Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

Hoàn thiện công tác kiểm soát tại công ty TNHH thương mại công nghệ HDC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.75 KB, 59 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành khóa luận này em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ
phía nhà trường, thầy cô và các cô chú, anh chị trong công ty TNHH thương mại
công nghệ HDC. Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn tới nhà trường vì đã cung cấp
cho em kiến thức về chuyên ngành quản trị doanh nghiệp, cũng như tạo điều kiện
cho em có thời gian tiếp cận thực tế.
Đặc biệt là lời cảm ơn chân thành tới Thạc Sĩ Phương Thanh Thanh trong thời
gian viết khóa luận em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của cô. Cô đã giúp đỡ
em rất nhiều trong việc bổ sung và hoàn thiện những kiến thức, lý thuyết còn thiếu
để em hoàn thành khóa luận này.
Qua đây, em cũng xin được gửi lời cảm ơn tới Quý công ty TNHH thương mại
công nghệ HDC, đặc biệt là các cô chú, anh chị trong phòng kinh doanh đã giúp em
tiếp cận với thực tế, thu thập tài liệu, gặp gỡ các phòng ban để tìm hiểu thực tế tình
hình hoạt đông cũng như quá trình phát triển của công ty, em đã được cung cấp
những tài liệu quý báu giúp cho việc hoàn thành khóa luận này.
Tuy nhiên do thời gian, điều kiện có hạn và do cách tiếp cận còn hạn chế về kiến
thức và kinh nghiệm nên bài khóa luận không tránh khỏi những khiếm khuyết, em
rất mong nhận đuợc sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để khóa luận được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 3 tháng 5 năm 2013
SV: NGUYỄN THỊ HÀ - K45A1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
Sinh viên
Nguyễn Thị Hà
MỤC LỤC
SV: NGUYỄN THỊ HÀ - K45A1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ


SV: NGUYỄN THỊ HÀ - K45A1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước hiện nay, cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp diễn ra ngày càng gay gắt và khốc liệt. Vì vậy để có thể tồn
tại và phát triển, mọi doanh nghiệp phải hoàn toàn chủ động trong hoạt động sản
xuất kinh doanh, tự quyền quyết định và chịu mọi kết quả từ hoạt động kinh doanh
của mình. Mặt khác mỗi doanh nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân, để
đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đòi hỏi các doanh nghiệp chú
trọng đến thực trạng và xu thế động của môi trường kinh doanh trong nước và trong
khu vực. Môi trường kinh doanh ngày càng được mở rộng, tính chất cạnh tranh
ngày càng mạnh mẽ,đòi hỏi doanh nghiệp phải biết nắm thời cơ, cơ hội kinh doanh
dám đương đầu với những thử thách, dám mạo hiểm và chủ động đối phó với những
rủi ro để từ đó có chỗ đứng trên thị trường và từng bước khẳng định mình. Kiểm
soát trong kinh doanh là một công cụ để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu của
doanh nghiệp trong đó tối đa hóa lợi nhuận là một mục tiêu hàng đầu, kiểm soát
đóng vai trò rất lớn và ảnh hưởng đến thành bại của doanh nghiệp.
Công ty TNHH thương mại công nghệ HDC là một doanh nghiệp chuyên hoạt
động trong lĩnh vực dịch vụ mạng viễn thông Mobifone, sản xuất, sửa chữa đồ điện
tử, điện thoại, kinh doanh văn phòng phẩm - phục vụ nhu cầu thiết yếu của con
người. Trong tương lai lĩnh vực viễn thông và điện tử gắn liền với sự phát triển của
đất nước, con người ngày càng hiện đại thì nhu cầu các dịch vụ này càng nhiều hơn.
Chính vì thế để hoạt động kinh doanh của Công ty đạt được kết quả cao thì Công
ty cần phải xây dựng được một hệ thống kiểm soát phù hợp, đáp ứng được mục tiêu
phát triển toàn diện của doanh nghiệp.
Nhận thức tầm quan trọng của công tác kiểm soát trong doanh nghiệp cùng với
những khó khăn của Công ty TNHH Thương mại công nghệ HDC, em đã chọn đề
tài “Hoàn thiện công tác kiểm soát tại Công ty TNHH Thương mại công nghệ
HDC” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. Qua đề tài em hy vọng có thể đóng góp

