ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
Vĩnh Bảo Ngọc
CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ
CỦA CHỦ NGHĨA KIẾN TẠO VÀ MỘT SỐ HÀM Ý
CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
Hà Nội – 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
Vĩnh Bảo Ngọc
CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ
CỦA CHỦ NGHĨA KIẾN TẠO VÀ MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH
SÁCH CHO VIỆT NAM
Chuyên ngành: KTTG & QHKTQT
Mã số: 60.31.07
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN MẠNH HÙNG
Hà Nội - 2012
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
i
DANH MỤC CÁC BẢNG
ii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ii
MỞ ĐẦU
1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP TÁC KHU VỰC Ở
ĐÔNG NAM Á
7
1.1.
Chủ nghĩa khu vực và các lý thuyết về hội nhập khu vực
7
1.2.
Các kiến giải về cộng đồng từ góc nhìn của chủ nghĩa
kiến tạo xã hội
23
CHƯƠNG II: CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN NHÌN TỪ GÓC
ĐỘ CỦA CHỦ NGHĨA KIẾN TẠO
32
2.1.
Nội dung của cộng đồng kinh tế ASEAN
32
2.2
Tiếp cận sự hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN
(AEC) dưới góc độ của chủ nghĩa kiến tạo
38
2.3
Triển vọng của Cộng đồng kinh tế ASEAN
50
CHƯƠNG III: MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI SỰ
THAM GIA CỦA VIỆT VÀO CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN
58
3.1.
Một số tác động của việc tham gia AEC đối với sự phát
triển kinh tế của Việt Nam
58
3.2.
Kiến nghị về quan điểm và định hướng tham gia của
Việt Nam vào cộng đồng ASEAN và AEC
60
3.3
Kiến nghị về một số nhóm giải pháp chính sách đối với
sự tham gia của Việt Nam vào cộng đồng ASEAN và
AEC
68
KẾT LUẬN
73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
75
PHỤ LỤC
83
2
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Sáng kiến xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), một
trong 3 trụ cột của Cộng đồng (APSC), Cộng đồng Kinh tế (AEC) và
Cộng đồng Văn hoá – Xã hội (ASCC)) được thông qua tại Hội nghị
thượng đỉnh ASEAN lần thứ 9 vào năm 2003. Hội nghị Thượng đỉnh
ASEAN lần thứ 12 vào tháng Giêng năm 2007, đã quyết định rút ngắn
thời hạn hoàn thành Cộng đồng ASEAN, từ năm 2020 xuống còn 2015.
Tháng 11 năm 2008, Hiến chương ASEAN bắt đầu có hiệu lực và trở
thành trụ cột thể chế của Cộng đồng ASEAN.
Thời hạn hình thành AEC đang đến gần, trong khi đó những khó
khăn và trở ngại trên con đường tiến tới AEC vẫn đang hiện hữu như
chênh lệch phát triển lớn; sự khác biệt trong thể chế chính trị - xã hội và
thiếu người lãnh đạo,… Do đó việc nghiên cứu sâu hơn về mô hình của
AEC sẽ giúp hiểu sâu hơn về liên kết kinh tế này để đưa ra những biện
pháp và sáng kiến nhằm thực hiện thành công AEC cũng như sự phát
triển của cộng đồng này trong tương lai.
Tuy là một thành viên của ASEAN từ năm 1995 nhưng Việt
Nam vẫn thuộc nhóm các nước kém phát triển hơn và chưa tham gia một
cách có hiệu quả cao vào các quá trình liên kết kinh tế của ASEAN.
Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu sâu hơn về mô hình AEC sẽ giúp
tìm ra mô hình hợp tác kinh tế Việt Nam – ASEAN, nhằm đạt được lợi
ích cao nhất và giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực do quá trình
này đem lại, đặc biệt khi Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO) và sau khi AEC được hình thành vào năm 2015.
Vì vậy, đề tài "Cộng đồng kinh tế ASEAN nhìn từ góc độ của
3
chủ nghĩa kiến tạo và một số hàm ý chính sách cho Việt Nam" nhằm tìm
hiểu cơ sở lý luận về quá trình hình thành và phát triển của AEC, từ đó,
đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tham gia vào AEC của
Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu.
Cho đến nay có rất nhiều nghiên cứu quốc tế và khu vực về liên
kết kinh tế ASEAN nói chung và cộng đồng kinh tế ASEAN nói riêng.
Các nghiên cứu về liên kết kinh tế của ASEAN tiêu biểu là của Ban thư
ký ASEAN (2007) như “Hội nhập ASEAN trong lĩnh vực dịch vụ”;
Wendy Dobson (2001) Hội nhập sâu hơn vào khu vực Đông Á: tổ chức
khu vực và các hệ thống kinh tế quốc tế; Mahathir Mohammad (1997)
“Tham vọng trong tương lai: Cộng đồng các quốc gia Đông Nam á đã
sẵn sàng cho những thách thức của thế kỷ 21?”,…
Bình luận về AEC còn được tìm thấy trong phát biểu của các nhà
lãnh đạo các nước tại các hội nghị, diễn đàn khu vực, gần đây như hội
nghị các Bộ trưởng kinh tế, các chuyên gia kinh tế và lãnh đạo ASEAN.
Ngoài ra, còn có một số bài viết về AEC được đăng tải trên Internet
cũng như báo chí các nước trong khu vực như Bangkok Post, Asia
Times, Strait Times Các học giả tập trung phân tích, bình luận về triển
vọng của AEC, kể cả các thách thức đối với thể chế này khi trong khu
vực đã tồn tại các thể chế khác như AFTA, AICO, AFAS và AIA.
