Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 124 trang )


i

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ



ĐẶNG HOÀNG THANH NGA







ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA CÁC CÔNG TY
XUYÊN QUỐC GIA HOA KỲ Ở VIỆT NAM






LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI












Hà Nội – 2011


ii


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


ĐẶNG HOÀNG THANH NGA




ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA CÁC CÔNG TY
XUYÊN QUỐC GIA HOA KỲ Ở VIỆT NAM




Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế
Mã số : 60 31 07





LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI





Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN ANH THU





Hà Nội – 2011



iv
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT I
DANH MỤC CÁC BẢNG II
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ III
DANH MỤC CÁC HỘP IV
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP
CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA HOA KỲ Ở VIỆT NAM 7
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 7
1.1.1 Một số vấn đề chung về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) 7
1.1.2 Đặc điểm của TNCs Hoa Kỳ 12

1.1.3 Sự cần thiết phải thu hút đầu tƣ trực tiếp từ TNCs Hoa Kỳ 17
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 22
1.2.1 Những nhân tố chung ảnh hƣởng tới hoạt động FDI của TNCs Hoa
Kỳ ở Việt Nam 22
1.2.2 Những nhân tố thuộc Hoa Kỳ 25
1.2.3 Những nhân tố thuộc Việt Nam 29
1.3 KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC VỀ THU HÚT FDI TỪ TNCS
CỦA HOA KỲ 36
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP CỦA CÁC CÔNG TY
XUYÊN QUỐC GIA HOA KỲ Ở VIỆT NAM 39
2.1 TÌNH HÌNH THU HÚT FDI CỦA TNCS HOA KỲ Ở VIỆT NAM 39
2.1.1 Tổng quan tình hình FDI của TNCs Hoa Kỳ ở Việt Nam thời gian
qua 39
2.1.2 FDI của TNCs Hoa Kỳ ở Việt Nam theo cơ cấu ngành 44
2.1.3 FDI của TNCs Hoa Kỳ ở Việt Nam theo hình thức hoạt động 46
2.1.4 FDI của TNCs Hoa Kỳ ở Việt Nam theo cơ cấu vùng 48
2.2 TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP CỦA TNCS HOA KỲ ĐỐI
VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 50
2.2.1 Đối với nguồn vốn 50
2.2.2 Đối với tăng trƣởng 52
2.2.3 Đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế 54
2.2.4 Đối với thị trƣờng xuất nhập khẩu 56
2.2.5 Đối với chuyển giao công nghệ 57
2.2.6 Đối với giải quyết việc làm 58


v
2.2.7 Tính lan toả toàn cầu 61
2.2.8 Đối với chính trị 63
2.2.9 Đối với môi trƣờng 64

2.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG FDI CỦA TNCS HOA KỲ Ở VIỆT NAM
66
2.3.1 Những kết quả đạt đƣợc 66
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 71
2.3.3 Một số vấn đề đặt ra trong hoạt động FDI của TNCs Hoa Kỳ ở Việt
Nam 78
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG
THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC
GIA 81
HOA KỲ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 81
3.1 TRIỂN VỌNG VÀ ĐỊNH HƢỚNG THU HÚT FDI CỦA TNCS HOA
KỲ VÀO VIỆT NAM 81
3.1.1 Triển vọng thu hút FDI của TNCs Hoa Kỳ vào Việt Nam 81
3.1.2 Định hƣớng thu hút FDI của TNCs Hoa Kỳ vào Việt Nam 84
3.2 MỘT SỐ GỢI Ý VỀ MẶT CHÍNH SÁCH NHẰM TĂNG CƢỜNG
THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI TỪ TNCS HOA KỲ VÀO VIỆT NAM
TRONG THỜI GIAN TỚI 89
3.2.1 Tiếp tục hoàn thiện môi trƣờng đầu tƣ 89
3.2.2 Đổi mới công tác quảng bá và xúc tiến đầu tƣ đối với TNCs Hoa
Kỳ 98
3.2.3 Tạo lập các đối tác liên kết có hiệu quả với TNCs Hoa Kỳ 101
3.2.4 Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ở Việt Nam 102
KẾT LUẬN 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO 107


i
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

TT

Từ viết tắt
Nguyên nghĩa
01
ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
02
BTA
Hiệp định Thƣơng mại Song phƣơng
03
CNH, H§H
C«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸
04
CNTT
Công nghệ thông tin
05
ĐTNN
Đầu tƣ nƣớc ngoài
06
EU
Cộng đồng Châu Âu
07
FDI
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
08
FPI
Đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài
09
GDP
Tổng thu nhập quốc dân
10

HĐTM
Hiệp định thƣơng mại
11
IMF
Quỹ tiền tệ quốc tế
12
JETRO
Tổ chức xúc tiến thƣơng mại Nhật Bản
13
KH-CN
Khoa học - Công nghệ
14
M&A
Mua bán và Sáp nhập
15
MNC
Công ty đa quốc gia
16
MOFA
Chi nhánh nƣớc ngoài có sở hữu đa số
17
OECD
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
18
R&D
Nghiên cứu và phát triển
19
TNCs
Các công ty xuyên quốc gia
20

TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
21
TP. HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
22
UNCTAD
Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thƣơng mại và Phát triển
23
WTO
Tổ chức Thƣơng mại Thế giới






ii

DANH MỤC CÁC BẢNG


TT
Bảng
Danh mục
Trang
01
2.1
Đầu tƣ trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam,
phân theo ngành

