Khóa luận tốt nghiệp
TÓM LƯỢC
Nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu, rộng với nền kinh tế quốc tế, cơ hội
cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường, tăng lượng khách hàng và phát
triển lớn mạnh hơn nữa. Tuy nhiên cơ hội luôn đi kèm với thách thức, đó là sự cạnh
tranh ngày càng gay gắt hơn, không chỉ là cạnh tranh với các công ty nước ngoài mà
chính các doanh nghiệp phải tự cạnh tranh với nhau mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Lúc
này các doanh nghiệp phải tìm cách để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để có
thể đứng vững và phát triển trên thị trường.
Trong quá trình thực tập và làm việc tại công ty Cổ phần XDCTT Hà Nội, ý
thức được tầm quan trọng của việc nâng cao khả năng cạnh tranh đối với công ty nên
em đã lựa chọn đề tài khóa luận là: : “Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty Cổ
phần XDCTT Hà Nội trên thị trường Hà Nội”.
Đề tài khóa luận trên cơ sở hệ thống một số lý luận cơ bản khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp, phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của công Cổ
phần XDCTT Hà Nội qua: các công cụ cạnh tranh, các chỉ tiêu cạnh tranh. Từ đó đề
tài tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của công ty đồng thời đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty. Nhóm giải pháp chủ yếu tập trung
vào các công cụ cạnh tranh và nguồn lực trong công ty như nguồn tài chính, nguồn
nhân lực, đồng thời đưa ra một số kiến nghị cho cơ quan chức năng có thẩm quyền và
Nhà Nước nhằm đạt được sự hỗ trợ tối đa cho việc nâng cao khả năng cạnh tranh của
công ty.
Trong thời gian ngắn và sự hạn chế về kiến thức của bản thân khiến cho việc
nghiên cứu đề tài khó có thể tránh được những sai lầm và thiếu sót, em rất mong nhận
được những góp ý của quý thầy cô để đề tài khóa luận của em có thể hoàn thiện thêm
nữa.
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực tập và làm đề tài khóa luận tốt nghiệp với đề tài:
“Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty Cổ phần XDCTT Hà Nội trên thị trường
Hà Nội” em đã nhận được rất nhiều sự tận tình giúp đỡ.
Đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Thương
mại, các thầy cô giáo Khoa Quản trị Doanh nghiệp, các thầy cô giáo thuộc Bộ môn
1
1
1
Sinh viên: Nguyễn Quang Phi MSV: 09D100037
Khóa luận tốt nghiệp
Nguyên lý quản trị cùng toàn thể các thầy cô giáo trong trường Đại học Thương mại
đã giảng dạy và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS Bùi Hữu Đức về những chỉ bảo tận
tình của thầy trong quá trình hoàn thành bài khóa luận này cũng như những chỉnh sửa
mang tính thực tế của thầy.
Em cũng xin chân thành cảm ơn ông Mai Thế Cường - giám đốc công ty cùng
tập thể cán bộ, nhân viên đã tạo điều kiện và tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt
quá trình thực tập và hoàn thành bài khoá luận này.
Cuối cùng, cho em gửi lời cảm ơn tới các bạn trong lớp đã giúp ðỡ và ðộng viên
em rất nhiều trong quá trình học tập và thực hiện tốt bài khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 2013
Sinh viên
Nguyễn Quang Phi
MỤC LỤC
Danh mục bảng biểu
Trang
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 20
Bảng 2.2: Chất lượng lao động 22
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn 23
Bảng 2.4: Thiết bị máy móc thi công của công ty 24
Bảng 2.5:Thiết bị máy xây dựng của công ty 25
2
2
2
Sinh viên: Nguyễn Quang Phi MSV: 09D100037
Khóa luận tốt nghiệp
Bảng 2.6: Bảng thị phần các công ty cạnh tranh trực tiếp với công ty
Cổ phần XDCTT Hà Nội
27
Bảng 2.7:Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của công ty 27
Bảng 2.8: chi phí và tỷ suất chi phí của công ty 28
Bảng 3.1: Mục tiêu của công ty Cổ phần XDCTT năm 2013 đến 2016 36
Danh mục sơ đồ, biểu đồ, hình vẽ
Trang
Sơ đồ 1.1: Các yếu tố thuộc môi
trường vĩ mô.
13
Sơ đồ 1.2: Mô hình năm lực lượng
cạnh tranh của Micheal E. Porter
14
Sơ đồ 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức của
Công ty
18
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Danh mục chữ viết tắt Ý nghĩa
XDCTT Xây dựng công trình thủy
NLCT Năng lực cạnh tranh
TC-KT Tài chính – kế toán
KT-KT Kinh tế kĩ thuật
LN Lợi nhuận
3
3
3
Sinh viên: Nguyễn Quang Phi MSV: 09D100037
Khóa luận tốt nghiệp
DN Doanh nghiệp
4
4
4
Sinh viên: Nguyễn Quang Phi MSV: 09D100037
Khóa luận tốt nghiệp
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Việt Nam đang trong quá trình phát triển kinh tế mạnh mẽ .Trong điều kiện hội
nhập kinh tế với khu vực và thế giới , để tồn tại và đứng vững trên thị trường các
doanh nghiệp cần phải nâng cao khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp.Khi nhu
xây dựng dân dụng cũng như cơ sở hạ tầng ngày càng không được quan tâm nhiều, mà
các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng ngày càng nhiều thì cuộc cạnh tranh đó
ngày càng khốc liệt. Đối với các doanh nghiệp, cạnh tranh luôn là con dao hai lưỡi.
Quá trình cạnh tranh sẽ đào thải các doanh nghiệp không đủ năng lực cạnh tranh để
đứng vững trên thị trường . Mặt khác cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải không
ngừng cố gắng trong hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh của mình để tồn tại và
phát triển . Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công
nghệ đang phát triển nhanh nhiều công trình khoa học công nghệ tiên tiến ra đời tạo ra
các sản phẩm tốt, đáp ứng nhu cầu mọi mặt của con người. Người tiêu dùng đòi hỏi
ngày càng cao về sản phẩm mà nhu cầu của con người thì vô tận.Vì vậy viêc nâng cao
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là khá cần thiết và muốn tồn tại và phát triển
Thành lập từ năm 2003 với số vốn khá khiêm tốn công ty Cổ Phần DXCTT Hà
Nội đã gặp khá nhiều khó khăn trong lĩnh vực hoạt động xây dựng của mình. Trải qua
nhiều biến động của kinh tế công ty vẫn ngày càng phát triển .Tuy nhiên với tuổi đời
chỉ có 9 năm ,công ty còn nhiều thiếu sót về kinh nghiêm cung như nguồn lực và tài
chính còn khiêm tốn Nếu so với các doanh nghiệp “ gạo cội “ trong ngành xây dựng
như tổng công ty Sông Đà ,tổng công ty xây dựng số 1,…thì có thể nói công ty cổ
phần XDCTT Hà Nội còn quá nhỏ bé. Việc phát triển của công ty trong thời gian vừa
rồi chủ yếu về số lượng quy mô công ty còn nhỏ thiếu vốn thiếu công nghệ và một số
vấn đề về sản phẩm khiến công ty thua lỗ và không kiếm được khách hàng. Khả năng
cạnh tranh của công ty còn khá yếu, nếu không cải thiện công ty khó có thể đứng vững
trên thị trường vì thế trong thời gian tới rất cần có những giải pháp giải quyết vấn đề
này cho cho công ty. Từ đó em quyết định chọn đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt
nghiệp : “Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty Cổ phần xây dựng công
trình thủy Hà Nội”.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Cạnh tranh có vai trò và ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của mỗi
doanh nghiệp nên vấn đề này được nhiều người quan tâm và nghiên cứu nhằm đưa ra
Sinh viên: Nguyễn Quang Phi MSV: 09D100037
5
Khóa luận tốt nghiệp
những giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh để đạt được hiệu quả kinh doanh
cho doanh nghiệp. Tổng quan tình hình nghiên cứu của những công trình có liên quan:
- Các giải pháp chủ yếu nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu cua công
ty thi công cơ giới xây dựng – Luận văn tốt nghiệp - Nguyễn Thị An, lớp K43A3 -
Khoa quản trị doanh nghiệp – Đại học Thương mại - 2011.Nội dung của luận văn này
đã nêu được những vấn đề căn bản như một số cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh,
những thành công và hạn chế trong việc xác định năng lực lõi của công ty và đưa ra
một số biên pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh rất khả thi, hiệu quả.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Phạm Minh – Luận văn
tốt nghiệp - Lều Ngọc Thái – Khoa quản trị doanh nghiệp – Đại học Thương mại -
2011. Luận văn tốt nghiệp này có bố cục rõ ràng, hợp lý, đã nêu ra được những lý
thuyết cơ bản về năng lực cạnh tranh, và cách xác định năng lực cạnh tranh tại công ty.
