Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Chuyển đổi sang nền kinh tế xanh ở một số nước EU và gợi mở cho Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 102 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ





LÊ THỊ THU HƯƠNG




CHUYỂN ĐỔI SANG NỀN KINH TẾ XANH
Ở MỘT SỐ NƯỚC EU VÀ GỢI MỞ CHO VIỆT NAM




LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI







Hà Nội - 2012

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ







LÊ THỊ THU HƯƠNG




CHUYỂN ĐỔI SANG NỀN KINH TẾ XANH Ở MỘT
SỐ NƯỚC EU VÀ GỢI MỞ CHO VIỆT NAM

Chuyên ngành: KTTG&QHKTQT
Mã số : 60 31 07


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN MẠNH HÙNG


Hà Nội - 2012

MỤC LỤC
Danh mục các ký hiệu viết tắt i
Danh mục các bảng iii
Danh mục các hình vẽ, biểu đồ, sơ đồ iv
MỞ ĐẦU 1


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHUYỂN ĐỔI SANG NỀN KINH
TẾ XANH 10

1.1. Cơ sở lý luận của chuyển đổi sang nền kinh tế xanh. 10

1.1.1. Khái quát về kinh tế học “xanh” và nền kinh tế "xanh. 10

1.1.2. Sự hình thành của lý thuyết kinh tế xanh 10

1.1.3. Những nội dung cơ bản của kinh tế học xanh hiện nay 15

1.1.4. Tính tất yếu của việc lựa chọn chuyển đổi sang nền kinh tế xanh 16

1.2. Mô hình phổ biến và khung khổ lý thuyết về nền kinh tế xanh 19

1.2.1. Những quan điểm về mô hình nền kinh tế xanh 19

1.2.2. Những quan điểm về tăng trưởng xanh 22

1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ xanh của nền kinh tế 23

1.3. Lộ trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh 24

1.4. Các yếu tố tác động đến việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh 27

1.4.1. Các yếu tố thúc đẩy xu hướng chuyển dịch sang nền kinh tế xanh 27

1.4.2. Các yếu tố cản trở việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh 29


CHƯƠNG 2: CHUYỂN ĐỔI SANG NỀN KINH TẾ XANH Ở MỘT SỐ
NƯỚC EU 32

2.1. Khái quát chung về xu hướng chuyển đổi sang nền kinh tế xanh ở
EU 32

2.1.1. Bối cảnh ban đầu của xu thế chuyển đổi 32

2.1.2. Các đặc điểm nổi bật của xu hướng chuyển sang nền kinh tế xanh ở
EU. 34

2.2. Thực trạng chuyển đổi sang nền kinh tế xanh ở một số nước EU 44

2.2.1. Lộ trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh 44

2.2.2. Thực trạng chuyển đổi sang nền kinh tế xanh ở một số nước EU 45

2.3. Nghiên cứu trường hợp: Chuyển đổi sang kinh tế xanh ở Đức 54

2.3.1. Bối cảnh ban đầu của quá trình chuyển đổi 54

2.3.2. Thực trạng quá trình chuyển đổi và chính sách. 55

2.3.3. Đánh giá quá trình chuyển đổi sang kinh tế xanh của Đức 62

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GỢI MỞ CHUYỂN ĐỔI KINH TẾ THEO HƯỚNG
XANH CỦA VIỆT NAM 66

3.1. Việt Nam trước xu thế chuyển đổi sang nền kinh tế xanh của thế
giới 66


3.1.1. Sự cần thiết phải chuyển đổi sang nền kinh tế xanh của Việt Nam 66

3.1.2. Những cơ hội và thách thức đối với việc chuyển đổi sang nền kinh
tế xanh của Việt Nam 70

3.2. Quan điểm và một số kiến nghị về giải pháp chuyển đổi sang nền
kinh tế xanh rút ra từ kinh nghiệm của EU 73

3.2.1. Một số quan điểm 73

3.2.2. Một số kiến nghị về giải pháp chính sách 77

KẾT LUẬN 86

TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


Từ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt
3GF Global Green Growth Forum Diễn đàn tăng trưởng xanh toàn cầu

BaU Business as Usual Kinh doanh thông thường
BĐKH Biến đổi khí hậu
BVMT Bảo vệ môi trường
CDM Clean Development Mechanism Cơ chế phát triển sạch
CO2 Carbon dioxide Các bon

CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
DDT Dichloro-diphenyl-
dichloroethane
Thuốc trừ sâu
EACP East Asia Climate Partnership Hiệp hội Khí hậu Đông Á
EC European Commission Ủy ban châu Âu
EDP Environmental Declaration
Products
Hệ thống sản phẩm công bố về môi
trường
EPR Extended Producer
Responsibility
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản
xuất
ETR Eco Tax Reform Cải cách thuế sinh thái
EU European Union Liên minh châu Âu
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
GEI Green Economy Initiative Sáng kiến về nền kinh tế xanh
GGEI Global Green Economy Index Chỉ số nền kinh tế xanh toàn cầu
GGGI Global Green Growth Institute Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu
ii