Các nghiên cứu trong nước gần đây gồm có Đề án Chính Phủ “
Sự tham gia của Việt Nam vào Cộng đồng kinh tế ASEAN trong định
hướng phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế” tiến hành năm 2006
đã phân tích và đánh giá mối quan hệ kinh tế, xã hội, ngoại giao của Việt
4
Nam khi tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN. Các nghiên cứu của
Nguyễn Xuân Thắng (2006) “Việt Nam và ASEAN: Những bước hội nhập
tiếp theo”; Trần Văn Tùng và Phạm Ngọc Tân (2007) “Bối cảnh quốc tế
và tác động của nó đối với quá trình hình thành AEC” cũng phân tích
những điểm cơ bản ban đầu về bối cảnh, điều kiện và thể chế hình thành
AEC.Tại Hội thảo quốc tế “ASEAN: Bốn mươi năm nhìn lại và hướng tới”
do Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học quốc gia Hà
Nội tổ chức ngày 19/7/2007, các học giả trong nước cũng có nhiều bài
tham luận có giá trị dự đoán về cấu trúc an ninh-chính trị ở ASEAN cũng
như tương lai của các thể chế và diễn đàn đối thoại ở khu vực. Trong số
các bài tham luận, Nguyễn Vũ Tùng (2007) cũng đã bước đầu tiếp cận
nhìn nhận hợp tác ASEAN trong lĩnh vực chính trị và an ninh từ góc độ
của chủ nghĩa kiến tạo. Tiếp theo các nghiên cứu kể trên, cuốn sách “
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC): Mục tiêu, nội dung và lộ trình” do
Nguyễn Hồng Sơn chủ biên tổng kết 6 bài học từ việc Việt Nam tham gia
vào hợp tác kinh tế ASEAN và đưa ra một số khuyến nghị giúp Việt Nam
tham gia AEC có hiệu quả.Chương trình cấp bộ: “Cộng đồng ESEAN: Cơ
sở hình thành, triển vọng và phản ứng chính sách của các nước trong khu
vực” năm 2010 do Lê Bộ Lĩnh làm chủ nhiệm cũng đã đóng góp những
nghiên cứu tổng thể về hợp tác phát triển trong cộng đồng ASEAN về các
mặt: chính trị, ngọai giao, kinh tế, xã hội…
Bên cạnh đó, trên các tạp chí như “Những vấn đề kinh tế thế
giới”, “Nghiên cứu quốc tế” và “Nghiên cứu Đông Nam Á”, các trang
điện tử như google.com.vn, vietnam.net và vnexpress.net có thể thấy
một số bài viết của các học giả Việt Nam đánh giá về sự ra đời của AEC
5
cũng như phân tích những mặt được và không được của cơ chế này…
Từ góc độ lý thuyết, đã có một loạt nghiên cứu về mô hình cộng
đồng nói chung và cộng đồng kinh tế nói riêng dựa trên trường hợp của
Liên minh châu Âu. Các nghiên cứu truyền thống này tiếp cận hội nhập
kinh tế của Châu Âu chủ yếu dưới góc độ của chủ nghĩa chức năng, chủ
nghĩa chức năng mới (Hass, 1964; Mitrany, 1943), chủ nghĩa liên bang,
chủ nghĩa đa nguyên, chủ nghĩa xuyên quốc gia (Keohane và Nye,
1977), chủ nghĩa chính phủ và chủ nghĩa chính phủ tự do (Hoffmann,
1966; Putnam, 1988; Moravcsik 1993). Bên cạnh đó, còn có nhiều
nghiên cứu tiếp cận liên kết kinh tế ASEAN dưới góc độ chủ nghĩa khu
vực và chủ nghĩa khu vực mới (Payne, 2003).
“Cộng đồng kinh tế ASEAN nhìn từ góc độ của chủ nghĩa kiến
tạo và một số hàm ý chính sách cho Việt Nam” là đề tài nghiên cứu mô
hình AEC từ góc độ mới là chủ nghĩa kiến tạo. .
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.
3.1. Mục đích
Trong khuôn khổ nghiên cứu, luận văn sẽ tập trung tìm hiểu cơ
sở lý luận của quá trình hình thành AEC, trên cơ sở đó, đưa ra khuyến
nghị đối với cách thức tham gia của Việt Nam vào AEC và mô hình hợp
tác kinh tế Việt Nam – ASEAN.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu khung khổ lý thuyết cho quá trình hình thành và phát
triển của “cộng đồng kinh tế” ASEAN;
- Phân tích sự thay đổi nhận thức về hợp tác kinh tế khu vực ở
Đông Nam Á;
6
- Phân tích sự thay đổi nhận thức về định hướng tham gia của
Việt Nam trong quá trình xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN;
- Đưa ra một số khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao hiệu quả
tham gia vào AEC của Việt Nam.
3.3. Câu hỏi nghiên cứu
Cần nhìn nhận quá trình hình thành và phát triển của cộng đồng
kinh tế ASEAN như thế nào?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn.
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Quá trình hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN nhìn dưới góc
độ lý thuyết.
4.2. Phạm vi nghiên cứu luận văn
Đề tài đi sâu nghiên cứu sự hình thành Cộng đồng liên kết kinh
tế ASEAN từ khi thành lập năm 2003 đến tháng 6/2012.
Vấn đề nghiên cứu chính là sự thay đổi nhận thức trên hai khía cạnh:
- Về hợp tác kinh tế khu vực ở Đông Nam Á;
- Về sự tham gia của Việt Nam vào hợp tác kinh tế ở khu vực ĐNA.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Kết hợp các phương pháp phân tích và mô hình hóa lý thuyết.
- Phương pháp nghiên cứu tiến trình lịch sử để nghiên cứu quá
trình hình thành và phát triển của AEC.
- Phương pháp nghiên cứu tiến trình nhận thức của chủ nghĩa
kiến tạo (thông qua phân kỳ giai đoạn) để phân tích sự thay đổi nhận
thức đối với hợp tác kinh tế ASEAN.
- Tiếp xúc với các chuyên gia Viện nghiên cứu Đông Nam Á,
Vụ Đông Nam Á – Nam Á – Nam Thái Bình Dương.
7
- Phân tích sử dụng các tài liệu của Việt Nam kết hợp với việc
khai thác các nguồn tài liệu của nước ngoài.
Nguồn tài liệu chính được sử dụng trong luận văn là tài liệu thứ
cấp và kết quả phỏng vấn với các chuyên gia.
6. Đóng góp mới
Nghiên cứu về AEC có sự so sánh rõ hơn giữa AEC với các thể
chế và diễn đàn hiện có ở khu vực, từ đó sẽ xác định sự cần thiết xây
dựng và phát triển bền vững thể chế liên kết kinh tế.
