Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Tác động của chính sách viễn thông đối với sự phát triển của Mobifone

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 96 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ





NGUYỄN THỊ MAI LOAN





TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH
VIỄN THÔNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA MOBIFONE





LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH











Hà Nội - 2014







ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ





NGUYỄN THỊ MAI LOAN





TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH
VIỄN THÔNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA MOBIFONE

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 01




LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN ANH TÀI






Hà Nội - 2014







MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ iii
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA
CHÍNH SÁCH NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƢỜNG DỊCH VỤ VIỄN
THÔNG 8
1.1 Khái niệm và đặc điểm về thị trƣờng viễn thông. 8

1.1.1 Các khái niệm và phân loại 8
1.1.2 Một số đặc điểm cơ bản của dịch vụ viễn thông. 12
1.1.3 Vai trò của ngành viễn thông trong nền kinh tế hiện đại. 14
1.1.4 Tiêu chí đánh giá sự phát triển của các doanh nghiệp viễn thông di
động. 18
1.2 Tác động của chính sách nhà nƣớc đối với thị trƣờng dịch vụ viễn
thông. 24
1.2.1 Chính sách là gì? 24
1.2.2 Chính sách nhà nƣớc đối với dịch vụ viễn thông. 24
1.2.3 Tác động của các chính sách về viễn thông đối với Doanh nghiệp viễn
thông di động. 35
1.3 Nét nổi bật trong chính sách về viễn thông tại một số quốc gia Châu Á
và gợi ý cho Việt Nam. 36
1.3.1 Quản lý thị trƣờng viễn thông ở Trung Quốc: 36
1.3.2 Quản lý thị trƣờng viễn thông của Hàn Quốc. 38
1.3.3 Bài học kinh nghiệm khi xây dựng và vận dụng các chính sách về viễn
thông tại Việt Nam. 40
CHƢƠNG 2. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƢỜNG DỊCH VỤ VIỄN THÔNG THÔNG TIN
DI ĐỘNG VÀ CÔNG TY THÔNG TIN DI ĐỘNG (MOBIFONE) 43
2.1. Giới thiệu về Công ty thông tin di động Mobifone) 43
2.1.1 Giới thiệu về công ty. 43
2.1.2 Lịch sử ra đời và hình thành công ty 43
2.1.3 Lĩnh vực kinh doanh. 45
2.2 Quá trình phát triển của công ty. 46
2.2.1 Giai đoạn kinh doanh độc quyền: 46
2.2.2 Giai đoạn phát triển nhanh về quy mô và doanh số: 47
2.2.3 Giai đoạn thị trƣờng bão hòa và cạnh tranh khốc liệt: 50
2.3 Tác động của các chính sách về viễn thông đến quá trình phát triển của
Mobifone. 52

2.3.1 Tác động đến cơ cấu, tổ chức của Công ty. 52
2.3.2 Tác động đến việc phát triển hạ tầng kỹ thuật và công nghệ. 54
2.3.3 Tác động đến chiến lƣợc phát triển dịch vụ và khách hàng 56
2.3.4 Tác động đến năng lực canh tranh và mở rộng thị trƣờng 58
2.4 Đánh giá chung tác động của chính sách đối với công ty. 61
2.4.1 Ƣu điểm 61
2.4.2 Nhƣợc điểm 62
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC THỰC
THI CÁC CHÍNH SÁCH VỀ VIỄN THÔNG ĐỐI VỚI MOBIFONE 64
3.1 Định hƣớng phát triển của Công ty thông tin di động trong giai đoạn
mới. 64
3.1.1 Cơ hội phát triển thị trƣờng của Công ty. 64
3.1.2 Những thách thức đối với công ty 67
3.1.3 Phƣơng hƣớng và mục tiêu phát triển của công ty trong giai đoạn mới.
68
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả của việc thực thi chính sách về viễn thông tại
Mobifone 71
3.2.1 Đẫy mạnh thực thi các chính sách về viễn thông đến Công ty. 71
3.2.2 Phối hợp các Doanh nghiệp viễn thông xây dựng môi trƣờng kinh doanh
bình đẳng thuận lợi. 72
3.3. Giải pháp đẩy nhanh quá trình phát triển toàn diện của công ty thông
tin di dộng. 74
3.3.1 Giải pháp về mặt tái cơ cấu tổ chức. 74
3.3.2 Giải pháp về măt đổi mới công nghệ, phát triển dịch vụ mới. 76
3.3.3 Giải pháp về nâng cao năng lực cạnh tranh. 77
3.3.4 Nâng cao hiệu quả và năng suất lao động 82
KẾT LUẬN 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86






i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
KÝ HIỆU
TIẾNG VIỆT
TIÊNG ANH
3G
Thế hệ thứ 3
Third generation
4G
Thế hệ thứ 4
Fourth generation
ADSL
Đƣờng dây thuê bao số bất đối
xứng
Asymmetric digital subscriber line
ARPU
Doanh thu trung bình trên một
khách hàng
Average revenue per user
BCC
Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Business co - operation contract
BTS
Trạm thu phát cơ sở
Base transceiver station
CDMA
Đa truy nhập phân chia theo mã

Code division multiple access
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
Gross domestic product
GNP
Tổng sản lƣợng quốc dân
Gross national product
GSM
Hệ thống thông tin di động toàn
cầu
Global system for mobile
communications
OTT
Dịch vụ thoại, nhắn tin miễn phí
Over-The-Top
SMS
Dịch vụ nhắn tin ngắn
Short messager service
WTO
Tổ chức thƣơng mại thế giới
World trade organization
TIẾNG VIỆT
BCVT
Bƣu chính viễn thông
CSKH
Chăm sóc khách hàng
CNTT
Công nghệ thông tin
EVN
Công ty thông tin viễn thông điện lực


ii
GPC
Công ty dịch vụ viễn thông Vinaphone
KHCN
Khoa học kỹ thuật
SXKD
Sản xuất kinh doanh
VIETTEL
Tổng công ty công viễn thông quân đội
VMS
Công ty thông tin di động
VNPT
Tập đoàn bƣu chính viễn thông

iii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
DANH MỤC
TRANG
Bảng 2.0: Cơ cấu tổ chức Công ty thông tin di động
46
Bảng 2.1: Nhãn hiêu thƣơng mại Công ty
47
Bảng 2.2: Bảng số liệu thuê bao Mobifone giai đoạn 2005-2010
48
Bảng 2.3: Bảng số liệu doanh thu giai đoạn 2005 đến 2010
50
Bảng 2.4: Bảng báo cáo doanh thu giai đoạn 2011 đến 2013
52
Bảng 2.5: Bảng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

