Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng trái cây xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2006 – 2015.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (519.29 KB, 68 trang )

30

MỤC LỤC
Phần mở đầu ............................................................................... 1
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ
NĂNG LỰC CẠNH TRANH MẶT HÀNG TRÁI CÂY ................................. 4

1.1 Cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh …………………………………………………... ...................... 4

1.1.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh .............................................................4
1.1.2 Các yếu tố cấu thành Năng lực cạnh tranh của sản phẩm ......................5
1.2 Năng lực cạnh tranh của mặt hàng trái cây .................................................7
1 .2.1 Các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh của mặt hàng trái cây ..............7
1.2.2 Kinh Nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng trái cây nhiệt đới
của một số quốc gia trong khu vực sang thị trường EU ..............................9
1.2.2.1 Kinh Nghiệm của Thái Lan .................................................................10
1.2.2.1.1.Tình hình sản xuất ..........................................................................10
1.2.2.1.2 Xuất khẩu trái cây hàng hóa .........................................................10
1.2.2.2 Kinh Nghiệm của Malaysia ................................................. ………………..10
1.2.2.2.1 Tình hình sản xuất ,xuất khẩu trái cây hàng hóa .............................10
1.2.2.2.2 Kinh nghiệm tiếp thị trái cây trên thị trường thế giới của Malaysia ...12
1.2.3 Bài học Kinh Nghiệm cho Việt Nam trong nâng cao năng lực cạnh tranh mặt
hàng trái cây ......................................................................................................12
Tóm tắt chương 1 ............................ …………………………………………………………………13


31

CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH , ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
TRÁI CÂY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2005
2.1 Thực trạng sản xuất và xuất khẩu trái cây ở Việt Nam đến năm 2005....14


2.1. 1.Thực trạng sản xuất trái cây hàng hóa ...............................................14
2.1.2 Thực trạng xuất khẩu trái cây Việt Nam trong thời gian qua ..............14
2.1 2.1 Giai đoạn trước 1991 .......................................................................14
2.1. 2.2. Giai đoạn 1991-2005 .......................................................................15
2.1.2.2.1. Mặt hàng xuất khẩu .....................................................................17
2.1.2.2.2. Thị trường xuất khẩu ...................................................................17
2.2 Thực trạng xuất khẩu trái cây Việt Nam sang thị trường EU đến năm
2005………….18
2.3 Phân tích ,đánh giá năng lực cạnh tranh trái cây của Việt Nam đến năm 2005 .19
2.3.1. Các khâu đảm bảo chất lượng trái cây ...............................................19
2.3.1.1 Khâu giống trái cây ......................................................................................19
2.3. 1.2 Khâu kỹ thuật trồng trọt và bón phân, phòng trừ sâu bệnh trái cây ...........20
2.3.1.3 Khâu thu hoạch trái cây....................................................................21
2.3.1.4 Quá trình thu mua trái cây ..............................................................22
2.3.1.5 Quá trình vận chuyển trái cây .........................................................22
2.3.1.6 Công nghệ sau thu hoạch trái cây ...................................................22
2.3.1.7 Khâu xuất khẩu trái cây .................................................................. 24
2.3.2 Gía cả mặt hàng trái cây …………………………………………………………………………………………………....24
2.3. 3 Phương thức phân phối trái cây ……………………………………………………………………………………...25
2.3.4 Hoạt động yểm trợ trái cây ………………………………………………………………………………………..25
2.3.5 Nhãn hiệu trái cây .....................................................................................26
2.3.6 Nhân lực hoạt động trong lónh vực sản xuất , chế biến , xuất khẩu trái cây 26


32

2.4 Phân tích SWOT
Nam………..26

ngành sản xuất , chế biến , xuất khẩu trái cây Việt


Tóm tắt chương 2 ……………………………………………………………………………………………………………………………….29.
CHƯƠNG 3 : CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH

TRANH MẶT HÀNG TRÁI CÂY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ
TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2006 –2015 ....................................................30
3.1 Quan điểm và những định hướng cơ bản trong sản xuất và xuất khẩu trái
cây của Việt Nam …………………………………………………………………………………………………………………30
3.1. 1. Quan điểm ………………………………………………………………………………………………………………………………
30
3.1. 2 .Mục tiêu cho sản xuất và xuất khẩu trái cây nước ta trong
giai đoạn 2006- 2015 .............................................................................. ………….30
3.1.2 1 Về sản xuất trái cây .................................................................31
3.1.2 ..2 Về xuất khẩu trái cây ..............................................................31
3.1.2 .3 Thị trường tiêu thụ và xuất khẩu trái cây .................................32
3.1.2 . 4 Các chỉ tiêu khác ......................................................................32
3.1.3. Các chương trình mục tiêu , chính sách tác động tới sản xuất , xuất khẩu trái
cây Việt Nam ....................................................................................................33
3.2 Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng trái cây
xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2006-2015.............. 34
3.2.1 Nhóm các giải pháp nâng cao chất lượng trái cây …………………………………..…………..34
3.2 1.1 Các giải pháp về phát triển giống cây ăn quả…………………………………………………..34
3.2 .1.2 Thực hiện tốt các chương trình khuyến nông kết hợp với nâng cao kỹ thuật
canh tác trái cây hàng hóa của nhà vườn……………………………….…………………………………………..35


33

3.2.1.3 Thực hiện quy hoạch vùng sản xuất, xuất khẩu cây ăn quả trọng điểm .35
3.2.1. 4 Chú trọng tới qúa trình thu hạch , thu mua , vận chuyển trái cây .....36

3.2.1.5 Hiện đại hóa công nghiệp chế biến trái cây xuất khẩu, giảm tổn thất công
nghệ sau thu hoạch trái cây ...............................................................................36
3.2.1.6 Nâng cao hiệu quả xuất khẩu trái cây hàng hóa .............................. 37
3.2.2. Giải pháp về Chiến lïc Marketing xuất khẩu trái cây nhiệt đới Việt Nam
vào thị trường EU………………………………………………………………………………………………………………………..38
3.2.2.1 Nghiên cứu thị trường EU một cách toàn diện, hiệu quả…………………………….38

3.2.2.2 Thực hiện Mô hình “Kim Tự Tháp” ( Chiến lược “4Ps+1” ) cho mặt hàng trái
cây xuất khẩu……………………………………………………………………………………………………………………..46
3.2.2.3 Gải pháp Thành lập “Hiệp hội Marketing trái cây Việt Nam”……… ......52
3.3 Kiến Nghị tới Nhà nước và các cơ quan hữu quan .....................................53
Tóm tắt chương 3 …………………………………………………………………………………………………………………….54
Kết luận ....................................................................................................................................... 54
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


