Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 133 trang )



i











































































































ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ





HOA HỮU CƢỜNG







NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA HÀNG HÓA VIỆT NAM TRONG
ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ





LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH









HÀ NỘI, NĂM 2010



ii












































































































ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ




HOA HỮU CƢỜNG






NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA HÀNG HÓA VIỆT NAM TRONG
ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ


CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ : 60 34 05

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN HỒNG SƠN







HÀ NỘI, NĂM 2010



i
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT I
DANH MỤC BẢNG BIỂU II
DANH MỤC SƠ ĐỒ III
DANH MỤC BIỂU ĐỒ IV
DANH MỤC PHỤ LỤC V
CÁC GHI CHÚ TRÍCH DẪN VI
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC
CẠNH CỦA HÀNG HÓA 5
1.1. Cạnh tranh 5
1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh 5
1.1.2. Phân loại cạnh tranh 7
1.1.3. Vai trò và tính hai mặt của cạnh tranh 7
1.1.3.1.Vai trò của cạnh tranh 7

1.1.3.2. Tính hai mặt của cạnh tranh 9
1.2. Năng lực cạnh tranh 11
1.2.1. Khái quát tiến trình phát triển lý thuyết năng lực cạnh tranh 11
1.2.2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh 13
1.2.3. Năng lực cạnh tranh của hàng hóa 16
1.2.3.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh của hàng hóa 16
1.2.3.2. Nội dung năng lực cạnh tranh hàng hóa 17
1.2.3.3. Những nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa 25
1.2.3.4. Phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của hàng hóa 27
1.3. Vai trò của nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa với quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 31



ii
CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG
HÓA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 34
2.1. Những tác động của HNKTQT đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa
Việt nam 34
2.1.1.Các tác động tích cực 34
2.1.2 - Các tác động tiêu cực 36
2.2. Khái quát về năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế 39
2.2.1. Nhóm hàng Công nghiệp 39
2.2.2. Nhóm hàng Nông nghiệp 41
2.3. Thực trạng năng lực cạnh tranh của một số nhóm hàng hóa chủ lực lực
của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 45
2.3.1. Nhóm hàng hóa Công nghiệp 45
2.3.1.1. Nhóm hàng dệt may 46
2.3.1.2. Da giầy 50

2.3.1.3. Nhóm hàng cơ khí 54
2.3.1.4. Hóa chất 56
2.3.1.5. Hàng điện tử- linh kiện máy tính 59
2.3.1.6. Vật liệu xây dựng 61
2.3.1.7. Nhóm mặt hàng gỗ 63
2.3.2. Nhóm hàng hóa nông nghiệp 67
2.3.2.1. Mặt hàng gạo 68
2.3.2.2. Mặt hàng cà phê 71
2.3.2.3. Mặt hàng mía đường 73
2.3.2.4. Mặt hàng rau quả 75
2.3.2.5. Mặt hàng thủy sản 78
2.3.2.6. Mặt hàng chăn nuôi 80



iii
CHƢƠNG 3 : CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA HÀNG HÓA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI
NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 83
3.1. Một số định hƣớng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa 83
3.1.1. Để tăng cường năng lực cạnh tranh hàng hóa và đứng vững trên
thị trường trong và ngoài nước 83
3.1.2. Định hướng phân loại, phát triển các nhóm hàng có năng lực cạnh
tranh hiện tại và tương lai 83
3.1.3. Định hướng xây dựng các tổ chức kinh tế tham gia cạnh tranh trên
thị trường. 84
3.1.4. Định hướng xây dựng môi trường cạnh tranh thuận lợi cho các tổ
chức kinh tế trong cơ cấu nền kinh tế nhiều thành phần 85
3.2. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 88

3.2.1. Nhóm giải pháp từ phía doanh nghiệp 88
3.2.1.1. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường 88
3.2.1.2. Tăng cường công tác quảng cáo, xúc tiên bán hàng và các loại dịch
vụ để kích thích sức mua của thị trường 89
3.2.1.3. Hoàn thiện chiến lược phân phối và tổ chức mạng lưới bán hàng 91
3.2.1.4. Hiện đại hóa công nghệ 92
3.2.1.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 93
3.2.1.6. Hoàn thiện hệ thống thông tin, chủ động áp dụng thương mại điện
tử trong điều hành kinh doanh. 94
3.2.1.7. Lựa chọn hệ thống quản lý chất lượng để áp dụng 95
3.2.1.8. Hoàn thiện chiến lược hàng hóa của doanh nghiệp 96
3.2.1.9. Giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành hàng hóa 97
3.2.1.10. Xây dựng và phát triển thương hiệu hàng hóa 99



iv
3.2.2. Nhóm giải pháp từ phía nhà nước 100
3.2.2.1. Cải cách hành chính và minh bạch hóa thông tin phát triển 100
3.2.2.2. Hoàn thiện chính sách bảo vệ người tiêu dùng và kích thích nhu
cầu tiêu dùng trong nước 101
3.2.2.3. Hoàn thiện chính sách cạnh tranh 104
3.2.2.4. Tạo lập và thúc đẩy phát triển các loại thị trường 105
KẾT LUẬN 108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 110











i


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT
Ký hiệu
Nghĩa đầy đủ
Tiếng Anh
Tiếng Việt
1
WTO
World Trade Organisation
Tổ chức thƣơng mại thế giới
2
GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
3
EU
European Union
Liên Minh Châu Âu
4
ASEAN
Association of South East

Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
5
HNKTQT

Hội nhập kinh tế quốc tế
6
NLCT

Năng lực cạnh tranh
7
DNNN

Doanh nghiệp nhà nƣớc
8
XK

Xuất khẩu
9
NK

Nhập Khẩu
10
VLXD

Vật liệu xây dựng
10
CNTT


Công nghệ thông tin
11
MFN
Most Favour Nation
Chế độ tối huệ quốc
12
GSP
General System of
Preference
Chế độ ƣu đãi thuế quan phổ
cập








ii



DANH MỤC BẢNG BIỂU

Số hiệu bảng
Tên bảng
Trang
Bảng 2.1
Tình hình SX và XNK dệt may Việt Nam giai

đoạn 2006-2009
46
Bảng 2.2
Sản lƣợng một số chủng loại VLXD trong giai
đoạn 2000-2007
60
Bảng 2.3
Thị trƣờng xuất khẩu gỗ
64










iii
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số hiệu sơ đồ
Tên sơ đồ
Trang
Sơ đồ 1.1
Các yếu tố của năng lực cạnh tranh hàng hóa
25




























iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Số hiệu biểu đồ
Tên biểu đồ
Trang
Biểu đồ 2.4

Các yếu tố của năng lực cạnh
tranh hàng hóa
74


















v
DANH MỤC PHỤ LỤC

Số hiệu phụ lục
Tên phụ lục
Trang
1
Cơ cấu đóng góp của xuất khẩu trong
GDP theo nhóm hàng giai đoạn 2001

– 2008

112
2
Cơ cấu đóng góp của xuất khẩu trong
GDP theo nhóm hàng giai đoạn 2001
– 2008
- Nhóm hàng nguyên liệu, khoáng sản

113
3
Kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn
2001–2008
- Nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản
114
4
Kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn
2001–2008
- Nhóm hàng công nghiệp và thủ
công mỹ nghệ


115
5
Cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu giai đoạn
2001-2008

116
6
Cơ cấu xuất khẩu theo chủ thể tham

gia giai đoạn 2001-2008

117
7
Tổng mức bán lẻ hàng hoá dịch vụ
theo thành phần kinh tế 2001 – 2008
118
8
Tổng mức bán lẻ hàng hoá dịch vụ
theo thành phần kinh tế 2001 – 2008
119
9
Tổng mức bán lẻ hàng hoá dịch vụ
theo thành phần kinh tế 2001 – 2008
120
10
Kim ngạch xuất-nhập khẩu và tốc độ
tăng trƣởng trong thời kỳ 1986-2008

121


vi
CÁC GHI CHÚ TRÍCH DẪN

[3, Tr. 17- Việt Nam đã ký 81 hiệp định thƣơng mại và đầu tƣ song phƣơng,
gần 40 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tƣ với các nƣớc ]
[3, Tr.7- Gần 50% thiết bị đã sử dụng trên 20 năm, hầu nhƣ đã hết khấu hao,
80% số máy là máy dệt thoi khổ hẹp]
[3, Tr. 18- Các yếu tố về năng lực sản xuấtcủa ngành cơ khí còn khá khiêm tốn]

