Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Hướng dẫn học sinh lớp 11-Trung học phổ thông vận dụng hiểu biết về nghĩa của câu vào việc lĩnh hội và tạo lập văn bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 123 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC





MAI THỊ THÙY




HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 11- TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
VẬN DỤNG HIỂU BIẾT VỀ NGHĨA CỦA CÂU
VÀO VIỆC LĨNH HỘI VÀ TẠO LẬP VĂN BẢN


Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học
(Bộ môn Ngữ văn)
Mã số: 60 14 10



LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐỖ VIỆT HÙNG











HÀ NỘI- 2010

Lời cảm ơn

Tác giả xin được cảm ơn các Thầy giáo- Cô giáo, các Phòng-Ban
trường Đại học Giáo dục- Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy
và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và
được bảo vệ đề tài nghiên cứu của mình.
Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc PGS. TS Đỗ Việt Hùng-
Người Thầy đã trực tiếp quan tâm, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tác giả hoàn thành
luận văn này.
Tác giả xin được cảm ơn trường THPT B Hải Hậu và trường THPT
Ngọc Hồi cùng các đồng nghiệp đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để tác giả
được học tập, nghiên cứu và có thể thực nghiệm thành công đề tài nghiên cứu
của mình.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song luận văn chắc chắn không tránh khỏi
những hạn chế. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các Thầy,
Cô, các bạn đồng nghiệp và những người quan tâm để luận văn được hoàn
thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội tháng 11 năm 2010



Mai Thị Thùy






DANH TỪ VIẾT TẮT



PPDH Phương pháp dạy học
THPT Trung học phổ thông
HS Học sinh
SGK Sách giáo khoa
GV Giáo viên
NXB Nhà xuất bản
Vd Ví dụ













MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài
1
2. Ý nghĩa của luận văn
4
3. Lịch sử nghiên cứu
4
4. Mục tiêu nghiên cứu
6
5. Phạm vi nghiên cứu
6
6. Mẫu khảo sát
6
7. Vấn đề nghiên cứu
7
8. Giả thuyết nghiên cứu
7
9. Phương pháp nghiên cứu
7
10. Cấu trúc của luận văn
8
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
9
1.1. Cơ sở ngôn ngữ học
9
1.1.1. Văn bản

9
1.1.2. Nghĩa của câu
13
1.1.3. Ứng dụng lí thuyết về nghĩa của câu vào việc lĩnh hội và tạo lập văn
bản

20
1.2. Cơ sở tâm lí- giáo dục học
21
1.2.1. Quan điểm dạy học tích hợp trong dạy học Ngữ văn ở nhà trường
phổ thông

21
1.2.2. Vận dụng kiến thức về nghĩa của câu vào việc lĩnh hội và tạo lập
văn bản là một biểu hiện tích cực của dạy học tích hợp trong môn Ngữ
văn




23
1.2.3. Đặc điểm tâm lí đối tượng học sinh lớp 11- THPT
25
Tiểu kết chương 1
27
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC VẬN DỤNG KIẾN THỨC
VỀ NGHĨA CỦA CÂU VÀO VIỆC LĨNH HỘI VÀ TẠO LẬP VĂN
BẢN TRONG CHƢƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 11- THPT HIỆN
NAY






28
2.1. Chương trình Ngữ văn THPT hiện nay
28
2.1.1. Mục tiêu chung của môn Ngữ văn
28
2.1.2. Đặc điểm chương trình Ngữ văn bậc THPT
28
2.2. Thực trạng việc thực hiện tích hợp dạy học đối với bài nghĩa của câu
36
2.2.1. Vị trí bài dạy “ Nghĩa của câu” trong chương trình Ngữ văn lớp 11 THPT
36
2.2.2. Thực trạng dạy học tích hợp nghĩa của câu với lĩnh hội và tạo lập
văn bản trong chương trình Ngữ văn lớp 11 hiện nay

37
2.2.3. Các hiệu quả của dạy học tích hợp nghĩa của câu với đọc hiểu văn
bản và tạo lập văn bản

39
Tiểu kết chương 2
40
Chƣơng 3: HƢỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 11-THPT VẬN DỤNG
HIỂU BIẾT VỀ NGHĨA CỦA CÂU VÀO VIỆC LĨNH HỘI VÀ TẠO
LẬP VĂN BẢN





41
3.1. Trang bị kiến thức về nghĩa của câu cho HS lớp 11
41
3.1.1. Định hướng nhận thức
42
3.1.2. Định hướng tích hợp
43
3.2. Hình thành và rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức về nghĩa của
câu trong đọc -hiểu văn bản

47
3.2.1. Thực hiện trong giờ luyện tập về nghĩa của câu
47
3.2.2. Thực hiện trong các giờ đọc- hiểu văn bản
52
3.3. Hình thành và rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức về nghĩa của
câu trong việc tạo lập văn bản

64
3.3.1. Thực hiện trong giờ luyện tập về nghĩa của câu
64
3.3.2. Thực hiện trong giờ làm văn
66
Tiểu kết chương 3
68
Chƣơng 4: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
69
4.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm

69
4.2. Đối tượng, địa bàn, thời gian thực nghiệm
70
4.3. Quy trình thực nghiệm
72
4.3.1. Nội dung thực nghiệm
72
4.3.2. Cách thức tiến hành
72
4.3.3. Kết quả thực nghiệm
97
Tiểu kết chương 4
100
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
101
danh môc tµi liÖu tham kh¶o
103
PHỤ LỤC





