Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

Nghiên cứu và áp dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm thông qua dạng bài luyện tập và ôn tập môn hóa học THPT góp phần đổi mới phương pháp dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 164 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
----------

ĐỖ THỊ THUỲ CHI

NGHIÊN CỨU VÀ ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
HỢP TÁC THEO NHĨM THƠNG QUA DẠNG BÀI LUYỆN
TẬP VÀ ƠN TẬP MƠN HỐ HỌC THPT GĨP PHẦN ĐỔI
MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM HOÁ HỌC

HÀ NỘI - 2009


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ ngiên cứu. .................................................................................... 2
4.Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 3
5. Khách thể nghiên cứu. .................................................................................. 3
6. Đối tƣợng nghiên cứu. .................................................................................. 3
7. Giả thuyết khoa học. ..................................................................................... 3
8. Phạm vi nghiên cứu. ..................................................................................... 4
9 . Đóng góp của đề tài ..................................................................................... 4
10.Cấu trúc luận văn......................................................................................... 4
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................. 5
1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................. 5
1.1.1. Quá trình dạy học ........................................................................... 5


1.1.2 .Tìm hiểu về bài luyện tập, ơn tập trong chƣơng trình . ..................... 6
1.1.3. Phƣơng pháp tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học ....................... 8
1.1.3.1. Nhóm ........................................................................................ 8
1.1.3.2. Hoạt động nhóm trong dạy học ............................................... 15
1.1.3.3. Các yếu tố cấu thành hoạt động học tập mang tính hợp tác ..... 15
1.1.3.4. Chuẩn bị tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học .................... 16
1.1.3.5. Tiến trình dạy học theo nhóm ................................................ 19
1.1.3.6. u cầu đối với GV phổ thông để tổ chức hoạt động nhóm có
hiệu quả ............................................................................................... 20
1.1.3.7. Ƣu điểm của phƣơng pháp ..................................................... 22
1.1.3.8. Nhƣợc điểm của phƣơng pháp................................................. 23
1.1.4 Lí thuyết về Grap và bản đồ tƣ duy. ................................................ 23
1.1.4.1 Phƣơng pháp Grap dạy học. .................................................... 23
1.1.4.2. Sử dụng bản đồ tƣ duy trong dạy học hoá học . ....................... 26
1.2. Thực trạng sử dụng hoạt động nhóm trong dạy học hoá học hiện nay ...... 28
158


1.2.1. Thực trạng việc dạy học bằng phƣơng pháp tổ chức hoạt động nhóm
ở nƣớc ta hiện nay nói chung và hóa học nói riêng ................................. 28
1.2.1.1. Mục đích điều tra .................................................................... 28
1.2.1.2. Đối tƣợng điều tra. .................................................................. 28
1.2.1.3. Kết quả điều tra ....................................................................... 29
1.2.2. Nhận xét chung về bài ôn tập tổng kết hoá học hiện nay ở trƣờng
trung học phổ thông ................................................................................ 33
CHƢƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM KẾT HỢP
VỚI BẢN ĐỒ TƢ DUY VÀ SƠ ĐỒ MẠNG GRAP CHO CÁC BÀI LUYỆN TẬP
VÀ ƠN TẬP ( PHẦN HỐ LỚP 10 NÂNG CAO ) .............................................. 34
2.1. Hệ thống bài luyện tập, ôn tập trong chƣơng trình hố học phổ thơng. ..... 34
2.2 Đặc điểm bài luyện tập ơn tập trong chƣơng trình hố học phổ thông Việt

Nam. .............................................................................................................. 37
2.3. Thiết kế dạy học theo phƣơng pháp hoạt động nhóm kết hợp với bản đồ tƣ
duy và sơ đồ mạng Grap vào các chƣơng cụ thể. ............................................ 38
2.3.1 .Thiết kế dạy học theo phƣơng pháp hoạt động nhóm kết hợp với bản
đồ tƣ duy cho chƣơng: Cấu tạo nguyên tử . ............................................. 38
2.3.2 .Thiết kế dạy học theo phƣơng pháp hoạt động nhóm kết hợp với bản
đồ tƣ duy cho chƣơng: liên kết hoá học ................................................... 48
2.2.2. Sử dụng bài tập tự luận .................................................................. 89
2.2.3. Sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan ...................................... 101
2.2.3.1. Bài tập định tính.................................................................... 101
2.2.3.2. Bài tập định lƣợng................................................................. 102
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ......................................................... 132
3.1. Mục đích của thực nghiệm. .................................................................... 132
3.2. Nhiệm vụ. .............................................................................................. 132
3.3. Kế hoạch thực hiện. ............................................................................... 132
3.3.1. Đối tƣợng và địa bàn thực nghiệm ............................................... 132
3.3.2. Bài dạy thực nghiệm .................................................................... 132
3.3.3. GV thực nghiệm .......................................................................... 133
159


3.4. Tiến hành thực hiện và xử lí kết quả. ..................................................... 133
3.5. Kết quả thực nghiệm.............................................................................. 146
3.5.1. Kết quả kiểm tra 45 phút chƣơng: Thành phần cấu tạo nguyên tử 146
3.5.2. Kết quả kiểm tra 45 phút chƣơng Halogen ................................... 147
3.5.3. Kết quả kiểm tra học kì I ............................................................. 148
3.6. Xử lí kết quả thực nghiệm sƣ phạm ................................................ 149
3.7.Phân tích kết quả thực nghiệm ......................................................... 150
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................... 152
1. Kết luận. ................................................................................................... 152

2. Khuyến nghị. ............................................................................................ 153

160


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Dd

:

Dung dịch

ĐC

:

Đối chứng

GV

:

Giáo viên

HS

:

Học sinh


HTTH

:

Hệ thống tuần hồn

LT

:

Lí thuyết

PPDH

:

Phương pháp dạy học

PTHH

:

Phương trình hóa học

SGK

:

Sách giáo khoa


THPT

:

Trung học Phổ thơng

TN

:

Thực nghiệm

OXH

:

