Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Giải pháp quản trị rủi ro trong công TNHH Thương mại và Xây dựng HOÀNG GIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.84 KB, 39 trang )

Trường Đại Học Thương Mại Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp
MỤC LỤC
TÓM LƯỢC
LỜI CẢM ƠN
1
SV: Lê Quốc Tú
Trường Đại Học Thương Mại Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
2
SV: Lê Quốc Tú
Trường Đại Học Thương Mại Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
KT-CN: Kỹ thuật công nghệ
VH-XH: Văn hóa xã hội
WTO: Tổ chức thương mại thế giới
CBCNV: Cán bộ công nhân viên
QTRR: Quản trị rủi ro
3
SV: Lê Quốc Tú
Trường Đại Học Thương Mại Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
- Tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu.
Thực tế cho thấy, trong quá trình hoạt động kinh doanh, hầu hết các doanh nghiệp phải
đối mặt với rất nhiều loại rủi ro. Những rủi ro khác nhau sẽ có mức độ tác động khác
nhau đến doanh nghiệp. Có những rủi ro tác động không lớn, nhưng cũng có những loại
rủi ro một khi đã xảy ra sẽ tác động rất lớn, thậm chí có khi ảnh hưởng trực tiếp đến sự
sống còn của một doanh nghiệp. Do đó việc nhận dạng, xác định đúng các loại rủi ro mà
doanh nghiệp đang gặp phải, cũng như mức độ ảnh hưởng của nó, từ đó tìm ra được các
biện pháp phòng tránh những tổn thất mà rủi ro mang lại là một việc làm hết sức quan


trọng của bất kì doanh nghiệp nào.
- Thực trạng vấn đề nghiên cứu tại Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng HOÀNG
GIA.
Đối với các Công ty sản xuất thương mại nói chung và sản xuất vật liệu xây dựng nói
riêng thì hoạt động kinh doanh luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro như: rủi ro từ môi
trường thiên nhiên, rủi ro do biến động thị trường, giá cả, rủi ro do phương tiện vận tải…
Mặt khác, với đặc thù của nghành kinh doanh sơn nếu xảy ra rủi ro thì mức độ xảy ra
thiệt hại và tổn thất là rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp, nó không chỉ gây ra những tổn thất về tài sản hữu hình như hư hại
hàng hóa, hỏng phương tiện, mà còn có thể xảy ra tổn thất về nhân lực, ngoài ra doanh
nghiệp cũng phải đối mặt với các nguy cơ rủi ro như mất cơ hội kinh doanh, mất đối tác,
mất các hợp đồng… Qua những phân tích này cho thấy quản trị rủi ro trong hoạt động
sản xuất thương mại là vô cùng quan trọng, góp phần hạn chế rủi ro tổn tất , gia tăng lợi
nhuận cũng như đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Tuy nhiên các doanh nghiệp hoạt
động sản xuất kinh doanh thương mại và xây dựng lại chưa chú trọng quản trị rủi ro trong
kinh doanh thương mại, hầu hết các doanh nghiệp đều không có bộ phận chuyên trách về
quản trị rủi ro trong kinh doanh cũng như chưa có chương trình cụ thể để thực hiện quản
trị rủi ro. Vì vậy đây là một vấn đề cấp thiết cần được nghiên cứu.
Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng HOÀNG GIA là doanh nghiệp tư nhân hoạt
động kinh doanh chủ yếu là sản xuất và kinh doanh các vật liệu xây dựng. Qua thời gian
thực tập khảo sát và nghiên cứu nguồn tài liệu sơ cấp thu thập được tại Công ty TNHH
4
SV: Lê Quốc Tú
Trường Đại Học Thương Mại Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp
Thương mại và Xây dựng HOÀNG GIA tôi nhận thấy trong những năm vừa qua Công ty
đã gặp rất nhiều rủi ro trong quá trình sản xuất đã gây ra không ít thiệt hại cho Công ty.
Thông qua quá trình điều tra phỏng vấn chuyên sâu các vị lãnh đạo cũng như các vị đại
diện các phòng ban trong Công ty tôi thấy rằng quản trị rủi ro của Công ty còn chưa hoàn
thiện, vì vậy hiệu quả kinh doanh của Công ty chưa cao. Do đó vấn đề cấp thiết đặt ra
cho Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng HOÀNG GIA là làm sao để hoàn thiện

công tác quản trị rủi ro trong sản xuất qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
chung của Công ty trong tương lai.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài.
Từ trước đến nay đã có nhiều đề tài luận văn, ngiên cứu khóa học nghiên cứu về ngăn
ngừa và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh
- Nguyễn Thành Luân, sinh viên K43A6, khoa Quản trị doanh nghiệp trường Đại học
Thương Mại, năm 2011, đề tài: "Giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro kinh doanh
của Công ty Cổ phần dược phẩm Đông Âu". Tác giả đã nêu được một số khái niệm về rủi
ro, quản trị rủi ro, ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro. Đồng thời đã phân tích và đánh giá
được những thành công và hạn chế trong công tác quản trị rủi ro, ngăn ngừa và giảm
thiểu rủi ro tại Công ty Cổ phầm dược phẩm Đông Âu.
- Phạm Thị Hiền Thương, sinh viên K42 A5, khoa Quản trị doanh nghiệp Thương mại
trường Đại học Thương Mại, năm 2010, đề tài: " các biện pháp phòng ngừa và giảm
thiểu rủi ro trong hoạt động mua hàng của Công ty TNHH Thương mại- Kĩ thuật Việt
Hà". Tác giả đã đưa ra các lý thuyết cơ bản về rủi ro, phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro,
đồng thời nghiên cứu thực trạng về phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong công tác mua
hàng và từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong mua hàng đến
2015.
- Trịnh Đức Duy, Khoa Quản trị Doanh nghiệp, Trường ĐHTM, Luận văn năm 2009
“Giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động mua thiết bị viễn thông của
Công ty cổ phần Viễn Tin”.Tác giả đã đưa ra một số lý luận về rủi ro, phòng ngừa và
giảm thiểu rủi ro đồng thời đề xuất những giải pháp ngăn ngừa và giảm thiểu những tổn
thất trong quá trình mua thiết bị viễn thông tại Công ty cổ phần Viễn Tin
5
SV: Lê Quốc Tú
Trường Đại Học Thương Mại Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp
Ngoài ra còn có rất nhiều các bài báo giấy, báo mạng, bài tạp chí, bài luận văn tốt nghiệp,
luận văn thạc sỹ, tiến sỹ , và các bài nghiên cứu của các tác giả nổi tiếng… nói về đề tài
ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp.
Như vậy, tất cả các đề tài nói trên đã hệ thống hóa các lý luận cơ bản, phân tích thực