Nội dung của luận văn đi sâu vào các giải pháp Marketing nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh của công ty và các giải pháp cơ sở nguồn như nhân lực, tài chính, sản
xuất…
- Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty xây dựng CTGT 892 – Luận văn tốt
nghiệp – Bùi Thị Tâm – Khoa Quản trị doanh nghiêp – Đại học thương mại –
2010. Nội dung của Luận văn đã đi sâu vào các giải pháp về giá nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh của công ty.
- Một một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty lắp máy
và xây dựng số 3 – Luận văn tốt nghiệp – Bùi Văn Kiểm – khoa quản trị doanh nghiệp
– đại học thương mại 2010. Nội dung của luận văn đã đi sâu vào việc phân tích việc sử
dụng các công cụ cạnh tranh tại doanh nghiệp.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Kim Khí Tuấn Đạt trên
thị trường Hà Nội – khóa luận tốt nghiệp – Nguyễn Trọng Anh – Khoa quản trị doanh
nghiệp – đại học thương mại - 2012.Đề tài đi sâu vào việc phân tích các chỉ tiêu nhằm
đánh giá năng lực của doanh nghiệp đồng thời đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm
nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Ngoài ra còn nhiều công trình ,đề tài nghiên cứu khác đã đóng góp cho
em cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp . Tuy nhiên chưa
có bài viết nào nghiên cứu về: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần
XDCTT Hà Nội”.
3. Mục đích nghiên cứu.
- Hệ thống hóa lý luận cơ bản về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Đánh giá thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty Cổ phần xây dựng công
trình thủy Hà Nội .
Sinh viên: Nguyễn Quang Phi MSV: 09D100037
6
Khóa luận tốt nghiệp
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho công ty Cổ
phần xây dựng công trình thủy Hà Nội
4. Phạm vi nghiên cứu.
- Về không gian nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu tại công ty Cổ phần
XDCTT Hà Nội trên địa bàn thành phố Hà Nội kết hợp nghiên cứu đối sánh với một
số đối thủ cạnh tranh chính (tại thị trường Việt Nam ) của Công ty.
- Về thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu thực trạng nâng cao khả năng
cạnh tranh của công ty cổ phần XDCTT Hà Nội trong vòng 3 năm gần nhất là từ năm
2010 đến năm 2012, từ đó đưa ra các giải pháp cho công ty đến 2016.
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các vần đề liên quan đến lý luận,
thực tế về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần XDCTT Hà Nội và
một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường Hà Nội
trong thời gian tới.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Để thu thập dữ liệu sơ cấp em đã sử dụng phương pháp phiếu điều tra trắc
nghiệm và phương pháp phỏng vấn để phân tích xử lý các dữ liệu này.
Phương pháp phiếu điều tra trắc nghiệm: Trong phần này em đã xây dựng bảng câu
hỏi trắc nghiệm gồm có 1 phần (chi tiết được đính kèm trong phần phụ lục 1 ). Mục
đích nhằm tìm hiểu thông tin về khả năng cạnh tranh của công ty, các yếu tố cấu thành,
chỉ tiêu ảnh hưởng và việc sử dụng các công cụ cạnh tranh tại doanh nghiệp. Sau đó
em gửi phiếu điều tra tới các đối tượng nhằm thu thập những thông tin cần thiết nhằm
thực hiện cho quá trình nghiên cứu thực trạng Công ty. Cụ thể, em đã gửi đi 20 phiếu
và thu lại 20 phiếu trong đó 5 phiếu dành cho nhà quản trị, 15 phiếu dành cho đối
tượng là nhân viên của công ty Cổ phần XDCTT Hà Nội.
Phỏng vấn chuyên sâu: Em tiến hành phỏng vấn 2 nhà quản trị cấp cao trong công ty.
( Chi tiết câu hỏi phỏng vấn được đính kèm trong phần phụ lục 2)
Mục tiêu của cuộc điều tra phỏng vấn là thu thập thông tin thực tế nhất có liên
quan đến khả năng cạnh tranh của công ty, từ đó rút ra những kết luận để giải quyết
phát huy và nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty với các đối thủ cạnh tranh.
5.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp.
Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu do người khác thu thập, sử dụng cho các mục đích có
thể là khác với mục đích nghiên cứu của chúng ta. Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu
chưa xử lý (còn gọi là dữ liệu thô) hoặc dữ liệu đã xử lý. Như vậy, dữ liệu thứ cấp
không phải do người nghiên cứu trực tiếp thu thập.
Dữ liệu thứ cấp được sử dụng trong bài được lấy từ các nguồn sau:
Sinh viên: Nguyễn Quang Phi MSV: 09D100037
7
Khóa luận tốt nghiệp
- Nguồn thông tin bên trong: Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
trong 3 năm 2010, 2011, 2012( doanh thu, lợi nhuận, chi phí, thu nhập bình quân của
nhân viên…). Báo cáo tài chính trong 3 năm, cơ cấu sử dụng lao động…
- Nguồn thông tin bên ngoài: Chủ yếu là các tài liệu liên quan đến lý luận
về NLCT ( tham khảo các giáo trình, sách nghiên cứu khoa học, các luận văn khóa
trước) thông tin về đối thủ cạnh tranh của công ty thông qua các trang mạng điện tử.
5.3 Phương pháp phân tích dữ liệu.
Em sử dụng phần mềm Excel và Word để phân tích các dữ liệu thu được, biểu
diễn dữ liệu này dưới dạng bảng và biểu đồ, sơ đồ để sử dụng phân tích thực trạng
năng lực của sản phẩm công ty. Ngoài ra, em còn sử dụng các phương pháp so sánh,
thống kê, phân tích…các dữ liệu của công ty trong 3 năm (2010 -2012) và đối sánh
với các đối thủ cạnh tranh chính của công ty.
6. Kết cấu đề tài.
Ngoài Phần Mở Đầu, mục lục, sơ đồ bảng biểu, các ký tự viết tắt, tài liệu tham
khảo, phụ lục thì kết cấu đề tài khóa luận của em được chia ra làm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng về nâng cao khả năng cạnh tranh của
công ty cổ phần xây dựng công trình thủy Hà Nội.
