Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

564 Định hướng phát triển KCX Tân Thuận đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 95 trang )


1
MỤC LỤC

Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt, ký hiệu
Danh mục các bảng trong luận văn
Danh mục các hình vẽ, đồ thị

MỞ ĐẦU
- Ý nghĩa chọn đề tài
- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng-phạm vi nghiên cưu-khả năng ứng dụng của đề tài
- Phương pháp nghiên cứu
- Bố cục của luận vă
n

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ KCX, KCN
1.1.1 Khái niệm và mục tiêu của KCX, KCN
1.1.2 Tác động của các nhân tố đến sự hình thành và phát triển
KCX, KCN
1.1.3 Những bài học rút ra từ kinh nghiệm xây dựng KCX, KCN
trên thế giới
1.1.4 Tình hình hoạt động của các KCX, KCN Việt Nam
1.1.5 Tình hình hoạt động của các KCX, KCN thành phố Hồ Chí
Minh
1.2 CƠ SỔ LÝ LUẬN V
Ề CHIẾN LƯỢC
1.2.1 Các khái niệm về chiến lược, quản trị chiến lược
1.2.2 Quy trình quản trị chiến lược toàn diện


1.2.3 Các công cụ để xây dựng và lựa chọn chiến lược
1.2.4 Vai trò của quản trị chiến lược đối với việc phát triển KCX,
KCN
Kết luận chương I

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA KCX TÂN
THUẬN TRONG THỜ
I GIAN QUA
2.1 TỔNG QUAN VỀ KCX TÂN THUẬN
2.1.1 Giới thiệu về Công Ty Liên Doanh Xây Dựng và Kinh Doanh
KCX Tân Thuận
2.1.2 Kết quả hoạt động của KCX Tân Thuận
2.1.2.1 Xây dựng cơ sở hạ tầng và tiện ích công cộng
2.1.2.2 Vận động thu hút đầu tư vào KCX Tân Thuận
2.1.2.3 Tạo nhiều việc làm cho người lao động
Trang
1
1
3
5
9
16
20
20
20
21
26
28
30
30

31
31

2
2.1.2.4 Tăng nguồn thu ngoại tệ cho thành phố và quốc gia
2.1.2.5 Tình hình hoạt động của các DN trong khu
2.1.2.6 Vị thế của KCX Tân Thuận

2.2 PHÂN TÍCH NỘI BỘ
2.2.1 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
2.2.2 Nguồn nhân lực
2.2.3 Công tác marketing
2.2.4 Hoạt động quản trị
2.2.5 Hoạt động sản xuất kinh doanh
2.2.6 Hoạt động nghiên cưu phát triển
2.2.7 Hoạt động của hệ thống thông tin
2.2.8 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)
2.3 NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẾN HOẠT
ĐỘNG CỦA KCX TÂN THUẬN
2.3.1 Phân tích môi trường vĩ mô
2.3.1.1 Yếu tố kinh tế và chính trị
2.3.1.2 Yếu tố tự nhiên và xã hội
2.3.1.3 Yếu tố công nghệ và môi trường
2.3.1.4 Mối quan hệ với các ban ngành của thành phố và Trung
ương
2.3.2
Phân tích môi trường vi mô
2.3.2.1 Khách hàng
2.3.2.2 Các đối thủ cạnh tranh
2.3.2.3 Ma trận hình ảnh cạnh tranh

2.3.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài
Kết luận chương II

CHƯƠNG III ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KCX TÂN
THUẬN ĐẾN NĂM 2015
3.1 MỤC TIÊU CỦA KHU CHế XUẤT ĐẾN NĂM 2015
3.1.1 Cơ sở để xây dựng mục tiêu
3.1.1.1 Chủ trương của chính sách Đảng, Nhà nước
3.1.1.2
Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hồ Chí
Minh
3.1.1.3 Mục tiêu phát triển các KCX, KCN tại TP Hồ Chí Minh
đến năm 2020
3.1.2 Mục tiêu phát triển của KCX Tân Thuận
3.1.2.1 Mục tiêu dài hạn
3.1.2.2 Mục tiêu cụ thể đến năm 2015
3.2 CÁC CHIẾN LƯỢC CỦA KCX TÂN THUẬN Để THỰC
HIỆN MỤC TIÊU
32
33
35
36
36
37
37
38
38
39
39
39

41
41
41
44
43
44
45
45
45
47
48
51
51
52
52
53
53

3
3.2.1 Hình thành chiến lược qua ma trận kết hợp SWOT
3.2.2 Lựa chọn các chiến lược thích hợp
3.2.2.1 Lựa chọn chiến lược cho nhóm chiến lược kết hợp điểm
mạnh – cơ hội (SO)
3.2.2.2 Lựa chọn chiến lược cho nhóm chiến lược kết hợp điểm
mạnh – đe dọa ( ST)
3.2.2.3 Lựa chọn chiến lược cho nhóm chiến lược k
ết hợp điểm
yếu – cơ hội (WO)
3.2.2.4 Lựa chọn chiến lược cho nhóm chiến lược kết hợp điểm
yếu – đe dọa (WT )

3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC
3.3.1 Nhóm giải pháp tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ
thuật
3.3.2 Nhóm giải pháp tăng cường ho
ạt động thu hút đầu tư
3.3.3 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả trong quản trị
3.3.4 Nhóm giải pháp hỗ trợ
3.3.4.1 Vấn đề tài chính – kế toán
3.3.4.2 Phát triển nguồn nhân lực
3.3.4.3 Kiện toàn hệ thống thông tin
3.3.4.4 Tăng cường hoạt động nghiên cứu phát triển
3.4 KIẾN NGHỊ
- Đối với Trung ương
- Đối với thành phố
- Đối với Ban qu
ản lý các KCX, KCN TP Hồ Chí Minh
Kết luận chương III
KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC














53
55
55
58
60
62
64
64
65
66
68
68
68
69
70
70

4


DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN

1. Bảng 1.1 Kế họach phát triển khu công nghiệp của cả nước
2. Bảng 1.2 Giá trị sản xuất công nghiệp và kim ngạch xuất khẩu của các khu
công nghiệp Việt Nam.
3. Bảng 1.3 Hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.

