Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Bưu chính Viễn thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.53 KB, 22 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Phan Hữu Nghị
MỤC LỤC
1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN BƯU CHÍNH VIỄN
THÔNG 2
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 2
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG LÀ MỘT DOANH NGHIỆP TRONG HỆ
THỐNG CỘNG ĐỒNG CÁC DOANH NGHIỆP ĐƯỢC UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG
TỪ NGÀY 02 THÁNG 12 NĂM 2002

2
Sv: Nguyễn Đức Thành Lớp: TCDN – K39(BVH)
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Phan Hữu Nghị
LỜI NÓI ĐẦU
Đất nước chuyển từ cơ chế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường đã
tạo ra nhiều cơ hội tiếp cận các nguồn lực của thế giới để mở rộng hoạt động sản
xuất kinh doanh, nắm bắt tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển thị trường, tăng
doanh thu,lợi nhuận cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên đây cũng là thử thách lớn bởi
sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực
cạnh tranh của mình.
Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Bưu chính - Viễn thông cũng không ngoại
lệ, là một doanh nghiệp nhỏ, ra đời trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt giữa các
doanh nghiệp trong ngành, các công ty khác hoạt động cùng lĩnh vực. Trong bối
cảnh đó chìa khoá vàng giúp công ty đứng vững và thành công là không ngừng
nâng cao năng lực của bản thân bằng uy tín, chất lượng và khả năng quản lý điều
hành, cũng như nắm bắt thị trường …
Với mong muốn vận dụng những kiến thức của mình đã được học tại trường,
sự hướng dẫn của thầy giáo: Ts. Phan Hữu Nghị và sự giúp đỡ của Công ty Cổ phần
Đầu tư Phát triển Bưu chính - Viễn thông; em đã hoàn thành bản báo cáo tổng
hợp về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Bản báo cáo của em gồm
có các mục:
1. Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Bưu chính


- Viễn thông
2. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian gần đây.
3. Phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong
thời gian tới.
Với thời gian có hạn và kiến thức còn non nớt nên bản báo cáo này
không tránh khỏi thiếu sót về số liệu và chỉnh chu về câu chữ, em rất mong
Thầy giáo giúp đỡ để em có điều kiện hoàn thành bản báo cáo tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
SV: Nguyễn Đức Thành Lớp: TCDN –
K39(BVH)
1
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Phan Hữu Nghị
1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
1.1.1. Lịch sử hình thành và Phát triển Công ty
Tên công ty:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
Tên giao dịch:
POST AND TELECOMMUNICATION
DEVELOPMENT AND INVESTMENT JOIN - STOCK
COMPANY
Tên giao dịch viết tắt: DICOM .,JSC
Địa chỉ trụ sở chính:Phòng 306 Tòa nhà CT6 khu đô thị mới Yên Hòa ,
phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: (84 4) 3782 1591 Fax: (84 4) 3782 1592
Email:
Văn phòng giao dịch:
Địa chỉ: Tầng 4 số 184-185 phố Nguyễn Cảnh Dị, phường Đại Kim,
quận Hoàng Mai, T.P Hà Nội

Điện thoại: (84 4) 3782 1591 Fax: (84 4) 3782 1592
Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Bưu chính Viễn thông là một doanh
nghiệp trong hệ thống cộng đồng các doanh nghiệp được UBND Thành phố
Hà Nội cấp giấy phép hoạt động từ ngày 02 tháng 12 năm 2002
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0101312220
SV: Nguyễn Đức Thành Lớp: TCDN –
K39(BVH)
2
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Phan Hữu Nghị
Vốn điều lệ: 3.000.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Ba tỷ đồng).
1.1.2. Các nghành nghề kinh doanh
Thi công lắp đặt các công trình Bưu chính Viễn thông, công nghệ thông
tin, truyền thanh truyền hình, điện dân dụng, công nghiệp; xây dựng các công
trình dân dụng, công nghiệp;
- Bảo dưỡng sửa chữa các hệ thống thiết bị Bưu chính viễn thông, công
nghệ thông tin, truyền thanh và truyền hình;
- Mua bán vật tư thiết bị bưu chính viễn thông , công nghệ thông tin,
trang thiết bị văn phòng;
- Làm đại lý cung cấp vật tư thiết bị và dịch vụ bưu chính viễn thông, đại
lý bán vé máy bay;
- Lập các dự án về bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, điện tử,
tin học, truyền thanh, truyền hình.
- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, công sở, hạ tầng kỹ thuật;
- Tư vấn đầu tư các công trình bưu chính viễn thông, các công trình dân
dụng, công nghiệp, công trình giao thông đường bộ, công nghệ thông tin,
truyền thanh, truyền hình (trong phạm vi chứng chỉ hành nghề đã đăng ký
kinh doanh);
- Thiết kế mạng thông tin - vô tuyến điện; Quy hoạch, thiết kế kiến trúc
công trình lĩnh vực: lắp thiết bị công nghiệp, lắp thiết bị công trình; Giám sát
thi công xây dựng loại công trình: công nghiệp điện tử, tin học, công trình

