Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lương , Sinh học lớp 11, Trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.64 MB, 149 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC




NGUYỄN THỊ KIM NGÂN



TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG DẠY HỌC
CHƢƠNG “CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƢỢNG”, SINH HỌC
LỚP 11, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG




LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌC




HÀ NỘI – 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC





NGUYỄN THỊ KIM NGÂN



TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG
“CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƢỢNG”, SINH HỌC LỚP 11, TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG


Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC (BỘ MÔN SINH HỌC)
Mã số: 60 14 10


LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : TS . NGÔ VĂN HƢNG



HÀ NỘI – 2012




DANH MỤC VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT
NGHĨA VIẾT TẮT
BVMT

Bảo vệ môi trƣờng
ĐC
Đối chứng
DHTH
Dạy học tích hợp
GDMT
Giáo dục môi trƣờng
GV
Giáo viên
HS
Học sinh
MT
Môi trƣờng
SGK
Sách giáo khoa
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
TN
Thực nghiệm















DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 1.1. Kết quả điều tra kiến thức về môi trƣờng của HS lớp 11 phổ thông
36
Bảng 1.2. Thái độ của học sinh khối 11 trƣớc các vấn đề môi trƣờng
37
Bảng 1.3. Hành động của học sinh khối 11 trƣớc các vấn đề môi trƣờng
37
Bảng 3.1. Nội dung kiểm tra – đánh giá trong thực nghiệm sƣ phạm khối 11
89
Bảng 3.2. Bảng thống kê kết quả bài kiểm tra số 1
94
Bảng 3.3. Bảng tần suất ( ): số % học sinh đạt điểm x
i
bài kiểm tra số 1
94
Bảng 3.4. Bảng tần suất hội tụ tiến ( Số % HS đạt điểm x
i
trở lên) bài kiểm
tra số 1

94
Bảng 3.5.Bảng so sánh các tham số đặc trƣng giữa các lớp TN và lớp ĐC bài
kiểm tra số 1


95
Bảng 3.6. Bảng thống kê điểm bài kiểm tra số 2
97
Bảng 3.7. Bảng tần suất ( ): số % học sinh đạt điểm x
i
bài điểm tra số 2
97
Bảng 3.8. Bảng tần suất hội tụ tiến ( Số % HS đạt điểm xi trở lên) bài kiểm
tra số 2

97
Bảng 3.9. Bảng so sánh các tham số đặc trƣng giữa các lớp TN và lớp ĐC
bài kiểm tra số 2

97
Bảng 3.10. Bảng kiểm định giả thuyết thống kê số trung bình cộng giả thuyết
H
0
các bài kiểm tra thực nghiệm sƣ phạm

100
Bảng 3.11. Bảng thống kê kết quả kiểm tra độ bền kiến thức
101
Bảng 3.12. Bảng tần suất ( : Số HS đạt điểm x
i
trong 2 bài kiểm tra độ
bền kiến thức

101

Bảng 3.13. Bảng so sánh các tham số đặc trƣng bài kiểm tra độ bền kiến thức
103
Bảng 3.14. Bảng kiểm định giả thuyết thống kê H
o
các bài kiểm tra độ bền
kiến thức theo phƣơng pháp U

103



DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 3.1. Biểu đồ biểu diễn tuần suất điểm bài kiểm tra số 1 của hai
nhóm lớp đối chứng và thực nghiệm

95
Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn đƣờng tần suất hội tụ tiến của hai khối lớp thực
nghiệm và đối chứng sau bài kiểm tra số 1.

96
Hình 3.3. Biểu đồ biểu diễn tuần suất điểm bài kiểm tra số 2 của hai
nhóm lớp đối chứng và thực nghiệm

98
Hình 3.4. Đồ thị biểu diễn đƣờng tần suất hội tụ tiến của hai khối lớp thực
nghiệm và đối chứng sau bài kiểm tra số 2.

98

Hình 3.5. Biểu đồ biểu diễn tần suất kiểm tra độ bền kiến thức bài kiểm tra số 1.
102
Hình 3.6. Biểu đồ biểu diễn tần suất kiểm tra độ bền kiến thức bài kiểm tra số 2.
102



















MỤC LỤC

Trang
Lời cảm ơn
i
Danh mục viết tắt
ii

Danh mục các bảng
iii
Danh mục các hình, sơ đồ
iv
Mục lục
v
MỞ ĐẦU
1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÍCH HỢP GIÁO
DỤC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG
CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƢỢNG- SINH HỌC 11


5
1.1. Cơ sở lí luận
5
1.1.1. Môi trƣờng
5
1.1.2. Một số vấn đề về sƣ phạm tích hợp
9
1.1.3. Giáo dục bảo vệ môi trƣờng trong dạy học chƣơng chuyển hóa vật
chất và năng lƣợng- sinh học 11

17
1.2. Cơ sở thực tiễn
23
1.2.1. Tổng quan về tình hình giáo dục bảo vệ môi trƣờng
23
1.2.2. Các văn bản pháp quy về giáo dục bảo vệ môi trƣờng
26

1.2.3. Tình hình giáo dục bảo vệmôi trƣờng thông qua dạy học chƣơng
chuyển hóa vật chất và năng lƣợng,Sinh học 11, trung học phổ thông

31
1.2.4. Thực trạng về giáo dục bảo vệ môi trƣờng trong nhà trƣờng phổ thông
33
Chƣơng 2: NỘI DUNG TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ
NĂNG LƢỢNG - SINH HỌC 11


40
2.1. Phân tích cấu trúc chƣơng chuyển hóa vật chất và năng lƣợng- Sinh học 11
40
2.1.1. Chuẩn kiến thức, kỹ năng chƣơng chuyển hóa vật chất và năng lƣợng-
Sinh học 11

40
2.1.2. Phân tích cấu trúc nội dung chƣơng chuyển hóa vật chất và năng
lƣợng- Sinh học 11

45
2.1.3. Phân tích cấu trúc kỹ năng chƣơng chuyển hóa vật chất và năng
lƣợng- Sinh học 11

47
2.2. Xác định mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, phƣơng thức tích hợp
GDBVMT qua dạy học chƣơng chuyển hóa vật chất và năng lƣợng –Sinh
học 11



