0
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
---------
LÊ THỊ CẨM VÂN
ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯC XUẤT
KHẨU NÔNG SẢN CỦA TỔNG CÔNG
TY NÔNG NGHIỆP SÀI GÒN ĐẾN
NĂM 2015
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH – Naêm 2007
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
------
LÊ THỊ CẨM VÂN
ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯC XUẤT
KHẨU NÔNG SẢN CỦA TỔNG CÔNG
TY NÔNG NGHIỆP SÀI GÒN ĐẾN
NĂM 2015
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số :60.34.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐỒNG THỊ THANH PHƯƠNG
TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2007
2
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................. 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU .................................. 4
1.1- Cơ sở lý luận của chiến lược phát triển ngoại thương ............................................... 4
1.1.1. Khái niệm về chiến lược phát triển ngoại thương.......................................................... 4
1.1.2. Các loại hình chiến lược ngoại thương ......................................................................... 4
1.2- Những vấn đề cơ bản của chiến lược xuất khẩu ......................................................... 6
1.2.1. Nhiệm vụ và vai trò của xuất khẩu đối với quá trình phát triển kinh tế . ...................... 6
1.2.1.1. Nhiệm vụ của xuất khẩu ............................................................................................. 6
1.2.1.2. Vai trò của xuất khẩu . ................................................................................................ 7
1.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến việv lựa chọn chiến lược xuất khẩu ............................. 9
1.2.2.1. Đặc điểm thị trường .................................................................................................... 9
1.2.2.2. Đặc điểm sản phẩm . ................................................................................................... 9
1.2.2.3. Đặc điểm khách hàng ................................................................................................. .9
1.2.2.4. Đặc điểm môi giới....................................................................................................... 9
1.2.2.5. Tiềm lực của doanh nghiệp ....................................................................................... 10
1.3- Tổng quan về tình hình xuất khẩu nơng sản tại Thành phố Hồ Chí Minh ........... 10
1.3.1. Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh....................................... 10
1.3.2. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Thành phố Hồ Chí Minh................... 12
1.3.3. Thị trường xuất khẩu nơng sản của Thành phố Hồ Chí Minh ..................................... 13
Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NƠNG SẢN CỦA TỔNG
CƠNG TY NƠNG NGHIỆP SÀI GỊN.............................................................................. 17
2.1. Giới thiệu sơ lược Tổng cơng ty Nơng Nghiệp Sài Gịn............................................. 17
2.1.1. Lịch sử hình thành........................................................................................................ 17
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ .................................................................................................... 18
2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý................................................................................................. 19
3
2.1.4. Tình hình xuất khẩu trong thời gian từ năm 2002 đến năm 2006................................ 19
2.2. Phân tích thực trạng xuất khẩu nông sản tại Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gịn. 22
2.2.1 Phân tích theo thị trường............................................................................................... 22
2.2.2 Phân tích theo cơ cấu mặt hàng..................................................................................... 24
2.2.3. Phân tích theo giá cả ................................................................................................... 25
2.2.4. Phân tích theo giá trị . .................................................................................................. 27
2.2.5. Phân tích mơi trường cạnh tranh. ................................................................................. 29
2.3. Đánh giá chung tình hình xuất khẩu nơng sản của Tổng cơng ty Nơng nghiệp Sài
Gịn......................................................................................................................................... 29
2.3.1.Những cơ hội................................................................................................................. 30
2.3.2 Những thách thức. ......................................................................................................... 31
2.3.3.Những điểm mạnh......................................................................................................... 33
2.3.4.Những điểm yếu ............................................................................................................ 34
2.4. Ma trận SWOT.............................................................................................................. 37
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA TỔNG
CÔNG TY NÔNG NGHIỆP SÀI GÒN ĐẾN NĂM 2015 ............................................... 39
3.1. Quan điểm phát triển trong định hướng xuất khẩu hàng nông sản ........................ 40
3.1.1. Quan điểm thứ nhất ...................................................................................................... 40
3.1.2. Quan điểm thứ hai ........................................................................................................ 40
