Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sau khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 128 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ





Phùng Minh Quyên





Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sau khủng hoảng tài
chính tiền tệ châu Á năm 1997






LUẬN VĂN THẠC SĨ

















Hà Nội - 2007








ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ




Phùng Minh Quyên







Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sau khủng hoảng tài
chính tiền tệ châu Á năm 1997







LUẬN VĂN THẠC SĨ




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS Nguyễn Xuân Thiên














Hà Nội - 2007


120
MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ
CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ CHÂU Á NĂM 1997 7
1.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 7
1.1.1. MỘT VÀI KHÁI NIỆM CƠ BẢN 7
1.1.2. VAI TRÕ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TRONG PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 9
1.1.3. NHỮNG NHÂN TỐ TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC TÁC ĐỘNG
ĐẾN XUẤT KHẨU 11
1.1.3.1. NHỮNG NHÂN TỐ BÊN TRONG 11
1.1.3.2. NHỮNG NHÂN TỐ BÊN NGOÀI 25
1.2. KHÁI QUÁT VỀ CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
CHÂU Á NĂM 1997 VÀ NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA ĐỐI VỚI VIỆT
NAM 29
1.2.1. KHÁI QUÁT VỀ CUỘC KHỦNG HOẢNG 29
1.2.2. CÁC BIỆN PHÁP ĐỐI PHÓ CỦA CÁC NƢỚC CHỊU ẢNH
HƢỞNG 30
1.2.3. NHỮNG BÀI HỌC RÖT RA CHO VIỆT NAM 35
CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH
TIỀN TỆ CHÂU Á ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 38
2.1. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM

TRƯỚC CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ CHÂU Á 38
2.1.1. TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TRONG GIAI
ĐOẠN 1991 - 1997 38


121
2.1.2. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU HÀNG HOÁ VÀ THỊ TRƢỜNG
XUẤT KHẨU TRONG GIAI ĐOẠN 1991 - 1997 40
2.1.2.1. CƠ CẤU XUẤT KHẨU THEO NGÀNH HÀNG 40
2.1.2.2. CƠ CẤU XUẤT KHẨU THEO THỊ TRƢỜNG VÀ KHU
VỰC 42
2.1.2.3. CƠ CẤU XUẤT KHẨU THEO MẶT HÀNG: 48
2.1.2.4. CƠ CẤU CHỦ THỂ THAM GIA HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU: 52
2.2. ẢNH HƯỞNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
CHÂU Á ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT
NAM 53
2.2.1. NHỮNG ẢNH HƢỞNG TRỰC TIẾP 53
2.2.2. NHỮNG ẢNH HƢỞNG GIÁN TIẾP ĐẾN CƠ CẤU XUẤT
KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA
55
2.2.2.1. ẢNH HƢỞNG ĐẾN CƠ CẤU NGÀNH HÀNG VÀ MẶT
HÀNG XUẤT KHẨU 55
2.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 69
2.3.1. NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC 69
2.3.2. NHỮNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC 75
2.3.3. NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ
TÍCH CỰC 77
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC

MẶT TRÁI CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ CHÂU
Á VÀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨUCỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 81


122
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI
GIAN TỚI 81
3.1.1. PHƢƠNG HƢỚNG CHUNG 81
3.1.2. PHƢƠNG HƢỚNG CƠ CẤU MẶT HÀNG XUẤT KHẨU 83
3.1.3. PHƢƠNG HƢỚNG CƠ CẤU THỊ TRƢỜNG XUẤT KHẨU 84
3.1.4. PHƢƠNG HƢỚNG VỀ CÁC CHỦ THỂ THAM GIA XUẤT
KHẨU 87
3.2.GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC MẶT TRÁI CỦA CUỘC KHỦNG
HOẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ CHÂU Á VÀ THÚC ĐẨY XUẤT
KHẨUCỦA VIỆT NAM THỜI KỲ ĐẾN NĂM 2020 87
3.2.1 NHÓM GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG HẠN CHẾ VÀ
PHÁT HUY NHỮNG MẶT TÍCH CỰC. 87
3.2.1.1. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT
KHẨU VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT
KHẨU CHO DOANH NGHIỆP 88
3.2.1.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CƠ SỞ HẠ TẦNG
XUẤT KHẨU CỦA ĐẤT NƢỚC (ĐẶC BIỆT LÀ HẠ TẦNG
THÔNG TIN VÀ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ) 89
3.2.1.3. GIẢI PHÁP VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH, THUẬN LỢI
HOÁ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 93
3.2.1.4. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO
XUẤT KHẨU 94
3.2.2. NHÓM GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU
HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 96
3.2.2.1. GIẢI PHÁP CHO TỪNG NHÓM HÀNG CỤ THỂ 97

3.2.2.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ ĐA DẠNG HOÁ THỊ
TRƢỜNG XUẤT KHẨU 103


