Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh cho mặt hàng cà phê trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 112 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
o0o


TRẦN THỊ THU


NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CHO MẶT HÀNG CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH ĐĂK LĂK

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số : 60 34 05


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NHÂM PHONG TUÂN



Hà Nội – 2014


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan những nội dung trong bài luận văn của tôi với đề tài “Nâng
cao năng lực cạnh tranh cho mặt hàng cà phê trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk” là công
trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu thứ cấp đƣợc sử dụng trung thực, có
nguồn trích dẫn đầy đủ. Các kết quả hay những giải pháp trong luận văn tác giả đƣa
ra là những kết quả đƣợc rút ra trong quá trình thực hiện luận văn của mình.

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2014

Học viên



Trần Thị Thu


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến tập thể các thầy cô của trƣờng, của
Khoa Quản trị Kinh doanh đã trang bị cho em kiến thức trong quá trình học tập tại
trƣờng. Đặc biệt, em cũng xin chân thành cảm ơn thầy Nhâm Phong Tuân – Giảng
viên hƣớng dẫn đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, thực hiện và
hoàn thiện đề tài luận văn tốt nghiệp.
Những lời cảm ơn sau cùng dành cho bố mẹ, anh chị trong gia đình đã hết
lòng quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn./.

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2014

Học viên




Trần Thị Thu




MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC BẢNG ii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ iii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM
11
1.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh 11
1.1.1. Cạnh tranh 11
1.1.2. Lợi thế cạnh tranh 13
1.1.3. Năng lực cạnh tranh 15
1.2. Các cấp độ năng lực cạnh tranh 18
1.2.1. Năng lực cạnh tranh quốc gia 18
1.2.2. Năng lực cạnh tranh ngành/doanh nghiệp 20
1.2.3. Năng lực cạnh tranh sản phẩm 21
1.2.4. Mối quan hệ giữa cấp độ cạnh tranh 23
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh 23
1.4. Mô hình SWOT: 28
1.5. Nhóm chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh mặt hàng cà phê 29
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG
CÀ PHÊ CỦA TỈNH ĐĂK LĂK 34
2.1. Tình hình xuất khẩu cà phê của một số nƣớc trên thế giới 34
2.2. Lợi thế cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam 39
2.2.1. Vai trò của ngành cà phê 39

2.2.2. Sự ưu đãi của các yếu tố sản xuất 41
2.2.3. Đánh giá việc khai thác lợi thế và khả năng cạnh tranh của cà phê Việt
Nam hiện nay 44
2.3. Thực trạng năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê trên địa bàn tỉnh Đăk
Lăk 49

2.3.1. Tổng quan về tỉnh Đăk Lăk 49
2.3.2. Tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ cà phê ở Đăk Lăk 53
2.3.3. Phân tích năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê qua nhóm các chỉ
tiêu đánh giá 66
2.3.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của mặt hàng
cà phê ở Đăk Lăk 73
2.4. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê ở Đăk Lăk 84
2.4.1. Áp dụng mô hình SWOT để đánh giá năng lực cạnh tranh 84
2.4.2. Nguyên nhân đưa ra 88
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CHO MẶT HÀNG CÀ PHÊ CỦA TỈNH ĐĂK LĂK 90
3.1. Mục tiêu, định hƣớng của tỉnh 90
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho mặt hàng cà phê ở
Đăk Lăk 91
3.3. Đề xuất và kiến nghị 97
KẾT LUẬN 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102





i


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Ký hiệu
Nguyên nghĩa
1
Bộ LĐ TB &XH
Bộ Lao động - Thƣơng binh và xã hội
2
Bộ NN & PTNN
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn
3
FAO (Food and Agriculture
Organization)
Tổ chức Lƣơng thực và nông nghiệp
Liên Hiệp quốc
4
ICO
Hiệp hội tổ chức cà phê thế giới
5
IMD
Viện Quốc tế về quản lý và phát triển
6
OECD
the OECD high Level Forum on
Industrial Competitivenesss (Tổ chức
Hợp tác và Phát triển kinh tế)
7
Sở NN & PTNT tỉnh Đăk Lăk
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn

tỉnh Đăk Lăk
8
WEF
Diễn đàn kinh tế thế giới
9
USDA
Bộ Nông nghiệp Mỹ
ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
Bảng
Nội dung
Trang
1
Bảng 1.1
Các tiêu chuẩn xác định năng lực cốt lõi
14
2
Bảng 1.2
Các kết cục của kết hợp các tiêu chuẩn bền vững
15
3
Bảng 1.3
Mô hình đánh giá sức mạnh cạnh tranh có trọng số
17
4
Bảng 2.1
Sản lƣợng cà phê xuất khẩu trên thế giới
34

5
Bảng 2.2
Sản lƣợng cà phê của Brazil theo khu vực
35
6
Bảng 2.3
Khu vực trồng cây cà phê
36
7
Bảng 2.4
Sự phân bố các nhóm đất của Đắk Lắk
50
8
Bảng 2.5
Các huyện, thị xã trồng cà phê ở Đăk Lăk niên vụ
2011/2012
52
9
Bảng 2.6
Thị trƣờng nhập khẩu chủ chốt cà phê thô Việt
Nam niên vụ 2010/2011 và 2011/2012
64
10
Bảng 2.7
Biến động sản lƣợng xuất khẩu và tiêu thụ nội địa
cà phê tỉnh Đăk Lăk
67
11
Bảng 2.8
Đóng góp của ngành cà phê trong phát triển kinh tế

của tỉnh Đăk Lăk
68
12
Bảng 2.9
Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Đăk Lăk giai đoạn
2007-2011
69
13
Bảng 2.10
Lợi thế so sánh của sản xuất và xuất khẩu cà phê
của Đăk Lăk
70
14
Bảng 2.11
Dân số và lao động so với cả nƣớc
72
15
Bảng 2.12
Biến động lao động trong ngành cà phê của tỉnh
73
16
Bảng 2.13
Năng suất cà phê Đăk Lăk giai đoạn 2007-2011
74
17
Bảng 2.14
Danh sách doanh nghiệp kinh doanh phân bón tại
Đắk Lắk
79