Oxi hố


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nghị quyết Trung Ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IV đã chỉ rõ: "
Hơn bao giờ hết, bƣớc vào giai đoạn này nhà trƣờng phải đào tạo những con ngƣời
năng động, sáng tạo, tiếp thu những kiến thức hiện đại, tự tìm giải pháp cho các vấn
đề do cuộc sống công nghiệp hiện đại đặt ra."
Luật Giáo dục, điều 24.2, đã ghi: "Phƣơng pháp giáo dục phổ thơng phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc
điểm của từng lớp học, môn học; bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học, rèn luyện kĩ năng
vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng

thú học tập cho học sinh".
Nhƣ vậy trọng tâm của việc đổi mới phƣơng pháp dạy học hiện nay là hƣớng
vào ngƣời học, phát huy tính tích cực và khả năng sáng tạo của họ. Ngƣời học chỉ
có thể học tập thật sự và phát triển tốt nếu họ có cơ hội hoạt động. Tổ chức hoạt
động nhóm có tác dụng to lớn trong việc tăng cƣờng hoạt động của học sinh, kích
thích nỗ lực của mỗi cá nhân. Nhƣ vậy sẽ góp phần quan trọng trong việc hình
thành những con ngƣời sáng tạo, có khả năng thích ứng cao với cuộc sống. Trong
học tập không phải mọi tri thức, kỹ năng, thái độ đều đƣợc hình thành bằng những
hoạt động độc lập cá nhân. Lớp học là mơi trƣờng giao tiếp thầy - trị, trò - trò, tạo
nên mối quan hệ hợp tác thân thiện giữa các cá nhân trên con đƣờng chiếm lĩnh nội
dung học tập. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý thức mỗi cá nhân
đƣợc bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó ngƣời học nâng mình lên một trình độ
mới.Phƣơng pháp dạy học hợp tác theo nhóm làm tăng hiệu quả học tập nhất là lúc
phải giải quyết những vấn đề gay cấn.
Điều đó cũng có nghĩa là đổi mới phƣơng pháp dạy học đồng nghĩa với việc
chuyển đổi từ cách dạy “thầy truyền thụ, trò tiếp thu” sang việc thầy tổ chức các
hoạt động dạy học để trò tự dành lấy kiến thức, tự xây dựng kiến thức cho mình, bồi
dƣỡng năng lực tự học.

1


Mơn Hố học là mơn khoa học tự nhiên, nó cung cấp cho học sinh những tri
thức khoa học phổ thông cơ bản về các chất, sự biến đổi các chất, mối liên hệ qua lại
giữa cơng nghệ hố học, mơi trƣờng và con ngƣời. Trong bộ mơn Hố học có rất
nhiều vấn đề cần khai thác để làm tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh
đặc biệt là phần luyện tập và ôn tập chƣơng. Với cách dạy học truyền thống ( Tóm
tắt kiến thức lí thuyết– bài giải mẫu – bài tập trên lớp – bài tập về nhà –sửa bài và
rút kinh nghiệm) của giáo viên từ trƣớc đến nay chỉ áp đặt học sinh mà chƣa phát
huy hết đƣợc tƣ duy của học sinh bởi học sinh thƣờng chỉ làm theo các khuôn mẫu

.Vậy để phát huy đƣợc khả năng tƣ duy của học sinh cũng nhƣ phát huy đựơc nhiều
kĩ năng của học sinh (giao tiếp, trình bày một vấn đề, phát triển kĩ năng nghe, nói,
thảo luận, đọc viết …) thì phải đặt học sinh vào trong tình huống , mơi trƣờng, tại
đó chính học sinh là ngƣời chủ động nêu ra những ý kiến của mình .Khơng chỉ có
vậy, qua đó các em có cơ hội để bộc lộ những khả năng, kiến thức , các em học hỏi
không chỉ ở thầy, cơ mà cịn ở bạn bè. Từ những lập luận trên tôi đã đi đến chọn đề
tài : "Nghiên cứu và áp dụng phƣơng pháp dạy học hợp tác theo nhóm thơng
qua dạng bài luyện tập và ơn tập mơn hố học THPT góp phần đổi mới
phƣơng pháp dạy học" với mong muốn sẽ góp một phần nhỏ bé vào công cuộc đổi
mới và nâng cao chất lƣợng giáo dục ở THPT.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu phƣơng pháp tổ chức hoạt động nhóm kết hợp với việc sử dụng
bản đồ tƣ duy và sơ đồ mạng Grap qua bài luyện tập - ơn tập chƣơng trình Hóa học
lớp 10 nâng cao nhằm pháp huy tính tích cực, sáng tạo trong học tập của HS, từ đó
nâng cao chất lƣợng dạy học nói chung và dạy học hóa học nói riêng ở trƣờng
THPT.
3. Nhiệm vụ ngiên cứu.
3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài
- Quá trình dạy học.
- Phƣơng pháp tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học.
- Ƣu, nhƣợc điểm của phƣơng pháp tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học.

2


- Lý thuyết về phƣơng pháp bản đồ tƣ duy và sơ đồ mạng Grap trong dạy học
hoá học ở trƣờng phổ thông.
3.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của đề tài
- Thực trạng việc dạy học bằng phƣơng pháp tổ chức hoạt động nhóm ở các
trƣờng THPT ở Hƣng Yên hiện nay.

- Yêu cầu đối với GV phổ thông để tổ chức hoạt động nhóm trong giảng dạy
nói chung và giảng dạy hóa học nói riêng có hiệu quả.
- Đề ra một số biện pháp phát triển năng lực hoạt động nhóm cho HS.
3.3. Nghiên cứu thiết kế nội dung các phiếu học tập để tổ chức hoạt động nhóm
trong dạy học kết hợp với việc sử dụng bản đồ tƣ duy và sơ đồ mạng Grap để thiết
kế một số chƣơng ôn tập – tổng kết kiến thức dạng bài luyện tập- ơn tập chƣơng
trình Hố học 10- nâng cao
3.4. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của phương pháp dạy học
theo nhóm
4.Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
- Nhóm các phƣơng pháp nghiên cứu lí thuyết: phƣơng pháp nghiên cứu lí
thuyết, phƣơng pháp nghiên cứu các nguồn tài liệu….
- Nhóm các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn: phƣơng pháp quan sát khoa
học, phƣơng pháp chuyên gia, phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm…
-Phƣơng pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục.
5. Khách thể nghiên cứu.
Q trình dạy học hóa học ở trƣờng phổ thông.
6. Đối tƣợng nghiên cứu.
- Cơ sở lý luận và thực tiễn của phƣơng pháp dạy học tổ chức hoạt động nhóm.
- Chƣơng trình Hóa học lớp 10 nâng cao, cụ thể qua các bài luyện tập – ôn tập.
7. Giả thuyết khoa học.
Nếu GV phổ thơng áp dụng phƣơng pháp tổ chức hoạt động nhóm vào quá
trình dạy học kết hợp với việc sử dụng bản dồ tƣ duy và sơ dồ mạng Grap ( cụ thể là
qua các bài luyện tập – ôn tập chƣơng trình lớp 10 nâng cao) một cách hợp lý và có

3


hiệu quả thì sẽ phát huy đƣợc tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS trong

học tập, từ đó có thể nâng cao chất lƣợng dạy học hóa học nói riêng và dạy học nói
chung.
8. Phạm vi nghiên cứu.
- Trong thời gian và khả năng cho phép, trong đề tài này chúng tôi chỉ nghiên
cứu việc áp dụng phƣơng pháp tổ chức hoạt động nhóm vào bài luyện tập , ơn tậphóa học lớp 10 nâng cao.
9 . Đóng góp của đề tài
Áp dụng phƣơng pháp tổ chức hoạt động nhóm vào q trình dạy học thơng
qua bài luyện tập – ơn tập chƣơng trình lớp 10 nâng cao nhằm phát huy tính tích
cực ,độc lập, sáng tạo và tinh thần tập thể của HS trong học tập.
10.Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, mục lục, tài liệu tham khảo, luận
văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng:

Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chƣơng 2: Một số biện pháp tổ chức hoạt động nhóm kết hợp với bản
đồ tƣ duy và sơ đồ mạng Grap cho các bài luyện tập và ôn tập (Hoá lớp 10
nâng cao)
Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm

4


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Quá trình dạy học [6], [7], [25]
Quá trình dạy học nói chung, q trình dạy học hố học nói riêng đã là đối
tƣợng nghiên cứu của nhiều nhà giáo dục–lí luận dạy học. Giáo sƣ Nguyễn Ngọc
Quang đã xác định: Học là q trình tự giác, tích cực, tự lực chiếm lĩnh khái niệm
khoa học dƣới sự điều khiển sƣ phạm của GV, đó là mục đích của hoạt động học.
Nhƣ vậy quá trình chiếm lĩnh khái niệm thành cơng sẽ đạt đƣợc 3 mục đích dạy

học: trí dục, phát triển tƣ duy, giáo dục.
Về cấu trúc hoạt động học có 2 chức năng thống nhất với nhau là sự tiếp thu
thông tin dạy của GV và quá trình lĩnh hội, tự điều khiển mình trong quá trình học
tập của HS.
Để thực hiện mục đích chiếm lĩnh khoa học một cách tự giác tích cực thì
ngƣời học cần có phƣơng pháp lĩnh hội khoa học và chiếm lĩnh khái niệm khoa học.
Các phƣơng pháp đó là: mơ tả, giải thích và vận dụng khái niệm khoa học.
Chức năng lĩnh hội của hoạt động học có liên hệ chặt chẽ và chịu ảnh
hƣởng trực tiếp của hoạt động dạy của ngƣời GV. Hoạt động dạy là sự điều
khiển tối ƣu quá trình HS chiếm lĩnh khái niệm khoa học, trong q trình tổ chức
và điều khiển đó mà hình thành và phát triển năng lực nhận thức và tƣ duy của
HS. Để đạt đƣợc mục đích này, hoạt động dạy có hai chức năng liên hệ chặt chẽ,
thâm nhập vào nhau, sinh thành ra nhau đó là truyền đạt thông tin học và điều
khiển hoạt động học. Chức năng điều khiển hoạt động học đƣợc thực hiện thông
qua sự truyền đạt thông tin.
Hoạt động dạy và học là hoạt động cộng đồng – hợp tác giữa các chủ thể
trong quá trình dạy học - yếu tố duy trì và phát triển chất lƣợng dạy học.
Nhƣ vậy, quá trình dạy học tối ƣu phải xuất phát từ lơgíc của khái niệm khoa
học và lơgíc lĩnh hội của HS, thiết kế cơng nghệ dạy học hợp lí, tổ chức tối ƣu hoạt

5


động dạy học cộng đồng – hợp tác, bảo đảm liên hệ nghịch để cuối cùng làm cho
HS tự giác tích cực, tự lực chiếm lĩnh khái niệm khoa học, phát triển năng lực tƣ
duy sáng tạo và cùng với nét đặc thù của môn học sẽ giúp cho việc nâng cao chất
lƣợng dạy và học các môn học trong nhà trƣờng phổ thơng.
1.1.2 .Tìm hiểu về bài luyện tập, ôn tập trong chương trình .
Bài luyện tập , ôn tập là dạng bài dạy hoàn thiện kiến thức và đƣợc thực hiện
sau một số bài dạy nghiên cứu kiến thức mới hoặc kết thúc một chƣơng , một phần

của chƣơng trình. Đây là dạng bài học khơng thể thiếu đƣợc trong chƣơng trình của
mơn học.
Bài luyện tập , ơn tập có giá trị nhận thức to lớn và có ý nghĩa quan trọng
trong việc hình thành phƣơng pháp nhận thức và phát triển tƣ duy cho học sinh vì :
1) Bài luyện tập giúp cho học sinh tái hiện lại các kiến thức đã học , hệ thống
hoá các kiến thức hoá học đƣợc nghiên cứu rời rạc, tản mạn qua một số bài, một
chƣơng hoặc một phần thành một hệ thống kiến thức có quan hệ chặt chẽ với nhau
theo logic xác định. Từ các hệ thống kiến thức đó giúp học sinh tìm ra đƣợc những
kiến thức cơ bản nhất và các mối liên hệ bản chất giữ các kiến thức đã thu nhận
đƣợc để ghi nhớ và vận dụng chúng trong việc giải quyết các vấn đề học tập...
Trong bài luyện tập, ôn tập học sinh tham gia các hoạt động học tập nhằm hệ
thống hoá và vận dụng kiến thức không chỉ ở trong một chƣơng, một số bài học
trƣớc đó mà cịn cả các kiến thức đã học ở những chƣơng trƣớc, lớp trƣớc và các
môn học khác.
2). Thông qua các hoạt động học tập của học sinh trong bài luyện tập, ôn tập
mà giáo viên có điều kiện củng cố, làm chính xác và chỉnh lý, phát triển và mở rộng
kiến thức cho học sinh.
Trong giờ học luyện tập, giáo viên tổ chức và điều khiển các hoạt động học
tập của học sinh nhằm hệ thống hoá các kiến thức cần nắm vững thì có thể phát
hiện đƣợc những kiến thức mà học sinh hiểu chƣa đúng hoặc có những khái quát
chƣa đúng bản chất của hiện tƣợng, sự việc. Giáo viên có nhiệm vụ chỉnh lý, bổ
sung thêm kiến thức để học sinh hiểu đúng đắn và đầy đủ hơn, đồng thời có thể mở

6


rộng thêm kiến thức cho học sinh tuỳ thuộc vào các điều kiện thời gian, trình độ
nhận thức của học sinh, phƣơng tiện....
Ví dụ: Khi tiến hành bài luyện tập chƣơng phản ứng hoá học giáo viên tổ
chức các hoạt động học tập của học sinh nhằm hệ thống các kiến thức cần nắm