Từ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt
GGND Global Green New Deal Thỏa thuận xanh mới toàn cầu
GHG Greenhouse Gas Khí nhà kính
IEA International Energy Agency Cơ quan Thông tin năng lượng
IEA International Energy Agency Cơ quan năng lượng quốc tế
IPCC Intergovernmental Panel on
Climate Change
Hội đồng liên chính phủ về Biến

đổi khí hậu
PTBV Phát triển bền vững
LHQ Liên hợp quốc
MDG Millennium Development Goal Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ
OECD Organization for Economic Co-
operation and Development
Tổ chức hợp tác kinh tế và phát
triển
PV Photovoltaic Quang điện
R&D Research and Development Nghiên cứu và phát triển
SBCI Sustainable Buildings and
Climate Initiatives
Sáng kiến Xây dựng bền vững
UNCSD/ Rio
+20
United Nations Conference on
Sustainable Development
Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Phát
triển bền vững
UNDP United Nations Development
Programme
Chương trình phát triển Liên hợp
quốc
UNEP United Nations Environment
Programme
Chương trình môi trường Liên Hợp
Quốc
UNFCCC United Nations Framework
Convention on Climate Change
Công ước khung của Liên Hợp

Quốc về Biến đổi khí hậu
iii

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT Số hiệu Nội dung Trang
1 Bảng 2.1
Những gói kích thích kinh tế toàn cầu và Đầu tư
xanh (tính đến tháng 1/2009)

36




iv

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

STT Số hiệu Nội dung Trang
1 Hình 1.1
Bộ tiêu chí đo Chỉ số nền kinh tế xanh toàn cầu
(GGEI) năm 2011

24
2 Hình 1.2
Các yếu tố cản trở thực hiện tăng trưởng xanh

30




1

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu.
Trong thời gian qua, các quốc gia trên thế giới phải đối mặt với một tình
hình chung đó là các thách thức do hậu quả của các cuộc khủng hoảng kinh tế,
xã hội xảy ra liên tiếp tại nhiều quốc gia. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy
thoái kinh tế toàn cầu đã làm bộc lộ những mâu thuẫn, rủi ro khó lường của các
mô hình kinh tế hiện tại và đặt ra yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái
cấu trúc kinh tế để tạo lập lại nền tảng cho sự phát triển bền vững. Tình trạng
càng trở nên trầm trọng hơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng có nhiều
diễn biến phức tạp, dân số thế giới ngày càng tăng cao kéo theo nhu cầu về nước,
đất, nơi cư trú, năng lượng cũng tăng nhanh chưa từng có. Cùng với đó, quá
trình phát triển kinh tế chưa chú ý đến môi trường, tài nguyên ngày càng cạn
kiệt, giá trị vốn tư bản tự nhiên chưa được định giá đúng và đủ, lãng phí tài
nguyên trong sản xuất và tiêu dùng đang là những thách thức lớn đối với các
quốc gia. Những thách thức này mang một ý nghĩa quan trọng, đặt ra nhu cầu
tìm kiếm những công cụ mới và chuyển đổi mô hình tăng trưởng hiện có để giải
quyết hiệu quả các vấn đề mà thế giới đang phải đối mặt.
Tuy nhiên, có một thực tế rằng, nếu như việc chuyển đổi mô hình tăng
trưởng và tái cấu trúc kinh tế chỉ bó hẹp trong phương thức phát triển truyền
thống, vốn đặt sức ép quá lớn lên các nguồn lực tự nhiên, thì nó đang trở nên
không còn phù hợp. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu chú trọng vào mặt “hiệu quả –
lợi nhuận” đơn thuần của các hoạt động sản xuất, kinh doanh, mà ít tính đến các
chi phí phải đầu tư để ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường đang
tạo ra sự tàn phá nhiều hơn là của cải thực. Bằng chứng là, nó đang gây ra những
2


chu kỳ suy thoái kinh tế, khủng hoảng sinh thái trầm trọng và biến đổi khí hậu
toàn cầu. Mô hình phát triển kinh tế hiện tại dường như không còn phù hợp nữa
đối với mục tiêu phát triển bền vững.
Vì vậy, một phương diện chuyển đổi quan trọng không thể không nhắc
đến là xu hướng phát triển “xanh” trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang trở
thành một thách thức lớn đối với sự tồn vong của nhân loại. Trong gần hai thập
kỷ qua, kể từ khi Chương trình nghị sự 21 (Agenda 21) được thông qua tại Hội
nghị thượng đỉnh trái đất (Hội nghị của Liên hợp quốc về môi trường và phát
triển) ở Rio de Janerio năm 1992, phát triển xanh nhằm chống biến đổi khí hậu
và bảo vệ môi trường đã trở thành một trong những mục tiêu phát triển hàng đầu
của tất cả các nước, từ các nước phát triển cho đến các nước đang phát triển.
Đến nay, thực tế cho thấy tăng trưởng xanh đã được xác định là trọng tâm trong
chính sách phát triển quốc gia của nhiều nước trên thế giới trong nỗ lực đạt được
sự phát triển bền vững. Trong đó, đáng chú ý nhiều quốc gia như Hàn Quốc,
Nhật Bản ở châu Á, Đức, Anh, Pháp, Hà Lan ở châu Âu đã đi tiên phong trong
việc thúc đẩy tăng trưởng xanh với nhiều nội dung quan trọng thể hiện sự cam
kết mạnh mẽ hướng tới nền kinh tế xanh.
Bối cảnh hậu khủng hoảng hiện nay cho thấy yêu cầu cần có những thay
đổi mạnh mẽ hơn nữa để hướng tới một nền kinh tế xanh của nhân loại. Những
thay đổi này không chỉ đơn thuần về mặt nhận thức mà còn phải cả thực tiễn
hành động: từ chuyển đổi mô hình công nghiệp hóa, hạn chế khai thác tài
nguyên thiên nhiên, phát triển các ngành công nghệ cao, thay đổi phương thức sử
dụng năng lượng, xây dựng các thể chế mới cho nền kinh tế cho đến thay đổi
thói quen tiêu dùng và cả những thành phố, tòa nhà nơi người ta sinh sống và
làm việc v.v
3