44
02
2.2
Đầu tƣ trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam,
phân theo hình thức
47
03
2.3
Đầu tƣ trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam,
phân theo địa phƣơng
48
04
2.4
Vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đƣợc thực hiện của
Hoa Kỳ trƣớc và sau khi có Hiệp định Thƣơng mại
51
05
2.5
Cơ cấu kinh tế Việt Nam qua các năm
54
























iii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ


TT
Hình
Danh mục
Trang
01
2.1
Tỷ trọng đóng góp của doanh nghiệp FDI vào ngân sách
nhà nƣớc
53





































iv
DANH MỤC CÁC HỘP


TT
Hộp
Danh mục
Trang
01
2.1
Công ty Hoa Kỳ cung cấp thiết bị điện cho lƣới
truyền tải điện quốc gia
55
02
2.2
Doanh nghiệp Hoa Kỳ đào tạo nhân lực công nghệ
thông tin
59
03
2.3
Chƣơng trình tài trợ Ford Grants
65
04
2.4
Bộ Giáo dục – Đào tạo, Đại sứ quán Hoa Kỳ và
Công ty Intel Products Vietnam (Intel) hợp tác đào
tạo cho đội ngũ giảng viên khối ngành kỹ thuật
68
05

2.5
Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ Việt Nam chống biến đổi khí
hậu
69
06
2.6
Các công ty Mỹ lách thuế nhƣ thế nào?
71
07
2.7
Hãng dầu khí Mỹ muốn rút vốn khỏi dự án ở biển
Đông
73
08
2.8
FDI từ Mỹ có thể gặp rắc rối vì “phí bôi trơn"
79
09
3.1
Bộ trƣởng Vũ Huy Hoàng gặp gỡ đoàn đại biểu Hội
đồng kinh doanh ASEAN – Hoa Kỳ
82











1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá và tác động mạnh mẽ của
cuộc cách mạng khoa học – công nghệ (KH – CN), hoạt động của các công ty
xuyên quốc gia (TNCs) đã và đang có vai trò ngày càng quan trọng trong nền
kinh tế thế giới, đặc biệt là trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
(CNH, HĐH) của các nƣớc đang phát triển. Có thể nói, TNCs là chủ thể, là
vật truyền dẫn dòng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) và kỹ thuật từ các
trung tâm phát triển ra các vùng ngoại vi của thế giới.
Hoa Kỳ là một nƣớc công nghiệp hàng đầu thế giới. TNCs Hoa Kỳ có
tiềm lực kinh tế mạnh với ƣu thế về vốn, KH – CN, thị trƣờng… là những đối
tác đầu tƣ lớn. Trong thời gian qua, thực hiện chủ trƣơng mở cửa và hội nhập
vào nền kinh tế thế giới của Đảng và nhà nƣớc, Việt Nam đã có những cơ hội
tốt trong việc thu hút FDI từ TNCs của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, số lƣợng TNCs
Hoa Kỳ hoạt động ở Việt Nam còn rất ít. Trong khi đó, các nƣớc khác trong
khu vực nhƣ Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan đã thu hút đƣợc khá nhiều TNC
của Hoa Kỳ. Phần lớn TNCs của Hoa Kỳ hoạt động ở Việt Nam hiện nay vẫn
đầu tƣ cầm chừng và còn chờ đợi nhiều vào sự thay đổi môi trƣờng đầu tƣ
cũng nhƣ sức mua của thị trƣờng. Hiện trạng này đã đặt ra nhiều câu hỏi:
Tình hình thu hút FDI của TNCs Hoa Kỳ ở Việt Nam thời gian qua nhƣ thế
nào? TNCs Hoa Kỳ có những lợi thế và bất lợi gì so với TNCs khác đang hoạt
động đầu tƣ tại Việt Nam? Những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng hoạt
động kém hiệu quả: hạn chế của họ hay cản trở từ phía các chính sách của
Việt Nam? Có hay không mặt trái của việc thu hút FDI từ TNCs Hoa Kỳ? Để
thu hút FDI của TNCs Hoa Kỳ, cần phải có những giải pháp nhƣ thế nào?



2
Với những tiến triển mới trong quan hệ hợp tác Việt Nam – Hoa Kỳ,
những động thái mới của môi trƣờng đầu tƣ trong khu vực, cần nghiên cứu,
phân tích, đánh giá một cách khách quan và đề xuất những giải pháp hữu hiệu
để thu hút FDI của TNCs Hoa Kỳ ở Việt Nam trong thời gian tới. Với những
yêu cầu đó, tác giả chọn đề tài: “Đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc
gia Hoa Kỳ ở Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu
Xung quanh chủ đề FDI của TNCs đã có một số công trình nghiên cứu
khoa học, bài viết đƣợc đăng tải nhƣ:
- Nguyễn Ngọc Diên, Bùi Thanh Sơn, Nguyễn Thái Yên Hƣơng, Phạm Lan
Phƣơng, Hoàng Bình (1996), Đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia
ở các nước đang phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Cuốn sách này chủ yếu nghiên cứu tình hình đầu những năm 90 thế kỷ
XX và không có liên hệ gì đối với Việt Nam.
- Nguyễn Thiết Sơn (1999), Các công ty xuyên quốc gia và đầu tư trực tiếp
nước ngoài, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay số 6.
- Tống Quốc Đạt (2002), Đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia tại
Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 10.
- Phạm Hồng Tiến (2005), Hoạt động FDI của các công ty xuyên quốc gia trong
hơn 1 thập kỷ qua, Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới số 12.
- Đỗ Đức Bình (2005), Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) tại Việt
Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Lê Mạnh Tùng (2006), Cơ hội, thách thức đối với các công ty xuyên quốc
gia khi đầu tư vào Việt Nam và những vấn đề đặt ra, Tạp chí Khoa học chính
trị số 1.


