Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Chuyển đổi sang nền kinh tế xanh ở một số nước EU và gợi mở cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.75 KB, 17 trang )

Chuyển đổi sang nền kinh tế xanh ở một số
nước EU và gợi mở cho Việt Nam

Lê Thị Thu Hương

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS chuyên ngành: Kinh Tế TG và Quan Hệ KTQT; Mã số: 60 31 07
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Mạnh Hùng
Năm bảo vệ: 2012


Abstract: Trình bày những lý luận chung về nền kinh tế xanh, khái quát chung về xu
hướng chuyển đổi sang nền kinh tế xanh ở EU bao gồm: bối cảnh ban đầu của xu thế
chuyển đổi, thực trạng chuyển đổi sang nền kinh tế xanh ở một số nước EU, lộ trình
chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, các yếu tố tác động đến việc chuyển đổi sang nền kinh
tế xanh. Nghiên cứu trường hợp: chuyển đổi sang kinh tế xanh ở Đức. Từ những kết quả
nghiên cứu về chuyển đổi sang kinh tế xanh ở EU, đưa ra một số gợi mở chuyển đổi kinh
tế theo hướng xanh của Việt Nam.

Keywords: Kinh tế quốc tế; Kinh tế xanh; Liên minh Châu Âu; Việt Nam


Content

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm bộc lộ những mâu
thuẫn, rủi ro khó lường của các mô hình kinh tế hiện tại và đặt ra yêu cầu chuyển đổi mô hình
tăng trưởng và tái cấu trúc kinh tế để tạo lập lại nền tảng cho sự phát triển bền vững. Tình trạng
càng trở nên trầm trọng hơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng có nhiều diễn biến phức
tạp, dân số thế giới ngày càng tăng cao kéo theo nhu cầu về nước, đất, nơi cư trú, năng lượng


cũng tăng nhanh chưa từng có. Cùng với đó, quá trình phát triển kinh tế chưa chú ý đến môi
trường, tài nguyên ngày càng cạn kiệt, giá trị vốn tư bản tự nhiên chưa được định giá đúng và đủ,
lãng phí tài nguyên trong sản xuất và tiêu dùng đang là những thách thức lớn đối với các quốc
gia. Những thách thức này mang một ý nghĩa quan trọng, đặt ra nhu cầu tìm kiếm những công cụ
mới và chuyển đổi mô hình tăng trưởng hiện có để giải quyết hiệu quả các vấn đề mà thế giới
đang phải đối mặt.
Tuy nhiên, có một thực tế rằng, nếu như việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu
trúc kinh tế chỉ bó hẹp trong phương thức phát triển truyền thống, vốn đặt sức ép quá lớn lên các
nguồn lực tự nhiên, thì nó đang trở nên không còn phù hợp. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu chú
trọng vào mặt “hiệu quả – lợi nhuận” đơn thuần của các hoạt động sản xuất, kinh doanh, mà ít
tính đến các chi phí phải đầu tư để ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường đang tạo
ra sự tàn phá nhiều hơn là của cải thực. Bằng chứng là, nó đang gây ra những chu kỳ suy thoái
kinh tế, khủng hoảng sinh thái trầm trọng và biến đổi khí hậu toàn cầu. Mô hình phát triển kinh
tế hiện tại dường như không còn phù hợp nữa đối với mục tiêu phát triển bền vững.
Vì vậy, một phương diện chuyển đổi quan trọng không thể không nhắc đến là xu hướng
phát triển “xanh” trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang trở thành một thách thức lớn đối với sự
tồn vong của nhân loại. Đến nay, thực tế cho thấy tăng trưởng xanh đã được xác định là trọng
tâm trong chính sách phát triển quốc gia của nhiều nước trên thế giới trong nỗ lực đạt được sự
phát triển bền vững. Bối cảnh hậu khủng hoảng hiện nay cho thấy yêu cầu cần có những thay đổi
mạnh mẽ hơn nữa để hướng tới một nền kinh tế xanh của nhân loại. Những thay đổi này không
chỉ đơn thuần về mặt nhận thức mà còn phải cả thực tiễn hành động: từ chuyển đổi mô hình
công nghiệp hóa, hạn chế khai thác tài nguyên thiên nhiên, phát triển các ngành công nghệ cao,
thay đổi phương thức sử dụng năng lượng, xây dựng các thể chế mới cho nền kinh tế cho đến
thay đổi thói quen tiêu dùng và cả những thành phố, tòa nhà nơi người ta sinh sống và làm việc
v.v
Đối với Việt Nam, bối cảnh hậu khủng hoảng đang đặt ra vấn đề nhìn nhận lại tư duy phát
triển và đẩy mạnh cải cách, vượt qua những cản trở nội tại đối với sự phát triển của nền kinh tế.
Khi đánh giá bối cảnh quốc tế cho sự phát triển của đất nước, Chiến lược phát triển Kinh tế-Xã
hội giai đoạn 2011-2020 nhận định “Quá trình tái cấu trúc các nền kinh tế…sẽ diễn ra mạnh mẽ,
gắn với những bước tiến mới về khoa học, công nghệ và sử dụng tiết kiệm năng lượng, tài