xây dựng giao thông các cấp không phân biệt vùng lĩnh vực chuyên môn giám
sát: cầu đường;
- Tư vấn lập các dự án đầu tư, tư vấn đấu thầu, thẩm định dự án đầu tư
(không bao gồm tư vấn pháp luật và tài chính);
- Mua bán cho thuê thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin, truyền
thanh, truyền hình, điện tử, điện dân dung, điện công nghiệp;
- Mua bán, sản xuất, gia công, bảo trì, bảo dưỡng thiết kế phần mềm,
webisite;
SV: Nguyễn Đức Thành Lớp: TCDN –
K39(BVH)
3
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Phan Hữu Nghị
- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi các loại hàng hóa;
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh.
- Sản xuất, lắp đặt, mua bán các thiết bị đồ gỗ;
* Lĩnh vực Công nghệ thông tin
Năm 2003, Công ty DICOM bắt đầu họat động trong lĩnh vực CNTT và
hiện là một trong những đơn vị có uy tín ở Việt Nam trong lĩnh vực phân phối
cung cấp thiết bị tin học, máy tính, thiết bị mạng, máy in, điện tử, viễn thông,
trang thiết bị văn phòng. Đồng thời nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công
nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông, tự động hoá điều
khiển. Với đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, quy mô
lớn. Công ty là đại lý cho nhiều hãng máy tính, thiết bị mạng nổi tiếng trên
thế giới.
* Lĩnh vực Viễn thông, Xây lắp, tư vấn thiết kế và giám sát công trình
Với bề dầy nhiều năm kinh nghiệm cũng như đội ngũ kỹ sư, nhân viên
có chuyên môn cao, được đào tạo bài bản trong lĩnh vực Viễn thông. Công ty
có đầy đủ năng lực để tư vấn, thiết kế, thi công, lắp đặt và giám sát các công
trình xây lắp Viễn thông, phát thanh truyền hình.
Xây dựng, nâng cấp hệ thống thu phát sóng trong các tòa cao ốc, văn

phòng(Inbuilding) rộng khắp các địa bàn. Những công trình mà công ty đã
tham gia đều được chủ đầu tư đánh giá rất cao về tiến độ cũng như chất
lượng; uy tín và hiệu quả trong công việc đã tạo nên thương hiệu DICOM qua
các công trình của chủ đầu tư như: Viễn Thông Hà Nội, Viễn thông Hà Nam,
Viễn thông Hưng Yên, Công ty Vinaphone …

SV: Nguyễn Đức Thành Lớp: TCDN –
K39(BVH)
4
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Phan Hữu Nghị
1.2. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CÁC BƯỚC THI CÔNG
Hình 1.1. Sơ đồ quy trình công nghệ
1.2.1. Nội dung cơ bản của các bước công việc trong quy trình công
nghệ trên:
Bước 1 . Công tác chuẩn bị: Để đảm bảo thi công công trình đúng tiến
độ và có chất lượng cao, công tác chuẩn bị trước khi thi công là rất quan
trọng.Ngay sau khi nhận được thông báo trúng thầu và ký hợp đồng thi công
công trình, công ty cho tiến hành ngay các công việc sau:
- Thành lập Ban chỉ huy công trình gồm có các cán bộ lãnh đạo của công
ty và các cán bộ kỹ thuật chuyên ngành BCVT dày dạn kinh nghiệm và có tay
nghề cao. Nhiệm vụ của Ban chỉ huy và trách nhiệm của từng thành viên sẽ
được quy định cụ thể bằng Quyết định của Giám đốc công ty.
- Trụ sở của Ban chỉ huy sẽ đặt tại Công ty để tiện cho việc chỉ huy, điều
hành thi công tại các trạm khác nhau.
- Lập giấy xin cấp vật tư và chuẩn bị phương tiện để vận chuyển thiết bị.
- Tìm hiểu phong tục tập quán địa phương, nơi bố trí nhà trạm để tổ chức
nhận hàng không làm ảnh hưởng đến nhà dân trong quá trình vận chuyển thiết
bị đến từng trạm.
SV: Nguyễn Đức Thành Lớp: TCDN –
K39(BVH)