47
2.2.1. Khả năng thực hiện giáo dục bảo vệ môi trƣờng trong dạy học chƣơng
chuyển hóa vật chất và năng lƣợng- Sinh học 11

47
2.2.2. Mục tiêu GDBVMT trong chƣơng chuyển hóa vật chất và năng lƣợng-
Sinh học

48
2.2.3. Nội dung tích hợp GDBVMT trong chƣơng chuyển hóa vật chất và
năng lƣợng- Sinh học 11

50
2.2.4. Phƣơng pháp tích hợp GDBVMT trong dạy học chƣơng chuyển hóa
vật chất và năng lƣợng- Sinh học 11

52
2.2.5. Một số kỹ thuật dạy học
57
2.2.6. Bảng địa chỉ tích hợp nội dung GDBVMT chƣơng chuyển hóa vật
chất và năng lƣợng – Sinh học 11

58
2.2.7. Một số bài soạn có tích hợp nội dung GDBVMT trong chƣơng chuyển
hóa vật chất và năng lƣợng – Sinh học 11

61
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
89

3.1. Mục đích, nội dung và phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm
89
3.1.1. Mục đích thực nghiệm
89
3.1.2. Nội dung thực nghiệm
89
3.1.3. Phƣơng pháp thực nghiệm
89
3.2. Xử lý số liệu
90
3.2.1. Phƣơng tiện đánh giá
90
3.2.2. Phân tích kết quả định tính
91
3.2.3. Phân tích kết quả định lƣợng
91
3.3. Kết quả thực nghiệm
93
3.3.1. Phân tích định tính
93
3.3.2. Phân tích định lƣợng
94
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
105
1. Kết luận
105
2. Khuyến nghị
106
TÀI LIỆU THAM KHẢO
107

PHỤ LỤC
109

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Môi trƣờng là không gian sinh sống của con ngƣời và sinh vật, là nơi chứa
đựng nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất, là nơi chứa đựng và phân
hủy các chất thải do con ngƣời tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất. Bên
cạnh đó môi trƣờng còn là nơi lƣu trữ, cung cấp thông tin cho con ngƣời và sự tác
động giữa các yếu tố của môi trƣờng có tác động giảm nhẹ tác động có hại của thiên
nhiên đến con ngƣời và sinh vật sống trên Trái đất… Môi trƣờng có vai trò rất quan
trọng đối với đời sống con ngƣời.
Những năm vừa qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội thì môi
trƣờng đang có những thay đổi bất lợi, đặc biệt là các yếu tố mang tính chất tự nhiên
nhƣ là đất, nƣớc, không khí, hệ động - thực vật…Tình trạng môi trƣờng thay đổi và
bị ô nhiễm đang diễn ra trên phạm vi mỗi quốc gia cũng nhƣ trên toàn cầu. Ô nhiễm
môi trƣờng là một trong những vấn đề cấp bách không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn
cầu. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trƣờng chủ yếu do các hoạt động của con ngƣời:
phá rừng, sản xuất công, nông nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt, dân số tăng
nhanh… nên GDBVMT là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và
có tính bền vững nhất để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền
vững đất nƣớc. Điều quan trọng của giáo dục bảo vệ môi trƣờng không phải chỉ làm
cho mọi ngƣời hiểu rõ sự cần thiết của bảo vệ môi trƣờng mà hình thành thói quen,
hành vi ứng xử văn minh, thân thiện với môi trƣờng. Đây là một quá trình lâu dài cần
đƣợc hình thành ngay từ trên ghế nhà trƣờng.
Thực tế cho thấy việc giáo dục bảo vệ môi trƣờng ở trƣờng phổ thông chƣa
đƣợc chú trọng nhiều. Vì trong hệ thống giáo dục chƣa có phân môn GDBVMT và
một trong những nguyên nhân chính là do thời gian học kiến thức các môn ở trƣờng
chiếm rất nhiều thời gian, mà việc giáo dục học sinh nhận thức đƣợc, có những hành
động thực tế làm giảm thiểu tác động gây hại môi trƣờng cần đƣợc thực hiện lâu dài

nên cần tích hợp trong quá trình dạy học.
Sinh học là môn học có mối liên hệ mật thiết GDBVMT. Là một khoa học
nghiên cứu bản chất, quy luật của các hiện tƣợng, quá trình quan hệ trong giới hữu
cơ và trong chính bản thân con ngƣời. Sinh học góp phần đắc lực trong việc hình
thành các ứng xử hợp lí trƣớc thiên nhiên sống và giữa con ngƣời với nhau. Vì vậy
tích hợp GDBVMT trong quá trình dạy học sinh học ở trƣờng phổ thông có rất nhiều
thuận lợi, đặc biệt là chƣơng chuyển hóa vật chất và năng lƣợng- Sinh học 11.
Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về công tác GDBVMT, phƣơng pháp tích
hợp GDBVMT trong môn sinh học sao cho hiệu quả, góp phần trang bị học sinh về
kiến thức, ý thức BVMT, năng lực phát hiện và xử lí các vấn đề về môi trƣờng đồng
thời nâng cao chất lƣợng GDBVMT hiện nay trong các trƣờng trung học phổ thông
mà vẫn đảm bảo phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập
tôi chọn đề tài: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học chương
“chuyển hóa vật chất và năng lượng”, sinh học lớp 11, trung học phổ thông.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng nội dung kiến thức và phƣơng pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi
trƣờng vào dạy học chƣơng chuyển hóa vật chất và năng lƣợng, Sinh học 11, trung
học phổ thông nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm và hành động tham gia bảo vệ môi
trƣờng cho học sinh.
3. Giả thuyết khoa học
Nếu trong dạy học chƣơng chuyển hóa vật chất và năng lƣợng- Sinh học 11
mà tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trƣờng thì nâng cao ý thức, trách nhiệm và
hành động, đồng thời phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh phổ
thông trong việc tham gia bảo vệ môi trƣờng.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu về môi trƣờng, GDBVMT.
- Nghiên cứu cơ sở khoa học của phƣơng pháp dạy học tích hợp.
- Nghiên cứu chƣơng trình và nội dung chƣơng chuyển hóa vật chất và năng lƣợng-
Sinh học 11.
- Điều tra thực trạng về việc tích hợp GDBVMT trong dạy học ở một số trƣờng trung

học phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Nghiên cứu phƣơng pháp và cách thức tích hợp nội dung GDBVMT vào bài giảng
sinh học.
- Thiết kế giáo án chƣơng chuyển hóa vật chất và năng lƣợng - Sinh học 11 có tích
hợp nội dung GDBVMT.
- Thực nghiệm kiểm chứng việc tích hợp GDBVMT khi dạy học chƣơng chuyển hóa
vật chất và năng lƣợng - Sinh học 11.
- Rút ra những bài học kinh nghiệm, đề xuất và giải pháp về tích hợp GDBVMT
trong dạy học chƣơng chuyển hóa vật chất và năng lƣợng- Sinh học 11.
5. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
5.1. Khách thể nghiên cứu
- Giáo viên dạy sinh học khối 11 trƣờng THPT Ngô Thì Nhậm- Thanh Trì- Hà Nội
và trƣờng THPT Việt Nam Ba Lan- Hoàng Mai- Hà Nội.
- Học sinh khối 11 trƣờng THPT Ngô Thì Nhậm- Thanh Trì- Hà Nội và trƣờng
THPT Việt Nam Ba Lan- Hoàng Mai- Hà Nội.
- Nội dung kiến thức chƣơng chuyển hóa vật chất và năng lƣợng- Sinh học 11.
5.2. Đối tượng nghiên cứu
Nội dung và phƣơng pháp tích hợp GDBVMT trong dạy học chƣơng chuyển hóa vật
chất và năng lƣợng- Sinh học 11.
5.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: chƣơng chuyển hóa vật chất và năng lƣợng- Sinh học 11.
- Thời gian thực hiện đề tài: 03/2012- 12/2012
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
+ Đọc tài liệu, phân tích, khái quát và tổng hợp kiến thức. Chọn lọc kiến thức về giáo
dục bảo vệ môi trƣờng có liên quan chƣơng chuyển hóa vật chất và năng lƣợng- Sinh
học 11 làm cơ sở cho việc thực hiện đề tài.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Trò chuyện, phỏng vấn.
+ Phƣơng pháp chuyên gia.

+ Điều tra bằng phiếu hỏi.
+ Phƣơng pháp đánh giá tổng hợp.
+ Nghiên cứu sản phẩm hoạt động.
6.3. Phương pháp xử lí thông tin
+ Phƣơng pháp thống kê.
+ Phƣơng pháp xử lí số liệu bằng phần mềm Excel
7. Những đóng góp mới của đề tài
- Cung cấp 5 giáo án tích hợp giáo dục bảo vệ môi trƣờng chƣơng chuyển hóa vật
chất và năng lƣợng- Sinh học 11.
- Cung cấp một số thông tin gần nhất về sinh học môi trƣờng để dạy môn sinh học
đồng thời giáo dục ý thức, trách nhiệm và hành động tham gia bảo vệ môi trƣờng cho
học sinh.
- Cung cấp những giá trị cụ thể về mức độ thành công của việc đƣa giáo án tích hợp
giáo dục bảo vệ môi trƣờng vào thực tiễn dạy học chƣơng chuyển hóa vật chất và
năng lƣợng- Sinh học 11.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung chính của luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của tích hợp giáo dục bảo vệ môi trƣờng
trong dạy học chƣơng chuyển hóa vật chất và năng lƣợng- Sinh học 11.
Chƣơng 2: Nội dung tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trƣờng trong dạy
học chƣơng chuyển hóa vật chất và năng lƣợng- Sinh học 11.
Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm.















CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ
MÔI TRƢỜNG TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT

NĂNG LƢỢNG- SINH HỌC 11
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Môi trường
1.1.1.1. Khái niệm về môi trường
Điều 3, Luật Bảo vệ Môi Trƣờng năm 2005 sử dụng các định nghĩa: Môi trường
bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh
hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.
Theo chức năng, môi trƣờng sống của con ngƣời đƣợc chia thành các loại:
- Môi trƣờng tự nhiên: bao gồm các yếu tố tự nhiên nhƣ các yếu tố vật lí, hóa học
và sinh học, chúng tồn tại ngoài ý muốn chủ quan của con ngƣời.
- Môi trƣờng xã hội: là tổng thể các quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời, có
thể tạo lợi nhuận, cũng có thể gây trở ngại cho sự tồn tại của cá nhân, thậm chí
cả cộng đồng ngƣời. Ví dụ nhƣ sự tăng dân số, hiện tƣợng di cƣ
- Môi trƣờng nhân tạo: gồm tất cả các yếu tố tự nhiên, xã hội do con ngƣời tạo ra
nhƣ nhà ở, lớp học,công viên….và chịu sự chi phối của con ngƣời.
Nhƣ vậy, môi trƣờng sống của con ngƣời theo nghĩa rộng là tất cả các yếu tố tự
nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con ngƣời nhƣ: tài nguyên
thiên nhiên, không khí, đất, nƣớc, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội…. Với nghĩa
hẹp, thì môi trƣờng sống của con ngƣời chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và nhân tố

