MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
i
DANH MỤC CÁC BẢNG
ii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ii
MỞ ĐẦU
1
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP TÁC KHU VỰC Ở
ĐÔNG NAM Á
7
1.1.
Chủ nghĩa khu vực và các lý thuyết về hội nhập khu vực
7
1.2.
Các kiến giải về cộng đồng từ góc nhìn của chủ nghĩa
kiến tạo xã hội
23
CHƢƠNG II: CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN NHÌN TỪ GÓC
ĐỘ CỦA CHỦ NGHĨA KIẾN TẠO
32
2.1.
Nội dung của cộng đồng kinh tế ASEAN
32
2.2
Tiếp cận sự hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN
(AEC) dƣới góc độ của chủ nghĩa kiến tạo
38
2.3
Triển vọng của Cộng đồng kinh tế ASEAN
50
CHƢƠNG III: MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI SỰ
THAM GIA CỦA VIỆT VÀO CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN
58
3.1.
Một số tác động của việc tham gia AEC đối với sự phát
triển kinh tế của Việt Nam
58
3.2.
Kiến nghị về quan điểm và định hƣớng tham gia của
Việt Nam vào cộng đồng ASEAN và AEC
60
3.3
Kiến nghị về một số nhóm giải pháp chính sách đối với
sự tham gia của Việt Nam vào cộng đồng ASEAN và
AEC
68
KẾT LUẬN
73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
75
PHỤ LỤC
83
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Diền giải
ASEAN
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
AEC
Cộng đồng kinh tế ASEAN
APSC
Cộng đồng Chính trị-An ninh
ASCC
Cộng đồng Văn hoá – Xã hội
AFTA
Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN
AICO
Chƣơng trình hợp tác công nghiệp ASEAN
AFAS
Hiệp định Khung ASEAN về Dịch vụ
AIA
Khu vực đầu tƣ ASEAN
AIC
Chƣơng trình bổ trợ công nghiệp ASEAN
AIJV
Chƣơng trình liên doanh công nghiệp ASEAN
AIP
Dự án công nghiệp ASEAN
APC
Cộng đồng Châu Á-Thái Bình Dƣơng
AU
Liên minh châu Phi
ARF
Diễn đàn Khu vực ASEAN
AMM
Hội nghị Ngoại trƣởng ASEAN
AEM
Hội nghị Bộ trƣởng Kinh tế
CARICOM
Khu vực tự do thƣơng mại vùng Caribê
CEPT
Thuế quan Ƣu đãi có hiệu lực chung
EEC
Cộng đồng kinh tế châu Âu
EU
Liên minh Châu Âu
EAEC
Cộng đồng kinh tế Đông Á
FII
Đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài
FDI
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
FTAAP
Khu vực Mậu dịch Tự do Châu Á – Thái Bình Dƣơng
FTA
Hiệp định tự do thƣơng mại
FTAA
Khu vực tự do thƣơng mại toàn châu Mỹ
GATS
Hiệp định thƣơng mại
HPA
Chƣơng trình Hành động Hà Nội
IMF
Quỹ Tiền tệ Quốc tế
JMM
Hội nghị Liên Bộ trƣởng
MERCOSUR
Khu vực tự do thƣơng mại Nam Mỹ
PTA
Thỏa thuận thƣơng mại ƣu đãi
TPP
Đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng
TAC
Hiệp ƣớc thân thiên và hợp tác ASEAN
SEOM
Cuộc họp các quan chức Kinh tế cao cấp
SOM
Cuộc họp các quan chức cao cấp
RTA
Hiệp định tự do thƣơng mại khu vực
WB
Ngân hàng Thế giới
WTO
Tổ chức Thƣơng mại Thế giới
i
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
Tên bảng biểu
Trang
Bảng 1.1
So sánh chủ nghĩa khu vực mới và chủ nghĩa khu
vực truyền thống
8
Bảng 1.2
So sánh các quan điểm trƣờng phái
24
Bảng 1.3
Các hình thức liên kết kinh tế trong khu vực
27
Bảng 2.1
Mục tiêu kinh tế của AEC
30
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Số hiệu
Tên biểu đồ
Trang
Hình 2.1
Lộ trình hội nhập kinh tế tổng thể ASEAN (RAI)
34
Hình 2.2
Lộ trình phát triển của AEC
53
ii
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Sáng kiến xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), một trong 3 trụ
cột của Cộng đồng ASEAN (Cộng đồng Chính trị-An ninh (APSC), Cộng
đồng Kinh tế (AEC) và Cộng đồng Văn hoá – Xã hội (ASCC)) đƣợc thông
qua tại Hội nghị thƣợng đỉnh ASEAN lần thứ 9 vào năm 2003.
Tại Hội nghị Thƣợng đỉnh ASEAN lần thứ 12 vào tháng Giêng năm
2007, các nhà lãnh đạo ASEAN đã quyết định rút ngắn thời hạn hoàn thành
Cộng đồng ASEAN, từ năm 2020 xuống còn 2015.
Tháng 11 năm 2008, Hiến chƣơng ASEAN bắt đầu có hiệu lực và trở
thành trụ cột thể chế của Cộng đồng ASEAN. Tại Hội nghị thƣợng đỉnh lần
thứ 14, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua bản Kế hoạch Cộng đồng
ASEAN là sự kết hợp của ba bản Kế hoạch Cộng đồng Chính trị - An ninh,
Cộng đồng kinh tế và Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN đến năm 2015
kèm theo kế hoạch thực hiện Sáng kiến hội nhập ASEAN giai đoạn II (2009 –
2015).
Thời hạn hình thành AEC đang đến gần, trong khi đó những khó khăn
và trở ngại trên con đƣờng tiến tới AEC vẫn đang hiện hữu nhƣ chênh lệch
phát triển lớn; sự khác biệt trong thể chế chính trị - xã hội và thiếu ngƣời lãnh
đạo,… Do đó việc nghiên cứu sâu hơn về mô hình của AEC sẽ giúp hiểu sâu
hơn về liên kết kinh tế này để đƣa ra những biện pháp và sáng kiến nhằm thực
hiện thành công AEC cũng nhƣ sự phát triển của cộng đồng này trong tƣơng
lai.
Hội nhập liên kết kinh tế ASEAN là một trong những trụ cột cơ bản
của chiến lƣợc hội nhập quốc tế của Việt Nam. Việt Nam tham gia tích cực
AEC là sự kết hợp sức mạnh bên trong với bên ngoài, giữa sức mạnh dân tộc
với sức mạnh thời đại. Việt Nam tham gia AEC trƣớc hết nhằm bảo vệ và
phục vụ lợi ích quốc gia, tạo môi trƣờng khu vực thuận lợi cho phát triển đất
nƣớc, và làm chỗ dựa để mở rộng quan hệ với bên ngoài và hội nhập quốc tế.
Tuy là một thành viên của ASEAN từ năm 1995 nhƣng Việt Nam vẫn
thuộc nhóm các nƣớc kém phát triển hơn và chƣa tham gia một cách có hiệu
quả cao vào các quá trình liên kết kinh tế của ASEAN.
Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu sâu hơn về mô hình AEC sẽ giúp
tìm ra mô hình hợp tác kinh tế Việt Nam – ASEAN, nhằm đạt đƣợc lợi ích
cao nhất và giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực do quá trình này đem
lại, đặc biệt khi Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới
(WTO) và sau khi AEC đƣợc hình thành vào năm 2015.
Vì vậy, đề tài "Cộng đồng kinh tế ASEAN nhìn từ góc độ của chủ nghĩa
kiến tạo và một số hàm ý chính sách cho Việt Nam" nhằm tìm hiểu cơ sở lý
luận về quá trình hình thành và phát triển của AEC, từ đó, đƣa ra các khuyến
nghị nhằm nâng cao hiệu quả tham gia vào AEC của Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu.
