý là thuộc tính bất biến, nội tại của mọi quá trình hoạt động xã
hội. Lao động quản lý là điều kiện quan trọng để làm cho xã hội loài người
tồn tại, vận hành và phát triển.
- Quản lý được thực hiện với một tổ chức hay một nhóm xã hội
- Quản lý bao giờ cũng là những tác động có tính hướng đích, là những
tác động phối hợp nỗ lực của các cá nhân thực hiện mục tiêu của tổ chức.
- Yếu tố con người, trong đó chủ yếu bao gồm người quản lý và người
bị quản lý giữ vai trò trung tâm trong chu trình, trong hoạt động quản lý.
8
- Quản lý thể hiện mối quan hệ giữa hai bộ phận chủ thể quản lý và đối tượng
quản lý; đây là quan hệ ra lệnh - phục tùng, không đồng cấp và có tính bắt buộc.
- Quản lý là sự tác động, mang tính chủ quan nhưng phải phù hợp với
quy luật khách quan.
- Quản lý có khả năng thích nghi giữa chủ thể với đối tượng quản lý và
ngược lại.
Có thể sơ đồ hoá về quản lý như sau:
Sơ đồ 1.1: Mô hình về quản lý
Trong đó:
Chủ thể quản lý có thể là một cá nhân, một nhóm hay một tổ chức.
Khách thể quản lý là những con người cụ thể và sự hình thành tự nhiên
các mối quan hệ giữa những con nguời , giữa những nhóm người.
Nội dung quản lý là các yếu tố cần quản lý của khách thể quản lý đối
với đối tượng quản lý.
Công cụ quản lý là các phương tiện tác động của chủ thể quản lý tới
khách thể quản lý như: mệnh lệnh , quyết định , luật lệ , chính sách …
Phương pháp quản lý là cách thức tác động của chủ thể tới khách thể quản lý.
Mục tiêu quản lý là trạng thái tương lai của đối tượng quản lý được xác
định bởi các nhiệm vụ quản lý và các điều kiện, phương tiện, hoàn
cảnh trong quá trình thực hiện.
1.2.1.2. Bản chất của quản lý
Chủ thể
quản lý
Khách thể
quản lý
Nội dung
quản lý
Công cụ, PP
quản lý
Mục tiêu
quản lý
9
Bản chất của hoạt động quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng
đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm thực hiện mục tiêu quản
lý. Trong giáo dục đó là sự tác động của nhà quản lý giáo dục đến tập thể
giáo viên, học sinh và các lực lượng khác trong xã hội nhằm thực hiện hệ
thống các mục tiêu giáo dục.
1.2.1.3. Các chức năng cơ bản của quản lý
Chức năng quản lý là những nội dung và phương thức hoạt động cơ
bản mà nhờ đó chủ thể quản lý tác động đến đối tượng quản lý trong quá
trình quản lý nhằm thực hiện mục tiêu quản lý. Có 4 chức năng:
*Kế hoạch hoá (planning): có nghĩa là xác định mục tiêu, mục đích đối
với thành tựu tương lai của tổ chức và các con đường, biện pháp, cách thức để
đạt được mục tiêu, mục đích đó. Có 3 nội dung chủ yếu của chức năng kế
hoạch hoá:
- Xác định, hình thành mục tiêu (phương hướng) đối với tổ chức.
- Xác định và đảm bảo (có tính chắc chắn, có tính cam kết) về các
nguồn lực của tổ chức để đạt được các mục tiêu này.
- Quyết định xem những hoạt động nào là cần thiết để đạt được các
mục tiêu đó.
* Tổ chức (organizing): Khi người quản lý đã lập xong kế hoạch, họ cần
phải chuyển hoá những ý tưởng khá trừu tượng thành hiện thực. Xét về mặt chức
năng quản lý, tổ chức là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các
thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm làm cho họ thực hiện thành
công các kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức. Nhờ việc tổ chức có
hiệu quả, người quản lý có thể phối hợp, điều phối tốt hơn các nguồn vật lực và
nhân lực. Thành tựu của một tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của người
quản lý sử dụng các nguồn lực này sao cho có hiệu quả và có kết quả.