xã hội trực tiếp liên quan tới chất lƣợng cuộc sống của con ngƣời nhƣ nƣớc sạch,
thức ăn… ở nhà trƣờng thì môi trƣờng học sinh bao gồm nhà trƣờng với thầy cô
giáo, bạn bè, nội quy của nhà trƣờng, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm….
Tóm lại, môi trƣờng là tất cả những gì xung quanh chúng ta sống, hoạt động và
phát triển.
1.1.1.2. Các thành phần cơ bản của môi trường
Môi trƣờng có những thành phần chủ yếu sau:
 Thạch quyển
Thạch quyển là một lớp vỏ cứng rất mỏng có cấu tạo hình thái rất phức tạp. Về
cấu tạo, thạch quyển bao gồm vỏ trái đất và phần cứng trên cùng của quyển Manti có
độ dày tới 100km.
Đất ( thổ nhƣỡng) là lớp ngoài cùng của thạch quyển bị biến đổi dƣới tác động của
các yếu tố nƣớc, không khí và sinh vật. Các thành phần chính của đất là nƣớc, không
khí, các chất khoáng và các sinh vật.
 Thủy quyển
Thủy quyển là lớp nƣớc tồn tại và phát triển trong lớp vỏ địa lí. Thủy quyển bao gồm
toàn bộ đại dƣơng, biển, sông, suối, ao, hồ. Thủy quyển chiếm 70,8% bề mặt trái đất.
Nƣớc tập trung chủ yếu ngay trên bề mặt trái đất, nƣớc có vai trò rất lớn trong tự
nhiên và trong xã hội. Trong tự nhiên, nƣớc đóng vai trò đối với khí hậu, đối với địa
mạo, đối với địa chất, đối với thổ nhƣỡng và đối với sinh vật.
 Khí quyển
Khí quyển là lớp các chất khí bao quanh hành tinh trái đất và đƣợc giữ lại bởi lực
hấp dẫn của trái đất. Khí quyển bao gồm 78,1% nitơ; 20,9% ôxi; 0,9% agon, khoảng
0,035% cacbon điôxit, hơi nƣớc và các chất khí khác.
Khí quyển bảo vệ sự tồn tại của các sinh vật trên trái đất bằng cách hấp thụ các tia
cực tím của ánh sáng mặt trời, đồng thời tạo ra sự thay đổi về nhiệt độ giữa ngày và
đêm.
 Sinh quyển
Sinh quyển là khoảng không gian có sinh vật cƣ trú, bao phủ bề mặt trái đất, bao
gồm tầng trên của thạch quyển ( có thể sâu tới 11km), toàn bộ thủy quyền, tầng đối

lƣu và bình lƣu của khí quyển.
 Tóm lại
Giữa các quyển có một mối quan hệ chặt chẽ. Sinh quyển tồn tai trong thủy quyển,
nhờ đó mà các sinh vật có thể tránh đƣợc các tia tử ngoại, giảm đƣợc nhiệt độ và
giảm ma sát. Còn hoạt động của sinh quyển trong thủy quyển làm thay đổi thành
phần của CO2 và O2 trong nƣớc. Mặt khác, thủy quyển tạo điều kiện thuận lợi cho
sự phân bố các loài theo chiều thẳng đứng, làm giảm sự cạnh tranh giữa các loài.
Sinh quyển tồn tại trong thạch quyển làm biến đổi thành phần hóa học của thạch
quyển, tạo các chất khoáng cho sinh quyển tồn tại và phát triển. Còn thạch quyển tạo
ra môi trƣờng sống của các loài trong sinh quyển, là nơi chứa các nguồn tài nguyên
tái sinh và không tái sinh.
Sinh quyển tạo ra ôxi nhờ hoạt động quang hợp của sinh vật tự dƣỡng, khí quyển
tạo ra tầng ôzôn. Khí quyển cung cấp ánh sáng, các chất khí cho sự tồn tại của sinh
quyển. Chính sự gắn bó chặt chẽ và tƣơng hỗ đó làm cho sự sống trên trái đất đƣợc
bền vững, hệ sinh thái tƣơng đối ổn định, dòng tuần hoàn vật chất đƣợc ổn định.
1.1.1.3. Chức năng cơ bản của môi trường sống
 Môi trường là không gian sống cho người và sinh vật
Con ngƣời cũng nhƣ các sinh vật khác muốn tồn tại đƣợc cần có một khoảng
không gian nhất định, đƣợc tính bằng 1 đơn vị diện tích nhất định, có thể là m2, cũng
có thể là ha, tùy đối tƣợng.Ví dụ: Mỗi ngƣời mỗi ngày cần 4m2 không khí sạch để
hít thở; 2,5 lít nƣớc để uống; một lƣợng lƣơng thực, thực phẩm đủ để tạo ra khoảng
2000 – 2500 calo.Yêu cầu về không gian sống của con ngƣời thay đổi phụ thuộc vào
trình độ của loài ngƣời, nó sẽ tỉ lệ nghịch với nhu cầu về không gian sản xuất.
 Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên của con người
Môi trƣờng là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho con ngƣời. có thể nói,
sự tồn tại và phát triển của con ngƣời hoàn toàn phụ thuộc vào môi trƣờng vì môi
trƣờng bao gồm:
- Rừng tự nhiên: cung cấp gỗ, dƣợc liệu, duy trì sự cân bằng sinh thái, tạo ra độ
phì nhiêu cho đất, bảo tồn đa dạng sinh học
- Nguồn nƣớc: cung cấp nƣớc cho sinh hoạt, sản xuất, cung cấp năng lƣợng,

giao thông đƣờng thủy, là môi trƣờng sống của thủy hải sản và là cảnh quan
cho du lịch,….
- Động vật và thực vật: cung cấp lƣợng thực, thực phẩm và các nguồn gen quý
hiếm
- Khí hậu: gồm không khí, nhiệt độ, ánh sáng mặt trời, gió, mƣa…không thể
thiếu đƣợc trong sự sống của con ngƣời và động vật, thực vật.
- Khoáng sản: than, dầu, khí, thiếc…cung cấp năng lƣợng và nguyên liệu cho
các hoạt động sản xuất và đời sống…
 Môi trường là nơi chứa đựng các chất thải
Các chất phế thải do con ngƣời tạo ra trong mọi hoạt động sống của con ngƣời
quay trả lại môi trƣờng. Xã hội ngày càng phát triển, lƣợng phế thải trả lại môi
trƣờng ngày càng nhiều, hầu nhƣ không đƣợc xử lí nên đã gây hiện tƣợng ô nhiễm
môi trƣờng. Một phần chất thải dƣới tác động của các vi sinh vật và các yếu tố môi
trƣờng khác nhƣ nhiệt độ, độ ẩm, không khí…sẽ bị phân hủy, biến đổi từ phức tạp
thành đơn giản, từ các thứ bỏ đi thành các chất dinh dƣỡng nuôi sống cây trồng và
nhiều sinh vật khác, làm cho các chất thải trở lại trạng thái nguyên liệu của tự nhiên.
Chức năng của môi trƣờng trong quá trình này bao gồm:
- Quá trình biến đổi lí – hóa: pha loãng, phân hủy hóa học nhờ ánh sáng, hấp
thụ, tách chiết các vật thải và các độc tố bởi các thành phần của môi trƣờng.
- Quá trình biến đổi sinh hóa: thông qua chu trình tuần hoàn vật chất nhƣ chu
trình cacbon, nitơ…
- Quá trình biến đổi sinh học: do sự hoạt động của vi sinh vật, thông qua các
quá trình khoáng hóa, mùn hóa, amôn hóa, nitrat hóa…
 Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người
- Ghi chép và lƣu trữ thông tin về lịch sử địa chất, lịch sử tiến hóa của vật chất
và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hóa của loài ngƣời nhƣ các hiện
vật di chỉ đƣợc con ngƣời phát hiện, giúp giải thích đƣợc nhiều bí ẩn diễn ra
trong quá khứ. Khi kết nối giữa những sự kiện của hiện tại với quá khứ, con
ngƣời sẽ dự đoán đƣợc những sự kiện xảy ra trƣớc đây và trong tƣơng lai.
- Cung cấp các chỉ thị mang tính chất tín hiệu để báo động sớm các hiểm họa

