Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm điều xuất khẩu của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 111 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ


NGUYỄN DUY ANH



NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM
ĐIỀU XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM




NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHAN HUY ĐƯỜNG



LUẬN VĂN ThS KINH TẾ



HÀ NỘI 2006



Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm điều xuất khẩu của Việt Nam



107
MỤC LỤC
Trang

Đặt vấn đề
1
CHƢƠNG I
NĂNG LỰC CẠNH TRANH – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC
TIỄN
3
1.1.
Năng lực cạnh tranh và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực
cạnh tranh sản phẩm điều xuất khẩu
3
1.1.1.
Cạnh tranh, phân loại cạnh tranh
3
1.1.2.
Năng lực cạnh tranh
6
1.1.3.
Các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực
cạnh tranh của sản phẩm
11
1.1.3.1.
Các chỉ tiêu đánh giá NLCT
11
1.1.3.2.
Các nhân tố ảnh hƣởng đến NLCT
15

1.1.3.2.1.
Năng lực cạnh tranh dựa vào các lợi thế
15

* Năng lực cạnh tranh dựa vào lợi thế tuyệt đối
15

* Năng lực cạnh tranh dựa vào lợi thế tƣơng đối
18

* Năng lực cạnh tranh dựa vào lợi thế cạnh tranh
21
1.1.3.2.2.
Năng lực cạnh tranh dựa vào các nhân tố khác
22
1.2.
Kinh nghiệm một số nước về nâng cao năng lực cạnh tranh
sản phẩm điều xuất khẩu và bài học rút ra cho Việt Nam
26
1.2.1.
Kinh nghiệm một số nƣớc về nâng cao năng lực cạnh tranh sản
phẩm điều xuất khẩu
26

ấn Độ
26

Inđônê xia
27


Bra xin
28

CÁC NƢỚC CHÂU PHI
28
1.2.2.
Bài học rút ra cho Việt Nam
29
CHƢƠNG II
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM ĐIỀU XUẤT
KHẨU CỦA VIỆT NAM
33
2.1.
Tổng quan về sản xuất và xuất khẩu sản phẩm điều xuất
khẩu của Việt Nam
33
Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm điều xuất khẩu của Việt Nam


108
2.1.1.
Sản xuất điều ở Việt Nam
33
2.1.1.1.
Cây điều và vị trí của nó trong kinh tế nông nghiệp Việt Nam.
33
2.1.1.2.
Điều kiện sinh thái vàđặc điểm kinh tế - kỹ thuật trong sản xuất
điều
36

2.1.1.3.
Tình hình sản xuất và xuất khẩu điều của Việt Nam
39

* Tình hình sản xuất
39

- Diện tích-năng suất-sản lƣợng điều
39

- Hình thức và quy mô sản xuất điều
42

- Tình hình thực hiện quy trình kỹ thuật trồng điều
45
2.1.2.
Chế biến và xuất khẩu điều của Việt Nam
49
2.1.3.
Những thành tựu và hạn chế về sản xuất và xuất khẩu sản phẩm
điều của Việt Nam
57

* Những thành tựu
57

* Những tồn tại
59
2.2.
Đánh giá Năng lực cạnh tranh sản phẩm điều xuất khẩu của

Việt Nam
62
2.2.1.
Về sản xuất điều
62
2.2.1.1.
Suất đầu tƣ trồng mới và chi phí hàng năm cho 1 ha điều
64
2.2.1.2.
Năng suất, chất lƣợng và giá thành sản phẩm-Tác nhân của
NLCT
67
2.2.2.
Về chế biến điều xuất khẩu
69
2.2.3.
Về thị trƣờng xuất khẩu sản phẩm điều Việt Nam
71
2.2.4.
Về giá và hệ số cạnh tranh về giá sản phẩm điều xuất khẩu
72
CHƢƠNG III
QUAN ĐIỂM, PHƢƠNG HƢỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN CÂY ĐIỀU Ở VIỆT NAM
78
3.1.
Bối cảnh kinh tế tác động đến phát triển sản xuất và nâng
cao năng lực cạnh tranh ngành điều
78
3.1.1.

Bối cảnh quốc tế
78
3.1.2.
Bối cảnh trong nƣớc
79
3.2.
Quan điểm nâng cao NLCT…
81
3.3.
Phương hướng phát triển ngành điều của Việt Nam
83
Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm điều xuất khẩu của Việt Nam


109
3.4.
Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm điều
xuất khẩu của Việt Nam
86
3.4.1.
Công tác kế hoạch-quy hoạch
86
3.3.2.
Đẩy mạnh việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ
trong sản xuất, gieo trồng và chế biến điều
87
3.3.3.
Về tiêu thụ và phát triển thị trƣờng
89
3.3.4.

Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực
90
3.3.5.
Công tác quản lý nhà nƣớc
91
3.3.6.
Về cơ chế chính sách, môi trƣờng kinh doanh
92
3.3.7.
Phân công nhiệm vụ thực hiện cụ thể cho các ban ngành
94

Kết luận
96

Danh mục tài liệu tham khảo
97

Biểu phụ lục
102









Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm điều xuất khẩu của Việt Nam



106
DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG, SƠ ĐỒ
Số TT
TÊN BIỂU
Trang
Biểu số 1.
Khối lƣợng và kim ngạch 1 số mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam
35
Biểu số 2.
So sánh suất đầu tƣ trồng mới, chi phí hàng năm và khấu hao vƣờn cây của điều
và một số cây trồng khác tại Việt Nam.
38
Biểu số 3.
DIỆN TÍCH - NĂNG SUẤT VÀ SẢN LƢỢNG ĐIỀU Ở VN
40
Biểu số 4.
Diện tích điều phân bố theo các vùng ở Việt Nam
41
Biểu số 5.
Số lao động nông nghiệp trong sản xuất điều
43
Biểu số 6.
QUY MÔ DIỆN TÍCH VÀ TỔNG THU TỪ TRỒNG TRỌT CỦA CÁC HỘ
ĐIỀU TRA
44
Biểu số 7.
Tổng hợp các hộ nông dân trồng điều năng suất cao
45

Biểu số 8.
Số lƣợng cơ sở và công suất chế biến điều tại VN
52
Biểu số 9.
TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU ĐIỀU CỦA V. NAM (Giai ®o¹n 1990-1994)
53
Biểu số 10.
Tình hình xuất khẩu điều nhân (1990-2005)
54
Biểu số 11.
Thị phần xuất khẩu nhân điều của Việt Nam
55
Biểu số 12.
TÌNH HÌNH GIÁ THU MUA ĐIỀU THÔ VÀ GIÁ XUẤT KHẨU ĐIỀU
NHÂN CỦA VIỆT NAM
57
Biểu số 13.
so sánh Năng suất điều thô của VN và Các nƣớc
63
Biểu số 14.
Suất đầu tƣ trồng mới và chăm sóc hàng năm cho 1 ha điều
65
Biểu số 15.
CHI PHÍ SẢN XUẤT HÀNG NĂM CHO 1 HA CÂY ĐIỀU
66
Biểu số 16.
Mối tƣơng quan giữa chi phí đầu tƣ, năng suất và hiệu quả sản xuất điều ở Việt
Nam
68
Biểu số 17.