123
KẾT LUẬN 107
PHỤ LỤC 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO 117





124
DANH MỤC BẢNG BIỂU

BẢNG 2.1: CÁN CÂN THƢƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1990 - 1997
39
BẢNG 2.2: XUẤT KHẨU BÌNH QUÂN ĐẦU NGƢỜI 40
BẢNG 2.3: TRỊ GIÁ XUẤT KHẨU PHÂN THEO NGÀNH HÀNG 41
BẢNG 2.4: TRỊ GIÁ XUẤT KHẨU PHÂN THEO CHÂU LỤC VÀ TỶ
TRỌNG (%) 43
BẢNG 2.5: CƠ CẤU THỊ TRƢỜNG XUẤT KHẨU GIAI ĐOẠN 1991 - 1999
44
BẢNG 2.6: MẶT HÀNG XK CHỦ YẾU CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
1991 - 1997 50
BẢNG 2.7: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
1998 - 2005 54
BẢNG 2.8: XUẤT KHẨU BÌNH QUÂN ĐẦU NGƢỜI VÀ TỶ TRỌNG
TRỌNG GDP 54

BẢNG 2.9: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THEO NGÀNH HÀNG 56
BẢNG 2.10: XUẤT KHẨU CỦA NHÓM HÀNG NGUYÊN, NHIÊN LIỆU
GIAI ĐOẠN 2001 -2005 57
BẢNG 2.11: XUẤT KHẨU CỦA NHÓM HÀNG NÔNG, LÂM SẢN GIAI
ĐOẠN 2001 - 2005 58
BẢNG 2.12: XUẤT KHẨU CỦA NHÓM HÀNG CÔNG NGHIỆP VÀ THỦ
CÔNG MỸ NGHỆ GIAI ĐOẠN 2001 -2005 59
BẢNG 2.13: XUẤT KHẨU MỘT SỐ MẶT HÀNG CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO 60
BẢNG 2.14: XUẤT KHẨU HÀNG ĐIỆN TỬ VÀ TIN HỌC 61
BẢNG 2.15: XUẤT KHẨU MẶT HÀNG MỚI CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ
2000 - 2004 62


125
BẢNG 2.16 : CƠ CẤU XUẤT KHẨU THEO THỊ TRƢỜNG CỦA VIỆT
NAM THỜI KỲ 2001 - 2005 62
BẢNG 2.10: XUẤT KHẨU THEO CHỦ THỂ THAM GIA CỦA VIỆT NAM
THỜI KỲ 2000 - 2004 68


126
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu
Nghĩa đầy dủ
ACFTA
Hiệp đinh Thƣơng mại tự do ASEAN –
Trung Quốc
APEC
Diễn đàn kinh tế Châu á - Thái Bình Dƣơng

ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á
ASEM
Diễn đàn hợp tác á - Âu
CEPT
Hiệp định ƣu đãi thuế quan có hiệu lực chung
CNH
Công nghiệp hoá
CNTT
Công nghệ thông tin
EHP
Chƣơng trình Thu hoạch sớm giữa Trung
Quốc và ASEAN
EU
Liên minh Châu Âu
FDI (Foreign Direct Investement)
Đầu từ trực tiếp nƣớc ngoài
GDP (General Domestic Product)
Tổng thu nhập quốc dân
HĐH
Hiện đại hoá
IMF
Quỹ tiền tệ quốc tế
KNXK
Kim ngạch xuất khẩu
NICs
Các nƣớc Công nghiệp mới
ODA
Hỗ trợ phát triển chính thức
TCMN

Thủ công mỹ nghệ
TMĐT
Thƣơng mại điện tử
TNCs
Công ty xuyên quốc gia
WB
Ngân hàng thế giới
WTO
Tổ chức thƣơng mại thế giới
XTTM
Xúc tiến thƣơng mại
XTXK
Xúc tiến xuât khẩu



1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á nổ ra vào những năm cuối
thế kỷ 20 là một cú sốc nặng nề đối với các quốc gia trực tiếp chịu ảnh hưởng.
Nó gây ra các sụp đổ về kinh tế cho các nớc nằm trong vùng ảnh hưởng. Các
quốc gia trên thế giới đã đề ra những biện pháp nhằm ngăn chặn cũng như hạn
chế sự ảnh hưởng dây chuyền của cuộc khủng hoảng đến nước mình. Cuối
năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á chấm dứt, tuy nhiên dư
âm và ảnh hưởng của nó vẫn tồn tại và nó gây ảnh hưởng không nhỏ đến hầu
hết các quốc gia trong khu vực.
Nền kinh tế Việt Nam không trực tiếp chịu sự tác động của cơn bão
khủng hoảng này. Tuy nhiên, sự suy sụp của hàng loạt nền kinh tế trong khu

vực đã gây ra không ít ảnh hưởng xấu cho nền kinh tế nước ta, nhất là đối với
hoạt động ngoại thương, cụ thể là hoạt động xuất nhập khẩu. Châu Á là một
thị trường thương mại lớn của Việt Nam vào thời điểm xảy ra cuộc khủng
hoảng tài chính tiền tệ. Năm 1997, Châu Á chiếm trên 60% tổng kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam. Sự lan toả tầm ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đã
làm cho xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Châu á nói riêng và ra thế
giới nói chung sụt giảm nghiêm trọng. Sự sụt giảm đó được tính đến cả về
khối lượng lẫn giá cả của hàng xuất khẩu (ước tính tổn thất do giá xuất khẩu
giảm là 500 triệu USD trong năm 1997). Nguyên nhân của sự sụt giảm về
xuất khẩu của Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng là do sự thu hẹp về sức
mua của các thị trường xuất khẩu (tỷ lệ tăng trưởng kinh tế âm, quan hệ cung
cầu mất cân đối…) và sức ép tạo nên bởi sự mất giá của các đồng tiền khu
vực với tốc độ cao hơn Việt Nam đồng, vì vậy giá cả hàng xuất khẩu của ta bị
đắt lên tương đối so với hàng hoá của các nước cạnh tranh khác. Mặt khác, tác