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
STT
Hình
Nội dung
Trang
1
Hình 1.1
Mô hình kim cƣơng của Michael E. Porter
24
2
Hình 2.1
Sản lƣợng cà phê Indonesia (nghìn bao)
38
3
Hình 2.2
Năng suất cà phê thế giới và Việt Nam từ
1961 đến 2010
45
4
Hình 2.3
Thị phần cà phê của Việt Nam trong sản xuất
trên thế giới giai đoạn 2006-2012 (1000
pounds)
47
5
Hình 2.4
Giá xuất khẩu cà phê Robusta của Việt Nam
so với giá LIFFE

47
6
Hình 2.5
Phân loại cà phê Việt Nam theo LIFFE
48
7
Hình 2.6
Thị phần cà phê hòa tan
61
8
Hình 2.7
Mối tƣơng quan giữa sản lƣơng, giá cả và
kim ngạch xuất khẩu cà phê của Đăk Lăk
63
9
Hình 2.8
Cơ cấu vốn đầu tƣ trên địa bàn phân theo
ngành kinh tế
75
1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Về tính cấp thiết của đề tài:
Đắk Lắk là tỉnh thuộc khu vực miền núi, với cao nguyên liền kề và những thế
mạnh đƣợc thiên nhiên ban tặng nhƣ diện tích rừng lớn với thảm sinh vật đa dạng,
trữ lƣợng khoáng sản phong phú, và lợi thế về đất đỏ bazan, rất thích hợp với các
cây công nghiệp dài ngày, trong đó, “đặc sản” là cà phê Buôn Ma Thuột – một
thƣơng hiệu nổi tiếng hiện nay.
Cà phê nơi đây không chỉ là cây trồng đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho ngƣời
dân mà còn có giá trị xuất khẩu rất lớn. Theo số liệu thống kê của tỉnh cho thấy,

trƣớc kia, toàn tỉnh mới có 8.600 ha cà phê (1975) thì hiện con số này đã tăng lên
trên 200.000 ha
1
(2011) với sản lƣợng ƣớc đạt khoảng 487.747 tấn cà phê nhân
xô/năm, chiếm hơn 40% sản lƣợng cà phê cả nƣớc và góp phần làm cho Việt Nam
chính thức trở thành nƣớc xuất khẩu cà phê Robusta đứng đầu thế giới.
Tuy vậy, những khó khăn của việc sản xuất kinh doanh trong thời gian vừa
qua, công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế, và sự hội nhập quốc tế một cách sâu rộng đã
và đang đặt ra những yêu cầu và cũng là cơ hội để các doanh nghiệp hay mặt hàng
các sản phẩm có thể nâng cao giá trị gia tăng cũng nhƣ năng lực cạnh tranh của
mình. Mặt khác, các danh mục sản phẩm có khả năng đổi mới đáp ứng yêu cầu
khách hàng thƣờng bị chậm hơn so với nƣớc ngoài, bởi sự lúng túng của các doanh
nghiệp trong việc lựa chọn các phƣơng án sản xuất, và đặc biệt là các sản phẩm
tham gia vào thị trƣờng, vào chuỗi cung ứng toàn cầu lại thiếu đi tính cạnh tranh,
dẫn tới việc chúng dần mất đi lợi thế ngay tại trên sân nhà. Một ví dụ điển hình nhƣ
mặt hàng cà phê hiện nay, chất lƣợng cà phê chƣa ổn định, công nghệ lạc hậu… Do
đó, khi thị trƣờng rơi vào khủng hoảng trong những năm gần đây, giá cà phê thế
giới có xu hƣớng giảm mạnh, Việt Nam nằm trong số những nƣớc chịu thiệt hại
nhiều nhất từ cuộc khủng hoảng giá, tính đến hiện tại (cuối tháng 05/2013), theo
Trung tâm Xúc tiến Thƣơng mại, Đầu tƣ và Du lịch Đắk Lắk, tại sàn giao dịch Luân


1
Nguồn: Niên giám thống kê 2011, Tổng cục thống kê, Cục thống kê tỉnh Đăk Lăk, 2012, tr. 90-91.
2

Đôn, giá cà phê là 1.922$/tấn, giảm 291$/tấn so với cùng kỳ năm ngoái (2213$/tấn),
và giá cà phê robusta của Việt Nam giao tại cảng thành phố Hồ Chí Minh theo giá
FOB xuống còn khoảng 1.952$/tấn, tức giảm 231 USD so với 2183$/tấn (2012).
Điều này ảnh hƣởng nghiêm trọng không chỉ đến lợi ích kinh tế ngành cà phê, mà

còn tác động trực tiếp đến đời sống của hầu hết các đối tƣợng sản xuất, chế biến,
tiêu thụ. Hơn nữa, do quá trình thâm canh quá mức trong điều kiện không có bóng
che, thoái hóa đất, sâu bệnh gây hại… khiến cho giá trị cũng nhƣ sản lƣợng cây cà
phê ngày càng giảm. Đăk Lăk là một minh chứng cụ thể cho trƣờng hợp này. Theo
số liệu thống kê của Sở NN & PTNT tỉnh (2012) có khoảng 50.000 ha cà phê
(chiếm ¼ diện tích cà phê toàn tỉnh bƣớc vào giai đoạn già cỗi). Điều này dẫn tới
việc ngành cà phê khó có thể duy trì tốc độ tăng trƣởng và thành tựu xuất khẩu mỗi
năm của mình.
Từ đó đặt ra bài toán, làm thế nào để các sản phẩm đó không những có thể tồn
tại và có chỗ đứng trên thị trƣờng nội địa, mà còn có vị thế vƣơn ra thị trƣờng thế
giới? Trên cơ sở đó, tác giả lựa chọn tên đề tài luận văn “Nâng cao năng lực cạnh
tranh cho mặt hàng cà phê trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk”, gắn trực tiếp với đối
tƣợng là mặt hàng cà phê để làm chủ đề nghiên cứu của mình, nhằm đƣa ra những
gợi ý, giải pháp để điều chỉnh quy mô, cải thiện chất lƣợng và khắc phục những
nguyên nhân làm giảm sức cạnh tranh của mặt hàng này nhƣ hiện nay.
Tên đề tài mà tác giả lựa chọn gắn trực tiếp với quản trị chiến lƣợc và chiến
lƣợc cạnh tranh trong khung chƣơng trình đào tạo, phù hợp với chuyên ngành
nghiên cứu của tác giả.
- Câu hỏi nghiên cứu đặt ra:
+ Thực trạng năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê ở Đăk Lăk? Tính đến
tại thời điểm hiện nay, có gì khác so với trƣớc đây?
+ Những mặt tồn tại hay những nhƣợc điểm trong việc nâng cao năng lực canh
tranh của sản phẩm? Nguyên nhân của vấn đề đó là gì? Trong các nguyên nhân nói
trên, nguyên nhân nào là chủ yếu, tác động mạnh nhất đến năng lực cạnh tranh của
cây cà phê?
3