đối với con ngƣời và các sinh vật sống trên trái đất nhƣ những sự cố: bão,
động đất, núi lửa…
- Lƣu trữ và cung cấp cho con ngƣời sự đa dạng các nguồn gen động vật, thực
vật; các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp và các cảnh quan thiên
nhiên phục vụ cho các hoạt động giải trí của con ngƣời, nhằm giảm stress sau
những ngày làm việc căng thẳng.
 Môi trường làm giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người
và sinh vật trên trái đất
Các thành phần của môi trƣờng sống giúp cho sự tồn tại của con ngƣời, nhƣ giúp
cho nhiệt độ trái đất ổn định, không quá cao nằm trong giới hạn chịu đựng của con
ngƣời, giảm nhẹ tác động có hại của thiên nhiên đến con ngƣời và các sinh vật, cung
cấp năng lƣợng cho các hoạt động sống của con ngƣời…
1.1.2. Một số vấn đề về sư phạm tích hợp
1.1.2.1. Khái niệm sư phạm tích hợp
Thế giới đang ngày một biến đổi, đặc biệt là sự gia tăng về khối lƣợng tri thức
và khả năng tiếp cận thông tin. Điều này đã tác động sâu sắc tới quá trình dạy học:
Những chức năng truyền thống của ngƣời giáo viên là chỉ truyền đạt kiến thức cho học
sinh ngày càng mất ý nghĩa, vì các thông tin có thể tiếp nhận từ nhiều nguồn phong phú.
Chính vì vậy, cần phải định hƣớng lại chức năng của ngƣời giáo viên. Điều quan trọng
đầu tiên là đòi hỏi ngƣời giáo viên phải “ngày càng có năng lực tốt hơn”.
Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, trong nhà trƣờng học sinh không chỉ
lĩnh hội biết lĩnh hội kiến thức mà còn phải có khả năng sử dụng kiến thức đó vào
cuộc sống.
Trƣớc những đòi hỏi đó sƣ phạm tích hợp ra đồi nhằm đáp ứng lại những yêu
cầu xã hội đặt ra. Theo Xavier Roegier “Khoa sƣ phạm tích hợp dựa trên tƣ tƣởng
năng lực, tức là biết cách sử dụng các kỹ năng trong một tình huống có vấn đề”.Qua
đó chỉ ra trong quá trình dạy học nhà trƣờng phải tiếp tục là một đảm bảo cho những
giá trị quan trọng của xã hội. Nhà trƣờng không chỉ có chức năng ƣu tiên là truyền
đạt kiến thức và thông tin mà còn giúp học sinh có khả năng tìm thông tin, quản lí
thông tin và tổ chức kiến thức. Ngoài khía cạnh kiến thức đơn thuần nhà trƣờng

trƣớc hết phải tập trung cố gắng dạy học sinh cách sử dụng kiến thức của mình vào
những tình huống có ý nghĩa với học sinh.
Theo Xavier Roegiers, “Sƣ phạm tích hợp là một quan niệm về quá trình học
tập góp phần hình thành ở những học sinh có năng lực rõ rang, có dự tính trƣớc
những điều cần thiết cho học sinh, nhằm phục vụ cho quá trình học tập tƣơng lai
hoặc làm cho quá trình học tập có ý nghĩa”.
Ngoài những hoạt động riêng lẻ cần thiết cho các năng lực riêng lẻ, sƣ phạm
tich hợp còn dự tính những hoạt động tích hợp trong đó học sinh học cách sử dụng,
phối hợp những kiến thức, kỹ năng, thao tác đã lĩnh hội một cách rời rạc để giải
quyết một tình huống có ý nghĩa trong thực tế. Sƣ phạm tích hợp gọi những năng lực
và mục tiêu đó là năng lực tích hợp và mực tiêu tích hợp.
Nhƣ vậy theo quan điểm của Xavier Roegiers, năng lực là cơ sở của sƣ phạm
tích hợp, gắn học đi đôi với hành.
Theo Phạm Văn Lập “ Tích hợp có ý nghĩa là những kiến thức, kỹ năng học
đƣợc ở phân môn này, phần này của môn học đƣợc sử dụng nhƣ những công cụ để
nghiên cứu học tập trong môn học khác, trong các phần khác của cùng một môn
học”. Thí dụ, toán học đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ đắc lực trong nghiên cứu sinh
học. Tin học đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ để mô hình hóa các quá trình Sinh
học….
1.1.2.2. Mục đích của sư phạm tích hợp
Mục đích của sƣ phạm tích hợp làm cho quá trình học tập có ý nghĩa bằng
cách gắn học tập với cuộc sống hàng ngày, tiến hành trong quan hệ với các tình
huống cụ thể mà học sinh sau này gặp phải, những tình huống có ý nghĩa trong cuộc
sống, hòa nhập thế giới học đƣờng với cuộc sống.
Mục đích tích hợp là là phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn. Cái cốt
yếu là những năng lực cơ bản cần thiết giúp học sinh vận dụng để xử lý những tình
huống có ý nghĩa trong cuộc sống hoặc đặt cơ sở không thể thiếu trong quá trình học
tập tiếp theo.
Dạy học theo quan điểm tích hợp giúp học sinh vận dụng kiến thức trong tình
huống cụ thể. Thay vì chú trọng đến việc truyền thụ kiến thức thuần túy thì nó chú