So sánh chỉ số đo của hạt điều thô của các nƣớc
69
Biểu số 18.
CHI PHÍ TRONG CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU TẠI VIỆT NAM
70
Biểu số 19.
So sánh giá xuất khẩu nhân điều của Việt Nam với 1 số nƣớc
73
Biểu số 20.
Giá điều thô và giá nhân điều chế biến qua các công đoạn
75
Biểu số 21.
TỶ LỆ BẢO HỘ DANH NGHĨA SẢN PHẨM ĐIỀU VIỆT NAM
76
Biểu số 22.
Chỉ số chi phí nguồn lực nội địa (DRC) của ngành điều việt nam
77
Sơ đồ 1
Quy trình chế biến điều xuất khẩu tại việt nam
50





Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm điều xuất khẩu của Việt Nam


1
ĐẶT VẤN ĐỀ


1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trƣờng, mở cửa và hội nhập sâu
vào nền kinh tế khu vực và thế giới, hầu hết các quốc gia đều thừa nhận: trong
mọi hoạt động đều phải có cạnh tranh và coi cạnh tranh không chỉ là môi trƣờng,
động lực của sự phát triển nói chung, thúc đẩy sản xuất – kinh doanh phát triển và
tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả của các doanh nghiệp nói riêng, mà còn là
yếu tố quan trọng làm lành mạnh hoá các mối quan hệ xã hội khi Nhà nƣớc đảm
bảo sự bình đẳng trƣớc pháp luật của các chủ thể thuộc mọi thành phần kinh tế.
Ở Việt nam, sau hơn 20 năm chuyển đổi sang nền kinh tế thị trƣờng, đặc
biệt trong những năm gần đây, khi chính sách kinh tế nhiều thành phần đi vào
cuộc sống, tƣ tƣởng cạnh tranh giữa các đơn vị, giữa các thành phần kinh tế đƣợc
thừa nhận thì nhiều doanh nghiệp và nhiều mặt hàng của Việt Nam đã có chỗ
đứng trên thị trƣờng trong nƣớc và vƣơn ra cạnh trạnh đƣợc trên thị trƣờng nƣớc
ngoài. Đối với ngành sản xuất nông nghiệp, trong thời gian qua cả nƣớc đã chủ
động khai thác và phát huy các lợi thế và tiềm năng về đất đai, lao động và các
điều kiện sinh thái nhiệt đới khác…, đã hình thành nhiều vùng chuyên canh sản
xuất hàng hoá với quy mô lớn, đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp sinh thái bền
vững với nhiều nông sản hàng hoá xuất khẩu có giá trị kinh tế cao nhƣ: gạo, cao
su, cà phê, hạt điều, hạt tiêu, chè v.v. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn đang
chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hoá và hiện đại hoá, đời sống ngƣời dân
đƣợc cải thiện và tăng lên đáng kể, vị thế nền nông nghiệp Việt Nam đã đƣợc
khẳng định rõ trên trƣờng quốc tế.
Tuy nhiên, sức cạnh trạnh của phần lớn các doanh nghiệp và hàng hoá xuất
khẩu của Việt Nam còn yếu kém cả về chất lƣợng, mẫu mã, chủng loại và giá cả,
cả về kinh nghiệm và uy tín thƣơng mại trên thị trƣờng thế giới, nhất là các doanh
Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm điều xuất khẩu của Việt Nam


2

nghiệp trong ngành nông nghiệp và các nông sản xuất khẩu; Tốc độ hội nhập của
Việt Nam còn khiêm tốn; Xếp hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam qua các
năm còn thấp: năm 1997 xếp thứ 49/53 nƣớc so sánh, năm 2000 xếp thứ 65/80,
năm 2004 xếp thứ 77/102 nƣớc so sánh.
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt trên thị trƣờng
thế giới, việc tiếp tục đổi mới cơ cấu kinh tế, đổi mới cơ chế chính sách, thay đổi
cách sản xuất – kinh doanh nhằm phát huy hết các lợi thế tiềm năng, đẩy mạnh
phát triển sản xuất, nâng cao lực cạnh tranh và hiệu quả kinh tế của cả nền kinh tế
và của từng ngành, từng doanh nghiệp là nội dung cơ bản để Việt Nam nhanh
chóng phát triển và hội nhập một cách tốt nhất vào nền kinh tế thế giới và khu
vực.
Trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế kinh tế vừa qua, ngành sản xuất điều
của Việt Nam đã có sự phát triển vƣợt bậc cả về tăng diện tích, năng suất và sản
lƣợng, cả về nâng cao chất lƣợng sản phẩm, tăng khối lƣợng và giá trị kim ngạch
xuất khẩu. Tuy nhiên, những khó khăn và thách thức đối với ngành điều còn
nhiều và chƣa thể khắc phục ngay đƣợc. Để ngành sản xuất điều ngày càng phát
triển mạnh mẽ và vững chắc hơn, trở thành một ngành xuất khẩu mũi nhọn của
nƣớc ta, chúng ta cần phải giải quyết nhiều vấn đề vƣớng mắc cả về kinh tế và kỹ
thuật, cả về cơ chế quản lý ở tầm vĩ mô và vi mô, tạo dựng và phát triển hơn nữa
những tiềm năng và lợi thế cạnh tranh hơn hẳn của ngành sản xuất điều.
Trong cơn lốc toàn cầu hoá, tự do hoá thƣơng mại của nền kinh tế thế giới
hiện nay, sản xuất và sản phẩm của ngành điều cũng nhƣ sản xuất các ngành nông
sản khác đang phải đƣơng đầu với một cuộc cạnh tranh quyết liệt. Tồn tại và phát
triển hoặc thất bại, phá sản đều phụ thuộc vào chúng ta khi đƣa ra các quyết sách
và những giải pháp đúng đắn nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất, tăng khả năng
cạnh tranh và vƣợt qua những rào cản hiện nay.
Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm điều xuất khẩu của Việt Nam


3

Đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm điều xuất khẩu của
Việt Nam” mà nhóm tác giả nghiên cứu cũng nhằm mục đích giải quyết tốt những
nội dung đặt ra trên đây.

2. Tình hình nghiên cứu
Liên quan đến năng lực cạnh tranh sản phẩm điều Việt Nam đã có nhiều tác
giả và công trình nghiên cứu nhƣ:
- TS. Phi Văn Kỷ: Cây điều ở Việt Nam và khả năng cạnh tranh trên thị
trƣờng thế giới - Báo cáo chuyên đề nghiên cứu khoa học. Viện kinh tế nông
nghiệp 12/2000.
- Báo cáo công tác thu mua, chế biến và xuất khẩu sản phẩm Điều Tổng
Công ty XNK nông sản thực phẩm 2001.
- Công nghệ và thiết bị chế biến điều Trƣờng Đại học Bách Khoa TP Hồ
Chí Minh 2000 - Chƣơng trình phát triển thị trƣờng và xúc tiến thƣơng mại hàng
nông sản 2001 - 2005. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn 1/2001.
- Báo cáo tình hình và khả năng phát triển cây điều năm 2010 Bộ nông
nghiệp và phát triển nông thôn 3/2000. Tuy nhiên, các công trình đó có những
cách nhìn nhận khác nhau, các công trình đó thƣờng nghiêng về phát triển sản
xuất cây điều. Theo nghiên cứu của tác giả Luận văn cho rằng phải nhìn nhận
năng lực cạnh tranh từ sản phẩm chế biến, kinh doanh xuất khẩu, đặt năng lực
cạnh tranh của các sản phẩm điều xuất khẩu trong môi trƣờng quốc tế với năng
lực cạnh tranh của các mặt hàng khác trên cơ sở tiếp cận nguồn lực nông nghiệp
có hạn để đƣa ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm điều
xuất khẩu của Việt Nam một cách thích hợp.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm điều xuất khẩu của Việt Nam