Cho đến nay có rất nhiều nghiên cứu quốc tế và khu vực về liên kết
kinh tế ASEAN nói chung và cộng đồng kinh tế ASEAN nói riêng. Các
nghiên cứu về liên kết kinh tế của ASEAN tiêu biểu là của Ban thƣ ký
ASEAN (2007) nhƣ “Hội nhập ASEAN trong lĩnh vực dịch vụ”; Wendy
Dobson (2001) Hội nhập sâu hơn vào khu vực Đông Á: tổ chức khu vực và
các hệ thống kinh tế quốc tế; Mahathir Mohammad (1997) “Tham vọng trong
tương lai: Cộng đồng các quốc gia Đông Nam á đã sẵn sàng cho những thách
thức của thế kỷ 21?”,…
Bình luận về AEC còn đƣợc tìm thấy trong phát biểu của các nhà lãnh
đạo các nƣớc tại các hội nghị, diễn đàn khu vực, gần đây nhƣ hội nghị các Bộ
trƣởng kinh tế, các chuyên gia kinh tế và lãnh đạo ASEAN.
Ngoài ra, còn có một số bài viết về AEC đƣợc đăng tải trên Internet cũng
nhƣ báo chí các nƣớc trong khu vực nhƣ Bangkok Post, Asia Times, Strait
Times Các học giả tập trung phân tích, bình luận về triển vọng của AEC, kể
cả các thách thức đối với thể chế này khi trong khu vực đã tồn tại các thể chế
khác nhƣ AFTA, AICO, AFAS và AIA.
Các nghiên cứu trong nƣớc gần đây gồm có Đề án Chính Phủ “ Sự
tham gia của Việt Nam vào Cộng đồng kinh tế ASEAN trong định hướng phát
triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế” tiến hành năm 2006 đã phân tích và
đánh giá mối quan hệ kinh tế, xã hội, ngoại giao của Việt Nam khi tham gia
Cộng đồng kinh tế ASEAN.
Các nghiên cứu của Nguyễn Xuân Thắng (2006) “Việt Nam và ASEAN:
Những bước hội nhập tiếp theo”; Trần Văn Tùng và Phạm Ngọc Tân (2007)
“Bối cảnh quốc tế và tác động của nó đối với quá trình hình thành AEC” cũng
phân tích những điểm cơ bản ban đầu về bối cảnh, điều kiện và thể chế hình
thành AEC.
Tại Hội thảo quốc tế “ASEAN: Bốn mươi năm nhìn lại và hướng tới” do
Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội tổ
chức ngày 19/7/2007, các học giả trong nƣớc cũng có nhiều bài tham luận có
giá trị dự đoán về cấu trúc an ninh-chính trị ở ASEAN cũng nhƣ tƣơng lai của
các thể chế và diễn đàn đối thoại ở khu vực. Trong số các bài tham luận,
Nguyễn Vũ Tùng (2007) cũng đã bƣớc đầu tiếp cận nhìn nhận hợp tác
ASEAN trong lĩnh vực chính trị và an ninh từ góc độ của chủ nghĩa kiến tạo.
Tiếp theo các nghiên cứu kể trên, cuốn sách “ Cộng đồng kinh tế
ASEAN (AEC): Mục tiêu, nội dung và lộ trình” do Nguyễn Hồng Sơn chủ
biên tổng kết 6 bài học từ việc Việt Nam tham gia vào hợp tác kinh tế
ASEAN và đƣa ra một số khuyến nghị giúp Việt Nam tham gia AEC có hiệu
quả.
Chƣơng trình cấp bộ: “Cộng đồng ESEAN: Cơ sở hình thành, triển
vọng và phản ứng chính sách của các nước trong khu vực” năm 2010 do Lê
Bộ Lĩnh làm chủ nhiệm cũng đã đóng góp những nghiên cứu tổng thể về hợp
tác phát triển trong cộng đồng ASEAN về các mặt: chính trị, ngọai giao, kinh
tế, xã hội…
Bên cạnh đó, trên các tạp chí nhƣ “Những vấn đề kinh tế thế giới”,
“Nghiên cứu quốc tế” và “Nghiên cứu Đông Nam Á”, các trang điện tử nhƣ
google.com.vn, vietnam.net và vnexpress.net có thể thấy một số bài viết của
các học giả Việt Nam đánh giá về sự ra đời của AEC cũng nhƣ phân tích
những mặt đƣợc và không đƣợc của cơ chế này…
Từ góc độ lý thuyết, đã có một loạt nghiên cứu về mô hình cộng đồng
nói chung và cộng đồng kinh tế nói riêng dựa trên trƣờng hợp của Liên minh
châu Âu. Các nghiên cứu truyền thống này tiếp cận hội nhập kinh tế của Châu
Âu chủ yếu dƣới góc độ của chủ nghĩa chức năng, chủ nghĩa chức năng mới
(Hass, 1964; Mitrany, 1943), chủ nghĩa liên bang, chủ nghĩa đa nguyên, chủ
nghĩa xuyên quốc gia (Keohane và Nye, 1977), chủ nghĩa chính phủ và chủ
nghĩa chính phủ tự do (Hoffmann, 1966; Putnam, 1988; Moravcsik 1993).
Bên cạnh đó, còn có nhiều nghiên cứu tiếp cận liên kết kinh tế ASEAN dƣới
góc độ chủ nghĩa khu vực và chủ nghĩa khu vực mới (Payne, 2003).
“Cộng đồng kinh tế ASEAN nhìn từ góc độ của chủ nghĩa kiến tạo và
một số hàm ý chính sách cho Việt Nam” là đề tài nghiên cứu mô hình AEC từ
góc độ mới là chủ nghĩa kiến tạo. Chủ nghĩa kiến tạo cho rằng Cộng đồng
ASEAN là một sự kiến tạo mang tính chất xã hội trong quan hệ quốc tế ở
Đông Nam Á, nhấn mạnh khía cạnh mặt nhận thức về cộng đồng trong hợp
tác khu vực ở Đông Nam Á, từ đó xây dựng một mô hình lý thuyết cho lộ
trình hình thành và phát triển của AEC.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.
3.1. Mục đích
Trong khuôn khổ nghiên cứu, luận văn sẽ tập trung tìm hiểu cơ sở lý
luận của quá trình hình thành AEC, trên cơ sở đó, đƣa ra khuyến nghị đối với
cách thức tham gia của Việt Nam vào AEC và mô hình hợp tác kinh tế Việt
Nam – ASEAN.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài sẽ:
- Tìm hiểu khung khổ lý thuyết cho quá trình hình thành và phát triển
của “cộng đồng kinh tế” ASEAN;
- Phân tích sự thay đổi nhận thức về hợp tác kinh tế khu vực ở Đông
Nam Á;
- Phân tích sự thay đổi nhận thức về định hƣớng tham gia của Việt Nam
trong quá trình xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN;
- Đƣa ra một số khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao hiệu quả tham
gia vào AEC của Việt Nam.
3.3. Câu hỏi nghiên cứu
Cần nhìn nhận quá trình hình thành và phát triển của cộng đồng kinh
tế ASEAN như thế nào?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn.
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Quá trình hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN nhìn dƣới góc độ lý
thuyết.
4.2. Phạm vi nghiên cứu luận văn
Đề tài đi sâu nghiên cứu sự hình thành Cộng đồng liên kết kinh tế
ASEAN từ khi thành lập năm 2003 đến tháng 6/2012 (thời điểm dự kiến kết
thúc đề tài).
Vấn đề nghiên cứu chính là sự thay đổi nhận thức trên hai khía cạnh:
- Về hợp tác kinh tế khu vực ở Đông Nam Á;
- Về sự tham gia của Việt Nam vào hợp tác kinh tế ở khu vực Đông
Nam Á.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp sau:
- Kết hợp các phƣơng pháp phân tích và mô hình hóa lý thuyết.
- Phƣơng pháp nghiên cứu tiến trình lịch sử để nghiên cứu quá trình
hình thành và phát triển của AEC.
- Phƣơng pháp nghiên cứu tiến trình nhận thức của chủ nghĩa kiến tạo
(thông qua phân kỳ giai đoạn) để phân tích sự thay đổi nhận thức đối với hợp
tác kinh tế ASEAN.