+ Một số giải pháp đƣa ra là gì?
+ Liệu có bƣớc đi chiến lƣợc nào đƣợc đƣa ra nhằm thực hiện mục tiêu nâng
cao năng lực cạnh tranh cho cà phê hiện nay?

2. Tình hình nghiên cứu:
2.1. Tình hình nghiên cứu của các học giả nước ngoài:
Trong những năm trở lại đây, vấn đề nghiên cứu năng lực cạnh tranh đã đƣợc
biết đến trên rất nhiều sách báo, cũng nhƣ các công trình nghiên cứu của một số học
giả. Theo các tài liệu tác giả tiếp cận đƣợc, có một số công trình ở nƣớc ngoài viết
về năng lực cạnh tranh của mặt hàng cụ thể cơ sở nghiên cứu cho đề tài của tác giả
nhƣ bài nghiên cứu “A Review on the Competitiveness of Global Supply Chain in a
Coffee Industry in Indonesia”, Medwell journals, Issue: 3, Page No.: 105-115. Bài
viết này đánh giá khả năng cạnh tranh của nhiều công ty xuất khẩu bao gồm các
ngành công nghiệp cà phê ở Indonesia có để đáp ứng những thách thức và yêu cầu
đặt ra bởi môi trƣờng kinh doanh toàn cầu hiện nay.
Hay công trình nghiên cứu “Restoring the Competitiveness of the Coffee
Sector in Haiti”, của tác giả Arias, Diego Brearley, Emily Damais, Gilles, Inter
American Development bank, Economic and sector study series, 4/2006, đã cung
cấp giải pháp giúp các chuỗi cung ứng ngành cà phê gặt hái những lợi ích tiềm
năng từ các cơ hội thị trƣờng mới, bảo vệ môi trƣờng dịch vụ quan trọng trong lƣu
vực trên, và thiết lập một ví dụ cho nông nghiệp và các hoạt động sản xuất ở nông
thôn Haiti.
Trên đây là hai tƣ liệu tác giả đã nghiên cứu và rất sát với công trình nghiên
cứu của tác giả, đóng góp thêm cho phần giải pháp của tác giả.
2.2. Tình hình nghiên cứu của các học giả trong nước:
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này và giải pháp nâng cao
năng lực cạnh tranh là một trong những chủ đề đƣợc rất nhiều học giả quan tâm với
các hình thức khác nhau, không chỉ đơn thuần là năng lực của các doanh nghiệp mà
còn năng lực nội tại của sản phẩm mang lại.
4

* Trong khung lý thuyết ở chƣơng 1, có một số công trình đã nghiên cứu về
năng lực cạnh tranh nhƣ sau:
Cuốn sách “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

ở Việt Nam”, Phan Trọng Phức, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, 2007. Nội dung đi sâu
đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong
giai đoạn 2006-2010, thông qua lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp: khả năng duy
trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận trong môi trƣờng cạnh tranh. Từ đó đƣa ra
các giai pháp nhằm tạo ƣu thế đối với đối thủ về sự khác biệt.
Cuốn sách “Quản trị công ty nâng cao năng lực cạnh tranh và tiếp cận
nguồn vốn trên thị trường toàn cầu”, Báo cáo đệ trình lên OECD của nhóm tƣ vấn
kinh doanh về Quản trị Công ty, tác giả Ira M. Millstein, Michel Albert, Sir Adrrian
Cadbury, Bộ Giao thông vận tải, 1998. Nhóm tác giả giới thiệu các chính sách công
liên quan đến quản trị công ty, gợi ra các lĩnh vực nhằm khuyến khích các hoạt
động tự nguyện của khu vực tƣ nhân, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các
doanh nghiệp.
Luận án “Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập của các
ngân hàng thương mại đến năm 2010”, Trịnh Quốc Trung, Đại học Kinh tế Tp. Hồ
Chí Minh, 2004. Tác giả khái quát những lý luận chung về ngân hàng thƣơng mại,
thực trạng cạnh tranh và hội nhập quốc tế của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam
trong thời gian qua. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập của
các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam đến năm 2010.
Luận án “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dệt may để thành
công tại thị trường EU”, Nguyễn Hoàng, Bộ Công thƣơng, 2011. Nội dung đƣa ra
cơ sở lý luận và thực trạng về nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của các
doanh nghiệp dệt may sang thị trƣờng EU. Định hƣớng và những giải pháp chủ yếu
nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.
Luận án “Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chè ở tỉnh Thái
Nguyên” của Đỗ Thị Thuý Phƣơng, Trƣờng đại học Kinh tế Nông nghiệp Hà Nội.
2011. Công trình nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh
5

tranh của doanh nghiệp chè. Trình bày đặc điểm, thực trạng năng lực cạnh tranh,
cùng một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chè ở