53
Bảng 2.6: Số liệu trạm BTS của Mobifone từ 2005 đến 2013
56
Bảng 2.7: Số lƣợng thuê bao Mobifone từ 2005 đến 2013 của
Mobifone
58
Biểu 2.1: Biểu đồ số liệu thuê bao Mobifone giai đoạn 2005-2010
49
Biểu 2.2: Biểu đồ về tăng trƣởng thuê bao năm từ 2005 đến năm
2010
49
Biểu 2.2: Biểu đồ về doanh thu năm từ 2005 đến năm 2010
50
Biểu 2.3: Biểu đồ về doanh thu năm từ 2011 đến đạt 2013
52
Biểu 2.4: Biểu đồ về tỷ suất lợi nhuận năm 2010 đến năm 2013
53
Biểu 2.5: Biểu đồ biểu thị quá trình tăng trƣởng trạm BTS của
Mobifone
56
Biểu 2.6: Biểu đồ biểu thị quá trình tăng trƣởng thuê bao của Mobifone
2005-2013
59
Biểu 2.7: Số liệu thị phần các mạng di động năm 2008
60
Biểu 2.8: Số liệu thị phần các mạng di động năm 2013
61

1
LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế giới đang tiến vào kỷ nguyên của văn minh, các phƣơng thức
truyền thông thủ công lạc hậu đang dần thay thế bằng các phƣơng thức hiện
đại. Điện thoại máy tính nối mạng, ineternet là phƣơng tiện thông tin liên lạc
không thể thiếu trong đời sống xã hội cũng nhƣ hoạt động của nền kinh tế.
Thời gian gần đây hạ tầng viễn thông đã phát triển nhanh cả về công
nghệ và chất lƣợng cung cấp dịch vụ đã giúp cho quá trình trao đổi thông tin
đƣợc diễn ra nhanh chóng, chính xác tiện lợi và tiết kiệm thời gian. Trong đó
dịch vụ thông tin di động là ngành phát triển nhanh và sôi động nhất của thị
trƣờng kinh doanh viễn thông Việt Nam. Hoạt động kinh doanh dịch vụ thông
tin di động là ngành mang lại nhiều lợi nhuận nhất trong những năm gần đây
do đó đã thu hút nhiều doanh nghiệp và tập đoàn lớn tham gia dẫn tới quá
trình cạnh tranh trong lĩnh vực này rất khốc liệt.
Để ổn định thị trƣờng viễn thông tạo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh
góp phần thức đẩy sự phát triển của ngành bền vững. Theo hƣớng công nghệ
hiện đại, chất lƣợng dịch vụ tốt, giá cả ngày càng giảm, mang lại lợi ích cho
khách hàng, tăng trƣởng cho doanh nghiệp. Nhà nƣớc đã có những chính sách
quản lý mang tính định hƣớng lâu dài cũng nhƣ các chính sách điều chỉnh
hoạt động ngắn hạn của các doanh nghiệp. Các chính sách của nhà nƣớc tuy
đã đƣợc điều chỉnh để phù hợp với điều kiện thức tế nhƣng do sự thiếu đồng
bộ và lúng túng. Các cơ quản quản lý đƣa ra các ý kiến trái ngƣợc nhau nhƣ
xác định xem doanh nghiệp có bán phá giá hay không, có hiện tƣợng ngăn
chặn giữa các mạng, và cuộc chiến khuyến mại giảm giá …Mỗi nhận định của
cơ quan quản lý đƣa ra các nghị định, thông tƣ áp dụng đối với doanh nghiệp
đều tác động rất lớn đến quá trình phát triển của doanh nghiệp.


2
Mobifone (Công ty thông tin di động) là doanh nghiệp nhà nƣớc đầu tiên
kinh doanh lĩnh vực di động ở Việt Nam chịu tác động trực tiếp của các chính

sách về viễn thông nói chung và của dịch vụ thông tin di động nói riêng. Từ các
quản lý quy định về hạ tầng, công nghệ, về quản lý thông tin thuê bao, chính
sách về giá cả, khuyến mãi đến các quy định mang tính luật pháp nhƣ, luật viễn
thông, luật cạnh tranh, luật Doanh nghiêp Sự thay đổi liên tục của chính sách
trong những năm gần đây đã ảnh hƣởng rất lớn tới quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh và định hƣớng phát triển của doanh nghiệp. Nhận thức đƣợc điều này
tôi đã chọn đề tài “Tác động của chính sách viễn thông đối với sự
phát triển của Mobifone” để nghiên cứu các tác động của chính sách về
viễn thông của nhà nƣớc lên quá trình phát triển của Công ty thông tin di động từ
đó đƣa ra các giải pháp để có thể tuân thủ các qui định quản lý của nhà nƣớc mà
doanh nghiệp vẫn phát triển bền vững.
2 Tình hình nghiên cứu
- Quản lý viễn thông là đề tài mang tính thời sự cao trong thời gian gần
đây và đƣợc đề cấp rất nhiều trên báo chí, các phƣơng tiện thông tin đại chúng.
Tuy nhiên việc nghiên cứu đánh giá đầy đủ các tác động của các chính sách
này đến doanh nghiệp thì chƣa đƣợc đề cập đến một cách đầy đủ. Chúng ta có
thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau:
- Cuốn sách đầu tiên viết về quá trình cải cách ngành bƣu điện là của
GS.TS. ILIJA STOANOVIC – Bungari với tiêu đề “Cải tổ cơ cấu ngành bƣu
điện ở Trung và Đông Âu” đã đề cập đến những vấn đề quản lý mang tính
chiến lƣợc của công cuộc cải cách ngành bƣu điện của các nƣớc Trung và
Đông Âu. Tuy nhiên, cuốn sách này chỉ mới dừng lại ở mức mô tả sự cần thiết
phải chuyển đổi cơ cấu ngành Bƣu điện chứ chƣa đƣa ra đƣợc các chính sách
và mô hình phát triển cho riêng lĩnh vực viễn thông, cũng nhƣ tác động của các
chính sách này lên sự phát triển của các Doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh

3
doanh trong lĩnh vực viễn thông.
- Cuốn sách “Quản lý nhà nƣớc về bƣu chính, viễn thông và công nghệ
thông tin” của tác giả TS. Lê Minh Toàn, do nhà xuất bản Chính trị quốc gia

giới thiệu. Nội dung cuốn sách cung cấp các kiến thức cơ bản có liên quan
đến quản lý nhà nƣớc về bƣu chính, viễn thông, công nghệ thông tin bao gồm:
Hệ thống cơ quan quản lý, quản lý nhà nƣớc về bƣu chính, viễn thông, công
nghệ thông tin, tần số vô tuyến điện, internet, thanh tra và xử lý vi phạm về
thông tin và truyền thông. “Quản lý nhà nƣớc về bƣu chính, viễn thông và
công nghệ thông tin là một trong các nội dung quan trọng đƣợc đƣa vào
“Chƣơng trình triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về bƣu chính,
viễn thông và công nghệ thông tin” của Bộ Thông tin và Truyền thông nhằm
góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc, nâng cao vai trò và trách
nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thông tin và truyền thông,
đƣa pháp luật chuyên ngành đến với mọi tầng lớp nhân dân”
- Cuốn sách “Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT): Vai trò trong
chiến lƣợc phát triển quốc gia và kinh nghiệm của một số nƣớc” của tác giả
Trần Minh Tiến, Nguyễn Thành Phúc. Viện Chiến lƣợc Bƣu chính, Viễn
thông và Công nghệ thông tin giới thiệu, chủ yếu trình bày việc tạo động lực
phát triển từ ICT, bao gồm : cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, chính sách, doanh
nghiệp, ứng dụng, hiệp ƣớc của chiến lƣợc và chƣơng trình hành động, chƣa
đi vào lĩnh vực cụ thể là Viễn thông.
- Trần Đăng Khoa (2009) Phát triển ngành viễn thông Viêt Nam đến
năm 2020, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.
- Bùi Xuân Phong, Quản trị kinh doanh Viễn thông theo hƣớng hội nhập
kinh tế, NXB Bƣu điện, (2006). Với công trình này, sau khi đề cập những vấn đề
chung về kinh doanh và quản trị kinh doanh Viễn thông; các lĩnh vực quản trị kinh
doanh Viễn thông, trong chƣơng 10 đề cập đến một số lý luận về cạnh tranh và

4
năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực Viễn thông; đề xuất một số giải pháp nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Viễn thông.
- Ngô Hoàng Yến, Luận án Tiến sĩ kinh tế Nâng cao sức cạnh tranh dịch
vụ Viễn thông của Tập đoàn BCVT(VNPT) trong điều kiện Việt Nam là thành

viên của WTO, Viện nghiên cứu Thƣơng Mại, (2010). Công trình này, đề cập
đến một số lý luận chủ yếu về sức cạnh tranh dịch vụ thông tin di động và truy
nhập Internet băng rộng. Đánh giá thực trạng sức cạnh tranh dịch vụ thông tin di
động và truy nhập Internet băng rộng của Tập đoàn BCVT Việt Nam. Trên cơ sở
đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh các dịch vụ Viễn thông chính
của VNPT trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO.
- Bài báo Thực thi quản lý Nhà nƣớc về viễn thông trong môi trƣờng
mới của tác giả Hoàng Hải, đăng trên trang web của Bộ Thông tin và Truyền
thông ngày 15/08/2011. Tác giả bài viết cho rằng “Trong gần một thập kỷ
qua, kể từ thời điểm Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Bƣu
chính, Viễn thông 2002 tới nay, thị trƣờng viễn thông Việt Nam đã có những
bƣớc chuyển biến hết sức mạnh mẽ”. Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển của
thị trƣờng và các tác động của hội nhập kinh tế quốc tế thì công tác quản lý
nhà nƣớc về viễn thông cũng cần phải đƣợc chú trọng nhằm bảo đảm cho
viễn thông Việt Nam phát triển bền vững.
- Bài báo “Thị trƣờng Viễn thông Việt Nam sau một năm gia nhập WTO”
của TS Phan Thảo Nguyên, đăng trên tạp chí Bƣu chính Viễn thông số tháng
3/2008 Theo tác giả, “về góc độ quản lý Nhà nƣớc, tháng 8/2007, Bộ Bƣu
chính Viễn thông, nay là Bộ Thông tin Truyền thông, đã mở rộng phạm vi
quản lý nhà nƣớc theo xu hƣớng hội tụ viễn thông – Công nghệ thông tin -
phát thanh - truyền hình. Xu thế chung của viễn thông Việt Nam là khai thác
cơ sở hạ tầng chung để phát triển các dịch vụ và ứng dụng dịch vụ Công nghệ
thông tin - viễn thông. Với vai trò của cơ quan quản lý Nhà nƣớc, Bộ Thông