vững về phản ứng oxi hoá - khử và phân loại phản ứng hoá học. Giáo viên cần làm
chính xác các khái niệm cơ bản có liên quan đến phản ứng oxi hoá - khử nhƣ khái
niệm số oxi hoá về bản chất của khái niệm, sự tiện ích của việc sử dụng khái niệm
này trong việc nhận diện và cân bằng phản ứng oxi hoá - khử, phân biệt khái niệm
hoá trị và số oxi hoá. Giáo viên có thể mở rộng kiến thức về các loại phản ứng oxi
hố - khử thơng qua các ví dụ yêu cầu học sinh cân bằng phản ứng oxi hố - khử.
3). Thơng qua các hoạt động học tập trong giờ luyện tập, ơn tập để hình
thành và rèn luyện các kỹ năng hoá học cơ bản nhƣ: kỹ năng giải thích – vận dụng
kiến thức, giải các dạng bài tập hố học, sử dụng ngơn ngữ hố học.
Cấu trúc các bài luyện tập trong sách giáo khoa hoá học đều có hai phần:
kiến thức cần nắm vững và bài tập. Phần kiến thức cần nắm vững bao gồm các kiến
thức cần hệ thống, củng cố và xác định mối liên hệ tƣơng quan giữa chúng, phần bài
tập bao gồm các dạng bài tập hoá học vận dụng các kiến thức, tạo điều kiện cho học
sinh rèn luyện kỹ năng hoá học. Việc giải các dạng bài tập hoá học là phƣơng pháp
học tập tốt nhất giúp học sinh nắm vững kiến thức, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến
thức giải quyết các vấn đề học tập của bài tốn đặt ra.
4). Thơng qua hoạt động học tập trong giờ luyện tập, tổng kết, hệ thống kiến
thức mà phát triển tƣ duy và phƣơng pháp nhận thức, phƣơng pháp học tập cho học
sinh. Trong bài luyện tập tổng kết kiến thức học sinh cần sử dụng các thao tác tƣ
duy: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái qt hố để hệ thống hoá, nắm vững kiến
thức và vận dụng chúng giải quyết các vấn đề học tập mang tính khái quát cao. Khi
giải quyết một vấn đề học tập giáo viên thƣờng hƣớng dẫn học sinh phân tích, phát
hiện vấn đề cần giải quyết, xác định kiến thức có liên quan cần vận dụng, lựa chọn
phƣơng pháp giải, lập kế hoạch giải và thực hiện kế hoạch giải, biện luận xác định
kết quả đúng.

7


Các dạng bài tập nhận thức đòi hỏi sự giải thích, biện luận sẽ có hiệu quả cao

trong việc phát triển tƣ duy hoá học và phƣơng pháp nhận thức cho học sinh.
Ví dụ .
Vì sao trong phịng thí nghiệm phổ thông thƣờng gặp dung dịch axit HCl mà
không gặp axit HBr, HI.
Nhƣ vậy thông qua việc hƣớng dẫn học sinh giải quyết các bài tập nhận thức
cụ thể mà giúp học sinh có đƣợc phƣơng pháp nhận thức, phƣơng pháp phát hiện
vàgiải quyết vấn đề và các phƣơng pháp học tập độc lập, sáng tạo.
5). Thông qua bài luyện tập, ôn tập mà thiết lập mối quan hệ của các kiến
thức liên môn học bao gồm các kiến thức hố học có trong các mơn khoa học khác
(tốn học, vật lý, sinh vật, địa lý...) và sự vận dụng kiến thức của các môn học này
để giải quyết các vấn đề học tập trong hoá học. Cụ thể nhƣ sự vận dụng các kiến
thức về pin điện, điện phân, phƣơng trình trạng thái chất khí, q trình biến đổi các
hợp chất tự nhiên (gluxit, protit, chất béo) trong cơ thể ngƣời, thực vật để nghiên cứu
các q trình hố học, hình thành các khái niệm và giải quyết các hiện tƣợng tự nhiên,
các kiến thức thực tiễn có liên quan đến hoá học hoặc giải các bài tập hoá học.
Nhƣ vậy bài luyện tập, ôn tập là dạng bài học không thể thiếu đƣợc trong các
môn học với các giá trị nhận thức và ý nghĩa to lớn của nó trong việc hình thành
phƣơng pháp nhận thức, phát triển tƣ duy độc lập, sáng tạo và hình thành thế giới
quan khoa học cho học sinh.
Chính vì lẽ đó một trong những định hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học
trong nhà trƣờng phổ thông hiện nay là tăng cƣờng học tập cá thể với học tập hợp
tác , mà một trong những phƣơng pháp dạy học hiệu quả đáp ứng đƣợc điều này đó
là phƣơng pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ kết hợp với sơ đồ mạng Grap và
bản đồ tƣ duy. Dƣới đây chúng tôi sẽ đề cập đến những cơ sở lí luận về phƣơng
pháp dạy học này.
1.1.3. Phương pháp tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học
1.1.3.1. Nhóm
1.1.3.1.1. Khái niệm nhóm [7]

8



Nhóm là tập hợp những con ngƣời có hành vi tƣơng tác lẫn nhau, để thực hiện
các mục tiêu (chung và riêng) và thỏa mãn các nhu cầu cá nhân.
1.1.3.1.2. Phân loại nhóm [12], [13]
Có hai loại nhóm cơ bản:
- Nhóm cố định: gồm những HS cùng nhau làm việc trong khoảng thời gian
từ 1 đến vài tuần lễ để giải quyết một bài tập lớn phức tạp.
Ví dụ 1: Trƣớc khi sang bài 60: Axit cacboxylic: Cấu trúc, danh pháp và tính
chất vật lý thuộc chƣơng 9 lớp 11 nâng cao, GV yêu cầu các nhóm HS (từ 5-7 em) về
nhà sƣu tầm các tên gọi thƣờng của các axit cacboxylic.
Mục đích: giúp HS biết thêm một số tên thƣờng của các axit cacboxylic.
Ví dụ 2: Để chuẩn bị cho bài 49: Luyện tập: So sánh đặc điểm cấu trúc và
tính chất của hiđrocacbon thơm với hiđrocacbon no và không no, thuộc
chƣơng 7 lớp 11 nâng cao, GV yêu cầu các nhóm HS (từ 5-7 em) chuẩn bị ở nhà
công việc sau:
Điền vào phiếu học tập sau:
Hidrocacbon no Hidrocacbon khơng no

Hidrocacbon thơm

Đặc điểm cấu tạo
Hóa tính
Chuẩn bị các bài tập: 2, 3, 4, 5, 6, 8/207 SGK.
Mục đích: hệ thống hóa kiến thức về hiđrocacbon cho HS.
Đến tiết luyện tập, GV thu lại các phiếu học tập đã phát cho các nhóm để
kiểm tra q trình làm việc nhóm ở nhà của các em. Sau đó GV cho một số bài
tập để vận dụng, trong đó một đến hai bài nâng cao nhằm rèn luyện tƣ duy cho
các em. Mục đích trên đƣợc GV thực hiện bằng cách tổ chức hoạt động nhóm:
phát phiếu học tập có bài tập cho mỗi nhóm và giới hạn thời gian làm việc nhóm.