- Tiếp xúc với các chuyên gia Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Vụ Đông
Nam Á – Nam Á – Nam Thái Bình Dƣơng.
- Phân tích sử dụng các tài liệu của Việt Nam kết hợp với việc khai thác
các nguồn tài liệu của nƣớc ngoài.
Nguồn tài liệu chính đƣợc sử dụng trong luận văn là tài liệu thứ cấp.
Bên cạnh đó luận văn còn sử dụng nguồn dữ liệu là kết quả phỏng vấn với các
chuyên gia.
6. Đóng góp mới
Nghiên cứu về AEC có sự so sánh rõ hơn giữa AEC với các thể chế và
diễn đàn hiện có ở khu vực, từ đó sẽ xác định sự cần thiết xây dựng và phát
triển bền vững thể chế liên kết kinh tế.
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ đƣợc sử dụng làm tài liệu tham
khảo cho các nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế và các giảng viên về quan hệ
kinh tế quốc tế và chính sách đối ngoại.
Ngoài ra, đề tài cũng sẽ cung cấp các thông tin cơ bản về AEC cũng
nhƣ khung khổ lý thuyết về chủ nghĩa khu vực và chủ nghĩa cộng đồng, góp
phần nâng cao nhận thức và hiểu biết của công chúng đối với các thể chế
trong khu vực nói chung và AEC nói riêng.
7. Kết cấu và nội dung của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục các tài liệu tham
khảo, nội dung của luận văn gồm có 3 chƣơng:
Chương I : Cơ sở lý luận về hợp tác khu vực ở Đông Nam Á sẽ đƣa ra
khung khổ lý thuyết cho việc nghiên cứu chủ nghĩa khu vực, các kiến giải về
cộng đồng và quá trình hội nhập.
Chƣơng II: Cộng đồng kinh tế ASEAN nhìn từ góc độ của Chủ nghĩa
kiến tạo sẽ phân tích sự hình thành của cộng đồng kinh tế ASEAN cũng nhƣ
triển vọng của liên kết kinh tế này gắn liền với sự thay đổi nhận thức về hợp
tác kinh tế trong khu vực.
Chƣơng III: Một số hàm ý chính sách đối với việc tham gia của Việt
Nam vào Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ đề xuất một số kiến nghị làm cơ sở
cho việc hoạch định chính sách của Việt Nam trong việc tham gia AEC.
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP TÁC KHU VỰC Ở ĐÔNG NAM Á
1. 1 Chủ nghĩa khu vực và các lý thuyết về hội nhập khu vực
Chủ nghĩa khu vực
Trong thế kỷ 20, chủ nghĩa khu vực từng đƣợc nghiên cứu nhiều và tiếp
cận dƣới nhiều góc độ khác nhau. Thí dụ, chủ nghĩa tự do thƣơng mại cho
rằng cần tăng cƣờng liên kết kinh tế khu vực vì các nƣớc sẽ ít gây chiến với
nhau hơn nếu có đƣợc mức độ tùy thuộc lẫn nhau cao về kinh tế và thƣơng
mại. Chủ nghĩa tự do thể chế cho rằng các thể chế quốc tế nhƣ các tổ chức
khu vực tạo ra sự hợp tác cùng có lợi, hạn chế tình trạng vô chính phủ và
những hành động đơn phƣơng, đồng thời thúc đẩy hành động đa phƣơng
trong quan hệ kinh tế và an ninh giữa các nƣớc. Theo chủ nghĩa hiện thực,
trong một hệ thống thế giới vô chính phủ (anarchy), các tổ chức khu vực
đƣợc hình thành nhƣ là hình thức hợp tác bá quyền (cooperative hegemony),
nói một cách khác là liên minh giữa những nƣớc nhỏ với một nƣớc lớn vì lý
do an ninh.
Theo quan điểm truyền thống, Anthony Payne (2003: 213) định nghĩa
chủ nghĩa khu vực “là một dự án do quốc gia đảm nhận nhằm phân định ra
một khu vực cụ thể bên cạnh các đƣờng ranh giới về kinh tế và chính trị.”
Tƣơng tự, Grugel và Hout (1999: 10) cho rằng chủ nghĩa khu vực “là một dự
án do quốc gia đảm nhận nhằm tổ chức lại một không gian địa-kinh tế cụ
thể.” Tuy nhiên, chủ nghĩa khu vực truyền thống nhấn mạnh quyền lực và mối
quan hệ giữa các quốc gia xuất hiện sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã
không giải thích đƣợc nhiều sự kiện quốc tế diễn ra sau đó, nhất là sự phát
triển của liên kết khu vực ở Tây Âu. Trong bối cảnh đó, chủ nghĩa “chức năng
mới” (neo-functionalism) đã xuất hiện và cho rằng quá trình hội nhập ở Tây
Âu là kết quả của sự lan truyền (spillover) hội nhập từ lĩnh vực kinh tế này
sang lĩnh vực kinh tế khác và từ hội nhập trong lĩnh vực kinh tế sang hội nhập
trong lĩnh vực chính trị (Hass, 1964).
Trong các thập niên 1970 và 1980, một loạt tác phẩm nhƣ “Quyền lực
và sự tùy thuộc lẫn nhau: Chính trị quốc tế trong quá trình chuyển đổi”
(Keohane và Nye, 1977) và “Tiếp sau bá quyền: hợp tác và bất đồng trong
nền kinh tế chính trị thế giới” (Keohane, 1984) đã cho thấy các chủ thể phi
nhà nƣớc nhƣ các tổ chức phi chính phủ, phong trào xã hội, các công ty
v.v…đang trở thành những tác nhân chủ yếu của quá trình khu vực hóa, thúc
đẩy các mối quan hệ xuyên quốc gia và tùy thuộc lẫn nhau, hình thành cái mà
Keohane và Nye (1977) gọi rằng “sự tùy thuộc lẫn nhau phức tạp” (complex
interdependence). Những phát hiện này đã tạo cơ sở cho chủ nghĩa khu vực
mới xuất hiện trong thập kỷ 1980.
Chủ nghĩa khu vực mới coi khu vực hóa là một quá trình đến từ phía
dƣới, thúc đẩy bởi các chủ thể phi nhà nƣớc, thay vì bị nhà nƣớc áp đặt từ
phía trên. Nó khắc phục hạn chế của chủ nghĩa khu vực truyền thống vốn chỉ
coi trọng hội nhập kinh tế, cho rằng thƣơng mại và kinh tế không thể tách rời
khỏi phần còn lại của xã hội, và phát triển kinh tế cần đi cùng với phát triển
xã hội để thành công.
Bảng 1.1 : So sánh chủ nghĩa khu vực mới và chủ nghĩa khu vực truyền thống
Chủ nghĩa
khu vực mới
Chủ nghĩa
khu vực truyền thống
Chủ thể
Quản trị
Chính phủ
Hệ thống vận hành bởi
Quá trình
Cấu trúc
Hình thức tổ chức
Mở
Đóng
Quan hệ giữa các thành
viên
Phối hợp
Điều phối
Chuẩn mực
Tín nhiệm lẫn nhau
(trust)
Trách nhiệm giải trình
(accountability)
Mục tiêu
Nâng cao khả năng
(empowerment)
Quyền lực (power)
Chủ nghĩa khu vực mới còn thể hiện qua sự ra đời của hàng loạt thoả
thuận tự do hoá thƣơng mại song phƣơng và khu vực trong vòng 10 năm trở
lại đây khi các vòng đàm phán của WTO về tự do hóa thƣơng mại đa phƣơng
tại Seattle, Cancun và Đôha thất bại. Tính đến tháng 12 năm 2008, đã có
khoảng 421 hiệp định tự do thƣơng mại khu vực (RTA) đƣợc thông báo cho
WTO. Trong số đó, 230 RTA đã có hiệu lực và khoảng 400 RTA sẽ đƣợc thi
hành vào năm 2010. 90 phần trăm số RTA nói trên là các hiệp định tự do
thƣơng mại (FTA), khoảng 10 phần trăm là các liên minh thuế quan khu vực
(WTO, 2009). Hầu hết các nƣớc thành viên WTO hiện nay đều đã tham gia ít
nhất một FTA, thậm chí có những nƣớc đã tham gia trên 20 FTA (WTO,
2003). Ngay cả Mỹ vốn trƣớc đây chỉ ủng hộ tiến trình tự do hoá thƣơng mại
đa phƣơng cũng tham gia vào các thoả thuận thƣơng mại song phƣơng. Sự
bùng nổ của các thỏa thuận tự do hóa thƣơng mại khu vực dẫn đến hiện tƣợng
mà Jagdish Bhagwati (1995, 2003) gọi là ”Bát mỳ ống” (spaghetti bowl), để
chỉ việc các bán sản phẩm và linh kiện bị di chuyển lòng vòng một cách kém
hiệu quả giữa các điểm sản xuất trong một mạng lƣới FTA đan xen và chồng
chéo.