Đối với Việt Nam, bối cảnh hậu khủng hoảng đang đặt ra vấn đề nhìn
nhận lại tư duy phát triển và đẩy mạnh cải cách, vượt qua những cản trở nội tại
đối với sự phát triển của nền kinh tế. Khi đánh giá bối cảnh quốc tế cho sự phát

triển của đất nước, Chiến lược phát triển Kinh tế-Xã hội giai đoạn 2011-2020
nhận định “Quá trình tái cấu trúc các nền kinh tế…sẽ diễn ra mạnh mẽ, gắn với
những bước tiến mới về khoa học, công nghệ và sử dụng tiết kiệm năng lượng,
tài nguyên.” Chiến lược cũng khẳng định “phát triển bền vững là yêu cầu xuyên
suốt” và “phát triển kinh tế-xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi
trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu”. Vì thế, việc nghiên cứu quá
trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc kinh tế theo hướng xanh
hóa trên thế giới, đặc biệt là ở một số quốc gia EU như là Đức, Pháp, Hà Lan
sẽ góp phần cụ thể hóa, cập nhật và làm sáng tỏ hơn những nhận định và chủ
trương chính sách trên trong thời gian tới.
Tuy nhiên, việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế,
nhất là đi vào những lĩnh vực và xu hướng tiên phong ngay cả đối với thế giới
như phát triển xanh tất yếu đặt ra những đòi hỏi và những thách thức không nhỏ
đối với Việt Nam. Phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay vẫn còn theo mô hình
truyền thống, dựa nhiều vào khai thác tài nguyên, xuất khẩu nguyên liệu thô và
sơ chế. Vì vậy, việc nghiên cứu kinh nghiệm của các nước đi trước như EU sẽ
cung cấp cơ sở lý luận cần thiết và thực tiễn cụ thể để trả lời các câu hỏi:
1) Tại sao chuyển đổi sang nền kinh tế xanh là xu hướng tất yếu đối với sự
phát triển của các nước, từ những nước phát triển cho đến những nước đang
phát triển, trong bối cảnh hiện nay?
2) Những đặc điểm nổi bật của xu hướng tăng trưởng xanh ở EU và hàm ý
cho việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh của Việt Nam là gì?
4

3) Việt Nam cần làm gì để có những bước đi phù hợp, đúng đắn trong lộ
trình phát triển xanh và bền vững?
Trên cơ sở đó, tác giả đã chọn chủ đề: Chuyển đổi sang nền kinh tế xanh
ở một số nước EU và gợi mở cho Việt Nam, làm đề tài luận văn nghiên cứu.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài.
* Tình hình nghiên cứu trong nước của đề tài:

Trong quá trình mở cửa, cải cách và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước,
những đặc điểm, tiến trình và động thái của nền kinh tế thế giới luôn được các
học giả Việt Nam quan tâm sâu sắc.
Những năm trước đây, một số học giả đã cố gắng đưa ra các phân tích dài
hạn về những xu thế điều chỉnh và cải cách của nền kinh tế thế giới. Tiêu biểu có
thể kể đến nghiên cứu của Lê Văn Sang và Lê Bộ Lĩnh (2005) về cục diện kinh
tế thế giới hai thập niên đầu thế kỷ XXI; của Đinh Quý Độ (chủ biên, 2005) về
sự thay đổi của trật tự kinh tế thế giới trong thế kỷ 21; của Nguyễn Duy Quý
(2002), Nguyễn Đức Bình, Lê Hữu Nghĩa và Trần Hữu Tiến (2003) đánh giá sự
phát triển của thế giới trong những năm năm cuối thế kỷ XX và dự đoán sự phát
triển này trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI. Nhìn chung, đây là những nghiên
cứu tổng hợp, có các đánh giá khá dài hạn. Tuy nhiên, các nghiên cứu này hầu
như không quan tâm đến khía cạnh xanh hóa nền kinh tế thế giới và cũng được
thực hiện trước khi cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu năm 2008
xảy ra nên những đánh giá cần được xem xét lại trong bối cảnh mới.
Các nghiên cứu trong mấy năm gần đây đều lấy cuộc khủng hoảng tài
chính và suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 làm xuất phát điểm và nêu ra vấn
đề tái cấu trúc nền kinh tế thế giới. Các nghiên cứu này đã khiến cho thuật ngữ
5