4. Bảng 1.4 Tổng hợp tình hình họat động của các KCX, KCN TP Hồ Chí
Minh từ năm 2001 đến nay.
5. Bảng 1.5 Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo ngành hàng
6. Bảng 1.9 Ma trận SWOT.
7. B
ảng 2.1 Tình hình tăng vốn đầu tư và thuê thêm đất của các doanh nghiệp
trong KCX Tân Thuận.
8. Bảng 2.2 Bảng giá cho thuê đất và phí tại các KCX, KCN
9. Bảng 2.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong của KCX Tân Thuận (IFE).
10. Bảng 2.4 Ma trận hình ảnh cạnh tranh của KCX Tân Thuận
11. Bảng 2.5 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài của KCX Tân Thuận
(EFE).
12. Bảng 3.1 Ma trận SWOT của KCX Tân Thuận.
13 Bảng 3.2 Ma trận QSPM cho nhóm SO của KCX Tân Thuận.
14. Bảng 3.3 Ma trận QSPM cho nhóm ST của KCX Tân Thuận.
15. Bả
ng 3.4 Ma trận QSPM cho nhóm WO của KCX Tân Thuận.
16. Bảng 3.5 Ma trận QSPM cho nhóm WT của KCX Tân Thuận.



5
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ


1. Hình 1.1 Các giai đọan phát triển của KCX Đài Loan.
2. Hình 1.2 Phân bổ các KCX, KCN theo vùng.
3. Hình 1.3 Tỷ lệ giá trị nội địa.
4. Hình 1.4 Mô hình quản trị chiến lược tòan diện.
5. Hình 1.5 Quy trình hình thành chiến lược.

6. Hình 1.6 Mô hình 5 tác lực của Michael Porter.
7. Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức Của Công ty Liên Doanh Tân Thuận.
8. Hình 2.2 Phân bổ vốn đầu tư theo quốc gia.
9. Hình 2.3 Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp.
10. Hình 2.4 Vốn và số nhà đầu tư phân bổ theo ngành nghề.
















6
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU

BQL :
CBCNV:
CNH ,HĐH:
DN:
DTBD:
ĐVT:

EFE:
FDI:
GDP:
HEPZA:

IFE:
KCN:
KCNC:
KCX:
QSPM:

SWOT:

TICC:
TP HCM:
TTC:

UNIDO
XK:
WEPZA:
WTO
Ban quản lý
Cán bộ công nhân viên
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
Doanh nghiệp
Doanh thu bảo dưỡng
Đơn vị tính
Extenal Factor Evaluation (Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài)
Foreign Direct Investment (Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài)
Gross Domestic Products (Tổng sản phẩm quốc nội)

HCM City Export Processing Zones & Industrial Zones Authority
(Ban quản lý các KCX & KCN TP Hồ Chí Minh)
Internal Factor Evaluation (Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong )
Khu công nghiệp
Khu công nghệ cao
Khu chế xuất
Quantitative Strategic Planning Matrix (Ma trận hoạch định chiến
lược có thể định lượng)
Strengths - Weakness , Opportunity – Threats (Ma trận điểm mạnh
–điểm yếu, cơ hội – đe dọa)
Tiện ích công cộng
Thành phố Hồ Chí Minh
Tan Thuan Corporation: Công ty liên doanh xây dựng và kinh doanh
KCX Tân Thuận (Công ty liên doanh Tân Thuận)
Theo tổ chức phát triển liên hiệp quốc
Xuất khẩu
World Export Processing Zones (Hiệp hội KCX thế giới)
World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới)


7
PHỤ LỤC


Phụ lục 1 :
Phụ lục 2 :
Phụ lục 3 :
Phụ lục 4 :
Phụ lục 5 :
Phụ lục 6 :

Phụ lục 7 :
Phụ lục 8 :
Phụ lục 9 :
Phụ lục 10 :
Cách tính toán các công cụ xây dựng và lựa chọn chiến lược
Phân bố khu tự do trên thế giới
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa TP HCM
Số lượng lao động tại các KCX – KCN TPHCM
Tình hình đầu tư tại các KCX – KCN TPHCM năm 2005
Tình hình xuất khẩ
u tại 2 KCX TPHCM
Tình hình xử lý nước thải tại các KCX – KCN TPHCM
Tình hình đầu tư tại KCX Tân Thuận
Kết quả hoạt động của các KCX, KCN Việt Nam từ năm 1995-2005
Tình hình hoạt động của các KCN Việt Nam đến tháng 9/2006


















8
MỞ ĐẦU
Ý nghĩa chọn đề tài
Khu chế xuất (KCX), khu công nghiệp (KCN) có vai trò rất quan trọng trong
việc thúc đẩy phát triển công nghiệp ở các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Năm 1991, KCX Tân Thuận, KCX đầu tiên của Việt Nam đã được xây dựng tại
thành phố Hồ Chí Minh. Thành công của KCX Tân Thuận trong việc góp phần thúc
đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH – HĐH) tại thành phố Hồ Chí Minh đã có
tác dụng lan tỏa, 47 tỉnh thành củ
a các nước đã thành lập KCN. Sau 15 năm xây
dựng và phát triển, ngoài những thành tựu đạt được, các KCX, KCN của các nước
vẫn còn những tồn tại.
Trong giai đoạn kinh tế toàn cầu hóa, các KCN, KCX các nước trên thế giới
đã chuyển hình, mang thêm những sứ mạng lịch sử mới. Do đó, cần phải nghiên cứu,
tìm chiến lược phát triển đúng đắn và những giải pháp phù hợp không những giúp
cho KCX Tân Thuận, KCX đầu tiên của cả
nước tiếp tục phát triển trong giai đoạn
mới mà còn có thể áp dụng cho các KCN, KCX khác trên cả nước.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu của luận văn này là:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận phục vụ cho nghiên cứu đề tài: trong đó nghiên cứu
tổng quan về chiến lược, kinh nghiệm xây dựng KCX, KCN trtên thế giới, tình hình
xây dựng và phát triển KCX, KCN của cả nước và thành phố Hồ Chí Minh.
- Đánh giá
điểm mạnh , điểm yếu của KCX Tân Thuận , phân tích các nhân tố
môi trường, đặc biệt là cơ hội và thách thức ảnh hưởng đến hoạt động của KCX.
- Định hướng chiến lược phát triển cho KCX Tân Thuận từ nay đến năm 2015,
đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện chiến lược.


Đối tượng - phạm vi nghiên cứu - khả năng ứng dụng của đề tài.
Đối tượng nghiên cứu:
đề tài là khu chế xuất Tân Thuận và các vấn đề liên
quan đến hoạt động của KCX Tân Thuận.

