Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Xây dựng cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 110 trang )

Luận văn thạc sỹ 3
Phan Thị Bình Minh

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 4
MỞ ĐẦU 5
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG
CÁC TẬP ĐOÀN KINH DOANH 10
1.1. TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN KINH DOANH 10
1.1.1. KHÁI NIỆM VỀ TẬP ĐOÀN KINH DOANH 10
1.1.2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TẬP ĐOÀN KINH DOANH 10
1.1.3. VAI TRÒ, Ý NGHĨA CỦA TẬP ĐOÀN KINH DOANH 13
1.1.4. CÁC HÌNH THỨC CHỦ YẾU CỦA TẬP ĐOÀN KINH DOANH 16
1.2. CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC TẬP ĐOÀN KINH
DOANH 18
1.2.1. CƠ CHẾ HUY ĐỘNG VỐN. 19
1.2.2. CƠ CHẾ ĐẦU TƢ VỐN 23
1.2.3. ĐIỀU HOÀ VỐN QUA CÔNG TY TÀI CHÍNH: 28
1.2.4. CƠ CHẾ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN VÀ TÀI SẢN 30
1.2.5. CƠ CHẾ QUẢN LÝ DOANH THU, CHI PHÍ: 31
1.2.6. CƠ CHẾ QUẢN LÝ VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN: 34
1.2.7. CƠ CHẾ KIỂM SOÁT TÀI CHÍNH 35
1.3. KINH NGHIỆM XÂY DỰNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA
MỘT SỐ TẬP ĐOÀN KINH DOANH TRÊN THẾ GIỚI. 37
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TỔNG
CÔNG TY BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM 43
Luận văn thạc sỹ 4
Phan Thị Bình Minh
2.1. TỔNG QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VNPT
43


2.1.1. LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VNPT 43
2.1.2. TỔ CHỨC BỘ MÁY, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, VAI TRÒ CỦA
VNPT 44
2.1.3. ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA VNPT. 47
2.1.4. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA VNPT TRONG GIAI ĐOẠN 2001-
2005. 49
2.2. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH HIỆN TẠI CỦA
VNPT 53
2.2.1. CƠ CHẾ HUY ĐỘNG VỐN 54
2.2.2. CƠ CHẾ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN VÀ TÀI SẢN 59
2.2.3 CƠ CHẾ QUẢN LÝ DOANH THU, CHI PHÍ 63
2.2.4. CƠ CHẾ QUẢN LÝ VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN. 68
2.3. ĐÁNH GIÁ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA VNPT. 70
2.4. SỰ CẦN THIẾT CHUYỂN VNPT SANG MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN. 75
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM XÂY DỰNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ
TÀI CHÍNH CỦA TẬP ĐOÀN BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG VN 82
3.1. QUAN ĐIỂM, NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH CỦA
TẬP ĐOÀN BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM. 82
3.2. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM XÂY DỰNG CƠ CHẾ TÀI CHÍNH CỦA
TẬP ĐOÀN BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM. 84
3.2.1. CƠ CHẾ HUY ĐỘNG VỐN 84
3.2.2. CƠ CHẾ ĐẦU TƢ VỐN 86
3.2.3. CƠ CHẾ ĐIỀU HOÀ VỐN QUA CÔNG TY TÀI CHÍNH 88
3.2.4. CƠ CHẾ QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN VÀ TÀI SẢN 90
Luận văn thạc sỹ 5
Phan Thị Bình Minh
3.2.5. CƠ CHẾ QUẢN LÝ DOANH THU, CHI PHÍ. 92
3.2.6. CƠ CHẾ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN 99
3.2.7. CƠ CHẾ KIỂM TRA, KIỂM SOÁT 101
3.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TẬP

ĐOÀN 104
3.3.1. KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƢỚC: 104
3.3.2. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VNPT: 106
KẾT LUẬN 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO 110






Luận văn thạc sỹ 6
Phan Thị Bình Minh
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
VNPT
Tổng công ty Bƣu chính Viễn thông Việt Nam
TCT
Tổng công ty
BCVT
Bƣu chính Viễn thông
HĐQT
Hội đồng quản trị
SXKD
Sản xuất kinh doanh
TĐKD
Tập đoàn kinh doanh
TTCP
Thủ tƣớng chính phủ
TSCĐ
Tài sản cố định

LN
Lợi nhuận
DNNN
Doanh nghiệp nhà nƣớc
BĐVHX
Bƣu điện Văn hoá xã

Bƣu điện
VCSH
Vốn chủ sở hữu
DT
Doanh thu
VĐT
Vốn đầu tƣ
VCĐ
Vốn cố định
VLĐ
Vốn lƣu động
BC và PHBC
Bƣu chính và phát hành báo chí
NSNN
Ngân sách nhà nƣớc
CB CNV
Cán bộ Công nhân viên
CNTT
Công nghệ thông tin
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn

Luận văn thạc sỹ 7

Phan Thị Bình Minh
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Tổng công ty Bƣu chính Viễn thông Việt Nam là Tổng công ty nhà nƣớc
đƣợc thành lập lại theo quyết định số 249/TTg ngày 29/4/1995 của Thủ tƣớng
Chính phủ, hoạt động chuyên ngành Bƣu chính – Viễn thông nhằm tăng cƣờng
khả năng tích tụ, tập trung, nâng cao sức cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh
tế quốc tế. Qua gần 10 năm hoạt động, Tổng công ty đã phát triển thành doanh
nghiệp nhà nƣớc chủ lực trong xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin cho đất nƣớc,
kinh doanh các dịch vụ Bƣu chính – Viễn thông đa dạng. Tuy nhiên, hoạt động
SXKD của Tổng công ty cũng đã bộc lộ nhiều tồn tại yếu kém nhƣ: mô hình tổ
chức vẫn theo kiểu hành chính, nặng về cơ chế xin- cho; các cơ chế quản lý kinh
tế nội bộ chƣa theo kịp sự phát triển của Tổng công ty và các đơn vị thành viên
về qui mô, năng lực mạng lƣới và trình độ công nghệ; khối các đơn vị hạch toán
tập trung quá lớn (chiếm 90% doanh thu) tập trung điều hành SXKD tại bộ máy
quản lý của Tổng công ty dẫn đến hạn chế tính năng động, sáng tạo, tạo tâm lý ỷ
lại và sức ỳ lớn đối với các đơn vị thành viên. Bên cạnh đó, nhiều qui trình tạo
dịch vụ và cung cấp dịch vụ, mặc dù đã có những điều chỉnh, bổ sung nhƣng vẫn
ở tình trạng chắp vá, thiếu đồng bộ dẫn đến hạn chế sức sản xuất và làm chậm tốc
độ, khả năng cung cấp dịch vụ ra thị trƣờng của Tổng công ty; các hoạt động
kinh doanh và công ích chƣa tách biệt, gây khó khăn cho việc thực hiện hạch
toán theo dịch vụ. Đặc biệt là Tổng công ty chƣa phát huy, khai thác đƣợc thế
mạnh của mình trên thƣờng trƣờng, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và nguồn vật
lực đƣợc Nhà nƣớc đầu tƣ và trang bị…
Để khắc phục những tồn tại yếu kém trên, Tổng công ty Bƣu chính Viễn
thông Việt Nam đã xây dựng đề án thành lập Tập đoàn Bƣu chính – Viễn thông
Việt nam nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh
tranh và tiến tới hội nhập quốc tế. Để thực hiện đƣợc mục tiêu đó, Tổng công ty
Bƣu chính Viễn thông Việt Nam cần có những cơ chế, chính sách phù hợp cho
Luận văn thạc sỹ 8