3

- Đinh Trung Thành (2006), Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao
nhằm thu hút đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia, Tạp chí Báo
chí và tuyên truyền số 9.
- Đậu Văn Dũng (2006), Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia ở Việt Nam,
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị, Đại học quốc gia Hà Nội.
- Phạm Quốc Trung (2007), “Triển vọng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
của các công ty xuyên quốc gia vào Việt Nam đến 2010”, Tạp chí Kinh tế và
dự báo, số 3.
- Nguyễn Thị Nhƣ Hà (2007), Cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút FDI
của TNCs, Tạp chí Kinh tế châu Á – Thái Bình Dƣơng số 25.
- Hoàng Thị Bích Loan (2008), Thu hút đầu tư trực tiếp của các công ty
xuyên quốc gia vào Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Các công trình trên đã đề cập toàn diện và sâu sắc về TNCs nói chung
và TNCs của Hoa Kỳ, Nhật, Châu Âu, các nƣớc NIE Châu Á nói riêng. Tuy
nhiên, phần thực trạng chƣa đi sâu phân tích vào từng trƣờng hợp cụ thể của
TNCs của từng nƣớc. Các công trình trên cũng đề cập đến quan điểm và giải
pháp của Việt Nam trong việc thu hút TNCs. Tuy nhiên, những giải pháp
đƣợc các công trình này đƣa ra mang tính chung cho tất cả TNCs trên thế giới
chứ không chỉ riêng TNCs của Hoa Kỳ.
- Đinh Trung Thành (2009), Đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia
Nhật Bản ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị, Học viện Chính trị -
Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
Công trình trên tiếp cận dƣới góc độ kinh tế chính trị về FDI của
TNCs Nhật Bản ở Việt Nam. Do TNCs Nhật Bản và TNCs Hoa Kỳ có những
đặc điểm riêng biệt nên những giải pháp đƣa ra cũng cần phải khác nhau.
- Nguyễn Thúy Hòa (2003), Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ
vào Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị, Đại học quốc gia Hà Nội.


4

- Nguyễn Xuân Trung (2006), Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ
và vấn đề đặt ra với Việt Nam, Tạp chí Châu Hoa Kỳ ngày nay số 11.
Các công trình trên tiếp cận dƣới những góc độ lý luận của chuyên
ngành kinh tế chính trị và chƣa đi sâu phân tích, đánh giá toàn diện về thực
trạng FDI của TNCs Hoa Kỳ ở Việt Nam. Thêm vào đó, Hoa Kỳ vừa phải
chịu ảnh hƣởng nặng nề của khủng hoảng kinh tế, trong khi môi trƣờng thu
hút đầu tƣ ở Việt Nam hiện nay cũng có những thay đổi nhất định trong điều
kiện Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO. Vì vậy, cần có
những giải pháp phù hợp với điều kiện phát triển mới nhằm thu hút đầu tƣ của
TNCs Hoa Kỳ vào Việt Nam.
Nhƣ vậy, cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về FDI của
TNCs nói chung và FDI của TNCs Hoa Kỳ ở Việt Nam nói riêng. Những
công trình đó đã đƣa lại nhiều giá trị lý luận và thực tiễn làm cơ sở khoa học
cho chủ trƣơng thu hút FDI của TNCs Hoa Kỳ trong việc phát triển kinh tế -
xã hội ở Việt Nam. Tuy nhiên, chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách
đầy đủ, hệ thống và chuyên sâu về FDI của TNCs Hoa Kỳ ở Việt Nam trong
giai đoạn từ 2001 đến nay. Vì vậy, nghiên cứu đề tài này không trùng với bất
kỳ công trình khoa học nào đã đƣợc công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Phân tích làm rõ thực trạng đầu tƣ trực tiếp của TNCs Hoa Kỳ ở Việt
Nam. Từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thu hút nguồn vốn FDI
của TNCs Hoa Kỳ.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm, tiềm năng của TNCs Hoa Kỳ trong hoạt động đầu tƣ
trực tiếp.


5
- Nghiên cứu sự cần thiết phải thu hút đầu tƣ của TNCs Hoa Kỳ ở Việt Nam

trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
- Phân tích, đánh giá hoạt động FDI của TNCs Hoa Kỳ ở Việt Nam, từ đó làm
rõ những hạn chế và nguyên nhân.
- Đánh giá triển vọng FDI của TNCs Hoa Kỳ vào Việt Nam thời gian tới và
đề xuất giải pháp nhằm tăng cƣờng thu hút FDI của TNCs Hoa Kỳ.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu FDI của TNCs Hoa Kỳ ở Việt Nam.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu chủ yếu từ năm 2001 đến nay, tức là từ khi Hiệp định
thƣơng mại (HĐTM) song phƣơng Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực, đã góp
phần đƣa quan hệ đầu tƣ và thƣơng mại song phƣơng giữa hai nƣớc lên tầm
cao mới.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
làm phƣơng pháp nghiên cứu chủ đạo. Các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp,
thống kê, so sánh, nghiên cứu tình huống của một số công ty cụ thể cũng đƣợc
sử dụng kết hợp trong quá trình nghiên cứu.
Luận văn sử dụng các nguồn thông tin và dữ liệu từ Niên giám thống
kê, sách báo, bài nghiên cứu của một số tổ chức quốc tế và các cơ quan khác.
6. Đóng góp mới của luận văn
- Làm rõ đặc thù của TNCs Hoa Kỳ trong hoạt động đầu tƣ trực tiếp ở Việt
Nam.
- Làm rõ những thành công và hạn chế trong thu hút FDI của TNCs Hoa Kỳ
thời gian qua.
- Đề xuất những giải pháp nhằm thu hút FDI của TNCs Hoa Kỳ.