Chương 3: Đề xuất và kiến nghị nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty cổ
phần xây dựng công trình thủy Hà Nội.
CHƯƠNG 1:MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
CƠ BẢN VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Khái niệm cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Quang Phi MSV: 09D100037
8
Khóa luận tốt nghiệp
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh của doanh nghiệp
Theo K. Marx: "Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư
bản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để
thu được lợi nhuận siêu ngạch ". Nghiên cứu sâu về sản xuất hàng hóa tư bản chủ
nghĩa và cạnh tranh tư bản chủ nghĩa Marx đã phát hiện ra quy luật cơ bản của cạnh
tranh tư bản chủ nghĩa là quy luật điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận bình quân, và qua đó
hình thành nên hệ thống giá cả thị trường. Quy luật này dựa trên những chênh lệch
giữa giá cả chi phí sản xuất và khả năng có thể bán hành hoá dưới giá trị của nó nhưng
vân thu đựơc lợi nhuận.
Theo Michael Porter thì: Cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh
tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà
doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận
trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi
(1980).
Từ những quan điểm trên thì có thể rút ra khái niệm về cạnh tranh của doanh
nghiệp như sau: Cạnh tranh trong doanh nghiệp được hiểu là sự đấu tranh gay gắt,
quyết liệt giữa các doanh nghiệp trên thị trường với nhau nhằm giành giật các điều
kiện sản xuất thuận lợi và nơi tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ có lợi nhất, đồng thời tạo
điều kiện thúc đấy sản xuất phát triển
1.1.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đến nay vẫn chưa được hiểu
một cách thống nhất. Dưới đây là một số cách tiếp cận cụ thể về năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp đáng chú ý
Một là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng chống chịu trước sự
tấn công của doanh nghiệp khác. Chẳng hạn, Hội đồng Chính sách năng lực của Mỹ
đưa ra định nghĩa: năng lực cạnh tranh là năng lực kinh tế về hàng hóa và dịch vụ trên
thị trường thế giới. Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế (CIEM) cho rằng:
năng lực cạnh tranh là năng lực của một doanh nghiệp “không bị doanh nghiệp khác
đánh bại về năng lực kinh tế”. Quan niệm về năng lực cạnh tranh như vậy mang tính
chất định tính, khó có thể định lượng.
Hai là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với năng suất lao động. Theo Tổ chức
Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sức
sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả
làm cho các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế.
Theo M. Porter (1990), năng suất lao động là thức đo duy nhất về năng lực cạnh tranh.
Sinh viên: Nguyễn Quang Phi MSV: 09D100037
9
Khóa luận tốt nghiệp
Tuy nhiên, các quan niệm này chưa gắn với việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ
của doanh nghiệp.
Ba là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với duy trì và nâng cao lợi thế cạnh
tranh. Chẳng hạn, có ý kiến cho rằng: năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả
năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh của doanh
nghiệp
Tổng hợp các ý kiến và các cách hiểu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
như trên, có thể hiểu là:Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng doanh
nghiệp tạo ra được lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng
cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát
triển bền vững
1.2 Các yếu tố cấu thành ,tiêu chí và công cụ cạnh tranh của doanh nghiêp
1.2.1.Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.2.1.1 Trình độ tổ chức quản lý
Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề kinh doanh xác định
đều mong muốn có một bộ máy tổ chức phù hợp,công tác quản lý được tiến hành có
phương pháp,có hiệu quả, có thể huy đọng và sư dụng mọi nguồn lực, một nên vă hóa
tốt được hình thành trong suốt quá trình doanh nghiệp tồn tại,phát triển. Bởi vì,toàn bộ
các yếu tố trên khiến doanh nghiệp tạo nên năng lực cạnh tranh về trình độ tổ chức
quản lý mình.
Nếu DN có bộ máy tổ chức gọn nhẹ,phân công, phân cáp rõ rãng, linh hoạt
trước những biến đổi của môi trường kinh doanh thì hiệu quả công tác quản lý
cao,thông tin giữa các cấp trở nên thông suốt, các thành viên đều thông hiểu nghĩa
vụ,trách nhiệm,quyền hanjcuar mình.
Nếu DN có phương pháp quản trị hiện đại,khoa học thì hoạt đọng kinh doanh
luôn bám thị trường , tập khách hàng,sản phẩm làm ra đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng
cao của công chúng, chất lượng sản phẩm được duy trì ổn định.Còn các nhà quản trị sẽ
tổ chức và sử dụng hợp lý các nguồn lực, dự báo chính xác những biến động bất lợi từ
môi trường kinh doanh để kịp thời có biện pháp khắc phục,phòng ngừa.
Hiệu quả công tác quản lý DN cao hay thấp được biểu hiện thông qua các chỉ
tiêu: năng suất, chất lượng, doanh số, lợi nhuận , doanh số, lợi nhuận lớn, đóng góp
nhiều vào ngân sách nhà nước,tạo nhiều việc làm cho xã hội thì có thể khẳng định
công tác quản lý tại doanh nghiệp được thực hiện tốt.
1.2.1.2 Nguồn lực của doanh nghiệp
Yếu tố nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm nguồn nhân lực, vật lực, tài lực.
Sinh viên: Nguyễn Quang Phi MSV: 09D100037
10
Khóa luận tốt nghiệp
- Nhân lực: là nguồn lực rất quan trọng vì nó đảm bảo nguồn sáng tạo trong
mọi tổ chức. Trình độ nguồn nhân lực thể hiện ở trình độ quản lý của các cấp lãnh đạo,
trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên, trình độ tư tưởng văn hoá của mọi
thành viên trong doanh nghiệp. Trình độ nguồn nhân lực cao sẽ tạo ra các sản phẩm có
hàm lượng chất xám cao, thể hiện trong kết cấu kĩ thuật của sản phảm, mẫu mã, chất
lượng và từ đó uy tín, danh tiếng của sản phẩm sẽ ngày càng tăng, doanh nghiệp sẽ
tạo được vị trí vững chắc của mình trên thương trường và trong lòng công chúng,
hướng tới sự phát triển bền vững.
- Vật lực: bao gồm các yếu tố: máy móc,kỹ thuật, công nghệ…Trình độ công
nghệ là phương pháp bí mật ,là công thức tạo sản phẩm.Để có khả năng cạnh tranh
doanh nghiệp phải được trang bị bằng công nghệ hiện đại .Công nghệ hiện đại là công
nghệ sử dụng ít nhân lực ,thời gian tạo sản phẩm ngắn ,tiêu hao năng lượng và nguyên
liệu thấp, năng suất cao, tính linh hoạt cao,chất lượng sản phẩm tốt ,ít gây ô nhiễm môi
trường.Sử dụng công nghệ hiện đại giúp doanh nghiệp tăng năng suất lao động ,giảm
giá thành ,chất lượng sản phẩm ,do đó làm cho khả năng canh tranh của sản phẩm
tăng.