3.1.3. Quan điểm thứ ba ......................................................................................................... 41
3.1.4. Quan điểm thứ tư.......................................................................................................... 41
3.2. Định hướng phát triển chung của nông sản xuất khẩu Việt Nam đến năm 2015 ... 42
3.3. Mục tiêu và định hướng phát triển xuất khẩu nông sản tại Tổng cơng ty Nơng
Nghiệp Sài Gịn đến năm 2015 ............................................................................................ 43
3.3.1. Dự báo nhu cầu nhập khẩu nông sản của Thế giới ...................................................... 43
3.3.1.1. Mặt hàng gạo............................................................................................................. 43
3.3.1.2. Mặt hàng cà phê. ....................................................................................................... 45
3.3.1.3. Mặt hàng rau quả....................................................................................................... 46
3.3.1.4. Nông sản khác ( hạt tiêu, điều,….) ........................................................................... 48
3.3.2. Mục tiêu và định hướng phát triển xuất khẩu nông sản tại Tổng cơng ty Nơng nghiệp
Sài Gịn đến năm 2015 ........................................................................................................... 50
4
3.3.2.1. Về kim ngạch xuất khẩu nông sản ............................................................................ 51
3.3.2.2. Về thị trường xuất khẩu nông sản ............................................................................. 51
3.3.2.3. Về cơ cấu nông sản xuất khẩu................................................................................... 53
3.3.2.4. Về giá xuất khẩu ....................................................................................................... 55
3.4. Giải pháp và kiến nghị thực hiện chiến lược xuất khẩu nông sản đến năm 2015... 55
3.4.1. Các giải pháp chủ yếu .................................................................................................. 55
3.4.1.1. Tăng cường công tác tổ chức thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu ........................... 55
3.4.1.2. Phát triển mở rộng đầu ra cho xuất khẩu nông sản ................................................. 57
3.4.1.3. Tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp............................................................................. 58
3.4.1.4. Xây dựng chiến lược kinh doanh . ............................................................................ 59
3.4.1.5. Tập trung phát triển sản phẩm có lợi thế, tổ chức tốt khâu gia công, chế biến, bảo
quản để nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu ....................................................................... 60
3.4.1.6. Tổ chức tốt công tác xúc tiến thương mại................................................................. 61
3.4.1.7. Xây dựng giá xuất khẩu cạnh tranh........................................................................... 62
3.4.1.8. Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm........................................................................ 63
3.4.2. Các kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước, các tổ chức, hiệp hội ................................. 65
3.4.2.1. Các kiến nghị đối với cơ quan Nhà Nước ................................................................ 65
3.4.2.2. Các kiến nghị đối với các tổ chức, hiệp hội ............................................................. 67
KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 69
5
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
-
CIF
: Cost, Insurance, Freight: giá xuất khẩu theo điều kiện tiền hàng +
bảo hiểm + tiền cước đến cảng người mua
-
CNH : Cơng nghiệp hóa
-
ĐBSCL : Đồng bằng Sơng Cửu Long
-
ĐVT : Đơn vị tính
-
EUROPGAP: Các qui định của EU về chu trình nơng nghiệp an tồn.
-
FAO : Food Agriculture Organisation: Tổ chức nơng lương quốc tế
-
GAP : Good Agricultural Practices: chu trình nơng nghiệp an toàn
-
HACCP: the Hazard Analysis Critical Control Point System: Hệ thống quản
lý chất lượng đối với hàng thực phẩm.
-
HĐH : Hiện đại hóa
-
ICO
: International Coffee Organization: Tổ chức cà phê Thế giới
-
ISO
: International Organisation for Standardisation: cơ quan quản lý chất
lượng quốc tế.
-
ITC
: International Trade Center: Trung tâm thương mại Quốc tế
-
NK
: Nhập khẩu
-
O
: Opportunities: Cơ hội
-
QĐ
: Quyết định
-
R& D : Research and Development: hoạt động nghiên cứu và phát triển
-
S
: Strengths: điểm mạnh
-
T
: Threats: thách thức
-
TCT
: Tổng công ty
-
TCTNNSG : Tổng cơng ty Nơng Nghiệp Sài Gịn
-
TNHH
: Trách nhiệm hữu hạn
-
TP HCM
: Thành phố Hồ Chí Minh.
-
UBND
: Ủy ban nhân dân
6
-
USDA
: Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ.
-
VFA
: Hiệp hội lương thực Việt Nam
-
VietGAP
: Chu trình nơng nghiệp an tồn cho các sản phẩm nông nghiệp
Việt Nam.
-
Vinacas
: Hiệp hội cây điều Việt Nam
-
Vinafruit
: Hiệp hội trái cây Việt Nam
-
Vinafood
: Tổng công ty lương thực
-
Vina café
: Hiệp hội cà phê Việt Nam
-
Vicofa
: Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam
-
VPA
: Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam
-
XK
: Xuất khẩu
-
XNK
: Xuất nhập khẩu
-
W
: Weakness: điểm yếu
-
WTO
: World Trade Organization: Tổ chức Thương mại thế giới
7
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU:
1. Bảng 1: Kim ngạch và tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Thành phố HCM so với
tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
2. Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu chia theo nhóm hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh.