2
động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á còn thể hiện ở
chỗ, các nhà đầu tư lớn thuộc các nước NICs ở Châu Á gặp khó khăn ở chính
quốc cũng làm giảm sự đóng góp vào phát triển xuất khẩu của Việt Nam vì
trong số các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, tỷ trọng của khối doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tới trên 10% và mức tăng trởng hàng
năm của khối doanh nghiệp này luôn cao hơn mức tăng trưởng bình quân.
Xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế đất
nước, là một trong các yếu tố cơ bản góp phần vào tốc độ tăng trưởng, ổn
định khá cao của Việt Nam trong những năm qua. Cuộc khủng hoảng tài
chính tiền tệ Châu á năm 1997 ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu
của Việt Nam. Chính vì vậy, việc nghiên cứu hoạt động xuất khẩu của Việt
Nam sau khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997 là cần thiết. Việc
nghiên cứu này nhằm đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam

từ năm 1997 - 2005 từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị phát triển
xuất khẩu hàng hoá Việt Nam thời kỳ 2006 - 2020.
2. Tình hình nghiên cứu:
a) Tình hình nghiên cứu ở trong nước:
Thời gian qua, ở nước ta đã có những nghiên cứu đề cập đến vấn đề
xuất khẩu như:
Đề tài: “Chiến lược kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt
Nam trong điều kiện hội nhập”, Luận án Tiến sĩ Kinh tế của tác giả Nguyễn
Văn Hồng, trường Đại học Ngoại Thương, 2003. Công trình nghiên cứu này
đã nêu được tổng quan về chiến lược kinh doanh xuất khẩu của các doanh
nghiệp. Thực trạng xây dựng chiến lược kinh doanh xuất khẩu tại các doanh
nghiệp Việt Nam và các giải pháp xây dựng chiến lược đó.


3
Đề tài: “Cơ sở khoa học và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế – xã
hội của việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài trong quá trình thực
hiện chiến lược hướng về xuất khẩu”, Luận án Tiến sĩ Kinh tế của tác giả Dư-
ơng Mạnh Hải, Viện Kinh tế Thế Giới. Công trình khoa học này đã làm rõ cơ
sở khoa học về hiệu quả kinh tế – xã hội của việc thu hút và sử dụng vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam (FDI). Đồng thời tác giả cũng đã đưa ra
thực trạng hiệu quả kinh tế của việc thu hút FDI ở Việt Nam và các giải pháp
nâng cao hiệu quả đó.
Đề tài: “Những giải pháp chủ yếu để xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam
sang các nước trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) trong giai đoạn
đến 2010”, Luận án Tiến sĩ Kinh tế của tác giả Nguyễn Thanh Hà, trường Đại
học Kinh tế Quốc dân, 2003. Tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn đẩy
mạnh xuất khẩu hàng hoá trong điều kiện tham gia liên kết kinh tế và thực
trạng hoạt động xuất khẩu và giải pháp nâng cao, hoàn thiện hoạt động xuất
khẩu của Việt Nam sang các nước trong AFTA.

Đề tài: “Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu ở Việt
Nam”, Luận văn Tiến sĩ Kinh tế của Nguyễn Thị Nhiễu, 2002. Công trình đã
hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về hoạt động xúc tiến xuất khẩu. Phân tích
thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu ở Việt Nam.
Đề tài: “Quản trị chiến lược Marketing xuất khẩu của các doanh nghiệp
Thương mại Việt Nam”, luận án Tiến sĩ Kinh tế của Lê Minh Diễn, 2002.
Công trình đã hệ thống hoá và làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản của quản
trị chiến lược tiếp thị của các doanh nghiệp. Phân tích thực trạng quản lý
chiến lược tiếp thị và đề xuất giải pháp thực hiện quản trị chiến lược tiếp thị
xuất khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc dân.
Đề tài: “Chiến lược Công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu và vấn đề lựa
chọn của Việt Nam hiện nay”, luận án Tiến sĩ Kinh tế của Nguyễn Xuân


4
Dũng, Viện khoa học kĩ thuật nông nghiệp Việt Nam, 2002. Công trình
nghiên cứu đã nêu một ra số vấn đề lý luận và kinh nghiệm thế giới về chiến
lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu. Thực trạng tình hình thực hiện
công nghiệp hoá, hiện đại hoá từ năm 1986 đến nay ở Việt Nam. Những giải
pháp nhằm đẩy mạnh các quá trình này ở Việt Nam.
Sách chuyên khảo “Đổi mới chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng
hoá của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Lê Thị
Anh Vân, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, 2003. Sách đã giới thiệu lý
thuyết về Thương mại quốc tế và kinh nghiệm của các nước trong việc đẩy
mạnh xuất khẩu hàng hoá cùng thực trạng hoạt động xuất và những giải pháp
cơ bản nhằm thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu của Việt Nam sang các
nước trong khu vực Châu á.
Các nghiên cứu trên đã đề cập đến vấn đề xuất nhập khẩu của Việt Nam
dới những góc nhìn khác nhau. Tuy nhiên, hiện tại chưa có công trình nào
nghiên cứu và phân tích tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu

á năm 1997 đối với hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam nhằm, từ đó
đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Việt Nam
trong những năm tới một cách có hiệu quả.
b) Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài:
Trên thế giới, với tư cách là lĩnh vực cơ bản của ngoại Thương, hoạt
động xuất khẩu được nghiên cứu rất sâu sắc, có hệ thống và được thường
xuyên cập nhật cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Có rất nhiều đề tài, dự án,
sách giáo khoa chuyên về các lĩnh vực hoạt động xuất khẩu như quảng cáo,
hội chợ triển lãm, thông tin Thương mại, các đoàn công tác Thương mại,
nghiên cứu thị trường và marketing xuất khẩu, chiến lược xuất khẩu…
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu


5
- Nêu tổng quan về hoạt động xuất khẩu, về cuộc khủng hoảng tài chính
tiền tệ Châu á và ảnh hưởng của nó đối với kinh tế Việt Nam;
- Phân tích tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á năm
1997 đến hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam;
- Trên cơ sở những đánh giá về tác động của cuộc khủng hoảng tài chính
tiền tệ Châu á 1997 đến thực trạng xuất khẩu hàng hoá, Luận án đề xuất một
số kiến nghị và giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam
thời kỳ 2007 - 2010 và tầm nhìn 2020.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá vấn đề lý luận cũng như thực tiễn có liên quan đến vấn đề
xuất khẩu.
- Đưa ra bức tranh toàn cảnh về hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sau
khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm thúc
đẩy hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận án là: hoạt động xuất khẩu hàng hoá của
Việt Nam. Việc nghiên cứu này bao gồm cả mặt lý luận và thực tiễn của hoạt
động xuất khẩu.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực tiễn hoạt động xuất khẩu hàng
hoá của Việt Nam từ năm 1998 đến năm 2006 và triển vọng đến năm 2020.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Ngoài việc vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
để nghiên cứu, làm rõ các vấn đề nghiên cứu, luận văn sử dụng tổng hợp
nhiều phương pháp khác nhau như: phương pháp tổng hợp và phân tích;
phương pháp thống kê; phương pháp so sánh, và kết hợp nghiên cứu lý luận
với phân tích thực tiễn; tổ chức lấy ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực
liên quan về những vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu.


6
6. Dự kiến những đóng góp mới của đề tài
Với việc nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sau khủng
hoảng tài chính tiền tệ Châu á năm 1997, dự kiến đề tài có những đóng góp
sau:
- Làm rõ cơ sở lý luận về tác động của khủng hoảng tài chính tiền tệ đến
hoạt động xuất khẩu nói chung;
- Đánh giá tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á năm
1997 đến hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam;
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị đối với Nhà nước và doanh
nghiệp nhằm phát triển xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam.
7. Bố cục của Đề tài
Ngoài phần lời nói đầu, kết luận, các phụ lục và danh mục tài liệu tham
khảo, đề tài “Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sau khủng hoảng tài chính
tiền tệ Châu á 1997”, được kết cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1: Khái quát chung về hoạt động xuất khẩu và cuộc khủng

hoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997.
Chương 2: Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á đối
với xuất khẩu của Việt Nam.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm khắc phục mặt trái của
cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á và thúc đẩy xuất khẩucủa Việt Nam
đến năm 2020


7
CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ CUỘC
KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ CHÂU Á NĂM 1997

1.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
1.1.1. Một vài khái niệm cơ bản
- Xuất khẩu:
Trên thực tế, cho đến nay mặc dù đã có khá nhiều khái niệm về “xuất
khẩu”, mỗi một tác giả đưa ra khái niệm đều dựa trên những góc độ xem xét
khác nhau. Vì vậy, vẫn chưa có sự thống nhất chính thức về khái niệm “xuất
khẩu”. Tuy nhiên, xuất khẩu nói một cách đơn giản nhất là việc bán một sản
phẩm hay một dịch vụ ra thị trường nước ngoài để thu ngoại tệ, xuất khẩu
thuần tuý là một chức năng của hoạt động thương mại.
Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế. Nó
không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ
mua bán phức tạp, có tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằm mục tiêu lợi
nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, chuyển đổi kinh tế, ổn định từng
bước nâng cao mức sống của dân cư. Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh đem
lại hiệu quả đột biến nhưng có thể gây thiệt hại lớn vì nó phải đối đầu với một
hệ thống kinh tế khác từ bên ngoài mà các chủ thể trong nước phải tham gia
xuất nhập khẩu không dễ dàng khống chế được.