Phan Thị Bình Minh
Tập đoàn Bƣu chính - Viễn thông, trong đó cơ chế quản lý tài chính có vai trò
đặc biệt quan trọng bởi nó tác động đến toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh.
Xuất phát từ lý do trên, đề tài: Xây dựng cơ chế quản lý tài chính của tập
đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đƣợc lựa chọn nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu
Trƣớc xu hƣớng chuyển đổi sang Tập đoàn kinh doanh tại một số Tổng
công ty lớn nhƣ Tổng công ty Bƣu chính Viễn thông Việt Nam, Tổng công ty
Hàng Hải, Tổng công ty Hàng không Việt nam, Tổng công ty Bảo Hiểm Việt
nam, Tổng công ty Than Việt nam… các chuyên gia kinh tế đã có rất nhiều công
trình, bài báo nghiên cứu cơ chế tổ chức nói chung và cơ chế tài chính nói riêng
của Tập đoàn kinh doanh. Trong lĩnh vực Bƣu chính Viễn thông cũng có nhiều
công trình đã nghiên cứu về Cơ chế tài chính của Tổng công ty Bƣu chính Viễn
thông Việt nam theo mô hình mới. Tuy nhiên lúc đó tập đoàn vẫn chƣa đƣợc
thành lập và chƣa có mô hình chính thức vì thế nên khi nghiên cứu cơ chế tài
chính chƣa có sự thống nhất. Ngày 9-1-2006 Thủ tƣớng chính phủ đã có Quyết
định 06/2006/QĐ-Ttg về việc thành lập công ty mẹ – Tập đoàn Bƣu chính Viễn
thông Việt Nam. Theo đó tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam đã có mô
hình chính thức. Nhƣ vậy việc nghiên cứu cơ chế tài chính của tập đoàn Bƣu
chính Viễn thông Việt Nam đã thực sự có sở cứ để nghiên cứu một cách sâu sắc
hơn. Chính vì lý do đó tác giả đã đƣa vấn đề này để nghiên cứu trong luận văn
thạc sỹ của mình.
Trong nội dung luận văn của mình tác giả chuyên sâu nghiên cứu lý luận cơ
bản về cơ chế tài chính của tập đoàn, phân tích rõ thực trạng cơ chế quản lý tài
chính của Tổng công ty Bƣu chính Viễn thông Việt Nam và đề xuất một số nội
dung đổi mới cơ chế quản lý tài chính của Tổng công ty khi chuyển sang tập
đoàn.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn thạc sỹ 9
Phan Thị Bình Minh

- Hệ thống hóa và xác định những luận cứ khoa học góp phần xây dựng cơ
chế quản lý tài chính trong Tập đoàn kinh doanh.
- Trên cơ sở mô hình tập đoàn Bƣu chính- Viễn thông đƣợc TTCP phê
duyệt, luận văn đề xuất những nội dung cơ bản để xây dựng và hoàn thiện cơ chế
quản lý tài chính của Tập đoàn Bƣu chính- Viễn thông.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tƣợng nghiên cứu: Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam.
+ Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ nghiên cứu những nội dung cơ bản
trong cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông VN.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,
phƣơng pháp phân tích thống kê, hệ thống, phân tích, tổng hợp, so sánh… để
nghiên cứu
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
- Làm sáng tỏ cơ sở lý luận về tập đoàn kinh doanh và cơ chế quản lý tài
chính trong các Tập đoàn kinh doanh.
- Phân tích rõ thực trạng cơ chế quản lý tài chính của Tổng công ty Bƣu
chính- Viễn thông Việt nam, lý giải những tồn tại của cơ chế quản lý tài chính
đối với Tổng công ty Bƣu chính- Viễn thông Việt nam và sự cần thiết phải
chuyển sang hình thức tập đoàn kinh doanh.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng cơ chế quản lý tài chính cho phù
hợp khi chuyển sang tập đoàn đối với Tổng công ty Bƣu chính- Viễn thông Việt
nam.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài gồm các chƣơng sau :
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về cơ chế quản lý tài chính trong các
tập đoàn kinh doanh.
Luận văn thạc sỹ 10
Phan Thị Bình Minh
Chƣơng 2: Thực trạng cơ chế quản lý tài chính của VNPT

Chƣơng 3: Một số đề xuất nhằm xây dựng cơ chế quản lý tài chính của
tập đoàn Bƣu chính- Viễn thông Việt Nam.
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI
CHÍNH TRONG CÁC TẬP ĐOÀN KINH DOANH
1.1. Tổng quan về Tập đoàn kinh doanh
1.1.1. Khái niệm về tập đoàn kinh doanh
Tập đoàn kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của nền kinh
tế ở nhiều nƣớc trong giai đoạn hiện nay. Nó đã ra đời, tồn tại và phát triển từ lâu
trong lịch sử kinh tế thế giới. Thực chất, tập đoàn kinh doanh là một hình thức
tiên tiến đại diện cho trình độ phát triển cao của lực lƣợng sản xuất và nền kinh tế
xã hội, nó đƣợc hình thành, có sức sống mãnh liệt và phát triển không ngừng, do
nó phù hợp với các quy luật khách quan và xu hƣớng phát triển của thời đại.
Có nhiều quan niệm khác nhau về Tập đoàn kinh doanh nhƣng có thể đƣa
ra một khái niệm chung về Tập đoàn kinh doanh nhƣ sau: Tập đoàn kinh doanh
là một cơ cấu sở hữu, tổ chức và kinh doanh đa dạng, có quy mô lớn, nó vừa có
chức năng sản xuất - kinh doanh, vừa có chức năng liên kết kinh tế nhằm tăng
cƣờng khả năng tích tụ, tập trung cao nhất các nguồn lực ban đầu (vốn, sức lao
động, công nghệ ) để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng và tối đa hoá lợi
nhuận. Trong đó các tập đoàn kinh doanh là tổ hợp các doanh nghiệp thành viên
(công ty con) do một công ty mẹ nắm quyền lãnh đạo, chi phối về nguồn lực ban
đầu, chiến lƣợc phát triển và hoạt động tại nhiều ngành, lĩnh vực, ở nhiều lãnh
thổ khác nhau.
Từ khái niệm trên, ta có thể xem xét một số đặc điểm và hình thức chủ yếu
cũng nhƣ vai trò và ý nghĩa của tập đoàn nhƣ sau.
1.1.2. Những đặc điểm cơ bản của Tập đoàn kinh doanh
Luận văn thạc sỹ 11
Phan Thị Bình Minh
Các tập đoàn kinh doanh rất đa dạng và có những sắc thái khác nhau, đặc
điểm của tập đoàn cũng luôn biến đổi do tác động của các điều kiện về kinh tế,

