Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Biện pháp quản lý việc thiết kế và sử dụng hệ thống website học tập tại trung tâm tin học và một số trường trung học phổ thông của Thành phố Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 122 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ





PHẠM VĂN HƯNG




BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VIỆC THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG
HỆ THỐNG WEBSITE HỌC TẬP TẠI TRUNG TÂM
TIN HỌC VÀ MỘT SỐ TRƯỜNG THPT CỦA THÀNH
PHỐ HẢI PHÒNG





LUẬN VĂN THẠC SĨ










MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài
1
2.Mục đích nghiên cứu
2
3.Nhiệm vụ nghiên cứu
2
4.Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3
5.Giả thuyết khoa học
3
6.Phạm vi nghiên cứu
3
7.Phƣơng pháp nghiên cứu
3
8. CÊu tróc cña luËn v¨n
4
Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VIỆC THIẾT KẾ VÀ
SỬ DỤNG HỆ THỐNG WISITE HỌC TẬP

5
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
5

1.2. Một số khái niệm cơ bản
6
1.2.1. Quản lý
6
1.2.2. Quản lý giáo dục và quản lý nhà trƣờng
11
1.2.3. Quản lý hoạt động dạy học
14
1.3. Thiết bị dạy học
15
1.3.1. Khái niệm thiết bị dạy học
15
1.3.2. Vai trò của thiết bị dạy học
16
1.3.3. Các koại hình thiết bị dạy học
16
1.4. Ứng dụng CNTT&TT trong dạy học
16
1.4.1. Một số khái niệm
16
1.4.2. Ứng dụng CNTT&TT trong dạy học
17
1.5. Hệ thống Website học tập
19
1.5.1.Internet
19
1.5.2. Website
19
1.5.3. Website học tập
21

1.5.4. Hệ thống
23
1.5.5. Hệ thống Website học tập
24
1.5.6. Những tiện ích và nhƣợc điểm của hệ thống Website học tập
25
1.6. Quản lý việc thiết kế và sử dụng hệ thống Website học tập
26
1.6.1. Quản lý việc thiết kế hệ thống Website học tập
26
1.6.2. Quản lý việc sử dụng hệ thống Website học tập
28
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VIỆC THIẾT KẾ VÀ SỬ
DỤNG HỆ THỐNG WEBSITE HỌC TẬP TẠI TRUNG TÂM TIN
HỌC VÀ MỘT SỐ TRƢỜNG THPT CỦA THÀNH PHỐ HẢI
PHÒNG



32
2.1. Một số nét chính về Trung tâm tin học và một số trƣờng THPT
của Thành phố Hải phòng

32
2.2. Thực trạng ứng dụng CNTT&TT trong dạy học ở trung tâm tin
học và một số trƣờng THPT của Thành Phố Hải Phòng

36
2.2.1. Thực trạng nhận thức của Cán bộ quản lý, giáo viên về việc ứng
dụng CNTT&TT trong dạy học


36
2.2.2. Thực trạng về cơ sở hạ tầng CNTT
37
2.2.3. Thực trạng về đội ngũ giáo viên tin học
38
2.3. Thực trạng của việc thiết kế và sử dụng hệ thống Website học tập .
40
2.3.1. Thực trạng việc thiết kế hệ thống Website học tập
40
2.3.2. Thực trạng của việc sử dụng hệ thống Website học tập
42
2.4. Thực trạng quản lý việc thiết kế và sử dụng hệ thống Website học
tập

45
2.4.1. Thực trang quản lý thiết kế hệ thống Website học tập
45
2.4.2. Thực trang quản lý sử dụng hệ thống Website học tập
46
2.5. Các điều kiện hỗ trợ ngƣời giáo viên trong việc thiết kế và sử
dụng hệ thống Website học tập
48
2.6. Đánh giá và xác định nguyên nhân
49
2.6.1. Nguyªn nh©n chñ quan
49
2.6.2. Nguyªn nh©n kh¸ch quan
49
Chƣơng 3 : MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VIỆC THIẾT KẾ VÀ

SỬ DỤNG HỆ THỐNG WEBSITE HỌC TẬP TẠI TRUNG TÂM
TIN HỌC VÀ MỘT SỐ TRƢỜNG THPT CỦA THÀNH PHỐ HẢI
PHÒNG



52
3.1. Cơ sở đề xuât các biện pháp
52
3.1.1. Căn cứ vào các qui định, văn bản của Nhà nƣớc, Bộ Giáo dục
và Đào tạo về ứng dụng CNTT

52
3.1.2. Căn cứ vào định hƣớng phát triển của Trung tâm ti học và các

trƣờng THPT của Thành Phố Hải Phòng
53
3.1.3. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của
công tác quản lý việc thiết kế và sử dụng hệ thống Website học tập ở
Trung tâm tin học và một số trƣờng THPT của Hải Phòng


54
3.2. Những nguyễn tắc trong việc đề xuất các biện pháp
54
3.2.1. Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp
55
3.2.2. Đảm bảo tính thực tiễn của các biện pháp
55
3.2.3. Đảm bảo tính kế thừa của các biện pháp

55
3.2.4. Đảm bảo tính khả thi của các biện pháp
56
3.3. Một số biện pháp quản lý việc thiết kế và sử dụng hệ thống
Website học tập

57
3.3.1. Biện Pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về tầm
quan trọng của việc thiết kế và sử dụng hệ thống Website học tập

57
3.3.2. Biện pháp 2 : Chỉ đạo, hƣớng dẫn giáo viên lựa chọn nội dung
phù hợp để thiết kế hệ thống Website học tập

59
3.3.3. Biện pháp 3 : Xây dựng qui trình và quản lý qui trình thiết kế hệ
thống Websie học tập

62
3.3.4. Biện pháp 4 : Chỉ đạo việc phối hợp giữa giáo viên bộ môn và
kỹ sƣ tin học trong việc thiết kế hệ thống Website học tập