- Tài lực: Tài chính là nguồn lực liên quan trực tiếp tới năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao là doanh nghiệp có nguồn
vốn dồi dào, luôn đảm bảo huy động được vốn trong những điều kiện cần thiết, có
nguồn vốn huy động hợp lý, có kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả để phát triển lợi nhuận
và phải hạch toán các chi phí rõ ràng để xác định được hiệu quả chính xác. Nếu không
có nguồn vốn dồi dào thì hạn chế rất lớn tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp như
hạn chế việc sử dụng công nghệ hiện đại, hạn chếviệc đào tạo nâng cao trình độ cán bộ
và nhân viên, hạn chế triển khai nghiên cứu, ứng dụng, nghiên cứu thị trường, hạn chế
hiện đại hoá hệ thống tổ chức quản lý Trong thực tế không có doanh nghiệp nào có
thể tự có đủ vốn đểtriển khai tất cả các mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
mình. Vì vậy, điều quan trọng nhất là doanh nghiệp có kế hoạch huy động vốn phù hợp
và chiến lược đa dạng hóa nguồn cung vốn.
1.2.1.3 Năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
Sản phẩm là bất cứ cái gì có thể đưa vào thị trường để taọ sự chú ý , mua
sắm,sử dụng hay tiêu dùng nhằm thỏa mãn một nhu cầu hay ước muốn.Nó có thể là
những vật thể, dịch vụ,con người,địa điểm ,tổ chức và ý tưởng.
Chất lượng sản phẩm là tổng thể những chỉ tiêu,những thuộc tính sảm phẩm thể
hiện mức đọ thỏa mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định phù hợp với
công cụ sản phẩm.
Sinh viên: Nguyễn Quang Phi MSV: 09D100037
11
Khóa luận tốt nghiệp
Đời sống ngày càng nâng cao ,khách hàng chấp nhận giá cao hơn cho sản phẩm
tốt đẹp hơn.Đáp ứng nhu cầu đó, doanh nghiệp phải nỗ lực để tung ra thị trường những
sản phẩm có độ bền, kiểu dáng, mẫu mã đẹp , dễ sử dụng.Chất lượng sản phẩm trở
thành cốt lõi đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và chiến thắng trang canh. Nó yêu cầu
là đọng lực cho doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào khoa hoc công nghệ, trang thiết bị
máy móc thiết bị hiện đại cũng như tuyển chon đội ngũ lao động có kĩ năng chuyên
môn điều hành máy móc đó và có khả năng ứng biến linh hoạt trong quản lý .
Do vậy để cạnh tranh bằng sản phẩm,doanh nghiệp cần phải xây dựng thật tốt
chiến lược bằng công nghệ và chiến lược nguồn nhân lực bên cạnh việc kết hợp chiến
lược thị trường ,chiến lược kinh doanh .Như vậy cạnh tranh bằng sản phẩm là một
trong những công cụ cạnh tranh cơ bản nhất mà doanh nghiệp thường áp dụng. Trong
đó cạnh tranh về chất lượng sản phẩm,về chủng loại, kiểu dáng là những vấn đề trọng
tâm,chất lượng sản phẩm là nội dung quyết định hiệu quả cạnh tranh.
1.2.1.4 Năng lực liên doanh ,liên kết
Liên doanh liên kết là sự kết hợp giữa hai hay nhiều pháp nhân để tạo ra một
pháp nhân mới có sức mạnh tổng hợp về kinh tế , kĩ thuật để thực hiện các mục tiêu
kinh doanyh nhất định
Trong lĩnh vực xây dựng việc hai hay nhiều doanh nghiệp xây dựng liên doanh
liên kết với nhau cùng thi công một công trình phức tạp với quy mô lớn,nhiều hạng
mục không còn là chuyện hiếm. Điều này giúp cho doanh nghiệp không chỉ tận dụng
được sức mạnh của mình mà còn tận dụng sức mạnh đối tác,làm tăng năng lực cạnh
tranh năng lực thi công .
Việc liên doanh liên kết được thực hiện theo chiều dọc (tức là giữa các DN xây
dựng và doanh nghiệp khác như doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vật liệu xây
dựng,doanh nghiệp tài chính , ngân hàng …) hoặc theo chiều ngang( tức là giữa các
DN xây dựng với nhau) nhưng phải dựa trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn
trọng lẫn nhau . Cho nên doanh nghiệp xây dựng nào càng thiết lập nhiều mối quan hệ
liên doanh, liên kết với nhiều doanh nghiệp khác trên thị trường thì khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp đó càng tăng
1.2.1.5 Năng suất lao động của kinh doanh.
Năng suất lao động là chỉ tiêu tổng hợp của mọi yếu tố: công nghệ, cơ sở vật
chất kỹ thuật, con người, quản lý tổ chức…Năng suất của máy móc thiết bị, công nghệ
được đo bằng lượng sản phẩm làm ra trong một đơn vị thời gian. Năng suất lao động
được đo bằng lượng sản phẩm đảm bảo chất lượng trên một đơn vị lao động.
Năng suất lao động của doanh nghiệp càng cao bao nhiêu th́ năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp càng cao bấy nhiêu. Có được năng suất cao là nhờ tổ chức sản
Sinh viên: Nguyễn Quang Phi MSV: 09D100037
12
Khóa luận tốt nghiệp
xuất kinh doanh tốt, sử dụng tối ưu các nguồn lực và giảm tối đa các chi phí vì thế
năng suất lao động là yếu tố quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp.
1.2.1.6 Uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp.
Uy tín của doanh nghiệp là ân tượng ,suy nghĩ của người tiêu dùng về nơi sản
xuất mặt hàng đó.Uy tín của doanh nghiệp đó là tổng hợp các thuộc tính như chất
lượng sản phẩm, phong cách dịch vụ ,phong cách quảng cáo.Uy tín của doanh nghiệp
có thể tốt hoặc xấu.Nếu uy tín của doanh nghiệp tốt đồng nghĩa với sản phẩm của
doanh nghiệp có chất lượng và giá cả phải chăng ,thỏa mãn tốt nhu cầu của khách
hàng .Khách hàng sẽ tin tưởng chon mua sản phẩm của doanh nghiệp.
Ngày nay ,uy tín doanh nghiệp còn là một công cụ cạnh tranh rất mạnh ,uy tín
doanh nghiệp trở thành sự khẳng định chất lượng ,giá trị của sản phẩm .Uy tín doanh
nghiệp giúp doanh nghiệp duy trì và giữ vững thị trường ,chống sự lôi keó khách hàng
của đối thủ cạnh. Nâng cao uy tín chính là nâng cao khả năng cạnh tranh của DN.Tuy
nhiên ,tạo dựng uy tín của doanh nghiệp là một quá tŕnh lâu dài với sự phấn đấu nỗ lực
không ngừng của doanh nghiệp
1.2.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.2.2.1. Doanh số bán và thị phần của doanh nghiệp
* Doanh số bán: Là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá NLCT của doanh nghiệp.
Doanh số bán lớn đảm bảo có doanh thu để trang trải các chi phí đã bỏ ra, mặt khác
thu được một phần lợi nhuận và có tích lũy để tái mở rộng hoạt động sản xuất kinh
doanh. Doanh số bán càng lớn thì tốc độ chu chuyển hàng hóa và vốn càng nhanh, đẩy
nhanh quá trình tái sản xuất của DN. Đồng thời nó phản ánh quy mô sản xuất kinh
doanh của DN được mở rộng hay thu hẹp lại.
* Thị phần: Là chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá NLCT của DN, là tỷ lệ thị trường
mà DN chiếm lĩnh, nói lên sức mạnh của DN trên thị trường. Thị phần càng lớn thể
hiện sức cạnh tranh của DN càng mạnh. Khi xem xét thị phần người ta thường đề cập
đến các loại thị phần sau:
+ Thị phần tuyệt đối: Là phần trăm kết quả tiêu thụ sản phẩm của DN so với
kết quả tiêu thụ sản phẩm cùng loại của tất cả các doanh nghiệp khác bán trên cùng
một thị trường.