3. Bảng 3: Tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu.
4. Bảng 4: Mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của TP HCM
5. Bảng 5: Cơ cấu kim ngạch phân theo thị trường của Thành phố Hồ Chí Minh:
6. Bảng 6 :Tình hình thực hiện xuất nhập khẩu Tổng công ty 2002-2006
7. Bảng 7: Tốc độ tăng của kim ngạch xuất nhập khẩu 2002-2006
8. Bảng 8: Kim ngạch và tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Tổng công ty từ
2002- 2006
9. Bảng 9: Thị trường xuất khẩu nông sản chủ yếu của Tổng công ty.
10. Bảng 10: Cơ cấu mặt hàng nông sản xuất khẩu của Tổng công ty 2002 -2006.
11. Bảng 11: Giá xuất khẩu bình qn của Tổng cơng ty và cả nước.
12. Bảng 12: So sánh kim ngạch xuất khẩu nơng sản của Thành phố Hồ Chí Minh và
Tổng cơng ty Nơng nghiệp Sài Gịn năm 2006
13. Bảng 13: Định hướng thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam đến năm 2010.
14. Bảng 14: Dự kiến kim ngạch xuất khẩu nông sản giai đoạn 2006 -2015
15. Bảng 15: Dự kiến cơ cấu thị trường năm 2006 và 2010.
16. Bảng 16:Khối lượng các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu đến năm 2015
8
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ:
1. Biểu đồ 1: Kim ngạch XNK Tổng cơng ty nơng nghiệp Sài Gịn năm 2002-2006.
2. Biểu đồ 2: Tốc độ tăng của kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2002 -2006.
3. Biểu đồ 3: Thị trường xuất khẩu nông sản của TCT NN SG năm 2006.
DANH SÁCH PHỤ LỤC:
1. Phụ lục 1: Bộ máy quản lý điều hành của Tổng cơng ty Nơng nghiệp Sài Gòn.
9
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài:
Công cuộc đổi mới của đất nước ta trong 20 năm qua đã đạt được những
thành quả to lớn, chứng minh đường lối do Đảng và Nhà nước đề xướng và lãnh
đạo là hoàn toàn đúng đắn. Sự tăng trưởng kinh tế trong những năm qua đã giúp
nền kinh tế nước ta thoát ra thời kỳ khủng hoảng, giai đoạn ngặt nghèo nhất của q
trình chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh
tế sản xuất hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản
lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính sự tăng trưởng kinh tế
đó đã tạo ra các tiền đề cần thiết cho giai đoạn tiếp theo của sự nghiệp cơng nghiệp
hóa đất nước.
Góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế, nông nghiệp Việt Nam đã
đạt được những thành tựu đáng kể, từng bước chuyển từ sản xuất tự túc, tự cấp sang
nền nơng nghiệp hàng hóa đa đạng và hướng mạnh ra xuất khẩu. Một số mặt hàng
đã có khả năng cạnh tranh và chiếm vị thế đáng kể trên thị trường thế giới như: gạo,
cà phê, điều, tiêu, …
Những năm gần đây các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Việt Nam nói chung
và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, trong đó một số tổng cơng ty được thành lập
theo Nghị định 90/NĐ-CP của Chính phủ đã có những chuyển biến tích cực trong
nhận thức cũng như trong hành động, từng bước đưa hàng hóa trong nước đặc biệt
là hàng nông sản tham gia vào thị trường thế giới, góp phần đáng kể vào việc tích
lũy cho đất nước.