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ được sử dụng làm tài liệu
tham khảo cho các nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế và các giảng viên về
quan hệ kinh tế quốc tế và chính sách đối ngoại.
Ngoài ra, đề tài cũng sẽ cung cấp các thông tin cơ bản về AEC
cũng như khung khổ lý thuyết về chủ nghĩa khu vực và chủ nghĩa cộng
đồng, góp phần nâng cao nhận thức và hiểu biết của công chúng đối với
các thể chế trong khu vực nói chung và AEC nói riêng.
7. Kết cấu và nội dung của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục các tài liệu
tham khảo, nội dung của luận văn gồm có 3 chương:
Chương I : Cơ sở lý luận về hợp tác khu vực ở Đông Nam Á
Chương II: Cộng đồng kinh tế ASEAN nhìn từ góc độ của Chủ nghĩa
kiến tạo .
Chương III: Một số hàm ý chính sách đối với việc tham gia của Việt
Nam vào Cộng đồng kinh tế ASEAN .
8
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP TÁC KHU VỰC Ở ĐÔNG NAM Á
1. 1 Chủ nghĩa khu vực và các lý thuyết về hội nhập khu vực Chủ
nghĩa khu vực
Chủ nghĩa khu vực mới coi khu vực hóa là một quá trình đến từ
phía dưới, thúc đẩy bởi các chủ thể phi nhà nước, thay vì bị nhà nước áp
đặt từ phía trên. Nó khắc phục hạn chế của chủ nghĩa khu vực truyền
thống vốn chỉ coi trọng hội nhập kinh tế, cho rằng thương mại và kinh tế
không thể tách rời khỏi phần còn lại của xã hội, và phát triển kinh tế cần
đi cùng với phát triển xã hội để thành công.
Cùng với sự xuất hiện của chủ nghĩa khu vực mới là sự định
nghĩa lại một loạt khái niệm liên quan đến quá trình liên kết khu vực như
chủ nghĩa khu vực (regionalism) và khu vực hóa (regionalization). Chủ
nghĩa khu vực mới không chỉ là một khái niệm địa lý mà nó còn thể hiện
một quá trình năng động, bao gồm từ sự tập trung của các mối quan hệ
kinh tế cho đến các mối quan hệ về chính trị và văn hóa-xã hội.
Các lý thuyết về hội nhập khu vực
Chủ nghĩa Chức năng Mới (Neo-functionalism)
Chủ nghĩa Chức năng Mới được bắt đầu xuất hiện vào cuối
những năm 1950 của thế kỷ XX. Chủ nghĩa Chức năng Mới vẫn dựa trên
nền tảng lý luận cơ bản và cách tiếp cận tới hoà bình của Chủ nghĩa
Chức năng cổ điển là quan niệm về con đường hợp tác kinh tế-xã hội là
nơi quốc gia có nhiều lợi ích chung. Hợp tác chức năng kinh tế-xã hội có
tác động tới các lĩnh vực khác. Cách thức hội nhập vẫn dựa trên việc xây
dựng các tổ chức chuyên môn. Các tổ chức này dần dần sẽ vượt lên trên
quốc gia để có thể thực thi hiệu quả sự hợp tác liên quốc gia. Trong quá
9
trình này, các giá trị và lòng trung thành với quốc gia dân tộc sẽ dần bị
xói mòn và chuyển sang các thể chế hợp tác chung. Một sự vận động
như vậy sẽ thúc đẩy tiến tới hoà bình và hội nhập chính trị.
Chủ nghĩa Liên bang (Federalism)
Nội dung cơ bản của Chủ nghĩa Liên bang là chủ trương hội
nhập các quốc gia vào trong một liên minh chính trị trên cấp độ khu vực
hoặc toàn cầu. Liên minh chính trị này có thể theo thiết chế liên bang
kiểu Mỹ hoặc là một hệ thống chính phủ quốc gia nào đó. Đó chính là
con đường hội nhập toàn phần từ dưới lên vì mục tiêu hoà bình. Như
vậy, khác với các lý thuyết trên, Chủ nghĩa Liên bang đi vào chính trị
trực diện và mạnh mẽ hơn hẳn. Nó hướng tới hội nhập chính trị trên cơ
sở giải quyết vấn đề chủ quyền và lợi ích quốc gia bằng còn đường chia
sẻ quyền lực vào trong một cơ cấu ở trên quốc gia.
Chủ nghĩa xuyên quốc gia (Transnationalism)
Chủ nghĩa Xuyên quốc gia dường như mang tính toàn diện và
thực tiễn cao hơn so với các xu hướng lý luận trên. Nếu các xu hướng lý
luận trên quan tâm nhiều tới mục đích chính trị của hội nhập quốc tế còn
những thứ khác chỉ là phương tiện thì Chủ nghĩa Xuyên quốc gia đã xem
xét hội nhập theo nhiều góc độ khác nhau, cả về chính trị, kinh tế, xã
hội, cơ cấu thể chế lẫn ý thức cộng đồng. Nếu các xu hướng trên quan
tâm nhiều tới việc tìm tòi con đường và cách thức tiến đến hội nhập, Chủ
nghĩa Xuyên quốc gia cho rằng sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng
chính là con đường chủ yếu của hội nhập. Với quan niệm coi hội nhập là
mức độ liên kết đã phát triển tới mức nhất định chứ không phải một hình
thức liên kết nào đó, các học giả của Chủ nghĩa Xuyên quốc gia quan
tâm nhiều tới việc đưa ra những tiêu chí đánh giá mức độ hội nhập trong
các lĩnh vực cơ bản và các tác động của nó.