* Chỉ đạo (lãnh đạo) (leading): Sau khi kế hoạch đã được lập, cơ cấu
bộ máy đã hình thành, nhân sự đã được tuyển dụng thì phải có ai đó đứng ra
lãnh đạo, dẫn dắt tổ chức. Chỉ đạo cũng bao hàm việc liên kết, liên hệ với
10
người khác và động viên họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt
được mục tiêu của tổ chức. Tất nhiên là việc lãnh đạo không chỉ mới được
hình thành sau khi việc lập kế hoạch và tổ chức đã hoàn tất mà nó đã được
bắt đầu và thấm vào, ảnh hưởng quyết định tới hai chức năng kia.
* Kiểm tra (controlling): Kiểm tra là một chức năng quản lý, thông qua
đó một cá nhân, một nhóm hoặc một tổ chức theo dõi giám sát các thành quả
hoạt động và tiến hành những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết. Một
kết quả hoạt động phải phù hợp với những chi phí bỏ ra, nếu không tương ứng
thì phải tiến hành những hành động điều chỉnh, diễn ra có tính chu kỳ như sau:
- Người quản lý đặt ra những chuẩn mực thành đạt của hoạt động.
- Người quản lý đối chiếu, đo lường kết quả, sự thành đạt so với chuẩn
mực đã đặt ra.
- Người quản lý tiến hành điều chỉnh những sai lệch.
- Người quản lý hiệu chỉnh, sửa lại chuẩn mực nếu cần.
Sơ đồ 1.2: Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý
LẬP KẾ HOẠCH
KiÓm tra
Tæ choc
Lãnh đạo
Trên đây là bốn chức năng quản lý chung nhất mà bất kỳ chủ thể quản
lý nào cũng đều thực hiện, với mọi đối tượng quản lý, trong bất kỳ lĩnh vực
ngành nghề nào, dù ở cấp độ quản lý nào. Sự phân loại những chức năng của
quản lý giúp cho các quá trình quản lý được triển khai toàn diện, cân đối, có
cơ sở khoa học, đi sâu vào bản chất của quản lý.
Mỗi chức năng quản lý có một nội dung khác nhau, khi vận dụng
chúng, nhà quản lý phải căn cứ vào tính chất của chu trình quản lý, phải tiến
hành, xử lý một cách cụ thể, tuỳ thuộc vào tình huống và điều kiện cụ thể.
11
Điều này đòi hỏi nhà quản lý trước hết phải nắm vững kiến thức cần thiết về
cơ cấu bộ máy, về các mối quan hệ đặc trưng của hệ thống quản lý và cơ bản
phải có một quá trình rèn luyện, trau dồi, đúc kết những kỹ năng, kinh ngiệm
quản lý để vận dụng, giải quyết công việc một cách hiệu quả.
1.2.1.4. Vai trò của quản lý
Trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội đều có sự tham gia
của hoạt động quản lý. Mỗi lĩnh vực tuy có những đặc thù riêng, song đều có
những nét cơ bản đặc trưng của quản lý. Chính các hoạt động chức năng này
đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động
của từng tổ chức. Thực chất vai trò của quản lý là việc phối hợp nỗ lực của
mọi thành viên trong tổ chức để thực hiện được mục tiêu đề ra, mà trong đó
người cán bộ quản lý đóng vai trò là người đại diện, người phát ngôn và người
ra quyết định thực hiện. Vai trò của quản lý được phân chia thành 3 nhóm
gồm:
- Vai trò liên đại diện: Gồm vai trò thủ lĩnh, vai trò liên hệ tập hợp tổ chức.
- Vai trò thông tin: Người cán bộ quản lý vừa là người giữ vai trò của
người hiệu thính viên vừa là phát tin viên, đồng thời vừa là phát ngôn viên.
- Vai trò quyết định: Gồm vai trò người sáng nghiệp, vai trò người dàn
xếp, phân phối nguồn lực, vai trò thương thuyết.
1.2.1.5. Mục tiêu của quản lý:
Là cần tạo dựng một môi trường mà trong đó mỗi người có thể hoàn
thành được mục đích của mình, của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và
sự bất mãn cá nhân ít nhất.
1.2.1.6. Đối tượng của quản lý:
Là các quan hệ quản lý, tức là quan hệ giữa chủ thể và đối tượng quản
lý. Quản lý nghiên cứu các quan hệ phát sinh trong quá trình hoạt động của
con người, của các tổ chức. Những quan hệ này có thể là quan hệ của con
người với môi trường, của tổ chức với môi trường. Quản lý nghiên cứu các
mối quan hệ này nhằm tìm ra quy luật và cơ chế vận dụng những quy luật đó
12
trong quá trình tác động lên con người, thông qua đó tác động lên các yếu tố vật
chất và phi vật chất khác như vốn, vật tư, trang thiết bị, công nghệ, thông tin
một cách có hiệu quả và từ đó xác định các nguyên tắc, chính sách, công cụ,
phương pháp và các hình thức tổ chức quản lý để không ngừng hoàn thiện và
nâng cao chất lượng quản lý.