1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xuất phát từ các lí do khách quan và chủ quan sau đây:
1.1. Vai trò quan trọng của nghĩa trong học tập và đời sống
Trong quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ, điều kiện mang tính tiên quyết
nhằm đạt được hiệu quả giao tiếp là người phát phải sử dụng ngôn ngữ để

truyền tải đầy đủ nội dung giao tiếp, người nhận phải lĩnh hội trọn vẹn nội
dung mà người phát đã phát.
Chúng tôi mô tả như sau:
Tạo lập Lĩnh hội
Người phát → Văn bản ← Người nhận

Hiểu đúng, hiểu đầy đủ nghĩa (nội dung giao tiếp) luôn là nhu cầu tất yếu
của con người trong đời sống. Trong xã hội bùng nổ thông tin như ngày nay,
giáo dục không chỉ còn là truyền tin- nhận tin. Quan niệm dạy học đang thay
đổi theo xu hướng phát huy tính tích cực chủ động của người học. Qúa trình
dạy học phải tác động đến các kĩ năng mềm cho người học, các kĩ năng góp
phần hình thành năng lực giải quyết các vấn đề ngoài cuộc sống, đặc biệt là kĩ
năng thu nhận và xử lí thông tin, bao gồm kĩ năng lĩnh hội và tạo lập văn bản.
Chương trình Ngữ văn bậc THPT ở Việt Nam hiện nay đang hướng tới
mục tiêu hình thành và phát triển ở học sinh năng lực sử dụng tiếng Việt,
năng lực ứng dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống. Trong đó, việc
trang bị những kiến thức về ngữ nghĩa và rèn luyện kĩ năng vận dụng những
kiến thức ấy vào việc tạo lập và lĩnh hội văn bản là một nội dung quan trọng
để đạt được mục tiêu trên. Kiến thức và kĩ năng này hỗ trợ trực tiếp quá trình
học tập môn Ngữ văn, các môn học khác trong nhà trường và quá trình giao
tiếp của HS.

2
Học sinh lớp 11- THPT là đối tượng HS đang được trang bị kiến thức và
hoàn thiện các kĩ năng sống. Đây là thời gian lí tưởng để các em luyện tập các
thao tác tư duy để từ đó hình thành các năng lực sống. Một phần không nhỏ
trong số các em sau khi tốt nghiệp THPT tham gia trực tiếp vào đời sống lao
động xã hội. Các em rất cần được trang bị kiến thức về ngữ nghĩa và được rèn
luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đó để lĩnh hội và tạo lập các loại văn bản.
Từ đó có thể thích ứng với xã hội thông tin như hiện nay. Đây là một nhiệm

vụ của bộ môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông.
1.2. Hiện nay, nghiên cứu về ngữ nghĩa nói chung và nghĩa của câu tiếng
Việt nói riêng đã đạt được những thành tựu nhất định. Song lại chưa có
công trình nghiên cứu ứng dụng những thành tựu đó trong dạy học Ngữ văn ở
bậc THPT.
1.3. Việc vận dụng những hiểu biết về nghĩa của câu trong giảng dạy Ngữ
văn theo hướng tích hợp chưa được quan tâm đúng mức
Chương trình giáo dục phổ thông ở Việt Nam hiện hành đã đề xuất một
giải pháp khả quan nhằm tăng hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian: dạy
học theo tinh thần tích hợp ( gắn kết nội dung dạy kiến thức với nội dung rèn
luyện kĩ năng, nội dung của các môn học hỗ trợ lẫn nhau, đơn vị kiến thức sau
bao hàm những kiến thức, kĩ năng đã học trước nhưng ở mức cao hơn và sâu
hơn theo nguyên tắc đồng tâm và phát triển).
Nằm trong xu hướng đó, chương trình ngữ văn ở nhà trường phổ thông
Việt Nam hiện nay đã kế thừa những thành tựu của các ngành khoa học tiếng
Việt, Văn học và Làm văn. Dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn ở trường
phổ thông thực sự cần thiết, phù hợp với xu hướng phát triển của giáo dục
hiện đại.
Tuy nhiên, trong quá trình dạy học, người giáo viên Ngữ văn ở phổ thông
hiện nay gặp phải nhiều vấn đề:

3
- Sự xuất hiện tràn lan của các loại giáo án mẫu “theo hướng tích hợp”,
nhưng đa số giáo án này không hoặc đã quên không tích hợp một phương
pháp tư duy sư phạm cho người giáo viên, vô hình chung, tích hợp khoa học
đã đổi thành sự lắp ghép thiếu hệ thống.
-Yêu cầu của chương trình hầu như bài nào, giờ nào cũng có vận dụng
kiến thức, hoặc kĩ năng A vào kiến thức kĩ năng B hoặc vào thực tiễn đời
sống làm cho giáo viên rất lúng túng.
Vd : khảo sát cuốn “Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn”- Bộ