Tuy vậy, trên thực tế hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu nơng sản nói
chung cịn tồn tại một số vấn đề bất cập như: một số nguồn hàng xuất khẩu cịn
thiếu tính ổn định lâu dài, sự cạnh tranh về nguồn hàng, khách hàng diễn ra gay gắt
10
giữa các doanh nghiệp xuất khẩu. Mặt khác, trong điều kiện hiện nay, khi Việt Nam
đã chính thức là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), trong bối cảnh
thị trường thế giới ngày càng phức tạp, việc chen chân vào thị trường cịn nhiều khó
khăn do ta chưa biết cách thích nghi trong bối cảnh và tình hình cung cầu chung của
thế giới; các doanh nghiệp Việt Nam nói chung cịn có khoảng cách khá xa với các
doanh nghiệp trong khu vực trên các lĩnh vực cạnh tranh như giá cả, chất lượng, tổ
chức tiêu thụ, cũng như uy tín của các doanh nghiệp, các mặt hàng nơng sản xuất
khẩu chủ lực chưa có mặt hàng nào có hàm lượng cơng nghệ cao, giá trị lớn mà vẫn
chỉ dựa vào các mặt hàng truyền thống, nhưng những mặt hàng này lại khơng cịn
ổn định và bền vững. Bên cạnh đó, cơng tác nghiên cứu thị trường ít được các
doanh nghiệp quan tâm chú ý do vậy việc mở rộng thị trường cịn nhiều hạn chế…
Chính vì những lẽ trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Định hướng chiến lược
xuất khẩu nông sản của Tổng Công ty Nông Nghiệp Sài Gịn đến năm 2015”
cho luận án của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của luận án:
-
Nghiên cứu các cơ sở lý luận về chiến lược xuất khẩu và tổng quan về tình
hình xuất khẩu nơng sản tại Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Phân tích thực trạng và tiềm năng xuất khẩu của Tổng cơng ty Nơng Nghiệp
Sài Gịn trong thời gian qua để có cơ sở xây dựng chiến lược xuất khẩu cho
Tổng công ty.
-
Đề xuất các định hướng chiến lược xuất khẩu nông sản của Tổng công ty Nông
Nghiệp Sài Gòn trong 10 năm tới, đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm
đảm bảo cho việc thực hiện chiến lược xuất khẩu nông sản thành công.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
-
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động xuất khẩu nông sản của Tổng
cơng ty Nơng nghiệp Sài Gịn trong những năm qua. Kết hợp với định hướng
xuất khẩu chung của Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước để có cái nhìn tổng
hợp, tồn diện, lịch sử và cụ thể. Từ đó đề xuất các định hướng chiến lược xuất
khẩu nông sản của Tổng cơng ty Nơng Nghiệp Sài Gịn đến năm 2015.
11
-
Phạm vi nghiên cứu của luận án chỉ giới hạn ở một số vấn đề chủ yếu trong
việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản của Tổng Công ty Nơng Nghiệp
Sài Gịn từ nay đến năm 2015.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Luận án được thực hiện theo phương pháp thu thập các dữ liệu sơ cấp, kết
hợp với các dữ liệu thứ cấp thơng qua tài liệu thống kê chính thức của Nhà nước
(Tổng cục thống kê, Cục thống kê); của các Bộ, ngành, viện nghiên cứu, của các
Sở, ngành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua để thống kê, phân
tích, dự báo, so sánh và đưa ra những kết luận, giải pháp thực hiện.
5. Kết cấu của đề tài :
Ngoài lời mở đầu và kết thúc, nội dung của luận án gồm 3 chương, trong đó
lần lượt nghiên cứu các vấn đề như sau :
Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lược xuất khẩu và tổng quan về tình hình
xuất khẩu nơng sản tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 2: Phân tích thực trạng xuất khẩu nơng sản của Tổng Cơng ty Nơng
nghiệp Sài Gịn.
Chương 3: Định hướng chiến lược xuất khẩu nông sản của Tổng cơng ty
Nơng nghiệp Sài Gịn (giai đoạn năm 2006 đến năm 2015).
Do tính chất phức tạp của các vấn đề nghiên cứu và khả năng trình độ tác giả
có hạn nên luận án có thể khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong
được sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy, Cô và Hội đồng để luận án được hoàn
thiện hơn.
CHƯƠNG 1
12
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU VÀ
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU NƠNG SẢN
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1- Cơ sở lý luận của chiến lược phát triển ngoại thương:
1.1.1. Khái niệm về chiến lược phát triển ngoại thương:
Chiến lược thường được hiểu là đường hướng và cách giải quyết nhiệm vụ
đặt ra mang tính tồn cục, tổng thể và trong thời gian dài.Chiến lược xác định tầm
nhìn của một quá trình phát triển mong muốn, thể hiện sự nhất quán về con đường
và các giải pháp cơ bản để thực hiện. Chiến lược còn là cơ sở cho xây dựng quy
hoạch và các kế hoạch phát triển trung hạn và ngắn hạn. Trong quy trình kế hoạch
hóa, chiến lược được coi như một định hướng của kế hoạch dài hạn.