“tái cấu trúc kinh tế” hoặc“ tái cơ cấu kinh tế” trở thành phổ biến.
Trong số các bài viết này có thể kể đến những nghiên cứu khá tổng hợp
của Nguyễn Sơn (2009) và sách dịch của Nguyễn Văn Nhã (2009) đề cập tới
những vấn đề của nền kinh tế thế giới bộc lộ dưới tác động của cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, các giải pháp chính sách và việc triển khai
thực hiện các giải pháp này. Bên cạnh đó còn có các bài viết của Nguyễn Minh
Phong (2009) đánh giá về các xu hướng chính của kinh tế thế giới sau khủng
hoảng, trong đó đề cập tới sự thay đổi về mô hình phát triển của nhiều nước trên
thế giới;
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nhiều nghiên cứu trong nước nói về vấn

đề chuyển dịch sang nền kinh tế “xanh” mặc dù đây chính là một trong những
tâm điểm của tái cấu trúc nền kinh tế thế giới thời kỳ hậu khủng hoảng đang
được cộng đồng quốc tế quan tâm và là lợi ích phát triển lâu dài của Việt Nam.
Hầu hết nghiên cứu trong nước gần đây mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu vấn đề
phát triển bền vững trước nguy cơ ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu toàn
cầu.
Hiện nay, các nghiên cứu trong nước cũng đang thảo luận nhiều về vấn đề
tái cấu trúc kinh tế Việt Nam. Đặc biệt chủ đề tái cấu trúc kinh tế Việt Nam đã
nhận được mối quan tâm đặc biệt từ nhiều cơ sở nghiên cứu khoa học có uy tín.
Thí dụ, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu
tư (2010) đã tiến hành Đề án nghiên cứu: “Đổi mới và đẩy nhanh chuyển dịch cơ
cấu kinh tế đến năm 2020 theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả và năng lực
cạnh tranh của nền kinh tế”.

Trong b
áo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2011 “Nền kinh tế trước ngã
ba đường”, Nguyễn Đức Thành và nhóm tác giả (2011) chỉ rõ
kinh tế đang
6

chứng kiến những bất ổn vĩ mô tiềm tàng, như lạm phát tăng cao, thâm hụt
ngân sách lớn, nợ công tiếp tục tích lũy, thâm hụt thương mại chưa được cải
thiện, cải cách doanh nghiệp nhà nước còn nhiều vấn đề, v.v… Điều đó cho
thấy Việt Nam cần đưa ra những quyết định quan trọng, quyết tâm tiếp tục cải
cách kinh tế-xã hội, thay đổi mô hình tăng trưởng, và tái cấu trúc nền kinh tế,
v.v…để tạo ra những động lực mới cho sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã
hội một cách vững chắc.
Tuy nhiên, trong c
ác nghiên cứu về tái cấu trúc kinh tế Việt Nam hiện nay
được nêu ra vẫn thiếu vắng chủ đề nghiên cứu về phản ứng của Việt Nam trước

xu thế chuyển đổi sang nền kinh tế xanh của thế giới. Mặc dù phát triển bền
vững và bảo vệ môi trường đã trở thành một trong những nội dung trọng tâm
của các Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn 2001-2010 và
2011-2020, các nghiên cứu hiện nay vẫn chưa trả lời tốt câu hỏi:
Việt Nam nên
tiếp cận với nền kinh tế xanh như thế nào?
Có thể nói, trong xu thế chuyển đổi
sang nền kinh tế xanh của thế giới, Việt Nam đã tụt lại đằng sau thế giới một
bước khá xa, không chỉ về lý luận mà cả về thực tiễn.

* Tài liệu nghiên cứu ngoài nước.
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu vừa qua đã đặt
ra yêu cầu cấp bách đối với nền kinh tế thế giới là tái cấu trúc và thay đổi mô
hình tăng trưởng để phát triển bền vững. Điều này đã được phản ánh trong nhiều
công trình nghiên cứu, tiêu biểu trong số đó có thể kể đến cuốn sách “Triển vọng
chiến lược và vĩ mô toàn cầu: Tái cấu trúc, không phục hồi” của Michel Léonard
(2010).
Nền kinh tế xanh và quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh đã được
nhiều nghiên cứu trên thế giới thảo luận trong gần hai thập kỷ qua, kể từ khi có
7

Chương trình nghị sự 21 (Bosetti và cộng sự, 2009; Burniaux và cộng sự 2008;
2009; Steenblik và Kim, 2009; UNEP, 2008). Chủ đề này đã nhận được sự quan
tâm đặc biệt hơn nữa do yêu cầu tái cấu trúc nền kinh tế thế giới trong bối cảnh
hậu khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu (OECD, 2011).
Nhìn chung, trong bối cảnh tái cấu trúc kinh tế thế giới thời kỳ hậu khủng
hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu và yêu cầu chống biến đổi khí hậu
đang trở nên cấp bách, các nghiên cứu trên thế giới hiện đang dành mối quan tâm
đặc biệt đến xu hướng phát triển xanh, trong đó nhấn mạnh kinh nghiệm của các
nước đi trước và khả năng áp dụng của các nước đi sau. Đây cũng là một trong