6
7. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3
chƣơng:
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tƣ trực tiếp của các công
ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ ở Việt Nam.
- Chƣơng 2: Thực trạng đầu tƣ trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia
Hoa Kỳ ở Việt Nam.
- Chƣơng 3: Định hƣớng và một số giải pháp tăng cƣờng thu hút đầu tƣ
trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ ở Việt Nam trong thời
gian tới.



















7
CHƢƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP CỦA
CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA HOA KỲ Ở VIỆT NAM
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Một số vấn đề chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
1.1.1.1 Khái niệm
Khái niệm FDI đã đƣợc nhiều tổ chức kinh tế quốc tế đƣa ra nhằm mục
đích giúp các quốc gia hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô về đầu tƣ trực tiếp
nƣớc ngoài, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động tự do hoá thƣơng mại, đầu tƣ
quốc tế, phân loại và sử dụng trong công tác thống kê quốc tế.
Khái niệm về FDI đƣợc chấp nhận rộng rãi nhất hiện nay do Quỹ tiền tệ
thế giới (IMF) và Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đƣa ra dựa
trên khái niệm về cán cân thanh toán. Theo IMF thì: “Đầu tư trực tiếp nước
ngoài là đầu tư có lợi ích lâu dài của một doanh nghiệp tại một nước khác
(nước nhận đầu tư – hosting country), không phải tại nước mà doanh nghiệp
đang hoạt động (nước đi đầu tư – source country) với mục đích quản lý một
cách có hiệu quả doanh nghiệp”. [7, tr100] Khái niệm này nhấn mạnh
đến tính lâu dài trong hoạt động đầu tƣ và động cơ của các nhà đầu tƣ là tìm
kiếm lợi nhuận, kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp và mở rộng thị
trƣờng. Đây là sự phân biệt giữa FDI và đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài (FPI)
trên thị trƣờng vốn trong nền kinh tế hiện đại.
OECD cũng đƣa ra định nghĩa về FDI tƣơng tự nhƣ IMF. Tuy vậy,
OECD có quan niệm rất rộng về nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Theo quan điểm của
OECD, “nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân hoặc tổ chức có thể thuộc cơ quan
Chính phủ hoặc không thuộc cơ quan Chính phủ đầu tư tại nước ngoài”.
[10, tr49]


8
Uỷ ban Liên Hợp quốc về Thƣơng mại và Phát triển (UNCTAD) đã
đƣa ra định nghĩa về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài nhƣ sau: “Đầu tư trực tiếp

nước ngoài là đầu tư có mối liên hệ, lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của một
pháp nhân hoặc thể nhân (nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc công ty mẹ)
đối với doanh nghiệp ở một nền kinh tế khác (doanh nghiệp FDI hoặc chi
nhánh nước ngoài hoặc chi nhánh doanh nghiệp)”. [11, tr243] Định
nghĩa này có hai đặc trƣng là quyền kiểm soát và lợi ích khống chế. Về quyền
kiểm soát thì hầu nhƣ đã đạt đƣợc sự nhất trí của các nhà nghiên cứu về FDI;
còn lợi ích khống chế thì đang có những ý kiến khác nhau, nhƣng hiện nay
nhiều ngƣời đã thừa nhận rằng một công ty nƣớc ngoài có tỷ lệ sở hữu cổ
phần tối thiểu 10% thì có ảnh hƣởng nhất định đến quyền kiểm soát doanh
nghiệp, tác động đến chiến lƣợc kinh doanh và quản trị doanh nghiệp.
Trong khái niệm FDI này, các tác giả nhấn mạnh mức độ ảnh hƣởng
của nhà đầu tƣ đến việc quản lý các doanh nghiệp đặt tại các nền kinh tế khác.
Chẳng hạn nhƣ đầu tƣ bao hàm công việc quản lý kinh doanh ban đầu giữa
hai bên và công việc quản lý kinh doanh sau đó giữa chúng cũng nhƣ giữa các
chi nhánh nƣớc ngoài, bao gồm cả các chi nhánh đã hợp thành tổ chức hay
không có tính chất pháp nhân. FDI cũng có thể đƣợc thực hiện bằng các cá
nhân, cũng có thể thực hiện bởi các doanh nghiệp.
Tƣơng tự nhƣ vậy, Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) đã đƣa ra
định nghĩa về FDI nhƣ sau: “FDI xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước
(nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư)
cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt
FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, tài sản mà
người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong trường hợp
chủ đầu tư là doanh nghiệp ở nước đầu tư thì được gọi là “công ty mẹ” và


9
các tài sản đầu tư ở nước nhận đầu tư được gọi là “công ty con” hay “chi
nhánh công ty”. [70]
Hoa Kỳ - một trong những nƣớc tiếp nhận đầu tƣ và tiến hành đầu tƣ lớn nhất