Trong đó Mdn là doanh thu của doanh nghiệp
Thị phần tuyệt đối của DN =
Mdn
M
x 100%
Sinh viên: Nguyễn Quang Phi MSV: 09D100037
13
Khóa luận tốt nghiệp
M là tổng doanh thu của toàn ngành hàng trên thị trường
Thị phần tương đối của DN =
DN =
Mdn
Mđ
x 100%
+Thị phần tương đối: là tỷ lệ giữa phần chiếm lĩnh thị trường tuyệt đối của
doanh nghiệp so với phần chiếm lĩnh thị trường tuyệt đối của đối thủ cạnh tranh mạnh
nhất trong ngành.
Trong đó Mdn là Doanh thu của DN trên thị trường, Mđ là Doanh thu của đối thủ
cạnh tranh mạnh nhất
1.2.2.2. Chi phí và tỷ suất chi phí
* Chi phí: Là tất cả những khoản tiền mà DN phải bỏ ra để phục vụ cho việc
sản xuất kinh doanh của mình như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp,
chi phí sản xuất chung, chi phí mua, chi phí quản lý, chi phí phân phối, chi phí bán
hàng,…Nếu doanh nghiệp tối ưu hóa được các khoản chi phí này sẽ tạo được lợi thế là
có chi phí sản xuất thấp, giá thành sản phẩm sẽ thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
* Tỷ suất chi phí: Cho biết một đồng doanh thu được tạo ra sẽ tiêu phí bao
nhiêu đồng chi phí. Đây là chỉ tiêu tương đối nói lên trình độ tổ chức quản lý hoạt
động kinh doanh, chất lượng quản lý chi phí. Tỷ suất chi phí thấp đưa lại tỷ suất lợi
nhuận cao và từ đó tạo điều kiện để lợi nhuận càng nhiều. Vì vậy, DN nào cũng tìm
mọi biện pháp để hạ thấp tỷ suất chi phí của DN mình.
1.2.2.3. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận:
* Lợi nhuận:Là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của DN
trong một thời kỳ nhất định hay là phần vượt trội giữa giá bán của sản phẩm so với chi
phí tạo ra và thực hiện sản phẩm đó. Lợi nhuận được sử dụng để chia cho các chủ sở
Sinh viên: Nguyễn Quang Phi MSV: 09D100037
14
Khóa luận tốt nghiệp
hữu và được trích để lập quỹ đầu tư và phát triển. Đồng thời giúp cho việc phân bổ các
nguồn lực của DN cũng như của nền kinh tế hiệu quả hơn.
Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản
xuất kinh doanh. Nó thể hiện đầy đủ các mặt số lượng và chất lượng hoạt động của
DN, phản ánh kết quả của việc sử dụng các yếu tố cơ bản của sản xuất như lao động,
vật tư, tài sản cố định…
* Tỷ suất lợi nhuận: Tỷ suất LN theo DT là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa
LN sau thuế so với DT tiêu thụ của DN. Đây là một chỉ tiêu quan trọng, nó không chỉ
phản ánh NLCT của DN mà còn thể hiện trình độ năng lực cán bộ quản trị cũng như
chất lượng lao động của DN
Tỷ suất lợi nhuận theo DT=
LN
ST
của DN
Doanh thu tiêu thụ của DN
x 100%
Nếu tỷ suất LN thấp chứng tỏ mức độ cạnh tranh gay gắt, ngược lại tỷ suất LN
cao chứng tỏ mức độ cạnh tranh trong ngành không cao hoặc NLCT của DN là tốt.
1.2.3. Các công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.2.3.1. Cạnh tranh bằng giá.
Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa. Giá cả được hình thành và ấn
định trên quan hệ cung cầu giữa người mua và người bán. Trong môi trường kinh tế
cạnh tranh gay gắt, yếu tố giá là một yếu tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có rất nhiều cách để định giá cho sản phẩm của
mình tùy vào các điều kiện kinh tế, chiến lược kinh doanh, Sau đây là một số chính
sách giá phổ biến:
- Chính sách giá cao: doanh nghiệp ấn định giá bán sản phẩm của mình cao hơn
giá bán sản phẩm cùng loại trên thị trường hiện tại. Chính sách này thường được sử
dụng nếu sản phẩm của doanh nghiệp có chất lượng tốt hơn, mẫu mã tốt hơn, thương
hiệu tốt hơn và được người tiêu dùng ưa thích hơn.
- Chính sách giá ngang bằng: doanh nghiệp định giá sản phẩm của mình
bằng với giá bán của sản phẩm cùng loại, giúp doanh nghiệp đánh giá được thái độ của
khách hàng với sản phẩm của mình khi mà số tiền họ bỏ ra là như nhau nếu mua sản
phẩm của đối thủ cạnh tranh.
Sinh viên: Nguyễn Quang Phi MSV: 09D100037
15
Khóa luận tốt nghiệp
- Chính sách giá thấp được áp dụng khi doanh nghiệp muốn tăng sản lượng bán
và chiếm lĩnh thị phần nhanh chóng, tận dụng được lợi thế kinh tế do quy mô.
- Chính sách giá phân biệt là chính sách giá được doanh nghiệp áp dụng cho các
đối tượng khác nhau.
1.2.3.2. Cạnh tranh bằng sản phẩm.
Cạnh tranh bằng sản phẩm sử dụng những chỉ tiêu thuộc tính của sản phẩm thể
hiện mức độ thỏa mãn nhu cầu trong những điều kiện xác định phù hợp với công dụng
của sản phẩm.
+ Mẫu mã sản phẩm: là một hình thức giúp cho sản phẩm có thể “tự quảng
cáo”, giúp thu hút sự chú ý của khách hàng. Khi chất lượng sản phẩm tốt, mẫu mã lại
bắt mắt, đa dạng, hợp thời trang thì sản phẩm đó có sức cạnh tranh rất mạnh.
+ Chất lượng sản phẩm: tập hợp các thuộc tính của sản phẩm trong điều kiện
nhất định về kinh tế và kỹ thuật. Chất lượng chỉ là một chỉ tiêu tổng hợp thể hiện ở
nhiều mặt khác nhau của các chỉ tiêu kỹ thuật đúng như quy định, hình dáng mầu sắc
với mỗi loại sản phẩm. Trong nền kinh tế hiện đại, cạnh tranh bằng chất lượng và uy
tín với khách hàng là một hướng phát triển bền vững được nhiều doanh nghiệp lựa
chọn. Nâng cao chất lượng sản phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc tăng
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.2.3.3. Cạnh tranh bằng hệ thống phân phối.
Hệ thống phân phối là cách thức mà doanh nghiệp cung ứng sản phẩm của
mình cho khách hàng trên thị trường nhất định. Chính sách phân phối ảnh hưởng mạnh lên
khả năng tiêu thụ của hàng hóa, bởi chính sách này quyết định khả năng phân phối, khả
năng hiện diện của sản phẩm, hay khả năng dễ tìm kiếm đối với khách hàng. Chính sách
này phụ thuộc vào đặc tính sản phẩm, chính sách bán hàng, tập khách hàng mục tiêu, ngân
sách. Một mạng lưới cung cấp tốt sẽ tạo ra lợi thế rất lớn trong việc tăng doanh số, tăng thị
phần đồng thời giúp doanh nghiệp có thể phản ứng nhanh nhạy trước các biến đổi của thị
trường và nhu cầu của khách hàng thông qua thu thập thông tin.