9
Phạm vi nghiên cứu: đề tài chỉ nghiên cứu chủ yếu về khu chế xuất Tân Thuận
vì đây là một điển hình của họat động khu chế xuất ở Việt Nam
Khả năng ứng dụng của đề tài:
Sau khi nghiên cứu về khu chế xuất Tân Thuận,
định hướng chiến lược và đề xuất những giải pháp phát triển KCX Tân Thuận thành
công , có thể ứng dụng tại các KCN khác tại thành phố Hồ Chí Minh và trên cả
nước.
Phương pháp nghiên cứu
* Nguồn tài liệu:
Luận văn được thực hiện dựa vào những nguồn tài liệu chủ yếu:
- Các tài liệu thống kê báo cáo của Công Ty Liên Doanh Tân Thuận.
- Các tài liệu báo cáo t
ổng kết, đánh giá tình hình hoạt động của các ban ngành
chức năng như: vụ quản lý các KCX và KCN thuộc Bộ Kế Hoạch Đầu Tư , Ban
quản lý các KCX và KCN TPHCM và các ban ngành khác có liên quan.
- Các tài liệu sách báo ấn phẩm, các tài liệu nghiên cứu về loại hình KCX,
KCN lưu hành tại Việt Nam.
- Các tài liệu giới thiệu về mô hình KCX, KCN Đài Loan, Thái Lan,
Malaysia…. Các thông tin qua mạng Internet về hiệp hội các Khu chế xuất thế giới
(Wepza)
* Phương pháp nghiên cứu:
-
Phương pháp khảo sát thực tiễn: nhằm đánh giá thực trạng và thu thập thông

tin phục vụ nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê: thống kê số liệu theo trình tự thời gian, theo từng lĩnh
vực và địa bàn.
- Phương pháp phân tích: trên cơ sở thông tin và số liệu thu thập được, tiến
hành phân tích.
- Phương pháp tổng hợp: kết quả phân tích được tổng hợp theo từng mảng vấn
đề, đánh giá t
ổng thể và thực trạng, phân tích môi trường bên trong và bên ngoài
doanh nghiệp từ đó kết hợp tìm ra hướng đi phù hợp .

10
- Phương pháp suy luận logic, phương pháp duy vật biện chứng vận dụng các
quan điểm khách quan, toàn diện , lịch sử để đánh giá vấn đề.
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia, cán bộ lãnh đạo trong Bộ
Kế Hoạch và Đầu Tư, Ban quản lý các KCX, KCN thành phố Hồ Chí Minh cũng
như công ty liên doanh, các chủ doanh nghiệp đang hoạt động và khảo sát đầu
tư...để có được những thông tin và số
liệu đáng tin cậy.
Bố cục của luận văn
Đề tài có 73 trang, 16 bảng biểu, 10 hình, 10 phụ lục kết cấu trong 3 chương:
Chương I : Cơ sở lý luận của đề tài :
- Tổng quan lý luận về KCX, KCN
- Cơ sở lý luận về chiến lược
Chương II :
Thực trạng hoạt động của KCX Tân Thuận trong thời gian qua
.
Chương III :
Định hướng phát triển cúa KCX Tân Thuận đến năm 2015

Xin chân thành cám ơn PGS TS Nguyễn Thị Liên Diệp đã tận tình hướng dẫn

cho tôi hoàn thành luận văn này. Xin cám ơn các Thầy Cô giáo của Trường Đại học
Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi.
Với thời gian có hạn, luận văn không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được ý
kiến đóng góp của Thầy Cô, các bạn và đồng nghiệp.








11
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA Đ Ề T ÀI

1.1. TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ KCX, KCN
1.1.1. Khái niệm và mục tiêu của KCX, KCN
1.1.1.1. Khái niệm của KCX, KCN:
- Khái niệm khu chế xuất (KCX):
Theo tổ chức phát triển liên hiệp quốc (Unido) : KCX là một khu vực tương
đối nhỏ, phân cách về địa lý trong một quốc gia nhằm mục tiêu thu hút các công
nghiệp hướng về xuất khẩu bằng cách cung cấp cho các công nghiệp này những
điều kiện về đầu tư , về
mậu dịch thuận lợi đặc biệt so với phần còn lại của nước
chủ nhà. Các doanh nghiệp trong KCX còn được nhập khẩu hàng hóa dùng cho sản
xuất để xuất khẩu miễn thuế trên cơ sở kho quá cảnh (bonded Duty Free Basic).
Theo điều lệ của hiệp hội KCX Thế giới (World Export Processing Zone
Association – WEPZA) ban hành ngày 28/2/1978: KCX bao gồm các khu vực được
chính phủ cho phép thành lập như cảng tự do, khu mậu dịch tự do, khu miễn thuế
hải quan (Custom Free Zone), KCN tự do (Industrial free Zone), khu ngoại thương

(Foreign Trade Zone).. hoặc các loại khu xuất khẩu tự do khác. Hội nghị quốc tế lần
22 của WEPZA, tổ chức ở Istanbul Thổ Nhĩ Kỳ một lần nữa khẳng định như
sau:“Một khu tự do trước hết là một công cụ được các chính phủ sử dụng để thực
hiện việc thí điểm trong không gian địa lý giới hạn các chính sách kinh tế
được sáng
tạo ra, khác biệt với những chính sách được áp dụng với phần còn lại của quốc gia.
Trong thời kỳ thay đổi và quá độ, điều này là đặc biệt quan trọng để các chính phủ
có được cơ hội thí điểm các chính sách mới”. (Using EPZs to Build Trade capacity,
Viện xuất bản Flagstaff của WEPZA, trang 79)
Theo nghị định 322/HĐBT ban hành quy chế về KCX ký ngày 18/10/1991
được bổ sung bằng nghị định 36/CP ban hành ngày 24/4/1997 , và Luật Đầu Tư
được ban hành vào ngày 12/12/2005, có hi
ệu lực từ 1/7/2006, định nghĩa : “Khu chế

12
xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản
xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được
thành lập theo quy định của Chính phủ.”
Như vậy, KCX là một vùng đất có ranh giới địa lý, được hưởng những ưu
đãi về thuế quan: miễn thuế nhập khẩu nguyên vật liệu và máy móc thiết bị, miễn
thuế xuất khẩu hàng hóa, thuế giá trị gia tăng, miễn giảm thuế thu nhập doanh
nghiệp…Các doanh nghiệp đầu tư vào KCX còn được hưởng cơ chế quản lý một
cửa, nhà nước ủy quyền cho Ban quản lý các KCX và KCN (BQL) tỉnh thành quản
lý doanh nghiệp theo cơ chế một cửa tại chỗ, giảm bớt phiền hà về thủ tục hành
chánh để các doanh nghiệp có thể chuyên tâm vào sản xuất kinh doanh.
- Khái niệm khu công nghiệ
p(KCN):
Trên thế giới, KCN được định nghĩa là một khu đất được phân chia và phát
triển có hệ thống theo một kế hoạch tổng thể để cung cấp cơ sở vật chất, kỹ thuật
cần thiết kể cả hạ tầng cơ sở, tiện ích công cộng đầy đủ cho một cộng đồng các

ngành công nghiệp tương ứng.
Nghị định 36/CP ban hành ngày 24/4/1997 , Luật Đầu Tư
được ban hành
vào ngày 12/12/2005, có hiệu lực từ 1/7/2006, định nghĩa : “ Khu công nghiệp là
khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công
nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ.”