được phần nào vào nâng cao công tác kiểm soát nói riêng và quản trị nói chung của
Công ty.
SV: NGUYỄN THỊ HÀ - K45A1 4
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Đây là một đề tài mang tính thực tiễn cao, phù hợp với mục đích và định hướng
phát triển của công ty TNHH thương mại công nghệ HDC.
Đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về việc hoàn thiện công tác kiểm
soát trong doanh nghiệp như:
- Luận văn tốt nghiêp: “Hoàn thiện công tác kiểm soát tại công ty TNHH nội
thất Thành Phát” của sinh viên Nguyễn Xuân Thái, đại học Thương Mại. Luận văn
chủ yếu nói về thực trạng công tác kiểm soát nhân sự tại công ty TNHH nội thất
Thành Phát. Chưa đi sâu vào nghiên cứu công tác kiểm soát bán hàng trong công ty.
Và đưa ra các biện pháp để hoàn thiện công tác kiểm soát nhân sự tại công ty.
- Luận văn tốt nghiệp: “ Hoàn thiện công tác kiểm soát của xí nghiệp may xuất
khẩu Thanh Trì Hapro” của sinh viên Mai Quang Tuấn, Đại học Thương Mại. Luận
văn đi sâu vào vấn đề thực trạng công tác kiểm soát trong doanh nghiệp và đặc biệt
đi sâu vào công tác kiểm soát hoạt động xuất khẩu tại công ty. Đưa ra các biện
pháp nhằm hoàn thiện hoạt đông kiểm soát và kiểm soát xuất khẩu trong Xí nghiệp
may Thanh Trì Hapro.
- Luận văn tốt nghiệp “Hoàn thiện công tác kiểm soát bán hàng tại công ty
TNHH sản xuất và thương mại tổng hợp Cao Sơn” của sinh viên Nguyễn Thị Hồng
Huyền, Đại học Thương Mại. Đề tài đưa ra thực trạng công tác kiểm soát bán hàng
tại doanh nghiệp và các biện pháp để hoàn thiện công tác kiểm soát bán hàng. Tuy
nhiên vẫn còn nhiều hạn chế về nhận thức các vấn đề và chưa giải quyết triệt để các
vấn đề đưa ra.
Trong công ty TNHH thương mại công nghệ HDC, việc hoàn thiện công tác
kiểm soát là việc vô cùng cấp bách nhằm nâng cao các chức năng quản trị, giúp
doanh nghiệp đi đúng định hướng kinh doanh và phát triển bề vững. Nên đề tài
nghiên cứu : “Hoàn thiện công tác kiểm soát tại công ty TNHH thương mại công

nghệ HDC” là một đề tài đúng đắn và cần thiết.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận, nội dung và công tác kiểm soát trong doanh
nghiệp.
SV: NGUYỄN THỊ HÀ - K45A1 5
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
Từ đó phân tích và đánh giá thực trạng công tác kiểm soát của Công ty TNHH
Thương mại công nghệ HDC. Phân tích và đánh giá thực trạng công tác kiểm soát bán
hàng và đội ngũ nhân viên bán hàng tại công ty TNHH thương mại công nghệ HDC.
Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát của Công ty
TNHH Thương mại công nghệ HDC
4. Phạm vi nghiên cứu
Do giới hạn về thời gian và điều kiện nghiên cứu nên khoá luận chủ yếu tập trung
nghiên cứu về hoạt động kiểm soát trong doanh nghiệp, các căn cứ, nội dung, công
tác kiểm soát trong doanh nghiệp, việc nghiên cứu các nội dung của kiểm soát được
đặt trong tổng thể môi trường kinh doanh của doanh nghiệp đảm bảo tính khách
quan và thực tiễn của quá trình nghiên cứu.
Về không gian: Đề tài giới hạn nghiên cứu tại công ty TNHH thương mại công
nghệ HDC.
Về thời gian: nghiên cứu thực trạng công tác kiểm soát tại công ty, số liệu sử
dụng trong khoảng 3 năm tư 2010 đến 2012. Nguồn số liệu được cung cấp tại phòng
hành chính nhân sự và phòng kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại công
nghệ HDC. Các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát đưa ra áp dụng cho công ty
trong thời gian từ nay đến 2017.
Về nội dung: Nghiên cứu công tác kiểm soát nói chung và thực trạng công tác
kiểm soát, kiểm soát bán hàng trong công ty TNHH thương mại công nghệ HDC và
đề xuất các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kiểm soát tại công ty
TNHH thương mại công nghệ HDC.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp duy vật lịch sử làm cơ sở để dưa ra hệ thống kiểm soát lâu dài về

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đòi hỏi phải nghiên cứu đầy đủ, toàn diện
các yếu tố của môi trường kinh doanh bên ngoài cũng như bên trong doanh nghiệp
để nhận ra xu thế tất yếu của doanh nghiệp trên thị trường.
Phương pháp cụ thể: Phương pháp điều tra, phương pháp phỏng vấn để trình bày
kết quả nghiên cứu cụ thể, rõ ràng. Phương pháp thu thập thông tin qua phân tích tài
liệu, việc tiến hành các nghiên cứu thu thập các tài liệu có liên quan như là: giáo
SV: NGUYỄN THỊ HÀ - K45A1 6
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
trình, sách báo, tạp chí, các thông tin đại chúng và các báo cáo hoạt động kinh
doanh của công ty trên cơ sở đó tổng hợp, so sánh, phân tích và rút ra kết luận.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, khóa
luận chia làm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về công tác kiểm soát trong doanh
nghiệp
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng công tác kiểm soát tại công ty
TNHH thương mại công nghệ HDC
Chương 3: Đề xuất và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát tại công ty
TNHH thương mại công nghệ HDC
SV: NGUYỄN THỊ HÀ - K45A1 7
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT
TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 Các khái niệm có liên quan
1.1.1 Khái niệm quản trị và các chức năng quản trị trong doanh nghiệp
Khái niệm quản trị: Quản trị là hoạt động nhằm đạt được mục tiêu một cách có
hiệu quả bằng sự phối hợp các hoạt động của những người khác thông qua hoạch
định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các nguồn lực của tổ chức. (Management
Angelo Kinicki, Williams.Mc Graw Hill Irwin – New York 2006)
- Quản trị là hoạt động của một hay một số người nhằm phối hợp các hoạt động của