Trong thời gian các nhóm làm việc, GV đến từng nhóm quan sát và lựa chọn một
nhóm nào có lời giải tốt nhất và một nhóm mắc những lỗi thƣờng gặp, chỉ định
bất kì một thành viên của hai nhóm đó sửa bài trên bảng. GV cho các nhóm cùng
thảo luận để rút ra cách giải hay cũng nhƣ bản chất vấn để ẩn chứa trong bài tập

9


đó. GV cho điểm nhóm làm tốt nhất để khuyến khích các em và thúc đẩy sự cố
gắng của các nhóm khác.
- Nhóm khơng cố định: gồm những HS cùng nhau làm việc từ vài phút đến 1
tiết để giải quyết một vấn đề khơng phức tạp.
Trong loại hình nhóm khơng cố định, GV có thể sử dụng nhiều cách chia
nhóm khác nhau tùy theo nội dung bài học và thời lƣợng của tiết học:
1. Làm việc theo cặp hai HS
GV sử dụng hình thức nhóm này khi u cầu HS giải quyết một vấn đề nhỏ
của bài, yêu cầu thảo luận nhanh trong 1-2 phút. Đây là hình thức HS trao đổi với
bạn ngồi kế bên để giải quyết tình huống do GV nêu ra bằng cách hợp tác với nhau,
chia sẻ, thảo luận những thơng tin mình có.
GV có thể sử dụng loại nhóm này trong các trƣờng hợp sau:
Ví dụ 1: Ở phần phản ứng trùng hợp của este, Bài 1, chƣơng 1 lớp 12 nâng
cao, GV có thể yêu cầu các nhóm HS gồm 2 em ngồi cùng bàn viết phản ứng trùng
hợp của metyl metacrylat (trên cơ sở PƢ trùng hợp của anken mà các em đã đƣợc
học ở lớp 11):

CH2 = C

COO

CH3


C

xt,t 


o

CH3

(

CH3
C

CH2

)

COOCH3

metyl metacrilat

polimetyl metacrilat

Mục đích: ơn lại tính chất hóa học của anken, từ đó làm cơ sở để hình thành
tính chất hóa học của este khơng no.
Từ đó GV liên hệ với thực tế: polimetyl metacrilat đƣợc dùng làm thủy tinh
hữu cơ.
Ví dụ 2: Ở phần tính chất hóa học của Clo, Bài 30, chƣơng 5 lớp 10 nâng cao,

GV làm thí nghiệm Na cháy trong bình Cl2 đã điều chế sẵn có cho 1 ít nƣớc, sau đó
lắc đều bình. GV yêu cầu các nhóm HS 2 em ngồi cùng bàn quan sát hiện tƣợng và
viết PTHH của phản ứng xảy ra.
HS: có khói trắng tạo thành: những tinh thể NaCl, khi lắc bình tinh thể NaCl

10


tan vào nƣớc.
PTHH:

2Na + Cl2  2NaCl

Qua thí nghiệm trên, HS rút ra tính chất hóa học của Clo: tác dụng với kim loại.
2. Làm việc theo nhóm 4 - 5 HS hoặc 6 - 7 HS
GV chia lớp thành nhiều nhóm từ 4 - 5 HS hoặc 6 - 7 HS để thảo luận các bài
tập, câu hỏi tình huống do GV nêu ra.
Có hai loại bài tập, câu hỏi tình huống: loại cho hoạt động trao đổi và loại cho
hoạt động so sánh. Trong hoạt động trao đổi, mỗi nhóm giải quyết một vấn đề khác
nhau nhƣng cùng một chủ đề, sau đó trao đổi và giải quyết vấn đề của nhóm mình với
nhóm khác; hoạt động này thƣờng đƣợc sử dụng cho những bài học có nhiều vấn đề
cần đƣợc giải quyết trong một thời gian ngắn. Trong hoạt động so sánh, tất cả các
nhóm cùng giải quyết một vấn đề, sau đó so sánh cách giải quyết khác nhau giữa các
nhóm; hoạt động này thƣờng đƣợc dùng cho những bài học có dung lƣợng khơng lớn.
Ví dụ 1: Để xét các yếu tố ảnh hƣởng đến tốc độ phản ứng trong bài 49:
Tốc độ phản ứng hóa học, chƣơng 7 lớp 10 nâng cao, GV yêu cầu các nhóm HS
(từ 5-6 em) tự làm các thí nghiệm sau đƣợc viết trên phiếu học tập phát cho mỗi
nhóm, viết PTHH và rút ra nhận xét:
- Nhóm 1: Lấy 5ml Dd Na2S2O3 0,1 M mà GV đã chuẩn bị sẵn cho vào 2 ống
nghiệm, thêm 1 ml nƣớc cất vào ống nghiệm 2. Đổ đồng thời vào mỗi ống nghiệm

5ml Dd H2SO4. Khuấy nhẹ 2 ống nghiệm.
- Nhóm 2: Lấy 5ml Dd Na2S2O3 0,1 M mà GV đã chuẩn bị sẵn cho vào 2 ống
nghiệm. Đổ đồng thời vào mỗi ống nghiệm 5ml Dd H2 SO4. Đun ống nghiệm 2 trên
ngọn lửa đèn cồn.
- Nhóm 3: Cho 2 mẫu CaCO3 có khối lƣợng bằng nhau, trong đó 1 mẫu có
kích thƣớc nhỏ hơn cho vào ống nghiệm 1, mẫu còn lại cho vào ống nghiệm 2, 2
ống nghiệm chứa một lƣợng Dd HCl nhƣ nhau.
Sau một thời gian làm việc khoảng 3-5 phút, GV chỉ định bất kì một thành
viên trong các nhóm lên báo các kết quả cơng việc đã làm:
- Nhóm 1: ống nghiệm 1 xuất hiện màu vàng (S) trƣớc ống nghiệm 2.
PTHH: Na2S2O3 + H2SO4  Svàng + SO2 + H2O + Na2SO4

11


Nhận xét: Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.
- Nhóm 2: ống nghiệm 2 xuất hiện màu vàng (S) nhanh hơn ống nghiệm 1.
PTHH: Na2S2O3 + H2SO4  Svàng + SO2 + H2O + Na2SO4
Nhận xét: Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng.
- Nhóm 3: ống nghiệm 1 xuất hiện nhiều bọt khí hơn ống nghiệm 2.
PTHH: CaCO3 + 2HCl  CaCl2 + CO2 + H2O
Nhận xét: Khi tăng diện tích bề mặt chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.
GV trình bày thí nghiệm ảnh hƣởng của áp suất và xúc tác đến tốc độ phản
ứng và chốt lại bản chất vấn đề: tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nồng độ, áp suất,
nhiệt độ, diện tích bề mặt chất tham gia phản ứng, chất xúc tác và một số yếu tố
khác, cụ thể nhƣ sau:
- Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.
- Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng.
- Khi tăng áp suất của hệ chất khí, tốc độ phản ứng tăng.
- Khi tăng diện tích bề mặt chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.

- Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào chất xúc tác.
Ví dụ 2: Để hình thành tính chất hóa học của Cl2 (Bài 30: Clo), GV có thể tổ
chức hoạt động nhóm nhƣ sau:
GV phân cơng mỗi nhóm xác định số oxi hóa của Cl trong các hợp chất sau.
Nhiệm vụ của mỗi nhóm đƣợc GV ghi trên phiếu học tập phát cho từng nhóm.
- Nhóm 1: Cl2, NaCl.

- Nhóm 4: NaClO3, FeCl3

- Nhóm 2: HClO, HCl.

