Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Biến động của thị trường phôi thép thế giới và tác động đến sản xuất thép xây dựng ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 100 trang )

i

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ










Trần Thanh Hương







BIẾN ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG PHÔI THÉP THẾ
GIỚI VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN
SẢN XUẤT THÉP XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM







LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI






Hà Nội – 2012
i

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ









Trần Thanh Hương









BIẾN ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG PHÔI THÉP THẾ
GIỚI VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN
SẢN XUẤT THÉP XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM




Chuyên ngành: KTTG & QHKTQT
Mã số: 60.31.07



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI



HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ ĐỨC THANH




Hà Nội – 2012

i

MỤC LỤC

Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC BẢNG iii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ v
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG PHÔI THÉP THẾ
GIỚI VÀ NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA NÓ SAU KHỦNG HOẢNG
TÀI CHÍNH VÀ SUY THOÁI KINH TẾ TOÀN CẦU
7
1.1. Tổng quan về thị trường phôi thép thế giới 7
1.1.1. Đặc điểm của hàng hóa phôi thép và thị trường phôi thép 7
1.1.2. Sản xuất phôi thép thế giới 10
1.1.3. Nhu cầu phôi thép thế giới 13
1.1.4. Giá 17
1.2. Những biến động của thị trường phôi thép thế giới từ năm 2008 cho
tới nay
23
1.2.1. Giai đoạn 1: từ năm 2008 đến năm 2009 23
1.2.2. Giai đoạn 2: từ năm 2010 đến năm 2011 26
1.3. Những nét chính của thị trường phôi thép toàn cầu từ năm 2002-
2011
28
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG PHÔI
THÉP THẾ GIỚI ĐẾN SẢN XUẤT THÉP XÂY DỰNG Ở VIỆT
NAM
30
2.1. Tổng quan về hệ thống sản xuất thép xây dựng của Việt Nam trong
những năm gần đây
30
2.1.1. Số lượng và quy mô các doanh nghiệp sản xuất 30
2.1.2. Trình độ công nghệ và sản phẩm sản xuất 32
2.1.3. Hiện trạng cung cấp một số nguyên liệu nội địa cho sản xuất thép
xây dựng

34
2.1.4. Sự mất cân đối của ngành thép xây dựng trong nước 40
2.2. Tác động của thị trường phôi thép thế giới đến sản xuất thép xây dựng 42
ii

trong nước
2.2.1. Tác động đến giá bán thép xây dựng tại nhà máy 42
2.2.2. Tác động đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ của ngành 48
2.2.3. Đánh giá chung 51
2.3. Những yếu tố chủ yếu khác tác động lên giá thép xây dựng trong nước 56
2.4. Đánh giá tổng quát 59
CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN NGÀNH SẢN XUẤT THÉP XÂY DỰNG CỦA VIỆT NAM
ĐẾN NĂM 2020
62
3.1. Triển vọng ngành thép xây dựng Việt Nam đến năm 2020 62
3.1.1. Các nhân tố chính tác động đến ngành 62
3.1.2. Triển vọng nhu cầu thép xây dựng 64
3.1.3. Triển vọng nguồn cung 66
3.2. Quan điểm định hướng phát triển của ngành sản xuất thép xây dựng ở
Việt Nam
69
3.3. Một số giải pháp nhằm phát triển cân đối và bền vững ngành thép xây
dựng ở Việt Nam
71
3.3.1. Giải pháp ứng phó ngắn hạn cho doanh nghiệp đối với những tác
động của thị trường thép thế giới
71
3.3.2. Giải pháp về đầu tư 72
3.3.3. Giải pháp bảo đảm nguồn nguyên liệu, năng lượng cho sản xuất của

ngành
74
3.3.4. Giải pháp về thị trường 76
3.3.5. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực 78
3.3.6. Giải pháp về công nghệ 78
3.3.7. Giải pháp về bảo vệ môi trường 79
3.3.8. Các giải pháp về quản lý Nhà nước trong hoạt động sản xuất thép 81
KẾT LUẬN 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
PHỤ LỤC 88
i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa
Tiếng Anh Tiếng Việt
1 ACFTA
Asean – China free trade
agreement
Hiệp định Thương mại tự do Asean –
Trung Quốc
2 AFTA Asean Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do Asean
3 ASEAN
Association of Southeast
Asian Nations
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
4 BOF Basic Oxygen Furnace Lò cao – lò thổi

5 CEPT/AFTA


Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế
quan có hiệu lực chung cho Khu vực
thương mại tự do Asean
6 CFR Cost and Freight Giá thành và cước
7 CIS
Commonwealth of
Independent States
Cộng đồng các Quốc gia Độc lập
8 CP Cổ phần
9 CPI Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng
10

ĐNA Đông Nam Á
11

EAF Electric – arc furnace Lò hồ quang điện
12

EU27
The European Union of 27
member states
Liên minh Châu Âu bao gồm 27 quốc
gia thành viên
13

EUR Foreign Direct Investment Đồng tiền chung Châu Âu
14


FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
15

FOB Free on Board
Giá giao hàng trên phương tiện vận
chuyển
16

GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm nội địa
17

JPY The Japanese Yen Đồng Yên Nhật Bản
18

LME London Metal Exchange Sàn kim loại London
ii

19

MENA Middle East – North Africa

Khu vực Trung Đông và Bắc Phi
20

NDT Nhân dân tệ
21

NHNN Ngân hàng Nhà nước
22


NK Nhập khẩu
23

SBB Steel Business Briefing
24

SX Sản xuất
25

SXKD Sản xuất kinh doanh
26

TNHH Trách nhiệm hữu hạn
27

TISCO
Thai Nguyen Iron and Steel
Joint Stock Company
Cty CP Gang Thép Thái Nguyên
28