chính trị, xã hội ở mỗi nƣớc, nhƣng có thể thấy những đặc điểm chung nhất của
Tập đoàn nhƣ sau:
Thứ nhất, tập đoàn kinh doanh là một tổ hợp của nhiều công ty thành viên
có quy mô rất lớn về vốn và lao động. Điều này thể hiện rất rõ trƣớc hết ở quy
mô về vốn của tập đoàn. Năm 1999, trị giá vốn cổ phiếu của Tập đoàn General
Electric (Mỹ) là 259 tỷ USD (vốn có đến ngày 28.03.2002 là 372,1 tỷ USD),
Citigroup là 256,6 tỷ (tháng 2 năm 2002), Tập đoàn Exton là 172 tỷ USD (năm
1993 là 76 tỷ), Tập đoàn Coca Cola là 142 tỷ USD…Thêm vào đó là lực lƣợng
lao động trong tập đoàn không chỉ lớn về số lƣợng, mà còn mạnh về chất lƣợng,
đƣợc tuyển chọn và đào tạo rất nghiêm ngặt. Theo kết quả điều tra của năm 2002
(do tạp chí Forbes thực hiện) thì trong số 25 tập đoàn hàng đầu của Mỹ, tập đoàn
có ít lao động nhất là tập đoàn Freddie Mac (3.400 ngƣời), tập đoàn có lao động
nhiều nhất là Wal- Mart Stores (1313,5 ngàn ngƣời), tiếp đến là tập đoàn
International Business Machines (318 ngàn ngƣời), General Electric (311 ngàn
ngƣời), Citigroup (253 ngàn ngƣời).
Thứ hai, phạm vi hoạt động của tập đoàn kinh doanh rất rộng, không chỉ
tính phạm vi lãnh thổ một quốc gia mà ở nhiều nƣớc hoặc phạm vi toàn cầu.
Thực hiện chiến lƣợc cạnh tranh, chiếm lĩnh và khai thác thị trƣờng quốc tế, các
tập đoàn kinh doanh đã mở rộng qui mô bằng việc cắm các chi nhánh ra nƣớc
ngoài, mở rộng phạm vi hoạt động ở nhiều quốc gia, tăng cƣờng hợp tác, liên kết
và phân công quốc tế, do vậy các tập đoàn kinh doanh đã có hàng trăm, hàng
nghìn cơ sở hoạt động ở hầu hết các nƣớc trên thế giới. Tập đoàn dầu hỏa Royal-
Dutch Sell có vốn đầu tƣ ở hơn 2000 công ty trên 130 quốc gia, Tập đoàn
PETRONAS của Malaysia có 120 công ty ở 22 quốc gia.
Thứ ba, các tập đoàn kinh doanh đều hoạt động kinh doanh đa ngành, đa
lĩnh vực hoặc phát triển dần từ đơn ngành lên đa ngành, chiến lƣợc sản phẩm và
hƣớng đầu tƣ luôn thay đổi phù hợp với sự phát triển của tập đoàn và môi trƣờng
Luận văn thạc sỹ 12
Phan Thị Bình Minh
kinh doanh. Bên cạnh những đơn vị sản xuất hoặc thƣơng mại, các tập đoàn kinh

doanh còn mở rộng các hoạt động sang lĩnh vực khác nhƣ tài chính, ngân hàng,
bảo hiểm, nghiên cứu khoa học.
Tập đoàn kinh doanh hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực là để phân tán rủi ro,
mạo hiểm vào các mặt hàng, các lĩnh vực kinh doanh khác nhau, bảo đảm cho
hoạt động của tập đoàn luôn đƣợc bảo toàn và hiệu quả, đồng thời tận dụng đƣợc
cơ sở vật chất và khả năng lao động của tập đoàn. Thí dụ, các công ty thành viên
của tập đoàn PETRONAS hoạt động trong nhiều lĩnh vực sản xuất- kinh doanh
nhƣ: thăm dò và khai thác dầu khí, lọc dầu, khí, phân phối khí trong nƣớc, hóa
dầu, kinh doanh thƣơng mại dầu thô và sản phẩm dầu, phân phối sản phẩm dầu
trong nƣớc, hàng hải, nghiên cứu khoa học, giáo dục và đào tạo, dịch vụ kỹ thuật.
Thứ tƣ, về mặt tổ chức, tập đoàn kinh doanh là một hình thức liên kết của
nhiều công ty hoạt động trong một ngành hay những ngành khác nhau, trong một
nƣớc hoặc nhiều nƣớc, để tiến hành kinh doanh thông qua một sự điều hành
chung. Tập đoàn kinh doanh là một cơ cấu tổ chức vừa có chức năng kinh doanh,
vừa có chức năng liên kết kinh tế nhằm tăng cƣờng tích tụ, tập trung, tăng khả
năng cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận.
Về hình thức tổ chức thì đa số các tập đoàn đƣợc tổ chức theo mô hình công
ty mẹ- công ty con. Công ty mẹ sở hữu vốn cổ phần lớn trong các công ty con,
cháu. Nó chi phối các công ty con, cháu về tài chính và chiến lƣợc phát triển.
Vốn sở hữu của tập đoàn doanh nghiệp là sở hữu hỗn hợp (nhiều chủ) nhƣng có
một chủ (công ty mẹ) đóng vai trò khống chế, chi phối.
Thứ năm, về mặt điều hành, các tập đoàn doanh nghiệp thƣờng xây dựng
một “Holding Company” hoặc một ngân hàng độc quyền lớn - hoặc công ty tài
chính. Đó là dạng các công ty khống chế, nắm cổ phần chi phối với các công ty
thành viên. Tập đoàn doanh nghiệp tiến hành hoạt động và quản lý tập trung vào
một số mặt nhƣ: điều hòa vốn, huy động vốn, quản lý vốn, xây dựng chiến lƣợc
phát triển, chiến lƣợc thị trƣờng, chiến lƣợc sản phẩm, chiến lƣợc đầu tƣ, đào tạo
nhân sự… cho tập đoàn. Các chiến lƣợc này đƣợc soạn thảo từ cơ quan đầu não
Luận văn thạc sỹ 13
Phan Thị Bình Minh