Giáo dục và Đào tạo, 2006 với 4 chủ đề thì cũng có 4 mức độ cần đạt về vận
dụng kiến thức, kĩ năng [4; tr. 114]:
+ Tác giả văn học: biết vận dụng những hiểu biết …để đọc- hiểu tác
phẩm và làm bài nghị luận về tác giả văn học
+ Văn bản văn học: biết vận dụng kiến thức… vào việc đọc hiểu và tạo
lập văn bản
+ Thể loại: biết vận dụng kiến thức thể loại vào việc đọc hiểu và tạo
lập văn bản
+ Một số khái niệm lí luận văn học khác: biết vận dụng kiến thức… vào
đọc hiểu văn bản và viết bài nghị luận văn học.
Yêu cầu này làm cho giáo viên phải lựa chọn và xây dựng một tư duy sư
phạm đa chiều. Vừa tư duy phương pháp, hình thức tổ chức dạy học cho học
sinh, vừa tư duy hệ thống kĩ năng cần vận dụng hợp lí nhất, hiệu quả nhất để
rèn luyện cho học sinh.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên đã gợi cho chúng tôi ý tưởng chọn
lựa một cách tổ chức dạy học tích hợp trên cơ sở giúp cho học sinh có khả
năng tích hợp kiến thức và kĩ năng đã học để tiếp nhận các kiến thức và kĩ
năng khác. Chúng tôi lựa chọn đề tài “Hướng dẫn học sinh lớp 11- trung học
phổ thông vận dụng hiểu biết về nghĩa của câu vào việc lĩnh hội và tạo lập
văn bản” để nghiên cứu với mong muốn sẽ góp phần lí giải nhiều vấn đề đặt

4
ra trong việc vận dụng dạy học tích hợp trong dạy học Ngữ văn ở nhà trường
phổ thông hiện nay.
2. Ý nghĩa của luận văn
2.1. Ý nghĩa lí luận
Đề tài được nghiên cứu sẽ góp phần sáng ỏ khái niệm tích hợp dạy học, vận
dụng thành tựu nghiên cứu của tiếng Việt vào dạy học Ngữ văn nói chung và
vận dụng hiểu biết về nghĩa của câu vào lĩnh hội và tạo lập văn bản nói riêng.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ có tác dụng thiết thực đối với giáo viên
dạy ngữ văn ở bậc THPT hiện nay khi dạy học chương trình Ngữ văn lớp 11.
Những ứng dụng được trình bày có thể là tư liệu tham khảo cho giáo viên áp
dụng trong thực tế dạy häc Ng÷ v¨n lớp 11- THPT ë ViÖt Nam hiÖn nay.
3. Lịch sử nghiên cứu
Chương trình giáo dục THPT hiện hành đã tích hợp ba phân môn: văn học,
làm văn và Tiếng Việt trước đây thành bộ môn duy nhất: Ngữ văn. Trên quan
điểm dạy học tích hợp ở ba phân môn này, nhiều nghiên cứu về phương pháp
dạy học tích hợp trong bộ môn ngữ văn ở nhà trường phổ thông đã có những
thành tựu nổi bật.
Đầu tiên phải kể đến cuốn “Phương pháp dạy học tiếng Việt” do Lê A chủ
biên. Đây là cuốn sách bám sát yêu cầu đổi mới dạy học tiếng Việt trong mối
tương quan với các phân môn Làm văn và văn học. Các tác giả đã xác định rất
rõ về vai trò và tính ứng dụng của dạy học tiếng Việt nói chung và phần nghĩa
của câu với các tri thức về lĩnh hội và tạo lập văn bản. Các tác giả viết: “ Nổi
bật nhất trong phần ngữ pháp ở THPT…là phần ngữ nghĩa của câu và của văn
bản nghệ thuật. Nhận thức được nghĩa hiển ngôn và hàm ngôn của câu và của
văn bản nghệ thuật, học sinh được trang bị về lí luận và được rèn luyện về kĩ
năng lĩnh hội ý nghĩa sâu xa, ý nghĩa hàm ẩn của tác phẩm văn chương”
[1;tr. 123]

5
Tuy nhiên, việc hướng dẫn học sinh vận dụng cụ thể hiểu biết về nghĩa
của câu vào lĩnh hội vầ tạo lập các loại văn bản ở lớp 11 chưa được đề cập
một cách cụ thể, chưa có tính ứng dụng thực tiễn.
Công trình thứ hai có ý nghĩa lớn trong việc dạy và học câu là công trình
“ Câu tiếng Việt” của tác giả Nguyễn Thị Lương. Trong đó, tác giả đã đề cập
đến việc giảng dạy câu theo ngữ pháp chức năng và việc tích hợp dạy học gắn
ngữ với văn. Tác giả đã sử dụng nhiều ngữ liệu trong chương trình ngữ văn
phổ thông để phân tích các bình diện của câu. Nhưng tác giả chưa đề cập đến

việc vận dụng lí thuyết về câu như một công cụ tư duy hỗ trợ việc lĩnh hội và
tạo lập văn bản cho học sinh trong nhà trường phổ thông.
Cùng với sự phát triển của ngôn ngữ học, mối quan hệ giữa ngôn ngữ với
văn học nói chung và việc dạy học văn trong nhà trường phổ thông nói riêng
ngày càng chặt chẽ. Đó là mối quan hệ có tính tất yếu. Vận dụng kiến thức
của ngôn ngữ học vào nghiên cứu giảng dạy văn học không chỉ là cơ sở giúp
văn học giải thích các hiện tượng văn học, giúp văn học hiểu được chính văn
học mà còn góp phần rèn luyện tư duy khoa học cho học sinh.
Việc ứng dụng thành tựu của ngôn ngữ học vào giảng dạy văn học trong
nhà trường phổ thông ở Việt Nam hiện nay đã được ghi nhận. Qua khảo sát
các tài liệu dạy học Ngữ văn hiện hành trong nhà trường Việt Nam( tài liệu
tiếng Việt), người viết nhận thấy có các công trình nghiên cứu việc ứng dụng
ngôn ngữ học trong dạy học Ngữ văn ở nhà trường phổ thông như sau:
Cuốn “ Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường từ góc độ ngôn
ngữ” của Nguyễn Trọng Khánh; “ Ngôn ngữ học một số phương diện nghiên
cứu liên ngành’’ Nguyễn Huy Cẩn chủ biên, “ Tín hiệu thẩm mỹ trong tác
phẩm văn học” của Mai Thị Bích Phượng…
Nhìn chung, các tác giả đều đề cập đến việc ứng dụng ngôn ngữ học
trong tiếp nhận văn học. Nhưng vấn đề dạy học tiếng Việt, đặc biệt là dạy học
nghĩa của câu để giúp học sinh hình thành một vốn kiến thức để từ đó có thể