Mặc dù chủ nghĩa khu vực mới là sản phẩm của quá trình toàn cầu hóa
song đến nay vẫn chƣa có sự thống nhất nào về vai trò của khu vực hóa trong
quá trình toàn cầu hóa: liệu nó có thể là “bƣớc tiến quan trọng” (stepping
stone) tới chủ nghĩa toàn cầu, hay nó là “khối trở ngại” (stumbling block) đối
với quá trình hội nhập ở quy mô rộng lớn hơn? Tuy nhiên, ngƣời ta cho rằng
chủ nghĩa khu vực xuất hiện là “hợp lý” trong bối cảnh hiện tại khi mà các
giải pháp ở tầm quốc gia đã trở nên lỗi thời còn các giải pháp ở quy mô toàn
cầu chỉ là mới là sơ khai và quản trị khu vực là một hình thức quản trị quan
trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa (Hurrell, 1995).
Cùng với sự xuất hiện của chủ nghĩa khu vực mới là sự định nghĩa lại
một loạt khái niệm liên quan đến quá trình liên kết khu vực nhƣ chủ nghĩa
khu vực (regionalism) và khu vực hóa (regionalization). Khu vực hoá là quá
trình gia tăng tuỳ thuộc lẫn nhau về kinh tế một cách tự nhiên thông qua tăng
cƣờng trao đổi thƣơng mại, đầu tƣ, công nghệ và di dân trong khu vực mà
không có một cơ chế hợp tác chính thức nào. Khu vực hoá là sự hội nhập do
thị trƣờng thúc đẩy (market-driven) vì nó diễn ra khi các kinh tế tự nguyện
mở cửa và thực thi các cam kết tự do hoá đa phƣơng. Đây là bƣớc mở đầu cho
sự hình thành ý thức về khu vực, tiếp đó là sự hợp tác chủ động giữa các nƣớc
để tạo ra hội nhập khu vực. Chủ nghĩa khu vực là sự hợp tác và hội nhập
chính thức (formal) nhƣ việc hai chính phủ thoả thuận thúc đẩy phát triển
kinh tế hai nƣớc thông qua tự do hoá thƣơng mại và đầu tƣ (Hurrell, 1995:
334). Chủ nghĩa khu vực mới không chỉ là một khái niệm địa lý mà nó còn
thể hiện một quá trình năng động, bao gồm từ sự tập trung của các mối quan
hệ kinh tế cho đến các mối quan hệ về chính trị và văn hóa-xã hội.
Có thể nói, chủ nghĩa khu vực mới là sự lan truyền của chủ nghĩa khu
vực từ châu Âu ra toàn thế giới, thoát ra khỏi những khuôn khổ của các liên
minh chính trị-an ninh trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Một mặt, nó thể hiện
qua sự thành lập của Khu vực tự do thƣơng mại Bắc Mỹ (NAFTA), Khu vực
tự do thƣơng mại Nam Mỹ (MERCOSUR), Khu vực tự do thƣơng mại vùng
Caribê (CARICOM), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dƣơng, các
ý tƣởng xây dựng Khu vực tự do thƣơng mại toàn châu Mỹ (FTAA), và Cộng
đồng kinh tế Đông Á…Mặt khác, nó kéo theo sự cải tổ của các liên kết khu
vực đã đƣợc hình thành nhƣ liên kết khu vực ở châu Âu để trở thành Liên
minh châu Âu (EU), của Tổ chức thống nhất châu Phi (OAU) để trở thành
Liên minh châu Phi (AU). Đối với Đông Nam Á, chủ nghĩa khu vực mới có
thể đƣợc nhìn nhận thông qua việc chuyển hƣớng hợp tác của ASEAN từ
chính trị sang kinh tế và tiến tới thành lập một cộng đồng.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang tạo ra những hố sâu phân cách giữa
“tính hiện đại” phổ quát và “bản sắc” truyền thống, giữa “phát triển” và “kém
phát triển”, có thể dự đoán rằng sẽ có hai khuynh hƣớng chi phối sự phát triển
và đặc điểm của chủ nghĩa khu vực trong thế kỷ 21. Khuynh hƣớng thứ nhất,
phù hợp với luận điểm của chủ nghĩa kiến tạo xã hội, cho thấy rằng chủ nghĩa
khu vực sẽ ngày càng hƣớng đến một “tính chất khu vực” (regionness) nhiều
hơn. Nói một cách khác, xét dƣới góc độ chính trị-xã hội, chủ nghĩa khu vực
sẽ ngày càng nhấn mạnh vai trò của văn hóa, chuẩn mực (norms) và bản sắc
(identity) trong quan hệ quốc tế. Chủ nghĩa khu vực trong thế kỷ 21 nhƣ việc
hình thành Cộng đồng ASEAN sẽ không hẳn do nhu cầu hợp tác kinh tế khu
vực thúc đẩy mà sẽ do yêu cầu cần một bản sắc khu vực thúc đẩy nhiều hơn.
Các lý thuyết về hội nhập khu vực
Hội nhập quốc tế là hiện tƣợng xuất hiện trên cơ sở phát triển của quan
hệ quốc tế. Hội nhập quốc tế bắt đầu trở thành hiện tƣợng quan trọng trong
quan hệ quốc tế từ nửa cuối thế kỷ XIX. Cho đến trƣớc Chiến tranh Thế giới
II, việc nghiên cứu hiện tƣợng hội nhập chỉ đƣợc tiến hành lẻ tẻ. Sau năm
1945, những thất bại của hội nhập trƣớc đó và yêu cầu tăng cƣờng hội nhập
trong thời hậu chiến đã khiến việc nghiên cứu hiện tƣợng này phát triển mạnh
mẽ. Trong số các xu hƣớng lý luận về hội nhập quốc tế, nổi bật hơn cả Chủ
nghĩa Chức năng Mới, Chủ nghĩa Liên bang, Chủ nghĩa Xuyên quốc gia, Chủ
nghĩa liên chính phủ và chủ nghĩa liên chính phủ tự do.
Chủ nghĩa Chức năng Mới (Neo-functionalism)
Chủ nghĩa Chức năng Mới đƣợc bắt đầu xuất hiện vào cuối những năm
1950 của thế kỷ XX. Chủ nghĩa Chức năng Mới vẫn dựa trên nền tảng lý luận
cơ bản và cách tiếp cận tới hoà bình của Chủ nghĩa Chức năng cổ điển là quan
niệm về con đƣờng hợp tác kinh tế-xã hội là nơi quốc gia có nhiều lợi ích
chung. Hợp tác chức năng kinh tế-xã hội có tác động tới các lĩnh vực khác.
Cách thức hội nhập vẫn dựa trên việc xây dựng các tổ chức chuyên môn. Các
tổ chức này dần dần sẽ vƣợt lên trên quốc gia để có thể thực thi hiệu quả sự
hợp tác liên quốc gia. Trong quá trình này, các giá trị và lòng trung thành với
quốc gia dân tộc sẽ dần bị xói mòn và chuyển sang các thể chế hợp tác chung.
Một sự vận động nhƣ vậy sẽ thúc đẩy tiến tới hoà bình và hội nhập chính trị.