những ưu tiên trọng điểm của cộng đồng các nhà tài trợ cho Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu của đề tài: “ Chuyển đổi sang nền kinh tế xanh ở một
số nước EU và gợi mở cho Việt Nam” nhằm tìm hiểu xu thế chuyển đổi sang nền
kinh tế xanh ở một số nước EU, kinh nghiệm của Đức và từ đó rút ra một số gợi
mở về chính sách cho Việt Nam.
- Nhiệm vụ nghiên cứu.
i) Tìm hiểu cơ sở lý luận trong chuyển đổi sang nền kinh tế “xanh”.
ii) Tìm hiểu những đặc điểm của xu hướng chuyển đổi sang nền kinh tế
“xanh” ở EU trong thời kỳ hậu khủng hoảng.
iii) Rút ra một số gợi mở cho Việt Nam
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là : Chuyển đổi sang nền kinh tế xanh ở một
số nước EU và đi sâu vào nghiên cứu trường hợp của Đức.
- Nghiên cứu sẽ sử dụng khung lý thuyết sau:
• Lý thuyết chuyển đổi về mô hình tăng trưởng.
8

• Lý thuyết về tăng trưởng xanh.
Luận văn vận dụng khung lý thuyết trên để nghiên cứu xu hướng chuyển
đổi sang nền kinh tế xanh trên cả ba khía cạnh: Phát triển kinh tế, Bền vững môi
trường, và Gắn kết xã hội.
- Việc rút ra gợi mở cho Việt Nam sẽ xoay quanh 3 khía cạnh:
1. Đổi mới các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế;
2. Thiết lập các thể chế cho nền kinh tế xanh;
3. Thay đổi nhận thức xã hội.
- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2000, đặc biệt sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
- Không gian nghiên cứu : chuyển đổi sang nền kinh tế xanh ở một số nước EU,
tập trung nghiên cứu trường hợp của Đức.
5. Phương pháp nghiên cứu.

Nghiên cứu tại chỗ và thư viện. Nghiên cứu mang tính chất định tính và
phân tích tư liệu. Nguồn dữ liệu được sử dụng là dữ liệu thứ cấp, đáng tin cậy
của các cá nhân và tổ chức có uy tín trong và ngoài nước.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp thống kê, logic lịch sử; Khung lý thuyết
về tăng trưởng xanh.; Lý thuyết về chuyển đổi mô hình tăng trưởng
- Phương pháp so sánh: so sánh việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh của
các nước EU;
- Phương pháp phân tích cơ hội, thách thức.
6. Đóng góp mới của luận văn.
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về tăng trưởng xanh trên
thế giới.
- Phân tích xu thế chuyển đổi sang nền kinh tế xanh ở EU, đặc biệt sau thời
kỳ hậu khủng hoảng.
9

- Rút ra một số gợi mở cho Việt Nam.
7. Bố cục của luận văn.
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung
gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của chuyển đổi sang nền kinh tế xanh .
Chương 2: Thực trạng chuyển đổi sang nền kinh tế xanh ở EU,
Chương 3: Một số gợi mở cho chuyển đổi kinh tế theo hướng xanh của Việt
Nam


10

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHUYỂN ĐỔI SANG NỀN KINH TẾ XANH

1.1. Cơ sở lý luận của chuyển đổi sang nền kinh tế xanh.
1.1.1. Khái quát về kinh tế học “xanh” và nền kinh tế "xanh.
Những năm cuối thế kỷ 20 và thập niên đầu của thế kỷ 21 đã chứng kiến
nhiều biến động cả về kinh tế, chính trị cũng như trên nhiều phương diện khác
của đời sống xã hội. Biến đổi khí hậu (BĐKH), khủng hoảng tài chính và toàn
cầu hóa vượt khỏi tầm kiểm soát - tất cả các vấn đề lớn đối với thế giới có nguồn
gốc từ hệ thống kinh tế hiện tại. Rõ ràng rằng con đường phát triển thế giới hiện
nay là không bền vững trong dài hạn, dù những tiềm năng to lớn của thị trường
và đổi mới công nghệ là có thật. Một tầm nhìn mới và con đường phát triển thế
giới phải được hình thành và được thông qua nếu nhân loại muốn vượt qua
những thách thức phía trước.
Kinh tế học xanh ra đời, lập luận rằng xã hội cần phải nằm trong hệ sinh
thái, và rằng các thị trường và nền kinh tế là những cấu trúc xã hội cần đáp ứng
những ưu tiên về xã hội và môi trường.
1.1.2. Sự hình thành của lý thuyết kinh tế xanh
Ý tưởng về phát triển bền vững và lý thuyết kinh tế xanh đã được hé mở
bởi Rachel Louise Carson – nữ giáo sư sinh thái học người Mỹ vào năm 1962.
Với tác phẩm nổi tiếng “The Silent Spring” (Mùa xuân im lặng), bà đã đưa ra
những cảnh báo đầu tiên về hiệu ứng tiêu cực của tăng trưởng kinh tế tới môi
trường. Nhận định của Rachel L. Carson “Mọi người đang phá hủy thế giới” từ
những bằng chứng về tác hại của thuốc trừ sâu DDT và những loại thuốc diệt
côn trùng khác được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp đã được đưa lên bàn
11