4
- Mục đích làm rõ năng lực cạnh tranh sản phẩm điều xuất khẩu của Việt

Nam trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của sản
phẩm điều xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới.
- Nhiệm vụ: Hệ thống hoá một số lý luận về cạnh và sức cạnh tranh của
hàng hoá các nhân tố ảnh hƣởng đến sức cạnh tranh của sản phẩm điều xuất khẩu
Việt Nam.
- Phân tích đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng năng lực cạnh tranh của sản
phẩm điều xuất khẩu Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm điều
xuất khẩu Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu là năng lực cạnh tranh và các nhân tố ảnh hƣởng
năng lực cạnh tranh trong sản phẩm điều xuất khẩu Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu ở cấp độ sản phẩm điều xuất khẩu của
Việt Nam thời gian từ 1999 đến nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu:
- Phƣơng pháp duy vật biến chứng, duy vật lịch sử
- Phƣơng pháp phân tích so sánh, thống kê, tổng hợp.
6. Những đóng góp của đề tài
- Hệ thống hoá và hoàn thiện các luận cứ khoa học về năng lực cạnh tranh
của sản phẩm điều xuất khẩu Việt Nam trong điều kiện hội nhập.
- Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh, chỉ ra các nguyên
nhân làm giảm năng lực cạnh tranh của sản phẩm điều xuất khẩu Việt Nam.
- Đề xuất một số quan điểm, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản
phẩm điều xuất khẩu Việt Nam thời gian tới.
7. Kết cấu đề tài
Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm điều xuất khẩu của Việt Nam


5

Ngoài mở đầu kết luận tài liệu tham khảo đề tài kết cấu ba chương:
Chương 1: Năng lực cạnh tranh - một số vấn đề lý luận và thực tiễn.
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm điều xuất khẩu của Việt Nam
Chương 3: Quan điểm, phương hướng và những giải pháp phát triển cây điều ở
Việt Nam

CHƢƠNG I
NĂNG LỰC CẠNH TRANH – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC
TIỄN

1.1. NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM ĐIỀU XUẤT KHẨU.

1.1.1. Cạnh tranh, phân loại cạnh tranh.
Trong nền kinh tế thị trƣờng, cạnh tranh là một quy luật khách quan của
nền sản xuất hàng hoá, là một nội dung trong cơ chế vận động của thị trƣờng. Sản
xuất hàng hoá càng phát triển, hàng hoá bán ra càng nhiều, số lƣợng ngƣời cung
cấp càng đông thì cạnh tranh càng gay gắt.
Các học thuyết kinh tế thị trƣờng đều thừa nhận rằng: cạnh tranh chỉ xuất
hiện và tồn tại trong nền kinh tế thị trƣờng, nơi mà cung – cầu và giá cả hàng hoá
là những nhân tố cơ bản của thị trƣờng. Cạnh tranh là đặc trƣng cơ bản của cơ chế
thị trƣờng, là linh hồn sống của thị trƣờng. Nhờ sự cạnh tranh không ngừng mà
nền kinh tế thị trƣờng vận động theo hƣớng ngày càng nâng cao năng suất lao
động xã hội – yếu tố đảm bảo cho sự thành công của mỗi quốc gia trên con đƣờng
phát triển.
Cạnh tranh là một hiện tƣợng kinh tế – xã hội phức tạp, tuỳ cách tiếp cận
khác nhau mà có các quan niệm khác nhau về cạnh tranh.
Theo C. Mác: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các
nhà tƣ bản để giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng
hoá để thu đƣợc lợi nhuận siêu ngạch”. [12].

Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm điều xuất khẩu của Việt Nam


6
Theo cuốn Kinh tế học của P. Samuelson thì: “Cạnh tranh là sự kình địch
giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng, thị trƣờng”.[39].
Cuốn Từ điển rút gọn về kinh doanh của Adam J.H. đã định nghĩa: “Cạnh
tranh là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trƣờng nhằm
giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía
mình”.[1].
Theo Từ điển Bách khoa của Việt nam thì: “Cạnh tranh (trong kinh doanh)
là hoạt động ganh đua giữa những ngƣời sản xuất hàng hoá, giữa các thƣơng
nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trƣờng, chi phối bởi quan hệ cung
cầu nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trƣờng có lợi nhất”.[48].
Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và phát
triển kinh tế (OECD) cho rằng: “Cạnh tranh là khái niệm của doanh nghiệp, quốc
gia và vùng trong việc tạo việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh
tranh quốc tế”.[9].
Theo các tác giả cuốn sách Các vấn đề pháp lý và thể chế về chính sách
cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh thì: “Cạnh tranh có thể đƣợc hiểu
là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành một số nhân tố sản xuất
hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trƣờng, để đạt đƣợc mục
tiêu kinh doanh cụ thể”.[58].
Còn có thể đƣa ra rất nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm cạnh tranh
của các nhà nghiên cứu, song qua các định nghĩa nêu trên có thể tiếp cận về khái
niệm cạnh tranh nhƣ sau:
Một là, khi nói đến cạnh tranh là nói đến sự ganh đua nhằm giành lấy phần
thắng về mình của các chủ thể cùng tham dự.
Hai là, mục đích trực tiếp của cạnh tranh là giành giật cho đƣợc một đối
tƣợng cụ thể nào đó mà các bên đều muốn giành (một cơ hội, một sản phẩm, một

dự án…) hay một điều kiện có lợi (một thị trƣờng, một khách hàng…). Mục đích
cuối cùng là kiếm đƣợc lợi nhuận cao nhất.
Ba là, cạnh tranh diễn ra trong một môi trƣờng cụ thể, có các ràng buộc
chung mà các bên tham gia phải luôn tuân thủ nhƣ: đặc điểm sản phẩm, thị
trƣờng, các điều kiện pháp lý, các thông lệ kinh doanh…
Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm điều xuất khẩu của Việt Nam


7
Bốn là, trong quá trình cạnh tranh, các chủ thể tham gia cạnh tranh có thể sử
dụng nhiều công cụ khác nhau: cạnh tranh bằng đặc tính và chất lƣợng sản phẩm,
cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm, cạnh tranh bằng nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm,
cạnh tranh nhờ dịch vụ bán hàng tốt, cạnh tranh thông qua hình thức thanh toán…
Với cách tiếp cận nhƣ vậy, khái niệm cạnh tranh có thể hiểu nhƣ sau: Cạnh
tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau, tìm mọi biện
pháp (cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn) để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thƣờng
là chiếm lĩnh thị trƣờng, giành lấy khách hàng cũng nhƣ các điều kiện sản xuất,
thị trƣờng có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình
cạnh tranh là tối đa hoá lợi ích. Đối với ngƣời sản xuất kinh doanh là lợi nhuận,
đối với ngƣời tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi.[13], [33], [45].
Tuỳ thuộc vào các tiêu thức đánh giá và mức độ xem xét, cạnh tranh đƣợc
phân ra nhiều loại khác nhau:
- Xét theo quy mô cạnh tranh, ta có: cạnh tranh của quốc gia, cạnh tranh
của doanh nghiệp và cạnh tranh của sản phẩm.
- Dƣới góc độ các chủ thể kinh tế tham gia thị trƣờng, có: cạnh tranh giữa
những ngƣời sản xuất với nhau, giữa những ngƣời mua và ngƣời bán,
ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng và giữa những ngƣời mua với nhau. Ở
đây cạnh tranh xoay quanh vấn đề: chất lƣợng hàng hoá, giá cả và điều kiện
dịch vụ.
- Xét theo tính chất của phƣơng thức cạnh tranh có: cạnh tranh hợp pháp