Điểm khác biệt quan trọng đầu tiên giữa Chủ nghĩa Chức năng Mới với
Chủ nghĩa Chức năng cổ điển là Chủ nghĩa Chức năng Mới cho rằng hội nhập
theo con đƣờng hợp tác chức năng không mang tính tất nhiên mà chỉ là một
khả năng và quá trình này phụ thuộc vào nhiều nhân tố. Để hội nhập có thể
trở thành hiện thực, các quốc gia cần phải có những điều kiện nhất định nhƣ
xã hội công nghiệp, dân chủ, đa nguyên chính trị, sự thống nhất các giá trị tƣ
tƣởng chủ yếu Có thể những điều kiện hội nhập của Chủ nghĩa Chức năng
Mới còn phải tranh luận nhƣng tính điều kiện của hội nhập rõ ràng là cần
thiết.
Nếu con đƣờng hội nhập của Chủ nghĩa Chức năng cổ điển dựa trên sự
hợp tác trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, kỹ thuật và dần dần
tiến tới củng cố nhận thức về hội nhập chính trị thì con đƣờng của Chủ nghĩa
Chức năng mới đƣợc quan niệm bắt đầu bằng các dự án kinh tế lớn. Những
ngƣời theo Chủ nghĩa Chức năng Mới cho rằng điều này dễ đạt đƣợc hơn nếu
các dự án này khái quát đƣợc lợi ích quốc gia trong những lĩnh vực cụ thể mà
không động chạm đến chủ quyền quốc gia. Khi đó, sự hợp tác sẽ không bị tản
mác trong nhiều tổ chức chức năng chuyên môn mà đƣợc tập trung vào các cơ
quan trung ƣơng cũng nhƣ trong giới tinh hoa kinh tế. Trong quá trình này,
chủ quyền quốc gia cũng sẽ đƣợc chuyển dần sang cho những cơ quan mới có
vai trò trung tâm hợp tác. Nhƣ vậy, khác với Chủ nghĩa Chức năng cổ điển,
Chủ nghĩa Chức năng Mới có sự quan tâm nhiều hơn tới xây dựng thể chế và
có xu hƣớng tiến tới thể chế trên quốc gia rõ ràng hơn.
Vai trò của cơ quan trung ƣơng và sự liên hợp lợi ích của giới tinh hoa
kinh tế sẽ giúp hình thành và phát triển quan niệm hội nhập đầu tiên trong
giới lãnh đạo và giới tinh hoa. Cùng với sự tăng cƣờng hội nhập, quan niệm
này sẽ đƣợc phổ biến từ trên xuống đến nhân dân và dần đƣợc củng cố. Con
đường nhận thức hội nhập của Chủ nghĩa Chức năng Mới là quá trình xây
dựng nhận thức từ trên xuống.
Chủ nghĩa Chức năng Mới cũng nhấn mạnh hơn tới khía cạnh chính trị
của hội nhập. Chủ nghĩa Chức năng Mới cho rằng không thể tách các vấn đề
kinh tế-xã hội ra khỏi chính trị cũng nhƣ không thể đặt phúc lợi ra ngoài
quyền lực đƣợc. Bản thân quyết định hội nhập ngay từ đầu đã mang trong
mình một áp lực chính trị lớn. Vì thế, những ngƣời theo Chủ nghĩa Chức năng
Mới chủ trƣơng đẩy mạnh hợp tác để giải quyết các vấn đề chính trị chứ
không né tránh chúng. Khác biệt này là cố gắng nhằm khắc phục nhƣợc điểm
của Chủ nghĩa Chức năng cổ điển.
Điểm khác biệt tiếp theo là về quy mô hội nhập. Chủ nghĩa Chức năng
Mới thiên về hội nhập khu vực nhiều hơn là toàn cầu. Ra đời trên sự thất bại
của Hội Quốc Liên, Chủ nghĩa Chức năng cổ điển mƣu tìm một cách tiếp cận
toàn cầu khác thay cho mô hình tổ chức thế giới này. Trong khi đó, Chủ nghĩa
Chức năng Mới ra đời trong thực tiễn và kinh nghiệm của hội nhập Tây Âu
nên mục tiêu, lý luận và cách thức hội nhập của nó hầu hết xoay quanh giới
hạn không gian khu vực.
Điểm khác biệt cuối cùng là Chủ nghĩa Chức năng Mới mang dáng dấp
một lý thuyết hội nhập nhiều hơn là cách tiếp cận hoà bình của Chủ nghĩa
Chức năng cổ điển. Tuy là một phƣơng án của Chủ nghĩa Chức năng cổ điển,
Chủ nghĩa Chức năng Mới đã có sự tập trung nhiều hơn vào vấn đề hội nhập,
có sự phát triển hơn về lý luận hội nhập, có mục tiêu hội nhập rõ ràng hơn,
các cách thức hội nhập đề ra cũng cụ thể hơn.
Hạn chế lớn nhất của của Chủ nghĩa Chức năng Mới chính là căn
nguyên thực tiễn của nó. Thứ nhất, Chủ nghĩa Chức năng Mới dựa hoàn toàn
trên điều kiện thực tế ở Tây Âu trong khi hầu hết các khu vực khác trên thế
giới lại không hội đủ những cơ sở và điều kiện nhƣ vậy. Sự khác nhau là rất
lớn từ điều kiện thành viên tới lịch sử quan hệ, từ hình thái chế độ tới hệ
thống giá trị, từ chủ nghĩa quốc gia tới quan niệm về chủ quyền,… Ngay nhƣ
Bắc Mỹ là nơi có nhiều sự tƣơng đồng với Tây Âu hơn cả nhƣng cho đến nay
vẫn chƣa lựa chọn con đƣờng hội nhập nhƣ của Tây Âu. Thứ hai, bản thân
việc áp dụng Chủ nghĩa Chức năng Mới ở Châu Âu cũng tỏ ra không dễ dàng
và bộc lộ nhiều vấn đề trên con đƣờng hội nhập nhƣ con đƣờng nhận thức từ
trên xuống chƣa tỏ ra hiệu quả, những tranh cãi xung quanh bản hiến pháp
Châu Âu, sự bất đồng trong chính sách tài chính và nông nghiệp, …Thứ ba,
trong sự kết hợp giữa kinh tế và chính trị, Chủ nghĩa Chức năng Mới cũng
chƣa có sự chú ý đầy đủ đến tính đa dạng chính trị trong lòng mỗi quốc gia,
giữa các thành viên tham gia hội nhập và giữa thể chế chung với thế giới bên
ngoài. Kết quả là EU ngày nay vẫn thƣờng xuyên phải đối phó với bài toán
này.
Chủ nghĩa Liên bang (Federalism)
Lập luận quan trọng của những ngƣời theo Chủ nghĩa Liên bang là cho
rằng liên bang tồn tại cao hơn quốc gia. Khi hội nhập vào liên bang, quốc gia
không còn nữa nhƣng con ngƣời sẽ dễ tồn tại hơn, các di sản quốc gia cũng sẽ
an toàn hơn bởi không còn chiến tranh nữa. Lập luận này có cơ sở lý luận gần
giống với quan điểm của nhà thần học Fransisco de Victoria (1480-1546) cho
rằng sự phân chia thành quốc gia chỉ là thứ nguyên và nhân tạo, bản chất con
ngƣời là thống nhất và cần đặt trên quốc gia. Mục tiêu tối hậu của Chủ nghĩa
Liên bang hoàn toàn trùng với ý kiến của Albert Einstein: “Không có sự cứu
tế nào cho nền văn minh hay cho cả loài ngƣời hơn là việc tạo ra một chính
phủ thế giới”
1
.Mục tiêu này khác hẳn với Chủ nghĩa Chức năng Mới và càng
khác với Chủ nghĩa Chức năng cổ điển.
