Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khẩu lao động của Công ty cổ phần xây dựng, dịch vụ và hợp tác lao động ( Công ty OLECO)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.88 MB, 129 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
o0o




TRẦN THỊ KIM ANH




QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG,
DỊCH VỤ VÀ HỢP TÁC LAO ĐỘNG (OLECO)



LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP





Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
o0o



TRẦN THỊ KIM ANH



QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG,
DỊCH VỤ VÀ HỢP TÁC LAO ĐỘNG (OLECO)

Chuyên ngành: Quản trị Công nghệ và Phát triển doanh nghiệp
Mã số: Chuyên ngành thí điểm


LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN CHÍ ANH


Hà Nội - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Với các số liệu
và tài liệu trung thực. Kết quả nghiên cứu chƣa từng đƣợc công bố trong các công

trình nào trƣớc đó.
Tác giả

















LỜI CẢM ƠN
Để có đƣợc kết quả nghiên cứu này, trƣớc hết, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng
và lời biết ơn sâu sắc tới TS. Phan Chí Anh, ngƣời thầy, ngƣời hƣớng dẫn khoa học
đã thƣờng xuyên chỉ bảo, tận tình hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và thực
hiện luận văn.
Trân trọng cảm ơn trƣờng Đại học Kinh tế-Đại học Quốc gia Hà Nội, nơi cho
tôi cơ hội đƣợc nghiên cứu, tham gia chƣơng trình.
Trân trọng cảm ơn PGS.TS Hoàng Đình Phi, ngƣời sáng lập chƣơng trình.
Trân trọng cảm ơn PGS.TS Hoàng Văn Hải- Giám đốc chƣơng trình, ngƣời
đóng góp công sức to lớn cho sự thành công của Khóa 1- chƣơng trình đào tạo thạc
sỹ Quản trị công nghệ & Phát triển doanh nghiệp.

Trân trọng gửi lời cảm ơn tới tất cả thầy cô đã giảng dạy trực tiếp trong
chƣơng trình, mỗi bài giảng của thầy cô đã và sẽ luôn là hành trang quý giá trên mỗi
bƣớc đƣờng cuộc sống của tôi.
Con xin cảm ơn cha mẹ, dù ở gần hay xa xôi cách trở thì cha mẹ cũng luôn
bên cạnh con trong giờ khắc khó khăn cũng nhƣ hạnh phúc của cuộc đời con. Con
cảm ơn cha mẹ rất nhiều.
Cảm ơn chồng tôi và hai con trai yêu quý luôn cổ vũ, ủng hộ và là động lực để
tôi tham gia chƣơng trình.
Cảm ơn nhóm Hoa Quả thân yêu đã chia sẻ buồn vui trong suốt khóa học cùng
tôi, đặc biệt cảm ơn anh Vũ Mạnh Hùng, lớp trƣởng đồng thời là trƣởng nhóm Hoa
Quả đã luôn giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng nhƣ viết luận văn. Cảm ơn anh
rất nhiều.
Xin trân trọng cảm ơn thày cô; đồng nghiệp; đồng môn; những ngƣời thân và
bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tham gia chƣơng trình!
Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2014
Tác giả


MỤC LỤC

Danh mục các ký hiệu viết tắt i
Danh mục các bảng biểu ii
Danh mục các hình vẽ iii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG DOANH
NGHIỆP 7
1.1. Khái niệm về rủi ro và rủi ro trong doanh nghiệp 7
1.1.1. Khái niệm rủi ro 7
1.1.2. Rủi ro tại doanh nghiệp 9
1.2. Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp 13

1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro trong doanh nghiệp 13
1.2.2. Chức năng của quản trị rủi ro 15
1.2.3. Mục tiêu quản trị rủi ro 15
1.2.4. Nguyên tắc quản trị rủi ro 16
1.2.5. Lợi ích của quản trị rủi ro 16
1.2.6. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến quản trị rủi ro 16
1.2.7. Phương pháp quản trị rủi ro 19
1.3. Tiêu chuẩn ISO 31000: 2009 24
1.3.1. Giới thiệu tiêu chuẩn ISO 31000: 2009 24
1.3.2. Phạm vi áp dụng 26
1.3.3. Quá trình quản trị rủi ro 27
1.4. Quy trình quản trị rủi ro trong doanh nghiệp 31
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
2.1. Các bƣớc nghiên cứu 39
2.2. Thu thập dữ liệu 41
2.3.Thang đo và bảng hỏi 44
2.3.1.Xây dựng thang đo 44


2.3.2. Thiết kế bảng câu hỏi 44
CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT
ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG HIỆN TẠI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY
DỰNG, DỊCH VỤ VÀ HỢP TÁC LAO ĐỘNG (OLECO) 46
3.1.Giới thiệu chung về công ty cổ phẩn xây dựng và dịch vụ hợp tác lao động
(OLECO) 46
3.1.1.Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần Xây dựng, Dịch vụ và hợp tác
lao động (OLECO): 46
3.1.2.Cơ cấu tổ chức 47
3.1.3. Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu, chiến lược của OLECO 48
3.1.4.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của OLECO những năm gần đây: 52

3.2. Xuất khẩu lao động: 57
3.2.1. Khái niệm về xuất khẩu lao động: 57
3.2.2.Tình hình xuất khẩu lao động của Việt Nam 59
3.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động xuất khẩu lao động 61
3.2.4. Quy trình xuất khẩu lao động tại Công ty OLECO 62
3.2.5. Rủi ro trong xuất khẩu lao động: 65
3.3. Thực trạng rủi ro và quản trị rủi ro trong hoạt động XKLĐ của Công ty
OLECO 66
3.3.1. Phân tích, đánh giá rủi ro hiện tại của Công ty OLECO 66
3.3.2. Thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động XKLĐ của Công ty OLECO 79
CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO GIAI ĐOẠN 2014-
2019 CỦA CÔNG TY OLECO 84
4.1. Quan điểm đề xuất hệ thống quản trị rủi ro: 84
4.2 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả QTRR trong hoạt động XKLĐ của Công ty
OLECO giai đoạn 2014- 2019: 85
KẾT LUẬN 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
PHỤ LỤC


i
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT


STT
Ký hiệu viết tắt
Nguyên nghĩa
1
DN
Doanh nghiệp

2

Lao động
3
QTRR
Quản trị rủi ro
4
XKLĐ
Xuất khẩu lao động



ii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

STT
Bảng
Nội dung
Trang
1

Bảng thống kê tỷ lệ rủi ro Lao động xuất khẩu
2
2
Bảng 2.1
Các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong
luận văn
42
3
Bảng 2.2