người khác để đạt được mục tiêu.
- Sự phối hợp các hoạt động được thực hiện thông qua hoạch định, tổ chức, lãnh đạo,
kiểm soát các nguồn lực của tổ chức.
- Quá trình hoạt động đòi hỏi sử dụng nhân tài, vật lực để đạt được mục tiêu một cách
có hiệu quả nhất.
Các chức năng quản trị bao gồm: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát.
Trong đó:
Hoạch định: Là quá trình xác định mục tiêu những phương pháp (biện pháp) và
phương tiện để đạt được mục tiêu. Hoạch định là chức năng đầu tiên và mọi chức
năng khác đều phụ thuộc vào nó.
Tổ chức: Là chức năng thiết kế cơ cấu bộ máy, tổ chức công việc và phân
quyền. Những công việc cần phải làm của tổ chức bao gồm: xác định những công
việc phải làm, các hoạt động trong tổ chức diễn ra như thế nào, hình thành mối quan
hệ giữa các bộ phận, hệ thống quyền hành trong tổ chức.
Lãnh đạo: Là gây ảnh hưởng, thúc đẩy, hướng dẫn, động viên người thừa hành
thực hiện nhiệm vụ trên cơ sở hiểu rõ động cơ, hành vi của họ bằng phong cách
lãnh đạo phù hợp để đạt mục tiêu.
SV: NGUYỄN THỊ HÀ - K45A1 8
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
Kiểm soát: Là quá trình đo lường kết quả thực hiện, so sánh với các tiêu chuẩn,
phát hiện sai lệch và nguyên nhân, tiến hành các điều chỉnh nhằm làm cho kết quả
cuối cùng phù hợp với mục tiêu đã được xác định.
1.1.2 Vai trò của kiểm soát
Kiểm soát giúp nhà quản trị nắm được tiến độ và chất lượng thực hiện công việc
của các cá nhân, bộ phận trong tổ chức.
Kiểm soát tạo ra chất lượng tốt hơn cho mọi hoạt động trong tổ chức.
Kiểm soát giúp nhà quản trị đối phó kịp thời với những thay đổi của môi trường.
Kiểm soát giúp cho các tổ chức thực hiện đúng các chương trình, kế hoạch với
hiệu quả cao.
Kiểm soát tạo thuận lợi thực hiện tốt việc phân quyền và cơ chế hợp tác trong tổ

chức.
Kiểm soát là một hệ thống phản hồi quan trọng đối với công tác quản trị. Chính
nhờ hệ thống phản hồi này mà các nhà quản trị biết rõ được thực trạng của tổ chức
mình, những vấn đề trọng tâm cần phải giải quyết, từ đó chủ động tìm các biện pháp
điều chỉnh kịp thời nhằm đạt được mục tiêu đã xác định.
Kiểm soát là chức năng quan trọng trong hoạt động quản trị, mặc dù quy mô của
đối tượng kiểm soát và tầm quan trọng của chức năng này thay đổi tùy thuộc vào
từng cấp bậc quản trị song phải khẳng định rằng kiểm soát là một chức năng cơ bản
đối với mọi cấp quản trị.
1.2 Các nội dung của vấn đề nghiên cứu
1.2.1 Các loại kiểm soát
1.1.1.1 Theo thời gian tiến hành kiểm soát
- Kiểm soát trước: Là kiểm soát được tiến hành trước khi công việc bắt đầu nhằm
ngăn chặn các vấn đề có thể xảy ra, cản trở cho việc thực hiện công việc.
- Kiểm soát trong: Là kiểm soát được thực hiện trong thời gian tiến hành công việc
nhằm giảm thiểu các vấn đề có thể cản trở công việc khi chúng xuất hiện.
SV: NGUYỄN THỊ HÀ - K45A1 9
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
- Kiểm soát sau: Là kiểm soát được tiến hành sau khi công việc được hoàn thành
nhằm điều chỉnh các vấn đề xảy ra.
1.1.1.2 Theo tần suất các cuộc kiểm soát
- Kiểm soát liên tục:Là kiểm soát được tiến hành thường xuyên, liên tục trong mọi
thời điểm với cấp dưới, mọi khâu và trong mọi hoạt động của doanh nghiệp.
- Kiểm soát định kỳ:Là kiểm soát được thực hiện theo kế hoạch đã dự kiến trong mỗi
thời kỳ nhất định.
- Kiểm soát đột xuất: Là kiểm soát được tiến hành tại thời điểm bất kỳ, không theo kế
hoạch.
1.1.1.3 Theo mức độ tổng quát của nội dung kiểm soát
- Kiểm soát toàn bộ: Là kiểm soát được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực hoạt động,
các bộ phận, các khâu, các cấp nhằm đánh giá tổng quát mức độ thực hiện các mục