[4, Tr.6- Năng suất chăn nuôi nhìn chung còn ở mức rất thấp so với các nƣớc
trong khu vực và trên thế giới]
[5, Tr.10- An toàn vệ sinh thực phẩm vẫn là vấn đề tạo ra nhiều khó khăn nhất
trong xuất khẩu]
[6, Tr.15- Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào năm 1990 mới chỉ đạt 2,4
tỷ USD thì đến năm 2008 kim ngạch xuất khẩu đã lớn hơn gấp 31 lần]
[6, Tr.6- Các mặt hàng chủ lực của ngành nông nghiệp đều tăng, nhƣ: hạt điều
tăng khoảng 40%; gạo trên 90%; cao su khoảng 15%; thuỷ sản 21%; ]
[12, Tr.6 - Trong khi đó, mức độ tổn thất sau thu hoạch của Thái Lan khoảng 7-
10%, của Nhật Bản là 3,9-5,6% do công nghệ sau thu hoạch tiên tiến ]
[15,Tr.4- Một nguyên nhân là tỷ lệ tiêu hao nguyên liệu mía còn cao, khoảng
11 mía/đƣờng.]
[17, Tr.3- Những cơ sở chế biến cà phê theo phƣơng pháp ƣớt và công nghệ
tiên tiến còn qúa ít.]
[20, Tr.14- Nhà máy Ván dăm Thái Nguyên với 16.500m3 hàng hóa/năm,
Thái Hòa (Nghệ An) 15.000m3 và Hoành Bồ (Quảng Ninh) 3.000m3/năm.]
[21, Tr.7- Đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ trong ngành VLXD rất đông
đảo và đƣợc đánh giá là có trình độ.]
[26, Tr. 21- Tỉ lệ công việc phải làm thủ công hiện còn ở mức cao]
[27, Tr.8- Diện tích và sản lƣợng rau quả của Việt Nam tăng khá ổn định
trong giai đoạn (2003-2005) và dự báo sẽ đạt 750.000 ha với sản lƣợng 9 triệu
tấn/năm vào năm 2010]


1
LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn hai 20 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam có nhiều sự chuyển
biến to lớn. Từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp,

chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, vấn đề cạnh
tranh nói chung và cạnh tranh hàng hóa nói riêng sau rất nhiều năm bị lãng
quên, bƣớc đầu đƣợc khơi dậy và có những thành công nhất định. Song, so
với yêu cầu thực tế của một nền kinh tế thị trƣờng hoàn chỉnh và đặc biệt
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đang trở thành một xu thế tất yếu, cho
thấy năng lực cạnh tranh hàng hóa Việt Nam còn nhiều bất cập. Hiện nay,
Việt Nam đang thiếu những hàng hóa mũi nhọn, chất lƣợng cao, mẫu mã,
kiểu dáng phù hợp trong khi giá thành hàng hóa còn cao; môi trƣờng cạnh
tranh chƣa thuận lợi, tình trạng độc quyền và đặc quyền kinh tế có nguồn gốc
từ kinh tế nhà nƣớc vẫn còn tồn tại, khung luật pháp chƣa đồng bộ và thiếu sự
phù hợp với thông lệ quốc tế; những chủ thể kinh tế có khả năng cạnh tranh
còn khiêm tốn… Những bất cập này đòi hỏi cần phải giải quyết trên cơ sở lý
luận và thực tiễn, từ đó đề xuất những giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh
cho hàng hóa Việt Nam. Luận văn: “Nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” tập trung trình bày và
phân tích một số vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh, khái quát thực trạng và
đề xuất một số giải pháp chủ yếu để góp phần giải quyết phần nào những vấn
đề bất cập và từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam
trong điều kiện hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận liên quan đến việc nâng cao năng
lực cạnh tranh hàng hóa của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc


2
tế; phân tích đánh giá thực trạng sức cạnh tranh hàng hóa Việt Nam trong thời
gian qua, từ đó đề xuất những phƣơng hƣớng và những giải pháp nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh hàng hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

- Đối tƣợng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của một số mặt hàng chủ
lực thuộc hai lĩnh vực là công nghiệp và nông nghiệp xét về khía cạnh hàng
hóa không bao hàm dịch vụ.
- Phạm vi nghiên cứu: Do cạnh tranh và sức cạnh tranh là mảng đề tài
tƣơng đối rộng, đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu năng lực cạnh tranh của hàng
hóa trong phạm vi 12 mặt hàng chủ lực thuộc 2 lĩnh vực kể trên.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,
ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phƣơng pháp thống kê, so sánh định
lƣợng…, nhằm tạo ra một tổng thể phƣơng pháp tiếp cận phù hợp với đối
tƣợng và mục tiêu nghiên cứu.
5. Tình hình nghiên cứu
Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh là một mảng đề tài rất rộng, đã có
nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này nhƣ:
- Ninh Thị Thu Thuỷ, “Năng lực cạnh tranh của hàng hóa dệt may Đà
Nẵng, trước sức ép của quá trình hội nhập”, Trƣờng Đại học kinh tế, Đại học
Đà Nẵng. Trong bài viết này, tác giả đã khái quát hoá đƣợc toàn bộ thực trạng
năng lực cạnh tranh của hàng hóa dệt may và từ đó tác giả cũng đƣa ra một số
giải pháp mang tính chất cấp bách để nâng cao năng lực cạnh tranh cho dệt
may Đà nẵng.
- PGS.TS. Nguyễn Thế Nghĩa, “Nâng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế quốc tế”, tạp chí cộng sản điện tử (số