USD The United States dollar Đô la Mỹ
29

WSA World Steel Assosiation Hiệp hội Thép thế giới
30

WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới
31


VAT Value Added Tax Thuế giá trị gia tăng
32

VNĐ Đồng tiền Việt Nam
33

VNSTEEL Vietnam Steel Corporation Tổng công ty Thép Việt Nam
34

VSA Vietnam Steel Assosiation Hiệp hội Thép Việt Nam
35

XK Xuất khẩu











iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
STT


Số hiệu Nội dung Trang

1 Bảng 1.1
Sản lượng sản xuất và tốc độ tăng trưởng phôi thép thép
thế giới
10
2 Bảng 1.2
Sản lượng và tốc độ tăng trưởng sản xuất phôi thép của
châu Á và Trung Quốc
11
3 Bảng 1.3
Sản lượng và tăng trưởng sản lượng phôi thép của khu
vực EU27 và Bắc Mỹ
12
4 Bảng 1.4
Sản lượng và tốc độ tăng trưởng phôi thép của khu vực
CIS
12
5 Bảng 1.5

10 quốc gia sản xuất phôi thép lớn nhất thế giới

13
6 Bảng 1.6

Nhu cầu tiêu thụ phôi thép và thép thành phẩm thế giới

14
7 Bảng 1.7 Sản lượng tiêu thụ phôi thép toàn cầu phân theo khu vực


15
8 Bảng 1.8
Những nhà xuất khẩu/nhập khẩu phôi thép lớn nhất thế
giới
16
9 Bảng 1.9
Tình hình sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu phôi thép của
khu vực Đông Nam Á
17
10 Bảng 1.10 Những nhà cung cấp quặng sắt lớn nhất thế giới 19
11 Bảng 1.11 Giao dịch quặng sắt thế giới 21
12 Bảng 1.12 Sản lượng và giá phôi thép năm 2008 24
13 Bảng 1.13 Sản lượng và giá phôi thép năm 2009 24
14 Bảng 1.14 Giá phôi thép và nguyên liệu luyện kim năm 2009 25
15 Bảng 1.15 Sản lượng phôi thép và giá thế giới năm 2010 26
16 Bảng 1.16 Nhu cầu thép thành phẩm theo khu vực 29
17 Bảng 2.1
Tỷ lệ huy động công suất của ngành thép xây dựng Việt
Nam
31
18 Bảng 2.2
Phân loại các sản phẩm thép xây dựng theo khả năng sản
xuất trong nước
34
iv

19 Bảng 2.3 Sản lượng khai thác quặng sắt của Việt Nam và Thế giới

35
20 Bảng 2.4 Sản lượng than cốc của Việt Nam và Thế giới 37

21 Bảng 2.5 Tình hình sản xuất phôi thép giai đoạn 2001 – 2005 39
22 Bảng 2.6 Sản lượng phôi thép trong nước giai đoạn 2006 – 2011 39
23 Bảng 2.7
Số lượng nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thép vào Việt
Nam từ năm 2005-2011
49
24 Bảng 2.8
Số lượng phôi thép nhập khẩu theo một số thị trường
chính
53
25 Bảng 3.1 Các cam kết thuế ngành thép Việt Nam 63
26 Bảng 3.2
Dự kiến nhu cầu thép xây dựng và phôi thép đến năm
2020 của Việt Nam
65
27 Bẳng 3.3
Dự kiến năng lực sản xuất của ngành thép xây dựng Việt
Nam đến năm 2020
69

















v

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
STT

Số hiệu Nội dung Trang
1 Hình 1.1 Quy trình sản xuất thép 7
2 Hình 1.2
Mối tương quan giữa nhu cầu tiêu thụ phôi thép với
nhu cầu tiêu thụ thép thành phẩm
14
3 Hình 1.3
Diễn biến giá thép phế và phôi thép nhập khẩu vào
khu vực Đông Nam Á
19
4 Hình 1.4
Mối tương quan giữa giá phôi thép và giá quặng sắt
trên thị trường thế giới
20
5 Hình 1.5
Mối tương quan giữa giá than mỡ với giá phôi thép
thế giới
22
6 Hình 2.1
Diễn biến giá thép thanh vằn và thép cuộn tại các nhà

máy trong nước
42
7 Hình 2.2
Diễn biến giá thép thanh vằn và thép cuộn nhập khẩu
vào thị trường Đông Nam Á
43
8 Hình 2.3
Diễn biến giá thép xây dựng sản xuất trong nước và
giá phôi thép nhập khẩu vào khu vực Đông Nam Á
44
9 Hình 2.4
Diễn biến giá phôi thép, thép xây dựng nhập khẩu vào
khu vực Đông Nam Á và giá thép thanh vằn bình quân
của thế giới
44
10 Hình 2.5
Biến động giá phôi thép và thép phế nhập khẩu vào
khu vực Đông Nam Á với giá phôi thép sản xuất trong
nước và thép phế thu mua nội địa
45
11 Hình 2.6
Diễn biến giá thép xây dựng và giá phôi thép tại thị
trường quốc tế và Việt Nam năm 2011
58