tiêu chung.
- Kiểm soát bộ phận: Là kiểm soát được thực hiện đối với từng lĩnh vực hoạt động,
từng bộ phận, từng khâu, từng cấp.
- Kiểm soát cá nhân: Là kiểm soát được thực hiện với từng người trong doanh
nghiệp.
1.2.1.4 Theo đối tượng kiểm soát
- Kiểm soát cơ sở vật chất kỹ thuật: Là kiểm soát được thực hiện nhằm đánh giá
tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của tổ chức như đánh giá thực trạng nhà xưởng,
máy móc, thiết bị.
- Kiểm soát con người: Là kiểm soát được thực hiện nhằm đánh giá con người trên
các mặt: năng lực, tính cách, kết quả thực hiện công việc, tình thần trách nhiệm, sự
thoả mãn đối với công việc…
- Kiểm soát thông tin: Là kiểm soát được thực hiện nhằm đánh giá chất lượng của
thông tin trong hoạt động của tổ chức.
- Kiểm soát tài chính: Là kiểm soát được thực hiện nhằm đánh giá tình hình tài
chính của tổ chức như đánh giá ngân sách, công nợ…
SV: NGUYỄN THỊ HÀ - K45A1 10
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
1.2.2 Quy trình kiểm soát
Kiểm soát trong doanh nghiệp bao gồm bốn giai đoạn có liên quan chặt chẽ và ảnh
hưởng đến nhau đó là:
SV: NGUYỄN THỊ HÀ - K45A1 11
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
Sơ đồ 1: Quy trình kiểm soát
Nếu không
Có sai lệch
a. Xác định các tiêu chuẩn kiểm soát
Tiêu chuẩn kiểm soát là những chỉ tiêu thực hiện nhiệm vụ mà dựa vào đó doanh
nghiệp có thể đo lường và đánh giá những kết quả thực tế của hoạt động.
SV: NGUYỄN THỊ HÀ - K45A1 12

Tiếp tục
hoạt động
và công
nhận kết
quả
So sánh
với tiêu
chuẩn
kiểm soát
Đo lường
kết quả
hoạt động
Xác định
các tiêu
chuẩn
kiểm soát
Nếu

sai
lệch
Tiến hành điều
chỉnh theo tiêu
chuẩn
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
Các loại tiêu chuẩn:
○ Các tiêu chuẩn định lượng như:
- Số lượng sản phẩm dịch vụ
- Tổng chi phí đầu tư
- Giá cả
- Số lượng phế phẩm của kỳ sản xuất

- Số giờ làm việc thực tế
- Sô lượng nhân viên được đào tạo chuyên sâu
○ Các tiêu chuẩn định tính như:
- Ý thức trách nhiệm của các trưởng bộ phận.
- Lòng trung thành đối với doanh nghiệp
- Mức độ thực hiện kỷ luật công ty.
- Khả năng lãnh đạo của nhà quản trị.
Các tiêu chuẩn định tính khó xác định bằng lượng nhưng được đặt ra để kiểm
soát xem mỗi hành động có đúng với đường lối mục tiêu không.
Các quy tắc cần chú ý khi xác định các tiêu chuẩn kiểm soát:
- Tiêu chuẩn và mục tiêu
- Tiêu chuẩn và dấu hiệu thường xuyên
- Tiêu chuẩn và quan sát tổng hợp
- Tiêu chuẩn và trách nhiệm
- Xác định mức tiêu chuẩn
- Sử dụng các tiêu chuẩn định tính
b. Đo lường kết quả hoạt động
SV: NGUYỄN THỊ HÀ - K45A1 13
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
Căn cứ vào những tiêu chuẩn đã được xác định trong bước 1, tiến hành đo (đối
với những hoạt động đang xảy ra hoặc đã xảy ra và kết thúc), hoặc lường trước (đối
với những hoạt động sắp xảy ra) nhằm phát hiện sai lệch và nguy cơ sai lệch với
những mục tiêu đã được xác định.
Yêu cầu đối với việc đo lường kết quả:
- Hữu ích
- Đáng tin cậy
- Không lạc hậu
- Tiết kiệm
Các phương pháp đo lường kết quả:
Phương pháp đo lường bằng việc quan sát dữ kiện: Phương pháp này được tiến

hành dựa vào các dữ kiện định lượng như số liệu thống kê, tài chính, kế toán để đo
lường kết quả thực hiện.
Phương pháp đo lường bằng sử dụng dấu hiệu cho trước: Phương pháp này
được thực hiện dựa vào những “triệu chứng” báo hiệu những vấn đề liên quan đến
kết quả thực hiện công việc.
Phương pháp đo lường bằng việc quan sát trực tiếp và tiếp xúc cá nhân:
Phương pháp này được tiến hành thông qua việc nắm bắt tình hình thực hiện công
việc trực tiếp từ đối tượng kiểm soát.
Dự báo: phương pháp này được thực hiện dựa trên những nhận định, phán đoán
về kết quả thực hiên công việc.
Điều tra: phương pháp này được tiến hành bằng cách xây dựng các phiếu điều
tra để thăm dò ý kiến của các đối tượng có liên quan.
c. So sánh kết quả với tiêu chuẩn kiểm soát
Căn cứ vào kết quả đo lường, tiến hành so sánh kết quả hoạt động với tiêu chuẩn
đã được xác định, từ đó phát hiện ra sai lệch giữa kết quả với tiêu chuẩn, tìm
nguyên nhân của sự sai lệch đó. Sau đó tiến hành thông báo kết quả kiểm soát:
SV: NGUYỄN THỊ HÀ - K45A1 14
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
- Đối tượng thông báo:
Các nhà quản trị cấp trên có liên quan.
Các bộ phận, cơ quan chức năng có liên quan.
Đối tượng bị kiểm soát.
- Nội dung thông báo:
Kết quả kiểm soát: Bao gồm các số liệu, kết quả phân tích, tình hình thực hiện
công việc…kèm theo đó là các đánh giá, nhận định.
Chênh lệch giữa kết quả với tiêu chuẩn và nguyên nhân của chúng.
Dự kiến các biện pháp điều chỉnh nếu có sự sai lệch giữa kết quả với tiêu chuẩn.
- Yêu cầu khi thông báo:
Phải kịp thời
Phải chính xác