3
23) năm 2007. Trong bài viết này tác giả đã phân tích những yếu kém cố hữu
của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay và từ đó đƣa ra một số các giải pháp
để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập.
- TS. Trần Kim Hào, “Xây dựng văn hoá doanh nghiệp nhằm nâng
cao năng lực canh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam”, Đề

tài nghiên cứu khoa học cấp bộ. Trong công trình nghiên cứu này tác giả đã
khái quát hoá đƣợc năng lực cạnh tranh của DN vừa và nhỏ ở Việt nam, nêu
bật đƣợc tầm quan trọng của văn hoá doanh nghiệp đối với việc nâng cao
năng lực cạnh tranh.
- TS. Lê Xuân Bá, “ Cơ sở khoa học cho việc định hướng chính sách
và nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nƣớc. Trong
nghiên cứu này tác giả đã phân tích những cơ sở khoa học của năng lực cạnh
tranh nói chung, ngoài ra tác giả cũng đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế Việt nam trong bối cảnh hội nhập
*Tóm lại, qua 4 công trình của 4 tác giả kể trên, có thể đưa ra một số
các nhận xét sau:
- Các tác giả cung cấp một số vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh
quốc gia, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và một phần nào đó về năng lực
cạnh tranh của hàng hóa.
- Đƣa ra các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và
doanh nghiệp.
- Đƣa ra đƣợc một số cơ sở khoa học cho việc định hƣớng chính sách
nhằm nâng cao đƣợc năng lực cạnh tranh của Việt Nam.
6. Dự kiến những đóng góp của Luận văn
- Thứ nhất, luận văn khẳng định việc nâng cao năng lực cạnh tranh
hàng hóa là điều kiện để chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; có hội nhập kinh


4
tế quốc tế mới tạo cơ hội thuận lợi cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của
hàng hóa, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Thứ hai, phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của một số nhóm
hàng chủ lực của Việt Nam.
- Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh

cho hàng hóa Việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng:
Chương I. Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của
hàng hóa
Chương II. Thực trạng năng lực cạnh tranh hàng hóa của Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Chương III. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
hàng hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế











5
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH
CỦA HÀNG HÓA

1.1. Cạnh tranh
1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh
Cạnh tranh là biểu hiện tất yếu của kinh tế thị trƣờng, thông qua cạnh
tranh sẽ tạo ra động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Về mặt lý luận, đã có
nhiều công trình nghiên cứu với các trƣờng phái cổ điển, tân cổ điển, hiện đại

đề cập đến các nội dung cơ bản liên quan đến cạnh tranh, trong đó, khái niệm
về cạnh tranh hết sức phong phú. Tuy nhiên, có thể tóm tắt một số đặc trƣng
cơ bản của cạnh tranh nhƣ sau:
 Cạnh tranh là hiện tƣợng phổ biến mang tính tất yếu, là một quy luật
cơ bản trong nền kinh tế thị trƣờng.
 Cạnh tranh có tính chất hai mặt: tác động tích cực và tác động tiêu
cực. Cạnh tranh là động lực mạnh mẽ thúc đẩy các chủ thể kinh doanh hoạt
động hiệu quả hơn trên cơ sở nâng cao năng suất, chất lƣợng, hiệu quả vì sự
sống còn và phát triển của mình. Tuy nhiên, cạnh tranh cũng có nguy cơ dẫn
đến giành giật, khống chế lẫn nhau… tạo nguy cơ gây rối loạn và thậm chí đổ
vỡ lớn. Để phát huy đƣợc mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực, cần duy trì
môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp và kiểm soát độc quyền, xử lý
cạnh tranh không lành mạnh giữa các chủ thể kinh doanh.
 Trong điều kiện HNKTQT hiện nay, cạnh tranh chuyển từ quan điểm
đối kháng sang cạnh tranh trên cơ sở hợp tác, cạnh tranh không phải là khi
nào cũng đồng nghĩa với việc tiêu diệt lẫn nhau, triệt hạ nhau. Trên thực tế,
các thủ pháp cạnh tranh hiện đại dựa trên cơ sở cạnh tranh bằng chất lƣợng,


6
mẫu mã, giá cả và các dịch vụ hỗ trợ. Bởi lẽ, khi mà các đối thủ cạnh tranh
quá nhiều thì việc tiêu diệt các đối thủ khác là vấn đề không đơn giản.
Quan điểm của Đảng và nhà nƣớc ta về cạnh tranh cũng đã đƣợc
khẳng định trong Văn kiện Đại hội VIII “cơ chế thị trường đòi hỏi phải hình
thành một môi trường cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp, văn minh. Cạnh
tranh vì lợi ích phát triển đất nước, chứ không phải làm phá sản hàng loạt,
lãng phí các nguồn lực, thôn tính lẫn nhau”. [24, Tr.13]
Thuật ngữ “cạnh tranh” đƣợc dùng ở đây là cách gọi của cụm từ “cạnh
tranh kinh tế”( Economics Competition)- một dạng của cạnh tranh trong kinh
tế thị trƣờng.