6
lĩnh hội và tạo lập văn bản từ góc độ khoa học giáo dục thì chưa có tài liệu
nào chuyên sâu.
Trong luận văn này, chúng tôi kế thừa những kết quả nghiên cứu nói
trên và đưa ra một giải pháp cho việc tích hợp dạy học trong môn Ngữ văn và
trường hợp cụ thể là tổ chức hướng dẫn học sinh lớp 11 vận dụng hiểu biết về
nghĩa của câu vào việc lĩnh hội và tạo lập văn bản
4. Mục tiêu nghiên cứu
4.1. Mục tiêu chung:

Tìm và đề xuất những thao tác tổ chức và hướng dẫn học sinh lớp 11 THPT
vận dụng hiểu biết về nghĩa của câu vào việc lĩnh hội và tạo lập văn bản.
4.2. Mục tiêu cụ thể:
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài tập trung giải quyết các vấn đề sau đây:
- Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về văn bản, nghĩa của câu trong lí
thuyết ngôn ngữ học
- Chứng minh tính đúng đắn của việc tích hợp dạy học nghĩa của câu với
việc lĩnh hội và tạo lập văn bản trong chương trình lớp 11-THPT
- Đề xuất các thao tác tổ chức cho học sinh lớp 11 hình thành kiến thức
về nghĩa của câu
- Đề xuất các thao tác tổ chức hoạt động dạy học giúp HS lớp 11 rèn
luyện kĩ năng vận dụng hiểu biết về nghĩa của câu để lĩnh hội và tạo lập các
loại văn bản trong chương trình Ngữ văn 11
- Thực nghiệm sư phạm nhằm xác nhận tính khả thi và hiệu quả của đề tài.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu theo mục tiêu đã đề xuất tại mục 4.
6. Mẫu khảo sát
- Khảo sát các tài liệu dạy học Ngữ văn hiện hành.
- Khảo sát thực tế dạy học tại trường THPT B Hải Hậu, Nam Định và
trường THPT Ngọc Hồi, Hà Nội.

7
7. Vấn đề nghiên cứu
Luận văn này xem xét những vấn đề sau đây:
- Tại sao học sinh có thể vận dụng hiểu biết về nghĩa của câu vào việc
lĩnh hội và tạo lập văn bản?
- Giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh như thế nào để giúp các em có
khả năng vận dụng hiểu biết về nghĩa của câu vào việc lĩnh hội và tạo
lập văn bản?
8. Giả thuyết nghiên cứu

Để giải quyết những vấn đề đã đặt ra, người viết sơ bộ đưa ra một số giả
thuyết sau:
- Kiến thức về nghĩa của câu mà học sinh được trang bị không chỉ là
kiến thức ngữ pháp về câu mà còn là lí luận, là phương pháp tư duy
giúp học sinh có thể vận dụng để lĩnh hội và tạo lập văn bản.
- Giáo viên cần tổ chức hướng dẫn học sinh hình thành và rèn luyện kĩ
năng vận dụng hiểu biết về nghĩa của câu vào việc lĩnh hội và tạo lập
văn bản thường xuyên, liên tục trong các giờ dạy và theo một quy
trình khoa học như sau:
+/ Tổ chức các hoạt động dạy học nhằm trang bị kiến thức về nghĩa của
câu cho học sinh theo hướng tích hợp dạy học giữa tiếng Việt với Văn học
và Làm văn.
+/ Tổ chức các hoạt động dạy học thực hành, luyện tập cho học sinh nhằm
giúp học sinh hình thành kĩ năng vận dụng kiến thức về nghĩa của câu.
+/ Tổ chức các hoạt động dạy học văn học và làm văn theo hướng tích hợp,
tạo cơ hội và điều kiện cho học sinh vận dụng hiểu biết về nghĩa của câu.
9. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phân tích các tài liệu về phương pháp dạy học, các thiết kế bài học Ngữ văn
bậc THPT, các tài liệu nghiên cứu ứng dụng của ngôn ngữ học và văn học…
- Phương pháp quan sát, tổng kết thực tiễn

8
- Phương pháp thực nghiệm: tiến hành dạy học tại trường THPT Ngọc Hồi,
Hà Nội và trường THPT B Hải Hậu, Nam Định .
10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
chính của luận văn được trình bày trong 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Thực trạng dạy học nghĩa của câu và ứng dụng của nó trong
việc lĩnh hội và tạo lập văn bản trong chương trình lớp 11 hiện nay

Chương 3: Hướng dẫn HS lớp 11-THPT vận dụng hiểu biết về nghĩa
của câu vào việc lĩnh hội và tạo lập văn bản
Chương 4: Thực nghiệm sư phạm