1.2.1.7. Tính khoa học của quản lý
Khoa học quản lý ngày càng phát triển và được khẳng định là một môn
khoa học độc lập vì nó có cơ sở lý luận là những khái niệm, phạm trù, tính
quy luật và quy luật khách quan để từ đó những người nghiên cứu và các nhà
quản lý thực tiễn nắm lấy, vận dụng nhằm đưa ra các quyết định phù hợp với
các điều kiện khách quan.
1.2.1.8. Tính nghệ thuật của quản lý:
Quản lý là một khoa học nhưng mang tính nghệ thuật. Kiến thức làm
cơ sở cho quản lý là một khoa học, còn vận dụng kiến thức đó để quản lý lại
là một nghệ thuật. Ở đây, khoa học và nghệ thuật không loại trừ nhau, mà
ngược lại chúng phụ trợ cho nhau. Tính nghệ thuật của quản lý xuất phát từ
tính đa dạng phong phú của các sự vật và hiện tượng trong kinh tế xã hội và
trong quản lý. Tính nghệ thuật của quản lý còn xuất phát từ bản chất của quản
lý tổ chức, suy cho cùng là tác động tới con người với những nhu cầu hết sức
đa dạng và phong phú. Những mối quan hệ của con người luôn đòi hỏi nhà
quản lý phải xử lý khéo léo linh hoạt và khó có thể trả lời một cách chung
nhất là làm thế nào thì tốt hơn.
1.2.1.9. Các thuộc tính của quản lý:
- Thuộc tính tổ chức - kỹ thuật của quản lý xác định cụ thể những hoạt
động, công việc mà chủ thể quản lý phải thực hiện (trả lời câu hỏi làm quản lý là
làm cái gì?); đối tượng mà chủ thể quản lý phải tác động để tạo ra sự thay đổi (trả
lời câu hỏi: Đối tượng cơ bản của quản lý là gì?) và các giá trị gia tăng mà quản lý
đem lại cho tổ chức và từng thành viên trong tổ chức (trả lời câu hỏi: Mục đích
của quản lý là gì?). Ở phương diện này quản lý không thể hiện rõ tính giai cấp.
13
Nói cách khác, mặc dù ở các thể chế xã hội khác nhau nhưng quản lý vẫn vận
hành với các yếu tố tổ chức - kỹ thuật có hình thức giống nhau. Trình độ của quản
lý phụ thuộc vào trình độ văn minh của xã hội. Như vậy có nhiều phương diện
tương đồng trong hoạt động quản lý ở mọi tổ chức và ở mọi chủ thể quản lý.
- Thuộc tính kinh tế - xã hội của quản lý đòi hỏi phải trả lời những câu hỏi như:
Tổ chức được thành lập và hoạt động vì mục đích gì? Người nắm quyền lãnh đạo,
điều hành trong tổ chức là ai? Giá trị gia tăng nhờ quản lý thuộc về ai? Ở phương diện
này, quản lý thể hiện rõ tính giai cấp. Ai, giai cấp nào nắm quyền sở hữu tư liệu sản
xuất thì người đó, giai cấp đó nắm quyền lãnh đạo, quản lý. Theo đó, mỗi tổ chức
được hình thành sẽ hướng đến những mục đích khác nhau và giá trị gia tăng được tạo
ra bởi quản lý sẽ được phân phối khác nhau tuỳ theo tính chất và mục đích của mỗi tổ
chức.
Như vậy, sẽ có sự khác biệt giữa các yếu tố của quản lý ở các tổ chức
khác nhau cũng như ở từng chủ thể quản lý. Mỗi tổ chức, mỗi chủ thể quản lý
có những đặc trưng riêng trong hoạt động quản lý phản ánh tính sáng tạo của
quản lý và tạo ra sự đa dạng trong quản lý xã hội.
1.2.2. Quản lý giáo dục
1.2.2.1.Khái niệm
Giáo dục là một chức năng của xã hội loài người được thực hiện một
cách tự giác, nó tồn tại, vận động, phát triển với tư cách là một hệ thống.
Theo cách nói của Mác thì "dàn nhạc" giáo dục trong quá trình tồn tại và phát
triển tất yếu phải có sự quản lý giáo dục (nhạc trưởng).