34

MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Điều kiện thuận lợi về khí hậu và thổ nhưỡng tại Việt Nam là mảnh đất màu
mỡ cho hàng ngàn cây trái nhiệt đới, ôn đới tróu quả quanh năm từ Bắc vào Nam.
Những chủng loại trái cây phong phú đa dạng và đậm đà hương vị khó nơi nào bì kịp
như : bưởi Năm Roi, xoài cát Hòa Lộc, nhãn lồng Hưng Yên... là cơ sở cần thiết cho
phát triển nghề trồng cây ăn trái Việt Nam, một nghề có từ lâu đời . Tuy vậy, khi
thâm nhập thị trường EU- một thị trường đầy tiềm năng, mặt hàng trái cây nhiệt đới
Việt Nam gặp khó khăn lớn khi phải đối mặt với một môi trường cạnh tranh khốc
liệt. Nguyên nhân chủ yếu là do Năng Lực Cạnh Tranh của mặt hàng trái cây còn
yếu. Hay nói đúng hơn , Việt Nam còn thiếu một sự đầu tư thích đáng cho sự phát

triển của ngành rau quả. Trong khi đó, các quốc gia khác trong khối ASEAN có
điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng khá tương đồng với Việt Nam như Thái Lan,
Malaysia ... đã tận dụng hiệu quả những tiềm năng vốn có của nền nông nghiệp
nhiệt đới đa dạng, phong phú của mình đi đôi với chính sách phát triển sản xuất,
xuất khẩu trái cây hợp lý, đã và đang khẳng định vị thế vững chắc trên thị trường
trái cây EU .
Chúng ta cần phải đưa ra các giải pháp đồng bộ, hợp lý để nâng cao Năng
Lực Cạnh Tranh của mặt hàng trái cây nhiệt đới Việt Nam trên thị trường EU nhằm
đưa mặt hàng trái cây Việt Nam vươn tới tầm cao mới, xứng đáng với vị thế là một
trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong ngành nông nghiệp.
Quan điểm và mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu đề tài một cách khoa học, toàn diện trên cơ sở quán triệt tư tưởng,
định hướng vó mô (chính phủ, nhà nước), đồng thời phải đảm bảo tính thực tế trên
cơ sở so sánh đối chiếu kinh nghiệm của các các quốc gia trong vùng .


35

Mục đích nghiên cứu :
Nghiên cứu mơ hình lý thuyết để tìm ra các yếu tố chính của năng lực cạnh tranh .
Xây dựng các thành phần năng lực cạnh tranh mặt hàng trái cây
Khảo sát, đánh giá, dự đoán thị trường trái cây EU đặc biệt chú trọng thị
trường trái cây nhiệt đới .
Phân tích tình hình SXKD ngành sản xuất, chế biến, xuất khẩu trái cây Việt
Nam và đánh giá năng lực cạnh tranh của mặt hàng trái cây Việt Nam từ đó đưa ra
các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng trái cây giai đoạn
2006-2015 sang thị trường EU .
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mặt hàng trái cây nhiệt đới Việt Nam và
các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh mặt hàng trái cây .

Đối với phạm vi nghiên cứu trong nước, chúng tôi tập trung khảo sát tại vùng
đồng bằng Sông Cửu Long-một vùng cây ăn trái lớn nhất cả nước để từ đó khái quát
chung cho tình hình phát triển cây ăn quả tại Việt Nam.
Thị trường nghiên cứu mục tiêu : thị trường trái cây EU.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp quy nạp và diễn dịch nhằm nêu ra những nhận định chung về thị
trường trái cây EU, tình hình sản xuất trái cây hàng hóa từ những dữ liệu phân tích,
khảo sát riêng biệt cũng như để phân tích rõ vấn đề từ những nhận định tổng quát.
+ Nghiên cứu sơ bộ: Được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định tính,
sử dụng kỹ thuật thảo luận tay đơi nhằm bổ sung mơ hình thang đo năng lực cạnh tranh
của mặt hàng trái cây
+ Nghiên cứu chính thức : Được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định
lượng, thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp khách hàng với việc trả lời bảng câu hỏi
đánh giá về naêng lực cạnh tranh của mặt hàng trái cây
+ Sử dụng phương pháp phân tích trên SPSS 10.0


36

+ Ngồi ra nghiên cứu cịn sử dụng các phương pháp so sánh, thống kê tốn, phân
tích tổng hợp...
+ Việc nghiên cứu, khảo sát thị trường quốc tế rất phức tạp do đó chúng tôi cố gắng
sử dụng phương pháp mô hình hóa bằng những bảng biểu, số liệu...
5 Những kết quả chính của luận văn .
Luận văn đã đạt được những kết quả sau:
1-Chương 1: Nghiên cứu lý thuyết về năng lực cạnh tranh .Đồng thời, xây dựng
các nhân tố cấu thành, tác động tới năng lực cạnh tranh của mặt hàng trái cây .
2- Chương 2: Đi vào phân tích năng lực cạnh tranh trái cây của Việt Nam đến
năm 2005 để từ đó nhận biết những điểm mạnh, điểm hạn chế cần tác động để nâng
cao năng lực cạnh tranh mặt hàng trái cây Việt Nam từ nay đến 2015.

3- Chương 3: Trên cơ sở phân tích ở chương 1 và chương 2, đề ra các giải pháp
cho việc nâng cao chất lượng, năng lực cạnh tranh của mặt hàng trái cây Việt Nam.
Luận văn còn có các kiến nghị với Nhà nước và các bộ ngành để nhanh chóng đưa
ra các giải pháp chiến lược trong phát triển ngành sản xuất, chế biến, xuất khẩu
trái cây Việt Nam sang thị trường EU.


37

Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ
NĂNG LỰC CẠNH TRANH MẶT HÀNG TRÁI CÂY
1 .1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
1.1.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh
Chiến lược sản xuất hướng về xuất khẩu đang là một trong những chiến lược
điển hình phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Do đó, trên thị trường thế
giới tất yếu sẽ diễn ra sự cạnh tranh trong xuất khẩu. Cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt
nhằm chiếm lónh thị trường, thu được lợi nhuận tối ưu cho mỗi doanh nghiệp từ nhiều
quốc gia khác nhau. Cạnh tranh còn diễn ra giữa những công ty xuyên quốc gia hùng
mạnh về tài chính, về khả năng marketing, đa dạng hóa sản phẩm..
Cạnh tranh là điều tất yếu của quy luật kinh tế thị trường, là đặc trưng của nền
sản xuất hàng hóa, là một yếu tố thúc đẩy sự đi lên của cả nền kinh tế. Còn đối với
các doanh nghiệp khi chấp nhận cạnh tranh là chấp nhận những thử thách của thị
trường buộc phải đưa ra những đối sách linh hoạt nhằm nâng cao Năng Lực Cạnh
Tranh của sản phẩm hàng hóa, đáp ứng những nhu cầu đa dạng của khách hàng và
đạt được những mục tiêu đề ra cho doanh nghiệp mình. Trong xu thế thị trường hiện
nay, cạnh tranh gay gắt hơn nhưng vẫn chứa đựng yếu tố tích cực của nó khi xuất
hiện xu thế mới “hợp tác trong cạnh tranh, cạnh tranh trong hợp tác”.
Ngoài ra, năng lực cạnh tranh liên quan trực tiếp đến quyết định mua hàng của
người mua. Thông thường người mua thường hướng vào những yếu tố phù hợp với
sở thích, điều kiện, hoàn cảnh sử dụng. Khách hàng thường quan tâm đến các yếu

tố như : chất lượng, sở thích, giá, khả năng phục vụ , uy tín của mặt hàng, nơi cung
cấp sản phẩm.