Kết cấu bảng câu hỏi
45
4
Bảng 3.1
Một số chỉ tiêu cơ bản dự kiến 3 năm(2014-2016)
49
5
Bảng 3.2
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
OLECO năm 2011
52
6
Bảng 3.3
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
OLECO năm 2012
54
7
Bảng 3.4
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
OLECO năm 2013
56
8
Bảng 3.5
Nhận diện rủi ro của Công ty OLECO
67
9
Bảng 3.6
Đánh giá rủi ro của Công ty OLECO
78
10

Bảng 3.7
Kết quả điều tra về tác dụng QTRR hoạt động
XKLĐ trong Công ty OLECO
80
11
Bảng 3.8
Kết quả điều tra ý kiến về thực trạng áp dụng các
biện pháp QTRR trong hoạt động XKLĐ của
Công ty OLECO
80
12
Bảng 3.9
Kết quả điều tra thăm dò về mức độ am hiểu các
biện pháp QTRR trong hoạt động XKLĐ của
Công ty OLECO
81



iii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

TT
Hình
Nội dung
Trang
1
Hình 1.1
Quan hệ giữa nguyên tắc, khuôn khổ và quá trình
quản trị rủi ro.

26
2
Hình 1.2
Quá trình quản trị rủi ro
27
3
Hình 1.3
Ví dụ đơn giản dùng sơ đồ xƣơng cá định vị rủi ro
35
4
Hình 1.4
Một số chiến lƣợc và minh họa các phƣơng pháp
đối phó rủi ro thƣờng gặp
37
5
Hình 2.1
Các bƣớc nghiên cứu thực hiện luận văn
39
6
Hình 3.1
Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty OLECO
48
7
Hình 3.2
Quy trình XKLĐ của công ty OLECO.
63











1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Cạnh tranh trong lĩnh vực XKLĐ ngày càng trở nên gay gắt, nhất là trong giai
đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay đƣợc nhận định là tồi tệ nhất kể từ cuộc
đại khủng khoảng kinh tế thế giới 1929-1933 bởi sự tác động tiêu cực của nó diễn ra
rất phức tạp và sâu sắc, ảnh hƣởng đến tất cả các quốc gia và mọi lĩnh vực - đặc biệt
lĩnh vực XKLĐ.
Hoạt động xuất khẩu lao động đóng vai trò quan trọng và đem lại nguồn ngoại
tệ lớn cho đất nƣớc cũng nhƣ chiếm tỷ trọng lớn về doanh thu, lợi nhuận của các
doanh nghiệp làm công tác xuất khẩu lao động nhƣ Công ty Cổ phần xây dựng, dịch
vụ và hợp tác lao động ( Công ty OLECO).
Tuy nhiên, rủi ro luôn đồng hành với hoạt động kinh doanh. Bởi dịch vụ cung
ứng lao động xuất khẩu của Công ty OLECO là sức lao động, nhƣng đối tƣợng quản lý
lại là ngƣời lao động, do vậy rủi ro xuất hiện ở rất nhiều khâu trong quá trình cung ứng,
nguyên nhân xuất hiện từ sự khác biệt văn hóa, địa lý, khí hậu, ngôn ngữ tới thể trạng,
nhu cầu, sức lao động của con ngƣời cùng với việc tăng số lƣợng lao động xuất khẩu
hàng năm thì doanh nghiệp cũng phải đối phó với rất nhiều rủi ro đa dạng.
Từ cuối năm 2010 đến nay, ngƣời LĐ luôn “thót tim” với những vụ việc, nhƣ: 12
LĐ VN trên tàu đánh cá Shiuh Fu-1 của Đài Loan bị cƣớp biển Somalia bắt 25.12 tại
vùng biển ngoài khơi Madagascar (Ấn Độ Dƣơng); vụ cháy xƣởng sản xuất đồ gỗ ở
khu công nghiệp Kinrara (Malaysia) rạng sáng 9.2, khiến 3 LĐ thiệt mạng. Song, sự
kiện mang tính thời sự nhất là số phận của 10.000 lao động tại Lybia.

“Rất nhiều khó khăn mà ngƣời lao động VN phải thƣờng xuyên đối mặt, nhƣ
thiếu bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động dẫn đến tình trạng bị tai nạn lao động và
bệnh nghề nghiệp cao; không đƣợc chủ sử dụng lao động trả lƣơng hoặc trả lƣơng
không đúng thỏa thuận; bị hành hạ và lạm dụng, kể cả lạm dụng tình dục; bị thu giữ
hộ chiếu, giấy tờ tùy thân…”, báo cáo sơ bộ về tình hình lao động VN ở nƣớc ngoài
của Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội chỉ rõ.