trọng tập dƣợt cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng vào các tình huống thực tế có
ích cho cuộc sống.
Ngoài ra, tích hợp dạy học là giúp ngƣời học xác lập các mối quan hệ giữa các
khái niệm đã học. Trong quá trình học tập, học sinh đƣợc học các khái niệm khác
nhau trong một môn học và trong nhiều môn học khác nhau. Điều quan trọng là học
sinh phải biểu đạt các khái niệm đã học trong những mối quan hệ của các môn học,
có cái nhìn khái quát về khái niệm đó trong một tổng thể các môn học với nhau.
Nguồn thông tin càng đa dạng phong phú thì học sinh càng hiểu khái niệm ở nhiều
góc cạnh, hiểu kiến thức càng sâu sắc hơn. Trên cơ sở đó học sinh mới có thể có thể
làm chủ kiến thức và vận dụng kiến thức đã học đó nhằm đƣơng đầu với những tình
huống thử thách trong cuộc sống.
1.1.2.3. Mục tiêu dạy học tích hợp
Từ mục đích của sƣ phạm tích hợp, dạy học tích hợp có những mục tiêu cụ thể
sau:
- Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa bằng cách gắn học tập với cuộc sống
hàng ngày, trong quan hệ với các tình huống cụ thể mà học sinh sẽ gặp sau này, hoà
nhập thế giới học đƣờng với thế giới cuộc sống.
- Phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn. Cái cốt yếu là những năng lực
cơ bản cần cho HS vận dụng vào xử lí những tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống,
hoặc đặt cơ sở không thể thiếu cho quá trình học tập tiếp theo.Trong thực tế nhà
trƣờng có nhiều điều chúng ta dạy cho HS nhƣng không thật sự có ích, ngƣợc lại có
những năng lực cơ bản không đƣợc dành đủ thời gian. Chẳng hạn ở tiểu học, HS
đƣợc biết nhiều quy tắc ngữ pháp nhƣng không biết đọc diễn cảm một bài văn, HS
biết có bao nhiên centimét trong một kilômét nhƣng lại không chỉ ra đƣợc một mét
áng chừng dài bằng mấy gang tay.
- Dạy sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể. Thay vì tham nhồi nhét cho HS
nhiều kiến thức lí thuyết đủ loại, DHTH chú trọng tập dƣợt cho HS vận dụng các
kiến thức kĩ năng học đƣợc vào các tình huống thực tế, có ích cho cuộc sống sau này
làm công dân, làm ngƣời lao động, làm cha mẹ, có năng lực sống tự lập.
- Xác lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học. Trong quá trình học tập, HS có

thể lần lƣợt học những môn học khác nhau, những phần khác nhau trong mỗi môn
học nhƣng HS phải biểu đạt các khái niệm đã học trong những mối quan hệ hệ thống
trong phạm vi từng môn học cũng nhƣ giữa các môn học khác nhau. Thông tin càng
đa dạng, phong phú thì tính hệ thống phải càng cao, có nhƣ vậy thì các em mới thực
sự làm chủ đƣợc kiến thức và mới vận dụng đƣợc kiến thức đã học khi phải đƣơng
đầu với một tình huống thách thức, bất ngờ, chƣa từng gặp.
1.1.2.4. Các quan điểm tích hợp trong dạy học
Quan điểm tiếp cận tích hợp cho phép xem xét các sự vật, hiện tƣợng trong
một cách nhìn tổng thể đang trở thành xu hƣớng tất yếu trong thời đại ngày nay. Các
môn, các ngành học ứng dụng tiếp cận tích hợp ở nhiều mặt khác nhau, trong giáo
dục, tích hợp kiến thức và tích hợp dạy học là cơ bản nhất. Tích hợp kiến thức là sự
liên kết, kết hợp, lồng ghép chi thức của các khoa học khác nhau thành một kiến thức
thống nhất. Tích hợp dạy học là quá trình dạy học trong đó có sự lồng ghép, liên hệ
những tri thức khoa học, những quy luật chung gần gũi với nhau, qua đó ngƣời học
không chỉ lĩnh hội đƣợc chi thức khoa học của môn học chính mà cả tri thức khoa
học đƣợc tích hợp, từ đó hình thành cho ngƣời học cách nhìn khái quát hơn đối với
các khoa học có cùng đối tƣợng nghiên cứu, đồng thời có đƣợc phƣơng pháp xem xét
vấn đề một cách lôgic, biện chứng. Ngày nay không còn lúc đặt vấn đề thảo luận dạy
học tích hợp là cần hay không nữa. Câu trả lời khẳng định là : “Cần phải tích hợp các
môn học nhƣng thực hiện dạy học tích hợp nhƣ thế nào? Sau đây là một số quan
điểm tích hợp đối với các môn học”.
Điều cần thiết đầu tiên là phải vượt lên trên cách nhìn bộ môn tức là vƣợt lên
trên cách nhìn quen thuộc về vai trò của từng môn học riêng rẽ, quan niệm đúng hơn
về tƣơng tác giữa các môn học.Theo D’ Hainaut (1977) có 4 quan điểm khác nhau
đối với các môn học:
- Quan điểm “đơn môn”: có thể xây dựng chƣơng trình học tập theo hệ thống
của mỗi môn học riêng biệt. Các môn học đƣợc tiếp cận một cách riêng rẽ.
- Quan điểm “đa môn”: có thể xây dựng chƣơng trình học tập theo hệ thống của
mỗi môn học riêng biệt. Các môn học đƣợc tiếp cận một cách riêng rẽ. Quan
điểm “đa môn”: thực chất là những tình huống, những đề tài đƣợc nghiên cứu