38

Theo David Mercer, chuyên gia marketing : năng lực cạnh tranh được
hình thành bởi 4 cạnh

hình thành nên “Năng lực kim cương

Bảng 1.1 : Năng lực kim cương “[41, trang 490 ]
Lợi thế về quy

Vị thế
trên thị
trường

Năng lực kim
cương

Sàn phầm/dịch
vụ
Khác biệt
hóa

Đầu tư vào nhãn

Năng lực cạnh tranh (NLCT) của hàng hóa là khả năng bán được nhanh
chóng hàng hóa khi trên thị trường có nhiều người cùng bán hàng hóa ñoù. Năng lực

cạnh tranh của một sản phẩm là sự thể hiện thông qua các lợi thế so sánh đối với sản
phẩm cùng loại. [14, trang 48 ]. Lợi thế so sánh của một sản phẩm bao hàm các yếu tố
bên trong và bên ngoài tạo nên, như năng lực sản xuất, chi phí sản xuất, chất lượng sản
phẩm, dung lượng thị trường của sản phẩm, nhãn hiệu ... Cịn nếu so sánh với sản
phẩm cùng loại nhập khẩu thì yếu tố lợi thế được thể hiện cơ bản qua giá bán sản
phẩm, chất lượng của sản phẩm và một phần khơng nhỏ là tâm lí tiêu dùng .
Như vậy có thể thấy, khái niệm NLCT là một khái niệm động, được cấu thành bởi
nhiều yếu tố và chịu sự tác động của cả môi trường vi mô và vĩ mơ. Một sản phẩm có
thể năm nay được đánh giá là có năng lực cạnh tranh, nhưng năm sau, hoặc năm sau nữa
lại khơng cịn khả năng cạnh tranh nếu không giữ được các yếu tố lợi thế.


39

1.1.2 Các yếu tố cấu thành Năng lực cạnh tranh của sản phẩm
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm / dịch vụ bao gồm 6 thành phần cơ bản
[14, trang 52 ], đó là:


Chất lượng : Chất lượng là yếu tố hàng đầu của NLCT. Người mua ngày

nay có xu hướng lựa chọn hàng hóa có chất lượng cao hơn là hàng hoá giá rẻ. Hàng
hoá có chất lượng trang trí cao, kiểu dáng hiện đại, màu sắc phù hợp thị hiếu …. sẽ
hấp dẫn khách hàng và được lựa chọn. Những hàng hoá tiêu dùng dài ngày, thiết bị
máy móc thì sự ưu việt của các tính năng, độ tin cậy, tiện nghi sử dụng là những
yếu tố quyết định. Muốn thu hút được khách hàng thì hàng hóa phải có trình độ kỹ
thuật cao, chế tạo theo công nghệ tiến. Do đó, muốn nâng cao NLCT của hàng hoá
thì phải đổi mới công nghệ, hiện đại hóa sản xuất.



Gía : Gía cả là yếu tố có sự lôi cuốn người mua. Gía hạ không phải là

quyết định. Cái quyết định là tương quan hợp lý của giá với chất lượng. Người mua
thường có khuynh hướng so sánh giá hàng hoá trên thị trường. Để tranh thủ người
mua, các hãng còn áp dụng các hình thức thanh toán linh hoạt : bán chịu, bán trả
góp


Chi phí sử dụng : Đối với hàng hóa sử dụng dài ngày thì chi phí sử dụng

là yếu tố rất quan trọng. Chi phí sử dụng thường là chi phí cho tiêu tốn năng lượng,
nhiên liệu, vật liệu kỹ thuật (dầu bôi trơn, mỡ..), chi phí cho người vận hành, chi
phí bảo dưỡng, duy tu …..


Phục vụ kỹ thuật khi bán và sau bán . Để tạo thuận lợi và lôi cuốn

người mua, người bán cung cấp những dịch vụ miễn phí hoặc phí thấp như mang
hàng đến tận nơi, lắp đặt …. Đó là phục vụ kỹ thuật khi bán. Phục vụ kỹ thuật sau
khi bán là bảo hành, cung cấp phụ tùng, tổ chức sửa chữa …


40

Quảng cáo : Quảng cáo là yếu tố quan trọng để thu hút, lôi cuốn khách



hàng, ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng bán hàng. Nhưng không thể lấy quảng
cáo để thay thế các yếu tố khác được. Muốn giữ danh tiếng của hãng thì quảng cáo

phải trung thực.
Danh tiếng của hãng, của nhãn hiệu : Những nhãn hiệu đã nổi tiếng thường



dễ tiêu thụ, sức cạnh tranh cao hơn những nhãn hiệu mới, chưa có tiếng tăm gì.
Chính vì vậy mà việc giữ gìn tín nhiệm với khách hàng là rất quan trọng. Một số
sản phẩm xấu có thể làm mất đi một nhãn hiệu đã nổi tiếng .
1.2 Năng lực cạnh tranh mặt hàng trái cây.
1.2.1. Các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh của mặt hàng trái cây
Để tìm hiểu các yếu tố cấu thành Năng lực cạnh tranh ( NLCT) của mặt hàng
trái cây, nghiên cứu được thực hiện qua hai bước chính là nghiên cứu sơ bộ và
nghiên cứu chính thức :
+ Nghiên cứu sơ bộ: Được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định
tính, sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm và tay đơi nhằm bổ sung năng lực cạnh tranh
của mặt hàng trái cây và các yếu tố cấu thành năng lực cạnh trạnh của mặt hàng
này .
Khảo sát sơ bộ được tiến hành nghiên cứu 30 người tiêu dùng, chuyên gia
công tác trong lónh vực kinh doanh, chế biến, nghiên cứu trái cây. Nghiên cứu này
được thực hiện tại TP. HCM trong tháng 7/2005. Kết quả là có 5 yếu tố bị loại bỏ.
Cơ sở để loại bỏ là hầu hết những người được phỏng vấn đều cho rằng chúng không
quan trọng đối với họ hoặc họ không hề quan tâm tới (phụ lục 1.2 ).
+ Nghiên cứu chính thức: Được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định
lượng, thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp khách hàng với việc trả lời bảng câu hỏi
đánh giá về năng lực cạnh tranh của trái cây. Nghiên cứu này được thực hiện tại
TPHCM và thành phố Lille (Pháp) vào tháng 8 vaø 9/2005.