- Nhóm 5: Cl2O7, CuCl2

- Nhóm 3: HClO2, CaCl2
Sau khoảng 1’, GV chỉ định bất kì một thành viên trong nhóm trả lời:
O

-1

+5

- Nhóm 1: Cl2, NaCl
+1

- Nhóm 4: NaClO3, FeCl3

-1

+7


- Nhóm 2: HClO, HCl
+3

-1

-1

- Nhóm 5: Cl2O7, CuCl2

-1

- Nhóm 3: HClO2, CaCl2

12


Qua bài tập trên, HS rút ra đƣợc:
- Clo có thể có các số oxi hóa sau: -1, 0, +1, +3, +5, +7.
- Số oxi hóa -1 của clo phổ biến.
- Cl2O có thể tăng số oxi hóa lên +1, +3, +5, +7 nên Cl2 là chất oxi hóa mạnh.
Đồng thời Cl2O cũng có thể giảm số oxi hóa xuống -1 nên nó cũng thể hiện
tính khử.
Ví dụ 3: Ở phần tính chất hóa học của clo, Bài 30, chƣơng 5 lớp 10 nâng cao,
GV làm thí nghiệm Fe cháy trong bình Cl2 đã điều chế sẵn có cho 1 ít nƣớc, sau đó
lắc đều bình. GV u cầu các nhóm HS (từ 5-6 em) quan sát hiện tƣợng, giải thích
và viết PTHH của phản ứng xảy ra bằng cách điền vào phiếu học tập sau:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ…..
Thí nghiệm: lấy một dây thép quấn thành hình lị xo.Cột một mẫu than nhỏ
vào đầu dây lị xo đó. Đốt dây thép và mẫu than trên ngọn lửa đèn cồn rồi đưa
nhanh vào bình đựng Cl2 đã điều chế sẵn có cho 1 ít nước, sau đó lắc đều bình.

Hiện tƣợng: ......................................................................................................
Giải thích:.........................................................................................................
PTHH: ..............................................................................................................
Các nhóm HS làm việc trong vịng 2 - 4 phút. Trong thời gian các nhóm làm
việc, GV đến từng nhóm quan sát và chọn nhóm nào làm tốt nhất trình bày, các
nhóm khác có thể cùng thảo luận và bổ sung. GV cho điểm nhóm hoạt động tốt để
tạo hứng thú học tập cho các em HS.
- Hiện tƣợng: có khói nâu đỏ tạo thành: những tinh thể FeCl3, khi lắc bình tinh
thể FeCl3 tan vào nƣớc tạo thành dung dịch màu nâu đỏ.
- Giải thích: Dd màu nâu đỏ là dung dịch muối của ion Fe3+.
- PTHH:

2Fe + 3Cl2  2FeCl3

Qua thí nghiệm trên, GV yêu cầu HS rút ra tính chất hóa học của Clo: tác
dụng với kim loại. GV yêu cầu các nhóm nhận xét số oxi hóa của Fe trong muối
clorua và dẫn dắt HS đi đến kết luận: clo có tính oxi hóa mạnh nên oxi hóa Fe thành
Fe3+ (số oxi hóa cao nhất).
3. Nhóm chuyên gia hay ghép nhóm

13


Nhóm chuyên gia

AA

 





AA

Nhóm chuyên gia

BB
AB
CD

Nhóm chuyên gia

BB

CC
CC

Nhóm gốc
DD
Nhóm chuyên gia
DD

Mơ hình nhóm chun gia.
4. Nhóm kim tự tháp
Đây là cách tổng hợp ý kiến tập thể của lớp học về một vấn đề của bài học.
Đầu tiên GV nêu một vấn đề cho các HS làm việc độc lập. Sau đó, ghép hai HS
thành một cặp để các HS chia sẻ ý kiến của mình. Kế đến, các cặp sẽ tập hợp thành
nhóm 4 HS, nhóm 8 HS, nhóm 16 HS ... Cuối cùng, cả lớp sẽ có một bảng tổng kết
các ý kiến hoặc một giải pháp tốt nhất để giải quyết một vấn đề. Nhƣ vậy, bất kỳ ý
kiến cá nhân nào cũng đều dựa trên ý kiến của số đơng.

5. Hoạt động trà trộn
Trong hình thức này, tất cả các HS trong lớp phải đứng dậy và di chuyển để
thu thập thông tin từ các thành viên khác. Sự di chuyển khỏi chỗ ngồi cố định làm
cho các HS cảm thấy thích thú, năng động hơn. Đối với các HS yếu thì đây là cơ hội
cho họ hỏi nhiều ngƣời khác nhau cùng một câu hỏi mà không cảm thấy xấu hổ.
Cũng bằng cách học này, họ sẽ thấy rằng có thể có nhiều câu trả lời đúng, nhiều ý
kiến, nhiều quan điểm khác nhau cho cùng một vấn đề. Có thể coi hoạt động trà trộn
là bản “trƣng cầu ý kiến” và “khảo sát ý kiến” của tập thể.
Có rất nhiều cách tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học nhằm nâng cao hiệu
quả học tập của HS, nhƣng theo tôi, riêng đối với vịêc giảng dạy mơn hóa học, loại
hoạt động nhóm làm việc theo cặp hai HS, làm việc theo nhóm 4 - 5 HS hoặc 6 - 7
HS đƣợc thƣờng xuyên sử dụng nhất. Nguyên nhân do hai loại hoạt động này đơn
giản, ít mất thời gian, GV có thể dễ dàng điều hành, quản lý các nhóm hiệu quả.
Nhóm chuyên gia hay ghép nhóm, nhóm kim tự tháp, hoạt động trà trộn ít đƣợc sử
dụng do điều kiện cơ sở vật chất ở nhà trƣờng PT không đảm bảo, tốn nhiều thời
gian và dễ gây mất trật tự.

14


1.1.3.1.3. Các nhân tố hình thành nhóm [12], [13]
1. Tƣơng tác
2. Chia sẻ mục tiêu
3. Tuân thủ các quy tắc của nhóm
4. Vai trị: là khn mẫu các hành vi quen thuộc mà cá nhân phát triển để phục
vụ nhóm. Một ngƣời có thể đóng nhiều vai trị.
5. Hành vi trong nhóm: khi nhóm thực hiện nhiệm vụ thƣờng có 3 lọai hành
vi: hành vi hƣớng về công tác, hành vi củng cố nhóm, hành vi cá nhân …
1.1.3.2. Hoạt động nhóm trong dạy học [9], [24]
PPDH nhóm có nguồn gốc từ phƣơng pháp giáo dục xã hội, nguyên tắc cốt lõi