5
tin và Truyền thông sẽ tạo ra môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo lợi
ích hài hòa giữa Nhà nƣớc - doanh nghiệp và ngƣời sử dụng dịch vụ; đồng
thời giảm khoảng cách số giữa nông thôn và thành thị. Trong giai đoạn hiện
nay, nhiệm vụ cơ bản của cơ quan quản lý nhà nƣớc là phải tạo môi trƣờng
kinh doanh thuận lợi, khuyến khích hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, đồng

thời duy trì sự phát triển bền vững, hài hoà các lợi ích, giữa doanh nghiệp và
ngƣời sử dụng, giữa thành thị và nông thôn.”
- Điểm mới hơn của đề tài này là nghiên cứu sâu hơn các tác động của
chính sách về viễn thông đến lĩnh vực kinh doanh chiến lƣợc của viễn thông là
dịch vụ thông tin di động. Đề ra các giải pháp nhằm phát huy tác dụng của
chính sách nhà nƣớc về viễn thông, đẩy mạnh việc phát triển Công ty thông tin
di động bền vững trong giai đoạn hội nhập.
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Đánh giá các tác động của chính sách quản lý nhà
nƣớc về viễn thông trong những năm qua đến sự phát triển của Mobifone (Công
ty thông tin di động), đƣa ra các giải pháp phát huy các tác động tích cực hạn chế
các tác động tiêu cực nhằm hƣớng đến sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về quản lý nhà nƣớc về viễn thông nói
chung và dịch vụ thông tin di động nói riêng.
+ Nghiên cứu tác động của các chính sách về viễn thông đến các doanh
nghiệp viễn thông trong nƣớc, quốc tế rút ra bài học cho Công ty thông tin di động.
+ Phân tích những tác động tích cực và hạn chế của các chính sách về
viễn thông đến Mobifone.
+ Tìm ra nguyên nhân của các hạn chế đó.
+ Đề xuất một số giải pháp để Mobifone hoạt động thích ứng với các
chính sách viễn thông.

6
4.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng các chính sách nhà nƣớc trong lĩnh cực viễn thông và tác động
của nó đến hoạt động kinh doanh của Mobifone (Công ty thông tin di động).
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các tác động của chính sách về viễn
thông đối với Công ty Thông tin di động trong mối quan hệ với các các công
ty viễn thông khác trên địa bàn cả nƣớc.

Về thời gian: Đề tài sẽ nghiên cứu chính sách về viễn thông của nhà
nƣớc từ khi pháp lệnh Bƣu chính – Viễn thông đƣợc ban hành từ 2002 đến
nay, Trong đó chú trọng nhiều hơn trong những năm gần đây.
5.Câu hỏi nghiên cứu:
- Các chính sách của nhà nƣớc nhằm quản lý và điều chỉnh thị trƣờng
dịch vụ viễn thông nói chung và các doanh nghiệp viễn thông nói riêng gồm
những chính sách gì? Các chính đó đã tác động nhƣ thế nào đến hoạt động
của các doanh nghiệp viễn thông và công ty Mobifone?
- Để phát huy đƣợc các tác động tích cực và hạn chế các tác động tiêu
cực của chính sách về viễn thông nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh của Mobifone Công ty cần có những giải pháp gì?
6. Phƣơng pha
́
p nghiên cƣ
́
u:
1) Phƣơng pháp kế thừa: Trên cơ sở phân tích, đánh giá về nội dung
của các công trình nghiên cứu đã nêu ở phần Tổng quan, đề tài sẽ kế thừa có
chọn lọc những nội dung có liên quan đến các vấn đề nghiên cứu trong đề tài.
2) Phƣơng pháp phân tích, đối chiếu so sánh: Đề tài sử dụng phƣơng
pháp này nhằm phân tích và so sánh tác động của chính sách nhà nƣớc đối với
hoạt động kinh doanh của các công ty kinh doanh Viễn thông nói chung và
công ty thông tin di động nói riêng trên cơ sở các số liệu sơ cấp và thứ cấp
nhƣ Báo cáo của MIC, Báo cáo của VNPT, báo cáo tổng kết SXKD của Công
ty thông tin di động.

7
3) Phƣơng pháp chuyên gia: Đề tài sử dụng Phƣơng pháp phỏng vấn để
trƣng cầu ý kiến chuyên gia về đánh giá, nhận định về thực trạng và từ đó
vạch ra những định hƣớng chiến lƣợc cho Công ty.

4) Ngoài ra đề tài còn sử dụng một số phƣơng pháp khác hỗ trợ cho quá
trình nghiên cứu nhằm đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu nhƣ: phƣơng pháp phân
tích hệ thống, phƣơng pháp mô hình hóa.
7. Đóng góp mới của luận văn
- Đánh giá các tác động tích cực và những hạn chế về mặt chính sách
của nhà nƣớc về thị trƣờng viễn thông đến sự phát triển của các doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ di động.
- Đƣa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa chính sách của nhà
nƣớc đối với thị trƣờng dịch vụ Viễn thông; Đề xuất các giải pháp cho công ty
Mobifone nhằm vận dụng có hiệu quả các chính sách quản lý nhà nƣớc trong
lĩnh vực này vào hoạt động kinh doanh của bản thân doanh nghiệp.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng.
CHƢƠNG 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của chính sách nhà nƣớc
đối với thị trƣờng dịch vụ viễn thông.
CHƢƠNG 2: Tác động của các chính sách quản lý nhà nƣớc đối với thị
trƣờng dịch vụ viễn thông di động và Công ty thông tin động(MOBIFONE)
CHƢƠNG 3: Một số giải pháp phát huy vai trò các chính sách viễn thông đối
với sự phát triển của Mobifone

8
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH
SÁCH NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƢỜNG DỊCH VỤ VIỄN THÔNG

1.1 Khái niệm và đặc điểm về thị trƣờng viễn thông.
1.1.1 Các khái niệm và phân loại
- Khái niệm về dịch vụ:
Dịch vụ là những hoạt động và kết quả mà một bên (ngƣời bán) có thể

