Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

SỰ THAY ĐỔI TRONG KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ LÀ MỘT TẤT YẾU KHÁCH QUAN. CHỨNG MINH BẰNG THỰC TIỄN CỦA DOANH NGHIỆP”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.48 KB, 14 trang )

Tiểu luận tổ chức quản lý.
A. LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây thế giới nói chung và các tổ chức nói riêng đã
từng trải qua những sự thay đổi nhanh chóng, cơ bản quyết liệt và đầy kịch tính
hơn bất kì điều gì chúng ta có thể nghĩ tới. Ở Việt nam chính sách đổi mới mở
cửa, chuyển nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng
XHCN, có sự điều tiết của Nhà nước đang vừa là động lực thúc đẩy nền kinh tế
vừa là những cú sốc lớn cho nhiều doanh nghiệp. Đối với các nhà quản trị hiện
nay chỉ còn một điều không thay đổi là: Sự thay đổi.
Vì vậy, sự thay đổi trong kinh doanh và quản lí đã trở thành chủ một chủ
đề cần thiết và có ý nghĩa đối với các nhà quản trị. Đó cũng là cầu nối đưa các
chiến lược và kế hoạch vào thực tiễn, là động lực làm nhạy cảm hoá của từng cá
nhân từng tổ chức với từng môi trường và vì vậy là một trong những điều kiện
để đảm bảo sự phát triển của từng tổ chức. Do đó các nhà quản trị cũng phải
thay đổi tổ chức cho thích ứng.
Được sự phân công của khoa về đề tài T77 “ SỰ THAY ĐỔI TRONG
KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ LÀ MỘT TẤT YẾU KHÁCH QUAN. CHỨNG
MINH BẰNG THỰC TIỄN CỦA DOANH NGHIỆP”.Qua nghiên cứu và tìm
hiểu trong thời gian có hạn, em đã hoàn thành đề tài. Song không tránh khỏi
những thiếu xót, em rất mong được sự góp ý của các bạn cũng như của các thầy,
cô giáo để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!
1
Tiểu luận tổ chức quản lý.
B. PHẦN NỘI DUNG CHÍNH.
I. LÝ THUYẾT VỀ SỰ THAY ĐỔI TRONG KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ
1. Lực lượng thúc đẩy sự thay đổi
a. Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước
Đường lối phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có sự
điều tiết của Nhà nước đã được kiểm nghiệm và khẳng định. Tuy nhiên hệ thống
chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như cơ cấu tổ chức, cách thức hoạt


động của cơ quan quản lý Nhà nước hiện đang trong quá trình hoàn thiện. Qua
quá trình hoàn thiện này, thực chất nó cũng là quá trình thay đổi và bất kì sự
thay đổi nào ở đây cũng đều có tác động tới phương thức hoạt động của tổ chức
doanh nghiệp.
b. Xu hướng xã hội và nhu cầu của khách hàng
Quá trình quốc tế hoá trên mọi lĩnh vực đã có tác động mạnh mẽ tới các
tiêu chuẩn giá trị, phong cách sống của toàn xã hội. Trong một xã hội có tốc độ
thay đổi chậm, mức giao lưu với bên ngoài ít hơn thì sự tuân thủ, sự chăm chỉ là
những tiêu chuẩn giả trị hàng đầu. Tuy nhiên môi trường xã hội mở ra vời toàn
thế giới và thay đổi với tốc độ lớn thì giá trị hàng đầu đối với mỗi người lại là sự
năng động sáng tạo, dám thay đổi. Môi trường như vậy tạo điều kiện cho mỗi
người chứng tỏ sự năng động của mình và xã hội cũng thừa nhận họ một cách dễ
dàng hơn. Ngược lại, chính sự năng động sáng tạo của họ cũng góp phần làm
thúc đẩy XH phát triển nhanh hơn. Trong điều kiện đó, sự phân hoá về thu nhập
diễn ra mạnh mẽ và vai trò của Nhà nước là điều tiết hợp lý sự phân hoá đó chứ
không xoá bỏ chúng. Thu nhập của toàn xã hội: đó là
- Tốc độ thay đổi hàng hoá sử dụng ngày càng cao.
- Thời gian đang ngày càng trở nên khan hiếm quý báu
- Nhu cầu ngày càng đa dạng, sản phẩm đáp ứng cũng đa dạng
2
Tiểu luận tổ chức quản lý.
c. Sự phát triển của công nghệ.
Đây chính là sự thay đổi thường xuyên và rõ nét nhất từ trước đến nay. Sự
thay đổi của công nghệ tác động tới xí nghiệp theo những khía cạnh khác nhau,
đặc biệt nó không tách khỏi yếu tố con người. Hơn nữa yếu tố con người còn
quyết định sự thành công hay thất bại của những thay đổi lớn trong công
nghệ.Chính sách công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo hướng mở cửa và
hội nhập đã tạo ra môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng mang
tính toàn cầu hoá. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên đổi
mới công nghệ để giữ vị trí trên thị trường, đồng thời việc duy trì vị trí độc tôn