1

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Thép xây dựng là loại vật liệu cơ bản, không thể thiếu của nhiều ngành công
nghiệp và xây dựng, có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái
kinh tế toàn cầu (2008-2009) cho tới nay, thị trường thép thế giới đặc biệt diễn biến
phức tạp, khó lường, với xu hướng chủ đạo là tăng giá liên tục ở tất cả các mặt
hàng, đặc biệt là giá các loại nguyên liệu đầu vào cho sản xuất thép xây dựng.
Trong khi đó, sự mất cân đối giữa “thượng nguồn – sản xuất phôi thép từ quặng sắt
hoặc thép phế” và “hạ nguồn – sản xuất thép xây dựng” đã khiến ngành thép Việt
Nam bị phụ thuộc nặng nề vào nguyên liệu nhập khẩu và chịu nhiều thiệt hại khi thị
trường thế giới biến động. Hậu quả là những biến động trong thị trường gần đây đã
khiến không ít các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép xây dựng lao đao.
Vì vậy, một nghiên cứu toàn diện về mối quan hệ giữa thị trường phôi thép
thế giới - nguyên liệu chính để sản xuất thép xây dựng thành phẩm - và tình hình
sản xuất thép xây dựng trong nước, cũng như đưa ra những giải pháp tổng thể về
mặt vĩ mô và cả vi mô về ngành thép xây dựng Việt Nam là cần thiết. Do đó, đề tài
được chọn nghiên cứu của luận văn là: "Biến động của thị trường phôi thép thế
giới và tác động đến sản xuất thép xây dựng ở Việt Nam".
Nội dung của luận văn sẽ tập trung phân tích tình hình thị trường phôi thép
thế giới từ năm 2009 (sau khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới) cho đến nay,
thực trạng của ngành thép xây dựng trong nước hiện nay và đánh giá ảnh hưởng của
những biến động trên thị trường phôi thế giới tác động đến ngành ra sao; đồng thời
luận văn cũng kỳ vọng đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm định hướng cho sự
phát triển cân đối và bền vững của ngành thép xây dựng trong tương lai.



2

2. Tình hình nghiên cứu

Nghiên cứu trong nước:
- Nghiên cứu "Công nghiệp thép: Chính sách phát triển đến năm 2010" của
Nguyễn Minh Ngọc năm 2003 đã có những phân tích cụ thể và đánh giá toàn diện
thực trạng của ngành công nghiệp thép Việt Nam giai đoạn 1998 - 2003. Tác giả đã
tập trung làm rõ những tồn tại trong hoạt động sản xuất thép và những vấn đề cần
lưu ý đối với Chính phủ khi đưa ra các chính sách phát triển cho ngành. Có thể nói,
những phân tích và đánh giá của tác giả Nguyễn Minh Ngọc trong nghiên cứu này
đến thời điểm hiện nay vẫn có giá trị, nhất là những phần tác giả phân tích về sự
mất cân đối của ngành thép thời kỳ đó, mà những vấn đề này hiện nay vẫn đang tồn
tại và còn tiếp tục duy trì trong thời gian tới.
- Các “Báo cáo tổng kết tình hình ngành công nghiệp Thép” từ năm 2009 -
2011 của Hiệp hội Thép Việt Nam là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho Luận văn.
Tại các báo cáo này, Hiệp hội đã có những phân tích cụ thể về tình hình thị trường
thép thế giới và nội địa, trong đó nêu rõ những biến động của giá đối với từng mặt
hàng nguyên liệu luyện kim quan trọng cho sản xuất thép xây dựng trong nước.
Ngoài ra, các báo cáo cũng đánh giá tác động của thị trường thép thế giới và tác
động từ diễn biến kinh tế vĩ mô đến hoạt động sản xuất của ngành trong năm đó. Để
từ đó Hiệp hội đưa ra các khuyến nghị cho SXKD của doanh nghiệp cũng như các
khuyến nghị về chính sách cho Chính phủ.
- "Báo cáo Ngành thép" của Công ty cổ phần chứng khoán Hà Thành năm
2010, trong đó nêu ra mô hình năm lực lượng cạnh tranh theo Micheal Porter và
phân tích SWOT cho ngành thép Việt Nam. Ngoài ra, báo cáo cũng đưa ra những
triển vọng cho doanh nghiệp trong ngành.
- Bài phân tích "Tình hình biến động giá vật liệu xây dựng năm 2010" của
Ngô Thế Vinh đăng tại Tạp chí Kinh tế xây dựng số 1/2011 cung cấp diễn biến thị
trường thép xây dựng tại thị trường phía Nam và phía Bắc của Việt Nam. Tác giả
cũng đưa ra bức tranh toàn cảnh thị trường bất động sản và khu vực xây dựng công
nghiệp trong nước năm 2010 đã tác động đến thị trường thép xây dựng như thế nào
3


cũng như đánh giá tác động của nguyên liệu nhập khẩu đã tác động đến giá thép ra
sao.
- "Chiến lược và quy hoạch phát triển ngành thép Việt Nam giai đoạn 2006-
2015, tầm nhìn đến năm 2025" của Bộ Công Nghiệp năm 2006 phân tích hiện trạng
phát triển ngành Thép Việt Nam giai đoạn 1996-2005, đưa ra chiến lược và nêu ra
các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển ngành Thép Việt Nam đến năm 2025.

Nghiên cứu ở nước ngoài:
- Nghiên cứu “Iron and Steel Industry in Vietnam: A new phase and policy
shift” của Nozomu Kawabata năm 2007 phân tích về ngành công nghiệp gang thép
của Việt Nam và đề cập đến những vấn đề chính sách trong tương lai cho ngành
công nghiệp thép Việt Nam.
- Nghiên cứu của Ngân hàng The Hongkong and Shanghai Banking
Corporation Limited (HSBS) năm 2008 tại báo cáo “Emerging markets now drive
global steel demand" trong đó đưa ra xu hướng nhu cầu tiêu dùng và sản xuất thép
của thế giới đến năm 2013.
- Phân tích của Công ty Steel Business Briefing (SBB) về thị trường phôi
thép toàn cầu lần lượt với tiêu đề “Steel billet: basic product assured of high
demand” năm 2009 và “Merchant billet keeps steel mills rolling” năm 2011 cho cái
nhìn tổng quan và diễn biến nổi bật về tình hình giao dịch mặt hàng tại một số khu
vực trên thế giới.
- Báo cáo “Economic and Steel Market Outlook 2011-2012” của Học viện
Gang Thép Liên minh Châu Âu năm 2011 về triển vọng kinh tế và thị trường thép
năm 2011-2012 tại khu vực này.
- Nghiên cứu và dự báo của Hiệp hội Thép Thế giới (WSA) về ngành thép tại
các báo cáo “Worldsteel Short Range Outlook” vào các năm 2008 và 2012.