Trong quan hệ ngoại thương của các nước, xuất khẩu được chia làm hai
loại: xuất khẩu hữu hình tức xuất khẩu hàng hoá và xuất khẩu vô hình tức
xuất khẩu dịch vụ. Ngoài ra, đối với xuất khẩu hàng hoá còn được chia ra xuất
khẩu thuần tuý và xuất khẩu chung. Xuất khẩu thuần tuý bao gồm hàng hoá
sản xuất ở trong nước và hàng từ nước ngoài nhập vào trong nước được chế
biến rồi tái xuất. Xuất khẩu chung bao gồm ngoài hai loại trên, còn những


8
hàng hoá từ nước ngoài nhập vào, không qua chế biến ở trong nước rồi lại
được tái xuất và những hàng hoá quá cảnh.
- Cơ cấu xuất khẩu:
Cơ cấu xuất khẩu là tổ hợp các yếu tố cấu thành xuất khẩu, thể hiện cả về
mặt định tính lẫn định lượng, chúng quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động với
nhau trong không gian và thời gian, trong điều kiện kinh tế - xã hội nhất định,
phù hợp với mục tiêu xuất khẩu đã được xác định.
Hay cơ cấu xuất khẩu là tổng thể của các ngành hàng, lĩnh vực, bộ phận,
thành phần và thị trường với vị trí, tỷ trọng tương ứng với chúng và mối quan
hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành. Cơ cấu xuất khẩu phản ánh mối quan
hệ tỷ lệ về lượng và mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các bộ phận
cấu thành của toàn bộ hoạt động xuất khẩu.
Cơ cấu xuất khẩu phải được hiểu là tổng thể các quan hệ chủ yếu về số
lượng và chất lượng các bộ phận cấu thành. Vì vậy, cơ cấu xuất khẩu phải
được đặt trong điều kiện về không gian và thời gian cụ thể, trong điều kiện tự
nhiên - kinh tế - xã hội cụ thể và thích hợp với mỗi nước. Cơ cấu xuất khẩu
không bất biến mà nó luôn biến động, chuyển dịch cần thiết để ngày càng hợp
lý hơn, tạo ra hiệu quả cho xã hội. Mọi sự duy trì quá lâu hay thay đổi quá
nhanh chóng cơ cấu xuất khẩu, không phù hợp với những biến đổi tự nhiên-
kinh tế- xã hội, đều ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình sản xuất kinh
doanh, ngăn cản tăng trưởng kinh tế. Việc duy trì hay thay đổi cơ cấu xuất

khẩu không phải là mục đích mà là phương tiện để đạt được hiệu quả của hoạt
động xuất khẩu và sự tăng trưởng, phát triển kinh tế.
Cơ cấu xuất khẩu là vấn đề mang tính lịch sử và không ngừng biến đổi.
Sự hình thành và biến đổi cơ cấu xuất khẩu phụ thuộc vào trình độ phát triển
của các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế, điều kiện tự nhiên, trình độ
khoa học công nghệ của quốc gia.


9
Cơ cấu xuất khẩu được hình thành như là một sự tất yếu, vừa chịu tác
động của các quy luật kinh tế khách quan lại vừa phụ thuộc vào sự vận động
chủ quan. Cơ cấu xuất khẩu ở nước ta trong những năm vừa qua đã có những
chuyển biến tích cực phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước.
1.1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu trong phát triển kinh tế - xã hội
- Xuất khẩu là một bộ phận quan trọng của cơ cấu kinh tế, một mặt nó bị
chi phối và quyết định bởi cơ cấu của ngành và lĩnh vực chủ yếu, mặt khác nó
có vai trò tạo tiền đề và thúc đẩy các ngành nhằm hình thành và phát triển một
cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp
hoá và hiện đại hoá. Thực tế đã cho thấy, bất kỳ nền kinh tế nào cũng cần phải
nhập khẩu nhằm tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, đảm bảo đầu vào cho sản
xuất và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Tuy nhiên, để hoạt động
nhập khẩu diễn ra thuận lợi thì cần phải có một lượng ngoại tệ cần thiết. Xuất
khẩu chính là một trong những hoạt động đem lại lượng ngoại tệ lớn và tương
đối ổn định cho nhập khẩu.
- Ở các nước trên thế giới, nghiên cứu và xác định hướng phát triển và
chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu được Chính phủ coi trọng. Thông qua các kết
quả nghiên cứu, Chính phủ và các doanh nghiệp có được các chính sách và
đối sách phù hợp nhằm mở rộng và phát triển các mặt hàng và thị trường.

- Xuất khẩu là một hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp, có tổ chức cả
bên trong và bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hoá
phát triển, chuyển đổi kinh tế, ổn định từng bước nâng cao mức sống của dân cư.
- Xuất khẩu tạo điều kiện để trong nước có thể sản xuất với quy mô lớn
hơn trên cơ sở chuyên môn hoá và hợp tác quốc tế, tạo công ăn việc làm, tạo


10
giá trị gia tăng và mở rộng thị trường tiêu thụ ra nước ngoài. Nhờ sản xuất với
quy mô lớn có thể thuận lợi cho đầu tư, cho hiện đại hoá kỹ thuật, công nghệ,
cho hợp lý hoá sản xuất, cho việc tăng năng suất và hạ giá thành sản phẩm.
- Xuất khẩu là khâu đưa chất lượng, trình độ kỹ thuật của sản phẩm trong
nước ra đọ sức với thị trường quốc tế. Ở đây, mọi sản phẩm đều gặp phải sự
cạnh tranh vô cùng khốc liệt của các đối thủ cạnh tranh trên toàn thế giới.
Thông qua xuất khẩu mà có thể tự khẳng định mình và học hỏi được trình độ
trên thế giới, đặc biệt là công nghệ và kỹ thuật của các nước đang phát triển.
Cũng chính sự cạnh tranh quyết liệt trong xuất khẩu mà việc hạ giá thành sản
phẩm là mục tiêu phấn đấu trong việc xuất khẩu của từng quốc gia.
- Xuất khẩu tạo điều kiện vật chất không những cho ngoại thương mà
còn cho các mặt cân đối khác về thanh toán, về tài chính và tín dụng. Đồng
thời thông qua xuất khẩu có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện một
chính sách ngoại thương chủ động và tích cực.
- Xuất khẩu là một trong những hoạt động kinh tế trọng yếu của bất kỳ quốc
gia nào dù là phát triển hay đang phát triển. Việc thực hiện xuất khẩu hay phát
triển xuất khẩu sẽ tác động làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra nhiều việc làm
mới và góp phần cải thiện thu nhập cho người lao động. Mặt khác, phát triển
xuất khẩu sẽ tạo nguồn thu ngoại tệ lớn hơn để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho
mua sắm máy móc thiết bị, nhập khẩu các sản phẩm trung gian phục vụ yêu cầu
phát triển kinh tế- xã hội của một quốc gia, đồng thời là nguồn để trả nợ nước
ngoài, giúp cân bằng và lành mạnh cán cân thanh toán quốc tế, ổn định tình hình

