Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp 1 Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.36 KB, 53 trang )

TÓM LƯỢC
1. Tên đề tài: “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu
tổng hợp I Việt Nam”.
2. Sinh viên thực hiện: Trần Văn Cường
Mã sinh viên: 09D100009
Lớp: K45A1
3. Giáo viên hướng dẫn: Trịnh Đức Duy.
4. Thời gian thực hiện: Từ 04 tháng 03 năm 2013 đến 03 tháng 05 năm 2013.
Qua những nhận định trên cùng với kiến thức đã học tại nhà trường, thời gian thực
tập tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I Việt Nam Em đã quyết định chọn đề
tài: “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I
Việt Nam”. Bước đầu nội dung nghiên cứu của khóa luận hướng đến những khái niệm
cơ bản như : Khái niệm về rủi ro,quản trị rủi ro… Trong đề tài em tập trung tìm hiểu
về thực trạng công tác quản trị rủi ro kinh doanh tại Công ty thông qua việc sử dụng
phiếu điều tra trắc nghiệm, phỏng vấn và các dữ liệu thứ cấp thu thập được. Cuối cùng
đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm đưa ra các biện pháp hoàn thiện công tác quản trị
rủi ro cho công ty.
1
1
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian thực tập thực tế tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I Việt
Nam, em đã hoàn thành đợt thực tập và hoàn chỉnh khoá luận tốt nghiệp của mình.
Trong suốt quá trình thực tập cũng như hoàn thành khoá luận tốt nghiệp em đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của thầy Trịnh Đức Duy và các anh chị trong
công ty .
Để đạt được kết quả trên ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân em đã có sự
quan tâm giúp đỡ của các cá nhân, tập thể ở trong và ngoài trường.
Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Thầy giáo Trịnh Đức Duy đã dành
nhiều thời gian và công sức trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành bài khoá luận
này.
Em xin chân trọng cảm ơn các thầy cô trong Khoa Quản trị doanh nghiệp đã


truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và rèn luyện ở
trường.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của lãnh đạo Công ty cổ phần xuất nhập
khẩu tổng hợp I Việt Nam cùng các phòng ban, đặc biệt là phòng kinh doanh và Phòng
kế toán đã giúp đỡ em trong thời gian em thực tập tại Công ty và tạo điều kiện thuận
lợi cho em có thể hoàn thiện được bài khoá luận tốt nghiệp này.
Do trình độ hiểu biết còn hạn chế và thời gian thực tập không dài nên trong
khoá luận này không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự quan tâm
góp ý của các thầy cô để bài khoá luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà nội ngày 24 tháng 4 năm 2013
Sinh viên
Trần Văn Cường
2
2
MỤC LỤC
3
3
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2. 1 : Cơ cấu tổ chức của Công ty
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Kết quả điều tra trắc nghiệm nhà quản trị
Bảng 2.2: Kết quả điều tra trắc nghiệm nhân viên
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh cảu công ty trong 3 năm gần đây
Bảng 2.4: Cơ cấu lao động của công ty
Bảng 2.5: Số lượng lao động,chất lượng lao động của công ty
4
4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Stt Từ đầy đủ Từ viết tắt
1 Xuất nhập khẩu XNK
2 Tổ chức Thương mại Thế giới WTO
3 Doanh nghiệp DN
4 Đô la mỹ USD
5 Hai mươi XX
6 Khoa học- Kĩ thuật công nghệ KH-KTCN
7 Văn hóa- Xã hội VH-XH
8 Xây dựng cơ bản XDCB
9 Kế toán tài chính KTTC
10 Tổng hợp TH
11 Tổ chức hành chính TCHC
12 Nghiệp vụ NV
13 Bán hàng BH
14 Dịch vụ DV
15 Doanh thu DT
16 Thu nhập doanh nghiệp TNDN
17 Đồng Đ
18 Kinh doanh KD
5
5
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế giới đã bước sang một trang mới với cuộc bùng nổ của khoa học công
nghệ, cùng với sự hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra sự cạnh tranh ngày càng mạnh đối
với nền kinh tế của nước ta. Khi mà Việt Nam đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế
khu vực và thế giới thì cũng là lúc mà các doanh nghiệp càng phải chuẩn bị hành trang
kiến thức thực sự ,một trận đánh mang ý nghĩa sinh tử trên thương trường mà mọi sai
lầm đều phải trả giá. Để nắm thế chủ động và có sự chuẩn bị tốt nhất thì đòi hỏi công

tác quản trị rủi ro phải được quan tâm đúng mức .Đây cũng là cách tốt nhất để chúng
ta nắm bắt cơ hội,đi tắt đón đầu và hạn chế những rủi ro. Ở các nước phát triển công
tác quản trị rủi ro đã được áp dụng phổ biến trong những năm 70-90 của thế kỉ XX
;còn tại Việt Nam khái niệm quản trị rủi ro còn khá mới mẻ và chưa được các doanh
nghiệp quan tâm đúng mức có chăng cũng chỉ là các chiến lược trong ngắn hạn làm
cho các doanh nghiệp trong nước luôn bị các công ty nước ngoài chiếm ưu thế về khả
năng cạnh tranh.
Công tác quản trị rủi ro là một trong 5 lĩnh vực quản trị chủ yếu tại doanh
nghiệp là chìa khóa để dẫn tới thành công, muốn đạt được những mục tiêu đề ra và có
sự phát triển bền vững chúng ta cần xây dựng được một chiến lược có định hướng lâu
dài theo xu hướng phát triển của thị trường trong từng giai đoạn. Đặc biệt là một công
ty chuyên xuất nhập khẩu các mặt hàng như: Cà phê,chè,sắt thép,các loại nông sản…
và gia công hàng may mặc như công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I Việt nam
thì đòi hỏi công tác quản trị rủi ro càng được ưu tiên .Đây là những mặt hàng có giá cả
biến động lớn và khó lường ,môi trường kinh doanh thì ngày càng phức tạp với một
công ty xuất nhập khẩu thì đòi hỏi phải có những nghiên cứu hết sức sát thực hiệu quả
để đưa ra những chính sách,kế hoạch nhằm kiểm soát và tài trợ rủi ro do tác động của
môi trường kinh tế gây ra.
Cũng như các công ty khác thì công tác quản tri rủi ro tại công ty cổ phần xuất
nhập khẩu tổng hợp I Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức nên em muốn nghiên
cứu đề tài “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng
hợp I Việt Nam” để hoàn thiện thêm vấn đề này.
2.Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
6
+ Luận văn “ Giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong mua nguyên vật liệu tại
công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn công nghệ thực phẩm Starfood ” luận văn của
Tác giả Phạm Bích Thuận ,Khoa quản trị doanh nghiệp,Đại Học Thương Mại 2010)
Tác giả đã chủ yếu tập trung phân tích lý thuyết về rủi ro, phòng ngừa và giảm
thiểu rủi ro trong hoạt động mua hàng ,đề xuất một số giải pháp phòng ngừa và giảm
thiểu rủi ro trong hoạt động mua nguyên vật liệu của công ty trong kì kinh doanh tiếp