Những ngƣời theo Chủ nghĩa Liên bang cho rằng nguyên nhân của
xung đột và chiến tranh là do hệ thống đa quốc gia và môi trƣờng quốc tế vô
chính phủ. Các quốc gia vốn có lợi ích quá khác nhau nên dễ xung đột, đặc
biệt là xung đột quyền lực. Môi trƣờng vô chính phủ tạo điều kiện cho xung
đột khi thiếu vắng một chính quyền ở trên các quốc gia để ngăn chặn xung đột
giữa chúng giống nhƣ vai trò của Nhà nƣớc bên trong quốc gia. Việc tập hợp
các quốc gia vào trong thể chế có tính liên bang sẽ làm mất đi những đe doạ
từ bên ngoài cũng nhƣ sẽ tạo nên nhiều giá trị chung và thúc đẩy sự thịnh
vƣợng. Một cơ cấu chính quyền liên bang về mặt chính trị nhƣ vậy sẽ là cơ sở
quan trọng để đạt đƣợc hoà bình khi hạn chế đƣợc tình trạng vô chính phủ.
1
Charles W.Kegley, Jr & Eugene R. Wittkoft, “World Politics: Trends and Transformation”,
Fourth Edition, St.Martin‟s Press, New York 1993, pp. 525
Đó cũng là một cách thức chia sẻ quyền lực, hạn chế đƣợc mâu thuẫn quyền
lực vốn là nguyên nhân chủ yếu của xung đột trong quan hệ quốc tế theo cách
nghĩ của Chủ nghĩa Hiện thực.
Nội dung cơ bản của Chủ nghĩa Liên bang là chủ trƣơng hội nhập các
quốc gia vào trong một liên minh chính trị trên cấp độ khu vực hoặc toàn cầu.
Liên minh chính trị này có thể theo thiết chế liên bang kiểu Mỹ hoặc là một
hệ thống chính phủ quốc gia nào đó. Đó chính là con đƣờng hội nhập toàn
phần từ dƣới lên vì mục tiêu hoà bình. Nhƣ vậy, khác với các lý thuyết trên,
Chủ nghĩa Liên bang đi vào chính trị trực diện và mạnh mẽ hơn hẳn. Nó
hƣớng tới hội nhập chính trị trên cơ sở giải quyết vấn đề chủ quyền và lợi ích
quốc gia bằng còn đƣờng chia sẻ quyền lực vào trong một cơ cấu ở trên quốc
gia.
Theo quan điểm của những ngƣời Chủ nghĩa Liên bang, thể chế hoá
trung tâm này là một quá trình quan trọng và không thể thiếu trên con đƣờng
hình thành liên bang. Trung tâm này chính là sự phân tán quyền lực quốc gia
về mặt cơ cấu. Tuy nhiên, một thiết chế liên bang nhƣ vậy không hoàn toàn là
siêu quốc gia trong quan hệ với các trung tâm cũ là quốc gia. Chính phủ trung
ƣơng và chính phủ địa phƣơng vẫn có thể song song tồn tại. Quyền hành và
luật pháp của chính phủ trung ƣơng đƣợc đảm bảo bằng hiến pháp. Trong khi
đó, các chính phủ địa phƣơng vẫn có quyền hành và sự tự chủ nhất định mặc
dù sức mạnh và vai trò của chúng không còn nhƣ trƣớc. Vấn đề quan trọng ở
đây là sự phân quyền giữa chúng. Trong điều kiện tồn tại cả chính quyền
trung ƣơng và địa phƣơng nhƣ vậy, công dân trong liên bang sẽ theo chế độ
hai quốc tịch.
Quá trình thể chế hoá trung tâm, hình thành cơ cấu liên bang là một
quá trình nhận thức từ trên xuống. Nó có thể đƣợc tiến hành qua những hành
động thể chế hoá có tính cách mạng hoặc qua các giai đoạn hiệp thƣơng quá
độ. Lực lƣợng cơ bản khởi động quá trình này là các nhà lãnh đạo và giới cầm
quyền quốc gia. Nhƣ vậy, cách thức hội nhập của của Chủ nghĩa Liên bang có
sự khác biệt khá rõ so với Chủ nghĩa Chức năng. Nếu con đƣờng hội nhập của
Chủ nghĩa Liên bang là từ trên xuống thì con đƣờng của Chủ nghĩa Chức
năng là từ dƣới lên. Nếu Chủ nghĩa Liên bang sẵn sàng đối mặt ngay với hội
nhập chính trị thì Chủ nghĩa Chức năng tìm cách tránh né, coi đó nhƣ mục
tiêu lâu dài và tìm cách đạt đƣợc một cách gián tiếp thông qua hội nhập kinh
tế-xã hội. Nếu cách tiếp cận của Chủ nghĩa Liên bang là tổng thể thì Chủ
nghĩa Chức năng là từng phần thông qua hợp tác chức năng. Nếu cách thức
thể chế hoá của Chủ nghĩa Liên bang là xây dựng trực tiếp thể chế siêu quốc
gia có tính bao trùm thì cách thức của Chủ nghĩa Chức năng lại là sự tiệm tiến
thông qua các cơ cấu liên quốc gia có tính chức năng. Nó cũng không giống
Chủ nghĩa Chức năng Mới khi quan tâm nhiều hơn tới khía cạnh chính trị đối
ngoại của hội nhập
Chủ nghĩa Liên bang phản đối mô hình quốc gia thông thƣờng đang tồn
tại. Chính điều này đã gây ra những phê phán mạnh mẽ từ những ngƣời phản
đối Chủ nghĩa Liên bang, đặc biệt là những ngƣời theo chủ nghĩa quốc gia.
Họ cho rằng quốc gia vẫn là hạt nhân và hệ thống quốc gia vẫn là bất biến.
Mặt khác, họ cũng chứng minh bằng việc nhân dân hầu nhƣ không ủng hộ
chủ trƣơng liên bang và điều này cho thấy Chủ nghĩa Liên bang khó đi đƣợc
từ trên xuống dƣới. Bên cạnh đó, họ cũng chỉ ra rằng một kế hoạch nhƣ vậy
cũng tạo ra nguy cơ xung đột giữa lực lƣợng ủng hộ liên bang với lực lƣợng
chủ trƣơng duy trì quốc gia.
Một hình thái hiện đại của Chủ nghĩa Liên bang xuất hiện gần đây là
Chủ nghĩa Siêu quốc gia (Supranationalism). Về cơ bản, Chủ nghĩa Siêu quốc
gia không khác Chủ nghĩa Liên bang. Nó cũng quan tâm tới việc dựa trên luật
pháp và thể chế hoá để lập ra các cơ quan hoạch định chính sách chung cho
các quốc gia thành viên. Có khác chăng chỉ là ở chỗ nó có quan niệm rộng rãi
hơn về cái đích cuối cùng của quá trình hội nhập. Theo đó, thể chế siêu quốc
gia có thể có nhiều mức độ và hình thức chứ không nhất thiết phải là liên
bang. Xu hƣớng này đƣợc sự cổ vũ của những ngƣời ủng hộ toàn cầu hoá khi
cho rằng toàn cầu hoá là một biểu hiện của quá trình này.
Cho đến hiện nay, Chủ nghĩa Liên bang ít đạt đƣợc kết quả trong thực
tiễn. Mặc dù vậy, chủ nghĩa này vẫn đang hi vọng vào những cố gắng nhất
định của Liên minh Châu Âu trên con đƣờng hội nhập chính trị cho dù quá
trình này chịu ảnh hƣởng nhiều của Chủ nghĩa Chức năng Mới. Đó là việc
hình thành những cơ sở ban đầu có hơi hƣớng của một Nhà nƣớc liên bang
nhƣ Nghị viện, Uỷ ban Châu Âu, Hội đồng Châu Âu, bên cạnh hệ thống các
cơ quan chuyên ngành. Đó là sự phân chia quyền hạn giữa Liên minh và quốc
gia thành viên và trao một số quyền có tính siêu quốc gia cho các cơ quan của
Liên minh. Đó là cố gắng tăng cƣờng hợp tác chính trị nội khối. Đó là những
cố gắng thể chế hoá nhƣ Đạo luật Châu Âu năm 1984, Hiệp ƣớc Maastrict
năm 1992, Tuy nhiên, con đƣờng Liên minh Châu Âu đang đi liệu có dẫn
đến Liên bang Châu Âu vẫn còn là câu hỏi ngỏ.