10
Chủ nghĩa liên chính phủ (intergovernmentalism) và chủ nghĩa liên
chính phủ tự do (liberal intergovernmentalism)
Chủ nghĩa liên chính phủ dựa trên sự kết hợp giữa chủ nghĩa
hiện thực mới (neo-realism) vốn cho rằng có sự khác biệt về quyền lực
giữa các nước và chủ nghĩa tự do mới (neo-liberalism) cho rằng có sự
tùy thuộc lẫn nhau về mặt lợi ích giữa các quốc gia. Khác với chủ nghĩa
chức năng mới, chủ nghĩa liên chính phủ cho rằng các chính phủ quốc
gia kiểm soát quá trình hội nhập và có ảnh hưởng quyết định đến khả
năng gia tăng quyền lực của các thể chế siêu quốc gia. Stanley
Hoffmann (1966) cho rằng hội nhập do các chính phủ quốc gia tiến hành
và bị chi phối bởi các vấn đề kinh tế và chính trị trong nước và vì thế
khả năng “lan truyền hội nhập” là khó khả thi. Hội nhập thường dễ dàng
hơn ở những lĩnh vực chính trị ít nhạy cảm (low politics) song sẽ trở nên
khó khăn hơn đối với những lĩnh vực chính trị quan trọng (high politics).
1.2 Các kiến giải về cộng đồng từ góc nhìn của chủ nghĩa kiến tạo xã
hội
Khái niệm về „cộng đồng‟ lần đầu tiên được Ferdinand Tönies
đưa ra vào cuối thế kỷ 19. Tönies (1887) phân biệt hai thuật ngữ xã hội
học „Gesellschaft‟ và „Gemeinschaft‟ được dịch tương ứng là tổ chức
hoặc hiệp hội và cộng đồng. „Gemeinschaft‟ được hình thành dựa trên
các mối liên hệ theo hợp đồng vì lợi ích chung, còn „Gesellschaft‟ được
hình thành dựa trên các mối liên hệ về văn hóa, truyền thống, chuẩn mực
và bản sắc chung. Trong quan hệ quốc tế, khái niệm về “cộng đồng”
(community) thường được dùng để chứng tỏ sự hợp tác sâu trong nhiều
lĩnh vực.
11
Trong liên kết kinh tế, khái niệm “cộng đồng kinh tế” thường
được dùng để chỉ một trong các hình thức hợp tác kinh tế là việc thành
lập một khu vực thương mại tự do, liên minh thuế quan, thị trường
chung hoặc liên minh kinh tế. Bàn về "cộng đồng văn hoá-xã hội," theo
Amitav Acharya (2009), sự gần gũi, các mối quan hệ lịch sử và nền văn
hoá chung không phải lúc nào cũng tạo ra được cộng đồng, nhưng chúng
có thể tạo ra động lực ban đầu để xây dựng cộng đồng.
Chủ nghĩa đa nguyên và chủ nghĩa xuyên quốc gia chưa đủ
“mạnh” để giải thích quyết tâm nâng hợp tác khu vực lên mức độ “cộng
đồng,” nhất là khi các nước Đông Nam Á lại phụ thuộc vào bên ngoài về
các mặt kinh tế và chính trị nhiều hơn. Chủ nghĩa chức năng mới cũng
chỉ lý giải được phần nào quá trình hợp tác theo “chức năng” của
ASEAN trong những thập niên 1980 và 1990, song cũng chưa thể giải
thích được thực tế rằng ASEAN vốn bắt đầu từ hợp tác vì mục đích
chính trị rồi chuyển sang lĩnh vực kinh tế trước khi có quyết tâm đột phá
mạnh mẽ xây dựng một cộng đồng toàn diện hiện nay.
Xét một khía cạnh nào đó, chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa liên
chính phủ dường như có thể lý giải được phần nào hợp tác khu vực ở
Đông Nam Á. “Chủ nghĩa hiện thực ngoại vi” (peripheral realism)
(Escude, 1998) và “chủ nghĩa hiện thực cấp dưới” (subaltern realism)
(Ayoob, 1998) nói về một hệ thống khu vực ở thế giới thứ ba không phải
lúc nào cũng ở tình trạng vô chính phủ mà có thể tồn tại theo một “thứ
bậc” (hierarchy), trong đó có những nước nhỏ và những nước lớn; có
những mối liên hệ mật thiết giữa chính trị trong nước và chính trị quốc
tế, và giữa hòa bình và ổn định ở trong nước với ảnh hưởng từ bên
ngoài.
12
Tuy nhiên, chủ nghĩa hiện thực chưa thể giải thích được sức ép
đối với ASEAN trước diễn biến nhanh chóng trong xu thế hợp tác khu
vực ở Đông Á và châu Á-Thái Bình Dương: hoặc ASEAN sẽ bị hoà tan;
hoặc ASEAN cần phải tăng cường bản sắc và liên kết chặt chẽ hơn nữa.
Tầm nhìn 2020 về Cộng đồng ASEAN đã chia sẻ phần nào quan điểm
của chủ nghĩa kiến tạo xã hội (social constructivism). Quan điểm này
cho rằng các quốc gia có mối tương tác về mặt xã hội nên chúng là
những thực thể xã hội, có bản sắc và lợi ích xã hội. Bản sắc (identity),
theo nghĩa là những nhận thức cụ thể về vai trò của mình và mong muốn
về mình, là lợi ích cơ bản của quốc gia và lợi ích này có thể dần thay đổi
trong quá trình tương tác giữa các nước. Cấu trúc chủ quan liên thông
(inter-subjective structure), theo nghĩa hiểu biết người khác và được
người khác hiểu mình, về bản sắc và lợi ích sẽ chi phối hành động của
quốc gia (Wendt, 1992). Những người theo chủ nghĩa kiến tạo xã hội
cho rằng văn hóa và chuẩn mực là những yếu tố quan trọng tạo nên môi
trường quan hệ quốc tế, và chính môi trường này tạo cho quốc gia những
nhận thức nhất định về lợi ích. Do bản sắc xã hội và lợi ích được hình
thành trong một quá trình và theo nhận thức, nên quá trình “ra hiệu –
diễn giải – phản ứng” sẽ chi phối hành vi của các nước (Wendt, 1992).