họp của Nhà Trắng và là tác nhân quan trọng dẫn đến sự ra đời của Ủy ban điều
tra thảm họa môi trường do tổng thống Kenedy thành lập. Cuốn sách của bà đã
gây ra tiếng vang lớn, được dịch ra nhiều thứ tiếng và đã làm dấy lên nhiều
phong trào môi trường rầm rộ ở khắp nơi.
Trải qua gần 5 thập kỷ, đến nay những cảnh báo của Carson đã dần trở
thành sự thật. Cũng trong khoảng thời gian này, nhận thức và hành động của thế

giới đối với vấn đề phát triển xanh và bền vững đã đạt được nhiều bước tiến.
Hàng loạt những sự kiện, hội nghị, những tuyên bố, thỏa thuận Quốc tế về những
vấn đề phát triển bền vững và xanh hóa nền kinh tế đã diễn ra trong suốt nhiều
thập kỷ qua. Có thể kể ra là:
 Tuyên bố của hội nghị lần thứ nhất của Liên Hợp Quốc (LHQ) về môi
trường và con người vào tháng 6/1972 (Tuyên bố Stockholm. Tuyên bố đã đưa ra
những nguyên tắc cho những vấn đề môi trường Quốc tế khác nhau, bao gồm
quyền con người, quản lý tài nguyên thiên nhiên, ngăn chặn ô nhiễm môi trường
và phát triển.
 Công bố Báo cáo Brundtland của Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát
triển của LHQ năm 1987. Tại Hội nghị LHQ về con người và môi trường năm
1972, Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới (WCED), nay là Ủy ban
Brundtland, được thành lập. Đến nay, ủy ban Bruthland đã được ghi nhận có
những cống hiến rất giá trị cho việc đẩy mạnh sự phát triển bền vững. Năm 1987,
Ủy ban xuất bản Báo cáo Brundtland với tiêu đề “Tương lai chung của chúng ta”
(Our Common Future), và đã đặt các vấn đề môi trường lên chương trình nghị sự
chính trị và coi thảo luận về môi trường và phát triển chỉ là một vấn đề đơn nhất.
Lần đầu tiên định nghĩa về phát triển bền vững được nêu ra, đó là: “Phát triển
bền vững là sự phát triển thỏa mãn nhu cầu hiện tại nhưng không làm tổn hại
đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của thế hệ tương lai” [26].
12

 Tuyên bố của Hội nghị thượng đỉnh Trái Đất ở Rio de Janerio, Brazil (tên
chính thức là Hội nghị về Môi trường và Phát triển của LHQ ) năm 1992 và
Chương trình nghị sự 21 (Agenda 21): Chương trình nghị sự 21 là một kế hoạch
hành động của LHQ liên quan đến Phát triển bền vững, trong đó trình bày các
nội dung chính: (1) Các khía cạnh kinh tế xã hội, (2) Bảo tồn và quản lý tài
nguyên cho sự phát triển, (3) Tăng cường vai trò của những nhóm lớn (major
groups), và (4) Các công cụ thực hiện.
Chương trình nghị sự 21 nhấn mạnh các vấn đề bức xúc hiện tại và cũng

nhằm mục đích chuẩn bị cho thế giới cách đối phó với những thách thức của thế
kỷ tiếp theo, phản ánh một sự đồng thuận toàn cầu và cam kết chính trị ở cấp cao
nhất về phát triển và hợp tác môi trường. Đây là một kế hoạch hành động toàn
diện cho các tổ chức cấp Quốc tế, Quốc gia, và địa phương của LHQ, cho các
chính phủ và những nhóm chủ yếu ở mọi nơi mà con người đang tác động trực
tiếp đến môi trường [20]
Các công cụ hỗ trợ thực hiện Chương trình nghị sự 21 gồm có: (1) Cơ chế
và nguồn lực tài chính, (2) Chuyển giao công nghệ, tổ chức và xây dựng năng
lực bền vững với môi trường, (3) Khoa học cho phát triển bền vững, (3) Thúc
đẩy giáo dục, đào tạo và ý thức cộng đồng, (5) Cơ chế Quốc gia và tổ chức Quốc
tế cho việc xây dựng năng lực của các nước đang phát triển, (6) Các thỏa thuận,
điều ước thể chế Quốc tế, (7) Các cơ chế và công cụ pháp lý Quốc tế, và (8)
Thông tin cần thiết cho quá trình ra quyết định.
Bên cạnh Chương trình nghị sự 21, Hội nghị cũng đã đưa ra Tuyên bố Rio
và xây dựng được ba công cụ để giám sát môi trường toàn cầu. Đó là Công ước
khung của LHQ về BĐKH (UNFCCC), Công ước về đa dạng sinh học và Tuyên
bố những nguyên tắc về rừng.
13