nguyên.” Chiến lược cũng khẳng định “phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt” và “phát triển
kinh tế-xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi
khí hậu.
Vì vậy, việc nghiên cứu kinh nghiệm của các nước đi trước như EU sẽ cung cấp cơ sở lý
luận cần thiết và thực tiễn cụ thể để trả lời các câu hỏi:
1) Tại sao chuyển đổi sang nền kinh tế xanh là xu hướng tất yếu đối với sự phát triển của
các nước, từ những nước phát triển cho đến những nước đang phát triển, trong bối cảnh hiện
nay?
2) Những đặc điểm nổi bật của xu hướng tăng trưởng xanh ở EU và hàm ý cho việc
chuyển đổi sang nền kinh tế xanh của Việt Nam là gì?
3) Việt Nam cần làm gì để có những bước đi phù hợp, đúng đắn trong lộ trình phát triển
xanh và bền vững?
Trên cơ sở đó, tác giả đã chọn chủ đề: Chuyển đổi sang nền kinh tế xanh ở một số nước
EU và gợi mở cho Việt Nam, làm đề tài nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu.
* Các nghiên cứu trong nƣớc
Cho đến nay chưa có nhiều nghiên cứu trong nước nói về vấn đề chuyển dịch sang nền
kinh tế “xanh” mặc dù đây chính là một trong những tâm điểm của tái cấu trúc nền kinh tế thế
giới thời kỳ hậu khủng hoảng đang được cộng đồng quốc tế quan tâm và là lợi ích phát triển lâu
dài của Việt Nam. Hầu hết nghiên cứu trong nước gần đây mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu vấn
đề phát triển bền vững trước nguy cơ ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu toàn cầu.
 Các nghiên cứu ngoài nƣớc.
Nền kinh tế xanh và quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh đã được nhiều nghiên cứu
trên thế giới thảo luận trong gần hai thập kỷ qua. Chủ đề này đã nhận được sự quan tâm đặc biệt
hơn nữa do yêu cầu tái cấu trúc nền kinh tế thế giới trong bối cảnh hậu khủng hoảng tài chính và
suy thoái kinh tế toàn cầu (OECD, 2011).
Các nghiên cứu trên thế giới hiện đang dành mối quan tâm đặc biệt đến xu hướng phát
triển xanh, trong đó nhấn mạnh kinh nghiệm của các nước đi trước và khả năng áp dụng của các
nước đi sau. Đây cũng là một trong những ưu tiên trọng điểm của cộng đồng các nhà tài trợ cho
Việt Nam.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.
3.1. Mục đích nghiên cứu.
Nhằm tìm hiểu xu thế chuyển đổi sang nền kinh tế xanh ở một số nước EU, kinh nghiệm
của Đức và từ đó rút ra một số gợi mở về chính sách cho Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
i) Tìm hiểu cơ sở lý luận trong chuyển đổi sang nền kinh tế “xanh”.
ii) Tìm hiểu những đặc điểm nổi bật của xu hướng chuyển đổi sang nền kinh tế xanh ở EU.
iii) Rút ra một số gợi mở cho Việt Nam
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn.
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là : Chuyển đổi sang nền kinh tế xanh ở một số nước EU và đi
sâu vào nghiên cứu trường hợp của Đức.
Nghiên cứu sẽ sử dụng khung lý thuyết sau:
• Lý thuyết chuyển đổi về mô hình tăng trưởng.
• Lý thuyết về tăng trưởng xanh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu.
Chuyển đổi sang nền kinh tế xanh ở một số nước EU, nghiên cứu trường hợp của Đức.
Về phạm vi thời gian: từ năm 2000, đặc biệt sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp thống kê, logic lịch sử; Khung lý thuyết về tăng trưởng
xanh.; Lý thuyết về chuyển đổi mô hình tăng trưởng
- Phương pháp so sánh: so sánh việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh của các nước EU;
6. Những đóng góp mới của luận văn.
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về tăng trưởng xanh trên thế giới.
- Phân tích xu thế chuyển đổi sang nền kinh tế xanh ở EU, đặc biệt sau thời kỳ hậu khủng
hoảng.
- Rút ra một số gợi mở cho Việt Nam.
7. Bố cục của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của chuyển đổi sang nền kinh tế xanh .

Chương 2: Thực trạng chuyển đổi sang nền kinh tế xanh ở EU,
Chương 3: Một số gợi mở cho chuyển đổi kinh tế theo hướng xanh của Việt Nam


CHƢƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHUYỂN ĐỔI SANG NỀN KINH TẾ XANH

1.1. Cơ sở lý luận của chuyển đổi sang nền kinh tế xanh.
1.1.1. Khái quát về kinh tế học “xanh” và nền kinh tế "xanh.
Kinh tế học xanh ra đời, lập luận rằng xã hội cần phải nằm trong hệ sinh thái, và rằng các
thị trường và nền kinh tế là những cấu trúc xã hội cần đáp ứng những ưu tiên về xã hội và môi
trường.
1.1.2. Sự hình thành của lý thuyết kinh tế xanh
Ý tưởng về phát triển bền vững và lý thuyết kinh tế xanh đã được hé mở bởi Rachel Louise
Carson – nữ giáo sư sinh thái học người Mỹ vào năm 1962. Với tác phẩm nổi tiếng “The Silent
Spring” (Mùa xuân im lặng), bà đã đưa ra những cảnh báo đầu tiên về hiệu ứng tiêu cực của tăng
trưởng kinh tế tới môi trường.
Trải qua gần 5 thập kỷ, đến nay những cảnh báo của Carson đã dần trở thành sự thật. Cũng
trong khoảng thời gian này, nhận thức và hành động của thế giới đối với vấn đề phát triển xanh
và bền vững đã đạt được nhiều bước tiến. Hàng loạt những sự kiện, hội nghị, những tuyên bố,
thỏa thuận Quốc tế về những vấn đề phát triển bền vững và xanh hóa nền kinh tế đã diễn ra trong
suốt nhiều thập kỷ qua. Có thể kể ra là:
 Tuyên bố của hội nghị lần thứ nhất của Liên Hợp Quốc (LHQ) về môi trường và con
người vào tháng 6/1972 (Tuyên bố Stockholm.
 Công bố Báo cáo Brundtland của Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển của LHQ
năm 1987. Lần đầu tiên định nghĩa về phát triển bền vững được nêu ra, đó là: “Phát triển bền
vững là sự phát triển thỏa mãn nhu cầu hiện tại nhưng không làm tổn hại đến khả năng thỏa mãn
nhu cầu của thế hệ tương lai”.
 Tuyên bố của Hội nghị thượng đỉnh Trái Đất ở Rio de Janerio, Brazil (tên chính thức là
Hội nghị về Môi trường và Phát triển của LHQ ) năm 1992 và Chương trình nghị sự 21 (Agenda