Chủ nghĩa kiến tạo và các lý thuyết xã hội học cho rằng “cộng
đồng” được hình thành qua ba giai đoạn tiến triển về nhận thức và hành
vi đối xử với nhau giữa các thành viên. Giai đoạn thứ nhất là xây dựng
một tình cảm dung thứ (tolerance), thể hiện qua việc khép lại quá khứ,
hướng tới tương lai cùng với sự ngưỡng mộ, lắng nghe và học hỏi lẫn
nhau. Giai đoạn thứ hai là sự đối xử tương hỗ (reciprocity), theo Robert
Putnam (2000), thể hiện qua việc “tôi sẽ làm việc này cho bạn bây giờ
13
mà không trông đợi sự đáp trả tức thời, thậm chí không cần phải biết bạn
là ai, và tự tin rằng sau này bạn hoặc một ai đó sẽ đáp trả.” Nói một cách
khác, trong ngắn hạn, đối xử tương hỗ xuất phát từ sự thật lòng và trong
dài hạn chính là vì lợi ích bản thân. Giai đoạn thứ ba là có được một
mức độ tín nhiệm (trust), thể hiện qua sự tự tin rằng mọi người và các
thể chế sẽ hành động một cách thống nhất, trung thực và hợp lý. Tín
nhiệm không loại trừ sự góp ý và chỉ trích với mục đích tốt.
Khi nghiên cứu về ASEAN, Amitav Acharya (2009) cho rằng
cộng đồng này có hai đặc điểm chính. Thứ nhất, nó chỉ một quan hệ xã
hội, chứ không phải một quan hệ chỉ thuần tuý mang tính phương tiện.
Những thuộc tính chính yếu của cộng đồng là sự tin cậy, tình hữu nghị,
sự bù đắp và tinh thần trách nhiệm. Thứ hai, cộng đồng không phải chỉ
là một nhóm những người có cùng văn hoá mà cũng là nhóm người có
tinh thần trách nhiệm chung, sự tin tưởng, quí trọng, và tự giác nhận
thức được về sự đồng nhất. Việc phát triển một cộng đồng thường liên
quan đến ý thức về sự đồng nhất chung song các cộng đồng cũng có thể
tạo dựng được sự đồng nhất và mục tiêu chung bằng cách thu hút và hấp
dẫn những người ngoài chứ không phải là loại trừ hoặc chống lại họ.
Thực tế cho thấy, ASEAN đã có một lịch sử lâu dài về các mối quan hệ
hướng ra bên ngoài với các nước lớn bên ngoài khu vực. Tuy nhiên, theo
Acharya (2009), động lực của chủ nghĩa khu vực Đông Nam Á không
chỉ do sức ép hay sự đe doạ từ bên ngoài mà nó phức tạp hơn nhiều,
được hình thành trong quá trình „xã hội hoá‟ (socialization) các chuẩn
mực và gây dựng tính đồng nhất. Vì thế, để trở thành một cộng đồng
theo đúng nghĩa, thì các nước ASEAN cần tăng cường quan hệ hơn nữa
bằng cách gạt ra những mối quan tâm thuần tuý mang tính phương tiện
đi liền với chủ quyền quốc gia.
14
CHƢƠNG 2
CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ CỦA
CHỦ NGHĨA KIẾN TẠO
2.1. Nội dung của Cộng đồng kinh tế ASEAN
Mục tiêu của Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tầm nhìn 2020 của ASEAN khẳng định “tạo ra một Khu vực
kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và cạnh tranh cao có sự tự do lưu
chuyển hàng hoá, dịch vụ và đầu tư, tự do di chuyển vốn hơn, phát triển
kinh tế bình đẳng, giảm đói nghèo và khác biệt về kinh tế-xã hội”
Nội dung và hình thức của Cộng đồng kinh tế ASEAN
Với mục tiêu trở thành “một thị trường và cơ sở sản xuất duy
nhất” có tự do thương mại và tự do chuyển các yếu tố sản xuất, AEC
chỉ có thể được xem là một Thị trường chung trừ (trừ đi hai nội dung
gồm thuế quan chung và hài hòa chính sách kinh tế) hoặc một FTA cộng
(cộng thêm nội dung di chuyển tự do các yếu tố sản xuất).
Trong khi đó, mục tiêu “thị trường (và cơ sở sản xuất) duy nhất”
của AEC chỉ dựa trên bốn tự do (4F) ở mức yếu là tự do di chuyển hàng
hoá và dịch vụ, tự do di chuyển vốn hơn và lao động có tay nghề.
AEC có đặc điểm khác nữa là một cộng đồng kinh tế mở. Tầm
nhìn ASEAN 2020 khẳng định ASEAN sẽ là một tổ chức hướng ra bên
ngoài (outward looking). Tiếp đó, Tuyên bố Bali cũng nêu rõ ASEAN
tiếp tục đánh giá cao “tầm quan trọng của các luật lệ của hệ thống
thương mại đa phương,” tăng cường “mở rộng kết nối với nền kinh tế
thế giới” (Mục 7) và trở thành “một mắt xích năng động và mạnh mẽ
hơn trong dây chuyền cung ứng toàn cầu” (phần B.3). Trong đó,
ASEAN đặc biệt coi trọng thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác trong tiến
trình ASEAN+3 (Mục 8).
15
Biện pháp và Lộ trình của Cộng đồng kinh tế ASEAN
Hình 2.1: Lộ trình hội nhập kinh tế tổng thể ASEAN (RAI)
Nguồn: Dựa trên Krishnam, Gary. 2007. Initiative for ASEAN Integration: Narrowing
the Development Gap. IAI Unit. ASEAN Secretariat.
Theo Tuyên bố Bali II và khuyến nghị của HLTF, về cơ bản các
biện pháp nhằm thực hiện AEC gồm có:
+ Đẩy nhanh hoàn thành các chương trình hội nhập kinh tế hiện thời
+ Đẩy mạnh hội nhập một số ngành ưu tiên
+ Tăng cường triển khai Sáng kiến hội nhập ASEAN và thu hẹp khoảng
cách phát triển
+ Tăng cường hoàn thiện thể chế
2.2. Tiếp cận sự hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) dƣới
góc độ của Chủ nghĩa kiến tạo
Chủ nghĩa kiến tạo xã hội cho rằng Cộng đồng kinh tế ASEAN là
một sự kiến tạo mang tính chất xã hội (socially constructed) trong quan
Lộ trình hội nhập kinh tế của ASEAN
Mục tiêu: Tầm nhìn 2020 - AEC
ASEAN-6 và ASEAN-4
Thu hẹp khoảng cách phát triển
Toàn bộ ASEAN
Hợp tác kinh tế sâu hơn
Toàn bộ ASEAN
Hội nhập sâu hơn
Kế hoạch thực hiện IAI
4 lĩnh vực ưu tiên:
- Cơ sở hạ tầng
- Phát triển nguồn nhân lực
- ICT
- Hội nhập kinh tế khu vực
Lĩnh vực: Giao thông, năng
lượng, du lịch, viễn thông.