của tập đoàn và thực hiện thống nhất trong các công ty thành viên. Việc thực
hiện chiến lƣợc chung tổng quát vừa tạo ra sức mạnh tập trung, thống nhất lại
vừa tạo ra sự năng động; linh hoạt của các công ty thành viên trong việc lựa chọn
chiến lƣợc phát triển riêng cho mình và tự chủ trong sản xuất kinh doanh.
1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của tập đoàn kinh doanh
Tập đoàn kinh doanh là một hình thức phổ biến trên thế giới hiện nay và nó
đóng một vai trò quan trọng, chi phối mạnh mẽ đến toàn bộ nền kinh tế của một
quốc gia cũng nhƣ nền kinh tế toàn cầu. Xét về mặt lịch sử, từ khi xuất hiện cho
đến nay, mức độ ảnh hƣởng và vai trò của các tập đoàn có những thay đổi nhất
định do điều kiện kinh tế- xã hội của từng thời kỳ. Xét về mặt địa lý, ở các quốc
gia khác nhau vai trò của những tập đoàn cũng khác nhau, tuỳ thuộc vào cấu trúc
kinh tế, hệ thống chính trị xã hội của mỗi nƣớc và những nhân tố khác. Việc hình
thành các tập đoàn kinh doanh có những vai trò và ý nghĩa quan trọng sau:
* Làm tăng sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh của cả tập đoàn cũng
nhƣ từng đơn vị thành viên trong tập đoàn:
Tập đoàn kinh doanh có vai trò quan trọng trong việc tăng cƣờng sức mạnh
kinh tế và tăng khả năng cạnh tranh, tăng lợi nhuận của các công ty thành viên.
Nó cho phép các nhà kinh doanh huy động đƣợc nguồn lực về vật chất, con
ngƣời và nguồn vốn to lớn trong xã hội vào quá trình sản xuất kinh doanh hình
thành những công ty hiện đại, có quy mô và tiềm lực kinh tế lớn. Việc hình thành
tập đoàn kinh doanh cho phép hạn chế tới mức tối đa sự cạnh tranh giữa các công
ty thành viên; mặt khác, nhờ mối liên hệ chặt chẽ giữa các công ty sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho việc thống nhất phƣơng hƣớng và chiến lƣợc phát triển kinh
doanh của cả tập đoàn. Đồng thời, nâng cao khả năng cạnh tranh để chống lại sự
cạnh tranh của các tập đoàn khác, đặc biệt là các Tập đoàn tƣ bản nƣớc ngoài.
Đối với các nƣớc công nghiệp phát triển, tập đoàn kinh doanh có ý nghĩa
hết sức to lớn. Việc hình thành các tập đoàn kinh doanh là giải pháp chiến lƣợc
để bảo vệ sản xuất trong nƣớc, chống lại sự thâm nhập của các công ty lớn trên
thế giới.
Luận văn thạc sỹ 14

Phan Thị Bình Minh
* Tập đoàn kinh doanh có chức năng tập trung, điều hoà vốn:
Thành lập các tập đoàn kinh doanh là một đòi hỏi thực tế và khách quan
nhằm khắc phục những hạn chế về vốn của từng công ty riêng biệt. Nguồn vốn
của tập đoàn kinh doanh đƣợc huy động từ các công ty thành viên và theo các
hình thức khác đƣợc pháp luật cho phép và đƣợc tập trung đầu tƣ vào những lĩnh
vực, những dự án có hiệu quả nhất, khắc phục tình trạng vốn bị phân tán trong
những công ty nhỏ. Nguồn vốn tập trung của Tập đoàn đƣợc sử dụng bởi các
Holding Company. Thực chất các Holding company không phải là ngân hàng vì
nó không nhận tiền gửi của các tầng lớp dân cƣ. Holding Company huy động vốn
từ các công ty thành viên và điều hoà vốn đầu tƣ vào những lĩnh vực cần phát
triển, các công ty thành viên sẽ đƣợc trả lãi theo cổ phần mà nó đóng góp.
Holding Company cũng có thể huy động vốn từ các công ty thành viên theo hình
thức vay với lãi suất thoả thuận.
Nhƣ vậy, nhờ việc thành lập các tập đoàn kinh doanh mà:
- Vốn của các công ty thành viên đƣợc sử dụng vào những lĩnh vực hiệu
quả nhất, những dự án tốt nhất, tạo ra sức mạnh quyết định cho sự phát triển của
Tập đoàn
- Do có việc huy động vốn giữa các công ty với nhau, vốn của công ty này
đƣợc huy động vào công ty khác và ngƣợc lại đã giúp cho các công ty liên kết
với nhau chặt chẽ hơn, quan tâm tới hiệu quả nhiều hơn từ đó mà phát huy đƣợc
hiệu quả nguồn vốn của từng công ty và cả tập đoàn.
* Thành lập tập đoàn là giải pháp hữu hiệu cho việc đẩy mạnh nghiên cứu,
triển khai ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh của các
công ty thành viên vì:
- Hoạt động nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ mới đòi hỏi một
lƣợng vốn rất lớn mà mỗi công ty riêng rẽ với khả năng vốn hạn chế không có
khả năng huy động đƣợc. Tập trung điều hoà vốn sẽ có tác động tích cực trong
Luận văn thạc sỹ 15
Phan Thị Bình Minh

việc tạo điều kiện cho triển khai, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ mới
vào sản xuất.
- Các đề tài nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ lớn đòi hỏi phải có
sự hợp tác của đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học và các phòng thí nghiệm, các
thiết bị nghiên cứu khác. Chỉ có trên cơ sở liên kết các công ty lại mới tạo đƣợc
tiềm năng nghiên cứu khoa học to lớn đó.
- Tập đoàn kinh doanh có tác dụng to lớn trong việc cung cấp, trao đổi
thông tin và những kinh nghiệm quan trọng trong việc tổ chức nghiên cứu ứng
dụng khoa học công nghệ giữa các công ty thành viên.
- Sự hợp tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong Tập đoàn cho
phép các công ty thành viên có khả năng đƣa nhanh các kết quả nghiên cứu vào
thực tiễn trên quy mô rộng lớn, nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu ứng
dụng và thu hồi vốn nhanh, giảm đƣợc tác động xấu do hao mòn vô hình gây ra.
* Tập đoàn kinh doanh với hình thức là các công ty đa quốc gia có ý nghĩa
rất lớn, đƣợc coi nhƣ là một giải pháp quan trọng giúp các nƣớc công nghiệp
hoá đi sau thực hiện chiến lƣợc chuyển giao công nghệ từ nƣớc ngoài một cách
hiệu qủa nhất, tránh việc nhập cùng một loại công nghệ trùng lắp trong nhiều
công ty thành viên. Nhờ đó mà cơ cấu công nghệ nhập trong Tập đoàn đa dạng
hơn, hợp lý hơn, có hiệu quả hơn và khắc phục đƣợc tình trạng công nghệ nhập
bị nƣớc ngoài áp đặt giá cao.
Các thông tin và kinh nghiệm trong chuyển giao công nghệ từ các công ty
thành viên đƣợc phổ biến rộng rãi trong tập đoàn, do đó tránh đƣợc những sai
lầm do thiếu những hiểu biết cơ bản trong chuyển giao công nghệ nƣớc ngoài.