(cạnh tranh lành mạnh), cạnh tranh bất hợp pháp (cạnh tranh không lành
mạnh).
- Xét theo hình thái của cạnh trạnh, có: cạnh tranh hoàn hảo (thuần tuý) và
cạnh tranh không hoàn hảo (cạnh tranh chi phối bằng giá cả).
- Dƣới góc độ các công đoạn của quá trình sản xuất – kinh doanh, có: cạnh
tranh trƣớc khi bán hàng, cạnh tranh trong quá trình bán hàng và cạnh tranh
sau khi bán hàng. Cạnh tranh này đƣợc thực hiện bằng phƣơng thức thanh
toán và dịch vụ.
- Xét theo mục tiêu kinh tế của các chủ thể trong cạnh tranh, có cạnh tranh
trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành. Cạnh tranh trong nội bộ
ngành là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất và tiêu thụ một
Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm điều xuất khẩu của Việt Nam


8
loại hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó. Cạnh tranh trong nội bộ ngành dẫn đến
việc hình thành giá cả thị trƣờng đồng nhất đối với hàng hoá, dịch vụ cùng
loại trên cơ sở giá trị xã hội của hàng hoá dịch vụ đó. Trong cuộc cạnh
tranh này, các doanh nghiệp thôn tính lẫn nhau. Doanh nghiệp chiến thắng
sẽ mở rộng phạm vi hoạt động của mình trên thị trƣờng, những doanh
nghiệp thua thiệt sẽ thu hẹp kinh doanh, thậm chí phá sản. Cạnh tranh giữa
các ngành là cuộc đấu tranh giữa các nhà doanh nghiệp sản xuất, mua bán
hàng hoá, dịch vụ trong các ngành kinh tế khác nhau nhằm thu lợi nhuận và
có tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với số vốn bỏ ra và đầu tƣ vốn vào ngành
có lợi nhất cho sự phát triển. Sự cạnh tranh giữa các ngành dẫn đến việc
các doanh nghiệp luôn tìm kiếm những ngành đầu tƣ có lợi nhất, nên đã
chuyển vốn từ ngành ít lợi nhuận sang ngành có nhiều lợi nhuận hơn. Sau
một thời gian nhất định, sự điều chuyển tự nhiên đó sẽ hình thành sự phân
phối vốn hợp lý giữa các ngành sản xuất, dẫn đến kết quả cuối cùng là các
chủ doanh nghiệp đầu tƣ ở các ngành khác nhau với số vốn bằng nhau chỉ

thu đƣợc lợi nhuận nhƣ nhau.
- Xét theo phạm vi lãnh thổ, có cạnh tranh trong nƣớc và cạnh tranh quốc
tế. Cần lƣu ý, cạnh tranh quốc tế có thể diễn ra ngay ở thị trƣờng nội địa,
đó là cạnh tranh giữa hàng hoá sản xuất trong nƣớc với hàng ngoại nhập.
Cạnh tranh kinh tế quốc tế là cạnh tranh đã vƣợt khỏi phạm vi quốc
gia-tức là cạnh tranh giữa chủ thể kinh tế trên thị trƣờng thế giới. Chủ thể
trực tiếp tham gia vào cạnh tranh kinh tế quốc tế, trƣớc hết là các doanh
nghiệp, bởi lẽ doanh nghiệp là chủ thể trực tiếp thực hiện việc sản xuất
hàng hoá và dịch vụ.

1.1.2. Năng lực cạnh tranh.
Khi nghiên cứu về cạnh tranh, các nhà nghiên cứu hay sử dụng khái niệm
sức cạnh tranh hay năng lực cạnh tranh…Tuy nhiên, các khái niệm này là một
khái niệm phức hợp đƣợc xem xét ở các cấp độ khác nhau nhƣ: quốc gia, doanh
nghiệp và sản phẩm.
(1). Năng lực cạnh tranh của quốc gia.
Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm điều xuất khẩu của Việt Nam


9
Theo định nghĩa của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF-World Economic
Forum) thì năng lực cạnh tranh của một quốc gia là khả năng đạt đƣợc và duy trì
mức tăng trưởng nền kinh tế cao trên cơ sở các chính sách, thể chế tƣơng đối bền
vững và các đặc trƣng kinh tế khác.[59]. Nó đƣợc xác định bởi các nhóm nhân tố
sau: Mức độ mở của nền kinh tế (bao gồm mở cửa thƣơng mại và đầu tƣ); Vai trò
và năng lực của Chính phủ; Tài chính tín dụng; Khoa học và công nghệ; Cơ sở hạ
tầng; Quản lý kinh doanh; Lao động; Thể chế…[8]. Khái niệm này cho thấy năng
lực cạnh tranh của quốc gia đƣợc xác định trƣớc hết bằng mức độ tăng trƣởng của
nền kinh tế quốc dân và sự có mặt hay thiếu vắng của các yếu tố quy định khả năng
tăng trƣởng kinh tế dài hạn trong các chính sách kinh tế đã thực hiện. Tuy nhiên,

khái niệm này không bao hàm đƣợc tất cả các khía cạnh về giá trị gia tăng, không
phản ánh đƣợc nguyên nhân tạo ra sức cạnh tranh và kết quả của cạnh tranh.
Một số nhà kinh tế khác lại đƣa ra khái niệm năng lực cạnh tranh của quốc
gia dựa trên năng suất lao động (M. Porter), ông cho rằng "Khái niệm có ý nghĩa
nhất về năng lực cạnh tranh ở cấp quốc gia là năng suất lao động" [38], hay là dựa
trên tỷ lệ tăng trưởng thu nhập thực tế (Uỷ ban về Cạnh tranh công nghiệp Mỹ).
Uỷ ban này cho rằng: Một nƣớc đƣợc coi là cạnh tranh nếu nhƣ nƣớc đó duy trì
đƣợc một tỷ lệ tăng trƣởng thu nhập thực ngang bằng với tỷ lệ đó của các nƣớc
bạn hàng trong một môi trƣờng thƣơng mại tự do"[9].
Đối với Fagerberg vấn đề lại đƣợc xem xét ở một góc độ khác, Fagerberg
định nghĩa năng lực cạnh tranh của một quốc gia nhƣ là “khả năng của một đất
nƣớc trong việc nhận thức rõ mục đích của chính sách kinh tế tập trung, nhất là
đối với tăng trưởng thu nhập và việc làm, mà không gặp phải khó khăn trong
cán cân thanh toán”.[19]. Khái niệm này vừa mang tính kinh tế vĩ mô, vừa mang
tính nhẫu nhiên, bởi vì khi tính cạnh tranh đƣợc xác định nhƣ là năng lực để duy
trì thị phần có khả năng tạo ra lợi nhuận thì năng lực này lại có triển vọng chƣa rõ
ràng và mang tính ngẫu nhiên.
Nhƣ vậy, đa số các khái niệm đều chấp nhận năng lực cạnh tranh ở tầm
quốc gia phụ thuộc vào khả năng khai thác cơ hội trên thị trƣờng. Do đó có thể
hiểu, năng lực cạnh tranh của quốc gia là năng lực của một nền kinh tế có thể tạo
ra tăng trƣởng bền vững trong môi trƣờng kinh tế đầy biến động của thị trƣờng
thế giới.
Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm điều xuất khẩu của Việt Nam