kinh tế, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển
- Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hợp lý có ý nghĩa thiết thực trong việc
thúc đẩy phát triển kinh tế, đa dạng hoá các mặt hàng và thị trường xuất khẩu,


11
phát huy lợi thế, tiềm năng về nguồn nhân lực, vật lực và tài lực của đất nước,
nâng cao được khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế
1.1.3. Những nhân tố trong và ngoài nƣớc tác động đến xuất khẩu
1.1.3.1. Những nhân tố bên trong
* Các yếu tố tác động tới sản xuất, cung cấp hàng hoá cho xuất khẩu
Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất tác động tới sản xuất và cung cấp hàng
hoá cho xuất khẩu phải kể đến là tăng trưởng tổng sản phẩm xã hội. Đây là
một chỉ số tổng hợp, bao gồm nhiều thành phần như sự tăng trưởng của đầu tư,
sản xuất công nghiệp và xây dựng, sản xuất nông nghiệp và khu vực dịch vụ
Các yếu tố này góp phần nâng cao sức sản xuất và tạo ra một lượng hàng hoá
dồi dào, đáp ứng nhu cầu của xuất khẩu. Bên cạnh đó, các chính sách vĩ mô
được Chính phủ sử dụng như tỷ giá, lạm phát, thuế xuất - nhập khẩu và các
công cụ chính sách khác góp phần quan trọng làm tăng lượng hàng hoá cung
ứng cho xuất khẩu. Các nhân tố này có mối liên hệ và ảnh hưởng lẫn nhau,
nhân tố này vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả của nhân tố kia, cuối cùng tạo
ra sự tăng trưởng của cả nền kinh tế. Những phân tích dưới đây đề cập tới từng
nhân tố tác động tới quá trình sản xuất, cung cấp hàng hoá cho xuất khẩu.
+ Tăng trưởng sản xuất công nghiệp hàng năm
Những thành công trong quá trình phát triển của ngành công nghiệp là một
yếu tố quan trọng góp phần tạo ra lượng hàng hoá ngày càng lớn hơn cho xuất
khẩu. Ngoài ra, sự phát triển của ngành công nghiệp còn góp phần trang bị
những công nghệ và kỹ thuật tiên tiến hơn trước, giúp nâng cao hơn nữa khả
năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam, tăng cường khả năng thâm nhập
vào các thị trường nhập khẩu khó tính cũng như các thị trường mới của Việt

Nam. Đặc biệt, sự phát triển của ngành công nghiệp đã đem đến sự tăng trưởng
cao trong xuất khẩu khoáng sản và hàng công nghiệp - thủ công nghiệp.


12
+ Tăng trưởng sản xuất nông nghiệp
Ngoài những thành tựu to lớn góp phần tạo ra một lượng nông sản hàng
hoá lớn, giúp tăng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, hạn chế lớn nhất của sản
xuất nông nghiệp những năm qua đã tác động không thuận đến xuất khẩu là
sức cạnh tranh của các nông sản hàng hoá còn hạn chế trên thị trường trong
nước và xuất khẩu. Nhược điểm này thể hiện trên tất cả các sản phẩm trồng
trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thuỷ sản, trong đó rõ nét nhất là chất lượng còn
thấp, chi phí cao, chủng loại đơn điệu, vệ sinh an toàn thực phẩm thấp, quy
cách và mẫu mã chưa phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Lúa gạo là
nông sản chủ yếu, tốc độ tăng trưởng rất nhanh nhưng chất lượng lại chưa
cao. Tỷ trọng các loại gạo chất lượng thấp còn lớn (trên 60%), gạo có chất
lượng cao chiếm tỷ lệ nhỏ và tăng chậm. Đối với gạo xuất khẩu, gạo hạt dài,
thơm ngon, không bạc bụng vẫn còn chiếm tỷ lệ khiêm tốn nên giá xuất khẩu
vẫn thấp hơn gạo Thái Lan cùng loại từ 10-15USD/tấn. Rau quả với sản
lượng hàng triệu tấn, sản xuất quanh năm, mùa nào thức ấy song chất lượng
và độ sạch thấp. Cà phê cũng trong tình hình tương tự, chủ yếu là cà phê vối,
trong khi thị trường cần cà phê chè. Thịt lợn tỷ lệ nạc còn thấp nên chủ yếu
chỉ tiêu dùng trong nước, xuất khẩu khó khăn, giá trị thấp. Thêm vào đó, tỷ
trọng nông sản qua chế biến công nghiệp lại rất thấp và tăng chậm: chè 55%,
rau quả 5%, thịt 1%. Tổn thất sau thu hoạch còn lớn, nông sản xuất khẩu chủ
yếu vẫn ở dạng sơ chế. Thuỷ sản, nhất là tôm tuy chất lượng khá nhưng chủ
yếu xuất khẩu dạng đông lạnh, chưa qua tinh chế. Trong sản xuất nông
nghiệp, do quy hoạch sản xuất chưa bám sát với nhu cầu thị trường trong
nước và thế giới nên tình trạng cung vượt cầu diễn ra phổ biến và kéo dài đối
với hầu hết các sản phẩm nông nghiệp đã dẫn đến giá lương thực, thực phẩm,