theo.
+ Khóa luận “Quản trị rủi ro trong quá trình chuẩn bị mặt hàng nông sản xuất khẩu
của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và hợp phức Vilexim” của Phạm Thanh Hương
khoa thương mại quốc tế , Đại học Thương Mại 2012.
Tác giả đã đưa ra một số lý thuyết rủi ro,phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong
quá trình chuẩn bị hàng xuất khẩu ,từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện quá trình đó
được tốt hơn trong các kì kinh doanh tiếp theo.
Các đề tài đã hệ thống hóa cơ bản các lý thuyết ,phân tích các rủi ro tuy nhiên
chưa có đề tài nào nghiên cứu về “ Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty Cổ
Phần XNK tổng hợp I Việt Nam”.
Từ những cơ sở lý luận sẵn có và thực tiễn nêu trên thì để có thể tồn tại và
nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường thì việc nhận dạng và phân tích cũng như đưa
ra các giải pháp để kiểm soát và tài trợ rủi ro là hết sức cần thiết với Công ty Cổ Phần
XNK Tổng Hợp I Việt Nam.Qua thời gian thực tập tại công ty chưa có đề tài nào làm
về hoàn thiện công tác rủi ro do đó em mạnh dạn chọn đề tài : “Hoàn thiện công tác
quản trị rủi ro tại công ty Cổ Phần XNK Tổng Hợp I Việt Nam”.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài “ Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty cổ
phần xuất nhập khẩu tổng hợp 1 Việt Nam” .
+ Hệ thống hóa một số lý luận về quản trị rủi ro.
+ Từ lý luận chúng ta phân tích thực trạng công tác quản trị rủi ro của công ty
hiện nay.
+ Đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty cổ phần xuất
nhập khẩu tổng hợp 1 Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu
7
- Thời gian: Đề tài nghiên cứu rủi ro trong hoạt động sản xuất,kinh doanh của
công ty từ năm 2010 đến năm 2012 và đề xuất giải pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro cho
kì kinh doanh tiếp theo của công ty.
- Không gian: Đề tài nghiên cứu rủi ro và đề xuất các giải pháp kiểm soát và tài

trợ rủi ro tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I Việt Nam.
- Nội dung : Từ những thực trạng nhận dạng, phân tích rủi ro trong hoạt động
kinh doanh của công ty ,đề tài đề xuất một số giải pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro của
công ty trong thời gian tới.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Để nắm được tình hình hiện tại về công tác quản trị rủi ro trong hoạt động XNK
tại Công ty cổ phần XNK tổng Hợp I Việt Nam và hoàn thành bài khóa luận của mình
thì trong thời gian thực tập tại công ty em đã tiến hành thu thập thông tin có liên quan
tới đề tài nghiên cứu.Việc thu thập thông tin được tiến hành theo 2 hướng:
+ Phương pháp nghiên cứu các dữ liệu sơ cấp :
- Xây dựng bản điều tra 2 đối tượng ,nhà quản trị và nhân viên mua hàng
- Xây dựng câu hỏi phỏng vấn cho các đối tượng trên để làm rõ các rủi ro mà công
ty gặp phải trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa để từ đó đưa ra các giải pháp
kiểm soát và tài trợ rủi ro.
+ Phương pháp nghiên cứu các dữ liệu thứ cấp:
Bao gồm : Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2010,2011,2012 được thu thập ở
phòng kế toán tài chính của công ty
Các thông tin sơ cấp và thứ cấp sẽ được tổng hợp lại bằng phương pháp phân
tích
5.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
+ Phương pháp phân tích các dữ liệu sơ cấp
Trên cơ sở phiếu điều tra và câu hỏi phỏng vấn được tập hợp lại theo chỉ tiêu %
+ Phương pháp phân tích các dữ liệu thứ cấp
Dựa vào bảng tổng kết doanh thu sẽ tiến hành thống kê,so sánh và phân tích các
số liệu đó.
6. Kết cấu đề tài
Ngoài phần tóm lược ,tài liệu tham khảo,lời cảm ơn,phụ lục và các danh mục từ
viết tắt thì khóa luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Một số lý luận cơ bản về quản trị rủi ro

8
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro của công ty cổ
phần xuất nhập khẩu tổng hợp I Việt Nam
Chương 3: Đề xuất kiến nghị các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản
trị rủi ro của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I Việt Nam
9
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO
1.1.Các khái niệm về rủi ro
1.1.1. Khái niệm về rủi ro
Hiện nay có rất nhiều quan điểm rủi ro,chưa thống nhất thành một định nghĩa
chung nên có thể xem xét qua các tài liệu:
Theo frank kningh ,một học giả người mỹ trong lĩnh vức bảo hiểm và quản trị
rủi ro cho rằng “rủi ro là sự bất trắc có thể do lường được(Risk and managemen,Frank
Knigh Prentice hall 1998 tr.23).theo ông các loại bất trắc không thể đo lường được thì
coi là rủi ro.tuy nhiên trên thực tế chỉ ra rằng không có bất trắc nào đo lường đước
hoàn toàn.
Theo Nguyễn Tuấn Anh (2006) trong cuốn “Quản trị rủi ro trong kinh doanh
ngoại thương” Nhà xuất bản lao động –xã hội : “Rủi ro là những sự kiện bất lợi ,bất
ngờ gây ra tổn thất cho con người” Theo cách tiếp cận này thì rủi ro lien quan đến thái
độ của con người .Những biến cố ngoài mong đợi thì được xem là rủi ro còn những
biến cố không mong đợi không phải là rủi ro.
+ Như vậy qua các khái niệm rủi ro thì ta có thể thấy rủi ro có các tính chất sau :
- Rủi ro là những sự cố bất ngờ: Đó là những sự kiện mà người ta không lường
trước được một cách chắc chắn .Mọi rủi ro đều là bất ngờ dù mức độ bất ngờ có thể là
khác nhau.Nếu con người không nhận dạng ,không thể dự đoán được loại rủi ro thì rủi
ro xảy ra hoàn toàn bất ngờ với họ.Ngày nay khoa học tiên tiến đã giúp con người giải
quyết được vấn đề ấy và giúp giảm thiểu được những rủi ro không đáng có
- Rủi ro là sự kiện ngoài mong đợi: Thông thường thì không ai không mong
muốn những điều may mắn tốt đẹp đến với mình và ghét những điều xui xẻo xảy ra
.Tuy nhiên rủi ro luôn gây ra những tổn thất cho con người với những mức độ nghiêm