trên thế giới - cũng đƣa ra định nghĩa về FDI là: “Sự sở hữu hoặc kiểm soát,
trực tiếp hoặc gián tiếp, bởi một cá nhân hay tổ chức nước ngoài với 10% cổ
phần trở lên trong doanh nghiệp có tính pháp nhân hoặc lãi suất tương
đương trong doanh nghiệp không có tính pháp nhân”. Có thể nhận biết FDI
theo quan điểm của Hoa Kỳ. [21]
Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài (ĐTNN) tại Việt Nam năm 1996 định nghĩa:
“FDI là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất
kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật
này”. [4, tr8]
Khác với Luật ĐTNN năm 1996, Luật Đầu tƣ 2005 đã đƣa ra định
nghĩa ĐTNN nhƣ sau: “ĐTNN là việc nhà ĐTNN đưa vào Việt Nam vốn bằng
tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư”. [5, tr10]
Tuy nhiên, Luật Đầu tƣ 2005 lại không đề cập cụ thể đến khái niệm FDI, FPI
mà chỉ đƣa ra khái niệm đầu tƣ trực tiếp. Theo đó, khái niệm này đƣợc hiểu
nhƣ sau: “đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và
than gia quản lý hoạt động đầu tư”. [5, tr8]
Nghị định 78/2006/NĐ-CP quy định về đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài
chỉ rõ: “Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư
ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư và trực tiếp tham gia quản lý
hoạt động đầu tư đó ở nước ngoài”. [26]
Các khái niệm khác nhau về FDI đều thống nhất ở các điểm nhƣ: FDI
là hình thức đầu tƣ quốc tế, cho phép các nhà đầu tƣ tham gia điều hành hoạt
động đầu tƣ ở nƣớc tiếp nhận đầu tƣ tuỳ theo mức góp vốn của nhà đầu tƣ.
Trong đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, quyền sở hữu gắn liền với quyền sử dụng


10
tài sản đầu tƣ, nghĩa là nhà đầu tƣ có thể có lợi hơn khi đầu tƣ thu đƣợc lợi
nhuận cao và chịu rủi ro hơn khi đầu tƣ thua lỗ.
Qua phân tích ở trên, có thể hiểu khái niệm FDI nhƣ sau: “FDI là hình

thức đầu tư của một tổ chức hoặc cá nhân tại nước đi đầu tư bỏ vốn vào nước
nhận đầu tư để thành lập và trực tiếp tham gia quản lý hoạt động kinh doanh
các doanh nghiệp FDI hoặc các chi nhánh công ty nhằm mục tiêu lợi nhuận”.
1.1.1.2 Đặc điểm
Bản chất của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài là nhằm mục đích tối đa hoá
lợi ích đầu tư hay tìm kiếm lợi nhuận ở nƣớc tiếp nhận đầu tƣ thông qua di
chuyển vốn (bằng tiền, tài sản, công nghệ và trình độ quản lý của nhà đầu tƣ
nƣớc ngoài) từ nƣớc đi đầu tƣ đến nƣớc tiếp nhận đầu tƣ. Nhà đầu tƣ ở đây
bao gồm tổ chức hay cá nhân chỉ mong muốn đầu tƣ khi cho rằng khoản đầu
tƣ đó có thể đem lại lợi ích hoặc lợi nhuận cho họ. Đây là một trong những
đặc điểm cơ bản nhất và là nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc hình thành hoạt
động FDI giữa các quốc gia. Các nƣớc nhận đầu tƣ, nhất là các nƣớc đang
phát triển cần lƣu ý điều này khi tiến hành thu hút FDI, phải xây dựng cho
mình một hành lang pháp lý đủ mạnh và các chính sách thu hút FDI hợp lý để
hƣớng FDI vào phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của nƣớc
mình, tránh tình trạng FDI chỉ phục vụ cho mục đích tìm kiếm lợi nhuận của
các chủ đầu tƣ.
Ngoài ra, FDI còn có một số đặc điểm nhƣ sau:
- FDI thƣờng đƣợc thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp
mới, mua lại toàn bộ hoặc từng phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc mua
cổ phiếu để thôn tính hoặc sáp nhập các doanh nghiệp lại với nhau.
- Nguồn vốn FDI bao gồm vốn góp để hình thành vốn pháp định, vốn
vay hoặc vốn bổ sung từ lợi nhuận của doanh nghiệp để triển khai mở rộng dự
án. Các chủ đầu tƣ nƣớc ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn


11
pháp định hoặc vốn điều lệ tuỳ theo quy định của luật pháp từng nƣớc để
giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tƣ.
Luật các nƣớc thƣờng quy định không giống nhau về vấn đề này. Tỷ lệ đóng

góp của các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định sẽ quy định quyền và
nghĩa vụ của mỗi bên, đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng đƣợc phân chia dựa
vào tỷ lệ này.
- Chủ đầu tƣ nƣớc ngoài trực tiếp điều hành hoặc tham gia quản lý và
điều hành quá trình thực hiện vận hành dự án đầu tƣ tuỳ theo tỷ lệ góp vốn.
Nếu nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ 100% vốn thì công ty, xí nghiệp, doanh
nghiệp đó hoàn toàn do chủ đầu tƣ nƣớc ngoài trực tiếp điều hành hoặc thuê
ngƣời quản lý điều hành.
- Việc tiếp nhận FDI không làm tăng nợ cho nƣớc tiếp nhận đầu tƣ mà
ngƣợc lại, FDI tạo điều kiện để khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn
lực trong nƣớc. Thông qua hoạt động FDI, nƣớc tiếp nhận đầu tƣ có thể tiếp
thu khoa học công nghệ, bí quyết kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm tổ chức quản
lý hiện đại của nƣớc đi đầu tƣ hoặc nƣớc đi đầu tƣ sẽ tận dụng đƣợc sự ƣu
tiên, điều kiện thuận lợi mà nƣớc tiếp nhận đầu tƣ trực tiếp dành cho mình để
phát huy lợi thế về nguồn nhân lực trình độ cao, phƣơng tiện đầu tƣ… mà khi
đầu tƣ trong nƣớc sẽ không có đƣợc. Đối với nƣớc đi đầu tƣ, đầu tƣ trực tiếp
nƣớc ngoài giúp cho doanh nghiệp thay đổi đƣợc dây chuyền công nghệ lạc
hậu ở nƣớc mình nhƣng dễ đƣợc chấp nhận ở nƣớc có trình độ phát triển thấp
hơn và góp phần kéo dài chu kỳ sản xuất.
- Lợi nhuận thu đƣợc từ kết quả hoạt động đầu tƣ, lãi hoặc lỗ đƣợc
phân chia theo tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp định sau khi đã trừ đi thuế lợi tức
và các khoản đóng góp khác cho nƣớc tiếp nhận đầu tƣ theo quy định của
nƣớc tiếp nhận đầu tƣ.