2
Bảng thống kê tỷ lệ rủi ro Lao động xuất khẩu
Đơn vị: %
Năm
2010
2011
2012
2013
Rủi ro về tai nạn lao động
1,1
1,15
1,3
1,36
Rủi ro về biến động kinh tế xã hội
1,8
2,4
3,2
3,5
Rủi ro về chính trị
1,9
2,2
2,1

2,3
Rủi ro về ngƣời lao động( Bỏ việc,
phá vỡ hợp đồng )
4,2
5,4
5,6
5,7
Rủi ro khác
1,2
1,3
1,7
1,9

Nguồn: bộ lao động-thương binh và xã hội - thống kê rủi ro LĐXK 2010-2013
Ta có thể thấy, rủi ro trong lĩnh vực xuất khẩu lao động của nƣớc ta tăng lên
hàng năm, tuy nhiên, cho tới nay trong các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao
động ở nƣớc ta, các vấn đề về rủi ro và quản trị rủi ro lao động xuất khẩu chƣa đƣợc
nghiên cứu một cách hệ thống về cơ sở lý thuyết cũng nhƣ vận dụng cơ sở lý thuyết
đó để quản trị rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì thế, cần thiết phải có
một nghiên cứu mang tính tổng quát và hệ thống về quản trị rủi ro tại doanh nghiệp
với mục đích giảm thiểu các thiệt hại phát sinh khi rủi ro đó xảy ra trong hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động.
Nhận diện, đo lƣờng, kiểm soát và có biện pháp ứng phó hữu hiệu với những
rủi ro trong xuất khẩu lao động là yếu tố làm nên sự thành công của hoạt động
XKLĐ. Đây cũng là nội dung đề tài mà tác giả nghiên cứu nhằm giúp cho Công ty
OLECO có đƣợc những thành quả nhất định trong hoạt động kinh doanh của mình.
1.2.Câu hỏi nghiên cứu
Từ yêu cầu cấp thiết của đề tài, câu hỏi nghiên cứu chính của học viên đối với
vấn đề cần nghiên cứu là:
Thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khẩu lao động của Công ty

OLECO nhƣ thế nào? Làm thế nào để nâng cao và cải thiện hoạt động quản trị rủi
ro tại Công ty OLECO ?


3
Vấn đề quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh đã thu hút sự quan tâm nghiên
cứu của các học giả Việt Nam từ khá lâu. Từ năm 1991, nhà xuất bản thông tin đã phát
hành cuốn “ Phƣơng pháp mạo hiểm và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh” của tác giả
Nguyễn Hữu Thân. Những năm gần đây, với khủng hoảng kinh tế toàn cầu, số lƣợng giáo
trình, sách tham khảo. luận án và bài viết về chủ đề này xuất hiện nhiều. Có thể nêu một số
ấn phẩm điển hình nhƣ sau:
 “ Quản trị rủi ro và khủng hoảng” của PGS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân, Nhà xuất
bản thống kê, 2005;
 “ Rủi ro kinh doanh” của TS. Ngô Thị Ngọc Huyền và tập thể giáo viên Bộ
môn Ngoại thƣơng, Khoa Thƣơng mại, Trƣờng Đại học kinh tế TP. HCM,
NXB Thống kê, 2003;
 “ Rủi ro do thanh toán dựa trên chứng từ giả, chứng từ không trung thực, mâu
thuẫn giữa hàng hóa và chứng từ “ của PGS.TS. Võ Thanh Thu đăng trên Tạp
chí Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu.
Gần đây có “ Quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay”
của tác giả Vũ Minh, khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội đăng trên
Tạp chí Đại Học Quốc gia Hà Nội, kinh tế và kinh doanh, tập 29, số 3( 2013) trang
53-60.
Rồi rất nhiều bài viết khác nhƣ “ Quản trị rủi ro trong các hoạt động của ngành
công nghiệp dầu khí” của TS. Nguyễn Xuân Thắng, Ths. Trần Thanh Tùng đăng
trên WWW.PVN.VN ngày 20/1/ 2014….
Nhìn chung, phần lớn các đề tài, ấn phẩm này đề cập đến những vấn đề lý thuyết
của quản trị rủi ro trong kinh doanh hoặc chỉ đề cập đến từng khía cạnh riêng lẻ của
chủ đề này. Trong khoảng thời gian 5 năm trở lại đây, Việt Nam đã trải qua rất
nhiều thay đổi, trƣớc hết là những thay đổi trong chủ trƣơng và chính sách của nhà

nƣớc ( Điển hình là những nỗ lực của chính phủ Việt Nam để tham gia vào các
Hiệp định thƣơng mại) , tiếp đến là những xu hƣớng tham gia một cách chủ động ,
tích cực hơn của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trƣờng quốc tế, thị trƣờng kinh
doanh cũng mở rộng ra nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ… Tất cả những yếu tố đó
đặt các doanh nghiệp Việt Nam trƣớc nhiều rủi ro mới xong cũng đem lại nhiều cơ
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu


4
hội để quản lý rủi ro hiệu quả hơn. Trong bối cảnh đó việc xác định và hệ thống các
rủi ro hoạt động mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể gặp phải trong điều kiên
hoàn cảnh mới cũng nhƣ đƣa ra các biện pháp phòng ngừa là hết sức cần thiết.
Chính vì vậy, bản thân tôi đã hình thành ý tƣởng và các nội dung cần nghiên cứu từ
thực tiễn để hoàn thành đề tài “ Quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khẩu lao động
của Công ty Cổ phần xây dựng, dịch vụ và hợp tác lao động ( Công ty OLECO)”
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nhận dạng thực trạng và đề xuất một số kiến nghị quản trị rủi ro có hiệu quả
trên cơ sở tiêu chuẩn ISO 31000 nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại do rủi ro
mang đến, góp phần duy trì sự ổn định và phát triển bền vững trong hoạt động XKLÐ
của Công ty OLECO.
3.2. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa các lý luận về rủi ro và quản trị rủi ro, phƣơng pháp quản trị rủi ro
theo cách tiếp cận của ISO 31000.
Áp dụng khung phân tích rủi ro theo tiêu chuẩn ISO 31000 đánh giá thực trạng
hoạt động quản trị rủi ro tại OLECO.
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro có hiệu quả tại
OLECO
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục tiêu như trên, tác giả đề ra các nhiệm vụ như sau

- Nghiên cứu các lý thuyết và các mô hình Quản trị rủi ro; Tiêu chuẩn quản trị rủi
ro ISO 31000; vai trò của quản trị rủi ro đối với sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp;
sự gắn kết giữa chiến lƣợc kinh doanh và quá trình quản trị rủi ro của doanh nghiệp.
- Xác định phƣơng pháp nghiên cứu theo chuẩn mực ISO 31000; xác định hƣớng
tiếp cận, cách thức tiến hành nghiên cứu; phƣơng pháp thu thập, xử lý dữ liệu.
- Phân tích hệ thống quản trị rủi ro hiện tại trong hoạt động XKLĐ của Công ty
OLECO thông qua công cụ nhận dạng, đo lƣờng rủi ro theo tiêu chuẩn ISO 31000.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động quản
trị rủi ro trong XKLĐ của Công ty OLECO giai đoạn 2014-2019.