trọng khác nhau. Đó là những rủi ro ngoài mong muốn
1.1.2. Khái niệm về quản trị rủi ro
Quản trị rủi ro là quá trình bao gồm các hoạt động nhận dạng ,phân tích, đo
lường, đánh giá rủi ro,tìm các biện pháp kiểm soát, tài trợ khắc phục các hậu quả của
rủi ro đối với hoạt động kinh doanh nhằm sử dụng tối ưu các nguồn lực của doanh
nghiệp.
Quản trị rủi ro là quá trình xác định các rủi ro và tìm cách quản lý ,hạn chế các rủi
ro đó xảy ra với tổ chức .Một cách tổng quát đó là quá trình xem xét toàn bộ hoạt
10
động của tổ chức ,xác định nguy cơ tiềm ẩn ,và khả năng xảy ra các nguy cơ đó.Từ
đó có sự chuẩn bị các hành động thích hợp để hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.
1.2.Các nội dung của quản trị rủi ro
1.2.1. Những rủi ro thường gặp trong hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp
1.2.1.1 Rủi ro sự cố và rủi ro cơ hội
Rủi ro sự cố là rủi ro gắn liền với những sự cố ngoài dự kiến, đây là những rủi ro
khách quan khó tránh khỏi nó gắn liền với các yếu tố bên ngoài
Rủi ro cơ hội là rủi ro gắn liền với quá trình ra quyết định của chủ thể. Xét theo
quá trình ra quyết định của chủ thể thì rủi ro cơ hội bao gồm:
• Rủi ro liên quan đến giai đoạn trước khi ra quyết định : thu thập, xử lý thông
tin, lựa chọn cách thức ra quyết định
• Rủi ro trong quá trình ra quyết định: rủi ro phát sinh do ta chọn quyết định này
mà không chọn quyết định khác.
• Rủi ro liên quan đến việc sau khi ra quyết định: rủi ro liên quan đến sự tương
hợp giữa kết quả thu được với dự kiến ban đầu
1.2.1.2 Rủi ro thuần túy và rủi ro suy đoán
Rủi ro thuần túy là rủi ro tồn tại khi có một nguy cơ xảy ra tổn thất nhưng không
có cơ hội kiếm lời, hay nói cách khác rủi ro đó không có khả năng có lợi cho chủ
thể.Với loại rủi ro này các doanh nghiệp phải né tránh nó.
Rủi ro suy đoán tồn tại khi có một cơ hội kiếm lời cũng như một nguy cơ tổn thất

hay nói cách khác là rủi ro này vừa có khả năng đem lại lợi nhuận vừa có khả năng tổn
thất. Trong nhiều trường hợp các nhà quản trị doanh nghiệp mạo hiểm, đủ dũng cảm
để có biện pháp đối phó với rủi ro trên cơ sở tính toán lợi ích và tổn thất mà rủi ro
mang lại.
1.2.1.3 Rủi ro trong các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp
Giai đoạn khởi sự: rủi ro không được thị trường chấp nhận do mục tiêu của giai
đoạn này là được thị trường chấp nhận
Giai đoạn trưởng thành: rủi ro tốc độ tăng trưởng của kết quả giá lớn nhất không
tương xứng với tốc độ phát triển của chi phí nhỏ nhất. Doanh nghiệp phải tìm cách để
kéo dài giai đoạn này.
Giai đoạn suy vong: rủi ro phá sản
1.2.1.4 Rủi ro do tác động của các yếu tố của môi trường kinh doanh
11
Rủi ro pháp luật: là những rủi ro từ các chính sách pháp luật các quy đinh của
nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp
Rủi ro kinh tế: là rủi ro do các yếu tố của các hoạt động kinh tế mang lại: do lãi
suất, đầu tư, tiền tệ…
Rủi ro văn hóa- xã hội: là rủi ro do những biến động của yếu tố văn hóa, các tác
động của các giá trị văn hóa, các lối sống, trào lưu, của dân cư và các phong tục, tập
quán
Rủi ro do yếu tố điều kiện tự nhiên: đây là rủi ro do các tác động của tự nhiên
như động đất, thời tiết khí hậu, mưa, gió, bão
1.2.1.5 Rủi ro có thể phân tán và rủi ro không thể phân tán
Rủi ro có thể phân tán là rủi ro có thể giảm bớt tổn thất thông qua những thỏa
hiệp đóng góp và chia sẻ rủi ro giữa các chủ thể có liên quan.
Rủi ro không thể phân tán là rủi ro mà những thỏa hiệp đóng vai trò tiền bạc hay
tài sản không có tác dụng gì đến việc giảm bớt tổn thất cho nhũng người tham gia vào
quỹ đóng góp chung
Nhà quan tâm đến việc phân tán rủi ro bằng cách đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác
nhau.