Chiến lược phát triển ngoại thương là một phần trong chiến lược phát triển
kinh tế -xã hội của một nước, vạch ra các mục tiêu, quan điểm, định hướng và các
giải pháp thực hiện các mục tiêu thuộc lĩnh vực ngoại thương trong thời kỳ nhất
định.
Chiến lược phát triển ngoại thương sẽ phụ thuộc vào chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội của quốc gia từng thời kỳ và phụ thuộc vào những chuẩn mực của
các Hiệp định thương mại song phương và đa phương mà quốc gia đó tham gia vào.
Do đó, sẽ khơng có chiến lược phát triển ngoại thương áp dụng cho mọi thời kỳ mà
trong từng giai đoạn phát triển nhất định các quốc gia sẽ có chiến lược phát triển
ngoại thương phù hợp.
1.1.2. Các loại hình chiến lược ngoại thương
Tổng kết thực tiễn phát triển ngoại thương của các nước, đặc biệt là các nước
đang phát triển sau chiến tranh thế giới thứ lần thứ hai, người ta thấy có ba loại hình
chiến lược phát triển ngoại thương:
Một là, chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô.
13
Là chiến lược hoàn toàn dựa vào việc sử dụng rộng rãi các nguồn tài nguyên
sẵn có và các điều kiện thuận lợi trong nước về các sản phẩm nông nghiệp và khai
khoáng. Hạn chế của chiến lược này là cung cầu sản phẩm thô không ổn định; giá
sản phẩm thơ biến động nhiều và có xu hướng ngày càng giảm. Do đó, thu nhập từ
việc xuất khẩu sản phẩm thô sẽ không ổn định. Đây là chiến lược các nước đang
phát triển thực hiện thời kỳ đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Hai là, chiến lược thay thế hàng nhập khẩu (chiến lược hướng nội):
Đặc điểm của chiến lược này là nền kinh tế ít có quan hệ với thị trường thế
giới, phát triển tự lực cánh sinh bằng sự can thiệp tuyệt đối của Nhà nước. Các biện
pháp thực hiện thay thế nhập khẩu thường là thuế quan bảo hộ, hạn ngạch nhập
khẩu và tỷ giá cao q mức. Điều đó làm cho các doanh nghiệp khơng năng động,
thiếu cơ hội tìm kiếm ưu thế cạnh tranh quốc tế. Do đó, giá thành thấp, chất lượng
thấp, ảnh hưởng đến tiềm năng phát triển toàn bộ nền kinh tế.
Ba là, chiến lược hướng ngoại (sản xuất hướng về xuất khẩu):
Là chiến lược mà nền kinh tế lấy xuất khẩu làm động lực để phát triển.
Phương pháp luận của chiến lược này là căn cứ vào kết quả phân tích các “lợi thế so
sánh”, hay những nhân tố sản xuất thuộc tiềm năng của một nước như thế nào trong
sự phân công lao động quốc tế, để mang lại lợi ích tối ưu cho một quốc gia. Theo
cách tiếp cận đó, chiến lược “hướng về xuất khẩu” là giải pháp “mở cửa” nền kinh
tế quốc dân để thu hút vốn và kỹ thuật vào khai thác tiềm năng lao động và tài
nguyên của đất nước.
Chiến lược hướng về xuất khẩu có những ưu điểm sau:
-
Nhờ áp dụng chiến lược này, nền kinh tế nhiều nước đang phát triển trong
vài ba thập kỷ qua đã đạt được một tốc độ tăng trưởng cao, một số ngành công
nghiệp chủ yếu là ngành chế biến xuất khẩu đạt trình độ kỹ thuật tiên tiến, có khả
năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Ngoại thương trở thành “đầu tàu” của nền
kinh tế.
-
Tận dụng được những lợi thế từ thị trường thế giới về vốn, công nghệ và
kinh nghiệm quản lý từ những nước tiên tiến.
14
-
Ngày nay, khi xu thế nhất thể hóa về kinh tế tồn cầu gia tăng, thì mơ hình
kinh tế hướng ngoại đẩy mạnh xuất khẩu ngày càng khẳng định ưu thế phát triển
được các nước ngày càng áp dụng rộng rãi.
1.2. Những vấn đề cơ bản của chiến lược xuất khẩu
1.2.1. Nhiệm vụ và vai trò của xuất khẩu đối với quá trình phát triển kinh tế
1.2.1.1. Nhiệm vụ của xuất khẩu:
Để đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập nhanh với nền kinh tế khu vực và thế
giới, nhiệm vụ của công tác xuất khẩu là :
-
Gia tăng thị phần hàng hóa của Việt Nam trên thị trường quốc tế, để ta có thể
tham gia tác động vào cung của thị trường, nhờ đó tác động vào giá cả theo hướng
có lợi.