Khu công nghiệp được thành lập cũng là nơi để di dời các nhà máy trong
thành phố theo tốc độ đô thị hoá hiện nay. KCN có thể được xây dựng trên vùng đất
trống hoặc tại nơi đã tập trung nhiều nhà máy sản xuất, hiện nay đang có xu hướng
xây dựng KCN chuyên môn hóa hoặc KCN sinh thái, đầu ra của nhà máy này sẽ là
đầu vào của doanh nghiệp khác trong cùng KCN để giảm chi phí vận chuyển…
1.1.1.2. Mục tiêu của KCX, KCN:
Mục tiêu chung của việc hình thành KCN/KCX là thúc đẩ
y quá trình CNH-
HĐH một quốc gia bằng cách làm tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội, góp phần
tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế (tỷ trọng vốn đầu tư cho công nghiệp, tổng

13
doanh thu và giá trị xuất khẩu, trình độ công nghệ...), bảo vệ môi trường sinh thái,
nâng cao hiệu quả sử dụng đất, thu hút vốn đầu tư, tạo điều kiện cho các DN liên kết,
hợp tác với nhau nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh, tạo điều
kiện hơn cho hội nhập kinh tế quốc tế, tạo việc làm cho người lao động, đô thị hoá
các vùng nông thôn lạc hậu, nâng cao dân trí. KCN phát triển s
ẽ tác động đến việc
hình thành các vùng nguyên liệu, các vùng công nghiệp vệ tinh, góp phần thúc đẩy
CNH nông nghiệp và nông thôn.
Do tính chất đặc thù, mục tiêu của KCX chú trọng đến việc thu hút vốn đầu
tư nước ngoài, dẫn nhập kỹ thuật tiên tiến và thu hút ngoại tệ, còn KCN thì thu hút
vốn đầu tư trong nước và cả nước ngoài, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu tiêu thụ nội

địa, quy hoạch lại sản xuất, đẩy m
ạnh phát triển công nghiệp trong nước. Hiện nay
doanh nghiệp trong KCN có tỉ lệ xuất khẩu đạt trên 80% thì được hưởng quy chế
KCX. KCX Linh Trung có phần đất xây dựng KCN. Và mới đây nhất, ngày
30/8/2006, được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư
đã điều chỉnh giấy phép đầu tư, cho phép KCX Tân Thuận dành một phần đất trong
KCX thu hút doanh nghiệp hoạt động theo quy chế KCN. Hiệ
n nay, mục tiêu chung
của KCX và KCN là phối hợp phát triển vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
của đất nước.
l.1.2 Tác động của các nhân tố đến sự hình thành và phát triển các KCX, KCN:
1.1.2.l Môi trường chính trị - xã hội và kinh tế:
Sự ổn định về chính trị - xã hội và kinh tế quyết định sự thành công của KCX,
KCN. Cần phải có một môi trường pháp lý minh bạch, có thể nhìn thấy trước, phù
hợp với nhu cầu phát triển.
1.1.2.2 Môi tr
ường tự nhiên và kết cấu hạ tầng:
Vị trí địa lý thuận lợi cũng tác động lớn đến quá trình hình thành và phát
triển của KCX, KCN. KCX, KCN phải được bố trí tại vị trí có khả năng xây dựng
kết cấu hạ tầng thuận lợi và hiệu quả, có khả năng mở rộng diện tích khi phát triển

14
và có thể liên kết thành các cụm công nghiệp. Địa điểm lý tưởng phải gần các trung
tâm kinh tế các đầu mối giao thông và nguồn cung ứng điện, nước, lao động.
Điều kiện kết cấu hạ tầng cả trong và ngoài hàng rào KCX, KCN hoàn thiện
thì mới có thể thu hút các nhà đầu tư vào. Ngoài cơ sở hạ tầng như đường giao
thông, điện, nước, thông tin liên lạc, phải xây dựng hệ thống xử lý nước th
ải, rác
thải tốt.
l.1.2.3 Nguyên liệu và lao động :

Các yếu tố đầu vào như nguyên liệu sản xuất, lao động sẽ được các nhà đầu
tư cân nhắc khi quyết định đầu tư vào một KCX, KCN. Vì vậy, các KCX, KCN phải
bảo đảm gần nguồn cung cấp nguyên liệu và lao động với giá cả thích hợp. Ngoài số
lượng lao động, chất lượng của lao động cũng ảnh hưởng rất lớn
đến sự thành công
của doanh nghiệp.
1.1.2.4 Môi trường đầu tư:
Các nhà đầu tư vào KCX, KCN quan tâm đến giá thuê đất, giá nhân công và
môi trường đầu tư. Nhà nước phải cải thiện môi trường đầu tư đảm bảo thông
thoáng, giải quyết các thủ tục hành chính đơn giản từ khâu cấp giấy phép đầu tư,
cấp phép xây dựng đến các chính sách về thuế, tín dụng, hải quan. . .
1.1.2.5 Vốn đầu tư xây dựng cơ sở h
ạ tầng:
Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng được xem như tiền đề để thu hút các nguồn vốn đầu
tư khác. Doanh nghiệp chỉ bỏ vốn đầu tư vào KCX,KCN khi đã có cơ sở hạ tầng
hoàn chỉnh. Các doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCX, KCN phải có tiềm lực tài
chính tốt nhằm đảm bảo tiến độ đền bù giải toả, xây dựng cơ sở
hạ tầng đồng bộ dể
tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi vào thuê đất có thể tiến hành xây
dựng nhà máy nhanh chóng .
1.1.2.6 Phát triển khu dân cư:

15
Các khu dân cư và các công trình phúc lợi cần được xây dựng để giải quyết
đời sống cho các công nhân sản xuất trong các KCX, KCN. Việc ổn định nơi ăn, ở
cho lực lượng công nhân sẽ góp phần giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
các xí nghiệp được ổn định và phát triển. Ngoài ý nghĩa về mặt kinh tế, việc phát
triển khu dân cư xung quanh các KCX, KCN còn nhằm ổn định về mặt xã hội và an
ninh trật tự.
1.1.2.7 C