5
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quản trị rủi ro trong hoạt động XKLĐ của Công ty OLECO
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian : Do hạn chế về thời gian nên nên luận văn chỉ nghiên cứu hoạt
động điều hành kinh doanh xuất khẩu lao động của Công ty OLECO tại trụ sở Công
ty tại Hà Nội
Về thời gian: Dữ liệu thu thập về hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn
2010-2013, kết quả điều tra phỏng vấn do tác giả tiến hành trong quí 1 và 2 năm 2014.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu tài liệu
Thu thập số liệu thống kê, các tài liệu liên quan đến rủi ro và quản trị rủi ro
trong hoạt động xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp Việt Nam.
Tham khảo các tài liệu sách báo, kỷ yếu hội thảo khoa học về rủi ro và các
biện pháp nâng cao quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh.
5.2. Phỏng vấn sâu
Cán bộ quản lý chủ chốt của Công ty OLECO, trƣởng phó phòng các phòng xuất
khẩu lao động, trƣởng phó phòng các phòng Hợp tác quốc tế, kế toán trƣởng (dự

kiến số lƣợng là 25 ngƣời)
5.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Điều tra bằng phiếu hỏi, khảo sát thực tế tại Công ty OLECO (dự kiến số lƣợng
100 ngƣời).
5.4. Phương pháp xử lý thông tin
Việc xử lý và phân tích số liệu phiếu điều tra đƣợc thực hiện bằng phần mềm Excel.
Xử lý thông tin định tính kết hợp với định lƣợng giữa các cán bộ đƣợc phỏng
vấn sâu và thông tin các cán bộ đƣợc điều tra bằng bảng hỏi, với mục đích tìm kiếm
những giải pháp thích hợp trong hình thành và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện
quản trị rủi ro trong hoạt động XKLĐ của Công ty OLECO.



6
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài mục lục, lời cảm ơn, phần mở đầu và kết luận ,các phụ lục và tài liệu
tham khảo, luận văn bao gồm 04 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro trong doanh nghiệp.
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống quản trị rủi ro trong hoạt
động xuất khẩu lao động của Công ty OLECO.
Chƣơng 4: Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro
trong hoạt động xuất khẩu lao động của Công ty OLECO giai đoạn 2014-2019.


7
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG DOANH NGHIỆP

1.1. Khái niệm về rủi ro và rủi ro trong doanh nghiệp

1.1.1. Khái niệm rủi ro
Có nhiều cách tiếp cận về rủi ro. Theo cách tiếp cận khác nhau, các tác giả
khác nhau đƣa ra những định nghĩa rủi ro khác nhau. Những định nghĩa này rất
phong phú và đa dạng, nhƣng tập trung lại có thể chia thành hai trƣờng phái lớn là
Trƣờng phái truyền thống và Trƣờng phái hiện đại
Theo trường phái truyền thống: Rủi ro theo nhiều quan điểm có thể đƣợc coi là bắt
nguồn từ những sự không chắc chắn của những sự kiện tƣơng lai và đƣợc phản ánh
lại ở dạng những sai lệch tiêu cực so với những mục tiêu đã đề ra ban đầu. Thuật
ngữ rủi ro xuất hiện trong các tài liệu quản trị kinh doanh vào khoảng những năm
80, 90 của thế kỉ 20, đƣợc biết dƣới các tên gọi risque (tiếng Pháp), risk (tiếng
Anh), uncertain (không chắc chắn - tiếng Anh), threat (đe doạ, nguy cơ - tiếng Anh)
hay riskio (tiếng Đức).
Rủi ro có thể đƣợc coi là những sự không may (Nguyễn Lân, từ điển Từ và
Ngữ Việt Nam, 1998, trang 1540), không tốt, bất ngờ xảy đến (từ điển Tiếng Việt,
trung tâm từ điển học Hà Nội, 1995). Theo những định nghĩa này, rủi ro mang nhiều
ý nghĩa tiêu cực. Ngoài ra, trong lĩnh vực kinh doanh, tác giả Hồ Diệu định nghĩa
“rủi ro là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận
dự kiến”. Ngƣời ta cũng cho rằng, rủi ro là những điều ngoài ý muốn xảy ra trong
quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp.
Nhƣ vậy, theo các quan niệm truyền thống về rủi ro, ngƣời ta cho rằng, rủi ro là
những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn,
hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con ngƣời và cho quá trình kinh doanh.
Chính vì những quan niệm mang tính tiêu cực của con ngƣời về rủi ro và rủi ro
trong kinh doanh nên con ngƣời đôi khi không phòng tránh rủi ro trên những căn cứ


8
xác đáng, và nếu rủi ro phát sinh, ngƣời ta hoặc là bất lực, hoặc là khắc phục hậu
quả của nó cũng với những suy nghĩ thụ động.