4


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của Luận văn:
Trong khuôn khổ nghiên cứu, luận văn sẽ tập trung tìm hiểu về thị trường
phôi thép thế giới và tác động của nó đến hệ thống sản xuất thép xây dựng của Việt
Nam. Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất một số giải pháp giúp ngành thép xây dựng
trong nước phát triển cân đối và bền vững hơn.
Nhiệm vụ của Luận văn:
- Nghiên cứu tổng quan thị trường phôi thép xây dựng thế giới, chỉ ra những
xu hướng hay đặc điểm nổi bật trong những biến động của nó kể từ sau cuộc khủng
hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu (2008-2009) có thể ảnh hưởng đến sản
xuất thép xây dựng ở các quốc gia như Việt Nam.
- Nghiên cứu tổng quan về hệ thống sản xuất thép xây dựng của Việt Nam;
phân tích, đánh giá ảnh hưởng của thị trường phôi thép thế giới đến lĩnh vực sản
xuất thép xây dựng của Việt Nam.
- Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm định hướng cho sự phát triển
cân đối và bền vững của ngành sản xuất thép xây dựng Việt Nam đến năm 2020.
Câu hỏi nghiên cứu:
- Thị trường nguyên liệu luyện kim nói chung và phôi thép thế giới nói riêng
đã tác động đến ngành sản xuất thép xây dựng của Việt Nam như thế nào?
- Giải pháp nào để ngành sản xuất thép xây dựng của Việt Nam phát triển
cân đối và bền vững đến năm 2020?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Thị trường phôi thép thế giới (những biến động) và
tác động của nó đến sản xuất thép xây dựng ở Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu:




5

Về không gian:
Trên phạm vi thị trường thế giới, luận văn tập trung nghiên cứu tổng quan và
những biến động của lĩnh vực cung ứng phôi thép – nguyên liệu chủ yếu để sản xuất
thép xây dựng.
Ở Việt Nam, đang có rất nhiều tranh luận trái chiều về ngành kinh doanh
thép xây dựng, đặc biệt là những yếu kém trong quản lý vĩ mô và chính sách ngành,
về bất hợp lý của hệ thống phân phối và giá cả sản phẩm thép xây dựng. Tuy nhiên,
do hạn chế về khả năng và thời gian, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về lĩnh vực
sản xuất thép xây dựng của Việt Nam (bao gồm các doanh nghiệp trong nước và
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Đó là những doanh nghiệp tham gia sản
xuất thép xây dựng (ngành sản xuất thép xây dựng) đã chịu những tác động mạnh
và khó lường do những biến động của thị trường phôi thép thế giới.
Về thời gian: luận văn tập trung nghiên cứu tình hình chủ yếu trong giai
đoạn từ năm 2009 cho đến nay (thời kỳ sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh
tế toàn cầu) và kiến nghị các giải pháp cho ngành đến năm 2020.

5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống kết hợp với
phương pháp phỏng vấn chuyên gia để rút ra các kết luận xác đáng cho các vấn đề
nghiên cứu, cụ thể là:
- Phương pháp thống kê so sánh để đưa các phân tích và đánh giá tổng hợp.
- Phương pháp chuyên gia: Tiếp xúc với các chuyên gia của Hiệp hội thép
Việt Nam và Tổng công ty Thép Việt Nam.
- Phân tích sử dụng các tài liệu của Việt Nam kết hợp với việc khai thác các
nguồn tài liệu của nước ngoài.
- Với cách tiếp cận đối tượng từ vĩ mô đến vi mô:




6

6. Những đóng góp mới của luận văn
- Đánh giá khách quan những xu hướng biến động của thị trường phôi thép
thế giới những năm gần đây;
- Phân tích thực trạng ngành sản xuất thép xây dựng Việt Nam, đánh
giá/làm rõ những tác động của thị trường phôi thép thế giới đến tình hình sản xuất
thép xây dựng trong nước, chỉ ra những yếu tố rào cản ảnh hưởng đến sự phát triển
của ngành công nghiệp sản xuất thép xây dựng của Việt Nam hiện nay.
- Trên cơ sở xem xét triển vọng và thách thức, luận văn đề xuất một số giải
pháp nhằm định hướng cho sự phát triển cân đối, bền vững của ngành sản xuất thép
xây dựng của Việt Nam đến năm 2020.

7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được
kết cấu gồm ba chương. Cụ thể:
Chương 1: Tổng quan về thị trường phôi thép thế giới và những biến động
của nó sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.
Chương 2: Phân tích tác động của thị trường phôi thép thế giới đến sản xuất
thép xây dựng ở Việt Nam.
Chương 3: Quan điểm định hướng và giải pháp phát triển ngành sản xuất
thép xây dựng của Việt Nam đến năm 2020.










7

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG PHÔI THÉP THẾ GIỚI VÀ NHỮNG BIẾN
ĐỘNG CỦA NÓ SAU KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH VÀ SUY THOÁI KINH
TẾ TOÀN CẦU

1.1. Tổng quan về thị trường phôi thép thế giới
1.1.1. Đặc điểm của hàng hóa phôi thép và thị trường phôi thép
Xét về đặc tính, phôi thép nói chung là hợp kim với thành phần chính là Sắt
(Fe), với Cacbon (C) từ 0,02% đến 2,14% theo trọng lượng, và một số nguyên tố
hóa học khác. Thành phần và tỷ lệ của các nguyên tố có trong phôi thép có tác động
tới độ cứng, độ đàn hồi, tính dễ cán và sức bền kéo đứt của thép [17]. Ví dụ, phôi
thép với tỷ lệ cacbon cao có thể tăng cường độ cứng và tính chống mài mòn cao.
Xét về công nghệ sản xuất, khoảng 70% sản lượng phôi thép thế giới hiện
nay được sản xuất theo công nghệ lò cao (BOF) với nguyên liệu thô cung cấp cho
việc luyện thép là quặng sắt, than cốc và phụ gia. Còn lại 30% sản lượng phôi thép
toàn cầu được luyện từ công nghệ lò hồ quang điện (EAF) với nguyên liệu lò chủ
yếu là thép phế (những thứ bằng thép đã hết tuổi thọ sử dụng) hoặc sắt xốp. Quy
trình sản xuất thép theo công nghệ sản xuất xem tại Hình 1.1 dưới đây.