hay triết lý của PPDH nhóm là sử dụng các mối quan hệ xã hội mang tính tƣơng tác
trực tiếp, đa chiều ở nhiều cấp độ giữa các chủ thể học để tổ chức dạy học. Mối
quan hệ này thể hiện hai mặt: mặt nội dung nói lên tính chất của các quan hệ xã hội
trong học đƣờng, đó là tính hợp tác và tính cạnh tranh lành mạnh; mặt hình thức bao
gồm tổng thể các mối quan hệ xã hội phong phú, đa dạng giữa các chủ thể học trong
học đƣờng. Việc thu nhận kiến thức thể hiện rõ tính chủ thể, bản sắc văn hóa,… của
mỗi ngƣời. Những kiến thức mà cá nhân thu nhận đƣợc không phải chỉ là kết quả
hoạt động riêng biệt của cá nhân ngƣời học mà là những điều con ngƣời thu nhận
đƣợc thơng qua q trình cọ sát, chia sẻ, hợp tác. Sự cạnh tranh, đấu tranh giữa
những nhận thức trái ngƣợc nhau đã tạo nên động lực thôi thúc sự tìm tịi chân lý
của mỗi cá nhân, thúc đẩy cá nhân hoạt động để tự khẳng định mình. Nhƣ vậy,
PPDH nhóm một mặt vừa chú trọng phát huy tính tích cực cao, tính chủ thể của
ngƣời học; mặt khác lại chú trọng sự phối hợp, hợp tác cao giữa các chủ thể đó
trong q trình học tập.
1.1.3.3. Các yếu tố cấu thành hoạt động học tập mang tính hợp tác [11], [17]
1. Sự phụ thuộc vào nhau một cách tích cực
Cơng việc của nhóm sẽ khơng đƣợc hồn thành nếu khơng có sự đóng góp của
từng cá nhân. Ngƣời học phải nhận thức rằng nỗ lực của mỗi cá nhân là thiết yếu
cho sự thành cơng của cả nhóm và của chính họ. Vì thế, họ phải dựa vào nhau, hỗ
trợ lẫn nhau để hồn thành cơng việc.

15


2. Sự tương tác, hỗ trợ giữa các cá nhân trong nhóm
Mỗi cá nhân là một mắt xích trong dây chuyền hoạt động của nhóm. Họ
khơng thể làm việc độc lập nhƣ ở mơ hình học tập mang tính tranh đua mà phải hợp
tác với nhau, giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau bàn bạc, trao đổi thông tin cũng nhƣ
những quan điểm cá nhân.
3. Trách nhiệm cá nhân: Các thành viên trong nhóm phụ thuộc vào nhau

nhƣng mỗi ngƣời đều có trách nhiệm riêng.
4. Kỹ năng giao tiếp và kỹ năng hoạt động nhóm: Học tập mang tính hợp tác
sẽ tạo tình huống giao tiếp trong đó ngƣời học phải biết thể hiện quan điểm của
mình, lắng nghe ý kiến của ngƣời khác, giải quyết những bất đồng ý kiến theo
hƣớng xây dựng và thƣơng lƣợng để đi đến quyết định thống nhất.
5. Phản hồi và điều chỉnh: Sau mỗi buổi học, các thành viên của nhóm phải
đánh giá những hoạt động mà họ đã thực hiện - hoạt động nào đạt hiệu quả, hoạt
động nào chƣa phù hợp, hoạt động nào nên duy trì, hoạt động nào cần thay đổi. Q
trình này giúp mỗi nhóm củng cố và hồn thiện các hoạt động đạt hiệu quả cao, điều
chỉnh những hoạt động chƣa phù hợp hoặc không hiệu quả.
1.1.3.4. Chuẩn bị tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học [19], [23]
1. Xác định mục tiêu
Mục tiêu của một hoạt động nhóm bao gồm:
- Mục tiêu bài học.
- Mục tiêu cụ thể cho sự phát triển kỹ năng xã hội trong hoạt động nhóm.
Điều đáng lƣu ý là chỉ nên đƣa ra 1-2 mục tiêu phát triển kỹ năng nhóm trong
1 bài học. Tùy theo hoàn cảnh cụ thể của HS ở lớp, GV đặt ra mục tiêu của hoạt
động nhóm một cách cụ thể.
Ví dụ: Đối với bài 30: Clo, chƣơng 5 lớp 10 nâng cao, GV cần xác định mục
tiêu của bài học là:
- Lí tính, trạng thái tự nhiên, ứng dụng và điều chế clo.
- Hóa tính cơ bản của clo: phi kim điển hình, có tính oxi hóa mạnh, ngồi ra
cịn có tính khử.
GV đƣa ra mục tiêu phát triển kỹ năng nhóm đối với bài này là:

16


- Biết chia sẻ và chung chí hƣớng.
- Sẵn sàng chấp nhận sự giúp đỡ của các bạn trong nhóm và đồng thời giúp đỡ

những ngƣời khác.
2. Chọn nội dung
Không phải nội dung nào cũng đƣa ra tổ chức hoạt động nhóm đƣợc, vì vậy
phải chọn nội dung thích hợp. Đó là những nội dung có tác dụng hình thành nhu cầu
hợp tác đƣợc, những nội dung khơng q khó mà cũng khơng q dễ nhƣng kích
thích đƣợc sự tranh luận trong tập thể.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 1: Sự điện ly, chƣơng 1 lớp 11 nâng cao, GV có thể chọn
nội dung thí nghiệm về hiện tƣợng điện ly để tổ chức hoạt động nhóm: GV yêu cầu
mỗi nhóm làm và quan sát hiện tƣợng các thí nghiệm sau. Cách tiến hành các thí
nghiệm và nhiệm vụ sau khi làm thí nghiệm xong đƣợc GV ghi trên các phiếu học
tập phát cho mỗi nhóm.
- Nhóm 1: Cho Dd NaCl vào cốc, cắm dụng cụ thử điện vào.
- Nhóm 2: Cho Dd nƣớc cất vào cốc, cắm dụng cụ thử điện vào.
- Nhóm 3: Cho Dd ancol etylic vào cốc, cắm dụng cụ thử điện vào.
- Nhóm 4: Cho Dd NaOH vào cốc, cắm dụng cụ thử điện vào.
- Nhóm 5: Cho NaCl rắn khan vào cốc, cắm dụng cụ thử điện vào.
Các nhóm làm thí nghiệm và báo cáo kết quả trƣớc lớp:
- Nhóm 1, 4: đèn ở dụng cụ thử điện sáng.
- Nhóm 2, 3, 5: đèn ở dụng cụ thử điện khơng sáng.
Từ đó, GV dẫn dắt HS để đƣa ra khái niệm sự điện ly.
Ví dụ 2: Ở tiết Luyện tập tính chất của nitơ và hợp chất của nitơ, Bài 13,
chƣơng 2 lớp 11 nâng cao, GV có thể yêu cầu các nhóm HS giải bài tập sau:
Hòa tan vừa đủ 6g hỗn hợp A gồm 2 kim loại X, Y có chứa hóa trị tương
ứng là I, II vào Dd hỗn hợp 2 axit1 HNO3, H2SO4 thì thu được 2,688 lít hỗn hợp
khí NO2 và SO2 ở đktc nặng 5,88g. Cô cạn Dd sau cùng thì thu được m gam muối
khan. Tính m?
Bài tập trên đƣợc GV ghi trên phiếu học tập phát cho mỗi nhóm.