tỉnh Thái Nguyên.
Luận án “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành
cao su Việt Nam đến năm 2020”, Huỳnh Văn Sáu, Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí
Minh, 2008. Trên cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh và sự cần thiết nâng cao
năng lực cạnh tranh của ngành cao su Việt Nam. Đánh giá năng lực cạnh tranh của
ngành cao su Việt Nam. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp trong ngành cao su Việt Nam đến năm 2020. [16]
Luận án “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ
sản Việt Nam đến năm 2020”, Trần Thế Hoàng, Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh,
2011. Nội dung đã phân tích và xác định năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam theo các tiêu chí đặc trƣng của ngành. Đề xuất các
nhóm giải pháp và kiến nghị đối với nhà nƣớc và ngành thuỷ sản nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp này đến năm 2020 [7]
Luận án “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp chế biến
lâm sản tỉnh Đăk Lăk”, Phan Ánh Hè, Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, 2010. Từ
các phân tích trên cơ sở lý thuyết, tác giả đã đánh giá các yếu tố tác động đến năng
lực cạnh tranh của ngành công nghiệp chế biến lâm sản tỉnh Đăk Lăk. Từ đó đề xuất
các giải pháp và định hƣớng phát triển ngành. [5]
Tạp chí "Quan hệ khách hàng"- Một biện pháp nâng cao năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp, Phạm Đức Trƣờng, Tạp chí Bƣu chính viễn thông và Công
nghệ thông tin, số 255(456), tr.43-45, 2005. Bài viết đƣa ra những kết quả đem lại
từ việc “quan hệ khách hàng”- là yếu tố quyết định doanh số hay chính là lợi thế của
doanh nghiệp . Từ đó đƣa ra giải pháp định hƣớng chiến lƣợc giúp duy trì và phát
triển mối quan hệ với khách hàng.
Tạp chí “Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia để chủ động hội nhập kinh
tế quốc tế”, Nguyễn Văn Nam, Tạp chí cộng sản, số 4, tr.39-43, 47, 2005. Tác giả
đi sâu nghiên cứu tổng quan lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia, và đƣa ra đánh
6

giá, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao lợi thế để chủ động hội nhập

kinh tế quốc tế [13]
Tạp chí “Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của M.
Porter”, Nguyễn Thị Quy, Tạp chí Lý luận chính trị, số 8. tr.70-73, 2005. Tác giả
tổng hợp khung lý thuyết về lợi thế cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của Michael
E. Porter- Cha đẻ của chiến lƣợc cạnh tranh, một mặt giúp nhìn nhận những tƣ
tƣởng chiến lƣợc quan trọng và những triết lý kinh doanh tiến bộ cho các nhà quản
lý, nhà hoạch định…, mặt khác góp phần nâng cao sức mạnh về lợi thế, và năng lực
cạnh tranh của các doanh nghiệp trong thời đại cạnh tranh khốc liệt nhƣ hiện nay.
Bài viết “Năng lực quản trị - nền tảng duy trì năng lực cạnh tranh cho
doanh nghiệp”, Phạm Thị Mai Yến, Tạp chí Thƣơng mại, số 10. tr. 10 - 28, 2005.
Bài viết đƣa ra cách nhìn nhận về năng lực quản trị - một trong những nhân tố quan
trọng trong cạnh tranh, làm nền tảng duy trì năng lực cạnh tranh cho các doanh
nghiệp.
Bài viết “Chính sách cạnh tranh - công cụ vĩ mô nâng cao năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp dân doanh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, Tăng
Văn Nghĩa, Nghiên cứu kinh tế, số 2, tr.35-40, 2006. Cạnh tranh là sức mạnh mà
hầu hết các doanh nghiệp phải thoả mãn đƣợc các nhu cầu và mong muốn của ngƣời
tiêu dùng. Tuy nhiên, sức mạnh của thị trƣờng không bảo vệ đƣợc sự cạnh tranh
trong kinh doanh và lợi ích mà nó đem lại cho ngƣời tiêu dùng. Do đó, cần sự điều
tiết của Chỉnh phủ bởi các công cụ vĩ mô. Bài viết tập trung đề cao vai trò của
Chính phủ trong việc đƣa ra các chính sách cạnh tranh – công cụ vĩ mô để nâng cao
năng lực cạnh tranh, đặc biệt đối với khu vực dân doanh trong điều kiện hội nhập.
Trong khuôn khổ các công trình nghiên cứu ở trên đã khái quát chung về
năng lực cạnh tranh, có thể làm tƣ liệu tham khảo bổ sung cho nội dung của tác giả.
* Cùng với một số công trình, bài viết nêu trên, còn có một số công trình đề
cập đến đối tƣợng nghiên cứu dƣới góc độ tổng quát nhất về thực trạng và chính
sách có liên quan đến mặt hàng cà phê nhƣ:
7

Cuốn sách “Tiêu thụ nông sản ở Việt Nam – Thực trạng và những vấn đề đặt

ra trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, Phan Huy Đƣờng, 2006. Tác giả
nghiên cứu tập trung vào khâu tiêu thụ mặt hàng nông sản ở Việt Nam, từ đó đặt ra
một số vấn đề liên quan đến quá trình tiêu thụ sản phẩm trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế.
Công trình “Chính sách xuất khẩu nông sản Việt Nam – Lý luận và thực hiện”,
Trịnh Thị Ái Hoa, Nxb. Chính trị quốc gia, 2007. Tác giả đi sâu nghiên cứu những
trợ ngại từ những chính sách Chính phủ nhiều nƣớc và xem xét đánh giá tác động
chính sách, và đƣa ra những nhận định hƣớng đi cho xuất khẩu nông sản ở Việt
Nam. [6].
Công trình “Những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông, lâm sản ở Việt Nam
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, Trần Thị Thu Thuỷ (chủ biên), Nguyễn
Duy Lƣợng, Nxb. Văn hóa thông tin, 2010. Tác giả trình bày cơ sở lý luận về năng
lực cạnh tranh, thực trạng năng lực cạnh tranh và những giải pháp nâng cao năng
lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ
nông, lâm sản Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. [19]
Luận án “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho cà phê Việt
Nam”, Trần Ngọc Hƣng, Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, 2003, Công trình đƣa
ra những tính toán, cung cấp những số liệu cụ thể về năng lực cạnh tranh, đánh giá
đúng đắn năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam và chỉ ra những tồn tại, góp
phần tạo ra những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho cà phê quốc gia nói
chung.[9]
Luận án “Năng lực cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam trong hội nhập
kinh tế quốc tế”, Vũ Trí Tuệ, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí
Minh, 2012, Công trình phân tích lý luận chung về cạnh tranh kinh tế, làm rõ vấn
đề lý luận về năng lực cạnh tranh của ngành kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Phân tích đặc thù của ngành cà phê và những nhân tố ảnh hƣởng tới năng lực cạnh
tranh của ngành kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế. Phân tích, đánh giá tiềm
8