10
(2). Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Về khái niệm này, phần lớn các tác giả đều gắn năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp với ƣu thế của sản phẩm mà doanh nghiệp đƣa ra thị trƣờng hoặc
với thị phần mà hàng hoá của nó chiếm giữ thông qua khả năng tổ chức, quản trị

kinh doanh hƣớng vào đổi mới công nghệ, giảm chi phí nhằm duy trì hay gia tăng
lợi nhuận, bảo đảm sự tồn tại, phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Trong lý thuyết tổ chức công nghiệp, khái niệm năng lực cạnh tranh đƣợc
áp dụng ở phạm vi xí nghiệp. Một xí nghiệp đƣợc xem là có năng lực cạnh tranh
khi xí nghiệp đó duy trì đƣợc vị thế của mình trên thị trƣờng cùng với các nhà sản
xuất khác với các sản phẩm thay thế, hoặc đƣa ra thị trƣờng các sản phẩm tƣơng
tự với mức giá thấp hơn, hoặc cung cấp các sản phẩm tƣơng tự với các đặc tính về
chất lƣợng hay dịch vụ ngang bằng hoặc cao hơn.[9].
Theo Fafchamps, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng doanh
nghiệp đó có thể sản xuất sản phẩm với chi phí biến đổi trung bình thấp hơn giá
của nó trên thị trƣờng – có nghĩa là doanh nghiệp nào có khả năng sản xuất ra sản
phẩm có chất lƣợng tƣơng tự nhƣ sản phẩm của doanh nghiệp khác, nhƣng với
chi phí thấp hơn thì đƣợc coi là có khả năng cạnh tranh cao hơn. [40].
Randall lại cho rằng, sức cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng giành
đƣợc và duy trì thị phần trên thị trường với lợi nhuận nhất định. Còn Dunning
lập luận rằng, sức cạnh tranh là khả năng cung ứng sản phẩm của chính doanh
nghiệp đó trên các thị trƣờng khác nhau mà không phân biệt nơi bố trí của doanh
nghiệp.[40].
Theo Philip Lasser, sức cạnh tranh của một công ty trong một lĩnh vực nào
đó đƣợc xác định bằng những thế mạnh mà công ty có hoặc huy động đƣợc để có
thể cạnh tranh thắng lợi.[19].
Markusen đã đƣa ra một khái niệm “một nhà sản xuất đƣợc gọi là cạnh
tranh nếu nhƣ nó có một mức chi phí đơn vị trung bình bằng hoặc thấp hơn chi
phí đơn vị của các nhà cạnh tranh quốc tế”.[19].
Một quan niệm khác của Nguyễn Bách Khoa cho rằng, “năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp đƣợc hiểu là tích hợp các khả năng và nguồn nội lực để
duy trì và phát triển thị phần, lợi nhuận và định vị những ƣu thế cạnh tranh của
Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm điều xuất khẩu của Việt Nam



11
doanh nghiệp đó trong mối quan hệ với đối thủ cạnh tranh trực tiếp và tiềm tàng
trên một thị trƣờng mục tiêu xác định”.[29].
Nhƣ vậy, trên thực tế đang tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp, nhƣng tựu chung lại, khi tiếp cận năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp, cần chú ý tới 4 vấn đề cơ bản sau:
Một là, trong điều kiện kinh tế thị trƣờng, phải lấy yêu cầu của khách hàng
là chuẩn mực đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Hai là, yếu tố cơ bản tạo nên sức mạnh trong việc lôi kéo khách hàng phải
là thực lực của doanh nghiệp.
Ba là, khi nói tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp luôn hàm ý so sánh
với các doanh nghiệp hữu quan (các đối thủ cạnh tranh) cùng hoạt động trên thị
trƣờng. Muốn tạo nên sức cạnh tranh thực thụ, chính những thực lực của doanh
nghiệp phải tạo nên lợi thế so sánh với các đối thủ cạnh tranh.
Bốn là, các biểu hiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có mối quan hệ
ràng buộc nhau.
Do đó có thể hiểu: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện thực lực
và lợi thế của doanh nghiệp so với các đối thủ khác trong việc thoả mãn tốt nhất
những đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ích ngày càng cao cho doanh nghiệp
trong môi trƣờng cạnh tranh trong nƣớc và thế giới.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện qua hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp thông qua lợi nhuận, thị phần của doanh nghiệp, thể hiện qua
chiến lƣợc sản xuất kinh doanh, quy mô sản xuất của doanh nghiệp. Năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào quy mô của doanh nghiệp.
Tính kinh tế nhờ quy mô thực chất là giảm chi phí trên 1 đơn vị sản phẩm, do tận
dụng lợi thế về quy mô sản xuất lớn. Những doanh nghiệp tham gia vào guồng
sản xuất-kinh doanh với quy mô nhỏ thì phải chấp nhận bất lợi về chi phí, do đó
rất khó có thể cạnh tranh nổi với các doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn hơn.
Mặt khác, tính năng động, nhạy bén trong quản lý doanh nghiệp cũng là một yếu
tố quan trọng, vì trong cùng một môi trƣờng kinh doanh có doanh nghiệp hạot

động rất thành công trong khi đó các doanh nghiệp khác lại thất bại.
Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh mạnh khi nó có khả năng thỏa
mãn đầy đủ nhất tất cả những yêu cầu của khách hàng. Song khó có doanh nghiệp
Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm điều xuất khẩu của Việt Nam


12
nào có đƣợc yêu cầu này, thƣờng thì có lợi thế về mặt này, lại có bất lợi về mặt
khác. Bởi vậy, việc đánh giá đúng đắn những mặt mạnh và mặt yếu của từng
doanh nghiệp có ý nghĩa trọng yếu với việc tìm ra các giải pháp tăng năng lực
cạnh tranh.
(3). Năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
Đối với khái niệm này, cho đến nay các nhà nghiên cứu kinh tế cũng vẫn
chƣa đƣa ra đƣợc một định nghĩa thống nhất. Các khái niệm đƣa ra đều dựa trên
khái niệm về năng lực cạnh tranh của quốc gia, của doanh nghiệp.
Theo một số tác giả, năng lực cạnh tranh của sản phẩm là sự vƣợt trội của
nó về các tiêu chí so với sản phẩm cùng loại do các đối thủ khác cung cấp trên
cùng một thị trƣờng [59]. Khái niệm này cho thấy, việc xác định sản phẩm có
năng lực cạnh tranh hay không trên thị trƣờng là xác định mức độ tin cậy của
ngƣời tiêu dùng đối với sản phẩm về số lƣợng, chất lƣợng, bao bì, mẫu mã, về giá
cả, đổi mới công nghệ, dịch vụ sau bán hàng…so với sản phẩm cùng loại mà các
đối thủ khác cung cấp trên cùng một thị trƣờng.[13], [31].
Một số tác giả khác lại cho rằng: năng lực cạnh tranh của sản phẩm chính là
năng lực nắm giữ và nâng cao thị phần của loại sản phẩm do chủ thể sản xuất và
cung ứng nào đó đem ra để tiêu thụ so với sản phẩm cùng loại của các chủ thể sản
xuất, cung ứng khác đem đến tiêu thụ ở cùng một khu vực thị trƣờng và thời gian
nhất định.[10], [26].
Nhƣ vậy, mặc dù chƣa thống nhất về khái niệm, nhƣng có thể hiểu rằng,
năng lực cạnh tranh của sản phẩm đƣợc cấu thành bởi nhiều yếu tố, trong đó có
những yếu tố chính nhƣ: khả năng sử dụng thay thế; yếu tố về chất lƣợng sản