thuỷ sản, nguyên liệu giấy giảm và đứng ở mức thấp, kéo theo thu nhập của
nông dân và sức mua ở thị trường nông thôn tăng chậm. Lúa gạo, rau quả


13
tươi, thịt lợn, thịt gia cầm, cà phê, cao su, thuỷ sản, nguyên liệu giấy đều
xuất hiện tình trạng ứ đọng sản phẩm do tốc độ tăng trưởng sản xuất cao hơn
tốc độ tăng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tình trạng này tồn tại ngay cả
trong những năm, những vùng bị thiên tai, dẫn đến giá cả giảm trên phạm vi
cả nước.
* Lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng và chỉ số giá sản xuất
Chỉ số giá đã có những tác động thuận và không thuận tới cung ứng hàng
hoá cho xuất khẩu. Trước hết, chỉ số giá tiêu dùng tăng mạnh vào cuối kỳ đã
tác động không nhỏ đến đời sống cư dân, nhưng đồng thời cũng góp phần đẩy
mạnh tiết kiệm và đầu tư của khu vực tư nhân, tạo ra một lượng hàng hoá mới
cho xuất khẩu. Đối với chỉ số giá bán của nông sản, mặc dù kết quả sản xuất
nông nghiệp phụ thuộc nhiều yếu tố như chính sách qui hoạch, đầu tư, chuyển
dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, có đầu ra ổn định, thời tiết nhưng giá bán sản
phẩm có xu hướng tăng lên đã góp phần nâng cao thu nhập cho người sản xuất
và khuyến khích sản xuất phát triển, kích thích cung nông sản hàng hoá cho
xuất khẩu. Tóm lại, chỉ số giá một mặt cho thấy tốc độ tăng các ngành sản xuất
trong những năm qua chủ yếu là do tăng khối lượng, một mặt là nhân tố kích
thích sản xuất để tạo ra một khối lượng hàng hoá ngày càng nhiều cho xuất
khẩu.
* Các yếu tố tác động tới tiêu thụ, nhu cầu hàng xuất khẩu
Có thể nhận thấy nhu cầu tiêu thụ hàng xuất khẩu của Việt Nam trong
thời gian vừa qua chịu sự tác động của một số yếu tố chính là: tăng trưởng
kinh tế và thương mại toàn cầu, tăng giá xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất
khẩu và chính khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu (chất lượng, giá xuất
khẩu, mẫu mã, kiểu dáng ).



14
Trong khi đó, có thể thấy nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của nước ta
cũng được nâng đỡ do tỷ trọng thị trường xuất khẩu tại Châu Á - Thái Bình
Dương cao hơn nhiều so với các thị trường nói trên. Ngoài ra, do Việt Nam
còn xuất khẩu khối lượng hàng hoá nhỏ so với nhu cầu nhập khẩu của các
nước nên hàng XK của ta cũng ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố tăng trưởng kinh tế.
* Các yếu tố kết cấu hạ tầng liên quan đến xuất khẩu và dịch vụ hỗ trợ
xuất khẩu
Các nhà khoa học trên thế giới đã chứng minh có mối liên hệ nhân quả
giữa mức độ phát triển của kết cấu hạ tầng trong thương mại và các dich vụ
hỗ trợ liên quan đến xuất khẩu (chẳng hạn như hoạt động tiếp vận - logistic)
với những thay đổi tích cực của kết quả xuất khẩu. Tác động này đặc biệt
mạnh mẽ trong trường hợp các nhà nhập khẩu có nhiều sự lựa chọn các nhà
cung cấp đối với các hàng hoá có khả năng thay thế cao.
Bên cạnh những dấu hiệu tích cực về sự phát triển của kết cấu hạ tầng và
và sự tiến bộ về chất lượng dịch vụ hỗ trợ thương mại trong những năm qua,
thực tế cho thấy có nhiều yêu cầu cải thiện chất lượng kết cấu hạ tầng và dịch
vụ hỗ trợ thương mại nhằm giúp hệ thống hiện tại đáp ứng được các nhu cầu
tăng trưởng xuất khẩu trong tương lai.
Cản trở nghiêm trọng nhất từ kết cấu hạ tầng đối với xuất khẩu là hệ
thống độc quyền, áp đặt giá cao với chất lượng dịch vụ thấp, năng suất và
hiệu quả sử dụng phương tiện thấp. Tỷ trọng chi phí về kết cấu hạ tầng ở nước
ta quá cao so với các nước trong khu vực; chất lượng cung ứng điện bao gồm:
điện áp thiếu ổn định và cắt điện bất thường làm chi phí liên quan đến điện
của các doanh nghiệp tăng thêm từ 8-12%.