năng nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam và năng lực tham
gia chuỗi giá trị trong hội nhập kinh tế quốc tế. Đánh giá thực trạng năng lực cạnh
tranh, dự báo xu thế vận động của thị trƣờng, đề xuất quan điểm, định hƣớng và
những nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành cà phê.[20]
Luận văn “Năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam – Thực
trạng và giải pháp”, Đoàn Thị Mai, Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà
Nội, 2005. Luận văn nêu lên khung lý thuyết về năng lực cạnh tranh và sự cần thiết
của việc nâng cao năng lực cạnh tranh. Tác giả tập trung phân tích thực trạng đánh
giá về sản lƣợng, chi phí sản xuất, giá của mặt hàng nông sản ở nƣớc ta và đƣa ra giải
pháp để tạo ƣu thế trên thị trƣờng. [10]
Tạp chí “Nghiên cứu khả năng cạnh tranh của cà phê tỉnh Đăk Lăk trong thị
trường hội nhập”, Nguyễn Văn Hóa, Mai Văn Xuân, Tạp chí Khoa học, Đại học
Huế, tập 72B, số 3, 2012. Nội dung đƣa ra chỉ số DRC/SER để đánh giá khả năng
cạnh tranh của cà phê tỉnh Đăk Lăk trong bối cảnh hội nhập thị trƣờng thế giới. Đây
là tài liệu nghiên cứu giúp tác giả có cơ sở đánh giá một chỉ tiêu trong đề tài nghiên
cứu của mình. [8]
Các công trình, bài viết nêu trên đã hệ thống đƣợc khung lý thuyết về năng lực
cạnh tranh, thực trạng và một số giải pháp nâng cao tính cạnh tranh cho doanh nghiệp
hay cho mặt hàng sản phẩm. Do đó, có thể làm tƣ liệu tham khảo cho tác giả trong
quá trình hoàn thiện nội dung nghiên cứu. Song có rất ít các công trình đƣa ra, có
đánh giá cụ thể về các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của ngành hàng
hiện nay và một số tiêu chí khi đánh giá còn rất thiếu và yếu. Một số công trình còn
lại chƣa đo lƣờng cụ thể và tổng quát nhất về nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản
phẩm, ngành hàng đó. Để từ đó, đƣa các giải pháp thực thi nhƣ đề tài nêu ra.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở khái quát hóa các lý thuyết cạnh tranh, tác giả muốn đào sâu và
tìm ra hƣớng đi phù hợp hơn cho mặt hàng cà phê hiện nay.Từ đó, xây dựng một
ngành sản xuất cà phê bền vững hơn, có thể duy trì và phát triển vị thế của mình
9


trên thị trƣờng cạnh tranh, nhằm mục tiêu cải tiến, đổi mới, đột phá chất lƣợng trong
giai đoạn tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Luận văn cần giải quyết các vấn đề sau:
+ Nghiên cứu hệ thống hoá lý thuyết năng lực canh tranh và vận dụng nó làm
sáng tỏ những vấn đề mang tính lý luận cũng nhƣ thực tiễn liên quan tới những lợi
thế của mặt hàng cà phê ở Đăk Lăk
+ Phân tích, đánh giá nhu cầu thị trƣờng, tiềm năng, lợi thế cạnh tranh của cà
phê dựa trên hệ thống tiêu chí đánh giá;
+ Phân tích đánh giá những thành tựu cũng nhƣ tồn tại, hạn chế trong thời
gian qua, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho
mặt hàng cà phê ở Đăk Lăk.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài luận văn là năng lực cạnh tranh của mặt
hàng cà phê (giới hạn nghiên cứu chủ yếu dựa trên sản phẩm cà phê nhân của tỉnh)
- Phạm vi không gian của nghiên cứu: Khảo sát tại tỉnh Đăk Lăk. Theo Cục
thống kê tỉnh Đăk Lăk, nơi có sản lƣợng cà phê xuất khẩu 289.417 tấn (2011)
2
,
chiếm đến 80% giá trị xuất khẩu của tỉnh và 40% giá trị xuất khẩu cà phê cả nƣớc.
- Phạm vi thời gian của nghiên cứu: Dữ liệu nghiên cứu thu thập trong
khoảng giai đoạn 2006- 2012.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
5.1. Phương pháp thu thập số liệu
Tác giả sử dụng phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp từ các bộ ngành, các
báo cáo của các Sở, Ban, Ngành có liên quan trên địa bàn, các trang chính thống của
Chính phủ, và các công trình nghiên cứu đi trƣớc để đảm bảo tính khả thi cho bài
luận văn. Đây là những tƣ liệu hết sức quan trọng để phân tích, đánh giá thực trạng
năng lực cạnh tranh của ngành hàng cà phê trên địa bàn tỉnh;