Công tác chuẩn bị
Tổ chức thi công
Nghiệm thu kỹ thuật
Lập hồ sơ hoàn công, đối
chiếu số liệu
Nghiệm thu bàn giao tổng
thể
5
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Phan Hữu Nghị
- Chuẩn bị phương tiện thông tin, phương tiện vận chuyển, phương tiện
đi lại của cán bộ, công nhân.
- Cùng với Bên chủ đầu tư nhanh chóng hoàn tất thủ tục ra vào các trạm
thi công cho các cán bộ của công ty trong thời gian thi công.
- Tổ chức bộ máy thi công, biên chế đội lao động để quán triệt và phổ
biến các yêu cầu nội dung công việc và nội quy an toàn lao động.
- Tập kết công cụ, trang thiết bị phục vụ cho công tác thi công.
- Căn cứ địa điểm của công trình,các nhà trạm mà tổ chức thi công trước,
sau, nhiều, ít cho phù hợp để tránh lãng phí nhân công mà vẫn đảm bảo tiến
độ. Công tác chuẩn bị về kỹ thuật:
- Nghiên cứu kỹ thiết kế kỹ thuật, tiên lượng trong hồ sơ mời thầu.
- Nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật TCN, TCVN
- Tổ chức tiếp nhận, bảo quản vật tưu do Bên chủ đầu tư cấp. Trước
khi nhập hoặc xuất kho đều có phiếu xuất nhập kho và kiểm tra chất lượng,
ghi nhật ký công trình
Bước 2: Tổ chức thi công
- Kiểm tra, chuẩn bị mặt bằng trước khi thi công
- Thi công lắp đặt thiết bị
Trong quá trình thi công phải nghiêm chỉnh chấp hành quy trình quy
phạm thi công của ngành và Nhà nước ban hành, tuân thủ theo đúng thiết kế
kỹ thuật thi công và tổng dự toán. Mọi thay đổi phải được các đơn vị có liên

quan chấp hành bằng văn bản trước khi thi công.
Bước 3: Nghiệm thu kỹ thuật
Sau khi hoàn thành xong từng phần công việc, Bên nhà thầu thông báo
cho Bên chủ đầu tư để tiến hành kiểm tra, nghiệm thu từng phần về mặt kỹ
thuật.
Bước 4: Lập hồ sơ hoàn công, đối chiếu số liệu
Sau khi thi công xong công trình, Bên nhà thầu lập hồ sơ hoàn công
bằng rõ ràng, phản ánh đúng thực tế.
SV: Nguyễn Đức Thành Lớp: TCDN –
K39(BVH)
6
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Phan Hữu Nghị
Bước 5: Nghiệm thu bàn giao tổng thể
Bên nhà thầu bàn giao toàn bộ công trình hoàn thành cho Bên chủ đầu tư
và yêu cầu Bên chủ đầu tư thanh toán công trình theo điều khoản của hợp
đồng đã ký kết.
1.2.2. Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của Công ty
Hình thức tổ chức sản xuất
Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Bưu chính Viễn thông với lĩnh vực
sản xuất- kinh doanh chính là thực hiện các dự án thi công công trình Bưu
chính viễn thông. Mỗi dự án mà công ty thực hiện là một công trình hoàn toàn
mới, không lặp lại.
Do công trình thi công được thực hiện theo đúng thiết kế của chủ đầu tư
nên hình thức tổ chức sản xuất của công ty là:
- Chuyên môn hoá theo sản phẩm.
- Sản xuất đơn chiếc, không có tính chất lặp lại.
- Quy trình sản xuất phức tạp với nhiều hạng mục con.
- Chu kỳ sản xuất thường dài. Độ dài của chu kỳ sản xuất phụ thuộc vào
khối lượng công việc của dự án.
Kết cấu sản xuất

Hình 1.2. Sơ đồ kết cấu thi công xây lắp công trình viễn thông
SV: Nguyễn Đức Thành Lớp: TCDN –
K39(BVH)
7
Đội lắp đặt
Đội đo thử, kiểm tra, hiệu
chỉnh
Đội kéo cáp
Đội đấu nối
Đội quản lý kỹ thuật
Đội giám sát kỹ thuật
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Phan Hữu Nghị
Mối liên hệ giữa các bộ phận :
- Bộ phận quản lý kỹ thuật có trách nhiệm thường xuyên giám sát, theo
dõi công việc trên công trình và hỗ trợ các tổ đội công nhân thực hiện các
biện pháp thi công và đảm bảo chất lượng công việc.
- Bộ phận giám sát gồm bên chủ đầu tư và bên thiết kế sẽ có nhiệm vụ
thường xuyêm giám sát quá trình thi công, nhằm đảm bảo công trình được
hoàn thành theo đúng thiết kế ban đầu và có thể điều chỉnh lại thiết kế cho
phù hợp với thực tế nếu thấy cần thiết.
- Bộ phận sản xuất chính: Bộ phận trực tiếp thi công bao gồm lực lượng
lao động có tay nghề, trình độ chuyên môn của công ty và lực lượng lao động
phổ thông. Hai lực lượng lao động này sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình xây
lắp, thi công công trình tại hiện trường
SV: Nguyễn Đức Thành Lớp: TCDN –
K39(BVH)
8
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Phan Hữu Nghị
1.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG BAN
Bảng 1. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC VÀ BỘ MÁY QUẢN LÝ