17



Trong q trình các nhóm làm việc, GV đến từng nhóm quan sát và chọn hai
nhóm đại diện: một có cách giải bình thƣờng và một có cách giải hay, ngắn hơn sửa
trên bảng. GV yêu cầu các nhóm cùng so sánh và thảo luận. HS có thể đƣa ra các
cách giải sau:
Cách 1:
nhỗn hợp =

2,688
= 0,12 mol
22, 4

Gọi x, y lần lƣợt là số mol của NO2 và SO2 ta có:
 x + y = 0,12

46x + 64y = 5,88

 x = 0,1 mol

 y = 0,02 nol



Gọi a, b, c, d là số mol của 2 kim loại X,Y tham gia phản ứng với hỗn hợp axit.
X + 2HNO3  XNO3 + NO2 + H2O

a

2a


a

a

a

Y + 4HNO3  Y(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

b

4b

b

2b

2b

2X + 2H2SO4  X2SO4 + SO2 + 2H2O

c

c

c/2

c/2

c


Y + 2H2SO4  YSO4 + SO2 + H2O

d

2d

d

d

d

mKL = (a+c)MX + (b+d)MY = 6g
c
n SO = +d=0,1mol
2
2

n NO =a+2b=0,02mol
2

 m = a(MX+62) + b(MY + 124) + c/2(2MX+ 96) + d(MY+96)
= (a+c)MX + (b+d)MY + 62(a + 2b) + 96 (c/2 + d)
=

6

+ 62.0,02

+ 96.0,1 = 16,84 g


Cách 2:
Dựa vào PTHH ta có:
n NO- trong muối = n NO2 = 0,1 mol

n SO2- trong muối = n SO2 = 0,02 mol

3

m = mhỗn hợp A + n NO

3

trong muối

+ n SO

4

24

trong muối

18

= 6 + 62.0,1 +96.0,02 = 14,12(g)


Qua bài tập này, GV có thể vừa giúp HS hoàn thiện kiến thức cũ (Bài axit
H2SO4 chƣơng 6 lớp 10 nâng cao, Bài 12: Axit nitric và muối nitrat, chƣơng 2 lớp

11 nâng cao), vừa có thể hình thành kỹ năng giải tốn nhanh cho HS.
Nhóm có cách giải hay sẽ đƣợc GV cho điểm khuyến khích, tạo hứng thú học
tập cho các em.
3. Thiết kế tình huống
Bao gồm:
- Thiết kế nhiệm vụ cho HS thông qua phiếu học tập, sử dụng máy chiếu, trình
diễn đoạn phim của một thí nghiệm…
- Chuẩn bị những câu hỏi phụ gợi ý cho HS hợp tác và cách thống nhất.
- Dự kiến các tình huống trong thảo luận: đó là các cách nghĩ, cách giải quyết
vấn đề khác nhau, những mâu thuẫn trong cách giải quyết.
- Dự kiến cách xác nhận kiến thức và xây dựng phƣơng án đánh giá cụ thể để
thấy đƣợc sự cố gắng của mỗi cá nhân trong nhóm đều có ý nghĩa trong thành tích
chung của nhóm và thành tích của các thành viên trong nhóm có ảnh hƣởng lẫn nhau.
Cách đánh giá, khen thƣởng cá nhân hay nhóm là một biện pháp khơng thể
thiếu để kích thích các thành viên trong nhóm hỗ trợ và hợp tác với nhau. Khi cơ
hội nhận phần thƣởng của cá nhân phụ thuộc khơng chỉ vào thành tích của riêng họ
mà cả thành tích của các thành viên khác trong nhóm thì các em sẽ có ý thức với
sự cố gắng và tiến bộ của các thành viên khác trong nhóm hơn.
Khâu thiết kế nhiệm vụ cho HS và hệ thống các câu hỏi là mấu chốt quan
trọng để có một tiết dạy học theo phƣơng pháp nhóm thành cơng. Cách đánh giá,
khen thƣởng của GV cũng không kém phần quan trọng tạo nên sự thành công của
tiết học. GV có sự đánh giá cơng bằng, chính xác, khen thƣởng hợp lý sẽ làm tăng
hứng thú học tập của HS lên rất nhiều.
1.1.3.5. Tiến trình dạy học theo nhóm [13]
Có thể chia làm 3 giai đoạn:
- Nhập đề giao nhiệm vụ: GV giới thiệu chủ đề, giao nhiệm vụ chung, chỉ
dẫn cần thiết thông qua các phiếu học tập …
- Làm việc nhóm.

19



 Lập kế hoạch làm việc
 Thỏa thuận qui tắc làm việc
 Tiến hành giải quyết nhiệm vụ
 Chuẩn bị báo cáo kết quả ttrƣớc lớp
- Trình bày và đánh giá kết quả
Việc làm này xem nhƣ là nhiệm vụ bắt buộc sau mỗi lần hoạt động nhóm, nó
đƣợc coi trọng nhƣ việc tiếp thu kiến thức mới. Một hiện tƣợng phổ biến, các em
yếu kém thƣờng thích tham gia hoạt động nhóm khơng phải để học hỏi mà để tránh
sự “chú ý” của GV. Nếu trong nhóm có thành viên “lƣời biếng”, ỷ lại nhƣ vậy thì
nhóm chỉ có nghĩa là nhóm chứ khơng có nghĩa là hợp tác. Để xây dựng tinh thần
trách nhiệm cá nhân, GV có thể ra tiêu chí: câu trả lời của một thành viên trong
nhóm phải đƣợc sự đồng ý của mọi ngƣời trong nhóm, ý kiến của thành viên yếu
nhất sẽ đƣợc đánh giá bằng điểm cho cả nhóm. GV tổ chức thi đua giữa các nhóm
với tiêu chí: sẽ cho điểm nhóm nào hồn thành tốt nhất và nhanh nhất, khen thƣởng
cho các nhóm là nhƣ nhau chỉ khi mọi thành viên đều hồn thành tốt.
Trong q trình HS hoạt động nhóm, GV cần theo dõi, can thiệp và điều khiển
cách giải quyết vấn đề của các em.
Do sự hạn hẹp về thời gian của một tiết học là 45’, thực tế hoạt động nhóm
đơn giản hơn nhiều. Q trình làm việc nhóm có thể đƣợc thực hiện một cách nhanh
chóng: sau khi nhóm nhận nhiệm vụ, các HS trong nhóm cùng thảo luận và đƣa ra
kết luận và trình bày kết quả.
1.1.3.6. Yêu cầu đối với GV phổ thông để tổ chức hoạt động nhóm có hiệu quả [11],
[13]
1. Tạo hứng thú đối với các hoạt động học tập mang tính hợp tác cho HS
Hoạt động học tập mang tính hợp tác sẽ không thành công nếu HS không
tham gia hoặc tham gia một cách miễn cƣỡng vào các hoạt động đó. Vì thế điều
kiện tiên quyết đảm bảo cho sự thành cơng của hoạt động học tập mang tính hợp
tác là hứng thú của HS. Một trong những biện pháp hiệu quả để gây hứng thú

cho HS đối với hoạt động nhóm là tổ chức các trị chơi mang tính hợp tác hoặc
thiết kế các hoạt động ngoại khố sao cho HS vừa cảm thấy hứng thú và thoải

20


×