21): Chương trình nghị sự 21 là một kế hoạch hành động của LHQ liên quan đến Phát triển bền
vững, trong đó trình bày các nội dung chính: (1) Các khía cạnh kinh tế xã hội, (2) Bảo tồn và
quản lý tài nguyên cho sự phát triển, (3) Tăng cường vai trò của những nhóm lớn (major groups),
và (4) Các công cụ thực hiện.
 Nghị định thư Kyoto về giảm phát thải khí nhà kính: Nghị định thư có hiệu lực với hơn
170 Quốc gia, chiếm khoảng 60% các nước liên quan đến vấn đề khí thải nhà kính. ). Những
Quốc gia tham gia kí kết Kyoto phải chấp nhận việc cắt giảm khí CO
2
và năm loại khí gây hiệu
ứng nhà kính khác, hoặc có thể tiến hành biện pháp thay thế như Thương mại Phát thải
(Emission Trading) nếu không muốn đáp ứng yêu cầu đó.
 Mục tiêu thiên niên kỷ của LHQ được thông qua năm 2000: 189 Quốc gia thành viên nhất
trí thông qua Tuyên bố Thiên niên kỷ và cam kết đạt được 8 Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ
(MDG) vào năm 2015.
 Kế hoạch Johannesburg về thi hành đầy đủ Chương trình nghị sự 21 thông qua tại Hội nghị
thượng đỉnh Trái Đất năm 2002
1.1.3. Những nội dung cơ bản của kinh tế học xanh hiện nay
1.1.4. Tính tất yếu của việc lựa chọn chuyển đổi sang nền kinh tế xanh
Thế giới đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức toàn cầu mà không một Quốc gia
riêng lẻ nào có thể giải quyết được: (1) hệ thống tài chính quá nhiều rủi ro, (2) tính dễ tổn thương
của chuỗi cung ứng toàn cầu, (3) an ninh lương thực toàn cầu đang bị đe dọa, (4) nguy cơ mất an
ninh năng lượng, (5) BĐKH toàn cầu.
Thực trạng trên cho thấy tăng trưởng dựa vào mô hình phát triển thông thường (Business as
Usual - BaU) gây ra nhiều hậu quả phức tạp lên mọi mặt của nền kinh tế xã hội, đó là một sự
tăng trưởng không bền vững., đe dọa sự tồn tại của gần 7 tỷ người – dự báo con số này năm 2050
là 9 tỷ.
Nền kinh tế xanh là mô hình phát triển mới không những giảm phát thải khí nhà kính, giảm
nhẹ BĐKH, mà còn nâng cao chất lượng của tăng trưởng, thay đổi cơ cấu sản xuất và tiêu dùng
theo hướng bền vững và cải thiện đời sống của con người, là xu hướng tất yếu để giải quyết
những vấn đề bức xúc của nền kinh tế nâu hiện tại

1.2. Mô hình phổ biến và khung khổ lý thuyết về nền kinh tế xanh
Mô hình về nền kinh tế xanh đều bao gồm 3 trụ cột chính:
(1) Phát triển kinh tế (các vấn đề tăng trưởng, cơ cấu kinh tế, việc làm…);
(2) Bền vững môi trường (giảm thiểu hàm lượng carbon và mức độ suy giảm nguồn tài
nguyên thiên nhiên v.v…); và
(3) Gắn kết xã hội (đảm bảo mục tiêu giảm nghèo, bình đẳng trước các cơ hội mà nền
kinh tế xanh tạo ra, đem lại môi trường sống trong lành và có phẩm giá…
1.2.1. Những quan điểm về mô hình nền kinh tế xanh
Theo Chương trình môi trường LHQ (UNEP 2010), “kinh tế xanh” là một nền kinh tế
nhằm cải thiện đời sống con người và tài sản xã hội đồng thời chú trọng giảm thiểu những hiểm
họa môi trường và sự khan hiếm tài nguyên.
Báo cáo “Hướng tới nền kinh tế xanh – Lộ trình cho phát triển bền vững và xóa đói giảm
nghèo” (UNEP, 2011) nhận định các đặc điểm và vai trò to lớn của nền kinh tế xanh:
- Ghi nhận giá trị và vai trò của đầu tư vào vốn tự nhiên.
- Là trụ cột để giảm đói nghèo.
- Tạo ra việc làm và cải thiện công bằng xã hội.
- Sử dụng năng lượng tái tạo và công nghệ carbon thấp thay thế cho nhiên liệu hóa thạch.
- Khuyến khích sử dụng nguồn lực và năng lượng hiệu quả hơn.
- Hướng tới lối sống đô thị bền vững và giao thông carbon thấp.
- Tăng trưởng nhanh hơn nền kinh tế nâu về dài hạn, đồng thời duy trì và phục hồi vốn tự
nhiên
Với các nước phát triển, phát triển kinh tế xanh được coi là một trong những nội dung
của tái cơ cấu kinh tế nhằm phục hồi kinh tế sau khủng hoảng và duy trì lợi thế cạnh tranh trong
nền kinh tế thế giới. Các nước này sử dụng kinh tế xanh như một công cụ để tạo lợi thế trong
quan hệ quốc tế với các biện pháp: (1) Đưa ra các yêu cầu về phương pháp sản xuất, khai thác và
chế biến sản phẩm không gây ảnh hưởng đến môi trường, (2) Áp dụng chính sách bảo hộ với các
ngành kinh tế sạch, và (3) Gắn các điều kiện môi trường vào các thỏa thuận kinh tế với các nước
đang phát triển.
1.2.2. Những quan điểm về tăng trƣởng xanh
Theo quan điểm của OECD, “Tăng trưởng xanh là một cách để đạt được mục tiêu tăng

trưởng kinh tế và phát triển trong khi bảo tồn môi trường, ngăn chặn sự mất mát về đa dạng sinh
học và giảm thiểu việc sử dụng không bền vững tài nguyên thiên nhiên”.
Quan điểm của Ủy ban Kinh tế và Xã hội Khu vực Châu Á Thái Bình Dương của LHQ
(UNESCAP), đã định nghĩa “tăng trưởng xanh là cách tiếp cận để đạt được tăng trưởng kinh tế,
với mục đích phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo sự bền vững về môi trường
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ xanh của nền kinh tế
Chỉ số nền kinh tế xanh toàn cầu (Global Green Economy Index- GGEI), xuất bản hàng
năm bởi Công ty tư vấn Dual Citizen Inc [29] đo lường và xếp hạng sự am hiểu và việc thực hiện
nền kinh tế xanh ở 27 quốc gia trên thế giới.