SV: Nguyễn Đức Thành Lớp: TCDN – K39(BVH)
ĐẠI HỘI
ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
BAN KIỂM
SOÁT
BAN GIÁM ĐỐC
ĐIỀU HÀNH
PHÒNG KẾ HOẠCH
KINH DOANH
PHÒNG TÀI CHÍNH
QUẢN TRỊ
PHÒNG K~ THU•T
TRUNG TÂM VT - CNTT
XÍ NGHIỆP XÂY LẮP VT
9
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Phan Hữu Nghị
1.3.1. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
1. Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là hội
đồng quyết định cao nhất của công ty
2. Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
- Thông qua định hướng phát triển của công ty;
- Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền
chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần.
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên
Ban kiểm soát;
- Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50%
tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty.

- Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, trừ trường hợp điều chỉnh
vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được
quyền chào bán quy định tại Điều lệ công ty;
- Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
- Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;
- Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát
gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty;
- Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty.
3. Cổ đông là tổ chức có quyền cử một hoặc một số người đại diện theo
uỷ quyền thực hiện các quyền cổ đông của mình theo quy định của pháp luật;
trường hợp có nhiều hơn một người đại diện theo uỷ quyền được cử thì phải
xác định cụ thể số cổ phần và số phiếu bầu của mỗi người đại diện. Việc cử,
chấm dứt hoặc thay đổi người đại diện theo uỷ quyền phải được thông báo
bằng văn bản đến công ty trong thời hạn sớm nhất.
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
SV: Nguyễn Đức Thành Lớp: TCDN –
K39(BVH)
10
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Phan Hữu Nghị
- HĐQT chịu trách nhiệm trước các cổ đông về hoạt động của Công ty.
Công ty niêm yết xây dựng cơ cấu quản trị công ty, đảm bảo Hội đồng quản
trị có thể thực thi nhiệm vụ theo các quy định của pháp luật và Điều lệ công
ty.
- HĐQT chịu trách nhiệm đảm bảo hoạt động của công ty tuân thủ các
quy định của pháp luật và Điều lệ công ty, đối xử bình đẳng đối với tất cả cổ
đông và quan tâm tới lợi ích của người có quyền lợi liên quan đến công ty.
- HĐQT có trách nhiệm giám sát Giám đốc điều hành và các cán bộ quản
lý khác thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty mà HĐQT và
Đại hội đồng cổ đông đã thông qua.
- Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh

doanh hằng năm của công ty;
- Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền
chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác;
- Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới
hạn theo quy định của Công ty;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối
với Giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định;
quyết định mức lương và lợi ích khác của những người quản lý đó; cử người đại
diện theo uỷ quyền thực hiện quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp ở công ty
khác, quyết định mức thù lao và lợi ích khác của những người đó;
- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định
thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn,
mua cổ phần của doanh nghiệp khác;
SV: Nguyễn Đức Thành Lớp: TCDN –
K39(BVH)
11
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Phan Hữu Nghị
Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc điều hành nhiệm kỳ (2011-2013)
gồm các thành viên:
TT HỌ VÀ TÊN CHỨC DANH
1
Kỹ sư
PHẠM VĂN TRANG
Chủ tịch Hội đồng quản trị
2
Kỹ sư
PHẠM ĐÌNH TRI
Uỷ viên Hội đồng quản trị;
Giám đốc
3