1.2.1.6 Rủi ro theo chiều dọc và chiều ngang
Rủi ro theo chiều dọc là rủi ro theo các chức năng chuyên môn truyền thống của
doanh nghiệp ví dụ từ nghiên cứu thị trường đến thiết kế sản phẩm, nhập nguyên vật
liệu, sản xuất và đưa sản phẩm ra thị trường.
Rủi ro theo chiều ngang là rủi ro xảy ra ở các bộ phận chuyên môn như: nhân sự,
tài chính, marketing, nghiên cứu thị trường
1.2.2. Nội dung của hoạt động quản trị rủi ro trong hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp
1.2.2.1 Nhận dạng
a , Khái niệm
12
Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định một cách liên tục và có hệ thống các rủi
ro có thể xảy trong hoạt động kinh doanh của DN.
Nhận dạng rủi ro nhằm tìm kiếm các thông tin về tên và loại rủi ro, các mối
hiểm họa, các mối nguy hiểm sẽ xảy ra với DN.
+ Mối hiểm họa: Gồm các điều kiện tạo ra hoặc làm tang mức độ tổn thất của
rủi ro.
+ Mối nguy hiểm: Là một điều kiện thực hay tiềm năng có thể là nguyên nhân
của các tai nạn gây tử vong hoặc thương tật cho con người, gây hư hỏng các loại máy
móc thiết bị, tài sản, hoặc gây tổn thất về tài chính cho một tổ chức.
b. Cơ sở nhận dạng rủi ro
Tập trung vào 2 vấn đề chính
+ Nguồn rủi ro: Là phát sinh mối hiểm họa và mối nguy hiểm thường được
tiếp cận là ở yếu tố của môi trường hoạt động của DN.
- Môi trường chung: Môi trường chính trị luật pháp; Môi trường kinh tế; Môi
trường KH- KTCN; Môi trường VH – XH; Môi trường tự nhiên.
- Môi trường đặc thù: Khách hàng; Nhà cung cấp; Đối thủ cạnh tranh; Các cơ
quan hữu quan.
- Môi trường bên trong: Nhận thức của con người nói chung và của nhà quản
trị nói riêng.

+ Nhóm đối tượng rủi ro: Là nguồn phát sinh nguy cơ rủi ro
- Nguy cơ rủi ro về tài sản: là khả năng được hay mất đối với tài sản hữu hình
hay tài sản vô hình ( danh tiếng, hỗ trợ về chính trị, quyền tác giả ) và các kết quả này
xảy ra do các mối hiểm họa hoặc rủi ro. Tài sản có thể bị hư hỏng, bị hủy hoại hay tàn
phá, mất mát hoặc giảm giá theo nhiều cách khác nhau. Việc không thể sử dụng tài sản
trong một thời gian – tổn thất về mặt thời gian – là ví dụ cho một loại tổn thất thường
bị bỏ qua.Nguy cơ về tài sản cũng có thể tạo ra các kết quả tích cực.
- Nguy cơ rủi ro về trách nhiệm pháp lý: là nguy cơ có thể xảy ra các tổn thất về
trách nhiệm pháp lý đó được quy định. Nguy cơ rủi ro về trách nhiệm pháp lý thực sự
là một bộ phận của nguy cơ rủi ro về tài sản.Thật ra nguy cơ rủi ro trách nhiệm pháp lý
có những đặc trưng khác hẳn với các nguy cơ rủi ro về tài sản vì nó là nguy cơ rủi ro
thuần túy.
- Nguy cơ rủi ro về nguồn nhân lực: Là nguy cơ rủi ro có liên quan đến tài sản
con người của tổ chức (rủi ro xảy ra liên quan tới nguồn nhân lực). Rủi ro có thể gây
13
tổn thương hoặc tử vong cho các nhà quản lý, công nhân viên hay các đối tượng có
liên quan đến tổ chức như khách hàng, người cung cấp, người cho vay, các cổ đông…
1.2.2.2 Phân tích rủi ro
a. Khái niệm
Phân tích rủi ro là quá trình nghiên cứu những hiểm họa, xác định nguyên nhân
gây ra rủi ro và phân tích những tổn thất.
b. Nội dung phân tích rủi ro bao gồm
+ Phân tích hiểm họa: Là việc phân tích những điều kiện hay yếu tố tạo ra rủi
ro hoặc những điều kiện những yếu tố làm tăng mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra. Để
phân tích các điều kiện, yếu tố, có thể sử dụng phương pháp điều tra bằng các mẫu
điều tra khác nhau, tùy thuộc vào từng tình huống của các đối tượng rủi ro hoặc là
thông qua quá trình kiểm soát trước, kiểm soát trong và kiểm soát sau để phát hiện ra
mối hiểm họa.
+ Phân tích nguyên nhân rủi ro: Là việc phân tích được yếu tố trực tiếp tạo nên
rủi ro, đây là công việc khá phức tạp bởi không phải mỗi rủi ro chỉ là do một nguyên

nhân đơn nhất gây ra, mà thường do nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên
nhân trực tiếp, nguyên nhân gián tiếp, nguyên nhân gần, nguyên nhân xa…Nguyên
nhân chủ quan như:
- Sai lầm của tổ chức, DN về chiến lược kinh doanh. Sai lầm trong việc lựa
chọn chính sách, cơ chế quản lý của tổ chức.
- Do sơ xuất, bất cẩn, chủ quan hay mất tập trung trong hoạt động. Do thiếu tinh
thần trách nhiệm, đạo đức, phẩm chất, sức khỏe, tinh thần… của nhân viên.
+ Phân tích tổn thất, hậu quả: Có hai trường hợp
- Phân tích những tổn thất đã xảy ra: Dựa trên sự đo lường để đánh giá những
tổn thất đã xảy ra.
- Căn cứ vào hiểm họa, nguyên nhân rủi ro người ta dự đoán những tổn thất có
thể có.
c. Các phương pháp phân tích rủi ro
+ Phương pháp phân tích thống kê kinh nghiệm
+ Phương pháp xác suất thống kê
+ Phương pháp phân tích cảm quan
14
+Phương pháp chuyên gia
+ Phương pháp xếp hạng các nhân tố tác động
1.2.2.3 Kiểm soát và tài trợ rủi ro
a. Khái niệm kiểm soát rủi ro
Là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật, công cụ, chiến lược, chính sách, để né
tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu những tổn thất, ảnh hưởng không mong đợi có thể đến
với tổ chức khi rủi ro xảy ra.
Thực chất của kiểm soát rủi ro là phòng chống, hạn chế rủi ro, hạn chế tổn thất
xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của DN.
b. Tầm quan trọng của kiểm soát
Kiểm soát giúp cho DN tăng độ an toàn trong kinh doanh, giảm được cho phí
hoạt động kinh doanh chung, hạn chế được những tổn thất xảy ra đối với con người.
Tăng cường uy tín của DN trên thương trường, tìm kiếm được những cơ hội và biến cơ