về công nghệ sẽ trở nên vô cùng khó khăn tạo ra áp lực thúc đẩy doanh nghiệp
phải liên tục đổi mới công nghệ.Sự phát triển của công nghệ có xu hướng làm
giảm số lượng lao động sử dụng và đòi hỏi về chất lương lao động này ngày
càng cao. Điều này là yếu tố tất yếu thúc đẩy nhanh chóng sự thay đổi của bản
thân từng doanh nghiệp.
d. Những thay đổi của đối tác cũng như của đối thủ cạnh tranh.
Những lức lượng này có tác động trực tiếp tới hoạt động của tổ chức sự
thay đổi trong hoạt động của đối thủ cạnh tranh như: Cải tiến công nghệ thay đổi
chiến lược Marketing, đầu tư mở rộng hoặc nâng cấp doanh nghiệp của họ
Trong yêu cầu của khách hàng cũng như khả năng của người cung ứng thường
đều đòi hỏi tổ chức có sự thích ứng phù hợp hoặc doanh nghiệp sẽ là người
khởi xướng, hoặc chỉ là người chạy theo sự thay đổi đó.
2. Sự thay đổi đối với từng cá nhân trong sản xuất kinh doanh
a.Chu trình thay đổi của từng cá nhân.
Quy trình thay đổi này gồm 3 bước: Tình trạng hiện tại – Thời kỳ quá độ
-Trạng thái tương lai mong muốn.
Trong đó quan trọng nhất là bước quá độ là giai đoạn chuyển từ tình trạng
hiện tại tới tình trạng tương lai mong muốn.Trên thực tế, các công ty các tổ chức
thương giải quyết tốt hơn, có hiệu quả hơn trong nhận định tương lai và xây
dựng chiến lược so với quản trị nhân viên của mình trong thời kỳ quá độ, và
3
Tiểu luận tổ chức quản lý.
quản trị sự thay đổi thực chất là quản trị con người trong việc thích ứng với sự
thay đổi đó. Đối với mỗi người, bất cứ sự thay đổi nào dù là không thể tránh
khỏi, đều đe doạ sự cân bằng hiện có trong cuộc sống và đòi hỏi phải có sự điều
chỉnh nhất định vể sức lực, về tâm lý và tình cảm… Trước mỗi sự thay đổi, mọi
người thường có những phản ứng sau:
- Sốc
- Ngạc nhiên
- Nuối tiếc

- Lẫn lộn - suy sụp
- Chấp nhân
b.Nguyên nhân có sự ngần ngại thay đổi
Chu trình thay đổi ở trên cho phép đi sâu phân tích nguyên nhân có sự
ngần ngại trước sự thay đổi là do:
- Cảm giác thiếu tự chủ
- Cảm giác hoang mang
- Sức ì của thói quen
- Sự mất mát
3. Sự thay đổi tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp
a. Chiến lược thay đổi kinh nghiệm hợp lý
Chiến lược thay đổi kinh nghiệm hợp lý dựa trên cơ sở 2 giả định:
+ Thứ nhất: Con người là hợp lý
+ Thứ hai: Con người sẽ theo đuổi mục đích cá nhân khi được nhận dạng.
Ý nghĩa của thuyết chiến lược thay đổi kinh nghiệm hợp lý ở chổ sự
khẳng định con người sẽ theo đuổi những thay đổi nếu thấy những thay đổi đó là
hợp lý và họ sẽ đạt được các lợi ích nhất định thông qua sự thay đổi. Nhà quản
trị tự phải chủ động xác định các mục tiêu thay đổi với sự chú ý thích đáng đến
lợi ích cá nhân các thành viên. Đồng thời phải kiên trì giải thích thuyết phục để
mỗi cá nhân nhận thấy sự thay đổi đó là hợp lý.
b.Sự thay đổi về sử dụng quyền lực
4
Tiểu luận tổ chức quản lý.
Lý thuyết chiến lược thay đổi bằng sử dụng quyền lực cho rằng con người
sẽ hành động nếu họ được củng cố. Vì thế lý thuyết này khẳng định người ít
quyền lực sẽ bị ép để hành động theo những chỉ dẫn của người có quyền lực
hơn. Theo đó, nhà quản trị phải đưa ra các kế hoạch, các chỉ dẫn về sự thay đổi
và dùng quyền lực của mình buộc người dưới quyền thay đổi theo kế hoạch chỉ
dẫn mà mình đã đưa ra.
c. Quản trị quá trình thay đổi:

Việc xác định những gì cần thay đổi và quản trị quá trình thay đổi là một
quá trình phức tạp. Nếu tổng thể quá trình này được thực hiện tốt thì kết quả sẽ
là nâng cao hiệu qủa hoạt động của tổ chức. Sớm hay muộn trạng thái mới này
sẽ lại là điểm bắt đầu của một chu kỳ mới.
• Khuyến khích sự thay đổi
- Quá trình thay đổi của một tổ chức chính là quá trình chuyển từ trạng thái
hiện tại quen thuộc đối với mọi người sang trạng thái tương lai mới chỉ có trong
tưởng tượng. Vì chưa phải là hiện thực, trạng thái tương lai đó chứa nhiều rủi ro,
mạo hiểm. Nó có thể ảnh hưởng một cách tiêu cực tới năng lực, tinh thần, khă
năng thích ứng của các thành viên. Nhìn chung các thành viên của tổ chức sẽ
nghi ngờ và mong muốn thay đổi nếu họ không nhận thức được các cơ sở có
tính thuyết phục của sự thay đổi đó.
Vì vậy vấn đề cơ bản trong việc chuẩn bị cho quá trình thay đổi là phải
tìm ra phương thức để tạo lập sự sẵn sàng và vượt qua sự cản trở đối với sự thay
đổi.
• Tạo lập sự sẵn sàng
Tạo lập sự sẵn sàng đối với sự thay đổi thực chất là cho tạo lập sự nhận
thức về nhu cầu thay đổi. Thông thường mọi người chỉ thừa nhận có nhu cầu
thay đổi khi họ phải trải qua một nhu cầu khó chịu(hoặc không thoả mãn) rất lớn
đối với tình trạng hiện tại: Dưới đây là 3 biện pháp giúp cho quá trình này:
- Làm nhạy cảm hoá với tổ chức với sức ép phải thay đổi
5

×