Sự phối hợp thống nhất giữa các công ty thành viên trong thực hiện chiến
lƣợc công nghệ chung thông qua sự chỉ đạo của một trung tâm thống nhất, tạo
điều kiện cho việc lựa chọn khâu quan trọng có ý nghĩa đột phá trong chuyển
giao công nghệ với chi phí thấp nhất, giảm lãng phí về vốn, tập trung đƣợc nguồn
Luận văn thạc sỹ 16
Phan Thị Bình Minh

lực vào thực hiện những mục tiêu chiến lƣợc có lợi cho tất cả các công ty thành
viên và cả Tập đoàn.
1.1.4. Các hình thức chủ yếu của Tập đoàn kinh doanh
Qua nghiên cứu nghiên cứu một số tập đoàn kinh doanh ở các nƣớc khác
nhau cho thấy: các tập đoàn kinh doanh có những hình thức tổ chức rất đa dạng
và linh hoạt tuỳ thuộc vài một số nhân tố nhất định: ở đây chỉ đề cập tóm tắt một
số hình thức chủ yếu nhất:
* Hình thức thứ nhất:
Quan hệ liên kết giữa các thành viên tƣơng đối lỏng lẻo thông qua các thoả
thuận hoặc các cam kết hợp tác. Trong hình thức này, các công ty thành viên có
tính độc lập cao. Thông thƣờng, cơ sở tồn tại của loại hình tập đoàn này là các
thoả thuận hoặc hợp đồng tạo ra sự liên kết “mềm” giữa các thành viên để tăng
thêm lợi thế cho nhóm các thành viên đó. Về mặt lịch sử, hình thức liên kết này
đã có từ rất sớm, phôi thai từ thế kỷ 19. Các loại hình Cartel là thuộc hình thức
này. Cartel là hình thức liên kết giữa các công ty hoạt động trong cùng một lĩnh
vực, một ngành, thậm chí có cùng sản phẩm giống nhau. Thực ra, mối liên kết
giữa các công ty trong Cartel chỉ thuần tuý là sự cam kết đối với một số điều
khoản nhất định nhằm tránh cạnh tranh trực tiếp với nhau. Các công ty tham gia
Cartel vẫn giữ nguyên tƣ cách pháp nhân và tính độc lập của chúng.
Nguyên nhân thúc đẩy sự liên kết và liên minh giữa các công ty là do những
thay đổi của nền kinh tế trong nƣớc và trên thế giới, môi trƣờng cạnh tranh ngày
càng gay gắt, các hoạt động kinh doanh không ngừng mở rộng đòi hỏi quy mô
lớn hơn về vốn và trình độ cao hơn về công nghệ. Sự liên kết có thể tạo ra ƣu thế
kinh tế của hợp tác và lợi dụng đƣợc tính kinh tế nhờ quy mô (EOS). Do đó, buộc
các công ty phải tìm kiếm những sự liên kết có lợi cho từng công ty và cho cả
nhóm để có thể tồn tại và phát triển.
Luận văn thạc sỹ 17
Phan Thị Bình Minh
Hình thức của liên kết rất đa dạng, các công ty có thể thoả thuận về một số
mặt hợp tác trong một số lĩnh vực nhƣ: Chính sách giá cả, Khối lƣợng sản phẩm

cung cấp, Thị trƣờng tiêu thụ
* Hình thức thứ hai:
Mối liên kết giữa các công ty thành viên rất chặt chẽ. Nói chung với hình
thức này, cơ sở kinh tế của sự liên kết chặt chẽ trong nội bộ tập đoàn là quyền sở
hữu, giữa các công ty thành viên có sự nắm giữ cổ phiếu của nhau hoặc có một
công ty mạnh nhất chi phối cả tập đoàn. Về mặt cấu trúc, có thể có 3 dạng khác
nhau của hình thức này:
Thứ nhất: các công ty thành viên có liên kết dọc về công nghệ và sử dụng
sản phẩm (đầu ra) của nhau. Chẳng hạn: một tập đoàn gồm các công ty khai
khoáng, luyện kim, chế tạo máy và sản xuất cấu kiện kim loại nhƣ tập đoàn
Mitsubishi. Đây là hình thức liên kết dọc.
Thứ hai: tập đoàn có liên kết theo chiều ngang. Trong loại hình này, các
công ty có quan hệ với nhau về sản phẩm hay dịch vụ bổ trợ cho nhau hoặc các
sản phẩm cho cùng một nhóm khách hàng hoặc cùng nhóm mục tiêu sử dụng. Ví
dụ, trong tập đoàn LG (Hàn Quốc) có công ty sản xuất máy tính, công ty sản xuất
máy in, máy photôcopy và thiết bị văn phòng, công ty sản xuất giấy… Các công
ty này có thể liên kết lại thành một tổ hợp để tạo lợi thế chung.
Thứ ba: kiểu liên kết hạt nhân: giữa các công ty thành viên có sự liên kết về
công nghệ, hoặc thị trƣờng…nhƣng xoay quanh một nhóm sản phẩm mũi nhọn.
Ví dụ: tập đoàn Generel Motor cung cấp một số loại sản phẩm và dịch vụ khác
nhau, nhƣng sản xuất ô tô là hạt nhân của cả tập đoàn.
Đƣơng nhiên, cần thấy rằng, các mối liên kết và hình thức nói trên là tƣơng
đối, luôn biến đổi do tác động của môi trƣờng kinh tế, xã hội và tiến bộ khoa học
kỹ thuật.
* Hình thức thứ ba:
Luận văn thạc sỹ 18
Phan Thị Bình Minh
Do sự phát triển cao của thị trƣờng tài chính, hình thành kiểu tập đoàn có
hạt nhân liên kết là công ty tài chính. Công ty mẹ (Holding Company) là công ty
tài chính nắm giữ cổ phần chi phối của các công ty con. Sự phát triển cao của thị

trƣờng tài chính và công nghệ thông tin cho phép một công ty chi phối một hoặc
nhiều công ty khác thông qua quyền sở hữu cổ phiếu. Do đó, các công ty trong
tập đoàn không nhất thiết có mối liên hệ về sản phẩm, công nghệ hay kỹ thuật.
Hình thức công ty mẹ thuộc loại này đang trở nên phổ biến. Công ty mẹ là
một công ty kiểm soát một hoặc nhiều công ty khác, thông thƣờng bằng cách
nắm giữ đa số cổ phiếu của các công ty chi nhánh. Đối với một số lƣợng lớn các
công ty với số vốn tập hợp lại lớn hơn rất nhiều vốn của chính nó vì công ty mẹ
chỉ cần nắm giữ một nửa hay thậm chí ít hơn một nửa số cổ phiếu của các công
ty chi nhánh của nó.