Tóm lại, theo quan điểm này thì rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm
hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có
thể xảy ra cho con ngƣời.
Theo trường phái hiện đại: Sự phát triển của loài ngƣời cùng với rất nhiều tiến bộ
trong khoa học kĩ thuật đã làm cho hoạt động của con ngƣời nói chung và hoạt động
sản xuất kinh doanh nói riêng ngày càng sinh động, phong phú và phức tạp. Các rủi
ro vì thế xảy đến cho con ngƣời ngày càng nhiều dƣới các hình thức đa dạng. Vì
vậy con ngƣời cũng phải tích cực nghiên cứu về rủi ro và các biện pháp phòng tránh
rủi ro. Qua đó, quan điểm của con ngƣời về rủi ro tiến lên một bƣớc, cho rằng rủi ro
tuy có thể gây ra thiệt hại nhƣng không có nghĩa là không thể phòng tránh đƣợc.
Các tác giả C. Arthur William, Jr. Michael, L. Smith trong cuốn “Risk
management and insurance” 2003 - Quản trị rủi ro và bảo hiểm - có viết: “Rủi ro là
sự biến động tiềm ẩn của các kết quả. Rủi ro có thể xuất hiện trong hầu hết mọi hoạt
động của con ngƣời. Khi có rủi ro, ngƣời ta không thể dự đoán đƣợc chính xác kết
quả. Sự hiện diện của rủi ro là sự bất định. Nguy cơ rủi ro phát sinh bất cứ khi nào
một hành động dẫn đến khả năng đƣợc hoặc mất mà không thể đoán định trƣớc”.
Tuy nhiên trong những định nghĩa trên chƣa cho thấy nguyên nhân thực sự của
sự phát sinh rủi ro. Mà nếu nhƣ chƣa nói đến nguyên nhân, thì việc khắc phục sự
phát sinh rủi ro sẽ gặp nhiều khó khăn.
Ngày nay, Rủi ro (risk) đƣợc xem là sự bất trắc có thể đo lƣờng đƣợc, vừa mang
tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến những tổn thất mất mát cho
con ngƣời nhƣng cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội. Nếu tích cực nghiên
cứu rủi ro, ngƣời ta có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu
cực, đón nhận những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp cho tƣơng lai.
Rủi ro phụ thuộc vào ngữ cảnh, nếu con ngƣời không có khái niệm hoặc
không liên quan đến thì họ không có rủi ro. Ví dụ trời mƣa sẽ là rủi ro với ngƣời đi
đƣờng nhƣng ngƣời ở trong phòng đóng kín cửa, không bị ảnh hƣởng thì không có


9

rủi ro. Rủi ro bao gồm 3 yếu tố: xác suất xảy ra (Probability), khả năng ảnh hƣởng
đến đối tƣợng (Impacts on objectives) và thời lƣợng ảnh hƣởng (Duration). Bản
chất rủi ro là sự không chắc chắn (uncertainty), nếu chắc chắc (xác suất bằng 0%
hoặc 100%) thì không gọi là rủi ro.
Rủi ro (risk) đƣợc hiểu là việc lƣợng hóa khả năng xảy ra những thiệt hại hoặc
lợi nhuận thu về thấp hơn so với dự kiến.
Nhƣ vậy, có rất nhiều các định nghĩa về rủi ro, dù định nghĩa rủi ro theo cách
nào đi chăng nữa thì bản chất của rủi ro cũng là những thiệt hại gắn liền với khả
năng nắm bắt thông tin không đầy đủ, chính xác, kịp thời của con ngƣời.
Tiêu chuẩn ISO 31000 đƣa ra một định nghĩa có tính chất bao quát nhƣ
sau: “Rủi ro là tác động của sự không chắc chắn lên mục tiêu”. Trong đó:
- Tác động là một sự sai lệch so với dự kiến.
- Mục tiêu có thể có những khía cạnh khác nhau ( nhƣ mục tiêu tài chính, sức
khỏe, an toàn và môi trƣờng) và có thể áp dụng ở các cấp độ khác nhau ( nhƣ chiến
lƣợc, toàn bộ tổ chức, dự án, sản phẩm và quá trình).
- Sự không chắc chắn là tình trạng, thậm chí là một phần, sự thiếu hụt thông
tin liên quan tới việc hiểu biết hoặc nhận thức về một sự kiện, hệ quả, hoặc khả
năng xảy ra của nó.
1.1.2. Rủi ro tại doanh nghiệp
Trong phạm vi luận văn này ta sẽ đi sâu tìm hiểu về rủi ro trong doanh nghiệp. Ở
đây, rủi ro của doanh nghiệp là các sự kiện có khả năng làm cho doanh nghiệp bị
thiệt hại hoặc thực tế đã gây cho doanh nghiệp bị thiệt hại về mặt lợi ích
1.1.2.1. Phân loại rủi ro trong doanh nghiệp
Phân loại rủi ro là việc phân chia tổng thể các rủi ro thành những loại, căn cứ theo
những tiêu thức nhất định, giúp ích cho việc đƣa ra các quyết định quản trị rủi ro.
Một cách tổng quát, có thể phân loại rủi ro nhƣ sau:
- Phân loại theo phƣơng pháp quản trị rủi ro truyền thống
+ Rủi ro thảm họa: Các thảm họa thiên nhiên, thảm họa do con ngƣời hoặc có
sự tác động gián tiếp của con ngƣời (hỏa hoạn, chiến tranh, khủng bố)…