ơ chế quản lý:
Cơ chế quản lý thông thoáng tạo thuận lợi cho nhà đầu tư đến đầu tư và xây
dựng nhà máy cũng như hoạt động sản xuất.
Cần có sự ủng hộ mạnh mẽ của chính phủ nước sở tại, bởi vì KCX, KCN
được chính phủ lập ra để triển khai một chính sách đặc thù. Do đó sẽ có những bất
cập về chính sách cơ chế, quy trình thủ
tục. Sự ủng hộ của Chính phủ sẽ giải quyết
các khó khăn, ách tắc, giúp nhà đầu tư đạt được mục đích đầu tư.
1.1.3. Những bài học rút ra từ kinh nghiệm xây dựng KCX, KCN trên thế giới
1.1.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển KCX, KCN trên thế giới:
Các KCN bắt đầu xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX, đầu tiên là KCN thành lập ở
Trafford Park thành phố Manchester, nước Anh (1896). Tiếp đó là KCN ở
Hoa Kỳ
(1899), Italy (1904)… Tính đến nay, số KCN trên thế giới đã lên tới hàng ngàn.
Năm 1956, mô hình KCX được thành lập đầu tiên ở Shanon thuộc Ireland,
mục tiêu thành lập nhằm miễn thuế quan cho các nhà đầu tư nước ngoài để đẩy
mạnh sản xuất xuất khẩu. Năm 1962 mô hình này lan sang Puerto Rico. Năm 1966,
mô hình này tiếp tục lan tới Đài Loan và Ấn Độ. Vào cuối thập kỷ 60, đã có thêm 5
khu ở Hàn Quốc, Malaysia, Philippin, Trung Quốc, Thái Lan. Cuối năm 1974, tổng
cộ
ng có 34 khu ở 20 nước, lên 79 khu ở 35 nước vào giữa năm 1984 (38 khu ở Châu
Á, 17 ở Trung Mỹ-vùng Caribe, 14 ở Địa Trung Hải và Trung Đông, 9 ở Nam Mỹ,
7 ở Châu Phi-Ấn Độ Dương). Đến năm 1987, đã có 111 khu ở trên 40 nước. Năm
1997, trong danh mục 847 khu trên thế giới, WEPZA đã tiến hành nghiên cứu so

16
sánh 102 quốc gia có khu chế xuất và 126 quốc gia không có khu, kết quả là 102
quốc gia có khu đã chiếm 75 % trong tổng số hàng nhập khẩu vào Mỹ và Châu Âu
từ 228 quốc gia này. Tính năm 2003, đã có 5.174 khu, trong đó 749 khu ở các nước
khu vực Châu Á . (nguồn :WEPZA)

1.1.3.2 Kinh nghiệm xây dựng KCX Đài Loan:
KCX ra đời và thành công sớm nhất trên thế giới là KCX Đài Loan. Tháng
12/1966, KCX Cao Hùng rộng 60 ha được thành lập, 3 năm sau, do hoạt động hiệu
quả, KCX Nam Tử và Đài Trung lần lượt ra đời. Tính đế
n nay, KCX Đài Loan đã
trải qua 3 giai đoạn phát triển thể hiện trên hình 1.1.
- Giai đoạn 1 (1966-1988) Thời kỳ đầu, diện tích KCX tăng từ 68 ha lên đến
179,69 ha. Doanh số trên 1 ha đất tăng từ 117 ngàn USD lên đến 8,9 triệu USD.
- Giai đoạn 2 (1989-1997): Doanh số trên 1 ha đất tăng từ 10,6 triệu USD lên đến
36,4 triệu USD.
- Giai đoạn 3 (từ 1998 đến nay): Các KCX Đài Loan đang chuyển dịch sang giai
đoạn mới phát triển nghiên c
ứu, thiết kế, chuyển giao, sản phẩm đòi hỏi hàm lượng
trí tuệ cao và dịch vụ logistic. Năm 2004, doanh số trên 1 ha đất tăng lên đến 40
triệu USD/ha.
HÌNH 1.1: CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA KCX ĐÀI LOAN
I
Ngành sản xuất
(Gia công)

Ngành nghề
truyền thống

(Như dệt may, da
giày, điện tử tiêu
dùng…)

Sản xuất
Gia công
Ngành sản xuất

(Gia công)

Công nghiệp điện
tử giá trị cao và
công nghiệp
dân sinh

Mậu dịch
Sản xuất
Gia công
Mậu dịch
Năm 1989-1997
Ngành sản xuất
(Nay:Gia công,
tiếp thị)
(Tương lai:
nghiên cứu phát
triển,thương hiệu)
Ngành logistics,
dịch vụ, công nghệ
phần mềm
Năm 1998-Nay
Năm 1966-1988
Sản xuất, gia công,
nghiên cứu, phát
triển, tiếp thị, mậu
dịch, logistics, đào
tạo nguồn nhân lực,
th
ử nghiệm, bán sĩ


17
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ngành công nghiệp trên đã là động lực
tăng doanh số trên mỗi ha đất trong KCX lên 4 lần. Thu nhập bình quân đầu người
từ chưa tới 100 USD lên đến 7500 USD.
Chính phủ Đài Loan không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức và hệ thống
văn bản quản lý KCX Đài Loan. Từ khi thành lập đến nay, điều lệ thành lập và quản
lý KCX Đài Loan đã được sử
a đổi bổ sung 25 lần.
Ngoài ra, chính phủ Đài Loan cũng rất quan tâm đến việc đào tạo nguồn nhân
lực đa dạng, khuyến khích du học nước ngoài, có chính sách thu hút nhân tài hợp lý.
Tính đến tháng 7 năm 2006, các khu chế xuất ở Đài Loan đã thu hút được
310 doanh nghiệp đầu tư với tổng vốn lên đến 6.817.437.000 USD. Tổng kim ngạch
xuất khẩu lũy kế đã đạt 133,68 tỉ USD (tổng kim ngạch nhập khẩu là 85,83 tỉ
, xuất
siêu 47,86 tỷ). Riêng trong năm 2005, các doanh nghiệp trong KCX Đài Loan đã có
kim ngạch xuất khẩu đạt 7,84 tỉ USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 6,42 tỉ USD.
(Nguồn: Sở quản lý khu chế xuất thuộc Bộ Kinh Tế Đài Loan).
1.1.3.3 Xây dựng khu tự do tại Trung Quốc:
Mặc dù đi sau các KCX ở Đài Loan, nhưng các KCN, KCX, khu tự do ở
Trung Quốc hình thành và phát triển rất nhanh chóng. Năm 1978 mở đầu cho thời
kỳ cải cách mở
cửa của Trung Quốc, cũng là mốc đánh dấu cho sự phát triển của hệ
thống khu tự do với nhiều tên gọi khác nhau nhưng thành công như là đặc khu kinh
tế. Mục tiêu ưu tiên hàng đầu của các khu kinh tế ở Trung Quốc là thu hút FDI từ
các công ty đa quốc gia. Trung Quốc có một chính sách ưu đãi đặc biệt nhằm thu
hút đầu tư nước ngoài. Sau 20 năm phát triển, các khu tự do ở Trung Quốc đã đóng
góp trong việ
c nâng GDP của Trung Quốc lên 4 lần, thu hút được 42 triệu công
nhân (chiếm 1/15 công nhân cả nước). Trở thành thành viên của WTO được 5 năm,