theo những quan điểm khác nhau, nghĩa là theo những môn học khác nhau. Ví
dụ :ngƣời học nghiên cứu theo quan điểm kiến trúc, theo quan điểm mỹ học,
theo quan điểm lịc sử…các môn học đƣợc tiếp cận một cách riêng rẽ và chỉ
gặp nhau ở một thời điểm trong quá trình nghiên cứu các đề tài. Nhƣ vậy, các
môn học không thực sự đƣợc tích hợp.
- Quan điểm “liên môn”: trong dạy học những tình huống chỉ có thể đƣợc tiếp
cận hợp lý qua sự soi sáng của nhiều môn học. Ở đây chúng ta nhấn mạnh đến
sự liên kết trong các môn học, làm cho chúng tích hợp với nhau để giải quyết
một tình huống cho trƣớc. Các quá trình học tập sẽ không đƣợc đề cập sẽ
không đƣợc đề cập một cách rời rạc mà phải liên kết với nhau xung quanh vấn
đề phải giải quyết.
- Quan điểm “xuyên môn”: có thể phát triển những kỹ năng mà học sinh có thể
sử dụng trong tất cả các môn học, trong tất cả các tình huống. Chẳng hạn, nêu
một giả thuyết, đọc các thông tin, thông abos thông tin, giải một bài
toán…Những kỹ năng này chúng ta gọi là kỹ năng xuyên môn. Có thể lĩnh hội
những kỹ năng này trong từng môn học hoặc nhân dịp có những hoạt động
chung cho nhiều môn học.
Nhu cầu phát triển xã hội hiện đại đòi hỏi nhà trƣờng hƣớng tới quan điểm
liên môn và xuyên môn. Trong đó, quan điểm liên môn phối hợp sự đóng góp của
nhiều môn học để nghiên cứu và giải quyết mọi tình huống, còn quan điểm xuyên
môn lại tìm cách phát triển học sinh những kỹ năng xuyên môn nghĩa là những kỹ
năng có thể áp dụng ở mọi nơi.
Theo Xavier Roegiers, có 4 cách tích hợp:
Cách 1: Những ứng dụng chung cho nhiều môn học đƣợc thực hiện ở cuối năm học
hay cuối cấp học. Ví dụ những môn vật lí, hóa học, sinh học vẫn đƣợc dạy riêng rẽ
nhƣng đến cuối năm học hoặc cuối cấp có một phần, một chƣơng về những vấn đề
chung của khoa học tự nhiên và thành tựu ứng dụng thực tiễn, học sinh đƣợc đánh
giá bằng cách tổng hợp kiến thức.
Cách 2: Những ứng dụng chung cho nhiều môn học đƣợc thực hiện đƣợc ở những
thời điểm cụ thể đều đặn trong năm học. Ví dụ những môn lý, hóa, sinh vẫn đƣợc

dạy riêng rẽ, hoặc vì bản chất và logic phát triển nội dung từng môn học, hoặc vì các
môn này do các giáo viên khác nhau đảm nhiệm. Tuy nhiên, chƣơng trình có thể bố
trí xen một số chƣơng trình tích hợp liên môn nhằm làm cho học sinh quen dần với
việc sử dụng kiến thức những môn học gần gũi nhau.
Cách 3: Phối hợp quá trình học tập những môn học khác nhau bằng đề tài tích hợp.
Cách này đƣợc áp dụng cho những môn học gần nhau về bản chất, mục tiêu hoặc cho
những môn học có đóng góp bổ sung nhau, thƣờng dựa vào một môn học công cụ
nhƣ Tiếng Việt, Toán. Trong trƣờng hợp này môn học tích hợp đƣợc một giáo viên
giảng dạy. Cách này có giá trị chủ yếu ở bậc tiểu học, ở đó các vấn đề phải xử lý
thƣờng là những đề tài đơn giản có giới hạn. Ví dụ: bài tập đọc tích hợp kiến thức
Lịch Sử, Khoa Học; bài Toán tích hợp kiến thức dân số, môi trƣờng. Cách tiếp cận
này cố gắng khai thác tính bổ sung lẫn nhau của các môn học, theo đuổi những mục
tiêu bổ sung cho nhau bằng các hoạt động trên chủ đề nội dung.
Cách 4: Phối hợp quá trình học tập những môn học khác nhau bằng cách tình huống
tích hợp, xoay quanh những mục tiêu chung cho nhóm môn, tạo thành tích môn học
tích hợp. Ví dụ: Môn Tự nhiên và xã hội ở tiểu học tích hợp các kiến thức về con
ngƣời và sức khỏe, gia đình và nhà trƣờng với môi trƣờng xã hội, động vật và thực
vật, bầu trời và mặt đất.
Quan điểm tiếp cận tích hợp cho phép xem xét các sự vật, hiện tƣợng trong một
cách nhìn tổng thể đang trở thành xu hƣớng tất yếu trong thời đại ngày nay. Các
môn, các ngành học ứng dụng tiếp cận tích hợp ở nhiều mặt khác nhau, trong giáo
dục, tích hợp kiến thức và tích hợp dạy học là cơ bản nhất. Tích hợp kiến thức là sự
liên kết, kết hợp, lồng ghép chi thức của các khoa học khác nhau thành một kiến thức
thống nhất. Tích hợp dạy học là quá trình dạy học trong đó có sự lồng ghép, liên hệ
những tri thức khoa học, những quy luật chung gần gũi với nhau, qua đó ngƣời học
không chỉ lĩnh hội đƣợc chi thức khoa học của môn học chính mà cả tri thức khoa
học đƣợc tích hợp, từ đó hình thành cho ngƣời học cách nhìn khái quát hơn đối với
các khoa học có cùng đối tƣợng nghiên cứu, đồng thời có đƣợc phƣơng pháp xem xét
vấn đề một cách lôgic, biện chứng.
Lên cấp THCS, THPT trong các môn học phức tạp hơn, đòi hỏi sự phát triển tuần