70
3.3.5. Biện pháp 5 : Xây dựng qui trình và quản lý qui trình sử dụng
hệ thống Website học tập

72
3.3.6. Biện pháp 6 : Quản lý việc kiểm tra đánh giá nhằm nâng cấp hệ
thống Website học tập


75
3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp
79
3.5. Khảo nghiện tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
80
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
87
1. Kết luận
87
2. Khuyến nghị
88
TÀI LIỆU THAM KHẢO
90
PHô LôC



2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CBGV
Cán bộ giáo viên
CBQL
Cán bộ quản lý
CBQLGD
Cán bộ quản lý giáo dục
CLDH
Chất lượng dạy học
CNTT

Công nghệ thông tin
CNTT&TT
Công nghệ thông tin và truyền thông
CNH-HĐH
Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá
GV
Giáo viên
CSVC
Cơ sở vật chất
DH
Dạy học
TTTH
Trung tâm tin học
THPT
Trung học phổ thông
HS
Học sinh
GD-ĐT
Giáo dục và Đào tạo
NQ
Nghị quyết
NXB
Nhà xuất bản
PPDH
Phương pháp dạy học
QL
Quản lý
QLGD
Quản lý giáo dục
TBDH

Thiết bị dạy học
TW
Trung ương

3

DANH MC CC BNG BIU

STT
BNG
TấN BNG
TRANG
1
S 1.1
Bn cht quỏ trỡnh qun lý
8
2
S 1.2
Mô hình quản lý
10
3
S 1.3
Cấu trúc của quá trình dạy học
21
4
Bng 2.1
Thng kờ số học viên ngành giáo dục Hải
Phòng bồi d-ỡng qua từng năm
33
1

Bng 2.2
Thng kờ hc viờn o to liờn kt qua tng
nm ti TTTH
34
2
Bng 2.3
Thng kờ Cỏn b, giỏo viờn TTTH
38
3
Bng 2.4
Thng kờ ngun nhõn lc, trang thit b CNTT.
39
4
Bng 2.5
Kt qu iu tra tớnh kh thi v tớnh cn thit
ca vic thit k Website hc tp
41
5
Bng 2.6
Kt qu iu tra vic s dng Website hc tp
44
6
Bng 2.7
Kt qu iu tra vic qun lý thit k Website
hc tp
46
7
Bng 3.1
Kt qu ko nghim tớnh cn thit v tớnh kh
thi ca cỏc bin phỏp ra.

78
8
Bng 3.2
Kt qu ỏnh giỏ mc cn thit ca cỏc bin
phỏp qun lý vic thit k v s dng h thng
Website hc tp
80
9
Biểu đồ 3.1
Kt qu ỏnh giỏ mc cn thit ca cỏc bin
phỏp qun lý vic thit k v s dng h thng
Website hc tp
81
10
Bng 3.3
Kt qu ỏnh giỏ mc kh thi ca cỏc bin
phỏp qun lý vic thit k v s dng h thng
Website hc tp
82
11
Biểu đồ 3.2
Kết quả đánh giá mức độ khả thi của các biện
pháp quản lý việc thiết kế và sử dụng hệ thống
Website
83
12
Bng 3.4
Tng hp kt qu ỏnh giỏ mc cn thit v
kh thi ca cỏc bin phỏp
84

13
Biểu đồ 3.3
Tng hp kt qu ỏnh giỏ mc cp thit v
kh thi ca cỏc bin phỏp
85



1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Loài ngƣời đã và đang bƣớc vào kỷ nguyên của công nghệ thông tin và
truyền thông trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá, đồng thời nền kinh tế
đang chuyển mình mạnh mẽ sang nền kinh tế tri thức. Công nghệ thông tin và
truyền thông có ảnh hƣởng sâu sắc đến mọi hoạt động của đời sống xã hội ở
tất cả các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt với tốc độ phát triển nhanh chóng
của khoa học kỹ thuật, vòng đời của mọi công nghệ đều rất ngắn, tri thức tiếp
thu đƣợc qua mấy năm học ở Đại học lạc hậu rất nhanh. Nhƣ vậy, yêu cầu cấp
thiết là trang bị kiến thức nền tảng, kỹ năng cơ bản, đồng thời dạy cách học
cho ngƣời học, tạo cho họ khả năng, thói quen và niềm say mê học tập suốt
đời. Sự thay đổi này đã làm thay đổi không chỉ cách giảng dạy mà còn thay
đổi cả việc tổ chức quá trình giáo dục, ứng dụng công nghệ dạy học, phƣơng
tiện kỹ thuật trong giảng dạy, do đó, khắc phục đƣợc nhƣợc điểm của các
phƣơng pháp cũ, nâng cao chất lƣợng của giáo dục – đào tạo.
Chỉ thị số 55/2008/CT-BGD&ĐT Về tăng cƣờng giảng dạy, đào tạo và
ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012 nêu rõ:
“Công nghệ thông tin là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp
giảng dạy, học tập và hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục, góp phần nhằm nâng
cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Phát triển nguồn nhân lực CNTT và ứng

dụng CNTT trong giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định
sự phát triển CNTT của đất nước…
- Khuyến khích giáo viên, giảng viên soạn bài trình chiếu, bài giảng
điện tử và giáo án trên máy tính. Khuyến khích giáo viên, giảng viên trao đổi
kinh nghiệm giảng dạy qua website của các cơ sở giáo dục và qua Diễn đàn
giáo dục trên Website Bộ.
- Triển khai mạnh mẽ công nghệ học điện tử (E-Learning). Tổ chức cho
giáo viên, giảng viên soạn bài giảng điện tử E-Learning trực tuyến; tổ chức