9
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Cơ sở ngôn ngữ học
1.1.1. Văn bản
1.1.1.1. Khái niệm
Khái niệm văn bản được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, qua khảo
sát chúng tôi nhận thấy có một số cách định nghĩa văn bản phổ biến hiện nay
như sau:
- Văn bản: “ Chuỗi các đơn vị kí hiệu ngôn ngữ làm thành một thể
thống nhất bằng mối liên hệ ý nghĩa mà thuộc tính cơ bản của nó là
sự hoàn chỉnh về hình thức và nội dung; sản phẩm của lời nói được
định hình dưới dạng chữ viết hoặc in ấn” [34; tr. 413]
Cách định nghĩa này khá phổ biến, và theo đó, văn bản được gắn với khái
niệm văn tự, chữ viết( bản chép tay, in ấn…)
- “ Văn bản không hoàn toàn đồng nhất với “ ngôn ngữ viết” mà bao
gồm, hay đúng hơn, là các hoạt động lời nói đã được “văn tự hóa”
thành các phát ngôn. Một đơn vị văn bản được tính bằng một hiệu
lực giao tiếp có tính độc lập giao tiếp, hoàn thành nhiệm vụ giao tiếp

trong một hoàn cảnh phát ngôn nhất định. Đặc biệt nó gắn với một
chủ thể nhất định đã sáng tạo ra nó…”[30; tr. 69]
Cách định nghĩa thứ hai gắn văn bản với hoạt động giao tiếp, môi trường
sản sinh và tồn tại của văn bản.
Ở đây, chúng tôi nhận diện văn bản, phân loại văn bản sao cho phù hợp
với việc truyền thụ kiến thức cho học sinh phổ thông, đặc biệt đảm bảo tính
hệ thống của chương trình Ngữ văn bậc phổ thông. Vì vậy chúng tôi xin
không bàn đến tính đúng sai của các định nghĩa, mà từ các định nghĩa này,
chúng tôi nhận ra những kiến thức quan trọng về văn bản phục vụ cho việc
vận dụng dạy học được đặt ra ở đề tài nghiên cứu này.


10
1.1.1.2. Đặc điểm của văn bản
Dù định nghĩa theo cách nào, chúng ta cũng cần thừa nhận một số các đặc
điểm cơ bản của văn bản sau đây:
- Văn bản là một chỉnh thể ngôn ngữ về mặt cấu trúc nghĩa( nội dung) và
cấu trúc hình thức.
+/Về mặt nội dung: văn bản có một chủ đề nhất định, toàn bộ văn bản gắn
kết với nhau về mặt ý nghiã, tập trung thể hiện một chủ đề. Điều này giúp ta
phân biệt với các tổ hợp ngôn ngữ không là văn bản- có nhiều câu, nhiều đoạn
được ghép với nhau nhưng không có quan hệ gì về ý nghĩa. Văn bản bao giờ
cũng phải thể hiện được chủ đích của người tạo lập nó.
+/ Về mặt hình thức: các câu trong văn bản có những mối liên hệ, quan
hệ nhất định. Toàn bộ những mối liên hệ ấy tạo nên cấu trúc của văn bản. Như
vậy văn bản không đơn thuần chỉ là chuỗi câu ghép lại. Mặt khác, tùy vào chủ
đích mà người tạo lập văn bản phải chon lựa các phương tiện ngôn ngữ phù
hợp, điều này tạo nên những cấu trúc khác nhau của các loại văn bản.
- Văn bản tồn tại cả ở dạng nói và dạng viết
- Văn bản có thể dài và có thể ngắn

Vd :
+/ đề thi
+/ khẩu hiệu
+/ ca dao, tục ngữ
+/ tiểu thuyết…
- văn bản có thể bao gồm trong nó nhiều tập hợp văn bản con khác
nhau:
Vd : Sách giáo khoa là một văn bản trong đó bao gồm nhiều văn bản con
là các bài học.

11
1.1.1.3. Phân loại văn bản
Dựa vào các tiêu chí khác nhau, các nhà nghiên cứu phân loại văn bản
cũng khác nhau.
Dựa trên lập luận văn bản là đơn vị thuộc về nghĩa, thuộc về việc sử
dụng ngôn ngữ, mỗi văn bản đều có mặt hình thức và mặt nghĩa, đồng thời,
dựa trên quan điểm sư phạm phân loại văn bản để dùng vào viêc dạy học sinh
tạo lập văn bản trong nhà trường, Diệp Quang Ban trong “Giao tiếp diễn ngôn
và cấu tạo của văn bản” đã đưa ra một số loại văn bản nguyên mẫu chung
thường dùng như sau [2; tr 497]:
- Văn bản truyện kể( hay tự sự)
- Văn bản miêu tả
- Văn bản lập luận
- Văn bản giải thích
- Văn bản hội thọai
Ở bậc học THCS, học sinh được học cách phân loại văn bản theo phương
thức biểu đạt, theo đó học sinh phân biệt các loại văn bản: tự sự, miêu tả, biểu
cảm, nghị luận, thuyết minh, điều hành.
Chương trình lớp 10 THPT phân loại văn bản theo phong cách chức năng
ngôn ngữ bao gồm:

- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt( thư, nhật kí…)
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật( thơ, truyện, tiểu thuyết…)
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học( sách giáo khoa, luận văn, luận án…)
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính(đơn, biên bản, nghị quyết…)
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận( hịch, tuyên ngôn, lời kêu gọi…)
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí( bản tin, phóng sự, bài phỏng vấn…)
1.1.1.4. Lĩnh hội văn bản(đọc -hiểu văn bản) ở nhà trường THPT
Chương trình cải cách giáo dục hiện nay đã đưa vào 2 nhóm văn bản là
văn bản nhật dụng và văn bản văn học ( văn bản nghệ thuật) vào giờ đọc hiểu