1.3. Lộ trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh
1.4. Các yếu tố tác động đến việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh
1.4.1. Các yếu tố thúc đẩy xu hƣớng chuyển dịch sang nền kinh tế xanh
4 nhóm yếu tố chính sau: (1) Sức ép gia tăng về môi trường và biến đổi khí hậu (BĐKH)
cũng như an ninh năng lượng và lương thực toàn cầu, (2) Khung chính sách và khoản đầu tư
xanh của các quốc gia cho mục đích khôi phục nền kinh tế hậu khủng hoảng; (3) Tiến bộ khoa
học công nghệ trong cải tiến sản xuất sạch hơn và năng lượng tái tạo, và (4) Sự hợp tác quốc tế
1.4.2. Các yếu tố cản trở việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh
Đặc trưng hạn chế tăng trưởng xanh là yếu tố hạn chế lợi nhuận từ đầu tư và đổi mới
"xanh", tức là những hoạt động mà có thể thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế trong khi
đảm bảo rằng các tài sản tự nhiên tiếp tục cung cấp các nguồn lực và dịch vụ môi trường mà
cuộc sống con người đang dựa vào.

CHƢƠNG 2:
CHUYỂN ĐỔI SANG NỀN KINH TẾ XANH Ở MỘT SỐ NƢỚC EU

2.1. Khái quát chung về xu hƣớng chuyển đổi sang nền kinh tế xanh ở EU
2.1.1. Bối cảnh ban đầu của xu thế chuyển đổi
Từ những năm 1970 của thế kỷ XX, xu hướng phát triển kinh tế tại châu Âu đã có sự thay
đổi theo hướng thân thiện với môi trường. Riêng giai đoạn 2002-2006, Liên minh châu Âu đã chi

hơn 30 tỷ Euro cho các dự án phát triển kinh tế xanh tại các nước thành viên của khối này. Đến
tháng 3-2009, EU đưa ra chương trình dài hạn “ Chính sách gắn kết châu Âu” với ngân sách đầu
tư lên tới 105 tỷ Euro cho các dự án phát triển kinh tế xanh.
2.1.2. Các đặc điểm nổi bật của xu hƣớng chuyển sang nền kinh tế xanh ở EU.
2.1.2.1. Xu hướng tận dụng cơ hội phục hồi kinh tế để chuyển đổi và phát triển những công nghệ
sạch, sản xuất tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải carbon
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu là cơ hội để Liên minh châu Âu, cũng như các quốc
gia trên thế giới nhìn nhận lại mô hình tăng trưởng và tận dụng cơ hội đó để thúc đẩy chiến lược
tăng trưởng xanh. Trong gói kích thích kinh tế của nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới, tỷ
trọng dành cho khu vực “xanh” là tương đối lớn, một mặt là thúc đẩy tăng trưởng xanh, mặt
khác, coi tăng trưởng xanh là động lực lớn cho phục hồi kinh tế sau khủng hoảng.
Dựa trên một báo cáo của UNEP, hơn 460 tỷ trong ước tính 3,1 nghìn tỷ USD (khoảng
15%) trong gói kích thích kinh tế được đầu tư trong năm lĩnh vực quan trọng:
• Tiết kiệm năng lượng trong các tòa nhà cũ và mới;
• Công nghệ năng lượng tái tạo, như gió, công nghệ năng lượng mặt trời, địa nhiệt và sinh
khối;
• Công nghệ giao thông vận tải bền vững, chẳng hạn như xe lai, đường sắt tốc độ cao và
hệ thống xe buýt vận chuyển tốc độ cao;
• Cơ sở hạ tầng sinh thái của hành tinh, bao gồm nước ngọt, rừng, đất và các rạn san hô;
• Bền vững nông nghiệp, bao gồm cả sản xuất hữu cơ.
Ủy ban châu Âu đã thông qua gói kích thích kinh tế “năng lượng – khí hậu” tháng
1/2008, với mục tiêu “3 lần 20”: giảm 20% lượng khí nhà kính, 20% tiêu thụ năng lượng và tăng
sử dụng 20% năng lượng tái tạo đến năm 2020 trong EU.
2.1.2.2. Xu thế xây dựng và củng cố các thể chế, chính sách cho tăng trưởng xanh
Củng cố về mặt thể chế và chính sách, để đảm bảo sự tái cấu trúc nền kinh tế và chuyển đổi
mô hình tăng trưởng diễn ra đúng hướng và bền vững. Sau khủng hoảng, các nước đưa ra các gói
kích thích kinh tế mang tính phục hồi, nhưng cũng là điều kiện để các quốc gia củng cố, làm mới
và hoàn thiện khuôn khổ chính sách và thể chế phù hợp với các mục tiêu và lộ trình phát triển
mới.
Ở châu Âu, chương trình châu Âu 2020 đã thành lập các mục tiêu hiệu lực thi hành cho