2
các khoá học trên mạng, tăng tính mềm dẻo trong việc lựa chọn cơ hội học tập
cho người học.
Thấy đƣợc điều đó trong những năm qua Trung tâm tin học Sở GD&ĐT
Hải Phòng đã tích cực giúp Sở đẩy mạnh ứng dụng CNTT&TT trong các nhà
trƣờng, bên cạnh đó Trung tâm cũng chủ động đầu tƣ CSVC, thiết bị thiết kế
các phần mềm, Website học tập và đƣa vào sử dụng tại đơn vị, ngoài ra Trung
tâm còn giúp các trƣờng THPT nhƣ THPT Thái Phiên, THPT Lê Quí
Đôn trong việc thiết kế các Website học tập, bƣớc đầu các Website đã đƣợc
đƣa vào sử dụng và đã hỗ trợ tích cực cho giáo viên, học sinh trong quá trình
dạy học. Tuy nhiên các Website còn mang tính đơn lẻ, chƣa có hệ thống, chƣa
thống nhất về mặt hình thức, nội dung, dữ liệu, cách sử dụng. Hơn nữa vì là
giai đoạn ban đầu vừa làm vừa rút kinh nghiệm, nên Trung tâm cũng nhƣ các
trƣờng còn nhiều lúng túng, bị động trong quá trình quản lý việc thiết kế và sử
dụng hệ thống Website hỗ trợ học tập .
Nhận thức rõ đƣợc những vấn đề nêu trên, với mục đích tìm ra những biện
pháp để quản lý việc thiết kế và sử dụng hệ thống Website hỗ trợ học tập nhằm
nâng cao chất lƣợng dạy học, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Biện pháp quản
lý việc thiết kế và sử dụng hệ thống Website học tập tại Trung tâm tin học
và một số trường Trung học phổ thông của Thành phố Hải Phòng”.

2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất một số biện pháp quản lý việc thiết kế và sử dụng
hệ thống Website học tập tại Trung tâm tin học và một số trƣờng trung học
phổ thông của Thành phố Hải Phòng nhằm phục vụ tốt công tác đào tạo, bồi
dƣỡng của các cơ sở giáo dục này.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu, đề tài đặt ra một số nhiệm vụ nghiên
cứu sau:


3
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý việc thiết kế và sử dụng hệ thống
Website học tập .
- Tìm hiểu thực trạng quản lý việc thiết kế và sử dụng hệ thống Website
học tập tại Trung tâm tin học và một số trƣờng THPT của Thành phố Hải phòng.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý việc thiết kế và sử dụng hệ thống
Website học tập tại Trung tâm tin học và một số trƣờng THPT của Thành phố
Hải Phòng.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý thiết kế và sử dụng hệ thống Website học tập nhằm nâng cao
chất lƣợng dạy học tại Trung tâm tin học và một số trƣờng THPT của Thành
phố Hải Phòng.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp quản lý việc thiết kế và sử dụng hệ thống Website học
tập tại Trung tâm tin học và một số trƣờng THPT của Thành phố Hải Phòng.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng và áp dụng một số biện pháp quản lý việc thiết kế và sử
dụng hệ thống Website học tập phù hợp với thực tế thì sẽ nâng cao đƣợc chất
lƣợng dạy học tại Trung tâm tin học và một số trƣờng THPT của Thành phố

Hải Phòng.
6. Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian hạn chế, nên đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu một số
biện pháp quản lý việc thiết kế và sử dụng hệ thống Website học tập ở Trung
tâm tin học và hai trƣờng THPT của Thành phố Hải Phòng.


4
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
-Thu thập thông tin về thiết kế và sử dụng của hệ thống Website học
tập từ đó phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá và đánh giá để xây
dựng cơ sở lý luận cho luận văn.
- Nghiên cứu các quan điểm giáo dục của Đảng và Nhà nƣớc ta về Công
nghệ thông tin và truyền thông.
- Nghiên cứu các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nghiên cứu
các văn bản của Thành phố Hải phòng, nghiên cứu các văn bản Sở Giáo dục
và Đào tạo Hải phòng và Trung tâm tin học Hải phòng liên quan đến thiết
bị dạy học, đổi mới phƣơng pháp dạy học, ứng dụng CNTT&TT trong quá
trình dạy học.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Dùng phƣơng pháp điều tra để thu thập những thông tin về thực trạng
công tác quản lý việc thiết kế và sử dụng hệ thống Website học tập, qua đó
đánh giá công tác quản lý việc thiết kế và sử dụng hệ thống Website học tập ở
Trung tâm tin học và một số trƣờng THPT Thành phố Hải Phòng.
+ Phƣơng pháp chuyên gia: Trao đổi lấy ý kiến của các chuyên gia.
+ Phƣơng pháp bổ trợ: Quan sát các giờ giảng ; phỏng vấn và trò chuyện với
học sinh, sinh viên, giáo viên, cán bộ quản lý
7.3. Nhóm phương pháp nghiên cứu khác
Phƣơng pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu khảo sát.

8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ
lục, nội dung luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý việc thiết kế và sử dụng hệ thống
Website học tập


5
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý việc thiết kế và sử dụng hệ thống
Website
học tập tại trung tâm tin học và một số trƣờng THPT của thành phố Hải
Phòng
Chƣơng 3: Một số biện pháp quản lý việc thiết kế và sử dụng hệ thống
Website học tập tại trung tâm tin học và một số trƣờng THPT của thành phố
Hải Phòng