12
văn bản của môn Ngữ văn. Phần lớn văn bản đưa vào chương trình môn Ngữ
văn cho học sinh lĩnh hội là các văn bản văn học.
Văn bản văn học trước hết là một loại văn bản nên nó có đầy đủ những
đặc điểm của một loại văn bản thông thường, nhưng nó cũng có đặc trưng
riêng biệt về mặt ngôn ngữ như tính thẩm mĩ, tính đa nghĩa và dấu ấn riêng
của tác giả.
Vì vậy, hiển nhiên là sự lĩnh hội các văn bản đó không bao giờ đơn nghĩa.
Điều này đòi hỏi HS phải thay đổi quan niệm học, GV phải thay đổi quan
niệm dạy. Lĩnh hội văn bản không còn là sự áp đặt từ phía GV( giảng văn).
GV định hướng, tổ chức các hoạt động nhằm hỗ trợ quá trình lĩnh hội văn bản
của HS, HS nâng cao năng lực tự học.
Người đọc ( HS và GV) tiếp xúc với văn bản ngôn từ, giải mã ngôn từ để
tìm ra những lớp ý nghĩa của văn bản thậm chí là đồng sáng tạo, tạo ra lớp ý
nghĩa mới. Lĩnh hội văn bản trong nhà trường đòi hỏi không chỉ lĩnh hội riêng
giá trị của một văn bản, mà còn phải trang bị cho các em những công cụ để
các em có thể tự lĩnh hội các văn bản khác ở những thời điểm khác. Trong đó
cần thiết phải trang bị các kĩ năng ngôn ngữ cho các em.
Như vậy, lĩnh hội văn bản trong nhà trường không đơn thuần chỉ là một
quá trình giải mã các kí hiệu ngôn ngữ để nắm bắt được nội dung văn bản,

hiểu tác giả nói gì mà nó là bước nối liền giữa dạy lĩnh hội và tự lĩnh hội. HS
được rèn luyện để trở thành người lĩnh hội có bản lĩnh, sáng tạo.
1.1.1.5. Tạo lập văn bản ở trường THPT
Tạo lập văn bản (làm văn), là một phân môn quan trọng ở bậc THPT. HS
được rèn luyện để có thể tạo lập được các kiểu văn bản từ dễ đến khó:
Tự sự→Miêu tả →Biểu cảm→ Ứng dụng →Thuyết minh→ Nghị luận.
Trong đó, chiếm đa số là tạo lập kiểu văn bản nghị luận. HS được trang bị
và rèn luyện kĩ năng tạo lập từ câu, đoạn đến bài văn.


13
1.1.2. Nghĩa của câu
Như chúng tôi đã trình bày, nghĩa của câu là vấn đề ít được đề cập đến
trong các tài liệu giảng dạy tiếng Việt cho dù đây là yếu tố không thể thiếu
đối với mỗi câu. Trong quá trình giao tiếp, khi tạo lập một câu, bao giờ nhân
vật giao tiếp cũng muốn biểu hiện những ý nghĩa nào đó. Nghĩa chính là cơ sở
để tạo lập câu, cũng chính là nội dung mà câu biểu thị.
Trước tiên, chúng tôi xin trích dẫn một cách giải thích khái niệm “nghĩa’
và xem đó như là kim chỉ nam để hiểu các phạm trù có liên quan:
“ Nghĩa- 1. Sự phản ánh các đối tượng của hiện thực ( các hiện tượng, các
quan hệ, phẩm chất, quá trình ) vào trong nhận thức, trở thành một yếu tố của
ngôn ngữ nhờ việc tạo nên mối liên hệ thường trực, liên tục với một chuỗi âm
thanh nhất định, nhờ đó sự phản ánh hiện thực trong nhận thức được hiện thực
hóa. Sự phản ánh hiện thực này tham gia trong cấu trúc của từ như là mặt bên
trong, mặt nội dung trong quan hệ với mặt âm thanh như là vỏ vật chất cần
thiết không chỉ để biểu hiện nghĩa và thông báo nó cho người khác mà còn cần
thiết cho chính sự hình thành, nảy sinh, tồn tại và phát triển của nó.2. Toàn bộ
các chức năng của các đơn vị ngôn ngữ, tất cả những điều được các đơn vị
ngôn ngữ này biểu hiện, phản ánh là mặt nội dung của chúng.”[34; tr. 143]
Vấn đề cấu trúc nghĩa của câu là vấn đề khá phức tạp.Cách gọi tên, cách

phân tích các thành phần nghĩa của câu là không đồng nhất giữa các nhà
nghiên cứu ngôn ngữ ở Việt Nam hiện nay.
Cao Xuân Hạo trong “ Ngữ pháp chức năng tiếng Việt, quyển 1” đã phân
tích cấu trúc nghĩa của câu như sau:




14
Bảng 1.1 Phân tích cấu trúc nghĩa của câu theo Cao Xuân Hạo

Câu ví dụ: Bài thi toán cháu được những nửa điểm cơ à ?








NGHĨA


CỦA



CÂU






Hiển ngôn

Tiền giả định: các điều kiện tiên quyết để câu nói có
thể đúng hoặc sai. Tiền đề ấy mà sai, cả câu nói
thành vô giá trị.
Vd: Cháu đã làm bài thi toán

Hiển nghĩa : cái nghĩa biểu hiện rõ qua nguyên văn
của câu nói.
Vd: Bài thi toán của cháu được nửa điểm.