việc tích hợp, tự do hóa, và giảm hóa carbon của hệ thống cung cấp điện châu Âu, và các mục
tiêu đầy tham vọng nhưng đầy khát vọng về hiệu suất năng lượng. Năm 2010, bộ chính sách
năng lượng của EU bao gồm bốn sáng kiến lớn:
(1) Chương trình Thương mại phát thải, thiết lập giá các lượng khí thải carbon có nguồn
gốc từ năng lượng cho khoảng 40% của nền kinh tế châu Âu thông qua các giới hạn hàng năm về
khí thải và thị trường thứ cấp cho lượng khí thải cho phép trong giới hạn đó.
(2) Chỉ thị năng lượng tái tạo, trong đó đặt mục tiêu bắt buộc đối với các nước thành viên
tiêu thụ, trung bình cho cả EU, là 20% sản lượng điện của họ từ các nguồn tái tạo vào năm 2020
(3) Chương trình Tự do hóa thị trường năng lượng, phá bỏ thị trường năng lượng quốc
gia tích hợp theo chiều dọc vào các lĩnh vực riêng biệt của sản xuất, phân phối và bán lẻ; và đặt
ra các điều khoản mới cho thị trường cạnh tranh trong việc cung cấp năng lượng bán buôn và bán
lẻ (Jamasb và Pollitt, 2005).
(4) Kế hoạch và chương trình khung, trong đó cung cấp quỹ châu Âu và các nước thành
viên quan trọng cho nghiên cứu, phát triển, và triển khai các công nghệ năng lượng mới
2.1.2.3. Xu thế quan tâm đến các vấn đề xã hội trong quá trình chuyển đổi sang mô hình tăng
trưởng xanh
Tăng trưởng xanh là con đường đi tới nền kinh tế xanh, một xã hội bền vững với ba trụ
cột: kinh tế, xã hội và môi trường. Do đó, các chính phủ hiện này đều rất quan tâm đến ba yếu tố
trong quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng, đó là: tạo việc làm, thay đổi thói quen tiêu dùng,
và tuyên truyền để nâng cao nhận thức và sự đồng thuận của nhân dân.
“Chiến lƣợc châu Âu 2020” đã nêu ra hai trong ba mục tiêu quan trọng là tạo việc làm,
gắn kết xã hội và lãnh thổ, cụ thể tăng tỷ lệ người có việc làm lên 75% lực lượng lao động; giảm
tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng xuống còn chưa đến 10%, xóa tên ít nhất 20 triệu người trong
danh sách đói nghèo…


2.1.2.4. Xu thế hợp tác Quốc tế trong chiến lược tăng trưởng xanh
Tháng 6/1972, Hội nghị của LHQ về con người và môi trường được tổ chức tại
Stockhom, Thụy Điển được đánh giá là là hành động đầu tiên đánh dấu sự nỗ lực chung của toàn
thể nhân loại nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường. Một trong những kết quả của hội nghị

lịch sử này là sự thông qua bản tuyên bố về nguyên tắc và kế hoạch hành động chống ô nhiễm
môi trường. Ngoài ra, Chương trình Môi trường của LHQ (UNEP) cũng được thành lập. Từ đó
đến nay, nhiều thỏa thuận Quốc tế về phát triển bền vững đã được nhiều nước trên thế giới
hưởng ứng và tham gia kí kết, như Chương trình Nghị sự 21 (Chương trình nghị sự 21, năm
1992), Nghị định thư Kyoto về cắt giảm khí nhà kính (năm 1997)…Đặc biệt, trong giai đoạn
khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, tăng trưởng xanh đang trở thành xu hướng Quốc tế, là
mối quan tâm hàng đầu của tất cả các quốc gia, được nhắc đến nhiều lần trong các diễn đàn khu
vực và quốc tế và đang được các nước nghiêm túc xem xét và áp dụng.
2.2. Thực trạng chuyển đổi sang nền kinh tế xanh ở một số nƣớc EU
2.2.1. Lộ trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh
Liên minh châu Âu EU và các quốc gia thành viên tập trung vào các hành động có thể
tạo thành cơ sở của một lộ trình cho nền kinh tế xanh và đề xuất một số hành động xuyên suốt và
ngành cụ thể để đưa vào lộ trình. Tuy nhiên, EU nhấn mạnh rằng đây không phải là đề nghị cuối
cùng mà nên được xem xét như là một đóng góp cho các cuộc đối thoại Quốc tế ở Rio 20. Các đề
xuất bao gồm: (1) Kết quả từ Rio +20 nên là một lộ trình với thời hạn cho các mục tiêu cụ thể,
mục tiêu và hành động ở cấp Quốc tế; (2) EU đề nghị các hành động trong các lĩnh vực xuyên
suốt sau: Đo lường tiến bộ - mô hình và các chỉ số, tiêu thụ và sản xuất bền vững (SCP); Đề án
Phát triển năng lực nghiên cứu và hợp tác khoa học, sáng tạo tài chính và trợ cấp; và (3) Đề xuất
các hành động phải thực hiện ở trong các khu vực cụ thể sau: nước, thực phẩm và nông nghiệp,
năng lượng bền vững, lâm nghiệp, đất và quản lý đất đai bền vững, môi trường biển - đại dương,
thủy sản, bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững, đầu tư vào vốn tự nhiên cho một nền
kinh tế xanh, hóa chất; và phát triển đô thị bền vững.
2.2.2. Thực trạng chuyển đổi sang nền kinh tế xanh ở một số nƣớc EU.
Chuyển đổi sang mô hình kinh tế xanh có hai con đường chính. Các nước phát triển có
điều kiện tài chính, nguồn nhân lực và công nghệ thì có thể chuyển sang nền kinh tế xanh thông
qua đầu tư, phát triển những lĩnh vực mới trong nền kinh tế có thể giúp xã hội phát triển, môi
trường bền vững; trong khi đó, các nền kinh tế đang phát triển phải tốn nhiều chi phí và thời gian
hơn bằng cách điều chỉn dần dần để nền kinh tế truyền thống trở nên thân thiện hơn với môi
trường.
Hiện nhiều nước EU đang tiên phong trong việc xây dựng nền kinh tế xanh (như Đức, Hà