1.2.3.4. Cạnh tranh bằng cách chính sách xúc tiến khuếch trương.
Hiện nay hình thức cạnh tranh này trở nên rất phổ biến, và ngày càng có vai trò
quan trọng trong việc tiếp cận khách hàng. Cụ thể nó tăng cường khả năng nhận biết
của khách hàng về các đặc tính sản phẩm, mẫu mã và thương hiệu của sản phẩm, từ đó
gợi mở cho khách hàng ý muốn mua sản phẩm của doanh nghiệp. Các hình thức xúc
tiến và khuếch trýõng phổ biến gồm có:
- Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí
- Khuyến mãi, bốc thăm trúng thưởng hay tăng quà kèm theo
- Tài trợ các chương trình game show trên truyền hình, tham gia các chương
trình từ thiện
Sinh viên: Nguyễn Quang Phi MSV: 09D100037
16
Khóa luận tốt nghiệp
1.3. Các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.3.1 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô.
Môi trường vĩ mô có ảnh hưởng gián tiếp lên hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, tuy nhiên sức ảnh hưởng có tác động rất mạnh vì bất kỳ doanh nghiệp nào khi
hoạt động kinh doanh cũng không thể nằm ngoài môi trường vĩ mô được. Môi trường
vĩ mô gồm 4 nhân tố: Kinh tế, chính trị- pháp luật, Khoa học công nghệ, văn hóa xã
hội.
Sơ đồ 1.1: Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô.
(Nguồn: Micheal E Porter (1999), “ Chiến lược cạnh tranh”, NXB Khoa học kỹ thuật)
1.3.1.1 Môi trường kinh tế
Các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng mạnh mẽ trong môi trường kinh tế chung của
đất nước, hay nói cách khác, sức khỏe của kinh tế đất nước ảnh hưởng tới sức khỏe
của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu đánh giá sức khỏe của môi trường kinh tế bao gồm:
GDP, GNP, chỉ số lạm phát, lãi suất ngân hàng, tỷ lệ thất nghiệp, lượng FDI, FPI… các
chỉ tiêu này tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tăng thị
phần, phát triển bền vững.
1.3.1.2 Môi trường chính trị - pháp luật.
Nền chính trị quyết định đường lối phát triển chung của đất nước và cách thức
thực hiện đường lối đó, Pháp luật đảm bảo cho đường lối này được được hiện tốt, nhất
quán thông qua Hiến Pháp và các Bộ luật, đạo luật. Môi trường chính trị pháp luật ổn
định, rõ ràng, nghiêm khắc, thông thoáng là nền tảng bền vững cho doanh nghiệp yên
tâm mở rộng phát triên kinh doanh đồng thời hạn chế tối đa các doanh nghiệp làm ăn
không chân chính.
1.3.1.3 Môi trường khoa học công nghệ
Ngày nay khoa học công nghệ thay đổi nhanh chóng, và có mặt trong tất cả các
lĩnh vực kinh doanh, làm thay đổi cách thức sản xuất đáng kể. Doanh nghiệp muốn
phát triển bền vững thì cần chủ động cập nhật và nắm vững công nghệ, áp dụng dây
Sinh viên: Nguyễn Quang Phi MSV: 09D100037
17
Môi trường
chính trị -pháp
luật
Môi trường
kinh tế
Môi trường kinh
tế Vĩ mô
Môi trường văn
hóa – xã hội
Môi trường
công nghệ
Khóa luận tốt nghiệp
chuyền sản xuất tiên tiến để có thể giảm chi phí, tăng năng suất, tăng chất lượng sản
phẩm và thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng. Một số doanh nghiệp nắm giữ công
nghệ sản xuất vượt trội sẽ tạo ra được một lợi thế cạnh tranh lớn so với các đối thủ.
1.3.1.4 Môi trường văn hóa – xã hội.
Văn hóa xã hội bao gồm phong tục tập quán, lối sống, đạo đức, thị hiếu tiêu
dùng… của người dân có ảnh hưởng gián tiếp đến năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp. Trong mỗi khu vực địa lý, với mỗi khách hàng mục tiêu đều có sự khác nhau
trong văn hóa tiêu dùng, vì thế doanh nghiệp cần phải có chiến lược kinh doanh khác
nhau ở mỗi vùng miền và cho mỗi đối tượng khách hàng, có như thế doanh nghiệp
mới có thể thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng, chiếm lĩnh thị trường và đạt được
lợi thế cạnh tranh.
1.3.2. Các nhân tố thuộc môi trường ngành.
Doanh nghiệp chịu sự tác động của các yếu tố thuộc môi trường ngành như sau:
( Nguồn: Micheal E Porter (1999), “ Chiến lược cạnh tranh”)
Sơ đồ 1.2: Mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Micheal E. Porter
1.3.2.1. Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng
Các đối thủ cạnh tranh tiềm tang đem vào cho ngành các năng lực sản xuất mới
và thúc ép các công ty hiện có trong ngành phải trở nên hữu hiệu hơn, hiệu quả hơn và
phải biết cách cạnh tranh với các thuộc tính mới. Các công ty hiện có trong ngành cố
gắng ngăn cản các đối thủ tiềm tàng không cho họ gia nhập ngành. Sức mạnh của đối
thủ cạnh tranh tiềm tàng là một hàm số với chiều cao của các rào cản nhập cuộc. Rào
cản nhập cuộc là các nhân tố gây khó khăn tốn kém cho các đối thủ khi họ muốn thâm
nhập ngành, và thậm chí khi họ có thể thâm nhập, họ sẽ bị đặt vào thế bất lợi. Các rào
cản nhập cuộc bao gồm: Sự trung thành nhãn hiệu, lợi thế chi phí tuyệt đối, tính kinh
tế của qui mô, chi phí chuyển đổi, qui định của chính phủ và sự trả đũa. Sự mạnh yếu
Sinh viên: Nguyễn Quang Phi MSV: 09D100037
18
Khóa luận tốt nghiệp
của rào cản này ảnh hưởng tới số lượng và mức độ cạnh tranh của các công ty trong
ngành, qua đó cũng ảnh hưởng lớn tới khả năng cạnh tranh của công ty.
1.3.2.2 Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành
Các đối thủ cùng lệ thuộc lẫn nhau, có xảy ra các hành động tấn công và đáp trả
khi bị thách thức bởi các hành động của doanh nghiệp khác, hay khi doanh nghiệp nào
đó nhận thức được một cơ hội cải thiện vị thế của nó trên thị trường.Mức độ ganh đua
trong ngành phụ thuộc:
- Cấu trúc cạnh tranh ngành: Phân bố số lượng và qui mô của các công ty trong
ngành theo cấu trúc phân tán hay tập trung.
- Các điều kiện nhu cầu: nhu cầu tăng, duy trì hay giảm.
- Rào cản rời khỏi ngành: Là những nhân tố xúc cảm, chiến lược và kinh tế giữ
một công ty ở lại trong ngành, cản rời ngành cao, khi mà nhu cầu không đổi hay suy
giảm.
Nếu mức độ ganh đua trong ngành cao thì mỗi doanh nghiệp trong ngành luôn
phải chịu áp lực cạnh tranh lớn và bắt buộc phải tìm cách nâng cao năng lực cạnh
tranh của mình để tồn tại.