6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VIỆC THIẾT KẾ VÀ SỬ
DỤNG HỆ THỐNG WEBSITE HỌC TẬP
1.1.Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Ở nƣớc ta ứng dụng CNTT & TT trong dạy học đƣợc đề cập vào những
năm 90 và hiện đang tiếp tục đƣợc nghiên cứu, ứng dụng trong giảng dạy ở
mọi cấp học của hệ thống giáo dục. Đã có một số đề tài nghiên cứu về ứng
dụng Website học tập trong giảng dạy, bƣớc đầu thu đƣợc những kết quả hết
sức khả quan.
Năm 2007 học viên Nguyễn Đăng Châu đã bảo vệ thành công luận văn
thạc sỹ QLGD với đề tài: “Một số biện pháp quản lý việc thiết kế và sử
dụng trang Web học tập trong môi trường dạy học đa phương tiện nhằm

nâng cao chất lượng dạy học ở trường cao đẳng Tài nguyên và Môi
trường Hà Nội”
Năm 2007 học viên Nguyễn Hoàng Phƣơng đã bảo vệ thành công luận
văn thạc sỹ QLGD với đề tài: “Áp dụng phương pháp dạy học chương trình hóa
trong dạy học Tiểu học kết hợp với việc thiết kế và sử dụng trang Web học tập”.
Năm 2008 học viên Lê Khắc Quyền đã bảo vệ thành công luận văn thạc
sỹ QLGD với đề tài: “Biện pháp quản lý công tác đánh giá kết quả học tập
của học viên trong đào tạo trực tuyến ở trường ĐHSP Hà Nội”.
Nhằm góp phần ứng dụng CNTT&TT trong đổi mới PPDH trong những
năm vừa qua tại TTTH và các trƣờng THPT của Hải Phòng đã ra đời một số
Website học tập nhƣ: Website tƣ liệu ảnh, Website hỗ trợ học trực tuyến,
Website hỗ trợ thiết kế bài giảng, Website hỗ trợ thiết kế bài kiểm tra, Website
hỗ trợ thi trực tuyến Nhƣng cho đến nay các đề tài nghiên cứu mới chỉ đề
cập đến từng Website học tập đơn lẻ, mà chƣa nghiên cứu về việc quản lý và


7
sử dụng hệ thống Website học tập trong dạy học. Chính vì vậy tác giả chọn đề
tài quản lý việc thiết kế và sử dụng hệ thống Website học tập để nghiên cứu.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý
Theo quan điểm duy vật lịch sử thì lịch sử phát triển của xã hội loài
ngƣời trải qua 5 giai đoạn, ở mỗi giai đoạn có một hình thái kinh tế xã hội đặc
thù và có một đặc trƣng về tổ chức, quản lý xã hội. Ngay từ khi sơ khai tổ
chức sinh hoạt và lao động của loài ngƣời đã mang tính cộng đồng, cho đến
khi xuất hiện các tổ chức thị tộc, bộ lạc vấn đề tổ chức xã hội và quản lý xã
hội chính thức đƣợc ra đời cùng với sự quản lý và phân chia lao động,
Trong lịch sử xã hội học, hoạt động quản lý gắn liền và đƣợc xem nhƣ là một
bộ phận của khoa học lao động, khoa học tổ chức, xã hội học nghề nghiệp,
Khái niệm “quản lý” đƣợc định nghĩa theo nhiều cách khác nhau dựa trên

cơ sở những cách tiếp cận khác nhau, vừa là khoa học vừa là nghệ thuật đang là
vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm. Sau đây là một số định nghĩa về “quản lý ”:
Theo quan điểm của l‎ý thuyết hệ thống, quản lý là “phương thức tác
động có chủ đích của chủ thể quản lý lên hệ thống, bao gồm hệ thống các quy
tắc, các ràng buộc về hành vi đối với mọi đối tượng ở các cấp trong hệ thống
nhằm duy trì tính trội hợp lý của cơ cấu và đưa hệ thống sớm đạt tới mục tiêu.‎”
Theo quan điểm của điều khiển học, quản lý là "chức năng của những
hệ có tổ chức, với bản chất khác nhau (sinh học, xã hội, kỹ thuật ) nó bảo
toàn cấu trúc các hệ, duy trì chế độ hoạt động. Quản lý là một tác động hợp
quy luật khách quan, làm cho hệ vận hành và phát triển”.
Trong bài giảng cao học: “Cơ sở khoa học Quản lý trong quản lý giáo
dục”- Nguyễn Quốc Chí-Nguyễn Thị Mỹ Lộc đã trích dẫn:
- Theo F.W.Tay lor (nhà quản lý ngƣời Mỹ 1856 - 1915). Ông cho rằng
“Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái đó
bằng phương pháp tốt nhất và rẻ nhất”, đƣợc thể hiện cụ thể qua bốn nguyên
tắc quản lý của ông [21, tr.16].


8
- Theo H.Fayol (1841-1925 ), kỹ sƣ ngƣời Pháp - Ông quan niệm: “Quản
lý hành chính là kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra”[21,
tr.18]; và đƣợc thể hiện trên 14 nguyên tắc quản lý của ông. Trong học thuyết
quản lý của mình H. Fayol đƣa ra 5 chức năng cần thiết của một nhà quản lý là:
Dự báo và lập kế hoạch; Tổ chức; Chỉ huy; Phối hợp; Kiểm tra và sau này
đƣợc kết hợp thành 4 chức năng: Lập kế hoạch; Tổ chức; Chỉ đạo; Kiểm tra.
Đề cập đến vấn đề quản lý, tác giả Đặng Vũ Hoạt và tác giả Hà Thế
Ngữ cho rằng: "Quản lý là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu,
quản lý một hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định” [16,
tr.29].
Tác giả Nguyễn Văn Lê quan niệm: “Quản lý là một hệ thống xã hội,

là khoa học và nghệ thuật tác động vào từng thành tố của hệ thống bằng
những phương pháp thích hợp, nhằm đạt các mục tiêu đề ra cho hệ và từng
thành tố của hệ” [17, tr.6].
Những quan niệm về quản lý trên đây tuy có cách tiếp cận khác nhau
nhƣng nhận thấy chúng đều bao hàm một ‎ nghĩa chung, đó là:
- Quản lý là các hoạt động thiết yếu đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá
nhân, đảm bảo hoàn thành các công việc và là phƣơng thức tốt nhất để đạt
đƣợc mục tiêu chung của tập thể.
- Quản lý là quá trình tác động có định hƣớng, có tổ chức của chủ thể
quản l‎ý lên đối tƣợng quản lý thông qua các cơ chế quản lý, nhằm sử dụng có
hiệu quả cao nhất các nguồn lực trong điều kiện môi trƣờng biến động để hệ
thống ổn định, phát triển, đạt đƣợc những mục tiêu đã định.
Nhƣ vậy, quản lý là một quá trình tác động có tổ chức, có hƣớng đích của
chủ thể quản lý tới đối tƣợng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra.
Quản lý bao giờ cũng tồn tại với tƣ cách là một hệ thống, bao gồm các
thành phần:
+ Chủ thể quản lý: (người quản lý, tổ chức quản lý) đề ra mục tiêu dẫn