Cạnh tranh xuất hiện trong quá trình hình thành và phát triển của sản
xuất và trao đổi hàng hóa. Do đó, hoạt động cạnh tranh gắn liền với sự tác
động của các quy luật thị trƣờng, nhƣ quy luật giá trị, quy luật cung- cầu
Kế thừa các quan điểm của các nhà nghiên cứu chúng ta có thể thấy
rằng: cạnh tranh là quan hệ kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa các chủ thể của
nền kinh tế thị trƣờng cùng theo đuổi mục đích lợi nhuận tối đa. Đó là sự
ganh đua giữa các chủ thể nhằm giành đƣợc những điều kiện thuận lợi nhất để
thu đƣợc lợi nhuận siêu ngạch về phía mình. Cạnh tranh còn là phƣơng thức
giải quyết mâu thuẫn lợi ích kinh tế giữa các chủ thể của nền kinh tế thị
trƣờng. Cạnh tranh không quyết định bản chất kinh tế- xã hội của các chế độ
xã hội mà ngƣợc lại, bản chất KT-XH của chế độ xã hội chi phối tính chất
cạnh. Từ phân tích những nhận định trên, khái niệm chủ yếu về cạnh tranh
kinh tế có thể hiểu: “ Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh
tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt mục
tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách
hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất. Mục đích cuối
cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích.


7
Đối với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi
ích tiêu dùng và sự tiện lợi”.


1.1.2. Phân loại cạnh tranh
Cạnh tranh đƣợc phân chia thành nhiều loại dựa trên các tiêu thức khác nhau:
 Dƣới góc độ các chủ thể kinh tế tham gia thị trƣờng, có cạnh tranh
giữa ngƣời sản xuất với nhau, giữa ngƣời bán với ngƣời bán, giữa ngƣời
mua và ngƣời bán, ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng, và giữa ngƣời mua
với nhau.

 Dƣới góc độ thị trƣờng thì có hai loại cạnh tranh: cạnh tranh hoàn hảo
và cạnh tranh không hoàn hảo.
 Dƣới góc độ các công đoạn sản xuất- kinh doanh, ngƣời ta cho rằng
có ba loại: cạnh tranh trƣớc khi bán hàng và trong quá trình bán hàng và sau
khi bán hàng.
 Dƣới góc độ mục tiêu kinh tế của các chủ thể trong cạnh tranh, có
cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành. Ngày nay phát
triển cách phân loại trên các nhà kinh tế học chia thành hai hình thức là cạnh
tranh dọc và cạnh tranh ngang.
 Dƣới góc độ phạm vi lãnh thổ, ngƣời ta nói tới cạnh tranh trong nƣớc
và cạnh tranh quốc tế.
1.1.3. Vai trò và tính hai mặt của cạnh tranh
1.1.3.1.Vai trò của cạnh tranh
- Cạnh tranh làm cho giá cả hàng hóa giảm. Trên thị trƣờng không chỉ
có một nhà cung cấp hàng hóa mà có nhiều nhà cung cấp hàng hóa. Với cùng
một loại hàng hóa hặc cùng chủng loại hàng hóa với các mẫu mã, chất lƣơng,
tính năng, công dụng nhƣ nhau, doanh nghiệp nào bán ra với giá rẻ hơn các
đối thủ thì sẽ chiếm lĩnh đƣợc khách hàng. Bởi vì ngƣời tiêu dùng luôn tìm
đến nơi có hàng hóa chất lƣợng tốt, giá rẻ để mua. Và ngƣợc lại, doanh


8
nghiệp nào bán hàng hóa với giá cao sẽ bán chậm hoặc sẽ không bán đƣợc
hàng hóa. Vì vậy, để bán đƣợc hàng hóa các doanh nghiệp thƣờng cạnh tranh
với nhau và đẩy giá hàng hóa giảm xuống. Do vậy, các doanh nghiệp cần phải
tối ƣu các yếu tố đầu vào để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tứ đó định
ra giá bán sản phẩm thấp hơn đối thủ cạnh trạnh.
- Nhờ có cạnh tranh mà nhu cầu của ngƣời tiêu dùng ngày càng đƣợc
đáp ứng và thỏa mãn. Do trên thị trƣờng có nhiều nhà sản xuất, doanh nghiệp
cung cấp nhiều hàng hóa với chủng loại, mẫu mã khác nhau nên nó kích thích