1.3.2.3 Năng lực thương lượng của người mua
Năng lực thương lượng của người mua như một đe dọa cạnh tranh khi họ ở vị
thế yêu cầu giá thấp hơn hoặc yêu cầu dịch vụ tốt hơn (mà có thể dẫn đến tăng chi phí
hoạt động). Khi người mua ở vị trí yếu, công ty có thể tăng giá và có được lợi nhuận
cao hơn.
Người mua có quyền lực nhất trong các trường hợp sau: Ngành gồm nhiều công
ty nhỏ và người mua là một số ít và lớn, Người mua thực hiện mua sắm khối lượng
lớn, Ngành phụ thuộc vào người mua, Người mua có thể chuyển đổi cung cấp với chi
phí thấp, Người mua đạt tính kinh tế khi mua sắm từ một vài công ty cùng lúc, Người
mua có khả năng hội nhập dọc. Khi mà quyền lực của người mua cao thì các doanh
nghiệp trong ngành sẽ phải cạnh tranh nhau gay gắt để có thể được phục vụ cho họ,
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp phải cao hơn các doanh nghiệp khách mới có
thể tồn tại được.
1.3.2.4 Năng lực thương lượng của các nhà cung cấp
Năng lực thương lượng của các nhà cung cấp là mối đe dọa khi họ có thể thúc
ép nâng giá đầu vào hoặc phải giảm yêu cầu chất lượng đầu vào. Doanh nghiệp có cơ
hội có thể thúc ép giảm giá và yêu cầu chất lượng cao khi năng lực cạnh tranh của ho
yếu. Các nhà cung cấp có quyền lực nhất khi: Sản phẩm của nhà cung cấp bán ít có
khả năng thay thế và quan trọng đối với công ty, công ty không phải là một khách hàng
Sinh viên: Nguyễn Quang Phi MSV: 09D100037
19
Khóa luận tốt nghiệp
quan trọng với các nhà cung cấp, sản phẩm của các nhà cung cấp khác biệt đến mức có
thể gây ra tốn kém cho công ty khi chuyển đổi, đe dọa hội nhập xuôi chiều về phía
ngành và cạnh tranh trực tiếp với công ty. Khi năng lực thương lượng của nhà cung
cấp mạnh, họ làm tăng mức độ cạnh tranh trong ngành lên cao, buộc các doanh nghiệp
phải tự nâng cao khả năng cạnh tranh của mình để có thể tồn tại khi các điều kiện đầu
vào trở nên khó khăn.
Sản phẩm thay thế là những sản phẩm của các ngành phục vụ nhu cầu tương
tự.
Biến động của các sản phẩm thay thế có thể gây những ảnh hưởng lớn cho sản
phẩm của doanh nghiệp. Ví dụ nếu sản phẩm của doanh nghiệp tăng giá quá cao,
khách hàng sẽ chuyển hướng tới các sản phẩm thay thế có cùng công dụng mà giá
thành rẻ hơn. Chính các sản phẩm thay thế làm cho mức nhu cầu đối với ngành biến
đối liên tục. Nếu sức cạnh tranh của sản phẩm thay thế cao, làm cho nhu cầu đối với
ngành sụt giảm, khi đó các doanh nghiệp trong ngành sẽ làm ăn khó khăn hơn, cạnh
tranh gay gắt hơn, buộc phải nâng cao khả năng cạnh tranh để tự cứu mình.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH
VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY HÀ NỘI .
2.1 Giới thiệu khái quát về công ty
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần xây dựng công trình thủy Hà Nội - HA NOI WATER
PROJECT CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY được biết đến là một Nhà
thầu chuyên nghiệp và có uy tín.
Công ty được thành lập trên cơ sở tiền thân là đội xây dựng bắt đầu tham gia
làm thầu phụ năm 1990 cho các Công ty xây dựng lớn như: Công ty Liên doanh xây
dựng VIC- Bộ xây dựng, Công ty Lắp máy điện nước và xây dựng- Tổng Công ty xây
dựng Hà Nội, Công ty Phát triển Kỹ thuật và Xây dựng- Tổng Công ty Xây dựng Hà
Nội,Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội.
Năm 1996,công ty đăng ký hoạt động theo hěnh thức công ty TNHH nhiều
thành viên sau đó đến ngày 26/3/2003 công ty chuyển sang hình thức cổ phần theo
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102030134 của Sở Kế hoạch vŕ Đầu tý TP
Hŕ Nội cấp.Mục tięu của sự hợp nhất vŕ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp này là
nhằm huy động số vốn tự có tương đối lớn để đầu tư cho các hoạt động xây lắp dân
Sinh viên: Nguyễn Quang Phi MSV: 09D100037
20
Khóa luận tốt nghiệp
dựng và công nghiệp ở quy mô lớn hơn,đồng thời chuẩn bị cho việc gia nhập thị
trường chứng khoán nếu có thể.Từ năm 2004, ngoài trụ sở chính tại Hà Nội, để đáp
ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng trên khắp cả nước, công ty xây dựng thêm hai chi
nhánh tại 136 Lê Thanh Nghị,quận Hải Châu,thành phố Đà Nẵng. và 110 CMT8
phường 7, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.Trải qua nhiều thăng trầm do tác động của
ngoại cảnh mà điển hình là tác động của cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á và thế giới
bắt nguồn từ Thái Lan năm 1997 ,cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2001 sau sự
kiện 11/9 tại Mỹ,Công ty cổ phần xây dựng công trình thủy Hà Nội đã không ngừng
vươn lên ,có đà tăng trưởng bình quân xấp xỉ 20% / năm
2.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty.
HĐQT
GIÁM ĐÔC
P.GIÁM ĐỐC
P.GIÁM ĐỐC
P.GIÁM ĐỐC
Phòng
KẾ HOẠCH
Phòng
TC - KT
Phòng
KT -KT
Phòng
NHÂN SỰ
Phòng
VẬT TƯ
ĐỘI THI CÔNG SỐ 1
ĐỘI THI CÔNG SỐ 2
ĐỘI THI CÔNG SỐ 3
Sinh viên: Nguyễn Quang Phi MSV: 09D100037
21
Khóa luận tốt nghiệp
ĐỘI THI CÔNG SỐ 4
ĐỘI THI CÔNG SỐ 5
( nguồn: Trang web điện tử của Công Ty)
Sơ đồ 2.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
Hội đồng quản trị : là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công
ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty
Giám đốc: Quản lý điều hành công ty, xây dựng chiến lược phát triển lâu dài và
khai thác nguồn lực của công ty, dự án đầu tư mới, đầu tư chiều sâu, phương án liên
doanh.
Phó giám đốc: theo dõi một số công trình theo sự phân công của giám đốc, xây
dựng các kế hoạch cho sản xuất,đảm bảo cung ứng đầy đủ và kịp thời,cân đối giữa các
mặt vật tư,lao động,máy móc thiết bị.
Phòng nhân sự: Quản lý về mặt nhân sự. Có trách nhiệm đào tạo, tuyển dụng
nhân sự cho công ty. Xây dựng kế hoạch và thực hiện đào tạo,bồi dưỡng,tuyển dụng
nhân sự theo yêu cầu của công việc cho các phòng ban,tổ,đội thi công của công ty
Sinh viên: Nguyễn Quang Phi MSV: 09D100037
22
Khóa luận tốt nghiệp
Phòng tài chính - kế toán: Tham mưu cho giám đốc và giúp giám đốc quản lý
các mặt kế toán, thống kê tài chính trong toàn công ty nhằm giúp giám đốc điều hành
vốn hiệu quả theo quy định của pháp luật.