hội thành hiện thực.
c. Nội dung của kiểm soát rủi ro
Nội dung của kiểm soát rủi ro bao gồm:
+ Né tránh rủi ro: Là việc né tránh những hoạt động, hoặc loại bỏ những nguyên
nhân gây ra rủi ro.
+ Ngăn ngừa rủi ro: Là việc sử dụng các biện pháp để giảm thiểu tần suất và
mức độ rủi ro khi chúng xảy ra.
+ Giảm thiểu tổn thất: Các biện pháp giảm thiểu tổn thất tấn công vào các rủi ro
bằng cách làm giảm bớt giá trị hư hại khi tổn thất xảy ra.
+ Đa dạng hóa rủi ro: Là việc phân chia các rủi ro hoạt động thành các dạng
khác nhau, tận dụng sự khác biệt, sử dụng lợi ích từ hoạt động này bù đắp hoạt động
khác.
+ Quản trị thông tin: Thông tin bắt nguồn từ phòng quản trị rủi ro của một tổ
chức có sự ảnh hưởng quan trọng đến việc giảm thiểu những bất định của những người
có quyền lợi gắn liền với tổ chức. Phòng quản trj rủi ro của một tổ chức phải cung cấp
thông tin để xác định hiệu quả của việc đo lường kiểm soát rủi ro và những mục tiêu
tương lai họ cần đạt được.
d. Khái niệm tài trợ rủi ro
15
Là hoạt động cung cấp những phương tiện để đền bù tổn thất xẩy ra hoặc tạo lập
các quỹ cho các chương trình khác nhau để để bớt tổn thất.
e. Biện pháp cơ bản để tài trợ rủi ro
Bao gồm các biện pháp sau:
Tự khắc phục rủi ro là biện pháp mà cá nhân tổ chức bị rủi ro tự thanh toán các chi
phí tổn thất (chủ động khắc phục, bị động khắc phục)
Tài trợ bằng biện pháp chuyển giao rủi ro: là công cụ kiểm soát rủi ro tạo ra nhiều
thực thể khác nhau thay vì một thực thể phải gánh chịu rủi ro. Chuyển giao rủi ro có
thể được thực hiện bằng nhiều cách như bảo hiểm, chuyển giao tài sản và hoạt động có
rủi ro đến một hay một nhóm người, chuyển giao bằng hợp đồng giao ước.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh

của công ty
1.3.1 Nhân tố khách quan
1.3.1.1 Môi trường chính trị-pháp luật
Với một môi trường chính trị không ổn định ,doanh nghiệp sẽ luôn gặp
phải những rủi ro bất khả kháng không lường trước được .Hậu quả của những loại rủi
ro này sẽ rất nghiêm trong đối với một doanh nghiệp,bởi vì rủi ro chính trị thường là
nguyên nhân của nhiều rủi ro ,tổn thất khác và tạo ra “chuỗi rủi ro”.
Rủi ro do môi trường pháp luật xuất phát từ hệ thống pháp luật không ổn
định ,có nhiều sơ hở và thiếu nhất quán .Sự thay đổi theo hướng bất lợi của các quy
phạm ,quy định của văn bản pháp lý hoặc có sự chồng chéo của các văn bản pháp luật
là nguyên nhân làm tăng rủi ro trong kinh doanh. Khi luật pháp thay đổi lien tục các tổ
chức cá nhân không nắm vững những thay đổi ,không theo kịp những chuẩn mực mới
không kịp phản ứng thì chắc chắn rủi ro sẽ xảy ra.
1.3.1.2 Môi trường kinh tế
Rủi ro do môi trường kinh tế như suy thoái kinh tế,lạm phát,thay đổi tỉ giá
hối đoái,cung cầu bất ổn,chính sách tiền tệ …được coi là những rủi ro lớn cho doanh
nghiệp.
Ví dụ: Khi mà khủng hoảng kinh tế xảy ra thu nhập của người dân giảm,
lạm phát lại tăng cao người dân sẽ thắt chặt chi tiêu hơn sẽ gây khó khăn cho doanh
nghiệp vì khó tiêu thụ được hàng hóa sản xuất ra.
16
Hay khi mà tỉ giá hối đoái tăng thì sẽ gây ra khó khăn cho các công ty nhập
khẩu vì khi đó giá đồng USD tăng thì công ty phải bỏ thêm tiền ra để nhập khẩu được
hàng hóa.
1.3.1.3 Môi trường văn hóa-xã hội
Rủi ro do môi trường văn hóa là những rủi ro do sự thiếu hiểu biết về
phong tục ,tập quán,tín ngưỡng,lối sống …của dân tộc khác từ đó dẫn đến cách hành
xử không phù hợp ,gây ra những thiệt hại,mất mát,cơ hội kinh doanh.
Ví dụ: Một công ty chuyên sản xuất gói bột súp pha vào nước ăn liền tại
Anh đã rất thành công tại nước sở tại. Với chất lượng thơm ngon và giá rẻ họ tin rằng