2
Nguồn: Niên giám thống kê 2011, Tổng cục thống kê, Cục thống kê tỉnh Đăk Lăk, 2012, tr.170
10

Ngoài ra, luận văn còn dựa trên một số nguồn khác nhƣ website khác, các bài
báo, bài tạp chí… bổ sung thêm trong phần nghiên cứu của tác giả.
5.2. Phương pháp xử lý số liệu
Phƣơng pháp chủ đạo của đề tài đƣợc đƣa ra là phƣơng pháp so sánh và
thống kê mô tả. Cụ thể, thống kê các số liệu về sản lƣợng, diện tích, giá cả, chất
lƣợng chí phí sản xuất, lợi thế và các mặt hạn chế trong cạnh tranh so với các vùng
khác, làm cơ sở đƣa ra giải pháp phù hợp hơn trong tƣơng lai.
6. Những đóng góp của luận văn
Dựa trên các kết quả đạt đƣợc, đề tài luận văn có những điểm dóng góp sau:
- Hoàn thiện hơn về mặt cơ sở lý luận đối với năng lực cạnh tranh của ngành
hàng cũng nhƣ phƣơng pháp để vận dụng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn của
ngành hàng cà phê trong những năm gần đây.
- Trên cơ sở lý thuyết, luận văn có đƣa ra hệ thống một số các tiêu chí đánh
giá chủ yếu, cơ bản nhất nhằm phân tích những nhân tố ảnh hƣởng đến ngành hàng
nhằm làm rõ hơn vị thế của cà phê Đăk Lăk và năng lực của cà phê xuất khẩu so với
các nƣớc trên thế giới.
Các hệ thống này vừa bảo đảm các điều kiện cần, điều kiện đủ nhƣng vẫn
đảm bảo tính đơn giản, dễ thực hiện.
- Cùng với đó, đƣa ra những quan điểm cũng nhƣ đề xuất một số giải pháp
chủ yếu, khả thi đảm bảo cho việc phát triển mặt hàng cà phê trong thời gian tới.
7. Bố cục luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo…Dự kiến kết cấu luận văn gồm 3 chƣơng:
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN
PHẨM

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT
HÀNG CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐĂK LĂK
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CHO MẶT HÀNG CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐĂK LĂK
11

CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
SẢN PHẨM
1.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh
1.1.1. Cạnh tranh
Trong lịch sử hình thành và phát triển của quá trình trao đổi hàng hóa, thì
thuật ngữ “cạnh tranh” đƣợc sử dụng rất phổ biến, đặc biệt trong nền kinh tế thị
trƣờng. Hoạt động cạnh tranh thƣờng gắn liền với những tác động của các quy luật
thị trƣờng nhƣ quy luật về giá, cung - cầu
Ngày nay, càng thể hiện rõ nét trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt đƣợc dùng rất
nhiều trong lĩnh vực kinh tế, thƣơng mại. Tuy nhiên, trên thực tế, do nhiều cách tiếp
cận và mục đích nghiên cứu khác nhau nên việc đƣa ra các quan điểm về cạnh
tranh.cũng khác nhau
Theo nhà kinh tế học Michael Porter, ông cho rằng: Cạnh tranh (kinh tế) là
giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi
nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá
trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hƣớng cải
thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi.
Trong nền kinh tế, cạnh tranh luôn đƣợc xem là sự tranh giành, ganh đua
giữa nhà phân phối, các doanh nghiệp kinh doanh, ngƣời tiêu dùng để đạt đƣợc lợi
nhuận tối đa trong những điều kiện nguồn lực vô cùng hạn chế. Tuy nhiên, để đạt
đƣợc kết quả này, không ít các doanh nghiệp đứng trƣớc nguy cơ bị phá sản, hoặc bị
thao túng. Song, xét trên phạm vi toàn xã hội thì cạnh tranh có vai trò luôn mang lại
những tác động tích cực. Cạnh tranh tạo ra những động lực đổi mới trong việc cải
tiến các ứng dụng khoa học công nghệ và đào thải các công nghệ lỗi thời. Cạnh

tranh có thể cân bằng các nguồn lực dƣ thừa, hƣớng việc sử dụng các nhân tố sản
xuất vào những nơi có có lợi thế để tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Hơn thế,
trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia, các doanh nghiệp, các sản
phẩm đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, Việt Nam không
ngoại lệ. Do vậy, các doanh nghiệp trong nƣớc đang từng bƣớc phải chấp nhận và
12

đối diện với nó để giành đƣợc những cơ hội hay những phần thắng cho doanh
nghiệp mình.
Bên cạnh đó, ở Việt Nam, theo Luật cạnh tranh, cạnh tranh
3
lại đƣợc thừa
nhận là yếu tố đảm bảo duy trì tính năng động và hiệu quả của nền kinh tế. Trong
bối cảnh hiện tại của nền kinh tế Việt Nam, cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng
đóng vai trò trụ cột, đảm bảo sự vận hành hiệu quả của cơ chế thị trƣờng.
Xét cho cùng, cạnh tranh là một xu thế tất yếu khách quan trong nền kinh tế
thị trƣờng. Buộc các doanh nghiệp phải đƣơng đầu và đối mặt để tồn tại và phát triển.
Cạnh tranh đƣợc phân chia thành nhiều loại dựa trên rất nhiều các tiêu thức
khác nhau. Dƣới góc độ các các chủ thể kinh tế tham gia vào thị trƣờng cạnh tranh
giữa các chủ thể với nhau thì cạnh tranh đƣợc xoay quanh các vấn đề nhƣ nâng cao
chất lƣợng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, sử dụng công cụ về giá để tạo sự khác biệt,
tổ chức phân phối
Các vũ khí cạnh tranh chủ yếu đƣợc áp dụng bao gồm: cạnh tranh về sản
phẩm, cạnh tranh giá, cạnh tranh về phân phối và bán hàng, cạnh tranh trên cơ sở
nắm bắt thời cơ thị trường.
Trong đó, cạnh tranh về sản phẩm, thƣờng quan tâm đến chất lƣợng, bao bì,
nhãn mác, uy tín sản phẩm đó…; cạnh tranh về giá, cần đảm bảo chi phí thấp, khả
năng bán hàng tốt và tài chính mạnh; cạnh tranh về phân phối và bán hàng, bao gồm
khả năng đa dạng hóa các kênh phân phối, dịch vụ bán hàng và chăm sóc khách
hàng hợp lý…; cạnh tranh trên cơ sở nắm bắt thị trƣờng, là việc doanh nghiệp dự

báo đƣợc những thay đổi của thị trƣờng. Từ đó có các chính sách khai thác thị
trƣờng hợp lý và sớm hơn các doanh nghiệp khác.
Do đó, các doanh nghiệp cần tìm kiếm hƣớng đi, phƣơng pháp, và lựa chọn
những vũ khí cạnh tranh cho riêng mình để doanh nghiệp hay các chủ thể có thể
cạnh tranh đƣợc trên thị trƣờng, và tạo ra lợi thế cạnh tranh, đem lại vị thế cho
doanh nghiệp mình trên thị trƣờng đó.