nhu cầu của ngƣời tiêu dùng và đáp ứng ngày càng đầy đủ nhu cầu của ngƣời
tiêu dùng. Ngƣời tiêu dùng đƣợc quyền chọn mua những hàng hóa chất lƣợng
tốt, giá rẻ, đáp ứng đƣợc nhu cầu của mình. Hơn nữa, để tạo ra những hàng
hóa có chất lƣợng cao, mẫu mã đẹp đáp ứng nhu cầu của ngƣời tiêu dùng và
tăng tính cạnh tranh với đối thủ, các doanh nghiệp phải thay đổi dây truyền
sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất.
Ngƣời sản xuất nào có kỹ thuật và công nghệ tiên tiến sẽ thu đƣợc lợi nhuận
siêu ngạch. Do đó, cạnh tranh là áp lực đối với ngƣời sản xuất, buộc họ phải
cải tiến kỹ thuật, nhờ đó kỹ thuật và công nghệ sản xuất của toàn xã hội ngày
càng phát triển.
- Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải dữ “chữ tín” với khách hàng
và uy tín của doanh nghiệp ngày càng tăng lên. Trên thị trƣờng xuất hiện
nhiều đối thủ cạnh tranh, chỉ doanh nghiệp nào cung cấp hàng hóa chất lƣợng
tốt, mẫu mã đẹp, giao hàng đúng số lƣợng, đúng địa điểm và đúng thời hạn,
dịch vụ bảo hành, chăm sóc khách hàng tốt…sẽ dữ đƣợc “chữ tín” với khách
hàng và uy tín của doanh nghiệp ngày càng tăng và sẽ chiếm lĩnh đƣợc thị
trƣờng. Ngƣợc lại, doanh nghiệp nào không dữ đƣợc “chữ tín” với khách
hàng thì uy tín của doanh nghiệp đó sẽ giảm, ngƣời tiêu đùng không còn tin


9
tƣởng và tiêu dùng hàng hóa của doanh nghiệp đó nữa. Doanh nghiệp đó sẽ
không có chỗ đứng trên thị trƣờng.
- Cạnh tranh có vai trò sắp xếp lại thị trƣờng. Trên thị trƣờng bây giờ không
chỉ có một nhà cung ứng mà có nhiều nhà cung ứng sản phẩm hàng hóa. Các nhà
cung ứng này giành giật nhau thị phần trên thị trƣờng. Để có thể tồn tại trên thị
trƣờng các doanh nghiệp cần phải xác định mình kinh doanh hàng hóa gì và tập
trung vào đối tƣợng khách hàng nào để khai thác tốt đối tƣợng khách hàng đó và
dần chiếm lĩnh thị trƣờng. Tuy nhiên, nhu cầu của khách hàng là đa dạng và
nguồn lực doanh nghiệp là có hạn nên mỗi doanh nghiệp không thể đáp ứng hết

tất cả nhu cầu của khách hàng và do đó không thể chiếm lĩnh hết thị trƣờng mà chỉ
khai thác đƣợc một phần của thị trƣờng.
1.1.3.2. Tính hai mặt của cạnh tranh
Về mặt tích cực:
- Đối với nền kinh tế, cạnh tranh làm sống động nền kinh tế, thúc đẩy quá
trình tích tụ và tập trung vốn tăng cƣờng đầu tƣ chiều rộng và chiều sâu, từ đó
thúc đẩy tăng trƣởng và phát triển nhanh nền kinh tế quốc dân.
- Đối với các chủ thể kinh doanh, bằng sự hấp dẫn từ lợi nhuận của sự
đi trƣớc về chất lƣợng, mẫu mã hàng hóa và áp lực phá sản nếu dừng lại, cạnh
tranh buộc các chủ thể kinh tế phải thƣờng xuyên tìm tòi, sáng tạo, cải tiến kỹ
thuật, công nghệ, tăng năng xuất lao động, nâng cao chất lƣợng sản phẩm
mới. Rõ ràng, cạnh tranh là một sự sàng lọc một mặt, nó nâng cao trình độ
mọi mặt của những ngƣời lao động sản xuất, nhất là đội ngũ các nhà quản trị
kinh doanh. Mặt khác, cạnh tranh đào thải nghiêm khắc các chủ thể kinh tế
không thích ứng trƣớc sự khắc nghiệt của thị trƣờng.
- Đối với ngƣời tiêu dùng, cạnh tranh tạo ra một áp lực liên tục đối với
giá cả, buộc các nhà doanh nghiệp phải phản ứng tự phát phù hợp với mong
muốn của ngƣời tiêu dùng về giá cả, chủng loại, mẫu mã, chất lƣợng hàng hóa