trạng các rủi ro tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu về: Giải pháp quản trị rủi ro
trong công TNHH Thương mại và Xây dựng HOÀNG GIA.
3. Mục đích nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất một số giả pháp nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro
trong kinh doanh thương mại và xây dựng của Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng
HOÀNG GIA.
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là:
• Khái quát một số vấn đề lí luận cơ bản về rủi ro và quản trị rủi ro trong kinh doanh.
• Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản trị rủi ro trong kinh doanh thương mại và
xây dựng của Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng HOÀNG GIA.
• Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro trong kinh doanh thương mại và
xây dựng của Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng HOÀNG GIA.
4. Phạm vi nghiên cứu.
Do Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng HOÀNG GIA chỉ hoạt động sản xuất kinh
doanh trong khu vực nội địa và trình độ nghiên cứu có hạn nên đề tài chỉ tập trung nghiên
cứu trong phạm vi sau:
• Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tại Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng
HOÀNG GIA.
• Về mặt thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng quản trị rủi ro trong kinh doanh thương
mại và xây dựng trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2012 và đề xuất giải pháp đến năm
2015.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp:
Thu thập: Đề tài thu thập dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty
từ năm 2010 đến 2012, các văn bản của Công ty. Đồng thời tham khảo các tài liệu bên
ngoài như: Sách báo, các luận văn và các báo cáo trong ngành thương mại xây dựng
Xử lý: Tiến hành phân tích dưới góc độ xem xét, nhận dạng và đánh giá các loại rủi ro mà
doanh nghiệp đang hoặc có thể gặp phải. Lập bảng biểu so sánh số liệu qua 3 năm (2010-
2012) để có cách đánh giá khách quan và chính xác hơn về vấn đề nghiên cứu.
6

SV: Lê Quốc Tú
Trường Đại Học Thương Mại Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp
- Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp:
Thu thập: Phát phiếu điều tra đối với nhà quản trị và nhân viên nhân ( phụ lục ) số phiếu
phát ra 10 số phiếu thu về 10: Trong đó số phiếu điều tra nhân viên 7 phiếu và 3 phiếu
điều tra các nhà quản trị.
Xử lý: Số liệu được tổng hợp, tiến hành phân tích thông qua phần mềm Microsoft Office
Excel, Microsoft Office Word để đánh giá so sánh.
6. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, phụ lục, khóa luận được kết cấu
làm ba chương:
- Chương 1. Một số vấn đề lí luận cơ bản về công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH
Thương mại và Xây dựng HOÀNG GIA.
- Chương 2. Phân tích đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH
Thương mại và Xây dựng HOÀNG GIA.
- Chương 3. Đề xuất và kiến nghị giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công
ty TNHH Thương mại và Xây dựng HOÀNG GIA.
Chương I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG HOÀNG GIA.
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm về rủi ro trong kinh doanh.
 Khái niệm về rủi ro
7
SV: Lê Quốc Tú
Trường Đại Học Thương Mại Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp
Nghiên cứu về rủi ro, có rất nhiều nhà quản lý đó đưa ra các khái niệm khác nhau. Mỗi
khái niệm đều đứng trên góc độ mà nhà quản lý để nghiên cứu chẳng hạn như thống kê,
xác suất hay kinh tế học…. Theo Nguyễn Quang Thu Trường Đại học Kinh tế Thành phố
Hồ Chí Minh thì: “Rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến một biến cố không mong
đợi”. Theo Frank Knight, một học giả người Mỹ khác: “Rủi ro là những bất trắc có thể đo

lường được”.
Theo khái niệm về rủi ro của trường đại học Thương Mại, cũng là khái niệm đề tài
chọn làm nền tảng nghiên cứu: “Rủi ro thường được định nghĩa là xác suất có thể xảy ra
một thiệt hại. Nó là sự may rủi về một hậu quả không có lợi hay là sự tiến triển dẫn tới
kết quả gây ra một thiệt hại kinh tế đối với một cá nhân hay Công ty”.
 Rủi ro kinh doanh
“Rủi ro trong kinh doanh là những rủi ro xảy ra với chủ thể( cá nhân, tổ chưc) trong
quá trình kinh doanh, gây khó khăn trở ngại trong quá trình thực hiện các mục tiêu kinh
daonh, giảm các thành quả hiện tại và tương lai, bắt buộc chủ thể phải chi phí nhiều hơn
về nhân lực, vật lực, thời gian…” Đấy có thể là những rủi ro từ hàng hóa, nhân viên, thị
trường, đối tác, kinh tế, chính trị….
1.1.2. Quản trị rủi ro trong kinh doanh.
Quản trị rủi ro được định ngĩa là quá trình nhận dạng, đo lường và kiểm soát các
loại rủi ro có thể đe dọa các loại tài sản và thu nhập từ dịch vụ hay từ hoạt động sản xuất
kinh doanh của một ngành hay của cả doanh nghiệp.
1.2. Các nội dung của vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Sự cần thiết của quản trị rủi ro
• Quản trị rủi ro là chức năng được hình thành khách quan xuất phát từ lợi ích của doanh
nghiệp. Một khi hoạt động của con người cần có sự phối hợp hành động của mọi người
nhằm tạo ra sự thống nhất, tập hợp sức mạnh của tập thể là ở đó xuất hiện hoạt động quản
trị.
• Nhận dạng, ngăn chặn, triệt tiêu những nguyên nhân gây ra rủi ro cho doanh nghiệp, đảm
bảo doanh nghiệp có một môi trường kinh doanh thuận lợi, ít bất trắc. Môi trường kinh
doanh ít rủi ro còn là nền tảng cho kinh doanh có hiểu quả, vừa tạo ra được uy tín, vừa
mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp.
8
SV: Lê Quốc Tú
Trường Đại Học Thương Mại Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp
• Quản trị rủi ro là biện pháp nhằm nhanh chóng ứng biến, khắc phục, khoanh vùng hậu
quả rủi ro mỗi khi rủi ro xảy ra. Trong đó tác dụng lớn nhất của quản tri rủi ro là nhanh

chóng phục hồi và ổn định cuộc sống, tiếp tục phát triển sản xuất.
• Giảm bớt thiệt hại mỗi khi rủi ro xảy ra, không để tổn thất của rủi ro này là nguyên nhân
của rủi ro tổn thất mới bằng cách quản trị đồng bộ rủi ro. Chính nhờ công tác phong
chống tốt mà khi rủi ro xảy ra sẽ bớt đi sự bất ngờ, hậu quả cũng bớt nặng nề hơn.
• Quản trị rủi ro giúp giảm bớt chi phí thực tế và chi phí cơ hội trong kinh doanh. Giảm bớt
chi phí thực tế do việc mất mát tài sản, do việc khắc phục tổn thất. Giảm bớt chi phí cơ
hội do phải đình trệ sản xuất kinh doanh để khắc phục, phục hồi sản xuất kinh doanh.
1.2.2. Quy trình quản trị rủi ro
Sơ đồ 1.1 Quy trình quản trị rủi ro
Nhận dạng rủi ro
Phân tích rủi ro
Đo lường và đánh giá rủi ro
Ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro
(Nguồn: Bài giảng QTRR- ĐH Thương mại)
a. Nhận dạng rủi ro
9
SV: Lê Quốc Tú
Trường Đại Học Thương Mại Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp
Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định các yếu tố như:
- Xác định mối hiểm họa: Là xác định những yết tố gián tiếp tạo ra nguyên nhân rủi ro,
đặc điểm quan trọng của yếu tố này là có thể riêng yếu tố ấy không thể hiện nên mối
hiểm họa, nhưng nếu có điều kiện hay kết hợp của yếu tố khác thì nó làm tăng khả năng
rủi ro xảy ra
- Mối nguy hiểm: Là nguyên nhân xảy ra rủi ro, xác định được nguyên nhân trực tiếp và
gián tiếp của rủi ro là cần thiết và quan trọng trong quá trình quản trị rủi ro
- Nguy cơ rủi ro: Là hậu quả khi rủi ro xảy ra ảnh hưởng tới hoạt động kinh daonh của
doanh nghiệp
b. Phân tích rủi ro
Từ những nhận dạng rủi ro, chủ thể phải phân tích chi tiết sâu sắc để làm rỏ mối hiểm
họa, mối nguy hiểm và nguy cơ rủi ro