phẩm; yếu tố về giá cả sản phẩm đƣợc ngƣời tiêu dùng lựa chọn và đem lại lợi
nhuận cho nhà sản xuất - cung ứng; các yếu tố khác về kiểu dáng, mẫu mã của
sản phẩm, phƣơng thức tiêu thụ, thanh toán, quảng cáo, bán hàng.v.v.
Trình độ khoa học và công nghệ là nhóm nhân tố quan trọng và có ý nghĩa
quyết định đến môi trƣờng cạnh tranh và sức cạnh tranh của sản phẩm. Trình độ
khoa học công nghệ có ý nghĩa quyết định đến 2 yếu tố cơ bản nhất tạo nên sức
cạnh tranh của sản phẩm trên thị trƣờng, đó là chất lƣợng và giá cả.
Đối với những nƣớc chậm phát triển và đang phát triển, giá cả và chất
lƣợng sản phẩm hàng hoá dịch vụ có ý nghĩa ngang nhau trong cạnh tranh. Tuy
nhiên, trên thế giới hiện nay, đã chuyển từ cạnh tranh về giá sang cạnh tranh về
Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm điều xuất khẩu của Việt Nam


13
chất lƣợng, cạnh tranh giữa các sản phẩm và dịch vụ có chứa hàm lƣợng khoa học
công nghệ cao.
Đây là tiền đề để các doanh nghiệp, các sản phẩm phát triển ổn định và
nâng cao sức cạnh tranh của mình.
Tóm lại, ba cấp độ năng lực cạnh tranh có mối quan hệ qua lại mật thiết với
nhau, tạo điều kiện cho nhau, chế định nhau và phụ thuộc lẫn nhau. Một nền kinh
tế có năng lực cạnh tranh quốc gia cao phải có nhiều doanh nghiệp có sức cạnh
tranh cao, ngƣợc lại để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có sức cạnh tranh cao, môi
trƣờng kinh doanh của nền kinh tế phải thuận lợi, các chính sách kinh tế vĩ mô
phải rõ ràng, nền kinh tế phải ổn định, bộ máy Nhà nƣớc phải trong sạch, hoạt
động có hiệu quả…
Là tế bào của nền kinh tế, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tạo cơ sở
cho năng lực cạnh tranh quốc gia, đồng thời năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp cũng thể hiện qua năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ mà doanh
nghiệp kinh doanh. Doanh nghiệp có thể kinh doanh một hay một số sản phẩm và
dịch vụ có năng lức cạnh tranh.

Nhƣ vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của sản phẩm
vừa là bộ phận cấu thành, vừa là một trong những mục tiêu chiến lƣợc của nâng
cao năng lực cạnh tranh của quốc gia. Chiến lƣợc cạnh tranh suy cho cùng là
nhằm chinh phục cả thế giới khách hàng bằng uy tín, giá cả và chất lƣợng hàng
hoá - dịch vụ.

1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực
cạnh tranh của sản phẩm (sản phẩm điều).
1.1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
* Các chỉ tiêu định tính:
1. Quy mô, khối lƣợng và khả năng cung ứng sản phẩm ổn định;
2. Chất lƣợng sản phẩm, vệ sinh công nghiệp và độ an toàn trong sử dụng;
3. Kiểu dáng và mẫu mã sản phẩm;
4. Thƣơng hiệu sản phẩm và xúc tiến thƣơng mại
5. Môi trƣờng kinh doanh (chính sách kinh tế vĩ mô và vi mô, cơ chế chính
sách thƣơng mại, chính sách xuất nhập khẩu, tỷ giá hối đoái…)
* Các chỉ tiêu định lƣợng:
Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm điều xuất khẩu của Việt Nam


14
1. Giá thành và giá cả sản phẩm.
- Giá thành của sản phẩm biểu hiện những chi phí của các yếu tố đầu vào
trong điều kiện cụ thể của đất nƣớc so với thế giới để xác định lợi thế so sánh có
sức cạnh tranh trong sản xuất.
- Giá cả- thƣờng đƣợc thể hiện trong hoạt động lƣu thông và trao đổi nhằm
so sánh giá trị quốc tế về hàng hoá của quốc gia với thế giới. Nó phụ thuộc vào tỷ
giá hối đoái, hệ thống chính sách thuế, chính sách đầu tƣ, mối quan hệ giữa hàng
hoá ngoại thƣơng và phi ngoại thƣơng…
Một mặt hàng nào đó có lợi thế cạnh tranh trƣớc hết phải có tính cạnh tranh

về giá. Khi giá của sản phẩm đó thấp hơn giá của sản phẩm cùng loại của các đối
tác khác sản xuất và cung cấp ra trên thị trƣờng thế giới – ta nói sản phẩm đó có
lợi thế cạnh tranh. Thể hiện bằng bất đẳng thức sau:

P
j
E < P
*
j

Trong đó: P
j
– Giá của sản phẩm j tính theo nội tệ
E – Tỷ giá hối đoái
P
*
j
– Giá quốc tế của sản phẩm cạnh tranh j

2. Hệ số cạnh tranh RCA ( hay còn gọi là mức lợi thế so sánh)
Chỉ tiêu này biểu hiện khả năng cạnh tranh của quốc gia về một loại sản
phẩm nào đó trên thị trƣờng thế giới.

RCA = (E
1
: E
c
) / (E
2
: E

w
)

Trong đó: E
1
– Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm X (nhân điều chẳng hạn)
trong 1 năm của quốc gia; E
c
– Tổng kim ngạch xuất khẩu trong 1 năm của quốc
gia đó; E
2
- Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm X (nhân điều) trong 1 năm của thế
giới; E
w
– Tổng kim ngạch xuất khẩu trong 1 năm của toàn thế giới;
Nếu nhƣ: RCA < 1 tức là sản phẩm đó không có lợi thế cạnh tranh;
Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm điều xuất khẩu của Việt Nam


15
1 < RCA < 2,5 tức là sản phẩm đó có lợi thế cạnh tranh (mức cao dần
khi RCA tiến tới 2,5);
RCA > 2,5 tức là sản phẩm đó có lợi thế cạnh tranh rất cao.
3. Hệ số chi phí nguồn lực/tài nguyên nội địa DRC (Dommestic
Resource Cost Coeffcient)
Hệ số chi phí nguồn lực/tài nguyên nội địa là tỷ số giữa chi phí nguồn lực
trong nƣớc và các yếu tố đầu vào trung gian bất khả thƣơng (tính bằng giá mờ)
cho việc sản xuất trong nƣớc một sản phẩm nhất định so với số ngoại tệ ròng thu
đƣợc hay tiết kiệm đƣợc do sản xuất trong nƣớc. Có nghĩa là hệ số này cho ta
biết: để tạo ra 1 USD từ xuất khẩu sản phẩm A nào đó (nhân điều) phải huy động

nguồn lực nội địa tƣơng ứng là bao nhiêu USD.
Công thức tính DRC nhƣ sau:

n
 a
ij
p
*
j

j = k+1
DRCi =
k
p
b
i
-  a
ij
p
b
j

j = 1

Trong đó: J = 1,2,…k, các yếu tố sản xuất đầu vào khả thƣơng
J = k+1, k+2,… n, các yếu tố nguồn lực/tài nguyên trong nƣớc
và các yếu tố đầu vào trung gian bất khả thƣơng.
P*
j
là giá kinh tế (giá mờ) của các nguồn lực nội địa và các đầu

vào trung gian bất khả thƣơng.
P
b
i
là giá biên giới của sản phẩm khả thƣơng i tính theo tỷ giá
hối đoái kinh tế.
Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm điều xuất khẩu của Việt Nam