Hàm ngôn

Hàm nghĩa : cái nghĩa trong bề sâu của quan hệ
giữa các ngữ trong nguyên văn, suy ra được, diễn ra
được bằng ít nhiều lời lẽ của nguyên văn.
Vd: Vì thế là nhiều đối với cháu.

Ẩn ý : cái ý nghĩa ẩn kín đằng sau nguyên
văn, suy ra được từ tiền giả định, hiển nghĩa, hàm
nghĩa và ngôn cảnh; nó thì có thể không được nhận
ra nhưng cũng rất dễ chối vì hoàn toàn không được

nói ra.
Vd: Cháu kém quá đấy!
( Nguồn: [14; tr. 103-137])

15
Cấu trúc này có nhiều điểm không đồng nhất với cấu trúc mà 2 nhà nghiên
cứu Diệp Quang Ban và Nguyễn Thị Lương đưa ra trong những công trình
nghiên cưú gần đây nhất.
Nguyễn Thị Lương xếp tiền giả định và hàm ngôn cùng nằm trong một
phạm trù lớn hơn: nghĩa hàm ẩn. Chúng tôi tóm tắt sự phân chia nghĩa của
câu trong cuốn sách này để có thể dễ dàng đối sánh hơn:
Bảng 1.2 Sự phân chia nghĩa của câu theo Nguyễn Thị Lương












NGHĨA


CỦA



CÂU





Nghĩa
tường minh
( nghĩa hiển
ngôn)

Nghĩa miêu tả : còn gọi là nghĩa sự việc là nghĩa biểu
thị vật, việc, hiện tượng (gọi
chung là sự tình) trong thực tế khách quan được phản
ánh vào trong câu, qua lăng kính chủ quan của người
nói (viết)

Nghĩa tình thái : là phần nghĩa thể hiện thái độ, ý
định, mục đích hay quan hệ giữa người nói với người
nghe, giữa người nói với hiện thực(sự tình) được
phản ánh trong câu, giữa nội dung được phản ánh
trong câu với hiện thực ngoài thực tế khách quan.





Nghĩa hàm
ẩn
(nghĩa hàm

ngôn)

Tiền giả định : là những hiểu biết mà các nhân
vật giao tiếp mặc nhiên thừa nhận, không phải bàn
cãi, vì nó đã có từ trước và nếu không có thì không
thể nói câu đó được (câu sẽ trở thành phi lí hoặc
không thể hiểu được)

Hàm ngôn : là phần nghĩa không được nhận
diện trực tiếp từ câu chữ mà phải suy ra từ nghĩa
tường minh, tiền giả đinh và ngữ cảnh
( Nguồn: [25; tr. 149-190]

16
Nhà nghiên cứu Diệp Quang Ban thì tiếp cận nghĩa trong câu theo hướng ngữ
pháp chức năng- hệ thống (của A.K. Halliday). Theo hướng nghiên cứu này, nghĩa
trong câu được nhận diện theo chức năng sử dụng câu bao gồm [3; tr. 84-163]:
- Nghĩa biểu hiện
- Nghĩa tình thái
- Nghĩa văn bản
Tác giả cũng đã phân tích nghĩa không được diễn đạt bằng từ ngữ trong
câu nhằm phân biệt với nghĩa tường minh (nghĩa hiển ngôn). Chúng tôi hoàn
toàn nhất trí với tác giả về luận điểm “ Ngôn ngữ hình tượng sử dụng các từ
ngữ (kể cả câu) có hình ảnh, có âm hưởng để thay thế cho những từ ngữ với
nghĩa thực vốn có của chúng, chứ không phải là sử dụng những những ý
nghĩa không được diễn đạt bằng từ ngữ” [3; tr. 182]. Đây là luận điểm quan
trọng được chúng tôi kế thừa và vận dụng trong quá trình dạy đọc hiểu văn
bản văn học. Luận điểm của ông giúp cho người giáo viên có cơ sở để tiếp
cận tác phẩm văn chương một cách khoa học.
Từ trước đến nay, nhiều GV vẫn mơ hồ khi đồng nhất nghĩa nằm ngoài

ngôn bản ( không được diễn đạt bằng từ ngữ) với ý nghĩa của hình tượng nghệ
thuật. Từ lập luận của Diệp Quang Ban, có thể thấy ngôn ngữ hình tượng là
ngôn ngữ suy diễn được: hình tượng nghệ thuật mang tải nghĩa, nghĩa được
diễn đạt bằng hình tượng và hình tượng tồn tại là vì ý nghĩa. Cho nên hình
tượng nghệ thuật bao giờ cũng suy diễn được.
Ví dụ câu thơ của Huy Cận trong bài Tràng giang:
Củi một cành khô lạc mấy dòng
Từ hình ảnh một cành củi khô lạc trên dòng tràng giang (ngôn ngữ hình
tượng) có thể đọc được những ý nghĩa sau:
- Một kiếp người nhỏ bé, vô định, lạc lõng
- Một nỗi buồn mênh mang, thấm thía