15

Giá dịch vụ viễn thông quốc tế, phí internets thuộc hàng cao nhất khu vực
nhưng tốc độ truyền dẫn thấp, dịch vụ không ổn định là một trở ngại quan
trọng
1
.
Bên cạnh đó, chất lượng đường sá và xe tải đang là vấn đề khiến giá
thành vận chuyển bị đội lên cao. Theo các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất
khẩu, nếu cải thiện được vấn đề này có thể giúp doanh nghiệp hạ giá thành
vận chuyển ít nhất là 30%.
Một chi phí quan trọng khác liên quan là chi phí bốc xếp, chi phí lưu kho cao
cộng với thủ tục tại bến cảng rườm rà làm chi phí cao về tiền bạc và thời gian.
Mức phí cao trong khi năng lực xếp-dỡ thấp của các cảng biển thuộc khu vực nhà
nước cũng như vận tải hàng không, điều này có tác động tiêu cực đến năng lực
cung cấp dịch vụ vận tải biển của Việt Nam. Ngoài ra, mức phí cao và năng lực
xếp-dỡ thấp là hệ quả của sự độc quyền ở những doanh nghiệp nhà nước trong các
lĩnh vực vận tải hàng không, vận tải biển, đường sắt, điện và viễn thông.
Một yếu tố quan trọng trong việc hỗ trợ xuất khẩu là sự chuyên nghiệp
và phát triển của hệ thống tham tán thương mại của nước ta ở nước ngoài.
* Năng lực cạnh tranh quốc gia
Theo những nhà kinh tế đi tiên phong trong việc đánh giá khả năng cạnh
tranh như Giáo sư Michael E. Porter, Jeffrey D. Sachs, Andrew M. Warner
của trường Đại học Harvard và các chuyên gia của Diễn đàn Kinh tế thế giới
thì năng lực cạnh tranh quốc gia là năng lực đạt được tăng trưởng bền vững,
thu hút được đầu tư, bảo đảm ổn định kinh tế, xã hội và nâng cao đời sống của
người dân. Như vậy, yếu tố trung tâm trong khả năng cạnh tranh quốc gia là
tạo ra sự “tăng trưởng bền vững”. Rất nhiều nghiên cứu định lượng về thương

1
Với sự tham gia của một số thành viên mới trên thị trường, từ cuối năm 2004 giá cước viễn thông đã giảm,
nhưng chưa thực sự cạnh tranh so với nhiều nước trong khu vực.




16
mại quốc tế cũng như kinh nghiệm của các con rồng Châu Á đã chứng minh
mối liên kết nhân quả giữa tăng trưởng kinh tế bền vững và tăng trưởng xuất
khẩu
2
.
Tăng trưởng bền vững, hay có thể hiểu nôm na là tăng trưởng dài hạn của
nền kinh tế, chỉ có thể đạt được nếu “năng suất quốc gia” đảm bảo được thu
nhập hay sự thịnh vượng bền vững của quốc gia đó. GDP bình quân đầu
người được chọn là chỉ tiêu đo năng suất hay năng lực cạnh tranh quốc gia.
Như vậy, vấn đề trung tâm là tạo ra các điều kiện để tăng năng suất (hay GDP
đầu người) nhanh và liên tục. Có nhiều nhân tố tác động trực tiếp hoặc qua
quá trình công nghệ đến tăng trưởng GDP đầu người. Các thể chế chính trị,
luật pháp và chính sách vĩ mô tạo ra môi trường chung còn bản thân năng suất
lại phụ thuộc vào cải thiện năng lực ở cấp vi mô, tức cấp ngành và doanh
nghiệp. Chính vì vậy, năm 1997, Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) xây dựng
“chỉ số cạnh tranh quốc gia” theo khung khổ 8 nhân tố xác định tính cạnh
tranh tổng thể (với tổng số gồm khoảng 250 vi chỉ số) bao gồm: độ mở kinh
tế, thể chế, tài chính, lao động, công nghệ, kết cấu hạ tầng, quản trị, và chính
phủ.
Đến năm 2000, chỉ số Khả năng cạnh tranh tăng trưởng (Growth
Competitiveness Index- GCI) được điều chỉnh từ chỉ số khả năng cạnh tranh
quốc gia, phản ánh các yếu tố môi trường vĩ mô tác động tới năng suất và tăng
trưởng bền vững. Chỉ số GCI được xây dựng dựa vào ba chỉ số trụ cột thể
hiện tăng trưởng kinh tế bền vững là: môi trường kinh tế vĩ mô, chất lượng
các thể chế công và công nghệ. Chỉ số môi trường kinh tế vĩ mô bao gồm ba
chỉ số bộ phận với trọng số đi kèm là chỉ số ổn định kinh tế vĩ mô (1/8), chỉ số


2
Nguyễn Thanh Nga, “The Economic Effects of Preferential Trade Agreements: a Case-study of Vietnam”,
tháng 8, 2004 sử dụng mô hình trọng lượng (Gravity Model) và mô hình biến công cụ (Instumental Variable
model) chứng minh được mối quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng xuất khẩu với tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam.

×