Cũng như khái niệm quản lý giáo dục nói chung, khái niệm quản lý
giáo dục cũng được biểu đạt một cách rất đa dạng tuỳ theo những phương
diện nghiên cứu và tiếp cận của nhà nghiên cứu về quản lý giáo dục.
"Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức, có
mục đích của các chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của
hệ thống nhằm đảm bảo việc giáo dục cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, đảm
bảo sự phát triển toàn diện và hài hoà của họ trên cơ sở nhận thức và sử dụng
14
các quy luật chung của xã hội cũng như các quy luật khách quan của quá trình
dạy học và giáo dục, của sự phát triển thể chất và tâm lý của trẻ em "[17,tr.94].
"Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy
luật của chủ thể quản lý, nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối giáo dục của
Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam mà tiêu
điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục dến
mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất"[ 22,tr.12].
Theo các khái niệm quản lý đã trình bày ở trên, có thể định nghĩa khái niệm
quản lý giáo dục như sau: Quản lý giáo dục là một dạng của quản lý xã hội trong
đó diễn ra quá trình tiến hành những hoạt động khai thác, lựa chọn, tổ chức và thực
hiện các nguồn lực, các tác động của chủ thể quản lý theo kế hoạch chủ động để
gây ảnh hưởng đến đối tượng quản lý được thực hiện trong lĩnh vực giáo dục,
nhằm thay đổi hay tạo ra hiệu quả cần thiết vì sự ổn định và phát triển của giáo dục
trong việc đáp ứng các yêu cầu mà xã hội đặt ra đối với giáo dục.
Phân tích khái niệm này có thể nhận thấy:
- Quản lý giáo dục là một dạng của quản lý xã hội, vì thế nó có đầy đủ
các đặc điểm của quản lý nói chung và quản lý xã hội nói riêng.
- Do tính đặc thù của quản lý giáo dục mà những đặc điểm của quản lý
giáo dục có nội dung và hình thái thể hiện khác biệt với các dạng quản lý xã
hội khác. Điều đó được thể hiện như: Tính chất quản lý nhà nước được thể
hiện rõ nét trong quản lý giáo dục ngay cả với quản lý tác nghiệp tại trường
học và các cơ sở giáo dục; Đối tượng chủ yếu của quản lý là con người,
nhưng quản lý con người trong quản lý giáo dục còn có ý nghĩa là sự huấn
luyện, giáo dục con người, tạo dựng cho họ có khả năng thích ứng được với
các vai trò xã hội mà họ đã và sẽ đảm nhận
1.2.2.2. Bản chất của quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục, xét về bản chất là một khoa học và một nghệ thuật trong
việc điều khiển, phối kết hợp các bộ phận, phân hệ và các cá nhân trong phần tử của
15
hệ thống giáo dục nhằm đưa hệ thống đạt tới những trạng thái phát triển mới về chất,
đáp ứng các yêu cầu mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục.
Quản lý giáo dục được thực hiện ở cấp độ vĩ mô và vi mô. Trọng tâm của
quản lý giáo dục ở cấp độ vĩ mô là quản lý trường học. Trọng tâm của quản lý giáo
dục ở cấp độ vi mô là quản lý hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường và cơ
sở giáo dục. Do vậy có thể biểu đạt một cách khác về bản chất của quản lý giáo dục
như sau: Quản lý giáo dục về bản chất là quản lý nhà trường, quản lý các hoạt động
giáo dục (nghĩa rộng) và các hoạt động khác diễn ra trong nhà trường.
Sơ đồ 1.3: Mô hình về quản lý giáo dục
QLGD vĩ mô -
QL Nhà nước về
GD
QL của Nhà
nước từ trung
ương đến địa
phương
Hệ thống GD
với các phân hệ
từ GD mầm non
đến GDĐH
QUẢN
LÝ
GIÁO
DỤC
QL của lãnh
đạo nhà trường/
cơ sở GD
Trường học/cơ
sở giáo dục
QLGD vi mô -
QL tác nghiệp
tại trường học /
cơ sở giáo dục
Quản lý của các
tổ chuyên môn
Hoạt động dạy
học và giáo dục
Quản lý của
người dạy và
người học
1.2.2.3.Chức năng của quản lý giáo dục:
Quản lý giáo dục cũng có những chức năng cơ bản của quản lý nói
chung, đó là bốn chức năng cơ bản có liên quan mật thiết với nhau bao gồm:
Lập kế hoạch; Tổ chức; Chỉ đạo ; Kiểm tra, đánh giá.