Kỹ sư
TRẦN NAM TRUNG
Uỷ viên Hội đồng quản trị;
Ph† giám đốc
BAN KIỂM SOÁT
Kiểm soát toàn bộ hệ thống tài chính và việc thực hiện các quy chế
của công ty:
- Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng
trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế
toán, thống kê và lập báo cáo tài chính. Thẩm định báo cáo tình hình kinh
doanh, báo cáo tài chính theo các định kỳ của công ty, báo cáo đánh giá công
tác quản lý của Hội đồng quản trị lên Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp
thường niên.
- Xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của Công ty, các công việc
quản lý, điều hành hoạt động của Công ty bất cứ khi nào nếu xét thấy cần
thiết hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông theo yêu cầu của cổ đông
hoặc nhóm cổ đông.
BAN GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
1.Giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu
trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ
được giao.
SV: Nguyễn Đức Thành Lớp: TCDN –
K39(BVH)
12
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Phan Hữu Nghị
2. Giám đốc có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
- Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của
công ty;
- Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị;
- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công

ty;
- Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ
công ty;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty,
trừ các chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức;
- Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong
công ty, kể cả cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc.
- Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công
ty và quyết định của Hội đồng quản trị.
PHÒNG KẾ HOẠCH KINH DOANH
- Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của Công
ty. Trên cơ sở kế hoạch của các phòng, các đơn vị thành viên để xây dựng kế
hoạch tổng thể của Công ty bao gồm các lĩnh vực: Sản xuất kinh doanh, tài
chính, lao động, xây dựng và đầu tư.
- Tham mưu Giám đốc về các đối tác, các dự án, thị trường…
- Triển khai các hạng mục: lập hồ sơ dự thầu, hồ sơ thanh quyết toán,
hợp đồng dự án, chăm sóc khách hàng…
- Bảo đảm bí mật các thông tin kinh tế đối với những người không có
trách nhiệm để tránh thiệt hại cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
PHÒNG K~ THU•T
- Tham mưu Giám đốc về công tác quản lý kỹ thuật, chất lượng trong
việc thiết kế, thi công các công trình; cơ sở vật chất phục vụ công tác quản
lý,đầu tư và công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học-kỹ thuật, công nghệ.
- Phê duyệt nhiệm vụ khảo sát, nhiệm vụ thiết kế, thiết kế bản vẽ thi công.
SV: Nguyễn Đức Thành Lớp: TCDN –
K39(BVH)
13
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Phan Hữu Nghị
- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, giám sát các tổ thi công.
- Thực hiện công tác giám sát, kiểm tra, nghiệm thu, quyết toán, bàn giao (từ

khâu khảo sát, thiết kế, điều hành dự án, giám sát thi công…) các công trình.
- Tổ chức xử lý kỹ thuật và kiểm tra phát sinh đối với các hạng mục
phức tạp, khối lượng phát sinh lớn, kéo dài thời gian thi công. Trực tiếp xử lý
kỹ thuật đối với các hạng mục công việc khi được ủy quyền.
- Trực tiếp giải trình các vấn đề về kỹ thuật, khối lượng, chất lượng công
trình cho các đoàn kiểm tra, thanh tra.
PHÒNG TÀI CHÍNH QUẢN TRỊ
- Tham mưu giúp Giám đốc chỉ đạo, quản lý điều hành công tác kinh tế
tài chính và hạch toán kế toán. Xúc tiến huy động tài chính và quản lý công
tác đầu tư tài chính; Thực hiện và theo dõi công tác tiền lương, tiền thưởng và
các khoản thu nhập, chi trả theo chế độ, chính sách đối với người lao động
trong Công ty. Thanh quyết toán các chi phí hoạt động, chi phí phục vụ sản
xuất kinh doanh và chi phí đầu tư các dự án theo quy định.
- Chủ trì và phối hợp với các phòng nghiệp vụ liên quan xây dựng quy
chế về quản lý và chi tiêu các quỹ đúng quy định.
- Bảo quản, lữu trữ các tài liệu kế toán, tài chính, chứng từ có giá, giữ bí
mật các tài liệu và số liệu này, cung cấp khi có yêu cầu của Giám đốc.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc và Hội
đồng Quản trị Công ty.
TT VT - CNTT
- Tư vấn khảo sát thiết kế, giám sát kỹ thuật các dự án, đề án, công trình
về công nghệ thông tin và truyền thông; Tổ chức nghiên cứu và thực hiện
triển khai các đề tài khoa học, dự án, chuyển giao ứng dụng công nghệ thông
tin và truyền thông;
- Cung cấp, lắp đặt, bảo hành, bảo trì, duy tu, bảo dưỡng các sản phẩm,
dịch vụ tin học và truyền thông (phần cứng, phần mềm của công nghệ thông
tin và thiết bị truyền thông); Xây lắp các công trình, dự án về công nghệ
thông tin và truyền thông;
SV: Nguyễn Đức Thành Lớp: TCDN –
K39(BVH)