-
Tăng khả năng cạnh tranh để nâng cao vị thế của hàng hóa Việt Nam trên thị
trường quốc tế.
-
Đẩy mạnh xuất khẩu để tham gia làm lành mạnh hóa tình hình tài chính quốc
gia: đảm bảo sự cân đối trong cán cân thanh tốn và cán cân bn bán, giảm nhập
siêu.
-
Xuất khẩu để đảm bảo kim ngạch xuất khẩu phục vụ cho q trình cơng
nghiệp hóa đất nước và cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật.
-
Xuất khẩu có nhiệm vụ khai thác có hiệu quả lợi thế tuyệt đối và tương đối
của đất nước, kích thích các ngành kinh tế phát triển.
-
Xuất khẩu để góp phần tăng tích lũy vốn, mở rộng sản xuất tăng thu nhập
cho nền kinh tế.
-
Xuất khẩu nhằm từng bước cải thiện đời sống của nhân dân thông qua việc
tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập của nhân dân.
-
Hoạt động xuất khẩu còn có nhiệm vụ phát triển quan hệ đối ngoại với tất cả
các nước nhất là các nước trong khu vực Đơng Nam Á, nâng cao uy tín của Việt
Nam trên trường quốc tế, thực hiện tốt chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước:
15
“đa dạng hóa thị trường và đa phương hóa quan hệ kinh tế, tăng cường hợp tác
trong khu vực”.
1.2.1.2. Vai trò của xuất khẩu
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ kể trên, công tác xuất khẩu phải nhận rõ
những vai trò quan trọng sau đây:
1.2.1.2.1. Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ cơng
nghiệp hóa đất nước. Thật vậy, nhập khẩu cũng như vốn đầu tư của một đất nước
thường dựa vào ba nguồn tiền chủ yếu là viện trợ, đi vay và xuất khẩu. Trong đó,
xuất khẩu là nguồn vốn quan trọng nhất để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu những tư
liệu sản xuất thiết yếu phục vụ cho cơng cuộc cơng nghiệp hóa đất nước.
1.2.1.2.2. Đẩy mạnh xuất khẩu được xem là yếu tố quan trọng kích thích sự
tăng trưởng kinh tế.
Việc đẩy mạnh xuất khẩu cho phép mở rộng qui mô sản xuất, nhiều ngành
nghề mới ra đời phục vụ cho xuất khẩu, gây hiệu ứng dây chuyền giúp các ngành
kinh tế khác phát triển theo, kết quả làm tăng tổng sản phẩm xã hội và nền kinh tế
phát triển nhanh có hiệu quả.
Ví dụ xuất khẩu gạo, chẳng những ngành trồng lúa thực hiện mở rộng diện
tích, tăng vụ để tăng sản lượng gạo xuất khẩu, mà các ngành khác như ngành dệt
bao đay để đựng gạo, ngành trồng đay, ngành xay xát, ngành chăn ni đều phát
triển theo.
1.2.1.2.3. Xuất khẩu có vai trị kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghiệp
sản xuất.
Để đáp ứng nhu cầu cao của thị trường thế giới về qui cách, chất lượng sản
phẩm thì một mặt sản xuất phải đổi mới trang thiết bị công nghệ, mặt khác người
lao động phải nâng cao tay nghề, học hỏi kinh nghiệm sản xuất tiên tiến.
Thực tiễn chúng ta có thể thấy trước đây khi chưa xuất khẩu gạo, những máy
móc xay xát gạo của ta rất thơ sơ, gạo khơng cần đánh bóng, sàng lọc tấm,… thì
16
nay chuyển sang xuất khẩu gạo, để gạo đủ tiêu chuẩn xuất khẩu thì hệ thống máy
xay xát phải thay đổi theo hướng hiện đại hóa.
1.2.1.2.4. Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trị tác động đến sự thay đổi cơ cấu kinh
tế ngành theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh tuyệt đối và
tương đối của đất nước.