Hình 1.1. Quy trình sản xuất thép
Nguồn: Hiệp hội Thép Việt Nam
Quặng sắt Lò cao
Thép phế
liệu
Lò điện hồ
quang
- Nấu chảy, nhiệt độ trên 1.000
0
C
- Hòa tan các chất khó chảy
- Thổi oxi và hỗn hợp khí nhiên
liệu
- Lọc bỏ tạp chất và xỉ
Máy đúc
liên tục
Phôi
thép
Thép thành
phẩm
8

Xét về mục đích sử dụng, phôi thép được chia làm 3 loại: Phôi thép dẹt (loại
tấm thép dài, dày, dẹt với mặt cắt ngang hình chữ nhật); Phôi thép dài hay còn gọi là
phôi vuông (loại thép dài với mặt cắt ngang hình vuông, kích thước phổ biến của
mặt cắt ngang là 120 mm x 120 mm, 130 mm x 130 mm, 150 mm x 150 mm); Phôi
thép hình có dạng như phôi thép dài, nhưng mặt cắt ngang lớn hơn. Từ những loại
phôi thép này, các nhà máy cán nóng sẽ cán thành những sản phẩm thép khác nhau
phục vụ cho sản xuất và đời sống.

+ Phôi thép dài được cán thành các sản phẩm thép xây dựng như thép thanh
và thép cuộn được dùng cho bê tông xây dựng.
+ Phôi thép hình được gia công thành những sản phẩm kết cấu khác nhau nên
được gọi là thép hình. Sản phẩm này có nhiều hình dạng tùy thuộc vào nhu cầu sử
dụng (hình chữ U, chữ T,…) và thường được sử dụng trong kết cấu thép như xây
dựng tòa nhà cao tầng và cầu đường. Ví dụ, thép hình chữ V được dùng để nối các
mái tôn lại với nhau. Phôi thép hình cũng có thể được gia công thành thanh thép
được sử dụng cho đường ray tàu hỏa hoặc ống thép đúc.
+ Phôi thép dẹt được cán thành tấm thép được sử dụng trong ngành đóng tàu
và sản xuất xe ô tô. Phôi thép dài cũng có thể được sử dụng với mục đích tương tự.
Xét về giá cả, phôi thép là nguyên liệu đầu vào cơ bản chiếm từ 80 - 90%
trong việc hình thành giá thép thành phẩm, do vậy phôi thép là một dạng bán thành
phẩm. Chính bởi các đặc tính và mục đích sử dụng chuyên biệt, nên khi giá phôi
thép tăng lên quá 10% thì người tiêu dùng (doanh nghiệp tiêu dùng) cũng không thể
chuyển sang sử dụng sản phẩm nguyên liệu luyện kim khác. Vì vậy, hiện nay ngành
thép thế giới vẫn chưa tồn tại dòng sản phẩm thay thế cho phôi thép trong quá trình
sản xuất thép.
Ngoài ra, phôi thép là một loại hàng hóa cồng kềnh (chiều dài phổ biến từ 5
– 12 m), giá trị của một đơn vị khối lượng thường thấp hơn nhiều so với nhiều loại
sản phẩm khác, nên chi phí lưu thông của phôi thép thường chiếm một tỷ trọng
đáng kể trong tổng giá thành và qua đó ảnh hưởng đến giá bán. Nếu trong quá trình
lưu thông, mặt hàng này không được bảo quản và vận chuyển một cách hợp lý, chất
9

lượng phôi thép sẽ bị suy giảm, ảnh hưởng lớn đến chất lượng thép thành phẩm sản
xuất sau này.
Với những đặc điểm trên, phôi thép cũng như những loại hàng hóa thông
thường khác và là bộ phận chủ yếu của thị trường nguyên liệu thép thế giới. Thị
trường phôi thép có quá trình hình thành và phát triển như thị trường các hàng hóa
khác, tuân theo các quy luật khách quan của cơ chế thị trường, trong đó, các quan

hệ cung cầu và giá cả là yếu tố quyết định.
Thị trường phôi thép thường bị chi phối bởi các yếu tố sau:
- Nhu cầu tiêu thụ thép thành phẩm. Nhân tố này đóng một vai trò hết sức
quan trọng trong quá trình vận động, phát triển của thị trường phôi thép, có tính chất
quyết định đến sự tăng/giảm của cung cầu và giá của phôi thép. Nhu cầu này phụ
thuộc chủ yếu vào sự phát triển hay suy yếu của khu vực công nghiệp – xây dựng và
thị trường bất động sản.
- Nguồn cung phụ thuộc nhiều vào các nước có năng lực sản xuất và xuất
khẩu lớn như các nước Nga, Ukraina, Brazil, Nhật Bản…
- Các yếu tố chi phí đầu vào để sản xuất phôi thép như: Thép phế liệu, quặng
sắt, than cốc, điện…
- Các ảnh hưởng từ chính trị, từ chiến tranh và thời tiết.
- Ảnh hưởng bởi sự phát triển hay suy thoái của nền kinh tế thế giới.
- Chính sách điều hành của chính phủ đối với ngành thép, đặc biệt là chính
sách thuế.
- Công nghệ sản xuất phôi thép.
- Lượng dự trữ của các doanh nghiệp và nhà sản xuất.
- Các tin tức nhận định về nguồn cung, nguồn cầu thép và phôi thép của Hiệp
hội Thép thế giới (WSA), các nước thành viên của WSA…
- Sự mạnh lên hay yếu đi của các đồng tiền chủ chốt như: USD, EUR, JPY,
NDT…


10

1.1.2. Sản xuất phôi thép thế giới
Theo thống kê của Hiệp hội Thép Thế giới (WSA), sản lượng phôi thép thế
giới tăng từ 851 triệu tấn năm 2001 đã lên tới hơn 1,5 tỷ tấn vào năm 2011, đây là
mốc cao mới trong lịch sử ngành thép. Với thành tựu này, sản xuất phôi thép toàn
cầu có mức tăng trưởng bình quân khoảng 6%/năm trong giai đoạn 2002-2011.