c. Đo lường và đánh giá rủi ro
Đo lường rủi ro và đánh là việc ước lượng khả năng rủi ro xảy ra và tác hại của chúng,
đồng thời đánh giá những rủi ro nào có khả năng xuất hiện và gây thiệt hại nhiều nhất
thông qua tần suất rủi ro và cường độ của rủi ro.
Tần suất rủi ro: Là số lần xuất hiện rủi ro, tổn thất trong một khoảng thời gian hay trong
tổng số lần lấy mẫu thống kờ. Tần số rủi ro là một đại lượng phụ thuộc vào rất nhiều yếu
tố như: loại rủi ro, mụi trường tự nhiờn, kinh tế, chớnh trị, văn húa, xó hội, hành vi, suy
nghĩ của người tácc động trực tiếp và gián tiếp đến rủi ro
Cường độ rủi ro: Mức độ nguy hiểm của rủi ro thể hiện tớnh chất nguy hiểm, mức độ
thiệt hại của rủi ro ảnh hưởng như thế nào đối với cỏ nhõn, tổ chức và xó hội.
d. Kiểm soát và tài trợ rủi ro.
Kiểm soát rủi ro là những hoạt động chủ yếu tập trung vào việc né tránh, ngăn ngừa,
giảm bớt rủi ro xảy ra
Như vậy ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro là bước cuối cùng trong quy trình quản trị rủi ro
vì vậy nó phụ thuộc rất nhiều vào những bước trước của quá trình quản trị rủi ro.
1.2.3. Các lý thuyết về quản trị rủi ro
10
SV: Lê Quốc Tú
Trường Đại Học Thương Mại Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp
Hiện nay chưa có một khái niệm thống nhất về quản trị rủi ro. Có nhiều trường phái
nghiên cứu về quản trị rủi ro, dưa ra những khái niệm về quản trị rủi ro rất khác nhau,
tiêu biể có thể kể đến một số quan điểm sau:
Một số tác giả cho rẳng quản trị rủi ro chỉ đơn thuần là đồng nghĩa với việc mua bảo
hiểm. Chỉ quản trị những rủi ro “thuần túy” , “những rủi ro có thể phân tán”, “những rủi
ro có thể mua bảo hiểm”.
Ngược lại trường phái mới cho rằng cần quản trị tất cả mọi loại rủi ro của tổ chức một
cách toàn diện. Theo quan điểm quản trị rủi ro toàn diện của Kloman Haimes cho rằng:
Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống
nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những
ảnh hưởng bất lợi của rủi ro. Tóm lại theo quan điểm mới: Quản trị rui ro là quá trình tiếp

cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện, liên tục và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm
soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất , mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của
rủi ro, đồng thời tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội thành công.
1.2.4. Một số rủi ro thường gặp
a. Rủi ro trong thanh toán
Là rủi ro xảy ra trong quá trình thanh toán như: Không chứng thực được khả năng thanh
toán của đối tác vì vậy khi hoàn thành hoàn thành hợp đồng đối tác khong thanh toán.
Chọn loại tiền thanh toán biến động thất thường và không ấn định tỷ giá hối đoái vì vậy
khi thanh toán phát sinh rủi ro. Rủi ro này cũng xảy ra có thể do nhân viên Công ty hay
nhân viên ngân hàng chưa có trình độ chuyên môn về thanh toán…
b. Rủi ro trong vận chuyển hàng hóa
Trong hoạt động sản xuất thương mại thì đây có thể coi là rủi ro có tần suất không nhỏ
đặc biệt là hiện nay khi điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, năng lực vận chuyển hàng hóa
còn nhiều yếu kém và thường phải đi thuê ngoài. Vì vậy rủi ro rất dễ xảy ra:
- Hàng hóa bị hư hại, suy giảm chất lượng trên đường vận chuyển do không được bảo
quản tốt. Đặc biệt là vận chuyển bằng đường bộ chịu ảnh hưởng rất lớn từ môi trường và
trang thiết bị chưa tốt
- Do ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên như thiên tai, bão lũ nên người vận chuyển
phải vứt bỏ hàng hoặc thời gian vận chuyển kéo dài hơn quy định trong hợp đồng. Những
11
SV: Lê Quốc Tú
Trường Đại Học Thương Mại Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp
thiệt hại này đều xảy ra trong các trường hợp bất khả kháng nên không thể kiện người
vận chuyển và những rủi ro đó đều thuộc về người mua phải chịu.
- Do không tìm hiểu kỹ về đơn vị vận tải nên người bán hoặc người mua thuê phải những
phương tiện vận tải không đảm bảo kỹ thuật, không đủ phương tiện hỗ trợ nên xảy ra tai
nạn trên đường đi.
c. Rủi ro về văn hóa
Sự khác biệt giữa nền văn hóa của các quốc gia, khu vực và vùng lãnh thổ làm tăng
các nguy cơ hiểu nhầm nhau, khó nắm bắt. Sự thay đổi thị hiếu, thói quen của người tiêu

dùng…do phong tục tập quán các vùng miền là khác nhau.
d. Rủi ro từ thiên nhiên
Các rủi ro thiên nhiên như bão, động đất, sóng thần xảy ra khi vận chuyển hàng từ nhà
cung cấp tới khách hàng. Nó có thể làm chậm thời gian giao hàng, gây hư hại hàng hóa,
thậm chí còn có thể gây mất trắng hàng hóa.
e. Rủi ro do biến động cung cầu giá cả thị trường
Trong thời buổi suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động xuất nhập
khẩu. Cung cầu thị trường có xu hướng giảm đặc biệt là các thị trường truyền thống như
Lào, Campuchia, các nước trong khối Đông Nam Á…
Sự biến động của cung cầu, giá cả có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Nếu không có biện pháp ứng xử hợp lý khi giá cả thay đổi thì sự thay đổi
của giá cả sẽ tác động đến lượng chi phí mỗi bên phải bỏ ra cung như lợi nhuận thu được
từ đó giá cả hàng hóa có thể ảnh hưởng đến ý muốn thực hiện hợp đồng của hai bên. Mặt
khác trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì sự biến động của cung cầu, giá cả hàng hóa
là không tránh khỏi, do đó các doanh nghiệp tham gia kinh doanh rất dễ gặp phải do giá
cả thay đổi.
Trong hoạt động kinh doanh doanh nghiệp có thể đối mặt với những rủi ro có nguyên
nhân từ sự biến động cung cầu giá cả hàng hóa: Người bán không giao hàng hoặc giao
hàng thiếu khi giá hàng hóa tăng lên sau khi ký hợp đồng. Nguyên nhân là do người bán
không gom đủ hàng hoặc chi phí người bán bỏ ra quá lớn so với lợi nhuận thu được, từ
đó người bán đưa ra quyết định không giao hàng hoặc giao hàng không đủ. Khi đó người
mua sẽ bị thiệt hại về nhiều mặt: Thiếu hàng để bán, mất thị phần do đối thủ cạnh tranh.
Nếu sau khi ký hợp đồng mà giá hàng hóa lại giảm đi so với giá ký hợp đồng. Người mua
12
SV: Lê Quốc Tú
Trường Đại Học Thương Mại Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp
sẽ gặp khó khăn trong tiêu thụ hàng hóa mua về bởi lợi nhuận thu về nhỏ hơn so với lợi
nhuận dự kiến, thậm trí có thể bị thua lỗ.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro trong Công ty TNHH
Thương mại và Xây dựng HOÀNG GIA.