16
P
b
j
là giá biên giới của các yếu tố đầu vào khả thƣơng j cũng
tính theo tỷ giá hối đoái kinh tế.
Nếu DRC < 1, và càng nhỏ hơn 1 thì sản xuất trong nƣớc để xuất khẩu đối
với sản phẩm đó càng có hiệu quả, nền kinh tế đã tiết kiệm đƣợc ngoại tệ thông
qua việc sản xuất mặt hàng đó trong nƣớc. Điều đó cũng nói lên lƣợng chi phí cơ
hội của nguồn tài nguyên trong nƣớc và các yếu tố sản xuất bất khả thƣơng đƣợc
sử dụng cho việc sản xuất mặt hàng này thấp hơn so với lƣợng ngoại tệ thu về hay
tiết kiệm đƣợc.
Ngƣợc lại, nếu DRC > 1 thì chi phí nội địa lớn hơn số ngoại tệ thu đƣợc
hay tiết kiệm đƣợc khi sản xuất và xuất khẩu sản phẩm đó – chứng tỏ sản phẩm
này không nên sản xuất trong nƣớc mà nên nhập khẩu.


4. Hệ số đo năng lực cạnh tranh về giá Ci của sản phẩm i.

C
i

= P
i
: (P
f
)
w


Trong đó: P
i
- Giá của mặt hàng i
P
f
- Giá các yếu tố đầu vào trung gian (thƣờng lấy phân bón làm
đại diện)
W - Tỷ lệ chi phí các yếu tố đầu vào trung gian trong tổng giá trị
mặt hàng i.

Hệ số Ci càng lớn chứng tỏ năng lực cạnh tranh của sản phẩm i càng cao.
5. Tỷ lệ bảo hộ danh nghĩa (Norminal Protection Rate) NPR

P
d
i

NPR = (

- 1) X 100
P
b

i

Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm điều xuất khẩu của Việt Nam


17
Trong đó: P
d
i


P
b
i
là giá trong nƣớc và giá quốc tế tại cùng một điểm
trên kênh marketing có thể so sánh với nhau của sản phẩm i (nhân điều).
 Nếu NPRi > 0 thì ta kết luận các chính sách của Nhà nƣớc đã bảo hộ
cho ngƣời sản xuất trong nƣớc (khuyến khích nông dân)
 Nếu NPRi < 0 thì ta kết luận các chính sách của Nhà nƣớc không bảo hộ
cho ngƣời sản xuất trong nƣớc (không khuyến khích nông dân)

Hệ thống chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu
có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá và xác định phƣơng hƣớng sản xuất –
kinh doanh hợp lý đối với từng ngành hàng.
Để có thể tính toán, xác định chính xác giá trị các chỉ tiêu nêu trên, yêu cầu
phải có một lƣợng số liệu điều tra và thông tin ban đầu tƣơng đối nhiều, có hệ
thống, hoàn chỉnh và chính xác. Những chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của
một sản phẩm đó phải đƣợc sử dụng một cách đồng bộ, hệ thống, tránh sử dụng
rời rạc và thiếu số liệu thông tin ban đầu, có nhƣ vậy mới nhìn nhận đúng đắn khả
năng phát triển sản xuất và năng lực cạnh tranh của từng sản phẩm nghiên cứu.


1.1.3.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm
điều xuất khẩu.
1.1.3.2.1. Những nhân tố dựa vào các lợi thế.
* Nâng cao năng lực cạnh tranh dựa vào lợi thế tuyệt đối.
Mỗi quốc gia đều có một nguồn lực nhất định và lƣợng tài nguyên sẵn có
nhƣ: nguồn lao động, nguồn đất đai, tài nguyên và khoáng sản, nguồn vốn, công
nghệ và truyền thống, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, vị trí địa lý, điều kiện tự
nhiên, khí hậu thời tiết thuận lợi … Nguồn lực đó có giới hạn và luôn gắn liền với
sự khan hiếm. Muốn sản xuất ra một mặt hàng nào đó với số lƣợng bao nhiêu,
nhiều hay ít, giá thành sản phẩm và chất lƣợng hàng hoá thế nào…nền kinh tế đó
phải có sự lựa chọn, phân bổ các nguồn lực một cách hợp lý nhằm phát triển sản
xuất và thu đƣợc lợi nhuận tối đa. Xét trên góc độ hiệu quả kinh tế, đƣơng nhiên
các nƣớc sẽ lựa chọn, tiến hành sản xuất chuyên môn hoá ra những mặt hàng mà
có lợi thế tuyệt đối lớn nhất về nguồn lực, phát huy các lợi thế, tài nguyên sẵn có
và trên cơ sở tiết kiệm nguồn lực, thông qua trao đổi thƣơng mại (đặc biệt là
Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm điều xuất khẩu của Việt Nam


18
thƣơng mại quốc tế) sẽ thu đƣợc lợi nhuận cao nhất và nâng cao hiệu quả kinh tế
của quá trình sản xuất kinh doanh.[31].
Trong lý luận của mình, cha đẻ của lý thuyết lợi thế tuyệt đối - Ađam
Smith khẳng định nguyên tắc phân công lao động sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận nếu
các quốc gia biết tận dụng lợi thế tuyệt đối của mình. Ông cho rằng, 2 quốc gia
trao đổi thƣơng mại với nhau là dựa trên cơ sở tự nguyện và cùng có lợi, lợi ích
của thƣơng mại bắt nguồn từ lợi thế tuyệt đối của một quốc gia.[39], [56].
Có thể tóm tắt nhƣ sau: nƣớc A đƣợc coi là có lợi thế tuyệt đối cao hơn so
với nƣớc B về mặt hàng nào đó nếu nhƣ với cùng một nguồn lực, nƣớc A có thể
sản xuất nhiều hàng hoá đó hơn nƣớc B. Theo quan điểm này, nƣớc A cần chuyên

môn hoá vào sản xuất mặt hàng đang có lợi thế tuyệt đối và dùng một phần hàng
hoá đó trao đổi với nƣớc B để lấy sản phẩm mà mình sản xuất kém hiệu quả. Nhƣ
vậy sản xuất chuyên môn hoá dựa vào lợi thế tuyệt đối trong thƣơng mại quốc tế
đảm bảo nguồn lực sẽ đƣợc lựa chọn sử dụng có hiệu quả hơn, tổng sản phẩm của
thế giới sẽ gia tăng và hai bên đều có lợi.
Xét về mặt năng lực cạnh tranh thì nƣớc A có nhiều lợi thế tuyệt đối về sản
xuất ra mặt hàng nào đó hơn nƣớc B, nên mặt hàng đó của nƣớc A có năng lực
cạnh tranh cao hơn so với cùng mặt hàng của nƣớc B.
Xuất phát từ quan điểm đó, ta có thể khẳng định rằng: Việt nam là một
nƣớc có một số lợi thế tuyệt đối thuận lợi cho việc sản xuất ra các mặt hàng nông
lâm sản xuất khẩu có năng lực cạnh tranh cao trên thị trƣờng thế giới mà các nƣớc
khác không thể có đƣợc, đó là:
(1). Vị trí địa lý: Việt Nam nằm trong vòng cung Châu Á - Thái Bình
Dƣơng. Đây là một nơi đang diễn ra những dòng giao lƣu kinh tế sôi động nhất
thế giới. Mặt khác Việt Nam còn nằm trên các tuyến giao thông quốc tế quan
trọng, có hệ thống cảng biển, cảng hàng không thuận tiện – là cửa ngõ quan trọng
không chỉ đối với nền kinh tế Việt Nam, mà còn đối với nền kinh tế của nhiều
quốc gia khác.
Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi về vị trí địa lý của Việt nam so với các
nƣớc nằm sâu trong lục địa, hoặc nằm ở những nơi ít diễn ra các hoạt động
thƣơng mại quốc tế. Lợi thế về mặt địa lý của nƣớc ta đang rất thuận lợi, tạo ra
Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm điều xuất khẩu của Việt Nam