10
+ Rủi ro tài chính: các khoản nợ xấu, tỷ giá hối đoái, cổ phiếu hay lãi suất biến
động…
+ Rủi ro tác nghiệp: trang thiết bị, hệ thống máy tính hƣ hỏng, chuỗi cung ứng
hoặc quy trình hoạt động lỗi, bị gián đoạn, nhân viên bị tai nạn…
+ Rủi ro chiến lƣợc: Chiến lƣợc và quản trị chiến lƣợc quyết định sự sống còn,
hƣng thịnh hay suy vong của 1 tổ chức mà quản trị chiến lƣợc cũng đồng nghĩa với
quản trị rủi ro chiến lƣợc. (tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu, các chính sách và biện
pháp hành động).
Có 7 rủi ro chiến lƣợc:
* Rủi ro dự án (dự án thất bại)
* Rủi ro từ khách hàng (khách hàng bỏ đi)
* Rủi ro từ chuyển đổi (sự thay đổi lớn về công nghệ hoặc hƣớng đi)
* Rủi ro từ đối thủ cạnh tranh duy nhất (xuất hiện đối thủ không thể đánh bại)
* Rủi ro thƣơng hiệu (thƣơng hiệu bị mất sức mạnh)
* Rủi ro ngành (ngành kinh doanh trở thành vùng phi lợi nhuận)
* Rủi ro đình trệ (công ty không tăng trƣởng, thậm chí bị suy giảm).
- Phân loại rủi ro theo nguồn gốc rủi ro
+ Rủi ro do môi trƣờng thiên nhiên: thƣờng gây ra các thiệt hại to lớn về ngƣời
và của, làm cho doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp xuất nhập khẩu, bị tổn thất
nặng nề.
+ Rủi ro do môi trƣờng văn hóa: do sự thiếu hiểu biết về phong tục, tập quán,
tín ngƣỡng, lối sống, nghệ thuật, đạo đức… của dân tộc khác từ đó có các hành xử
không phù hợp, gây thiệt hại, mất mát, mất cơ hội kinh doanh.
+ Rủi ro do môi trƣờng xã hội: sự thay đổi các chuẩn mực giá trị, hành vi của
con ngƣời, cấu trúc xã hội, các định chế… là nguồn rủi ro quan trọng. Nếu không
nắm đƣợc các điều này sẽ có thể gánh chịu các thiết hại nặng nề.
+ Rủi ro do môi trƣờng chính trị: Môi trƣờng chính trị có ảnh hƣởng rất lớn
đến bầu không khí kinh doanh.



11
Môi trƣờng chính trị ổn định sẽ giảm thiểu rất nhiều rủi ro cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp nắm bắt kỹ, có các sách lƣợc thích hợp với môi trƣờng chính trị
không chỉ nƣớc mình mà còn ở nƣớc đến kinh doanh mới có thể thành công.
+ Rủi ro do môi trƣờng luật pháp: Xã hội tiến bộ phát triển, các chuẩn mực
luật pháp không phù hợp, không thay đổi kịp sẽ gây ra nhiều rủi ro. Ngƣợc lại, nếu
luật pháp thay đổi quá nhiều, thƣờng xuyên, không ổn định, cũng gây ra khó khăn.
Các tổ chức không nắm vững pháp luật sẽ gặp nhiều rủi ro.
Trong kinh doanh quốc tế, môi trƣờng luật pháp phức tạp hơn, chuẩn mực của
các nƣớc khác nhau. Nếu chỉ nắm rõ và tuân thủ chuẩn mực luật pháp của mình mà
không hiểu luật pháp của đối tác, thì sẽ gặp rủi ro.
+ Rủi ro do môi trƣờng kinh tế: môi trƣờng kinh tế thƣờng vận động theo môi
trƣờng chính trị, những ảnh hƣởng của môi trƣờng kinh tế chung của thế giới đến
các nƣớc là rất lớn.
Các động thái của chính phủ (siêu cƣờng) có thể ảnh hƣởng sâu sắc đến thị
trƣờng thế giới, nhƣng họ không thể kiểm soát nổi toàn bộ thị trƣờng thế giới dẫn
đến rủi ro bất ổn môi trƣờng kinh tế.
+ Rủi ro do môi trƣờng hoạt động của tổ chức: rủi ro có thể phát sinh ở mỗi
lĩnh vực: nhân sự, công nghệ, văn hóa tổ chức,…
Rủi ro trong môi trƣờng hoạt động của tổ chức có thể xuất hiện dƣới nhiều
dạng: thiếu thông tin, sự cố của máy móc, thiết bị, tai nạn lao động, hoạt động
quảng cáo sai sót,…
Trong hoạt động xuất nhập khẩu, rủi ro có thể xuất hiện trong mọi khâu của
quá trình đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu.
+ Rủi ro do nhận thức của con ngƣời: Khi nhận diện và phân tích không đúng
dẫn đến kết luận sai lầm. Nếu nhận thức và thực tế hoàn toàn khác nhau thì rủi ro
càng lớn.
- Phân loại rủi ro theo môi trƣờng hoạt động

+ Môi trƣờng bên trong: nội tại bên trong doanh nghiệp
Khi nghiên cứu rủi ro có thể chọn theo các hƣớng tiếp cận:


12
* Lĩnh vực: quản trị, marketing, tài chính/kế toán, sản xuất/tác nghiệp, nghiên
cứu phát triển, hệ thống thông tin,
* Theo bộ phận phòng ban,…
+ Môi trƣờng bên ngoài: là những yếu tố bên ngoài, doanh nghiệp không thể kiểm
soát đƣợc, nhƣng có ảnh hƣởng tác động đến hoạt động và hiệu quả của doanh nghiệp.
* Môi trƣờng vĩ mô
* Môi trƣờng vi mô
Cần xem xét phân tích thêm môi trƣờng thế giới.
- Phân loại theo đối tƣợng rủi ro
+ Rủi ro về tài sản
+ Rủi ro về nhân lực
+ Rủi ro về trách nhiệm
1.1.2.2. Nhận biết rủi ro doanh nghiệp
Để nhận biết khả năng xảy ra rủi ro, ngƣời ta thƣờng dùng phƣơng pháp
phân tích và đánh giá ảnh hƣởng của nguồn rủi ro (nguồn rủi ro bao gồm nguồn chủ
quan và khách quan) và chia các mức độ nhƣ sau:
- Thƣờng xuyên: Luôn xuất hiện rủi ro cùng với sự xuất hiện của sự kiện có
ảnh hƣởng tiêu cực, nghĩa là không thể tránh khỏi đƣợc rủi ro khi có sự kiện đó.
- Thỉnh thoảng: Rủi ro xuất hiện nhiều lần cùngvới sự xuất hiện của sự kiện có
ảnh hƣởng tiêu cực.
- Hiếm khi: Rủi ro ít xuất hiện mặc dù có thể xảy ra.
Để nhận biết mức độ nghiêm trọng của rủi ro, ngƣời ta dùng phƣơng pháp phân
tích và đánh giá các đối tƣợng chịu ảnh hƣởng của rủi ro (đối tƣợng chịu ảnh hƣởng của
rủi ro gồm tài chính, nhân lực, năng suất, thƣơng hiệu) và chia các mức độ:
- Thảm khốc:Có khả năng gây thiệt hại lớn làm đảo lộn chiến lƣợckinh doanh

và thay đổi hệ thống tổ chức quản lý
- Nghiêm trọng: Có khả năng gây thiệt hại lớn làm thay đổi hoặc là chiến lƣợc
kinh doanh hoặc hệ thống tổ chức quản lý