9
dắt điều khiển các đối tƣợng quản lý để đạt tới mục tiêu định sẵn.
+ Khách thể quản lý (đối tượng quản lý): Con ngƣời (đƣợc tổ chức
thành một tập thể, một xã hội ), thế giới vô sinh (các trang thiết bị kỹ
thuật ), thế giới hữu sinh (vật nuôi, cây trồng ).
+ Cơ chế quản lý: Những phƣơng thức mà nhờ đó hoạt động quản lý
đƣợc thực hiện và quan hệ tƣơng tác qua lại giữa chủ thể quản lý và khách thể
quản lý đƣợc vận hành điều chỉnh.
+ Mục tiêu chung: Cho cả đối tƣợng quản l‎‎‎ý và chủ thể quản lý, đây là
căn cứ để chủ thể quản lý tạo ra các hoạt động quản lý.
Với khái niệm này, về bản chất quá trình quản lý có thể đƣợc biểu diễn

dƣới dạng sơ đồ sau:





Thông tin



Sơ đồ 1.1: Bản chất quá trình quản lý
* Lập kế hoạch
Kế hoạch là văn bản, trong đó xác định những mục tiêu và những quy
định, thể thức để đạt đƣợc những mục tiêu đó. Có thể hiểu lập kế hoạch là quá
trình thiết lập các mục tiêu, hệ thống các hoạt động và các điều kiện đảm bảo
thực hiện các mục tiêu đó.
Nói cách khác, kế hoạch là bản hƣớng dẫn, theo đó:
- Một hệ thống cơ quan, đơn vị sẽ đầu tƣ nguồn lực theo nhu cầu để đạt
đƣợc mục tiêu.
Kế hoạch
Kiểm tra
Tổ chức
Chỉ đạo


10
- Các thành viên của hệ thống, đơn vị tiến hành các hoạt động có liên quan
chặt chẽ tới các mục tiêu, các quy định và các quá trình; đồng thời trên cơ sở đó
giám sát và đánh giá việc thực hiện các mục tiêu và có thể điều chỉnh các hoạt
động nếu không thoả mãn những tiến bộ đạt đƣợc.

* Tổ chức
Tổ chức là quá trình sắp xếp và phân bổ công việc, phân định quyền hạn
và trách nhiệm cụ thể với các nguồn lực và điều kiện hoạt động cho các thành
viên của tổ chức để họ có thể tiến hành các công việc nhằm đạt đƣợc các mục
tiêu của tổ chức một cách có hiệu quả. Ứng với những mục tiêu khác nhau đòi
hỏi cấu trúc của tổ chức của đơn vị cũng khác nhau. Ngƣời quản lý cần lựa
chọn cấu trúc của tổ chức cho phù hợp với mục tiêu và nguồn lực hiện có. Quá
trình đó còn đƣợc gọi là thiết kế tổ chức.
* Chỉ đạo
Chỉ đạo là điều hành, điều khiển tác động, huy động và giúp đỡ những
cán bộ dƣới quyền thực hiện những nhiệm vụ đƣợc phân công. Hoạt động
chỉ đạo là làm việc với con ngƣời.
Nhƣ vậy bản chất Chỉ đạo là tác động một cách có ý thức của chủ thể
quản lý vào đối tượng bị quản lý trên cơ sở phát huy một cách tối đa những
năng lực của cấp dưới nhằm đạt tới hiệu quả cao nhất những mục tiêu của
tổ chức.
* Kiểm tra
Kiểm tra là một trong những chức năng cơ bản của quản lí, là quá trình
xem xét thực tế nhằm kiểm nghiệm giữa mục tiêu đề ra với cái đạt đƣợc trên
thực tế của đối tƣợng để thu nhận thông tin ngƣợc tạo nên quá trình điều chỉnh
và tự điều chỉnh của hệ thống bị quản lí. Nhƣ vậy kiểm tra là quá trình thu
nhận thông tin, điều chỉnh thông tin, tạo lập kênh thông tin phản hồi trong
quản lí giáo dục, giúp các nhà quản lí điều chỉnh có hiệu quả mục tiêu quản lí.


11
Ngƣời quản lý phải kiểm tra các hoạt động của đơn vị và việc thực hiện
các mục tiêu đề ra. Có 3 yếu tố cơ bản của công tác kiểm tra:
- Xây dựng chuẩn thực hiện
- Đánh giá việc thực hiện trên cơ sở so sánh với chuẩn.