1.3.1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
- Kinh tế:
Tình hình kinh tế có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động quản trị rủi ro của doanh nghiệp.
Kinh tế là động lực thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Kinh tế ảnh hưởng tới nhu
cầu tiêu dùngcủa người dân và các tổ chức
Một nền kinh tế hiện đại, ổn định không những làm giảm nguy cơ rủi ro xảy ra mà nếu
rủi ro xảy ra thì việc giảm thiểu cũng dễ dàng chuyên nghiệp và thủ tục nhanh gọn hơn.
Vì ở đây có những Công ty bảo hiểm lớn chuyên nghiệp và cách thức giải quyết đền bù,
khiếu nại nhanh chóng và chính xác hơn
- Các bạn hàng của doanh nghiệp:
Hoạt động quản trị rủi ro phụ thuộc lớn vào các đối tác như nhà cung cấp, nhà phân phối,
các khách hàng. Vì đây là một chuỗi mối quan hệ trong kinh doanh, là nơi các rủi ro xảy
ra và việc quản trị rủi ro trong doanh nghiệp cũng chỉ nhằm đáp ứng cho các sự cố xảy ra
ở đây. Nó phụ thuộc rất lớn về thông tin, thái độ hợp tác và khả năng triển khai đồng bộ
việc kiểm soát rủi ro từ họ. Một khi rủi ro xảy ra ở những môi trường này thì doanh
nghiệp thường liên kết với các đối tác này để tìm ra biện pháp hiện tại và tương lai. Tuy
nhiên nếu sự kết hợp và triển khai không hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ phải chọn giải
pháp mới là từ bỏ môi trường này.
- Khoa học – công nghệ:
Trong thời buổi hội nhập, phát triển thông tin thì khoa học- công nghệ đóng vai trò rất
lớn trong việc quản trị rủi ro trong kinh doanh. Đặc biệt là trong việc dự báo và ngăn
ngừa. Với sự xuất hiện của các trang thiết bị , phần mềm hiện đại về dự báo, phân tích
hiện đại giúp cho doanh nghiệp có thể suy đoán hay tránh né rủi ro có hiệu quả. Việc chia
sẽ thông tin mở và tương thích giữa các doanh nghiệp với nhau và với cả cơ quan chức
năng cũng làm cho việc quản trị rủi ro đạt hiệu quả cao hơn
Đồng thời nếu rủi ro xảy ra việc ứng dụng khoa công nghệ giúp doanh nghiệp có thông
tin kịp thời, đưa ra các giải pháp nhanh chóng nhằm giảm thiểu rủi ro xảy ra.
1.3.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
13
SV: Lê Quốc Tú

Trường Đại Học Thương Mại Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp
- Phương hướng phát triển của doanh nghiệp:
Phương hướng phát triển của doanh nghiệp thể hiện sự ưu tiên trong kinh doanh của
Công ty tới các bộ phận, các cách thức tiến hàng và việc chi tiêu của doanh nghiệp. Nếu
Công ty định hướng tốt thì việc quản trị rủi ro sẽ được quan tâm đúng đắn, đầu tư đúng
mức.
- Khả năng tài chính:
Tình hình tài chính Công ty càng tốt thì rủi ro xảy ra đối với một số hoạt động càng giảm.
Đặc biệt trong việc quản trị rủi ro chịu ảnh hưởng lớn của khả năng tài chính Công ty,
đặc biệt là trong khâu giảm thiểu rủi ro. Tài chính mà tốt mà mạnh thì giúp Công ty thực
hiện công cuộc quản trị rủi ro tốt hơn. Khi rủi ro xảy ra tài chính đóng vai trò lớn trong
khắc phục nhậu quả đặc biệt là các quỹ dự phòng rủi ro, giúp giảm thiểu hậu quả khôi
phục kinh doanh nhanh chóng, Tài chính cũng là cơ sở để doanh nghiệp triển khai các
quy trình, nhân lực cho việc quản trị rủi ro.
Tình hình tài chính còn phản ánh được các chi phí bỏ ra của hoạt động quản trị rủi ro,
cũng như đánh giá được giá trị mà nó mang lại trong quá trình hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
- Nguồn nhân lực của doanh nghiệp:
Quá trình quản trị rủi ro trong kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào khă năng, năng lực của
nhân viên đặc biệt là bộ phận chuyên trách về rủi ro. Nguồn nhân lực càng chuyên
nghiệp, có trình độ chuyên môn cao thì sẽ phát huy hiểu quả của công tác quản trị rủi ro
trong kinh doanh, trong hoạt động quản trị rủi ro con người đều là chủ thể trực tiếp thực
hiện các quy trình, giải pháp đưa ra.
Chương II. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO
TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG HOÀNG GIA.
14
SV: Lê Quốc Tú
Trường Đại Học Thương Mại Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp
2.1. Khái quát về Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng HOÀNG GIA.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