Phải đầy đủ
Phải đúng đối tượng
d. Tiến hành hoạt động điều chỉnh
Sau đo lường và thông báo kết quả, trong trường hợp cần thiết, cần phải tiến hành
các hoạt động điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế, củng cố sự thống nhất
giữ mục tiêu và tiến trình thực hiện.
Các hoạt động điều chỉnh:
- Điều chỉnh mục tiêu dự kiến: Nếu quá trình kiểm soát phát hiện ra vấn đề cho phép
kết luận những mục tiêu đã được hoạch định là chưa đầy đủ, cần bổ sung hoàn
chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
- Điều chỉnh chương trình hành động: Kết quả kiểm soát có thể cho thấy một số công
việc có thể làm nhanh hơn, một số khác đòi hỏi thêm thời gian, cũng có thể thay đổi
trình tự các công việc.
- Tiến hành hoạt động dự phòng: Nhằm chuyển hướng kết quả trong tương lai hoặc
ảnh hưởng đến kết quả công việc giai đoạn sau.
- Không hành động gì cả: Ở đây không nói đến hành vui vô trách nhiệm, ỷ lại, thụ
động của nhà quản trị. Đối tượng kiểm soát là một hệ thống có khả năng tự điều
chỉnh. Do vậy trong một số trường hợp, vấn đề xuất hiện rồi tự nó biến mất đi. Cần
phải bình tĩnh, kiên trì, tránh nôn nóng. Trong nhiều trường hợp, không làm gì cả,
chờ đợi một biện pháp “điều chỉnh” hiệu nghiệm nhất. Điều quan trọng là phải nhận
biết chính xác lúc nào, ở trường hợp nào thi phải áp dụng biện pháp này.
Yêu cầu đối với hành động điều chỉnh:
SV: NGUYỄN THỊ HÀ - K45A1 15
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
- Phải nhanh chóng kịp thời: Vì nếu không hiệu quả của hành động điều chỉnh sẽ
giảm đôi khi hành động điều chỉnh đó còn trở nên lỗi thời, lạc hậu và không còn
hiệu quả nữa.
- Điều chỉnh với liều lượng thích hợp: nếu dùng liều lượng quá mạnh không đủ thì
sẽ không đem lại hiệu quả gì.
- Điều chỉnh phải hướng tới kết quả: Tất nhiên hành động điều chỉnh phải góp phần

đảm bảo thực hiện mục tiêu đã đặt ra với kết quả mong muốn, thậm chí tốt hơn.
1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát.
1.3.1 Nhân tố vĩ mô
- Yếu tố chính trị pháp luật: Mỗi quốc gia đều có những bộ luật riêng và đặc điểm
tính chất của hệ thống pháp luật của mỗi nước phụ thuộc rất lớn vào trình độ phát
triển kinh tế của từng nước. Các yếu tố này chi phối mạnh mẽ đến mọi hoạt động
của nền kinh tế và xã hội nước đó. Chính vì vậy các yếu tố này cũng sẽ ảnh hưởng
tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và ảnh hưởng tới kiểm soát là điều
không thể tránh được. Kiểm soát phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật nhất là
kiểm soát về nhân sự lại chịu sự chi phối rất lớn từ pháp luật quốc gia.
- Yếu tố về văn hoá xã hội: Văn hoá xã hội tạo nên bản sắc dân tộc của mỗi quốc gia.
Kiểm soát phải đảm bảo phù hợp với bản sắc đó.
Xu hướng vận động của các yếu tố văn hoá xã hội cũng thường xuyên phản ánh
những tác động do những điều kiện về kinh tế và khoa học công nghệ mang lại. Xu
hướng đó sẽ ảnh hưởng tới kiểm soát.
- Yếu tố kinh tế: Hệ thống tài chính ngân hàng hiện đang phát triển rất mạnh, có ảnh
hưởng trực tiếp tới tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động kinh
doanh thương mại. Hệ thống tài chính ngân hàng ở Quốc Gia nào mà thông thoáng,
dễ dàng thì nguồn vốn của doanh nghiệp sẽ tốt hơn vì vậy mà điều kiện phát triển
kinh doanh tốt hơn, vai trò của kiểm soát sẽ bị ảnh hưởng và sẽ vận hành theo một
hình thái khác so với khi hệ thống tài chính ngân hàng bất ổn và gây khó khăn cho
doanh nghiệp.
SV: NGUYỄN THỊ HÀ - K45A1 16
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
Nguồn lực tài nguyên và giá cả: Với những quốc gia có nguồn lực dồi dào về tài
nguyên thì giá cả sẽ rẻ hơn khi đó hoạt động kinh doanh và công tác kiểm soát cũng
bớt bị áp lực về giá.
Sự ổn định của giá trị đồng tiền: Với những quốc gia có sự ổn định về tiền tệ thì
chắc chắn công tác kiểm soát hoạt động kinh doanh sẽ dề dàng hơn so với nước có
sự bất ổn về tiền tệ.