Lan, Pháp, Anh …) với các biện pháp chính là: 1- Tăng đầu tư và chi tiêu trong các lĩnh vực thúc
đẩy phát triển kinh tế xanh, như năng lượng, giao thông, xây dựng, nông nghiệp, du lịch, văn
hóa, xử lý chất thải,… 2- Nâng cao nhận thức về các thách thức của nền kinh tế truyền thống
cũng như cơ hội, thuận lợi của nền kinh tế xan và sự phát triển bền vững, đồng thời nâng cao
năng lực quản lý của các cơ quan nhà nước và đầu tư đào tạo kỹ năng cho đội ngũ lao động phục
vụ trong nền kinh tế xanh; 3- Mở rộng thị trường cho các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi
trường thông qua các chính sách khuyến khích người tiêu dùng quan tâm tới sản phẩm xanh và
có ghi nhãn sinh thái; 4- Giảm chi tiêu chính phủ vào các lĩnh vực sử dụng nguồn lực tự nhiên
không thể tái tạo; 5- Phát triển mạng lưới các tổ chức, cơ quan giúp quản lý việc chuyển đổi sang
mô hình kinh tế xanh, đồng thời thiết lập hệ thống quy định pháp luật và chính sách giúp thúc
đẩy kinh tế xanh ( như ban hành các quy định, tiêu chuẩn về môi trường cho hàng hóa, dịch vụ,
tăng ưu đãi thuế đối với việc sản xuất kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ thân thiện môi trường;
hỗ trợ cho việc nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ xanh, hỗ trợ đầu tư vào một số lĩnh
vực quan trọng trong nền kinh tế xan, …; 6- Sử dụng công cụ thuế, phí để giảm thiểu tác động
tiêu về môi trường (áp dụng cơ chế mua bán phát thải khí nhà kính; áp thuế, phí đối với việc sử
dụng năng lượng kém hiệu quả, thuế sở hữu và sử dụng phương tiện giao thông;… tính đến các
ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường và cuộc sống con người khi hạch toán giá cả, chi phí hàng
hóa, dịch vụ, từ đó tạo điều kiện để thị trường hàng hóa và từng bước chuyển đổi sang sản xuất
hàng hóa, dịch vụ thân thiện môi trường; 7- Tăng cường hợp tác quốc tế để thiết lập các cơ chế
ràng buộc điều chỉnh tới các hoạt động kinh tế có ảnh hưởng tới phát triển bền vững.
2.3. Nghiên cứu trƣờng hợp: Chuyển đổi sang kinh tế xanh ở Đức
2.3.1. Bối cảnh ban đầu của quá trình chuyển đổi
Ngay từ cuối những năm 1960, nước Đức đã tập trung vào các vấn đề môi trường và năng
lượng bền vững, việc đưa ra chính sách xanh . Chính phủ trực tiếp khuyến khích đầu tư vào các
nguồn năng lượng tái tạo; điều chỉnh tạo ra một mức thuế quan cố định đối với các đối tượng để
mua năng lượng tái tạo với mức lãi suất cố định, cao hơn so với các nguồn tài chính độc lập
khác. Những ưu đãi này tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái
tạo.
2.3.2. Thực trạng quá trình chuyển đổi và chính sách.
Trên trường quốc tế, Đức được coi là một trong những quốc gia đi tiên phong trong công

cuộc này và là nước đi đầu trong phát triển năng lượng tái tạo.
Trên phạm vi toàn cầu, Chính phủ Đức cũng tích cực đóng góp cho việc bảo vệ môi
trường, cho các chiến lược phát triển thân thiện với môi trường và những quan hệ hợp tác trong
lĩnh vực năng lượng. Ban thư ký theo dõi việc thực hiện Công ước khí hậu của Liên hợp quốc có
trụ sở tại thành phố Bonn. Từ năm 1990 đến nay đức đã cắt giảm được hơn 23% lượng khí thải
nhà kính của mình, và như vậy đã vượt mức cam kết của Đức trong Nghị định thư Kyoto có hiệu
lực từ năm 2005, từ đó cho tới năm 2012 sẽ cắt giảm 21% lượng khí thải nhà kính. Trong bảng
đánh giá toàn cầu năm 2010 về bảo vệ khí hậu của tổ chức độc lập [1, trang 101] bảo vệ môi
trường “German Watch” thì Đức được xếp ở một vị trí hàng đầu.
Theo đuổi định hướng kết hợp bảo vệ khí hậu và bảo vệ môi trường trong một nền kinh tế
bền vững. Chìa khóa của định hướng đó là tăng hiệu suất sử dụng năng lượng và tài nguyên,
cũng như phát triển các nguồn năng lượng và loại nguyên liệu tái tạo được. Chiến lược đó khích
lệ sự phát triển các công nghệ năng lượng mới của bên cung cấp năng lượng, như nhà máy điện
cũng như các nguồn năng lượng tái tạo, và cũng như bên tiêu thụ năng lượng.
Định hướng tương lai và hiệu quả: Năng lượng tái tạo.
Đức là nước xây dựng chiến lược nền kinh tế "năng lượng xanh" đầu tiên trên thế giới và
đang có nhiều nỗ lực để trở thành cường quốc công nghiệp đầu tiên trên thế giới sử dụng 100%
“năng lượng xanh” tái tạo, hướng tới “mục tiêu xanh” vào năm 2050.
Đổi mới và xuất khẩu mạnh mẽ: Công nghệ xanh.
Hiện nay trên toàn thế giới một phần năm số lượng pin mặt trời và gần một phần ba số
lượng máy phát điện chạy bằng sức gió ra đời ở Đức. Năm 2009 có hơn 300.000 người làm việc
trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Ngoài ra còn khoảng 1 triệu người làm việc trong ngành công
nghệ môi trường- như làm sạch nguồn nước, kỹ thuật lọc, tái sử dụng, tái chế và phục hồi thiên
nhiên
 Hợp tác quốc tế về khí hậu.
Nước Đức tự coi mình là nước đi tiên phong trong công cuộc bảo vệ khí hậu và môi trường.
Nước Đức dẫn đầu thế giới với mục tiêu tự đặt ra cho mình. Không có một quốc gia công nghiệp
nào có một chương trình đầy tham vọng và được soạn thảo chi tiết như Đức: Chính phủ liên bang
dự định đến năm 2020 sẽ cắt giảm 40% lượng khí thải nhà kính so với mức năm 1990. Ngoài ra
kiên quyết phát triển các nguồn năng lượng tái tạo và tiếp tục tăng hiệu suất sử dụng năng lượng.