a. Tháng 11 năm 2004
Từ ngày 20-11-2004 Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng HOÀNG GIA được thành
lập, đề cử ông Nguyễn Tiến Phương làm giám đốc và lấy tên là Công ty TNHH Thương
mại và Xây dựng HOÀNG GIA. Với một cửa hàng đồng thời là văn phòng giao dịch tại
53/159 Pháo Đài Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội, Công ty chỉ có một giám đốc, 4
trưởng phòng, 15 nhân viên thị trường và 30 lao động phổ thông chuyên thực hiện các
công việc, xếp dỡ hàng hóa, cắt,v.v. Với lượng vốn chủ sở hữu ban đầu là 450.000.000,
nắm bắt được thị trường xây dựng có tiềm năng phát triển nên Công ty HOÀNG GIA đi
vào sản xuất mặt hàng bột bả mang thương hiệu MAXUM, có nhãn hiệu được HOÀNG
GIA lựa chọn.
b. Tháng 12 năm 2006
Trong thời gian sản xuất kinh doanh để có thể an toàn thì rủi ro phải được phân tán
đi kèm với mặt hàng chỉ lực do vậy Công ty sản xuất thêm các hàng tư liệu lao động, tư
liệu tiêu dùng khác, làm đại lý mua bán hàng hóa để có thể đem lại lợi nhuận cho Công
ty. Tuy nhiên vào thời điểm này để có thể tham gia một cách độc lập vào các quan hệ
kinh tế trên thị trường Công ty phải có tư cách pháp nhân, hơn nữa là để có thể huy
động vốn cho việc thực hiện chiến lược kinh doanh mà ông Phương đã đề ra.
Qua thời gian tìm hiểu và xây dựng chiến lược kinh doanh, cơ cấu sắp xếp một cách
cẩn thận về chiến lược Công ty, địa điểm kinh doanh.v.v để thành lập nên Công ty
TNHH Thương mại và Xây dựng HOÀNG GIA, Công ty được thành lập và hoạt động
theo luật doanh nghiệp và được quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thông qua vào ngày 25/12/2006. Công TNHH Thương mại và Xây dựng HOÀNG GIA
được UBND thành phố Hà Nội cấp giấy phép thành lập ngày thành lập được kế hoạch
và đầu tư Hà Nội cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh với các đặc trưng sau:
- Tên Công ty: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG HOÀNG GIA
- Tên tiếng Anh: Imperial Construction and Trading Company Limited (ICTI co., ltd)
- Trụ sở chính: 53/159 Pháo Đài Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội
- Điện thoại: 043.7754.937 Fax: 043.7754.938
15
SV: Lê Quốc Tú

Trường Đại Học Thương Mại Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp
- Tài khoản: 123.10.0000.529.3.6 Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Chi nhánh
Quang Trung, Hà Nội
c. Từ năm 2006 đến nay
Sau gần mười năm thực hiện chiến lược ổn định và phát triển từ đầu Công ty TNHH
Thương mại và Xây dựng HOÀNG GIA ngày nay đã trưởng thành và vững mạnh hơn.
Bên cạnh những thành tựu và kết quả đạt được cũng chi ra những thiếu sót và khuyết
điểm làm phát sinh những vấn đề phức tạp mới, cần có chủ trương và biện pháp giải
quyết đúng đắn nhằm đảm bảo định hướng phát triển của Công ty.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức.
Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng HOÀNG GIA là một Công ty có quy mô vừa do
đó việc tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty đơn giản.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng HOÀNG GIA được
biểu diễn qua sơ đồ sau:
Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH Thương mại
và Xây dựng HOÀNG GIA.
PGĐ kinh doanh và tiếp thị

PGĐ tài chính và IT
PGĐ sản xuất
PGĐ nhân sự
(Nguồn: Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng HOÀNG GIA ).
Nhiệm vụ, chức năng của từng bộ phận:
16
SV: Lê Quốc Tú
Trường Đại Học Thương Mại Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp
- Giám đốc: Là người có quyền lực cao nhất trong Công ty, là người chỉ đạo, điều hành
mọi hoạt động của Công ty. Đồng thời là người đại diện pháp nhân của Công ty, chịu
mọi trách nhiệm trước Công ty và pháp luật về hoạt động của Công ty.
- Phó giám đốc kinh doanh và tiếp thị: Được giám đốc chỉ định và đề nghị bộ chủ

quản ra quyết định. Phó giám đốc phụ trách kinh doanh giúp giám đốc chỉ đạo phòng
kế hoạch, cùng phòng kế hoạch lập các kế hoạch sản xuất.
- Phó giám đốc tài chính và IT: Là người chuyên về hoạch toán các khoản chi tiêu, chi
trả các tài sản và quy trình sản xuất kinh doanh của Công ty trong từng giai đoạn từ
đó lập thành báo cáo tài chính, xây dựng các kế hoạch tài chính.
- Phó giám đốc sản xuất: Là người chuyên về lĩnh vực sản xuất sơn trong Công ty. Là
người được giám đốc chỉ định giám sát và theo dõi khâu sản xuất của Công ty.
- Phó giám đốc nhân sự: Là người chuyên về mảng tuyển dụng nhân sự trong Công ty.
• Ngành nghề sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Ngành nghề sản xuất kinh doanh:
- Sản xuất bột bả, sơn cao cấp trong kiến trúc
- Sản xuất, kinh doanh các mặt hàng vật liệu xây dựng dân dụng, công nghiệp
- Sản xuất bao bì, in ấn bao bì và các dịch vụ liên quan đến in ấn;
- Xuất nhập khẩu vật liệu xây dựng;
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng mà Công ty kinh doanh;
- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa;
- Đại lý giao nhận vận tải;
- Dịch vụ giao nhận vận chuyển hành khách, vận tải bằng ô tô;
- Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và hỗ trợ đào tạo trong lĩnh vực đấu thầu, quản lý dự án,
đầu tư, quản trị doanh nghiệp, thương mại, thương mại điện tử, xuất nhập khẩu;
- Tư vấn đấu thầu, quản lý, tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp, tư vấn trong lĩnh vực thương
mại, thương mại điện tử;
- Sản xuất sảm phẩm sơn MAXUM: MAXUM PUTTY; MAXUM WATER PROO CT 9A…
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong các năm gần đây.
Bảng 2.2. Trích báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2010;
2011 và chín tháng đầu năm 2012
Đơn vị: triệu đồng
stt Chỉ tiêu 2010 2011
2012 So sánh 2010-
2011

So sánh 2011-2012
(1) (2) (5) (4) (3) Tuyệt
đối
Tỉ trọng
%
Tuyệt
đối
Tỷ trọng
%
1 Doanh thu BH và
cung cấp DV
2.263 2.285
3.419 22 100,97% 1134 149,63%
2 Doanh thu thuần 2.263 2.285 3.419 22 100,97% 1134 149,63%
17
SV: Lê Quốc Tú
Trường Đại Học Thương Mại Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp
về BH và cc DV
3 Giá vốn hàng bán 1.614 1.418 1.635 (196) 87,85% 217 115,3%
4
LN gộp về BH và
cung cấp DV
649 867
1.785 218 133,59% 918 205,88%
5 DT hoạt động TC 65 509 702 444 783,08% 193 137,92%
6 Chi phí tài chính 102 363 438 261 355,88% 75 120,66%
7 CF quản lí KD 572 466 1.215 (106) 8,04% 749 260,73%
8. LNHĐKD 39 38 132 (1) 97,44% 94 347,37%
9 Thu nhập khác 4 84 4 100% 80 2100%
10 Chi phí khác 12 5 12 100% (7) 41,66%