 Nghị định thư Kyoto về giảm phát thải khí nhà kính
Theo Công ước khung của LHQ về BĐKH, những giải pháp ban đầu mà
các nước đưa ra là việc tập trung vào việc kiểm soát và hạn chế phát thải các khí
gây hiệu ứng nhà kính trong sản xuất công nghiệp và trong đời sống – nguyên
nhân cơ bản dẫn đến BĐKH. Điều này đã dẫn đến sự ra đời của Nghị định thư
Kyoto (khởi đầu năm 1997 và có hiệu lực từ năm 2005). Những Quốc gia tham
gia kí kết Kyoto phải chấp nhận việc cắt giảm khí CO
2
và năm loại khí gây hiệu
ứng nhà kính khác, hoặc có thể tiến hành biện pháp thay thế như Thương mại
Phát thải (Emission Trading) nếu không muốn đáp ứng yêu cầu đó. Trên cơ sở

sự đồng thuận giữa các Quốc gia, hệ thống các nghiên cứu và các chính sách
thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp theo hướng thân thiện với môi
trường, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, đã được triển khai. Đây là khởi
nguồn của những thuật ngữ “- sinh thái” (-eco) trong đời sống kinh tế xã hội.
Hầu hết những điều khoản trong Nghị định thư là yêu cầu đối với các
nước công nghiệp phát triển - được liệt vào nhóm Annex I trong UNFCCC, và
không có hiệu lực đối với các nguồn khí thải đến từ lãnh vực hàng không và
hàng hải thuộc phạm vi Quốc tế. UNFCCC nhấn mạnh về trách nhiệm chung của
các nước tham gia nhưng cũng cho phép sự khác biệt của từng nước, trong đó:
(1) Vấn đề khí thải gây hiệu ứng nhà kính đã xuất hiện từ rất lâu và phần nhiều
liên quan đến các nước công nghiệp phát triển, (2) Lượng khí thải tính theo đầu
người tại các nước đang phát triển nhìn chung là không cao, và (3) Phần khí thải
của các nước đang phát triển phải được tăng lên để đáp ứng cho nhu cầu hiện tại
của xã hội và để thỏa mãn các nhu cầu phát triển khác. Điều này có nghĩa là,
những Quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và các nước đang phát triển khác
không bị ràng buộc bởi những hạn mức trong Nghị định thư Kyoto do không
14

phải là những nhân tố chính tham gia vào thời kì phát triển tiền công nghiệp. Tuy
nhiên, những nước này vẫn có trách nhiệm chia sẻ những quan điểm chung với
các nước khác về trách nhiệm đối với vấn đề cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà
kính [36].
Nghị định thư có hiệu lực với hơn 170 Quốc gia, chiếm khoảng 60% các
nước liên quan đến vấn đề khí thải nhà kính. Tính đến tháng 12 năm 2007, Hoa
Kỳ và Kazakhstan là hai nước duy nhất không tiến hành các biện pháp cắt giảm
dù có tham gia kí kết nghị định thư [21]
 Mục tiêu thiên niên kỷ của LHQ được thông qua năm 2000
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Thiên niên kỷ của LHQ năm 2000, 189 Quốc
gia thành viên nhất trí thông qua Tuyên bố Thiên niên kỷ và cam kết đạt được 8
Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) vào năm 2015, gồm có:

MDG 1: Xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói
MDG 2: Đạt phổ cập giáo dục tiểu học
MDG 3: Tăng cường bình đẳng giới và nâng cao năng lực, vị thế cho phụ nữ
MDG 4: Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em
MDG 5: Nâng cao sức khỏe bà mẹ
MDG 6: Phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh khác
MDG 7: Đảm bảo bền vững về môi trường
MDG 8: Thiết lập mối quan hệ đối tác toàn cầu vì mục đích phát triển
 Kế hoạch Johannesburg về thi hành đầy đủ Chương trình nghị sự 21 thông
qua tại Hội nghị thượng đỉnh Trái Đất năm 2002
Năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh Trái Đất lần thứ 2 được tổ chức ở
Johannesberg, Nam Phi. Đây là hội nghị xây dựng đối tác cho sự phát triển bền
vững. Ba trụ cột chính đề tiếp cận sự bền vững là: Kinh tế, môi trường và công
15

bằng xã hội. Đây là một cách tiếp cận toàn diện hơn và những nội dung trong
Chương trình nghị sự 21 được làm rõ, cụ thể hóa với những bước cụ thể hơn
nhằm mục tiêu thực hiện thành công chương trình này. Cách tiếp cận bền vững
này cũng được coi là cơ sở đầu tiên cho sự ra đời của các khái niệm “nền kinh tế
xanh”, “tăng trưởng xanh” đang trở nên rất nóng hổi trên các diễn đàn nghị sự
Quốc tế và Quốc gia, cũng như các tổ chức xã hội phi chính phủ trên thế giới.
Tóm lại, phát triển bền vững là quan điểm xuyên suốt trong quản lý, điều
hành nền kinh tế của nhiều Quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa. Quan điểm
phát triển bền vững bao gồm cả các vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ
tính đa dạng sinh học, an ninh lương thực và chống tội phạm cùng với các tệ nạn
xã hội xuyên Quốc gia; đồng thời cả vấn đề giao lưu văn hóa và giữ gìn bản sắc
dân tộc. Theo đó, “kinh tế xanh” và “tăng trưởng xanh” là những nội dung chủ
chốt của phát triển bền vững, nhấn mạnh hơn đến vấn đề bảo vệ môi trường và
chống BĐKH.
1.1.3. Những nội dung cơ bản của kinh tế học xanh hiện nay