Trung Quốc vẫn duy trì các ưu đãi về thuế hấp dẫn cho các khu tự do của mình mà
vẫn không vi phạm các khoản trợ cấp bị WTO cấm hoặc hạn chế sử dụng, các khu
tiếp tục giúp Trung Quốc đi nhanh hơn trong nền kinh tế hội nhập toàn cầu.
1.1.3.4 Xây dựng KCX ở Philipppines:

18
KCX Bataan được xây dựng trên diện tích 1200ha, nhưng chỉ thu hút được
50 % doanh nghiệp đầu tư. Mục tiêu xây dựng KCX không đạt được: vốn đầu tư
nước ngoài thu hút được quá ít, thu ngoại tệ thấp, số lượng lao động thu hút ít.
Nguyên nhân thất bại của KCX Philippines là do chọn vị trí không phù hợp,
không gần nguồn cung ứng lao động.
1.1.3.5 Kinh nghiệm xây dựng KCX ở Thổ Nhĩ Kỳ:
Các khu kinh tế tự do của Thổ Nhĩ Kỳ ph
ần lớn được thành lập tại các thành
phố có cảng biển. Tính đến năm 1996 có 11.600 công ty hoạt động trong các khu
này (trong đó chỉ có 226 doanh nghiệp nước ngoài). Khu Andana thu hút doanh
nghiệp công nghiệp nặng, khu Istambul sản xuất hàng may mặc và công nghệ cao,
khu Izmira sản xuất công nghiệp điện tử, khu Mersina và Antalic chế biến nông sản.
Đặc trưng nổi bật nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ là hướng xây dựng KCN chuyên môn
hóa. Muốn làm tốt điều này cầ
n phải có quy hoạch tốt từ ban đầu, có các điều kiện
phù hợp cho từng ngành, từng KCN.
1.1.3.6 Kinh nghiệm xây dựng KCN sinh thái tại Mỹ:
Theo Hiệp hội phát triển kinh tế ở Mỹ, xây dựng KCN sinh thái là một trong
những nhân tố để phát triển kinh tế bền vững. KCN sinh thái được xây dựng trên ý
tưởng của sự cộng sinh công nghiệp, thay vì liên tục sử dụng đầu vào nguyên liệu
bên ngoài, sau đó xả chất thải ra môi tr
ường, lúc này sản phẩm phụ của nhà máy này
sẽ là nguyên liệu đầu vào của nhà máy khác trong cùng khu công nghiệp. Các KCN
sinh thái ở Mỹ gồm: KCN sinh thái Fairfield ở Baltimore – Maryland; cảng công

nghiệp phát triển bền vững Cape Charles ở Virginia, KCN sinh thái Brownsville ở
Texas; KCN sinh thái Riverside ở Vermont; KCN sinh thái FCN Cheney,
Washington; KCN sinh thái Civano ở Arizona, KCN sinh thái East Bay ở
California…
Việc hình thành KCN sinh thái mang lại nhiều lợi ích kinh tế: giảm chi phí
sản xuất, giảm chi phí xử lý môi trường, góp phần bảo tồn tài nguyên thiên nhiên,
tăng thu nhập cho từng nhà máy nhờ giảm tiêu thụ nguyên liệu thô, giả
m chi phí xử

19
lý chất thải đồng thời có thêm thu nhập từ nguồn phế phẩm phế liệu hay chất thải
của nhà máy.
1.1.3.7 Bài học rút ra từ kinh nghiệm xây dựng và phát triển KCX, KCN trên
thế giới:
- Lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp trong KCX, KCN chuyển hình
liên tục phù hợp các giai đoạn phát triển theo hướng giảm dần các ngành thâm dụng
lao động, chuyển sang thu hút công nghệ cao, phần mềm, công năng đa dạng hóa từ

sản xuất gia công, sang hình thức dịch vụ, thương mại, tạo giá trị gia tăng ngày càng
cao.
- Cơ chế quản lý trong các KCX, KCN không ngừng hoàn thiện theo hướng
tạo điều kiện hoạt động hiệu quả hơn cho nhà đầu tư.
- Quy hoạch ban đầu, vị trí địa lý của KCX, KCN rất quan trọng, quyết định
đến sự thành bại của họ.
- Môi trường đầu tư càng tốt, cơ sở h
ạ tầng càng hoàn thiện, KCX, KCN
càng dễ thành công.
- Các KCX, KCN ngày càng chú trọng hơn đến vấn đề môi trường, hình
thành các KCN sinh thái nhằm tận dụng nguyên liệu, giảm bớt rác thải, nâng cao
hiệu quả kinh tế.

Tóm lại, thực trạng phát triển của KCX, KCN thế giới cho thấy: “Một
khu tự do trước hết là một công cụ được các chính phủ sử dụng để thực hiện
việc thí điểm trong không gian địa lý giới hạn các chính sách kinh tế được
sáng tạo ra, khác biệt với những chính sách được áp dụng với phần còn lại của
quốc gia”. (Using EPZs to Build Trade capacity, Viện xuất bản Flagstaff của
WEPZA, trang 79). Thực tế cho thấ
y, khu chế xuất, khu tự do sẽ phát triển
theo một tiến trình đa dạng hóa công năng phù hợp với xu thế nghiêng mạnh
sang lĩnh vực dịch vụ đa dạng của dòng chu chuyển đồng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài toàn cầu, chịu tác động trực tiếp của những biến động trong môi

20
trường kinh tế thế giới theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa, hợp tác và
toàn cầu hóa.