11 Lợi nhuận khác (8) 79 (8) 100% 87 987,5%
12 Tổng LNTT 39 30 211 (9) 76,92% 181 703,33%
13 CPTTNDN 9 8 53 (1) 88,89% 45 662,5%
14 LNST 31 23
159 (8) 74,19% 136 691,3%
(Nguồn: Từ phòng kế toán)
Nhận xét:
- Doanh thu tăng dần qua các năm cụ thể năm 2011 tăng 22 triệu so với năm 2010;
năm 2012 tăng 1134 triệu đồng.
- Do đây là Công ty thuộc lĩnh vực sản xuất thương mại nên chi phí chịu tác động rất lớn
từ môi trường kinh doanh, thị trường cũng như tùy vào từng thời vụ, cụ thể: chi phí
tài chính năm 2011 tăng 261 triệu đồng so với năm 2010; năm 2012 tăng 75 triệu
đồng. Chi phí quản lý kinh doanh năm 2011 giảm 106 triệu đồng; năm 2012 tăng 749
triệu đồng.
- Lợi nhuận năm 2011 bị chững lại so với năm 2010 và tăng vọt vào năm 2012, cụ thể:
lợi nhuận trước thuế năm 2011 giảm 9 triệu đồng so với năm 2010, năm 2012 tăng
181 triệu đồng so với năm 2011.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp được tính như sau:
Thuế thu nhập doanh nghiệp= Lợi nhuận trước thuế *25%
Vậy nên thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ chịu tác động của lợi nhuận trước thuế năm
tính thuế.
2.2. Thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH Thương mại và Xây
dựng HOÀNG GIA.
2.2.1. Đánh giá chung về công tác quản trị rủi rotrong Công ty TNHH Thương mại và
Xây dựng HOÀNG GIA.
 Thực trạng công tác quản trị rủi ro
18
SV: Lê Quốc Tú
Trường Đại Học Thương Mại Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp
Qua kết quả điều tra cho ta thấy là: chỉ có 20% người được hỏi đánh giá công

tác quản trị rủi ro của Công ty là tốt, 70% đánh giá bình thường, 10% là chưa tốt.
Như vậy hoạt động quản trị rủi ro của Công ty là chưa tốt. Ngoài ra 100% người
được điều tra cho biết Công ty chưa có quy trình thực hiện quản trị rủi ro nhưng đã
thực hiện hoạt động kiểm soát rủi ro, 80% cho biết Công ty đã thực hiện phân tích
rủi ro, 10% cho rằng Công ty đã đo lường rủi ro, Công ty chưa có hoạt động nhận
dạng rủi ro cụ thể. Về những khó khăn Công ty đang gặp phải thì 100% người được
điều tra cho rằng những khó khăn mà Công ty đang gặp phải gồm:
- Thiếu nguồn tài chính
- Phương tiện kĩ thuật nghèo nàn, lạc hậu
- Thiếu kinh nghiệm trong công tác quản trị rủi ro
- Năng lực của CBCNV còn hạn chế
Qua kết quả tổng hợp phiếu điều tra có bảng sau:
Bảng 2.3. Bảng đánh giá những vấn đề yếu kém của Công ty hiện nay
Nội dung Thứ tự yếu kém
Trung
bình
Mức độ
Nhận thức, thái độ của nhà quản trị về công tác QTRR 3.3 4
Ý thức của người điều khiển phương tiện 4.7 5
Điều kiện kỹ thuật, công nghệ( phương tiện vận tải, công cụ
quản lý)
3 2
Điều kiện tự nhiên 2.8 1
Khả năng tài chính 3.2 3
( Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
(Chú thích: Mức độ 1 là quan trọng nhất, 5 là ít quan trọng nhất)
Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy khó khăn lớn nhất của Công ty là khả năng đối phó
với thời tiết, tiếp đến là điều kiện phương tiện kỹ thuật, phương tiện nghèo nàn lạc
hậu, và nguyên nhân quan trọng thứ ba là khả năng tài chính của Công ty còn nhiều
hạn chế. Về mặt nhận thức thái độ của ban lãnh đạo và CBCNV trong Công ty được

đánh giá là tốt, đặc biệt là ý thức người tham gia điều khiển phương tiện.
 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro
19
SV: Lê Quốc Tú
Trường Đại Học Thương Mại Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp
- Môi trường thiên nhiên: Các vụ bão lũ trong những năm gần đây đang đem lại
cho Công ty không biết bao nhiêu là khó khăn, trong năm 2011 Công ty đã hứng
chịu bốn trường hợp rủi ro xuất phát từ môi trường thiên nhiên, tổng thiệt hại
ước tính là 447,3 triệu đồng bao gồm cả chi phí sửa chữ phương tiện và chi phí
tái tạo hàng hóa bị hỏng.
- Đối thủ canh tranh: là các doanh nghiệp mới thành lập như: sơn HỒNG HÀ, SƠN
VIỆT NHẬT…sau khi thành lập thì các doanh nghiệp mới này đã chiếm một
lượng thị phần trên thị trường , điều này làm cho doanh thu của Công ty giảm
sút và thị phần của Công ty cũng giảm xuống mất 2%.
- Nhà cung cấp: trong 3 năm gần đây tình hình nhà cung cấp cấp của Công ty là
tương đối ổn, nhưng không có nghĩa là Công ty không chịu rủi ro nào từ nhà
cung cấp, thống kê cho thấy năm 2010 khi Công ty mới bước chân ra khỏi cuộc
khủng hoảng kinh tế thế giới thì Công ty đã chịu biết bao là khó khăn trong việc
lựa chọn nhà cung cấp chính cho Công ty, trong khoảng thời gian 6 tháng đầu
năm 2010 thì doanh thu của Công ty không hề tăng, lí do là vì Công ty phải bỏ
lượng vốn quá nhiều vào việc tìm nguồn hàng phù hợp và chất lượng.
- Nguồn nhân lực của doanh nghiệp: năm 2012 chứng kiến sự ra đi của 2 bậc tiền
bối trong Công ty, đây là một sự mất mát to lớn đối với Công ty về mặt tinh thần
và kinh nghiệm. Những rủi ro như thế này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến haotj động
kinh doanh của doanh nếu như doanh nghiệp không chủ động trong công tác
tuyển dụng cũng như đào tạo nhân viên thật tốt.
2.2.2. Một số rủi ro kinh doanh thường gặp trong Công ty TNHH Thương mại và Xây
dựng HOÀNG GIA.
Bảng 2.4. Kết quả đánh giá mức độ ảnh hưởng của các rủi ro ảnh hưởng đến
hoạt động kinh doanh.

Rủi ro
Mức độ ảnh hưởng
Rất ảnh rất
nhiều
Ảnh hưởng
nhiều
Ít ảnh hưởng
Số
phiếu
%
Số
phiếu
%
Số
Phiếu
%
Rủi ro do thiếu nguyên liệu 2/15 13,4 5/15 33,3 8/15 53,3
20
SV: Lê Quốc Tú
Trường Đại Học Thương Mại Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp
Rủi ro do vận chuyển bằng oto
(do tai nạn, do thiếu nhiên liệu…)
10/1
5
80 3/15 20 2/15 13,4
Rủi ro từ đối thủ cạnh tranh mới 8/15 53,3 4/15 26,7 3/15 20
Rủi ro do thông tin sai lệch 4/15 26,7 6/15 40 5/15 33,3
(Nguồn: Sinh viên tự điều tra)
Nhận xét: Qua điều tra cho thấy, rủi ro xuất phát từ việc vận chuyển bằng ô tô của
Công ty được đánh giá là quan trọng nhất với 80% số nhận viên được điều tra cho