19
môi trƣờng kinh tế năng động, linh hoạt, giảm đƣợc chi phí vận chuyển, tăng khả
năng mở rộng thị trƣờng trao đổi hàng hoá và các hoạt động dịch vụ.
Đây là lợi thế cần phải khai thác triệt để và phát huy tốt trong quá trình
phát triển nền kinh tế và hoạt động thƣơng mại của nƣớc ta.
(2). Lợi thế về điều kiện tự nhiên- khí hậu và sinh thái.

Việt Nam có điều kiện tự nhiên, khí hậu và hệ sinh thái khá phong phú và
đa dạng. Với sự hình thành nhiều vùng kinh tế sinh thái khác nhau, mà mỗi vùng
lại có những nét đặc thù, có thế mạnh riêng trong phát triển sản xuất nông nghiệp-
nhất là các cây công nghiệp lâu năm nhƣ: Điều, Cao su, Cà phê…
Đối với cây điều có thể nói điều kiện tự nhiên của các tỉnh phía Nam-Việt
Nam rất phù hợp, đã tạo lợi thế cao hơn hẳn so với nhiều nƣớc trồng điều khác
trên thế giới. Đó là:
- Nhiệt độ thích hợp, số giờ nắng trong năm cao, chênh lệch nhiệt độ ngày
và đêm lớn.
- Một năm Việt Nam có 2 mùa rõ rệt – mùa mƣa và mùa khô. Vào mùa
mƣa có lƣợng nƣớc mƣa đồi dào, mùa khô dài thuận lợi cho điều ra hoa, thụ phấn
và tạo quả, năng suất cao.
- Đất đai phì nhiêu, hầu hết là đất đỏ Bazan với tầng đất canh tác sâu, có lý
hoá tính thuộc loại lý tƣởng, có độ phì nhiêu thiên nhiên cao.
- Nông dân Việt Nam cần cù, sáng tạo, chịu khó, có nhiều kinh nghiệm
trong việc gieo trồng và thâm canh điều đạt năng suất cao.
Với những đặc điểm đặc thù trên, sản xuất nông nghiệp có nhiều thuận lợi
cơ bản, chứa đựng những tiềm năng về lợi thế cạnh tranh của hàng nông sản trên
thị trƣờng thế giới. Đó là: năng suất và chất lƣợng sản phẩm cao với chi phí sản
xuất thấp… Đối với ngành sản xuất điều-năng suất điều ngày càng tăng lên (từ 5-
6 tạ/ha tăng lên 10-12 tạ/ha, cá biệt có nhiều nông trại đạt từ 25-30 tạ/ha). Giá
thành sản phẩm điều tuy có tăng lên nhƣng vẫn thấp hơn so với các nƣớc khác
trên thế giới và so với giá cả nhập khẩu điều thô vào Việt Nam. Điểm mấu chốt là
điều cho năng suất cao và giá nhân công tƣơng đối rẻ.
Nhờ lợi thế vốn có mà trong nhiều năm qua tuy hàng nông sản xuất khẩu
của ta hầu nhƣ ở dạng nguyên liệu thô hoặc sản phẩm sơ chế, nhƣng vẫn có lãi.
(3). Nguồn lao động của Việt Nam.
Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm điều xuất khẩu của Việt Nam



20
Năm 2005 Việt Nam có tới 44,38 triệu ngƣời trong độ tuổi lao động-chiếm
52% dân số, trong đó lao động ở khu vực thành thị là 11,07 triệu ngƣời chiếm
24,9%, còn ở khu vực nông thôn có 33,31 triệu lao động chiếm 75,1%. Hàng năm
còn có khoảng 1-1,2 triệu ngƣời bƣớc vào tuổi lao động. Đây là một nguồn lao
động dồi dào cung cấp cho các ngành kinh tế.
Không chỉ lợi thế về số lƣợng nguồn nhân lực, mà còn có lợi thế về chất
lƣợng lao động-đó là sự cần cù thông minh, chịu khó chịu khổ, có khả năng tiếp
thu nhanh chóng khoa học công nghệ mới.
Giá nhân công rẻ, thấp hơn nhiều lần so với các nƣớc trong khu vực nhƣ:
giá công lao động Việt Nam chỉ bằng khoảng 1/3 của Thái Lan, 1/30 của Đài
Loan, 1/26 của Singapore. Ngay cả tại khu vực công nghiệp chế biến hiện nay,
lƣơng bình quân của công nhân Việt Nam cũng thƣờng là từ 35-45
USD/tháng/ngƣời (1,3-1,7 USD/ngày). Khu vực sản xuất nông nghiệp chủ yếu do
ngƣời nông dân đảm nhận, giá lao động còn rẻ hơn, do vậy chi phí đầu vào về lao
động lại càng thấp.
Đây là một lợi thế quan trọng trong những năm vừa qua, khi những ngành
kinh tế còn đang cần nhiều lao động. Trong tƣơng lai, với sự thay đổi mục tiêu
chiến lƣợc cạnh tranh, chuyển trọng tâm từ lợi thế so sánh dựa vào điều kiện tự
nhiên, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào và giá nhân công rẻ…sang lợi thế
cạnh tranh dựa vào tiềm lực khoa học-công nghệ với chi phí thấp, tạo ra nhiều sản
phẩm thay thế và những quy trình công nghệ độc đáo, phức tạp hơn thì những lợi
thế này ngày càng suy giảm và giữ vai trò thứ yếu.
* Nâng cao năng lực cạnh tranh dựa vào lợi thế tƣơng đối.
Theo David Ricardo, một quốc gia đƣợc coi là có lợi thế tƣơng đối về mặt
hàng nào đó nếu nhƣ quốc gia đó có thể sản xuất ra hàng hoá đó với chi phí tƣơng
đối thấp hơn so với các nƣớc khác. Chi phí tƣơng đối của sản phẩm này đƣợc tính
theo chi phí của sản phẩm khác trong một đơn vị thời gian lao động. (Ví dụ: trong
1 giờ lao động, nƣớc A có thể làm ra 4 đơn vị lúa mỳ hoặc 8 đơn vị vải mặc thì ta
có thể tính đƣợc chi phí tƣơng đối của lúa mỳ bằng 2 lần chi phí tƣơng đối của

vải).[31], [39], [55].
Theo lý thuyết lợi thế tƣơng đối của David Ricardo thì các nƣớc cần lựa
chọn mặt hàng để chuyên môn hoá sản xuất theo nguyên tắc: Mức chi phí sản

×