khi thâm nhập vào thị trường Brazin thì họ sẽ đạt được thành công như mong đợi
nhưng không khi hàng hóa thâm nhập vào đây thời gian đầu rất đông người mua
nhưng dần dần không có ai mua bởi vì văn hóa của người dân bản xứ. Người vợ coi
chồng là tất cả và việc họ tự tay vào bếp nấu nướng và chăm sóc gia đình là niềm tự
hào và đam mê của họ. Nên công ty kia thất bại hoàn toàn .
1.3.1.4 Môi trường tự nhiên
Các rủi ro thường gặp phải như do môi trường tự nhiên như bão lũ,hạn
hán,động đất,núi lửa,song thần….Việc phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong môi
trường này là khó kiểm soát nhất vì chúng khó dự báo và xảy ra bất ngờ,gấy thiệt hại
nghiêm trọng.
Ví dụ: Khi mà xảy ra lũ lut thì những hộ kinh doanh rau củ quả sẽ tổn thất
nặng nề dẫn tới các siêu thị hay cửa hàng gặp rủi ro theo.
1.3.1.5 Nhà cung cấp
Việc nhà cung cấp gặp sự cố hay năng lực không đảm bảo sẽ dẫn tới việc
công ty không có hàng hóa bán cho khách hàng gây mất niềm tin của khách hàng và
uy tín của doanh nghiệp sẽ sụt giảm nghiêm trọng.
1.3.1.6 Khách hàng
Sự thay đổi thị hiếu lien tục và thói quen mua sắm sẽ khiến cho doanh
nghiệp gặp rất nhiều rủi ro. Nếu không bắt kịp được xu thế và có chiến lược nghiên
cứu thị trường tốt sẽ rất khó tránh các tổn thất không đáng có.
1.3.1.7 Đối thủ cạnh tranh
17
Sự lớn mạnh hay ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh cũng tăng thêm rủi
ro cho doanh nghiệp,khi mà nhiều đối thủ cạnh tranh ra đời thì chúng ta phải tiêu tốn
thêm tiền cho các hoạt động quảng cáo ,pia,makerting …sản phẩm nhiều hơn.
1.3.2 Nhân tố chủ quan
1.3.2.1 Đội ngũ nhân viên
Những rủi ro xuất phát từ trình độ yếu kém nhân viên thường gặp phải là:
Xác định sai nhu cầu mua hàng,đánh giá sai chất lượng nguồn hàng,khả năng giao tiếp
kém khiến công ty bị ép giá ,sai sót trong các điều khoản hợp đồng ,năng lực đàm

phán kém dẫn tới mất hợp đồng.
1.3.2.2 Nhận thức của nhà quản trị
Các nhà quản trị không chú ý tới công tác quản trị rủi ro sẽ khiến doanh
nghiệp vô cùng bị động. Thái độ của nhà quản trị như chủ quan,xem thường,không
quan tâm,mất cảnh giác đối với rủi ro thì rủi ro sẽ xảy ra thường xuyên hơn và hậu
quả cũng nặng nề hơn.
1.3.2.3 Tình hình tài chính
Tình hình tài chính vững mạnh và cơ sở vật chất tốt,hiện đại là điều kiện
thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Nhưng nếu một công ty có nguồn tài chình không
minh bạch,nợ xấu cao, tính thanh khoản hay quay vòng vốn thấp cũng tạo ra nhiều rủi
ro khó lường gây hậu quả nặng nề.
1.3.2.4 Hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật
Kĩ thuật là nền tảng của sản xuất,bất kì sản xuất cái gì cũng đòi hỏi kĩ
thuật. Khi mà khoa học kĩ thuật phát triển như hiện nay thì đòi hỏi chúng ta phải cập
nhật liên tục các tiến bộ khoa học kĩ thuật để tránh lạc hậu,lỗi thời.
CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN
TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP 1
VIỆT NAM
2.1. Khái quát chung về công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp 1 Việt Nam
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Tên doanh nghiệp : Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp 1 Việt Nam
Tên viết tắt : GENERALEXIM
18
Chủ tịch HĐQT : Ông Hoàng Tuấn Khải
Trụ sở kinh doanh : Số 46 Ngô quyền, phường Hàng Bài,quận Hoàn Kiếm ,Hà Nội
Vốn điều lệ : 88.927.330.000 đồng
Mã số thuế : 0100107490
Điện thoại : (84.4) 3826 4009 – (84.4) 3826 5190
Fax : (84.4) 3825 9894 – (84.4) 3826 6383
- Email:

- Website: www.generalexim.com.vn
GENERALEXIM được thành lập từ năm 1981 trực thuộc Bộ thương mại và chuyển
đổi thành công ty cổ phần năm 2006. Thời kì đầu thành lập , Generalexim hoạt động
chủ yếu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nhưng sau đó đã nhanh chóng chuyển sang
công ty kinh doanh đa nghành nghề trong đó xuất nhập khẩu chiếm khoảng 85%
doanh thu và lợi nhuận hàng năm.Trên thị trường trong và ngoài nước công ty luôn
được đánh giá cao về uy tín giao dịch và năng lực tài chính lành mạnh đáp ứng quy mô
kinh doanh. Công ty có trụ sở chính tại Hà Nội với có 3 chi nhánh tại Hải Phòng ,Đà
Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.
Với thành tích trong hoạt động kinh doanh của mình, Công ty cổ phần Xuất nhập
khẩu Tổng hợp I Việt Nam đã vinh dự được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam trao tặng Huân chương Độc lập hạng Ba.Và đặc biệt,thương hiệu của Công ty đã
được khẳng định khi Công ty được trao giải thưởng Sao Vàng Đất Việt, một giải
thưởng giành cho các thương hiệu xuất sắc của Việt Nam trong quá trình hội nhập.
19
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty




Ghi chú: Quan hệ trực tiếp chỉ đạo
( Nguồn: Phòng Nhân sự )
+ Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyền lực quyết định cao nhất.Công ty hoạt động
thông qua các cuộc họp đại hội cổ đông .Đại hội cổ đông có quyền bầu,bổ sung,bãi
nhiệm thành viên hội đồng quản trị và ban kiểm soát
+ Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản trị cao nhất ở công ty ,co trách nhiệm trước đại
hội cổ đông cùng kì ,có toàn quyền nhân danh công ty trừ các vấn đề thuộc thẩm
quyền của đại hội cổ đông .Hội đồng quản trị có quyền bổ nhiệm,miễn nhiệm cách
chức tổng giám đốc và các bộ phận quản lý thuộc phạm vi của hội đồng quản trị