Mục tiêu đặt ra là biến năng lượng tái tạo thành nguồn năng lượng chính.
2.3.3. Đánh giá quá trình chuyển đổi sang kinh tế xanh của Đức
Có nhiều lý do khiến Đức trở thành nhà lãnh đạo trong tăng trưởng xanh châu Âu:
Đầu tiên, Đức thực hiện pháp luật về môi trường tương đối sớm. Từ năm 1969, các nhà
hoạch định chính sách ở Tây Đức tập trung vào các vấn đề môi trường. Cuộc khủng hoảng dầu
mỏ vào những năm 1970 và các cuộc biểu tình tiếp theo chỉ làm tăng thêm những nỗ lực này.
Thứ hai, chính phủ khuyến khích đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo. Điều tiết tạo
ra một nguồn cấp dữ liệu cố định thuế quan lực lượng các tiện ích để mua năng lượng tái tạo ở
mức cao hơn, tỷ lệ cố định từ độc lập từ các nhà cung cấp. Những ưu đãi này tạo điều kiện thuận
lợi cho sự phát triển của một ngành công nghiệp năng lượng tái tạo. Trong năm 2010, Đức là nhà
đầu tư lớn nhất của thế giới trong năng lượng mặt trời và sản xuất dầu diesel sinh học, lớn thứ
hai trong năng lượng mặt trời nóng nước / nhiệt (sau Trung Quốc), và đứng thứ năm thế giới về
năng lượng gió (sau Trung Quốc, Ấn Độ, Tây Ban Nha, và Hoa Kỳ).
Thứ ba, người dân Đức ngày càng ý thức nhiều hơn về các vấn đề môi trường

CHƢƠNG 3:
MỘT SỐ GỢI MỞ CHUYỂN ĐỔI KINH TẾ THEO HƢỚNG XANH CỦA VIỆT NAM

3.1. Việt Nam trƣớc xu thế chuyển đổi sang nền kinh tế xanh của thế giới
3.1.1. Sự cần thiết phải chuyển đổi sang nền kinh tế xanh của Việt Nam
* Tình hình của Việt Nam: chất lượng tăng trưởng kinh tế còn thấp, phát triển chưa bền
vững, sức cạnh tranh của nền kinh tế yếu, hiệu quả thấp, sự gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế với
tiến bộ và công bằng xã hội chưa thực sự bền vững, tăng trưởng kinh tế phụ thuộc nhiều vào yếu
tố “ đầu vào” truyền thống, nhất là vốn và khai thác tài nguyên.
Trong bối cảnh đó, Việt Nam cần hƣớng tới nền kinh tế xanh vì những lý do sau:
Thứ nhất, kinh tế xanh đóng vai trò quan trọng trong phát triển bền vững
Thứ hai, kinh tế xanh góp phần xóa đói giảm nghèo
Thứ ba, kinh tế xanh có thể tạo ra hàng loạt việc làm mới
Thứ tư, kinh tế xanh bảo vệ sự đa dạng sinh học
Thứ năm, kinh tế xanh giúp các nước đang phát triển đạt được các lợi ích kinh tế và xã

hội về nhiều mặt.
3.1.2. Những cơ hội và thách thức đối với việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh của Việt
Nam
Cơ hội:
Thứ nhất, quá trình đẩy mạnh thực hiện Chiến lược CNH, HĐH đất nước trong những
năm qua đã giúp nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng.
Thứ hai, Việt nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế và khu vực ngày càng sâu rộng
Thứ ba, vị trí địa lý tự nhiên và tính đa dạng sinh học cao mở ra cơ hội phát triển một số
ngành kinh tế xanh mũi nhọn, đồng thời phát triển và sử dụng các loại năng lượng tái tạo, như
năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều, năng lượng sinh học,…
Thứ tư, người dân ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của việc lựa chọn và phát
triển mô hình kinh tế xanh
Thách thức:
Thứ nhất, phát triển kinh tế xanh là khái niệm mới, chưa có hệ thống lý thuyết kinh tế;
còn nhiều cách hiểu khác nhau
Thứ hai, nền kinh tế đang dựa vào khai thác tài nguyên là chính, các ngành gây ô nhiễm
môi trường đang chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế, công nghệ sản xuất ở Việt Nam hiện
Thứ ba, nguồn vốn đầu tư cho thực hiện kinh tế xanh ở Việt nam còn hạn chế
Thứ tư, nhận thức về kinh tế xanh còn hạn chế, thói quen sản xuất và tiêu dùng cũ, lạc
hậu.
3.2. Quan điểm và một số kiến nghị về giải pháp chuyển đổi sang nền kinh tế xanh
rút ra từ kinh nghiệm của EU
3.2.1. Một số quan điểm
Thứ nhất, dưới góc độ kinh tế
Thứ hai, dưới góc độ quản lý môi trường
Thứ ba, dưới góc độ xã hội
Nhà nước ta cũng đã xác định rõ những định hướng chiến lược tạo tiền đề về cơ sở chính
trị, pháp lý quan trọng, như Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020;
Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020; Chiến lược phát triển năng
lượng quốc gia của Việt nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050; Chiến lược tăng trưởng

xanh của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050.
3.2.2. Một số kiến nghị về giải pháp chính sách
Về cách thức đầu tư tạo động lực phát triển kinh tế xanh: Trước hết phải bắt nguồn từ tài
chính công làm đòn bẩy (bằng các gói kích thích kinh tế đầu tư cho các khu vực kinh tế xanh và
tái cơ cấu nền kinh tế theo lộ trình, kế hoạch, có trọng tâm, trọng điểm).
Về xây dựng chính sách, pháp luật tạo môi trường thể chế cho tăng trưởng xanh:
Về nâng cao nhận thức xã hội:
Về tăng cường hợp tác quốc tế:
Về vai trò của nhà nước