Dự án: Tuyến đường sắt
xuyên Á, Tuyến đường cao
tốc ASEAN, mạng lưới
truyền tải điện toàn ASEAN
Hội nhập thị trƣờng:
AFTA
AIA
AFAS
e-ASEAN
16
hệ quốc tế ở khu vực Đông Nam Á. Giả thiết đưa ra là: mặc dù AEC là
bước phát triển tiếp theo của các chương trình hợp tác kinh tế đã và
đang được thực hiện trong ASEAN song AEC hình thành không phải là
kết quả tất yếu khách quan mà là do sự thay đổi về nhận thức đối với hợp
tác kinh tế ở khu vực Đông Nam Á.
Sự tiến triển nhận thức về nguyên tắc, cơ cấu tổ chức và thể chế
Cùng với sự ra đời của Hiến chương ASEAN là những tiến triển
rõ rệt về cơ cấu tổ chức của ASEAN để hướng tới một cộng đồng. Trong
những năm đầu, cơ quan cao nhất của ASEAN là Hội nghị Ngoại
trưởng, và số lượng các tổ chức của ASEAN còn rất hạn chế, thậm chí là
không có Ban thư ký. Theo Hiến chương ASEAN, hội nghị Thượng
đỉnh, được tổ chức hai lần một năm, là cơ quan hoạch định chính sách
cao nhất của ASEAN. Ngoài hội nghị Thượng đỉnh ra, ASEAN còn có
các Hội nghị cấp Bộ khác và các Hội nghị này cứ tăng dần theo thời
gian. Bên cạnh các Hội nghị, ASEAN còn có các Hội đồng và các Uỷ
ban, tính đến nay số lượng các Hội đồng và Uỷ ban này nhiều hơn hẳn
so với khi ASEAN mới được thành lập. Cũng theo Hiến chương
ASEAN, cơ cấu tổ chức của ASEAN sẽ còn phát triển hơn với các cơ
quan hoàn toàn mới như các Hội đồng Cộng đồng ASEAN: Chính trị -
An ninh, Kinh tế và Văn hoá – Xã hội. Mỗi Hội đồng này chịu trách
nhiệm quan lý các cơ quan cấp bộ có liên quan. Điều này có thể coi là
một sự phát triển đột biến trong cơ cấu tổ chức của ASEAN và nó làm
cho cơ cấu tổ chức của ASEAN ngày càng hoàn thiện hơn.
Sự tiến triển nhận thức về lộ trình tiến tới cộng đồng.
Nếu ban đầu ASEAN phải mất đến 30 năm (1967-1997) để xác
định chuyển từ Hiệp hội sang Cộng đồng thì chỉ cần thêm 10 năm
(1997-2007), ASEAN đã xác định được mô hình và cách thức hoạt động
17
của Cộng đồng ASEAN. Nếu trong sáu năm từ 1997 đến 2003, ASEAN
xác định sẽ xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2020 thì chỉ trong
hai năm từ 2005 đến 2007 ASEAN lại quyết định hoàn thành Cộng đồng
ASEAN vào năm 2015. “Chính trị tốc độ” đã thể hiện quyết tâm mạnh
mẽ hơn bao giờ hết và quan trọng là không thể đảo ngược được của các
nhà lãnh đạo ASEAN đối với việc đẩy mạnh hội nhập khu vực và xây
dựng một cộng đồng các quốc gia và dân tộc ở Đông Nam Á. Như Tổng
thư ký ASEAN Ong Keng Yong (Vietnamnet, 23/10/2006) nói “Năm
2020 còn lâu mới đến. Trong quá trình chờ đợi sẽ có những bất lợi xảy
ra và nảy sinh ý định trì hoãn Chúng tôi chuyển thời hạn từ năm 2020
xuống còn 2015 và bây giờ thì các nước ASEAN biết rằng không thể trì
hoãn nữa.”
2.3 Triển vọng của Cộng đồng kinh tế ASEAN
Cơ hội
Cơ hội lớn nhất cho ASEAN là hơn bao giờ hết hiện ASEAN đã
đạt được quyết tâm chính trị rất cao, của cả các nhà lãnh đạo, giới tinh
hoa và người dân, đối với việc xây dựng cộng đồng. Điều này thể hiện
qua ý chí đẩy nhanh tiến trình hội nhập ASEAN và rút ngắn thời hạn
hoàn thành cộng đồng trước thời hạn, sự ủng hộ của mọi nước thành
viên đối với các kế hoạch chung, coi việc thúc đẩy hội nhập khu vực là
một trong những hướng ưu tiên của mình và nỗ lực hết sức để triển khai
các Chương trình hành động của AEC thuận lợi và suôn sẻ.
Thách thức
Thách thức lớn nhất của ASEAN là sự ly tâm và chia rẽ nội khối.
Tính đa dạng về chế độ chính trị và chênh lệch về phát triển
kinh tế trong ASEAN trong khoảng 5-10 năm nữa về cơ bản chưa có gì
thay đổi.
18
Ngoài sự đa dạng về thể chế và trình độ phát triển, ASEAN hiện
tại và trong tương lai gần vẫn còn lúng túng trong việc xác định mô hình
phát triển với những nguyên tắc chủ đạo có tính chiến lược cho mình.