41


Trong 60 khách hàng được phỏng vấn có 54 người Việt Nam (chiếm 90 %), 6
người nước ngoài (chiếm 10 %). Về giới tính, có 36 khách hàng được phỏng vấn là
nữ (chiếm 60%), 24 khách hàng được phỏng vấn là nam chiếm 40%. Sau đó, sử
dụng phần mềm SPSS 10.0 để phân tích số liệu, khảo sát các nhân tố hình thành
nên năng lực cạnh tranh của mặt hàng trái cây .Kết quả thu được cho thấy : chất
lượng sản phẩm và hoạt động Marketing ( Gíá , hoạt động yểm trợ , nhãn hiệu ,
phương thức phân phối

) cùng với nguồn nhân lực hoạt động trong lónh vực sản

xuất , chế biến , xuất khẩu trái cây là những nhân tố chính tạïo nâng cao năng lực
cạnh tranh mặt hàng trái cây của Việt Nam .
Bảng 1.2 : Các nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh mặt hàng trái cây [Phụ lục
1.5]
Biến quan sát
Chất lượng
Gía
Yểm trợ
Nhãn hiệu
Phân phối
Nhân lực
Bảo hộ của chính
phủ

Trung bình
3.88
3.98
3.98
3.08
3.52

3.6
2.28

Độ lệch chuẩn
1.04
1.24
1.27
0.77
1.27
1.09
0.98

Ghi chú

Loại biến do trọng
số thấp .

Kết quả phân tích trên dựa trên kết quả tính trung bình >= 3 trên mức thang điểm 5
. Yếu tố « Bảo hộ của chính phủ » có trọng số 2.28 thấp hơn mức trung bình nên bị
loại ra .
Ngoài ra, thông qua khảo sát với hệ số tin cậy khá cao 0.8912 về các nhân tố
tác động tới chất lượng mặt hàng trái cây ( vốn khá trừu tượng ), kết quả thể hiện
trong bảng 1.3 . Phương pháp trích hệ số sử dụng trong phân tích này là principal
axis factoring với phép quay promax và điểm dừng khi trích các yếu tố có
eigenvalue là 1. Tiêu chuẩn để chấp nhận các biến đo lường là chúng phải có trọng


42

số ( factor loading) từ 0,4 trở lên và thang đo được chấp nhận khi khi tổng phương sai

trích bằng hoặc lớn hơn 50%.
Bảng 1.3 : Kết quả EFA của thang đo các yếu tố ảnh hường tới chất lượng trái
cây [ phụ lục 1.4 ]
Biến quan sát
v-02(Giống)
v_03(Thua mua , vân chuyển )
v_04(Công nghệ sau thu hoạch)
v_08(Qúa trình xuất khẩu)
Eigenvalue
Phương sai trích
Cronbach alpha
Với thang đo chất lượng mặt hàng trái

Yếu tố
.877
.765
.883
.763
3.02
67.85%
0,8912
cây , EFA trích được 1 yếu tố tại

eigenvalue là 3,02 ; phương sai trích được là 67,85 % và các trọng số của các biến
đều cao (xem Bảng 1.3). Do vậy, các biến quan sát này được sử dụng để đo lường
phân tích chất lượng mật hàng trái cây và cho các phân tích tiếp theo.
1.2.2 Kinh Nghiệm Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Mặt Hàng Trái Cây Nhiệt
Đới Của một số quốc gia trong khu vực
Luận văn tiến hành khảo sát kinh nghiệm sản xuất, xuất khẩu trái cây thương
phẩm tại hai quốc gia Thái Lan và Malaysia vì hai quốc gia trên đạt được thành

công trong việc sản xuất, xuất khẩu trái cây thương phẩm, nâng cao vị thế cạnh
tranh trên thị trường thế giới nói chung, thị trường trái cây EU nói riêng. Ngoài ra,
Thái Lan và Malaysia có điều kiện khí hậu,thổ nhưỡng tương đồng với Việt Nam .
Từ đó, giúp Việt Nam học hỏi kinh nghiệm, đồng thời đưa ra các đối sách thích
hợp trong phân tích các đối thủ cạnh tranh trên thị trường trái cây EU .
1.2.2.1 Kinh Nghiệm của Thái Lan
1.2 .2.1.1 Tình hình sản xuất


43

Chính phủ Thái Lan đề ra chiến lược lâu dài, ưu tiên xuất khẩu quả, trong đó
phát động chương trình đa dạng hóa cây trồng, đặc biệt là chú trọng các chương
trình tập trung cho nghiên cứu, phát triển các loại cây quý hiếm đạt năng suất cao,
chất lượng tốt và có triển vọng xuất khẩu. Thái Lan đề ra mục tiêu tăng trưởng sản
xuất quả hàng năm là 4%/năm .Do vậy, diện tích cây ăn quả tăng nhanh chóng và
đạt diện tích 989400 ha, sản lượng 5,5triệu tấn trong đó 80 - 90% sản lượng dùng
cho tiêu thụ trong nước và 10-20% sản lượng để xuất khẩu bao gồm 36 chủng loại
(không kể dứa, dừa, cà phê và cây cọ dầu) [33], trong đó có 20 loài cây có mục đích
thương mại.
Sự phân bố của cây ăn trái dựa vào sự thích nghi khí hậu từng vùng:Vùng đồng
bằng, miền Trung: cây nhiệt đới.Vùng thấp ở các tỉnh phía Bắc (Chiêng Mai,
Chiêng Rai,...): cây ăn quả Á nhiệt đới (vải, nhãn, cam) và một số cây nhiệt đới như
xoài, bưởi.Vùng cao, các tỉnh phía Bắc (lớn hơn 1000m so với mực nước biển: cây
ôn đới như đào, mận, táo tây, mơ Nhật Bản, hồng,.). Vùng đất ven biển xung quanh
vịnh Thái Lan: trồng dứa và tại đây có nhiều nhà máy đồ hộp dứa. Các tỉnh miền
Đông và miền Nam có khí hậu nhiệt đới ấm: sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, bon
bon, dâu da.Vùng nhiệt đới khô: me chua, me ngọt, na, đào,... Xoài trồng ở các tỉnh
phía Bắc.
Qua sự phân bố trái cây như trên, ta nhận thấy tính hợp lý trong phân bố, quy

hoạch phát triển cây ăn trái ở Thái Lan nhằm tận dụng tối đa điều kiện tự nhiên
từng vùng tạo điều kiện phát triển cây ăn trái hàng hóa, khai thác tối đa năng suất
sản lượng, chất lượng trái cây .
1.2. 2.1.2 Tình hình xuất khẩu trái cây hàng hóa
Ngày nay, Thái Lan là một trong những quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới về
cây ăn trái. Ngoài ra, Thái Lan là quốc gia xuất khẩu lớn hàng đầu thế giới về dứa
và các mặt hàng dứa chế biến. Trong những năm qua, sự phát triển của ngành rau
quả xuất khẩu phù hợp với xu thế phát triển chung của nền kinh tế Thái Lan : hướng