cung cấp cho bên kia (ngƣời mua) và chủ yếu là vô hình không mang tính sở
hữu. Dịch vụ có thể gắn liền hay không gắn liền với một sản phẩm vật chất.
Trong thực tế, sản phẩm chào bán của một doanh nghiệp có thể trải
rộng từ một mặt hàng thuần túy cho đến một dịch vụ thuần túy. Với mặt hàng
cụ thể thuần túy nhƣ xà phòng, kem đánh răng hay muối ăn, thì không cần có
dịch vụ đi kèm. Một mặt hàng cụ thể kèm dịch vụ là mặt hàng cộng thêm một
hay nhiều dịch vụ để tăng khả năng thu hút khách mua, nhất là đối với các sản
phẩm hữu hình có công nghệ chế tạo và sử dụng phức tạp. Ví dụ, nhà sản xuất
xe hơi bán xe hơi kèm theo dịch vụ bảo hành, chỉ dẫn sử dụng và bảo trì, giao
hàng theo ý khách mua.
Các dịch vụ này có thể do nhà sản xuất cung cấp hay thuê qua một
trung gian chuyên kinh doanh dịch vụ đó. Một mặt hàng gồm một dịch vụ
chính kèm theo những mặt hàng và dịch vụ nhỏ hơn. Ví dụ, khách đi máy bay
là mua một dịch vụ chuyên chở. Nhƣng chuyến đi còn bao hàm một số món
hàng cụ thể, nhƣ thức ăn, đồ uống và một tạp chí của hãng hàng không.
Sau cùng một mặt hàng có thể là một dịch vụ thuần túy. Ví dụ một cuộc
tâm lý trị liệu hay uốn tóc. Nhà tâm lý trị liệu chỉ cung cấp một dịch vụ đơn
thuần, và những thứ cụ thể duy nhất là phòng mạch hay một cái máy xoa bóp.
Nhƣ vậy sản phẩm của một doanh nghiệp có thể là mặt hàng cụ thể hay dịch vụ,

9
có thể có cả những dịch vụ bổ sung. Ngƣời làm marketing phải đƣa ra rất nhiều
quyết đinh về các dịch vụ cho khách hàng: Những dịch vụ nào cần đƣa vào phối
thức dịch vụ (services-mix) cho khách hàng? Dịch vụ đó sẽ ở cấp độ nào? Dịch
vụ đó sẽ đƣợc cung cấp dƣới hình thức nào? Dịch vụ đó do ai cung cấp?
Đặc tính của dịch vụ: Dịch vụ có các đặc trƣng cơ bản khác với sản
phẩm hữu hình khác, nhƣ tính vô hình, tính không thể tách rời khỏi nguồn
gốc, tính không ổn định về chất lƣợng, tính không lƣu giữ đƣợc.
Trong hầu hết các ngành kỹ nghệ sản xuất, sản phẩm đƣợc bao gói và
chuyên chở qua các trung gian, các đại lý, đến những ngƣời bán buôn, các cửa

hàng bán lẻ rồi đến tay ngƣời tiêu dùng cuối cùng. Đối với dịch vụ, ngƣời tiêu
dùng có thể phải đến nơi mà ở đó dịch vụ đƣợc “tạo ra”. Nghĩa là, dịch vụ
đƣợc bán hay cung cấp cho khách hàng trƣớc khi họ cảm nhận đƣợc lợi ích
thực sự của nó. Chính điều này làm cho khách hàng cảm thấy liều lĩnh khi
mua những dịch vụ, do vậy để mua một dịch vụ hay một sản phẩm kèm theo
dịch vụ, khách hàng phải đƣợc thông tin đầy đủ những gì mà họ sẽ có trong
toàn bộ các giai đoạn của quá trình mua và sử dụng sản phẩm hay dịch vụ. Vì
thế, việc tuyên truyền, quảng cáo đóng vai trò rất quan trọng để câu dẫn khách
hàng đến quyết định mua một dịch vụ.
Dịch vụ về cơ bản là không cụ thể,do vậy nó rất dễ bắt chƣớc. Điều này
làm cho việc cạnh tranh trở nên gay gắt hơn và đó cũng chính là thách thức
chủ yếu của marketing dịch vụ.
Một dịch vụ có thể do nhiều tổ chức cung ứng, do đó các giải pháp
marketing-mix cũng chịu tác động bởi các chính sách của các tổ chức mà
doanh nghiệp sản xuất liên kết để cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
Một đặc trƣng rất cơ bản của dịch vụ là tính không tách rời đƣợc.
Trong đa số các trƣờng hợp, dịch vụ đƣợc sản xuất và tiêu dùng đồng thời, và

10
chỉ đƣợc hoàn thành cùng với sự hoàn thành tiêu dùng của khách hàng. Nếu
chƣa có khách hàng, chƣa có hệ thống tạo ra dịch vụ.
Do dịch vụ đƣợc thực hiện bởi những ngƣời cung cấp khác nhau, ở
những thời gian và địa điểm khác nhau và có cả sự can thiệp của khách hàng
trong quá trình tạo ra dịch vụ đã tạo ra tính không ổn định của dịch vụ. Vì thế
khó có thể kiểm tra trƣớc chất lƣợng dịch vụ và điều này gây khó khăn trong
quản lý chất lƣợng của dịch vụ. Một đặc điểm rất quan trọng nữa là phối thức
dịch vụ (services-mix) có cấu trúc phức tạp đòi hỏi tính tổng hợp và tính đồng
bộ cao, là một tập hợp có kết cấu hợp lý bao gồm nhiều dịch vụ liên quan mật
thiết với nhau và tác động qua lại với nhau, bổ sung cho nhau trong quá trình
tạo ra lợi ích cho khách hàng. Việc phối hợp các dịch vụ này với nhau ở

những mức độ và kết cấu khác nhau sẽ hình thành nên những phối thức dịch
vụ khác nhau. Vấn đề là mỗi doanh nghiệp cần phải biết khéo léo kết hợp các
loại dịch vụ khác nhau đó để tạo ra cho mình một tập hợp dịch vụ tƣơng đối
hoàn chỉnh phù hợp với những thế mạnh của mình, đồng thời đáp ứng tốt nhất
nhu cầu có tính đặc thù của từng thị trƣờng mục tiêu mà doanh nghiệp đã lựa
chọn. Mặt khác, do thị trƣờng luôn thay đổi, đòi hỏi doanh nghiệp phải thiết
kế một cấu trúc dịch vụ sao cho có thể điều chỉnh linh hoạt theo sự thay đổi
nhu cầu và thị hiếu của khách hàng để tránh lãng phí vì chi phí thiết kế dịch
vụ mới thƣờng rất tốn kém.
- Khái niệm dịch vụ viễn thông:
Theo Luật viễn thông ban hành năm 2009 Dịch vụ viễn thông là dịch
vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa hai hoặc một nhóm ngƣời sử
dụng dịch vụ viễn thông, bao gồm dịch vụ cơ bản và dịch vụ giá trị gia tăng.
- Khái niệm dịch vụ viễn thông di động:

11
Theo thông tƣ số 05/TT-BTTTT Bộ trƣởng Bộ Thông tin và Truyền
thông ban hành Thông tƣ Phân loại các dịch vụ viễn thông. Dịch vụ viễn
thông di động bao gồm:
1. Dịch vụ viễn thông di động mặt đất là dịch vụ viễn thông đƣợc cung
cấp thông qua mạng viễn thông di động mặt đất (mạng thông tin di động,
mạng trung kế vô tuyến, mạng nhắn tin), bao gồm:
a) Dịch vụ thông tin di động mặt đất;
b) Dịch vụ trung kế vô tuyến;
c) Dịch vụ nhắn tin.
2. Dịch vụ viễn thông di động vệ tinh là dịch vụ viễn thông đƣợc cung
cấp thông qua mạng viễn thông di động vệ tinh.
3. Dịch vụ viễn thông di động hàng hải là dịch vụ viễn thông đƣợc cung
cấp thông qua hệ thống đài bờ, đài tàu, đài vô tuyến điện đặt trên phƣơng tiện
nghề cá để bảo đảm liên lạc cho ngƣời sử dụng dịch vụ trên tàu, thuyền.

4. Dịch vụ viễn thông di động hàng không là dịch vụ viễn thông đƣợc
cung cấp thông qua hệ thống đài mặt đất, đài máy bay để bảo đảm liên lạc cho
ngƣời sử dụng dịch vụ trên máy bay.
Phân loại dịch vụ viễn thông:
a) Dịch vụ viễn thông cơ bản bao gồm: dịch vụ điện thoại; dịch vụ fax;
dịch vụ truyền số liệu; dịch vụ truyền hình ảnh; dịch vụ nhắn tin và các dịch
vụ viễn thông cơ bản khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
b) Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng bao gồm: dịch vụ thƣ điện tử;
dịch vụ thƣ thoại; dịch vụ fax gia tăng giá trị; dịch vụ truy nhập Internet, gồm
dịch dụ truy nhập Internet băng hẹp có tốc độ tải thông tin xuống thấp hơn
256 kb/s và dịch vụ truy nhập Internet băng rộng có tốc độ tải thông tin xuống
từ 256kb/s trở lên và các dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng khác theo quy
định của Bộ Thông tin và Truyền thông;

12
c) Dịch vụ viễn thông cộng thêm bao gồm: dịch vụ hiển thị số chủ gọi;
dịch vụ giấu số gọi; dịch vụ bắt số; dịch vụ chờ cuộc gọi; dịch vụ chuyển cuộc
gọi; dịch vụ chặn cuộc gọi; dịch vụ quay số tắt và các dịch vụ viễn thông cộng
thêm khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
1.1.2 Một số đặc điểm cơ bản của dịch vụ viễn thông.
- Tính phi vật chất: Dịch vụ viễn thông cũng giống các dịch vụ khác có
tính phi vật chất, vô hình. Để thực hiện đƣợc việc cung cấp dịch vụ cho khách
hàng ngành viễn thông phải sử dụng các phƣơng tiện kỹ thuât vật chất nhƣ:
Hệ thống tổng đài, nhà trạm thu phát sóng, các thiết bị đầu cuối ( Máy điện
thoại, các thiết bị USB 3G ). Tuy nhiên bản chất của dịch vụ viễn thông thì
không nhìn thấy đƣợc. Đó là sự truyền đi các thông tin đƣợc mã hóa không
thể nhìn thấy đƣợc. Quá trình sử dụng dịch vụ viễn thông cũng gắn liền hoặc
trùng với quá trình sản xuất. Ví dụ: Khi bắt đầu quá trình đàm thoại qua mạng
điện thoại di động, thì cũng đồng thời với việc sản xuất ra dịch vụ thông tin di
động. Con ngƣời không thấy đƣợc thông tin truyền đi trong quá trình đàm

thoại. Và kết thúc quá trình đàm thoại thì quá trình sản xuất ra dịch vụ cũng
chấm dứt. Thông tin không đƣợc tiếp tục truyền đi.
- Vƣợt qua giới hạn về không gian và thời gian:
Với đà phát triển nhanh và luôn thay đổi, sự phát triển khoa học công
nghệ đem đến cuộc cách mạng làm thay đổi khái niệm về không gian và thời
gian. Với các thành tựu của ngành viễn thông hiện nay khi việc kết nối đƣợc
thực hiện không những bằng các công nghệ truyền dẫn trên mặt đất mà còn
đƣợc kết nối bởi các vệ tinh hoạt động trong quỹ đạo trái đất. Các vệ tinh hoạt
động 24/24h kết nối liên tục với hệ thống hạ tầng viễn thông dƣới mặt đất bao
phủ toàn cầu ở mọi địa hình cao thấp khác nhau . Nhƣ vậy giới hạn về không
gian và thời gian cũng bị vƣợt qua.