tự chặt chẽ hơn, mỗi môn học thƣờng do một giáo viên đào tạo chuyên đảm nhiệm,
do đó cách tích hợp thứ 3 khó thực hiện, ngƣời ta thiên về áp dụng cách 4, tuy có
nhiều khó khăn nhƣng phải tìm cách vƣợt qua vì dạy học tích hợp là xu hƣớng tất
yếu, đem lại nhiều lợi ích.
1.1.2.5. Vai trò của tích hợp trong dạy học
Dạy học từng môn riêng rẽ giúp học sinh hình thành kiến thức khoa học một cách
hệ thống, dạy học tích hợp giúp học sinh liên kết kiến thức trong nhà trƣờng và thực
tiễn cuộc sống.
Dạy học tích hợp giúp học sinh trở thành ngƣời lao động tích cực, ngƣời công dân
có năng lực giải quyết tốt các tình huống có vấn đề mang tính tích hợp trong thực
tiễn cuộc sống.
Khuynh hƣớng dạy học theo hƣớng tích hợp cho phép rút ngắn đƣợc thời gian dạy
học, đồng thời tăng cƣờng đƣợc khối lƣợng và chất lƣợng thông tin của chƣơng trình
và nội dung SGK phổ thông. Hiện nay còn tình trạng tách biệt giữa các bộ môn trong
nhà trƣờng phổ thông, nhất là giữa chƣơng trình và SGK ở các cấp học, đặc biệt ở
một số môn đồng tâm.
Việc giảng dạy tích hợp rèn cho học sinh ý thức và kỹ năng vận dụng kiến thức đã
học để xử lý các vấn đề đặt ra trong học tập. Đối với một số nội dung kiến thức,
ngƣời giáo viên chỉ nên giới thiệu những hiểu biết tối thiểu về khía cạnh đề cập. Nhờ
đó có thể khơi gợi trí tò mò, tinh thần ham hiểu biết của ngƣời học. Cần đánh giá cao
những học sinh biết cách sử dụng những kiến thức phân môn này để tham gia giải
quyết những vấn đề của phân môn khác. Đó là những thói quen, cơ sở để sau này các
em có điều kiện tiếp thu và vận dụng dễ dàng hơn trong phƣơng pháp nghiên cứu liên
ngành ở các bậc cao hơn, cũng nhƣ khi vào đời có khả năng giải quyết dễ dàng hơn
các vấn đề thực tiễn, vì mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống bao giờ cũng là tình
huống tích hợp.
Dạy học tích hợp giúp học sinh sử dụng một cách tối đa các kiến thức đã đƣợc học
ở tất cả các bộ môn vào giải quyết một vấn đề, đồng thời kéo kiến thức trong nhà
trƣờng gần lại với kiến thức xã hội.
Dạy học tích hợp giúp học sinh học tập thông minh và vận dụng sáng tạo kiến

thức, kỹ năng và phƣơng pháp của khối tri thức toàn diện, hài hòa và hợp lý trong
giải quyết những tình huống khác nhau và mới mẻ trong cuộc sống hiện đại.
Ngoài ra, dạy học tích hợp còn đảm bảo cho học sinh khả năng huy động có hiệu
quả những kiến thức và năng lực của mình để giải quyết một cách hữu ích một tình
huống xuất hiện, và nếu có thể, để đối mặt với một khó khăn bất ngờ, một tình huống
chƣa gặp.
HS có thể học tập nhiều hơn nếu đƣợc cung cấp đầy đủ các tƣ liệu học tập đƣợc
biên soạn trong khuôn khổ một chƣơng trình tích hợp các khoa học một cách hợp lý.
HS có thể làm đƣợc nhiều hơn và tốt hơn nếu phƣơng pháp dạy học của thầy thực sự
chuyển hóa thành phƣơng pháp dạy cách học cho trò, theo cách tiếp cận dạy học giải
quyết vấn đề mà học sinh là trung tâm, tập dƣợt cho học sinh cách vận dụng tổng hợp
các tri thức vào thực tiễn.
Hơn nữa, dạy học tích hợp giúp học sinh rèn luyện tƣ duy khái quát, năng lực liên
hệ và mở rộng kiến thức; giúp học sinh dễ hiểu bài, dễ khắc sâu kiến thức và giảm
cƣờng độ học tập cho học sinh.
Vận dụng tích hợp trong dạy học tạo điều kiện cho học sinh phát triển tốt các kỹ
năng. Khi vận dụng tích hợp vào dạy học, các quá trình học tập không tách rời cuộc
sống hằng ngày cũng nhƣ không tách rời các môn học riêng rẽ mà có sự liên hệ các
môn học với nhau và với thực tiễn cuộc sống. Không còn sự tách rời giữa hai thế giới
nhà trƣờng và thực tiễn cuộc sống, dạy học riêng rẽ từng môn một sẽ giúp học sinh tiếp
thu kiến thức một cách có hệ thống nhƣng khó áp dụng vào thực tiễn man các tình
huống tích hợp. Dạy học tích hợp nhằm nêu bật cách sử dụng kiến thức, nhằm giải quyết
vấn đề trong thực tiễn cuộc sống, giúp học sinh khi ra đời sẽ trở thành ngƣời lao động có
ý thức và tự lập, ngƣời công dân có trách nhiệm với xã hội, ngƣời chủ của đất nƣớc.
Dạy học tích hợp giúp học sinh phát triển phối hợp nhiều kỹ năng mà các môn
học đơn lẻ khó hình thành đƣợc.
*Tuy nhiên dạy học tích hợp lại gặp phải một số khó khăn sau:
- Cả giáo viên và học sinh phải làm quen với phƣơng pháp dạy học mới. Trong
khi giáo viên cũng nhƣ học sinh chủ yếu thụ động, sức ỳ lớn.
- Phần lớn các trƣờng phổ thông, các tƣ tƣởng dạy bổ sung cho bài giảng, các

phƣơng tiện dạy học còn thiếu.
- Để dạy theo hƣớng tích hợp, giáo viên phải mất rất nhiều thời gian để nghiên
cứu tài liệu và soạn giáo án, lập kế hoạch dạy học.
- Có thể nói hiện nay chƣa có những bộ sách tham khảo chuẩn, tích hợp đầy đủ
kiến thức liên quan đến môn học, quá nhiều sách tham khảo, trong khi chất lƣợng
nhiều cuốn sách không đảm bảo, gây khó khăn cho học sinh.
** Khi vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học giáo viên cần chú ý đến những
điều sau:
- Dạy học tích hợp không chỉ dựa trên mục tiêu của môn học mà phải dựa trên
mục tiêu của các cấp học, mục tiêu các môn học khác trong chƣơng trình dạy
học.
- Giáo viên phải biết vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo các kỹ năng trong
quá trình dạy học. Quá trình dạy học tích hợp không thể thực hiện một cách
máy móc mà giáo viên cần chắt lọc kiến thức, chỉ dạy những kiến thức cần
thiết, tránh sự lặp lại.
- Quan điểm tích hợp trong dạy học phải đƣợc quán triệt trong tất cả các khâu
của quá trình dạy học, từ khâu xác định mục tiêu dạy học, lựa chọn nội dung,
phƣơng pháp, phƣơng tiện đến khâu kiểm tra đánh giá.
-
1.1.3. Giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học chương chuyển hóa vật chất và
năng lượng- sinh học 11
1.1.3.1. Khái niệm giáo dục bảo vệ môi trường

×