1.1.4 Tình hình hoạt động của các KCX, KCN Việt Nam:
1.1.4.1 Lịch sử hình thành và phát triển KCX, KCN Việt Nam:
KCN & KCX Việt Nam được hình thành và phát triển gắn liền với công
cuộc Đổi mới bắt đầu từ Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần
thứ VI (1986). Đại hội VII đã đề ra những đường lối, chủ trương đổi mới mạnh mẽ
và toàn diện, thực hi
ện CNH, HĐH đất nước trên cơ sở điều kiện của đất nước và
yêu cầu của thời đại, được cụ thể hóa bằng Chiến lược tổng thể phát triển kinh tế xã
hội 1991 – 2010. Hàng loạt các chương trình kinh tế – xã hội được triển khai để
thực hiện Nghị quyết của Đại hội VII, trong đó có chính sách phát triển KCN, KCX
với sự ra đời của KCX Tân Thuận, Thành phố
Hồ Chí Minh (vào năm 1991) và ban
hành Quy chế KCX (Nghị định 322/HĐBT ngày 18/10/1991) và Quy chế KCN
(Nghị định 192/CP ngày 28/12/1994). Sự thành công của KCX Tân Thuận có có tác
dụng lan tỏa mạnh mẽ, các tỉnh thành trên cả nước đều có kế hoạch xây dựng KCN,

KCX của mình:
BẢNG 1.1: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KCN CỦA CẢ NƯỚC
1991-1995 1996-2000 2001-2005 2006-2010
Số KCN, KCX 12 42 64 32
Diện tích đất 2.360 7.603 12.894 20.000
(Nguồn: tổng hợp số liệu của Vụ quảnlý KCX, KCN thuộc Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư)
Các KCX, KCN được phân bố ở 47 tỉnh thành của cả nước. Trong đó, số
lượng các KCX, KCN tại Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm tỉ trọng lớn nhất
(57% )

21
HÌNH 1.2: PHÂN BỐ CÁC KCX, KCN THEO VÙNG
20%
5
%
6%
9%
3%
44%
13%
Đồng bằng Sông Hồng Đồng bằng Bắc Bộ Bắc Trung Bộ
Nam Trung Bộ Tây nguyên Đông Nam Bộ
Đồng bằng Sông Cửu Long

(Nguồn: số liệu của Vụ quản lý KCX, KCN thuộc Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư)
1.1.4.2 Thành quả đạt được:
Tính đến tháng 9/2006, tổng số KCN, KCX được xây dựng trên cả nước là
136 với diện tích đất là 28.919 ha, trong đó đất công nghiệp có thể cho thuê là
19.313 ha, phân bố trên khắp 47 tỉnh, thành phố. Có 83 KCN trong số 136 KCN này
đang vận hành và lấp đầy khoảng 72% diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê,

còn 53 KCN khác đang trong giai đoạ
n triển khai đền bù giải phóng mặt bằng và
xây dựng cơ sở hạ tầng. 15 năm qua, các KCX, KCN đã đạt được mục tiêu thúc đẩy
quá trình CNH, HĐH đất nước thể hiện ở các mặt sau:
a. Thu hút vốn đầu tư :
Tính đến tháng 9/2006, các KCX, KCN đã thu hút được 2298 dự án đầu tư
nước ngoài với số vốn đầu tư gần 20 tỷ USD, chiếm 37 % số dự án và 30% số vốn
đăng ký của các doanh nghi
ệp có vốn đầu tư nước ngoài trên cả nước, 2553 dự án
đầu tư trong nước với số vốn 120 nghìn tỷ đồng.

22
b. Tiếp thu kỹ thuật công nghệ mới, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế :
Các doanh nghiệp trong KCN, KCX đã hiện đại hóa quy trình sản xuất công
nghiệp thông qua việc ứng dụng máy móc thiết bị mới công nghệ hiện đại vào sản
xuất. Đặc biệt, một số nhà đầu tư kỹ thuật cao đã du nhập vào KCN những công
nghệ hiện đại nhất trên thế giớ
i ở những lĩnh vực như điện tử, cơ khí chính xác.
Các dự án FDI đã khiến cho công nghiệp và dịch vụ phát triển nhanh, nông
nghiệp và thủy sản chuyển dịch theo hướng sản xuất gắn với công nghiệp và xuất
khẩu. Trong năm 2005, khu vực FDI chiếm 45% giá trị sản xuất công nghiệp, tăng
trưởng với tốc độ cao 20,9%, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế t

40,21% GDP năm 2004 lên 41,03% năm 2005.
c. Đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu:
Năm 2001, giá trị sản xuất công nghiệp do các KCN tạo ra đạt 4,5 tỷ USD
chiếm 15% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước, đến năm 2005, giá trị sản xuất
của các doanh nghiệp KCN đã đạt 14 tỷ USD, gấp 3 lần so với năm 2001 và chiếm
28% tổng giá trị sản xuất công nghiệ

p cả nước. Kim ngạch xuất khẩu của doanh
nghiệp KCN trong năm 2005 đạt trên 6 tỷ USD, chiếm 20% tổng số giá trị xuất
khẩu cả nước (riêng đối với giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu, chiếm tới 29%)
BẢNG 1.2:GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP VÀ
KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA CÁC KCN VIỆT NAM
Chỉ tiêu Đơn vị
tính
1996 2000 2001 2002 2004 2005
Giá trị sản xuất
công nghiệp
Tr.USD 500 3350 4500 5600 11187 13425
Xuất khẩu KCN Tr. USD 421 2170 3050 3200 4949 6137
Xuất khẩu KCN/
tổng XK cả nước
% 5 14,98 19 19,36 19 20
Số lao động lũy kế 100 người 201 255 370 706 953
(Nguồn: tổng hợp số liệu của Vụ quản lý KCX, KCN thuộc Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư)
d. Thu hút và đào tạo lực lượng lao động có trình độ tay nghề cao:

23
Phát triển KCN để tạo ra nhiều hơn chỗ làm việc là một trong những mục
tiêu quan trọng của nước ta. Hiện có gần 1 triệu người lao động trực tiếp trong các
KCN, nhưng điều quan trọng là số lao động này được tiếp cận với công nghệ hiện
đại, được trực tiếp làm việc trong một môi trường làm việc có kỷ luật cao, yêu cầu
tay nghề cao, đã rèn luyện được những kỹ
năng và bản lĩnh làm việc thích ứng với
một nền công nghiệp tiên tiến, hiện đại. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
đã góp sức đào tạo được đội ngũ lao động công nghiệp sử dụng và vận hành thành
thạo các trang thiết bị phục vụ quản lý và sản xuất, nắm vững công nghệ, có tác
động lan toả và nâng trình độ tay nghề của đội ngũ lao động Việt Nam lên m