- Nếu có sự chênh lệch thì cần điều chỉnh hoạt động. Trong trƣờng hợp
cần thiết có thể điều chỉnh mục tiêu.
Nhƣ vậy, đối với mỗi hệ thống hoạt động quản lý có thể chia ra 3 nội
dung lớn: Lập kế hoạch; Tổ chức và chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch; Kiểm
tra, đánh giá các hoạt động và việc thực hiện các mục tiêu đề ra. Trong những
điều kiện cần thiết có thể điều chỉnh lại kế hoạch, hoặc mục tiêu, hoặc các
hoạt động cụ thể hoặc đồng thời có thể điều chỉnh cả 2 hoặc 3 nhân tố cho phù
hợp.
Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng bị quản lý
nhằm đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường.
Với khái niệm trên, quản lý bao gồm các các yếu tố (các điều kiện) sau:
- Phải có một chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động, và một đối
tƣợng bị quản lý phải tiếp nhận các tác động của chủ thể quản lý tạo ra. Tác động
có thể chỉ là một lần mà cũng có thể là liên tục nhiều lần.
- Phải có một mục tiêu đặt ra cho cả đối tƣợng và chủ thể, mục tiêu này
là căn cứ để chủ thể tạo ra các tác động.
- Chủ thể có thể là một ngƣời, nhiều ngƣời, một thiết bị. Còn đối tƣợng
có thể là con ngƣời (một hoặc nhiều ngƣời) hoặc giới vô sinh (máy móc, thiết
bị, đất đai, thông tin, hầm mỏ v.v…) hoặc giới sinh vật (vật nuôi, cây trồng).





Chủ thể
quản lý
Đối
tƣợng
bị
quản lý



Mục
tiêu


12



Sơ đồ 1.2: Mô hình quản lý


1.2.2. Quản lý Giáo dục và quản lý nhà trường
1.2.2.1. Quản lý giáo dục
Theo sơ đồ phân loại khoa học (tam giác khoa học) của B.M Kêđrốp thì
quản lý‎ giáo dục thuộc ngành khoa học xã hội. Do mỗi phƣơng thức xã hội
đều có một cách quản lý‎ khác nhau, cho nên khái niệm quản lý giáo dục đã ra
đời và hình thành từ nhiều quan niệm khác nhau.
Ở các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa, do vận dụng lý‎ luận quản lý xí nghiệp vào
quản lý cơ sở giáo dục (trƣờng học) nên quản lý giáo dục đƣợc coi nhƣ một
loại quản lý “xí nghiệp đặc biệt”.
Ở các nƣớc xã hội chủ nghĩa, do vận dụng quản lý xã hội vào quản lý
giáo dục, nên quản lý giáo dục thƣờng đƣợc xếp trong lĩnh vực quản l‎ý văn
hoá tƣ tƣởng nhƣ A.G. Afanaxep đã phân chia trong cuốn sách kinh điển nổi
tiếng của mình: "Con ngƣời trong quản l‎ý xã hội”. Nhƣ vậy, quản l‎ý giáo dục
đƣợc coi là bộ phận nằm trong lĩnh vực quản l‎ý văn hoá tinh thần.
Ở Việt Nam, quản lý‎ giáo dục cũng là một lĩnh vực đƣợc đặc biệt quan
tâm. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá
VIII đã viết: “Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý

tới khách thể quản lý nhằm đưa ra hoạt động sư phạm của hệ thống giáo
dục đạt tới kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất”[9].
Theo tác giả Đỗ Hoàng Toàn “Quản lý giáo dục là tập hợp những biện
pháp tổ chức, phương pháp giáo dục, kế hoạch hoá tài chính, cung tiêu…
nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống


13
giáo dục, đảm bảo sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số
lượng, cũng như về chất lượng”[32, tr.29].
Quản lý giáo dục là một ngành khoa học nó có những đặc trƣng riêng
khác biệt với các quản lý kinh tế xã hội khác. Để nắm đƣợc các mô hình quản
lý giáo dục và vận dụng chúng vào công tác thực tiễn quản lý giáo dục, quản
lý nhà trƣờng chúng ta cần biết các yếu tố nào đã cấu thành lý thuyết quản lý
giáo dục. Các nhà lí luận cho rằng có ba thành tố sau:
- Khái niệm: Quản lý giáo dục là khoa học quản lý cũng nhƣ các khoa
học quản lý khác đều có bốn chức năng cơ bản: kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo
và kiểm tra đƣợc thực hiện trên toàn bộ các hoạt động giáo dục.
- Quá trình hình thành “Quản lý giáo dục”: là quá trình đan xen kéo dài
giữa một bên là bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội, các chiến lƣợc quản lý và
các hành vi chấp nhận đƣợc để đáp ứng bối cảnh đó với một bên là những
dẫn giải về các luận cứ cho việc sử dụng những chiến lƣợc và hành vi quản
lý tƣơng ứng. Nhƣ vậy, vai trò của lý thuyết quản lý giáo dục là: Làm sáng tỏ
những giá trị tiềm ẩn; dự báo những kết quả; tạo điều kiện cho những phân
tích so sánh.
- Nội dung của quản lý giáo dục: Quản lý giáo dục mang tính liên ngành.
Xã hội học là một thành tố trong sự phát triển của lý luận và thực tiễn
quản lý giáo dục nổi bật nhất ở lĩnh vực lý luận tổ chức.
Tâm lý học tổ chức cung cấp lý thuyết có tính thực hành về quản lý nói
chung và quản lí giáo dục nói riêng.

Lí thuyết quản lý kinh tế đƣợc áp dụng vào quản lý giáo dục để quản lý
tài chính, lập kế hoạch ngân sách, tính toán chi phí và tính toán hiệu quả đào
tạo,
Triết học đóng góp vào việc đánh giá các hoạt động quản lý giáo dục
và làm tăng thêm nhận thức rõ ràng về giá trị và những vấn đề cấp bách về