14
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Phan Hữu Nghị
- Xây dựng và quản lý có hiệu quả các chương trình công nghệ thông tin
đang sử dụng.
XÍ NGHIỆP XÂY LẮP VIỄN THÔNG
- Thi công các công trình xây lắp bưu chính - viễn thông.
- Thi công xây lắp các công trình cơ điện lạnh.
- Thi công các công trình xây lắp dân dụng và giao thông.
- Thi công xây lắp các công trình về phát thanh - truyền hình.
- Xây dựng các công trình công nghiệp.
- Duy tu, bảo dưỡng các loại tổng đài điện thoại, các thiết bị thông tin
liên lạc, các mạng cáp đồng, cáp quang nội tỉnh và liên tỉnh. Lập báo cáo công
trình, hồ sơ hoàn công, thanh quyết toán …
1.3.2. Lực lượng lao động
- Tổng số lao động hiện có : 31 người
- Kỹ sư Điện tử Viễn thông : 10
- Higher Diploma Công nghệ thông tin : 01
- Cử nhân Điện tử Viễn thông : 03
- Đại học Kinh tế : 02
- Đại học Tài chính kế toán : 03
- Kỹ sư Xây dựng : 02
- Kỹ sư điện : 01
- Công nhân dây máy : 5
- Công nhân cơ khí : 02
- Công nhân điện : 02
2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY.
Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Bưu chính Viễn thông là một doanh
nhiệp nhỏ hoạt động trong sự cạnh tranh khốc liệt giữa các Công ty cùng lĩnh
vực. Tuy nhiên Ban lãnh đạo cùng toàn thể Công ty đã không ngừng phát huy

SV: Nguyễn Đức Thành Lớp: TCDN –
K39(BVH)
15
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Phan Hữu Nghị
tính sáng tạo, nâng cao năng lực quản lý, thi công, cắt giảm chi phí, đưa hoạt
động kinh doanh của Công ty đi vào chiều sâu, dần từng bước có kết quả tốt.
Sau đây là bảng tóm tắt kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2008-2010 :
Bảng 2.
Đơn vị: Đồng
tt Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1 Tổng tài sản 5.231.126.387 5.452.075.274 6.587.797.673
2 Tổng nguồn vốn 5.231.126.387 5.452.075.275 6.587.797.673
-Vốn chủ sở hữu 2.794.761.132 3.013.183.523 3.220.155.140
-Nợ phải trả 2.436.365.255 2.438.891.752 3.367.642.533
3 Doanh thu thuần 7.227.940.276 7.715.333.272 8.582.868.686
4 LN trước thuế 311.642.813 458.719.835 590.939.785
5 LN sau thuế 233.732.110 344.039.876 443.204.839
Qua bảng t\ng h]p ta thấy:
Trước hết về tài sản
Nhìn chung, tổng tài sản của công ty từ năm 2008-2010 có nhiều biến
động, cùng với xu hướng tăng của tài sản cố định. Năm 2008, tổng tài sản của
công ty là trên 5,23 tỷ đồng; năm 2009 là 5,45 tỷ đồng, tăng 220 triệu đồng
hay là tăng 4,22% so với năm 2008. Năm 2010 là trên 6,58 tỷ đồng, tăng lên
1,135 tỷ đồng hay là tăng lên 20,83% so với năm 2009. Đây là kết quả đáng
phấn khởi, cho thấy Công ty đã tăng cường đầu tư trang thiết bị, máy móc
hiện đại để phục vụ yêu cầu công việc. Giúp tăng khả năng tự chủ trong thi
công cũng như góp phần nâng cao năng xuất, hiệu quả công việc.
Về nguồn vốn
Dựa vào số liệu ở (bảng 2) ta thấy, nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty từ
năm 2008-2010 chiếm từ 48% - 53 %, trong khi đó nợ phải trả của Công ty