Bảng 1.1. Sản lượng sản xuất và tốc độ tăng trưởng phôi thép thế giới
Năm 2002

2007 2008 2009 2010 2011
Tăng trưởng bình quân
2002-2011
(%/năm)
Sản lượng (triệu tấn)

904 1.347

1.341

1.236

1.432

1.518

Tăng trưởng (%) 8,0 -0,4 -7,9 15,8 6,1 6
Nguồn: Statistic Steel Yearbook 2012 - WSA

Nhìn vào kết quả tính toán tốc độ tăng trưởng tại Bảng 1.1 cho thấy, giai
đoạn từ năm 2002- 2007, sản xuất phôi thép toàn cầu ổn định với tốc độ tăng trưởng
bình quân 8%/năm; hai năm sau đó, hoạt động sản xuất phôi thép của thế giới bị
đình đốn và suy giảm liên tiếp với mức giảm 0,4% năm 2008 và 7,9% năm 2009, do
chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn
cầu; năm 2010 sản xuất phôi thép phục hồi ấn tượng với mức tăng trưởng lên đến
15,8%; tuy nhiên mức tăng này giảm xuống chỉ còn 6,1% vào năm 2011, ngành

thép thế giới tăng trưởng chậm lại trong năm này do chịu tác động từ cuộc khủng
hoảng nợ công tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu mà lúc này đang đe dọa xóa sổ
mọi thành quả của khối đã đạt được trong một thập kỷ qua.
Hiện nay, các khu vực sản xuất phôi thép lớn của thế giới chủ yếu tập trung
tại châu Á, Liên minh châu Âu (bao gồm 27 quốc gia thành viên – EU27), Cộng
đồng các quốc gia độc lập (CIS) và Bắc Mỹ. Trong 10 năm qua, châu Á luôn dẫn
đầu thế giới về sản xuất phôi thép với tốc độ tăng trưởng bình quân 10,7%/năm; sản
lượng tăng gần gấp 3 lần trong thời gian này, từ 355 triệu tấn năm 2001 lên tới 976
triệu tấn năm 2011.


11

Bảng 1.2. Sản lượng và tốc độ tăng trưởng sản xuất phôi thép
của châu Á và Trung Quốc
Năm 2001 2007 2008 2009 2010 2011
Châu Á
(triệu tấn)
355 757 783 810 917 976
Tăng trưởng (%) 6,8 12,3 3,4 3,5 13,1 6,4
Trung Quốc
(triệu tấn)
151 490 512 577 639 684
Tăng trưởng (%) 18,6 16,3 4,6 12,6 10,7 7,1
Nguồn: Statistic Steel Yearbook 2008 và 2012 - WSA

Số liệu từ Bảng 1.2 cho thấy, thậm chí trong thời kỳ khó khăn như năm
2008-2009, sản xuất của khu vực châu Á vẫn đạt được tăng trưởng với mức tăng
năm 2008 là 3,4% và năm 2009 là 3,5%. Trung Quốc với năng lực luyện phôi thép
trên 500 triệu tấn/năm kể từ năm 2008, hiện nay chiếm tỷ lệ trên 45% sản lượng của

thế giới, là động lực chính giúp thúc đẩy tăng sản lượng của châu Á cũng như của
thế giới. Đặc biệt tăng trưởng sản xuất của Trung Quốc năm 2009 so với năm 2008
lên tới 12,6% nhờ một phần đáng kể vào gói kích cầu 4.000 tỷ NDT của Chính phủ
đã được thực hiện vào các công trình nhà ở và cơ sở hạ tầng. Chỉ trong vòng 10
năm, với 684 triệu tấn phôi thép năm 2011, sản lượng của Trung Quốc đã tăng gấp
4,5 lần so với năm 2001. Trung Quốc chính là nhân tố chi phối tốc độ tăng sản
lượng phôi thép của thế giới, nếu không có ngành thép của quốc gia này, sản xuất
phôi thép toàn cầu chỉ tăng trưởng ở mức 1,8%/năm thay cho 6%/năm.
Trong khi đó, số liệu tại Bảng 1.3 cho thấy EU27 và Bắc Mỹ có tốc độ tăng
trưởng bình quân về sản xuất phôi thép âm trong giai đoạn 2002-2011. Đây là hai
khu vực chịu tác động nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn
cầu năm 2008 – 2009 và tiếp theo là cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu. Năm
2009, sản lượng phôi thép của EU27 chỉ đạt 139 triệu tấn và Bắc Mỹ là 83 triệu
tấn, đây là mức sản lượng thấp nhất kể từ năm 2001 cho tới nay. Tình hình sản xuất
phôi thép của hai khu vực này đã được cải thiện trong năm 2010 và 2011, nhưng
vẫn chưa đạt bằng kết quả thực hiện của năm 2001.
12

Bảng 1.3. Sản lượng và tăng trưởng sản lượng phôi thép
của khu vực EU27 và Bắc Mỹ

Khu vực 2001

2006 2007 2008

2009

2010 2011
Tăng
trưởng

bình
quân
2002-
2011
(%/năm)

EU27 (triệu tấn) 187 207 210 198 139 173 178
-0,5
Tăng trưởng (%) 2,0 1,6 -5,7 -29,7

23,9 2,9
Bắc Mỹ (triệu tấn)