20
Đại hội đồng cổ
đông
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Ban giám đốc
Khối quản lý
Khối nghiệp
vụ
Phòng
NV3
Phòng
NV4
Ban
XDCB
PhòngN
V2
Phòng
NV1
Phòng
TCHC
Phòng
KTTC
Phòng
TH
+ Ban kiểm soát: Là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh quản trị điều hành công ty.Ban kiểm soát do đại hội đồng cổ đông bầu ra
và chịu trách nhiệm trước cổ đông và pháp luật về những kết quả của ban quản trị
công ty
+ Ban giám đốc: do hội đồng quản trị bầu ra,chịu trách nhiệm điều hành quản lý mọi

hoạt động sản xuất kinh doanh hằng ngày của công ty theo mục tiêu ,định hướng mà
đại hội đồng ,hội đồng quản trị đã thông qua
+ Các phòng ban: Có trách nhiệm giúp việc cho lãnh đạo,trực tiếp quản lý các đơn vị
trực thuộc
2.2. Phân tích đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tại công ty cổ phần
xuất nhập khẩu tổng hợp 1 Việt Nam
2.2.1 Kết quả điều tra trắc nghiệm và tổng hợp đánh giá
2.2.2.1 Kết quả điều tra trắc nghiệm
a, Đối với nhà quản trị
Theo các kết quả thu thập được thì đa số người được hỏi cho rằng công ty chưa
xây dựng được một quy trình quản trị rủi ro hoàn thiện mặc dù có nhưng thực hiện
chưa hiệu quả
Mặc dù chưa hoạt động hiệu quả nhưng công ty đã xây dựng được ban kiểm soát
hay chính xác hơn là quy trình nhận dạng,phân tích và đánh giá rủi ro. Tuy nhiên như
thế là chưa đủ.Quy trình kiểm soát và tài trợ rủi ro chưa được quan tâm đúng mức.
Theo kết quả điều tra phiếu trắc nghiệm thì có tới 80% ý kiến cho rằng sự cạnh
tranh của đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của công
ty chỉ có 20% cho rằng ảnh hưởng lớn.
Theo kết quả điều tra thì việc quản trị rủi ro của công ty hiện nay chưa tốt thì vấn
đề còn tồn tại: có 70% cho rằng do nhận thức nhà quản trị và chất lượng công tác kiểm
tra ,kiểm soát hoạt động; có 20% cho rằng là do công tác xác định nhu cầu khách
hàng; 10% cho rằng do năng lực đội ngũ nhân viên.
Theo kết quả điều tra phiếu trắc nghiệm đối với nhà quản trị thì có tới 80% cho
rằng yếu tố thường gây rủi ro khi thực hiện hợp đồng kinh doanh hàng nông sản ,may
mặc của công ty là yếu tố môi trường kinh tế ,chính trị ,pháp luật còn 20% còn lại cho
rằng là do yếu tố sự lên xuống của giá cả thị trường ,cung cầu thị trường.
21
Theo kết quả điều tra thì có tới 80% cho rằng công ty chưa có quy trình quản trị rủi
ro cụ thể, 20% cho rằng công ty có nhưng hoạt động không hiệu quả
Ngoài ra thì có tới 60% cho rằng các rủi ro có thể gặp phải của công ty là rủi ro liên

quan tới pháp luật,thanh toán,rủi ro về thông tin. Có tới 20% cho rằng các rủi ro gặp
phải là rủi ro từ phía nhà cung ứng , rủi ro trong quá trinh đàm phán và kí kết hợp
đồng. Chỉ 20% cho rằng rủi ro trong quá trình vận chuyển và do biến động của giá cả
thị trường.
Riêng về việc khi đối thủ cạnh tranh gay gắt thì 70% được hỏi cho rằng công ty
có thể gặp phải các rủi ro mất nhà cung ứng,mất đơn đặt hàng. Còn 30% còn lại cho
rằng rủi ro gặp phải chỉ là mua hàng với giá cao.
Khi được hỏi về việc khả năng và kinh nghiệm của nhân viên kinh doanh của
công ty hiện nay thì có tới 80% cho rằng rất tốt và 20% còn lại cho là tốt.
Khi được hỏi về việc giải quyết rủi ro khi rủi ro xảy ra thì có 100% người được
hỏi cho rằng khi đó công ty xử lý chậm và bị động,lúng túng và không có phương án
giả quyết hiệu quả.
Theo kết quả điều tra thì có tới 70% cho rằng việc lựa chọn nhiều nhà cung cấp là
rất cần thiết cho doanh nghiệp,chỉ có 30 % cho rằng đó là điều không cần thiết.
Bảng 2.1 : Kết quả điều tra trắc nghiệm nhà quản trị
Nhân tố rủi ro
Mức độ ảnh hưởng
Không ảnh
hưởng
Ảnh hưởng
nhẹ
Ảnh hưởng
tương đối
Gây trở ngại
lớn
Số
phiếu
%
Số
phiếu

%
Số
phiếu
%
Số
phiếu
%
Các nhà cung cấp 2/10 20 4/10 40 4/10 40
Nhu cầu thị trường 1/10 10 4/10 40 5/10 50
Đối thủ cạnh tranh 2/10 20 4/10 40 4/10 40
Môi trường vĩ mô 1/10 10 3/10 30 6/10 60
Hệ thống cơ sở vật chất 2/10 20 8/10 80
Nguồn: Sinh viên tự nghiên cứu
22
Tóm lại công tác quản trị rủi ro ở công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp 1
Việt Nam còn gặp nhiều vấn đề cần giải quyết. Các câu hỏi trắc nghiệm cũng cho ta
thấy được một phần của vấn đề để có những giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi
ro được tốt hơn.
b, Đối với nhân viên
Theo kết quả điều tra phiếu trắc nghiệm đối với nhân viên thì có tới 30% cho rằng
hoạt động kinh doanh của công ty gặp rất nhiều rủi ro và 70% còn lại thì cho rằng gặp
nhiều rủi ro.
Theo kết quả điều tra trắc nghiệm thì có tới 90% ý kiến cho rằng những rủi ro mà
công ty gặp phải trong hoạt động kinh doanh ảnh hưởng rất nhiều tới tình hình tài
chính của công ty và chỉ 10% là cho rằng ảnh hưởng ít.
Có 50% cho rằng mức độ rủi ro mà công ty thường gặp phải khi thực hiện hợp đồng
kinh doanh của công ty là rất thường xuyên,có 40% cho rằng thường xuyên gặp và có
20% cho rằng gặp phải với mức độ trung bình
Theo điều tra khảo sát thì có tới 20% cho rằng hoạt động quản trị rủi ro trong kinh
doanh hàng nông sản của công ty là rất tốt,40% cho rằng là tốt và 40% cho rằng là