12
- FDI gắn liền với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách về FDI
của mỗi quốc gia tiếp nhận đầu tƣ thể hiện chính sách mở và quan điểm hội
nhập quốc tế về đầu tƣ.
1.1.2 Đặc điểm của TNCs Hoa Kỳ

Nói đến TNCs là nói đến những công ty độc quyền lớn, có quá trình
sản xuất kinh doanh vƣợt ra khỏi biên giới quốc gia và có quan hệ kinh tế chặt
chẽ với nhiều nƣớc, thông qua việc thiết lập các chi nhánh ở nƣớc ngoài.
Trong lịch sử phát triển của các mô hình sản xuất - kinh doanh, các
công ty nhƣ vậy đƣợc gọi với nhiều tên khác nhau: công ty toàn cầu, công ty
xuyên quốc gia, công ty đa quốc gia, công ty siêu quốc gia; hay gọi chung là
các công ty quốc tế (international corporations). Tuy nhiên, khi phân tích kỹ
hơn, ngƣời ta chủ yếu quan tâm đến tính chất sở hữu và tính quốc tịch của tƣ
bản: vốn đầu tƣ - kinh doanh là của ai, ở đâu, thì khái niệm công ty xuyên
quốc gia (transnational corporation - TNC) và đa quốc gia (multinational
corporation - MNC) đƣợc sử dụng thƣờng xuyên hơn. Nếu là TNC thì tập
đoàn lãnh đạo, quản lý công ty thuộc về các nhà tƣ bản của một nƣớc. Còn
nếu là MNC thì Ban lãnh đạo công ty gồm các nhà đầu tƣ có cổ phần thuộc
nhiều nƣớc khác nhau. Sự phân định này chủ yếu vẫn căn cứ vào công ty mẹ,
chứ không căn cứ vào các chi nhánh. [6]
Trên thực tế, trong số 500 công ty lớn nhất thế giới năm 2010 do Tạp
chí Fortune bầu chọn (Fortune Global 500), chỉ có 2 công ty (chiếm 0,4%)
thuộc sở hữu của hai nƣớc, đó là Unilever (của Anh và Hà Lan) và Ageas (của
Bỉ và Hà Lan). Số còn lại, tới hơn 99% thuộc sở hữu chỉ của một nƣớc. Nhƣ
vậy, tính chất đa quốc gia của các công ty mẹ là rất thấp, có thể vì vậy, thuật
ngữ “đa quốc gia” ít đƣợc sử dụng, mà hay dùng thuật ngữ “xuyên quốc gia”
hơn. Vì vậy, luận văn này cũng thiên về sử dụng thuật ngữ “xuyên quốc gia”.
Tuy nhiên, đây chỉ là cách gọi với những công ty mang tính chất toàn cầu nhƣ


13
vậy. Ngay với Hoa Kỳ, trong các báo cáo của Bộ Thƣơng mại, các công ty mẹ
của Hoa Kỳ đều thuộc sở hữu của riêng Hoa Kỳ nhƣng họ vẫn dùng cụm từ
đa quốc gia (multinational corporation) để chỉ các công ty này. Ở đây, có thể
họ quan niệm tính chất đa quốc gia gồm cả các chi nhánh. Mặc dù vậy, cả hai

cách gọi trên đều không ảnh hƣởng đến kết quả nghiên cứu của luận văn này.
Trên thực tế, cả hai thuật ngữ đƣợc sử dụng song song với nhau. Vấn đề cơ
bản là phải thấy đƣợc sự phân biệt về bản chất của những công ty nhƣ chủ sở
hữu hay phạm vi hoạt động…
UNCTAD đã nêu định nghĩa nhƣ sau: “Công ty xuyên quốc gia (TNC)
là những công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) hoặc vô hạn bao gồm các
công ty mẹ và các chi nhánh nước ngoài của chúng. Các công ty mẹ là các
công ty kiểm soát tài sản của các thực thể kinh tế khác ở nước ngoài, thông
qua việc góp vốn tư bản cổ phần của mình. Mức góp vốn cổ phần thường phải
từ 10% hoặc cao hơn, các loại cổ phiếu thường hoặc cổ phiếu có quyền biểu
quyết đối với loại công ty TNHH, hoặc tương đương với công ty trách nhiệm
vô hạn, thường được xem như là mức ngưỡng đối với quyền kiểm soát tài sản
của các công ty khác. Còn các chi nhánh nước ngoài (công ty con) là các
công ty TNHH hoặc vô hạn, trong đó chủ đầu tư là người sống ở nước khác,
có mức góp vốn cho phép có được lợi ích lâu dài trong việc quản lý công ty
đó”. [12, tr14]
Trong các báo cáo về hoạt động của các công ty xuyên quốc gia, Bộ
thƣơng mại Hoa Kỳ sử dụng định nghĩa: “Công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ
gồm công ty mẹ và các chi nhánh nước ngoài của nó. Công ty mẹ là người cư
trú ở Hoa Kỳ, có sở hữu hoặc điều hành 10% hoặc lớn hơn số cổ phiếu có
quyền biểu quyết, hoặc tương đương của doanh nghiệp có kinh doanh ở nước
ngoài. “Người” ở đây được định nghĩa bao gồm mọi cá nhân, ngành, công ty,
tập đoàn, hiệp hội, tờ rớt, hoặc các tổ chức khác, hoặc các đơn vị của chính