120 132 133 124 83 111 119
-0,1
Tăng trưởng (%) 1,9 0,6 -6,1 -33,7

34,9 6,8
Nguồn: Statistic Steel Yearbook 2008 và 2012 - WSA

Khu vực CIS với sản lượng năm 2011 đạt gần 113 triệu tấn phôi thép, chiếm
7,4% sản lượng của thế giới. Từ số liệu tổng hợp của WSA tại Bảng 1.4 ở phía dưới
cho thấy, trong giai đoạn 2002-2011, khu vực này có tốc độ tăng trưởng sản xuất
phôi thép bình quân khoảng 1,2%/năm, trong đó sản lượng đạt mức cao nhất là 124
triệu tấn vào năm 2007 và thấp nhất là 98 triệu tấn năm 2009. Ngoài ra, mặc dù từ
năm 2010 cho tới nay sản xuất của khu vực này đã có tăng trưởng, tuy nhiên sản
xuất vẫn chưa phục hồi lại so với giai đoạn trước khủng hoảng.
Bảng 1.4. Sản lượng và tốc độ tăng trưởng phôi thép của khu vực CIS
Năm 2001


2002

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Tăng trưởng
bình quân
2002-2011
(%/năm)
Sản lượng
(triệu tấn)
100 101 120 124 114 98 108 113
Tăng trưởng
(%)
1,2 1,5 5,9 3,6 -7,9 -14,6

10,8 4,1 1,2
Nguồn: Statistic Steel Yearbook 2008 và 2012 - WSA




13

Dưới đây là những quốc gia sản xuất thép hàng đầu thế giới tính đến năm
2011 theo số liệu thống kê của Hiệp hội Thép Thép giới.
Bảng 1.5. 10 quốc gia sản xuất phôi thép lớn nhất thế giới

Quốc gia
Năm 2010 Năm 2011
Hạng
Sản lượng
(triệu tấn)
Hạng
Sản lượng
(triệu tấn)
Trung Quốc 1 639

1 684

Nhật Bản 2 110

2 108

Mỹ 3 80

3 86

Ấn Độ 4 69

4 74


Nga 5 67

5 69

Hàn Quốc 6 59

6 69

Đức
7
44
7
44
Ukraina 8 33

8 35

Brazil
9
33
9
35
Thổ Nhĩ Kỳ 10 29

10 34

Thế giới 1.432




1.518

Nguồn: Statistic Steel Yearbook 2012 - WSA
Như vậy, trong số 10 cường quốc về sản xuất thép, đã có đến 4 đại diện của
châu Á là Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và Hàn Quốc, chiếm tới 61,5% sản lượng
phôi thép toàn cầu.
1.1.3. Nhu cầu phôi thép thế giới
1.1.3.1. Về tiêu thụ phôi thép
Về cơ bản, nhu cầu về phôi thép bị ảnh hưởng lớn bởi những tốc độ tăng
trưởng của nền kinh tế do đây là yếu tố kéo theo sự tăng trưởng của những ngành
tiêu thụ nhiều thép như xây dựng, hạ tầng cơ sở, công nghiệp…Mối tương quan
thuận chiều giữa nhu cầu tiêu thụ phôi thép và thép thành phẩm được biểu diễn
trong hình 1.2 và bảng 1.6 dưới đây:
Hình 1.2. M

B
ảng 1.6. Nhu cầu ti
Chỉ tiêu
1. Nhu cầu tiêu thụ phôi thép
Tăng trưởng (%)
2. Nhu cầu tiêu thụ thép thành ph
Tăng trưởng (%)

Thông tin từ h
ình 1.2 và b
th
ụ phôi thép thế giới tăng li
nhiên đ
ến năm 2009 do khủng hoảng kinh tế to
kinh tế suy giảm 6,6% đ

ã kéo theo s
cho s
ản xuất. Năm 2009 cũng l
trường hàng hóa toàn c
ầu, do vậy chính phủ các n
biện pháp kích cầu nh
ằm kích thích tăng tr
nhiều thép nh
ư ngành xây d
2009, mở ra cho thị trư
ờng phôi thép thế giới một triển vọng tốt h
K
ể từ năm 2010 cho tới nay,
14

Hình 1.2. M
ối tương quan giữa nhu cầu tiêu th
ụ phôi thép
với nhu cầu tiêu thụ thép thành phẩm
Ngu
ồn: Statistic Steel Yearbook 2012
ảng 1.6. Nhu cầu ti
êu thụ phôi thép và thép thành ph
ẩm thế giới
2001 2002
2008 2009

ụ phôi thép
855


910

1.321

1.220

1,2 6,4 0,1 -7,6

ành phẩm
778

825

1.220

1.140

2,2 6,1 0,1 -6,6

Ngu
ồn: Statistic Steel Yearbook 2
ình 1.2 và bảng 1.6 cho thấy: trong giai đoạn 2002
ụ phôi thép thế giới tăng li
ên tục với mức tăng trưởng b
ình quân 6,4%/n
ến năm 2009 do khủng hoảng kinh tế to
àn cầu, tiêu th
ụ thép của to
ã kéo theo sự sụt giảm 7,6% về nhu cầu sử dụng phôi thép
ản xuất. Năm 2009 cũng l

à năm ch
ứng kiến sự sụt giảm sâu về nhu cầu tr
ầu, do vậy chính phủ các n
ước đã ph
ải tung ra h
ằm kích thích tăng tr
ư
ởng kinh tế, nhờ đó các lĩnh vực ti
ư ngành xây d
ựng và sản xuất ô tô đã tăng trở lại v
ào n
ờng phôi thép thế giới một triển vọng tốt hơn vào năm sau.
ể từ năm 2010 cho tới nay,
nhu c
ầu phôi thép không ngừng tăng trở lại bởi nhu