13
- Có sự kết tinh cao của tri thức con ngƣời: Trong nền kinh tế hiện đại
ngành điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin là biểu tƣợng cho tri thức
của loài ngƣời. Hầu hết các doanh nghiệp đều coi trọng nguồn nhân lực trình
độ cao vì doanh nghiệp chỉ phát triển đứng vững khi có nguồn nhân lực đầy
đủ và chất lƣợng. Nếu doanh nghiệp sƣở hữu một nguồn nhân lực mạnh và
chất lƣợng cao thì sản phẩm và dịch vụ đƣợc tạo ra sẽ có chất lƣợng và hiệu
quả kinh doanh cao hơn. Các tập đoàn lớn thƣờng đầu tƣ rất lớn vào khâu
nghiên cứu và phát triển. Những sản phẩm tri thức trong ngành viễn thông
đều là kết quả của quá trình nghiên cứu, sáng tạo không ngừng của con ngƣời.
Đội ngũ tri thức tạo ra những sản phẩm công nghệ mới có giá trị cao. Do luật
bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đƣợc thực thi ở nhiều nƣớc phát triển nên khách
hàng phải mƣ các sản phẩm tri thức, công nghệ viễn thông với giá rất cao.
Trong khi đó củ doanh nghiệp chỉ phải trả cho đội ngũ kỹ sƣ của họ với khoản
lƣơng thấp hơn nhiều lần doanh thu. Vì vậy khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp
thu đƣợc là rất lớn. Do vậy kinh doanh viễn thông là một ngành thu lợi lớn từ
giá trị đƣợc tạo ra bởi tri thức.
- Tiến bộ công nghệ của ngành viễn thông xảy ra liên tục và nhanh

chóng: Sự phát triển của ngành viễn thông gắn liền với những tiến bộ khoa
học – công nghệ. Đặc biệt là ngành viễn thông di động từ ngày đầu với thế hệ
1G và những thiết bị cầm tay cồng kềnh chẳng khác nào một chiếc điện thoại
bàn và giá thành thì lại quá cao, chỉ phục vụ đƣợc đối tƣợng khách hàng có
thu nhập cao. Tiếp đến những những năm 90 công nghệ 2G ra đời mà điển
hình là công nghệ GSM đã cải thiện đƣợc phần nào về kích thƣớc của điện
thoại cầm tay. Chiếc điện thoại di động đƣợc cải tiến dần với kích thƣớc ngày
càng nhỏ hình thức đẹp, vùng phủ sóng rộng giá thành ngày càng rẻ cùng với
sự ra đời của nhiều nhà cung cấp với các thƣơng hiệu nổi tiếng.

14
Cuộc cách mạng công nghệ 3G bắt đầu đƣợc cung cấp vào năm 2009
đã mang đến cho con ngƣời những dịch vụ chất lƣợng và tiện ích băng rộng.
Giờ đây ranh giới giữ internet và di động đƣợc xóa bỏ ngƣời sử dụng điện
thoại trọng mọi tiện ích, xem phim trực tuyến , chat, lƣớt web, bản đồ thời tiết
và nhiều dịch vụ đa dạng chứ không đơn thuần chỉ là thoại và tin nhắn nhƣ
những năm trƣớc đó. Và cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các nhà mạng cũng là
động lực thúc đẩy cho việc phát triển công nghệ ngày càng cao để đáp ứng
nhiều hơn nữa nhu cầu của khách hàng dùng điện thoại.
Đặc biệt trong khoảng 5 năm qua, không chỉ ngày càng phổ biến hơn,
với sự ra đời của smartphone, điện thoại di động đã và đang mang đến cho
con ngƣời hàng loạt khả năng mới trên mọi lĩnh vực nhƣ: cách trao đổi thông
tin, làm việc di động, giải trí mọi lúc mọi nơi Điện thoại di động thực sự đã
giúp thay đổi toàn diện cuộc sống theo hƣớng tích cực hơn.
Với hàng trăm ngàn ứng dụng trên nhiều lĩnh vực, smartphone ngày
nay đã trở thành một thiết bị all-in-one nhỏ gọn, luôn sẵn sàng phục vụ ngƣời
dùng mọi lúc mọi nơi từ làm việc, học tập, giải trí cho đến những hoạt đông
quen thuộc trong đời sống hằng ngày.
Chính khả năng tích hợp những công nghệ hiện đại, mũi nhọn trong các sản
phẩm, dịch vụ viễn thông đã tạo ra sự biến đổi công nghệ nhanh chóng của ngành.

1.1.3 Vai trò của ngành viễn thông trong nền kinh tế hiện đại.
- Đảm bảo kết cấu hạ tầng, tạo thuận lợi cho sự phát triển của nền kinh tế.
Viễn thông là một ngành giữ vai trò kép. Thứ nhất, bản thân viễn thông
là những sản phẩm dịch vụ thƣơng mại . Thứ hai, nó tạo môi trƣờng thuận lợi
cho quá trình trao đổi các sản phẩm dịch vụ khác. Khi hoạt động sản suất phát
triển sự trao đổi thông tin càng trở nên phổ biến hơn. Sử dụng dịch vụ viễn
thông ngƣời chủ doanh nghiệp có thể dễ dàng thực hiện quá trình giám sát
điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngày nay với

15
dịch vụ thƣơng mại điện tử các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể quảng bá sản
phẩm của mình không chỉ trong nƣớc mà còn trên toàn thế giới. Còn đối với
khách hàng không cần phải trực tiếp đến tại doanh nghiệp vẫn có thể tìm hiểu
đƣợc các thông tin về sản phẩm, từ đó có thể đặt hàng, thanh toán và nhận
hàng tại địa điểm mình yêu cầu.Tất cả các lĩnh vực kinh tế đều cần đảm bảo
thông tin liên lạc. Vì vậy, ngành viễn thông đƣợc coi là một kết cấu hạ tầng
quan trọng, đánh giá sự phát triển của một quốc gia.
- Đóng góp vào sự tăng trƣởng kinh tế:
Năm 2012 số liệu từ Sách Trắng Công nghệ thông tin - Truyền thông
2013 do Bộ Thông tin và Truyền thông công bố ngày 17/9/2013 cho thấy,
tổng doanh thu ngành viễn thông trong năm 2012 đạt 8,5 tỷ USD, tăng 21%
so với năm 2011, trong đó phần lớn doanh thu ngành là do sự đóng góp của
131,6 triệu thuê bao di động (tính đến hết 2012) với 76,4%, tƣơng đƣơng 6,5
tỷ USD chiếm khoảng 6.3% tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia
[27]
. Với tốc
độ tăng trƣởng 21% năm so với tốc độ tăng trƣởng 5.2% của nền kinh tế thì
ngành viễn thông vẫn là ngành có triển vọng và đóng góp lớn vào sự tăng
trƣởng chung của nền kinh tế.
[28]