bình thường .
Ngoài ra theo kết quả điều tra thì có tới 80% ý kiến được hỏi cho rằng những rủi ro
thường gặp là rủi ro liên quan đến pháp luật, rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng
hóa và rủi ro về thị trường. Còn 20% còn lại cho rằng rủi ro thường gặp đó là rủi ro
liên quan đến pháp luật và rủi ro không đủ hàng để bán hoặc khó bán
Kết quả điều tra cũng cho thấy 90% ý kiến cho rằng trang thiết bị cơ sở vật chất
ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của công ty, 10% cho rằng trang thiết bị cơ
sở vật chất ảnh hưởng bình thường tới hoạt động kinh doanh của công ty.
Có 100% người được hỏi cho rằng khi rủi ro xảy ra thì công ty giải quyết chậm và
thường ở thế bị động.
Trong số 10 người được hỏi thì có tới 70% cho rằng trang thiết bị của công ty phục
vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh là tốt và 30% cho rằng là bình thường.
Có 20% cho rằng việc quản trị rủi ro trong công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp
1 Việt Nam hiện nay là tốt và 80% cho rằng là chưa tốt.
23
Bảng 2.2 : Kết quả điều tra trắc nghiệm nhân viên
Nhân tố rủi ro
Mức độ ảnh hưởng
Không ảnh
hưởng
Ảnh hưởng
nhẹ
Ảnh hưởng
tương đối
Gây trở ngại
lớn
Số
phiếu
%
Số

phiếu
%
Số
phiếu
%
Số
phiếu
%
Rủi ro trong quá trình
vận chuyển
2/10 20 4/10 40 4/10 40
Rủi ro do chất lượng
hàng không đủ tiêu
chuẩn
1/10 10 4/10 40 5/10 50
Rủi ro liên quan đến
pháp luật
2/10 20 4/10 40 4/10 40
Rủi ro về thông tin 1/10 10 4/10 40 5/10 50
Nguồn: Sinh viên tự nghiên cứu
2.2.1.2 Kết quả phỏng vấn
Theo khảo sát điều tra kết quả phỏng vấn với nhà quản trị và nhân viên trong công
ty thì công ty kinh doanh các mặt hàng như cà phê,điều,may mặc…đây là các mặt
hàng xuất khẩu tiềm ẩn rất nhiều rủi ro có thể gặp phải . Tuy nhiên khi được hỏi tới thì
đại đa số ý kiến đều cho rằng công ty chưa xây dựng các quy trình quản trị rủi ro đầy
đủ .Tuy công ty đã lập ra ban kiểm soát nhưng ban này thực hiện hiệu quả công việc
chưa cao.
Cũng với các nhân viên và nhà quản trị trên thì trong 10 người được hỏi cho biết
với tình hình kinh tế như hiện nay thì công ty gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân
chủ yếu là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng trên toàn thế giới và khó khăn trong

việc tìm kiếm các khách hàng để kí kết các hợp đồng xuất khẩu,mặt khác giá cả
nguyên liệu đầu vào tăng cũng là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này. Việc tìm kiếm
bạn hàng uy tín và lâu năm là rất khó khăn bởi đây là khó khăn chung ,ngoài ra công
ty còn phải cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp có sự bảo hộ của nhà nước nên rất
khó mở rộng ra thị trường nước ngoài.
Trong số 10 người được hỏi đặc biệt trong đó có 3 nhà quản trị của công ty thì họ
cho rằng khi thực hiện công tác quản trị rủi ro đối với một công ty như công ty cổ
24
phần xuất nhập khẩu tổng hợp thì thuận lợi là công ty có đội ngũ nhân viên lâu năm và
nhiều kinh nghiệm còn khó khăn là thông tin từ cấp dưới đưa lên còn chậm khiến nhà
quản trị khó khăn trong việc ứng phó khi rủi ro xảy ra. Khi xảy ra các rủi ro thì công ty
chưa có sẵn phương án giải quyết và luôn luôn bị động.
Theo kết quả điều tra phỏng vấn thì các ý kiến cho rằng những rủi ro gặp phải khi
xuất khẩu sang thị trường nước ngoài là rủi ro trong kí kết hợp đồng,công ty chưa hiểu
rõ và các điều khoản và quy định quốc tế nên gặp rất nhiều khó khăn,ngoài ra còn có
rủi ro trong chậm thanh toán tiền hàng từ đối tác. Yếu tố chính trị pháp luật ảnh hưởng
lớn tới công việc kinh doanh của công ty do các luật định,chính sách của các nước hầu
hết đều muốn bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp của nước họ.
Trong số đó thì mọi người cho biết rằng nguyên nhân của rủi ro trên do rào cản về
văn hóa và ngôn ngữ. Cách giải quyết vấn đề này là chúng ta cần nghiên cứu kĩ thị
trường kinh doanh trước khi thâm nhập vào để tránh các rủi ro không đáng có. Cần
thiết lập thêm một số biện pháp tài trợ rủi ro như mua bảo hiểm cho các mặt hàng,
trích quỹ dự phòng để sự dụng khi cần thiết.
Trong bài phóng vấn với nhà quản trị và nhân viên thì mọi người cho biết yếu tố
pháp luật có ảnh hưởng rất lớn tới công ty đặc biệt là công ty cổ phần xuất nhập khẩu
tổng hợp I Việt Nam .Khi mà luật pháp các nước thay đổi liên tục các văn bản chồng
chéo thì làm cho chúng ta khó theo kịp các điều khoản dẫn tới nhiều sai sót trong kí
kết hợp đồng và gây bất lợi đối với chúng ta.
Theo bài phỏng vấn với các nhà quản trị và nhân viên công ty thì các ý kiến cho
rằng năng lực của đội ngũ kinh doanh hiện này là có tuy nhiên chưa được đào tạo bài

bản nên chưa hoạt động hiệu quả theo đúng yêu cầu .
Nhận thức của nhà quản trị và nhân viên chưa cao , nhà quản trị còn chủ quan
trong việc phòng tránh và giảm thiểu rủi ro Để chấm dứt tình trạng này công ty đang
lên kế hoạch mở các lớp đào tạo ngắn hạn về nhận thức của nhà quản trị về tầm quan
trọng của công tác quản trị rủi ro như là công tác phòng chống chữa cháy tại nơi làm
việc và sản xuất.
Những giải pháp để hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong thời gian tới là xây
dựng được một quy trình quản trị rủi ro đầy đủ, đào tạo bài bản cho đội ngũ nhân viên
25

×