KẾT LUẬN
Trong xu thế phát triển chung của thế giới và mục tiêu Việt Nam phấn đấu cơ bản trở
thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 nên việc lựa chọn và thực hiện theo
định hướng tăng trưởng xanh là cần thiết, nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền
kinh tế, sử dụng hiệu quả tài nguyên, ứng phó với biến đổi khí hậu; là phù hợp với yêu cầu đổi
mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế trong giai đoạn sắp tới;
Phương thức tăng trưởng xanh là con đường tốt nhất để giúp Việt Nam thu hẹp khoảng
cách phát triển trong thời gian tương đối ngắn, nhờ sử dụng hiệu quả nguồn nội lực và toàn cầu
hóa.
Tuy nhiên, để chuyển đổi nền kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh, Việt Nam phải vượt
qua những khó khăn, thách thức lớn.
Thứ nhất, trình độ phát triển nói chung còn thấp
Thứ hai, hệ thống pháp luật đang phải tiếp tục xây dựng hoàn thiện nên chưa đồng bộ
Thứ ba, công nghệ sản xuất cũ, lạc hậu còn phổ biến, năng suất lao động thấp, sức cạnh
tranh không cao, hiệu quả sử dụng các nguồn lực tương đối thấp; công nghệ sản xuất năng lượng
tái tạo chưa phát triển; trình độ khoa học công nghệ còn thấp. Tài nguyên thiên nhiên bị suy thoái
nghiêm trọng
Thứ tư, nhận thức và năng lực của toàn hệ thống (con người, cơ sở hạ tầng, tài chính và
thể chế) còn thấp, làm cho những thói quen cũ trong sản xuất, đời sống và quản lý chậm thay đổi,
cần phải có những chuyển biến mang tính chiến lược hơn.

Kinh nghiệm từ các nước EU cho thấy, để đạt được mục tiêu xây dựng nền kinh tế xanh,
Việt Nam cần tập trung theo cách tiếp cận theo ngành, như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ,…
tập trung sử dụng hiệu quả tài nguyên, sản xuất và tiêu dùng bền vững, góp phần xây dựng nền
kinh tế xanh và phát triển bền vững. Đặc biệt, trước mắt, cần tập trung đầu tư công nghệ thân
thiện với môi trường: trong thời gian tới, cùng với việc xây dựng chính sách quản lý nhà nước
đồng bộ, phù hợp, cần tăng cường đầu tư, ưu tiên thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao, áp dụng
công nghệ sạch trong sản xuất. .
Chuyển đổi mô hình phát triển phương thức sản xuất tới nền kinh tế xanh là hướng tiếp
cận mới, phù hợp với xu thế phát triển chung trong hệ thống thế giới. Việc xây dựng mô hình
phát triển kinh tế xanh sao cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện phát triển của Việt Nam vẫn
cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn.


References
Tiếng Việt
1. Đại sứ quán Đức tại Việt Nam (2011), Nước Đức- quá khứ và hiện tại, Hà Nội.
2. Đinh Thị Thu Nga (2012), “ Kinh nghiệm phát triển kinh tế xanh tại một số quốc gia trên
thế giới” , Tạp chí Kinh tế và Dự báo điện tử, Hà Nội.
3. Đinh Văn Ân-Hoàng Thu Hòa (cb) (2009), Vượt thách thức, mở thời cơ phát triển bền
vững, NXB Tài chính, Hà Nội.
4. Đỗ Đức Minh (2012), “Chính sách tài khóa cho tái cấu trúc nền kinh tế xanh” bài tham
luận của PGS.TS. Đỗ Đức Minh, Phó Giám đốc phụ trách Trường BDCB Tài chính – Bộ
Tài chính
5. Hải Lê (2010), “ Châu Âu tăng cường đầu tư phát triển nền kinh tế xanh”,
/>2, Hà Nội.
6. Hồng Hải (2012), “ Một số vấn đề về kinh tế xanh ở Việt Nam”, Hồ sơ và Sự kiện số 241,
ngày 22-10-2012, Tạp chí cộng sản, Hà Nội
/>xanh-tai-mot-so-quoc-gia-tren-the-gioi.htm
7. Huyền Minh (2012), “Hướng tới một nền kinh tế xanh, cơ hội và thách thức”, Tạp chí
Cộng sản điện tử, ngày 4-6-2012, />tren-duong-doi-moi/2012/16399/Huong-toi-mot-nen-Kinh-te-Xanh-Co-hoi-va-thach-

thuc.aspx
8. Nguyê
̃
n Minh Phong . 2009. Xu hướng thế giới và yêu cầu tái cấu trúc nền kinh tế Việt
Nam. Tạp chí Kinh tế và Dự báo . Tháng 3/2009
9. Nguyê
̃
n Quang Tha
́
i . 2010. Bàn thêm đôi điều về tái cấu trúc nền kinh tế. Tuần Vietnam
Net. Ngày 8/3/2010.
10. Nguyễn Sơn. 2009. Vượt qua khủng hoảng kinh tế (Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê).
11. Nguyễn Thọ Nhân. 2009. Biến đổi khí hậu và năng lượng (Hà Nội: Nhà xuất bản Tri
thức).
12. Nhiều Tác Giả. 2009. Khủng Hoảng Kinh Tế Toàn Cầu Và Giải Pháp Của Việt Nam.
Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM. Năm 2009.
13. Paul Krugman. 2009. Sự Trở Lại Của Kinh Tế Học Suy Thoái Và Cuộc Khủng Hoảng
Năm 2008. Nhà xuất bản Trẻ. Tháng 5/2009
14. Phạm Minh Chính (2012), Kinh tế xanh và con đường phát triển của nước ta thời kỳ
CNH, HĐH, Tạp chí Cộng sản số 838 ( tháng 8-2012)
15. Robert Wade. 2010. Sau khủng hoảng: xem xét lại chính sách công nghiệp tại các quốc
gia thu nhập thấp. London School of Economics . Tháng 3/2010
16. Thăng Long (2012), Châu Âu ngày càng quan tâm phát triển kinh tế xanh, Hồ sơ và Sự
kiện số 241 ngày 22-10-2012, Tạp chí Cộng sản.
17. Trần Đình Thiên (2008), “Chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn hậu

×