1.2. Cơ chế quản lý tài chính trong các tập đoàn kinh doanh
Thuật ngữ Cơ chế quản lý tài chính đã đƣợc sử dụng rộng rãi trong nhiều
văn bản, tài liệu, sách báo và trong đời sống hàng ngày. Để xem xét đầy đủ nội
dung ý nghĩa của thuật ngữ Cơ chế quản lý tài chính, cần nghiên cứu khái niệm
bao trùm trực tiếp của nó, đó là khái niệm Cơ chế quản lý kinh tế. Vì quản lý tài
chính là một bộ phận cơ bản của quản lý kinh tế, cho nên việc tiếp cận khái niệm
Cơ chế quản lý kinh tế sẽ giúp chúng ta hiểu đầy đủ hơn khái niệm Cơ chế quản
lý tài chính.
Cơ chế quản lý kinh tế là phƣơng thức điều hành có kế hoạch nền kinh tế,
dựa trên cơ sở các đòi hỏi của các quy luật khách quan của sự phát triển xã hội,
bao gồm tổng thể các phƣơng pháp, các hình thức, các thủ thuật để thực hiện yêu
cầu của các quy luật khách quan ấy.
Từ định nghĩa trên, có thể hiểu Cơ chế quản lý tài chính nhƣ sau: Cơ chế
quản lý tài chính là một hệ thống tổng thể các phƣơng pháp, các hình thức và
Luận văn thạc sỹ 19
Phan Thị Bình Minh
công cụ đƣợc vận dụng để quản lý các hoạt động tài chính trong những điều kiện
cụ thể nhằm đạt các mục tiêu nhất định.
Đối với bất kỳ quốc gia nào, Nhà nƣớc thực hiện quản lý tài chính đối với
các doanh nghiệp và tập đoàn thông qua những quy định, chế độ, quy chế của

Nhà nƣớc, đƣợc biểu hiện dƣới các hình thức là những văn bản pháp luật nhƣ
Pháp lệnh, Nghị định, Quyết định. Cơ chế quản lý tài chính còn đƣợc thể hiện
qua các quy chế, quy định của doanh nghiệp (hay tập đoàn) đối với các hoạt động
tài chính của doanh nghiệp (hay của tập đoàn) đó trên cơ sở các văn bản pháp
quy đã quy định của Nhà nƣớc. Nhƣ vậy, cơ chế quản lý tài chính là sự kết hợp
các mối quan hệ tài chính cần phải đƣợc giải quyết giữa Nhà nƣớc với doanh
nghiệp và mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp đó. Cơ chế quản lý tài chính
của tập đoàn cũng không nằm ngoài quy luật này, đó chính là mối quan hệ tài
chính cần đƣợc giải quyết giữa nhà nƣớc với tập đoàn và giữa tập đoàn với các
đơn vị thành viên.
Cơ chế quản lý tài chính của doanh nghiệp hay của tập đoàn bao gồm rất
nhiều yếu tố cấu thành và có liên quan đến hàng loạt các vấn đề khác nhau. Tuy
nhiên, cơ chế quản lý tài chính bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Cơ chế huy động vốn.
- Cơ chế đầu tƣ vốn.
- Cơ chế điều hoà vốn qua công ty tài chính.
- Cơ chế quản lý, sử dụng vốn và tài sản.
- Cơ chế quản lý doanh thu, chi phí.
- Cơ chế quản lý và phân phối lợi nhuận.
- Cơ chế kiểm tra, kiểm soát tài chính.
1.2.1. Cơ chế huy động vốn.
Mục tiêu của việc huy động vốn là thiết lập một cơ cấu vốn hợp lý tuỳ
thuộc vào từng điều kiện cụ thể của tập đoàn kinh tế. Trong từng thời kỳ cụ thể,
Luận văn thạc sỹ 20
Phan Thị Bình Minh
tập đoàn kinh doanh có thể xây dựng cơ cấu vốn thích hợp. Tuỳ thuộc vào quy
mô hoạt động, tiềm lực tài chính của mình, tập đoàn có thể quyết định tỷ lệ, giá
trị, phƣơng thức huy động các loại vốn dài hạn vốn ngắn hạn nhƣ thế nào trong
từng giai đoạn cụ thể của quá trình sản xuất kinh doanh, phù hợp với tình hình
kinh tế xã hội. Cơ cấu vốn tối ƣu đƣợc thiết lập sẽ là một yếu tố quan trọng góp

phần tối đa hoá lợi nhuận của tập đoàn. Trong quá trình huy động vốn, với vai trò
điều tiết chi phối của mình, tuỳ theo đặc điểm của từng nguồn vốn, công ty mẹ
cần phải xây dựng những quy chế chuẩn mực, thực hiện các biện pháp hỗ trợ,
kiểm soát thích hợp để đảm bảo việc huy động vốn tại các công ty trong tập đoàn
đƣợc hiệu quả, đáp ứng đƣợc yêu cầu kinh doanh thực tế của từng công ty, phù
hợp với chiến lƣợc phát triển chung của tập đoàn.
a, Vốn chủ sở hữu:
Nguồn vốn chủ sở hữu gồm vốn đầu tƣ ban đầu khi thành lập tập đoàn, vốn
đƣợc hình thành từ lợi nhuận để lại hoặc tăng vốn do phát hành cổ phiếu. Các
hình thức tăng vốn chủ sở hữu của tập đoàn là;
* Huy động vốn góp ban đầu:
Việc huy động vốn góp ban đầu đƣợc thực hiện từ khi bắt đầu thành lập
công ty và phụ thuộc vào hình thức sở hữu công ty đó. Nếu công ty con chỉ có
một chủ sở hữu duy nhất là công ty mẹ thì vốn góp chính là vốn đầu tƣ ban đầu
của công ty mẹ. Trong quá trình hoạt động tuỳ thuộc vào yêu cầu ngành nghề,
quy mô sản xuất kinh doanh, chiến lƣợc phát triển mà công ty mẹ sẽ tự bổ sung
vốn cho công ty con.
Nếu công ty mẹ muốn có một công ty nào đó trở thành công ty con thì phải
đóng góp số cổ phần trong vốn điều lệ của công ty con đủ để thực hiện quyền chi
phối. Tỷ lệ, quy mô vốn góp, thủ tục góp vốn phải tuân theo quy định của pháp
luật. Các thành viên tham gia góp vốn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và
các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn góp. Các công
ty này huy động vốn ban đầu bằng cách kêu gọi vốn góp, kết nạp các thành viên
tham gia góp vốn.
Luận văn thạc sỹ 21
Phan Thị Bình Minh
* Huy động vốn từ lợi nhuận không chia
Đây là nguồn vốn quan trọng phát huy từ chính nội lực của tập đoàn và các
đơn vị thành viên. Nguồn vốn này giúp tập đoàn tránh đƣợc những biến động và
rủi ro trên thị trƣờng tài chính.