44

về xuất khẩu với mục tiêu tăng trûng bình quân là 4%/năm .Những sản phẩm thực
phẩm, cây trái “Made in Thailand” được người tiêu dùng trên thế giới chấp nhận
rộng rãi.Trong đó các loại trái cây xuất khẩu quan trọng vẫn là sầu riêng, dứa, măng
cụt,... và dứa vẫn là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu kể cả tươi lẫn chế biến.
Để chuẩn bị hội nhập kinh tế Thái Lan với thế giới qua GATT , WTO, chính phủ
Thái Lan giao trọng trách cho Bộ nông nghiệp trong việc chọn lọc giống và nâng
cao sản lượng để giảm chi phí sản xuất lâu dài. Theo bà Duong Phon Katpaya, một
quan chức của Cục Ngoại ThươngThái Lan : “ Về lâu dài, các nước sẽ phát triển
hệ thống khuyến khích nông nghiệp, nhất là tại các nước công nghiệp phát triển, lúc
đó họ sẽ trở thành người quyết định tối cao về hàng nông sản trong phạm vi hợp tác
của GATT-WTO, Thái Lan sẽ không tránh khỏi bị trở thành thua cuộc nếu không
khẩn trương điều chỉnh chính mình” [ 9].
1.2. 2.2 Kinh Nghiệm của Malaysia
1.2.2 .2.1.Tình hình sản xuất ,xuất khẩu trái cây hàng hóa
Trong khu vực nông nghiệp, chính phủ Malaysia đặt mục tiêu tăng trưởng 3,5%/ 1
năm (giai đoạn 1991-2000), trong đó ngành rau, hoa quả phải đạt chỉ tiêu 8,4% / 1
năm. Đối với ngành rau quả, chính phủ Malaysia tăng cường phát triển điều tra nhân
giống cây ăn trái một cách rất cẩn thận, chi tiết. Từ những kết quả thu được, chính

phủ Malaysia đề ra các chiến lược phát triển cho ngành cây ăn trái trong ngắn hạn
và dài hạn, các kế hoạch tiếp thị, trợ vốn cho sản xuất và xuất khẩu cây ăn trái cũng
được hình thành nhằm thúc đẩy xuất khẩu cây ăn trái Malaysia sang phạm vi toàn
cầu. Hiện nay, tổng số cây ăn trái ở Malaysia có khoảng 30 chủng loại cây ăn trái
khác nhau và một số giống cây đặc thù diện tích cây ăn trái là 217.696 ha.Sản lượng
đạt được là 1,5 triệu tấn: sầu riêng là 426.381 tấn, chuối là 292.888 tấn, mít 104.474
tấn,... Mức tiêu thụ trên đầu người dự tính tăng lên 27,7kg/người [33]. Năm 2003,
xuất khẩu 264.000 tấn, trị giá 208 triệu USD, trong đó một số loại trái cây chiếm
kim ngạch lớn như dưa hấu chiếm25,6%, sầu riêng 21%, đu đủ 14,8%,... Về trieån


45

vọng tương lai, ngoài những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, chính phủ Malaysia
khuyến khích xuất khẩu khế, sầu riêng, ổi trên quy mô lớn.
1.2.2.2.2. Kinh nghiệm tiếp thị trái cây trên thị trường thế giới của Malaysia
Tổ chức tiếp thị trái cây ở Malaysia thuộc loại cơ quan sự nghiệp do Nhà nước
quản lý. Biên chế của tổ chức là 175 người, với kinh phí hoạt động là 20 triệu
USD/năm (10 triệu cho nghiên cứu và 10 triệu cho hoại động bộ máy). Nội dung
hoạt động chính của hiệp hội là tăng nguồn tiếp thị nhằm khuyến khích nhiều người,
nhiều nơi thu mua trái cây của Malaysia nhằm mục tiêu chính là phát triển thị trường
mới, tăng nguồn hàng ổn định về sản lượng và chất lượng đồng thời đảm bảo thời
hạn giao hàng. Ngoài ra, tổ chức còn phát triển mạng lưới tiếp thị bằng cách hình
thành các chợ nông nghiệp của nông dân (hiện nay có hơn 200 chợ), tổ chức các hợp
tác xã nhằm mua bán sản phẩm của nông dân, khuyến khích nông dân tham gia tiếp
thị. Cơ sở vật chất cho hệ thống chợ nông nghiệp được phát triển hợp lý, đặc biệt
trong khâu vận chuyển trái cây nhằm tăng nhanh hiệu quả tiếp thị. Mỗi cấp tổ chức
đều có chức năng và nhiệm vụ riêng. Cơ quan tiếp thị còn cung cấp thông tin thị
trường xuất khẩu, khắc phục những trở ngại, hỗ trợ xuất khẩu. Ngoài ra, cơ quan
cũng chú ý tới việc phát triển thị trường trong nước, nghiên cứu, hỗ trợ, đào tạo, tổ

chức khuyến nông, giáo dục ý thức cho nông dân nhằm đảm bảo số lượng, chất
lượng , nhất là tính chất kịp thời của mặt hàng trái cây.
1.3 Bài học Kinh Nghiệm cho Việt Nam trong nâng cao năng lực cạnh tranh
mặt hàng trái cây .
Thông qua kinh nghiệm của Thái Lan, Malaysia, có thể rút ra những kinh nghiệm
sau cho Việt Nam :
Giống : Cần chọn lọc, nhân giống thích hợp với điều kiện đấùt đai, khí hậu
từng vùng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng trái cây đồng thời mang tính độc
đáo trong hương vị .