ụ phôi thép

ồn: Statistic Steel Yearbook 2012
- WSA
ẩm thế giới


2010 2011
1.220
1.400

1.485



14,8 6,0
1.140
1.306

1.385


14,5 6,1
ồn: Statistic Steel Yearbook 2
012 - WSA
ảng 1.6 cho thấy: trong giai đoạn 2002
-2008, tiêu
ình quân 6,4%/n
ăm. Tuy
ụ thép của to
àn bộ nền
ự sụt giảm 7,6% về nhu cầu sử dụng phôi thép
ứng kiến sự sụt giảm sâu về nhu cầu tr
ên thị
ải tung ra h
àng loạt các
ởng kinh tế, nhờ đó các lĩnh vực ti
êu thụ
ào n
ửa cuối năm
ơn vào năm sau.
ầu phôi thép không ngừng tăng trở lại bởi nhu
15

cầu tiêu thụ thép thành phẩm ngày càng gia tăng tại các nền kinh tế mới nổi và các

nước đang phát triển, trong khi tăng trưởng nhu cầu thép ở các nền kinh tế phát triển
vẫn trì trệ. Theo WSA, hiện nay tiêu thụ ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát
triển chiếm khoảng 71% tổng tiêu thụ thép toàn cầu so với mức 61% trước khi xảy
ra khủng hoảng kinh tế [28, 31].
Dưới đây là thống kê của WSA về nhu cầu tiêu thụ phôi thép được phân theo
khu vực:
Bảng 1.7. Sản lượng tiêu thụ phôi thép toàn cầu phân theo khu vực
Khu vực
Năm 2002
Năm 2011
Sản lượng
tiêu thụ
(triệu tấn)
Tỷ trọng tiêu
thụ so với thế
giới
(%)
Sản lượng
tiêu thụ
(triệu tấn)
Tỷ trọng tiêu
thụ so với thế
giới
(%)
EU27
177 19,4 169
11,4
Các quốc gia châu Âu
khác
20 2,2 36 2,4

CIS
40 4,4 63
4,2
Bắc Mỹ
158 3,3 136
3,3
Nam Mỹ
30 3,3 49
3,3
Châu Phi
20 2,2 28
1,9
Trung Đông
27 3,0 51
3,5
Châu Á
430 47,3 946
63,7
Châu Úc
8 0,9 8
0,5
Thế giới
910 1.485

Trong đó: Trung Quốc
206 22,6 650
43,8
Nguồn: Statistic Steel Yearbook 2012 - WSA
Theo số liệu của Bảng 1.7, châu Á luôn là khu vực có nhu cầu phôi thép lớn
nhất thế giới; đến năm 2011 mức tiêu thụ phôi của khu vực này đã chiếm đến gần

2/3 tổng lượng tiêu thụ phôi thép thế giới. Bảng 1.7 cũng cho thấy xu hướng tiêu
thụ phôi thép tăng dần tại các khu vực có nền kinh tế mới nổi và tỷ lệ thấp dần tại
các khu vực có nền kinh tế phát triển như EU27, châu Úc.
Trong khu vực châu Á, Trung Quốc là quốc gia đứng đầu về sản xuất và tiêu
thụ thép trên thế giới, nên đồng thời Trung Quốc cũng là quốc gia tiêu thụ phôi thép
16

nhiều nhất thế giới. Lượng phôi tiêu thụ cho ngành thép của Trung Quốc năm 2011
đạt 650 triệu tấn, chiếm đến 43,8% tổng lượng tiêu thụ toàn thế giới. Trong khi đó,
EU27 là khu vực có nền công nghiệp thép rất phát triển, nhưng tiêu thụ phôi thép
chỉ chiếm 11,4% tổng tiêu thụ thế giới năm 2011.
1.1.3.2. Về hoạt động xuất nhập khẩu phôi thép
Theo số liệu thống kê của WSA tại Bảng 1.8, có thể thấy lượng phôi thép
giao dịch bình quân trên thị trường thép thế giới trong những năm qua vào khoảng
trên dưới 60 triệu tấn mỗi năm.
Bảng 1.8. Những nhà xuất khẩu/nhập khẩu phôi thép lớn nhất thế giới
Nhà xuất khẩu
Sản lượng (1.000 tấn)
2007
2008 2009 2010 2011
Nga 15.120

16.030

13.270

15.309

13.166


Ukraina
11.827
12.763
11.520
11.430
10.816
EU27 15.684

15.075

9.104

10.319

10.792

Brazil 5.099

5.665

4.612

5.257

7.170

Nhật 4.831

4.760


5.843

5.229

5.162

Thế giới
70.334
68.868
54.546
60.833
59.686

Nhà nhập khẩu 2007 2008 2009 2010 2011
EU27
21.700
20.449
10.668
14.741
18.122
Hàn Quốc 6.342

6.140

5.413

6.184

4.189


Mỹ 6.060

5.404

1.822

4.596

6.076

Đài Loan 5.094

5.197

4.253

4.593

3.978

Thái Lan 2.574

3.566

3.837

4.010

3.409


Thế giới
68.151
69.661
55.291
58.976
56.870
Nguồn: Statistic Steel Yearbook 2012 – WSA
Do Nga và Ukraina dẫn đầu toàn cầu về xuất khẩu phôi thép nên khu vực
CIS trở thành nhà xuất khẩu ròng lớn nhất mặt hàng này cho thị trường thế giới. Thị
trường xuất khẩu của Nga và Ukraina chủ yếu là EU27 và Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra,
Ukraina chú trọng xuất khẩu vào khu vực Trung Đông và Bắc Phi (MENA), còn
Nga tập trung hơn vào thị trường Đông Nam Á [26].
Trung Quốc không có tên trong danh sách những nhà xuất khẩu hay nhập
khẩu phôi thép lớn nhất thế giới mặc dù quốc gia này dẫn đầu thế giới về sản xuất
cũng như nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này. Kể từ năm 2008 cho tới nay, Trung Quốc

×