- Yếu tố khoa học công nghệ: Các yếu tố này có quan hệ chặt chẽ với hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, trình độ khoa học công nghệ cao thì hoạt động sản xuất
kinh doanh thuận lợi hơn. Khi đó vai trò của kiểm soát cũng bớt đi. Sự phát triển
của khoa học công nghệ làm cho doanh nghiệp đạt được trình độ công nghiệp hoá
cao, quy mô sản xuất tăng, tiết kiệm được chi phí sản xuất, hạ giá thành, chất lượng
sản phẩm được đồng bộ và nâng cao. Khi đó công tác kiểm soát sẽ nhẹ nhàng hơn
vì chất lượng được đảm bảo, giảm chi phí kiểm soát.
- Môi trường tự nhiên: Các yếu tố như tài nguyên thiên nhiên, khí hậu ảnh hưởng đến
lối sống, sinh hoạt của người dân (khách hàng của doanh nghiệp), ảnh hưởng đến
nguồn lực đầu vào của doanh nghiệp và vấn đề ô nhiễm môi trường và trách nhiệm
của doanh nghiệp. Các nhân tố này ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp cũng như ảnh hưởng đến công tác kiểm soát và kiểm soát bán
hàng của doanh nghiệp.
1.3.2 Các nhân tố vi mô
- Nhà cung ứng: Nếu yếu tố tiêu thụ hàng hóa được coi là yếu tố quan trọng nhất
quyết định sự sống còn của doanh nghiệp thì quá trình mua các yếu tố đầu như tài
chính, lao động, hàng hóa, nguyên vật liệu, thông tin vào là cơ sở cho sự ổn định và
bền vững của doanh nghiệp.Trong điều kiện môi trường cạnh tranh ngày càng gay
gắt, doanh nghiệp muốn đứng vững và mở rộng thị trường, tăng doanh thu và lợi
nhuận thì phải lựa chọn nhà cung ứng đáp ứng hàng hóa và dịch vụ đầy đủ về số
lượng, đảm bảo chất lượng, kịp thời về thời gian và giá cả ổn định. Vì vậy doanh
nghiệp cần chú trọng đến việc kiểm soát các nhà cung ứng của mình trên thị trường.
SV: NGUYỄN THỊ HÀ - K45A1 17
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
- Khách hàng: Là yếu tố quan trọng nhất, là người quyết định đầu ra và đem lại lợi
nhuận cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Để cạnh tranh
được trên thị trường doanh nghiệp phải tìm mọi cách để đáp ứng nhu cầu của khách
hàng. Vì vậy mà khách hàng là nhân tố quyết định ảnh hưởng đến toàn bộ các hoạt
động hay quá trình công tác quản trị để thực hiện hoạt động đó nhất là đối với khâu
kiểm soát.

- Đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh của các doanh nghiệp bao gồm có đối thủ
cạnh tranh trực tiếp, gián tiếp hay đối thủ chủ yếu và thứ yếu, trước mắt và tiềm ẩn.
Việc xác định được các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của mình giúp cho doanh
nghiệp có hướng hoạch định chính sách chiến lược và đối sách để tồn tại và tăng
tính cạnh tranh. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình kiểm soát cũng như
công tác quản trị của doanh nghiệp.
- Cơ quan quản lý nhà nước: Nhân tố này quyết định đến các chính sách, sách lược
về phát triển đất nước, các quy định, thuế quan, hạn ngạch nhập khẩu, các luật
định là cơ sở cho quá trình hoạch định kinh doanh của daonh nghiệp trên nguyên
tắc phải đảm bảo pháp luật. Doanh nghiệp cần chú ý đến nhân tố này để đảm bảo sự
vững mạnh cho hoạt động kinh doanh của mình.
1.3.3 Các nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp
- Khả năng tài chính của doanh nghiệp: Thể hiện ở vốn kinh doanh của doanh
nghiệp, lượng tiền mặt, ngoại tệ, cơ cấu vốn…Vốn là một yếu tố tổng hợp phản ánh
sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng (nguồn) vốn mà doanh nghiệp có
thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối có hiệu quả các nguồn vốn, khả
năng quản lý có hiệu quả các chỉ tiêu: Vốn chủ sở hữu, vốn huy động, tỷ lệ tái đầu
tư về lợi nhuận, khả năng trả nợ ngắn hạn và dài hạn, các tỷ lệ về khả năng sinh lời.
Vốn là một yếu tố rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh vì thế nó
sẽ ảnh hưởng rất nhiều trong công tác kiểm soát của doanh nghiệp.
- Tiềm năng con người: Trong kinh doanh (đặc biệt là lĩnh vực thương mại- dịch vụ)
con người luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu đảm bảo thành công. Chính con người
với năng lực của họ đã sử dụng các nguồn lực khác của tổ chức như: vốn, công
SV: NGUYỄN THỊ HÀ - K45A1 18
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
nghệ,… một cách có hiệu quả để mang đến lợi ích cho doanh nghiệp. Vậy yếu tố
con người có vai trò quyết định trong kiểm soát của doanh nghiệp thương mại.
- Trình độ tổ chức quản lý: Mỗi doanh nghiệp là một hệ thống với những liên kết chặt
chẽ với nhau nhằm hướng tới mục tiêu chung. Để đạt được điều này doanh nghiệp
phải đạt đến trình độ tổ chức quản lý tương ứng trên quan điểm tổng hợp, bao quát,