46

Mặt hàng xuất khẩu chủ lực : Cần đưa ra danh mục các mặt hàng trái cây
chủ lực trên cơ sở tận dụng tối đa lợi thế nguồn lực trong sản xuất, xuất khẩu trái
cây và phù hợp với nhu cầu tiêu dùng tại các quốc gia nhập khẩu trái cây.
Quy hoạch vùng : Sản xuất trái cây cần được quy hoạch theo vùng nhằm tận
dụng tối đa lợi thế vùng chuyên canh, hỗ trợ công đoạn sau thu hoạch, giảm chi phí
vận chuyển, giảm giá thành xuất khẩu.
Sự hỗ trợ của chính phủ trong hoạch định chính sách sản xuất, xuất khẩu,
tiếp thị trái cây ra thị trường thế giới .
Chuyên môn hóa hoạt động makrketing xuất khẩu trái cây nhằm đẩy
mạnh xuất khẩu trái cây , cung cấp thông tin thị trường xuất khẩu, cơ quan cũng
chú ý tới việc phát triển thị trường trong nước, nghiên cứu, hỗ trợ, đào tạo, tổ chức
khuyến nông, giáo dục ý thức cho nông dân nhằm đảm bảo số lượng, chất lượng …..
Phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất, thu hoạch, xuất khẩu trái cây
Kết quả phân tích trên , cho thấy kinh nghiệm thực tế nâng cao năng lực cạnh
tranh mặt hàng trái cây hoàn toàn phù hợp với lý thuyết khảo sát về năng lực cạnh
tranh của mặt hàng trái cây được trình bày trong mục 1.2 .
Tóm tắt chương 1

Qua phân tính trên có thể kết luận năng lực cạnh tranh của mặt hàng trái cây
được hình thành bởi 6 yếu tố chính : chất lượng, giá, yểm trợ, phân phố, nhãn hiệu,
nhân lực . Trong đó, yếu tố chất lượng được hình thành qua các khâu :
Sản xuất

Thu hoạch

Bảo quản

Chế biến

Tiêu thụ trái cây

Ngoài ra, chương 1 còn khảo sát kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh mặt
hàng trái cây của một số quốc gia trong khu vực có điều kiện thổ nhưỡng tương đồng
với Việt Nam như Thái Lan, Malaisia để rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam trong việc đề ra định hướng, cũng như các giải pháp nâng cao năng lực cạnh
tranh của mặt hàng trái cây xuất khẩu .


47

Chương 2
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRÁI CÂY CỦA
VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2005
2.1 Thực trạng sản xuất và xuất khẩu trái cây ở Việt Nam đến năm 2005
2.1.1 Thực trạng sản xuất trái cây hàng hóa

Nhờ những điều kiện rất thuận lợi về tự nhiên, tiềm năng phát triển trái cây ở
Việt Nam là rất lớn. Hiện nay, diện tích cây ăn trái cả nước khoảng trên 400.000 ha,

tập trung ở 27 vùng quả khác nhau, nằm trong 6 khu vực sinh thái nông nghiệp [Phụ
luc 2.1 ].
2.1.2. Thực trạng xuất khẩu trái cây Việt Nam trong thời gian qua

2.1. 2.1. Giai đoạn trước 1991
Từ phương thức trao đổi hàng hóa theo nghị định thư nay có cả những hợp đồng
dùng phương thức theo hợp đồng kinh tế. Tuynhiên, “gánh nặng” cơ chế quản lý
ngoại thương vẫn chưa có những đột phá rõ ràng. Tổng kim ngạnh xuất khẩu rau quả
năm 1990 là 50 triệu Rúp/đô la [7]. Theo Vegetexco, các mặt hàng chính xuất khẩu
như sau:
♦ Trái cây tươi: chuối, dứa, cam, chanh là những mặt hàng xuất khẩu chính.
♦ Trái cây chế biến: Công nghệ sản xuất các mặt hàng này rất yếu kém, lạc
hậu nên ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng trái cây. Chỉ có hai mặt hàng chính là đồ
hộp và sản phẩm sấy. Chuối, dứa hộp, coctail, chôm chôm, chuối là những mặt hàng
xuất khẩu chính.Năm 1990 tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng trái cây chế
biến là 46.823 tấn, tương đương với 150.000 tấn quả tươi. Như vậy, tỷ trọng trái cây
chế biến trên tổng sản lượng trái cây chỉ đạt 1,56%
Nói tóm lại, đặc điểm nổi bật của tình hình xuất khẩu trái cây (tươi, chế biến) giai
đoạn 1991 trở về trước thể hiện ở những mặt chính sau:


48

Thứ nhất : Thị trường xuất khẩu nghèo nàn, mang tính lệ thuộc lớn (98% là Liên Xô

cũ và các nước xã hội chủ nghóa). Điều đó có nghóa là tính bấp bênh, bất ổn trên thị
trường xuất khẩu rất lớn và ảnh hưởng đến sự phát triển chung của toàn ngành
Thứ hai : Cơ cấu mặt hàng rất nghèo nàn, chất lượng kém, kim ngạch cũng như sản
lượng xuất khẩu không là bao.
Thứ ba : Cơ chế độc quyền ngoại thương dẫn tới chỉ có Vegetexco là cơ quan chịu

trách nhiệm chủ yếu trong xuất khẩu. Hơn nữa, doanh nghiệp xuất khẩu đã gặp rất
nhiều khó khăn trong việc thích ứng linh hoạt đối với những thị trường xuất khẩu,
hiệu quả đóng góp của toàn ngành cho nền kinh tế đất nước còn rất hạn chế.
2.1.2.2. Giai đoạn 1991-2005

Chính phủ có những chính sách đột phá nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu, đa
phương hoá quan hệ kinh tế đối ngoại . Mặt hàng trái cây Việt Nam từng bước được
mở rộng thị trường xuất khầ, tăng nhanh kim ngạch .
Kim ngạch xuất khẩu trái cây giai đoạn 1995/2005 thể hiện qua bảng số liệu sau :
Bảng 2.1 : Kim ngạch xuất khẩu trái cây Việt Nam giai đoạn 1995-2005[1]
Năm

1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006*

* : ước tính

Kim ngạch xuất
khẩu
(triệu USD)

56.1
90.2
71.4
56.2
106.6
213.1
330
200
152
178.8
235
265

Chỉ số phát
Tổng kim ngạch xuất
triển
khẩu của Việt Nam
(năm trước
( triệu USD )
bằng 100%)
269.7
5448.9
160.8
7255.9
78.9
9185
78.9
9360.3
189.7
11541

199.9
14482.7
154.9
15029
60.6
16705
75.6
20176
117.6
25800
132
31000
113
35000

XK rau quả so
với tổng kim
ngạch
( %)
1. 03
1. 24
0. 78
0.6
0.92
1. 47
2. 2
1. 21
0. 75
0. 6
0. 42

0.7 5


49

Giai đoạn 1992-1994, kim ngạch xuất khảu giảm rõ rệt khi những biến động chính
trị làm sụp đổ hệ thống các nước XHCN trong khối SEV .Từ năm 1995, xuất khẩu
trái cây bắt đầu hồi phục và phát triển . Năm 2001, đạt 330 triệu USD, gấp 6 lần so
với 1995 và 2.2 lần so với năm 2000, chiếm 2,2 % trong tổng kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam năm 2001 .
Tuy nhiên từ năm 2002 cho tới 2003 , kim ngạch xuất khẩu trái cây Việt Nam
giảm đáng kể do những biến động thị trường xuất khẩu , đặc biệt là thị trường Trung
Quốc . Qua bảng số liệu trên , ta nhận thấy kim ngạch xuất khẩu 2002 giảm 39.4 %
so với năm 2001 ; kim ngạch xuất khẩu trái cây năm 2003 giảm 24.4 % so với năm
2002 . Giai đoạn 2004/2005, kim ngạch xuất khẩu trái cây dần hồi phục và phát triển
.