Sau quá trình hoạt động, nếu doanh nghiệp làm ăn có lãi thì phần lợi nhuận
sau thuế sẽ đƣợc dùng để phân phối vào các quỹ và một phần sẽ đƣợc dùng để bổ
sung làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu.
Việc xác định tỷ trọng lợi nhuận để lại để bổ sung vào nguồn vốn chủ sở
hữu phụ thuộc vào kết quả hoạt động cũng nhƣ kế hoạch sản xuất kinh doanh của
tập đoàn.
* Huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu
Đối với tập đoàn kinh doanh, việc huy động vốn thông qua phát hành cổ
phiếu là một kênh huy động vốn quan trọng, nó giúp tập đoàn có thể thu hút một
lƣợng vốn lớn từ nhiều nhà đầu tƣ. Việc huy động vốn thông qua kênh này phụ
thuộc nhiều vào sự phát triển của thị trƣờng tài chính.
Việc huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu có ƣu điểm là các cổ đông
cùng tham gia chia sẻ rủi ro cũng nhƣ lợi ích dựa trên kết quả sản xuất kinh
doanh. Tuy nhiên, quyền sở hữu và quản lý trong tập đoàn đƣợc chia sẻ cho các
nhà đầu tƣ, các nhà đầu tƣ nhận đƣợc cổ tức phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh
doanh và khoản cổ tức này đƣợc trích từ lợi nhuận sau thuế để chia. Đây là điều
mà tập đoàn cần cân nhắc khi quyết định huy động vốn thông qua phát hành cổ
phiếu.
b. Huy động vốn từ vay nợ
Để đáp ứng nhu cầu vốn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài vịêc
huy động vốn chủ sở hữu, công ty mẹ và các công ty con trong tập đoàn còn huy
động nợ. Tập đoàn kinh doanh có thể sử dụng nợ từ các nguồn: vay từ các tổ
chức tín dụng, tín dụng thƣơng mại, phát hành trái phiếu và thuê tài sản, vay vốn
Luận văn thạc sỹ 22
Phan Thị Bình Minh
nƣớc ngoài và huy động vốn từ các nguồn khác nhƣ vay cán bộ công nhân viên,
vay các cá nhân bên ngoài.
* Vay từ các tổ chức tín dụng:
Nguồn vốn tín dụng là nguồn huy động chủ yếu trong các nguồn vốn vay từ
bên ngoài của tập đoàn. Nguồn vốn tín dụng đƣợc chia thành các loại vay ngắn

hạn, vay trung và dài hạn.
Vay ngắn hạn (vay dƣới 1 năm) thƣờng đƣợc sử dụng để bù đắp các khoản
thiếu hụt về vốn lƣu động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, trong
một số trƣờng hợp đặc biệt, các tổ chức tín dụng cũng có thể cho tập đoàn vay
vốn ngắn hạn tuỳ thuộc vào uy tín và tài sản thế chấp của tập đoàn.
Vay trung và dài hạn (thƣờng trên 1 năm): Khoản vay này thƣờng dùng để
tài trợ cho các dự án hoặc đầu tƣ mua sắm TSCĐ. Các khoản vay dài hạn thƣờng
đƣợc trả dần trong nhiều năm. Các khoản vay này thƣờng có giá trị lớn và thƣờng
phải có tài sản thế chấp.
* Tín dụng thƣơng mại:
Nguồn vốn này thực chất là nguồn nợ thƣơng mại giữa tập đoàn và các
doanh nghiệp khác, thể hiện thông qua các hình thức mua hàng trả chậm, bán
hàng với chính sách thu tiền trƣớc
Ƣu điểm của hình thức này là tập đoàn có thể chiếm dụng vốn của nhà
cung cấp để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn này có chi
phí thấp và phụ thuộc vào sự điều hành linh hoạt của các nhà quản lý, các tập
đoàn thƣờng cố gắng tận dụng hình thức này.
* Vay thông qua phát hành trái phiếu:
Hình thức này không làm thay đổi hình thức sở hữu của tập đoàn, không
làm ảnh hƣởng đến quyền quản lý và điều hành tập đoàn. Tuy nhiên, do đây là
công cụ nợ nên nếu doanh nghiệp làm ăn không có hiệu quả sẽ gặp khó khăn lớn
khi các trái phiếu đáo hạn. Việc phát hành trái phiếu có điểm lợi là chi phí cho
việc phát hành trái phiếu (bao gồm cả chi phí phát hành và lợi tức trả cho trái
Luận văn thạc sỹ 23
Phan Thị Bình Minh
chủ) đƣợc hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh; do đó sẽ có lợi trong việc
nộp thuế thu nhập.
*Huy động vốn thông qua hình thức tài trợ bằng việc thuê tài sản:
Tài trợ bằng việc thuê tài sản là một hình thức tài trợ tín dụng thông qua các
loại tài sản, máy móc thiết bị (thƣờng gọi là tín dụng thuê mua).

Hợp đồng thuê tài sản là một bản hợp đồng đƣợc ký kết giữa hai hoặc nhiều
bên liên quan đến một hay nhiều tài sản trong đó ngƣời cho thuê (chủ sở hữu tài
sản) chuyển giao tài sản cho ngƣời thuê (ngƣời sử dụng tài sản) đƣợc sử dụng
trong một khoảng thời gian nhất định và ngƣời thuê phải trả cho chủ sở hữu tài
sản một khoản tiền thuê tƣơng xứng với quyền sử dụng. Sau khi hết thời hạn
thuê, ngƣời thuê có thể mua lại tài sản đó. Tài trợ bằng việc thuê tài sản có hai
phƣơng thức giao dịch chủ yếu là thuê vận hành và thuê tài chính. Thông qua
hình thức tài trợ bằng việc thuê tài sản, tập đoàn cũng có thể huy động một số
lƣợng lớn tài sản phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh của mình.
* Vay vốn nƣớc ngoài:
Để có vốn cho đầu tƣ phát triển, các tập đoàn kinh doanh có thể huy động
vốn vay nƣớc ngoài thông qua các tổ chức chính phủ, tổ chức phi chính phủ, các
ngân hàng và các doanh nghiệp nƣớc ngoài. Hình thức cho vay hết sức đa dạng,
tuỳ thuộc theo trƣờng hợp cụ thể mà tập đoàn có thể lựa chọn hình thức đi vay,
lãi suất vay, phƣơng thức cho vay phù hợp với khả năng tài chính của mình.
Ngoài ra, nếu tập đoàn kinh doanh mạnh và có uy tín trên trƣờng quốc tế thì còn
có thể phát hành trái phiếu ra nƣớc ngoài để huy động vốn.
1.2.2. Cơ chế đầu tư vốn
Đầu tƣ là một hoạt động quan trọng và cần thiết đối với từng doanh
nghiệp (hay tập đoàn) nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Có thể nói
trong tập đoàn, đầu tƣ là điều kiện tiên quyết cho sự ra đời, tồn tại và phát triển
của tập đoàn, giúp cho tập đoàn nâng cao trình độ khoa học công nghệ và nó còn
Luận văn thạc sỹ 24
Phan Thị Bình Minh
tác động đến quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, dịch vụ kinh
doanh của tập đoàn.
Quá trình đầu tƣ vốn của Công ty mẹ- tập đoàn vào các công ty con - đơn vị
thành viên do các cơ quan quản lý, điều phối các nguồn lực hoặc do công ty quản
lý đầu tƣ và kinh doanh vốn của tập đoàn thực hiện. Theo đó, cơ chế đầu tƣ vốn
của Công ty mẹ - tập đoàn vào các công ty con - đơn vị thành viên có thể đƣợc