tập trung vào những mối liên hệ tương tác của tất cả các bộ phận tạo nên sức mạnh
tổng thể cho doanh nghiệp.
Năng lực quản lý: Ban giám đốc là bộ phận đầu não, là nơi xây dựng những
chiến lược kinh doanh đồng thời đề ra mục tiêu, giám sát, kiểm tra việc thực hiện kế
hoạch của doanh nghiệp. Trình độ quản lý của ban lãnh đạo tác động trực tiếp tới
việc kinh doanh của doanh nghiệp vì nhà quản trị là người điều hành hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: cơ cấu thích hợp với ngành nghề, lĩnh vực
kinh doanh, đặc điểm quản lý doanh nghiệp sẽ phát huy được trí tuệ, tinh thần đoàn
kết, sức mạnh tập thể đồng thời đảm bảo việc truyền đạt thông tin và ra quyết định
đuợc nhanh chóng, chính xác. Tạo điều kiện giải quyết những vấn đề phát sinh, đối
phó với biến đổi của môi trường kinh doanh, nắm bắt cơ hội nhanh nhất. chính vì
thế các yếu tố về trình độ quản lý có tác động rất lớn tới kiểm soát.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật: Phản ánh trực tiếp nguồn tài sản cố định doanh nghiệp có
thể huy động vào kinh doanh: thiết bị, nhà xưởng… Nếu doanh nghiệp có cơ sở vật
chất càng đầy đủ và hiện đại thì sẽ tăng khả năng nắm bắt thông tin và phát huy
được hiệu quả của công tác kiểm soát.
SV: NGUYỄN THỊ HÀ - K45A1 19
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC
KIỂM SOÁT TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ HDC
2.1 Khái quát về công ty TNHH thương mại và công nghệ HDC
2.1.1Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH thương mại công
nghệ HDC
Tên công ty: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ HDC
Tên giao dịch quốc tế: HDC TRADING TECHNOLOGY COMPANY LIMITED
Tên viết tắt: HDC TRADING TECHONLOGY CO.,LTD
Trụ sở chính: Số 181 Xuân Thủy, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 84-4-37686998 Email: Website: hdc3.com
Đại diện pháp lý: Giám đốc: NGUYỄN THÀNH CHUNG

Mã số doanh nghiệp: 0102596374 Đăng ký kinh doanh ngày: 02/01/2008
Tại: Phòng đăng ký kinh doanh số 2, Sở Kế Hoạch và Đầu Tư thành phố Hà Nội
Ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH thương mại và công nghệ HDC
- Buôn bán linh kiện, điện tử, tin học, viễn thông.
- Buôn bán, sửa chữa điện thoại cố định, điện thoại di động, máy tính, truyền thông.
- Kinh doanh thẻ điện thoại.
- Tư vấn và cung cấp các giải pháp về mạng điện thoại di động, máy tính, truyền
thông.
SV: NGUYỄN THỊ HÀ - K45A1 20
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
- Dịch vụ lữ hành nội địa, quốc tế và các dịch vụ phục vụ khách du lịch (không bao
gồm kinh doanh phòng hát karaoke, vũ trường, quán bar).
- Vận chuyển hành khách, vận tải hàng hoá bằng đuờng bộ.
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh.
- Bán buôn, bán lẻ đồ điện gia dụng, đèn và bộ đèn điện, giường tủ, bàn ghế, nội thất.
- Bán buôn, bán lẻ: sách, báo, tạp chí, văn phòng phẩm trong các cửa hàng chuyên
doanh.
- Sản xuất và sửa chữa sản phẩm điện tử dân dụng, đồ điện dân dụng.
- Pho to, chuẩn bị tài liệu.
- Lắp đặt hệ thống thoát nước, lò sưởi và điều hoà không khí.
- Sản xuất và bán buôn, bán lẻ đồ uống không cồn, nước khoáng.
- Giáo dục nghề (Chỉ hoạt động sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho
phép).
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty TNHH thương mại công nghệ HDC
Chức năng: Công ty TNHH thương mại công nghệ HDC là đơn vị cung cấp các
giải pháp về mạng điện thoại dị động, máy tính, truyền thông, các dịch vụ sửa chữa
đồ điện tử, dịch vụ lữ hành nội địa và các linh kiện điện tử, tin học, viễn thông, văn
phòng phẩm… phục vụ cho nhiều khách hàng trên địa bàn Hà Nội.
Nhiệm vụ:
- Đầu tư sản xuất kinh doanh sản xuất có hiệu quả các mặt hàng sản phẩm dịch vụ