14
phƣơng diện đạo đức đang làm nền tảng cho những hành vi quản lý trong
Nhà trƣờng.
1.2.2.2. Quản lý nhà trường
Vấn đề cơ bản của quản lý giáo dục là quản lý nhà trƣờng vì nhà trƣờng
là cơ sở giáo dục, nơi tổ chức thực hiện mục tiêu giáo dục. Khi nghiên cứu về
nội dung khái niệm quản lý giáo dục, khái niệm trƣờng học đƣợc hiểu là tổ
chức cơ sở mang tính Nhà nƣớc - Xã hội trực tiếp làm công tác giáo dục- đào
tạo thế hệ trẻ cho tƣơng lai của đất nƣớc.
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý trường học (nhà trường)
là tập hợp những tác động tối ưu của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên,
học sinh và cán bộ khác, nhằm tận dụng các nguồn dự trữ do nhà nước đầu
tư, lực lượng xã hội đóng góp và do lao động xây dựng vốn tự có. Hướng vào
việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường mà điểm hội tụ là quá trình đào
tạo thế hệ trẻ. Thực hiện có chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo, đưa nhà
trường tiến lên trạng thái mới" .
Theo tác giả Phạm Viết Vƣợng: “Quản lý trường học là lao động của
các cơ quan quản lý, nhằm tập hợp và tổ chức lao động của giáo viên, học
sinh và các lực lượng giáo dục khác, cũng như huy động tối đa các nguồn lực
giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường”.
Tóm lại: Quản lý trƣờng học là thực hiện đƣờng lối giáo dục của Đảng
trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đƣa nhà trƣờng vận hành theo
nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với

ngành giáo dục với thế hệ trẻ và với từng học sinh.
Bản chất của hoạt động quản lý trong nhà trƣờng là quản lý hoạt động
dạy học, tức là làm sao đƣa hoạt động đó dần tiến tới mục tiêu giáo dục, mục
tiêu đào tạo.
Quản lý trƣờng học là phải quản lý toàn diện, nhằm hoàn thiện và phát
triển nhân cách của thế hệ trẻ một cách hợp lý, khoa học và hiệu quả. Thành


15
công hay thất bại của nhiệm vụ đổi mới nâng cao hiệu quả giáo dục trong nhà
trƣờng phụ thuộc rất lớn vào điều kiện cụ thể của nhà trƣờng. Vì vậy, muốn
thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục, ngƣời quản lý phải xem xét đến
những điều kiện đặc thù của nhà trƣờng, phải chú trọng tới việc cải tiến công
tác quản lý giáo dục để quản lý có hiệu quả các hoạt động trong nhà trƣờng.

1.2.3. Quản lý hoạt động dạy học
Quản lí hoạt động dạy học là quản lí quá trình truyền thụ kiến thức cuả
đội ngũ giáo viên và quá trình lĩnh hội kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo của học sinh,
nhất là trong thời kì đổi mới PPDH hiện nay. Bên cạnh đó, quản lí hoạt động
dạy học còn chú trọng đến các điều kiện CSVC, kĩ thuật, phƣơng tiện phục vụ
hoạt động dạy học, “ bao gồm mọi thiết bị kĩ thuật từ đơn giản đến phức tạp
được dùng trong quá trình dạy học để làm dễ dàng cho sự truyền đạt và tiếp
thu kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo.” ( theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang)[30].
Trong các PTDH thì máy tính- thiết bị xử lí thông tin, phƣơng tiện là phƣơng
tiện quan trọng nhất. Máy tính vừa là phƣơng tiện nâng cao tính tích cực trong
dạy học, vừa là đối tƣợng của hoạt động dạy học. Quản lí tốt PTDH sẽ có tác
động tích cực đối với việc nâng cao chất lƣợng dạy học.
Nội dung quản lý hoạt động dạy học :
- Lập kế hoạch: Xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch hoạt động của
các tổ, nhóm chuyên môn, các đoàn thể, hội cha mẹ học sinh.

- Tổ chức: Hoàn thiện cơ cấu các tổ chức, huy động các nguồn nhân lực,
vật lực, tài lực để thực hiện kế hoạch.
- Chỉ đạo: Việc thực hiện mục tiêu chƣơng trình dạy học, hoạt động bồi
dƣỡng năng lực sƣ phạm cho giáo viên, xây dựng nề nếp dạy học, đổi mới
phƣơng pháp dạy học.
- Kiểm tra đánh giá kết quả dạy học và việc thực hiện mục tiêu, kế
hoạch dạy học.


16
Quản lí hoạt động dạy học không phải là cái bất biến mà nó phụ thuộc
vào sự đổi mới của quá trình dạy học trong cả hệ thống giáo dục . Theo xu thế
phát triển chung của xã hội thì việc đổi mới quá trình dạy học trong nhà
trƣờng là hệ quả tất yếu. Nhất là khi học sinh đã có những phát triển khác xa
về thể chất cũng nhƣ tâm sinh lý so với học sinh cùng lứa tuổi thời kì trƣớc.
Học sinh ngày nay thể chất tốt hơn, thông minh hơn và tƣ duy khoa học, mạnh
bạo hơn… do điều kiện thông tin mang lại. Các nhà quản lí cũng cần nắm
đƣợc vấn đề trên để quán triệt trong giáo viên. Không những thế, mỗi nhà
quản lí cũng cần tạo điều kiện cho giáo viên trang bị thêm kiến thức, không
ngừng học hỏi để đáp ứng đƣợc nhu cầu đổi mới trong giáo dục, phù hợp với
xu thế phát triển của thời đại.
1.3. Thiết bị dạy học
1.3.1. Khái niệm về thiết bị dạy học
Thiết bị dạy học là một trong những điều kiện quan trọng, là yếu tố
không thể thiếu trong việc đổi mới phƣơng pháp dạy học và nâng cao chất
lƣợng giáo dục - đào tạo. Chính vì vậy việc nghiên cứu, chế tạo và sử dụng
các thiết bị dạy học một cách hợp lý để có thể nâng cao hiệu quả dạy học là
vấn đề đƣợc các nhà giáo dục hết sức quan tâm.
Theo Lotx Kinbo, một chuyên gia giáo dục ngƣời Đức, thiết bị dạy học
là tất cả những phƣơng tiện vật chất cần thiết giúp cho giáo viên và học sinh tổ

chức và tiến hành hợp lý, có hiệu quả quá trình dạy học ở các môn học, cấp
học.
Theo các chuyên gia thiết bị giáo dục của Việt Nam: Thiết bị dạy học là
thuật ngữ chỉ một vật thể hoặc một tập hợp đối tƣợng vật chất mà ngƣời giáo
viên sử dụng với tƣ cách là phƣơng tiện điều khiển hoạt động nhận thức của
học sinh, còn đối với học sinh thì đó là các nguồn tri thức, là các phƣơng tiện


17
giúp học sinh lĩnh hội các khái niệm, định luật, thuyết khoa học, hình thành
ở họ các kỹ năng, kỹ xảo, đảm bảo phục vụ mục đích dạy học.
Thiết bị dạy học là một bộ phận trong hệ thống cơ sở vật chất sƣ phạm.
Thiết bị dạy học là tất cả những phƣơng tiện cần thiết đƣợc giáo viên và học
sinh sử dụng trong hoạt động dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ
động sáng tạo trong hoạt động nhận thức của học sinh, góp phần nâng cao chất
lƣợng giáo dục, đào tạo.