Số liệu thống kê của Tổng Cục Thống Kê cho thấy, kim ngạch xuất khẩu trái

cây tháng 6 /2006 đạt 20.978.974 USD, đđưa tổng kim ngạch xuất khẩu 6 thaùng
năm 2006 : 131.821.866 USD, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm 2005
2.1.2.2.1. Mặt hàng xuất khẩu
♦ Mặt hàng trái cây tươi
Chủ yếu là xuất chuối già, dứa, thanh long, xoài … trong đó chuối già xuất cho
xuất rất lớn nhưng thực sự sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thấp do chưa đạt yêu
cầu về chất lượng và chưa “sạch bệnh”.
♦ Trái cây chế biến
Chủ yếu vẫn là những mặt hàng đồ hộp đônglạnh và một ít trái cây sấy. Mặt hàng
đồ hộp cũng như các mặt hàng rau quả xuất khẩu khác xuất khẩu rất khó khăn, số
lượng không đáng kể. Nước dứa hiện vẫn là mặt hàng tiêu thụ mạnh nhất, sau đó là

xoài. Đối với mặt hàng coctail thường bá theo các đơn đặt hàng số lượng hạn chế,
làm theo yêu cầu khách hàng.
2.1.2.2.2. Thị trường xuất khẩu


50

Với chủ trương và định hướng: “Buôn bán với bất kỳ nước nào, bất kỳ bạn hàng nào
trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ
của nhau, đôi bên cùng có lợi”, thị trường xuất khẩu trái cây đã mở rộng sang nhiều
nước và khu vực, đặc biệt là các quốc gia phát triển có nền kinh tế thị trường.Điều
này cũng thể hiện sự năng động trong việc tìm kiếm đối tác. Trong năm 2005, mặt
hàng trái cây Việt Nam đã có mặt tại 43 nước , lãnh thổ trong đó có những thị trường
mới như : Canada , Latvia , Libăng , Pakistan , Israel . Mondovia, o, Srilanka,
Rumania. Chủ trương trong thời gian tới của ngành rau quả là khôi phục thị trường
Liên Xô và Đông Âu (cũ) và mở rộng thị trường sang một số nước thuộc Liên minh
châu Âu EU cũng như các nước thuộc Trung Đông.
2.2 Thực trạng xuất khẩu trái cây Việt Nam sang thị trường EU đến năm 2005
Hiện tại, kim ngạch cũng như sản lượng xuất khẩu trái cây sang thị trường EU rất
hạn chế [35 ] :
BẢNG 2.2 :CƠ CẤU THỊ PHẦN TRÁI CÂY XUẤT KHẨU VIỆT

Đơn vị :1000 USD

NAM
TRÊN THỊ TRƯỜNG EU (năm 2005)
553

1769
198

253
760

97

358
22

120

60
12

Áo
Bỉ
Đan Mạch
Phần Lan
Pháp
Đức
Ý
Hà Lan
Tây Ban Nha
Thụy Điển
Anh

Từ những vấn đề phân tích ở trên , có thể đưa ra một số nhận định như sau:
♦ Tiềm năng xuất khẩu rất triển vọng nhưng chúng ta chưa chuyển những
lợi thế của mình thành hiện thực.
♦ Mặt hàng xuất khẩu nhìn chung còn khá nghèo nàn, chưa đạt yêu cầu về
chất lượng xuất khẩu; thiếu một định hướng phát triển rõ rệt trong chính sách mặt

hàng cũng như những vấn đề chung trong sản xuất, vận chuyển, tiếp thị trái cây


51

♦ Thị trường xuất khẩu tuy đã được mở rộng nhưng vẫn còn hạn chế tại một
số khu vực nhất định, tính ổn định, lâu dài của các thị trường chưa định hình.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng yếu kém và sa sút của xuất khẩu trái
cây là do các yếu tố chất lượng , quy hoạch phát triển , tổ chức sản xuất , năng lực
chế biến , và khai thác thị trường . Hay nói cách khác , Năng Lực Cạnh Tranh của
mặt hàng trái cây Việt Nam còn yếu .
2.3

PHÂN TÍCH , ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRÁI CÂY CỦA

VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2005.
Dựa trên kết quả nghiên cứu trong chương 1 , chng 2 đánh giá các nhân tố
hình thành nên NLCT : Chất lượng (Sản xuất
Chế biến

Thu hoạch

Bảo quản

Tiêu thu ïtrái cây) , hoạt động marketing, yếu tố nhân lực trong

ngành sản xuất, chế biến, xuất khẩu trái cây .
2.3.1. Các khâu đảm bảo chất lượng trái cây
2.3.1.1 Khâu giống trái cây
Trong tình hình sản xuất trái cây hàng hóa ngày nay thì giống là một trong những

nhân tố chính quyết định chất lượng và năng suất của trái cây. Tuy có một số thành
tựu trong khâu chọn giống đạt năng suất cao, chất lượng tốt,... nhưng hiện còn tồn tại
một số vấn đề như sau:
♦ Có quá nhiều giống thương phẩm cho một chủng loại, nhất là đối với một
số loại trái cây có tiềm năng xuất khẩu như xoài , bưởi..... gây khó khăn cho nhà
xuất khẩu cũng như người tiêu dùng khi thu mua những loại trái cây đạt tiêu chuẩn
cho chế biến và xuất khẩu. Điều này gây tác hại rất lớn đến trái cây hàng hóa xuất
khẩu vì công tác kiểm dịch tại các quốc gia thuộc EU là cực kỳ nghiêm ngặt, họ
không chấp nhận bất cứ một mầm mống bệnh tật nào trên trái cây. Nghóa là ngoài
mặt “ngon” của trái cây thì tính “lành” cũng được lưu ý.