chiếm từ 44% - 51% trong tổng nguồn vốn, cụ thể :
- Đối với nguồn vốn chủ sở hữu: Năm 2008 là 2.794.761.132 đồng,
chiếm 53,42% tổng nguồn vốn. Năm 2009 là 3.013.183.523 đồng, chiếm
SV: Nguyễn Đức Thành Lớp: TCDN –
K39(BVH)
16
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Phan Hữu Nghị
55,26 % tổng nguồn vốn, tăng 218 triệu đồng hay tăng 7,8 % so với năm
2008. Sang năm 2010, nguồn vốn chủ sở hữu là 3.220.155.140 đồng , chiếm
48,88 % tăng lên 206 triệu đồng hay tăng 6,8% so với năm 2009. Như vậy,
về số tuyệt đối thì nguồn vốn chủ sở hữu có sự biến động tăng dần, từ năm
2008-2010 và tỷ trọng trong tổng nguồn cũng biến động tăng.
- Đối với nợ phải trả: Năm 2008 là 2.436.365.255 đồng, chiếm 46,58%
tổng nguồn vốn . Năm 2009 là 2.438.891.752 đồng, chiếm 44,74% tổng
nguồn vốn. Năm 2010 là 3.367.642.533 đồng, chiếm 51,12% tổng nguồn vốn.
Như vậy, từ năm 2008-2010, nợ phải trả của Công ty có sự biến động tăng cả
về số tuyệt đối lẫn số tương đối. Điều này chứng tỏ Công ty đã tăng cường
chiếm dụng vốn qua từng năm.
Về Doanh thu
Qua bảng trên, ta thấy được doanh thu thuần của Công ty từ năm 2008-
2010 không ngừng tăng lên. Năm 2008 đạt 7.227.940.276 đồng, sang năm
2009 đạt 7.715.333.272 đồng , tăng 487 triệu đồng, tức là tăng thêm 6,74% so
với năm 2008. Năm 2010 là 8.582.868.686 đồng, tăng 867 triệu đồng, tức là
tăng 11,24% so với năm 2009 Đây có thể xem là dấu hiệu tốt, thể hiện Công
ty có khả mở rộng thị trường, ra tăng sản lượng, tuy chưa cao.
Về lợi nhuận
Lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2008 là 233.732.110 đồng, năm
2009 là 344.039.876 đồng, tăng 110 triệu đồng tương ứng 47,2% so với năm
2008. Sang năm 2010 là 443.204.839 đồng, tăng 99 triệu đồng tương ứng
28,8% so với năm 2009. Nhìn chung lợi nhuận của Công ty còn thấp, chứng

tỏ chi phí bỏ ra cao. Điều này thể hiện Công ty chưa thực sự hiệu quả trong
quản lý, điều hành cũng như thi công.
3. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG
TY TRONG THỜI GIAN TỚI
SV: Nguyễn Đức Thành Lớp: TCDN –
K39(BVH)
17
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Phan Hữu Nghị
Định hướng về quản lý
Quản lý là một trong những công tác trọng yếu của bất kỳ 1 doanh
nghiệp nào, công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Bưu chính Viễn thông cũng
không phải ngoại lệ. Vì vậy, công ty luôn chú trọng đến công tác quản lý để
tạo điều kiện cho mọi hoạt động của Công ty diễn ra nhịp nhàng, thông
thoáng, đúng pháp luật, bảo toàn được vốn, tài sản hàng hoá, con người và
đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.
* Cán bộ quản lý của công ty: đặc biệt chú trọng quản lý vốn, chứng từ
hoá đơn, giá và các chi phí ký kết hợp đồng, các đơn vị tự chủ trong kinh
doanh, chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành kinh doanh trực tiếp đôn đốc,
kiểm tra, giám sát mọi hoạt động trong đơn vị mình.
*Về quản lý kinh tế tài chính, Công ty thực hiện kiểm soát các chi
phí bằng việc xây dựng các định mức chung cho toàn Công ty như: quy
định về giao khoán chỉ tiêu công trình, giao khoán thời gian tác nghiệp hồ sơ .
.v.v Trong hoạt động tài chính hàng ngày, tình hình tài chính của Công ty
luôn được theo dõi sát sao và điều chỉnh kịp thời để cân đối hài hòa giữa hai
chỉ tiêu khả năng thanh toán và vòng quay vốn.
Định hướng phát triển thị trường
Trên cơ sở đánh giá kết quả kinh doanh năm 2008-2010, Công ty có định
hướng phát triển thị trường như sau:
+ Tập trung chỉ đạo và đầu tư cho thị trường truyền thống về lĩnh vực
xây lắp đặc biệt là thị trường Hà Nội vì đây là khu vực có tiềm năng rất lớn.