14
phủ. Nếu là công ty sáp nhập, công ty mẹ của Hoa Kỳ là tổng thể công ty Hoa
Kỳ thống nhất gồm: 1/ Công ty Hoa Kỳ có số cổ phiếu có quyền biểu quyết
không bị công ty Hoa Kỳ khác chiếm quyền sở hữu trên 50%. 2/ Nếu quyền sở
hữu của các công ty Hoa Kỳ trong đó bị giảm đi thì công ty Hoa Kỳ đó không

bị các công ty Hoa Kỳ khác chiếm hơn 50% số cổ phiếu có quyền biểu quyết
của công ty. Các công ty mẹ của Hoa Kỳ cũng có các hoạt động kinh doanh
nội địa ở Hoa Kỳ. Các chi nhánh nước ngoài, là các công ty kinh doanh ở
nước ngoài có đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ, trong đó, người Hoa Kỳ sở hữu
hoặc kiểm soát (trực tiếp hoặc gián tiếp) 10% hoặc lớn hơn số cổ phiếu có
quyền biểu quyết hoặc tương đương. Các chi nhánh nước ngoài bao gồm cả
các hoạt động kinh doanh ở nước ngoài của các công ty xuyên quốc gia Hoa
Kỳ, trong đó các công ty mẹ có những tác động nhất định về mặt quản lý. Đối
với những chi nhánh ở nước ngoài có trên 50% vốn do công ty mẹ sở hữu thì
gọi là các chi nhánh nước ngoài có sở hữu đa số (MOFA)”. [9, tr206]
Hoa Kỳ là một nền kinh tế lớn, và cũng là quốc gia có nhiều công ty
lớn nhất, đây là những công ty có tiềm lực tài chính mạnh, hoạt động rộng
khắp thế giới… Vì vậy, các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ có những đặc
trƣng rất riêng.
1.1.2.1 Về quy mô
TNCs Hoa Kỳ là những công ty có tầm cỡ lớn nhất thế giới. Hiện nay,
trong số trên 82.000 công ty xuyên quốc gia - công ty mẹ trên thế giới, Hoa
Kỳ có trên 2.400 công ty. [11, tr222] Trong báo cáo hàng năm về 500 công ty
lớn nhất thế giới do Tạp chí Fortune bình chọn (Fortune Global 500), TNCs
Hoa Kỳ luôn chiếm số lƣợng lớn. Cụ thể, trong 500 công ty lớn nhất toàn cầu
về doanh thu năm 2010 thì Hoa Kỳ có 139 công ty, Nhật Bản có 71 công ty,
Trung Quốc có 46 công ty, Pháp có 39 công ty, Đức có 37 công ty còn Anh
có 30 công ty… Những vị trí đứng đầu phần lớn đều thuộc về các công ty


15
Hoa Kỳ nhƣ Wal-Mart Stores, Exxon Mobil, Chevron, General Electric…
[39]
VÒ doanh thu, năm 2009, doanh số bán hàng của các công ty mẹ Hoa
Kỳ đạt 7.819 tỷ USD còn của các MOFA Hoa Kỳ là 4.885 tỷ USD. [22]

Trong công bố mới nhất của Fortune, năm 2010, tổng doanh thu của 500 công
ty lớn nhất Hoa Kỳ (Fortune 500) là vào khoảng 10.800 tỷ USD, tăng 10,5%
và chiếm gần 73,85% tổng thu nhập quốc dân (GDP) của nƣớc này. [54]
Về chi phí vốn đầu tư, năm 2009, tổng chi phí vốn đầu tƣ bởi TNCs
Hoa Kỳ trên toàn thế giới đạt 544 tỷ USD. Chi phí vốn đầu tƣ ở Hoa Kỳ bởi
các công ty mẹ Hoa Kỳ là 395 tỷ USD còn chi phí vốn đầu tƣ ở nƣớc ngoài
bởi các MOFA là khoảng 150 tỷ USD. Tỷ lệ chi phí vốn đầu tƣ của các công
ty mẹ Hoa Kỳ so với chi phí vốn đầu tƣ của TNCs Hoa Kỳ trên toàn thế giới
là 73%, không thay đổi so với năm trƣớc đó. [22]
VÒ lîi nhuËn, Hoa Kỳ cũng có nhiều TNC có mức lợi nhuận cao
nhất. Trong số 50 công ty có lợi nhuận cao nhất năm 2010, Hoa Kỳ có 21
công ty, Trung Quốc có 6 công ty, Anh có 5 công ty, Pháp có 3 công ty, Đức
có 2 công ty… [39]
VÒ lao ®éng, năm 2009, số lƣợng ngƣời lao động làm việc cho
TNCs Hoa Kỳ trên toàn thế giới là khoảng 31,1 triệu ngƣời. Tại Hoa Kỳ, số
lƣợng ngƣời lao động làm việc cho các công ty mẹ Hoa Kỳ là khoảng 21,1
triệu ngƣời, chiếm gần 1/5 tổng số ngƣời lao động trong các lĩnh vực công
nghiệp tƣ nhân tại nƣớc này. Số lƣợng ngƣời lao động làm việc cho các
MOFA của TNCs Hoa Kỳ là khoảng 10,3 triệu ngƣời. Tỷ lệ lao động do các
công ty mẹ Hoa Kỳ tuyển dụng tại Hoa Kỳ so với tổng số lao động mà TNCs
Hoa Kỳ tuyển dụng trên toàn thế giới là 67%. [22] Năm 2010, các công ty
Hoa kỳ là những công ty tuyển nhiều lao động vào làm việc nhất. Trong danh
sách 50 công ty lớn nhất về lao động, Hoa Kỳ có 14 công ty (bằng Trung