Thật vậy, khi xuất khẩu ra thị trường thế giới, nền kinh tế phải trực diện tiếp
xúc với môi trường cạnh tranh lớn và muốn có chỗ đứng của sản phẩm xuất khẩu
trên thị trường khu vực và thế giới, thì các ngành kinh tế phục vụ xuất khẩu phải
được hoạch định dựa trên lợi thế của quốc gia như tài ngun, lao động, vốn kỹ
thuật và cơng nghệ,…có như vậy sản phẩm xuất khẩu mới rẻ, chất lượng cao có khả
năng cạnh tranh với sản phẩm của các quốc gia khác.
1.2.1.2.5. Đẩy mạnh xuất khẩu làm cho sản phẩm của quốc gia sẽ tăng
Thông qua mở rộng với thị trường quốc tế cho phép các quốc gia đang phát
triển thực hiện quy mô lợi thế kinh tế mà có thể bị giới hạn trong thị trường nội địa.
Một nền kinh tế mà không liên hệ cạnh tranh với thế giới bên ngồi thường khơng
tạo động lực cho sự cải tiến. Bằng việc mở rộng thị trường và phát triển sản xuất
hướng về xuất khẩu, các ngành công ty non trẻ có thể trở thành cơng ty có khả năng
cạnh tranh trên thị trường thế giới.
1.2.1.2.6. Đẩy mạnh xuất khẩu có tác động tích cực và hiệu quả đến nâng cao
mức sống của nhân dân
Nhờ mở rộng xuất khẩu mà một bộ phận người lao động có cơng ăn việc làm
và có thu nhập, ngồi ra một phần kim ngạch xuất khẩu dùng để nhập khẩu những
hàng tiêu dùng thiết yếu góp phần cải thiện đời sống nhân dân.
1.2.1.2.7. Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trị tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa
các Nhà nước, nâng cao địa vị và vai trò của nước ta trên trường quốc tế.
Nhờ khả năng xuất khẩu dầu thô và gạo của chúng ta số lượng lớn mà nhiều
nước muốn thiết lập quan hệ buôn bán và đầu tư với Việt Nam.
17
Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu là hướng phát triển có tính chất chiến lược để
đưa nước ta thành nước công nghiệp mới.
1.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chiến lược xuất khẩu
1.2.2.1. Đặc điểm thị trường:
Khi nghiên cứu thâm nhập thị trường cần chú ý các yếu tố về mơi trường
chính trị, kinh tế, mơi trường cạnh tranh, mơi trường văn hóa xã hội,… vì chúng
đóng vai trò quan trọng và tác động lớn đến chiến lược xuất khẩu của doanh nghiệp.
1.2.2.2. Đặc điểm sản phẩm:
Thị hiếu tiêu dùng hay thay đổi, công nghệ phát triển nhanh, đối thủ cạnh
tranh lại nỗ lực cho ra những sản phẩm tính năng tương tự với giá cạnh tranh, nên
doanh nghiệp phải có chính sách cho từng loại sản phẩm ln thích hợp với mỗi thị
trường trước khi thâm nhập thị trường, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ đặc tính,
tính năng kỹ thuật của sản phẩm để làm tốt khâu vận chuyển, bảo quản, đóng gói và
các dịch vụ hậu mãi khác.
1.2.2.3. Đặc điểm khách hàng:
Khách hàng quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp
cần nghiên cứu kỹ khách hàng dựa trên nguồn thông tin về lượng dân cư, sự phân
bố, thành phần xã hội, thu nhập bình qn, khả năng thanh tốn, thị hiếu,…qua đó
định hướng khả năng đáp ứng của doanh nghiệp đối với nhu cầu của khách hàng.
1.2.2.4. Đặc điểm môi giới:
Môi giới thương mại là những công ty kinh doanh hỗ trợ doanh nghiệp tìm
kiếm khách hàng hay trực tiếp bán sản phẩm. Thơng thường các trung gian thích
bán sản phẩm đang được ưa chuộng, có hoa hồng cao, quay vịng vốn nhanh nên họ
hay gây khó khăn cho nhà sản xuất và cho sản phẩm mới. Môi giới thương mại có
thể giúp cho người mua hàng đặt hàng và làm thủ tục mua với chi phí thấp hơn so
với tự làm lấy.
1.2.2.5.Tiềm lực của doanh nghiệp:
18
Đây là nhân tố chủ quan nói lên khả năng và điều kiện của doanh nghiệp
trong tiến trình thâm nhập thị trường thế giới.