Mục tiêu phát triển hiện nay đối với phần lớn các nước không chỉ là tăng
trưởng kinh tế đơn thuần mà nó đã tiến tới xu hướng hài hòa hóa hay người ta đã
đặt mục tiêu phát triển bền vững. Trụ cột của phát triển bền vững là vừa đảm bảo
tăng trưởng kinh tế cao và ổn định vừa đảm bảo tiến bộ về xã hội và bảo vệ môi
trường.
Kinh tế học xanh là kinh tế của thế giới thực - thế giới của lao động, nhu
cầu của con người, vật chất của Trái Đất, và làm thế nào chúng sống hài hòa với
nhau nhất. Nó nhấn mạnh chủ yếu vào "giá trị sử dụng", mà không phải “giá trị
trao đổi " hay tiền bạc. Đó là về chất lượng, chứ không phải số lượng. Đó là về
tái sinh/tái tạo (regeneration) - của cá nhân, cộng đồng và các hệ sinh thái – mà
16

không phải là về sự tích lũy (not accumulation) của tiền bạc hay là vật chất. Kinh
tế học xanh không chỉ là về môi trường.
Tóm lại, nội dung chính của nền kinh tế xanh được tóm tắt trong các ý
sau:
(1) Kinh tế học xanh đề cao “giá trị sử dụng”: tiền chỉ được xem là phương tiện
trao đổi để đạt đến đích;
(2) Kinh tế học xanh coi trọng chất lượng, chứ không phải số lượng, vì lợi ích
cuộc sống của con người, các loài và của chính hành tinh Trái Đất;
(3) Kinh tế học xanh hướng tới mục tiêu đổi mới và tái tạo của các cá nhân, các
cộng đồng và các hệ sinh thái, thay vì tích lũy tiền bạc hay vật chất;
(4) Con người không còn phù hợp với các cơ chế tích lũy tiền bạc và vật chất
nữa;
(5) Kinh tế học xanh chú trọng tới phát triển sinh thái dựa trên việc thúc đẩy
phát triển con người và mở rộng dân chủ giữa các loài và các hệ, đảm bảo mối
quan hệ hài hòa giữa các thực thể trên Trái Đất;
(6) Khu vực “công cộng” và khu vực “tư nhân” được biến đổi sao cho các thị
trường có thể thể hiện các giá trị xã hội và sinh thái;
(7) Nhà nước được hòa nhập với các mạng lưới đổi mới cộng đồng của dân

chúng.
1.1.4. Tính tất yếu của việc lựa chọn chuyển đổi sang nền kinh tế xanh
Thế giới đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức toàn cầu mà không
một Quốc gia riêng lẻ nào có thể giải quyết được: (1) hệ thống tài chính quá
nhiều rủi ro, (2) tính dễ tổn thương của chuỗi cung ứng toàn cầu, (3) an ninh
lương thực toàn cầu đang bị đe dọa, (4) nguy cơ mất an ninh năng lượng, (5)
BĐKH toàn cầu.
17

Trong ¼ thế kỷ qua, nền kinh tế thế giới đã tăng trưởng gấp 4 lần, đem lại
lợi ích cho hàng trăm triệu người [53]. Tuy nhiên, 60% hệ sinh thái trên Trái Đất
cũng như nguồn lợi quan trọng từ chúng lại đang xuống cấp hoặc đang bị sử
dụng thiếu bền vững [31], diện tích rừng đã giảm khoảng 40% trong vòng 300
năm qua và 50% diện tích đất ngập nước đã biến mất từ năm 1990,… Nguyên
nhân là tăng trưởng kinh tế trên toàn thế giới trong thời gian qua chủ yếu dựa
vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên mà không chú ý đến khả năng tự tái tạo
của chúng gây ra những hệ lụy hết sức nghiêm trọng cho hệ sinh thái nói chung.
Có thể nói, trong khi khủng hoảng tài chính-kinh tế đang đẩy khoảng 1 tỷ người
rơi vào tình trạng nghèo đói và thiếu lương thực tập trung chủ yếu ở Châu Phi và
Châu Á, 900 triệu người phải sống trong các khu ô chuột với tốc độ phát sinh 25
triệu người/năm thì các cuộc khủng hoảng về lương thực, nước, năng lượng, vệ
sinh, bệnh dịch, hệ sinh thái và khí hậu,… vẫn chưa tìm ra lối thoát.
Thực trạng trên cho thấy tăng trưởng dựa vào mô hình phát triển thông
thường (Business as Usual - BaU) gây ra nhiều hậu quả phức tạp lên mọi mặt
của nền kinh tế xã hội, đó là một sự tăng trưởng không bền vững, làm cho toàn
thế giới ngày càng bị đẩy xa việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên
kỷ, đe dọa sự tồn tại của gần 7 tỷ người – dự báo con số này năm 2050 là 9 tỷ.
Điều này dẫn đến việc phải nhanh chóng tìm kiếm những giải pháp, phương thức
hỗ trợ phát triển bền vững của các chính phủ và phát triển kinh tế xanh được xem
là một chiến lược cần thiết để đạt được phát triển bền vững - một mô hình, một

công cụ để giải quyết những thách thức mang tính toàn cầu như khủng hoảng
kinh tế, BĐKH, ô nhiễm, suy thoái môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên,
an ninh năng lượng, an ninh lương thực.

×