Phòng kinh tế kĩ thuật: Tham mưu cho giám đốc trong công tác quản lý kỹ
thuật, quy trình công nghệ sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm, chất lượng nguyên
vật liệu đưa vào sản xuất.
Phòng kế hoạch: Lập kế hoạch và chương trình công tác,dự kiến tiến độ thực
hiện các công trình của công ty để tham mưu cho ban giám đốc
Phòng vật tư: Cung ứng nguyên vật liệu để phục vụ cho sản xuất kinh doanh
toàn công ty, quản lý kho hàng, phương tiện vận tải, bốc xếp.
Đội thi công: Thực hiện thi công các công trình xây dựng cũng như hạng mục
công trình thuộc các dự án đã mang thầu dưới sự chỉ đạo, giám sát của phụ trách thi
công.
2.1.3 Ngành nghề kinh doanh của công ty
Công ty cổ phần CPXDCT Hà Nội chuyên xây dựng các công trình dân dụng,
công nghiệp, giao thông,thủy lợi, cầu, cầu tàu, bến cảng, hạ tầng khu công nghiêp…
Bên cạnh đó, công ty còn mở rộng thêm nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau bao gồm:
Môi giới thương mại, đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa, xuất nhập khẩu các mặt
hàng của công ty kinh doanh, thiêt kế kiến trúc, kết cấu công trình dân dụng công
nghiệp, tổng mặt bằng xây dựng công trình, khảo sát địa chất công trình, dịch vụ lập
dự án đầu tư xây dựng công trình.
2.1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Sinh viên: Nguyễn Quang Phi MSV: 09D100037
23
Khóa luận tốt nghiệp
Bảng 2.1: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tiền 2011/2010 Số tiền 2012/2011
+/- % +/- %
Doanh thu 35.046.961 71.362.400 36.315.439 104 102.913.197 31.550.797 44,2
Các khoản giảm trừ doanh thu
Doanh thu thuần 35.046.961 71.362.400 36.315.439 104 102.913.197 31.550.797 44,2
Chi phí xây dựng 31.769.837 63.822.089 32.052.252 101 77.315.015 13.492.926 21,1
Lợi nhuận gộp 3.227.124 7.540.312 4.313.188 134 25.598.182 18.057.870 239,5
Doanh thu hoạt động tài chính 1.898 11.342 9.444 498 33.495 22.153 195,3
Chi phí tài chính 17.728 547.385 529.657 2988 1.199.583 652.198 119,1
Trong đó: Chi phí lãi vay 101.887 101.887 - 1.097.243 995.356 976,9
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp 452.086 3.013.065 2.560.979 566 7.203.924 4.190.859 139,1
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 2.809.207 3.991.204 1.181.997 42 17.228.170 13.236.966 331,7
Thu nhập khác 295.192 295.192 -
Chi phí khác (1646) 19.085 19.085 - (19.085) -
Lợi nhuận khác (19.085) (19.085) - 295.192 276.107
(1646)
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 2.809.207 3.972.119 162.912 41 17.523.362 13.551.243 341,1
Chi phí thuế TNDN hiện hành 702.302 993.030 290.728 41 4.380.841 3.387.811 341,2
Chi phí thuế TNDN hoãn lại
Lợi nhuận sau thuế TNDN 2.106.906 2.979.090 872.184 41 13.142.522 10.163.432 341,2
Nguồn (phòng tài chính kế toán )
Sinh viên: Nguyễn Quang Phi MSV: 09D100037
24
Khóa luận tốt nghiệp
- Về doanh thu: Do công ty nhận được nhiều hợp đồng có giá trị lớn như The
Manor Hà Nội, đầu tư vốn chủ sở hữu và nợ phải trả vào kinh doanh trong 2 năm 2011
và 2012 mang lại hiệu quả cao. Uy tín của Công ty với các đối tác đã được khẳng định.
- Về chi phí: Chịu ảnh hưởng của lạm phát và lãi vay ngân hàng tăng cao nên
chi phí về tài chính cũng như chi phí về lãi vay ngân hàng tăng lên. Chi phí tài chính
năm 2011 lớn hơn chi phí tài chính năm 2010 là 529,657 triệu đồng tương ứng tăng
2988%. Chi phí tài chính năm 2012 lớn hơn năm 2011 khoảng 652,198 triệu đồng
tương ứng tăng 119,1%. Tốc độ tăng của chi phí tài chính trong đó có chi phí lãi vay
đã giảm xuống so với năm trước là do chính sách thắt chặt tiền tệ của nhà nước.
- Về lợi nhuận: Cùng với tốc độ tăng trưởng của doanh thu, mức tăng lợi
nhuận của công ty thu được qua các năm cũng có sự tăng trưởng cao. Cụ thể, năm
2011 lợi nhuận sau thuế của công ty tăng 872,184 triệu đồng so với năm 2010 đạt mức
tăng 41%. Năm 2012 tăng hơn 10 tỷ đồng so với năm 2010, đạt mức tăng 341,2%.
2.2.1.2 Công cụ cạnh tranh của Công ty
Các công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm giá sản phẩm, chất lượng
sản phẩm, hệ thống phân phối, công cụ xúc tiến. Dưới đây kết quả điều tra trắc nghiệm
nhân viên khi được hỏi về công cụ cạnh tranh nào phù hợp nhất để nâng cao khả năng
canh tranh của công ty so với các đối thủ cạnh tranh chính là Hương Giang , 379 ,
MEC .Thì giá (12/20) chiếm 60%; chất lượng sản phẩm (20/20) chiếm 100% ; hệ
thống kênh phân phối (15/20) chiếm75%; quảng cáo xúc tiến (10/20) chiếm 50%.Kết
quả cho thấy công cụ cạnh tranh mà công ty đang sử dụng chủ yếu chất lượng sản
phẩm .Qua đây ta có thể kết luận dù công ty kinh doanh gì thì yếu tố chất lương luôn
được các công ty coi trong nhất Với thu nhập trung bình cả nước ngày càng cao thì
nhu cầu cuộc sống cũng vì thế mà kéo theo. Vì vậy công ty nên tận dụng tốt ưu thế này
của minh để nâng cao vị thế canh tranh trong làng xây dựng
2.2. Thực trạng về nâng cao khả năng canh tranh của công ty
2.2.1 Thực trạng các yếu tố cấu thành khả năng cạnh tranh của công ty
2.2.1.1 Thực trạng về trình độ tổ chức quản lý của công ty
Mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty cầu 12 (xem biểu đồ 2.1) là mô hình tổ chức
trực tuyến chức năng. Đây là mô hình thường được áp dụng cho các doanh nghiệp xây
dựng nói chung. Mô hình này đảm bảo được quyền lực của người lãnh đạo và sử dụng
được các chuyên gia trong từng lĩnh vực như: kỹ thuật, kế hoạch, tài chính – kế toán, máy
móc thiết bị, vật tư…Với mô hình này sẽ đảm bảo tính thống nhất từ trên xuống. Tuy
nhiên, hạn chế trong khả năng tổ chức của Công ty là tính chậm trễ trong việc ra các quyết
định kinh doanh, do vậy thường làm mất đi cơ hội kinh doanh của Công ty. Hơn nữa hiện
nay trong Công ty đang có tình trạng phân cấp, phân quyền chưa rõ ràng dẫn đến tình
25
Sinh viên: Nguyễn Quang Phi MSV: 09D100037