Công ty rất có khả năng phát triển trước mắt và lâu dài; mục tiêu cho năm tới
ở thị trường này sẽ chiếm tỉ trọng tới 60% tổng doanh thu của Công ty.
+ Lĩnh vực đầu tư hệ thống Inbuilding cần thiết lập chặt chẽ hơn với các
công ty Vinphone, công ty Mobifone và các đối tác liên quan. Vì đây là
nguồn thu khá lớn và ổn định cho Công ty.
+ Trong định hướng phát triển lâu dài, Công ty cần đầu tư mở rộng thị
trường các ra tỉnh trong cả nước góp phần tăng qui mô cũng như hình ảnh của
công ty.
SV: Nguyễn Đức Thành Lớp: TCDN –
K39(BVH)
18
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Phan Hữu Nghị
Định hướng phát triển chiến lược:
Ngày nay, cùng với xu thế toàn cầu hoá các doanh nghiệp ngày càng
phải có tầm nhìn chiến lược; không nằm ngoài xu thế tất yếu đó Công ty đã
lập kế hoạch mục tiêu trong mọi hoạt động của mình: Là một doanh nghiệp có
quy mô nhỏ công ty đã tiến hành liên kết hợp tác với các đơn vị thi công xây
lắp, cung ứng dịch vụ bên ngoài nhằm tận dụng nguồn lao động lúc cần thiết
mà vẫn đảm bảo tính hiệu quả. Đồng thời công ty cũng có những bước chuẩn
bị cho mục tiêu lâu dài là trở thành một công ty hàng đầu về tư vấn, xây lắp,
cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.
Định hướng phát triển chất lượng, dịch vụ, sản phẩm
- Luôn đảm bảo cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao đúng
yêu cầu kỹ thuật với giá phù hợp, đúng thời gian ký kết.
- Nâng cao chất lượng các công trình thi công, linh hoạt sáng tạo trong
công tác tư vấn đồng thời cam kết sẽ có các hoạt động hỗ trợ trong việc triển
khai các dự án do công ty thiết kế.
- Luôn sẵn sàng hợp tác với khách hàng khi có nhu cầu, các sản phẩm
công ty luôn đảm bảo số lượng, chất lượng, thời gian giao hàng cũng như thời
gian hoàn thành các dự án.

Đối với công tác sử dụng vốn
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một
lượng vốn nhất định bao gồm vốn cố định và vốn lưu động, vốn chuyên dùng
khác. Doanh nghiệp có nhiệm vụ tổ chức huy động các loại vốn cần thiết cho
nhu cầu kinh doanh, đồng thời tiến hành phân phối, quản lý và sử dụng vốn
một cách hợp lý, hiệu quả cao nhất trên cơ sở chấp hành các chế độ chính
sách quản lý tài chính.
Một thực tế cho thấy hiện nay công ty đang gặp khó khăn vế vốn để mở
rộng thị trường và có thể nhận các công trình với quy mô lớn hơn. Do vậy
công ty cần phải tiến hành huy động vốn từ các nguồn khác nhau đồng thời sử
dụng vốn đạt hiệu quả cao nhất, đẩy nhanh tốc độ quay của vốn
Một hình thức huy động vốn có hiệu quả nữa đó là Công ty nên tiến
SV: Nguyễn Đức Thành Lớp: TCDN –
K39(BVH)
19
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Phan Hữu Nghị
hành phát hành cổ phiếu và bán cổ phiếu cho người lao động. Bằng cách này
Công ty có thể huy động được một khối lượng vốn lớn, không có thời hạn trả,
tăng nguồn vốn chủ sở hữu và kích thích người lao động hoạt động có hiệu
quả hơn nhờ gắn quyền lợi và trách nhiệm chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, hình thức
này có nhược điểm là khi Công ty thừa vốn không trả lại được, phải có nghĩa
vụ công khai tài chính vì vậy công ty cần phải có sự đánh giá thật chính xác
và đầy đủ trước mỗi lần phát hành cổ phiếu.
SV: Nguyễn Đức Thành Lớp: TCDN –
K39(BVH)
20
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Phan Hữu Nghị
LỜI KẾT LU•N
Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Bưu chính Viễn thông là một công
ty hoạt động trong lĩnh vực tư vấn thiết kế, xây lắp và cung cấp các dịch vụ

Viễn thông …Ra đời và hoạt động trong cơ chế thị trường đầy khắc nhiệt,
nhưng Công ty đã dần ổn định và khẳng định vị trí vững chắc của mình.
Trong quá trình thực tập, em thấy công ty đã khá chú trọng tới việc nâng cao
hiệu quả kinh doanh nhưng thực tế là chưa cao. Mặc dù còn rất nhiều vấn đề
phải nghiên cứu, nhưng với giới hạn về kiến thức, năng lực và thời gian nên
bài viết còn nhiều hạn chế. Vì vậy rất mong nhận được sự giúp đỡ và góp ý
của thầy giáo.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy
giáo Ts. Phan Hữu Nghị và toàn thể Ban lãnh đạo, nhân viên Công ty Cổ phần
Đầu tư Phát triển Bưu chính Viễn thông đã tạo điều kiện giúp em hoàn thành
bản báo cáo này.
Hà Nội, ngày 17 tháng 6 năm 2011
Sinh viên
Nguyễn Đức Thành
SV: Nguyễn Đức Thành Lớp: TCDN –
K39(BVH)
21

×