1.2.2.4. Nhiệm vụ của quản lý giáo dục:
16
Hệ thống giáo dục là một hệ thống mở luôn luôn vận động và phát
triển theo quy luật chung của sự phát triển kinh tế - xã hội và chịu sự quy
định của kinh tế - xã hội. Do đó, quản lý giáo dục cũng luôn luôn phải đổi
mới, đảm bảo tính năng động, khả năng tự điều chỉnh và thích ứng của giáo
dục đối với sự vận động và phát triển chung. Nếu hệ thống giáo dục được tổ
chức, quản lý hợp lý, vận hành đúng, tính năng động của giáo dục sẽ ngày
càng tác động trở lại một cách tích cực với sự phát triển chung và sẽ đóng vai
trò là động lực phát triển của kinh tế - xã hội. Ngày nay, công tác giáo dục
cũng đã được định hướng rõ ràng, có nhiều chủ trương chính sách và biện
pháp lớn, giúp công tác quản lý có nhiều thuận lợi trong đó tập trung vào
nhiệm vụ sau đây:
- Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hiện đại
hóa, dân chủ hóa, đa dạng hóa, xã hội hóa với các trọng tâm, trọng điểm và
có bước phát triển thích hợp trong từng giai đoạn phát triển kinh tế – xã hội.
- Đổi mới công tác giáo dục, tăng cường quyền hạn trách nhiệm cơ
quan quản lý giáo dục các cấp, tăng cường công tác thanh tra giáo dục, khẩn
trương đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp, tạo cho giáo dục vừa
tiếp cận với xu thế đổi mới chung, vừa là phát triển lành mạnh, có kỷ cương.
Nhằm đạt tới mục tiêu đã định, xứng đáng là một trong những động lực phát
triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới.
1.2.2.5. Nội dung quản lý giáo dục
Mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, người
dạy, người học, cơ sở vật chất, thiết bị, môi trường, kết quả giáo dục là các
thành tố trong nội dung quản lý giáo dục- một hệ thống toàn vẹn.
Quản lý giáo dục bao gồm:
- Quản lý mục tiêu giáo dục
- Quản lý nội dung giáo dục
- Quản lý phương pháp giáo dục
- Quản lý hình thức tổ chức giáo dục
17
- Quản lý giáo viên, cán bộ
- Quản lý học sinh – sinh viên
- Quản lý cơ sở vật chất
- Quản lý môi trường giáo dục
- Quản lý kết quả giáo dục
1.2.3. Quản lý nhà trường
Quản lý nhà trường là hệ thống những tác động có mục đích, có kế
hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (các cấp quản lý của hệ thống giáo dục)
nhằm làm cho nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để đạt đến mục tiêu
giáo dục đặt ra trong tong thời kỳ phát triển của đất nước. QLNT thực chất là
quản lý giáo dục trên tất cả các mặt, các khía cạnh liên quan đến hoạt động giáo
dục và đào tạo trong phạm vi một nhà trường. Nhà trường là tổ chức giáo dục cơ
sở của hệ thống giáo dục quốc dân mà ở đó hoạt động của nhà trường vừa mang
tính giáo dục vừa mang tính xã hội. Nhà trường trực tiếp tiến hành quá trình
giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, trực tiếp thực hiện mục tiêu giáo dục. “Nhà
trường là một tổ chức giáo dục chuyên nghiệp, có nội dung chương trình, có
phương tiện và phương pháp hiện đại, do một đội ngũ các nhà sư phạm đã được
đào tạo chu đáo thực hiện. Nhà trường là môi trường giáo dục thuận lợi, có một
tập thể học sinh cùng nhau học tập, rèn luyện”[7,tr.13].
Như vậy, nhà trường vừa là khách thể chính của mọi cấp quản lý từ
trung ương đến địa phương, vừa là một hệ thống độc lập trong xã hội. Chất
lượng của giáo dục và đào tạo chủ yếu do các nhà trường chịu trách nhiệm.
Vì vậy khi nói đến quản lý giáo dục thì phải nghĩ đến quản lý nhà trường
cũng như các hệ thống các nhà trường.
Như vậy QLNT có thể hiểu là một chuỗi hoạt động quản lý mang tính
tổ chức sư phạm của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên và học sinh đến
các lực lượng giáo dục trong nhà trường nhằm làm cho quá trình GD&ĐT
vận hành một cách tối ưu tới mục tiêu dự kiến.