1.3.2. Vai trò của thiết bị dạy học
Trong dân gian ta đã có câu “Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy
không bằng một làm”, để nói lên tác dụng khác nhau của các giác quan trong
quá trình truyền thụ kiến thức. Thiết bị dạy học giúp giờ học sinh động, tăng
hiệu quả làm việc của thày và trò, giúp ngƣời học nhanh chóng tiếp nhận tri
thức và rèn luyện kỹ năng, phát triển trí sáng tạo, thay đổi phong cách tƣ duy
và hành động.
1.3.3. Các loại hình thiết bị dạy học
Thiết bị dạy học bộ môn có thể đƣợc phân theo các loại hình sau :
1. Tranh ảnh giáo khoa
2. Bản đồ giáo khoa
3. Mô hình, mẫu vật
4. Dụng cụ, hóa chất

5. Phim đèn chiếu
6. Bản trong dùng cho máy chiếu qua đầu
7. Băng, đĩa ghi âm
8. Băng hình, đĩa hình
9. Phần mềm dạy học
10. Giáo án điện tử


18
11. Website học tập
12. Phòng thí nghiệm ảo.
13.Mô hình dạy học điện tử.
1.4. Ứng dụng Công nghệ thông tin và Truyền thông trong dạy học
1.4.1. Một số khái niệm
- Tin học:
Tin học là ngành khoa học nghiên cứu các phƣơng pháp công nghệ và
các kĩ thuật xử lý thông tin một cách tự động.
- Công nghệ thông tin:
Công nghệ thông tin là một tập hợp các phƣơng pháp khoa học, các
phƣơng tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và
viễn thông nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên
thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con
ngƣời và xã hội.
- Công nghệ thông tin và truyền thông
Trong một chừng mực nào đó có thể coi công nghệ thông tin và truyền
thông là sự giao nhau của 3 ngành Điện tử + Tin học + Viễn thông.
Khi thông tin, dữ liệu còn ít, con ngƣời có thể tự mình xử lý và họ cảm
thấy không có vấn đề gì. Song ngày nay, mọi mặt của đời sống xã hội đều phát
triển nhanh chóng kéo theo sự bùng nổ của thông tin làm con ngƣời lúng túng,
thậm chí nhiều lúc không thể xử lý nổi. Máy tính điện tử đã giúp con ngƣời xử

lý thông tin một cách tự động và nhanh chóng, điều đó đã tiết kiệm rất nhiều
thời gian và công sức của con ngƣời.
Toàn bộ các thiết bị điện tử và cơ khí của máy tính đƣợc gọi chung là
phần cứng.
Các chƣơng trình chạy trên máy tính đƣợc gọi là phần mềm.


19
1.4.2. Ứng dụng CNTT & TT trong dạy học
Theo Luật công nghệ thông tin số 67/2006/QH11, ngày 29/6/2006:
“Ứng dụng CNTT là việc sử dụng CNTT vào các hoạt động thuộc lĩnh vực
kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại và các hoạt động khác nhằm
nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này”[31].
Ứng dụng CNTT & TT trong giáo dục là một điều tất yếu của thời đại.
Nhƣ ông Peter Van Gils, chuyên gia dự án Công nghệ thông tin trong giáo dục
và quản lí nhà trƣờng ( ICTEM) khẳng định: “ Chúng ta đang sống trong một
xã hội mà người ta gọi là một xã hội tri thức hay một xã hội thông tin. Điều
này có nghĩa rằng những sản phẩm đầu ra mang tính công nghiệp trong xã
hội của chúng ta đã mất đi cái tầm quan trọng của nó. Thay vào đó là những
“dịch vụ” và “những sản phẩm tri thức”. Trong một xã hội như vậy, thông tin
đã trở thành một loại hàng hoá cực kì quan trọng. Máy vi tính và những kĩ
thuật liên quan đã đóng một vai trò chủ yếu trong việc lưu trữ và truyền tải
thông tin và tri thức. Thực tế này yêu cầu các nhà trường phải đưa các kĩ
năng công nghệ vào trong chương trình giảng dạy của mình. Một trường học
mà không có CNTT là một nhà trường không quan tâm gì tới các sự kiện đang
xảy ra trong xã hội.”
Việc ứng dụng CNTT & TT trong giáo dục bao gồm hai lĩnh vực: ứng
dụng CNTT & TT trong quản lí và ứng dụng CNTT & TT trong dạy học.
Khi nói đến ứng dụng CNTT & TT trong dạy học nghĩa là:
- Tăng cƣờng đầu tƣ cho việc giảng dạy môn tin học cho cán bộ, giáo

viên và học sinh.
- Sử dụng CNTT & TT làm công cụ hỗ trợ việc dạy và học các môn
học.
Trong các nhà trƣờng phổ thông hiện nay, tùy theo mức độ nhận thức
của đội ngũ cán bộ quản lí (CBQL), GV, trang bị CSVC về CNTT…mà nội
dung ứng dụng CNTT trong dạy học ở các nhà trƣờng là rất khác nhau. Theo

×