10
và dịch vụ. Thông thƣờng cạnh tranh làm xu hƣớng giá cả ngày càng giảm,
lƣợng hàng hóa trên thị trƣờng ngày một tăng, chất lƣợng tốt, đa dạng và mới
phù hợp với mong muốn của ngƣời tiêu dùng, mặc dù các doanh nghiệp
không muốn điều đó. Nhận thức về điều này Mác đã viết: “ Cạnh tranh là
phƣơng thuốc duy nhất để chống lại những nhà tƣ sản, một phƣơng thuốc mà
các nhà chính trị học cho là có ảnh hƣởng tốt đến cả việc nâng cao tiền công
lẫn việc giảm giá hàng hóa, có lợi cho công chúng tiêu thụ. Sâu xa hơn, cạnh
tranh còn đảm bảo cả ngƣời sản xuất lẫn ngƣời tiêu dùng không thể dùng sức
mạnh của mình để áp đặt cho ngƣời khác. Với ý nghĩa đó, cạnh tranh là lực

lƣợng điều tiết trên thị trƣờng, vừa góp phần trong việc độc quyền hóa các
quan hệ kinh tế- xã hội. Tất nhiên, nếu cạnh tranh đúng pháp luật.
Có thể nói cùng với sự tác động của các quy luật kinh tế khác trong
kinh tế thị trƣờng, cạnh tranh đã điều tiết một cách tự phát nền kinh tế trong
một thời kỳ nhất định. Nó giúp các doanh nghiệp và cao hơn là các chính phủ
trả lời các câu hỏi: sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Và đặc biệt quyết định
việc sản xuất bằng công nghệ gì? Vận dụng quy luật cạnh tranh, các doanh
nghiệp và Nhà nƣớc có điều kiện hoạch định đƣợc các chiến lƣợc kinh tế và
chiến lƣợc sản xuất kinh doanh một cách khoa học, góp phần nâng cao năng
lực trong quản lý kinh tế vi mô cũng nhƣ vĩ mô.
Về mặt hạn chế:
Cạnh tranh cũng có những mặt hạn chế nhất định:
Do chạy theo lợi nhuận nên cạnh tranh có tác dụng không hoàn hảo, vừa
là động lực tăng trƣởng kinh tế, vừa bao hàm sức mạnh tàn phá mù quáng.
Nếu cạnh tranh loại bỏ các xí nghiệp có chi phí cao khỏi thị trƣờng là
phù hợp lợi ích lâu dài của xã hội thì cạnh tranh cũng gây cho xã hội những
hậu quả nghiêm trọng, đó là: làm cho những doanh nghiệp yếu sức, không có
điều kiện sản xuất kinh doanh tốt bị phá sản. Hệ quả là ngƣời lao động thất nghiệp


11
hàng loạt, tạo một gánh nặng lớn về xã hội cho Nhà nƣớc nhƣ: phải trả trợ cấp thất
nghiệp, tổ chức hƣớng nghiệp và giải quyết việc làm v.v.
Mặt khác, cùng với nạn thất nghiệp, các tệ nạn xã hội cũng có điều kiện
sinh sôi, nẩy nở gây rối loạn trất tự an toàn xã hội.
Cạnh tranh là quá trình kinh tế mà ở đó các chủ thể sử dụng mọi biện
pháp- cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn- để giành chiến thắng trong thƣơng trƣờng,
nên đó cũng là những thủ đoạn “ phi kinh tế”, “phi nhân tính” nhƣ: hàng giả,
gian lận thƣơng mai, quảng cáo lừa gạt khách hàng, tung tin đồn thất thiệt gây
hại cho đối phƣơng, là tình trạng “cá lớn nuốt cá bé”, lũng loạn thị trƣờng.

Cuối cùng, cạnh tranh có xu hƣớng dẫn đến độc quyền. Tuy độc quyền có
những ƣu điểm, nhƣng do bản chất độc quyền làm cho nền kinh tế rơi vào
trạng thái ngƣng trệ tƣơng đối. Nhƣ vậy, vai trò của cạnh tranh bao hàm hai
mặt tích cực và tiêu cực, vừa là động lực tăng trƣởng kinh tế, vừa dẫn tới xu
hƣớng phá sản, độc quyền. Đây là quan hệ mâu thuẫn trong thể thống nhất.
Trong hai mặt đó, mặt tích cực, mặt động lực vẫn là mặt chính yếu, là “mặt
trội” của cạnh tranh.
1.2. Năng lực cạnh tranh
Tuy cạnh tranh là vấn đề phổ biến và đƣợc nghiên cứu từ rất lâu, nhƣng
cho đến nay trên thế giới vẫn chƣa có khái niệm thống nhất về năng lực cạnh
tranh. Do vậy, để đƣa ra khái niệm này một cách có căn cứ, cần điểm lại một
số lý thuyết về năng lực cạnh tranh
1.2.1. Khái quát tiến trình phát triển lý thuyết năng lực cạnh tranh
Việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh một cách có hệ thống bắt đầu
khá muộn và chỉ mới đƣợc bắt đầu từ những năm 1980 đến nay. Khi tổng
thuật tài liệu nghiên cứu về năng lực cạnh tranh, một số tác giả nhƣ Thorne
(2002, 2004), Momay (2002, 2005) chỉ ra rằng, bắt đầu từ những năm 1990
đến nay, lý thuyết về năng lực cạnh tranh trên thế giới bƣớc vào thời kỳ