Nhìn chung, mô hình của Chủ nghĩa Liên bang ít có cơ hội trong tƣơng
lai gần, đặc biệt trên quy mô toàn cầu. Lý do chủ yếu là bởi chủ nghĩa quốc
gia vẫn còn quá mạnh, thế giới vẫn còn đầy mâu thuẫn và chia rẽ. Hay nói
theo kiểu của những ngƣời Chủ nghĩa Liên bang, quốc gia đem lại khả năng
tồn tại cao hơn là liên bang. Ngay cả những nơi chủ nghĩa quốc gia không quá
mạnh mẽ thì Chủ nghĩa Liên bang cũng không có nhiều cơ hội trở thành hiện
thực. Sự bất thành của Chủ nghĩa toàn Phi trong những năm 1900-1960 là ví
dụ cho thấy điều này. Nói chung, tính khả thi của xu hƣớng này còn kém xa
so với Chủ nghĩa Chức năng.
Chủ nghĩa xuyên quốc gia (Transnationalism)
Xuất phát nguồn từ Chủ nghĩa Đa nguyên ra đời vào giữa những năm
1950. Xu hƣớng lý luận này quan niệm về sự đa nguyên nhƣ sau: Thứ nhất,
quốc gia rất khác nhau trên trƣờng quốc tế; thứ hai, quốc gia không phải là
chủ thể duy nhất mà bên cạnh đó còn các chủ thể phi quốc gia nhƣ công ty đa
quốc gia hay tổ chức quốc tế; thứ ba, bản thân quốc gia cũng không phải là
nhất thể mà bao gồm các cá nhân, các nhóm lợi ích, thậm chí là các phe phái
khác nhau; thứ tƣ, những vấn đề quốc tế ngày nay cũng rất đa dạng gồm cả
chính trị-an ninh tới kinh tế, văn hoá, xã hội và nhiều vấn đề phát sinh từ sự
phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa các quốc gia. Những ngƣời theo Chủ
nghĩa Đa nguyên coi các vấn đề này đều có vai trò nhƣ nhau.
Cũng dựa trên những luận điểm căn bản của Chủ nghĩa Đa nguyên,
Chủ nghĩa Xuyên quốc gia đã có sự điều chỉnh và phát triển hơn so với Karl
W. Deutsch. Ra đời muộn hơn trong bối cảnh sự phụ thuộc lẫn nhau ngày
càng tăng và sự nổi lên của các chủ thể phi quốc gia, Chủ nghĩa Xuyên quốc
gia nhấn mạnh sự phụ thuộc lẫn nhau thay cho sự tƣơng tác đơn thuần, nhấn
mạnh vai trò ngày càng tăng của các chủ thể phi quốc gia chứ không chỉ ghi
nhận giản đơn về tính đa nguyên của thế giới. Trong đó, hội nhập đƣợc xem
nhƣ kết quả của sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng trong sự tƣơng tác
mạnh mẽ giữa các loại hình chủ thể khác nhau.
Do xuất hiện muộn hơn và lại đƣợc chứng kiến những thực tiễn hội
nhập phong phú đang diễn ra ngày nay, đặc biệt sự phát triển trong công nghệ
thông tin và giao thông vận tải, Chủ nghĩa Xuyên quốc gia dƣờng nhƣ mang
tính toàn diện và thực tiễn cao hơn so với các xu hƣớng lý luận trên. Nếu các
xu hƣớng lý luận trên quan tâm nhiều tới mục đích chính trị của hội nhập
quốc tế còn những thứ khác chỉ là phƣơng tiện thì Chủ nghĩa Xuyên quốc gia
đã xem xét hội nhập theo nhiều góc độ khác nhau, cả về chính trị, kinh tế, xã
hội, cơ cấu thể chế lẫn ý thức cộng đồng. Nếu các xu hƣớng trên quan tâm
nhiều tới việc tìm tòi con đƣờng và cách thức tiến đến hội nhập, Chủ nghĩa
Xuyên quốc gia cho rằng sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng chính là con
đƣờng chủ yếu của hội nhập. Với quan niệm coi hội nhập là mức độ liên kết
đã phát triển tới mức nhất định chứ không phải một hình thức liên kết nào đó,
các học giả của Chủ nghĩa Xuyên quốc gia quan tâm nhiều tới việc đƣa ra
những tiêu chí đánh giá mức độ hội nhập trong các lĩnh vực cơ bản và các tác
động của nó.
Trong hội nhập kinh tế, Robert O. Keohane và Joseph S. Nye (1977)
cho rằng không nên chỉ dựa vào tổng khối lƣợng các giao dịch kinh tế để xác
định mức độ hội nhập kinh tế và phụ thuộc lẫn nhau vì các lý do sau: Thứ
nhất, khối lƣợng giao dịch kinh tế đang trở nên ít ý nghĩa trong bối cảnh
thƣơng mại và sản xuất quốc tế ngày càng tăng; thứ hai, chúng không phản
ánh đƣợc mức độ tác động từ bên ngoài, tức là không phản ánh đƣợc mức độ
phụ thuộc lẫn nhau với bên ngoài, không phản ánh đƣợc mức độ tồn tại và
phát triển của nền kinh tế hội nhập; thứ ba, các chỉ số thƣờng dùng chỉ là
tƣơng đối và có thể dẫn đến hiểu sai lệch bản chất. Từ đó, các ông cho rằng
nên dựa vào “khả năng nhạy cảm của các giao dịch kinh tế giữa hai hay nhiều
quốc gia đối với những diễn biến kinh tế trong các nƣớc này”.
2
Theo Robert
O. Keohane và Joseph S. Nye, trong trƣờng hợp này, phụ thuộc lẫn nhau về
kinh tế cũng chính là hội nhập kinh tế và luận đề trên đƣợc các ông coi là định
nghĩa về hội nhập kinh tế.
Tƣơng tự nhƣ vậy, mức độ hội nhập về xã hội cũng cần đƣợc đánh giá
theo tính nhạy cảm đối với những thay đổi xã hội diễn ra ở nƣớc khác. Robert
O. Keohane và Joseph S. Nye cho rằng cần phải xây dựng những tiêu chuẩn
để đo đạc mức độ nhạy cảm này trong khi vẫn phải kết hợp với các dữ liệu về
mức độ giao dịch xã hội. Hội nhập về xã hội vốn đƣợc hình thành do sự phát
triển thông tin liên lạc và quá trình giao lƣu tƣ tƣởng đã làm tăng tính nhạy
cảm đó. Trong thời đại ngày nay, các chính phủ có thể tạo điều kiện khuyến
khích hoặc hạn chế sự lây lan tƣ tƣởng và các giá trị từ xã hội này sang xã hội
khác song không thể kiểm soát đƣợc chúng. Nói đến điều này, các tác giả ngụ
ý rằng hội nhập xã hội là một quá trình khách quan và đang ngày càng tăng
lên.
Trong hội nhập chính trị, Robert O. Keohane và Joseph S. Nye quan
tâm nhiều nhất tới cái mà các ông gọi là sự “hội nhập chính sách” (Policy
Integration). Hội nhập chính sách là hệ thống tập thể trong quyết định chính
2
Robert O. Keohan & Joseph S. Nye, “Interdependence and Integration”, Dẫn theo Paul R. Viotti
& Mark V. Kauppi, “International Relations Theory”, Macmillan Publishing Company, New York,
tr.389.
sách giữa các quốc gia. Do sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng, quyết định
chính sách của quốc gia này sẽ ảnh hƣởng ngày càng nhiều tới quốc gia khác
và toàn bộ hệ thống. Do đó, các nƣớc sẽ tìm cách gây ảnh hƣởng lên chính
sách nƣớc kia và dẫn đến nguy cơ xung đột. Nguy cơ xung đột đã kích thích
hội nhập chính sách. Khi đó, sự phụ thuộc lẫn nhau về chính sách ngày càng
tăng sẽ dẫn đến việc chủ động phối hợp chính sách giữa các quốc gia. Điều
này không chỉ giúp làm giảm nguy cơ xung đột mà còn giúp hạn chế tác động
tiêu cực của sự phụ thuộc lẫn nhau. Theo Robert O. Keohane và Joseph S.