3
Luật cạnh tranh: Trong nỗ lực tạo lập môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế, ngày 03/12/2004, Quốc
hội khóa XI, kỳ họp thứ 6 đã thông qua Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11
13

1.1.2. Lợi thế cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh là giá trị mà doanh nghiệp mang đến cho khách hàng, giá
trị đó vƣợt quá chi phí dùng để tạo ra nó. Giá trị mà khách hàng sẵn sàng để trả, và
ngăn trở việc đề nghị những mức giá thấp hơn của đối thủ cho những lợi ích tƣơng
đƣơng hay cung cấp những lợi ích độc nhất hơn là phát sinh một giá cao hơn.
(Michael Porter, 1985, trang 3).
Khi một doanh nghiệp có đƣợc lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp đó sẽ có cái
mà các đối thủ khác không có, nghĩa là doanh nghiệp hoạt động tốt hơn đối thủ,
hoặc làm đƣợc những việc mà các đối thủ khác không thể làm đƣợc. Lợi thế cạnh
tranh là nhân tố cần thiết cho sự thành công và tồn tại lâu dài của doanh nghiệp. Do
vậy các doanh nghiệp luôn muốn cố gắng phát triển lợi thế cạnh tranh, tuy nhiên
điều này thƣờng không dễ dàng, mà nó xen lẫn bởi những hành động bắt chƣớc của
đối thủ.
Để biểu thị doanh nghiệp đó hay sản phẩm đó có lợi thế cạnh tranh, khi đó
xem xét hai yếu tố cơ bản là lƣợng giá trị mà khách hàng cảm nhận về sản phẩm và
chi phí sản xuất ra sản phẩm đó (thể hiện qua hình vẽ)
Trong đó:

+ V: Giá trị đối với khách hàng, đó là giá trị cảm
nhận hay sự thỏa mãn về sản phẩm của khách hàng.
+ P: Giá sản phẩm
+ C: Chi phí sản xuất
+ V-P: Giá trị thặng dƣ, là phần chênh lệch
giữa giá trị khách hàng cảm nhận và giá mà công ty
đƣa ra cho sản phẩm đó
+ P-C: Lợi nhuận biên
Khi doanh nghiệp tạo ra nhiều giá trị cho khách hàng, làm cho họ có đƣợc sự
thỏa mãn vƣợt lên trên cả mong đợi của chính họ (V cao hơn), nhờ sự vƣợt trội về
thiết kế, tính năng hay chất lƣợng của sản phẩm, họ sẽ sẵn lòng trả giá (P) cao hơn.
Thêm vào đó, doanh nghiệp nâng cao dần hiệu quả sản xuất kinh doanh, C giảm, thì
14

lợi nhuận biên tăng, không những đem lại lợi thế cao cho sản phẩm mà còn nâng lợi
thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, cho ngành đó.
Vì thế, khi xây dựng và duy trì lợi thế cạnh tranh dựa trên cơ sở các kỹ năng,
năng lực và cụ thể hơn, trên quy mô và chiều sâu khả năng thực hiện các hoạt động
cạnh tranh quan trọng của mình theo một chuỗi giá trị tốt hơn so với các công ty
cạnh tranh, doanh nghiệp cần có “bí quyết kinh doanh” đó là biến các bí quyết công
nghệ, sản xuất, tiếp thị sản phẩm thành các năng lực cốt lõi
4
.
Một năng lực cốt lõi (năng lực tạo sự khác biệt) là sức mạnh độc đáo cho
phép công ty đạt đƣợc sự vƣợt trội về hiệu quả, chất lƣợng, cải tiến và đáp ứng
khách hàng, do đó tạo ra giá trị vƣợt trội và đạt đƣợc ƣu thế cạnh tranh. Công ty có
năng lực cốt lõi có thể tạo ra sự khác biệt cho các sản phẩm của nó hoặc đạt đƣợc
chi phí thấp hơn so với đối thủ. Với thành tích đó nó đã tạo ra nhiều giá trị hơn đối
thủ và sẽ nhận đƣợc tỷ lệ lợi nhuận cao hơn trung bình ngành.
Năng lực cốt lõi phát sinh theo thời gian thông qua quá trình học tập, tích luỹ

một cách có tổ chức về cách thức khai thác các nguồn lực và khả năng khác nhau.
Các năng lực cốt lõi phải bảo đảm bốn tiêu chuẩn của lợi thế cạnh tranh bền
vững: đáng giá, hiếm, khó bắt chước, không thể thay thế. Các khả năng tiềm tàng
không thỏa mãn bốn tiêu chuẩn của lợi thế cạnh tranh bền vững không phải là năng
lực cốt lõi. Nhƣ vậy, mỗi năng lực cốt lõi là một khả năng, nhƣng không phải khả
năng nào cũng trở thành năng lực cốt lõi.
Bảng 1.1: Các tiêu chuẩn xác định năng lực cốt lõi
Tiêu chuẩn

Nội dung

Đáng giá

Giúp doanh nghiệp hoá giải các đe doạ và khai
thác cơ hội

Hiếm

Không có trong nhiều đối thủ



4
Nguồn: Quản trị chiến lược, Hoàng Văn Hải, Nxb. Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2010, Chƣơng 2-
Phân tích Chiến lƣợc, tr.63, [3]
15

Khó bắt chƣớc

- Về lịch sử: Văn hoá và nhãn hiệu độc đáo


- Nhân quả không rõ ràng

- Tính phức tạp xã hội

Không thay thế

Không có chiến lƣợc tƣơng đƣơng

Nguồn: Năng lực cốt lõi, Prahalad và Hamel, 1990
Tóm lại, lợi thế cạnh tranh bền vững chỉ có thể tạo ra dựa trên các kết cục và
hàm ý kết hợp bốn tiêu chuẩn bền vững. Từ đó giúp các nhà quản trị xác định giá trị
chiến lƣợc của các khả năng trong công ty.
Bảng 1.2: Các kết cục của việc kết hợp các tiêu chuẩn bền vững
Đáng
giá
Hiếm
Khó bắt
chƣớc
Không thay
thế
Kết cục
Không
Không
Không
Không
Bất lợi cạnh tranh