52

♦ Về mặt cung cấp, phân phối và quản lý giống:
Hiện nay giống chủ yếu do tư nhân cung cấp. Vì thế trên thị trường hiện nay, giống
cây “thiên hình, vạn dạng”, không đảm bảo chất lượng. Công tác nghiên cứu giống
mới đạt tiêu chuẩn chất lượng, kéo dài thời vụ,... vẫn chưa được đầu tư đầu đủ từ
phía nhà nước nên hiệu quả nghiên cứu còn hạn chế và các nhà khoa học gặp rất
nhiều khó khăn khi nghiên cứu các giống mới đạt tiêu chuẩn xuất khẩu .
2.3.1.2 Khâu kỹ thuật trồng trọt và bón phân, phòng trừ sâu bệnh trái cây
♦Về kỹ thuật trồng trọt:
Dù nghề trồng cây ăn trái ở Việt Nam đã có từ lâu đời, dân ta đã kinh
nghiệm sản xuất trái cây nhưng đó chỉ là những kinh nghiệm “cổ truyền”, không
thích hợp với sản xuất trái cây hàng hóa trong thời kỳ mới [2]. Do đó, hiệu quả trong
sản xuất trái cây còn rất thấp nếu so với các nước trong khu vực. Mặt khác, quy trình
sản xuất trái cây hàng hóa được khép kín từ gieo trồng giống, sản xuất, thu hoạch,...
nên tỷ lệ các loại trái cây tại hai quốc gia trong khu vực như Thái Lan , Malaysia
đạt tiêu chuẩn xuất khẩu là rất cao, khoảng 80%.
♦ Đối với việc phòng trừ sâu bệnh,

Theo kết quả khảo sát của CBVTV : Đa số nông dân hiện nay hiểu biết quá ít
về bảo vệ thực vật cũng như phương pháp sử dụng chúng được an toàn. Qua khảo sát
thực tế, 25% nông dân nói rằng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không có hại. [29].
Hậu quả là gây mất uy tín của sản phẩm cũng như của doanh nghiệp Việt Nam trên
thương trường quốc tế.
Ngoài ra, một vấn đề còn tồn tại rất lớn hiện nay chính là tỷ lệ vườn “tạp” trong các
nhà vườn quá cao do thiếu quy hoạch và định hướng phát triển cụ thể (ví dụ như ở
đồng bằng sông Cửu Long, tỷ lệ vườn tạp từ 40-50% [33].


53

Một vấn đề lớn nan giải đặt ra đối với việc sản xuất trái cây ở đồng bằng sông Cửu
Long là hiện chưa có phương án thoát lũ có hiệu quả tại các vùng cây ăn trái vào
mùa lũ gây thiệt hại rất lớn tới cây ăn trái cũng như đời sống của bà con nông dân.
Tóm lại, hoạt động sản xuất trước thu hoạch có ảnh hưởng rất lớn tới trái cây sau thu
hoạch về mặt chất lïng, số lượng bị loại hay giảm giá trị khi được thương mại hóa .

2.3.1.3 Khâu thu hoạch trái cây.
♦ Xác định thời điểm thu hoạch: đây là giai đoạn rất quan trọng vì nếu thu
hoạch sớm thì không đạt được yếu cầu về màu sắc, chất lượng, độ ngọt,...nếu quá
trễ thì trái cây dễ bị hư trong quá trình vận chuyển, thu hái. Nhìn chung, bà con nông
dân xác định thời điểm thu hoạch dựa vào thị giác, xúc giác, khướu giác, .. Trong khi
theo quy định tại thị trường EU, yêu cầu tất cả các loại trái cây nhập khẩu đều phải
đạt độ chín đồng loạt khi nhập vào thị trường này .
♦Kỹ thuật thu hoạch : Hầu hết các nhà vườn dùng các dụng cụ thô sơ (que,
gậy, các sọt tre ....) khi thu hoạch trái cây. Vì vậy, tổn thất khi thu hoạch rất lớn: trái
cây bị dập, nát hay ngay cả khi thu hái bằng tay thì bà con cũng sơ ý để trái cây rơi
xuống đất. Mặt khác , hiện còn thiếu các phương tiện kỹ thuật cần thiết: xe nâng để
hái trái, các sọt nhựa để đựng và vận chuyển trái cây nhằm tiết kiệm chi phí.... Hiện

nay, việc thu hoạch sản phẩm cây ăn trái còn thủ công nên tỷ lệ hao hụt rất cao,
bình quân 4-5%.
♦Bảo quản trái cây sau thu hoạch (là khâu đầu trong lónh vực công nghệ sau
thu hoạch ) : bà con nông dân hầu như không chú ý tới việc bảo quản trái cây tươi
sau khi thu hoạch, do đó ảnh hưởng rất nhiều đến độ tươi của trái cây.Họ thiếu các
phương tiện kỹ thuật cần thiết làm lạnh trái cây trước khi bán cho các vựa hay mang
tới các nhà máy.


54

Ngoài ra , Từ thực trạng phân tích như trên dẫn tới việc năng suất trái cây của
Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực , cũng như chuẩn trung bình trên
thế giới . Ví dụ như , năng suất dứa của Việt Nam chỉ đạt bình quân 13 tấn/ha ,
trong khi đó năng suất dứa của Thái Lan đạt 24.5 tấn / ha …..[Nguồn :1]
2.3.1.4 Quá trình thu mua trái cây .
♦ Thiếu sự tập trung và thống nhất, chưa có hiệp hội trái cây nên các doanh
nghiệp lớn nhỏ đều tự tìm trái cây thu mua xuất khẩu, mạnh ai nấy làm, thiếu sự
điều phối, phân định thị trường cũng như mặt hàng... Có thể tòm tắt quá trình thu
mua trái cây tươi xuất khẩu qua mô hình sau:
Bảng 2.3 : Quy trình thu mua trái cây
Trạm thu mua của
các công ty quốc
Nhà sản xuất
(Chủ yếu là nhà

Các vựa trái
cây hay tư

Chế biến hoặc

xử lý trái cây
Xuất khẩu

(Bán lại)

Các công ty trách
nhiệm hữu hạn

Xử lý trái cây
tươi

Qua mô hình trên, ta nhận thấy sự thiếu đồng bộ trong quá trình thu mua trái
cây xuất khẩu tất yếu dẫn tới sự cạnh tranh giữa các công ty trong nước với nhau để
xuất khẩu trái cây (các công ty TNHH chủ yếu xuất khẩu trái cây tươi).
2.3.1.5 Quá trình vận chuyển trái cây xuất khẩu
Quá trình vận chuyển trái cây gặp rất nhiều khó khăn khi địa bàn thu mua
phân tán. Mặt khác, hiện tại nền sản xuất trái cây hàng hóa Việt Nam còn thiếu rất
nhiều những phương tiện vận chuyển hữu hiệu nhằm đảm bảo chất lượng trái cây
trên đường vận chuyển, giảm chi phí vận chuyển từ đó tạo điều kiện giảm giá thành
xuất khẩu. Ngoài ra, do đặc thù của ĐBSCL có hệ thống sông ngòi chằng chịt , nên
vận chuyển trái cây chủ yếu bằng phương tiện đường thuỷ (chiếm 85%) nên thời
gian bảo quản khó khăn, làm giảm chất lượng sản phẩm. [ 35] Các vật dụng trên


×