17
Do vậy, những hiểu biết về nghĩa là điều kiện quan trọng nhằm tiếp cận
với các loại văn bản đặc biệt là văn bản văn học.
Xét theo tính chất của nghĩa câu (xét theo mối quan hệ của câu với các
yếu tố bên ngoài ngôn ngữ như: mối liên hệ với đối tượng được đề cập, với
người phát, người nhận) thì các nhà ngôn ngữ học phân biệt hai thành phần
nghĩa của câu: nghĩa sự việc (nghĩa miêu tả, nghĩa biểu hiện) và nghĩa tình
thái. Sự phân biệt này khác với sự phân biệt nghĩa tường minh và nghĩa hàm
ẩn mà HS đã được học ở bậc học trung học cơ sở. Phân biệt nghĩa tường minh
và nghĩa hàm ẩn là phân biệt theo cách thức biểu hiện nghĩa. Nghĩa tường
minh và nghĩa hàm ẩn không phải là hai thành phần nghĩa của câu mà là hai
loại nghĩa xét theo cách thức thể hiện.
Để đảm bảo tính khoa học đồng thời đảm bảo các nguyên tắc sư phạm,
chúng tôi nhận thấy những nội dung cơ bản về nghĩa của câu cần xác lập và
có ý nghĩa vận dụng trong dạy học Ngữ văn lớp 11 cơ bản như sau:
Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa:
* Thành phần nghĩa thứ nhất là nghĩa sự việc ( còn gọi là nghĩa miêu
tả, nghĩa biểu hiện, nghĩa mệnh đề). Đó là nghĩa ứng với sự việc ( hay còn gọi

là sự kiện, sự tình, sự thể) trong hiện thực. Sự việc xảy ra trong hiện thực,
được con người nhận thức và biểu hiện trong câu, trở thành nghĩa sự việc của
câu. Mỗi câu biểu hiện một hoặc một số sự việc. Nghĩa sự việc của câu
thường được biểu hiện nhờ những thành phần ngữ pháp như: chủ ngữ, vị ngữ,
trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác.
Có thể phân biệt một số nghiã sự việc và phân biệt câu biểu hiện nghĩa sự
việc như sau:
- Câu biểu hiện hành động:
VD : “ Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang đậm tô nét
chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván.”
( Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù)

18
- Câu biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm
VD: “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo”
( Nguyễn Khuyến, Thu điếu)
- Câu biểu hiện quá trình
VD: “ Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”
( Nguyễn Khuyến, Thu điếu)
- Câu biểu hiện tư thế:
VD: “ Tựa gối buông cần lâu chẳng được”
( Nguyễn Khuyến, Thu điếu)
- Câu biểu hiện sự tồn tại:
VD: “ Nhà em có một giàn giầu”
( Nguyễn Bính, Tương tư)
- Câu biểu hiện quan hệ
VD: “ Hồn tôi là một vườn hoa lá”
( Tố Hữu, Từ ấy )
* Thành phần nghĩa thứ hai là nghĩa tình thái. Nghĩa tình thái có thể được
bộc lộ tường minh qua các từ ngữ tình thái trong câu, có thể hàm ẩn, nhưng câu

nào cũng có nghĩa tình thái. Nhiều loại nghĩa tình thái có thể hòa quyện với
nhau trong một phương tiện ngôn ngữ, thậm chí đan xen với nghĩa miêu tả.
Nghĩa tình thái là vấn đề phức tạp đối với học sinh phổ thông. Chúng tôi
chỉ tập trung vào hai trường hợp có ý nghĩa thiết thực với việc vận dụng để
lĩnh hội và tạo lập văn bản trong nhà trường phổ thông hiện nay:
Một là: Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người phát đối với sự
việc được đề cập đến trong câu.
Khi đề cập đến sự việc nào đó, người phát không thể không bộc lộ thái
độ, sự đánh giá của mình đối với sự việc đó. Đó có thể là sự tin tưởng chắc
chắn, sự hoài nghi, sự phỏng đoán, sự đánh giá, …đối với sự việc. Ví dụ:
- Khẳng định tính chân thực của sự việc:

19
+ Tấm ảnh chụp hai mẹ con kia rõ ràng là mợ Du và thằng Dũng.
( Nguyên Hồng, Mợ Du)
- Phỏng đoán sự việc với độ tin cậy cao hoặc với độ tin cậy thấp
+ Chí Phèo hình như đã trông trước thấy tuổi già của hắn, đói rét và
ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau.
( Nam Cao, Chí Phèo)
- Đánh giá về mức độ hay số lượng đối với một phương diện nào đó
của sự việc.
+ Bóng bác mênh mông ngả xuống đất một vùng và kéo dài đến tận
hàng rào hai bên ngõ.
( Thạch Lam, Hai đứa trẻ)
+ Cái áo ấy những một triệu cơ à?
- Đánh giá sự việc có thực hay không có thực, đã xảy ra hay chưa xảy ra
+ Giả thử đêm qua không có thị thì hắn chết.
( Nam Cao, Chí Phèo)
+ Tôi định thi trường Kiến trúc.
- Khẳng định tính tất yếu, sự cần thiết hay khả năng của sự việc

+ Đã biết sống thì phải bênh vực nhau, ông cha mình ngày xưa cũng đã
hiểu đến.
( Dẫn theo “ Về luân lí xã hội ở nước ta”, SGK Ngữ văn 11, tập 2, tr 86)
+ Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.
( Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến )
+ Tao không thể là người lương thiện nữa.
( Nam Cao, Chí Phèo)
Hai là: Tình cảm của người phát đối với người nhận
( thông qua các từ ngữ cảm thán, từ ngữ xưng hô, từ tình thái…
- Tình cảm thân mật, gần gũi:
+ Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui.

×