- Với phương châm “cung cấp các sản phẩm dịch vụ tốt nhất cho khách hàng”
HDC cam kết mang lại cho khách hàng sự thỏa mãn cao nhất bằng sự phục vụ nhiệt
tình, chu đáo của đội ngũ nhân viên bán hàng và chăm sóc khách hàng.
SV: NGUYỄN THỊ HÀ - K45A1 21
Chủ Tịch Hội Đồng Thành Viên
Ban Giám Đốc
Điều Hành
Bộ Phận kinh doanh mạng mobifone, sim thẻ điện thoạiBộ Phận kinh doanh văn phòng phẩm, photoBộ Phận sửa chữa, sản xuất điện tửBộ phận dịch vụ lữ hành, vận tảiBộ phận lắp đăt lò sưởi, điều hòa
Ban kiểm soát
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với người lao động, phân phối thu nhập hợp lý và
chăm lo đời sống tinh thần cho người lao động.
2.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH thương mại công nghệ HDC
Sơ đồ 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty TNHH THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ HDC
(Nguồn: phòng tổ chức)
- Ban Giám đốc: gồm có 3 người: 1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc. Giám đốc: ông
Nguyễn Thành Chung, là đại diện pháp nhân cho doanh nghiệp, chịu mọi trách
nhiệm đối với nhà nước và là người trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt đông sản xuất, kinh
doanh trong doanh nghiệp. CácPhó giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực
kinh doanh của doanh nghiệp theo sự uỷ quyền của Giám đốc; chịu trách nhiệm
trước giám đốc và trước pháp luật về những công việc được uỷ quyền.
Bà Nguyễn Thanh Huyền- Phó giám đốc phụ trách công tác hành chính, nhân sự.
Bà Nguyễn Như Ngọc- Phó giám đốc phụ trách các hoạt động kinh doanh, dịch vụ.
- Ban kiểm soát: Ban kiểm soát của công ty gồm có 2 người do hội đồng thành viên
bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và
SV: NGUYỄN THỊ HÀ - K45A1 22
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
mức dộ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công
tác kế toán, thống kê, lập báo cáo tài chính nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của các cổ
đông. Ban kiểm soát độc lập với Ban Giám Đốc và Hội Đồng Quản Trị.

- Các bộ phận kinh doanh từng sản phầm có chức năng chung là:
▪ Thực hiện các chức năng: quan hệ, giao dịch, thương lượng, cung cấp các sản
phẩm, dịch vụ tới khách hàng.
▪ Lập kế hoạch cho các hợp đồng, đơn hàng, điều phối nhập, xuất hàng cho bộ
phận của mình. Trình lên Ban Giám Đốc phê duyệt và thực hiện.
▪ Theo dõi tình hình nhân sự, quản lý nhân viên của bộ phận, đảm bảo nguồn lực
cho hoạt động kinh doanh diễn ra có hiệu quả
▪ Thống kê kết quả kinh doanh hàng tháng, hàng Quý gửi về ban Giám đốc.
Bộ phận kinh doanh mạng Mobifone và sim thẻ: Phụ trách các công việc liên
quan đến cung cấp sản phẩm, dịch vụ về mạng cho khách hàng.
Bộ phận kinh doanh văn phòng phẩm, photo: Trực tiếp nhập, xuất, bán hàng cho
khách hàng, tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Quản lý văn phòng phẩm của công ty
và thực hiện các hoạt động tại công ty.
Bộ phận sửa chữa, sản xuất thiết bị điện tử: trực tiếp tuyển dụng, đào tạo nhân
viên đảm bảo cho hoạt động của bộ phận mình. Thực hiện các hoạt động sản xuất,
sửa chữa cho khách hàng.
Bộ phận dịch vụ lữ hành, vận tải: Duy trì, phát triển quan hệ với các nhà cung
cấp dịch vụ và tìm kiếm khách hàng.
Bộ phận lắp đặt lò suởi, điều hoà: Tìm kiếm khách hàng sử dụng dịch vụ. Nhập
các trang thiết bị cần thiết phục vụ hoạt động.
2.1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH thương mại và
công nghệ HDC trong 3 năm gần đây.
SV: NGUYỄN THỊ HÀ - K45A1 23
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
Bảng 1: kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ HDC (đơn vị: đồng)
STT
Chỉ tiêu
Năm So sánh
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2011/2010 Năm 2012/2011
A 1 2 3 số tiền tỷ lệ (%) sô tiền

tỷ lệ
(%)
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.484.424.224 5.553.885.143 6.065.578.475 4.069.460.919 374,14 499.693.332 109
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 0 0 0 0 0
3 Doanh thu thuần về bán hàng 1.484.424.224 5.553.885.143 6.053.578.475 4.069.460.919 374,14 499.693.332 109
4 Giá vốn hàng bán 901.069.871 3.786.453.152 4.059.491.732 2.885.383.281 420,22 273.038.580 107,21
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 583.354.353 1.767.431.991 1.994.086.743 1.184.077.638 302,98 226.654.752 112,82
6 Doanh thu hoạt động tài chính 373.200 1.372.995 666.007 999.795 367,9 -706.988 48,508
7 Chi phí tài chính 163.198.570 130.291.096 13.955.555 -32.907.474 79,836 -116.335.541 10,711
8 Trong đó: Chi phí lãi vay 163.198.570 130.291.096 13.955.555 -32.907.474 79,836 -116.335.541 10,711
9 Chi phí quản lý kinh doanh 245.754.411 631.429.002 718.106.715 385.674.591 256,93 86.677.713 113,73
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 364.854.570 1.004.338.898 1.261.358.466 639.484.328 275,27 257.019.568 125,59
SV: NGUYỄN THỊ HÀ - K45A1 24
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
11 Thu nhập khác 0 0 0 0 0 0 0
12 Chi phí khác 0 0 0 0 0 0 0
13 Lợi nhuận khác(40=31-32) 0 0 0 0 0 0 0
14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50=30+40) 364.854.570 1.004.338.898 1.261.358.466 639.484.328 275,27 257.019.568 125,59
15 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 91.213.643 251.084.725 315.339.617 159.871.082 275,27 64.254.892 125,59
16 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 273.640.928 753.254.174 946.018.850 479.613.246 275,27 192.764.676 125,59
(Nguồn: Dựa trên báo cáo tài chính năm 2012, 2011, 2010)
SV: NGUYỄN THỊ HÀ - K45A1 25

×