13
- Nhiều: Có khả năng gây thiệt hại làm thay đổi mục tiêu lợi nhuận hoặc vị trí
ngƣời quản lý
- Ít: Có khả năng làm giảm lợi nhuận
- Không đáng kể: Rất ít khả năng ảnh hƣởng đến DN
1.2. Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
Thuật ngữ quản trị rủi ro ra đời cùng thời gian với thuật ngữ rủi ro liên quan đến sản
xuất kinh doanh, vào khoảng những năm 80, 90 của thế kỉ 20. Lần đầu tiên thuật ngữ này
xuất hiện trong công trình nghiên cứu Les Risque Management (Quản trị rủi ro) của các
tác giả Alain Chevalier và Georges Hirsch xuất bản tại Paris năm 1982. Trong các năm
tiếp theo, có rất nhiều các công trình nghiên cứu của các tác giả Mỹ, Hà Lan, Đức, Pháp
v.v - chủ yếu là ở Mỹ và các nƣớc châu Âu - đề cập đến rủi ro và quản trị rủi ro. Có các
tác giả chuyên về nghiên cứu quản trị rủi ro kỹ thuật (Technical risk management) nhƣ
Yves Simon, công trình công bố năm 1993 tại Pháp, hoặc Jack V. Michalels, công trình
công bố năm 1996 tại Mỹ; hoặc quản trị rủi ro tài chính (Financial risk management) nhƣ
John Holliwell, công trình công bố năm 1997 cũng tại Mỹ. Thuật ngữ quản trị rủi ro
trong các công trình đã công bố (tiếng Anh: risk management, tiếng Đức:
riskiomanagement) thƣờng đƣợc đi cùng với thuật ngữ “quản trị khủng hoảng” (crisis
management). Khủng hoảng có thể đƣợc coi là những rủi ro kéo dài, mang tính hệ thống,
xâu chuỗi và do đó ảnh hƣởng của nó tới doanh nghiệp và nền kinh tế là rất lớn, có thể
làm doanh nghiệp mất đi phần lớn thị phần và lợi nhuận, thậm chí đến mức phá sản.
.Trong quá khứ, nói đến quản lý rủi ro phần lớn ngƣời ta nghĩ đến những hoạt
động bảo hiểm. Đây là các dịch vụ trọn gói, trong đó ngƣời mua bảo hiểm sẽ không
phải chịu những rủi ro trong trƣờng hợp nó xảy ra. Ngày nay, với những yêu cầu

của pháp luật, yêu cầu của ngƣời lao động, quản trị rủi ro đã trở thành một yếu tố
quản trị ngày càng quan trọng nhƣ quản trị tài chính hay quản trị các nguồn lực
khác trong doanh nghiệp
Ngày nay, quản trị rủi ro gắn liền với quản trị doanh nghiệp Theo Stephen
Wagner, chuyên gia hàng đầu về quản trị rủi ro: “Hoạt động kinh doanh chứa đựng


14
nhiều rủi ro, nhƣng cũng nhiều cơ hội để trụ vững và phát triển cho ngƣời biết nắm
bắt”. Hay nói cách khác rủi ro là một sản phẩm phụ tất yếu của mọi hoạt động. Các
tổ chức không thể loại trừ hoàn toàn các rủi ro. Rủi ro của DN là thiệt hại do những
nhân tố khó kiểm soát, ảnh hƣởng đến việc thực hiện các mục tiêu của DN (mục
tiêu lợi nhuận, thị phần, thƣơng hiệu, văn hóa DN, an sinh xã hội…). Quản trị rủi ro
là tổng thể những giải pháp mà bộ máy quản trị DN cần phải tiến hành nhằm phát
hiện, phòng ngừa hoặc làm giảm các thiệt hại khi có rủi ro.Theo Luật Doanh nghiệp
năm 2005 và cấu trúc quản trị DN thì quản trị rủi ro là một phần không thể tách rời
quản trị DN. Nó thể hiện ở ngay 3 tầng kiểm soát nội bộ các rủi ro: 1) Tổng giám
đốc là ngƣời điều hành công việc kinh doanh hằng ngày (executive), có trách nhiệm
kinh doanh an toàn hiệu quả tránh các rủi ro đổ vỡ theo các quy định của Hội đồng
Quản trị và pháp luật; 2) Hội đồng Quản trị có trách nhiệm giám sát hoạt động của
Tổng giám đốc để DN đạt đƣợc các mục tiêu đề ra; 3) Kiểm soát do Chủ sở hữu cử,
bổ nhiệm hoạt động độc lập, chịu trách nhiệm trƣớc Chủ sở hữu giám sát toàn bộ
các hoạt động của DN, Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc. Đó là 3 tầng lớp kiểm
soát nội bộ trong DN, ngoài ra còn có kiểm toán độc lập, thanh tra, kiểm toán Nhà
nƣớc nếu là DN có vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc.
Quản trị rủi ro doanh nghiệp gắn liền với chiến lƣợc phát triển của doanh
nghiệp. Một doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản chẳng hạn bất ngờ phải đối mặt với
một vụ kiện chống bán phá giá dẫn tới những thua thiệt trong việc nhận đơn hàng.
Nhân công của một công ty nào đó bất ngờ đình công làm ngừng sản xuất. Hàng
loạt nhân viên giỏi của một công ty nào đó ra đi hoặc thành lập công ty

khác……Những rủi ro đó sẽ làm cho doanh nghiệp bất ngờ và chịu nhiều thiệt hại
ảnh hƣởng tới mục tiêu của doanh nghiệp nếu nhƣ chúng không đƣợc lƣờng trƣớc
Theo COSO – Hội đồng các tổ chức tài trợ Ủy ban Treadway thì “quản trị rủi
ro trong doanh nghiệp là một quy trình được thiết lập bởi hội đồng quản trị, ban
quản lý và các cán bộ có liên quan khác áp dụng trong quá trình xây dựng chiến
lược doanh nghiệp thực hiện những sự vụ có khả năng xảy ra gây ảnh hưởng tới
doanh nghiệp đồng thời quản lý rủi ro trong phạm vi cho phép nhằm đưa ra mức độ