Các công ty đa quốc gia trên thế giới với tiềm lực mạnh có thể thực hiện
chiến lược thâm nhập từng thị trường khác nhau trên cơ sở chủ động lựa chọn chiến
lược thâm nhập theo ý mình. Nhưng đối với các doanh nghiệp có qui mơ vừa và
nhỏ, trình độ khoa học kỹ thuật và khả năng tài chính có hạn thì nên lựa chọn chiến
lược thâm nhập thị trường thế giới bằng xuất khẩu (trực tiếp hoặc gián tiếp). Đây là
phương thức duy nhất thích hợp cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị
trường nước ngồi.
Tóm lại, muốn thâm nhập thị trường mục tiêu, doanh nghiệp cần nghiên cứu
kỹ những đặc điểm trên để lựa chọn cho mình chiến lược thâm nhập thị trường thế
giới hiệu quả nhất.
1.3. Tổng quan về tình hình xuất khẩu nơng sản tại Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh nhờ có những điều kiện thuận lợi nên từ lâu đã trở
thành cửa ngõ và đầu mối giao thương với nước ngoài lớn nhất của cả nước. Ngày
nay, Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật,
thương mại dịch vụ lớn. Với vị trí đó, Thành phố đã đáp ứng phần lớn các yêu cầu
của quá trình sản xuất và cung ứng hàng hóa cho nền kinh tế của đất nước đặc biệt
là khu vực phía Nam. Trong nội dung của luận văn, chúng tơi chỉ tập trung phân
tích tình hình xuất khẩu nơng sản của Thành phố trong 5 năm gần đây để làm cơ sở
so sánh đánh giá.
1.3.1. Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
So với các địa phương khác trong cả nước, mặc dù tỷ trọng tổng kim ngạch
xuất khẩu của Thành phố Hồ Chí Minh có xu hướng giảm dần qua các năm nhưng
vẫn chiếm tỷ lệ khá cao, bình quân khoảng 36,74% trong tổng kim ngạch xuất khẩu
của cả nước (Bảng 1). Trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu phần lớn thuộc về hàng
công nghiệp, khoảng 68,2% -73,2%, kế đến là hàng nông sản khoảng 6,4% - 8,9%.
(Bảng 2).
19
Bảng 1: Kim ngạch và tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Thành phố HCM
so với tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Năm
1- Kim ngạch XK
(1,000USD)
- TP.HCM
- Cả nước
2- Tỷ trọng % so với cả
nước
2002
2003
6.401.941
7.370.400
2004
2005
2006 (ước)
9.847.906 12.131.906
13.694.800
16.706.100 20.149.300 26.485.000 32.441.900
40.000.000
38,32%
36,58%
37,18%
37,40%
34,24%
(Nguồn : Niên giám thống kê cả nước và số liệu tổng hợp của Cục Thống kê TP HCM)
Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu chia theo nhóm hàng trên địa bàn TPHCM
Năm
2002
2003
2004
Trị giá xuất khẩu phân theo nhóm hàng (ngàn USD)
Tổng số
6.415.037
7.370.400
9.847.906
Trong đó:
- Nơng sản
408.319
653.600
754.386
- Hải sản
215.856
226.649
186.200
- Lâm sản
45.722
48.008
45.128
- Hàng cơng nghiệp
4.437.495
5.392.600
6.715.606
- Hàng khác
1.307.645
1.049.543
2.146.586
Cơ cấu xuất khẩu phân theo nhóm hàng (%)
Tổng số
100
100
100
Trong đó:
- Nơng sản
6,4
8,9
7,7
- Hải sản
3,4
3,1
1,9
- Lâm sản
0,7
0,7
0,5
- Hàng công nghiệp
69,2
73,2
68,2
- Hàng khác
20,4
14,2
21,8
2005
2006 (ước)
12.131.906
13.694.800
838.207
203.500
36.102
8.332.306
2.721.791
882.323
213.200
39.712
9.427.400
3.132.165
100
100
6,9
1,7
0,3
68,7
22,4
6,4
1,6
0,3
68,8
22,9
(Nguồn: Tổng hợp số liệu Cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh )
Những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu của Thành phố có xu hướng tăng
mạnh (năm 2006 là 13,694 tỷ USD- tăng gấp đôi so với năm 2002 là 6,415 tỷ USD).
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu nơng sản cũng có tỷ lệ tăng tương ứng, cụ thể năm
2006 đạt 882 triệu USD so với năm 2002 là 408 triệu USD. Tuy giá trị tuyệt đối có
tăng qua các năm nhưng về tỷ trọng hàng nông sản xuất khẩu cũng chỉ giữ mức ổn
định bình quân 7% trong tổng kim ngạch hàng xuất khẩu của Thành phố.