12
bùng nổ với số lƣợng công trình nghiên cứu đƣợc công bố rất lớn. Theo
Thorne, các lý thuyết về năng lực cạnh tranh tập trung vào 3 cách tiếp cận
sau: lý thuyết thƣơng mại truyền thống, lý thuyết tổ chức công nghiệp và
trƣờng phái quản lý chiếc lƣợc.
 Lý thuyết thƣơng mại truyền thống nghiên cứu năng lực cạnh tranh
dựa trên cách tiếp cận của “kinh tế trọng cung”, chú trọng tới mặt cung, chủ
yếu quan tâm tới khâu “bán hàng” của ngƣời sản xuất – kinh doanh. Theo
cách tiếp cận này, tiêu chí đầu tiên của năng lực cạnh tranh là giá cả và do đó
sự khác biệt về giá cả của hàng hóa, dịch vụ đƣợc coi là tiêu chí chính để đo

lƣờng năng lực cạnh tranh.
Tuy nhiên, lý thuyết này chƣa chú trọng đúng mức về cầu hàng hóa,
dịch vụ cũng nhƣ các yếu tố môi trƣờng kinh doanh. Theo Van Duren và các
cộng sự (1991), cách tiếp cận này dẫn tới những sai lầm cố hữu do chƣa chú
trọng đúng mức đến sự khác biệt về chất lƣợng hàng hóa, cách tiếp thị và
những dịch vụ hậu mại của doanh nghiệp. Để khắc phục hạn chế của cách tiếp
cận thƣơng mại truyền thống, cần kết hợp mặt cung với mặt cầu hàng hóa,
dịch vụ khi nghiên cứu năng lực cạnh tranh doanh nghiệp.
 Lý thuyết tổ chức công nghiệp nghiên cứu năng lực cạnh tranh trên cơ
sở xác định các thông số tác động tới các hoạt động thực tiễn của doanh
nghiệp, nhấn mạnh tới mặt cầu của hàng hóa, dịch vụ, coi trọng yếu tố ngoài
giá hơn yếu tố giá cả. Tuy nhiên, cách tiếp cận này không chú trọng đúng
mức tới lý luận về năng lực cạnh tranh, chƣa chú ý tới các yếu tố tác động tới
năng lực cạnh tranh nhƣ vai trò của Nhà nƣớc hay chính sách.
 Trƣờng phái quản lý chiến lƣợc đƣợc coi là mô hình khá mạnh
nghiên cứu về năng lực cạnh tranh, làm rõ nguồn lực bảo đảm cho năng lực
cạnh tranh.


13
1.2.2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh nói chung đƣợc định nghĩa trên ba cấp độ khác
nhau: năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và
năng lực cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ. Một nền kinh tế có năng lực cạnh
tranh cao phải có nhiều doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao, với nhiều
hàng hóa có lợi thế cạnh tranh trên thị trƣờng
* Năng lực cạnh tranh quốc gia đƣợc xác định là năng lực của một nền
kinh tế tăng trƣởng bền vững, thu hút đầu tƣ tốt, bảo đảm ổn định kinh tế - xã
hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) sử dụng 8 nhóm tiêu chí sau đây để

đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia:
- Mức độ mở cửa của nền kinh tế. WEF sử dụng các tiêu chí đánh giá
mức độ hội nhập của nền kinh tế vào nền kinh tế thế giới và mức độ tự do hóa
ngoại thƣơng và đầu tƣ, nhƣ: thuế quan và hàng rào phi thuế quan; mức độ ƣu
tiên cho xuất khẩu, tín dụng xuất khẩu và bảo hiểm; chính sách tỷ giá; đầu tƣ
trực tiếp nƣớc ngoài;
- Vai trò của Nhà nƣớc, bao gồm mức độ can thiệp của chính phủ vào
kinh doanh; tính công khai, minh bạch của các quy định; mức độ quan liêu
của bộ máy năng lực nhân viên công vụ; chất lƣợng các dịch vụ công; gánh
nặng thuế và trốn thuế; quy mô chính phủ và chi tiêu chính phủ; chính sách tài
khóa…;
- Vai trò của các thị trƣờng tài chính trong nỗ lực hỗ trợ phát triển và
tiêu dùng; hiệu quả của các tổ chức trung gian tài chính trong việc chuyển tiết
kiệm thành vốn đầu tƣ; mức độ rủi ro tài chính và phân loại tín dụng quốc gia;
đầu tƣ…;
- Môi trƣờng công nghệ, thể hiện qua tình hình nghiên cứu và ứng dụng
(R&D), trình độ công nghệ và kiến thức tích lũy đƣợc…;

×