thực hiện kết hợp theo các mô hình sau:
- Mô hình thứ nhất: Cơ chế đầu tƣ vốn theo mô hình tập đoàn đơn giản
Trong mô hình này, công ty mẹ (Parent company- ký hiệu là PCI) nắm giữ
cổ phần của các công ty con (subsidiaries) – tức là các công ty cấp 2; đến lƣợt
các công ty con lại đầu tƣ vốn nắm giữ cổ phiếu của các công ty cấp 3, đƣợc gọi
là các “công ty cháu”. Cơ chế đầu tƣ vốn theo kiểu này tƣơng đối đơn giản, tức là
chỉ có các công ty cấp trên trực tiếp chi phối về tài chính thông qua việc nắm giữ
cổ phiếu của các công ty cấp dƣới trực tiếp. Đây là dạng đơn giản nhất trong các
loại cấu trúc tài chính của các tập đoàn hiện đại. Trên thực tế, kiểu cấu trúc thuần
tuý này hiện nay ít tồn tại mà thƣờng kết hợp đan xen với các dạng khác phức tạp
hơn (hình vẽ trang sau).





Hình 01: Đầu tƣ vốn theo mô hình tập đoàn đơn giản




PC1

A2
B31
B32
B33
D31
D32
D33


B2V
22

C2

D2
Luận văn thạc sỹ 25
Phan Thị Bình Minh



- Mô hình 2: Cơ chế đầu tƣ vốn giữa các công ty đồng cấp có sự đầu tƣ và kiểm
soát lẫn nhau:
Theo mô hình này các công ty C2 và D2 là các công ty con đồng cấp nhƣng
công ty C2 lại kiểm soát một bộ phận cổ phần của công ty D2. Trên thực tế, có
thể có một số công ty con cùng đầu tƣ vốn (kiểm soát cổ phiếu) đối với công ty
con D2. Ở cấp thấp hơn, trên sơ đồ minh hoạ “công ty cháu” B33 nắm giữ cổ
phiếu của công ty cháu D31.
Việc đầu tƣ theo mô hình này có lợi thế là: có thể dễ dàng hình thành một
công ty mới trong tập đoàn mà không bị các công ty hay cá nhân ngoài tập đoàn
kiểm soát hay thôn tính. Khi các “công ty con”, “công ty cháu” đủ mạnh về vốn
thì cơ chế này rất có điều kiện thực hiện để tăng cƣờng mối liên kết tài chính chặt
chẽ trong tập đoàn. Hầu hết các Chaebol (tập đoàn) của Hàn Quốc nhƣ Sam
Sung, Hyundai, LG, các tập đoàn của Nhật Bản và Mỹ nhƣ Mitsubishi,
Sumitomo, GE, General Motors… có cấu trúc tƣơng tự mô hình này.
Hình 02 Cơ chế đầu tƣ vốn giữa các công ty đồng cấp có sự đầu tƣ và kiểm soát lẫn
nhau: (Hình vẽ trang bên)









PC1

A2
B31
B32
B33
D31
D32
D33

B2V
22

C2

D2
Luận văn thạc sỹ 26
Phan Thị Bình Minh



- Mô hình 3: Cơ chế đầu tƣ vốn theo mô hình công ty mẹ trực tiếp đầu tƣ và
kiểm soát một số công ty chi nhánh không thuộc cấp dƣới trực tiếp:
Trong nhiều tập đoàn kinh tế ở các nƣớc có tồn tại kiểu đầu tƣ trực tiếp từ

công ty mẹ vào các công ty chi nhánh ở các cấp dƣới nhằm kiểm soát một số lĩnh
vực nào đó có tầm quan trọng đặc biệt, hoặc do các yêu cầu về vốn đầu tƣ. Chẳng
hạn, trong tập đoàn Petronas, khi hình thành một công ty chi nhánh thuộc hàng
“công ty cháu” là Kuala Lumpur City Centre Bhd… công ty mẹ đã đầu tƣ và tập
đoàn này sở hữu 100% vốn của công ty chi nhánh này.
Hình 03: Công ty mẹ đầu tƣ vốn trực tiếp vào công ty chi nhánh cấp 3.









- Mô hình thứ 4: Cơ chế đầu tƣ vốn theo mô hình công ty mẹ là công ty con của
một số công ty khác:
Trong thực tế, có những trƣờng hợp công ty mẹ của một tập đoàn lại là
công ty con do một số công ty khác kiểm soát về vốn. Các trƣờng hợp này đƣợc
gọi là “tập đoàn trong tập đoàn”. Trƣờng hợp điển hình của kiểu cấu trúc này là
tập đoàn kỹ nghệ diện ABB của Thuỵ Điển và Thuỵ Sĩ. Công ty mẹ của tập đoàn

A2
PC1
B31
B32
B33
D31
D32
D33


B2
V2
2

C2

D2
Luận văn thạc sỹ 27
Phan Thị Bình Minh
ABB là Asea Brown Bovery Ltd (Zurich) thuộc quyền sở hữu của 2 công ty ABB
AB Stockholm và ABB AG Baden, trong đó mỗi công ty chiếm 50% cổ phần của
Asea Brown Bovery Ltd. Với cấu trúc nhƣ vậy, trong Tập đoàn tạo thành một
“tam giác sở hữu” gồm 3 công ty quan trọng nhất là công ty mẹ và hai công ty sở
hữu công ty mẹ của ABB. Các công ty chi nhánh cấp dƣới trong tập đoàn này cũng
có những quan hệ sở hữu tƣơng tự nhƣ đã đề cập ở các mô hình khác.
Hình 04: Công ty mẹ của tập đoàn bị kiểm soát bới một số công ty khác:










- Mô hình 5: Cơ chế đầu tƣ vốn theo mô hình tập đoàn có các quan hệ tài
chính hỗn hợp:
Đây là kiểu mô hình phức tạp nhất về mặt sở hữu. Theo đó cơ chế đầu tƣ

vốn của mô hình này đƣợc thực hiện bằng cách công ty mẹ đầu tƣ và kiểm soát
các công ty con trực tiếp hoặc các công ty thành viên thuộc cấp tiếp theo (“công
ty cháu”) thông qua việc nắm giữ cổ phiếu hoặc các công ty trong cùng cấp và
khác cấp nắm giữ cổ phiếu của nhau và có các quan hệ đầu tƣ đan xen lẫn nhau.
Trong những năm gần đây, mô hình sở hữu với cấu trúc hỗn hợp nhƣ trên là
thuộc loại phổ biến. Nguyên nhân là do sự phát triển cao độ của thị trƣờng chứng
khoán và cạnh tranh toàn cầu. Một mặt, môi trƣờng kinh doanh hiện nay buộc

Y
PC1

A2
B31
B32
B33
D31
D32
D33

B2
V2
2

C2

D2

X

×