15
đảm bảo trong việc đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp” ( Trích dẫn COSO –
Hội đồng các tổ chức tài trợ Ủy ban Treadway).
Tóm lại, thuật ngữ quản trị rủi ro trong doanh nghiệp theo tác giả “ Quản
trị rủi ro là một quá trình gắn liền với chiến lược phát triển của doanh nghiệp bao
gồm các hoạt động nhằm hạn chế , loại bỏ các rủi ro hoặc khắc phục các hậu quả
mà rủi ro gây ra đối với hoạt động kinh doanh từ đó tạo điều kiện cho việc sử
dụng tối ưu các nguồn lực của doanh nghiệp, giảm đến mức thấp nhất các thiệt hại
về người và của cải của doanh nghiệp” .
1.2.2. Chức năng của quản trị rủi ro
Chức năng chủ yếu của QTRR trong doanh nghiệp là nhận diện, đo lƣờng và
quan trọng hơn cả là giám sát rui ro. QTRR là một hành động chủ động trong hiện
tại để bảo vệ trong tƣơng lai.
1.2.3. Mục tiêu quản trị rủi ro
1.2.3.1. Kiểm soát rủi ro: Mục đầu tiên và quan trọng nhất của QTRR là phải kiểm
soát đƣợc rủi ro. Đối với một quyết định đầu tƣ hay giao dịch kinh doanh cụ thể, có
nhiều rủi ro tiềm tàng cùng đe dọa xảy ra. Các rủi ro này có thể xảy ra nhƣng cũng
có thể không xảy ra, tác động của chúng có thể dao động từ rất lớn đến rất nhỏ, có
thể chỉ đe dọa, nhƣng có thể gây tổn thất cho doanh nghiệp rất nặng nề. Do vậy vấn
đề ở đây là làm thế nào kiểm soát đƣợc rủi ro, giới hạn tác động của nó trong phạm
vi cho phép.

1.2.3.2.Biến rủi ro thành lợi thế, cơ hội thành công : Rủi ro không hoàn toàn chỉ có
nghĩa là thua lỗ hoặc thất bại, mà rủi ro cũng có thể tạo ra cơ hội để kiếm đƣợc lợi
nhuận. Do vậy một mục tiêu quan trọng khác của QTRR là cần phải giúp doanh
nghiệp nhận thức đúng thực trạng rủi ro và khả năng chuyển đổi rủi ro thành lợi thế.
Trên cơ sở nhận thức này, doanh nghiệp sẵn sàng sử dụng các nguồn lực để biến các
rủi ro thành lợi thế, cơ hội thành công.
Để đạt đƣợc mục tiêu này, doanh nghiệp phải nỗ lực nâng cao năng lực, chủ
động xây dựng kế hoạch phòng ngừa rủi ro ngay từ khi triển khai kế hoạch kinh
doanh, luôn giữ đƣợc khả năng chủ động ứng phó trong mọi trƣờng hợp.


16
1.2.4. Nguyên tắc quản trị rủi ro
- Không chấp nhận các rủi ro không cần thiết.
- Ra các quyết định xử lý rủi ro ở cấp thích hợp
- Chấp nhận rủi ro khi lợi ích nhiều hơn chi phí
- Kết hợp quản trị rủi ro vào vận hành và hoạch định ở mọi cấp.
1.2.5. Lợi ích của quản trị rủi ro
Không có quá trình quản trị rủi ro nào có thể tạo ra một môi trƣờng hoàn toàn
không còn rủi ro. Điều quan trọng là quản trị rủi ro giúp quá trình điều hành quản lý
hiệu quả hơn trong môi trƣờng rủi ro.
Quản trị rủi ro giúp tăng khả năng:
- Đặt mục tiêu mức độ chịu rủi ro và chiến lƣợc kinh doanh;
- Tối thiểu hoá những bất ngờ trong hoạt động và do đó là thua lỗ;
- Tăng cƣờng các quyết định phản ứng với rủi ro;
- Quản lý nguồn lực cho phòng chống rủi ro;
- Xác định và quản lý những rủi ro bao trùm toàn công ty;
- Liên kết mức tăng trƣởng, rủi ro và lợi nhuận;
- Xác định mức vốn cần huy động;
- Nắm bắt thời cơ

Do đó, lợi ích là: tăng hiệu quả kinh doanh, hiệu lực tổ chức, và báo cáo về rủi
ro tốt hơn.
1.2.6. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến quản trị rủi ro
1.2.6.1. Quy mô và hình thức tổ chức của doanh nghiệp: Rủi ro hiện diện trong mọi
quyết định đầu tƣ hay giao dịch kinh doanh của mọi doanh nghiệp, không phân biệt
quy mô và loại hình. Nhƣng mức độ ảnh hƣởng của rủi ro thì hết sức khác nhau
giữa các doanh nghiệp, tùy thuộc vào quy mô, hình thức tổ chức của doanh nghiệp.
Với doanh nghiệp có quy mô lớn, bộ máy tổ chức đồng bộ, bộ máy tổ chức đồng
bộ, cơ chế kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, các doanh nghiệp lại có đủ điều kiện sử
dụng các công cụ tài chính hiện đại để QTRR thì tác động tiêu cực của rủi ro
thƣờng đƣợc ngăn chặn và giảm thiếu trong mức giới hạn cho phép. Còn các doanh

×