Nye, khi hội nhập chính sách phát triển và đƣợc thể chế hoá, sẽ hình thành
một hệ thống quy tắc và các nƣớc sẽ dễ dàng đạt đƣợc thoả thuận hơn.
Robert O. Keohane và Joseph S. Nye nhấn mạnh đến hội nhập chính
sách hơn là hội nhập thể chế và hội nhập ý thức. Các ông cho rằng mặc dù
chúng có liên quan đến nhau và cùng nằm trong hội nhập chính trị nhƣng hội
nhập thể chế chỉ nên hiểu là hội nhập về cơ cấu, còn hội nhập ý thức chỉ là
mức độ chia sẻ ý thức về tính đồng nhất chung cũng nhƣ chia sẻ về nghĩa vụ.
Thể chế hoá không hoàn toàn là ý nghĩa chính trị của quá trình hội nhập. Mối
quan tâm của các học giả này tới hội nhập về thể chế và thái độ là ở tác động
của chúng tới chính sách quốc gia nhƣ thế nào. ở đây, các ông quan tâm nhiều
tới việc hình thành những luật lệ và nguyên tắc chung hơn là tìm cách thiết
lập một cơ cấu chính quyền chung nhƣ quan niệm của một số trƣờng phái
trên.
Về khả năng thực hiện hội nhập, các tác giả này cũng lập luận rằng
thƣờng chính sách của các chính phủ đi từ trên xuống vào xã hội, còn các giao
dịch xuyên quốc gia lại làm các chính sách đó tác động theo chiều ngang nên
sự phụ thuộc lẫn nhau về chính sách (qua đó là khả năng hội nhập chính sách)
dễ xảy ra hơn ở những nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng và có giao dịch quốc tế
mạnh là các nƣớc phát triển.
Nhƣ vậy, cách tiếp cận của Chủ nghĩa Xuyên quốc gia dƣạ chủ yếu vào
lợi ích quốc gia. Điều này khác với các xu hƣớng lý luận trên dựa nhiều vào
lợi ích của giới tinh hoa (elite), vai trò của các thể chế, các quan hệ xã hội và
ý thức cộng đồng. Đồng thời, Chủ nghĩa Xuyên quốc gia đề cập tổng thể hơn
tới các khía cạnh kinh tế, xã hội và chính trị của hội nhập cũng nhƣ sự tƣơng
tác giữa các khía cạnh này với nhau trong quá trình hội nhập. Ngoài ra, cũng
giống nhƣ Chủ nghĩa Chức năng Mới, Chủ nghĩa Xuyên quốc gia vẫn tiếp tục
quan tâm tới điều kiện của hội nhập.
Bên cạnh đó, một số đề cập có tính phƣơng pháp luận của Robert O.
Keohane và Joseph S. Nye về hội nhập cũng rất đáng quan tâm mặc dù vẫn
còn những điểm phải tranh luận. Thứ nhất, hội nhập có thể làm tăng giá trị
này nhƣng cũng có thể làm xói mòn những giá trị khác. Thứ hai, hội nhập
kinh tế có thể tốt cho tổng thể nhƣng không nhất thiết tốt cho bộ phận, nhất là
nếu đứng từ vùng ngoại vi quan sát lại. Thứ ba, hội nhập về xã hội không
đƣợc nhiều ngƣời dân mong muốn. Nó có thể làm biến đổi những mô hình xã
hội và gây ra những vấn đề nghiêm trọng. Thứ tƣ, hội nhập về chính sách có
thể gây ra xung đột với những ngƣời đứng ngoài hoặc những ngƣời không
đƣợc hƣởng lợi từ quá trình này. So với nhiều trƣờng phái lý luận khác, Chủ
nghĩa Xuyên quốc gia quan tâm nhiều hơn đến những mặt trái của hội nhập.
Chủ nghĩa liên chính phủ (intergovernmentalism) và chủ nghĩa liên chính
phủ tự do (liberal intergovernmentalism)
Chủ nghĩa liên chính phủ dựa trên sự kết hợp giữa chủ nghĩa hiện thực
mới (neo-realism) vốn cho rằng có sự khác biệt về quyền lực giữa các nƣớc
và chủ nghĩa tự do mới (neo-liberalism) cho rằng có sự tùy thuộc lẫn nhau về
mặt lợi ích giữa các quốc gia. Khác với chủ nghĩa chức năng mới, chủ nghĩa
liên chính phủ cho rằng các chính phủ quốc gia kiểm soát quá trình hội nhập
và có ảnh hƣởng quyết định đến khả năng gia tăng quyền lực của các thể chế
siêu quốc gia. Stanley Hoffmann (1966) cho rằng hội nhập do các chính phủ
quốc gia tiến hành và bị chi phối bởi các vấn đề kinh tế và chính trị trong
nƣớc và vì thế khả năng “lan truyền hội nhập” là khó khả thi. Hội nhập
thƣờng dễ dàng hơn ở những lĩnh vực chính trị ít nhạy cảm (low politics) song
sẽ trở nên khó khăn hơn đối với những lĩnh vực chính trị quan trọng (high
politics).
Theo Robert Putnam (1988), khi đàm phán và thực thi cam kết quốc tế,
chính phủ sẽ phải xử lý một “Trò chơi hai cấp độ” (two-level game) do phải
cố gắng dung hòa hai quan điểm và lợi ích mâu thuẫn nhau của các đối tác
nƣớc ngoài và các lực lƣợng trong nƣớc. Ở cấp độ quốc tế, chính phủ sẽ cố
gắng đạt đƣợc một thoả thuận với bên ngoài và chứng tỏ nỗ lực nhằm thực
thiện đầy đủ thoả thuận đó. Ở cấp độ trong nƣớc, chính phủ sẽ cố gắng để
thoả mãn yêu cầu của các nhóm lợi ích và để đảm bảo rằng thoả thuận sẽ
đƣợc phê chuẩn. Một mặt chính phủ có thể dùng sức ép bên ngoài để tác động
đến các lực lƣợng trong nƣớc, buộc các lực lƣợng này phải nghiêm chỉnh thực
thi cam kết quốc tế. Mặt khác, chính phủ có thể gây sức ép với các đối tác bên
ngoài bằng cách chứng tỏ rằng các nhóm lợi ích trong nƣớc chỉ có thể chấp
nhận một sự nhƣợng bộ có chừng mực. Tùy từng trƣờng hợp, sức ép từ bên
trong và bên ngoài sẽ khác nhau và chính phủ cần có những ƣu tiên khác nhau
về đối nội hay đối ngoại.
Theo Graham Allison (1971), chính phủ có thể được xem là một tập
hợp gồm các tổ chức liên kết lỏng lẻo với nhau. Các tổ chức này hoạt động
tương đối độc lập, tập trung vào giải quyết một số vấn đề đặc thù, theo những
quy trình riêng và có các lợi ích cục bộ gắn liền với các lĩnh vực và tổ chức
kinh tế do mình quản lý. Việc thực thi các cam kết cụ thể sẽ phụ thuộc vào
hoạt động của từng tổ chức riêng rẽ trong bộ máy chính phủ và mối quan hệ
lợi ích của các tổ chức này với các nhóm lợi ích và thị trường trong nước.
Trong một chính phủ thống nhất thì các cơ quan của bộ máy chính phủ sẽ có
một tiếng nói thống nhất đối với việc thực hiện các cam kết quốc tế. Trong
một chính phủ có tổ chức phức tạp nhiều tầng nấc, các cơ quan của chính phủ
thường có các xung đột về lợi ích khiến cho các cam kết quốc tế có thể bị trì
hoãn hoặc chỉ được thi hành một phần.
Chủ nghĩa liên chính phủ tự do nhấn mạnh hơn vai trò của các thể chế