Không
Không

Không /Có
Bình đẳng


Không
Không /Có
Lợi thế cạnh tranh
tạm thời




Lợi thế cạnh tranh
bền vững
Nguồn: Lợi thế cạnh tranh, Michael Porter, 1980 [21]
Vì vậy, sẽ dễ dàng hơn nếu xây dựng một ƣu thế cạnh tranh khi công ty có
một năng lực cốt lõi trong việc thực hiện các hoạt động để thành công trên thị
trƣờng khi mà các đối thủ cạnh tranh không có hoặc phải mất rất nhiều thời gian chi
phí để có đƣợc năng lực tƣơng ứng.
1.1.3. Năng lực cạnh tranh
Ngày nay, khi thị trƣờng cạnh tranh gay gắt, các chủ thể tham gia đang bị
sức ép lớn từ phía bên trong nền kinh tế. Vì vậy, đặt ra rất nhiều vấn đề liên quan

V-P
P-C

V P
C
16


đến năng lực cạnh tranh, làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh
nghiệp, cho sản phẩm hay cho chính quốc gia đó?
Khi nghiên cứu về cạnh tranh, các nhà nghiên cứu dùng khái niệm nhƣ: Sức
cạnh tranh, khả năng cạnh tranh, và năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên chúng lại không
hẳn đã đồng nhất với nhau.
Sức cạnh tranh: Nhìn chung khi xác định sức cạnh tranh của doanh nghiệp
phải xem xét đến năng lực và tiềm năng sản xuất, kinh doanh. Một doanh nghiệp
đƣợc coi là có sức cạnh tranh khi các sản phẩm thay thế hoặc các sản phẩm tƣơng tự
đƣợc đƣa ra với mức giá thấp hơn sản phẩm cùng loại; hoặc cung cấp các sản phẩm
tƣơng tự với các đặc tính về chất lƣợng và dịch vụ ngang bằng hoặc cao hơn.
Có thể hiểu, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp là khả
năng doanh nghiệp đó có thể sản xuất sản phẩm với chi phí thấp hơn giá của nó trên
thị trƣờng, nhƣ vậy, doanh nghiệp nào có khả năng sản xuất ra sản phẩm có mặt trên
thị trƣờng và có khả năng thu lợi nhuận giữa sự chênh lệch đó.
Bên cạnh đó, cũng có các quan niệm cho rằng: “Khả năng cạnh tranh là trình
độ sản xuất sản phẩm theo đúng yêu cầu của thị trƣờng, đồng thời duy trì đƣợc mức
thu nhập thực tế của mình”.
Do đó, khả năng cạnh tranh có thể đƣợc hiểu là năng lực nắm vững thị phần
nhất định với mức độ hiệu quả chấp nhận đƣợc. Vì vậy, khi thị phần tăng lên cho thấy
khả năng cạnh tranh đƣợc nâng cao. Hay khả năng cạnh tranh là khả năng tồn tại và
vƣơn lên trên thị trƣờng cạnh tranh duy trì đƣợc lợi nhuận và thị phần trên thị trƣờng.
Năng lực cạnh tranh nói chung đƣợc hiểu là sự thực lực và là lợi thế so với
đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng nhằm
thu lợi nhuận cao, bằng việc khai thác, sử dụng thực lực và lợi thế bên trong, bên
ngoài, dựa trên những sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn ngƣời tiêu dùng để cải thiện vị trí
so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trƣờng.
Năng lực cạnh tranh còn có thể coi là khả năng tồn tại trong kinh doanh và
đạt đƣợc một số kết quả mong muốn dƣới dạng lợi nhuận, giá cả, lợi tức hoặc chất
17


lƣợng các sản phẩm cũng nhƣ năng lực của nó để khai thác các cơ hội thị trƣờng
hiện tại và làm nảy sinh thị trƣờng mới.
Để đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty, cần tiến hành các bƣớc sau
5
:
- Liệt kê các nhân tố tạo nên thành công then chốt của ngành và các biện
pháp tốt nhất để xác định sức mạnh cạnh tranh hay sự yếu kém trong cạnh tranh
- Đánh giá công ty và các đối thủ cạnh tranh then chốt xem xét theo mỗi
nhân tố, sử dụng thang đánh giá từ 1-10 điểm.
- Tổng hợp các đánh giá sức mạnh riêng lẻ để có biện pháp tổng thể về sức
mạnh cạnh tranh đối với mỗi công ty cạnh tranh
- Rút ra các kết luận về quy mô, mức độ của ƣu thế hay bất lợi cạnh tranh
của công ty đặc biệt là nhận xét về các lĩnh vực mà ở đó vị trí cạnh tranh của công
ty là manh hay yếu.
Việc so sánh các số điểm sức mạnh tổng thể có trọng số sẽ cho thấy công ty
nào ở vị trí cạnh tranh mạnh nhất và công ty nào ở vị trí thấp nhất và ai là ngƣời có
ƣu thế cạnh tranh (được thể hiện minh họa qua bảng 1.3). Đồng thời, việc nhận biết
này rất quan trọng cho việc hình thành vị thế cạnh tranh lâu dài của các công ty.
Bảng 1.3: Mô hình đánh giá sức mạnh cạnh tranh có trọng số
Nhân tố thành công
then chốt/biện pháp
xác định sức mạnh
cạnh tranh
Trọng số
Công ty
ABC
Đối
thủ
cạnh
tranh

1
Đối
thủ
cạnh
tranh
2
Đối
thủ
cạnh
tranh
3
Đối
thủ
cạnh
tranh
4
Thực hiện chất
lƣợng/sản phẩm
0.10
8/0.80
5/0.50
10/1.0
1/0.10
6/0.60
Uy tín
0.10
8/0.80
7/0.70
10/1.0
1/0.10

6/0.60
Năng lực sản xuất
0.10
2/0.20
10/1.00
4/0.40
5/0.50
1/0.10
Bí quyết công nghệ
0.05
10/0.50
1/0.05
7/0.35
3/0.15
8/0.40


5
Nguồn: [4, tr.60]

×