Những năm gần đây, sự nổi lên nhanh chóng của Trung Quốc và
sự gia tăng cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung trước hết là ở Đông Nam á
cũng như sự trở lại của nước Nga, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới
đang lan rộng và sự suy giảm tương đối vị thế của siêu cường Mỹ cũng
đang tạo ra những cơ hội và thách thức mới, một mặt, thúc đẩy hợp tác
khu vực, bổ sung "phương tiện mặc cả" cho việc theo đuổi chính sách
"cân bằng nước lớn" của ASEAN, mặt khác cũng làm khó dễ trong việc
lựa chọn và ưu tiên đối tác và quan hệ bạn hàng với từng nước lớn; có
thể gây tổn thương đến tình đoàn kết và thống nhất lập trường chung của
ASEAN, làm tăng xu hướng “ly tâm”, “đi riêng lẻ” trên một số vấn đề,
kể cả chính trị và an ninh. Hơn nữa, sự nổi lên của Trung Quốc và ấn
Độ, sự gia tăng Hợp tác Đông á theo cơ chế ASEAN +1, ASEAN +3,
v.v. có thể làm giảm đi sức hấp dẫn của ASEAN với tư cách là một khu
vực kinh tế năng động và giữ vai trò chủ đạo trong các nỗ lực hợp tác
khu vực. Ngoài ra, Ngoài các tác động trên, sự tái chạy đua vũ trang và
đề cao sức mạnh quân sự cùng với sự gia tăng tranh chấp chủ quyền lãnh
hải, tài nguyên thiên nhiên, khủng bố bạo lực và ly khai dân tộc trên quy
mô toàn cầu cũng ảnh hưởng tiêu cực đến nỗ lực hợp tác đa phương
trong ASEAN, nhất là đối với các nước thành viên mới.
Điểm yếu khó vượt qua nhất của ASEAN là tính chất hợp tác
lỏng lẻo, thiếu sự ràng buộc về mặt pháp lý vẫn tiếp tục duy trì các
nguyên tắc cơ bản của Hiệp hội như không can thiệp, đồng thuận, chưa
nhận thức và hành động đúng mức về sự cần thiết phải thúc đẩy LKKV.
Tiếp đến, các nước ASEAN chủ yếu còn là những nước nghèo,
thiếu lực hướng tâm, chưa đủ nguồn tài chính để giúp các thành viên
mới kém phát triển hơn. .
19
Các kịch bản của Cộng đồng kinh tế ASEAN
Khả năng thứ nhất là hội nhập như kế hoạch đã định ra hiện nay.
Tức là AEC sẽ chỉ dừng lại ở mức độ FTA cộng sẽ được hoàn thành vào
năm 2015.
Khả năng thứ hai là hội nhập sâu hơn. Điều này có nghĩa là AEC
sẽ phát triển lên các nấc cao hơn của liên kết kinh tế khu vực chứ không
chỉ dừng lại ở FTA+.
Khả năng thứ ba là AEC sẽ bị hoà tan vào liên kết kinh tế Đông Á
hoặc châu Á-Thái Bình Dương. .
Tác giả cho rằng khả năng thứ nhất hoàn toàn có thể xảy ra. AEC
với bốn tính chất là tự do di chuyển hàng hoá, dịch vụ, và lao động có
tay nghề và tự do di chuyển vốn hơn sẽ được hoàn thành vào năm 2015.
Như đã phân tích ở trên, với tiến độ hiện nay, khả năng hoàn thành
AFTA, AFAS và AIA vào năm 2015 gần như chắc chắn. AEC đặt ra
mục tiêu tự do di chuyển lao động có tay nghề chỉ trong lĩnh vực dịch vụ
và mục tiêu tự do di chuyển vốn hơn còn rất sơ sài nên cả hai mục tiêu
này cũng có thể đạt được vào năm 2015. Sau năm 2015, ASEAN sẽ tiếp
tục hoàn thiện AEC theo hướng tiến tới bốn tự do hoá hoàn toàn. Thí dụ,
trong lĩnh vực thương mại hàng hoá và dịch vụ, ASEAN sẽ phải hoàn
thiện các tiêu chuẩn công nhận lẫn nhau và hài hoà hoá hệ thống hải
quan để đạt được một sự đối xử bình đẳng hoàn toàn và tự do hoá hoàn
toàn đối với hàng hoá và dịch vụ lưu thông trong khu vực. ASEAN cũng
sẽ tiếp tục nới lỏng các giới hạn đối với tự do di chuyển lao động và tự
do di chuyển vốn. Tuy nhiên, với xu thế hợp tác kinh tế Đông Á đang
diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, một Khu vực tự do thương mại toàn
Đông Á hoặc hơn nữa là một Cộng đồng kinh tế Đông Á (có thể cũng
dưới dạng “cộng đồng kinh tế đặc biệt“ như AEC) có khả năng được
hình thành trong nay mai. Vì thế, AEC sẽ buộc phải phát triển thành liên
minh thuế quan và thị trường chung để không bị hoà tan.
20
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI VIỆC THAM GIA
CỦA VIỆT NAM VÀO CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN
3.1. Một số tác động của việc tham gia AEC đối với sự phát triển
kinh tế của Việt Nam
Tác động tích cực
+ Thúc đẩy tăng trưở ng kinh tế và tham gia phân công lao độ ng
quố c tế củ a Việ t Nam
+ Thúc đẩy cải cách thể chế kinh tế
Tác động tiêu cực
Tham gia AEC sẽ ả nh hưở ng đế n quyề n tự quyế t củ a Việ t Nam
trong mộ t số chính sá ch kinh tế , đặ c biệ t nế u trong tương lai AEC có thể
trở thà nh mộ t liên minh thuế quan hay thị trườ ng chung ASEAN. .
Việ t Nam phả i chịu sứ c é p cạ nh tranh lớ n hơn từ cá c nề n kinh tế
khác của AEC trong điều kiện không cân sức , gây ra mộ t số khó khăn
thiệ t hạ i cho nề n kinh tế Việ t Nam khi quy mô nề n kinh tế cò n nhỏ bé và
năng lự c cạ nh tranh chưa đá p ứ ng đượ c yêu cầ u phá t triể n , chênh lệ ch
của Việt Nam với các nước ASEAN 6 còn khoảng cách lớn.
Sự chênh lệ ch phá t triể n thể hiệ n ở quy mô vố n củ a cả nề n kinh
tế và cá c doanh nghiệ p , trình độ khoa học công nghệ và t ay nghề lao
độ ng khiế n cho nề n kinh tế Việ t Nam có sứ c cạ nh tranh ké m và chưa
muố n mở cử a nhanh để cạ nh tranh vớ i cá c nề n kinh tế trong khu vự c. .