rằng có ảnh hưởng rất nhiều; rủi ro xuất phát từ việc thiếu nguyên liệu được đánh giá
là ít quan trọng nhất với 53.4% số nhân viên nhận định là ít quan trọng, qua đây
chúng ta cũng thấy được công tác quản trị nguồn hàng của Công ty là tương đối tốt.
Ngoài ra, Công ty còn vấp phải một số rủi ro khác như là rủi ro từ đối thủ cạnh tranh,
rủi ro do thông tin sai lệch. Rủi ro từ đối thủ cạnh tranh bao hàm cạnh tranh về khách
hàng, nguồn hàng, thị trường… Qua điều tra cho thấy, đối thủ cạnh tranh cũng đem
đến không ít rủi ro cho Công ty với 53,3% số nhân viên được điều tra cho rằng có ảnh
hưởng rất nhiều, nhất là trong điều kiện nền kinh tế đang suy thoái như hiện nay thì
việc Công ty có nhiều đối thủ trên thị trường đã và đang đem lại cho Công ty không ít
rủi ro và cũng rất nhiều cơ hội để nâng cao vị thế. Bên cạnh đó Công ty còn phải đối
mặt với rủi ro đến từ nguồn cung cấp thông tin, rủi ro chính là thông tin bị sai lệch
làm cho các quyết định của Công ty không được toàn vẹn và không đạt hiệu quả cao
nhất.
- Rủi ro do thiếu nguyên liệu:
Năm 2010 Công ty đã phải chịu hai lần rủi ro do việc thiếu hụt nguyên liệu để sản
xuất, nguyên nhân là do công tác dự trữ hàng hóa của Công ty còn non kém, thứ hai là
do năm 2010 là năm mà Công ty vừa mới bước ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế nên
Công ty đang còn gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn nhà cung cấp cũng như thực
hiện việc thu mua nguyên liệu. Việc thiếu nguyên liệu để sản xuất đã ảnh hưởng rất
lớn đến công tác kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt trong năm 2010, khi xảy ra 2
vụ thiếu nguyên liệu thì hậu quả là đã làm cho Công ty mất một khoản tiền mặt chừng
400 triệu đồng, và lớn hơn nữa là Công ty đã để tuột mất cơ hội kinh doanh của chính
mình vào tay đối thủ cạnh tranh.
21
SV: Lê Quốc Tú
Trường Đại Học Thương Mại Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp
Nguyên liệu được Công ty nhập về là các dòng sơn cao cấp, bột bả Maxum… đều là
những dòng sơn hiếm, và cao cấp trên thị trường, vì vậy khi Công ty chịu rủi ro trong
năm 2010 thì Công ty đã phải bù lỗ một khoản khá nặng để thu mua sơn giá cao của
các doanh nghiệp khác và điều này làm cho doanh thu của Công ty bị suy giảm.

- Rủi ro do tai nạn trong vận chuyển bằng ô tô:
Trong năm 2011 là năm mà Công ty phải gánh chịu tổn thất nhiều nhất do xảy ra
nhiều vụ tai nạn xẩy ra, tổng thiệt hại mà Công ty phải gánh chịu ước tính là 447,3
triệu đồng, một con số rất lớn đối với Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng HOÀNG
GIA.
Ngoài ra, khi ô tô vận chuyển chịu rủi ro thì Công ty còn phải chịu tổn thất về hàng
hóa, ô tô gặp nạn nên không thể tránh khỏi tình trạng hàng hóa trên xe bị đổ vỡ, thống
kê cho thấy năm 2011 Công ty đã phải chi ra 216,8 triêu đồng tiền khắc phục hàng hóa
bị hỏng, và phải đền bù hợp đồng cho bên nhận hàng vì sự cố xảy ra.
- Đối thủ cạnh tranh mới
Năm 2012,Công ty đã chịu áp lực rất lớn từ các đối thủ cạnh tranh mới nổi lên trên
thị trường, những doanh nghiệp mới có ảnh hưởng đến thị trường kinh doanh của
Công ty như: Công ty sơn DIPCO, Sơn Hồng Hà,Công ty HANCI…là những đối thủ cạnh
tranh mới rất giàu tiềm năng nên đây là một điều đáng lo ngại cho cả Công ty. Thống
kê cho thấy năm 2012 thị trường sơn của Công ty đã bị sụt giảm nghiêm trọng, từ
35% thị phần trên thị trường thì giờ chỉ còn 33% thị phần, qua đây chúng ta có thể
thấy đối thủ cạnh tranh mới là một nguy cơ rủi ro khá quan trọng đối với Công ty.
- Rủi ro do thông tin sai lệch
Trong công việc thì khó có thể tránh khỏi tình trạng nhầm lẫn, nguyên nhân chủ yếu là
do áp lực công việc quá lớn, hay một phần là do công nghệ kỹ thuật của Công ty còn
non kém nên dẫn đến việc thông tin được truyền đạt không đúng mục đích sử dụng,
hay là thông tin bị sai. Trong 3 năm qua số lần Công ty phải chịu rủi ro do thông tin bị
sai lệch cũng khá nhiều, thống kê cho thấy đã có nhiều hơn 3 lần Công ty phải chịu loại
rủi ro này, tổn thất mà rủi ro này mang lại cũng không hề nhỏ, đặc biệt trong năm
2011 khi Công ty vấp phải một rủi ro do thông tin sai lệch đó là việc tổ sản xuất nhận
sai quyết định của giám đốc về việc sản xuất và cung ứng sản phẩm sơn “MAXUM
22
SV: Lê Quốc Tú
Trường Đại Học Thương Mại Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp
MATT INTERIOR”, thì bộ phận sản xuất lại sản xuất sản xuất sản phẩm sơn “MAXUM 4

IN 1 INTERIOR”đến khi giao cho khách hàng thì bị khách hàng trả lại và Công ty phải
chịu khoản bồi thường do không giao hàng đúng hẹn, cộng với việc phải sản xuất lại
loại sơn “MAXUM MATT INTERIOR” để cung ứng cho khách hàng, tổng thiệt hại được
ước tính trên 400triệu đồng.
Hiện tại, mặc dù công tác quản trị rủi ro đang ngày một được quan tâm nhưng
hoạt động quản trị rủi ro của Công ty tồn tại không chính thức hay nói cách khác là
Công ty không có một phòng hay bộ phận chuyên trách về vấn đề này. Do đặc trưng
riêng của Công ty là áp dụng cơ chế khoán do vậy ở mỗi phòng kinh doanh khi thực
hiện một thương vụ nào đó thi bản thân người kí hợp đồng cùng với phòng kinh
doanh đấy sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về hợp đồng đó. Và các biện pháp đưa
ra mang tính riêng lẻ và thường được dùng riêng cho mỗi dự án.
Phỏng vấn 5 nhà quản trị cấp cao của Công ty với cùng một câu hỏi theo ông
(bà) có hiện tại Công ty có cần thiết thành lập bộ chuyên trách về rủi ro không? Và
hạn chế hiện nay của Công ty về vấn đề này như thế nào?
Kết quả cho thấy 4/5 nhà quản trị tức là 80% đều trả lời rất cần thiết và 1/5 nhà quản
trị cho rằng chưa cần thiết. Các nhà quản trị đều cho rằng việc thành lập bộ phận
chuyên trách về ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro của Công ty là cấp thiết, phù hợp đặc
biệt trong tình hình hiện tại.
Tuy nhiên 5 nhà quản trị cũng cho rằng hiện nay Công ty còn hạn chế về nhân lực
quản trị rủi ro, vì hầu hết các nhân viên xử lý rủi ro từ trước tới nay là của các phòng
dự án, tài chính chứ chưa qua trường lớp đào tạo nào. Nếu thành lập được bộ phận
chuyên trách về rủi ro thì Công ty sẽ áp dụng quy trình ngăn ngừa và giảm thiểu rủi
ro một cách khoa học và hiệu quả hơn.
Hình 2.5. Số nhân lực phụ trách các vấn đề rủi ro các năm gần đây
(Nguồn sinh viên điều tra)
Những năm qua theo số liệu của phòng nhân sự thì số nhân lực phụ trách về rủi
ro các năm gần đây thuộc nhiều phòng ban khác nhau, chủ yếu hoạt động cùng nhau
23
SV: Lê Quốc Tú
Trường Đại Học Thương Mại Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp

khi có hợp đồng liên quan. Qua số liệu điều tra cho thấy công tác nhân lực cho rủi ro
đang được quan tâm số nhân viên phụ trách trong các năm ngày càng tằng năm 2006
số nhân viên làm về rủi ro là 1 người, đến năm 2010 là 3 người và năm 2011 tăng lên
5 người. Trong khí đó số nhà quản trị phụ trách về rủi ro cũng tăng lên 2008 chưa có
nhà quản trị về rủi ro, năm 2009 là 1 người và năm 2011 là 2 người. Đây là những con
số đáng mừng để Công ty tiến hành thành lập bộ phận chuyên trách về rủi ro trong
thời gian tới.
2.2.2. Quy trình quản trị rủi ro tại Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng HOÀNG
GIA.
Ban lãnh đạo Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng HOÀNG GIA do nhận thức
được tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro nên đã có những chiến lược, chính
sách và hành động cụ thể nhằm hạn chế rủi ro, tổn thất có thể xảy ra và giảm tới mức
tối đa những thiệt hại tổn thất khi rủi ro đã xảy ra thông qua các hoạt động kiểm soát
và tài trợ rủi ro.
 Một số hoạt động quản trị rủi ro Công ty đã làm và đang thực hiện gồm:
a) Công tác nhận dạng rủi ro
Công ty đã tiến hành nhận dạng rủi ro bằng phương pháp nghiên cứu số lượng tổn
thất trong quá khứ. Thông tin về rủi ro được Công ty lưu trữ hàng năm trong sổ sách
kế toán, bằng cách tham khảo hồ sơ được lưu trữ về các tổn thất trong quá khứ,
thông qua việc phân tích các số liệu thống kê, ban lãnh đạo Công ty tìm ra được
nguyên nhân biết được thời điểm, biết được vị trí, biết được đặc điểm của mỗi tổn thất
trong quá khứ từ đó dự báo những mối hiểm họa, những nguyên nhân, những nguy cơ
rủi ro và cả những chi phí tổn thất. tuy nhiên công tác nhận dạng rủi ro không chỉ
dừng lại ở việc nhận dạng khi rủi ro đã xảy ra, Công ty cần phải nhận dạng rủi ro bằng
nhhiều phương pháp khác nhau. Đặc biệt Công ty chưa tiến hành nhận dạng rủi ro
theo những cơ sở chủ yếu như lý thuyết về quản trị rủi ro như căn cứ các mối hiểm
họa, mối nguy hiểm, nguy cơ rủi ro; căn cứ nguồn gốc rủi ro; căn cứ đối tượng rủi ro.
Phỏng vấn 5 nhà quản trị cấp cao trong Công ty với cùng một câu hỏi “Xin ông(bà)
vui lòng cho biết nguồn gốc của những rủi ro Công ty gặp phải thường xuất phát từ
đâu?”.

24
SV: Lê Quốc Tú
Trường Đại Học Thương Mại Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp
Kết quả cho thấy 3/5 nhà quản trị cấp cao tức là 60% cho rằng rủi ro Công ty gặp phải
trong ba năm qua chủ yếu xuất phát từ các nguồn ngốc:
- Từ môi trường thiên nhiên: bão lốc, lũ lụt,…
- Từ môi trường bên trong của Công ty: công cụ sản xuất, trình độ lao động…
Công ty đã sử dụng nguồn thông tin có chất lượng từ các cuộc điều tra thường
niên, từ các đối thủ cạnh tranh của Công ty, hay chính từ các bản báo cáo tổn thất của
rủi ro các năm trước để từ đó Công ty tiến hành nhận dạng rủi ro trong thời gian tới.
Trên thực tế Công ty hầu như chỉ phải đối mặt với nguy cơ xảy ra rủi ro và tổn thất về
tài sản, qua 3 năm không có tổn thất về người và trách nhiệm pháp lí. Cụ thể là:
- Công ty bị thiệt hại về tài sản bao gồm: hỏng hàng hóa(sơn), bị hỏng phương tiện, mất
chi phí để sửa chữa.
- Phương tiện bị hỏng phải sửa chữa và không thể vận chuyển hàng đến cho khách hàng
được, điều này làm cho Công ty mất đi một số cơ hội làm ăn cũng như phải chịu chi phí
thuê phương tiện khác để đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh được liên tục.
- Tuy xảy ra tai nạn nhưng Công ty không bị thiệt hại về nhân lực.
Yếu kém trong công tác nhận dạng rủi ro chính là công cụ nhận dạng của Công ty
còn thô sơ, chưa áp dụng các tiến bộ của khoa học vào công tác nhận dạng mà chủ yếu
Công ty cử người đi điều tra tình hình, rồi thống kê trong các hồ sơ lưu trữ để từ đó
đưa ra các nhận định về rủi ro trong thời gian tới. Điều này lí giải tại sao hằng năm
Công ty đều mất một khoản khá lớn cho công tác nhận dạng rủi ro, thống kê cho thấy
Công ty đã bỏ ra hơn 100 triệu đồng để thực hiện công việc này.
b) Phân tích rủi ro
Công ty cũng đã tiến hành phân tích những nguyên nhân gây ra rủi ro bằng việc
phân tích các mối hiểm họa như sự bất thường của thiên nhiên, thời tiết, điều kiện kĩ
thuật, phương tiện…ngoài ra Công ty cũng tiến hành phân tích những tổn thất đã đo
lường được trong quá khứ để từ đó lựa chọn được những phương pháp phòng tránh
thích hợp.

Từ các rủi ro xảy ra đối với Công ty trong ba năm qua, thì Công ty đã thu thập, thống
kê để từ đó làm rõ nguyên nhân rủi ro và phân tích các tổn thất xảy đến với Công ty.
Qua các dữ liệu thứ cấp thu được cho thấy các vụ tai nạn, rủi ro mà Công ty gặp phải
chủ yếu là do công cụ sản xuất quá lỗi không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất của
doanh nghiệp.
25
SV: Lê Quốc Tú

×