- Nâng cao chất lƣợng cuộc sống dân cƣ:
Mức độ phát triển của hệ thống thông tin di động đƣợc coi là một trong
những chỉ tiêu phản ánh mức sống của một quốc gia. nó tạo cho nhân dân sự
mở mang dân trí, thông tin đến tận xã, đến từng ngƣời và các dịch vụ của nó
cho phép ngƣời dân có thể tiết kiệm tối đa thời gian cả trong công việc và đời
sống. nó làm tăng thu nhập cho ngƣời dân và đóng góp vai trò nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần cho ngƣời dân. do sự phát triển của khoa học kỹ thuật
ngày nay mà các dịch vụ thoại, nhắn tin,…đƣợc đƣa vào hoạt động làm cho
đời sống tinh thần nhân dân đƣợc phong phú hơn. dịch vụ thông tin di động
cũng giúp con ngƣời kết nối với con ngƣời đƣợc nhanh chóng, dễ dàng và tiện

16
lợi hơn khiến cho cuộc sống của ngƣời dân đƣợc chia sẻ và ủng hộ tích cực
lẫn nhau nhờ dịch vụ.
- Công cụ đắc lực cho việc tiến đến “thế giới phẳng”:
Khái niệm “thế giới phẳng” đƣợc Thomas Friedman dùng làm tên cho cuốn
sách của mình, chỉ sự phát triển toàn cầu hóa với 10 nhân tố lớn liên quan đến kinh
tế và khoa học kỹ thuật, đặc biệt là sự bùng nổ Internet khiến cho các mô hình chính
trị, xã hội đã bị thay đổi và thế giới trở nên phẳng hơn bao giờ hết. Cũng từ đây,
nhiều ngƣời quan niệm, với thế giới Internet, chúng ta đang sống trong một thế giới
phẳng lỳ, không có rào cản và bất cứ ai cũng có quyền tự do trao đổi, thể hiện quan
điểm, chính kiến, tự do nói, viết, làm những gì mình thích trên không gian mạng.
Quan niệm này mặc nhiên coi thế giới phẳng của Internet khác biệt với thế giới bên
ngoài ở “sự tự do không thể kiểm soát”!
- Cung cấp thêm công cụ để quản lý đất nƣớc, đảm bảo thông tin liên lạc
phục vụ an ninh, quốc phòng, phòng chống bão lụt, và phục vụ các sự kiện
quan trọng của đất nƣớc.
Trong hoạt động kinh tế từ công tác quản lý vĩ mô đến vi mô từ việc điều
hành quản lý nhà nƣớc đến việc sản xuất ở các đơn vị dù nhỏ nhất đều phải sử

dụng công cụ thông tin liên lạc và hiệu quả, năng suất hoạt động của các cơ
quan trên khi sử dụng triệt để các phƣơng tiện dịch vụ thông tin di động sẽ tăng
lên rất nhiều. Có thể nói, hệ thống thông tin di động là một phƣơng tiện trợ
giúp đắc lực cho sự điều hành quản lý của nhà nƣớc. nó tạo sự thống nhất trong
chủ trƣơng lãnh đạo, đồng thời cung cấp thông tin phản hồi kịp thời nhanh
chóng từ các cơ sở, phục vụ cho việc điều chỉnh phƣơng thức quản lý nhà
nƣớc.
- Góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, tạo điều
kiện phát triển cho các lĩnh vực kinh tế, xã hội khác.
Việc phát triển kinh doanh dịch vụ thông tin di động đã góp phần đẩy mạnh

17
phát triển mạng lƣới thông tin quốc gia, rút ngắn khoảng cách phát triển với các
nƣớc trong khu vực và trên thế giới, tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát
triển. vì dịch vụ thông tin di động nằm trong viễn thông, mà viễn thông là một trong
những cơ sở hạ tầng không thể thiếu để phát triển nền kinh tế hiện đại.
- Cung cấp giải pháp giúp giảm chi phí sản xuất kinh doanh và tăng năng
suất lao động xã hội.
Chi phí là một nhân tố có tác động trực tiếp đến việc tăng năng suất, hệ
thống thông tin liên lạc đã tiết kiệm đƣợc thời gian cho ngƣời cần thu thập
thông tin mà thời gian lại là một trong những yếu tố làm tăng hay giảm năng
suất lao động. Nhƣ vậy, giảm đƣợc chi phí về thời gian đã góp phần tăng năng
suất lao động và đồng thời nâng cao hiệu quả của đầu tƣ cũng nhƣ nâng cao
thu nhập cho ngƣời lao động.
Thị trƣờng cung cấp các dịch vụ thông tin di động trong thời gian qua đã
có những thay đổi đáng kể về mặt phục vụ, quy mô thị trƣờng đƣợc mở rộng
các dịch vụ dần trở nên phổ biến và có tính thiết yếu hơn trong đời sống nhân
dân đáp ứng đòi hỏi ngày càng đa dạng của mọi đối tƣợng khách hàng. Tiềm
năng thị trƣờng còn rất lớn, với xu hƣớng phát triển nhu cầu là đi vào đa dạng
hoá các loại hình dịch vụ, đƣa cơ giới hoá và hiện đại hoá trong khâu khai

thác dịch vụ nâng chất lƣợng ngày càng cao tập trung nhiều vào các dịch vụ
thông minh có công nghệ tiên tiến, góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh tế
xã hội phát triển. mặt khác theo xu thế hội nhập nền kinh tế việt nam vào nền
kinh tế thế giới, xu thế tự do hoá thị trƣờng đã và sẽ xuất hiện thêm một số
doanh nghiệp mới tham gia thị trƣờng dịch vụ thông tin di động, vì vậy cạnh
tranh để tồn tại là yếu tố khách quan cho mỗi doanh nghiệp. việc chuẩn bị
điều kiện xem xét đánh giá lại khả năng cung cấp, lợi thế của mình trên thị
trƣờng và nắm bắt nhu cầu là hết sức cần thiết để tìm ra điểm mạnh cần phát
huy và điểm yếu cần khắc phục, từ đó tìm ra các giải pháp đầu tƣ để phát triển

×