16
Quốc), Đức có 7 công ty, Pháp có 4 công ty, Anh và Nhật có 3 công ty…
Công ty Hoa kỳ đứng đầu danh sách trên là Wal-Mart Stores với 2.100.000
ngƣời. [39]
1.1.2.2 Về hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D)

TNCs Hoa Kỳ là những công ty có thế mạnh về công nghệ. Họ luôn coi
hoạt động nghiên cứu và triển khai công nghệ là những nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu nhằm bảo vệ vị trí cao của mình trên thế giới. Trong danh sách Top
100 thành tựu nghiên cứu và phát triển có tính chất đột phá hàng năm do Tạp
chí R&D bình chọn, luôn có sự hiện diện của TNCs Hoa Kỳ. Năm 2010, một
số TNC Hoa Kỳ có trong danh sách này là IBM, Intel, 3M… [59] Hàng
năm, TNCs Hoa Kỳ đã chi một lƣợng vốn khổng lồ cho các hoạt động R&D.
Do đặc điểm của hoạt động này cần nhiều vốn, quy mô lớn và mang tính tập
trung cao nên nó đƣợc tiến hành chủ yếu ở các công ty mẹ. Theo số liệu mới
nhất của Cục Phân tích Kinh tế - Bộ Thƣơng mại Hoa Kỳ, năm 2008, chi tiêu
vào hoạt động R&D của TNCs Hoa Kỳ phi ngân hàng là 236,1 tỷ USD. Trong
đó, chi tiêu bởi các công ty mẹ Hoa Kỳ là 199,1 tỷ USD (chiếm khoảng 84%)
còn chi tiêu bởi các chi nhánh nƣớc ngoài là 37 tỷ USD (chiếm 16%). [9,
tr212] Hiện nay, TNCs Hoa Kỳ tập trung cao vào các ngành hiện đại, có
khả năng sản xuất lớn, và có tính cạnh tranh cao trên thị trƣờng.
Phần lớn công nghệ đƣợc chuyển giao giữa các chi nhánh của TNC
sang nƣớc chủ nhà qua hình thức 100% vốn nƣớc ngoài và doanh nghiệp liên
doanh có phần lớn vốn nƣớc ngoài. Nhìn chung, TNCs Hoa Kỳ cũng hạn chế
chuyển giao công nghệ mới, có tính cạnh tranh cao cho các chi nhánh của
chúng ở nƣớc ngoài vì sợ bị lộ bí mật công nghệ hoặc mất bản quyền, hoặc
cũng có thể nƣớc nhận đầu tƣ chƣa sẵn sàng. Tuy nhiên chuyển giao công
nghệ giữa các chi nhánh của các công ty Hoa Kỳ đã tăng nhanh trong những
năm gần đây. TNCs Hoa Kỳ thƣờng chỉ chuyển giao công nghệ cao cho các


17
nƣớc phát triển và công nghệ thấp hơn (lạc hậu) cho các nƣớc đang phát triển.
Vì vậy, các nƣớc đang phát triển cần có chiến lƣợc đúng đắn để nhận chuyển
giao công nghệ vì sự phát triển chung của nền sản xuất trong nƣớc.
1.1.2.3 Về mô hình tổ chức và hoạt động

TNCs Hoa Kỳ có mô hình tổ chức điển hình và hoạt động rộng khắp
thế giới. Chúng luôn đƣợc cấu tạo bởi một công ty mẹ ở Hoa Kỳ và những
công ty con, cắm nhánh ở nhiều nƣớc khác nhau trên thế giới. Hoạt động của
TNCs Hoa Kỳ chủ yếu tập trung ở Hoa Kỳ, bởi các công ty mẹ chứ không
phải ở các chi nhánh nƣớc ngoài. Các công ty chi nhánh chỉ cần có 10% sở
hữu của phía Hoa Kỳ đã đƣợc coi là công ty con. Trên thực tế, có trên 80% số
công ty con ở nƣớc ngoài của Hoa Kỳ là các MOFA. TNCs Hoa Kỳ chủ yếu
đặt chi nhánh ở các nƣớc có thu nhập cao vì có cấu trúc kinh tế tƣơng đồng
với Hoa Kỳ và cũng nhằm để gia tăng mức độ cạnh tranh toàn cầu bằng cách
hƣớng tới phục vụ các khách hàng nƣớc ngoài.
Những hình thức tổ chức chủ yếu của TNCs Hoa Kỳ hiện nay là
concern và conglomerate. Đây là những hình thức thích ứng đƣợc với quá
trình kinh doanh hiện đại. Thực tế hoạt động của TNCs Hoa Kỳ cho thấy ít có
công ty nào thuần túy đƣợc tổ chức theo kiểu concern hay conglomerate mà
cách tổ chức hoạt động của chúng có những nét tƣơng đồng, đan xen, phụ
thuộc vào điều kiện hoạt động cụ thể để áp dụng các biện pháp tổ chức, quản
lý cho phù hợp với khả năng phát triển của mình. Cách thức tổ chức hoạt
động của công ty còn phù thuộc vào khả năng, trình độ của các nhà quản lý
của công ty, của hệ thống nghiên cứu, quản lý sản phẩm, thị trƣờng
1.1.3 Sự cần thiết phải thu hút đầu tư trực tiếp từ TNCs Hoa Kỳ
1.1.3.1. Về mặt khách quan
Thứ nhất, tác động của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.

×