ột bước.
Một lượng đáng kể người lao động Việt Nam được đảm nhận các vị trí quản lý
doanh nghiệp, được tiếp xúc với phương thức quản trị doanh nghiệp tiên tiến, hiện
đại, kỹ năng marketing, quản lý tài chính, tổ chức nhân sự... giúp người lao động
Việt Nam thích ứng với một nền công nghiệp tiên tiến, hiện đại.
e. Phát triển hệ thống kết cấ
u hạ tầng:
Việc đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật trong KCN không những thu hút các
dự án đầu tư mới mà còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô để
tăng năng lực sản xuất và cạnh tranh, hoặc di chuyển ra khỏi các khu đông dân cư,
tạo điều kiện để các địa phương giải quyết các vấn đề ô nhiễm, bảo vệ môi tr
ường
đô thị, tái tạo và hình thành quỹ đất mới phục vụ các mục đích khác của cộng đồng
trong khu vực. Quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN
còn đảm bảo sự liên thông giữa các vùng, định hướng cho quy hoạch phát triển các
khu dân cư mới, các khu đô thị vệ tinh, hình thành các ngành công nghiệp phụ trợ,
dịch vụ. . . các công trình hạ tầng xã hội phục vụ đời sống người lao động và cư dân
trong khu v
ực như: nhà ở, trường học, bệnh viện, khu giải trí. . .Tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp đón bắt và thu hút đầu tư các ngành như điện, giao thông vận tải,
hệ thống thông tin liên lạc, cảng biển, các hoạt động dịch vụ tài chính, và đẩy nhanh
tốc độ đô thị hóa, góp phần đáng kể vào việc hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng
trong và ngoài khu công nghiệ
p.

24
f. Hoàn thiện cơ chế quản lý đối với KCN:
Để hấp dẫn và tạo sự thông thoáng cho các nhà đầu tư, Nhà nước đã đổi mới
cơ chế quản lý ''một cửa, tại chỗ'' , có tác dụng đơn giản tối đa các thủ tục hành
chánh; tiết kiệm được nhiều về thời gian, tiền bạc và giảm thiểu phiền hà cho nhà

đầu tư; xoá được cơ chế hành chánh quan liêu bao cấp, tạ
o điều kiện BQL tiếp cận
với nền kinh tế thị trường và phương thức quản lý hiện đại tiên tiến; rèn luyện tính
năng động, sáng tạo cho đội ngũ cán bộ, công chức; phát huy tối đa sức mạnh tổng
hợp từ trung ương đến địa phương, hoàn thiện cung cách phục vụ đã tạo được lòng
tin cho nhà đầu tư.
g. Thúc đẩy quá trình hội nhập củ
a nền kinh tế Việt Nam với thế giới:
Thông qua KCX, KCN, hàng hóa "made in Viet Nam" xâm nhập thị trường
thế giới, giúp Việt Nam tham gia phân công lao động quốc tế ở một trình độ cao hơn.
Thông qua việc đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia, Việt Nam cũng đã tham gia
vào một số mắc xích chuyên môn hóa trong chuỗi hình thành giá trị toàn cầu. Nhờ
đó, mà Việt Nam có thể thực hiện “đi tắt đón đầu“ nhanh chóng CNH, HĐH .
1.1.4.3. Các hạn chế trong phát triển KCN Việt Nam:
Việc phát triển các KCN, KCX trong thời gian qua đã bộc lộ một số hạn chế:
Quy hoạch phát triển KCN, xây dựng cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ: Phân bố KCN
chưa đồng đều, chủ yếu tập trung tại các khu vực kinh tế trọng điểm. Việc quy
hoạch KCN chưa đồng bộ với quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ
thuật ngoài KCN, cơ
sở hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu nhà đầu tư, thiếu công trình phúc lợi đảm bảo cuộc
sống người lao động. Xuất hiện nhiều vấn đề bức xúc xung quanh KCN, nhiều nơi
đã có đình công… Môi trường trong KCN, KCX còn nhiều vấn đề phải quan tâm
(chỉ có 33 KCN, KCX xây dựng công trình xử lý nước thải tập trung).

25
Hiệu quả thu hút vốn đầu tư chưa cao: Vốn đầu tư FDI phần lớn đến từ Châu Á
(80%), bình quân vốn đầu tư /dự án thấp. Nhiều địa phương vì muốn thu hút đầu tư
nhanh, đã có nhiều ưu đãi “xé rào”, ảnh hưởng đến hiệu quả của KCN, KCX.
BẢNG 1.3 : HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KCN
1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004

Triệu USD/
Dự án
23 21 3,8 3 4,3 3,2 3,44 4
(Nguồn: tổng hợp số liệu của Vụ quản lý KCX, KCN thuộc Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư)
Hiệu quả sử dụng đất chưa cao: tỷ lệ lấp đầy của các KCN còn rất thấp, quỹ đất
đưa vào sử dụng chưa hiệu quả, còn nhiều lãng phí. 54/135 khu vẫn còn đền bù giải
tỏa chưa đưa vào vận hành.
Trình độ công nghệ chưa cao: công nghệ
trong các KCN đã có những chuyển biến
tích cực nhưng so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Đài Loan
thì công nghệ trong các KCN Việt Nam chỉ ở mức trung bình. Tỷ lệ doanh nghiệp
công nghệ cao trong KCN chỉ có 20,6%, công nghệ trung bình là 20,7%, trong lúc
doanh nghiệp công nghệ thấp chiếm tới 58,7%.
Chất lượng lao động còn kém: (mới có 4-5% lao động có trình độ đại học, trên đại
học; 4-5% kỹ thuật viên; 30% công nhân kỹ thuật có qua đào tạo; còn lại hơn 60%
là lao độ
ng giản đơn); Thực tiễn của quá trình phát triển đã chỉ rõ sự bất cập trong
đào tạo nguồn nhân lực. Nhu cầu lao động của các KCN là rất lớn, nhưng hoặc là
công nhân chưa qua đào tạo, hoặc đào tạo chưa phù hợp với yêu cầu của doanh
nghiệp.
Cơ chế quản lý hành chánh vẫn còn bất cập: Bộ máy quản lý nhà nước về phát
triển các KCN, KCX trong thời gian qua còn chậm
được kiện toàn; Ban quản lý
KCN vẫn chưa được ủy quyền đủ để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Quy chế KCN,
KCX chậm được sửa đổi và ban hành phù hợp với thực tiễn. Chua có nghị định mới
thay thế Nghị định 36/CP vừa bị Nghị định 108/2006/NĐ-CP hủy bỏ.

×