3.2. Kiến nghị về quan điểm và định hƣớng tham gia của Việt Nam
vào cộng đồng ASEAN và AEC
Về quan điểm:
21
* Thay đổi nhận thức về vai trò của ASEAN trong hội nhập kinh tế quốc
tế của Việt Nam
* Thay đổi nhận thức về cách thức tham gia và thực hiện các cam kết
với ASEAN
Vì vậy, khi đặt liên kết kinh tế ASEAN vào tâm điểm của các
liên kết khu vực ở phạm vi rộng lớn hơn cần thấy được rằng:
Thứ nhất, thúc đẩy hội nhập kinh tế ASEAN sẽ là m cho khu vự c
Đông Nam Á , trong đó Việ t Nam đang đượ c coi là mộ t trong nhữ ng
“cầ u nố i” quan trọ ng hà ng đầ u , trở nên quan trọ ng hơn trong ưu tiên
chính sách phát triển của các nước bên ngoài khu vực , đặc biệt là các
nước lớ n.
Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á và gần đây là khủng hoảng
kinh tế toàn cầu cùng với một số động thái “ly tâm” trong ASEAN khi
các nước thành viên phát triển hơn ký kết các hiệp định tự do thương
mại song phương với bên ngoài cho thấy, cũng như tất cả các nước
thành viên ASEAN khác, Việt Nam không thể trông chờ và ỷ lại vào
hợp tác kinh tế ASEAN. Bên cạnh việc đặc biệt coi trọng các nước láng
giềng khu vực như ASEAN, vốn gần gũi về mặt địa lý và có điều kiện
văn hoá và tự nhiên tương đồng, Việt Nam cũng cần phải đặc biệt coi
trọng quan hệ với các nước lớn và các trung tâm kinh tế lớn trên thế
giới. Hội nhập ASEAN nói chung và Cộng đồng kinh tế ASEAN nói
riêng là "hậu thuẫn" quan trọng, giúp Việt Nam có được sự ủng hộ và
tăng cường sức mạnh trong quan hệ với các đối tác bên ngoài, nhất là
với các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ và EU.
Thứ hai, không nên luôn nghĩ rằng ASEAN hay bất kỳ một liên
22
kết kinh tế khu vực nào khác ở Châu Á – Thái Bình Dương có thể được
hình thành trong tương lai sẽ nhanh chóng trở thành một tổ chức siêu
quốc gia (hoặc đạt tới mô hình EU) và giảm bớt độc lập, chủ quyền của
các nước thành viên tham gia. .
Trong bối cảnh tùy thuộc lẫn nhau sâu sắc và hội nhập là xu thế
diễn ra mạnh mẽ ở khắp các khu vực trên toàn thế giới, chủ trương chủ
động và tích cực hội nhập quốc tế mà Đảng ta đã đưa ra là hoàn toàn
đúng đắn và cần phải coi đây như là một trong những giải pháp tối ưu để
bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước trong bối cảnh mới.
Thứ ba, cần nhận thức được rằng cải cách và hội nhập có mối
quan hệ biện chứng: cải cách trong nước là yếu tố quyết định cho hội
nhập thành công; còn hội nhập bên ngoài là yếu tố thúc đẩy cải cách.
Tác động tích cực hay tiêu cực của hội nhập quốc tế phụ thuộc phần lớn
vào mức độ chuẩn bị sẵn sàng tiếp nhận nó như thế nào. Nhanh chóng
mở toang cửa nền kinh tế (chỉ có hội nhập mà không có cải cách) có thể
sẽ gây ra thua thiệt, hay chỉ đợi cải cách xong mới hội nhập thì cải cách
sẽ rất lâu vì không có động lực và bỏ lỡ cơ hội phát triển nhanh.
Bài học tham gia ASEAN của Việt Nam cho thấy ASEAN có rất
nhiều sáng kiến hợp tác; có những sáng kiến phải lâu mới thành hiện
thực,
1
có những sáng kiến lại được triển khai rất nhanh và liên tục rút
ngắn lộ trình.
2
Đối với những sáng kiến có thời hạn thực hiện lâu, Việt
Nam có thể tận dụng thời gian để tiến hành cải cách, đối với những sáng
kiến phải thực hiện nhanh, Việt Nam sẽ phải ưu tiên hội nhập.
1
như quá trình phát triển từ PTA năm 1977 tới AFTA năm 1992
2
như rút ngắn thời gian thực hiện AFTA 5 năm
23
Về định hướng tham gia
* Thố ng nhấ t nhậ n thứ c tích cực về AEC và quá n triệ t quan
điể m tích cự c tham gia AEC
* Thiế t lậ p vai trò chủ chố t trong quá trì nh xây dựng AEC
* Xác định thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi tham gia
AEC
* Tích cự c nghiên cứ u đề xuấ t cá c sá ng kiế n về mô hình và cơ
chế hoạ t độ ng AEC
* Kế t hợ p đồ ng thờ i đổ i mớ i kinh tế và hộ i nhậ p kinh tế AEC để
phát triển kinh tế nước ta
3.3 Kiến nghị về một số nhóm giải pháp chính sách đối với sự tham
gia của Việt Nam vào Cộng đồng ASEAN và AEC
Một số kiến nghị đối với sự tham gia của Việt Nam vào cộng
đồng ASEAN
(1) Thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với ASEAN
cả về đa phương và song phương, phát triển quan hệ này sang giai đoạ n
mớ i về chấ t và có hiệ u quả hơn.
(2) Tham gia chủ độ ng và tích cự c hơn trên cơ sở giữ vữ ng chủ
quyề n và bảo đảm lợi ích quốc gia; .
(3) Tham gia ASEAN là mộ t quá trình hợ p tá c và đấ u tranh , do
vậ y nướ c ta cầ n tiế p tục kiên trì giữ vững các vấn đề thuộc về nguyên
tắ c, nhưng linh hoạ t về biệ n phá p và cá ch thứ c ; coi trọ ng củ ng cố đoà n
kế t và hợ p tá c ASEAN, nâng dầ n chấ t lượ ng củ a sự “thố ng nhấ t trong đa
dạng” của Hiệp hội , nhưng trong mộ t số trườ ng hợ p cụ thể , ta không
nhấ t thiế t phả i vì đoà n kế t ASEAN mà để ả nh hưở ng đế n lợ i ích cơ bả n